Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Vụ xuyên tạc về "em bé napalm"

Về chuyện xuyên tạc của báo chí Ukraina xung quanh bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm", bạn đọc Nặc danh của Google.tienlang đã từng nêu băn khoăn:

AI ĐÃ XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN SỰ THẬT VỀ BỨC ẢNH "EM BÉ NAPAL"
“Ai ném bom xuống ngôi làng của ‘em bé napalm’”?
 và đã được bạn đọc quen thuộc Kharkov trả lời ở đây:
  • Về cái bài báo, nội dung nó viết thế này:
    1. Bắc Việt đánh nhau với Nam Việt
    2. Dân làng bỏ phía Bắc Việt chạy về phía quân chính phủ, đang ở Tây Ninh nên mặc nhiên hiểu là “chính phủ” Nam Việt. Như vậy có thể hiểu dân này được báo gán giá trị là dân Bắc Việt về với "chánh nghĩa quốc gia"- tức chính phủ VNCH.
    3. Phi công Việt nhận nhầm dân làng kia của quân địch nên ném bom. Ở trên gán là dân Bắc Việt, nhận nhầm tức là phải cùng phe “Bắc Việt” mới nhầm chứ. Suy ra cách nói lập lờ này làm người đọc bị dẫn dắt suy nghĩ dù không nói ra.
    4. Đoạn dưới nó bảo tấm hình này là sản phẩm tuyên truyền do TASS dựng lên để bêu rếu lính Mỹ chứ thật ra lính Mỹ tốt, đã cứu chữa cho Kim Phúc, càng khiến người đọc bị dẫn dắt vì trước giờ ai cũng nói hình này là do phi công Mỹ/VNCH ném bom nhầm chứ thật ra không phải vậy (tức là không phải do USAF/VNAF làm, tức là đối phương làm; mà đối phuong là ai thì tự hiểu).

    Cũng có người cho rằng thể là lỗi morat, đáng nhẽ ghi "phi công Nam Việt" thì nhầm thành "phi công Việt". Chứ thông tin trong bài báo là trung thực, ngay cả chi tiết nó bảo hệ thống tuyên truyền Liên Xô chỉ chú trọng khai thác tội ác với Kim PHúc chứ ko nói gì đến việc người Mĩ khắc phục hậu quả cũng ko hề sai.
    Đây là báo mạng, nếu là lỗi morat, BTV sau khi kiểm tra thấy sai có thể sửa trong 1 phút.
    Nếu tập trung khai thác tội ác của Mỹ trong VNW cũng đâu có gì sai vì mức độ quá kinh khủng và khốc liệt mà qđ Mỹ gây ra ở VN. Việc khắc phục hậu quả chỉ là hạt muối giữa đại dương. VN vẫn còn vác đơn đòi bồi thường dioxin dài dài.
    Căn bản UA Today nó lấp liếm để bao che tội ác của Mỹ và bôi bác TASS hòng tạo dư luận tốt cho Mỹ và tâm lý bài Nga, là pháp nhân thừa kế LX. Những hình ảnh này đều được công bố bởi Nick Út chứ không phải TASS.

    Đây là chiêu lập lờ đánh lận con đen, bài tuyên truyền kinh điển, để người không biết sẽ hiểu sai câu chuyện thật còn nguời biết chuyện thì không thể phản biện do nó không huỵch toẹt, nó ko viết “phi công Bắc Việt” mà chỉ nói “phi công Việt Nam”. Bọn Sputnitks bóc mẽ đúng ngay bài gian xảo thì có ngay phe dân chủ tự do gào lên đòi công bằng cho UA Today đấy. Nhân rộng ra, kiểu lập lờ này giống như hành động bắn cả 2 phe ở quảng trường Maidan ấy: tạo thông tin nhiễu để dễ bề hành động.

  • Dưới đây là nguyên văn tiếng Nga:
    ==================
    Темы дня: Война России против Украины | Оккупация Крыма Россией 
    Темы дня: Карта боев в зоне АТО 

    Брехня ТАСС про Вьетнам

    8 июня 1972 года у деревни Чанг-Банг к северо-западу от Сайгона шел бой между отрядами армии Северного Вьетнама и южновьетнамцами. Несколько мирных жителей, спасаясь от северовьетнамцев, покинула деревню и направлялась к позициям правительственных войск. Пилот вьетнамского самолета по ошибке принял жителей деревни за солдат противника и сбросил на них несколько бомб с напалмом.

