Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

VỤ XUYÊN TẠC VỀ "EM BÉ NAPALM"- KHÉP LẠI QUÁ KHỨ KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ XUYÊN TẠC, CHẠY TỘI CHO MỸ

Như Google.tienlang đã làm rõ trong bài Vụ xuyên tạc về "em bé napalm" rằng báo chí Ukraina muốn xuyên tạc lịch sử cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta nhằm chạy tội cho Mỹ- kẻ hiện nay cũng đang dựng lên một chính quyền Kiev làm tay sai cho Mỹ. Lướt qua một số diễn đàn nhân sự kiện về bức ảnh này, chúng tôi thấy có không ít kẻ dù là người Việt Nam nhưng lại mang tư tưởng như ông "Nhà báo" Osin Huy Đức, rằng đánh Pháp và đánh Mỹ là sai lầm, là "đuổi đi những nền văn minh của nhân loại"!
Câu nói bất hủ của nhà dzân trủ Huy Đức 
Một số kẻ khác thì lại cho rằng Đảng ta đang hô hào "Khép lại quá khứ", đang "mở cửa mời gọi người Mỹ quay lại" và "Chính phủ Mỹ đang giúp đỡ, bảo vệ Việt Nam đối chọi với Trung Quốc" thì việc nhắc lại "Em bé Napalm" là điều thiếu tế nhị!?

Không! Google.tienlang cho rằng "Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" không hề đồng nghĩa với việc xuyên tạc hay cào bằng lịch sử nhằm chạy tội cho Đế quốc Mỹ. Chúng ta chào đón những người Mỹ lương thiện, thực tâm muốn làm bạn với Việt Nam; chào đón những doanh nhân Mỹ muốn làm ăn sòng phẳng với Việt Nam chứ chúng ta không hề chào đón những người Mỹ đến Việt Nam để tiếp tay cho những kẻ phản loạn, gây rối loạn xã hội, làm suy yếu và tiến tới lật đổ chính quyền. 
Do vậy, việc ôn lại lịch sử, tìm hiểu sự thật lịch sử luôn là điều cần thiết với thế hệ trẻ chúng ta hiện nay.
Google.tienlang mời các bạn xem lại cuốn phim tư liệu chiến tranh liên quan đến bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" của Nick Ut.
Mời xem video clip trên Kênh Google.tienlang-TV:

Đây là cuốn phim do hai nhà báo nhiếp ảnh Alan Downes của ITN và Le Phuc Dinh của NBC ghi lại những diễn biến trước và sau thời điểm tấm ảnh “Em bé Napalm” được Nick Ut – Phóng viên AP chụp. Trong đoạn đầu clip này có một phóng viên chiến trường (có thể là Nick Út) đang đứng chụp ảnh khi một máy bay đang dội bom. Một đám trẻ, trong đó có Kim Phúc, đang chạy trong kinh hãi, theo sau các em là binh lính của Sư đoàn 25 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Vài giây sau đó, cô bé gặp các phóng viên mặc quân phục dã chiến, trong đó có Christopher Wain, người cho cô nước và xối nước trên vết bỏng của cô bé. Khi cô bé quay ngang, có thể nhìn thấy các vết bỏng nặng ở tay và lưng. Một phụ nữ đang la khóc chạy từ hướng đối diện trên tay ẵm đứa bé bị phỏng, những mảng da đang rơi ra khỏi chân bé. Sau này Nick Ut kể lại, đứa trẻ trên tay bà mẹ đã chết ngay sau đó. Những phân đoạn của cuốn phim được đưa vào phim "Hearts and Minds" của đạo diễn Peter Davis được trao giải Oscar phim tư liệu năm 1974.
Năm 1982, một ký giả Tây Đức đã tìm ra tông tích của cô bé gái trong bức hình là Kim Phúc.

