Lời dẫn: Theo phân tích của bạn đọc trang Google.tienlang, chúng tôi cho rằng chính ông GS sử học Phan Huy Lê đã xuyên tạc lịch sử khi kể rằng ông Trần Huy Liệu đã "tiết lộ" với ông xung quanh câu chuyện Lê Văn Tám. Tưởng như chuyện này đã rõ khi chính ông GS Phan Huy Lê bốn năm sau đã phải tự đính chính lời phát biểu hồ đồ của mình, vậy mà đến giờ, nhiều người vẫn nghĩ rằng câu chuyện Lê Văn Tám là "điển hình cho sự tuyên truyền của Cộng Sản Việt Nam!" Theo yêu cầu của bạn đọc, Google.tienlang xin trở lại câu chuyện này bằng các ý kiến thảo luận của bạn đọc và yêu cầu ông Phan Huy Lê có lời xin lỗi, đính chính thật rõ ràng trên công luận....
*********************************
Nguyễn Thành Phúc 19:33 Ngày 09 tháng 10 năm 2014
Vừa
mới giành được độc lập, chính quyền non trẻ, bộ máy nhà nước còn đơn
sơ, cơ quan báo chí hay nghiên cứu còn sơ sài, vậy mà giặc Pháp quay trở
lại, tiếng súng Nam Bộ lại phải nổ. Trong hoàn cảnh chiến tranh như
vậy, có thể những trận đánh ngay cả sau khi xảy ra rồi cũng phải bí mật
đơn vị, tên tuổi. Ngay đến thời đánh Mỹ, cơ quan báo chí phát triển
thêm, phóng viên có mặt ở chiến trường nhưng nhiều trường hợp các chiến
công cũng phải công bố là đơn vị X, Y, Z nào đó hoặc đồng chí A, B,
C....chứ không thể nói rõ.
Nhiệm vụ của các nhà sử học, đặc biệt
là khi đất nước thanh bình thì phải tìm hiểu những chứng cứ xác thực để
đưa các sự kiện về đúng vị trí. Tại sao ông Trần Huy Liệu, ông Phan Huy
Lê không làm khi đất nước đã hòa bình?
Tôi không nghĩ ông Trần Huy Liệu nói với ông Phan Huy Lê những điều đó. Đây là chuyện ông bịa ra.
Xin trích Báo Người Việt- tờ báo của bọn cờ vàng Cali trong bài báo ra ngày 20.3.2005:
Xin trích Báo Người Việt- tờ báo của bọn cờ vàng Cali trong bài báo ra ngày 20.3.2005:
-----
"Giáo sư Phan Huy Lê: Nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật"
"- Tại một cuộc họp của hãng phim truyền hình Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử ‘anh hùng Lê Văn Tám’ hoàn toàn không có thật!” Ông cũng khẳng định lại điều này trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Người Việt.
"Giáo sư Phan Huy Lê: Nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật"
"- Tại một cuộc họp của hãng phim truyền hình Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử ‘anh hùng Lê Văn Tám’ hoàn toàn không có thật!” Ông cũng khẳng định lại điều này trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Người Việt.
Cuộc họp
tại Hà Nội, trong đó có mặt một số phóng viên báo chí, nhằm thông báo
rằng trong năm 2005, hãng phim truyền hình Việt Nam (thuộc đài truyền
hình VN) sẽ thực hiện chương trình sản xuất 100 tập phim hoạt hình nội
dung lịch sử dân tộc Việt Nam. Giáo sư Phan Huy Lê, hiện là Chủ tịch Hội
Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, là một trong hai nhà sử học được mời dự cùng
với nhà sử học Dương Trung Quốc.
Trong phần phát biểu về tính
chân thực của các nhân vật lịch sử, đột nhiên giáo sư Phan Huy Lê “nhớ
lại”: “Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả
được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền (sau cách mạng
tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động),
anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm
xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè”.
Giáo sư Phan Huy Lê nói thêm về lời nhắn gửi của ông Trần Huy Liệu: “Lúc sáng tác ra câu
chuyện Lê văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm vụ
tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các
anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không
còn nữa.”
------
Bài báo này hiện nay không còn trên báo Người Việt nhưng còn lưu trên rất nhiều trang báo/diễn đàn/blog khác nhau, ví dụ ở Đây. Trên trang wiki còn lưu một đoạn:
---
"Lê Văn Tám
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_T%C3%A1m
Trong một cuộc họp báo [[]][liên kết hỏng] vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê nhớ lại:
“ Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau Cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động), anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.[..] Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: "Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa ”
—Phan Huy Lê, [[]][liên kết hỏng][2]"
Bài báo này hiện nay không còn trên báo Người Việt nhưng còn lưu trên rất nhiều trang báo/diễn đàn/blog khác nhau, ví dụ ở Đây. Trên trang wiki còn lưu một đoạn:
---
"Lê Văn Tám
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_T%C3%A1m
Trong một cuộc họp báo [[]][liên kết hỏng] vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê nhớ lại:
“ Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau Cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động), anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.[..] Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: "Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa ”
—Phan Huy Lê, [[]][liên kết hỏng][2]"
-----
Tôi cho rằng
ông Phan Huy Lê bịa ra câu chuyện này vì các lẽ sau đây:
1. Thứ nhất: Ông Trần Huy Liệu là một nhà
sử học đáng kính. Theo những lời trích dẫn trên từ báo Người Việt thì khi đó-
tức năm 2005- ông Phan Huy Lê cho rằng nhân vật và sự kiện Lê Văn Tám là HOÀN
TOÀN KHÔNG CÓ THẬT, mà chỉ là do ông Liệu DỰNG lên.
Vâng, giả sử có chuyện đó thì tại sao ông Phan Huy Liệu- một nhà sử học đáng kính không thể thận trọng viết lại cho rõ bằng một quyển sách hoặc ít ra là một bài báo với bút tích của ông? Nếu vì thời điểm chưa tiện công bố thì ông Liệu hoàn toàn có thể để lại di chúc cho gia đình hoặc cho Viện sử học- nơi ông làm việc cho đến khi nhắm mắt- với lời dặn khi nào có điều kiện thì công bố? Một nhà sử học thường thận trọng chứ một sự việc quan trọng như thế không thể dặn miệng.
Vâng, giả sử có chuyện đó thì tại sao ông Phan Huy Liệu- một nhà sử học đáng kính không thể thận trọng viết lại cho rõ bằng một quyển sách hoặc ít ra là một bài báo với bút tích của ông? Nếu vì thời điểm chưa tiện công bố thì ông Liệu hoàn toàn có thể để lại di chúc cho gia đình hoặc cho Viện sử học- nơi ông làm việc cho đến khi nhắm mắt- với lời dặn khi nào có điều kiện thì công bố? Một nhà sử học thường thận trọng chứ một sự việc quan trọng như thế không thể dặn miệng.
2-Thứ hai: Theo lời ông ông Phan Huy Lê
trong đoạn trích trên thì thời điểm mà ông Trần Huy Liệu dặn ông Lê là lúc “Lúc
sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám"
Ta biết sự kiện Lê Văn Tám đánh
kho xăng/đạn Thị Nghè là tháng 10/1945. Ta cũng biết ông Phan Huy Lê sinh năm
1934. Vậy thời điểm ông Trần Huy Liệu "sáng tác" ra Lê V Tám thì ông
Lê còn là một cậu bé con 11 tuổi. Ông Liệu quê Nam Định, ông Lê quê Hà Tĩnh nên
chắc chắn không có quan hệ huyết thống, họ hàng gì cả. Vậy thì nguyên do gì
khiến một Bộ trưởng trong lúc nước sôi lửa bỏng phải về tận Hà Tĩnh "tâm
sự" câu chuyện quan trọng như vậy với một cậu bé con 11 tuổi?
3-Thứ ba: Sau
khi phát biểu ở cuộc họp cuối tháng 2/2005 và bị mọi người chỉ ra cái vô lý như
trên, trên Tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi
thời điểm ông Liệu DẶN:
Giải thích này cũng rất vô lý vì
nếu có một câu chuyện quan trọng như thế thì ông Trần Huy Liệu, nếu không
"viết" và nếu cần Dặn thì sao không Dặn những người khả tín, ví dụ
như Nhà sử học Đào Duy Anh- người kế nhiệm GS Trần Huy Liệu làm viện trưởng
viện sử học hoặc một người khả kính nào đó? Mà lại đi Dặn một giáo viên quèn và
còn quá trẻ - ngoài đôi mươi?
4-Thứ tư: Tại thời điểm năm 2005, như
trích dẫn trên báo Người Việt, ông Phan Huy Lê khẳng định như tít bài báo "Nhân
vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật".
Thế nhưng, sau khi có nhiều người viết báo công khai chỉ trích, thì 4 năm sau, tại bài báo trên tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi:
Thế nhưng, sau khi có nhiều người viết báo công khai chỉ trích, thì 4 năm sau, tại bài báo trên tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi:
------- Kết luận của Google.tienlang:
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bác Nguyễn Thành Phúc: "Nhiệm vụ của các nhà sử học, đặc biệt
là khi đất nước thanh bình thì phải tìm hiểu những chứng cứ xác thực để
đưa các sự kiện về đúng vị trí. Tại sao ông Trần Huy Liệu, ông Phan Huy
Lê không làm khi đất nước đã hòa bình?"
Không những vậy, ông Phan Huy Lê lại đi xuyên tạc, bịa đặt hoàn toàn thiếu căn cứ khi khẳng định rằng câu chuyện Lê Văn Tám là "HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ THẬT" vào năm 2005, mà lại khẳng định trên một tờ báo của mấy ông cờ vàng hải ngoại là báo Người Việt? Để rồi, mãi đến 4 năm sau, năm 2009, ông lại đính chính rằng câu chuyện Lê Văn Tám là dựa trên cơ sở sự kiện có thật?
Một người nói hai lời về cùng một sự kiện lịch sử như vậy có xứng đáng là một Giáo sư sử học đầu ngành của một đất nước hay không? Và tại sao khi phát hiện ra sự nhầm lần 4 năm trước mà ông Phan Huy Lê không dám có lời xin lỗi, đính chính rõ ràng?
Lê Hương Lan
===============
Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu:
1- Lấy sự dối
trá trùm lên sự thật
5- LÊ VĂN TÁM VÀ CÂU CHUYỆN XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA GS PHAN HUY LÊ.
