Dù đã ở tuổi 95, nhưng Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận (ảnh) - nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh vệ (Bộ Công an) vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Giọng bà vẫn sang sảng, nhất là khi kể cho chúng tôi nghe chuyện những ngày bà cùng đồng đội chuẩn bị tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền, cũng như những kỷ niệm trong thời gian làm cận vệ của Bác Hồ.
Những ngày cách mạng sục sôi
Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận kể, bà sinh ra và lớn lên ở làng Lãng Yên (nay là phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), trong một gia đình công nhân viên chức nghèo. Mẹ mất sớm, từ nhỏ bà sống cùng bố và bà nội. Dù gia đình không khá giả, nhưng bố bà vẫn cố gắng cho con thi và vào học trường nữ sinh Đồng Khánh.
Thời đó, trường Bưởi và trường Đồng Khánh là hai cái nôi nuôi dưỡng ý chí cách mạng cho nhiều thế hệ chiến sỹ. Nhiều sinh viên học trong trường sớm có ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, và điều đó được thể hiện ngay trong lễ chào cờ. “Lễ chào cờ ở trường có treo hai lá cờ, một cờ Việt Nam, một cờ Pháp. Mỗi khi kéo cờ, chúng tôi bao giờ cũng kéo cờ Việt Nam lên nhanh hơn một chút, còn khi hạ cờ, chúng tôi lại kéo cờ Pháp tụt xuống trước”, Đại tá Bích Thuận kể lại.
Bà Bích Thuận (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng với Bác Hồ. Được sự dạy dỗ của cha từ nhỏ, bản thân mắt thấy tai nghe nhiều cảnh đời nô lệ cơ cực, lầm than, nên cô gái trẻ Bích Thuận sớm tìm đến với cách mạng. “Tôi thông qua mối quan hệ với chị Hà Giang, khi đó đang hoạt động ở đội Phụ nữ Cứu quốc thành Hoàng Diệu để bắt mối với cách mạng. Và đến tháng 10/1944, tôi tham gia đội Phụ nữ Cứu quốc thành Hoàng Diệu, bắt đầu hoạt động ở Liên khu II Hà Nội”.
Tháng 7/1945, Hà Nội đang sục sôi trong không khí chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. Bà Thuận được vận động may một lá cờ, để treo trên đỉnh Tháp Rùa đúng vào ngày “chính phủ” Trần Trọng Kim treo cờ quẻ ly. May cờ không khó, nhưng lấy vải ở đâu để may? Lúc này nếu ra chợ mua vải đỏ, rất dễ bị lộ. Đang băn khoăn không biết giải quyết thế nào, bà chợt nhìn thấy chiếc khăn đỏ phủ trên ngai thờ Tổ của gia đình, và bà đã bí mật cắt một phần chiếc khăn đỏ (khoảng 40x50cm) để khâu cờ, phần còn lại phủ trên ngai thờ. Lá cờ đỏ sao vàng được treo trên đỉnh Tháp Rùa theo đúng kế hoạch, đã làm nao núng, gây hoang mang trong hàng ngũ của địch, đồng thời, có tác động rất lớn đến tinh thần các tầng lớp nhân dân đang sục sôi, chuẩn bị vùng lên đấu tranh giành chính quyền.
Những ngày tháng 8/1945, tinh thần cách mạng ngày càng lên cao, bà Thuận cùng với chị em trong Hội Phụ nữ Cứu quốc tham gia vào các hoạt động mít tinh, biểu tình và giành chính quyền tại Hà Nội. “Đúng ngày 19/8, Đoàn của chúng tôi được giao nhiệm vụ tiến về Trại Bảo an binh, cùng với đoàn biểu tình làm hậu thuẫn cho đoàn đại biểu Việt Minh thương thuyết với quân đội Nhật. Sau đó, tôi được lệnh đưa một tốp về Ty Liêm phóng, nơi đã bị lực lượng công an của ta chiếm đóng. Đây cũng là dấu mốc đầu tiên tôi tham gia vào lực lượng công an”, Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận nhớ lại.
Cách mạng tháng Tám thành công, sáng ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hôm đó, bà Bích Thuận có mặt trong đoàn Phụ nữ Cứu quốc tham dự buổi lễ thành lập nước. Đó cũng là lần đầu tiên bà được nhìn thấy Bác Hồ từ vị trí rất gần, và được nghe Bác nói chuyện, bà xúc động lắm.
Sau thời gian hoạt động cách mạng, bà Thuận được cấp trên cử đi học trường Đại học Y Dược. Năm 1961, bà Thuận là một trong những sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Đại học Y Dược với tấm bằng đỏ chuyên ngành Hóa độc chất. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn bố trí đưa bà sang Liên Xô học các phương pháp bảo vệ lãnh tụ. Trở về nước, bà Thuận được phân công công tác tại Cục Cảnh vệ, làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, và trở thành nữ cận vệ đầu tiên của Bác.
Nhận nhiệm vụ bảo vệ vị lãnh tụ mà mình vô cùng kính yêu, bà Bích Thuận mừng lắm, nhưng rồi cũng lo lắm. Bà luôn cẩn trọng, tỉ mỉ, đảm trách công việc sao cho tốt nhất. “Tất cả thực phẩm Bác dùng, tôi đều kiểm tra kỹ lưỡng. Thư, quà gửi đến Bác cũng được kiểm tra tỉ mỉ, kỹ càng. Nơi nào Bác đến cũng được rà soát kỹ, khi phát hiện thức ăn của Bác không đảm bảo an toàn, tôi kiên quyết yêu cầu thay.
Suốt từ năm 1961 cho tới lúc Bác Hồ mất, bà Thuận vẫn luôn tham gia trong đội cận vệ bảo vệ Bác, tháp tùng Bác đi nhiều nơi, chuyến đi nào cũng để lại những kỷ niệm khó quên. Nhưng dù đi đâu, làm gì, thì ấn tượng khó quên nhất đối với những người được làm việc gần Bác, là sự giản dị, gần gũi, là tình cảm ấm áp của người cha già đối với con cháu, với nhân dân. Bà Bích Thuận kể: “Có lần, Bác bảo tôi ngồi ăn cơm cùng với Bác. Bác đã trò chuyện và khuyên bảo tôi như một người cha. Biết tôi đi học ở Liên Xô về, Bác dặn, học ở nước ngoài nhiều cái hay, nhưng không nên bắt chước một cách rập khuôn, mà phải tùy tình hình thực tế mà áp dụng cho phù hợp”.
Năm 1961, Bác Hồ có chuyến về thăm quê nhà Nghệ An. Đoàn cán bộ do đồng chí Phan Văn Xoàn (khi đó là Cục trưởng Cục Cảnh vệ) trực tiếp tham gia tiền trạm. “Có mấy nữ chiến sỹ cảnh vệ được bố trí bảo vệ địa điểm, phải hóa trang là nhân viên nhà khách, nhưng lại phải giữ bí mật và không để Bác biết, bởi Bác không muốn việc bảo vệ mình tạo nên khoảng cách giữa Bác với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào. Sau này, Bác biết chuyện, nhưng Người cũng không hề trách móc các chiến sỹ, bởi Bác biết, anh em chỉ thực hiện nhiệm vụ được Trung ương giao. Bác chỉ căn dặn lại, các cháu cần phải giữ yếu tố bất ngờ, bí mật, phải giữ mối quan hệ với quần chúng, dựa vào quần chúng tạo lực cùng chiến đấu” - bà Bích Thuận nhớ lại.
Gần mười năm được đi theo bảo vệ Bác, với biết bao nhiêu kỷ niệm khó quên. Đến bây giờ, bà vẫn ghi nhớ và làm theo lời dạy của Bác, bởi bà luôn tâm niệm: Phải làm đúng theo lời Bác dạy, và mỗi thế hệ đi trước, phải có trách nhiệm nêu gương sáng cho các thế hệ sau này. ---- Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận, nguyên Phó cục trưởng cục Cảnh vệ, nay là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an. Bà là phu nhân của đồng chí Lê Văn Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945: Kết tinh ý chí dân tộc và giá trị tiến bộ nhân loại Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc cách đây 71 năm tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn là sự kết tinh ý chí tự lực tự cường của của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa và phát triển những giá trị tiến bộ của nhân loại. Bản Tuyên ngôn đã bày tỏ sự tán đồng với tư tưởng tiến bộ, đề cao những giá trị về con người và quyền con người của các dân tộc khác trên thế giới. Đồng thời, bản Tuyên ngôn phát triển, nâng cao tư tưởng này, từ quyền con người, thành quyền của dân tộc. Đây cũng là nét đặc sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh - người đã luôn đặt mục tiêu cao nhất là độc lập cho đất nước, tự do cho đồng bào, dân tộc Việt Nam.
Những câu trích dẫn về quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (năm 1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (năm 1791) ở ngay đầu Tuyên ngôn Độc lập của nước ta, cũng là lời khẳng định về quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền tự do của các dân tộc, quốc gia. Muốn con người được hưởng đầy đủ những quyền lợi cơ bản của mình một cách bình đẳng, không gì khác là đất nước của họ phải có được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Khi các quyền cơ bản của dân tộc được bảo đảm trên thực tế thì mới có điều kiện để thực thi quyền con người. Quyền con người hòa quyện mật thiết với quyền dân tộc, và được bảo đảm bằng nền độc lập của quốc gia.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập" tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập cũng làm rõ hơn bản chất của chủ nghĩa thực dân, từ đó góp phần thúc đẩy các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh vì quyền dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết Tuyên ngôn Độc lập đã vạch trần và lên án mạnh mẽ chính sách áp bức của chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam: “… hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…”. Những chính sách, thủ đoạn cai trị của chủ nghĩa thực dân thể hiện bản chất tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa, do đó đấu tranh chống đế quốc, thực dân để tự giải phóng là yêu cầu bức thiết của mỗi dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một đóng góp lớn về phát triển lý luận và thực tiễn của cách mạng ở các nước thuộc địa. Do đó Tuyên ngôn Độc lập không chỉ có ý nghĩa đối với đất nước ta mà còn mang ý nghĩa thời đại, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh đòi quyền độc lập, tự quyết, trên quan điểm dân tộc và thời đại.
