Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

NGƯỜI MỸ NÓI VỀ NHÂN QUYỀN MỸ VÀ NHÂN QUYỀN CUBA

Lời dẫn: Người Mỹ mà Google.tienlang muốn giới thiệu trong bài dưới đây là Stephen Lendman. Ông là một nhà văn và một nhà báo truyền hình, hiện sống ở Chicago, Hoa Kỳ.  
 Stephen Lendman
Ông Stephen Lendman có bằng cử nhân Harvard và bằng MBA từ  Wharton. Ông đã từng xuất bản nhiều sách và đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài Hoa Kỳ. 
Bài viết mới đây America v. Cuba on Human Rights của Stephen Lendman nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Cuba. Google.tienlang cảm ơn chủ blog Thời Thổ tả đã chuyển ngữ bài báo này.
************************************
 America v. Cuba on Human Rights
 by Stephen Lendman

America and Cuba are world’s apart in how they treat their people.

Obama heads the world’s leading human rights abuser on a global scale. He intends lecturing President Raul Castro privately and Cubans publicly in a planned televised address on improving the nation's human rights record.

US Cuba bashing is longstanding, its government unjustly accused of ruling oppressively. Individuals are imprisoned for crimes, including accepting money from other nations for subversion, not political reasons like in America.
The US 1992 Cuban Democracy Act encourages anti-government groups. The 1996 Cuban Liberty and Democratic Solidarity Act says “the President (of the United States) is authorized to furnish assistance and provide other support for individuals and independent nongovernmental organizations to support democracy-building efforts for Cuba.”
Its aim is fostering subversion to replace its legitimate government with a US controlled puppet, return Cuba to its bad old days, loot it for profit, exploit its people.
Cuban governance shames America’s. On a 2007 visit, the late Gore Vidal said its system is “successful for the people who live in it.” He was able to breathe free for the first time, he explained.
He called it “so rare to see a contented people. Everything they're doing (is) very good. There is no sullenness among the people which you get with great masses that don't quite know what their government is.”
Cuba considers people its greatest resource. What a “brilliant notion,” said Vidal. “All we've got is people, so we’ll train them” to become doctors, teachers and skilled in other areas to help Cuban society.
Washington and supportive media scoundrels circulating stories about human rights abuses suppress hard truths. Press freedom is ignored. Journalists can write or broadcast what they wish.
America is a fascist police state, democracy illusory. Cuba is open, free and fair. Before illness forced Fidel Castro to step down in 2008, he championed world peace and stability, warned about potential life-ending nuclear war, called for disarmament as “the only way to preserve life on earth.”
Throughout his tenure as Cuban leader, he threatened no other nation, attacked none. He ruled benignly, not by force - polar opposite ruthless US policies, its war on humanity at home and abroad.
Cubans have benefits Americans can’t imagine. Constitutionally mandated social services include free world-class medical, hospital and dental care, as well as prophylactic services, stressing public health, preventive care, health education, programs for periodic medical examinations, immunizations and other preventive measures.
Worker health and safety are guaranteed. So is help for the elderly and pregnant working women. Paid leave is provided before and after childbirth.
Cuba's Public Health Law obligates the state to assure, improve and protect the health of all citizens, including providing rehabilitation services for physical and mental disabilities.
Obamacare leaves millions uninsured on their own. It’s corporate designed and controlled, a rationing system enriching insurers, predatory drug companies and large hospital chains at the expense of providing universal care like in Cuba.
America spends twice as much on average as other industrialized states. Its performance is poor by comparison.
Cuban education is Latin America’s best, free at all levels, far superior to public education in America, stressing teaching to the test, not learning.
Cuba wants all its citizens educated, stressing math, reading, the sciences, arts, humanities, social responsibility, civics and participatory citizenship.
Illiteracy was virtually eliminated. In America, it’s unacceptably high. Millions can’t read, notably inner city youths. Public schools operate more as warehouses than institutions of learning.
Dropout rates are high. Millions of young people are unprepared for most everything except rotten low-paid, poor-or-no-benefit jobs.
Cuba cares for its people. America treats its population contemptuously, serving privileged interests exclusively. Homelessness, hunger and food insecurity are major problems in the world’s richest country - not in Cuba.
A previous article said Obama’s visit will do nothing to normalize relations responsibly.
US policy calls for domination and exploitation, not treating other nations equitably and fairly.

Nguồn: America v. Cuba on Human Rights
=================
Dịch: 
NHÂN QUYỀN CUBA <=> NHÂN QUYỀN MỸ

Mỹ và Cuba là phần thế giới xa nhau trong cách họ đối xử với người dân.

Obama đứng hàng đầu thế giới về lạm dụng nhân quyền trên quy mô toàn cầu. Ông ta muốn dạy Chủ tịch Raul Castro nói riêng và nhân dân Cuba nói chung trong tuyên bố trên TV đã lên kế hoạch sẵn về cải thiện hồ sơ nhân quyền quốc gia.

Mỹ chỉ trích Cuba đã từ lâu, chính phủ của họ vô cớ buộc tội nhà cầm quyền Cuba áp bức. Các cá nhân đang bị giam cầm vì những tội, bao gồm cả việc nhận tiền từ nước ngoài để lật đổ, những lý do chính trị không giống Mỹ.
Luật Dân Chủ Cuba 1992 của Mỹ khuyến khích các nhóm chống chính phủ. Luật Đoàn kết dân chủ và quyền tự do Cuba của Mỹ 1996: "Tổng thống (Mỹ) được ủy quyền để giúp đỡ và cung cấp sự ủng hộ khác cho các cá nhân và các tổ chức phi chính phủ độc lập để hỗ trợ các nỗ lực xây dựng dân chủ cho Cuba."

Mục đích của nó là nuôi dưỡng lật đổ nhằm thay chính phủ Cuba hợp pháp bằng con rối Mỹ điều khiển, đưa Cuba trở về những ngày đen tối cũ, cướp đoạt lợi ích của họ, bóc lột nhân dân họ.

Chính phủ Cuba làm Mỹ thấy xấu hổ. Sau chuyến thăm Cuba năm 2007, nhà văn Mỹ  Gore Vidal nói hệ thống của họ là "sự thành công cho người dân sống ở đó." Ông giải thích ở đó, mình lần đầu tiên đã có thể hít thở tự do.
Ông nói là "rất hiếm khi (mình) nhìn thấy dân chúng không mãn nguyện. Mọi thứ họ làm là rất tốt. Không có ai buồn bã trong số những người mà bạn gặp khi phần lớn không hẳn hoàn toàn biết chính phủ của họ là gì".

Cuba coi con người tài nguyên lớn nhất của họ. Thật là một "khái niệm rực rỡ - Vidal nói - Tất cả những người chúng tôi gặp, được đào tạo rất tốt" để trở thành bác sĩ, giáo viên và các lĩnh vực lành nghề khác cho xã hội Cuba. Washington và bọn vô lại truyền thông khuyến khích những câu chuyện vi phạm nhân quyền Cuba để lấp liếm những sự thật có sức nặng. Tự do báo chí (Cuba) bị lờ đi. Các nhà báo có thể viết hoặc phát sóng những gì họ muốn.
Mỹ là nhà nước cảnh sát phát xít, ảo tưởng dân chủ. Còn Cuba cởi mở, tự do và công bằng. Trước khi bệnh tật buộc Fidel Castro thôi nắm quyền năm 2008, ông là người đấu tranh cho hòa bình và ổn định trên thế giới, đã cảnh báo về khả năng chiến tranh hạt nhân kết liễu sự sống, ông kêu gọi giải trừ vũ khí là "cách duy nhất để bảo tồn sự sống trên trái đất."

Trong suốt nhiệm kỳ làm nhà lãnh đạo Cuba, ông không đe dọa một quốc gia nào, không tấn công ai. Ông lãnh đạo bằng lòng nhân từ, không bằng vũ lực – trái cực với chính sách Mỹ tàn nhẫn, gây chiến chống nhân loại trong và ngoài nước.

Cuba có những phúc lợi mà người Mỹ không thể tưởng tượng. dịch vụ xã hội ghi trong hiến pháp bao gồm y tế, bệnh viện và chăm sóc răng miệng miễn phí đẳng cấp thế giới, cũng như các dịch vụ phòng bệnh, tăng cường sức khỏe cộng đồng, giáo dục sức khỏe, các chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm chủng và các phương pháp khác.

Sức khỏe và an toàn của người lao động được đảm bảo. Có sự giúp đỡ cho những người cao tuổi và phụ nữ làm việc mang thai. Nghỉ có lương trước và sau khi sinh con.

Luật y tế công cộng của Cuba buộc các nhà nước đảm bảo, cải thiện và bảo vệ sức khỏe của người dân, bao gồm cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật về thể chất và tinh thần.

Obamacare bỏ rơi hàng triệu người không có bảo hiểm của họ. Nó là thiết kế và kiểm soát của tập đoàn, hệ thống phân phối làm giàu cho các hãng bảo hiểm, các công ty dược phẩm thú dữ và chuỗi bệnh viện lớn với các chi phí đắt đỏ để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phổ quát cũng chỉ như ở Cuba.
Mỹ chi tiêu cho y tế gấp đôi trung bình các nước công nghiệp phát triển khác, nhưng hiệu quả của nó lại nghèo nàn nếu so sánh.