Het DTQ rồi đến GS PHL mà các đồng chí còn không tha thì còn gì để nói. Có thể vì quyền lợi hoặc đơn giản vì mê muội mà các đồng chí không còn độ nhạy bén với thực tế cuộc sống ngày nay. Ông PHL là GS sử Học hàng đầu VN ngày nay, vậy các đồng chí hãy mời một nhà sử học ngang tầm lên phản bác bằng chứng cớ rõ ràng để phản bác một cách thuyết phục xem sao. Hậu sinh và không có chuyên môn mà đề tài nào cũng tài, nói như đúng rồi thuyết phục được ai đây hay chỉ viết bài lấy thành tích và tự sướng với đồng nghiệp của mình.
Trả lờiXóaThuyết phục được tôi, và tôi đồng tình với quan điểm PHL là 1 thằng đê tiện cờ vàng. Chuyện PHL có là GS hàng đầu hay không không phải do mấy đứa nặc danh quyết định.
XóaÔng Phan Huy Lê đã nói ra sự thật đáng xấu hổ như thế thì còn gì nữa để mà phản bác. Lê Văn Tám chỉ là đứa bé bán hàng rong ăn trộm xăng gây hỏa hoạn thế mà được hóa phép biến thành anh hùng, đúng là bọn xảo trá mới làm được như thế. Ông Lê sống nhờ đảng mà lại vạch lưng mấy cái trò đảng dựng chuyện trí trá để lường gạt bao thế hệ thanh niên lao đầu vào chỗ chết như thiêu thân thì rất đáng giận lắm chứ. Nhưng chỉ còn cách bêu xấu, chửi khống ông ráo xư cho đỡ cơn tức thôi chứ biết làm gì hơn.
XóaCờ ba que sao nhục thế ?Muốn chống lại CS mà lại phải núp tối nhấn phím còn xưng ((đồng chí )) với thiên hạ .PHL nói tốt cho ba que thì nặc khen lấy khen để ,còn nếu PHL hay ai đó nói lên sự thật ba que thì nặc có khen không ?hay là chửi bới điên cuồng
XóaDạ cho em hỏi: thế còn đồng chí Ngô Mây ôm boom ba càng có thật không, sao dạo này vắng trong sử ta, hay quên mẹ nó rồi ?!
XóaEm nhớ ngày trước do bực cặk, em châm thuốc đốt cặc chỉ trong 3 giây, thế mà mất mẹ 1 tuần ở Việt Pháp.
Thế mà tay LVT kia, tẩm xăng vào người, châm lữa mà đốt cháy được cả kho xăng chết cả ổ Tây đen thì quá khủng rồi còn gì, rất đáng ghi vào sử sách cho đời đời kiếp kiếp thăng hoa.
Cho em hỏi tiếp: sao dòng họ cái ông Tám tẩm kia không nhận tiền liệt sĩ nhể? Chắc họ được sang Mỹ Anh Pháp Canada hay Úc ở bển hết rồi!
NHẬN THỨC là một quá trình!
XóaChỉ khi nào tìm hiểu và hiểu biết được "SỰ THẬT" thì NHẬN THỨC mới được nâng cao, không bị kẻ XẤU lừa gạt! => Cần nên biết; Giáo sư Phan Huy Lê, hiện là "Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam". Do vậy, DANH DỰ & TRÁCH NHIỆM không cho phép ông được tự ý "phịa chuyện" khi lên tiếng về vụ việc này!
Tôi rất hoan nghinh Quốc Hội quyết định ; "Lịch Sử là một bắt buộc phải học", vì học sinh VN mà không biết Lịch Sử nước mình, thì sẽ không hiểu "LÒNG YÊU NƯỚC» là gì, đúng không?
XóaSở dĩ cho đến nay ...môn sử bị nhàm chán, một môn học bị coi là "trò không muốn học, thày không muốn dạy", là vì như nhà sử học Hà Văn Thịnh, GS Đại học Huế, đã nói với chị Mạc Việt Hồng ((DanChimViet) online ngày 19/5/2010 rằng; "Lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối, đó là điều rất đau lòng". Ai muốn tìm hiểu SỰ THẬT Lịch Sử thì phải vào GOOGLE...
=> Và đây, những người đi tìm "Sự thật" nói về Võ Thị Sáu; https://www.youtube.com/watch?v=V5vF2YDi5WE&t=5s
Trung Kiên18:08 24 tháng 5, 2022!!!!
XóaBạn tin vào lời mấy con rận bọ như Ng Quang A, Nguyễn Duy, Nguyên Ngọc?
Chung qui lại là các ráo xư mất phương hướng, mất tinh thần thoái hóa nhân cách và suy sút lòng tin. Khi cả nước chống ngoại xâm, những người con ưu tú nhất ra chiến trường và hy sinh. Đất nước vẫn ưu ái dành cho các ráo xư khoảng trời bình yên mong có ngày được tầm cao "chí tuệ" mở mang hiểu biết, rạng danh sử sách non sông.
Trả lờiXóaNhưng sở học có hạn, chí nông nhân cạn. Các ráo xư bỏ lại cho lịch sử bao vấn đề chẳng thèm nghiên cứu, mắt hấp háy cái sân khấu showbiz lập lòe xanh đỏ. Mỗi bài sủa lăng nhăng trên các báo lá cải như BBC lại được coi là "lời vàng ý ngọc" đính kèm 1 xấp dày đô la thù lao, kèm danh tiếng nổi lều phều - ai mà chả ham?
Có lẽ kiến nghị giải tán cmn cái hội NGO xử học chỗ anh Lê, anh La, anh Dương khựa này đi cho nước nó trong nhỉ!
Đọc vài dòng của ông Đại Bị Sưng tôi nhớ tới lời nói của ông thầy giáo cũ nói về con ngựa trong cung chúa Trịnh. Hai bên mắt nó bị 2 cái lá đa che hai bên nên nó chỉ được nhìn thẳng trên con đường mòn đã định sẵn. Văn nghệ sĩ nó thâm thúy làm, Dái Bị Sưng chỉ quan tâm đến quyền lợi nên k hiểu nổi đâu. Bạn đã thể hiện là người nông nỗi, nóng vội và vô biền. Tư duy đó không thể tồn tại trong một xh Pt.
XóaDùi ui! Các nô tài 1 lần thể hiện bác bỏ lập luận của HL. thể hiện trong sọ toàn cám Mẽo thượng hạng đi nào.
XóaNếu được bầu nhà sử học tầm cỡ nhất VN thì tôi bầu đồng chí Lê Hương Lan. Đồng chí ấy có trí tuệ uyên bác, có hiểu biết sâu rộng về LS Việt Nam hơn hẳn ông GS Phan Huy Lê. Tương lai bạn sẽ là 1 luật sư giỏi và một nhà sử học thiên tài, cố gắng lên bạn nhé.
Trả lờiXóaNgu quá ! chỉ giỏi xiên xẹo
XóaNặc danh11:17 Ngày 14 tháng 04 năm 2015
Trả lờiXóaNặc danh11:25 Ngày 14 tháng 04 năm 2015
Hai cậu có thể bác bỏ bằng lý lẽ các luận điểm mà chủ nhà đưa ra hay không?
Vấn đề là chủ nhà chưa ''đủ tuổi'' để bác bỏ lời nói của GS PHL, chưa thuyết phục thì bài viết trên có đáng để đưa ra lý lẽ phản bác hỏi ông HTĐ. Đó là vấn đề LS mà 2 nhà sử học hàng đầu VN nói rồi thì ai còn dám mở mồm, nhất là về các vấn đề đã quá lâu, khéo lúc đó ông HTD chưa ra đời. Sự thật nếu là như thế thì chẳng có gì bất ngờ cả, đó là hình tượng tuyên truyền đánh Mỹ trong thời chiến, chỉ tôi là hình tượng con nhỏ tuổi quá.
XóaTrên mạng có phim hài Dịch Cười hay phết. Các đồng chí DLV vì quyền lợi và các cháu DLV tự phát vào xem cho thư giãn và hiểu thêm nhiều điều.Phim do điện ảnh VN ta sản xuất, không phải phim cấm đâu.
Trả lờiXóaGiời! mấy gã xử nô xét lại được các đ/c rận rệp ủng hộ nhiệt tình phết nhở! Sắp có chú cào mặt ăn vạ bắt đền Hương Lan đây.
Trả lờiXóaAnh Hùng Lê Văn Tám! Sự thật và lịch sử! Phản bác lại quan điểm của BBC và các thành phần phản động núp bóng "rân chủ"
Trả lờiXóa“Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975) của Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1994.
Chỉ đạo nội dung cuốn sách này là Ban tổng kết chiến tranh của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. Chủ biên là đồng chí Trần Hải Phụng (nhiều năm làm Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định) và đồng chí Lưu Phương Thanh (phụ trách nghiên cứu lịch sử Đảng). Theo sách này thì đánh kho đạn Thị Nghè có hai lần. Lần thứ nhất vào ngày 17-10-1945 và lần thứ hai vào ngày 8-4-1946.
Về trận thứ nhất, ở trang 63 của sách này có ghi:
“Ngày 17-10-1945, tại mặt trận phía Bắc, quân ta phục kích ở cầu Tham Lương đánh lui đoàn xe của địch gồm 8 chiếc chở lính có xe thiết giáp yểm trợ, hành quân lên Hóc Môn, ta phá hủy 5 xe và diệt một số tên. 10 giờ, kho đạn Thị Nghè nổ dữ dội. Đây là kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên, đặt tại khu đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, xung quanh kho có hào sâu, tường cao 2 mét, chăng kẽm gai và hệ thống tháp canh, có đèn quét ban đêm. Một đại đội Âu Phi thường xuyên tuần tra canh gác.
Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10 (1945) Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt.
Gương hy sinh của em bé “đuốc sống” trở thành một hình tượng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, chiến đấu quên mình của thiếu niên nhi đồng trong những ngày đầu chống Pháp”. Ngày 19-10-1945, Báo Cứu Quốc có bình luận: “Trận Thị Nghè ghi vào chiến sử Việt Nam”. Theo sách “Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975)”, ở trang 108, thì kho đạn này còn bị đánh lần 2 vào ngày 8-4-1946 và báo Tin Điễn ra ngày 9-4-1946 đưa tin: “Một tai nạn dữ dội... Kho đạn Sài Gòn (đường Docteur Angier, tả ngạn kênh Avalanche) phát nổ. Tai nạn có thể kéo dài đến nhiều ngày”.
