Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Nga chưa bao giờ thay đổi lập trường về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova.
Gần đây, trên một số báo của Việt Nam có đưa tin và đăng một số bài viết bình luận quan điểm của Nga về tình hình Biển Đông như “Nga gây "sốc" tuyên bố không can dự tranh chấp ở Biển Đông và “Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông”.
 Đại tá Lê Thế Mẫu
Xuất phát từ một bài viết gây “sốc”
Gần đây, trên một số báo của Việt Nam có đưa tin và đăng một số bài viết bình luận quan điểm của Nga về tình hình Biển Đông như Nga gây "sốc" tuyên bố không can dự tranh chấp ở Biển Đông" (baomoi.com) Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông” (giaoduc.net.vn).

Đáng chú ý là bài viết của Hồng Thủy với tiêu đề Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông”, trong đó tác giả đưa ra nhận định gây “sốc” rằng, phía Nga “tiếp tục có xu hướng đánh tráo, đánh đồng khái niệm về các tranh chấp ở Biển Đông hòng bao che, chạy tội cho Trung Quốc trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông”.    
Đây là nhận định có tính chất xuyên tạc quan điểm của Bộ Ngoại giao Nga, gây hoang mang trong dư luận và làm tổn hại đối với quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga mà vừa qua trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga Thủ tướng nước ta Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Cá nhân tôi, lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào nước bạn Nga”.
Thực chất vấn đề là gì?
Trước hết, cần khẳng định, đây không phải là “tuyên bố mới nhất về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông” như tác giả Hồng Thủy nhận định trên giaoduc.net.vn, mà chỉ là sự tái khẳng định quan điểm nhất quán, trước sau như một, của Nga về các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, được đưa ra trong cuộc họp báo của Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga M.Zakharova ngày 10/6/2016, trong đó chủ đề tranh chấp ở Biển Đông chỉ là một nội dung ngắn trong số 19 thông báo về hoạt động đối ngoại của Nga trong những ngày gần đây. Vì sao, Bộ Ngoại giao Nga lại phải tái khẳng định quan điểm này trong cuộc họp báo ngày 10/6/2016?
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga M.Zakharova giải thích: “Trong thời gian gần đây, chúng tôi đã từng lưu ý về những bài viết trên các phương tiện truyền thông, trong đó có những thông báo trích dẫn lời của các quan chức cấp cao của Nga rằng dường như Nga ngày càng dính líu sâu vào chủ đề về tình hình trên biển Nam-Trung Hoa (Biển Đông). Ngoài ra, trong những bài viết đó đưa ra sự khẳng định rằng chúng tôi đang nghiêng về ủng hộ một trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này. Vì vậy, mặc dù đã rất nhiều lần đề cập tới chủ đề này, hôm nay chúng tôi muốn đưa ra lời bình luận riêng về vấn đề đó”.
Toàn văn bình luận của bà M.Zakharova về tranh chấp ở Biển trong cuộc họp báo ngày 10/6/2016
Để tiện theo dõi, chúng tôi xin dịch và đăng lại toàn văn bài bình luận của Đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Nga M.Zakharova ngày 10/6/2016, được lấy từ trang web của Bộ ngoại giao Liên bang Nga:
Chúng tôi đang chú ý theo dõi sự phát triển tình hình ở Biển Đông. Chúng tôi coi đó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh và sự ổn định trong toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Nga không phải là một trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ không để bị lôi kéo vào các cuộc tranh chấp đó. Về nguyên tắc, chúng tôi không đứng về bất cứ bên nào (trong cuộc tranh chấp này). Chúng tôi tin tưởng rằng việc các lực lượng thứ ba tham gia vào các cuộc tranh chấp này chỉ có thể khiến cho tình tình trong khu vực này căng thẳng thêm.
Tất cả các quốc gia tham gia vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này cần phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc không sử dụng sức mạnh, cần tiếp tục tìm kiếm những cách thức giải quyết các vấn đề còn tồn đọng bằng các giải pháp chính trị-ngoại giao dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS), theo tinh thần của Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở biển Nam-Trung Hoa (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002, cũng như các nguyên tắc chỉ đạo thực thi DOC đã được các bên thống nhất vào tháng 7-2011. Chúng tôi cho rằng các cuộc tham vấn và đàm phán về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được thực hiện trực tiếp giữa các bên có liên quan trong khuôn khổ hợp lý do chính các bên xác định.
Xuất phát từ tình hình, yếu tố có ý nghĩa then chốt để giải quyết mâu thuẫn trong tiểu khu vực này có thể là xây dựng một cấu trúc an ninh mới dựa trên các nguyên tắc tập thể, không liên kết và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi đề xuất với tất cả các bên đối tác tích cực tham gia thực hiện sáng kiến do phía Nga đưa ra về việc nghiên cứu xây dựng các nguyên tắc củng cố an ninh và phát triển hợp tác ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Về phần mình, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)
Chúng tôi để nghị tuân thủ quan điểm cơ bản của Nga khi đưa tin hay viết bài về chủ đề này, không nên viện dẫn lập luận của tác giả này hay tác giả khác, mà là nên xuất phát từ quan điểm nhất quán trước sau như một của chúng tôi”.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova.

Bình luận về những điểm then chốt trong bài phát biểu của Đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Nga
(1) Quan điểm nhất quán trước sau như một của Nga là “do không phải là một trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nên Nga không đứng về bất cứ bên nào trong cuộc tranh chấp này” hoàn toàn trùng hợp với quan điểm của Mỹ cũng như nhiều nước khác về tranh chấp ở Biển Đông, hoàn toàn không có ý ủng hộ Trung Quốc như Bắc Kinh cố ý giải thích sai rằng Nga đứng về phía Trung Quốc.   
(2) Quan điểm của Nga về việc “các lực lượng thứ ba tham gia vào các cuộc tranh chấp này chỉ có thể khiến cho tình tình trong khu vực này căng thẳng thêm”. Quan điểm của Nga phản ánh một thực tế là, từ trước tới nay, tất cả các cuộc đàm phán về DOC, hay COC, hay tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đều chỉ được tiến hành trong khuôn khổ song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác có tranh chấp, hoặc trong khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc.
(3) Theo quan điểm của Nga, “các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc không sử dụng sức mạnh, thông qua các giải pháp chính trị-ngoại giao, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là UNCLOS, theo tinh thần của DOC. Nga sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)”. Quan điểm này của Matxcơva đã gián tiếp lên án Trung Quốc bởi hành động của Bắc Kinh xây cất, tôn tạo các bãi đá ở Trường Sa do họ chiếm đoạt của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng DOC và UNCLOS. Hơn nữa, khi Nga nói tới “luật pháp quốc tế” thì trong đó không loại trừ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Như vậy, quan điểm của Nga hoàn toàn phù hợp với quan điểm của ASEAN, quan điểm của Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. Đương nhiên, xuất phát từ quan hệ Nga-Trung Quốc, Matxcơva chỉ yêu cầu “các bên tranh chấp tuân thủ DOC và UNCLOS”, mà không chỉ đích danh Trung Quốc. Cũng tương tự như vậy, các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, EU cũng chỉ yêu cầu “các bên kiềm chế”, “không thay đổi nguyên trạng” ở Biển Đông, chứ không chỉ đích danh Trung Quốc.
(4) Về sáng kiến mới của Nga việc “xây dựng một cấu trúc an ninh mới trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc tập thể, không liên kết và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế”. Sáng kiến này đã từng được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nga ở Sochi nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Nga-ASEAN. Sở dĩ cấu trúc này phải tuân thủ nguyên tắc “tập thể” và “không liên kết” là để mở cửa cho sự tham gia của tất các bên có liên quan nhằm duy trì môi trường hòa bình, an ninh bền vững, hợp tác để phát triển trong khu vực, trong đó có cả các quốc gia đã từng tham gia liên minh quân sự như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines… Đây là một sáng kiến hay, phù hợp với đặc điểm chính trị và an ninh của khu vực này, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên và do đó có tính khả thi cao.
Như vậy, xét từ quan điểm nhất quán của Nga về các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, không thể có chuyện Matxcơva “đánh tráo, đánh đồng khái niệm về các tranh chấp ở Biển Đông hòng bao che, chạy tội cho Trung Quốc trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông”.
Thật khó giải thích về động cơ của những ai, không biết vì lý do gì, lại cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm của Nga về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, gây hoang mang trong dư luận, làm tổn hại tới quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh chúng ta đang tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng tế, còn Trung Quốc lại đang ra sức cố tình giải thích và áp dụng sai về UNLOS, về DOC, cũng như cố tình xuyên tạc và bóp méo quan điểm của Nga và một số nước khác theo hướng “ủng hộ Bắc Kinh” trong vấn đề Biển Đông.
Thiết nghĩ, trong thời điểm hiện nay, chúng ta cần tranh thủ tất cả những ai có quan điểm tương đồng với Việt Nam để hình thành mặt trận rộng rãi ủng hộ chúng ta trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông-một cuộc đấu tranh không cân sức, lâu dài, khó khăn và phức tạp, chứ không nên có hành động gây chia rẽ Việt Nam với các bàn bè và đối tác, trong đó Nga lại là một đối tác chiến lược toàn diện.

79 nhận xét:

  1. Làm rõ lập trường của Moscow về Biển Đông không có nghĩa là chống lại Nga
    Báo điện tử Infonet ngày 13/6 đăng bài bình luận của Đại tá Lê Thế Mẫu với tiêu đề: "Nga chưa bao giờ thay đổi lập trường về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông", nội dung xoay quanh bài báo "Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông" đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 11/6.

    Người viết tôn trọng quan điểm của cá nhân tác giả Lê Thế Mẫu cũng như những tiếng nói đa chiều xung quanh việc làm sao bảo vệ tốt nhất độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, hòa bình và ổn định, tự do hàng hải hàng không trên Biển Đông.

    Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc leo thang quân sự hóa, và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA về đường lưỡi bò đang đến gần, việc làm rõ những băn khoăn, thắc mắc và trao đổi các vấn đề xung quanh càng trở nên quan trọng.
    Xuất phát từ nhận thức đó, người viết xin có mấy dòng làm rõ hơn những vấn đề Đại tá Lê Thế Mẫu đặt ra trong bài viết này, bởi cá nhân người viết thiết nghĩ đó cũng là quan tâm chung của dư luận đang theo dõi tình hình Biển Đông và diễn biến vụ kiện của Philippines.

    Bởi lẽ việc này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, và cũng để tránh những tranh cãi hoặc hiểu lầm không cần thiết.
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lý do Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông trong cuộc họp báo tuần do bà Maria Zakharova - người phát ngôn cơ quan này chủ trì được Đại tá Lê Thế Mẫu trích dẫn, người viết tạm lược bỏ chữ "biển Nam Trung Hoa", bởi cá nhân người viết cho rằng đối với người Việt Nam chỉ có Biển Đông, các nước có thể có tên gọi riêng nhưng với Việt Nam, Biển Đông là Biển Đông:

      “Trong thời gian gần đây, chúng tôi đã từng lưu ý về những bài viết trên các phương tiện truyền thông, trong đó có những thông báo trích dẫn lời của các quan chức cấp cao của Nga rằng dường như Nga ngày càng dính líu sâu vào chủ đề về tình hình trên Biển Đông.

      Ngoài ra, trong những bài viết đó đưa ra sự khẳng định rằng chúng tôi đang nghiêng về ủng hộ một trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này. Vì vậy, mặc dù đã rất nhiều lần đề cập tới chủ đề này, hôm nay chúng tôi muốn đưa ra lời bình luận riêng về vấn đề đó”.

      Như vậy có thể thấy việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đưa ra bình luận riêng về Biển Đông chính là vì dư luận, truyền thông "hiểu lầm" về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông với 2 đặc điểm: Một là Nga "ngày càng dính lứu sâu" vào chủ đề này; Hai là Nga đang nghiêng về ủng hộ một trong các bên tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này mà có thể nói thẳng ra rằng, bên đó là Trung Quốc.

      Người viết rất hoan nghênh việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng giải thích về lập trường chính thức của Nga về Biển Đông trước những băn khoăn của dư luận.

      Tuy nhiên về nội dung câu trả lời của bà Maria Zakharova vẫn chưa trả lời được những thắc mắc của người viết, cụ thể:

      Dư luận đang quan tâm đến căng thẳng tại Biển Đông chủ yếu tập trung vào tranh chấp hàng hải, tranh chấp trong việc ứng dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS chứ không phải tranh chấp chủ quyền các thực thể ở Trường Sa, Hoàng Sa hay Scarborough.

      PCA thụ lý và sắp sửa ra phán quyết vụ kiện của Philippines cũng xoay quanh nội dung tranh chấp hàng hải, tranh chấp trong việc ứng dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS chứ không phải tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ.

      Còn Trung Quốc thì ra sức đánh đồng khái niệm và bản chất các tranh chấp hàng hải, ứng dụng và giải thích, vi phạm UNCLOS thành "tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ" để né tránh phán quyết của Tòa và trách nhiệm của một thành viên UNCLOS.

      Trong bối cảnh đó, ngày 12/4 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã trả lời báo chí về lập trường của Nga xung quanh một số vấn đề quốc tế, trong đó có tình hình căng thẳng leo thang trên Biển Đông với rất nhiều vấn đề khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi về lập trường của Nga.

      Chúng tôi đã đề cập và phân tích vấn đề này trong bài: "Bình luận đáng chú ý của Ngoại trưởng Nga về Biển Đông" đăng trên Báo Điển tử Giáo dục Việt Nam ngày 13/4/2016.

      Xóa
    2. Tuy nhiên tuyên bố mới nhất của Bộ Ngoại giao Nga về vấn đề Biển Đông do bà Maria Zakharova đưa ra vẫn tiếp tục dùng khái niệm "tranh chấp lãnh thổ" hoặc "tranh chấp chủ quyền" khi đề cập đến quan tâm của dư luận về vấn đề tranh chấp hàng hải, áp dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS ở Biển Đông hiện nay, khiến người viết tiếp tục nhắc lại lập luận của mình trong bài "Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông" ngày 11/6.

      Cũng xin lưu ý thêm, tác giả Lê Thế Mẫu đã hiểu lầm ý của người viết khi cho rằng: "Trước hết, cần khẳng định, đây không phải là “tuyên bố mới nhất về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông” như tác giả Hồng Thủy nhận định trên giaoduc.net.vn, mà chỉ là sự tái khẳng định quan điểm nhất quán, trước sau như một, của Nga về các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông".