Bản Tuyên ngôn Độc lập điểm lại tình hình đất nước từ sau khi phát xít Nhật xâm lăng Đông Dương, đến cảnh người dân Việt Nam phải chịu “một cổ hai tròng” Nhật - Pháp, rồi cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên giành độc lập. Điều này nhấn mạnh quan điểm “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, và khẳng định dân tộc Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành một khối đoàn kết vững chắc, đầy sức mạnh, đánh đổ xiềng xích nô lệ, giành độc lập tự do. Chủ quyền của dân tộc Việt Nam được xác lập từ cuộc đấu tranh bền bỉ và dũng mãnh đó. Đây là tất yếu lịch sử, là quyền lợi chính đáng và chính nghĩa của cả dân tộc Việt Nam: “Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”... Truyền thống yêu nước, khát vọng tự do và độc lập ấy của dân tộc Việt Nam được khẳng định trong tuyên bố hùng hồn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vũng quyền tự do, độc lập ấy”!
Lời tuyên bố, cũng như một lời tuyên thệ về độc lập của dân tộc ấy đã trở thành hiện thực. Nhân dân Việt Nam, do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, đã kiên trung, anh dũng chiến đấu suốt 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để giành độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Trong các thành công của cách mạng Việt Nam, có những bài học kinh nghiệm quý báu dành cho các nước anh em, về chủ nghĩa dân tộc và khát khao độc lập chủ quyền. Đó cũng là lời kêu gọi sự đoàn kết, hiệp lực của các quốc gia, trong sự nghiệp đấu tranh với những hành vi đi ngược lại xu thế hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.
Ngày nay, trong tình hình mới của khu vực và thế giới, tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập càng trở nên sâu sắc và thấm thía. Quyền lợi dân tộc, độc lập chủ quyền, tinh thần đoàn kết và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc trong Tuyên ngôn Độc lập là những lời thề sắt son luôn trong tâm trí và hành động của mỗi người dân đất Việt.
Đông nghẹt người tại các điểm vui chơi, giải trí lễ 2/9 Ngày nghỉ lễ 2/9 năm nay gần với hai ngày cuối tuần, hàng ngàn người dân thành phố và các tỉnh lân cận đã đổ về các điểm du lịch, vui chơi giải trí, công viên khiến nhiều nơi rơi vào tình cảnh “quá tải”.
Ghi nhận sáng ngày 2/9 tại Thảo Cẩm viên Sài Gòn (quận 1), Khu Du lịch Suối Tiên (quận 9), Khu Du lịch Thủy Châu (Bình Dương)… từ sáng sớm đã có hàng ngàn người dân xếp hàng chờ mua vé vào cổng.
Tại Thảo Cẩm viên Sài gòn, do lượng người tập trung khá đông từ sáng sớm cho nên ban quản lý phải huy động tất cả nhân viên phục vụ tại hai cổng ra vào của Thảo Cẩm viên ở đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Từ sáng sớm, người dân đã tập trung ở các khu vui chơi, giải trí của thành phố để vui chơi ngày lễ 2/9 (ảnh chụp tại Thảo Cẩm Viên Sài Gòn).
Để hai cô con gái có kì nghỉ lễ ý nghĩa, anh Lê Hải Vinh (ngụ ở Bình Dương) đã chở các con lên Thảo Cẩm Viên Sài Gòn vui chơi từ 6 giờ sáng. Anh Hải Vinh cho biết: “Các bé nhà tôi chưa biết đến các con voi, vượn, gấu… ngoài đời thực trông như thế nào, cho nên nhân dịp nghỉ lễ 2/9 tôi đã tranh thủ cho các con lên Thảo Cẩm Viên Sài gòn tham quan và vui chơi. Vì sợ kẹt xe nên gia đình tôi đã phải bắt đầu đi từ nhà 6 giờ sáng tới thành phố, vậy mà khi tới sở thú này vẫn phải xếp hàng chờ mua vé vào cổng”.
Người dân tới các điểm vui chơi, giải trí còn mang theo đồ ăn, uống để tranh thủ tham quan, vui chơi được nhiểu điểm khác nhau.
Khác với một số người dân lân cận chọn các điểm du lịch vui chơi trong trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh thì một số người dân thành phố lại chọn các điểm vui chơi sinh thái, dã ngoại bên ngoài thành phố để nghỉ lễ. Chẳng hạn như điểm du lịch suối nước lạnh nhân tạo Thủy Châu (Bình Dương), có mặt lúc 9 giờ sáng tại khu du lịch Thủy Châu, ngay từ cổng chính đến cổng mua vé đã có hàng ngàn người dân xếp hàng chờ vào cổng.
Hàng ngàn người dân đổ về các khu vui chơi, du lịch khiến giao thông trước các điểm vui chơi bị ùn ứ (ảnh chụp trước điểm du lịch Thủy Châu - Bình Dương).
Đang xếp hàng mua vé vào cổng khu du lịch Thủy Châu, chị Hải Phương (nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh), cho biết do thời gian nghỉ lễ khá ít cho nên gia đình quyết định cho các con đi du lịch một ngày tại khu du lịch suối nước lạnh nhân tạo Thủy Châu. Theo chị Phương, khu du lịch này khá gần thành phố, lại có đầy đủ dụng cụ để tổ chức một buổi tiệc ăn uống cùng người thân trong gia đình ngày nghỉ lễ, bởi nơi đây rất cây xanh, có phục vụ các món ăn bình dân, có cho thuê các dụng cụ để nấu nước, có hồ bơi, đặc biệt là có các dòng suối nhân tạo trong xanh, mát lành, rất thích hợp cho các em thiếu nhi vui chơi, tắm suối trong thời tiết oi bức như hiện nay.
Các điểm giữ xe trước cổng các khu vui chơi cũng trở nên quá tải trong ngày nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 (ảnh chụp tại Thảo Cẩm Viên Sài Gòn).
Trong khi đó, vào tối ngày 2/9, Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng lễ Quốc Khánh 2/9. Theo đó, thành phố tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng ở công viên 23/9 và phố đi bộ Nguyễn Huệ. Còn tại đầu đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm, phía quận 2) và công viên Đầm Sen (quận 11) sẽ tổ chức bắn pháo hoa từ 21h đến 21h15.
Để phục vụ việc bắn pháo hoa và các chương trình văn nghệ, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ 18h30 đến 21h15 ngày 2/9, tại quận 1 sẽ cấm các loại xe đi trên các đường: Tôn Đức Thắng (đoạn từ Công trường Mê Linh đến cầu Khánh Hội); Đồng Khởi (đoạn từ Mạc Thị Bưởi đến Tôn Đức Thắng); Hàm Nghi (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Tôn Đức Thắng); Nguyễn Huệ, (đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Tôn Đức Thắng) vàNguyễn Tất Thành quận 4 (đoạn từ Hoàng Diệu đến cầu Khánh Hội).
Hôm nay là ngày Độc lập! Đã 71 năm rồi, đọc lại bài “Hôm nay là ngày Độc lập! Muôn năm Độc lập! Độc lập muôn năm!”, đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật số ra ngày 9/9/1945, cảm nhận không khí rạo rực, phấn khích của Ngày Độc lập 2/9/1945, ngày “tết hơn một trăm ngày tết”.