Kim Phúc và gia đình sống trong làng Trảng Bàng, Tây Ninh. Ngày 8 tháng 6, 1972, máy bay Nam Việt Nam Cộng Hòa dội bom xuống làng Trảng Bàng khi đang xảy ra giao tranh, máy bay ném trúng vào phía trước Thánh thất Cao Đài nơi gia đình Phúc trú ẩn trước đó để lánh nạn. Bức ảnh được chụp khi Kim Phúc và một số trẻ em Việt Nam vừa khóc vừa chạy tại ngay Ngã Ba Trảng Bàng sau khi bị dội bom napalm. Cô bé bị bỏng nặng và cháy hết quần áo. Sau đó, cô bé bất tỉnh. Hai trong số các anh em họ của Phúc và hai dân làng bị thiệt mạng.
Nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn Associated Press (AP) đã ghi lại khoảnh khắc này khi Kim Phúc trong tình trạng khỏa thân đang chạy giữa những người di tản gồm dân làng, binh sĩ, và các nhà báo nhiếp ảnh. Tấm ảnh trở nên một trong những hình tượng ám ảnh nhất của Chiến tranh Việt Nam. Nhiều năm sau, trong một cuộc phỏng vấn, Kim Phúc thuật lại rằng trong bức ảnh cô đang kêu la, "Nóng quá, nóng quá". Ngay ngày hôm sau, tấm ảnh được đưa lên trang bìa của tờ New York Times. Về sau, tác giả của nó được trao Giải Pulitzer và bức ảnh được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới Năm 1972. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.
Sau này, người ta xác nhận trong bức hình lịch sử của Nick Út có 5 đứa trẻ đều trong tư thế chạy trong hoảng loạn, từ trái sang phải, gồm: 

(1) Phan Thanh Tâm, em trai của Kim Phúc, đang mếu máo, cặp mắt nhắm tít (sau tai nạn này em bị hỏng một mắt);
(2) Phan Thanh Phước, em trai Kim Phúc, vừa chạy vừa ngoái đầu nhìn lại khói lửa phía sau lưng;
(3) Kim Phúc với bộ mặt vô cùng hốt hoảng, đang gào thét trong những bước chạy với hai cánh tay tựa như chim cánh cụt;
(4) Hồ Văn Bốn và (5) Hồ Thị Tùng là chị em bà con với Kim Phúc, đang dắt nhau thoát thân khỏi vùng khói lửa.
Kim Phúc còn hai đứa em nhỏ đã thiệt mạng ngay lúc bom nổ nên không hiện diện trên bức hình.
Phía sau những đứa trẻ là 4 người lính thuộc Sư đoàn 25 Bộ binh. Người thứ nhất nhìn xuống mặt đường, người thứ hai chạy vung tay, người thứ ba hai tay ôm súng và người thứ tư cũng đang ngoái nhìn về cùng một hướng với Phan Thanh Phước. Đó là hướng những quả bom napalm đang lần lượt nổ. Lọt lại phía sau cùng trong ảnh là một người lính mờ nhạt chỉ còn là một cái bóng.

Sau cùng là đám khói lửa từ 4 quả bom napalm được thả từ một phi cơ. Người thì bảo đó là máy bay Mỹ, kẻ thì nói là phi cơ thuộc không lực VNCH.
Nick Ut khẳng định: “Máy bay của Không lực Việt Nam Cộng hòa đã ném bom napalm gần thánh thất Cao Đài ở Trảng Bàng năm 1972. Đó là phi đội A-1 Skyraider 518, thuộc sư đoàn Số 3 Biên Hòa.”
Kim Phúc, trong một bài phát biểu tại Washington năm 1996, đã từng nói rằng nếu sau này có dịp gặp phi công thả napalm xuống Trảng Bàng, cô sẽ thuyết phục người này cùng cô đóng góp vào nền hòa bình thế giới.
Tại đó, mục sư John Plummer, Đại úy quân đội Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, đã thú nhận mình chính là người "ra lệnh" đánh bom napalm vào ngày 8/6/1972.
Kim Phúc đáp lại rằng cô "tha thứ" cho ông Plummer, và câu chuyện về hai người trở thành biểu tượng của công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh của báo chí Mỹ.
Tuy nhiên, một năm sau đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Baltimore Sun tại nhà thờ nơi Plummer là mục sư, viên cựu binh này thú nhận ông ta không phải viên phi công thả bom napalm cũng như không hề ra lệnh cho trận không kích đó.
"Tôi không muốn lừa dối ai, nhưng lúc đó cảm xúc dâng trào nên tôi đã nói như vậy" - Plummer phát biểu.
Theo lời Plummer, hôm đó ông ta ở căn cứ Biên Hòa, và có tham gia chuẩn bị kế hoạch đánh bom napalm. Plummer chịu trách nhiệm báo cáo tọa độ và một số thông tin liên quan từ cố vấn cho một sĩ quan Mỹ khác, sau đó viên sĩ quan này sẽ báo lại cho Không quân Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi nhất trí với tác giả Đức Huy trên soha.vn rằng:
Việc đổ tội cho Quân đội miền Bắc Việt Nam gây ra vụ ném bom napalm xuống làng của Kim Phúc là sự vu cáo trắng trợn, vô lương tâm, chà đạp nghiêm trọng lịch sử.
Sự xuyên tạc này, dù xuất phát từ bất kỳ ai, với bất kỳ mục đích nào, đều đáng bị lên án mạnh mẽ.