      Tính đến thời điểm bài báo "Nga ra tuyên bố mới về Biển Đông" xuất bản lúc 6 giờ 31 phút sáng 11/6, thì đó đúng là tuyên bố mới nhất về lập trường của Nga xung quanh vấn đề Biển Đông. Người viết không nói là "lập trường mới nhất", mà là "tuyên bố mới nhất về lập trường của Nga".
      Tại sao phải làm rõ lập trường của Nga?

      Một là vì những tuyên bố của Ngoại trưởng Sergei Lavrov hay người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova về Biển Đông vẫn tiếp tục sử dụng khái niệm "tranh chấp lãnh thổ" / "tranh chấp chủ quyền" khi nói về các tranh chấp hết sức phức tạp ở Biển Đông, mà nổi bật nhất hiện nay là tranh chấp về ứng dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS.

      Hai là những tuyên bố này đưa ra ngay trước thềm PCA chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm UNCLOS ở Biển Đông.

      Trung Quốc ra sức chống đối bằng cách đánh tráo khái niệm, bản chất vụ kiện từ tranh chấp vận dụng, giải thích, vi phạm UNCLOS thành "tranh chấp chủ quyền" / "tranh chấp lãnh thổ" để né tránh phán quyết của Tòa.

      Phát biểu của Ngoại trưởng Nga và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga về Biển Đông không hiểu do vô tình hay hữu ý, lại trùng hợp với lập luận này của Trung Quốc, khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi.

      Còn tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough phải dựa trên hệ thống luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, khác hoàn toàn với cách giải quyết tranh chấp hàng hải trong vụ kiện của Philippines.

      Đó không phải là tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS, do đó khó có thể giải quyết căn cứ trên UNCLOS chứ chưa nói đến DOC, COC.

      Ba là Việt Nam có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp không nhỏ trong vụ kiện của Philippines, và nếu PCA bác bỏ đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là đã góp phần thu hẹp đáng kể tranh chấp ở Biển Đông.

      Bởi lẽ ngoài chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam còn có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý hợp pháp theo UNCLOS ở Biển Đông, với bờ biển dài 3.260 km, thì đây chính là đối tượng bị đường lưỡi bò Trung Quốc "xâm hại" nghiêm trọng, đồng thời cũng là đối tượng nằm trong phạm vi điều chỉnh của PCA trong phán quyết tới đây.
      ...

      Xóa
    3. Nhân đây người viết cũng xin nói thêm, một số quan điểm trong xã hội chúng ta kêu gọi "bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam" là không đầy đủ, bởi nếu chỉ nhắc đến bảo vệ "chủ quyền biển đảo" đối với Hoàng Sa, Trường Sa và một số vùng nội thủy, lãnh hải 12 hải lý dọc bờ biển thì quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì để cho ai bảo vệ?

      Xin lưu ý là đường lưỡi bò Trung Quốc đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam chứ không phải "xâm phạm chủ quyền".

      Đó cũng là bản chất và tính toán thâm độc của Trung Quốc trong vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014 mà Bắc Kinh tuyên truyền là vị trí này nằm trong "vùng biển Hoàng Sa".

      Bắc Kinh muốn ám chỉ vùng đặc quyền kinh tế Hoàng Sa do họ bóp méo Điều 47 UNCLOS và đưa ra đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải cho Hoàng Sa năm 1996.
      Bốn là với tư cách một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiếng nói của Nga rõ ràng có tác động và ảnh hưởng nhất định với dư luận quốc tế, thậm chí có thể là tới Hội đồng Trọng tài 5 thẩm phán do PCA chỉ định để thụ lý vụ kiện.

      Những phát biểu không rõ ràng của Nga tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam và các bên khác ở Biển Đông thì việc lên tiếng yêu cầu Nga làm rõ thiết nghĩ là một việc hết sức bình thường.

      Thiết nghĩ những điều này cũng có thể làm rõ vấn đề thứ 2 Đại tá Lê Thế Mẫu đặt ra:
      ...

      Xóa
    4. "(2) Quan điểm của Nga về việc “các lực lượng thứ ba tham gia vào các cuộc tranh chấp này chỉ có thể khiến cho tình tình trong khu vực này căng thẳng thêm”.

      Quan điểm của Nga phản ánh một thực tế là, từ trước tới nay, tất cả các cuộc đàm phán về DOC, hay COC, hay tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đều chỉ được tiến hành trong khuôn khổ song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác có tranh chấp, hoặc trong khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc."

      Tuy nhiên người viết không đồng ý với nhận định này của bà Maria Zakharova và Đại tá Mẫu, bởi lẽ chính ông Mẫu cũng thừa nhận Nga, Mỹ, EU, Nhật Bản hay các quốc gia khác đều trung lập trong vấn đề "tranh chấp chủ quyền".

      Có điều lập trường của "bên thứ ba" như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ấn Độ, EU... đối với việc ứng dụng, giải thích UNCLOS, bảo vệ tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông thì hoàn toàn khác.

      Các nước này chống lại các hành vi phiêu lưu quân sự hóa Biển Đông, bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành, cũng như hoạt động hủy diệt môi trường, đe dọa tài sản và tính mạng ngư dân nước khác trên Biển Đông.

      "Các lực lượng thứ ba tham gia vào các cuộc tranh chấp này" theo người viết, chính là can thiệp và ngăn chặn các hành động phiêu lưu, quân sự hóa Biển Đông, chà đạp luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đang tiến hành.

      Cũng chính lực lượng thứ ba này, bao gồm cả PCA, đang góp phần đấu tranh bảo vệ hòa bình và công lý ở Biển Đông. Không có lực lượng thứ ba này, Trung Quốc sẽ còn được thể làm càn và không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra.

      Còn điểm then chốt thứ (3) trong phát biểu của bà Maria Zakharova được Đại tá Lê Thế Mẫu trích dẫn, người viết đã đề cập ở phía trên. Tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là các điều luật quốc tế, án lệ quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, không phải ứng dụng UNCLOS nên UNCLOS hay DOC, COC không phải chìa khóa giải quyết vấn đề này.

      Năm là, nếu Việt Nam chúng ta với tư cách là một bên liên quan trực tiếp đến vụ kiện, có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý hợp pháp bị đường lưỡi bò xâm hại và đang là đối tượng điều chỉnh của phán quyết PCA sắp ra tới đây, nếu vẫn tiếp tục mơ hồ rằng đây là "tranh chấp chủ quyền" hay "tranh chấp lãnh thổ", thì chính chúng ta đang đi tuyên truyền không công và bảo vệ lập trường bành trướng của Trung Quốc.

      Thiết nghĩ đây mới thực sự là điều nguy hại nhất.
      ...

      Xóa
    5. Không nên chính trị hóa các vấn đề pháp lý

      Chính trị hóa các vấn đề pháp lý là thủ thuật được nhà nước và truyền thông Trung Quốc thường xuyên sử dụng trong việc đánh tráo bản chất các tranh chấp pháp lý hòng dễ bề thao túng và lèo lái dư luận theo ý họ.

      Người viết thiết nghĩ, dư luận Việt Nam chắc hẳn không lạ gì hàm ý của Trung Quốc khi diễn giải về "đại cục - tiểu cục", không lạ gì cách diễn giải của Bắc Kinh về phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
      Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích quốc gia dân tộc hợp pháp của Việt Nam, cũng như để bảo vệ tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng, tranh chấp leo thang trên Biển Đông, người viết cho rằng chúng ta phải hiểu phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt ấy trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực tiễn quan hệ quốc tế hiện đại.

      Rõ ràng phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt là mong muốn của nhân dân hai nước, tuy nhiên cách ứng xử của nhà nước Trung Quốc phù hợp với phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt mà họ đã cam kết với Việt Nam hay chưa, đã phù hợp với luật pháp quốc tế, quan hệ quốc tế hiện đại chưa là câu chuyện khác.

      Với những hành động xâm phạm hoặc gây tổn hại đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam từ phía Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào chúng ta cũng đều phải kiên quyết đấu tranh chống lại trên cơ sở luật pháp quốc tế.

      Với Trung Quốc, phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt chính là cái để chúng ta bám vào, kéo Trung Quốc trở lại bàn đàm phán và đấu tranh, phân tích, yêu cầu họ thực hiện đúng tinh thần, phương châm ấy.

      Do đó nếu hiểu đúng ý nghĩa và khéo vận dụng, thì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt là vũ khí chúng ta phải nắm lấy để phân tích thiệt hơn, phải quấy với Trung Quốc, chứ không phải kích bác, dè bỉu và làm mất mặt đối phương, đẩy họ vào thế đối đầu với mình.

      Đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay. Đó cũng là bài học dựng nước và giữ nước mà cha ông ta để lại.

      Tổ tiên người Việt tự hào về truyền thống chống ngoại xâm và bảo vệ bờ cõi chứ không tự cao, tự đại vì đánh nhau và đánh thắng nước lớn. Thắng nước lớn, giữ thể diện cho nước lớn, đấu tranh bằng ngoại giao với nước lớn để giữ vững độc lập - tự chủ - hòa bình - ổn định thì dân tộc này mới có tương lai.

      Người viết cho rằng, để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững được hòa bình, ổn định, giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện nay, chúng ta cần nhớ nằm lòng 2 câu dặn dò của cha ông: "Nói phải củ cải cũng nghe", và khi "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh!".
      ...

      Xóa
    6. http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Lam-ro-lap-truong-cua-Moscow-ve-Bien-Dong-khong-co-nghia-la-chong-lai-Nga-post168650.gd

      Xóa
    7. Biết ngay các dzận xĩ sẽ chép bài này về G.TL!
      Phát biểu ơ Nhật vừa rồi Obama bảo giải quyết vấn đề Biển Đông phụ thuộc vào TQ thì ko thấy đại nhà báo Hồng Thủy và Giáo dục chấm nét bình luận gì nhỉ?

      Nga không lên tiếng chửi TQ thì các cháu không ưa. Các cháu chỉ sướng tàu chiến với máy bay Mỹ bay vào Hoa Nam để TQ triển khai HQ-9 với cho J-11 lên tạt đầu cơ.

      Bài viết ở đây có những điểm đang cố ý đề cao vai trò của Mỹ, Nhật, Úc ở biển Đông quá mức.
      1 Thứ nhất: Mỹ chưa ký UNLOC 1982, vậy thì Mỹ không có quyền để can thiệp vào bất cứ một cuộc tranh chấp biển nào mà có viện dẫn đến UNLOC. Trong khi đó bài viết đang tung hô Mỹ như một quan tòa, Bản thân chưa tuân thủ luật chơi thì sao bắt người khác tuân thủ luật chơi không phải của mình ?
      2 Mỹ và các nước chưa có nước nào công nhận HS và TS của VN bằng văn bản ( trừ LX và Nga ngày nay). Vây bọn họ sẽ đàm phàn về tranh chấp biển đảo cho ai và vì ai?
      3 - Bài báo đã viện dẫn lại đề nghị của LX năm 1951, nhưng sau đó LX không nhắc lại đề nghị đó khi thấy được sự vô lý của mình, chứ không "cố đấm ăn xôi " để có cớ nhắc lại
      4 - Khi các nước kia chưa công nhận HS và TS của VN thì nếu giải quyết tranh chấp = UNLOC thì sẽ dùng nguyên tắc " chiếm giữ thực tế" để phân chia vùng lãnh thổ trên biển do các bên chiếm giữ. Khi đó bên nào sẽ bị thiệt hại, Ngưởi bị thiệt hại sẽ là VN chứ không phải Mỹ , Tầu, Nhật hay Úc.
      5 - Mỹ tuyên bố không công nhận TS và HS của TQ, vây trong các cuộc tuần tra BĐ Mỹ có dám vào sâu hơn 12 hải lý ở các đảo do TQ chiếm đóng hay không? Vì với các đảo, lãnh hài không phải là 12 hải lý.
      6 - Mỹ, Nhật, Úc tuyên bố tuần tra biển Đông, nhưng thực tế chỉ để kéo lực lượng của Tầu từ biển Hoa Đông xuống biển Đông, và thực tế điều đó đã sảy ra. Nếu lũ này không tuần tra thì Tầu không đưa vũ khí hạng năng xuống BĐ, vì lũ này tuần tra nên nó mới đưa vũ khí hạng năng xuống biển Đông. Mỹ có tuần tra có làm cho Philipin giữ được cái đảo đá cạn kia không? hay vẫn mất?
      Thực ra nhà báo Hồng Tủy chỉ dịch lại các bài báo của báo Hồng Kong, báo Đài loan và 1 số bài báo Phương Tây để bao biện cho ý kiến chủ quan của mình mà không hiểu nội tình của những vấn đề quốc tế

      Xóa
  2. Nga - tiền thân là Liên Xô đã giúp đỡ ta biết bao nhiêu, lúc khó khăn của Nga hay Liên Xô ta còn chưa giúp lại được gì, cho dù Nga có nói thế nào ta - với tư cách là bên nợ, không có quyền đòi hỏi Nga phải làm gì, chưa kể đến chuyện mài chữ bồi bút viết láo về ân nhân, KHỐN NẠN VÔ CÙNG, ĐỘ KINH TỞM KHÔNG ĐO ĐƯỢC HẾT.

    Trả lờiXóa
  3. Những vấn đề chính trị nhạy cảm, tế nhị thế này mà sao một số PV và một số báo chí của Việt Nam nhận thức quá kém. Chỉ nói lấy được. Không có trách nhiệm gì cả. Cái gì không biết, không rõ thì dựa cột mà nghe người khác giảng dạy. Xin đừng viết bậy. Còn các cơ quan quản lí báo chí nữa sao không thấy chấn chỉnh gì cả, để cho một số PV và báo chí ngày càng quá láo.

    Trả lờiXóa
  4. Hoàn toàn nhất trí và ủng hộ quan điểm của bác Nặc 05:55 .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận xĩ vãi lờ thì bao giờ chả bu Mẽo là nhất?

      Xóa
    2. sủa tiếp đi súc vật vẫn làm. mẹ kiếp tên chó săn của Việt Tân, tiên sư cha mày, thang ba con má , họ hàng tổ tiên nhà mày ăn máu lồn

      Xóa
    3. Phải đa phương hóa vấn đề biển Đông thôi. nhất trí với bác Nặc 05:55.

