Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

CẦN CẢNH GIÁC TRƯỚC VIỆC CÁC THẾ LỰC NGOÀI KHU VỰC CHIA RẼ ASEAN

Lời dẫn: Những ngày gần đây, không ít tờ báo VN, ví dụ báo Đất Việt với bài Campuchia muốn bỏ nội dung về Biển Đông trong tuyên bố ASEAN? với nội dung trách móc Campuchia. Vậy, thực chất vấn đề này nên hiểu như thế nào?
**********************************
Trong tuyên bố ngày 29-7-2016, ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhon đã nói rõ lập trường của Campuchia đối với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông: "Đầu tiên là duy trì lập trường chính đáng của mình rằng, chúng tôi không đứng về bên nào, và đặc biệt là góp phần đáng kể ngăn chặn cục diện Biển Đông rơi vào tình trạng xấu đi thông qua làm việc với tất cả các bên liên quan".
Không chỉ Cam Pu Chia mà những nước không có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông trong ASEAN như Thái Lan, Myanma, Lào, Singapore cũng đều có lập trường này. Quan điểm của họ như vậy trước hết là do họ không tranh chấp biển đảo với các nước khác ở Biển Đông. Điều đó rất rõ ràng và không ai có thể phê phán được họ. Còn việc họ đề nghị không đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung ASEAN cũng không có gì đáng chê trách. Những nước có liên quan đến tranh chấp phải tự mình giải quyết tranh chấp đó. Ngoài những nhận thức chung, mỗi nước đều có quyền lợi của riêng mình.
Trung Quốc thì sao ? Họ vơ lấy bất cứ một tuyên bố nào bất lợi cho đối thủ của họ và cũng chẳng phải là có lợi cho họ thành cái gọi là "sự ủng hộ đối với Bắc Kinh". Mọi người hẳn còn nhớ Trung Quốc đã lố bịch đến thế nào khi tuyên bố rằng có đến 60 nước ủng hộ họ trong vấn đè Biển Đông và họ cũng trơ trẽn đến mức nào khi hầu hết các nước trong số 60 nước đó (trong đó có cả Nga, Lào, Cam Pu Chia) đều tuyên bố không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Chẳng qua Trung Quốc làm vậy là họ muốn tạo ra một "bức màn ảo" để lừa bịp dư luận, đánh lận con đen mà thôi.
Còn Mỹ thì hơn lúc nào hết, muốn tái hiện diện quân sự ở Biển Đông nhưng lại không có cái cớ nào khả dĩ chính danh. Vì vậy, Mỹ và phương Tây ra sức kích động mâu thuẫn. Một mặt để dùng những nước có mâu thuẫn với Trung Quốc "giúp" Mỹ kiềm chế Trung Quốc. Mặt khác, chia rẽ khối ASEAN và lái khối này vào quỹ đạo của Mỹ. Những ai hiểu biết lịch sử hẳn còn nhớ Mỹ đã tạo ra khối liên minh quân sự SEATO gồm Mỹ, Thái Lan, Philippines, Úc, Tân Tây Lan, Anh, Pháp để hỗ trợ cho Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam như thế nào.
Ấy vậy mà ông Carl Thayer, giáo sư Học viện Quốc phòng Australia lại đưa ra lời nhận định rằng: "Nếu Campuchia tiếp tục hành động vì lợi ích của Trung Quốc, làm tổn hại đến việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, thì ASEAN nên xem xét thay đổi nguyên tắc đồng thuận của mình thành nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Nếu Campuchia tiếp tục cản trở các cuộc họp, cần cảnh báo cho họ biết rằng, tư cách thành viên ASEAN của họ có thể bị quản chế, đình chỉ hoặc thu hồi".
Ô hay! Ông Carl Thayer tự cho mình cái quyền điều khiển công viejc nội bọ của ASEAN từ bao giờ vậy nhỉ ? Những nhận định của ông này không giúp gì cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, một biện pháp mà Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước ASEAN đang theo đuổi với tất cả sự kiên trì của mình. Không những thế, nhận định này còn bộc lộ ý đồ chia rẽ khối ASEAN, khiến cho Trung Quốc bẻ đũa từng chiếc đối với ASEAN nhanh hơn. Ai được lợi khi ASEAN chia rẽ ? Chẳng cần phải thần thánh, thông minh vượt trội gì mấy cũng có thể thấy được hai kẻ được lợi nhiều nhất là Trung Quốc và Mỹ.
Cuối cùng, nếu các nước ASEAN có mâu thuẫn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông không biết tự mình làm chủ trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, không coi mình là người là "người chơi cờ" bình đẳng với những người chơi khác thì họ sẽ mãi mãi là "quân cờ" trong tay người khác, là kẻ phụ thuộc vào những thế lực bên ngoài, luôn trông chờ các thế lực bên ngoài đến giữ biển, giữ đảo cho mình. Một khi ASEAN bị chia rẽ, các nước ASEAN sẽ trở thành khu đệm giữa Mỹ và Trung Quốc. Đó là kịch bản ít thiệt hại nhất. Còn trong một kịch bản tồi tệ nhất, ASEAN và Biển Đông sẽ biến thành bãi chiến trường Giữa một bên là Trung Quốc, một bên là Mỹ và phương Tây. Khi trâu bò đánh nhau thì ruồi muỗi chết là chuyện đương nhiên.
Vậy các nước ASEAN có tranh chấp trên biển và hải đảo với Trung Quốc trông chờ vào điều gì? Trong chờ vào việc những nước ngoài khu vực sẽ lấy máu của họ bảo vệ chủ quyền cho mình ư ? Hay trông chờ vào việc Mỹ sẽ thỏa thuận, bắt tay với Trung Quốc sau lưng mình để "cưa đôi Biển Đông ư"? Tất cả chỉ hoặc là ảo vọng, hoặc là sự quay lại thân phận nô lệ, thuộc địa. Vì một lẽ đời hết sức tự nhiên là chẳng ai cho không ai cái gì hết. Cho dù người ta có đứng về bên nào thì cũng vậy thôi.

