Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

DỊCH NÓNG PHÁT BIỂU CỦA PUTIN TẠI LHQ: XIN CÁC VỊ DỪNG LẠI TRÒ "CÁCH MẠNG MÀU SẮC"

Mời các bạn xem video clip:
https://www.youtube.com/watch?v=q13yzl6k6w0
https://www.youtube.com/watch?v=qFr9XV3NN9k&feature=youtu.be
https://www.youtube.com/watch?v=g--gQZUcTEM

Lời dẫn: Để phục vụ các bạn muốn biết ngay về bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Nga Putin tại khóa họp thứ 70 Đại hội đồng Liên hợp quốc, Google.tienlang xin giới thiệu bài dịch nóng trực tiếp của chị Ha Le một người bạn không còn xa lạ với bạn đọc ở Google.tienlang:
Ha Le
  • 5 giờ ·
    Trong vài phút nữa Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Các bạn có thể xem tại link
    https://www.youtube.com/watch?v=x6oxByE_lEU
  • Vũ Hoàng Anh *tung hoa* Biểu tượng cảm xúc pacman
  • Tran Shon
  • Ha Le
  • Ha Le Sorry các bác, link trên em đăng lúc Obama đang chém Biểu tượng cảm xúc smile
    Chắc phải xem ở đây: http://www.vesti.ru/onair/

    Новости дня от Вести.Ru, интервью, репортажи, фото и видео, новости Москвы и регионов России,...
    vesti.ru
  • Ha Le
  • Ha Le Đại ý anh Obama nói:
    - Mỹ không định cô lập Nga, không muốn quay lại chiến tranh lạnh
    - Mỹ quan tâm đến việc có một nước Nga mạnh

    - Nhưng Mỹ phải trừng phạt Nga vì Ukraina, chứ Mỹ chả có tiền bạc gì ở Ukraina cả
    - Nga với Trung Quốc là thách thức lớn đối với Mỹ
    - Tuy nhiên, hai đứa này có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân ở Iran
    • Vũ Hoàng Anh
  • Ha Le
  • Ha Le Anh Putin đang chém rồi
    - Lúc nào LHQ chả có bất đồng giữa các thành viên Hội đồng Bảo an, chứ không thì quyền phủ quyết để làm gì
    - Những hành động phá hủy uy tín của LHQ là không chấp nhận được, nó sẽ dẫn đến luật rừng trên thế giới.
  • Ha Le
  • Ha Le - Cần phải rút ra bài học từ các sai lầm, không xuất khẩu cách mạng dân chủ ra thế giới. Ví dụ là châu Phi đấy
  • Ha Le
  • Ha Le - Các vị đang làm gì ở Cận Đông và Bắc Phi đấy?
    Sự vô chính phủ dẫn đến cực đoan và khủng bố.
  • Ha Le
  • Ha Le Đừng có nói về sự đe dọa cua chủ nghĩa khủng bố, khi các anh đang tài trợ cho bọn khủng bố, đang dùng các tổ chức cực đoan làm quân bài chính trị cho mình
  • Ha Le
  • Ha Le Nhưng bọn cực đoan ấy không ngu đâu. Còn chưa biết ai lợi dụng ai đâu nhé.
  • Ha Le
  • Ha Le Bọn IS còn huấn luyện cho khủng bố từ đủ các nước, kể cả châu Âu. Không thể để cho bọn đó sau này về nhà, bọn sát nhân đã cảm được mùi máu.
  • Ha Le
  • Ha Le Cần phải xuất phát từ thực tế

    Các vị kết tội Nga có tham vọng đế quốc. Nhưng không thể chịu đựng tình trạng này trên thế giới được nữa.


    Cần tập hợp lực lượng để giải quyết, cần lập liên minh chống khủng bố, tương tự liên minh chống Hitler
  • Ha Le
  • Ha Le IS đã làm nhục Hồi giáo
    Các lãnh đạo của đạo Hồi: cần ngăn cản việc IS tuyển dụn
    g người, chấm dứt chiến tranh huynh đệ tương tàn
    • Ha Le
    • Ha Le Cần giải quyết dựa trên cơ sở ??? của LHQ
    • Ha Le
    • Ha Le Khi đó mới giải quyết được vấn đề tị nạn
    • Ha Le
    • Ha Le Cần giải quyết tận gốc - phục hồi chính quyền nhà nước ở các nước kia
    • Ha Le
    • Ha Le Ngừng vụ cách mạng màu đi, đừng bắt các nước hậu Xô viết phải chọn giữa phương Tây và ĐÔng, nó sẽ dẫn đến khủng hoảng.
    • Ha Le
    • Ha Le Vụ Donbass: cần tôn trọng người dân, tôn trọng hiệp ước Minsk 2

      Thế nhưng các vị chỉ toàn các lệnh trừng phạt đơn phương, ích kỷ kinh tế
    • Ha Le
    • Ha Le Cần cách tiếp cận khác hẳn, các công nghệ không phá hủy môi trường.