    Вьетнамский фотограф Associated Press Ник Ут запечатлел момент, когда группа детей сразу после бомбовой атаки бежит по дороге. В центре – девятилетняя Ким Фук, обожженная напалмом, с искаженным от боли лицом. Все знают эту фотографию. Снимок, в большой мере повлиявший на отношение американцев к войне в Индокитае. Снимок, за который Ник Ут получил Пулитцеровскую премию и вошел в историю фотографии.



    Снимок на котором была построена Советская пропаганда. О! Как нам промывали мозги про "гадких" американских солдат и жалостливых коммунистов. Ах, каким негодаванием пылали наши сердца и сжимались кулаки!

    Но! Давайте посмотрим следующий кадр с этой пленки...


    Эта фотография, сделанная Ником минутой позже, не так известна. На ней все те, кто находился по другую сторону знаменитого снимка – съемочная группа сайгонского ТВ и американские солдаты, попытавшиеся помочь девочке (её потом доставили в американский военный госпиталь). Эту фотографию никогда не показывали в советской печати, так как официальная версия гласила, что дети на знаменитой фотографии бегут от американцев, устроивших бойню в деревне. На самом же деле все обстояло несколько иначе. Впрочем, как всегда и было в ТАСС. Даром что организация служила официальной крышей советским чекистам за рубежом.


    Несмотря на утверждения врачей, что ожоги, которые получила девочка, смертельны, Ким Фук выжила, перенеся 17 пластических операций. После войны она жила во Вьетнаме, потом училась на Кубе, где познакомилась со своим будущим мужем. В 1992 году семейная пара сумела получить политическое убежище в Канаде, сбежав с самолета во время кратковременной остановки на о. Ньюфаундленд. Сегодня Ким Фук вместе со своей семьей живет в городе Аякс провинции Онтарио. В 1997 году она была назначена послом доброй воли ООН.

    http://old.ua-today.com/modules/myarticles/article_storyid_14906.html
  • Về vụ này, anh Phan Hồng Hà (báo Soha) vừa có bài phỏng vấn trực tiếp với ông  Alexei Syunnerberg, tác giả bài báo “Ai ném bom xuống ngôi làng của ‘em bé napalm’”?  đăng trên báo Sputnik Việt Nam (Tên gọi mới của báo Tiếng nói nước Nga) mà bạn đọc Kharkov đã nhắc đến trên kia. Google.tienlang xin chép cả bài phỏng vấn này về đây:

    =================

    Vụ xuyên tạc về "em bé napalm": Phi công Bắc Việt ở đâu ra?

    Phan Hồng Hà | 14/03/2015 13:57

    Cuộc phỏng vấn với tác giả bài viết trên báo Nga tố cáo trang Ukraine Today xuyên tạc sự thật về bức ảnh “Em bé napalm”.