Sự kiện trận đánh ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách “Mùa thu rồi ngày hăm ba” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67:
“Đêm ngày 17-10-1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn.
Đài phát thanh bên kia đường bị sập một phần lớn, đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt… (viết theo tư liệu của Ban Tuyên huấn Quận ủy Bình Thạnh)”.
Với các tư liệu như đã nêu trên thì có thể khẳng định: Đánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần vào ngày 17-10-1945 và ngày 8-4-1946; trận ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” là có thực; Lê Văn Tám đã đốt kho đạn, không phải kho xăng; Lê Văn Tám không phải “tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng” mà “đã lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa thành “cây đuốc sống”; người tổ chức, bày kế hoạch cho Lê Văn Tám làm là anh Lê Văn Châu, đã hy sinh trong trận đánh giặc Pháp ở Ngã ba Cây Thị năm 1946.
Với tư liệu có thể sửa đổi trên vi.wiki và bọn phản động đã lợi dụng lỗ hổng về giáo dục lịch sử của VN để tuyên truyền, xuyên tạc, nội dung. Mong anh em đừng bao h tin hoàn toàn vào lời nói của bọn phản động giấu mặt!
Sách xuất bản 1994 ? Sao không tìm cuốn nào xuất bản năm 2015 cho nó mới, biết đâu thuyết phục hơn.
XóaNói như nặc thì Đại Việt sử ký toàn thư chắc quẳng đi vì nó cả trăm năm rồi, không bằng các sách "xử" thời hiện đại :)
Xóa"Kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên, đặt tại khu đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, xung quanh kho có hào sâu, tường cao 2 mét, chăng kẽm gai và hệ thống tháp canh, có đèn quét ban đêm. Một đại đội Âu Phi thường xuyên tuần tra canh gác.
Trả lờiXóaĐội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10 (1945) Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm."
Không biết Tám lừa bọn lính gác bằng cách nào, hơn nữa Tám có biết tiếng Pháp không để lừa bọn lính Âu Phi, rồi Tám đem xăng vào kho đạn bằng cách nào
Khi Tám quyết định MỘT MÌNH ĐÁNH KHO ĐẠN, Tám có nói cho đồng bọn biết không mà sao đồng bọn kể lại vanh vách như thế. Ấy mà quên, trong chuyện kể chổ cần rõ ràng thì tối bưng bưng thế kia !
"Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa."
Tám chết trong kho đạn, vậy tình tiết này ai kể cho đồng bọn nghe mà đồng bọn kể lại vánh vách thế kia.
Đấy là những lý lẽ mà tôi phản biện với chủ trang.
Vậy chủ trang trả lời xem nào ?
DÂN CHỦ SAIGON
http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-1910/Doi-thoai-ve-lich-su:-Le-Van-Tam!-Anh-la-ai.html
XóaĐối thoại về lịch sử: Lê Văn Tám! Anh là ai?
XóaDư luận từ râm ran đến ngày càng rộ lên về chuyện tấm gương hy sinh anh hùng của một thiếu niên ở Sài gòn trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến mà trong tâm trí của nhiều thế hệ người Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua vẫn coi như ngọn đuốc sống sáng ngời tinh thần yêu nước.
Người ta càng lưu tâm nhiều hơn vì tin ấy chính thức tung ra từ mấy người trong giới sử đã có thương hiệu quá quen thuộc với nhiều người. Trước hết là ông Phan Huy Lê nói tại cuộc gặp mặt các nhà làm phim ở Hà Nội đầu năm 2005, lại có tạp chí Xưa và nay của ông Dương Trung Quốc đăng hồi ký của nhà hoạt động cách mạng lão thành ở miền Nam là ông Dương Quang Đông xác nhận điều đó. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa báo nói, báo viết về một sự kiện thiếu tính chân xác của lịch sử đang thành một chấn động dây truyền trong lòng người lẽ ra không đáng có!
Theo ông Lê, đấy là điều ông cần phải nói ra, trước hết là trách nhiệm của người làm sử có lương tâm, sau là trả món nợ với anh Trần Huy Liệu – bậc thầy của ông đồng thời là nhà cách mạng lão thành kiêm sử gia đáng kính.
Dựa vào tin thu trên mạng, tóm lược như sau: Lúc đang làm Bộ trưởng Thông tin tuyên truyền (thời điểm 1946-1948?), ông Trần Huy Liệu đã viết về một nhân vật thiếu nhi Lê Văn Tám tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng của giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Lê nói: Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Lúc đó ông Trần Huy Liệu đã là một nhà hoạt động xã hội lớn thì sao có thể thổ lộ gan vàng với cậu bé Lê mươi mười lăm tuổi?!
Nhà văn Phan Vũ thì kể rằng ông không biết chuyện đốt kho xăng có thật không nhưng theo yêu cầu của công tác tuyên truyền, ông dựng phim truyền hình (?) vào dịp Cách mạng tháng Tám nên lấy tên Tám đặt cho nhân vật là hợp với tập quán của người Nam bộ. Tình tiết này không hợp lý vì mãi tới năm 1973, Hà Nội mới có truyền hình, tuy nhiên cho tới nay chưa từng dựng một phim nào về Lê Văn Tám.
Được biết thời điểm ông Phan Vũ viết vở kịch Lửa cháy lên rồi với nhân vật trung tâm là thiếu nhi Lê Văn Tám vào khoảng 1953-1954 ở chiến khu Nam bộ và đã diễn cho bà con vùng kháng chiến xem trước khi tập kết ra Bắc. Suốt mấy năm sau, vở kịch được công diễn trên nhiều sân khấu các thành phố lớn và học đường ở miền Bắc mới giải phóng, góp phần nhen lên trong lòng lớp thiếu niên lúc ấy ngọn lửa của lòng yêu nước. Sau đó không thấy vở kịch công diễn nữa, vì sao thì không rõ nhưng hình ảnh ngọn đuốc sống đã in đậm trong lòng nhiều người, nhất là khi cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược càng vào những thời điểm gay go quyết liệt, tấm gương của những dũng sỹ diệt Mỹ ở miền Nam sáng lên cùng với hình ảnh của ngọn đuốc sống Lê Văn Tám như một dòng chảy tự nhiên từ cậu bé Gióng sọ dừa đến Trần Quốc Toản Phá cường địch báo hoàng ân…
Nhiều người lớn tuổi kể rằng trong kháng chiến chống Pháp, ở vùng tự do phía Bắc, có viết chuyện nhiều thiếu niên nêu những tấm gương hy sinh dũng cảm, trong đó có chú bé đốt kho xăng ở Sài Gòn. Chuyện do ai viết ra thì không nhớ và cái tên Lê Văn Tám xuất hiện từ lúc nào, do ai khởi xướng cũng không không mấy ai để ý. Vậy có tư liệu lưu trữ lại không?
XóaTrên báo Cựu chiến binh TP.HCM số 269 ngày 20/10/2008, có nêu ý kiến trao đổi của Đại tá, hội viên Hội Cựu chiến binh quận X Võ Thanh Khiết như sau:
Kho xăng dầu Thị Nghè thực ra là một trạm trung chuyển của hãng dầu Shell để xuất hàng cho các khách hàng mua sỉ không lớn lắm, thường đến nhận hàng bằng xe tải hay ghe thuyền. Nó nằm trên bờ tây rạch Văn Thánh, ngay sát đầu cầu trên đường Ngô Tất Tố ngày nay, cách chợ Thị Nghè vài trăm thước, nên thường được gọi là Kho xăng dầu Thị Nghè. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, ngày 17/10/1945, Lê Văn Tám được giao nhiệm vụ đột nhập vào kho này, dùng chai xăng đốt phá, bị xăng bắt cháy vào người thành ngọn đuốc sống và anh dũng hy sinh. Gương anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ của Tám đã động viên chúng tôi rất nhiều trong chiến đấu lúc bấy giờ. Đó là chuyện có thật 100%, không phải hư cấu như người ta nói.
Còn Kho đạn Sở thú, thường gọi như vậy do nó nằm trên đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngang với Bảo tàng lịch sử thành phố trong khuôn viên Thảo cầm viên) là một kho đạn quy mô không lớn, nghe nói nó thuộc Trung đoàn thuộc địa số 11 (11è Ric) trước kia, nó cách Kho xăng dầu Thị Nghè hơn 500 mét, bị một đơn vị vũ trang của ta đánh nổ đêm 8/4/1946 nhằm triệt phá tiềm lực chiến tranh của giặc.
Cả hai sự kiện lịch sử trên diễn ra cách nhau về thời gian, không gian và khác biệt nhau cả về tính chất hồi đầu Nam bộ kháng chiến, được báo chí kháng chiến và báo chí nội thành Sài Gòn lúc ấy phản ánh khá đầy đủ, có thể sưu tra để phản ảnh lịch sử đúng sự thật vốn có của nó.
Vậy là sự kiện mà ông Dương Quang Đông nêu ra mới chỉ đúng nửa phần sự thật vì đó là trận đánh Kho đạn Thị Nghè với sự hy sinh của các chiến sỹ Kakim, Kỷ và Ny, coi như là có thật. Còn đánh cháy Kho xăng Thị Nghè lại là một sự thật khác nhưng người chiến sỹ cảm tử ấy là ai?
Vậy ngọn đuốc sống là hoàn toàn không có thật hay chỉ cái tên là không thật? Đặt cho cùng một nhân vật cái tên Tám – Lê Văn Tám có là sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa nhà sử học, nhà văn và dư luận ở những thời gian và không gian khác nhau không? Ai có thể làm rõ ra chuyện này?
Chúng tôi trực tiếp gặp Đại tá Võ Thanh Khiết vào dịp Quốc khánh năm nay (2009) và lược nhanh vài nét trong buổi chuyện trò thân tình vui vẻ.
- Người viết: Xin ông cho biết sơ luợc trích ngang về qúa trình tham gia kháng chiến.