Giáo dục Cuba tốt nhất Mỹ Latin, miễn phí tất cả các cấp học, vượt trội giáo dục công ở Mỹ, họ chú trọng giảng dạy để thực hành, không phải chỉ để học.

Cuba muốn tất cả các công dân của họ có học vấn, nhấn mạnh toán học, đọc sách, khoa học, nghệ thuật, nhân văn, trách nhiệm xã hội, giáo dục công dân và dân sự.

Mù chữ hầu như đã bị loại bỏ ở Cuba, còn ở Mỹ là quá cao. Hàng triệu không thể đọc, đặc biệt là thanh niên thành thị. Các trường công hoạt động như cái kho chứa hơn là nơi tổ chức học tập. Mỹ có tỷ lệ học sinh bỏ học cao. Hàng triệu thanh niên không được chuẩn bị cho hầu hết tất cả mọi thứ ngoại trừ để làm việc làm với thu nhập ít ỏi, làm việc tồi thu nhập thấp. Cuba quan tâm đến người dân. Mỹ đối xử khinh thường với dân họ, và chỉ phục vụ lợi ích đặc quyền. Vô gia cư, đói nghèo và an ninh lương thực là vấn đề lớn trong đất nước giàu nhất thế giới – mà không phải ở Cuba.
Một bài báo trước đó cho biết chuyến thăm của Obama sẽ chẳng có gì hơn là trách nhiệm bình thường hóa quan hệ. Khi chính sách của Mỹ là thống trị và bóc lột, không đối xử với các quốc gia khác một cách công bằng và sòng phẳng. 
Stephen Lendman http://sjlendman.blogspot.com/2016/03/america-v-cuba-on-human-rights.html
Người dịch: Chủ blog Thời Thổ tả
==========================

49 nhận xét:

  1. Cảm ơn các bạn chủ trang.
    Báo chí VN không thấy dịch những bài thế này mà chỉ cắm đầu đi dịch những bài của mấy cơ quan tâm lý chiến của Mỹ là nhanh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dịch sao nổi, Mĩ có 350 triệu dân, mỗi ngày dịch một bài của một ông trí thức cánh tả nào đó, thì đến cuối thế kỉ này cũng chưa hết hí hí.

      Xóa
    2. Chả cần cánh tả hay cánh hữu đâu.
      Miễn là SỰ THẬT!

      Ai cũng biết những khuyết tật khó sửa của Mỹ về nhân quyền như bài báo này chỉ ra.
      Chỉ các anh rận chấy VN thì cố lờ đi!

      Xóa
    3. Tả khác, hữu khác chứ cô. Cô có muốn dịch, bài như ở trên, một tỉ, anh chỉ cô dịch hí hí?

      Xóa
    4. Có một sự thật, 1000 ông chửi Mĩ, ca CS, không ông nào chịu bỏ Mĩ qua CS sống hết hehe.

      Xóa
    5. Nặc danh13:19 Ngày 25 tháng 03 năm 2016

      Có một sự thật, 1000 ông chửi Mĩ, ca CS, không ông nào chịu bỏ Mĩ qua CS sống hết hehe.?
      ======================
      Thật không vậy rận nặc?
      Ngu vừa thôi để phần rận khác ngu chút!

      Hãy tìm đọc ngay trên G.TL này thôi, xem một người Mỹ khác nói về việc người Mỹ bỏ ra đi thế nào nhé!

      Xóa
    6. Nước Mỹ: SỰ THẬT PHŨ PHÀNG QUA LỜI KỂ CỦA CHÍNH NGƯỜI MỸ
      America: The Grim Truth
      Lance Freeman (Minh-Triết phỏng dịch)
      "Information Clearing House"
      Người Mỹ, Tôi có vài tin xấu cho bạn: Bạn có phẩm chất đời sống tồi nhất trong các nước tiên tiến- tệ hại bức xa các nước khác.

      Nếu bạn biết rằng người ta thật sự sống ra sao tại các nướcTây Âu, Úc, Tân Tây Lan, Ca-na-đa và ở nhiều vùng của Á châu, bạn sẽ nổi loạn, xuống đường đòi một cuộc sống khá hơn.

      Thật vậy, một tài xế tắc xi trung bình của Úc hay Singapore có một mức sống khá hơn một nhân viên Mỹ làm văn phòng tiêu biểu.

      Tôi biết điều này vì tôi là người Mỹ, và tôi đã bỏ trốn từ cái nhà tù mà bạn gọi là quê nhà (Mỹ). Tôi đã sống vòng quanh thế giới, trên các nước giàu và nghèo, và chỉ có nước duy nhất tôi không bao giờ muốn về sống trở lại: đó là Hiệp chủng quốc Mỹ. Chỉ mới nghĩ về nó thôi, đã làm tôi tràn ngập lo âu.

      Hãy suy nghĩ về điều này: Bạn, người dân Mỹ là dân tộc duy nhất trong các nước phát triển không có hệ thống bảo hiểm y tế chung cho mọi người. Tất cả mọi người tại Tây Âu, Nhật bản, Canada, Úc, Singapre và Tân Tây Lan có hệ thống duy nhất chung.Nếu họ bệnh, họ có thể tập trung hết năng lực để chữa trị. (Ở Mỹ) Nếu bạn bệnh, bạn phải chống đỡ với hai việc cùng lúc: bệnh tình của bạn và nỗi lo sợ phá sản. Hàng triệu người Mỹ phá sản mỗi năm vì phí tổn y tế, và hàng chục ngàn người chết hằng năm vì họ không có bảo hiểm hay bảo hiểm không đủ.

      Và đừng tin một giây phút nào rằng nước Mỹ có hệ thống y tế tốt nhất và danh sách đợi ngắn nhất: Tôi từng tới bệnh viện ở Úc, Tân Tây Lan, Âu Châu, Singapore, và Thái Lan, và tất cả mọi bệnh viện đều hơn cái bệnh viện “tốt đẹp” mà tôi thường đi khi còn ở Mỹ. Danh sách đợi ngắn hơn, cơ sở tiện nghi hơn, và các bác sĩ cũng giỏi ngang bằng.

      Đây là điều mỉa mai, vì bạn (người công dân Mỹ) phải cần một hệ thống y tế tốt hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.Tại sao vậy? Vì lối sống Mỹ của bạn được tạo ra để làm bạn bệnh hoạn.

      Hãy bắt đầu bằng thực phẩm của bạn: Phần lớn thịt bò bạn ăn đã bị nhiễm bẩn trong việc chế xuất. Gà của bạn (ăn) bị nhiễm với vi khuẩn salmonella. Các thú nuôi thịt và gia cầm bị dồn hormones tăng trưởng và thuốc kháng sinh. Trong khi phần lớn các nước khác, chính quyền sẽ hành động để bảo vệ người tiêu thụ khỏi các vụ này; tại Mỹ, chính quyền bị mua chuộc bởi giới kỹ nghệ để ngăn cản việc điều chỉnh bằng luật lệ và thanh tra. Trong vài năm, phần lớn các sản phẩm trên thị trường Mỹ sẽ được biến chế từ các nông sản biến cải di tính (genes), do mối quan hệ khắn khít giữa tập đoàn hóa chất và nông phẩm Monsanto và chính quyền Mỹ. Tệ hại hơn nữa, đến lúc nào đó trong cuộc đời các em hơn một phần ba trẻ em sinh ra ở Mỹ ngày nay sẽ mắc bệnh tiểu đường loại 2 là do lượng tiêu thụ khổng lồ mật ngọt (si-rô) đường bắp của dân Mỹ.

      Đọc toàn bài:
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/02/nuoc-my-su-that-phu-phang-qua-loi-ke.html

      Xóa
    7. Ông Trần chắc có quốc tịch Mĩ bỏ về VN hé, hí hí? Ông qua Mĩ hồi nào vại?

      Xóa
    8. Ồ, giờ mới thấy anh nặc ú ớ quá.
      Ông Phạm Duy năn nỉ ỉ ôi mới được về đó.
      Anh Hòai Linh đó?

      Xóa
    9. Hé hé ông PD với thằng HL bỏ Mĩ về VN vì bên bển không có nhân quyền! Ông nặc có thông tin gì hay kể ra đi hí hí.

      Xóa
    10. Nói rõ ra là như vầy: HL bỏ Mĩ (thực ra có bỏ đâu, quốc tịch Mĩ vẫn nguyên vẹn hehe) về VN là để kiếm tiền, còn PD bỏ Mĩ về VN là để chết (chứ không phải để sống hehe). Tóm lại, chẳng có đứa nào bỏ Mĩ vì vấn đề nhân quyền cả.

      Google TL có nhiều đứa ngu như bò hehe.

      Xóa
  2. Tranh cãi nhân quyền tại chuyến thăm Cuba
    Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có tranh cãi về các vấn đề nhân quyền, bao gồm cả nhà tù của Mỹ tại Vịnh Guantanamo và vấn đề tù nhân chính trị Cuba.

    Tại cuộc hội đàm lịch sử, ông Castro nói nếu ông có được một danh sách tù chính trị, ông sẽ "thả họ đêm nay".

    Nhà Trắng cho biết họ đã từng trao cho Cuba danh sách các nhà bất đồng chính kiến trong quá khứ.

