Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

NHÌN LẠI TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC XUYÊN THẾ KỶ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh, Võ nguyên Giáp và các chiến sũ trong Mặt trận Việt Minh chụp ảnh chung cùng với nhân viên thuộc Cục tình báo chiến lược Mỹ (OSS) năm 1945.
Nhân Kỷ niệm 71 năm Quốc khánh nước ra (2/9/1945-2/9/2016), liên hệ với quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ hiện nay, chúng ta càng thấy được sâu sắc nhãn quan chiến lược sáng suốt và có tầm xuyên thế kỷ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu như Chính quyền Mỹ thấu hiểu được tư duy sáng suốt và tầm nhìn chiến lược vượt qua mọi khoảng cách thời gian và không gian của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì họ không chỉ đã tránh được cho nước Pháp thất bại lịch sử ở Điện Biên Phủ mà còn tránh cho nước Mỹ thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh Việt Nam gần 30 năm. 
Hai cựu địch thù trong Chiến tranh Việt Nam: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc gặp mặt năm 1995 ở Hà Nội.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân soạn thảo và đọc tại lễ mít tinh chào mừng Ngày quốc khánh đầu tiên của nước ta (02/09/1945), có đoạn trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Cũng trong bản Tuyên ngôn độc lập này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quan hệ gắn bó giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong liên minh chống chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ II. Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ công nhận nền độc lập của nước Việt Nam mới.
Trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng (Teheran) và Cựu-Kim-Sơn (San Francisco), quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!”.
Trong hai năm 1945-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi 8 bức thư và điện cho Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, 3 thư và điện gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Byrnes nói về việc cần thiết lập quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ vì lợi ích của hai nước.
Trong bức thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman ngày 16/02/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nêu rõ chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, một quốc gia đã từng anh dũng đứng về phía đồng minh cùng với Hoa Kỳ chống chủ nghĩa phát-xít; sự phi nghĩa của cuộc xâm lược mà thực dân Pháp đang đẩy mạnh ở Đông Dương trái ngược những lập trường của Hoa Kỳ đã từng được nêu trong các hội nghị quốc tế.
Trong bức thư này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nền an ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng tôi đối với bất kỳ một cường quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng tôi với tất cả các cường quốc khác. Chính với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ… ủng hộ nền độc lập của chúng tôi”.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara và Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp lại nhau năm 1997 ở Hà Nội

Rất tiếc, Chính phủ Mỹ dưới nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ đã không những không công nhận nền độc lập của Việt Nam theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn viện trợ và ủng hộ nước Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa, khiến nước Pháp phải đại bại ở Điện Biên Phú vào ngày 7-5-1954.
Lẽ ra, nước Việt Nam đã được thống nhất sau khi giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và thiết lập quan hệ bình thường với Hoa Kỳ, nhưng chính quyền ở Washington không chịu ký vào Hiệp định Geneve kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1954. Sau đó, các chính quyền nối tiếp nhau ở Washington bị chi phối bởi tư duy Chiến tranh lạnh, đã phát động cuộc chiến tranh hao người tốn của của cả hai nước, không có lợi cho nhân dân Mỹ cũng như nhân dân Việt Nam, hoàn toàn đi ngược lại khát vọng hòa bình, hòa hiếu và hợp tác của người dân và dân tộc Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu nhất.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước ta Trương Tấn Sang là sự kế thừa tư duy ngoại giao của Chủ tịch Hổ Chí Minh. Vì thế, trong chuyến thăm này, Chủ tịch nước ta Trương Tấn Sang đã tặng Tổng thống Mỹ Barack Obama bản sao lá thư của Chủ tịch Hổ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946. Trước cử chỉ này của Chủ tịch nước ta Trương Tấn Sang, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam, nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói chuyện về mối quan tâm hợp tác với Hoa Kỳ. Và hôm nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ ra rằng, ngay cả sau khi bức thư được gửi 67 năm, chúng tôi vẫn đang hợp tác tốt và cùng nhau phát triển".
Cũng trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước ta Trương Tấn Sang ngày 25-07-2013 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Tôi chỉ muốn nói với Chủ tịch Sang là tôi hết sức trân trọng chuyến thăm của ông. Tôi nghĩ rằng chuyến thăm này tượng trưng cho sự trưởng thành và là bước phát triển tiếp theo trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Khi chúng ta tăng cường tham vấn, tăng cường hợp tác, thúc đẩy thương mại và trao đổi khoa học giáo dục, sau cùng, điều đó sẽ có lợi cho sự phồn vinh và tạo cơ hội cho người dân Mỹ cũng như có lợi cho các cơ hội và sự thịnh vượng của người dân Việt Nam”.
Như vậy, Việt Nam và Hoa Kỳ đã phải vượt qua chặng đường hơn nửa thế kỷ để thực hiện được chủ trương thiết lập quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác đầy đủ giữa hai nước mà Chủ tịch Hổ Chí Minh đã từng khởi xướng trong những ngày đầu thành lập nước Việt Nam mới.
Trong bài viết của Chủ tịch nước ta Trương Tấn Sang đăng trên báo Mỹ “Washington Post” ngày 27/07/2013 có đoạn: “Mặc dù ở hai bờ xa cách của Thái Bình Dương bao la, nhân dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ cùng chia sẻ một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của một Châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác, thịnh vượng. Hôm nay, khi tôi tới thăm đất nước và nhân dân Hoa Kỳ, chúng ta cùng chia sẻ niềm vui vì ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gần 70 năm trước về mối quan hệ "hợp tác đầy đủ" giữa hai dân tộc đã thành hiện thực”./.