Lê Hương Lan
================
MỜI XEM BÀI LIÊN QUAN:
Một số bài liên quan khác:

12 nhận xét:

  1. Nguyễn Thành Phúclúc 19:54 15 tháng 3, 2015

    "Nền văn minh nhân loại" của tên "nhà báo" dân chủ Huy Đức đây!

    Trả lờiXóa
  2. Phóng viên đài Radio Liberty bị sa thải vì tội đưa tin phát xít hung bạo Azov

    PV Babitsky tác nghiệp ở Donbas vừa bị sa thải vì đưa tin thật nhưng không hợp ý chủ.

    Babitsky là pv kỳ cựu 25 năm kinh nghiệm vừa có cuộc phỏng vấn với media Pháp vì tai nạn nghề nghiệp của mình.

    "Tôi quay video khai quật 4 thi thể - 2 là dân thường và 2 là tự vệ. Theo dân địa phương, họ cũng không phải tự vệ mà là dân làng Novosvetlovka. Họ bị lính tư nhân như tiểu đoàn Aidar Ukraina giết.” Đó là hồi tháng 9/2014.

    Dù đưa lên Radio Liberty Moldova không bình luận, lập tức bọn Radio Liberty Ukraina lên cơn cuồng nộ, gây scandal to tiếng.
    Kết quả, Babitsky mất việc!

    Tự do là tự do ở trong chuồng, phá rào, đi sai đường lối chỉ đạo, không đúng ý chủ, không nghe chủ bảo là đời khốn nạn ngay. Đã có nhiều tấm gương, kể cả tổng biên tập cũng bị trừng phạt.

    Radio Liberty là loại chống Cộng kịch liệt, cùng dạng với VOA, RFA…

    http://www.ridus.ru/news/180733

    Trả lờiXóa
  3. https://vi-vn.facebook.com/DonghanhvoiNoUlúc 20:13 15 tháng 3, 2015

    Theo lời Plummer, hôm đó ông ta ở căn cứ Biên Hòa, và có tham gia chuẩn bị kế hoạch đánh bom napalm. Plummer chịu trách nhiệm báo cáo tọa độ và một số thông tin liên quan từ cố vấn cho một sĩ quan Mỹ khác, sau đó viên sĩ quan này sẽ báo lại cho Không quân Việt Nam Cộng hòa.
    ------
    Như vậy thủ phạm là cả thầy và trò.

    Trả lờiXóa
  4. Cảnh địa ngục khi Mỹ dội bom Nhật 70 năm trước
    Gió mạnh đã thổi bùng cơn bão lửa của hàng nghìn tấn bom mà quân đội Mỹ trút xuống thành phố Tokyo, Nhật Bản đêm 10/3/1945.