Hôm nay là ngày Độc lập! Muôn năm Độc lập! Độc lập muôn năm! Toàn bộ trang bìa báo Trung Bắc Chủ Nhật số ra ngày 9/9/1945 đăng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, do cố Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp
Tết Nguyên đán vào hạ tuần tháng bảy Độc lập! Độc lập! Tiếng điện này này hôm nay (2-9-45) vang lên trong không khí như một tiếng nổ. Vang từ Bạch Mai qua phố Huế đi thẳng đến Quán Thánh, chợ Bưởi, vang từ làng Trèm Vẽ lướt qua Nghi Tàm mà về tận làng Thanh Trì. Độc lập! Độc lập! Vang lên từ Hà Nội tới Sài Gòn! Sau bao nhiêu năm trời – ba phần tư của một thế kỷ - tiếng Độc lập này đã biến mất trong cuốn tự vị dân sinh của dân Việt Nam, ngày nay mới lại nổ bùng từ chợ chí quê của đất “Việt Nam yêu dấu ngàn năm”! Đây, hôm nay là một ngày mồng một tết Nguyên đán của dân Việt Nam tuy hôm nay mới là 26 tháng bảy năm Ất Dậu. Nhưng ngày Độc lập này quả thật còn có vẻ tết hơn một trăm ngày tết khác! Trong thành phố, không ai là không lau chùi nhà cửa! Bàn thờ thì đèn nến sáng trưng, hương trầm ngào ngạt. Dân Hà Nội cúng bái tổ tiên, và khi dâng rượu và đồ cúng lên thì những tràng pháo dài thi nhau nổ vang lên khắp phố. Giời chỉ mát xuống mười độ nữa để đủ gây lên một cái không khí tháng Giêng thì ngày Độc lập quả có thể gọi là một ngày Tết một trăm phần trăm vậy. Các người làm trong nhà được các ông chủ bà chủ cho nghỉ hết và hẹn nhau chiều này sẽ xếp thành hàng ngũ đi đón vị Chủ tịch của Chính phủ lâm thời Việt Nam. Một vài anh xe nhà cố kéo chủ đi mua thêm vài thứ nhật dụng bị các thanh niên giữ lại và khuyên chủ nhà nên cho người làm về nghỉ để chiều họ còn đi mít tinh, biểu tình. Hôm nay là ngày Độc lập. Và cũng khai bút hẳn hoi. Kẻ thì dán lên trên tường những dòng chữ tỏ rõ cái chí hiên ngang của mình “Sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc!”, “Giọt máu cuối cùng, hơi thở sau hết của ta phải dâng lên cho đất nước”! Kẻ thì làm thơ ca tụng nền độc lập bất diệt của nước Việt Nam. Nhưng tôi chắc không ai quả quyết và thâm thúy bằng một nhà nọ ở phố Bắc Ninh viết mấy hàng chữ này “Độc lập hay là chết!” và dán lên… Đố các bạn biết ông dán lên đâu? Ông ấy dán lên cỗ áo quan lớn nhất bán ở cửa hàng nhà ông ta. Thật là ngộ nghĩnh, nhưng mà nhìn ông với cái thái độ cứng cỏi hiện trên vừng trán sáng ngời, tôi bất giác nghĩ lại chuyện xưa, khi Bàng Đức vác áo quan ra chiến trường quyết chiến với Quang Vân Trường và chỉ biết có một là thắng hai là chết mà thôi! Ở các phố khác các cửa hàng mở buổi sáng đón tiếp khách niềm nở, dù mua hàng hay không cũng mời nước và thuốc lá và khi bán hàng thì khách hàng muốn trả bao nhiêu cũng được. Hôm nay là ngày Độc lập! Các hiệu cao lâu không những đã xuống giá, lại còn nhất định bán được bao nhiêu cũng trích ra 50 phần trăm giúp Giải phóng quân. Nhưng cảm động hơn hết có lẽ là những người buôn bán ít vốn. Ít vốn nhưng lòng tốt thì nhiều vô kể. Bán rẻ quá ngày thường – mà người ta đã rõ các người buôn thúng bán mẹt này lời lãi mỗi ngày được bao nhiêu? Một bà mắt cặp kèm bán bún riêu bán một bát bún đầy tú hụ cho một cô đi chợ chỉ lấy có một hào. Sao cụ tính rẻ quá thế? Hôm nay là ngày độc lập. Và cãi nhau thì cãi, nhất định không lấy thêm một xu. Bát bún ấy ngày thường bà phải bán ba hào. Bà cho biết: Có hai người con và hai người cháu bà đều gia nhập đoàn ngũ Việt Minh từ ngày nảo ngày nào rồi! Nhiều người khác nhất định bán cho nhanh cho chóng để còn về ăm cơm sửa soạn cho các cháu và cho cả họ đi biểu tình đón tiếp cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam!
Trong khi các phái trẻ sửa soạn cờ, biển, sắp đoàn ngũ, gậy gộc hoặc là tập hát những bản anh hùng ca cho đều thì các ông già bà cả lo làm cơm cúng tổ tiên và mời mọc những người bạn đến uống rượu mừng nền độc lập. Bao nhiêu oán thù quên sạch. Cụ Cử T. ở phố Quan Thánh có đi đâu bao giờ, thế mà sáng dậy sửa soạn khăn áo, chống gậy trúc – cụ hơn 80 tuổi rồi – bắt kéo xe xuống phố Huế thăm cụ Tú Nh. để mà xử hòa cái giận hờn nhau từ năm 1926 về một câu văn chê nhau là “khó nghe”. Thôi thì lại vỗ về nhau, ngâm nga với nhau và quên phứt rằng trong ngót 20 năm trời ấy tuy đã gặp nhau nhiều bận bất đắc dĩ tại một nhà đường quan kia nhưng nhất định không thèm chào hỏi, trò chuyện với nhau bao giờ. Bà Cả Phong ở phố Hàng G. đang lúc nắm cơm cho mấy con nhỏ đem đi dự biểu tình thì tự nhiên thấy cô con gái 8 tuổi hớt hơ hớt hải chạy vào báo có “con mẹ” trước cửa cho đem nhãn sang để biếu. Bà quát: “Láo nào, bà Năm Nghĩa chứ gì?”. Và bà vui vẻ, chỉnh đốn quần áo ra đón bà bạn ba năm về trước đã chửi nhau với bà vì chuyện lạc mất ba con chim bồ câu sang nhà mình. Các bà cười với nhau, nhận ra rằng hồi ấy “chia rẽ” quá và nhất định là hôm nay phải ăn cơm nhà nhau để mà nói chuyện cho hả dạ. Đoàn kết, đoàn kết, đâu đâu cũng chỉ là câu chuyện đoàn kết! Với cái tinh thần cao quý ấy, sáng nay Hà Nội sống trong một làn không khí cực kỳ thân mật. Người, rặt là người! Đông quá, hàng phố chỉ rặt một hạng người nhanh nhẹn, nụ cười nở trên môi, lòng chứa chan hy vọng. Hôm nay là ngày Độc lập. Giời đất sáng bừng lên như có thêm lửa cháy. Ngọn lửa cháy này lát nữa sẽ thiêu đốt hàng trăm vạn người ở vườn hoa Ba Đình, từ một ông công chức xưa đeo rặt mề-đay cho đến cậu bé bán kẹo nghèo rớt, cả ngày kiếm không được ba xu lãi.
Một người nói, triệu người nghe
Trước khi mặt trời đứng giữa vùng trời, các đoàn ngũ ở các nơi đã rầm rộ kéo nhau về phía phủ Toàn quyền cũ, tới họp trước vườn hoa Ba Đình, có lẽ định chiếm lấy một chỗ thật tốt để mà được gần gụi vị Chủ tịch Hồ Chí Minh chăng? Các sinh viên, các chiến sĩ hàng trăm người làm việc chật vật mới giữ nổi trật tự cho số một triệu người đến dự cuộc biểu tình độc lập này ở khắp các phố Hà Nội , ở các làng lân cận và ở các tỉnh xa về dự nữa. Người ta thấy từ 12 giờ trưa, từ những trẻ em mới chập chững biết đi cho đến các cụ già ngót trăm tuổi cũng chống gậy sắp hàng đi đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy các nhân viên của Chính phủ lâm thời đã nhất định 2 giờ trưa thì tới dự lễ, nhưng đám biểu tình vẫn tiếp tục kéo tới cho nên mãi tới 2 giờ 25 phút, giữa muôn vạn tiếng hoan hô dậy trời dậy đất, đoàn ô tô mới tiến tới gần khán đài. Đột nhiên yên lặng, một triệu người nín thở để nhìn một người! Người ấy điềm tĩnh bước lên khán đài. Bận một cái áo vàng cũ kỹ và đội một chiếc mũ lại ọp ẹp và cũ kỹ hơn nữa, người ấy nhìn thẳng vào một triệu người đang nhìn mình. Mắt thì sáng ngời, chòm râu đã hoa râm trên một bộ mặt xương xẩu nhưng cương quyết lạ thường, một sức mạnh hiên ngang đã hiện ra trên bộ quần áo cũ kỹ có lẽ đã nhuốm bao nhiêu sương gió khi người ấy bôn tẩu ở hải ngoại để xây đắp nền độc lập Việt Nam. Người ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bài “Tiến quân ca” vang dậy và cờ đỏ sao vàng được kéo lên cột cờ. Tiếp đó Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam với 25 triệu đồng bào và với tất cả thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập”!” Lời tuyên bố vừa dứt, một triệu người hoan hô Chủ tịch. Đúng 2 giờ 40 phút, Chính phủ tuyên thệ sẽ dìu dắt 25 triệu dân của nước Cộng hòa dân chủ đến một cuộc đời sống toàn mỹ. Tiếp đó đến ông Võ Nguyên Giáp lên diễn đàn nói về sự đoàn kết của dân ta nhất định chống lại bất cứ một cuộc xâm lăng nào! Bài diễn văn của ông luôn luôn bị công chúng ngắt đứt để vỗ tay hoan hô. Hồi 3 giờ 10 phút ông Trần Huy Liệu nói về công việc của ông vào Thuận Hóa nhận việc thoái vị của vua Bảo Đại. Ông thuật qua lại những đoàn biểu tình nhiệt liệt hoan hô Chính phủ suốt từ Thanh Hóa trở vào đến Thuận Hóa và những chi tiết trong việc vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao ấn kiếm cho ông, tức là Ủy viên của Chính phủ lâm thời Việt Nam. Đúng 3 giờ 20 phút, ông Trần Huy Liệu trao ấn và kiếm bằng vàng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, để Chủ tịch giơ lên cho quốc dân xem. Khi chiếc ấn và chiếc kiếm vàng giơ lên lấp lánh dưới ánh mặt trời gay gắt thì quốc dân hò reo ầm ĩ. Nền quân chủ 400 năm trời nay đè nén dân Việt Nam bây giờ mới bị sụp đổ. Sau khi ông Nguyễn Lương Bằng nói qua về sự quả quyết của Mặt trận Việt Minh tiến lên đi, để tận tụy làm việc cho quốc dân thì hồi 3 giờ 35 phút quốc dân Việt Nam hồi hộp thề trước Chính phủ rằng sẽ trung thành với Chính phủ và không bao giờ giúp giặc Pháp để chân lên đất này và sẵn sàng giết hết các cuộc xâm lăng. Chương trình chấm hết. Trước khi giải tán đám biểu tình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn dặn quốc dân mấy lời chót: “Của quý nhất của quốc dân, của thế giới là sự Độc lập. Giờ đây chúng ta đã được độc lập rồi chúng ta phải giữ gìn lấy. Tất cả quốc dân phải đoàn kết lại, xin đồng bào chớ vội tin rằng đã thái bình hẳn. Chúng ta sẽ còn phải vượt qua nhiều sự gian lao, đau khổ hơn nữa, đồng bào phải ủng hộ Chính phủ, sau này sẽ còn nhiều cuộc khánh chúc thắng lợi nữa!” Và cuộc biểu tình chấm dứt hồi 3 giờ 45 phút. Một triệu người chia thành từng đoàn người đi thị uy qua các phố lớn và kéo tới hồ Hoàn Kiếm thì giải tán.