Tâm Minh Nguyễn 
=======================

19 nhận xét:

  1. Chính xác phải cảnh giác trước âm mưu chia rẽ khối Asean. Nước nào cũng có và đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc mình cả. Đáng buồn là báo chí của ta chỉ khai thác thông tin phương Tây, bên ngoài rồi bình lọan cả lên, gây nhiễu thông tin. Cần nhớ : trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2013, TTg Hun Xen đã khẳng định như sau: “Dù đất nước (CPC) có thay đổi nhưng quan hệ của chúng ta ( VN-CPC) không bao giờ thay đổi. Giờ tôi có điều kiện tốt hơn nhưng bản chất của Hun Xen không thay đổi, như trước kia, quan hệ của chúng ta hiện nay vẫn tiếp tục tốt ”. Và CPC cùng VN đã nhiều lần khẳng định: “tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để đe dọa an ninh của nước kia, giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa hai nước bằng đàm phán hòa bình”. Lẽ ra, báo chí ta nên khai thác những thông tin này nhiều hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn lũ Rận và lũ kền kền làm sao mà chết được.

      Xóa
  2. Đít Vịt, Carl Thayer, "chuyên gia" tự phong và con cưng của BBC là bọn nhiều năm chuyên nghề kích động Việt - Trung, đăng tải các nội dung kích động về đề tài Biển Đông và chia rẽ VN với các đối tác truyền thống.

    Ví dụ: Mỹ cũng tuyên bố không đứng về bên nào thì lũ hèn hạ khốn nạn này im như thóc, nín như nín địt, khiếp nhược sợ hãi như chó sợ chủ.

    Nhưng nếu Putin hay Hunsen mà bảo không đứng về phía nào thì chúng sẽ chớp lấy đăng ngay với nội dung "trách móc". Mất dạy.

    Trả lờiXóa
  3. Cảnh giác với thế lực ngoài khu vực là đúng rồi. Nhưng trong khu vực thì TQ đang dùng tiển chia rẻ Asean. Có nên cảnh giác Kampuchea hiện nay không, khi họ ngày càng phụ thuộc vào TQ? Một Kampuchea thời Pôn Pốt phụ thuộc vào TQ đã làm gì với VN ta? Bài học xương máu này mới là điều cần cảnh giác trước tiên.

    Trả lờiXóa
  4. Bài học lịch sử luôn luôn phải thuộc nằm lòng!