    Ông Castro không coi tù nhân là nhà bất đồng chính kiến, quan chức Hoa Kỳ cho biết.

    Sự bất đồng này trở thành trung tâm của xung đột giữa các quan chức Hoa Kỳ và Cuba.

    Có nhiều việc hơn nữa phải làm để gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại mà Mỹ áp đặt lên Cuba, và nhà tù ở Vịnh Guantanamo phải đóng cửa, ông Castro nói.

    Ông Obaba là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên còn đương nhiệm đến thăm Cuba kể từ năm 1959. Ông nói lệnh cấm vận có thể sẽ được gỡ bỏ hoàn toàn.

    Ông Obama nói: "Vận mệnh của Cuba không phải do nước Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác quyết định... tương lai của Cuba là do người dân Cuba quyết định chứ không phải ai khác"

    Ông Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama sau đó được mời dự dạ tiệc cùng với các thành viên của Thượng Viện Mỹ và các quan chức cao cấp của Nhà Trắng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Cần thiết' gỡ bỏ cấm vận

      Sáng ngày thứ Hai 21/3, ông Castro cũng tranh luận bảo vệ điểm số về nhân quyền của Cuba, và nhắm vào các vấn đề ở phía Mỹ.

      "Chúng tôi bảo vệ nhân quyền, trong quan điểm của chúng tôi, các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa không tách rời nhau, phụ thuộc lẫn nhau và toàn diện" - ông Castro nói.

      Ông Castro không thường cởi mở với các câu hỏi xung đột từ các phóng viên và nói câu hỏi về các tù nhân là "không lịch sự", vả sau đó ông kết thúc buổi họp báo bằng câu "Tôi nghĩ thế là đủ rồi".

      "Thực sự, chúng tôi thấy không thể tưởng tượng được một chính phủ không bảo vệ và đảm bảo các quyền được chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an sinh xã hội, cung cấp thực phẩm và phát triển" - Ông Castro nói.

      Nói với hãng tin ABC News sau cuộc họp báo với ông Castro, ông Obama không nói thẳng là ông sẽ đưa cho ông Castro một danh sách các tù nhân chính trị.
      "Trước đây chúng tôi đã đưa cho họ một danh sách và họ phản hồi không liên tục về, à, về, sự can thiệp của chúng tôi." - Ông nói - "Và cái này tôi nghĩ là ví dụ của việc tại sao tôi tin rằng sẽ có một cơ chế thành công hơn để chúng ta có thể tận dụng các giá trị mà chúng ta quan tâm hơn là lệnh cấm vận, im lặng và không có trao đổi"

      Ông Obama không nói chính xác khi nào lệnh cấm vận sẽ được gỡ bỏ cho Cuba, nhưng ông công nhận điều đó là cần thiết.

      "Lý do là những gì chúng ta đã làm trong 50 năm qua không phục vụ lợi ích của chúng ta hay lợi ích của người dân Cuba" - Ông Obama giải thích.

      Chính quyền của ông đã làm những việc cần thiết để gỡ bỏ lệnh trừng phạt, ông cho biết, nhưng những động thái tiếp theo đòi hỏi từ phía Thượng viện, vốn "không năng động lắm trong năm bầu cử".

      Ông cũng cho biết việc nới lỏng cấm vận sẽ phụ thuộc vào việc Cuba hành động ra sao về vấn đề nhân quyền. Ông Obama cho biết Hoa Kỳ không chỉ "bất đồng sâu sắc" với vấn đề nhân quyền ở Cuba, mà còn cả với Trung Quốc và Việt Nam.
      "Tôi tin là nếu tôi tiếp cận thẳng thắn, rõ ràng, thể hiện niềm tin của chúng ta, nhưng tôi cũng không thể buộc bất cứ quốc gia nào khác thay đổi, cuối cùng sự thay đổi phải đến từ bên trong - đó là chiến lược hữu ích hơn" - Ông Obama nói - "Tôi có niềm tin ở con người".

      Các phóng viên mô tả cuộc họp báo là "căng thẳng" và "đáng chú ý".

      Karla Olivares, một phóng viên độc lập từ Cuba, nói với Tara McKelvey của BBC ông Castro "đã nói nhiều hơn thông thường" và việc cho rằng Cuba không có bất cứ tù nhân chính trị nào là "phức tạp".

      Trước bài phát biểu, Google được thông báo sẽ mở một trung tâm công nghệ có internet miễn phí và tốc độ nhanh hơn bất cứ nơi nào ở Cuba hiện giờ.

      Google hi vọng trung tâm công nghệ sẽ là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm tăng cường khả năng tiếp cận internet ở Cuba.

      Xóa
  3. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 12:37 25 tháng 3, 2016

    Bài này tôi đọc hôm qua trên trang Thời Thổ Tả. Định giới thiệu cho Googletienlang, nhưng bận việc lu bù rồi quên mất.
    Trâm Anh chuyển về kịp thời phục vụ độc giả như vậy Bác có lời khen cháu GIỎI lắm.

    Trả lờiXóa
  4. Phóng viên Tự dolúc 12:38 25 tháng 3, 2016

    Các vấn đề về nhân quyền Mỹ

    Martin Luther King từng chỉ trích chính nước Mỹ về tình hình nhân quyền, sau đó đã bị ám sát, đến nay vẫn chưa tìm ra được kẻ chủ mưu.

    Mỹ vẫn còn những vấn đề không tốt đẹp về nhân quyền trong lịch sử và đương đại. Chế độ nô lệ được chấp nhận ở các bang miền Nam trong suốt 75 năm đầu tiên của nền Cộng hòa Mỹ. Tình trạng phân biệt chủng tộc tại các trường học, các khu công cộng và định kiến xã hội. Cần phải nói đến việc người Mỹ bản xứ (người da đỏ) bị buộc phải di chuyển về miền viễn Tây (người da đỏ bị mất nhà cửa, đất đai, tài sản, gia súc và bị tàn sát dã man). Tình trạng phân biệt giới tính cũng là một vấn đề nhức nhối, đến tận năm 1875 phụ nữ mới được pháp luật Hoa Kỳ (đạo luật Minor v Happersett, 88 U.S. 162) thừa nhận họ là những con người.[14] Mãi đến nửa đầu thế kỷ 20, phụ nữ mới được quyền bầu cử, được tham gia bồi thẩm đoàn, và có quyền sở hữu tài sản trong vai trò người vợ.[15] Vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20, trong cùng một công việc thì phụ nữ được trả lương thấp hơn. Điều này dẫn đến việc thông qua "Đạo luật Trả lương công bằng năm 1963". Tại thời điểm đó, phụ nữ chỉ nhận được 58 cent so với 1 dollar của một người đàn ông.[16]

    Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã ủng hộ một số chế độ quân sự độc tài tàn bạo thông qua hỗ trợ tài chính và quân sự miễn là họ ủng hộ các lợi ích kinh tế và địa chính trị của Mỹ [17] (có thể kể đến là chế độ Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu; chế độ độc tài Fulgencio Batista ở Cuba, chế độ độc tài của Pinoche ở Chile, các chế độ bù nhìn ở Panamá, Argentina, chế độ độc tài của Lý Thừa Vãn, Phác Chính Hy ở Nam Hàn, lực lượng Contras ở Nicaragua...)

    Sau sự kiện 11 tháng 9, Mỹ bị chỉ trích về việc đối xử với những người bị tình nghi khủng bố và một số vụ lạm dụng tù nhân của quân đội Mỹ trong chiến tranh Iraq. Ranh giới các quyền trong các trường hợp xung đột liên quan đến khủng bố.[17]

    Ngoài ra thì một số nhóm bày tỏ quan ngại về hình phạt tử hình, sự hiện diện pháp lý đầy đủ trong các vụ án tử hình, cũng như số lượng nam giới là người thiểu số bị tù vì các tội hình sự. Ủy ban Nhân quyền của Liên hiện quốc cũng kiến nghị Mỹ cần chấm dứt hình phạt tử hình mà theo họ Mỹ đã sử dụng một cách không tương xứng với các nhóm thiểu số và thu nhập thấp.

    Trong năm 2006, Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp quốc đã có bản phúc trình đề cập tới tình hình nhân quyền ở trong nước Mỹ và khuyến cáo Chính phủ Mỹ bảo đảm quyền lợi của người nghèo và người da đen trong hoạt động cứu trợ thiên tai (như cơn bão Katrina). Theo bản phúc trình thì Hoa Kỳ cần "tăng nỗ lực để bảo đảm quyền của người nghèo, đặc biệt người Mỹ gốc Phi, trong các kế hoạch tái thiết về các phương diện như nhà ở, giáo dục và y tế".[18]

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n_t%E1%BA%A1i_Hoa_K%E1%BB%B3

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 12:42 25 tháng 3, 2016

      Mỹ Bị chỉ trích và phát hiện vi phạm nhân quyền

      Về tự do ngôn luận thì dù tu chính hiến pháp thứ nhất cố gắng đảm bảo việc đó nhưng Hoa Kỳ có một học thuyết là "Hiểm họa hiện hữu" được chấp nhận bởi Tòa án tối cao của Hoa Kỳ để xác định những giới hạn của tự do ngôn luận có thể được đặt trên cả tu chính hiến pháp thứ nhất.[19] Còn điều 2385 vốn chỉ nó là có tội khi cố lật đổ chính phủ bằng bạo lực nhưng cho là rất mơ hồ, nó có thể cho phép tuyên có tội khi ai đó muốn lật đổ chính phủ cho dù không phải bằng bạo động và bị đánh giá là chính phủ luôn lặp lại quá khứ khi thấy cần dù không công nhận việc đó.[20]

      Thực tế cho thấy trong quan hệ quốc tế, Mỹ bị nhiều nước chỉ trích và cáo buộc vì có những bằng chứng cho rằng đã có sự vi phạm nhân quyền.[21] Đặc biệt trong năm 2010, hàng loạt các thông tin liên quan đến việc vi phạm nhân quyền của Mỹ đã bị rò rỉ và đăng tải trên WikiLeaks.[22] Một trong những bộ phận bị chỉ trích và cáo buộc về vi phạm nhân quyền là quân đội Hoa Kỳ (bao gồm cả những chính sách của lãnh đạo quân đội theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như những vi phạm nhân quyền mang tính cá nhân của từng lính Mỹ).