      Xóa
  5. https://www.youtube.com/attribution_link?a=nx5yVzcBK4M&u=%2Fwatch%3Fv%3D7bTytB9PU-s%26feature%3Dshare

    Trả lờiXóa
  6. Hôm qua mình đọc xong bài của ông Mậu trên mạng , mình thầm nghĩ nếu Google Tiên Lãng vớ được bài này thì 'chết đối gặp cọc" sẽ thanh minh ngay sau nhiều ngày ê chề , quả nhiên hôm nay GGTL đăng ngay , thánh thế ( khen mình quá) . Thực ra đó là suy diễn của ông Mẫu - một fan Nga như GGTL thôi , câu chữ ngoại giao ko đơn giản , nhất là với Nga trong thời điểm bi đát hiện nay .

    Trả lờiXóa
  7. Tôi rất thích bài phân tích này của Đại tá Lê Thế Mẫu trên báo của Bộ Thông Tin Truyền Thông.

    Rõ ràng, có một nhóm thế lực đang làm một công cụ chia rẽ VN với tất cả các nước nào "không thân Mỹ", trong đó Trung quốc tất nhiên là đối tượng hàng đầu, sau đó là anh Nga ngố hùng mạnh.

    Điều tôi ngạc nhiên hơn là chúng nó đưa cho một số lều báo vụng về làm việc này một cách vô cùng vụng về và phản cảm, lộ liễu gần như công khai. Điều này không qua mắt được bộ phận độc giả nhạy bén, tinh tế thời cuộc.

    Trả lờiXóa
  8. Thần Điêu hiệp lữlúc 08:36 14 tháng 6, 2016

    Cục thế thiên hạ lúc này Mỹ & Nga đang tranh cường ở Trung Đông. Mỹ đang lợi dụng tiểu quốc quanh Nga cắn Nga. Tại nước Nga là sự tranh đấu giữa Putin và đám tài phiệt Mỹ và Mỹ gốc Nga. Nói cách khác, Nga Mỹ đang choảng nhau khá là quyết liệt. Như vậy, đám cuồng Mỹ không chửi Nga thì chửi ai?

    Trả lờiXóa
  9. Nga không chỉ là đối tác bình thường, mà còn là người bạn tin cậy. 'Người bạn' đúng nghĩa của khái niệm bạn bè. Nước Nga, dân tộc Nga, hình ảnh Nga đã đi vào tình cảm của hàng chục triệu gia đình VN. Có chia rẽ cũng vô ích. Buồn cười là Mỹ cũng tuyên bố không đứng về phía nào trong tranh chấp trên Biển Đông, nhưng lũ kềnh kềnh chỉ bám Nga mà cắn. Cách Mỹ tuyên bố còn trắng trợn hơn nhiều, không đưa ra bất kỳ lý do nào, chỉ nói là ông ứ ủng hộ thằng nào. Ít nhất Nga còn nói rõ lý do 'vì Nga không phải là một bên tranh chấp'. Nào phải chúng nó không biết TQ đang 'thấy sang bắt quàng làm họ' với Nga, chẳng qua là chúng nó muốn kiếm chuyện chửi để tạo ra tâm lý bài Nga, bài Trung.

    Trả lờiXóa
  10. Nguyễn Thu Thủylúc 09:14 14 tháng 6, 2016

    Nhìn chung, những người VN có đầu óc bình thường, không cuồng Mỹ cuồng Nga hay cuồng Tàu thì mong muốn VN phát triển tự lực tự cường nhưng trong ba anh Mỹ Tàu Nga thì vẫn tin cậy anh bạn thủy chung Nga hơn cả.
    Thực tế chứng minh qua cuộc:

    XIN Ý KIẾN NHÂN DÂN: "ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC LÝ TƯỞNG", THEO BẠN LÀ AI?
    Kết quả hiện nay vẫn là Nga
    -----
    Đối tác chiến lược lý tưởng của VN, theo bạn là ai?

    Nga +242

    Cả hai? +61

    Nga để hợp tác nhiều mặt, Mỹ chỉ để mua bán vũ khí! +32

    Ấn Độ +32

    Mỹ +27
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/05/xin-y-kien-nhan-dan-oi-tac-chien-luoc.html

    Trả lờiXóa
  11. Hôm trước thì bọn lều báo láo lếu viết Lào đứng về phía TQ, hôm nay bọn nó lại tiếp tục luận điện với Nga, bọn này muốn VN ko bạn bè với ai, chỉ làm đệ của anh Mẽo. Bài học của Phil vẫn chưa sáng mắt nhỉ.

    Trả lờiXóa
  12. Họ đang muốn VN mình bị cắt cầu với Nga và các nước. Bị cô lập đơn chiếc không còn ai đến lúc nào không còn đường nào khác phải bước vào quỹ đạo Hoa Thịnh Đốn. Trong vụ này họ đã vu cáo Nga 1 cách trắng trợn đến khó tin, với mục tiêu chia rẽ tình hữu nghị đoàn kết truyền thống giữa 2 dân tộc chúng ta.

    Trả lờiXóa
  13. Ta ủng hộ quan hệ Việt Nga khắng khít hơn nữa. Các bác nghĩ quan hệ Việt Nga chắc đã gần gũi lắm rồi nhưng thật ra vẫn còn một số vấn đề có thể gần nhau hơn nữa. Ngoài chuyện bị đám kền kền rình rĩa rói, quan hệ Việt Nga lâu nay tuy gần gũi với các gia đình CM nhưng đối với công chúng bình dân vẫn có một khoảng cách ở văn hóa nghệ thuật.

    Văn hóa nghệ thuật là thứ đi vào lòng người nhất. Ngoài thói quen cổ vũ cho Nga về bóng đá, Nga chưa có nhiều tác phẩm, tiểu thuyết, bộ phim nào thịnh hành ở xứ Nam Cực ta.

    Nhìn vào khu vực phía Nam, nếu vào bất cứ nhà bình dân nào thấy đang chiếu TV đều là cải lương, phim VN hoặc phim TQ, phim nước ngoài phim TQ chiếm phần lớn, thường là phim cổ trang, võ hiệp kỳ tình, hoặc đề tài chống tham nhũng chống tội phạm. Về âm nhạc cũng vậy.

    Đám Rận hay gào lên vụ phim TQ này nhưng họ quên rằng nhà đài cũng cần ăn cơm, chương trình nào được khán giả ủng hộ mới được tài trợ quảng cáo. Nên đây là sự chọn lựa của khán giả, tức là sự chọn lựa của nhân dân đại chúng, của công chúng bình dân.

    Một phần cũng vì văn hóa Việt Hoa gần gũi nhau mấy nghìn năm. Rồi 100 năm giao lưu văn hóa với nhân dân Pháp và phương Tây trong thời Pháp thuộc và dưới quyền Mỹ. Còn Nga thì chưa bao giờ đến VN. Hai nước lại ở xa nên ít có cơ hội giao lưu văn hóa gần gũi. Nên bần tăng thiết nghĩ sắp tới nên tăng cường quan hệ giao lưu văn hóa Việt Nga. Chương trình Giai Điệu Tự Hào là một bắt đầu rất tốt dù rằng còn vài khuyết điểm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Nga chưa đến gần VN thì ta ngóng. Đến chừng ỗng đến gần có khi ta lại phải chạy dài giống như Ba Lan, Hung, Ru, Tiệp, Litva, Gruzia, v.v.... Ông bà mình đã nói: ở xa mỏi chân, ở gần mỏi miệng.

      Xóa
  14. Lâu nay Tác giả Hồng Thủy (HT) và báo GDVN đã có nhiều bài viết trong nhiều lĩnh vực, thể hiện những quan điểm khá lệch lạc, mơ hồ và thậm chí xa lạ với quan điểm chính thống của nhà nước VN.
    * Thật ngắn gọn, không dài dòng :
    - Tác giả HT đã nói :
    "..(Nga) tiếp tục có xu hướng đánh tráo, đánh đồng khái niệm về các tranh chấp ở Biển Đông hòng bao che, chạy tội cho Trung Quốc trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông..”
    - Đây là luận điểm sai lệch chính của Hồng Thủy mà cả bài viết " Làm rõ lập trường của Moscow về Biển Đông không có nghĩa là chống lại Nga " cũng của Hồng Thủy không thể lý giải, bào chữa nổi. Dường như tác giả HT cố tình né tránh luận điểm có tính xuyên tạc mà mình đã trót nói ra này. Về v/đ lời nói có tính xuyên tạc của HT này, ông Lê Thế Mẫu đã nói rõ và rất thuyết phục trong bài viết của mình. Xin không nói lại nữa.

    * Có vài ý chính khác, cần bàn với HT :
    1, Hiện có vài luận điệu (thường từ đám cờ chống đối), đại ý : muốn tách 2 khái niệm 'chủ quyền biển đảo' và " UNCLOS, DOC, COC,.." riêng biệt, để từ đó cho rằng quan điểm của Nga "gây bất lợi" cho VN, thậm chí là " Mặc nhiên công nhận TQ là 1 bên tranh chấp hợp pháp..." !!??
    Đây là những luận điệu áp đặt, xuyên tạc có chủ ý.
    - Chủ quyền biển đảo là tiền đề căn bản cho các v/đ khác bao gồm cả UNCLOS, chúng liên quan nật thiết đến nhau. Không có chuyện tách rời chúng. Nói "bảo vệ chủ quyền biển đảo" là đầy đủ, là nói đến v/đ mấu chốt, trong đó đã bao hàm các v/đ khác liên quan.
    - Nga đã tỏ rõ quan điểm không tham gia, không đứng vào bên nào trong các tranh chấp biển đảo tại biển Đông. Nói ở khía cạnh khác Mỹ và các nước khác cũng cần phải như vậy. Ở góc độ nhỏ, tôi nghĩ tác giả HT và báo GDVN cũng nên có sự nhìn nhận 1 cách tương đối công bằng khi nói đến Mỹ như vậy. Đó là sự khách quan.
    2, Chính vì 'Không nên chính trị hóa các vấn đề pháp lý' nên nhà nước VN đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết, khi nêu lại v/đ tại 'hội nghị San Francisco tháng 9 1951, đề cập đến tuyên bố của chính quyền Trần văn Hữu.
    3, Nhắc lại cho HT nhớ : thực tế, quan điểm của VN với Nga, Lào , các nước ASEAN (mà Lào đang là chủ tịch luận phiên) không có khác biệt. Điều này đã được chứng minh bằng các văn bản của mỗi bên.

    Xin dán lại ở đây quan điểm của VN :
    "..Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đối với các vấn đề liên quan đến hai nước Việt Nam - Trung Quốc (cửa Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa) thì giải quyết song phương, vấn đề nào liên quan đến các bên khác (Trường Sa), liên quan đến tự do hàng hải thì cần có sự bàn bạc của các bên liên quan. Nếu các bên không giải quyết được bằng cơ chế đàm phán thì cần phải giải quyết bằng các phương thức khác như trung gian, hòa giải hoặc bằng các cơ chế tài phán quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật Biển và các tòa trọng tài. Trong khi chờ một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông, các bên liên quan cần nghiêm chỉnh thực hiện DOC; nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không làm phức tạp hóa tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực..."

    (P/s:nhiều người nói tác giả HT và báo GDVN có xu hướng,tạm gọi là "gần Mỹ" 1 cách thái quá.
    Tôi thì chưa có cơ sở chắc chắn để tin nhưng quả thực cũng rất khó để giải thích)


    Trả lờiXóa
  15. người nhiều chuyện 13 h ngay 14 tháng 6 năm 2016 Các vị cố tình nhắm mắt cải nhau,trên cương vị Nhà Nước,chẳng ai xía vào việc tranh giành lảnh thổ,kể cả Liên Hiệp Quốc.Mỷ cũng tuyên bố trung lập ở biển đông.Khi Cam. và Thái tranh chấp Đền Pretvihia ViệtNam có nhảy xỏm vào nói của Cam. đâu

    Trả lờiXóa
  16. người nhiều chuyện 13 h ngay 14 tháng 6 năm 2016 Các vị cố tình nhắm mắt cải nhau,trên cương vị Nhà Nước,chẳng ai xía vào việc tranh giành lảnh thổ,kể cả Liên Hiệp Quốc.Mỷ cũng tuyên bố trung lập ở biển đông.Khi Cam. và Thái tranh chấp Đền Pretvihia ViệtNam có nhảy xỏm vào nói của Cam. đâu

    Trả lờiXóa
  17. Ngay bắt đầu đọc bài viết nói về quan điểm lập trường của Nga về vấn đề biển đông của báo Giáo dục ..! Có điều gì ko ổn về cách nhận định và sự hiểu biết về tầm tri thức thức của báo GD quá là non nớt yếu kém trong nhận định về Lập trường quan điểm của Nga ..! Nếu vấn đề nhận thức ko xảy ra thì có lẽ bài viết tỏ rõ thể hiện thiếu tính thiện chí hòng bóp méo chia rẽ tình đòan kết giữa Việt Nam và nhà nước Nga ..vô tình Báo giáo dục đang ra sức phá hoại tình đoàn kết giữa hsi dân tộc Nga và VN

    Trả lờiXóa
  18. Ông Trần Công Trục phản đối ý kiến của ông đại tá Mẫu : http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Ap-dat-quy-chup-la-doi-nuoc-lanh-vao-nhiet-huyet-bao-ve-To-quoc-post168664.gd

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa đọc bài anh Trục nhưng tớ đã biết anh ấy nói gì. Từ lâu anh Trục đã rận hóa rồi.
      Cứ tìm từ khóa "Google.tienlang Trần Công Trục" sẽ có rất nhiều thông tin về anh Trục.

      Xóa
    2. 1. Thi Lịch sử năm nay: EM NÀO NGHE LỜI ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC THÌ TRƯỢT VỎ CHUỐI
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/07/thi-lich-su-nam-nay-em-nao-nghe-loi-ong.html

      2. ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC ĐÃ XUYÊN TẠC NHỮNG GÌ VỀ "HẢI CHIẾN HOÀNG SA"?
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/08/ong-tran-cong-truc-xuyen-tac-nhung-gi.html

      3. Về Công hàm Phạm Văn Đồng: ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC, ÔNG TRẦN DUY HẢI XUYÊN TẠC HIỆP ĐỊNH GENÈVE
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/ve-cong-ham-pham-van-ong-ong-tran-cong.html

      4.'HẢI CHIẾN HOÀNG SA' HAY VỤ BÁN ĐỘ LỊCH SỬ?
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/01/hai-chien-hoang-sa-hay-vu-ban-o-lich-su.html

      Xóa
  19. Báo Giáo dục Việt Nam trở thành cái ổ Việt Tân rồi. Toàn "cắm biển chỉ đường sang Mỹ". Lại còn "Không chính trị hóa các vấn đề pháp lý" ! Nghe chối thật ! Chả có cái thứ pháp lý nào mà không phục vụ một mục tiêu chính trị nào đó của một giai cấp nào đó, một cộng đồng người nào đó. Làm gì có chuyện cắt đậu phụ mà hai mặt dao đều sạch được ? Xã hội loài người từ cổ chí kim chẳng bao giờ có một thứ pháp lý chung chung như thế. Cái tay viết bài này trên báo Giáo dục Việt Nam theo chủ thuyết "bài Nga, thoát Háng" đây.