      LTS: Trang Sputnik News Việt ngữ ngày 8/3/2015 vừa qua đã đăng tải bài viết của nhà báo Alexei Syunnerberg với tựa đề “Ai ném bom xuống ngôi làng của ‘em bé napalm’”?
      Trong bài viết này, tác giả cho biết trang web “Ukraine Today” của Ukraine hôm 5/3 đã đăng một bài báo có những thông tin xuyên tạc trắng trợn, đổ lỗi cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong sự kiện xảy ra ở Trảng Bàng, Tây Ninh 44 năm về trước.
      Để tìm hiểu về sự việc gây phẫn nộ mạnh mẽ này, thông qua một đồng nghiệp hiện đang ở Moscow, chúng tôi đã tìm cách liên hệ được với nhà báo Alexei Syunnerberg.
      Theo hẹn trước, 16h ngày 13/3, chúng tôi nối được điện thoại với ông Syunnerberg, người từng hơn 20 năm giữ chức Trưởng Ban Việt ngữ Đài Tiếng nói nước Nga, hiện là phóng viên của Hãng tin Sputnik.
      Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Nga. Như đã hứa với bạn đọc, sau đây là các thông tin mới nhất chúng tôi nhận được từ nhà báo Alexei Syunnerberg.
      Nhà báo Alexei Syunnerberg
      Nhà báo Alexei Syunnerberg
      PV: Xin chào Alexei Sergeevich , độc giả Việt Nam sau khi đọc được bài báo của ông trên Sputnik, muốn được biết thông tin quanh bài viết “xuyên tạc sự thật” của Ukraine Today...
      Alexei Syunnerberg (A.S): Vâng, tôi hiểu. Sự thể thế này: Bài của Ukraine Today tôi đọc được hôm 5/3 và sau đó đã viết bài báo mà các bạn đã đọc được trên trang của chúng tôi.
      Khi đọc, tôi đã chụp màn hình bài báo đó của Ukraine Today, bài báo bằng tiếng Nga, đề thời gian là 13h57 phút ngày Thứ Năm 5/3/2015. Bản chụp đó tôi vẫn còn giữ, có thể gửi cho anh.
      Sau ngày 8/3, các anh đã hỏi tôi về đường dẫn đến bài báo đó, hôm thứ Ba (tức 10/3), khi tôi vào trang Ukraine Today để tìm đường dẫn cho anh thì không còn tìm thấy bài đó nữa...
      Ảnh mà nhà báo Alexei Syunnerberg gửi cho chúng tôi và khẳng định rằng đó là ảnh chụp bài viết mà trang Ukraine Today đăng tải ngày 5/3 (chúng tôi không tìm thấy bài viết này trên trang của Ukraine Today. Theo giải thích của ông Alexei Syunnerberg, bài viết đã bị gỡ)
      Bức ảnh nhà báo Alexei Syunnerberg gửi cho chúng tôi và khẳng định rằng đó là ảnh chụp bài viết mà trang Ukraine Today đăng tải ngày 5/3 (chúng tôi không tìm thấy bài viết này trên trang của Ukraine Today. Theo giải thích của ông Alexei Syunnerberg, bài viết đã bị gỡ)
      PV: Tức là nó đã bị gỡ bỏ...
      A.S: Vâng, nó đã bị gỡ khỏi trang. Tôi muốn nói anh đôi chút thông tin quanh bài báo này. Trước thềm kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát xít, đang có một làn sóng tuyên truyền sai sự thật từ phương Tây.
      Các thông tin đăng trên Ukraine Today không chỉ đưa các thông tin sai trái về Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, mà còn về những gì liên quan đến Liên Xô, về vai trò của Liên Xô đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
      Trong bài báo cụ thể này, đã viết là công tác tuyên truyền của Liên Xô là giả dối, không công bằng khi nói quân Mỹ là tội phạm, không công bằng khi nói về tính nhân đạo của những người cộng sản Việt Nam.
      Tôi xin đọc lại cho anh đoạn mở đầu của bài báo đó:
      Ngày 8 tháng 6, 1972 tại làng Trảng Bàng phía tây bắc Sài Gòn xảy ra trận đánh giữa quân đội của Bắc Việt và Nam Việt Nam.
      Một số thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt, rời làng và chạy về phía quân chính phủ. Phi công máy bay Việt Nam nhầm tưởng dân làng là lính đối phương đã ném xuống họ mấy quả bom napalm”.
      PV (ngắt lời): Nhưng, nhưng...
      A.S: Vâng, anh hãy chú ý: Bài báo viết “phi công máy bay Việt Nam”, không nói rõ là miền Bắc hay miền Nam Việt Nam.
      Vấn đề là ở chỗ những ai hiểu biết về chiến tranh Việt Nam thì họ hiểu rằng vào thời điểm đó, ngay gần Sài Gòn không thể có máy bay của miền Bắc Việt Nam.
      Nhưng những ai không hiểu biết, đặc biệt là lớp trẻ, khi mà sự kiện đó đã xảy ra trên 40 năm, họ không thể biết được điều đó.
      Tôi đã đưa bài báo này cho các bạn trẻ quen biết, rồi bạn bè của con tôi, ở tầm độ tuổi 20, 30, 35...
      Tôi yêu cầu các bạn ấy đọc bài báo này và trả lời câu hỏi: Đó là máy bay của ai, từ thông tin của bài báo này, hãy nói đó là máy bay của Bắc Việt Nam hay Nam Việt Nam?