      Bài chi tiết: Tội ác của quân đội Hoa Kỳ

      Một số nước đã công bố tình hình vi phạm nhân quyền tại Hoa Kỳ điển hình là Trung Quốc với các bản Báo cáo của Trung Quốc về nhân quyền tại Hoa Kỳ. Năm 2003, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố báo cáo lần thứ 5 về tình hình vi phạm nhân quyền ở Mỹ nhằm phản đối báo cáo nhân quyền do Mỹ đưa ra ngày 25 tháng 2 năm 2003 (theo nước này là để chống lại 190 nước trên thế giới).[23]

      Tiếp đến, Trung Quốc đã táo bạo công bố bản Báo cáo Nhân quyền ở Mỹ năm 2009, theo bản báo cáo này, một loạt vi phạm nhân quyền đang diễn ra hàng ngày tại nước Mỹ như: Theo dõi công dân, tội phạm và bạo lực lan tràn, lạm dụng quyền lực của các cảnh sát đặc biệt là trong nhà tù, nghèo đói dẫn đến số vụ tự tử tăng cao, Quyền của công nhân Mỹ không được bảo đảm, phụ nữ, trẻ em là nạn nhân thường xuyên của tình trạng bạo lực, chà đạp lên chủ quyền và nhân quyền của các nước khác và đi đến kết luận: "Trong thời điểm thế giới đang phải chịu một thảm hoạ nhân quyền nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ gây ra, chính phủ Mỹ vẫn phớt lờ những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng trong bản thân nước này và tiếp tục đi chỉ trích các nước khác. Đó thực sự là một điều đáng tiếc".

      Không những vậy, các bản báo cáo về nhân quyền các nước của Mỹ thường bị nhiều nước bác bỏ,[24] một số nước khác như Nga, Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Mỹ về sự áp đặt nhân quyền thông qua đó can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này.[25][26][27] Đặc biệt Việt Nam là nước đã có những phản ứng về cách áp đặt nhân quyền của Mỹ vào nước này.[28] và cho rằng Mỹ cần tiếp cận khách quan hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.[27]

      Bài chi tiết: Trại giam Vịnh Guantánamo và Nhà tù Abu Ghraib

      Tấm hình cho thấy binh sĩ Mỹ đang hành hạ tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib.

      Vụ việc vi phạm nhân quyền hay bị chỉ trích là vấn đề tù nhân. Vào năm 2004, tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch ngày 7 tháng 3 năm 2004, đã công bố báo cáo chỉ trích Hoa Kỳ nặng nề trong việc vi phạm quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân, sử dụng vũ lực quá độ trong việc bắt giữ một số người Afghanistan, là nguyên nhân gây ra những cái chết và thương tích trong thường dân. Báo cáo dài 59 trang này được thực hiện trên các nghiên cứu tại Afghanistan và Pakistan trong năm 2003, đầu năm 2004. Báo cáo còn cho biết những tù nhân được trả tự do cho biết họ bị đánh đập nhiều lần, dội nước lạnh, quỳ gối trong những tư thế gây đau đớn trong một thời gian dài.[29][30]

      Xóa
    2. Phóng viên Tự dolúc 12:43 25 tháng 3, 2016

      Năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã từng công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã vi phạm Công ước quốc tế về nhân quyền đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo, bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị giam giữ tại đây) theo đó, tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ. Cũng theo bản báo cáo, hơn 500 tù nhân đã bị giam giữ không xét xử ở đây suốt 4 năm qua, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, mà không hề được đưa ra xét xử.[31][32][33][34][35][36][37]

      Trước đó, Chương trình Dateline của Đài SBS (Úc) công bố những hình ảnh mới về việc lính Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib ngược đãi tù nhân Iraq vào ngày 15/2/2006, đài SBS đã công bố những hình ảnh về cảnh ngược đãi tù nhân tại một nhà tù tai tiếng khác của Mỹ - nhà tù Abu Ghraib. Trong một đoạn băng được phát sóng có cảnh các tù nhân Iraq bị làm nhục bằng cách phải phô những bộ phận kín ra trước máy quay, hay phải đập đầu vào tường. Những tấm ảnh được công bố còn cho thấy cả những xác chết; các tù nhân trần truồng trong những tư thế nhục hình, trong đó, có hai người bị xích cùng nhau. Ngoài ra là cảnh lính Mỹ tra tấn tù nhân Iraq.[31][38][39][40]

      Cũng trong năm 2006, Mỹ cũng từng bị Liên Hiệp quốc chỉ trích về nhân quyền, theo đó Ủy ban Nhân quyền thuộc Liên hiệp quốc yêu cầu Hoa Kỳ phải đóng cửa tất cả các nhà giam bí mật mà nước này sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố đồng thời kêu gọi Mỹ cho Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế được tiếp cận với những người bị giam tại các cơ sở này.[18]

      Bản thân Hoa Kỳ đôi lúc cũng thừa nhận mình vi phạm nhân quyền và đã có những xử lý nội bộ đối với những cá nhân vi phạm.[41]

      Hoa Kỳ cũng đã thực hiện hàng chục ngàn vụ theo dõi, nghe lén trái phép các công dân. Báo The Washington Post cho biết FBI đã dùng quy chế phòng chống khủng bố không có thật, hay yêu cầu các công ty điện thoại viễn liên cung cấp thông tin trái phép với trên 2000 cuộc điện đàm từ năm 2002 đến năm 2006, dưới thời tổng thống George W. Bush. Trong suốt 6 năm, chính quyền tổng thống George W. Bush đã bí mật ra lệnh cho các công ty viễn thông như AT&T hay Verizon Communications cài đặt các thiết bị giám sát, nghe lén điện thoại và các kết nối thông tin từ bên ngoài vào Mỹ mà không hề có sự cho phép của Tòa án Giám sát tình báo nước ngoài (FISC). Nhiều hành động tra khảo trong quân đội Hoa Kỳ and CIA được xem là tra tấn bởi dư luận trong và ngoài Hoa Kỳ.[42][43]

      https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n_t%E1%BA%A1i_Hoa_K%E1%BB%B3

      Xóa
  5. Tấm hình đầu tiên kia các bạn chủ trang chọn lựa hơi bị ... độc!
    Có thể chú thích hình:
    "Cụ già Cuba Raul Castro đã túm được một anh vi phạm nhân quyền số 1 thế giới!"

    Trả lờiXóa
  6. Vụ Ba Sàm và Điều 258
    BBC tiếng Việt
    24/03/2016

    Giáo sư và cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết vừa lên tiếng chất vấn những người đứng đằng sau phiên xử Anh Ba Sàm, tức Nguyễn Hữu Vinh, cùng cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy.

    Tòa án Nhân dân Hà Nội ngày 23/3 đã tuyên phạt ông Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù giam, bà Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm.

    Hai người này bị khởi tố theo Điều 258 Bộ Luật hình sự về việc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước".

    Giáo sư Thuyết bình luận về phiên xử:

    "Đây là phiên tòa công khai nhưng cách làm có vẻ không công khai, hạn chế rất nhiều người vào dự, nhất là một ông nghị sỹ Đức sang dự mà cũng không được vào dự thì tôi thấy không thể chấp nhận được.

    "Bởi vì nếu mình đường đường chính chính không ngại gì mà không xét xử công khai.

    "Nếu ông Nguyễn Hữu Vinh, bà [Nguyễn Thị Minh] Thúy này có tội, thậm chí có thể bắc loa cho người dân thấy là những ai có âm mưu chống lại nhà nước thì phải qua việc này mà tự kiểm tra bản thân mình."

    'Nhà nước có nhọ không'

    Liên quan tới phiên xử hôm 23/3, Giáo sư Thuyết cũng nói:

    "Thứ nhất việc xử Nguyễn Hữu Vinh, tức là Anh Ba Sàm, và cộng tác viên của ông ấy là bà Nguyễn Thị Minh Thúy dự trên Điều 258 của Bộ Luật Hình sự với tội danh bôi nhọ nhà nước.

    "Ngay khi thảo luận Bộ Luật Hình sự cũng có những đại biểu đề nghị phải xem xét lại những quy định như thế, quy định thật rõ ràng.