    Một quôc gia mà lịch sử đã chỉ rõ luôn có chính quyền tay sai của TQ thì mọi phát ngôn và hành động đều ít nhiều theo sự điều khiển giật dây của TQ.

    Nếu không phải như thế, không thế lực nào ngoài khu vực có thể chia rẽ được!

    Trả lờiXóa
  5. Bác Jour Vold nói đúng đó,khi vấn đề cảnh giác được đặt ra thì những mối nguy cận kề là những hiểm họa phải lường đến trước tiên.

    Trả lờiXóa
  6. Phóng viên Tự dolúc 07:52 26 tháng 8, 2016

    Ông Chheng Vannarith, một nhà phân tích chính trị châu Á - Thái Bình Dương nhận định rằng, Campuchia khó có thể "trung lập" khi tiếp tục nhận những gói viện trợ lớn từ Bắc Kinh.

    Bắc Kinh đã công bố một gói viện trợ gần 600 triệu USD gần như ngay lập tức sau khi có phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông, đồng thời cảm ơn chính phủ Hun Sen đã ủng hộ Trung Quốc. Một tuần sau, sau cuộc họp ở Lào, Trung Quốc cho thấy họ sẽ đáp ứng một yêu cầu từ Campuchia tài trợ xây dựng một tòa nhà hành chính cao 12 tầng cho Quốc hội.


    Nhận xét: 600 triệu đôla thực ra không hề lớn. Nó không là gì so với gói viện trợ 3 tỷ đôla hàng năm của Mỹ cho Israel, hay số tiền 5 tỷ đôla mà Mỹ bỏ ra để gây bất ổn và phá hoại Ukraine.


    Còn nhà nghiên cứu Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận xét: "Ở Campuchia, viện trợ kinh tế là cách Trung Quốc mua ảnh hưởng chính trị. Trung Quốc đã sử dụng Campuchia để đánh úp ASEAN nhiều lần."


    Nhận xét: Một lần nữa, tất cả những gì Campuchia làm là ngăn chặn việc lôi kéo ASEAN vào tranh chấp biển Đông, nơi mà hơn nhiều thành viên ASEAN không có liên quan. Cái gọi là "đánh úp" đó thực là là bảo vệ lợi ích của ASEAN và Campuchia với tư cách một thành viên trong đó. Còn về nhận xét viện trợ kinh tế là cách mua ảnh hưởng chính trị, chẳng có nước nào không tìm cách gây ảnh hưởng chính trị lên nước khác cả. Và viện trợ kinh tế là cách gây ảnh hưởng hợp pháp và tốt đẹp hơn nhiều so với sử dụng cách mạng màu hay khủng bố để lật đổ chế độ.


    Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia được The Cambodia Daily dẫn lời nhận định:

    "Nếu Campuchia tiếp tục hành động vì lợi ích của Trung Quốc, làm tổn hại đến việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, thì ASEAN nên xem xét thay đổi nguyên tắc đồng thuận của mình thành nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Nếu Campuchia tiếp tục cản trở các cuộc họp, cần cảnh báo cho họ biết rằng, tư cách thành viên ASEAN của họ có thể bị quản chế, đình chỉ hoặc thu hồi".


    Nhận xét: Không biết ông Thayer tự cho mình cái quyền điều khiển công việc nội bộ của ASEAN từ bao giờ? "Nhận định" này của ông chỉ gây chia rẽ, xung đột và làm suy yếu ASEAN mà thôi. Hay đó là điều ông muốn hướng tới?

    https://vi.sott.net/article/1129-Campuchia-phan-doi-viec-loi-keo-ca-ASEAN-vao-cuoc-chien-chong-Trung-Quoc-o-Bien-Dong