Cuộc biểu tình vừa tan rã thì ai nấy vội vã về nhà tắm rửa để sửa soạn đi ăn cơm, uống rượu ở nhà các người quen mừng ngày độc lập. Đèn điện thắp lên như sao sa! Nhiều phố, dân gian bầy hẳn cỗ bàn ra ăn ở ngoài đường. Đừng ai đi qua mà ghé mắt nhìn đấy nhé. Nếu không tất bị tóm vào bắt phải uống rượu mừng độc lập với các ông bà ấy. Chối từ càng bị phạt thêm. Vui đáo để! Hôm nay là ngày Độc lập. Các tiệm ăn chật ních những người và chẳng ai quen ai mà cứ bàn này chạy sang bàn kia để mời nhau ăn, nhau uống để tỏ tình đoàn kết. Cảm động nhất là tại một cao lâu nọ một phố đông kia. Đang lúc ăn uống một nhà thi sĩ đứng lên tuyên bố rằng sẽ “vứt bút nghiên theo nghiệp kiếm cung” và đọc hai bài thơ cách mạng. Rồi uống với khắp người quen và lạ một chén rượu mừng. Một cụ già trên bảy mươi tuổi run run nâng cốc rượu nói: “ Tôi thú thật không biết uống rượu bao giờ, nhưng cũng cố xin uống. Có say thì đã có cháu đây vác tôi về. Nhưng quả thật là ngày hôm nay đẹp quá. Hôm nay tôi mới sống hẳn hoi, vì trong 60 năm trời Pháp thuộc tôi sống thừa hay cũng như đã chết rồi. Tôi đã từng thấy giặc Pháp hạ thành Hà Nội, thấy họ cai trị xứ ta một cách tàn khốc, tôi đã từng đi học chữ Nho, chữ Pháp nhưng chữ nghĩa ấy chỉ để trong bụng chứ không được dùng nó để tỏ chí nguyện của mình. Cái miệng tôi đây đã hơn 70 năm nay có nhưng để mà câm không nói gì được! Bây giờ, hôm nay tôi mới được nói và xin nói: “Hôm nay là ngày độc lập. Muôn năm độc lập! Độc lập muôn năm!” Và cụ uống cạn chén để đỏ mặt lên ngang chiếc cờ đỏ sao vàng treo giữa gian phòng khách sạn. Nhiều đình ở các làng lân cận và các phố Hà Nội tối nay làm lễ tế thần và cho trai làng, trai phố vào tế và thề sẵn lòng hy sinh giữ nền độc lập cho nước. Từng đoàn trai trẻ, gái, trai, già trẻ đi ngoài phố hát những bài anh hùng ca, nhất định không về nhà nữa nếu hôm nay Hà Nội không thiết quân luật. Đôi chốc tiếng pháo lại nổ vang xa nghe như trong một đêm ba mươi Tết. Dân chúng đang đuổi cái óc nô lệ đi để tiếp đón một cái thế hệ mới hoàn toàn độc lập. Mai đây, giời sẽ sáng sủa tưng bừng. Nước Việt Nam độc lập sẽ thành một cường quốc trước mãnh lực đoàn kết của 25 triệu dân Việt Nam thề sống chết có nhau. Kìa, nghe đoàn thanh niên rước rồng ở đầu phố đằng kia thề uống máu kẻ xâm lăng và hô to trong ánh đuốc: Hôm nay là ngày Độc lập! Tùng Hiệp
Theo cố nhà văn Vũ Bằng (sách Bốn mươi năm nói láo), Tùng Hiệp, tác giả bài báo này là một nhà báo rất thạo tin, tên thật là Nguyễn Xuân Hiệp, con một gia đình khá giả ở phố Hàng Bồ, Hà Nội. Sau khi thực dân Pháp trở lại tạm chiếm Hà Nội, mấy người Tây lai bị Tùng Hiệp trêu tức đã bắn chết ông.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng ngậm ngùi về ngày 30/4 qua câu nói đã đi vào lịch sử: "Ngày 30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người buồn".
Cuộc chiến Việt Nam sau cùng thì cũng chỉ là cuộc chiến nồi da xáo thịt của anh em một nhà. Miền Bắc thắng hay miền Nam thắng thì chung cuộc cả dân tộc Việt Nam vẫn là người thua cuộc hứng chịu nhiều thương đau nhất.
Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi trên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay, nhưng vô cùng u uất: "Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi ... Thành phố sau lưng ..." Rồi bước lên xe là một thương binh VNCH trẻ khoảng 25,26 tuổi. Anh ta cụt một chân, trên cổ treo cây guitar vừa đàn hát vừa xin tiền. Anh ta mặc chiếc quần của Thủy Quân lục Chiến rằn sọc ngang, áo thun bạc phếch, trên đầu đội nón vải đi rừng của lính VNCH.
Dường như một số người trên xe biết và có cảm tình với anh ta nên có lẽ nói cho mọi người đều biết: "Ảnh là Thủy Quân Lục Chiến, bây giờ tội nghiệp lắm ..."
Người thương binh VNCH khẻ gật đầu như muốn chào mọi ngưòi nhưng vẫn hát.. Một bà cụ ngồi phía sau chạy lên dúi vào tay anh ta mấy cái bánh ú và hỏi: "Q. sáng giờ con ăn gì chưa?". Người thương binh ngưng hát trả lời: "Dạ, con ăn chút bánh mì rồi ngoại..." Thì ra bà cụ biết người thương binh này và vẫn thường giúp đỡ anh ta cho nên anh ta gọi bà cụ là ngoại. Đây cũng là cách gọi thân mật trong của người Nam.
Lúc đó có nhiều người dúi tiền vào chiếc túi vải treo trước ngực người thương binh. Mỗi lần ai cho anh, anh đều nói :"Xin cảm ơn ông / bà". Dường như mọi người đều cho một ít như muốn nói "Tặng anh một chút để anh sống qua ngày ... Chúng tôi dù sao còn may mắn hơn anh ..."
Khi anh ta bước gần đến tôi, tôi nhìn gương mặt anh ta tôi có cảm tình ngay. Gương mặt sáng và thông minh. Anh tuy mất một chân nhưng rất rắn chắc. Tôi cũng lấy ít tiền dúi vào túi vải, anh ta nói :"Đa tạ ông". Tự dưng tôi cầm lấy tay anh ta và hỏi: "Anh bị thương năm nào?" Anh trả lời: "Dạ em bị thương năm 1972 đó ông Thầy ...."
Có lẽ anh ta nghĩ tôi là sĩ quan VNCH nên trả lời và gọi tôi "Ông Thầy". Lính VNCH thường gọi sĩ quan là "Ông Thầy".
Tôi nghe thế tôi rất xúc động vì tôi cũng bị thương năm 1972 ... có điều là chúng tôi .... khác chiến tuyến nhưng tôi lại được lính Biệt Động Quân VNCH cứu sống ...
Tôi vội nói: "Tôi cũng bị thương năm 72 ..."
Anh ta dường như không chú ý câu nói của tôi và như có người chia sẻ, anh ta khe khẽ kể tiếp: "Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của em chặn quân Bắc Việt tại bờ Nam sông Thạch Hãn vào tháng Tư năm 1972 ... tụi nó đông lắm, xe tăng, bộ binh của chúng đông nghẹt luôn ... Tiểu Đoàn 3 Sói Biển tụi em tuy chặn đứng chúng nhưng thiệt hại 50 % đó ông thầy ạ ... Em bị thương trận đó ... Bây giờ ... Khổ lắm ..."
Dường như nước mắt của cả tôi và anh ta đều giàn giụa ...
Anh ta khẽ gật đầu chào và quay đi ....
Anh bước xuống xe và tiếp tục lời hát : "... Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa ... Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua ... "
Bóng người thương binh TQLC dần lẫn vào đám đông những người buôn thúng bán bưng .... những đứa trẻ gầy gò bưng bình trà đá bán dạo tại bến xe ... Trời trưa nắng chang chang nhưng tôi nghe như mưa đổ trong lòng ... Cơn mưa khóc hận cho miền Nam hưng thịnh nhân bản ngày nào bây giờ đang sống dưới tay loài quỉ Đỏ ...
Và từ đó tôi không có dịp gặp lại ngưòi thương binh TQLC đó ... Không biết anh trôi dạt nơi nào ....
Anh bị thương năm 72, tôi cũng bị thuơng năm 72 ... Anh và tôi cùng được chữa trị bởi Quân Y Viện VNCH ... Không biết lúc đó tôi và anh có cùng Quân Y Viện không? Tôi lúc đó được nằm trên giường ... Anh có thể nằm ... dưới đất nhường chỗ cho tôi ...
Chắc bạn Ngân Thương post xong bài này rồi bỏ đi chơi Tết Độc Lập nên các bạn rận vàng tranh thủ xả rác!
Trả lờiXóaNgười nữ cận vệ đầu tiên của Bác Hồ
Trả lờiXóaDù đã ở tuổi 95, nhưng Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận (ảnh) - nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh vệ (Bộ Công an) vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Giọng bà vẫn sang sảng, nhất là khi kể cho chúng tôi nghe chuyện những ngày bà cùng đồng đội chuẩn bị tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền, cũng như những kỷ niệm trong thời gian làm cận vệ của Bác Hồ.