      Loài người có đủ khả năng. Cần liên kết các nỗ lực lại
    • Ha Le
    • Ha Le Năm 1946 là phiên họp đầu tiên của LHQ. (không ghi kịp)

      Cần giữ vững tinh thần phiên họp ấy,


      Cùng hành động, chúng ta có thể giữ cho thế giới yên lành và an toàn.

24 nhận xét:

  1. Lần đầu tiên có 1 vị lãnh đạo Nga phát biểu công khai vạch trần những âm mưu đen tối của Mỹ và phương Tây trong các cuộc cách mạng mầu sắc vừa qua.
    Nhục quá cho những kẻ bấy nay bốc phét về dân chủ nhân quyền...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và còn am chỉ chính phương đã tạo ra các tổ chức khủng bố nói chung và is nói tiêng.

      Xóa
    2. Pu tin nói hay quá và Lê Trần Ninh cũng nhận xét hay1

      Xóa
  2. Ông Ha Le nhận xét rất đúng.

    Anh Putin đang chém rồi
    - Lúc nào LHQ chả có bất đồng giữa các thành viên Hội đồng Bảo an, chứ không thì quyền phủ quyết để làm gì
    - Những hành động phá hủy uy tín của LHQ là không chấp nhận được, nó sẽ dẫn đến luật rừng trên thế giới.

    Quá hay. Ông Putin đang bị phương Tây dồn vào tường, sa lầy kẹt cứng ở U. Đứng trước LHQ mà phát biểu thiếu suy nghĩ như về ý nghĩa các cuộc cách mạng dân chủ thì thật đúng là "phá hủy uy tín LHQ là không thể chấp nhật được". Nga là một trong năm thành viên thường trực LHQ mà phát biểu như thế là quá kém.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. PuTin phát biểu quá hay.chỉ bọn ngu bênh Mỹ mới chê Putin kém thui.Báo để Nặc 06:24 ngày 29 tháng 9 năm2015 nbieets là cả thế giới đa số nguoif dân thích có một tổng thống như PuTin đấy chứ không phải là ba con Ma đâu heng!

      Xóa
  3. Hê hê.. Nặc danh06:24 Ngày 29 tháng 09 năm 2015 đúng là loài rận, kêu tiếng rận có khác!

    Trả lờiXóa
  4. Hậu quả của các cuộc cm màu thế nào thì ai cũng biết cả rồi. Những hậu quả này phương Tây và mỹ đã biết trước khi họ nuôi dưỡng đàn chó của mình rồi tung chúng vào trận. Chỉ có điều, lần này hậu quả đó đang nằm ngoài sự kiểm soát của EU và nó đang đe dọa chính họ, kể cả chính sách cấm vận Nga. Chỉ có mỹ dù có bị cay cú nhưng vẫn được hưởng thái bình.

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn bác Ha Le. Hay quá.

    Trả lờiXóa
  6. Nói chung là ở đây toàn các bác hoài cổ. Ngày xưa thì tung hô Xô viết, còn ngày nay là Putin. Mà chẳng biết anh ấy đang đi đường nào, CNTB hay CNCS, hay là lai tạp giữa cái này với cái kia.
    Tôi cũng mong 1 ngày nào đó ĐCS Mỹ nắm quyền lãnh đạo đất nước. Đầu tiên chắc là quốc hữu hóa hết các các lĩnh vực quan trọng, thành lập tập đoàn nhà nước. Tiếp đến là thành lập các Hợp tác xã vân vân và vân vân... Lúc đó có vẻ hay nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải hoài cổ đâu ông bạn, mà là ghét mẽo trịch thượng, đểu cáng, cậy lắm tiền nhiều của ức hiếp, đè nén tất cả những nước nhược tiểu khi chúng thấy nước đó cản đường vơ vét của chúng. Vì vậy dù chưa biết Nga là loại gì, nhưng chí ít cũng thấy họ là 1 trong những lực cản lớn đáp trả thói trắng trợn, ngạo mạn và trịch thượng của mỹ thì ủng hộ, vậy thôi.

      Xóa
  7. TT MỸ OBAMA NẮN GÂN THẰNG PUTIN VÀ TẬP CẬN BÌNH - ĐÂY LÀ 2 THẰNG CHUYÊN ĐI ĂN CƯỚP ĐẤT CỦA NGƯỜI KHÁC
    Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ ở New York hôm qua, tổng thống Mỹ Obama thẳng thừng chỉ trích một số“các nước lớn tìm cách áp đặt ý chí của mình lên các nước nhỏ hơn”, và đòi các nước lớn cần có trách nhiệm lớn hơn nước nhỏ trong việc theo đuổi giải pháp ngoại giao giải quyết bất đồng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

    Trong khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình lần đầu tiên xuất hiện tại cuộc họp Đại hội đồng, tổng thống Nga Putin hiện diện lần đầu tiên trong vòng một thập niên. Bài phát biểu trước phiên họp của LHQ của ông Obama không ngần ngại nhấn mạnh vào hành xử của Nga ở Ukraina và TQ tại Biển Đông.