    Trả lờiXóa
  7. Việt Nam đã nhận được bài học quý từ Campuchia những năm cuối 70 , vì mất cảnh giác và rút hết tình báo khỏi Campuchia , nên không hiểu nội tình Cam trong những năm đó lắm , đến khi Polpot cho quan xâm lược VN và tàn sát dân Việt thì mình mới sực tỉnh . Bài học nhãn tiền hôm nay với Hunxen có lẽ cũng là điều cần lưu ý . Campuchia thờ thần 4 mặt nên hình như tính tình của đa số người Cam đều trắc ẩn , hay thay đổi khó lường , từ các lãnh đạo ( chỉ tính gần đây) như Polpot , Xihanuc , Pen Sovann và bây giờ là Hunxen đều có ít nhiều hành động phản bội VN - Với Hunxen trước kia cầu cứu VN giúp Hunxen diệt khơ me đỏ sao hom qua lên Facebook viết "chuyện quốc gia bạn với TRung Quốc là chuyện 2 nước đừng lôi Campuchia vào " ... Vậy tại sao nam 1979 - Polpot diệt chủng ở đất nước bạn Hunxen , sao bạn Hunxen lại chạy sang Việt Nam cầu cứu ? sao bạn lôi Việt Nam vào chuyện Campuchia ? Chắc bạn Hunxen biết Trung Quốc là nước nâng đỡ Polpot biến Campuchia thành "cánh đồng chết" và xâm lược VN , vì Trung Quốc và Campuchia , hàng ngàn người con VN , CPC đã phải chết , vậy mà giờ đây quay ngoắt 180 độ ....thân TRung , coi Trung la bạn chí cốt , hững hờ với VN , không dám bảo vệ tình hữu nghị Việt - CAM , a dua theo phe bài Việt vu khống , gây căng thẳng vấn đề biên giới , kỳ thị người Việt và gây khó khăn cho hàng triệu người Việt tại Cam mấy chục năm ko có 1 chút giấy tờ , sống bất hợp pháp , vất vưởng và nghèo túng - Khi cần VN sẵn sàng dâng cả máu , khi VN cần thì ngoảnh mặt , nói lời khó nghe , tồi tệ hơn cả những nước cựu thù VN trước đây như Thái hay Xingapor ! vậy tinh thần quốc tế hay tình cảm bạn bè , láng giềng tốt như VN từng dành cho Campuchia ở đâu ? thật là bài học đắt giá cho những ai còn u mê về Hunxen và một phần người Campuchia ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngược dòng thời gian , năm 1999 , Campuchia vào được ASEAN là nhờ VN - là chủ tịch ASEAN kỳ 6 "bảo lãnh" khi Campuchia đang lục đục nội bộ nên thiếu tin tưởng từ các nước ASEAN . Campuchia ít bạn , từ các nước lớn đến nhỏ ,Hunxen từng gây gổ với Thái , Lào , VN - mới đây Nhật Bản định rút Đại sứ mình tại Cam , vì trò bênh Trung Quốc quá lố , các nước ASEAN ngán ngẩm và cảnh giác khi Hunxen phản bội tình cảm với “người bạn đặc biệt “ VN như thế . Hunxen là 1 người theo "chủ nghĩa cơ hội" - Năm 2009 ,trêu tức chính quyền Thái Lan , Hunxen mời Thaksin - cựu thủ tướng Thái , đang bị chính phủ Thái đương nhiệm đề nghị truy tố - làm cố vấn cho Campuchia - năm 2013 tổng tuyển cử ở Campuchia , Hunxen thất bại khi chỉ hơn Sam Rainsy 5% số phiếu - thấy Sam Rainsy được Trung Quốc ủng hộ , Hunxen dùng chiêu trò thăm VN để "chơi" Trung Quốc , vậy nên mới có chuyến thăm tháng 12 -2013 của Hunxen ở VN và phát biểu bằng tiếng Việt , ca ngợi VN , tặng tiền cựu quân tình nguyện VN ( sau đó Nguyễn Tấn Dũng đáp lễ thăm Campuchia) đó là những chuyến thăm hiếm hoi của Hunxen trước đó hay từ bấy đến nay cũng nói được độ lạnh nhạt của quan hệ VIỆT CAM ....chắc chắn vì chuyện hơi “tế nhị” chưa cần phải công khai nên chính phủ VN ko công bố chuyện hậu trường , ai cũng hiểu chỉ vài người ko hiểu .
      Nếu các FAN CAM hiểu được sự trơ trẽn của Campuchia ở hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012 ko ra được tuyên bố chung vì vấn đề biển Đông làm đau đầu các lãnh đạo ASEAN thì các bạn ko có lý do gì để ủng hộ Hunxen cả
      Không mắc mưu kẻ địch gây chia rẽ nhưng cũng đừng mất cảnh giác với những kiểu tình bạn “ngày nay đã khác xưa” như thế để trái tim đừng “lầm lỡ để trên đầu” rồi bị bất ngờ , ảnh hưởng đến quan hệ và an ninh quốc gia như VN đã từng với CPC và Trung quốc ...