Những ngày cách mạng sục sôi
Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận kể, bà sinh ra và lớn lên ở làng Lãng Yên (nay là phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), trong một gia đình công nhân viên chức nghèo. Mẹ mất sớm, từ nhỏ bà sống cùng bố và bà nội. Dù gia đình không khá giả, nhưng bố bà vẫn cố gắng cho con thi và vào học trường nữ sinh Đồng Khánh.
Thời đó, trường Bưởi và trường Đồng Khánh là hai cái nôi nuôi dưỡng ý chí cách mạng cho nhiều thế hệ chiến sỹ. Nhiều sinh viên học trong trường sớm có ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, và điều đó được thể hiện ngay trong lễ chào cờ. “Lễ chào cờ ở trường có treo hai lá cờ, một cờ Việt Nam, một cờ Pháp. Mỗi khi kéo cờ, chúng tôi bao giờ cũng kéo cờ Việt Nam lên nhanh hơn một chút, còn khi hạ cờ, chúng tôi lại kéo cờ Pháp tụt xuống trước”, Đại tá Bích Thuận kể lại.
Bà Bích Thuận (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng với Bác Hồ.
Được sự dạy dỗ của cha từ nhỏ, bản thân mắt thấy tai nghe nhiều cảnh đời nô lệ cơ cực, lầm than, nên cô gái trẻ Bích Thuận sớm tìm đến với cách mạng. “Tôi thông qua mối quan hệ với chị Hà Giang, khi đó đang hoạt động ở đội Phụ nữ Cứu quốc thành Hoàng Diệu để bắt mối với cách mạng. Và đến tháng 10/1944, tôi tham gia đội Phụ nữ Cứu quốc thành Hoàng Diệu, bắt đầu hoạt động ở Liên khu II Hà Nội”.
Tháng 7/1945, Hà Nội đang sục sôi trong không khí chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. Bà Thuận được vận động may một lá cờ, để treo trên đỉnh Tháp Rùa đúng vào ngày “chính phủ” Trần Trọng Kim treo cờ quẻ ly. May cờ không khó, nhưng lấy vải ở đâu để may? Lúc này nếu ra chợ mua vải đỏ, rất dễ bị lộ. Đang băn khoăn không biết giải quyết thế nào, bà chợt nhìn thấy chiếc khăn đỏ phủ trên ngai thờ Tổ của gia đình, và bà đã bí mật cắt một phần chiếc khăn đỏ (khoảng 40x50cm) để khâu cờ, phần còn lại phủ trên ngai thờ. Lá cờ đỏ sao vàng được treo trên đỉnh Tháp Rùa theo đúng kế hoạch, đã làm nao núng, gây hoang mang trong hàng ngũ của địch, đồng thời, có tác động rất lớn đến tinh thần các tầng lớp nhân dân đang sục sôi, chuẩn bị vùng lên đấu tranh giành chính quyền.
Những ngày tháng 8/1945, tinh thần cách mạng ngày càng lên cao, bà Thuận cùng với chị em trong Hội Phụ nữ Cứu quốc tham gia vào các hoạt động mít tinh, biểu tình và giành chính quyền tại Hà Nội. “Đúng ngày 19/8, Đoàn của chúng tôi được giao nhiệm vụ tiến về Trại Bảo an binh, cùng với đoàn biểu tình làm hậu thuẫn cho đoàn đại biểu Việt Minh thương thuyết với quân đội Nhật. Sau đó, tôi được lệnh đưa một tốp về Ty Liêm phóng, nơi đã bị lực lượng công an của ta chiếm đóng. Đây cũng là dấu mốc đầu tiên tôi tham gia vào lực lượng công an”, Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận nhớ lại.
Những kỷ niệm với Bác Hồ
XóaCách mạng tháng Tám thành công, sáng ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hôm đó, bà Bích Thuận có mặt trong đoàn Phụ nữ Cứu quốc tham dự buổi lễ thành lập nước. Đó cũng là lần đầu tiên bà được nhìn thấy Bác Hồ từ vị trí rất gần, và được nghe Bác nói chuyện, bà xúc động lắm.
Sau thời gian hoạt động cách mạng, bà Thuận được cấp trên cử đi học trường Đại học Y Dược. Năm 1961, bà Thuận là một trong những sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Đại học Y Dược với tấm bằng đỏ chuyên ngành Hóa độc chất. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn bố trí đưa bà sang Liên Xô học các phương pháp bảo vệ lãnh tụ. Trở về nước, bà Thuận được phân công công tác tại Cục Cảnh vệ, làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, và trở thành nữ cận vệ đầu tiên của Bác.
Nhận nhiệm vụ bảo vệ vị lãnh tụ mà mình vô cùng kính yêu, bà Bích Thuận mừng lắm, nhưng rồi cũng lo lắm. Bà luôn cẩn trọng, tỉ mỉ, đảm trách công việc sao cho tốt nhất. “Tất cả thực phẩm Bác dùng, tôi đều kiểm tra kỹ lưỡng. Thư, quà gửi đến Bác cũng được kiểm tra tỉ mỉ, kỹ càng. Nơi nào Bác đến cũng được rà soát kỹ, khi phát hiện thức ăn của Bác không đảm bảo an toàn, tôi kiên quyết yêu cầu thay.
Suốt từ năm 1961 cho tới lúc Bác Hồ mất, bà Thuận vẫn luôn tham gia trong đội cận vệ bảo vệ Bác, tháp tùng Bác đi nhiều nơi, chuyến đi nào cũng để lại những kỷ niệm khó quên. Nhưng dù đi đâu, làm gì, thì ấn tượng khó quên nhất đối với những người được làm việc gần Bác, là sự giản dị, gần gũi, là tình cảm ấm áp của người cha già đối với con cháu, với nhân dân. Bà Bích Thuận kể: “Có lần, Bác bảo tôi ngồi ăn cơm cùng với Bác. Bác đã trò chuyện và khuyên bảo tôi như một người cha. Biết tôi đi học ở Liên Xô về, Bác dặn, học ở nước ngoài nhiều cái hay, nhưng không nên bắt chước một cách rập khuôn, mà phải tùy tình hình thực tế mà áp dụng cho phù hợp”.
Năm 1961, Bác Hồ có chuyến về thăm quê nhà Nghệ An. Đoàn cán bộ do đồng chí Phan Văn Xoàn (khi đó là Cục trưởng Cục Cảnh vệ) trực tiếp tham gia tiền trạm. “Có mấy nữ chiến sỹ cảnh vệ được bố trí bảo vệ địa điểm, phải hóa trang là nhân viên nhà khách, nhưng lại phải giữ bí mật và không để Bác biết, bởi Bác không muốn việc bảo vệ mình tạo nên khoảng cách giữa Bác với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào. Sau này, Bác biết chuyện, nhưng Người cũng không hề trách móc các chiến sỹ, bởi Bác biết, anh em chỉ thực hiện nhiệm vụ được Trung ương giao. Bác chỉ căn dặn lại, các cháu cần phải giữ yếu tố bất ngờ, bí mật, phải giữ mối quan hệ với quần chúng, dựa vào quần chúng tạo lực cùng chiến đấu” - bà Bích Thuận nhớ lại.
Gần mười năm được đi theo bảo vệ Bác, với biết bao nhiêu kỷ niệm khó quên. Đến bây giờ, bà vẫn ghi nhớ và làm theo lời dạy của Bác, bởi bà luôn tâm niệm: Phải làm đúng theo lời Bác dạy, và mỗi thế hệ đi trước, phải có trách nhiệm nêu gương sáng cho các thế hệ sau này.
----
Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận, nguyên Phó cục trưởng cục Cảnh vệ, nay là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an. Bà là phu nhân của đồng chí Lê Văn Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.
http://baotintuc.vn//xa-hoi/nguoi-nu-can-ve-dau-tien-cua-bac-ho-20160901110934852.htm
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945: Kết tinh ý chí dân tộc và giá trị tiến bộ nhân loại
Trả lờiXóaBản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc cách đây 71 năm tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn là sự kết tinh ý chí tự lực tự cường của của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa và phát triển những giá trị tiến bộ của nhân loại.
Bản Tuyên ngôn đã bày tỏ sự tán đồng với tư tưởng tiến bộ, đề cao những giá trị về con người và quyền con người của các dân tộc khác trên thế giới. Đồng thời, bản Tuyên ngôn phát triển, nâng cao tư tưởng này, từ quyền con người, thành quyền của dân tộc. Đây cũng là nét đặc sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh - người đã luôn đặt mục tiêu cao nhất là độc lập cho đất nước, tự do cho đồng bào, dân tộc Việt Nam.
Những câu trích dẫn về quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (năm 1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (năm 1791) ở ngay đầu Tuyên ngôn Độc lập của nước ta, cũng là lời khẳng định về quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền tự do của các dân tộc, quốc gia. Muốn con người được hưởng đầy đủ những quyền lợi cơ bản của mình một cách bình đẳng, không gì khác là đất nước của họ phải có được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Khi các quyền cơ bản của dân tộc được bảo đảm trên thực tế thì mới có điều kiện để thực thi quyền con người. Quyền con người hòa quyện mật thiết với quyền dân tộc, và được bảo đảm bằng nền độc lập của quốc gia.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập" tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bản Tuyên ngôn Độc lập cũng làm rõ hơn bản chất của chủ nghĩa thực dân, từ đó góp phần thúc đẩy các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh vì quyền dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết Tuyên ngôn Độc lập đã vạch trần và lên án mạnh mẽ chính sách áp bức của chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam: “… hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…”. Những chính sách, thủ đoạn cai trị của chủ nghĩa thực dân thể hiện bản chất tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa, do đó đấu tranh chống đế quốc, thực dân để tự giải phóng là yêu cầu bức thiết của mỗi dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một đóng góp lớn về phát triển lý luận và thực tiễn của cách mạng ở các nước thuộc địa. Do đó Tuyên ngôn Độc lập không chỉ có ý nghĩa đối với đất nước ta mà còn mang ý nghĩa thời đại, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh đòi quyền độc lập, tự quyết, trên quan điểm dân tộc và thời đại.