    Với Nga, ông kêu gọi Moscow cần hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine và “thế giới không thể đứng yên” nhìn Nga gây sức ép với quốc gia láng giềng. Ông nói về một lộ trình hợp tác với Nga và Iran trong việc đem lại hòa bình cho Syria với một điều kiện là hai nước cần ủng hộ việc loại bỏ ông Assad.

    Với TQ, lãnh đạo Nhà Trắng yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay hoạt động cải tạo đảo trái phép trên Biển Đông.
    “Mỹ không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia đang có mặt tại đây, Mỹ có lợi ích trong việc tôn trọng các nguyên tắc về tự do hàng hải và thương mại, giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế chứ không phải vũ lực”, ông Obama nói.

    "Ngoại giao là khó khăn, và đôi khi kết quả không như mong muốn. Nhưng tôi tin nhất là lãnh đạo các nước lớn, có nghĩa vụ chấp nhận rủi ro, dù chúng ta đủ mạnh để bảo vệ các lợi ích của mình nếu ngoại giao thất bại", ông Obama nói.
    Trước những lo ngại về việc TQ gia tăng sức mạnh quân sự, tăng cường gây hấn trong tranh chấp lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình nói tại Đại hội đồng rằng: "TQ sẽ không bao giờ theo đuổi bá quyền, bành trướng hay mở rộng phạm vi ảnh hưởng".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác ND 10:28 ạ,ông Putin và ông Tập luôn đi sau phương Tây.

      Thời mặt trời không bao giờ tắt trên đất nước Anh hay những thống chế người Pháp...có mặt trên khắp năm châu bốn biển để cướp bóc thuộc địa đã qua lâu rồi.

      Bây giờ người Mỹ và phương Tây đã giương cờ Oasinhton chinh phục thế giới rồi thì ông Putin mới lọ mọ tham vọng vẽ lại biên giới lấn sang láng giềng ở Ukraina .

      Còn với ông Tập,giấc mơ Trung hoa của ông ta là gì nếu không phải là cái đường chín đoạn vơ cả biển Đông của hàng xóm và cả cái huyết quản giao thương của thế giới để mưu toan ấn nó vào cái bị thực dân đồ cổ của ông nhặt được do người phương Tây đã vứt bỏ từ thế kỷ trước???? Lạc hậu quá!

      Xóa
    2. Đường chín đoạn với của cải biển đông và khống chế con đường giao thương chỉ là cái bước ban đầu của một mưu đồ lớn thôi ông văn lâm ạ.
      Trong bối cảnh này các nước nhỏ nếu không tỉnh táo sẽ rất dễ bị biến thành con tốt thí mạng. Tỷ như nay mai nó vận động mình tham gia vào cái đội quân "gìn giữ hòa bình" là phải coi chừng đấy kẻo mắc mưu chúng nó thì khổ.

      Xóa
  8. Nga đã từng là đế quốc, nhưng giờ thì chưa thấy. Trong vụ này Nga vẫn chỉ là tự vệ mà thôi. Còn thăng tập thì với VN chẳng ai tin nó cả. Nó đang "tọa sơn quan hổ đấu" chờ thời ra tay thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Cập nhật toàn thông tin hot nhất trong bài phát biểu. Một nhà chính trị tài ba và tôi vô cùng ngưỡng mộ cũng như thán phục. Một người đáng để học hỏi trong sự nghiệp của bản thân

    Trả lờiXóa
  10. Huỳnh Trọng Đôlúc 00:22 30 tháng 9, 2015

    8 điểm nhấn trong phát biểu của Tổng thống Nga Putin ở Liên Hợp Quốc

    VOV.VN- Phát biểu của Tổng thống Nga Putin tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đối lập sâu sắc với những gì Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố trước đó.

    Sputnik News đã điểm lại 8 điểm nhấn đáng chú ý của ông Putin liên quan đến việc Nga tăng cường hiện diện tại Syria và ủng hộ chính thể của Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống IS và những vấn đề khác đáng quan tâm trên toàn cầu.

    1. Liên Hợp Quốc là nơi thế giới hướng tới sự nhượng bộ lẫn nhau

    Theo Tổng thống Nga Putin, Liên Hợp Quốc là nơi các quốc gia nhóm họp và chấp nhận nhượng bộ lẫn nhau thay vì là một tổ chức chỉ để “đóng dấu” thông qua một quyết định hệ trọng nào đó. Nhiều nước (như Mỹ) chỉ coi đây là nơi để “đạt được mục đích của mình”.