    "Nhà nước nào cũng thế, nếu mà chống lại một nhà nước hợp pháp, nhất là chống lại bằng cách sử dụng vũ lực thì chắc chắn là phạm tội.

    "Nhưng mình chỉ nói một cách mơ hồ thì dễ bị giải thích một cách tùy tiện.

    "Thứ hai tôi cũng nghĩ rằng không có tội bôi nhọ nhà nước.

    "Cái quan trọng nhất như thế này: Nhà nước có nhọ không?

    "Nếu mà anh bôi nhọ mà nhà nước trong sáng thì anh chỉ mất uy tín thôi.

    "Và nếu anh vu khống những cá nhân nhất định thì anh sẽ phải ra tòa vì tội vu khống."

    Trả lờiXóa
  7. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 13:38 25 tháng 3, 2016

    Mấy còm của Phóng viên Tự do này đọc được đây.
    Mời những người chỉ khen Mỹ đọc đi để thấy được bản chất của nước Mỹ. Từ hôm qua trên Sách hiếm lại có bài "Nhật ký Biển Đông" của ô. Đào Văn Bình, lần này ông ấy cũng đề cập nhiều về cách của Mỹ "can dự" vào biển Đông đáng suy ngẫm. Đáng chú ý trong khi Mỹ dùng con bài "nhân quyền" để đánh các nước Mỹ không ưa, nhưng Mỹ biết Thổ Nhĩ Kỳ đang vi phạm nhân quyền mà không hó hé gì ráo...
    Với tôi, nước Mỹ, nhân dân Mỹ cũng có nhiều cái tốt đáng cho con người và chính phủ VN học tập. Nhưng cũng phải thấy những cái dỡ của họ để không "cuồng Mỹ", cái gì Mỹ cũng "nhất" cả.
    Nếu Mỹ đừng lấy "chiêu" dân chủ nhân quyền "đối xử" với các nước, (như Nhật Bản, Ấn Độ hay Hàn Quốc) thì có lẽ Nhà nước VN sẽ tin họ hơn. Thế nên "chơi với Mỹ" nhưng VN vẫn e dè Mỹ là lý do đó.
    Và mặt khác VN còn phải phòng ông lớn láng giềng nữa. VN khác Phi Luật Tân rất nhiều điều, "núi liền núi, sông liền sông"...Còn Phi Luật Tân ở xa cách biển, điều kiện địa chính trị họ như thế nên họ ứng xử như thế. Ngoài ra giữa Phi và VN còn có nhiều điểm khác nữa, VN không làm như Phi (kiện TQ ra Tòa quốc tế vụ Đường lưỡi bò ở biển Đông) là theo tình hình của VN.
    Bản chất của Mỹ vẫn là chèn ép, lật đổ các nước yếu không theo Mỹ chứ Mỹ chả "tốt" với ai hết. Họ từng công khai nói rõ: luôn vì quyền lợi nước Mỹ lên trên hết. Vì vậy, khi vì quyền lợi của họ thay đổi, họ sẽ "buông tay" với "Đồng minh", bắt tay với kẻ "cựu thù". Chơi với Mỹ chỉ biết ngày hôm nay, không biết ngày mai họ quay lưng thế nào? Vậy chính phủ VN "chơi" với Mỹ nhưng luôn "đề phòng", cảnh giác Mỹ là đúng quá rồi. Tôi nói Thí dụ: Mỹ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN. VN tin Mỹ mua nhiều thứ để dùng. Khi có chiến tranh xảy ra, Mỹ ép VN này nọ, VN không nghe Mỹ, họ không bán phụ tùng hoặc lúc đó súng không có đạn thì VN sẽ làm gì? Thế nên phải hiểu khi Mỹ xả cảng cho VN, VN cũng chỉ chọn mua những thứ gì sau này không lệ thuộc vào Mỹ. Các thứ khác mua của Nga và liên kết với nhiều nước để VN giữ được thế chủ động.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông NĐT đến Mĩ bao giờ chưa? Nếu chưa thì đi một chuyến, nếu rồi thì ông biết rõ rồi mà còn bày đặt hí hí.

      Xóa
    2. Trần Thị Thuậnlúc 15:44 25 tháng 3, 2016

      Tớ không biết bác Thép đã đến Mỹ hay chưa nhưng anh bạn Nặc ơi, thời đại ngày nay, đâu phải vào trong nhà tù Guantanamo thì mới biết con người ở đó bị đối xử ra sao?
      Có phải ai cũng được vào đó đâu?

      Ngày nay, một bà cụ ở miệt vườn Cà Mau cũng có thể biết nước Mỹ ra sao.
      Ở Google.tienlang cũng từng có bài viết về bà Lý Thị Tình- một bà bán gà ở chợ Xanh Hà Nội, thay mặt giới tiểu thương VN từng phản đối những vi phạm nhân quyền ở Mỹ đó.

      Xóa
    3. Trần Thị Thuậnlúc 15:54 25 tháng 3, 2016

      BÀ LÝ THỊ TÌNH RA ĐIỀU KIỆN CHO MỸ NẾU MUỐN LÀM BẠN VỚI VIỆT NAM
      Một bà bán gà ở chợ Xanh phường Nhân Chính đã phát biểu với báo giới Mỹ rằng: "Mỹ phải có những tiến bộ có thể chứng minh được về nhân quyền trong những tháng sắp tới, nếu thực sự Washinton muốn thắt chặt quan hệ với Hà Nội".
      Trong một cuộc phỏng vấn riêng dành cho báo giới Mỹ, Một bà bán gà mổ sẵn ở chợ Hà Nội có tên Lý Thị Tình, mới học hết lớp 3 nói rằng bà đã nhấn mạnh với các giới chức Mỹ về tầm quan trọng của nhân quyền trong việc thiết lập mối quan hệ với Việt Nam.

      Những dấu hiệu đó bao gồm việc trả tự do cho một số người đã bị giam giữ hoặc bỏ tù chỉ vì đã hành xử quyền tự do bày tỏ ý kiến, tháo gỡ tất cả những hạn chế đối với việc nhập khẩu hàng hóa ra vào nước Mỹ, lập tức dừng ngay những cuộc nghe lén toàn cầu, kiểm duyệt thông tin cá nhân, xóa bỏ các nhà tù, loại bỏ các hành vi tra tấn tù nhân dã man trên khắp địa cầu, ngừng ngay việc nhúng tay vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền, cũng như các hành vi xúi bẩy hoạt động bạo loạn lật đổ ở các nước có quan điểm không đồng nhất với Mỹ.

      Bà Lý Thị Tình cũng đòi hỏi phía Mỹ cần phải chứng minh được những tiến bộ của mình trong tương lai gần, và rằng không nên để phía Việt Nam nhắc nhở nhiều lần.

      Bà Lý Thị Tình cũng cho biết đã gặp đủ mọi thành phần trong xã hội dân sự Mỹ, và họ đã gây nhiều ấn tượng cho bà về sự nhiệt tình của Mỹ khi có thể tiến hành chiến tranh khắp toàn cầu, gây ra những cái chết cho rất nhiều người vô tội, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Bà cũng cho rằng, đó là tội ác chiến tranh cần phải được chấm dứt không chậm trễ.

      Bà Tình nói: "Phía Mỹ muốn làm bạn với Việt Nam để thực hiện thành công chiến lược xoay trục sang châu Á, thì cần phải tỏ rõ sự tiến bộ của mình về nhân quyền bằng các hành động cụ thể, chớ nên để các tiểu thương phải nhắc nhở quá nhiều lần".

      Chia tay với báo giới Mỹ, quay lại với công việc bán gà, bà Tình nói: "Đừng để chúng tôi nhìn thấy những hình ảnh nhân quyền kiểu Mỹ như thế này":
      Xem hình ở bài:
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/11/ba-ly-thi-tinh-ra-ieu-kien-cho-my-neu.html

      Xóa
    4. Trần Thị Thuậnlúc 16:11 25 tháng 3, 2016

      GIỚI TIỂU THƯƠNG HÀ NỘI PHẢN ỨNG MẠNH MẼ SAU VỤ CẢNH SÁT MỸ LẠI GIẾT NGƯỜI VÔ CỚ
      Lời dẫn: Tiếp theo việc một tiểu thương ở chợ Xanh, phường Nhân Chính, Hà Nội là BÀ LÝ THỊ TÌNH RA ĐIỀU KIỆN CHO MỸ NẾU MUỐN LÀM BẠN VỚI VIỆT NAM, lần này, một tiểu thương khác là bà Bán Cá chợ Nhà Xanh, trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội lại phải lên tiếng mạnh mẽ với giới chức Hoa Kỳ sau vụ cảnh sát Hoa Kỳ lại giết người vô cớ…
      *************************

      NHÂN QUYỀN MỸ: CẢNH SÁT MỸ LẠI GIẾT NGƯỜI VÔ CỚ!
      Khoai@
      Bà Bán Cá chợ Nhà Xanh, trên đường Nguyễn Trãi tại Hà Nội vừa có phản ứng mạnh mẽ với chính phủ Mỹ sau khi xem xong videoclip cảnh sát Mỹ đã vô cớ bắn chết một người vô gia cư trên đường phố. Điều đáng nói, người bị bắn chết đã hoàn toàn bị khống chế bởi 5 cảnh sát được vũ trang đến tận răng và không có khả năng chống trả.