      Tất cả họ đều nói: Tất nhiên đó là máy bay của Quân đội nhân dân Việt Nam.
      PV: Tức là họ hiểu nhầm đó là máy bay của miền Bắc Việt Nam...?
      A.S: Đúng, họ nghĩ là máy bay của miền Bắc Việt Nam. Anh biết đấy, các thông tin của bài báo không nói thẳng ra, đó là máy bay của Sài Gòn, hay máy bay của Hà Nội, chỉ viết là “phi công máy bay Việt Nam”.
      Nhưng nếu tính đến sự định hướng của bài báo, tính đến tinh thần chống Liên Xô thể hiện trong đó, những ai không phải là chuyên gia, không biết lịch sử đều có thể hiểu nhầm rằng: đó chính là máy bay của Bắc Việt Nam.
      Chắc anh cũng biết trong (nghệ thuật) tuyên truyền rất phổ biến phương pháp gây cảm giác, ấn tượng, không nói ra rõ ràng, bởi đó là sự dối trá trơ trẽn, nhưng để cho người ta có cảm giác đó chính là sự thật.
      Trong trường hợp này, việc gây ấn tượng đã thành công. Tôi đã hỏi 8 người Nga trẻ, và tất cả họ đều trả lời (sau khi đọc bài báo) là bài báo đang nói về máy bay Bắc Việt Nam...
      PV: Thưa ông, tôi đã đọc bài báo của Ukraine Today, nó đã được đăng trên site này từ 7 năm trước...
      A.S: Hoàn toàn đúng như vậy, đúng là như vậy. Nó có nguồn từ trang gulag, một trang web...
      PV: Vâng, tôi có đọc qua trang gulag này rồi. Ở đó có các bài báo phủ nhận cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, viết xuyên tạc về Lá cờ Chiến thắng...
      A.S: Hoàn toàn đúng như vậy. Anh đã biết về những chủ đề mà trang gulag đang đề cập. Thế mà hôm nay, vào ngày 5/3/2015, sau 7 năm, trên site Ukraine Today lại đăng lại bài báo này.
      PV: Tôi muốn hỏi tại sao ông lại biết đến bài báo của Ukraine Today? Ông tình cờ đọc được nó, hay có ai mách cho ông biết?
      A.S: Tôi có thể nói ngay với anh rằng tôi tình cờ đọc được bài báo này. Hàng ngày tôi đều vào mạng Internet, tìm xem có những sự kiện gì thú vị, những bình luận, quan điểm nào hay...và tình cờ vào trang Ukraine Today.
      Trước đây, tôi chưa  bao giờ vào trang đó.
      PV: Vậy, ngay sau khi đọc xong bài báo đó, ông liền viết ngay bài báo “Ai xuyên tạc sự thật về bức ảnh “Em bé napalm”?
      A.S: Không. Đầu tiên là tôi chụp lại màn hình, sau đó in ra nhiều bản, cho các bạn bè xem. Sau khi biết được ý kiến của họ, tôi mới bắt tay vào viết.
      PV: Là tác giả của bài báo phê phán Ukraine Today, ông có muốn nói gì với các độc giả Việt Nam?
      A.S:Tôi muốn nói với các bạn đọc rằng ở nước Nga hiện còn rất nhiều người vẫn nhớ đến lòng anh dũng tuyệt vời mà dân tộc Việt Nam đã thể hiện trong cuộc kháng chiến cứu nước, biết đến sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trong cuộc đấu tranh của các bạn.
      Trong cuộc chiến này, dân tộc Việt Nam đã trở thành người chiến thắng.
      Tất nhiên là sự giúp đỡ của Liên Xô cũng có vai trò nhất định, nhưng lòng dũng cảm, chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam mới là quan trọng nhất. Đó là một bài học lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX, mà cho đến nay vẫn cần phải nghiên cứu.
      Nước Nga cũng không quên tình hữu nghị anh em giữa hai nước chúng ta.
      Sau một khoảng thời gian trầm lắng của thập niên 90, quan hệ hai nước đã nồng ấm trở lại. Tổng thống Putin, rồi Tổng thống Medvedev, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Việt Nam đã sang thăm lẫn nhau.
      Hai nước đang hợp tác rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như nhiệt điện, điện nguyên tử, dầu khí... Không thể không vui mừng vì những điều đó.
      Ở nước Nga có hàng chục nghìn người Việt Nam đang sinh sống làm ăn, tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật...của Nga. Tại Đài Sputnik cũng có 2 chuyên gia Việt Nam làm việc, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.
      Quan hệ hữu nghị của chúng ta là rất nồng ấm. Không chỉ tôi chuyên về Việt Nam, con trai tôi cũng đã trở thành nhà Việt Nam học, là PGS.PTS và hiện đang giảng dạy các môn học liên quan đến Việt Nam trong trường Đại học tổng hợp.
      PV: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
      Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sự việc này và chuyển đến độc giả các thông tin mới nhất.
      Nguồn: Soha