      Xóa
    2. Trước đây trên GTL có ý kiến mà tôi thấy đúng. Đó là muốn hiểu người Nga thì phải sống với họ , hiểu tính cách ,văn hóa của họ. Kampuchea thì cũng vậy thôi. Bác Văn am hiểu về K quá. Mình sinh ra và lớn lên trên đó đến 16 tuổi mới về vn. Năm 85 đến 90 qua đó giúp bạn ở sở cn Phnom Penh.Bác Thắng ở còm dưới nóiđúng, có nhiều việc sâu xa lắm. Có thể bác Văn cũng biết, nhưng ở nơi chém gió này, bác không tiện nói ra chăng. Tôi đồng cảm với bác ,việc ông Hunsen thăm VN, gặp mặt các cựu chuyên gia là lúc ông ta thấy nguy cơ.Dân việt kiều trên đó gọi dân K là" dân 9 bưả", nghĩa là trong 10 bưả ta giúp họ 9 bưả mà thiếu 1 bưả thì họ vẩn phản. Mình tin là lần này VN o mất cảnh giác đâu. Tuy ông Hunsen lăng tăng làm ta bực mình, nhưng ông ta vẩn còn hơn Sam Rainsy.Ông ta hiểu rỏ VN, nên lăng tăng cái gì cũng chỉ là để lấy phiếu cử tri (sắp bầu cử)và lấy tiền TQ, nhưng sẽ o vượt qua lằn ranh đỏ như Pôn Pốt. Ông ta điếm như vậy, nhưng có qua mặt đựơc TQ hay o? Tiền ngày càng nhiều thì ông phải liều, còn tiếp tục điếm thì sẽ bị loại bằng cách nào đó, vì ông chủ o thể để lổ vốn được!

      Xóa
  8. Quan điểm của Thủ tướng Hun Sen thật là chính xác, bảo đảm sự bình đẳng công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng cho Nhân dân ta, giúp ta ngăn chăn và vạch mặt kịp thời những tên việt gian cẩu nô cho giặc ngoại bang tây lông, nên lũ chúng tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt quan điểm của Hun Sen để kích động, chia rẽ, muốn Nhân dân VN trở thành tên lính xung kích cho Mỹ chống TQ; tạo cớ cho Mỹ quay lại Biển đông gây hấn, can thiệp rồi xâm lược VN ta lần nữa...

    Trả lờiXóa
  9. Đúng như bài viết phân tích, tìm cách chia rẽ các nước trong khối ASEAN có lợi cho Mỹ , phương Tây và TQ , hơn là thấy 1 ASEAN đoàn kết thống nhất. Trong âm mưu này , ưu tiên hàng đầu là tạo sự chia rẽ giữa 3 nước Đông dương cũ, nhất là quan hệ VN với Lào và CPC. Thí dụ tìm cách xuyên tạc làm méo mó tuyên bố của bộ trưởng ngoại giao Lào kiêm Tổng thư ký ASEAN, hay vài câu nói của ông Hunsen mới đây. Nhưng theo phân tích, thực tế đều không phải như những luận điệu xuyên tạc ác ý, hay nhẹ là hiểu sai đó...Trong quan hệ với VN, Lào vẫn kiên định trước sau như một. Nhưng ngay cả CPC thực tế cũng như vậy...
    Câu ông Hunsen nói "..Việt Nam không phải là ông chủ của tôi.." đã bị hiểu sai, mà khi xem nguyên văn thì khác hẳn : .."Bạn cần phải biết rằng tôi chỉ trung thành với nhân dân Campuchia, Đức Vua và người vợ yêu quý của tôi. Việt Nam không phải là ông chủ của tôi mà tôi phải trung thành với họ.
    Nếu bạn là một người Việt Nam sống tại Campuchia, bạn phải tôn trọng pháp luật của Campuchia. Nếu bạn đang sống ở Campuchia một cách bất hợp pháp, bạn sẽ phải rời khỏi Campuchia.
    Còn nếu bạn đang sống ở Việt Nam, xin vui lòng yêu quý các nhà lãnh đạo Việt Nam."..
    Và ông Hunsen cũng đã nói ngày ,14/8 , về hành động chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia của thượng nghị sĩ đối lập Hong Sokhour rằng: Đây là một tội ác với động cơ mưu phản. Nếu một cuộc nổi loạn chống lại Việt Nam xảy ra vì những luận điệu xuyên tạc này và gây ra một cuộc chiến tranh với nước láng giềng, ai sẽ phải chịu trách nhiệm?".
    - Ở đây quan điểm, lập trường và tình cảm của ông Hunsen với VN như thế nào là rất rõ ràng, cụ thể.
    Ông Hunsen thực chất vẫn là Hunsen của những năm cuối '70 khi được VN giúp đỡ lật đổ Polpot. Nếu tĩnh lại và suy nghĩ sâu 1 chút thì thực tế vẫn là như vậy.
    - Cần nhớ , Lào hay CPC,..là những quốc gia độc lập, có chủ quyền. VN ta cũng vậy.