Đại tá Lê Thế Mẫu

13 nhận xét:

  1. Cựu Chiến binhlúc 09:21 2 tháng 9, 2016

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu BTQP Mỹ Robert McNamara họp báo tại Hànội 1995
    https://www.youtube.com/watch?v=obD_qkRLXQU

    Trả lờiXóa
  2. Cựu Chiến binhlúc 09:22 2 tháng 9, 2016

    AP: VIETNAM: ROBERT MCNAMARA MEETS GENERAL VO NGUYEN GIAP
    https://www.youtube.com/watch?v=0X1YY49rPtg

    Trả lờiXóa
  3. Nói gì thì nói, VN cần phải luôn luôn đề phòng trong bang giao với người Mỹ. Mỹ không đáng tin và khó chơi lắm. Mỹ đã gieo rắc đau thương cho nhân dân VN và cho đến hiện tại Mỹ vẫn luôn ngấm ngầm muốn phá hoại nền hòa bình của VN và luôn tìm cách phá vỡ tình hữu nghị sâu sắc giữa VN và các nước láng giềng bè bạn trong vùng. Sự trở lại châu Á TBD qua chính sách xoay trục của Mỹ không gì ngoài âm mưu nham hiểm muốn độc chiếm biển Đông và xúi giục, lôi kéo các nước trong vùng nhằm lợi dụng họ một cách tinh vi để làm con chốt thí đối đầu trực diện với Trung Quốc thay cho Mỹ núp bóng phía sau giựt dây chơi trò 'nghêu cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi'. Nham hiểm vô cùng. Kích động và lôi kéo VN nhằm làm tan vỡ tình hữu nghị Việt-Trung, xúi giục các nước kiện tụng tranh chấp chủ quyền với TQ để gây bất ổn trong khu vực để tạo cớ cho Mỹ đem vũ khí đạn dược bố trí dày đặc trên khắp biển Đông. Mỹ đích thị là tên kẻ cắp vừa ăn cướp, vừa la làng. VN đừng nên có mới nới cũ nếu muốn tiếp tục ổn định, hòa bình và giữ vững chủ quyền biển đảo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy. Nếu muốn đất nước ổn định về lâu dài thì không thể xem nhẹ tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung keo sơn. Mỹ chẳng qua chỉ là quan hệ nhất thời chứ không thể tin tưởng được đâu. Những ai còn có tấm lòng với đất nước trừ bọn rận thì phải hiểu được điều này.

      Xóa
  4. Còn chúng ta,chính những người học trò ,những công dân thế hệ Hồ Chí Minh chúng ta đã thấu hiểu được hết tư duy và tầm nhìn chiến lược vượt không gian thời gian của Chủ Tịch Hồ Chí MInh chưa mà dám đổi tên Quốc hiệu và bãi bỏ Hiến pháp dân chủ tiến bộ do chính Chủ tịch Hồ Chí MInh lựa chọn và ký sắc lệnh ban hành ?????????