Bản Tuyên ngôn Độc lập điểm lại tình hình đất nước từ sau khi phát xít Nhật xâm lăng Đông Dương, đến cảnh người dân Việt Nam phải chịu “một cổ hai tròng” Nhật - Pháp, rồi cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên giành độc lập. Điều này nhấn mạnh quan điểm “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, và khẳng định dân tộc Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành một khối đoàn kết vững chắc, đầy sức mạnh, đánh đổ xiềng xích nô lệ, giành độc lập tự do. Chủ quyền của dân tộc Việt Nam được xác lập từ cuộc đấu tranh bền bỉ và dũng mãnh đó. Đây là tất yếu lịch sử, là quyền lợi chính đáng và chính nghĩa của cả dân tộc Việt Nam: “Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”... Truyền thống yêu nước, khát vọng tự do và độc lập ấy của dân tộc Việt Nam được khẳng định trong tuyên bố hùng hồn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vũng quyền tự do, độc lập ấy”!
XóaLời tuyên bố, cũng như một lời tuyên thệ về độc lập của dân tộc ấy đã trở thành hiện thực. Nhân dân Việt Nam, do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, đã kiên trung, anh dũng chiến đấu suốt 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để giành độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Trong các thành công của cách mạng Việt Nam, có những bài học kinh nghiệm quý báu dành cho các nước anh em, về chủ nghĩa dân tộc và khát khao độc lập chủ quyền. Đó cũng là lời kêu gọi sự đoàn kết, hiệp lực của các quốc gia, trong sự nghiệp đấu tranh với những hành vi đi ngược lại xu thế hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.
Ngày nay, trong tình hình mới của khu vực và thế giới, tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập càng trở nên sâu sắc và thấm thía. Quyền lợi dân tộc, độc lập chủ quyền, tinh thần đoàn kết và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc trong Tuyên ngôn Độc lập là những lời thề sắt son luôn trong tâm trí và hành động của mỗi người dân đất Việt.
Đông nghẹt người tại các điểm vui chơi, giải trí lễ 2/9
Trả lờiXóaNgày nghỉ lễ 2/9 năm nay gần với hai ngày cuối tuần, hàng ngàn người dân thành phố và các tỉnh lân cận đã đổ về các điểm du lịch, vui chơi giải trí, công viên khiến nhiều nơi rơi vào tình cảnh “quá tải”.
Ghi nhận sáng ngày 2/9 tại Thảo Cẩm viên Sài Gòn (quận 1), Khu Du lịch Suối Tiên (quận 9), Khu Du lịch Thủy Châu (Bình Dương)… từ sáng sớm đã có hàng ngàn người dân xếp hàng chờ mua vé vào cổng.
Tại Thảo Cẩm viên Sài gòn, do lượng người tập trung khá đông từ sáng sớm cho nên ban quản lý phải huy động tất cả nhân viên phục vụ tại hai cổng ra vào của Thảo Cẩm viên ở đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Từ sáng sớm, người dân đã tập trung ở các khu vui chơi, giải trí của thành phố để vui chơi ngày lễ 2/9 (ảnh chụp tại Thảo Cẩm Viên Sài Gòn).
Để hai cô con gái có kì nghỉ lễ ý nghĩa, anh Lê Hải Vinh (ngụ ở Bình Dương) đã chở các con lên Thảo Cẩm Viên Sài Gòn vui chơi từ 6 giờ sáng. Anh Hải Vinh cho biết: “Các bé nhà tôi chưa biết đến các con voi, vượn, gấu… ngoài đời thực trông như thế nào, cho nên nhân dịp nghỉ lễ 2/9 tôi đã tranh thủ cho các con lên Thảo Cẩm Viên Sài gòn tham quan và vui chơi. Vì sợ kẹt xe nên gia đình tôi đã phải bắt đầu đi từ nhà 6 giờ sáng tới thành phố, vậy mà khi tới sở thú này vẫn phải xếp hàng chờ mua vé vào cổng”.
Người dân tới các điểm vui chơi, giải trí còn mang theo đồ ăn, uống để tranh thủ tham quan, vui chơi được nhiểu điểm khác nhau.
Khác với một số người dân lân cận chọn các điểm du lịch vui chơi trong trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh thì một số người dân thành phố lại chọn các điểm vui chơi sinh thái, dã ngoại bên ngoài thành phố để nghỉ lễ. Chẳng hạn như điểm du lịch suối nước lạnh nhân tạo Thủy Châu (Bình Dương), có mặt lúc 9 giờ sáng tại khu du lịch Thủy Châu, ngay từ cổng chính đến cổng mua vé đã có hàng ngàn người dân xếp hàng chờ vào cổng.
Hàng ngàn người dân đổ về các khu vui chơi, du lịch khiến giao thông trước các điểm vui chơi bị ùn ứ (ảnh chụp trước điểm du lịch Thủy Châu - Bình Dương).
Đang xếp hàng mua vé vào cổng khu du lịch Thủy Châu, chị Hải Phương (nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh), cho biết do thời gian nghỉ lễ khá ít cho nên gia đình quyết định cho các con đi du lịch một ngày tại khu du lịch suối nước lạnh nhân tạo Thủy Châu. Theo chị Phương, khu du lịch này khá gần thành phố, lại có đầy đủ dụng cụ để tổ chức một buổi tiệc ăn uống cùng người thân trong gia đình ngày nghỉ lễ, bởi nơi đây rất cây xanh, có phục vụ các món ăn bình dân, có cho thuê các dụng cụ để nấu nước, có hồ bơi, đặc biệt là có các dòng suối nhân tạo trong xanh, mát lành, rất thích hợp cho các em thiếu nhi vui chơi, tắm suối trong thời tiết oi bức như hiện nay.
Các điểm giữ xe trước cổng các khu vui chơi cũng trở nên quá tải trong ngày nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 (ảnh chụp tại Thảo Cẩm Viên Sài Gòn).
Trong khi đó, vào tối ngày 2/9, Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng lễ Quốc Khánh 2/9. Theo đó, thành phố tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng ở công viên 23/9 và phố đi bộ Nguyễn Huệ. Còn tại đầu đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm, phía quận 2) và công viên Đầm Sen (quận 11) sẽ tổ chức bắn pháo hoa từ 21h đến 21h15.
Để phục vụ việc bắn pháo hoa và các chương trình văn nghệ, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ 18h30 đến 21h15 ngày 2/9, tại quận 1 sẽ cấm các loại xe đi trên các đường: Tôn Đức Thắng (đoạn từ Công trường Mê Linh đến cầu Khánh Hội); Đồng Khởi (đoạn từ Mạc Thị Bưởi đến Tôn Đức Thắng); Hàm Nghi (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Tôn Đức Thắng); Nguyễn Huệ, (đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Tôn Đức Thắng) vàNguyễn Tất Thành quận 4 (đoạn từ Hoàng Diệu đến cầu Khánh Hội).
Hôm nay là ngày Độc lập!
Trả lờiXóaĐã 71 năm rồi, đọc lại bài “Hôm nay là ngày Độc lập! Muôn năm Độc lập! Độc lập muôn năm!”, đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật số ra ngày 9/9/1945, cảm nhận không khí rạo rực, phấn khích của Ngày Độc lập 2/9/1945, ngày “tết hơn một trăm ngày tết”.
Hôm nay là ngày Độc lập! Muôn năm Độc lập! Độc lập muôn năm!
Toàn bộ trang bìa báo Trung Bắc Chủ Nhật số ra ngày 9/9/1945 đăng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, do cố Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp
Tết Nguyên đán vào hạ tuần tháng bảy
Độc lập! Độc lập! Tiếng điện này này hôm nay (2-9-45) vang lên trong không khí như một tiếng nổ. Vang từ Bạch Mai qua phố Huế đi thẳng đến Quán Thánh, chợ Bưởi, vang từ làng Trèm Vẽ lướt qua Nghi Tàm mà về tận làng Thanh Trì. Độc lập! Độc lập! Vang lên từ Hà Nội tới Sài Gòn!
Sau bao nhiêu năm trời – ba phần tư của một thế kỷ - tiếng Độc lập này đã biến mất trong cuốn tự vị dân sinh của dân Việt Nam, ngày nay mới lại nổ bùng từ chợ chí quê của đất “Việt Nam yêu dấu ngàn năm”!
Đây, hôm nay là một ngày mồng một tết Nguyên đán của dân Việt Nam tuy hôm nay mới là 26 tháng bảy năm Ất Dậu. Nhưng ngày Độc lập này quả thật còn có vẻ tết hơn một trăm ngày tết khác!
Trong thành phố, không ai là không lau chùi nhà cửa! Bàn thờ thì đèn nến sáng trưng, hương trầm ngào ngạt. Dân Hà Nội cúng bái tổ tiên, và khi dâng rượu và đồ cúng lên thì những tràng pháo dài thi nhau nổ vang lên khắp phố.
Giời chỉ mát xuống mười độ nữa để đủ gây lên một cái không khí tháng Giêng thì ngày Độc lập quả có thể gọi là một ngày Tết một trăm phần trăm vậy. Các người làm trong nhà được các ông chủ bà chủ cho nghỉ hết và hẹn nhau chiều này sẽ xếp thành hàng ngũ đi đón vị Chủ tịch của Chính phủ lâm thời Việt Nam.