    Trả lờiXóa
  20. Tôi biết Hồng Thủy là ai rồi. Một BTV chuyên dịch tài liệu từ tiếng Anh. Do đó, khi đánh giá các tuyên bố của Sergey Lavrov và Maria Zakharova cũng ăn theo cách dịch bậy của người Mỹ hết. Quả là rất khó thuyết phục một người Việt Nam nhưng lại nhìn người Nga làm dưới lăng kính của người Mỹ, nghe người Nga nói qua cái loa của Mỹ.

    Còn nữa ! Chỉ riêng cách dùng từ "Moscow" trong khi chúng ta dùng từ thuần Việt Mát xơ cơ va hoặc phiên âm đúng Maskva cũng đã thấy Hồng Thủy là loại người nào. Còn về từ Giáo dục Việt Nam, tờ này không phải Báo Giáo dục thời đại của Bộ Giáo dục đào tạo mà là cơ quan của "Hội liên hiệp các trường đại học Việt Nam" thì tôi có thể nói thẳng luôn là có đến 80% biên tập viên của nó chỉ biết tiếng Anh và hơn chục BTV chủ chốt đều học từ Mỹ, Anh và Pháp về. Hội này ở dốc Thọ Lão, Hai Bà Trưng, nhận không ít tiền từ các tổ chức NGOs mà người ta vẫn đang xác minh xem NGO ấy là NGO nào. Từ thiện thật sự hay trá hình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên bác đẹp quá! Bình luận những gì họ nói ,viết ra đựợc rồi bác ơi.

      Xóa
    2. Tên bác đẹp quá! Bình luận những gì họ nói ,viết ra đựợc rồi bác ơi.

      Xóa
  21. Định thôi, nhưng rồi cũng thấy cần phải nói thêm : báo GDVN là 1 tờ báo của 1 hội, nếu không để ý kỹ dễ ngộ nhận là tờ báo của ngành giáo dục. Dù chỉ là tờ báo của 1 hội, nhưng đáng tiếc là, thay vì đi sâu vào chuyên môn của mình, GDVN lại tỏ ra lấn sân sang rất nhiều lĩnh vực khác, để rồi với sự non yếu nhận thức về nhiều mặt, nên đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Nhiều bạn đọc ngay ở đây nhận xét rất chính xác, các BTV của GDVN quá nghiêng về những quan điểm của phương Tây, cũng tức là xa lạ với rất nhiều quan điểm của chính quyền. Từ đó dẫn đến nhận thức sai lệch trong nhiều vấn đề, cả trong và ngoài nước. Ở trong nước, tôi nhớ cách đây không lâu lắm,vụ về cái gọi là tưởng niệm "Gạc Ma" của bọn rận chủ, chính báo GDVN đã rất lớn tiếng, đánh tráo khái niệm, biến những tên chống đối chế độ, hay còn gọi là đám "dân chủ" giả cầy,..thành những "người yêu nước". Hành động sau đó của chính quyền Hà Nội, gọi 1 số trong bọn này lên thẩm vấn , điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng, đã là câu trả lời , gián tiếp khẳng định quan điểm sai trái, lệch lạc của báo GDVN trong vụ này.
    - Đã đến lúc báo GDVN cần nghiêm túc, cầu thị xem lại mình, trước khi có những sự cố đáng tiếc hơn xảy ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dòng chữ in đậm, có tính Slogan của báo GDVN, trong bài viết loại này, cũng gợi lên nhiều suy nghĩ về ...chính tờ báo này.
      " Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam chỉ có một "động cơ" duy nhất và xuyên suốt là đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ..."
      !!!???
      - Rất đúng. Nhưng chỉ ...bảo vệ lãnh thổ thôi sao ??

      Xóa
    2. Tất nhiên người dân VN ai mà không có trong đầu một nguyên tắc chung là bảo vệ độc lập chủ quyền, nhưng quần chúng đâu có ai đưa khẩu hiệu này ra làm một chiếc khiên đỡ đạn như GDVN, để chống đỡ các công kích vào tờ báo này.

      GDVN đưa khẩu hiệu này ra như một tấm áo giáp đỡ đạn, như một lời thanh minh. Nghĩa là CÓ TẬT GIẬT MÌNH.

      Khẩu hiệu đó của GDVN chứng tỏ là bọn hắn đang "Có Tật", và bọn hắn đang chịu nhiều áp lực, bất bình từ công luận, công chúng.

      Khi bọn hắn làm thế chứng tỏ độc lập chủ quyền không phải là mục đích thật của chúng, những gì chúng làm cũng trái ngược hẳn, chúng đang đẩy VN vào thế phải dựa dẫm phụ thuộc Mỹ, chúng không muốn VN có quan hệ tốt với các nước, nhất là các nước không thân Mỹ, chúng muốn VN phải lệ thuộc Mỹ. Chúng là bọn bán nước thời đại mới, bán nước thời đại kỹ thuật số.

      Xóa
    3. Đây mới chính là điều nguy hiểm của tờ báo này. Khi đặt tên "giáo dục" như thế có nghĩa là chúng nó cố tình muốn gây chia rẽ và gây hiểu lầm, tung hỏa mù gây ngộ nhận, làm cho công chúng khó phân biệt được đâu là quan điểm chính thống, đâu là quan điểm của Diễn biến Hòa bình.

      Nói ngoài lề tí, các bác có để ý là BBC tiếng Việt có chiêu là thỉnh thoảng đăng bài của một số người tử tế, nhưng phần đông các bài mà chúng nó đăng đều là của bọn mất dạy?

      Mà phần đông bọn mất dạy này trong các bài viết chúng nó gửi BBC, chúng nó đều đang thể hiện lên nỗi sợ vãi đái về một chiến dịch Đả Hổ Diệt Ruồi phiên bản Việt. Vì sao, vì đại đa số bọn thúc đẩy DBHB, thay đổi, chuyển hóa chế độ và bọn quan tham, tham nhũng là 1, chống lưng nhau, hỗ trợ nhau, để thoát tội, bọn theo Mỹ, bợ Mỹ, nịnh Mỹ. Nếu có gì gay quá chúng nó vác vali trốn sang Tây thôi, nên chúng không sợ, bọn sợ hãi là bọn đàn em tôm tép không biết trốn đi đâu, không đủ tiền sang Mỹ sống, nên chúng nó cứ gào thét tuyệt vọng trên BBC đọc hài vãi đái.

      Xóa
    4. Đám Mỹ nô hay gửi bài lên BBC hay mắc chứng tâm thần là coi đám tuyên truyền viên Việt Tân trên FB và đám biểu tình là nhân dân, là công chúng, trong khi hơn nửa số đó là Công An hoặc thanh niên sinh viên cộng tác với CA. Đến giờ qua bao nhiêu vụ biểu tình chúng nó còn không nhận ra điều này nữa thì là loại thần kinh chính trị thật rồi.

      Xóa
    5. Tôi ủng hộ đả hổ diệt ruồi kết hợp chống Diễn biến hòa bình. Đả hổ diệt ruồi là chống tham nhũng, chống sai trái, chống tiêu cực ở tất cả mọi lãnh vực, nó không phải là độc quyền của mỗi anh Bình cận thị hay TQ.

      Xóa
  22. Nga với VN mới là quan hệ 16 chữ vàng thật sự. Còn quan hệ Việt Mỹ hay Việt Trung bản chất là mối quan hệ thực dụng thực lợi có tính cách nhất thời, đầu môi chót lưỡi đãi bôi với nhau. Tất nhiên thời toàn cầu hóa và với tinh thần 'hòa nhập không hòa tan' ngày nay thì ai cũng phải thân thiện, thiết lập quan hệ đối tác. Đề phòng một số đối tượng nguy hiểm. Nga không nằm trong số đối tượng nguy hiểm này, Nga chưa bao giờ có tiền lệ xấu gì với VN. Có người đưa ra chiến tranh 1979 bảo Nga không thật tình với VN, nhưng họ đã sai. VN chưa bao giờ chấp nhận cho quân đội nước ngoài vào VN chống ngoại xâm, nên năm 1979 Nhà nước không cho phép quân đội Nga vào VN chống TQ xâm lược. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ cũng vậy, Nhà nước không cho phép quân đội Nga Trung vào VN giúp chống ngoại xâm. Người Nga với người TQ ở miền Bắc chỉ là những chuyên viên kỹ thuật và một vài đơn vị phòng không, không phục vụ bất cứ chiến dịch quân sự nào, cũng không đánh nhau trên chiến trường.

    Trong đàm phán hội nghị Geneve nhiều nước mà ta tưởng sẽ đứng về phía tay quay lưng theo kẻ mạnh, bao gồm cả TQ, thì chỉ có LX đứng về phía VN chịu 'đánh hội đồng'. Trong hội nghị Pari cũng không thể đưa LX vào mà bỏ TQ ra, vì như thế sẽ mất cầu với TQ, nên đã giải quyết song phương với Mỹ. Tiếng là 4 bên nhưng ai cũng biết đó là đàm phán song phương Việt Mỹ, còn Việt Cộng phe VN với ngụy SG phe Mỹ là 2 vai phụ cho nó hợp về mặt kỹ thuật. Nói chung nhìn lại quá khứ cho đến nay chỉ có mỗi Nga là 1 cường quốc duy nhất thủy chung như một với VN. Lào, Cam, Cuba cũng rất tình nghĩa với ta nhưng sức lực và khả năng trợ giúp của họ có hạn. Nhiều khi ta còn phải giúp họ nhiều hơn họ giúp ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bổ xung:

      Chiến tranh 1979 thật ra Nga giúp VN rất nhiều chứ không phải chỉ có tuyên bố bằng mồm như bài viết trên Wiki có giọng điệu như Nga là kẻ đểu. Họ viện trợ nhiều và quan trọng nhất là giúp VN chuyển quân từ Nam lên Bắc. Nếu không có Nga, ta không thể chuyển quân nhanh, không thể áp lực được TQ sợ mà rút về. Còn việc Nga không chiến đấu đơn giản là vì ta không đồng ý việc dùng quân đội nước ngoài giúp ta chống xâm lược. Như Cụ Hồ nói là 'nợ tiền trả được, nợ máu không trả được'. Điều này không có nghĩa là Nga không tuân theo hiệp định phòng thủ chung Xô Việt hay hiệp định này rỗng toếch, như giọng điệu Wiki ám chỉ.

      Nhiều người ngây thơ mơ mộng ngày nay họ vẽ lên một viễn cảnh tuyệt vời là cả đám cùng nhau chống TQ. Nên họ cho là 'đa phương' là 1 cách giải quyết tốt nhất. Chỉ cần nhìn vào hội nghị Geneve là thấy ngay sự ngây thơ của những người này. Thiên hạ lâu nay có thói quen theo kẻ mạnh. Nhất là các nước bé càng dễ bị các nước lớn đem mồi ra nhử, thỏa hiệp.

      Một vấn đề nữa là cho dù cả đám hợp nhau chống được TQ, đuổi TQ ra khỏi biển Đông. Nhưng HS bị lọt vào tay Đài Loan. Trường Sa bị lọt vào tay Philipin, Mã lai, Brunei và các nước sâu xé, các cty Mỹ tiến vào giành hết các phần du lịch, hải sản, khai thác dầu mỏ, thì VN được gì? Mỹ và lều báo đang thành công trong việc hướng mọi cái nhìn vào 1 mình TQ mà không nhìn thấy các vấn đề khác.

      Xóa
  23. Đã định đưa ra 1 vài phân tích về quan điểm sai trái trong bài phản biện bài viét của ĐT Lê Thế Mẫu của báo GDVN. Tuy nhiên sau khi đọc các ý kiến phân tích của các bạn/ông Đức Hùng, Lê Trọng Thắng, Nguyễn Chí Tâm và một số người khác nữa, tôi thấy không cần viết thêm, vì họ đã có những lập luận, phân tích sắc bén đủ để phản bác lại bài viết của báo đt GDVN rồi.

    Tôi chỉ xin thêm 2 ý kiến nhỏ:
    1. Chỉ vì một bài báo vào hàng "lá cải" chuyên copi bài và luận điệu của phương Tây, nhằm chia rẽ mối quan hệ truyền thống, chí tình Việt Nga mà một phát ngôn viên của BNG Nga đã chính thức phải lên tiếng giải thích rõ quan điểm của Nga trong vấn đề này, đã cho thấy Nhà nước Nga luôn quan tâm, coi trọng và mong muốn bảo vệ tình hữu nghị giữa hai nước Nga - Việt như thế nào rồi.
    2. Cũng như VN ta, Liên Xô trước đây và người Nga ngày nay không lạ gì người láng giềng tham lam, nham hiểm TQ. Vì vậy mọi hành động, phát ngôn của họ luôn có sự cân nhắc cẩn trọng nhằm ngăn ngừa những mưu mô gian ác mà TQ có thể lợi dụng chơi xấu họ bất cứ lúc nào như TQ đã từng làm trong ls cận đại.