    Trả lờiXóa
  10. Hiến chương của ASEAN là Khuyến khích bản sắc văn hoá và hoà bình khu vực , ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng hoà bình , tham vấn , chống gây hấn .
    Vấn đề Biển Đông không chỉ là vấn đề khu vực mà còn là vấn đề Quốc Tế .
    Bất kể với lý do gì mà Cam Pu Chia dựa vào nguyên tắc Đồng Thuận để cản trở ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông là một hành đông đi ngược lai Hiến Chương của ASEAN . Điều đó chỉ đưa đến làm suy yếu ASEAN .
    Là một thành viên của khối nhưng chỉ chơi với những cái gì có lợi cho mình , không có lợi thì không chơi , thậm chí còn tìm cách vụ lợi thì còn gì là tư cách thành viên. ASEAN đâu phải là cái chợ .
    Vấn đề tranh chấp Biển Đông không thể giải quyết một sớm một chiều và với kiểu chơi này của Cam Pu Chia thì Cam Pu Chia sẽ là nhân tố bên trong phá hoại ASEAN .
    Qua đây cũng thấy rằng ASEAN có nhiều đặc điểm khác biệt không thể thích hợp với nguyên tắc đồng thuận , nếu cứ duy trì nguyên tác này ASEAN sẽ trở thành một tổ chức hữu danh vô thực ,là thuận lơi trời cho để Trung Quốc gây chis rẽ ASEAN và là cơ hội để Cam Pu Chía vụ lợi .
    Chỉ một thành viên cản trở bằng việc vi phạm thô bạo lời cam kết của mình mà chín thành viên khác phải chịu thì thật là vô lý .
    ASEAN cần phải thay đổi nguyên tắc Đồng Thuận và quy chế thành viên có vào có ra để không ai lợi dụng được .
    Đoàn kết là sức mạnh ,là yếu tố hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh của ASEAN .

    Trả lờiXóa
  11. Hiến chương của ASEAN là Khuyến khích Bản sắc văn hoá và Hoà Bình khu vực , ủng hộ giài quyết tranh chấp bằng Hoà Bình , Tham Vấn , chống Gây Hấn.
    Việc Cam Pu Chia dựa vào nguyên tắc đồng thuận để cản trở ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông là hành động đi ngược lai với hiến chương của ASEAN ,
    Là một thành viên nhưng không thực hiện lời cam kết của mình thì còn gì là tư cách thành viên .





    Trả lờiXóa
  12. Nhất trí quan điểm của bác Vương,bác Thành !

    Đồng thuận là hiện thân của đoàn kết nhưng lợi dụng đồng thuận để cản trở số đông thì không thể gọi là hành vi đoàn kết được.

    Trả lờiXóa
  13. Các ông Vương, Thành, văn lâm chẳng hiểu gì về nguyên tắc Đồng Thuận trong Hiến chương ASEAN cả.
    Đồng thuận tức là cả 100% thành viên nhất trí thì mới thông qua được Nghị quyết.
    Hiến chương của ASEAN là Khuyến khích bản sắc văn hoá và hoà bình khu vực , ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng hoà bình , tham vấn , chống gây hấn.