    “Ngay từ khi được thành lập, Liên Hợp Quốc không coi cơ chế đồng thuận là cơ chế duy nhất thống trị các quyết định của tổ chức này. Việc thành lập Liên Hợp Quốc là nhằm hướng tới sự nhượng bộ lẫn nhau và sức mạnh của tổ chức này là ở chỗ biết chấp nhận những quan điểm trái chiều”, ông Putin nhấn mạnh.

    2. Liên Hợp Quốc cần phải thay đổi sau Chiến tranh Lạnh

    Tổng thống Nga Putin cảnh báo, dù cần phải cải tổ sau Chiến tranh Lạnh, việc thay đổi tính pháp lý của tổ chức này có thể dẫn tới những hệ lụy cực lỳ nguy hiểm.

    “Điều đó có thể khiến việc chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn bị thay thế bởi những “cái tôi cá nhân”. Khi đó, thế giới sẽ có thêm nhiều kẻ độc tài và bình đẳng, dân chủ và tự do sẽ ngày càng ít dần đi. Khi ấy, thế giới sẽ không còn những quốc gia thực sự độc lập mà chỉ có những nước bị chi phối từ bên ngoài”, ông Putin nói.

    3. Cần phải tôn trọng mọi sự khác biệt

    “Một người không thể thích nghi nổi với một mô hình phát triển do một ai đó áp đặt và cho rằng chỉ có mô hình đó là đúng vĩnh viễn”, ông Putin nói.

    Tổng thống Nga cũng lấy ví dụ về sự tan rã của Liên Xô khi cố áp đặt mô hình phát triển của mình lên các nước khác và nhấn mạnh: “Dường như có những nước không học được gì từ sai lầm của nước khác mà chỉ cố lặp lại sai lầm đó”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Trọng Đôlúc 00:23 30 tháng 9, 2015

      4. “Bạn có thực sự nhận ra những gì mình đã làm hay không?”

      Đây là một trong những câu nói đáng chú ý nhất của Tổng thống Nga Putin trong bối cảnh ông không chỉ đích danh Mỹ mà chỉ nhắc đến “sự thống trị duy nhất” kể từ sau Chiến tranh Lạnh và những hệ lụy mà nước này đã gây ra.

      “Tôi sợ rằng câu hỏi trên sẽ vẫn còn để ngỏ bởi chính sách chỉ trích nước khác trong khi luôn tự trấn an mình và coi mình là ngoại lệ sẽ vẫn còn tiếp diễn”, ông Putin nói.

      5. Chủ nghĩa cực đoan vẫn có chỗ dung thân

      “Rõ ràng là vẫn có những khoảng trống về quyền lực tại một số quốc gia Trung Đông và Bắc Phi dẫn tới tình trạng vô chính phủ tại các quốc gia nói trên tạo mầm mống cho những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan trỗi dậy”, ông Putin nói.

      Tổng thống Nga cũng cho rằng, IS không thể “nổi lên từ chỗ vô danh” và nhấn mạnh, chúng được “nuôi dưỡng” bởi những kẻ cung cấp vũ khí chống lại một chính quyền hợp pháp nhưng “không được ưa thích”.

      6. Cần thành lập liên minh chống khủng bố

      Tổng thống Putin đã lên tiếng kêu gọi thành lập một liên minh rộng lớn tham gia cuộc chiến chống khủng bố, điều ông đã nung nấu kể tử sau cuộc khủng bố ngày 11/9 trên đất Mỹ. Ông Putin cho biết, ông đã chia sẻ ý tưởng này với Tổng thống Mỹ lúc đó là ông George W. Bush.

      “Ý tưởng này của chúng ta không phải là vì tham vọng cá nhân mà là vì những giá trị chung và những mối quan tâm chung. Chúng ta cần đoàn kết trong hành động dựa trên luật pháp quốc tế để giải quyết những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt và tạo ra một liên minh thực sự vì công cuộc chống khủng bố”, ông Putin nói.

      Ông Putin cũng cho rằng, các quốc gia Hồi giáo cần phải là nhân tố chủ chốt trong liên minh và kêu gọi giới chức Hồi giáo cần sử dụng quyền hạn của mình để ngăn chặn việc những tổ chức khủng bố tuyển mộ các chiến binh Hồi giáo.

      7. Khôi phục vị thế quốc gia cho Libya và Syria

      Tổng thống Putin cho rằng, việc khôi phục lại vị thế quốc gia cho Libya và Syria, những nước đang phải đối mặt với các cuộc xung đột triền miên sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề người tị nạn đang lũ lượt rời khỏi 2 quốc gia nói trên.