    Trả lờiXóa
  24. Tôi kg nói thay ng khác nhưng tôi có thể nói cho tôi và gia đình tôi, tôi từng học hành làm việc ở Nga, các bạn Nga thật quý trọng Bác Hồ và VN. Nhiều đồng nghiệp, giáo sư, xóm giềng, chỉ cần nghe nói mình là từ VN là họ vồn vã giúp đỡ vô cùng thân thiện. Không chỉ thân thiện mà còn là thân thiết.
    Tôi và cả nhà tôi mãi mãi kg thể nào quên công lao của nước Nga đối với quê hương dân tộc VN nói chung và gia đình tôi nói riêng. Thật xấu hổ cho những kẻ đang muốn chia cắt 2 tộc Việt Nga chỉ vì những mục đích chính trị hèn hạ bẩn thiểu.
    Trung Quốc họ sợ thực dân nên mới giúp VN. TQ có giúp VN nhiều nhưng chủ yếu xuất phát từ lợi ích của họ. Còn Nga giúp VN nếu nhìn lại kỹ sẽ thấy cái lợi rất ít mà chủ yếu xuất phát từ tình cảm con người ở một cái thời mà ngày nay nhiếu người trong chúng ta vẫn còn tiếc nuối, một cái thời mà tình cảm con người phát triển mạnh, một số nước thật sự coi nhau như 1 đại gia đình, xem việc giúp bạn như giúp mình, tình nghĩa đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia.
    Những kẻ Lều Báo đô la rủng rỉnh đầy túi ngày nay, họ không bao giờ cảm nổi hay hiểu nổi bản chất quan hệ VN với Nga, Lào, Campuchia, Cuba.
    Ngay khi Nga, Campuchia thay đổi mô hình chính trị thì tình cảm với VN vẫn không thay đổi. Chính Liên Bang Nga đã xóa nợ cho VN chứ kg phải Liên Xô cũ.
    Dù vật đổi sao dời đến đâu, tôi tin là tình cảm giữa VN với 4 dân tộc này sẽ không bao giờ thay đổi. Những việc Lều Báo muốn làm lúc này là họ muốn gieo rắc một hạt mầm Hoài Nghi. Từ hoài nghi sẽ đi tới sự khoét sâu mâu thuẫn, xuyên tạc, cắt xén, diễn giải tầm bậy một số câu nói của người Nga, báo Nga, từ đó từng bước biến quan hệ Việt Nga thành một kiểu quan hệ đa nghi kg còn tin tưởng nhau.

    Trả lờiXóa
  25. Tôi từng sang Nga thấy họ thân thiện, khi trò chuyện họ hay nhắc đến các chiến công kháng chiến vệ quốc gần đây của VN nhất là trận chiến chống mỹ. Rất nhiều người nói về bác Hồ và Đại tướng. Kiều bào Nga thì yêu nước, dạy tiếng Việt, con nít Nga gốc Việt nói tiếng Việt như ở VN, làm thơ, rành truyện Kiều, nhiều nhà có ảnh Bác, nghe nhạc cách mạng. Việt Nga giống như 1 kỳ duyên giống như được an bài duyên phận tiền định là bạn của nhau. Như Bá Nha và Tử Kỳ. Kiều bào Nga về VN đi chơi chả ai nhận ra là Việt kiều. Có thể nói trong số các nước lớn của hàng ngũ siêu cường, đại cường, thì gấu Nga là người bạn lớn tốt nhất và đáng tin cậy nhất của VN.

    Trả lờiXóa
  26. Thật là trân trọng tình cảm của @Mai Vang và @Khai đối với nước Nga. Với nhân dân 2 nước thì câu chuyện của các bạn và một vài hình ảnh, vật lưu niệm nữa là quá đủ để nói về tình cảm thân thiện, tin cậy, một người bạn lớn của VN.

    Nhưng về quan hệ nhà nước cần nói rõ thêm chút nữa, chứ không kẻo lại rơi vào bẫy tự diễn biến và bẫy diễn biến hòa bình đang được khôn khéo giăng ra khắp nơi.

    - Trước đây khi còn chiến tranh lạnh giữa 2 khối, phê XHCN có hẳn một nghị quyết về đóng góp và trợ giúp VN, các nước XHCN và các nước dân tộc dân chủ do LX làm đầu mối. Tùy vào sự phân công phù hợp với khả năng từng nước, các nước trong phe XHCN đóng góp để hỗ trợ VN và phong trào giải phóng dân tộc thế giới làm cách mạng … VN là ưu tiên hàng đầu còn vì VN là tiền đồn của cả phe.
    - Sau này khi TQ cho rằng LX đang theo chủ nghĩa xét lại thì TQ trực tiếp cho VN nhiều hơn nữa vì muốn chứng tỏ vai trò đầu tàu trong cách mạng XHCN, thu phục các phong trào giải phóng dân tộc, chia rẽ với LX và Đông Âu. TQ còn gây nhiều khó khăn cho các chuyến tàu chở hàng viện trợ từ LX ngang qua TQ đến VN, thậm chí còn “luộc” bớt một số vũ khí nữa.

    Bác Hồ, cố Ttg Phạm Văn Đồng và nhiều nhà lãnh đạo nước ta đã sang từng nước để cảm ơn sự đóng góp vô giá đó đối với VN.

    Tháng 12-1991, bằng hiệp ước Belovezh đã chấm dứt sự tồn tại của LX, qui định trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của Nga đối với các khoản vay, nợ của LX trước đây, do vậy sau này nước Nga đã nhiều lần xóa nợ cho VN hoặc chuyển thành học bổng cho du học sinh tại Nga.

    Quan hệ giữa các nhà nước vì vậy không đơn giản như đa số người dân vẫn nghĩ. Và rõ rằng là quốc gia nào thì cũng đặt lợi ích dân tộc họ lên hàng đầu khi xem xét vấn đề, nước ta cũng buộc phải ứng xử như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi đi ông Z ơi, cảm tính vừa phải thôi. Tại sao LX không xóa nợ cho VN mà phải chờ đến Nga mới xóa nhưng cũng không xóa 1 lần mà phải chia ra nhiều lần? Vì sang thời Nga thì VN bắt đầu phải trả nợ từ thời LX cũ bằng cách cho Nga Xô khai thác dầu khí với tỷ lệ ăn chia là Nga 51 : VN 49. Dầu thô khi đấy còn rất có giá nên Nga cố tạo lòng tin nơi VN bằng cách thả con tép bắt con tôm bằng chiêu xóa nợ nhiều lần để câu rê VN thôi. Đã nói tốt cho Nga Xô thì sao lại dìm TQ thế nhở. Nếu không có sự hy sinh xương máu của nhân dân TQ thì VN có được hòa bình như ngày hôm nay để tranh giành mấy cái đảo chim ỉa tít tắp ngoài đông hải không? Nếu TQ khi đấy không tận tình cho Bác Hồ sang mở căn cứ trên đất TQ và cho cán bộ ta sang đào tạo ở Hoàng Phố thì VN có được một lớp lãnh đạo ưu tú để phục vụ kháng chiến ko? Đảng và CP ta vì thế luôn ghi nhớ công ơn giúp đỡ và hy sinh tình nghĩa của nhân dân TQ. Các vị lãnh tụ của TQ như Mao Chủ Tịch, Chu Ân Lai,... cũng rất yêu quí Bác Hồ và nhân dân VN anh em. Các ông đang dùng chủ nghĩa 'xét lại' để phủi ơn đối với TQ là nhằm động cơ gì?

      Xóa
  27. Văn hoá, Văn học Nghệ thuật khg phải là món sở trường của Nga. Nhưng được cái họ có lòng thành. Dân tộc Bạch Nga vĩ đại khg cong cong vẹo vẹo như Mỹ mà thẳng như cây thước, nói là làm.Nga, Putin nói là làm, tin được. Họ nói được là làm được. Mỹ là Chú Sam hứa lèo, tiêu chuẩn kép, nói 1 đàng làm 1 nẻo. Vụ chạy đua TT Mỹ là 1 màn thi đua nói láo. Chưa bao giờ TT nào làm như hứa hẹn khi tranh cử, yup kể cả ngài Obama vĩ đại.

    Còn đám kiêu binh lều báo thì tôi chỉ muốn nói tờ báo tiếm danh ngành giáo dục "GiaoDuc VN" là bọn nghiệt súc vô loài. Sao không dẹp nó đi. Bắt đám mất dạy bỏ tù.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã viết Văn hóa, Văn học nghệ thuật không phải là món sở trường của Nga thì tốt nhất là đừng nói gì về nước Nga nữa cho khỏi tầm bậy, để đừng xúc phạm những người yêu mến chân thành nước Nga.

      Hàng triệu người VN trong Nam ngoài Bắc, vượt ra khỏi những khác biệt về ý thức hệ, đã mê mệt với các tác phẩm của Ivan Bunin, Boris Pasternak, Mikhail Solokhov, Alecxandr Solzhenitsyn.. rồi A. Trekhov, A. Platonov, L. Tolstoi, A. Tolstoi …

      Cũng hàng triệu triệu người VN dù trải qua bao biến động của thời cuộc vẫn giữ mãi nhưng hình ảnh của Paven trong Thép Đã Tôi, cảnh hoang dã mà trữ tình trên thảo nguyên trong Cây Phong Non Trùm khăn đỏ, Người Thày Đầu Tiên …

      Rồi những bức tranh vàng của Levitan, vở múa ba lê Hồ Thiên Nga trong âm nhạc Tchaikovsky qua hàng trăm năm vẫn là nỗi khát khao của nhân loại dù chỉ được xem, được nghe 1 lần trong đời!

      Rồi “con nhện đen” Lev Yashin hay Dashayev khi nghe đến cũng làm sống dậy những thần tượng huyền thoại một thời của bao thế hệ thanh niên.

      Xóa
    2. Nói cho ngay, ở trong Nam chả ai biết ba cái món này cả, hehe. Tôi cũng nghe danh một vài tác phẩm nhưng chưa đọc món nào.

      Nhưng tôi nghĩ quan hệ quốc tế cũng không thể đem văn học nghệ thuật ra nói được. Gorbachev cũng mê văn hóa Nga nhưng phản lại. Nguyễn Minh Cần cũng mê văn hóa Nga nhưng đang là phản động lưu vong ở Nga. Z là thành phần nào thì ai chả biết, dù mê sách Nga tới đâu. Có khi cũng chả mê mà là lấy về từ Wiki. Trên Wiki có cả một hồ sơ tác phẩm lớn của Nga đấy, cứ lấy về chém gió thôi.

      Có 1 sự thật ít ai để ý là những người ủng hộ quan hệ Việt - Nga chưa chắc là yêu nước Nga, nhưng chắc chắn là họ yêu nước Việt. Họ ủng hộ Việt Nga vì nó có lợi cho nước Việt. Bất kể họ mê Tam Quốc hay Tây Du hay Thép Đã Tôi Thế Đó hay Batman, 007, Cuốn Theo Chiều Gió, Bố Già.

      Xóa
  28. Ngài Z này tỏ ra hiểu biết chi tiết cụ thể về quan hệ Việt Nga, thật ra là chôm về từ Trần Quang Cơ thôi chứ gì. Nhưng khoe hiểu biết về mấy vụ này cũng chả nói lên điều gì. Đơn giản là Nga tin VN và VN tin Nga, 2 bên có vị trí địa lý không động chạm nhau và ép TQ vào giữa vừa chống lại các thế lực tham vọng bên ngoài muốn tiến vào khu vực, quan hệ Việt Nga Trung luôn là quan hệ lắc léo nhưng Việt Nga luôn tin tưởng nhau, tình sâu nghĩa nặng, xưa nay chưa bao giờ thay đổi, tương lai gần xa không thấy tín hiệu gì thay đổi, chấm hết. Có nói gì cũng vô ích.

    Chưa nói đến cái cách mà ông thể hiện lâu nay trong blog này thì ông mới là đối tượng tình nghi nhất của tự diễn biến. Tức là nếu tôi là an ninh văn hóa hay an ninh tư tưởng thì người đầu tiên tôi tìm hiểu chính là ông. Cách mà ông chém về "Diễn biến hòa bình" giống y hệt cách mà "Giaoduc VN" chém về "độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ", cùng đều là các loại lá chắn, khiên mộc được đưa ra để đón đỡ những chỉ trích từ mọi người. Internet nó phát triểu bao nhiêu năm rồi, ông nghĩ thiên hạ cả tin lắm à?

    Trả lờiXóa
  29. Bác z còn kém lắm, ngoại giao nhân dân và ngoại giao nhà nước về bản chất tuy 2 mà 1. Các anh chị ở đây nếu không phải mong muốn quan hệ nhà nước hai phía được tốt thì tôi nghĩ cũng chả vào đây kể chuyện làm gì.

    Bác nói trật đường rầy mà tôi gọi là 'cụ thể một cách sáo rỗng', khoe kiến thức chi tiết nhưng không nói lên gì nhiều và không học hỏi được gì mới mà chỉ thấy vô duyên. Giống như người ta đang bàn về lịch sử đại cương bỗng dưng bác nhảy vào cãi về 'địch có bao nhiêu xe tăng'.

    Trả lờiXóa
  30. Ý của Z ai chả biết, ở trong 1 topic khác tôi thấy có bác gọi Z là tay tuyên truyền diễn biến hòa bình thượng thặng, giờ tôi càng thấy rõ.

    Thứ nhất; Z đem chuyện "VN là tiền đồn của cả 2 phe" ra để bóp méo làm giảm thiểu đi ý nghĩa của việc Nga giúp VN trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập hòa bình. Z cố tinh "quên" sau KCCM thì Nga vẫn giúp VN, sau chiến tranh biên giới 1979 Nga vẫn giúp VN. Ngay cả trong 2 cuộc kháng chiến, người VN chả ai nghĩ gì đến tiền đồn 2 phe, đơn giản là Pháp Mỹ đến xâm lược thì đuổi họ đi để được độc lập tự chủ.
    Dù diễn biến thế giới có diễn ra như nào thì rõ ràng trong phạm vi nước VN, Nga đã giúp VN có được độc lập hòa bình và VN thật sự thực tế đã có được độc lập hòa bình. Trong các nước giúp VN, Nga có công lao to lớn nhất. Không thể phủ nhận chối bỏ hay ngụy biện quanh quẩn để tìm cách giảm nhẹ, bóp méo.