      Bà nói: "Tôi đã rất kiên trì xem hết video clip và cũng hết sức phẫn nộ bởi cách hành xử của cảnh sát Mỹ. Tôi chỉ có thể nói, đó là một xã hộ bạo quyền, bạo lực và vô liêm xỉ". Bà nói tiếp: "Tôi cũng lấy làm ngạc nhiên, vì sao họ lại có thể rút súng bắn liền 5 phát đạn vào một người vô gia cư, bị khống chế nằm dưới đất và đã không còn khả năng chống trả, trong khi một người vô gia cư gầy guộc khác bị 2 cảnh sát bẻ tay, còng khóa và lôi đi như không phải là con người. Điều này chứng tỏ nước Mỹ đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.".

      Nhiều tiểu thương tại Chợ Nhà Xanh cũng có cũng nỗi bức xúc tương tự. Phần lớn cho rằng, đó là hành động vi phạm nhân quyền bằng bạo lực đáng bị lên án. Ở Việt Nam, những vụ chống người thi hành công vụ không thiếu, và những phần tử lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ nhân quyền gây sự với cảnh sát để vu cáo xuyên tạc cũng không thiếu, nhưng dường như, cách hành xử của cảnh sát Việt Nam là nhân bản, do quá tôn trọng nhân quyền hoặc do họ quá hiền.

      Hãy xem những clip này và tưởng tượng điều này xảy ra ở Mỹ thì hậu quả gì sẽ xảy ra:
      1. Ông già lăng mạ chống CSGT
      https://www.youtube.com/watch?v=CFQnNNl45wg

      2- Cảnh sátgiao thông bị đánh như phim hành động Mỹ Thái Lan
      https://www.youtube.com/watch?v=DoiASM2V488

      3. Trang Trần lăng mạ công an,chống người thi hành công vụ
      https://www.youtube.com/watch?v=CWqQvVCNbhE

      Trong trao đổi với Khoai@, bà nhấn mạnh: "Nếu Mỹ tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng như vậy, thì Việt Nam cần phải gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng hành động của họ là không thể chấp nhận được. Điều quan trọng hơn bao giờ hết là Mỹ cần hiểu rằng tôn trọng nhân quyền là yêu cầu của Việt Nam đối với bất kỳ đối tác song phương nào. Chúng ta phải tiếp tục ủng hộ và lên tiếng cho việc bảo vệ nhân quyền cho tất cả mọi người ở Mỹ, vì họ cũng là con người như chúng ta."

      Đây là video clip về vụ Cảnh sát Mỹ lại giết người vô cớ vào sáng 2/3, được Google.tienlang đăng tải.
      https://www.youtube.com/watch?v=WWRphKW3390
      Chiều ngày 1/3 giờ LA, tức sáng 2/3 giờ Hà Nội, giữa thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ.

      Sáu cảnh sát Mỹ lực lưỡng, sau khi đã đè một người vô gia cư xuống đất, một viên cảnh sát đã ngồi lên bụng người này và tặng cho một loạt cú đấm thẳng vào mặt còn những viên cảnh sát khác giữ chân tay.

      Thế rồi, một viên cảnh sát đứng dậy và quyết tâm nổ tới 5 phát súng vào người đàn ông đã bị khống chế, giết chết người này.

      Một người có nick trên fb là Anthony Blackburn đã trực tiếp quay lại toàn cảnh vụ đau lòng này và đưa nó lên mạng tại một stt với tiêu đề:

      "Homeless man just killed by police minutes ago downtown L.A." ở địa chỉ:
      https://www.facebook.com/video.php?v=1009126519115252

      Sau đó, các cơ quan truyền thông Mỹ đã vào cuộc. Ví dụ tờ Thời báo Los Angeles tại địa chỉ:
      http://www.latimes.com/local/california/la-me-lapd-shooting-20150302-story.html#navtype=outfit

      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/03/gioi-tieu-thuong-ha-noi-phan-ung-manh.html
      https://www.youtube.com/watch?v=DoiASM2V488

      Xóa
    5. Bà bán gà mà cũng biết chuyện nhân quyền Mĩ vậy chắc bà Thuận rành chuyện này ở Mĩ lắm hé.

      Ờ mà bà Thuận ở Mĩ bao giờ chưa chưa vậy hí hí?

      Xóa
    6. PHóng viên tự do và ông NDThép chỉ là một. Ông Thép muốn còm sĩ không dùng ních Nặc danh thế mà ông Thép lại bắt chước ông Nặc nô chơi trò bẩn : tự còm tự khen, tức là Nhổ ra rồi tự... liếm lại! Thép và Nô đúng là một cặp "Ngu tầm Ngu", già mà còn chơi dại.

      Xóa
  8. Để tui sai sắp nhỏ in mấy xấp truyền đơn kiu gọi bà con Sài Gòn kỳ này tẩy chay ông Ba Ma. Đừng có ai ra chào đón gì hết ráo cho ổng biết xấu hổ. Bà con Hà Nội cũng tẩy luôn nghen.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả cần tẩy chay đâu, bạn Nặc danh17:13 Ngày 25 tháng 03 năm 2016 thân mến ạ.
      Người Việt mình có truyền thống hiếu khách. Vợ chồng con cái nhà Bill Clinton lần đầu tiên sang VN hồi tháng 11/2000, đây cũng là một tổng thống Mỹ lần đầu tiên sau chiến tranh sang VN. Vậy mà người Việt mình đâu có hẹp hòi.
      Vợ chống con cái nhà Bill cảm động đến rơi nước mắt ấy chớ.

      Anh Obama hiện nay cũng không có tội tình gì với VN, dẫu chỉ chút sơ sảy khi anh ấy thiếu thông tin khi ủng hộ mấy anh rận chấy... Lỗi ấy cũng ko lớn lắm.

      Ta cũng cứ tiếp đón đàng hoàng, lịch sự như cụ già Cuba Raul Castro vừa rồi.
      Nếu anh ấy định thuyết giảng gì đó về nhân quyền cho VN thì ta cũng cứ học cụ Raul Castro vừa rồi, giảng lại cho anh ấy bài học.

      Thế là đủ!

      Xóa
    2. Tui chắc như bắp luôn là sẽ có anh rận Nô hớn hở chạy theo bưng bô cho Ô bá mà như các rận.

      Xóa
    3. Tưởng bưng bô cho Obama mà dễ a hí hí?

      Xóa
  9. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 19:18 25 tháng 3, 2016

    @ Nặc danh 14:32 Ngày 25 tháng 03 năm 2016.
    Không biết Nặc này là Cu hay cái Ghe đây? Thôi cứ gọi là nặc cho tiện nhé.
    Già Thép ngày nào không đi đâu thì LỊCH LÀM VIỆC như sau:
    Sáng 5giờ30 thức dậy tập thể dục. 6 giờ đi bộ, ghé tiệm ăn sáng - cũng gần nhà - 7giờ về nhà, vào mạng trên TV. Đi một vòng sang Mỹ rồi về Hà Nội - tức vào Sách hiếm rồi từ đó sang Google Tienlang. Chơi lòng vòng ở đây với bạn Blog của nàng Lê xong thì sang nhà Viettimes, Việt Hải ngoại (Tức lại trở sang Cali Mỹ lần nữa. Quay về Hà Nội ghé chơi ở VietNam Net, Dân Trí, Dân Việt rồi vào Thành phố Hồ Chí Minh ghé SGGP, NLĐ, Pháp,Luật, v.v...
    Cũng có lúc dạo chơi với Hà Nội Mới, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, v.v...Già Thép ít vào Tuổi Trẻ, Thanh Niên vì TV hay bị rớt mạng, không đủ bộ nhớ. Thỉnh thoảng cũng ghé thăm Tiền Phong, Phụ Nữ, v.v...
    Có khi xem vài tiếng rồi ngủ một giấc sớm đến 11 giờ 30 dậy ăn trưa. Hôm nào không ngủ sớm thì ăn trưa xong ngủ khoảng 1 giờ 30 phút. Buổi chiều cũng vào mạng đọc những gì thấy cần. Tối lại vào mạng đến 9 gio 30 là trễ nhất. Xem kẻ thời gian ấy có lúc chỉ xem Truyền hình không vô mạng.
    Ngày nào có ý tưởng thì dành 2,3 tiếng buổi sáng gõ bàn phím viết báo chơi để đầu óc giữ được minh mẫn là chính, nhuận bút là phụ.
    Nói thêm với Nặc, tôi đi Mỹ, đi Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Kampuchia rồi. (Chưa đi Thái Lan). Tôi đến Mỹ chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi, nhưng cũng có nhận xét, đất nước, con người ở Mỹ nói chung thua con người Nhật Bản, Hàn Quốc về văn minh, lịch sự, kỷ luật...Theo tôi, dân VN cần học người Nhật, người Hàn điều ấy.
    Tôi tán thành bạn Trần Thị Thuận: ngày nay không cần đi, ngồi nhà cũng biết được những nơi cần tìm hiểu. Tôi hỏi Nặc, vậy chứ ý kiến của tôi ở trên bạn thấy thế nào mà nói tôi BÀY ĐẶT, ý của Nặc là nghĩa làm sao? Tôi đặt điều gì, nói sai hay nói xấu nước Mỹ Nặc sinh sống hay tôn thờ chăng? Giải thích xem có lọt lổ tai không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông cưỡi ngựa xem hoa thì làm sao mà ông hiểu được , ông bảo người Hàn mà hơn người mỹ văn minh lịch sự thì ông nhầm lớn rồi.ông có hiểu thế nào là giá trị nhân văn không , cái đó thì những người Mỹ hơn hẳn người Hàn, Hàn trước kia cũng chỉ là thuộc địa cua Mỹ ,nhưng họ biết tận dụng và học tập một nền văn minh đi trước, ỏ hàn nhũng gia đình có điều kiện đều cho con cái đi Mỹ học tập và làm việc , họ học người Mỹ biết du nhập những giá trị tư tưởng văn minh từ Mỹ nhưng chưa bằng người Mỹ được.