      9 nhận xét:

      1. Bỉ ổi!
        Bọn phát xít Kiev không từ thủ đoạn nào để bài Nga và ca ngợi Mỹ, cũng như bọn rận chấy ở VN hiện nay.

        Trả lờiXóa
        Trả lời
        1. Vì chúng nó cùng một lò mà.

          Xóa
        2. VN cùng 1 lò với TQ hay Nga bác Chôm Chôm ?

          Xóa
      2. Em Rận Cũ có ý kiến gì ko?
        Chắc là em lại cãi, rằng thì là người Mẽo là ok lắm phải ko?
        Chỉ có máy bay Bắc Việt mới ném bom napalm giết hại dân thường thế này chứ lính Mỹ và VNCH đời nào lại thía? Nhể?

        Trả lờiXóa
        Trả lời
        1. Các rận xĩ còn bẩu cộng sản thảm sát mậu thân Huế 1968 thì đương nhiên vụ em bé napalm phải là do máy bay Bắc Việt rồi!
          Cũ nhể?

          Xóa
      3. Các bạn xem video clip của một ca sĩ Ukraina cũng có hình ảnh về em bé napalm này:

        Google.tienlang-TV: Ani Lorak- Ballad về hoa cẩm quỳ. Балада про Мальви
        http://googletienlang2014.blogspot.com/p/blog-page_19.html

        Trả lờiXóa
      4. Trả lời
        1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 08:01 15 tháng 3, 2015

          Trên mạng thì nhiều lắm.
          Tiếng Việt nè:

          Trích chia sẽ của cô Phan Thị Kim Phúc (Em bé Napalm) 02.2014
          https://www.youtube.com/watch?v=PEbMa582ZBk

          Xóa
      5. Từ WW-II đến nay, duy nhất Mỹ-Anh-Israel sử dụng bom napalm.
        Hai vụ thảm sát hàng loạt Dresden nửa triệu người, Tokyo 100 nghìn người, hầu hết là người già, đàn bà trẻ em.

        Cách đây 70 năm, Tokyo bị hủy diệt bằng bom napalm!

        Nửa đêm về sáng ngày 10/3/1945, dân chúng Tokyo khi đó hầu như chỉ còn lại ông già, phụ nữ và trẻ em khi trai tráng đã hầu hết ra trận – họ nghe tiếng âm thành ầm ầm chưa từng nghe bao giờ của những bầy máy bay ném bom B-29.

        Rất nhanh chóng những quả bom đen trũi rơi ra từ bụng chúng, cả Tokyo, khi đó chủ yếu là những căn nhà gỗ cháy rực trong đêm. Sức nóng, độ bén lửa âm ỉ của phốt pho trắng bám vào quần áo, da thịt làm cho không ai còn chỗ nào chạy trốn.

        Họ nhảy xuống sông, sống kênh rạch, nhưng chỉ cần lên bờ là nó lại tiếp tục cháy. Nó cháy thấu đến xương.
        Bầu trời đen kịt những chiếc B-29, có đến 300 chiếc như thế vẫn vũ như những con chuồn chuồn trong bão, còn dưới mặt đất la liệt xác người cháy thành than.

        Đã có 100,000 người thiệt mạng, đô thành Tokyo cổ kính tan hoang trên đống tro tàn.

        Ném bom napalm hủy diệt Tokyo chỉ là mở màn cuộc tàn sát Nhật Bản trong những tháng cuối cùng của WW-II khi phát xít Nhật qua con đường ngoại giao đã xin hàng. Kinh thành Tokyo không phải là 1 mục tiêu quân sự hay kinh tế.

        Và đỉnh điểm cuộc giết chóc không thương xót là 2 quả bom ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Kết thúc, 70 thành phố Nhật chỉ còn là đống tro và gạch vụn. Một nửa triệu người đã chết!

        Phía bên kia, số phận phát xít Đức cũng chẳng khá gì hơn, hàng chục thành phố tan hoang trong bom và bom cháy napalm, riêng ở Dresden – trước Tokyo 1 tháng đã có gần nửa triệu đàn bà trẻ em bị thiêu cháy.

        Không còn gì để nói về đòn trả thù man rợ của đồng minh Anglo-Saxon!

        http://lichsuvn.net/forum/attachment.php?attachmentid=1838&d=1426001567

        Khá hài hước là Ttg Đức Angela Merkel, vào ngày này đã nhắc nhở Ttg Nhật Bản Shinzo Abe về sự cần thiết phải “đối mặt với quá khứ”. Trong một bài phát biểu tại Tokyo, bà Merkel cho biết những kẻ nhắm mắt với lịch sử sẽ "mù lòa với hiện tại", một trích dẫn từ một bài phát biểu nổi tiếng của cố tổng thống Đức Richard von Weizsäcker.

        Nhưng chính bà ta, cách đây không lâu đồng lõa với phát biểu vu cáo đầy tai tiếng của ông Ttg Ukraine Yatsenyuk rằng “Liên Xô xâm lược Ukraine và Đức”!

        Trả lờiXóa