    Thứ hai; Z nói thế không hẳn là để khoe kiến thức, mà có ý đồ là để "khai sáng" cho "những người đang bị CS nhồi sọ" thấy là Nga cũng không thật lòng gì với VN về chuyện nợ tiền, xóa nợ.
    Đây là cái dốt của Z, bởi vì ai cũng biết ngay cả anh em ruột trong một nhà còn phải sòng phẳng với nhau chuyện tiền bạc nợ nần. Bản thân Z cũng chẳng thể nào quịt tiền quịt nợ anh hay em của hắn, và ngược lại cũng thế. Huống chi Việt Nga không phải là anh em ruột trong một nhà mà chỉ là anh em về mặt ngoại giao, chính trị. Đúng là cách hành xử, đối xử giữa Việt - Nga là y chang anh em với nhau, nhưng không có nghĩa anh em là có thể mượn tiền khỏi trả, trừ khi một người chủ động xóa nợ. Chưa kể trong thời gian đó không chỉ VN ta khó khăn mà Liên Xô cũng khó khăn vô cùng, LX lại phải gồng lưng giúp đỡ một số nước khác cũng đang rất khó khăn, như Cuba chẳng hạn.
    Tôi không rành lịch sử ngoại giao thế giới không biết trên thế giới có tiền lệ xóa nợ hay không. Nhưng sự hào hiệp rộng lượng của Nga là điều đáng kinh ngạc, xóa nợ cho một nước trong khi bản thân đang lận đận. Nga xóa nợ cho VN đơn giản là vì lúc đó VN đang quá thảm, quá khó khăn. Giàu có giúp nhau không giá trị bằng đang khó khăn mà vẫn giúp nhau mới đáng quý.
    So nghĩa cử của Nga với hành vi của Mỹ sẽ thấy ai đáng tin ai đểu cán.
    Nga đã thành công giúp được VN có được độc lập và hòa bình rồi sau đó xóa nợ.
    Còn Mỹ nuôi ngụy để thay Mỹ cai trị miền Nam, sau khi bị thua Mỹ hô tiền nuôi ngụy là tiền nợ mà VN phải trả thay ngụy, rằng nhờ tiền Mỹ nên các thành phố phía Nam mới giàu đẹp như thế nên giờ VN phải trả. Thế là VN phải trả nợ để đổi lấy bình thường hóa quan hệ. Mỹ ép nợ VN rồi bảo là tiền trợ giúp giáo dục.

    http://dlv.vn/2016/06/quy-giao-duc-viet-nam-vef-chinh-la-tien-cua-viet-nam-bi-ep-no.html

    Trả lờiXóa
  31. Trong ngôn ngữ Nga có tiếng hô URA vang lên khi đoàn quân xung trận luôn làm cho quân thù khiếp sợ. Ngạn ngữ tiếng Việt thì “Lời nói phải củ cải cũng nghe”.

    Z. viết “khi còn chiến tranh lạnh giữa 2 khối, … VN là tiền đồn của cả phe (XHCN)” là bởi vì dù chỉ có 2 khối nhưng có nhiều phe: XHCN, TBCN, Thế giới thứ 3, Trung lập, Không liên kết … Đoạn viết trên là chỉ nói thêm cho rõ riêng với các ông, bà @Mai Vang, @Khai, chứ mà chỉ biết có 2 phe là quá dốt, diễn đàn mở mà dùng công nghệ nhét chữ vào mồm người khác đã đạt đến độ quá tầm thường!

    Viết thêm về chuyển ẩn danh hay nặc danh trên mạng thì chỉ là không hoặc chưa muốn người đọc, người xem biết tên khai sinh của mình thôi chứ không thể là vô danh được. Trong cái địa chỉ IP tưởng là thay đổi xoành xoạch mỗi lần bật máy đã bao gồm network ID và host ID. Chuyện cái địa chỉ MAC của từng thiết bị điện tử là duy nhất trên toàn thế giới như dấu vân tay vậy. Vì thế chính cái địa chỉ MAC duy nhất đó được mã hóa trong cái host ID là điều chắc chắn, muốn tìm là được, có chạy có chối thì chỉ có cách đem đốt thành tro cái máy đó đi.

    Bữa nào sẽ bàn kỹ hơn về diễn biến hòa bình coi sao, thật lòng thì cũng thấy thinh thích râm ran khi đạt mức "thượng thặng"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi thời buổi này môn tâm lý học thịnh hành, cần gì có IP mới biết ai là ai. Như tôi biết rõ Z là 1 thành viên khác trong này đang được một số người tin là người tốt, thế cho nên tôi cứ để xem không huỵch toẹt ra thôi. Bác nhớ về nói với Đông La hãy cố gắng mà vị tha lên đi nhé.

      Xóa
  32. Thằng Nặc danh giả vờ nịnh TQ để kích động chắc là thằng văn lâm chứ gì. Nói cho ngay, TQ đã từng giúp VN rất nhiều trong chống Nhật và 2 cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Tất nhiên họ giúp đây là xuất phát từ lợi ích của chính họ, vì họ cũng có kẻ thù chung là thực dân đế quốc và phát xít, cũng bị phương Tây kéo đến xâm lược. Nếu bọn thực dân thành công chiếm lãnh thổ VN thì tất nhiên tình hình an ninh của họ sẽ báo động đỏ.

    Không thể phủ bác được là quan hệ Việt Trung đã từng một thời rất thân thiết trong thời kỳ mọi người đang hoạt động cách mạng chống Pháp, nhất là thời kỳ trước và sau khi thành lập Đảng và thời kỳ đầu chống Mỹ. Sau khi Đặng tiểu Bình có quyền lực thì quan hệ 2 nước tụt dốc không phanh.

    Những thằng như văn lâm hay nói chuyện ngu ngu là TQ giúp VN là hại VN là bọn đầu bò nói năng không suy nghĩ hoặc cố tình xuyên tạc. Tôi biết chúng nó chưa bao giờ đọc các hồi ký của Cụ Giáp hay cụ Phạm Văn Đồng và các tiền bối cách mạng thời đó. Nếu đọc sẽ thấy rõ bức tranh khi đó là thế nào, quan hệ Việt Trung khi đó còn thân thiết hơn cả với Nga như thế nào. Tất nhiên về sau ai đáng tin hay không đáng tin thì sau này chân tướng các bên đã rõ ràng hơn.

    Thực tế là từ trẻ đến già, từ trẻ trâu đến trí thức ai cũng biết là TQ đã từng giúp VN. Ngay cả bọn rận và bọn "chống cộng" cũng biết điều này, thế cho nên chúng nó mới thù TQ. Chỉ có loại thần kinh hoang tưởng ở 1 mức quái gỡ nào đó mới bảo TQ giúp VN chống Pháp Mỹ là để hại VN. Loại bệnh đến thế này thì đúng là hết đỡ nổi. Chắc đây là hậu quả của việc la liếm trong đám blog đen quá lâu rồi cứ nhồi sọ thủ dâm lẫn nhau, ra nơi khác ăn nói như 1 đám từ nhà thương ra.

    Trả lờiXóa
  33. Khách quan mà nói thì thế này về 'hiện tượng Z', cách mà anh ta thể hiện RẤT GIỐNG như một tuyên truyền viên chuyên nghiệp mới 'tốt nghiệp' từ lò đào tạo Diễn biến hòa bình hoặc từ đám phản bội thân Mỹ.

    Cách của Z nếu tinh tế đọc kỹ cũng không khó nhận diện. Nghĩa là anh ta luôn tìm cách định hướng người đọc theo một luồng suy nghĩ nào đó đặc biệt là gần Mỹ và xa các nước khác.

    Cái khôn khéo là anh ta ít đả động đến Mỹ nhưng chủ yếu chú trọng vào việc đá các nước khác, chia rẽ VN với các nước khác nhất là các nước KHÔNG THÂN MỸ, như Nga, Trung.

    Trong topic này rõ ràng mục tiêu của anh này là đá Nga, chuyển tải thông điệp đến bạn đọc là Nga thật ra cũng vụ lợi thôi, quan hệ Việt Nga cũng là quan hệ vụ lợi thôi, không truyền thống gì, xưa nay cũng chả có gì tốt.

    Nhưng phải công nhận là anh Z có một cách truyền tải rất hay, đó là hướng đọc giả đến những suy nghĩ phản động, nhưng nội dung bài viết của anh ta lại không lộ nhiều những nội dung phản động, anh ta cố ý tránh để bị kết tội phản động, học theo Giaoducnet giương ra tấm khiên DBHB, 'toàn vẹn lãnh thổ'. Song thật ra cách Z thể hiện còn 'cao thủ', khéo léo, khôn ngoan hơn GiaoducNet nhiều.

    Tất nhiên đây cũng là những kẻ khá cao tay. Tôi không nghĩ họ kém. Cách họ thể hiện nó xa gần bóng gió tiềm ẩn phải đọc kỹ và có tinh thần cảnh giác thì mới thấy. Nó hoàn toàn khác với loại sủa nhặng thô thiển vô tri của đám chó cuồng Mỹ, đám bò Mỹ trẻ trâu hay la liếm xả rác trong blog.

    Trả lờiXóa
  34. Cách đây 3 tuần, tổng thống Mỹ tuyên bố là không đứng về bên nào trong tranh chấp trên Biển Đông và lo ngại trước các hành động thay đổi hiện trạng tại quần đảo Trường Sa. Quan điểm này đã được nhắc lại bởi bộ trưởng ngoại giao John Kerry cách đây 5 ngày. Cư dân mạng gật gù đồng tình, cho rằng đấy là hành động xứng tầm "anh cả thế giới".

    Gần đây, tới lượt Nga tuyên bố không đứng về phía nào trong các tranh chấp và phản đối quốc tế hóa (kéo các nước không tiếp giáp hoặc không có tranh chấp ở Biển Đông vào cuộc). Ngay lập tức, các cư dân mạng và cả nhiều báo mạng "lập lờ đánh lận con đen" kêu ầm lên rằng "Nga theo Trung Quốc, bán đứng Việt Nam".

    Ô hay, Việt Nam có phải của Nga đâu mà đòi bán? Khoan nói về cái tiêu chuẩn kép (double standard) rất thịnh hành bây giờ, chả lẽ nhiều bạn lại trông chờ vào việc thằng khác giữ nhà hộ mình đến thế sao?

    Nói chung là nên tỉnh lại đi, tự dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế là con đường duy nhất. Tranh thủ ủng hộ là thế nào? Là bảo bọn xung quanh lên tiếng phản đối cái thằng to xác đang đòi độc chiếm Biển Đông trên các diễn đàn và hội nghị quốc tế ấy. Chứ không phải tiện đường lôi chúng nó vào các cuộc hội đàm về Biển Đông, hay tệ hơn là rủ rê tàu chiến máy bay vào cho vui. Nghe thì thích chứ đấy chính là cớ để thằng tàu to xác nó lôi thêm vũ khí hiện đại ra Biển Đông, lúc đấy lại khổ chính mình chứ ảnh hưởng gì tới mấy thằng xung quanh đâu.

    Có một bài học thực tế ngay trước mắt. Đó là Việt Nam đang đóng giữ trên 21 đảo với 33 điểm đảo khác nhau, còn tổng số điểm đảo trong quyền kiểm soát của Việt Nam lên tới 48. Hệ thống kè chống sạt lở trên các điểm đảo kia vẫn đang được triển khai, chưa kể tới các cụm nhà giàn DK ở phía Nam. Đó là hoàn toàn tự lực, chẳng dựa vào bố con thằng nào.

    Trong khi đó, anh bạn hàng xóm phía Đông thì vẫn rất to mồm, và mỗi khi bị Trung Quốc bao vây hoặc chiếm đảo thì lại rủ Mỹ tập trận... trên bộ. Kết quả là tập trận hoàn thành tốt đẹp, đạt được các mục tiêu nhiệm vụ đề ra và đảo thì treo cờ Trung Quốc luôn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Hữu Liên không tự sướng kể thêm là nhà nước ta đã xây được nhiều ngôi chùa hoành tráng trên các đảo, rồi cả tượng đài Trần Hưng Đạo, Tướng Giáp ... nữa để khi mà có chiến tranh thì lại bù lu bu loa là đối phương tàn độc bắn phá cả chùa chiền nơi thờ tự,chốn tâm linh kiểu như đang xảy ra khi kết tội Bob ở FUV trong chiến tranh VN í?

      Quần đảo TS có hàng ngàn đảo chìm đảo nổi bãi đá. Bốn mươi tám trong số ấy chả nói lên điều gì. Chỉ với 7 đảo bãi đá chìm chiếm đoạt bằng vũ lực của VN, TQ đã bố trí tạm ổn cho cả một trận địa phòng thủ và kiểm soát gần như tất cả TS, cả biển cả trời!

      Xóa
    2. Tự diễn biến, tự chuyển hóa không ở đâu xa, không do kẻ thù tạo ra mà là do chính con người ta tự làm mà không biết, bị lầm mà không ngộ, tư duy hành động theo lối mòn siêu hình ảo vọng, có khi còn lơ mơ hoang đường.

      Xóa
    3. Nếu bạn @Trần tiếp cận vấn đề theo cách khác, chẳng hạn:
      - thử xem xây chùa tốt hơn hay xây cơ sở sản xuất, du lịch tốt hơn cho phòng thủ và phát triển đảo?
      - thử xem có mối liên hệ gì với phong trào xây chùa, xây tượng đài trong đất liền không? Có tự biên tự diễn gì không?
      - tìm hiểu xem xây chùa, xây tượng có nằm trong chiến lược quốc phòng an ninh gắn với phát triển kinh tế xã hội của nhà nước ta không?
      - xây cái gì, làm cái gì thì hiệu quả hơn ...
      Chứ cứ mà suốt ngày chỉ ngước về phía Tàu phía Tây ngóng trông phép màu thì coi sao đặng !

      Xóa
  35. Về chuyện 'song phương' hay 'đa phương'. Ngoài các chú phản ngầm phải cảnh giác mới thấy như Z ra thì các chú trẻ trâu hay say mê về 'đa đảng', 'đa nguyên', 'đa xxxxxx' cũng hô hào phải 'đa phương hóa Biển Đông'. Họ ngây ngô rằng thì là cứ 'đa' cứ thật nhiều là tốt.

    Họ không hiểu là nghệ thuật đàm phán và giải quyết vấn đề không phải cứ lấy thịt đè người và đánh hội đồng là thành công được. Cứ cho là đánh hội đồng, nhưng ai sẽ đánh hội đồng ai? Lũ 'đa phương' sẽ vào đánh TQ hay đi đêm sau lưng đánh VN? Như thế ít nhất nó đã là dao 2 lưỡi.

    Tôi nghĩ chẳng qua họ ngu dốt trẻ trâu chứ không phải cố tình sủa nhặng mất dạy. Họ nhìn các vụ việc chính trị qua lỗ đồng xu.

    Rõ ràng, quan điểm chính thức của VN về giải quyết trên Biển Đông là một quan điểm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và là biện pháp khả dĩ nhất hiện nay:

    Giải quyết song phương ở những nơi chỉ có tranh chấp với 1 quốc gia.