      “Người tị nạn cần sự cảm thông và ủng hộ, tuy nhiên, vấn đề này chỉ có thể được giải quyết triệt để bằng việc khôi phục lại các quốc gia từng bị hủy hoại bởi chiến tranh”, ông Putin nhấn mạnh.

      8. Không được dùng vũ lực giải quyết vấn đề Ukraine

      Tổng thống Nga Putin cho rằng, giống như nhiều quốc gia thuộc Liên Xô trước đây, Ukraine buộc phải chọn giữa Đông và Tây và điều này đã dẫn đến cuộc nội chiến sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Yanukovych vào tháng 2/2014.

      “Không thể đảm bảo được sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine chỉ bằng những lời đe dọa và vũ lực. Cần phải cân nhắc đến lợi ích và quyền lợi của người dân vùng Donbass cũng như tôn trọng sự lựa chọn của họ và hợp tác với họ trong các vấn đề liên quan đến hệ thống chính trị của Ukraine như đã nêu trong thỏa thuận Minsk”, ông Putin nói.

      Xóa
  11. Huỳnh Trọng Đôlúc 00:39 30 tháng 9, 2015

    60 phút phỏng vấn: Ông Putin nói gì về nước Nga và tình hình Ukraine

    VOV.VN- Trong 60 phút phỏng vấn trên kênh truyền hình Mỹ PBS, Tổng thống Nga Putin bày tỏ lòng tự hào về nước Nga và vấn đề Ukraine.

    Ngoài ra, cũng trong cuộc phỏng vấn nói trên, ông Putin cũng chia sẻ về thời gian làm sĩ quan tình báo trước khi trở thành Tổng thống Nga cũng như phản ứng của ông khi bị gọi là Sa hoàng cũng như quan điểm của ông về những vấn đề nóng trên toàn cầu.

    Không thể giải quyết tình hình Ukraine bằng “Cách mạng màu”

    Liên quan đến vấn đề Ukraine, ông Putin nhấn mạnh: “Việc giải quyết những vấn đề như tình hình tại Ukraine cũng như các nước thuộc Liên Xô cũ bằng cái gọi là “Cách mạng màu” thông qua những biện pháp vi hiến như lật đổ chính quyền tại quốc gia đó là không thể chấp nhận được”.

    Ông Putin khẳng định, Nga là láng giềng thân cận nhất của Ukaine và những vấn đề tại quốc gia này luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nga.

    “Ukraine là nước thân cận với chúng tôi nhất. Chúng tôi luôn nói rằng, Ukraine là anh em với Nga và điều này hoàn toàn là sự thật. Không chỉ bởi Ukraine cùng dòng giống Slavic với chúng tôi mà ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và tôn giáo của họ cũng tương đồng với Nga”, ông Putin chia sẻ.

    Khi được hỏi liệu ông có tin rằng Mỹ có liên quan đến vụ lật đổ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych khiến ông này phải chạy trốn sang Nga, ông Putin khẳng định, ông chắc chắn về điều này và tiết lộ về nguồn cung cấp thông tin này cho ông.

    “Chúng tôi có liên lạc với hàng nghìn người sinh sống tại Ukraine và chúng tôi biết rõ những kẻ đã gặp gỡ và hợp tác với những người đã lật đổ ông Yanukovych”, ông Putin nói.

    “Chúng tôi biết rõ chúng đã hỗ trợ những kẻ âm mưu lật đổ như thế nào, chúng đã trả bao nhiêu tiền cho việc này cũng như những nước nào bảo trợ cho việc huấn luyện cho cuộc đảo chính đó và ai là kẻ giật dây vụ này”, ông Putin nói thêm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Trọng Đôlúc 00:41 30 tháng 9, 2015

      “Chúng tôi biết mọi thông tin bởi vì các đối tác Mỹ của chúng tôi không biết “giữ mồm giữ miệng”, ông Putin nói.

      Tổng thống Nga tuyên bố: “Không bao giờ, dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, Nga lại tìm cách lật đổ chính quyền hợp pháp của một nước khác”.

      “Tôn trọng chủ quyền của một quốc gia có nghĩa là phải ngăn ngừa mọi hành động đảo chính hoặc lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia đó”, ông Putin nói và nhấn mạnh: “Việc chúng tôi điều quân đến sát biên giới của một số nước không phải là hành vi phạm pháp”.

      Mỹ áp dụng “tiêu chuẩn kép” khi đưa vũ khí hạt nhân sang Đức

      Truyền thông phương Tây đã luôn cáo buộc Nga đưa quân vào Ukraine nhằm xâm chiếm nước này, tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin đã giải thích rõ về điều này bằng chính “ví dụ cụ thể” là sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu.

      “Chúng ta đừng quên rằng, các loại vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ đang được đặt tại châu Âu. Phải chăng điều đó có nghĩa là Mỹ xâm chiếm Đức hoặc Mỹ chưa bao giờ nguôi tham vọng chiếm châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 và che đậy việc xâm chiếm này bằng sự hiện diện của quân đội NATO tại đây”, ông Putin nêu câu hỏi.