    Vậy Campuchia vi phạm điều khoản gì khi họ cũng tuyên bố không đứng về phe nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Tuyên bố này cũng giống quan điểm của Thái Lan, Myanma, Lào, Singapore và xa hơn là cả bu Mẽo của rận?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cam Pu Chia có quan điểm trung lập , không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông là quyền của Cam Pu Chia . Đó là việc cuả Cam Pu Chia , không ai có quyền phản đối . ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông là việc của ASEAN . Tuyên Bố chung của ASEAN là tiếng nói chung của cả khối , không thay thế cho quan điểm của từng nước thành viên và cũng không làm mất đi quan điểm riêng của từng nước thành viên .
      Đó là hai việc khác nhau . Hai chủ thể khác nhau , hai nội dung khác nhau .
      Tuy nhiên , Việc của Cam Pu Chia thì chỉ do Cam Pu Chia Quyết định , còn việc của ASEAN lại phải có đủ mười nước thành viên cùng đồng ý mới được . Chỉ một thành viên không đồng ý với bất cứ lý do gì , dù đó là lý do không thật chính đáng , là không được .
      Việc ASEAN cần có tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông là quan trong , thể hiện sự đoàn kết của ASEAN , là phù hợp với Hiến Chương của ASEAN .
      Trong ASEAN có một nhìêu nứơc thành viên có quan điểm trung lập , không đứng về bên nào trong tranh Biển Đông nhưng đều tán thành ASEAN ra tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông , trừ Cam Pu Chia ,
      Không có đoàn kết thì ASEAN không thể mạnh .





      Xóa
  14. Tóm lại thế này cho nó gọn. Éo nói nhiều. Thế giới này thằng nào cũng bảo là không đứng về phía nào trong tranh chấp biển đông, yes, kể cả Mỹ. Thằng nào trong phía tranh chấp đều bảo biển đảo của bọn hắn.

    Khi Mỹ tuyên bố không đứng về phe nào thì điên cuồng quay tay, săn đón tung hô, khi Nga, Campuchia cũng tuyên bố trung lập như bố Mỹ của chúng mày thì chúng mày kêu rên thống thiết ra điều sắp chết đến nơi. Cứ như Nga với Campuchia ỉa lên bàn thờ nhà chúng mày không bằng. Súc vật!

    Nói theo lý luận Đông La style thì như thế này: VN đã bình thường hóa với TQ. Tuy TQ và các nước đang tranh chấp biển đảo của VN nhưng ta và họ vẫn giao hảo và làm ăn với nhau. Nga và Cam là bạn của VN. Vì thế chống TQ và chống Nga, chống Cam là chống Nhà nước và chống phá đất nước và nhân dân, phá hoại đất nước!!

    Trả lờiXóa
  15. Theo những gì diễn ra cho thấy thì Mỹ và Việt Tân rõ ràng đang lợi dụng đề tài Trung quốc và Biển đông để phá hoại quan hệ giữa VN và các nước gần gũi ta, không chỉ quan hệ Việt Trung mà còn quan hệ Việt Nga, quan hệ với Campuchia. Họ đánh tráo câu chuyện tranh chấp 6 bên ở biển Đông sang câu chuyện chống lại 'hiểm họa' Trung quốc, cố lái vấn đề sang hướng Trung quốc.

    Chiến dịch thông tin này được 1 bộ phận tay trong ở trong ngành báo chí tiếp tay tinh vi. Họ đăng tin theo kiểu rình rập chọn lọc. Ví dụ ém tin lờ đi các vụ bành trướng của Philipin và Đài Loan ở Trường Sa, Song Tử, Ba Bình, nhưng lại rình báo chí TQ, hóng Hoàn Cầu lều báo từng ngày để tha rác về kích động mồi lửa chiến tranh. Họ không chỉ Tiêu Chuẩn Kép mà là Tiêu Chuẩn Năm, Tiêu Chuẩn Sáu.

    Tiếc cho họ là họ kích động chống Trung quốc bằng những cách làm vô liêm sỉ. Nên không đi đến đâu cả. Vì đúng là dân ta có 1 bộ phận không ưa Tung Của, nhưng tâm lý chung của người dân vẫn là ghét sự trơ tráo vô liêm sỉ hơn. Khinh ghét những trò trơ tráo vô sỉ mặt mo. Nên đến nay hưởng ứng vụ bài Trung này quanh quẩn cũng chỉ đám bờ Hồ với dăm nhóm mạng ảo chứ ai.

    Trả lờiXóa