Một vài anh xe nhà cố kéo chủ đi mua thêm vài thứ nhật dụng bị các thanh niên giữ lại và khuyên chủ nhà nên cho người làm về nghỉ để chiều họ còn đi mít tinh, biểu tình.
Hôm nay là ngày Độc lập.
Và cũng khai bút hẳn hoi. Kẻ thì dán lên trên tường những dòng chữ tỏ rõ cái chí hiên ngang của mình “Sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc!”, “Giọt máu cuối cùng, hơi thở sau hết của ta phải dâng lên cho đất nước”! Kẻ thì làm thơ ca tụng nền độc lập bất diệt của nước Việt Nam.
Nhưng tôi chắc không ai quả quyết và thâm thúy bằng một nhà nọ ở phố Bắc Ninh viết mấy hàng chữ này “Độc lập hay là chết!” và dán lên… Đố các bạn biết ông dán lên đâu? Ông ấy dán lên cỗ áo quan lớn nhất bán ở cửa hàng nhà ông ta. Thật là ngộ nghĩnh, nhưng mà nhìn ông với cái thái độ cứng cỏi hiện trên vừng trán sáng ngời, tôi bất giác nghĩ lại chuyện xưa, khi Bàng Đức vác áo quan ra chiến trường quyết chiến với Quang Vân Trường và chỉ biết có một là thắng hai là chết mà thôi!
Ở các phố khác các cửa hàng mở buổi sáng đón tiếp khách niềm nở, dù mua hàng hay không cũng mời nước và thuốc lá và khi bán hàng thì khách hàng muốn trả bao nhiêu cũng được.
Hôm nay là ngày Độc lập!
Các hiệu cao lâu không những đã xuống giá, lại còn nhất định bán được bao nhiêu cũng trích ra 50 phần trăm giúp Giải phóng quân.
Nhưng cảm động hơn hết có lẽ là những người buôn bán ít vốn. Ít vốn nhưng lòng tốt thì nhiều vô kể. Bán rẻ quá ngày thường – mà người ta đã rõ các người buôn thúng bán mẹt này lời lãi mỗi ngày được bao nhiêu? Một bà mắt cặp kèm bán bún riêu bán một bát bún đầy tú hụ cho một cô đi chợ chỉ lấy có một hào. Sao cụ tính rẻ quá thế? Hôm nay là ngày độc lập. Và cãi nhau thì cãi, nhất định không lấy thêm một xu. Bát bún ấy ngày thường bà phải bán ba hào. Bà cho biết: Có hai người con và hai người cháu bà đều gia nhập đoàn ngũ Việt Minh từ ngày nảo ngày nào rồi!
Nhiều người khác nhất định bán cho nhanh cho chóng để còn về ăm cơm sửa soạn cho các cháu và cho cả họ đi biểu tình đón tiếp cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam!
Đoàn kết, đoàn kết…
XóaTrong khi các phái trẻ sửa soạn cờ, biển, sắp đoàn ngũ, gậy gộc hoặc là tập hát những bản anh hùng ca cho đều thì các ông già bà cả lo làm cơm cúng tổ tiên và mời mọc những người bạn đến uống rượu mừng nền độc lập. Bao nhiêu oán thù quên sạch. Cụ Cử T. ở phố Quan Thánh có đi đâu bao giờ, thế mà sáng dậy sửa soạn khăn áo, chống gậy trúc – cụ hơn 80 tuổi rồi – bắt kéo xe xuống phố Huế thăm cụ Tú Nh. để mà xử hòa cái giận hờn nhau từ năm 1926 về một câu văn chê nhau là “khó nghe”. Thôi thì lại vỗ về nhau, ngâm nga với nhau và quên phứt rằng trong ngót 20 năm trời ấy tuy đã gặp nhau nhiều bận bất đắc dĩ tại một nhà đường quan kia nhưng nhất định không thèm chào hỏi, trò chuyện với nhau bao giờ.
Bà Cả Phong ở phố Hàng G. đang lúc nắm cơm cho mấy con nhỏ đem đi dự biểu tình thì tự nhiên thấy cô con gái 8 tuổi hớt hơ hớt hải chạy vào báo có “con mẹ” trước cửa cho đem nhãn sang để biếu. Bà quát: “Láo nào, bà Năm Nghĩa chứ gì?”. Và bà vui vẻ, chỉnh đốn quần áo ra đón bà bạn ba năm về trước đã chửi nhau với bà vì chuyện lạc mất ba con chim bồ câu sang nhà mình. Các bà cười với nhau, nhận ra rằng hồi ấy “chia rẽ” quá và nhất định là hôm nay phải ăn cơm nhà nhau để mà nói chuyện cho hả dạ.
Đoàn kết, đoàn kết, đâu đâu cũng chỉ là câu chuyện đoàn kết!
Với cái tinh thần cao quý ấy, sáng nay Hà Nội sống trong một làn không khí cực kỳ thân mật. Người, rặt là người! Đông quá, hàng phố chỉ rặt một hạng người nhanh nhẹn, nụ cười nở trên môi, lòng chứa chan hy vọng.
Hôm nay là ngày Độc lập.
Giời đất sáng bừng lên như có thêm lửa cháy. Ngọn lửa cháy này lát nữa sẽ thiêu đốt hàng trăm vạn người ở vườn hoa Ba Đình, từ một ông công chức xưa đeo rặt mề-đay cho đến cậu bé bán kẹo nghèo rớt, cả ngày kiếm không được ba xu lãi.
Một người nói, triệu người nghe
Trước khi mặt trời đứng giữa vùng trời, các đoàn ngũ ở các nơi đã rầm rộ kéo nhau về phía phủ Toàn quyền cũ, tới họp trước vườn hoa Ba Đình, có lẽ định chiếm lấy một chỗ thật tốt để mà được gần gụi vị Chủ tịch Hồ Chí Minh chăng? Các sinh viên, các chiến sĩ hàng trăm người làm việc chật vật mới giữ nổi trật tự cho số một triệu người đến dự cuộc biểu tình độc lập này ở khắp các phố Hà Nội , ở các làng lân cận và ở các tỉnh xa về dự nữa.
Người ta thấy từ 12 giờ trưa, từ những trẻ em mới chập chững biết đi cho đến các cụ già ngót trăm tuổi cũng chống gậy sắp hàng đi đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy các nhân viên của Chính phủ lâm thời đã nhất định 2 giờ trưa thì tới dự lễ, nhưng đám biểu tình vẫn tiếp tục kéo tới cho nên mãi tới 2 giờ 25 phút, giữa muôn vạn tiếng hoan hô dậy trời dậy đất, đoàn ô tô mới tiến tới gần khán đài. Đột nhiên yên lặng, một triệu người nín thở để nhìn một người! Người ấy điềm tĩnh bước lên khán đài. Bận một cái áo vàng cũ kỹ và đội một chiếc mũ lại ọp ẹp và cũ kỹ hơn nữa, người ấy nhìn thẳng vào một triệu người đang nhìn mình. Mắt thì sáng ngời, chòm râu đã hoa râm trên một bộ mặt xương xẩu nhưng cương quyết lạ thường, một sức mạnh hiên ngang đã hiện ra trên bộ quần áo cũ kỹ có lẽ đã nhuốm bao nhiêu sương gió khi người ấy bôn tẩu ở hải ngoại để xây đắp nền độc lập Việt Nam. Người ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bài “Tiến quân ca” vang dậy và cờ đỏ sao vàng được kéo lên cột cờ. Tiếp đó Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam với 25 triệu đồng bào và với tất cả thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập”!”
XóaLời tuyên bố vừa dứt, một triệu người hoan hô Chủ tịch.
Đúng 2 giờ 40 phút, Chính phủ tuyên thệ sẽ dìu dắt 25 triệu dân của nước Cộng hòa dân chủ đến một cuộc đời sống toàn mỹ. Tiếp đó đến ông Võ Nguyên Giáp lên diễn đàn nói về sự đoàn kết của dân ta nhất định chống lại bất cứ một cuộc xâm lăng nào! Bài diễn văn của ông luôn luôn bị công chúng ngắt đứt để vỗ tay hoan hô.
Hồi 3 giờ 10 phút ông Trần Huy Liệu nói về công việc của ông vào Thuận Hóa nhận việc thoái vị của vua Bảo Đại. Ông thuật qua lại những đoàn biểu tình nhiệt liệt hoan hô Chính phủ suốt từ Thanh Hóa trở vào đến Thuận Hóa và những chi tiết trong việc vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao ấn kiếm cho ông, tức là Ủy viên của Chính phủ lâm thời Việt Nam. Đúng 3 giờ 20 phút, ông Trần Huy Liệu trao ấn và kiếm bằng vàng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, để Chủ tịch giơ lên cho quốc dân xem. Khi chiếc ấn và chiếc kiếm vàng giơ lên lấp lánh dưới ánh mặt trời gay gắt thì quốc dân hò reo ầm ĩ. Nền quân chủ 400 năm trời nay đè nén dân Việt Nam bây giờ mới bị sụp đổ.
Sau khi ông Nguyễn Lương Bằng nói qua về sự quả quyết của Mặt trận Việt Minh tiến lên đi, để tận tụy làm việc cho quốc dân thì hồi 3 giờ 35 phút quốc dân Việt Nam hồi hộp thề trước Chính phủ rằng sẽ trung thành với Chính phủ và không bao giờ giúp giặc Pháp để chân lên đất này và sẵn sàng giết hết các cuộc xâm lăng.
Chương trình chấm hết. Trước khi giải tán đám biểu tình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn dặn quốc dân mấy lời chót: “Của quý nhất của quốc dân, của thế giới là sự Độc lập. Giờ đây chúng ta đã được độc lập rồi chúng ta phải giữ gìn lấy. Tất cả quốc dân phải đoàn kết lại, xin đồng bào chớ vội tin rằng đã thái bình hẳn. Chúng ta sẽ còn phải vượt qua nhiều sự gian lao, đau khổ hơn nữa, đồng bào phải ủng hộ Chính phủ, sau này sẽ còn nhiều cuộc khánh chúc thắng lợi nữa!”