      “Trong khi đó, việc Nga đưa quân đến khu vực biên giới của mình với một số các nước khác lại bị coi là hành vi phạm pháp”, ông Putin lên án.

      Xóa
    2. Huỳnh Trọng Đôlúc 00:44 30 tháng 9, 2015

      Nỗi đau chung khiến Nga luôn đoàn kết

      Liên quan đến việc người dân Nga luôn ủng hộ mình, ông Putin chia sẻ: “Có một điểm chung khiến người dân Nga và tôi luôn đoàn kết với nhau đó chính là tình yêu đối với Đất mẹ”.

      Tổng thống Nga nêu rõ, chính nỗi đau sau Thế chiến thứ 2 là nhân tố gắn kết mọi người dân Nga.

      “Trong gia đình tôi và nhiều gia đình khác đều phải chịu mất mát to lớn trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Đó là một thực tế. Trong nhà nội tôi, 4 trong 5 bác và cậu của tôi đã hy sinh và ở bên nhà ngoại tôi, mọi chuyện cũng không khác gì lắm”.

      “Người Nga đã phải chịu đựng những tổn thất to lớn. Chúng ta không được phép cáo buộc bất kỳ một nước nào hay một người nào về tổn thất này. Thay vì thế, chúng ta phải đảm bảo rằng, những thảm kịch đó sẽ không bao giờ lặp lại”, ông Putin nói.

      Liên quan đến việc Liên Xô tan rã, ông Putin chia sẻ: “Nước Nga giờ trở thành quốc gia bị chia rẽ nhiều nhất trên thế giới”.

      Khi được hỏi về khả năng xây dựng lại một tầm ảnh hưởng như Liên Xô trước đây, ông Putin cười và trả lời: “Câu hỏi này khiến tôi cảm thấy rất vui. Có những người luôn nghi ngờ về tham vọng của Nga và cố tình diễn dịch sai về nỗ lực vươn lên của Nga”.

      “Tôi từng nói rằng, sự sụp đổ của Liên Xô là một thảm kịch lớn của thế kỷ 20. Bạn có biết tại sao không? Đó là bởi hơn 25 triệu người Nga đột nhiên bị đẩy ra khỏi biên giới của nước Nga”, ông Putin giải thích.

      “Họ đã từng sống trong một quốc gia. Liên Xô trước đây còn được gọi là nước Nga Xô viết và đó là một nước Nga vĩ đại. Họ từng sống trong một quốc gia như vậy và đột nhiên trở thành những người xa lạ”, ông Putin nói thêm.

      “Điều đó khiến họ phải đối mặt với những vấn đề nhức nhối như: gia đình ly tán cùng với những hệ lụy về kinh tế và xã hội. Danh sách này là vô tận”, ông Putin nói.

      “Liệu bạn có cho rằng, việc 25 triệu người Nga đột nhiên phải gánh chịu những điều đó là bình thường không”, ông Putin đặt câu hỏi.

      Khi được hỏi ông cảm thấy thế nào khi bị gọi là Sa hoàng, ông Putin cho rằng, biệt danh này không phù hợp với mình và đùa rằng, ông còn bị gán cho nhiều biệt danh khác nữa và ông không quan tâm ai gọi mình như thế nào.

      Một thời làm sĩ quan KGB, mãi mãi là người của KGB

      Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông Putin cũng chia sẻ về quãng thời gian ông làm việc cho cơ quan tình báo Liên Xô (trước đây) (KGB) và cho rằng, bất kỳ một giai đoạn nào trong cuộc đời mỗi người cũng đều ảnh hưởng đến bản thân sau này.

      “Dù chúng ta làm nghề gì thì kiến thức, kinh nghiệm về nghề đó sẽ luôn đi theo chúng ta. Chúng ta sẽ sử dụng những kiến thức kinh nghiệm đó theo cách này hay cách khác. Chính vì thế, không có chuyện rời khỏi KGB là sẽ trở thành cựu sĩ quan KGB. Một thời làm sĩ quan KGB, mãi mãi là người của KGB”.


      Khi được người dẫn chương trình trên kênh truyền hình Mỹ PBS Charlie Rose hỏi: “Một người làm ở CIA nói với tôi rằng, việc được huấn luyện để mọi người yêu quý mình là rất quan trọng vì để được yêu quý, bạn sẽ phải tìm cách lừa dối họ”, ông Putin trả lời: “Nếu CIA nói thế, hẳn là họ đúng và họ là chuyên gia trong lĩnh vực này”.

      Khi được yêu cầu đánh giá về Tổng thống Mỹ, ông Putin cho rằng, ông không phải là người có quyền làm điều đó mà điều này phải do người dân Mỹ quyết định.