- Đại tá VTK: Tôi sinh năm 1929, quê ở xã Tân Bửu, Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc địa bàn huyện Bình Chánh và Bến Lức). Năm 1940 tôi lên học ở Sài Gòn. Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp 9/3/1046, tôi về quê, tham gia Thanh niên tiền phong. Ngày 24/8/1945, tham gia cướp chính quyền ở tòa Bố tỉnh Chợ Lớn. Sau đó làm liên lạc cho báo Kèn gọi lính của ta. Sau ngày 23/9, Ủy ban kháng chiến Sài gòn rút ra đóng tại xã tôi thì tôi làm liên lạc cho Ủy ban, thường xuyên ra vào thành phố lấy tin tức. Lúc đó vùng Thị Nghè còn là ngoại đô, là nơi tranh giành quyết liệt giữa ta và địch, có cả lính Vệ quốc đoàn Nam tiến cùng chiến đấu với các lực lượng võ trang của địa phương. Khoảng cuối tháng 10 năm đó, khi quân của Le Clerk tăng viện cho mặt trận Sài gòn thì quân ta rút khỏi Thị Nghè. Năm 1947, tôi vào du kích Hạ Trung Huyện, rồi lên tiểu đoàn 308 Nguyễn An Ninh do anh Huỳnh Văn Một chỉ huy, liên tục chiến đấu ở vùng Chợ Lớn cho đến năm 1950…
- Người viết: Lúc đó ông có biết chuyện cháy Kho xăng Thị Nghè không?
Xóa- Đại tá VTK: Thời gian đó cơ quan Ủy ban còn đóng sát nách Sài Gòn, tôi ra vào nội đô thường xuyên sao không biết. Tôi nói rõ để anh biết. Khi tôi là học sinh trường Pétrus Ký, điểm chính hiện nay thì quân Nhật biến thành trại lính của nó rồi. Trường tôi chuyển về học tại trường Trưng Vương ngày nay, sát ngay Sở thú, kế bên là Thị Nghè. Đám học sinh nội trú chúng tôi thường ra đó chơi, đá banh rồi nhảy xuống tắm ở cái hồ kế đó, nước trong và mát lắm. Bởi thế vùng này tôi rành lắm.
- Người viết: Vậy Kho xăng Thị Nghè và Kho đạn Sở Thú là hai căn cứ khác nhau?
- Đại tá VTK: Đúng! Khác nhau về địa điểm và cả về tầm cỡ. Thực ra gọi là Trạm xăng Thị Nghè thì đúng hơn vì nó chỉ là một Đại lý bán sỷ xăng dầu của tư nhân thì làm chi có lính bố phòng. Nó nằm kề bên bờ con rạch gần chợ, thuyền ghe hoặc xe ô tô đều ra vô được. Tôi còn nhớ rõ đó là một căn nhà thấp, nền đất, không rộng lắm, mái tôn xập xệ, vách là những tấm gỗ mảnh đóng thưa, trong nhà chứa nhiều thùng phuy, tới nơi sặc hơi dầu. Chung quanh có một lớp rào kẽm gai sơ sài, có ai đột nhập vào cũng không khó khăn gì. Còn Kho đạn Sở Thú là một doanh trại, toàn lính lê dương canh gác, lại gần Tổng hành dinh của tướng Le Clerk nên được bố phòng cẩn mật.
- Người viết: Cả hai trận đánh ông đều biết?
- Đại tá VTK: Đạn nổ điếc tai, lửa khói ngất trời thì cả thành phố ai mà không biết. Hôm sau đồn rầm lên những tin truyền khẩu rồi mới là trên báo chí. Do đơn vị nào đánh thì không biết nhưng thiệt hại của nó và tâm lý địch, ta thì biết. Dù không chính xác nhưng báo chí của nó đã nêu lên một phần sự thật.
- Người viết: Lúc đó ông đã biết người đánh trạm xăng là ai? tên gì và do đơn vị nào tổ chức chưa?
- Đại tá VTK: Theo tôi thì trận đánh Kho đạn ngày 18/4/1946 phải có tổ chức chu đáo và có nhiều người phối hợp mới tiến hành được. Các anh chịu khó tìm xem. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai chấp bút có nói đến trận đánh này. Còn cháy Trạm xăng Thị Nghè tháng 10 năm trước thì dù tổ chức hay cá nhân nào có ý đồ đều dễ thực hiện, nhất là lúc đó phong trào tiêu thổ kháng chiến đang cao. Dù chỉ là một trạm chứa nhưng vài chục tới trăm phuy xăng dầu 200 lít cùng cháy rần rần thì cả thành phố đều biết, gây sự phấn chấn trong lòng người lúc đó đang căm thù quân xâm lược. Trận nào báo chí nó cũng chỉ nói là bị Việt Minh đánh. Nhưng vụ cháy trạm xăng, qua tin tức nội bộ nói là do một em bé tên Tám đốt. Em Tám chứ không nêu đủ họ danh Lê Văn Tám như sau này đâu.
- Người viết: Ông có nghe những thông tin trái chiều về ngọn đuốc sống hay không?
- Đại tá VTK: Tôi có nghe và cảm thấy buồn. Ông Trần Huy Liệu là một sỹ phu tâm huyết, người mà trước sau tôi vẫn rất kính trọng. Tôi chỉ nói được rằng vụ cháy trạm xăng Thị Nghè là có thật, tôi là một chứng nhân! Còn tiến hành thế nào thì làm sao biết được. Vùng này lúc đó phức tạp, cả ta và tây đều không làm chủ được, tập trung rất nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ và có tinh thần đánh tây hăng lắm. Mà vũ khí chỉ cần một que diêm hay cái hộp quẹt thôi. Khi lửa phật lên, xăng phụt ra bắt cháy, ai cũng phải có phản xạ vọt chạy thoát ra. Gọi là ngọn đuốc sống cũng không có gì là qúa. Có thể nào ông Trần Huy Liệu hư cấu ra một chuyện trùng với sự thật đã xảy ra trước đó cả năm trời, ở cách xa ông hàng ngàn kilômét?! Còn cái tên Tám xuất hiện từ đâu, muốn làm rõ ra cũng không là điều dễ. Hãy coi như một cái tên lịch sử.
Trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nhiều sự kiện bi hùng khó được minh xác cả về hành tung và nhân vật. Khắp thế giới này ở đâu cũng thế, nó thường bị phủ lên màu huyễn hoặc tùy thuộc sự kiện ấy lớn hay là nhỏ cùng với bối cảnh xảy ra. Nhất là khi nó được diễn tả bằng những hình tượng văn học thì tùy theo tư duy trừu tượng của người nghệ sỹ sáng tạo nên những nhân vật hoặc phi lý thì chết yểu, hoặc hợp với yêu cầu chính đáng của lịch sử nhân vật sẽ thành thần tượng bất tử trong sinh hoạt tinh thần của một cộng đồng. Tại sao người Việt tin Phù Đổng Thiên Vương là có thật dù ai cũng hiểu nó pha nhiều huyền thoại? Tại sao người Trung Hoa tin ông Quan Vân Trường đức độ, tài ba, uy vũ cả lúc sống đến khi đã chết? Tại sao ở thế kỳ XV, khi nước Pháp không còn được là cái bóng của chính mình, người ta lại tin cô thôn nữ thất học Jeanne d’Arc, lúc 12 tuổi đã nhận được thiên khải của Chúa truyền cho sứ mệnh thống lãnh quân đội Pháp đánh bại quân xâm chiếm Anh? Tại sao người nữ chiến binh dũng cảm ấy lúc 18 tuổi cầm quân đã qua mặt bao nhiêu thống lĩnh, được coi như người làm nên chiến thắng cho nước Pháp trong cuộc chiến tranh 100 năm với người Anh? Năm 19 tuổi, cô bị bắt. Từ bị coi như kẻ dị giáo, bị thiêu trên giàn hỏa, rồi lại được giải oan, coi như một tín đồ tử vì đạo, được ban phúc lành, rồi được Giáo hoàng phong thánh, là niềm tự hào của nước Pháp và được các văn nhân nghệ sỹ tài danh như Shakespeare, Voltaire, Schiller, Verdi, Tchaikovsky, Twain, Shaw… lấy làm hình tượng sáng tác tôn vinh.
XóaThực tế suốt mấy mươi năm chiến đấu kiên cường giải phóng non sông, đồng bào và chiến sỹ ta đã nêu những tấm gương hy sinh chịu đựng để giữ lòng sắt son trung kiên với nước không bút mực nào tả hết, những tấm gương anh hùng dũng cảm không tiếc thân mình cho thắng lợi cuối cùng cũng không sao kể hết ra. Hạnh phúc thay cho nhà văn có nhân vật của mình được hóa thân thành con người thật giữa đời và sống mãi trong lòng nhân dân. Chú bé nào được mang danh Lê Văn Tám tượng trưng cho tuổi trẻ Việt Nam anh hùng chẳng khác gì chú bé Gavơrốt của kinh thành Paris mà hôm nay tới đó, người ta vẫn tưởng như có bóng chú thấp thoáng trên những ngã phố, quảng trường. Những con người như thế đã làm đẹp cho lịch sử dù không làm nên lịch sử nhưng họ xứng đáng bước vào trang sách những em thơ.
Ngọn đuốc sống là hìmh tương nghệ thuật mà sự rung cảm xuất thần của nhà văn đã dựng nên và cũng không ngờ nó còn sáng mãi. Sự việc chỉ có một người hành động mà đã không còn. Ai biết được chú bé ấy có một mái nhà ở đâu đó hay chú là đứa trẻ lang thang lấy góc chợ, lề đường làm nhà, lúc đánh giày, lúc bán lạc rang? Người mẹ kia có thể là má Tư, dì Tám thương tình đứa trẻ bơ vơ và chú ngả vào lòng? Đời người lính chiến có khi sống chết ngoài quy luật. Đã không là bản báo công thành tích để tuyên dương công trạng thì sao lại đòi phải có thân nhân hay đơn vị đứng ra xác nhận và cần biết chú đúng 10, 12, 15 hay 17 tuổi làm chi? Có ai vô cảm vô tâm tới mức đi đo đếm quãng đường bé em chạy khi trên mình đầy lửa chính xác là bao nhiêu mét? Ai đã từng được nhìn tấm hình nổi tiếng bé gái Phúc trần truồng vì phỏng lửa bom của giặc Mỹ vào năm 1972, chỉ có thể nhạt nhòa nước mắt thương tâm chớ ai còn lòng nào hỏi con đường em đã chạy được bao xa? Mà vị sử gia hàng đầu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn đủ lòng bình thản đi tìm bác sỹ tham vấn xem khi lửa xăng đang bốc cháy trên người một chú bé 10 tuổi, liệu khả năng sẽ chạy được bao xa?! Để làm gì?! Tôi rất cảm phục ý kiến của một cư dân mạng luhanhhoangviet: Thật ra thì trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân ta, những hành động anh hùng nhiều lắm, có điều là họ hy sinh vì đất nước nhưng tên tuổi thì không được ai biết đến. Có thể trong số họ không có ai tên là Lê Văn Tám nhưng những việc họ đã làm cũng không kém đâu. Dù Lê Văn Tám là một nhân vật tưởng tượng thì tôn vinh anh cũng là thể hiện lòng nhớ ơn tới những người đã hy sinh vì đất nước, chẳng có gì là sai cả!