Và cuộc biểu tình chấm dứt hồi 3 giờ 45 phút. Một triệu người chia thành từng đoàn người đi thị uy qua các phố lớn và kéo tới hồ Hoàn Kiếm thì giải tán.
Thành phố ăn mừng
XóaCuộc biểu tình vừa tan rã thì ai nấy vội vã về nhà tắm rửa để sửa soạn đi ăn cơm, uống rượu ở nhà các người quen mừng ngày độc lập. Đèn điện thắp lên như sao sa! Nhiều phố, dân gian bầy hẳn cỗ bàn ra ăn ở ngoài đường. Đừng ai đi qua mà ghé mắt nhìn đấy nhé. Nếu không tất bị tóm vào bắt phải uống rượu mừng độc lập với các ông bà ấy. Chối từ càng bị phạt thêm. Vui đáo để!
Hôm nay là ngày Độc lập.
Các tiệm ăn chật ních những người và chẳng ai quen ai mà cứ bàn này chạy sang bàn kia để mời nhau ăn, nhau uống để tỏ tình đoàn kết.
Cảm động nhất là tại một cao lâu nọ một phố đông kia. Đang lúc ăn uống một nhà thi sĩ đứng lên tuyên bố rằng sẽ “vứt bút nghiên theo nghiệp kiếm cung” và đọc hai bài thơ cách mạng. Rồi uống với khắp người quen và lạ một chén rượu mừng. Một cụ già trên bảy mươi tuổi run run nâng cốc rượu nói: “ Tôi thú thật không biết uống rượu bao giờ, nhưng cũng cố xin uống. Có say thì đã có cháu đây vác tôi về. Nhưng quả thật là ngày hôm nay đẹp quá. Hôm nay tôi mới sống hẳn hoi, vì trong 60 năm trời Pháp thuộc tôi sống thừa hay cũng như đã chết rồi. Tôi đã từng thấy giặc Pháp hạ thành Hà Nội, thấy họ cai trị xứ ta một cách tàn khốc, tôi đã từng đi học chữ Nho, chữ Pháp nhưng chữ nghĩa ấy chỉ để trong bụng chứ không được dùng nó để tỏ chí nguyện của mình. Cái miệng tôi đây đã hơn 70 năm nay có nhưng để mà câm không nói gì được! Bây giờ, hôm nay tôi mới được nói và xin nói: “Hôm nay là ngày độc lập. Muôn năm độc lập! Độc lập muôn năm!” Và cụ uống cạn chén để đỏ mặt lên ngang chiếc cờ đỏ sao vàng treo giữa gian phòng khách sạn.
Nhiều đình ở các làng lân cận và các phố Hà Nội tối nay làm lễ tế thần và cho trai làng, trai phố vào tế và thề sẵn lòng hy sinh giữ nền độc lập cho nước. Từng đoàn trai trẻ, gái, trai, già trẻ đi ngoài phố hát những bài anh hùng ca, nhất định không về nhà nữa nếu hôm nay Hà Nội không thiết quân luật. Đôi chốc tiếng pháo lại nổ vang xa nghe như trong một đêm ba mươi Tết. Dân chúng đang đuổi cái óc nô lệ đi để tiếp đón một cái thế hệ mới hoàn toàn độc lập.
Mai đây, giời sẽ sáng sủa tưng bừng. Nước Việt Nam độc lập sẽ thành một cường quốc trước mãnh lực đoàn kết của 25 triệu dân Việt Nam thề sống chết có nhau. Kìa, nghe đoàn thanh niên rước rồng ở đầu phố đằng kia thề uống máu kẻ xâm lăng và hô to trong ánh đuốc: Hôm nay là ngày Độc lập!
Tùng Hiệp
Theo cố nhà văn Vũ Bằng (sách Bốn mươi năm nói láo), Tùng Hiệp, tác giả bài báo này là một nhà báo rất thạo tin, tên thật là Nguyễn Xuân Hiệp, con một gia đình khá giả ở phố Hàng Bồ, Hà Nội. Sau khi thực dân Pháp trở lại tạm chiếm Hà Nội, mấy người Tây lai bị Tùng Hiệp trêu tức đã bắn chết ông.
http://thiemthu62.blogspot.com/2016/09/hom-nay-la-ngay-oc-lap.html
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng ngậm ngùi về ngày 30/4 qua câu nói đã đi vào lịch sử: "Ngày 30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người buồn".
Trả lờiXóaCuộc chiến Việt Nam sau cùng thì cũng chỉ là cuộc chiến nồi da xáo thịt của anh em một nhà. Miền Bắc thắng hay miền Nam thắng thì chung cuộc cả dân tộc Việt Nam vẫn là người thua cuộc hứng chịu nhiều thương đau nhất.
Tôi còn nhớ rõ một buổi trưa nắng chang chang của năm 78, 79 gì đó. Đang ngồi đợi trên xe buýt ở Lăng Cha Cả khởi hành đi Chợ Lớn thì tôi nghe có tiếng hát rất hay, nhưng vô cùng u uất: "Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi ... Thành phố sau lưng ..." Rồi bước lên xe là một thương binh VNCH trẻ khoảng 25,26 tuổi. Anh ta cụt một chân, trên cổ treo cây guitar vừa đàn hát vừa xin tiền. Anh ta mặc chiếc quần của Thủy Quân lục Chiến rằn sọc ngang, áo thun bạc phếch, trên đầu đội nón vải đi rừng của lính VNCH.
Dường như một số người trên xe biết và có cảm tình với anh ta nên có lẽ nói cho mọi người đều biết: "Ảnh là Thủy Quân Lục Chiến, bây giờ tội nghiệp lắm ..."
Người thương binh VNCH khẻ gật đầu như muốn chào mọi ngưòi nhưng vẫn hát.. Một bà cụ ngồi phía sau chạy lên dúi vào tay anh ta mấy cái bánh ú và hỏi: "Q. sáng giờ con ăn gì chưa?". Người thương binh ngưng hát trả lời: "Dạ, con ăn chút bánh mì rồi ngoại..." Thì ra bà cụ biết người thương binh này và vẫn thường giúp đỡ anh ta cho nên anh ta gọi bà cụ là ngoại. Đây cũng là cách gọi thân mật trong của người Nam.
Lúc đó có nhiều người dúi tiền vào chiếc túi vải treo trước ngực người thương binh. Mỗi lần ai cho anh, anh đều nói :"Xin cảm ơn ông / bà". Dường như mọi người đều cho một ít như muốn nói "Tặng anh một chút để anh sống qua ngày ... Chúng tôi dù sao còn may mắn hơn anh ..."
Khi anh ta bước gần đến tôi, tôi nhìn gương mặt anh ta tôi có cảm tình ngay. Gương mặt sáng và thông minh. Anh tuy mất một chân nhưng rất rắn chắc. Tôi cũng lấy ít tiền dúi vào túi vải, anh ta nói :"Đa tạ ông". Tự dưng tôi cầm lấy tay anh ta và hỏi: "Anh bị thương năm nào?" Anh trả lời: "Dạ em bị thương năm 1972 đó ông Thầy ...."
Có lẽ anh ta nghĩ tôi là sĩ quan VNCH nên trả lời và gọi tôi "Ông Thầy". Lính VNCH thường gọi sĩ quan là "Ông Thầy".
Tôi nghe thế tôi rất xúc động vì tôi cũng bị thương năm 1972 ... có điều là chúng tôi .... khác chiến tuyến nhưng tôi lại được lính Biệt Động Quân VNCH cứu sống ...
Tôi vội nói: "Tôi cũng bị thương năm 72 ..."
Anh ta dường như không chú ý câu nói của tôi và như có người chia sẻ, anh ta khe khẽ kể tiếp: "Đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của em chặn quân Bắc Việt tại bờ Nam sông Thạch Hãn vào tháng Tư năm 1972 ... tụi nó đông lắm, xe tăng, bộ binh của chúng đông nghẹt luôn ... Tiểu Đoàn 3 Sói Biển tụi em tuy chặn đứng chúng nhưng thiệt hại 50 % đó ông thầy ạ ... Em bị thương trận đó ... Bây giờ ... Khổ lắm ..."
Dường như nước mắt của cả tôi và anh ta đều giàn giụa ...
Anh ta khẽ gật đầu chào và quay đi ....
Anh bước xuống xe và tiếp tục lời hát : "... Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa ... Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua ... "
Bóng người thương binh TQLC dần lẫn vào đám đông những người buôn thúng bán bưng .... những đứa trẻ gầy gò bưng bình trà đá bán dạo tại bến xe ... Trời trưa nắng chang chang nhưng tôi nghe như mưa đổ trong lòng ... Cơn mưa khóc hận cho miền Nam hưng thịnh nhân bản ngày nào bây giờ đang sống dưới tay loài quỉ Đỏ ...
Và từ đó tôi không có dịp gặp lại ngưòi thương binh TQLC đó ... Không biết anh trôi dạt nơi nào ....
Anh bị thương năm 72, tôi cũng bị thuơng năm 72 ... Anh và tôi cùng được chữa trị bởi Quân Y Viện VNCH ... Không biết lúc đó tôi và anh có cùng Quân Y Viện không? Tôi lúc đó được nằm trên giường ... Anh có thể nằm ... dưới đất nhường chỗ cho tôi ...
VNCH đối xử rất nhân bản với tôi.
( Trích hồi ký của một cựu bộ đội Bắc Việt )
giày đẹp hiệu vans nam
Trả lờiXóa