      Cuối cùng, Tổng thống Nga Putin chia sẻ điều mà ông cho là quan trọng nhất đối với bản thân: “Điều quan trọng nhất là mọi việc anh làm đều phải vì lợi ích quốc gia nhất là khi anh là người đứng đầu nhà nước”./.

      http://vov.vn/the-gioi/quan-sat/60-phut-phong-van-ong-putin-noi-gi-ve-nuoc-nga-va-tinh-hinh-ukraine-435431.vov

      Xóa
  12. Nguyễn Đắc Thônglúc 02:58 30 tháng 9, 2015

    Putin khiến Obama lu mờ ngay trên đất Mỹ?
    Cập nhật lúc: 13h46" | 29/09/2015

    (VnMedia) - Lần đầu tiên xuất hiện tại Liên Hợp Quốc trong một thập kỷ, Tổng thống quyền lực của Nga - ông Vladimir Putin dường như đã làm lu mờ người đồng cấp Mỹ Barack Obama khi thu hút sự chú ý lớn của dư luận thế giới.



    Ảnh minh họa

    Tổng thống Putin (bên trái) và người đồng cấp Obama

    Tờ CNN của Mỹ cho rằng, Nhà lãnh đạo Nga đang thực hiện “một cuộc đảo chính” nhằm vào vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ, và tìm cách giành quyền kiểm soát liên minh chống IS từ tay Mỹ.



    Ông Putin không phải là nhà lãnh đạo duy nhất thách thức Mỹ bằng cách làm lu mờ Tổng thống Obama tại cuộc họp toàn cầu - một cuộc họp mà Tổng thống Mỹ thường là người ở vị trí nổi bật nhất, thu hút sự chú ý nhất.



    Những bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc cũng đã đẩy Nhà lãnh đạo của siêu cường Mỹ vào tình thế phải bảo vệ không chỉ di sản chính sách đối ngoại của cá nhân, mà còn cả quan niệm tổng thể, toàn diện về một trật tự thế giới dựa trên 7 thập kỷ Mỹ ở vị trí lãnh đạo các nước.



    Ngày của một loạt bài diễn văn được thực hiện bởi nguyên thủ các nước tại Liên Hợp Quốc, trong đó có bài phát biểu của Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, đã cho thấy rõ những thách thức đa cực đối với sức mạnh Mỹ, khi các đế chế ngủ quên đang tìm cách trỗi dậy trở lại và Mỹ đối mặt với thách thức quân sự trải dài từ khu vực Đông Âu sang khắp Trung Đông và đến Châu Á.



    Tổng thống Obama đang thực hiện chính sách khuyến khích các nước khác tham gia giải quyết mối đe dọa trong khu vực của họ, ví dụ như lôi kéo Ả-rập Xê-út và Jordan vào liên minh chống nhóm khủng bố khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận này đồng nghĩa với việc các lực lượng khác liên quan đến vấn đề này như Iran và hiện giờ là Nga ở Syria, có thể không nhất thiết phải đồng ý với cách kết thúc cuộc chơi theo hướng mà Mỹ mong muốn.



    Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc của mình, Nhà lãnh đạo Mỹ đã đưa ra những lập luận đầy đủ nhất để bảo vệ cho các chính sách của ông này - cụ thể nhấn mạnh đến việc ưu tiên con đường ngoại giao thay vì dùng vũ lực. Tuy nhiên, ông Obama dường như khó bảo vệ lý lẽ của mình trước những lời chỉ trích cho rằng các chính sách của ông đã khuyến khích kẻ thù, đối thủ của Mỹ trở nên táo bạo hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Đắc Thônglúc 03:00 30 tháng 9, 2015

      Người thách thức ông Obama nhất trong ngày hôm qua chính là Tổng thống Nga Putin. Ông chủ điện Kremlin được cho là đang tìm kiếm sự khởi đầu ở Ukraine và Syria . Đây là những nơi mà ông Putin tin là Tổng thống Mỹ sẽ không chống lại. Ông Putin gần đây được cho là đã ra lệnh tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria , rõ ràng là để hỗ trợ, hậu thuẫn cho đồng minh lâu năm của Nga - chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

      Vừa mới tham gia sâu vào Syria, Tổng thống Putin đã tỏ ra có ưu thế hơn người đồng cấp Mỹ khi thỏa thuận thành công với Iran, Syria và Iraq để lập ra một liên minh tình báo chống IS hồi cuối tuần vừa rồi. Diễn biến này khiến giới chức Mỹ không tránh khỏi lo ngại về viễn cảnh họ sẽ mất “quyền chỉ huy” liên minh chống IS vào tay Nga. Điều đó đồng nghĩa với việc vị trí lãnh đạo thế giới của Mỹ bị lung lay và sự nổi lên của Nga được ghi nhận..