    Kết hợp giữa song phương và đa phương với các phía có tranh chấp trực tiếp ở những nơi có tranh chấp đa quốc gia. Ở Trường Sa, song phương có thể tạm hiểu 1 cách gọn gàng đơn giản là tranh chấp với nước nào thì đàm phán, nói chuyện, giải quyết với nước đó mà không có sự tham dự của các nước liên quan trực tiếp. Đa phương có thể tạm hiểu 1 cách gọn gàng đơn giản là tất cả các nước có liên quan trực tiếp, có tranh chấp chủ quyền cùng nhau giải quyết vấn đề.

    Ở Hoàng Sa, 2 phía VN - TQ (và Đài Bắc) sẽ giải quyết song phương theo các thông lệ và luật pháp quốc tế. Vì chỉ có 2 quốc gia tranh chấp Hoàng Sa.

    Ở Trường Sa, 6 phía có tranh chấp trực tiếp sẽ giải quyết đa phương kết hợp song phương. Chắc chắn cũng phải có song phương, vì chắc chắn các nước này sẽ không hiền lành tử tế giải quyết công khai mà sẽ có những thỏa thuận, thỏa hiệp sau lưng nhau vì quyền lợi của họ.

    Lúc này Mỹ đang mon men tiến vào khu vực cách xa vạn dặm này để tăng cường thế lực và tranh phần ăn hôi, xem có kiếm được lợi lộc gì không trong mối quan hệ phức tạp này sự thịnh vượng tài nguyên phong phú ở khu vực này. Thế giới này không ai chê dầu mỏ. Ít ai nói nhưng ai cũng ngầm hiểu Biển Đông xưa nay sở dĩ bị tranh chấp xâu xé bởi nhiều kẻ tham vọng từ xa tới không chỉ vì vị trí trọng yếu kiểm soát đường biển của nó, mà còn vì tiềm năng khai thác dầu khí, hàng tỷ tỷ đô la đang nằm ở khu vực này. Nên Mỹ tiến vào là điều ai cũng đã tiên đoán trước từ lâu. Đáng thương những kẻ đầu óc đóng băng nhắm mắt nhắm mũi cả tin điên rồ là Mỹ vào là vì tinh thần nghĩa hiệp muốn giúp đỡ nước nhỏ chống lại nước lớn.

    Tất nhiên Mỹ vào cũng có vài cái lợi, nhưng đó là con dao 2 lưỡi nguy hiểm. Thực tế xưa nay đã cho thấy Mỹ đi đến đâu là nơi đó có loạn, nhẹ thì Diễn biến hòa bình, chuyển hóa thay đổi chế độ, thay đổi lãnh đạo, bất ổn chính trị, biểu tình, xuyên tạc lịch sử, những thứ mất dạy vô liêm sỉ nhân lên trong xã hội, đi đêm với TQ như xưa, nặng thì chiến tranh bạo loạn tan hoang thành bãi tha ma tan nhà nát cửa, lãnh đạo bị treo cổ (Husein), bị kéo lê ngoài đường (Gaddafi). Bom Mỹ dội xuống nhân dân.

    Trả lờiXóa
  36. Mặc dù tôi rất tôn trọng ý kiến của các bác nhưng tôi xin phép chưa đồng ý với quan niệm thường có lâu nay rằng quan hệ VN-TQ là quan hệ thực dụng thực lợi.

    Căn cứ trên các tuyên bố chính thức của Bộ ngoại giao và các lời nói của lãnh đạo, lãnh tụ VN cả xưa và nay, có thể tạm nhận định khái quát như thế này về bản chất quan hệ giữa ta với Nga, Hoa.

    Về mặt quan hệ nhà nước và ngoại giao nhà nước, đây là một quan hệ đối tác thân thiện, ở mức trung bình, có tính lâu dài. Chứ không hề là nhất thời, tạm bợ theo kiểu thực dụng thực lợi và sẵn sàng phản bội nhau. Những gì còn đang tranh chấp thì sẽ giải quyết theo hướng hòa bình, những gì hợp tác được thì sẽ hợp tác toàn diện. Hai bên đang là đối tác toàn diện ở những lãnh vực hợp tác được.

    Lưu ý là dù có mác "đối tác toàn diện" thì tất nhiên với Mỹ và TQ đều có những lãnh vực không thể hợp tác. TQ trong tương lai gần sẽ không xuống nước trong quan điểm về biển Đông. Mỹ cũng sẽ không bao giờ xuống nước trong quan điểm về Diễn biến hòa bình. Đây là thể diện của các chính thể và lãnh đạo của họ.

    Về mặt quan hệ dân tộc và ngoại giao nhân dân giữa người VN và người TQ, giữa công dân CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, trong đó có nhân dân lao động, các tầng lớp giai cấp và doanh nghiệp giữa 2 bên, thì đây là quan hệ hữu nghị truyền thống, đã có truyền thống từ ngàn năm nay và nổi bật lên trong những thời kỳ cả hai phải bắt tay chống giặc Nhật, giặc Tây. Truyền thống đó kéo dài đến nay.

    Đó là quan hệ hữu nghị có thực chất, nó không phải là một quan hệ thực lợi thực dụng hay viễn vông. Trong lá thư trả lời các phê bình, chất vấn của đồng chí, đồng liêu của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nhắc lại quan điểm của Đảng : quan hệ giữa nhân dân VN - TQ là một mối quan hệ hữu nghị có thật, không phải là quan hệ viễn vông.

    Quan hệ hữu nghị VN-TQ đang tồn đọng một xung đột lớn nhất là cuộc tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên ở biển Đông. VN, Trung Hoa, Đài Loan ở Hoàng Sa và 6 nước Trường Sa.

    Bọn phản động muốn khai thác các tranh chấp này và biến cuộc tranh chấp theo pháp lý và luật biển quốc tế trở thành một câu chuyện về VN phải nương nhờ Mỹ, liên minh quân sự với Mỹ và đoàn kết cùng ASEAN chống lại quân bành trường kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa. "Liên minh quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại" (Cù Huy Hà Vũ).

    Họ muốn che lấp đi sự thật là cuộc tranh chấp trên Biển Đông không chỉ có một mình Trung Hoa, và trên thế giới này đang có hàng chục cuộc tranh chấp giống như vậy ở ngoài biển khơi và các hoang đảo hoang vu chưa từng có người ở. Họ cố tình kích động và muốn nâng tầm lên thành một chiến tranh xâm lược của TQ.

    Rằng TQ đang chiếm đóng biển đảo thì là xâm lược. Các nước khác đang chiếm đóng biển đảo trên Biển Đông, thì là bạn của VN chống xâm lược. Nghĩa là bọn chống phá đang tìm cách ngu dân, mị dân và lừa gạt dư luận, viết lại câu chuyện trên biển Đông một cách trắng trợn, trơ tráo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Quang Hào: chắc chắn là cũng như nhiều người khi đọc được ý kiến này của ông, Z. có cảm nhận đây là những tài liệu tuyên truyền dành cho các chi bộ đảng ở khu dân cư từ sau năm 1990 đến trước năm 2012 khi TQ bắt đầu công khai quấy rối bằng hành vi cắt cáp thăm dò địa vật lý sâu trong lãnh hải VN. Từ năm 2012 đã có nhiều thay đổi về chất khi tuyên truyền về mối quan hệ này.

      Ông hãy đọc lại Sách Trắng “Sự Thật Về Quan Hệ VN-TQ trong 30 năm qua” của NXB Sự Thật 10/1979 sẽ rõ ràng hơn. Đặc biệt là sau năm 2012 thì còn nhiều sự thật nữa được công khai rộng rãi đến đảng viên và nhân dân để biết và đề ra quyết sách trong thực hiện công vụ của mình. Chiến lược của TQ thì thay đổi nhiều nhưng mục tiêu “trở thành cường quốc bậc nhất thế giới và thực hiện mưu đồ bành trướng đại dân tộc, bá quyền nước lớn đối với các dân tộc khác” là không hề thay đổi. Ngay từ chương 1 “VN trong chiến lược toàn cầu của TQ” đã có biết bao điều đau lòng còn nguyên giá trị đến tận ngày nay đó @Quang Hào.

      Dù có theo đường lối XHCN mang màu sắc gì đi nữa thì trước đây và vĩnh viễn sau này TQ cũng vẫn bịp bợm “thân xa đánh gần”, vẫn là một nước Đại Hán Tiểu Nhân, nhân dân không thể lầm lẫn được đâu.

      P/s: nếu cô chủ nhà Lan cho phép, Z. sẽ dành thời gian nhiều hơn cho sự thật của mối quan hệ này.

      Xóa
  37. Còn về quan hệ Việt-Xô, Việt-Nga, như các bác đã nói rồi. Tôi chỉ xin bổ xung thêm một ý. Đó là quan hệ Việt-Nga về bản chất chính là một quan hệ đồng minh không chính thức và phi quân sự. Mặc dù VN liên tục mua vk từ Nga, nhưng đây là giao dịch sòng phẳng. Về mặt quân sự, 2 bên là đối tác tin cậy, là bạn hàng truyền thống, tin cậy tuyệt đối.

    Ngoài quân sự ra, tất cả quan hệ phi quân sự giữa 2 nước có thể nói là hoàn toàn có tính chất của 2 nước đồng minh. Hợp tác toàn diện và đồng thời không tồn đọng bất kỳ xung đột nào. Khác với Mỹ, tùy 2 nước không còn tranh chấp lãnh thổ và địa chính trị như xưa nhưng sự xung đột về Diễn Biến hòa bình và các hậu quả chiến tranh vẫn sẽ luôn luôn tồn đọng. Bởi vì CNĐQ và các thế lực lái buôn chiến tranh vẫn ngự trị ở Mỹ. Mỹ sẽ luôn còn tham vọng bành trướng thế giới theo quy luật của CNTB và CNĐQ là cá lớn nuốt cá bé.

    Và khoảng 400 năm nữa thì VN mới xóa sạch hết hậu quả chiến tranh, bom mìn của Mỹ ở VN. Do thời chiến Mỹ đã ném các loại bom xuống VN có sức công phá tương đương hàng chục quả bom nguyên tử cộng lại, và ném lên VN gấp 4 lần số bom được rải xuống địa cầu trong 2 cuộc đại chiến thế giới. Nên giờ còn mấy trăm năm nữa thì VN có thể xóa sạch hết. Giờ thì thêm vụ Kerrey. Lưu ý là hiện nay trên đất nước ta đã không còn các hậu quả chiến tranh của Pháp, Nhật, Trung Quốc, Khmer Đỏ, nhưng vẫn còn rất nhiều hậu quả chiến tranh của Mỹ và cả quân đội ngụy Sg.

    Trả lờiXóa
  38. Đồng ý ,tôi thấy không it DLV, lều báo, quan chức dốt sử gồng mình lên chứng minh với bọn ngu là bọn tớ cũng ghét TQ rồi nào là Chính phủ đang tìm mọi cách bảo vệ lãnh thổ chủ quyền. Đọc bực mình lắm.
    Cộng sản thì có ở nhiều nước nhưng cộng sản ở VN là 1 lực lượng thế nào ? Thưa đây là lực lượng đánh Tây dẹp Bắc chinh chiến bốn phương, máu me đầy mình, thương tích đầy mình, có đảng nào lãnh đạo cấp cao bị giặc chặt đầu như rạ mà vẫn không cách nào diệt nổi? Chả phải thời thực dân thôi mà trong lịch sử cả Việt nam, cả thế giới, có lục lượng nào anh hùng đến mức độ này ?
    Qua bao nhiêu chiến công chống ngoại xâm, 1 lúc đánh với Nhật, Tây, rồi Tây, Mỹ, sau 1954 chỉ còn lại Mỹ thế là đánh luôn cả Mỹ. Nhất là cùng 1 lúc đánh luôn cả Đặng Tiểu Bình lẫn thằng đệ ngu Pon Pot Satang.
    Như thế chả rõ ràng gì rồi sao? Như thế thì việc dell gì phải xoắn gì nữa ? Như thế thì việc dell gì phải chứng minh với mấy thằng ngu là cộng sản VN yêu nước cứu nước bảo vệ đất nước?
    Nghĩ đến cộng sản (VN) là nghĩ đến sự hy sinh vô bờ, máu me thương tích, là nghĩ đến chiến công oanh liệt, chinh chiến khắp nơi, đánh khắp thiên hạ không có đối thủ, giống như Tây Sơn vậy. Có thằng điên nào théc méc Tây Sơn có bảo vệ tổ quốc hay không?
    Thế cho nên phải biết lực lượng này hòa hoãn với TQ là cũng giống như Tây Sơn hòa hoãn với nhà Thanh Càn Long là đều có lý do của những người cầm cân nảy mực quyết định chính sách, tính toán các yếu tố lợi hại thiệt hơn. Ngoài cộng sản ra thì Lịch sử VN phong kiến ai anh hùng hơn Tây Sơn? Nhưng TS chẳng phải xưng thần, làm chư hầu danh nghĩa, An Nam quốc vương của Nhà Thanh đấy sao. Làm hàng xóm thằng khổng lồ, chả lẽ cả ngày khỏi ăn uống gì biểu tình chống nó mãi? Khỏi lo làm ăn, hợp tác, xây dựng? Mẹ cái bọn trẻ trâu này .
    Vụ TQ này thì nhiều trẻ trâu hay nói ngu bảo hèn này hèn nọ giống y như các loại ngu nói ngu khác trong xã hội này. XH thì nhiều trẻ trâu ngu dốt. Việc gì phải đi chứng minh hay đôi co với lũ trẻ mất dạy. Vui thì bỏ qua cho chúng nó. Buồn thì chửi, ở ngoài thì đấm vỡ mặt, tìm cái gì đập vào đầu nó cho nó bớt ngu, bớt súc vật, thế thôi. Không vật nhau với lợn. Chả việc dell gì 1 anh hùng đánh nhau với hàng chục cường quốc đi chứng minh thế này thế nọ với lũ ngu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cộng sản thì có ở nhiều nước nhưng Cộng sản ở VN có uy danh như nào, đo là 1 lực lượng như nào? Lũ trẻ trâu tránh né điều này hay hay tránh né các chiến công chẳng qua vì chúng nó hèn mạt đê tiện thế thôi. Loại bẩn tính, mất dạy. Trong đám này có cả những thằng già mất nết thể hiện ra bản chất trẻ trâu, hay còn gọi là trâu già, nhiều tuổi nhưng chưa thành nhân. Cũng là 1 nỗi xấu hổ.