Trong cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại sau đó của nhật báo Người Việt, phóng viên hỏi: Ông Trần Huy Liệu nói ra với ông (PHL) điều đó vào lúc nào? Ông Lê trả lời: Ông Trần Huy Liệu nói với tôi rất nhiều lần câu chuyện này vào những năm cùa thập kỷ 1960, vài năm trước khi ông Liệu mất, có cả mấy người cùng biết hiện nay đang còn sống. Khác như ông nói ở phần trên! Lúc này ông Lê mới tốt nghiệp Đại học – Khoa Sử, được giữ lại làm cán bộ giảng tại Trường Đại học, ông Trần Huy Liệu làm Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam. Thầy trò lúc phiếm có thể nói với nhau những chuyện trái của nghề viết lách mà trò coi như di ngôn, cần phải thanh minh cho người thầy tiết tháo. Trái lại, những tư tưởng chính kiến sáng rỡ của thầy lưu rành rành trong sách, được nhiều người trân trọng coi như di huấn thì trò lại xé toạc đi! Ông làm đầu trò kích xúi người ta dựng dậy thây ma của những kẻ bán nước hại dân trong khi ông thâm trầm khôn khéo xô đổ những tượng đài yêu nước! Hẳn ông biết giữa triều, vua Lê Thánh Tông từng mắng nhiếc mấy sử quan ăn ở hai lòng:… Các ngươi bảo nước ta là hàng phiên bang đời xưa, thế là người theo đạo chết, mang lòng không vua. Các ngươi nay thờ chủ này mai thờ chủ khác chỉ vì lợi lộc, sao trong lòng không tự xấu hổ mà chết ư?
XóaMuốn trung thực phải trung thành trước đã.
Nói hết ra sự thật để làm xao xuyến lòng người, chưa hẳn là người có lương tâm.
TP. Hồ Chí Minh ngày 5/9/2009
Nhà văn Nguyễn Văn Thịnh
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Cảm ơn bác dfhdh hdhd đã dẫn về đây bài Đối thoại về lịch sử: Lê Văn Tám! Anh là ai? của Nhà văn Nguyễn Văn Thịnh.
Trả lờiXóahttp://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:JPiwxJycKcIJ:www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-1910/40/Doi-thoai-ve-lich-su:-Le-Van-Tam!-Anh-la-ai.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk
--------
Với tôi, tôi quan tâm đến lập luận của các bạn chủ nhà Google.tienlang về cái câu chuyện mà ông GS Phan Huy Lê đưa ra.
Rõ ràng là các lập luận của chủ nhà rất chặt chẽ, đủ cơ sở để ta kết luận ông Lê đã bịa ra câu chuyện này.
Là nhà sử học đầu ngành (Chủ tịch Hội sử học VN), nếu có 1 lời dặn của một bậc thầy của mình (ông Huy Liệu) như vậy thì trước hết, ông Lê phải thận trọng, phải thu thập tất cả các tài liệu trước khi phát ngôn năm 2005.
Với tư cách Chủ tịch Hội sử học, ông Lê Hoàn toàn có thể thành lập 1 nhóm nghiên cứu và xác định nghiên cứu trong một Đề án khoa học tầm quốc gia.
Khi có đầy đủ cơ sở thì ông cần công bố kết luận bằng một báo cáo khoa học chuyên đề trên các hệ thống truyền thông chính thống của nhà nước. Sự thận trọng này thể hiện sự kính trọng với một người thầy của ông Lê là GS Trần Huy Liệu.
Nhưng trên thực tế thì sao?
Ai đời ông ấy lại "công bố" cái thông tin quan trọng này bằng một câu chuyện phiếm, tào lao, nhân thể có một cuộc họp hoàn toàn về nội dung khác. "Tại một cuộc họp của hãng phim truyền hình Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử ‘anh hùng Lê Văn Tám’ hoàn toàn không có thật!” Và việc "công bố" này lần đầu tiên đưa lên truyền thông lại là một tờ báo của bọn phản động cờ vàng là báo Người Việt ở Hải ngoại.
Tại sao vậy?
Híc! Ông Lê bảo bác Liệu dặn "chúng tôi". Dễ quá mà, cứ đưa chúng ra đối chiếu so sánh là được. Làm sao mà phải khổ, mỗi 1 mình vật vã thanh minh thanh nga vậy.
Trả lờiXóaCô Hương Lan ạ. Rất cảm ơn việc phơi bày những nông cạn và tầm bậy của đám xử học xét lại này. Tôi không chắc những kẻ xét lại lịch sử như gã họ Lê họ Dương có ý đồ chống chế độ, nhưng ít nhất bọn chúng kiếm ăn bằng xét lại.
Trả lờiXóaCô thấy đấy, bọn xét lại lịch sử rất nguy hiểm, chúng là những ông thánh của đám cờ vàng 3 que và lũ rận rệp. Bọn chúng thường liếm láp những thứ xử bệnh hoạn như thế này để củng cố niềm tin chống chế độ đã rất mờ nhạt trong một ít nơ ron còn xót lại vì đã bị nhồi chặt cám Mẽo của chúng.
Một xu hướng khác cũng không kém phần tác hại là xu hướng lịch sử thời trang, sử bình dân, tiếng tây gọi là POPULAR HISTORY đang thịnh hành ở tây ta. Tuy chưa đến mức độ xét lại, nhưng nó tầm thường hóa lịch sử, làm lu mờ lẫn lộn thật giả, tốt xấu, tiến bộ và thối nát.
Thật tiếc, công sức và thì giờ có hạn. Nhưng những ai có khả năng và công sức cần làm nhiều việc để vạch mặt bọn sử nô này.
Cảm ơn bác DBS DBS đã đồng cảm và hiệp lực, hỗ trợ bọn em.
XóaEm thấy có rất nhiều bạn đọc ở Google.tienlang đã nêu ý kiến (và em thấy ý kiến đó là đúng) rằng bác DBS DBS là người am hiểu về NGO cùng những biện pháp ứng phó của ông Putin với NGO. Rất mong bác có bài viết tóm lược vấn đề này.
P/s: Đây là nơi để thảo luận những vấn đề nghiêm túc của những con người có văn hóa chứ không phải nơi xả rác của những kẻ không có văn hóa. Vậy nên, những ý kiến thô tục, bậy bạ... không được hoan nghênh ở đây.
Kính báo.
Trên trang web của Viện bảo trợ dân chủ quốc gia - NED có thể tìm thấy 1 số vấn đề liên quan đến VN, các khoản tiền phúng của NED để thọc gậy bánh xe đúng lúc VN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ với số phiếu rất cao.
Xóahttp://www.ned.org/search_results.html?cx=008846551274917761505%3A1i0zdvf5gsi&cof=FORID%3A11&q=Vietnam&sa.x=0&sa.y=0
Đó là những khoản tiền nhỏ, công khai là đỉnh của tảng băng chìm mà NED gọi là "hỗ trợ hợp pháp". Thí dụ ở 1 trang của năm 2013, tất cả đều liên quan đến các Hợp tác xã nhân quyền và dân chủ. Nó cho ta 1 ít manh mối về những gì họ làm, ví như 1 số anh chị dâm chủ tí tớn sang Asian học món này lúc trở về đã bị bắt, bị xét hỏi.
http://www.ned.org/publications/annual-reports/2013-annual-report/asia/vietnam
----------------------------------
Hiệp hội Việt Nam Hải Ngoại: Văn hóa & Liên lạc
Nhân quyền
$60.000
Que Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam
Để thúc đẩy nhân quyền và các giá trị dân chủ tại Việt Nam. Que Me sẽ tiến hành các chiến dịch vận động sự chú ý quốc tế đến điều kiện nhân quyền và những nỗ lực của các nhà hoạt động vì dân chủ trong nước.
Nhân quyền
$ 80.000
Hỗ trợ các tổ chức XHDS ở Việt Nam
Để gây dựng chuyên môn và kỹ năng của các tổ chức dân sự Việt Nam và các nhà hoạt động trong nỗ lực của họ ủng hộ và bảo vệ nhân quyền. Dự án sẽ đào tạo các LUẬT SƯ (Cù con chăng?) và các nhà hoạt động khác về biện hộ nhân quyền, quản lý dự án và tổ chức cộng đồng cũng như liên kết chúng với các đối tác của họ ở các nước ASEAN khác trong nỗ lực để tăng cường cho phong trào xã hội dân sự cơ sở đang nổi lên ở Việt Nam.
$ 25.000
Hỗ trợ Giáo dục nhân quyền và Tổ chức vận động tại Việt Nam
Để tạo cơ hội cho các nhà hoạt động Việt Nam có được chuyên môn và kỹ năng hỗ trợ và bảo vệ nhân quyền, tự do báo chí, và XHDS, và nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Dự án sẽ hỗ trợ huấn luyện nhân quyền và dân chủ cho các nhà hoạt động Việt Nam trẻ và thực hiện một loạt các chiến dịch nhân quyền và các chương trình tuyên truyền để nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền chủ chốt ở Việt Nam.
$ 40.000
Đào tạo XHDS và thực tập cho các nhà hoạt động Việt Nam
Để hỗ trợ và tăng cường khả năng của các nhà hoạt động VN, để hỗ trợ và bảo vệ nhân quyền, tự do báo chí, và XHDS. Dự án sẽ cung cấp các chương trình đào tạo và thực tập ngắn hạn dài hạn ở châu Á cho các nhà hoạt động VN có cơ hội học hỏi từ các tổ chức XHDS châu Á khác.