      Xóa
    2. "... Không biết Nặc này là Cu hay cái Ghe đây?..."
      Một người trí thức như chú Thép già mà hớ huênh hỏi câu này thì tôi cho chú Thép hơi bị hỗn láo và mất dạy với bạn đọc. Chú Thép tuy già cái đầu nhưng vẫn chỉ là "thép non", trẻ nít lắm. Chú Thép nên rút kinh nghiệm, lần sau phải lễ phép hơn như thế này:

      Không biết Nặc này là Cu hay cái Ghe đây? = Kính thưa bạn/bác Nặc, bạn/bác là nam hay nữ ạ?

      Mà giới tính của bác Nặc thì có ảnh hưởng gì đến câu trả lời của... "CU" Thép nhỉ? Thấy chú quan tâm đến... sex nên tôi xác định giới tính "CU" luôn cho chú Thép để chú khỏi lăn tăn nữa nhé.

      Tôi thấy chú "Cu" Thép cũng rất tôn thờ CNCS và tôn thờ Bác Hồ mặc dù CNCS đã bị phá sản ở Liên Xô với tượng Lê Nin bị kéo đổ và bị ăn búa tạ vào đầu vỡ tan tành. Tuy nhiên, chú "Cu" Thép vẫn tôn thờ CNCS là quyền riêng tư của... chú "Cu" nên mặc dù đấy là niềm tin mù quáng nhưng tôi tôn trọng. Ngược lại, chú "Cu" Thép nếu biết điều thì cũng nên tôn trọng và không nên bài xích những người tôn thờ nước Mỹ làm gì.
      Nhân chú "Cu" Thép đi Mẽo mà chỉ thấy toàn chuyện xấu xa, tôi hỏi thật chú "Cu" già, Cu đi với ai? Cu đi để học hỏi hay cốt để bới móc? Cu đã gặp gỡ những loại người nào? Xã hội nào cũng luôn có 2 mặt tốt và xấu, dù mặt này nhiều hay ít hơn mặt kia. Nếu một người đến VN mà gặp phải bọn rận dân chủ thì họ có thể nào thấy được mặt tích cực của đất nước VN không? Bôi bác, xuyên tạc cũng phải nói đúng thì mới thuyết phục, chứ tuyên truyền một chiều như kiểu chú "Cu" Thép chỉ rặt nói xấu nước Mẽo thì chú còn dại lắm, không ai tin đâu. Tôi đã bảo chú "Cu" rồi, làm công tác xây dựng Đảng mà dùng những người "thép non" như chú Thép già thì chẳng trách sao lực lượng Đảng viên ngày càng bát nháo, suy đồi tả pín lù như nồi cám heo. Lỗi nằm ngay ở những người như chú "Cu" Thép, tuy đã già cái đầu mà vẫn chỉ là "thép non" chưa dùng được. Lời thật mất lòng, chú giận tôi lắm nhỉ?

      Xóa
    3. Ông Thép có biết tiếu chí để đánh giá một người văn minh và lịch sự là như thế nào không? Không chỉ nhìn vào cách mà người ta đối xử con người với con người mà còn nhìn vào cách mà người ta đối xử với thiên nhiên , động vật , ý thức cộng đồng, đó mới là văn hóa của loài người. Đảng cộng sản của ông đã mở mang văn minh cho người dân thế nào mà gần một thế kỷ rồi người dân việt vẫn vô ý thức với cộng đồng, vẫn thô bạo với thiên nhiên ,tóm lại là vẫn vô văn hóa nên đi đến đâu cũng bị coi thường như là người rừng vậy , Thế mà lại còn già mồm chê Mỹ .Đất nước người ta văn minh như thế nào mà còn không hiểu, đến con chó nuôi trong nhà còn được pháp luật bảo vệ . Nói thì hơi quá nhưng để cho dễ hiểu thì nói thế này : một kẻ sống ở xã họi nguyên thủy sao hiểu được giá trị của một xã hội văn minh .

      Xóa
  10. Anh Thép chỉ được cái thật thà. Chúng chọc ngoáy Anh đấy. Bỏ qua cho khỏe trí. Về Mỹ, tôi chỉ gọn một ý: Muốn hiểu Mỹ hãy hỏi Diệm hoặc Thiệu thì chắc ăn nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con người và tư tưởng cũng sẽ thay đỏi theo thời gian, Mỹ ngày xưa khác và bây giờ khác, với một xã hội dân chủ tư tưởng con người sẽ hướng tới những giá trị văn minh.

      Xóa
    2. Thiên Vũ 9329 : đúng là con người và tư tưởng "có thể" thay đổi theo thời gian (nhưng giang san dễ đổi, bản tính khó dời). Nhưng điều này cũng không chắc lắm! (Vì cũng chẳng có căn cứ gì) Mà quá khứ đã qua là một bài học đắt giá!

      Xóa
  11. Dư luận trong nước về bản án Anh BaSàm

    Xuân Nguyễn, thông tín viên RFA
    RFA 2016-03-24
    Sau gần 2 năm giam giữ, hôm 23/03/2016 ông Nguyễn Hữu Vinh (Blogger Anh Ba Sàm) và cô Nguyễn Thị Minh Thúy, đã bị đưa ra xét xử tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, và bị tuyên án tù.

    Từ Hà Nội, anh Nguyễn Chí Tuyến – một người đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam, anh có mặt ở bên ngoài tòa án rất sớm để theo dõi phiên xử hai nhà bất đồng chính kiến. Anh nói:

    “Tôi thấy rằng việc cáo buộc của họ là quá nặng nề, tôi cực lực phản đối cái lời tuyên án đó, và nó mang đầy bất công, nó thể hiện qua cái bản án của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy.

    Trong cái việc mà họ cáo buộc 24 bài viết đó và theo cáo trạng họ đưa ra, tôi thấy họ không có phạm vào tội gì cả, mà họ chỉ lấy bài viết của những tác giả khác, người ta đã từng đăng trên website và blog khác để đưa về Blog của họ. Tức là nó không phải do chính tay họ viết ra, nó không phải là quan điểm của họ, đó là điểm thứ nhất.

    Thứ hai là cái việc mà anh chị đưa những thông tin đó lên Blog đó chỉ mang tính ‘tự do ngôn luận’, đưa những quan điểm của rất nhiều người chứ anh ấy không áp đặt cái ý chủ quan, quan điểm của anh lên những bài viết đó.

    Cho nên việc nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội kết án hai người, họ dùng những bài viết mà hai người từng đăng trên Blog, như thế thì nó hoàn toàn bất công.”

    Từ Sài Gòn, Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh – một người hoạt động năng nổ cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam nhận định về bản án:
    “Trước tiên, tôi nhận xét ngay, bản án 5 năm cho anh Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm cho cô Nguyễn Thị Minh Thúy là một bản án oan sai, vì hai người này ngay trong quá trình tranh tụng giữa viện kiểm sát và luật sư đều không chứng minh được hai người này có tội.

    Do đó, chỉ xét riêng về luật pháp của họ (luật pháp Việt Nam) thì việc kết tội này đã không phù hợp với sự công bằng. Điều thứ hai là công việc của anh Vinh và chị Minh Thúy là không sai, do đó việc kết tội họ vài điều 258 bộ luật hình sự Việt Nam thể hiện sự cố chấp và sự cố tình dùng luật pháp để khống chế người dân của nhà cầm quyền.”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi ông vong nô và con bồ của basam này điều 88 và 258 BLHS khung hinh phạt cao nhất .

      Xóa
    2. Với múc án 3-5 năm tù thì tôi thấy cộng sản Việt Nam con nhân đạo với lảo ba sàm và con bồ lảo .