      Xóa
  39. Nga ngố mà không Ngố. Ai tưởng Nga Ngố thật là nhầm to. Mỹ muốn ngăn chận sự tiến lên của Nga và TQ nên lợi dụng các nước bé quanh 2 nước này để chống lại. Mỹ từng mượn các nước quanh Nga cắn Nga mới đây nhất là khủng hoảng Ukraina. Mỹ đang lăm le xem có làm ra 1 khủng hoảng Việt nam, Ukraina phiên bản ĐNA được không.

    Bọn Giái Giật Vịt Nem là bọn mất dạy lâu nay ai cũng biết. Rồi từ mất dạy upgraded lên thành 1 bọn 'nguy hiểm', hiểu nghĩa nào cũng được. Bọn họ nịnh ngụy rồi hùa kerrey và luôn luôn có chủ ý kích động Việt trung.

    Trả lờiXóa
  40. Giái dật VN (GDVN) chủ trương là kích động chia rẽ Việt Trung nhưng thỉnh thoảng cũng chia rẽ việt nga và các nước không chịu làm đàn em của Mỹ. Lần này chia cắt Việt Nga khá lộ nhưng chủ trương như 1 của GDVN vẫn là chia rẽ Việt trung và nịnh Mỹ bợ Ô. Nhưng ai cũng thấy là gấu Nga là bạn của người Việt. Gấu Nga có thể tin tưởng được.

    Trả lờiXóa
  41. Tôi cũng nghĩ vậy. Gia đình tôi trong nam cũng có nhiều người bị Mỹ bắt đi lính. Gia đình tôi cũng chả phải Cộng Sản nòi hay "gia đình cách mạng", có truyền thống Cách Mạng. Tôi cũng không ưa sự bảo thủ trong điều hành kinh tế của chính quyền thời bao cấp. Tôi không hiểu chi tiết về CS hay cụ Hồ hay chi tiết chính trường thâm cung bí sử hay các câu chuyện chính trị chính trường hay gì. Tôi không biết 1 chữ về Mác Lê hay tranh đấu giai cấp là con mẹ gì. Không biết gì về Mác Lenin, Mao, CuBa nhà Castrô, Kim Nhựt Thành ở Bắc hàn.

    Nhưng nếu ai là người Việt yêu nước và khách quan thì đều thấy Cộng sản là cái bọn chuyên chống ngoại xâm, đánh Pháp đuổi Mỹ, chống Tàu Tưởng phá Tàu Đặng, diệt Pôn Pốt. Chinh chiến khắp nơi. Một bọn như vậy tự dưng giờ phải đi chứng minh chứng tỏ với đám đầu bò là không theo TQ, không hèn không sợ TQ, rõ hài. Nếu tôi là cộng sản tôi cứ xích cổ chúng nó lại rồi đày ra Trường sa bám đảo. Không nói nhiều mệt.

    Trả lờiXóa
  42. Àh tôi cũng không biêt diễn tiến hòa bình là cái mả mẹ gì nhưng đám kích động mâu thuẩn xung đột Việt Tàu, kích động bài hoa phân biệt chủng tộc kỳ thị dân tộc thì chắc là Diền tiến hòa bình, bạo lực lật đổ. Vì chúng nó chống lại nền hòa bình quốc gia để dân đen còn làm ăn.

    Trả lờiXóa
  43. Cả thế giới đều biết TQ từng giúp VN chống xâm lược Phát xít Thực dân Đế quốc và quan hệ 2 bên một thời từng thân thiết như anh em. Và sau Đặng tiểu Bình súc vật đã phản bội thân Mỹ và phá hoại tình bạn Việt Trung rồi đỉnh cao phản bội là nghe theo xúi bẩy của Mỹ đem quân xâm lược VN, mượn tay Khmer đỏ xâm lược VN từ phía nam. Không có gì lạ khi Mỹ là nước duy nhất trên thế giới tỏ ra ủng hộ TQ và thường nói đỡ cho TQ trên các hội nghị quốc tế khi đó.

    Về chuyện biển đông, ai cũng biết Đài loan là bọn vẽ ra Đường Lưỡi Bò 11 đoạn. Khi Mao Trạch Đông nghe Chu Ân Lai xóa 2 đoạn trong Đường Lưỡi Bò thì báo chí Đài Loan cực lực lên án Bắc Kinh là phản quốc, phản dân tộc, nhân nhượng chủ quyền lãnh thổ, y hệt giọng điệu của bọn mất dạy như Lê văn Bàng ngày nay.

    Thế mới thấy sự chó đẻ của Lê văn Bàng khi coi TQ là kẻ thù nhưng coi Đài Loan là bạn, với câu nói 'Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản là bạn ta, nhưng sức lực họ có hạn, vì vậy ta nên đi theo Mỹ, chỉ có Mỹ là giúp ta được ở biển Đông, còn Nga thì chỉ có mua bán vũ khí mà thôi, phát ngôn bộ ngoại giao Nga đã làm tổn thương tình cảm quan hệ Việt Nga, gâu gâu'.....

    Tại sao bảo VietTimes với Lê Văn Bàng là chó dại? Đài Loan mới chính là thủ phạm vẽ ra Đường Lưỡi Bò. Khi 'Trung Cộng' xóa bớt thì cũng chính Đài Loan gào thét lên là 'Trung cộng' bán nước, phản dân, hèn nhát chủ quyền lãnh thổ lãnh hải. Và bây giờ Đường Lưỡi Bò và việc thôn tính toàn bộ biển Đông vẫn là quan điểm chính của Đài Loan và Quốc Dân Đảng , hậu duệ bọn Tưởng. Bọn Tưởng theo chủ nghĩa dân tộc tư sản cực đoan Đại Hán kiểu phong kiến, tức là cuồng tín gấp trăm lần Cộng sản Bắc Kinh. Làm thế chó nào ai có đầu óc tỉnh táo mà có thể xem TQ là kẻ thù trong khi Đài Loan lại là bạn? Đài Loan đang chiếm đảo Ba Bình, Phú Lâm, Trường Sa. Đầu óc thằng Lê văn Bàng này có vấn đề? Tại sao có thể bệnh hoạn như vậy được ? Ai là đàn em Mỹ đều là bạn ta?

    Trả lờiXóa
  44. Tôi lấy tên này để còm là vì Mỹ đang rình rập xung đột giữa các nước ở biển Đông làm ngư ông đắc lợi. Không phải vì tôi ghét Mỹ. Nhà tôi nhiều người đang định cư ở Mỹ. Hè vài năm trước tôi cũng đi du lịch sang Mỹ, thấy dân Mỹ rất tuyệt vời, xã hội tốt. Thế nhưng hiện tại tôi không thể ủng hộ quan hệ Việt Mỹ, bởi vì sao?

    Đông La bảo không ưa cả bọn chống TQ lẫn bọn chống Mỹ. Nhưng Đông La không hiểu là có những người dân ghét quan hệ Việt Mỹ không phải vì bản thân nó là Mỹ, mà chính vì những vụ như Bob Kerrey, mà Đông La cũng tiếp tay, và những gì mà bọn cuồng Mỹ thể hiện ra mấy năm nay, nâng bi quân ngụy, xuyên tạc lịch sử, đánh đổi tự trọng để lấy quan hệ, và nhiều vấn đề khác sẽ còn bàn thêm.

    Ví dụ thế này, nếu Đặng Tiểu Bình hay Hứa Thế Hữu làm chủ tịch một trường đại học hay một cơ sở giáo dục ở VN. Thì điều này sẽ là cái gai trong mắt quan hệ 2 nước. Với Kerrey cũng vậy, Kerrey là 1 trong những biểu tượng tội ác chiến tranh, thảm sát Thạnh Phong, là hung thần là kẻ thù của bao nhiêu người dân Bến Tre và miền Tây Nam Bộ.

    Chính phía Mỹ đưa ra chọn lựa không đúng đắn này, thì không để đổ cho phía VN là chưa quên hận thù, chưa quên quá khứ, chưa chịu vị tha, tha tội cho Mỹ. Chưa nói tới một hiện thực là chỉ có thể tha thứ và tạm gác lại chứ không thể bảo quên đi được, trừ phi phải xóa bỏ ký ức, xóa bỏ lịch sử, xóa đi trí nhớ. Vụ Kerrey cho thấy phía Mỹ là phía sai, fulbright đã sai, và họ đang tiếp tục cái sai này.

    Trả lờiXóa
  45. Về quan hệ với nước nào, tôi ủng quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga, các láng giềng, đối tác truyền thống và các nước ôn hòa. Không phải nước lớn nào cũng hành xử du côn kiểu đại ca giang hồ sen đầm quốc tế như Chính phủ Mỹ. Như Úc, Canada, nhiều nước châu Âu cũng chơi được. Mặc dù một số nước này cũng thỉnh thoảng vì các món lợi nhất thời mà cho quân bầy đàn hùa theo Mỹ đi đánh nước này nước nọ.

    Xứ sở Mỹ tuy rất tốt nhưng đó là nhờ thịnh vượng kinh tế nhờ cướp giật, bóc lột quá nhiều trong lịch sử và chủ nghĩa cơ hội trong quan hệ quốc tế. CP Mỹ hiện nay vẫn không ôn hòa, không tôn trọng hòa bình mà luôn luôn tìm kiếm lọi ích, lợi nhuận bằng bạo lực, bằng dội bom khắp nơi, đồng thời luôn kích động chiến loạn trên thế giới để bán vũ khí. Do đó chưa thể tin được Mỹ. Mỹ cơ hội như vậy, mạnh như vậy, tham vọng như vậy, thế chẳng lẽ "nó chừa mình ra"? Chẳng lẽ Mỹ bỏ qua, tha cho con mồi VN, tha khu vực này?

    Nhiều người hoang tưởng họ đặt ra một giả thuyết hư cấu là Mỹ muốn chống TQ. Nhưng đến giờ chưa có bằng chứng gì cho thấy giả thuyết này là thật. Trừ phi họ đọc được tin tình báo ngoại giao Mỹ hay đọc được đầu óc các nhà làm chính sách Mỹ nghĩ gì. Trong khi đối thủ mà Mỹ đang chống thật thì ai cũng đã thấy, đó là Putin và nước Nga. Nga đang siết chặt và tước bỏ dần các ảnh hưởng của Mỹ ở quanh Nga và khu vực Trung Đông, châu Phi, quanh Syria.

    Nhìn vào quan hệ Mỹ Trung thực tế, chỉ có hoang tưởng ở mức nào mới có thể bảo là 2 nước này đang chống nhau. Hai nước đang có quan hệ ràng buộc lợi ích chặt chẽ, nhất là về kinh tế, tài chính. Quan hệ 2 nước này đang ràng buột chặt chẽ hơn gấp nghìn lần năm 1979 khi 2 nước đi đêm đánh VN.

    Điều quan trọng nhất là nhiều người ngày nay thật ra không phải chống Mỹ mà là chống bọn cuồng Mỹ. Vì chúng quá khốn nạn, quá vô sỉ, mất dạy, vô lương tâm. Chúng nói năng thể hiện bộc lộ ra những thứ cay nghiệt, độc ác, trơ tráo vô liêm sỉ, đốt đền tổ tiên, chạy tội cho giặc bằng những "lý lẽ" kinh hoàng khiếp đảm, đổ tội ngược lại cho du kích kháng chiến, cho dân ai bảo nuôi giấu VC làm chi, ráng chịu, nhận giặc làm cha, đưa biểu tượng thảm sát vào làm chủ tịch biểu tượng ngành giáo dục, nhận giặc làm thầy, làm nhục các thầy cô giáo viên VN một cách gián tiếp, làm nhục nền giáo dục VN.

    Nếu quan hệ Việt Mỹ xích lại gần hơn, bọn này sẽ thế nào, vâng, chúng sẽ đi theo các thành tích có công cho quan hệ Việt Mỹ tiến sâu tiến xa. Và với lương tâm mọi rợ đó, với nguồn gốc ngụy theo Mỹ bán nước năm xưa hoặc có liên quan với ngụy, sẵn não trạng bán nước di căn, chúng sẽ rước Mỹ vào để giành giật quyền lực, các chiếc ghế, loại bỏ những người trung kiên muốn độc lập tự chủ và những người ủng hộ quan hệ Việt Trung, Việt Nga, mà hiện nay nhũng người này đều là yêu nước trung kiên. Nói cách khác, chúng nó sẽ rước mỹ vào để cõng rắn cắn gà nhà, rước voi vào giày mả tổ, chứ không phải vì đất nước VN hay vì nền hòa bình yên ổn của khu vực này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nói chí lí nếu bọn cuồng Mĩ lên sẽ rất kinh khủng đây là viễn cảnh kinh khiếp, 1 tương lai đen tối cho đất nước. Có khi sẽ nội loạn máu đổ vì những gì lũ cuồng Mĩ sủa trên mạng là không chấp nhận được ở ngoài sẽ ăn đấm, thế chúng nó sẽ bảo ng dân đánh chúng nó là hồng vệ binh hay là công an chìm, để là chúng nó kết bè đảng vác mã tấu đi trả thù, thế là phát triển thành biểu tình lớn nội loạn máu đổ. Chúng nó vác mã tấu lao vào CA, CA kg nổ súng thì làm gì, thế là biểu tình nội loạn đổ máu bi kịch. Lũ thân Mĩ, theo Mĩ, cuồng Mĩ, nói chung là lũ chó dại, mất dạy trong nhà, hèn hạ với Tây, theo chủ nghĩa dại Tây.

      Xóa
  46. Bác Đại Quang phát biểu rất rõ 'Nhà báo không được bẻ cong ngòi bút' ngay sau khi Mai Phan Lợi bị trảm. Đây phát biểu mạnh nhất rõ ý nhất. Các lần trước chưa có mà chỉ có các phát biểu nghe rất khách sáo chứ không nhấn mạnh như lân này. Chứng tỏ quốc nạn lều báo đã trèo lên ngang với mức độ nguy hiểm của quốc nạn tham nhũng. Toàn vòi vĩnh phong bì không tham nhũng thì là gì? Tệ lều báo đã làm ảnh hưởng đến người người từng nhà.

    Trả lờiXóa
  47. GiaoDucVNNet đã vi phạm luật pháp, vi phạm luật báo chí, vu khống, xuyên tạc, nhục mạ danh dự nước Nga, ngậm máu phun người vu vạ cho Bộ Ngoại Giao Nga.
    Rồi còn Lê văn Bàng nữa. Chỉ mỗi "song phương" hay "đa phương" từ mồm một ông Nga mà có thể làm tổn hại tình cảm của "người dân Việt" thì Lê Văn Bàng bị điên thật rồi. Điên này thuộc cấp độ biến thái chứ không vừa.

    Trả lờiXóa