    Ảnh:
    http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/aolnpvp/2015_03_09/zing_nembom1.jpg

    Ảnh: Bookmike.net Đêm 10/3/1945, quân đội Mỹ ném bom Tokyo nhằm buộc Nhật Bản đầu hàng sớm trong những tháng cuối của Thế chiến II. Vào đêm kinh hoàng năm đó, khi người dân Tokyo đang ngủ, khoảng 300 "pháo đài bay" B-29 của Không quân Mỹ bắt đầu thả hàng loạt bom M-69 có nhân là hỗn hợp cháy xuống thành phố. 2.000 tấn thuốc nổ đã trút xuống khu vực đông dân cư nhất của Tokyo. "Hơn cả địa ngục" Cảnh tan hoang tại Tokyo sau đêm không kích của máy bay Mỹ. Ảnh: AP Chiến dịch dội bom trên bầu trời Tokyo đã khắc sâu trong tâm trí nhiều người dân. Kisako Motoki, khi ấy 10 tuổi, chạy tới một cây cầu để tìm nơi ẩn náu sau khi cha mẹ và em trai chết cháy vì trúng bom. Hàng nghìn tấn bom tạo thành một trận bão lửa có chiều cao hàng trăm mét. Gió mạnh đã thổi bùng cơn bão ấy, biến khu vực rộng 40 km2 của Tokyo thành địa ngục. “Tôi nhìn thấy những cơ thể bốc cháy được chất chồng lên nhau. Đó là hình ảnh những tảng đá màu đen. Một số thi thể nằm rải rác trên nền đất và các xác chết bốc cháy. Tôi không thể tin cảnh tượng kinh hoàng như vậy lại xảy ra ở thế giới này”, bà Motoki kể với abc.net. Motoki cho biết, tâm trí của bà lúc đó hoàn toàn trống rỗng. "Tôi rất sốc. 70 năm đã qua, nhưng hình ảnh về những thi thể vẫn không thể phai trong tâm trí tôi. Cảnh tượng ấy còn hơn cả địa ngục", bà nói. Trong khi đó, Masaharu Ohtake, 13 tuổi, đã chạy khỏi quán phở của gia đình cùng một người bạn khác khi máy bay Mỹ liên tục dội bom xuống thành phố. “Chúng tôi thấy một xe tải chất đầy xác chết. Tôi không thể hiểu làm cách nào mà người ta có thể xếp nhiều thi thể lên đó”, Ohtake kể. Những người sống sót sau trận oanh tạc cho hay, không khí im lặng bao trùm lên khu đất hoang, gồm nhiều thi thể và mảnh vỡ như ống khói của nhà tắm hoặc một nhà máy nhỏ. Bà Haruyo Nihei, 78 tuổi, giữ im lặng về cuộc oanh kích của quân đội Mỹ 70 năm trước. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bà mới kể những ký ức kinh hoàng. “Tôi thấy cảnh tượng một đứa bé bốc cháy khi ngồi sau lưng mẹ. Bà ấy đã không thể dập ngọn lửa”, nhân chứng Nihei hồi tưởng. Trận không kích trong đêm của quân đội Mỹ đã cướp sinh mạng của khoảng 100.000 thường dân, khiến một triệu người tàn phế và hàng triệu người khác mất nhà cửa. Đa phần nạn nhân là phụ nữ, người già và trẻ em, bởi đàn ông đã ra trận, theo lệnh tổng động viên. Cuộc không kích đã xóa sổ gần một nửa thành phố. Mục tiêu không phải các nhà máy lớn Tướng Mỹ Curtis LeMay ra lệnh cho binh sĩ thực hiện các cuộc tấn công trên khắp Nhật Bản trong những năm cuối của Thế chiến II. LeMay từng thừa nhận rằng, quân đội Mỹ đã đốt cháy nhiều người dân Tokyo vào đêm 10/3/1945 hơn cả số thương vong trong hai trận ném bom thành phố Hiroshima và Nagasaki cộng lại. Chính phủ Mỹ từng tuyên bố rằng, mục tiêu của vụ đánh bom là các nhà máy. Nhưng theo bà Nihei, đây là lời nói dối. “Các nhà máy lớn không được đặt tại những khu vực mà quân đội Mỹ ném bom vào ngày 10/3/1945”, bà nói, đồng thời khẳng định Washington phải chịu trách nhiệm cho những tội ác mà họ gây ra. Giờ đây, khi mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản trở nên gần gũi, người ta cũng ít khi nhắc tới cuộc oanh tạc Tokyo năm xưa. Người dân Tokyo vẫn không thể quên ký ức về trận ném bom. Họ thường kể lại cho con, cháu để nhắc nhở thế hệ sau về sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh. Trẻ em Nhật Bản ngày nay thường tới thăm đài tưởng niệm nạn nhân vụ oanh tạc của quân đội Mỹ trong Thế chiến II ở trung tâm thủ đô Tokyo. Đây là nơi lưu trữ tro cốt của hơn 100.000 thường dân vô tội đã thiệt mạng trong vụ không kích năm ấy.