      Xóa
  12. NGƯỜI ĐỒNG THÁPlúc 07:41 26 tháng 3, 2016

    Kính gửi: Bác NGƯỜI ĐẤT THÉP
    Cháu muốn đề nghị với Bác không nên chấp 2 Nặc trên kia làm chi cho mệt đầu. Bác nghỉ ngơi cho khỏe, dành thì giờ vào những việc có ích hơn.
    Cháu theo dõi đã nhận ra đấy là những kẻ thua trận nên luôn cay cú với Bác là người trong hàng ngũ người chiến thắng. Hoặc họ là những người chống phá chế độ nên luôn hằn học với bất cứ ai trung thành với chế độ.
    Cháu hiểu ý Bác dùng từ thằng CU, cái Ghe. Đây là từ ngữ bình dân được người Nam Bộ chỉ đứa con trai, người miền biển Thanh Hóa chỉ đứa gái đều còn nhỏ. Chúng nhận ra Bác chê chúng "trẻ trâu" nên phản ứng thiếu văn hóa như thế. Bác dùng với ý bình dân hoàn toàn không có chút nào thô tục, thế mà chúng đề cập đến sex, vậy cho người đọc hiểu chúng là loại người như thế nào?
    Cháu cũng tán thành Bác dùng từ văn minh chỉ người Nhật, người Hàn Quốc so với người Mỹ. Văn minh "là trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn hóa vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng". Theo định nghĩa ấy, người Nhật, người Hàn văn minh hơn người Mỹ - nói chung - là không sai. Nước Mỹ làm gì có truyền thống dân tộc lâu đời như người Nhật, người Hàn và cả người VN nữa? Người Mỹ ngày nay vẫn còn kỳ thị chủng tộc thì văn minh sao bằng các dân tộc nói trên? Trên trái đất này chỉ có ở Mỹ người ta mới sát hại nhau hàng loạt bằng súng. Hành động đó là văn minh sao? Nước Mỹ hô hào chống khủng bố để lợi dụng đánh những nước họ không ưa thôi. Khủng bố ngay trong nhà họ đó, sao không chống, không cấm đi?
    Những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn của Mỹ quen rồi, họ luôn mơ tưởng hảo huyền "phục quốc". Tội nghiệp cho họ quá!!!
    Lần trước ý kiến cháu bị họ "ném đá" vì khác chính kiến với họ. Lần này, chắc chắn họ sẽ tiếp tục có những lời lẽ du côn nữa. Nhưng cháu chẳng cần quan tâm, mặc xác họ, họ nói họ nghe và những đọc giả chân chính, yêu nước sẽ khinh khi họ nhiều hơn.
    Cháu cũng muốn nói: THÉP của Bác là loại "Thép đã tôi luyện" đủ lửa chứ không phải thép non như họ muốn hạ thấp Bác. Bọn họ làm sao hiểu nổi người chiến sĩ Cách mạng như chúng ta, vì họ có mắt như người mù, có tai nhưng người điếc, Bác hiểu họ hơn cháu.
    Kính chúc Bác Thép luôn luôn vui, khỏe, lạc quan tuổi già!
    Kính bác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thích là thép gì mà chả được ,quan trọng gì đâu , quan rọng là ông là người có ích hay có hại cho xã hội. Cái tốt của ông là cái tốt kiểu 3 đời trong sạch nhưng chả giúp ích đuwọc gì cho dời mà thậm chí còn ngược lại thì cũng không phải là tốt thậm chí là xấu , ông đừng vỗ ngực mình thế lọ thế chai nữa, nhận thức của ông chỉ chấp nhạn được khi sống ở những năm 50 thé kỷ trước , bây giờ xã hội đã có nhiều chuyển biến thay đổi , con người hướng tới những giá trị văn minh mà ông vẫn cư như vậy thì người ta cười cho , già mà trí tuệ không lớn theo!

      Xóa
  13. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 08:15 26 tháng 3, 2016

    Cảm ơn Anh bạn Nặc nô, đặc biệt cháu DÂN ĐỒNG THÁP.
    Cháu ĐỒNG THÁP đã hiểu, nói thay lời cho bác ở còm trên đây. Bác cũng có ý nghĩ như cháu về những Nặc danh trên kia. Họ không đối thoại, chỉ lợi dụng trang Tienlang để thóa mạ người mà họ căm thù như Bác để thỏa mãn cá nhân thôi. Bác cũng không quan tâm nữa. Từ nay chỉ tiếp những người xứng đáng mình nói chuyện, gạt ra ngoài những kẻ không cần, đã có người như thế rồi, mỗi khi đọc Tienlang thấy tên ấy là bác bấm chạy nhanh không cần xem họ nói gì, đã quá biết họ rồi, không để uổng phí thì giờ với những thứ rác rưởi ấy.
    Chúc Anh Nặc nô, cháu ĐỒNG THÁP vui vẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. người ta chỉ cái sai của ông đó , nếu ông suy ngẫm và tiếp thu và hiểu được vấn đề thì đó là cái phúc của ông đó ,còn thóa mạ những người không cùng chính kiến thì ông là bâc thầy ròi qua bài đuổi chó cua ông đó! ông có văn hóa lắm đó!

      Xóa
  14. Bác NGƯỜI ĐẤT THÉP đéo cần nghe tụi bay sủa đâu các con CHÓ SĂN.
    Cút đi, nếu không, CHÚNG TAO sẽ cho tụi mày đi chầu Diêm Vương nghe không các con CHÓ?

    Trả lờiXóa
  15. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 14:13 26 tháng 3, 2016

    Nhân bạn SÀI GÒN MỚI nhắc chuyện CHÓ SĂN, xin kể với bạn chuyện có thật ở quê tôi.
    Quê tôi miền Trung có nhiều núi đồi liên tiếp nhau, thú rừng như heo, nai, mểnh, có cả cọp nữa. Nghề đi săn để kiếm thịt rừng cũng phát triển, nhiều người làm. Muốn đi săn người ta phải nuôi chó, tập cho chúng săn thật giỏi. Đoàn thợ săn có ba bốn người tùy theo nhóm. Họ dẫn chó vào rừng để chúng đánh hơi phát hiện con mồi và rượt theo để bắt. Các thợ săn phải theo hướng chó sữa mà tiến tới để khi gặp CON mồi là thọc lao đâm chúng. Có những con mồi to như nai chạy rất giỏi, từ núi này sang núi khác, có khi bị rượt quá nó chạy xuống đồng nơi khác, gặp người ở đó chặn đánh xẻ thịt ăn từ ngày hôm trước, hôm sau đám thợ săn mới tới coi như công cốc. Có những lúc đi săn kèo dài không gặp con mồi, đói quá lắm lúc đám thợ săn phải chọn giết chó lấy thịt ăn cho đỡ đói. Tất nhiên họ chỉ giết những con chó quá dỡ không làm được lợi cho chủ, nuôi chúng uổng com thôi, những con chó còn có ích họ giữ nuôi để nó làm việc CHÓ SĂN tiếp.
    Còn đây là câu chuyện CHÓ nhà tôi:
    Cách nay hơn 10 năm, tôi có nuội khoảng 15 con bò sữa ở xa nhà. Để có chỗ cho người làm chăm bò, tôi cất một căn nhà cấp 4 khá rộng cách chuồng bò chừng 50 mét. Nuôi được mấy năm, tính ra không hiệu quả vì đất ít phải mua cả cỏ cho bò nên tôi bán chúng đi, cho người làm nghỉ việc. Không còn nuôi bò, nhà đóng cửa, xung quanh đất gần 3000m2 có tường rào, con chó khi còn nuôi bò nó được cho ăn đầy đủ nên mập, khỏe lắm. Khi dẹp bò, con chó bị đói vì nhà xa tôi không cho ăn được mỗi ngày. Con chó đói quá, nhưng không thể leo tường ra ngoài, nó chui lòn giữa hai song sắt cửa cổng mà ra, rình bắt gà con hàng xóm ăn cho đỡ đói. Con chó bây giờ ốm trên mình đầy ghẻ lỡ thật tôi. Một lần vô thăm nhà sẵn có xe hơi tôi bắt nó đưa về nhà tắm rữa, bôi thuốc, cho nó ăn để nó mập lại cho nó sống chứ để nó chết tội nghiệp.
    Nhưng, có lẽ phần số của nó đã hết! Ngày hôm sau nhân lúc nhà có khách, mở cửa đón khách không để ý, nó đã chạy ra ngoài không quay về nữa. Chắc là nó bị người ta bắt làm thịt mất rồi. Sở dĩ nó chạy vì nó sợ con chó của tôi ở nhà từ trước lớn hơn nó nhiều, hầm hừ muốn cắn xé nó ra từng mãnh.
    Loài chó là loài động vật trung thành với chủ, nó không chê chủ nghèo khó, luôn theo chủ cho tới ngày nó chết. Một lần tôi xin con chó đã lớn đem về nhà. Chiều hôm đó nó chạy đi, cứ tưởng đã mất luôn, nhưng tối nó quay về. Thật tội nghiệp, LOÀI CHÓ LÀ NHƯ THẾ ĐÓ, nó luôn trung thành với chủ dù cho chủ đã bỏ nó từ lâu. Bạn có thấy như tôi không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Loài chó là loài trung thành một cách mù quáng dù chủ tốt hay xấu, nó không nhận thức được,dù chủ nó làm những việc ngu ngốc sai lầm nó không hiểu và không quan tâm. hễ ai mà động đén chủ là nó sủa inh ỏi bất chấp đúng sai để bảo vệ chủ chằm chặp, đó là bản chất của loài chó!Toi luôn trân trọng và yêu quý loài chó vì nó là chó chỉ là một loài vật trí tuệ và tư duy có hạn, nhung một con người đẳng cấp cao hơn mà tư duy giống vậy thì thật đáng coi thường!
      Một chú chó trung thành làm viêc cho mình bao năm mà bỏ đói nó để nó phải đi bắt trộm gà để ăn thì chủ đó cũng không bằng con chó!

      Xóa
    2. Té ra ông NĐT dân miền trung! Quảng Nôm phải hôn? Dân QN là chúa húng chó hí hí.

      Xóa