Xin nhắc ông DBS. DBS: Tiếng Tây không có từ nào là Popular History. Chính xác phải viết là Populaire Histoire (sử từ giới bình dân). Lạy ông!
XóaỜ! Lạy cụ. Nhờ xét lại lịch sử, cái chủ nghĩa phát xít đang quay lại hoành hành ở Ukraine kìa. Không chỉ là những phát biểu lố bịch, tức cười của mấy thủ lĩnh Kiev, mà là máu lại đổ và hơn 5000 sinh mạng rồi. Đủ thấy sự nguy hiểm của bọn xét lại.
XóaThường thì trang wiki hay bị chửi lắm, nhưng đôi khi nó cũng được việc. Nói về loại sử bình dân, trang wiki này viết:
Popular history - Lịch sử bình dân là thể loại rộng và hơi mập mờ của hình thức chép sử được định nghĩa là ốm yếu và có lối tiếp cận bình dân, nhằm vào một lượng độc giả lớn, và thường có lối kể chuyện nhấn mạnh, cá tính hóa và tiểu tiết màu mè trên phân tích học thuật. Thuật ngữ này được sử dụng trái ngược với học thuật chuyên nghiệp hay sử viết có học thức mà thường mang nhiều chuyên môn và kỹ thuật hơn, và do đó, khó tiếp cận với người đọc nói chung.
Một số nhà sử học bình dân không tìm tòi nguồn gốc học thuật trong khi những người khác là các học giả, hoặc cựu học viện, "bằng cách nào đó đã lơ là lĩnh vực học thuật, trở thành nhà bình luận văn hóa". Nhiều người làm nghề như các nhà báo, có lẽ sau khi có 1 trình độ ban đầu về lịch sử.
Các nhà sử học bình dân có thể trở thành nổi tiếng trên toàn quốc hay tác giả sách bán chạy và có thể có hoặc không phục vụ lợi ích quan điểm chính trị riêng biệt nào trong vai trò là "nhà sử học công chúng" của mình. Nhiều tác giả của "lịch sử chính thức" và "tiểu sử được ủy quyền" sẽ hội đủ điều kiện làm nhà sử học bình dân phục vụ lợi ích của tổ chức cụ thể hoặc các nhân vật công chúng.
Các nhà sử học bình dân nhằm mục đích xuất hiện trên "danh sách phổ thông" của nhà các xuất bản phổ thông, hơn là được trưng dụng bởi trường đại học đã thống trị lĩnh vực xuất bản học thuật trong những năm gần đây. Càng ngày, các nhà sử học bình dân càng chiếm lấy TV, nơi mà họ có thể và thường cùng với các bộ phim hay show diễn truyền hình.
Ở đây tôi chỉ khuyên ông nên viết: tiếng Anh gọi là...Đố có ai chỉnh sửa. Ông hiểu tiếng Tây là tiếng gì không? Đừng lý luận dong dài. Lạy ông!
XóaNay mai lãnh đạo phát xít U sang VN cho DBS làm nhiệm vụ mở cửa xe nhé.
XóaNặc nô với nặc danh đã dốt còn nói liều, ngu mà nói lớn, thế cái wiki này là gì
Xóahttp://en.m.wikipedia.org/wiki/Popular_history
Đến google còn không biết thì chưa đủ tư cách.
Nói như mấy nhà sử VN thì 40 năm nữa có người nói VN ko có ai tên là Hồ chí Minh đâu thì nhà viết sử trẻ trâu cũng làm um lên :Ừ VN không có hồ chí Minh!
Trả lờiXóaThật đọc mà muốn phát khùng!
Chị chủ nhà hôm nay bận quá, dù đã nhắc nhở nghiêm khác như cái còm trên kia, nhưng các thể loại "zân chủ" vẫn miệt mài gửi những cái còm vô văn hóa.
Trả lờiXóaCác ông thử đầu tư chút trí tuệ rồi trao đổi nghiêm túc, dùng những luận cứ thuyết phục để bác bỏ 4 điểm mà chủ nhà đưa trên kia xem sao?
Sao lại cứ hăng say chửi bới thô thiển và rồi lại bị xóa còm thì có tốn công vô ích hay không?
Cái thứ đó mà có cẩu hóa ấy chứ văn hóa sao nổi, cứ vào đâu cũng auto chửi, đến phát oải với đầu óc của mấy người đó luôn.
XóaLâu lắm mới nghe ai đó nói "chán như con gián" thấy hay hay.
Trả lờiXóaĐíu gì "Nhà sử học" mà lại đi phát ngôn về câu chuyện quan trọng mà lại tùy tiện như vậy nhỉ?
Trả lờiXóaLỡ lời năm 2005 nên dù quanh co năm 2009 nhưng "hối không kịp" nữa rồi. Sụp đổ hoàn toàn danh dự...
Bọn Dư Lợn Viên này hết chuyện làm rồi hay sao ta? Nếu hết chuyện thì đi dọn dẹp hố xí công cộng, quét dọn phố phường có phải có ích hơn hay không? Đầu chứa toàn đậu phụ mà cứ bàn việc xã hội! Chán bỏ mẹ!
Trả lờiXóaBọn nó đang quét dọn rác rưởi đấy. Kể cả những loại to đầu mà dại như tay ráo xư họ Lê.
XóaTóm lại Lê văn Tám là một nhân vật không có thật , các bác cộng sản mắc bệnh tuyên truyền thế nào thì ai cũng rõ rồi , Dù có khui ra một vài câu từ không chính xác của bác Huy Lê cũng chả thể làm thay đổi được bản chất của các bác CS và sự đánh gá của người dân nói chung về mấy bác CS đâu
Trả lờiXóaAnh Rận Nặc này ngu nhẻ?
XóaThế anh nghĩ sao khi chính a Ráo xư Phan Huy Lê 4 năm sau ĐÃ SÁM HỐI và viết :
"Câu chuyện Lê Văn Tám là dựa trên cơ sở sự kiện có thật"?
http://daotao.vtv.vn/gs-phan-huy-le-tra-lai-su-that-hinh-tuong-le-van-tam/
Câu chuyện về Lê Văn Tám thường kể rằng có một cậu bé làm nghề bán đậu phộng rang, tuy nhỏ tuổi nhưng đã tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp. Sau khi thám thính kĩ, cậu bé tìm cách lọt vào được kho xăng của Pháp ở Thị Nghè. Cậu đã tẩm dầu lên mình và đốt, rồi nhảy vào một thùng xăng gần nhất. Cả kho xăng đã bị phá hủy và cậu bé cũng hy sinh theo.
Trả lờiXóa10 giờ ngày 17-10-1945, được Anh Lê Văn Châu tổ chức và hướng dẫn, thiếu niên Lê Văn Tám, 13 tuổi, giả vờ cắt cỏ, mò cua, lẻn được vào kho đạn Simon Piétri, Thị Nghè, dùng xăng và diêm quẹt đốt phá kho khí tài hậu cần của Pháp. Đạn nổ. Xăng bắn vào người, Lê Văn Tám hy sinh trong tình trạng chết cháy. Kho đạn bị san phẳng. Rất nhiều lính Âu, Phi, thoát không kịp, bị tử thương. Tối 17-10-1945, đài truyền thanh Sài Gòn xác nhận việc kho đạn Thị Nghè bị tấn công và thiệt hại nặng nề.
Trả lờiXóaTấm gương hy sinh của Lê Văn Tám là có thật. Nhưng tam sao thì thất bản, nhất là tình trạng thiếu phương tiện đưa tin lúc bấy giờ. Mấy điểm cần làm rõ: Kho đạn chứ không là kho xăng.
Lê Văn Tám 13 tuổi chứ không phải 16 tuổi. Lê Văn Tám chết cháy do xăng mang theo bén lửa quá nhanh vào người, kết hợp với sức ép đạn nổ, mảnh văng. Lê Văn Tám không tẩm xăng vào người rồi châm lửa vù vù chạy vào kho đạn địch. Nhân thân Lê Văn Tám cũng chưa được xác định rõ ràng vì Anh Lê Văn Châu cũng đã hy sinh sau đó. Đó là sự thật lịch sử. Và trong cuộc trường chinh ngót 80 năm, hằng trăm, hàng ngàn tấm gương hy sinh dũng liệt âm thầm như thế mà Lê Văn Tám là một biểu tượng.
Việt Cộng không bao giờ bảo thủ đối với những gì chưa đúng hoặc không đúng sự thật. Ngày mất của Cụ Hồ 2-9 chứ không là 3-9. Con đường mang tên Nguyễn Văn Bé ở thị xã Long Khánh đã được đổi ngay thành Hồ Thị Hương vì Anh Nguyễn Văn Bé không hy sinh mà bị Mỹ bắt, chữa trị và chuyển qua Mỹ cư trú. Đó là những dẫn chứng cụ thể.
Chép sử, hiểu sử như ông Phan Huy Lê nhưng phát ngôn không "sử" chút nào. Vì sao thì xin nhường lại cho lịch sử sẽ đánh giá về nhà sử học con dòng cháu giống.
Bác Nặc nô bắt lỗi bác DBSx2 hơi khắt khe và không đáng.
XóaBác DBS dùng tiếng Anh cho "sử bình dân"
Bác Nặc nô sửa lại bằng tiếng Tây với hàm ý Tây, tức là Pháp, mà quên rằng bá Dbs không viết Tây, mà thận trong viết là "tây", theo tôi là chuẩn, vì bây giờ, tây Âu, tây lông, tây ba lô ...đều có thể hiểu là người phương Tây nói chung, chứ không chỉ riêng người Pháp.
Nhưng những người lớn tuổi, nhất là sinh khoảng 1954 về trước, khi đã nói đến "tiếng Tây" thì mặc nhiên, đó là tiếng Pháp. Và vì thế, các comment của bác Nặc nô càng đáng trân trong.
Này nhé, cái ngày sáng tác tác phẩm với cái ngày xảy ra sự kiện trong tác phẩm là khác nhau nhé.