    Bài viết: http://news.zing.vn/Canh-dia-nguc-khi-My-doi-bom-Nhat-70-nam-truoc-post519301.html

    Nguồn Zing News

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại sao Nhật và Mỹ là đồng minh tốt dù trong quá khứ hai bên đều coi nhau như kẻ thù ko đội trời chung, còn Việt Nam thì ko?

      Việt Nam tự hào đánh thắng 2 Đế quốc to, 40 năm sau hòa bình vẫn chẳng sản xuất được 1 con ốc!!!

      Xóa
    2. Oạch,ốc thì VN làm sao mà sx được,chỉ có đóng đc tàu biển thôi...Thật chả khác gì con vẹt,cứ vớ đc cái gì hãm là nhớ như in..

      Xóa
  5. Napan (tiếng Anh: Napalm) là tên gọi của các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc. Thực ra, napan là chất làm đặc trong các loại chất lỏng này, loại chất mà khi trộn với xăng sẽ thu được một dạng keo cháy. Napan được phát triển tại Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai bởi một nhóm các nhà hóa học ở Đại học Havard, đứng đầu là Louis Fieser. Cái tên Napalm là kết hợp của các thành phần ban đầu, các muối nhôm naphthenic và các axit palmitic. Các chất này được cho thêm vào chất dễ bắt cháy để làm cho nó thành dạng keo.[1]

    Một trong những vấn đề chính trong các chất lỏng cháy trước đây (ví dụ như xăng) được sử dụng trong súng phun lửa là trong quá trình cháy chúng quá dễ dàng bị vung tóe và chảy đi hết, không có khả năng cháy lâu dài. Hoa Kỳ đã thấy rằng loại keo xăng làm tăng cả tầm bắn và hiệu quả cháy của súng phun lửa. Tuy nhiên, do nó sử dụng cao su tự nhiên nên khó sản xuất do giá thành và nhu cầu cao. Napan là chất thay thế rẻ hơn, giải quyết được vấn đề của các chất cháy dùng cao su.

    Napan được sử dụng hiện nay là loại napan-B, có thành phần chính là benzen và polystyrene. Napan được Hoa Kỳ và các nước đồng minh sử dụng trong súng phun lửa và trong một số loại bom cháy làm tăng hiệu quả của chất lỏng cháy. Nó là chất được thiết kế cho các mức độ cháy cụ thể và độ bám dính vào vật thể khi cháy. Napan được trộn với xăng theo các tỷ lệ nhất định để đạt được điều đó. Khi được dùng trong bom, napan nhanh chóng hút hết oxy trong không khí, đồng thời tạo ra một lượng lớn chất mônôxít cacbon (CO) gây ngạt thở. Bom napan đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam để phát quang các vùng đất trống cho máy bay trực thăng hạ cánh.

    Tuy là một phát minh của thế kỷ 20, nhưng napan là một phần trong lịch sử dài của các vật liệu cháy dùng trong chiến tranh. Tuy nhiên, trong lịch sử, chất lỏng là thứ được sử dụng chủ yếu (xem Lửa Hy Lạp). Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, quân Đức đã lần đầu sử dụng súng phun lửa, một vũ khí bộ binh dùng chất đốt lỏng dễ bắt cháy. Các biến thể của loại vũ khí nhà đã nhanh chóng được phát triển bởi cả hai phe của cuộc chiến tranh.[1]

    Trong một số trường hợp, napan vô hiệu hóa và giết chết nạn nhân rất nhanh chóng. Đối với những người sống sót nhưng bị bỏng độ 3, phần da và mạch (vascular dermis) bị thương tổn không có các cơ quan tiếp nhận cảm giác đau. Tuy nhiên, các nạn nhân bị bỏng độ 2 do bị các giọt napan bắn phải sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn.[1]