      Nga chỉ trích sự can thiệp của Mỹ



      Thông điệp được Tổng thống Nga Putin đưa ra tại Liên Hợp Quốc ngày hôm qua rất đơn giản: Sự can thiệp của Mỹ và chính sách đơn phương của Mỹ đã gây phản tác dụng ở Trung Đông và giờ là lúc thực hiện một điều gì đó mới mẻ.



      Bài phát biểu của ông Putin đã gây ra một ấn tượng rất lớn ở các thủ đô của Châu Âu rằng, mục đích ở Syria của ông này không chỉ là giúp củng cố khả năng kiểm soát đất nước của chính quyền Tổng thống Assad mà còn là để ngăn chặn ảnh hưởng và sức mạnh của Mỹ ở Trung Đông.



      Ông Putin đã đưa ra ví dụ cụ thể về sự can thiệp của Mỹ và Libya . Theo ông chủ điện Kremlin, sự can thiệp đó đã gây ra một khoảng trống quyền lực và mở ra cơ hội “cho lực lượng khủng bố, cực đoan” điền vào chỗ trống đó". "Các bạn có nhận ra việc các bạn đã làm gì hay chưa?”, ông Putin đặt câu hỏi.



      Tổng thống Nga kêu gọi tiến hành một hội nghị cấp bộ trưởng và sau đó đưa ra một nghị quyết của Liên Hợp Quốc để định hướng lại chiến lược chống IS.



      Ông Putin đang trên con đường tìm cách thiết lập một liên minh chống IS lớn hơn liên minh do Mỹ dẫn dắt. Hướng đi của Nhà lãnh đạo Nga khác với người đồng cấp Mỹ Obama. Theo đó, Nga muốn liên minh của mình liên kết với chính quyền Syria để chiến đấu chống lại IS. Trong khi đó, Mỹ lại không muốn sát cánh với chính quyền Assad. Nếu Tổng thống Putin thành công trên con đường của mình thì rõ ràng điều đó làm sứt mẻ ít nhiều vị thế lãnh đạo thế giới của nước Mỹ.

      http://vnmedia.vn/vn/quoc-te-24-7/diem-nong/putin-khien-obama-lu-mo-ngay-tren-dat-my-17-4138009.html

      Xóa
  13. Một cú tát giáng trời của Putin giành cho tây lông và Mỹ.Quay lại vài ngày trc' Mỹ và tây lông còn lớn tiếng "Assasd phải thoái vị" thì nay họ câm như hến trc' tay cờ ranh mãnh.Nga đề nghị phải tiêu diệt IS và đám khủng bố "ôn hoà mà Mỹ và chân tay tạo ra".Bản thân cx lớn tiếng rằng IS là 1 mục tiêu phải tiêu diệt nhưng Mỹ trong việc tiêu diệt khủng bố đã thất bại:càng đánh Is càng lớn mạnh.Nay Nga bảo anh sẽ giúp chú,Mỹ ra lệnh nguỵ IRAQ k cho Nga bay qua nhưng vì lợi ích sát sườn,Iraq tát thêm phát mặt nhà trắng:họ cho Nga đi qua biên giới.Giờ việc lật đổ Assad là k thể,chị Markel đã hết chịu nổi trò chính trị bẩn thỉu của Mỹ,hét:Bà đi gặp Assad,đéo thể để 2-4tr thằng tỵ nạn trộn lẫn khủng bố dc.Mỹ ngậm bồ hòn khóc rưng rức.

    Trả lờiXóa
  14. Tổng thống Putin và Tổng thống Obama thảo luận về Syria và Ukraine
    13:35 29.09.2015 URL
    Chiều thứ Hai, lần đầu tiên trong hai năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiến hành cuộc gặp song phương và thảo luận về cuộc xung đột ở Syria và Ukraine.
    hội
    Sau cuộc họp, ông Putin đã trả lời câu hỏi của các nhà báo và nói rằng Nga sẽ tiếp tục giúp Tổng thống Syria Bashar Assad trong cuộc chiến chống "Nhà nước Hồi giáo," nhưng sẽ không tham gia vào các hoạt động quân sự trên mặt đất chống những kẻ cực đoan; quân đội Nga và Mỹ thiết lập đối thoại để tránh xung đột tại Syria; và vai trò của Mỹ trong việc giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine như vậy là khá tích cực, bởi vì họ "đứng đằng sau Kiev".

    Cuộc trò chuyện, diễn ra bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, kéo dài một tiếng rưỡi thay vì 50 phút theo kế hoạch. Cuộc đàm phán kéo dài đã không mang lại một bước đột phá trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách khu vực, nhưng ghi nhận việc nối lại đối thoại ở cấp cao nhất

    Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/politics/20150929/725217.html#ixzz3nA1AbeYX


    Trả lờiXóa