Trả lờiXóaÀ quên, ba chữ "sử bình dân" cụ PHan Huy Lê sẽ không xài Anh, Pháp, mà sẽ dùng chữ "dã sử" cho nó hàn lâm. Còn về nhân vật Lê Văn Tám, thì cụ đã chữa ngượng rồi còn gì? Cứ phải bắt cụ xin lỗi nữa ư?
Trả lờiXóaNước Nga có khoảng 150 triệu dân, Việt Nam 90 triệu dân, nôm na là họ gấp 1,5 lần ta, nhưng họ có tư liệu lịch sử công bố trên các website nhiều gấp bội lần chúng ta.
Trả lờiXóaĐành rằng so sánh kiểu này là khiên cưỡng, nhưng chỉ cần lướt qua 1 lượt bất cứ ai cũng phải thực sự kinh ngạc về mức độ phong phú của tư liệu lịch sử Nga. Bất cứ vấn đề nào cũng đều có đầy đù, chỉ có thiếu sức lực và thời gian để mà đọc.
Nhìn lại chúng ta thấy chạnh lòng. Bao nhà sử học danh tiếng sáng lòa, tên tuổi lẫy lừng đến cả trẻ con cũng biết như Dương Trung Quốc. Nhưng lại không có lấy nổi 1 cái webssite, chẳng hạn đơn giản nhất là lưu trữ ảnh chiến tranh VN. Để mỗi ai cần tìm kiếm lại phải nhờ vả cụ Gúc, bởi hầu hết đều là lưu trữ của nước ngoài. Để đến nỗi cả VTV cũng nhầm lẫn lấy ảnh VNCH làm ảnh chiến sĩ giải phóng trong 1 tập phim tài liệu gần đây.
Con gái GS Bảo Châu cho biết, lịch sử là 1 môn học bắt buộc ở Mỹ.
Và chúng ta không có môi trường học thuật lịch sử theo đúng nghĩa, bỏ lại những khoảng trống để có những chuyện như ông PHL hay ông DTQ đòi "viết lại 150 năm lịch sử". Vườn trống thì sẽ có cỏ dại - môi trường thuận lợi cho các thế lực khai thác, cho sử xét lại, và sử bình dân màu mè showbiz tầm thường hóa cả lãnh tụ.
Video với tuyên bố của ông Putin: Lịch sử không thể bị viết lại đơn giản...Tiếp theo, trong video thứ 2 là cuộc thảo luận dài với các nhà sử học, giáo viên giảng dạy sử trẻ về vai trò của khoa học lịch sử trong phát triển xã hội.
https://www.youtube.com/watch?v=QSa_hbGV_LY
https://www.youtube.com/watch?v=lq9NxyyvFhs
Một ví dụ là năm ngoái lại nổi lên vấn đề cải cách ruộng đất bị phía bên kia khai thác khá nhiều, còn các nhà sử học bất đắc dĩ thì đối phó khá chật vật. Oan sai dĩ nhiên có, nhưng làm sao phủ nhận nổi thành quả người cày có ruộng. Không có cải cách ruộng đất lấy đâu ra gạo để kháng chiến?
XóaPhan Huy Lê như tôi biết thời gian trước là người làm việc trong lĩnh vực sử học có uy tín vì biết tôn trọng sự thật lịch sử nói đúng sự kiện lịch sử của Dân tôc. Nay Phan Huy Lê và một số người khác vì đồng xèng của các tổ chức ngoại bang và sự tâng bốc đánh bóng, ngợi ca, tạo dựng ngọn cờ của các thế lực thù địch thông qua các tờ báo lá cải (báo viết, báo nói, báo hình...) trong nước (núp bóng báo chí Cách mạng) và báo ngoại xâm ( báo viết, báo hình, báo nói... của các thế lực ngoại bang tuyên truyền kích động cổ vũ cho các thế lực ngoại bang xâm lược Nước ta, bắt dân tộc ta phải phục tùng lệ thuộc vào chúng), càng nổi lềnh bềnh hơn khi nói về một sự kiện lịch sử có thật thành không có thật; vì phát hiện mới do mình ngụy tạo ra rằng: '' ông Bộ trường đến tận quê tôi nói với tôi khi tôi 11 tuổi về một sự kiện lịch sử hiện dại như thế, như thế ….vì ông biết tôi sau này lớn lên sẽ làm nghề viết sử nổi danh.....hjjjjjj! Thời buổi thị trường có khác ''kim, tiền'' càng nhiều thì ‘’nhân cách càng lớn'' nên một giáo sư sử học có tiếng sẵn sàng bán cả lương tâm, danh dự, uy tín nghề nghiệp của mình đổi lấy những đồng xèng ngoại bang bằng cách xuyên tạc sự kiện lịch sử có thật của Dân tộc mình theo ý đồ của giặc ngoại xâm.....
Trả lờiXóaTầm như lồn mà vào đây còm-meng để được đéo gì.
XóaViết gọn lại, ngắt dòng, ...câu cú cho hàng lối vào. Lũ bò xéo!
Hội Sử học Việt Nam có ông Chủ tịch Hội như Ráo xư Phan Huy Lê và Tổng thư kí Hội là Cử nhân sử Dương Trung Quốc… thì còn ai tin vào sự đúng đắn, chân thật, khách quan của cái Hội này nữa. Thêm một nỗi buồn cho Đất nước Việt Nam.
Trả lờiXóaHội Sử học Việt Nam có ông Chủ tịch Hội như Ráo xư Phan Huy Lê và Tổng thư kí Hội là Cử nhân sử Dương Trung Quốc… thì còn ai tin vào sự đúng đắn, chân thật, khách quan của cái Hội này nữa. Thêm một nỗi buồn cho Đất nước Việt Nam.
Trả lờiXóaHội Sử học Việt Nam có ông Chủ tịch Hội như Ráo xư Phan Huy Lê và Tổng thư kí Hội là Cử nhân sử Dương Trung Quốc… thì còn ai tin vào sự đúng đắn, chân thật, khách quan của cái Hội này nữa. Thêm một nỗi buồn cho Đất nước Việt Nam.
Trả lờiXóaChúng tớ theo cách mạng từ khi tóc cặc mới nhú nay đã vài sợi bạc như râu ... suy tận cùng dân mình bị lừa phỉnh đủ kiểu. Xã hội vì thế niềm tin mất mát quá lớn, nếu đảng ta không kịp thời nhào nặn lại thì nay mai sẽ hoang tàn ghê ghớm.
XóaTôi tín nhiệm ông Hiền Lê thấy vị trí mấy ông giáo sư này. Dù không có nhều chuyên môn về LS nhưng tôi tin ông Hiền Lê sẽ đưa nền sử học nước nhà tiến nhanh tiến mạnh. Bác Hiền Lê đừng từ chối nhé.
Trả lờiXóaBác Lê làm phó cho cô HL nhé. Hội Sử Học VN sap có lãnh đạo mới rồi, uy tín đầy mình.
XóaTôi thì tôi nghĩ thế này,
Trả lờiXóaĐói ăn kiếm miếng, bặt đày dối gian!
Khi còn đương chức chẳng bàn
Về hưu móc máy, ngay "gian" lừa người
Rằng ta "có học" hơn người
Phán sao, là đúng "ý trời" đó ư?
Dù là tiến sĩ, ráo sư,
Không hồn DÂN TỘC "bói bù" cho dân.
Thế gian không thiếu thằng đần,
Thêm vài chấy thức độn đần có sao?
Phường Điện Biên mới làm đức nhiều tài. Anh rất đáng để các đồng chí của mình và nhân dân học tập. Thơ anh lai láng ra sàn ghế. Đứng dậy mau lên khỏi ướt quần. Cảm ơn anh đã soi đường chỉ lối cho chúng tôi .
Trả lờiXóaCó quần còn hơn bọn tụt quần tháo chạy
XóaNhân ngày 17 tháng 10
Trả lờiXóaVề cây đuốc sống Lê Văn Tám
Thứ năm, 16/10/2008, 23:56 (GMT+7)
Trong bài “Một tháng đứng đầu sóng ngọn gió không thể nào quên” đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 23-9-2008, tôi có viết:
“Đêm 17-10, thiếu niên Lê Văn Tám được anh Lê Văn Châu tổ chức, đã tình nguyện bí mật đột nhập vào bên trong, mang theo diêm và xăng, đã đốt được kho đạn rất lớn của Pháp, gần cầu Thị Nghè. Khi rút lui bị dính xăng, bén lửa, đã cháy thành một cây đuốc sống, nêu tấm gương sáng ngời của thiếu niên Việt Nam xả thân vì nước”.
Đọc bài báo đó, có người gọi điện thoại cho tôi biết rằng, họ đã đọc một số sách, được xuất bản trong dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có ghi một trận đánh vào kho đạn Thị Nghè vào ngày 8-4-1946. Trong trận này không thấy nêu “Cây đuốc Lê Văn Tám”. Có người đã gửi cho tôi một tài liệu được lấy trên mạng thông tin điện tử, trong đó giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám hoàn toàn không có thật”.
Giáo sư Phan Huy Lê còn cho biết, tiết lộ ra chuyện này là để trả món nợ với ông Trần Huy Liệu. Sau Cách mạng Tháng 8-1945, ông Trần Huy Liệu đã tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Liệu đã nói với ông Lê rằng: “Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa”. Những năm sau năm 1945, ông Liệu đã giữ chức Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam và đã mất năm 1969. Giáo sư Lê cũng đề cập đến chi tiết phi lý trong chuyện này là: “Cậu bé Lê Văn Tám, sau khi tẩm xăng vào người và tự châm lửa đốt, vẫn còn khả năng chạy từ ngoài vào kho xăng với quãng đường 50 mét. Tôi đã hỏi một số bác sĩ và họ cho rằng với sức nóng của lửa xăng, một em bé không thể chạy xa như vậy”.
Về phần tôi, khi viết về sự kiện “Cây đuốc sống Lê Văn Tám”, tôi đã tìm hiểu từ cuốn “Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975) của Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1994. Chỉ đạo nội dung cuốn sách này là Ban tổng kết chiến tranh của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. Chủ biên là đồng chí Trần Hải Phụng (nhiều năm làm Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định) và đồng chí Lưu Phương Thanh (phụ trách nghiên cứu lịch sử Đảng). Theo sách này thì đánh kho đạn Thị Nghè có hai lần. Lần thứ nhất vào ngày 17-10-1945 và lần thứ hai vào ngày 8-4-1946.