    Philip Jones Griffiths đã miêu tả việc sử dụng nó trong chiến tranh Việt Nam như sau:

    "Napan là vũ khí sát thương hiệu quả nhất. Nó được những người biện hộ cho các biện pháp quân sự của Mỹ gọi lái đi là thứ "chất đốt lỏng không quen thuộc". Họ tự động quy tất cả các trường hợp napan cho các tai nạn gia đình xảy ra do người dùng bếp dầu với xăng thay vì dầu hỏa. Đối với những người nông dân, dầu hỏa quá đắt đỏ, họ thường dùng than củi để nấu nướng. Thứ "chất đốt lỏng" duy nhất mà họ biết rất "không quen thuộc" – nó được máy bay Mỹ mang đến và đổ lên mái nhà của họ.
    Năm 1966, một phi công đã giải thích cho tôi về một số điểm đáng giá: "Chắc chắn chúng tôi rất hài lòng với mấy cậu ở Dow. Sản phẩm đầu tiên không hấp dẫn lắm – nếu bọn gook[3] nhanh tay nhanh chân, chúng có thể phủi nó đi. Nên mấy cậu bắt đầu cho thêm polystyrene – bây giờ thì nó dính như cứt dính mền. Nhưng khi đó, nếu bọn gook nhảy xuống nước thì nó sẽ hết cháy, cho nên họ bắt đầu cho thêm Willie Peter (WP – white phosphorous - phốt pho trắng) để làm nó cháy tốt hơn. Giờ thì nó cháy ngay cả ở dưới nước. Và chỉ một giọt là đủ, nó sẽ làm bỏng vào tận xương nên đằng nào thì chúng cũng chết vì nhiễm độc phốt pho."[4]
    Kim Phúc, một nạn nhân, một nhân chứng sống may mắn thoát chết trong bức tranh nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, sau đợt đội bom napan đã nói "Napan là nỗi đau đớn khủng khiếp nhất mà ta có thể tưởng tượng được. Nước sôi ở 100 độ C. Napan tạo ra nhiệt độ lên tới 800 đến 1.200 độ."[5]

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Napan

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "bọn gook"[3] ^ Từ có ý cực kỳ miệt thị, được lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam dùng để chỉ người Việt Nam.

      Xóa
  6. Bom napan, từ Harvard đến Việt Nam

    Cập nhật lúc 08h45' ngày 02/05/2013


    Xem thêm: bom napan, người phát minh ra bom napan, cuộc thử nghiệm bom napan, lịch sử của bom napan, robert n neer, louis fieser


    Louis Fieser - người phát minh ra bom napan, vốn là một nhà hóa học có nhiều phát minh có ích trong lĩnh vực y khoa - cho biết, ông chưa bao giờ mong muốn bom napan được sử dụng để chống lại con người.

    Bom napan được phát minh tại Harvard từ đầu những năm 1940. Nó được đặt tên sau khi hợp chất acid naphthenic và palmitic có thể biến xăng hay bất kỳ loại nguyên liệu nào trở thành một loại vũ khí có tính cháy và dính chặt cao.

    Theo cách nói của ông Robert N.Neer - một giảng viên thỉnh giảng của Trường Đại học Columbia (Mỹ) - đó là thứ vũ khí sinh ra như một “anh hùng” song lại trở thành “kẻ hạ đẳng” và giờ đây bị coi là “bằng chứng của tội ác chiến tranh”. Ông Neer là người vừa cho ra mắt cuốn sách “Napalm: Lý lịch nước Mỹ” – cuốn sách đầu tiên mô tả đầy đủ lịch sử của bom napan và hé lộ câu chuyện về việc vũ khí này được sử dụng hiệu quả như thế nào trong Thế chiến II và Mỹ đã dùng bom napan trong chiến tranh Việt Nam.

    Cuộc thử nghiệm bom napan đầu tiên ở trường Harvard (Mỹ) vào năm 1942.
    Cuộc thử nghiệm bom napan đầu tiên ở trường Harvard (Mỹ) vào năm 1942.

    Trên báo Boston Globe của Mỹ, ông Neer cho hay: Vào những năm 1960 và 1970, tại chiến trường Việt Nam, bom napan đã trở thành hình tượng, một thứ gì đó chắc chắn có thật đối với những người Mỹ... Theo ông Neer, có hai điều đã xảy ra với Việt Nam. Một là, Mỹ đã thua trong cuộc chiến, và trong phong trào phản chiến thì napan đã trở thành một biểu tượng của những hành động lầm lạc của Mỹ tại Việt Nam, sự thua cuộc mang lại những hệ quả căn bản về cách nhìn của mọi người đối với bom napan. Hai là, truyền thông về chiến tranh tại Việt Nam cũng như về sự tàn phá của bom napan rộng rãi hơn rất nhiều so với hồi Thế chiến II, khi mà phần lớn ảnh hưởng của bom napan là ở Nhật Bản - nơi các phóng viên không thể tới đưa tin.

    Trong thời gian đó, bom napan trở thành mục tiêu của những người biểu tình chống chiến tranh - những người đã kêu gọi một cuộc vận động trên toàn nước Mỹ để yêu cầu công ty hóa chất Dow Chemical Co dừng sản xuất loại bom này. Thế nhưng, đến nay loại bom này vẫn nằm trong các kho đạn dược quân đội và gần đây, được Mỹ sử dụng khi tiến hành chiến tranh với Iraq.

    Ông Neer tiết lộ rằng, ông Louis Fieser - người phát minh ra bom napan, vốn là một nhà hóa học có nhiều phát minh có ích trong lĩnh vực y khoa - chưa bao giờ hình dung ra việc bom napan sẽ được dùng để chống lại con người. Ông ấy cho là nó sẽ được dùng đối với các vật thể. Ông ấy đã cống hiến cả đời cho những thuốc men và hóa chất để giúp con người. Ông giúp tạo ra Vitamin K tổng hợp, và là một giáo viên được sinh viên Harvard yêu mến.

    Ông thuộc nhóm đã chứng minh được rằng hút thuốc gây chết người. Vì thế, ông là một người phức tạp. Tuy nhiên, theo ông Neer, dù tôn trọng sự quả quyết của ông Fieser rằng, ông ấy không bao giờ nghĩ bom napan sẽ được dùng để chống lại con người, vẫn hơi khó để hoàn toàn tin vào điều đó. Bởi nhiều cuộc thử nghiệm bom napan đã được thực hiện với các tòa nhà dân cư, đặc biệt là các mẫu nhà của Đức và Nhật Bản.

    Ông Fieser có thể coi là một thiên tài, vì vậy khó mà tin rằng ông ấy không nhìn ra khả năng nó sẽ được sử dụng để tấn công con người.
    http://khoahoc.tv/sukien/cau-chuyen/46168_bom-napan-tu-harvard-den-viet-nam.aspx

    Trả lờiXóa
  7. Nhờ có Mỹ ném bom mà Vietnam mới vinh dự có hai con người đi vào lịch sử là Kim Phúc và Nick Ut. Người Mỹ gây ra đau thương nhưng cũng chính họ cưu mang nâng đỡ và đưa nạn nhân lên đài vinh quang với lòng nhân ái bao la. Mỹ là dân tộc thượng đẳng và đứng đầu thế giới là vì bản chất nhân văn trong hành động và suy nghĩ của mình nhưng cũng vì Mỹ quá tốt nên cũng bị không ít bọn xấu ghét cay ghét đắng trong đó có

    Trả lờiXóa
  8. Ai bảo đánh Pháp, đánh Mỹ là sai lầm là đuổi bỏ nền văn minh của nhân loại kẻ đó chỉ như con ký sinh trùng. Rõ ràng trong quá khứ hai nước này đã gây bao đau khổ cho chúng ta. Nếu chúng ta yếu mền thì kịch bản của triều tiền sẽ không chỉ ở triều tiên.

    Trả lờiXóa
  9. Đúng rồi. Nền văn minh của Mỹ sao sánh được nền văn minh Trung Hoa vĩ đại với hàng ngàn năm LS. Cần gì văn minh Mỹ, Văn minh Việt kết hợp với văn minh TQ là hảo hảo.

    Trả lờiXóa