Về trận thứ nhất, ở trang 63 của sách này có ghi:
“Ngày 17-10-1945, tại mặt trận phía Bắc, quân ta phục kích ở cầu Tham Lương đánh lui đoàn xe của địch gồm 8 chiếc chở lính có xe thiết giáp yểm trợ, hành quân lên Hóc Môn, ta phá hủy 5 xe và diệt một số tên. 10 giờ, kho đạn Thị Nghè nổ dữ dội. Đây là kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên, đặt tại khu đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, xung quanh kho có hào sâu, tường cao 2 mét, chăng kẽm gai và hệ thống tháp canh, có đèn quét ban đêm. Một đại đội Âu Phi thường xuyên tuần tra canh gác.
Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10 (1945) Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt.
XóaGương hy sinh của em bé “đuốc sống” trở thành một hình tượng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, chiến đấu quên mình của thiếu niên nhi đồng trong những ngày đầu chống Pháp”. Ngày 19-10-1945, Báo Cứu Quốc có bình luận: “Trận Thị Nghè ghi vào chiến sử Việt Nam”. Theo sách “Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945 - 1975)”, ở trang 108, thì kho đạn này còn bị đánh lần 2 vào ngày 8-4-1946 và báo Tin Điễn ra ngày 9-4-1946 đưa tin: “Một tai nạn dữ dội... Kho đạn Sài Gòn (đường Docteur Angier, tả ngạn kênh Avalanche) phát nổ. Tai nạn có thể kéo dài đến nhiều ngày”.
Sự kiện trận đánh ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách “Mùa thu rồi ngày hăm ba” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67:
“Đêm ngày 17-10-1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn.
Đài phát thanh bên kia đường bị sập một phần lớn, đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt… (viết theo tư liệu của Ban Tuyên huấn Quận ủy Bình Thạnh)”.
Với các tư liệu như đã nêu trên thì có thể khẳng định: Đánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần vào ngày 17-10-1945 và ngày 8-4-1946; trận ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” là có thực; Lê Văn Tám đã đốt kho đạn, không phải kho xăng; Lê Văn Tám không phải “tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng” mà “đã lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa thành “cây đuốc sống”; người tổ chức, bày kế hoạch cho Lê Văn Tám làm là anh Lê Văn Châu, đã hy sinh trong trận đánh giặc Pháp ở Ngã ba Cây Thị năm 1946.
Việc xác định rõ như trên, có ý nghĩa quan trọng vì ở nhiều nơi đã có công viên, trường học, tượng đài, đường phố mang tên Lê Văn Tám. Tại Đền tưởng niệm liệt sĩ ở Bến Dược, Củ Chi, “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” đã được trân trọng tôn vinh.
Với sự kiện “Cây đuốc sống Lê Văn Tám”, ngày 17-10 hàng năm đáng là ngày cho nhân dân ta, đặc biệt là cho tuổi trẻ nước ta tưởng niệm.
TRẦN TRỌNG TÂN
http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/10/168642/
Lịch sử chính thống đã ghi nhận rõ ràng về anh hùng Lê Văn Tám như sau: "Đêm 17 tháng 10 năm 1945, một thiếu niên (Thiếu niên sau này được biết với tên Lê Văn Tám) đã dũng cảm liều mình đốt cháy kho xăng Simon Piétri ở Khánh Hội (quận 4)".
Trả lờiXóaNguồn: HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN, Sách: "LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN (Tập Một: 1945 - 1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, năm 2012, trang 244.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I/ HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN được thành lập theo Quyết định số: 1431/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2001 và Quyết định số: 89/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, gồm có:
Chủ tịch Hội đồng: VÕ VĂN KIỆT, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Các Ủy viên Hội đồng:
+ TRẦN VĂN SỚM: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban nội chính Trung ương.
+ NGÔ THỊ HUỆ: nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương.
+ NGUYỄN VĂN CHÍ: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
+ NGUYỄN MINH ĐƯỜNG: nguyên Bí thư Khu ủy Khu 8.
+ MAI CHÍ THỌ: Đại tướng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
+ TRẦN BẠCH ĐẰNG: Nhà nghiên cứu, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
+ NGUYỄN VĂN CHÍNH: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương với Phó Thủ tướng Chính phủ hiện nay).
+ NGUYỄN THỚI BƯNG: Trung tướng - Tiến sĩ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
+ CAO ĐĂNG CHIẾM: Thượng tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
+ VÕ TRẦN CHÍ: nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
+ LÊ PHƯỚC THỌ: nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
+ NGUYỄN BẠCH TUYẾT: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai.
+ NGUYỄN VĂN HƠN: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An Giang.
+ HUỲNH VĂN NIỀM: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang.
+ PHẠM VĂN HY: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ TRỊNH VĂN LÂU: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long.
+ LÊ THANH NHÀN: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
+ LỮ MINH CHÂU: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (hiện nay gọi là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
+ TRẦN HỒNG QUÂN: Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ LÊ VĂN KIẾN: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Long An.
Xóa+ NGUYỄN XUÂN KỶ: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre.
+ NGUYÊN THẾ HỮU: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đông Tháp.
+ TRẦN QUANG QUÝT: nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang.
+ DƯƠNG ĐÌNH THẢO: nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
+ PHẠM CHÁNH TRỰC: nguyên Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
+ CAO VĂN SÁU: nguyên Ủy viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang.
+ MẠC ĐƯỜNG: Phó Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ TRẦN CHÍ ĐÁO: Phó Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
+ VIỄN PHƯƠNG: Nhà văn - Nhà thơ, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
+ TRẦN ĐÌNH BÚT: Phó Giáo sư, nguyên Thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Hội đồng Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thư ký của HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN là Tiến sĩ TRẦN VĂN KÍNH: nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy tỉnh Long An, nguyên Tổng Biên tập Báo Long An.
Nguồn: HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN, Sách: "LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN" (Tập Một: 1945 - 1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, năm 2012, trang 12, trang 13, trang 14.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
II/ Ban Thường trực HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN gồm có:
+ VÕ VĂN KIỆT.
+ NGUYỄN THỚI BƯNG.
+ NGUYÊN VĂN CHÍ.
+ MAI CHÍ THỌ.
+ TRẦN VĂN SỚM.
+ TRẦN BẠCH ĐẰNG.
+ PHẠM VĂN HY.
+ NGÔ THỊ HUỆ.
+ Thư ký: TRẦN VĂN KÍNH.
III/ BAN BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN gồm có:
Xóa+ Chủ biên: TRẦN BẠCH ĐẰNG.
+ Thư ký: NGUYỄN TRỌNG XUẤT.
+ Các Thanh viên của BAN BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN:
* DƯƠNG ĐÌNH THẢO: nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
* TÔ BỬU GIÁM: nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang (tỉnh Hậu Giang trước đây), nguyên Phó Chánh Văn phòng Trung ương Cục miền Nam.
* NGUYỄN TRỌNG XUẤT: nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn - Gia Định.
* TRẦN PHẤN CHẤN: Đại tá, nguyên Phó Trưởng phòng Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quân khu 7.
* NGUYỄN THIỆN CHIẾN: nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ - thành phố Hồ Chí Minh.
* BÙI CÔNG ĐẶNG: nguyên Trưởng khoa Quản lý Kinh tế Trường Nguyễn Ái Quốc II.
* VŨ HẠNH: Nhà văn, nguyên Tổng thư ký Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc Việt Nam.
* PHAN VĂN HOÀNG: Tiến sĩ, nguyên Tổ trưởng Tổ Trinh sát vũ trang, Ban An ninh Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (T4).
* HÀ MINH HỒNG: Tiến sĩ, Trưởng khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
* HUỲNH LỨA: Phó Giáo sư, nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.
* PHẠM QUANG, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Đài Truyền hinh thành phố Hồ Chí Minh.
* NGUYÊN VĂN TÒNG: Đại tá, nguyên Chính ủy Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam, nguyên Phó Chính ủy Quân khu 9.
* LÊ THANH VĂN: nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN, Sách: "LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN (Tập Một: 1945 - 1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, năm 2012, trang 15, trang 16.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
IV/ HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN TẬP - XUẤT BẢN BỘ SÁCH LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN gồm có:
01/ Phó Giáo sư - Tiến sĩ TÔ HUY RỨA: Chủ tịch Hội đồng.
02/ LÊ THANH HẢI: Ủy viên.
03/ NGÔ VĂN DỤ: Ủy viên.
04/ Giáo sư - Tiến sĩ LÊ HỮU NGHĨA: Ủy viên.
05/ Tiến sĩ NGUYỄN DUY HÙNG: Ủy viên.
06/ Tiến sĩ TRẦN VĂN KÍNH: Ủy viên.
Nguồn: HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN, Sách: "LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN" (Tập Một: 1945 - 1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, năm 2012, trang 5.
V/ CÁC CỘNG TÁC VIÊN:
+ Giáo sư Nguyễn Công Bình;
+ Giáo sư Nguyễn Phan Quang;
+ Kỹ sư Nguyễn Đăng;
+ Kỹ sư Huỳnh Kim Trương;
+ Nhà ngoại giao Võ Anh Tuấn;
+ Đại tá, Tiến sĩ Hồ Sơn Đài;
+ Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên;
+ Nhà nghiên cứu Lưu Tấn Phát;
+ Nhà nghiên cứu Lý Bích Quang;
+ Nhà nghiên cứu Tăng Anh Dũng;
+ Nhà nghiên cứu Nguyễn Quế;
+ Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bền;
+ Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Xuân;
+ Nhà báo Huỳnh Hùng Lý;
+ Nhà báo Trương Võ Anh Giang;
+ Bác sĩ Ngô Văn Quỹ;
+ Bác sĩ Lê Hồng Quang;
+ Bà Trần Thị Ngọc Lan;
+ Bà Trần Thị Kim Anh;
+ Ông Trang Sĩ Sơn.
Nguồn: HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN", Sách: "LỊCH SỬ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN" (Tập Một: 1945 - 1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, năm 2012, trang 16.
Ba xạo nói láo.
Trả lờiXóaCon cặc anh châm đốt thuốc chỉ sau 3 giây mà mất mẹ tuần ở Việt Đức.
Ở đấy mà mị dân óc chó!
Chỉ giỏi ngu dân.