    Chúng ta,vâng đúng thế,cả Nhà nước CHXHCNVN chúng ta ngày nay liệu có phải chụi chung số phận thất bại như Pháp,Mỹ từng phải chụi khi đã không những không hiểu được mà còn làm trái tư duy ,tầm nhìn chiến lược của Cụ Hồ??????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bị nhiễm vi rút zi ka hả

      Xóa
    2. bị nhiễm vi rút zi ka hả

      Xóa
    3. Ghi tiếng Việt dấu chấm dấu phẩy còn đặt tùm lum mà đòi nói chuyện đao to búa lớn, khổ.

      Xóa
    4. Nếu người Mỹ có tầm nhìn chiến lươc về quan hệ giữa hai nước như Cụ Hồ thì dã tránh được cuộc chiến tranh mà hai nước đều không muốn .
      Quan điểm của Cụ Hồ là Độc Lập dân tộc gán với CNXH . Đó cũng là quan điểm của ĐCSVN , của nhân dân Việt Nam , bởi vậy Hiến Pháp 1980 mới đổi quốc hiệu từ VNDCCH thành CHXHCNVN . Đó là sự khẳng định sau khi giành được Độc Lập sẽ chuyển sang xây dựng đất nước thành nước XHCN , một chế độ DÂN GIẦU , NƯỚC MẠNG , DÂN CHỦ , CÔNG BÀNG , VĂN MINH. Đúng với quan điểm của Cụ Hồ .
      Hiến Pháp năm 1946 của nước Việt Nam mới là một Hiến Pháp tiến bộ . Các lần sửa đổi , bổ xung sau là kế thừa từ Hiến Pháp trước . Việc sửa đổi Bổ xung là yêu cầu khách quan , cần thiết để phù hợp thực tiễn đòi hỏi . Quôc gia nào cũng thế chứ đâu gì Việt Nam .










      Xóa
    5. @Bác Quang

      Muốn hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh,bác Quang nên tìm đọc lại Cương lĩnh vắn tắt do Cụ Hồ soạn thảo 1930 ,theo đó mục tiêu cách mạng của Đảng ở Việt nam là làm cách mạng DÂN TỘC DÂN CHỦ tiến tới xây dựng XHCN.

      Theo đó cách mạng dân tộc là đấu tranh giành độc lập tự do mà trong sâu xa tư tưởng của Bác là :Không có gì quý hơn Độc lập Tự do.

      Như vậy,cho đến 1975,cuộc cách mạng giành Độc lập dân tộc mới hoàn toàn thành công .

      Xong việc giành Độc lập thì lần lượt phải tới là xây dựng và thực thi Nhà nước Dân chủ Dân chủ .Dân chủ hóa một xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa như VN rõ ràng không thể ngày một ngày hai mà thể chế Cộng hòa phải được hiện thực hóa nhuần nhuyễn trong Đảng,trong dân.

      Tuy nhiên do nóng vội ,chính chúng ta sau khi giành độc lập 1975 đã áp đặt ngay những thể chế kinh tế xã hội XHCN ,trong đó ,dân chủ tập trung là mô hình gần như đã thay thế dân chủ trực tiếp.Cái gì cũng do Đảng và Nhà nước XHCN lo nên người dân mất động lực,ỷ lại trong khi mô hình Nhà nước XHCN là mô hình tương lai không hề gần ,còn cần hàng trăm năm như lời TBT Nguyễn Phú Trọng từng tâm sự.

      Thật đáng tiếc là chúng ta đã làm sai,làm khác quy trình mà Cụ Hồ đã vạch ra cho cách mạng Việt nam.Ngày nay sau 41 năm độc lập thống nhất,Đảng CSVN đã trở thành Đảng cầm quyền nhưng người dân chưa quen và sử dụng hiệu quả quyền dân chủ của mình đã đành ;Đảng viên,công chức viên chức đâu đã có nhiều người hiểu hết được vai trò cầm quyền trong một Nhà nước dân chủ .Bởi vậy ,không ít người còn nặng đầu óc phong kiến,cục bộ , gia trưởng ,địa chủ ,lạm dụng tập quyền chứ đâu đã có mấy người thực sự vì dân vì nước như trong trong cách mạng giành độc lập dân tộc trước đây khi cụ Hồ Chí Minh còn sống....

      Xóa
  5. ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN VỚI CNXH LÀ HAI NHIỆM VỤ LIÊN TIẾP GẮN LIỀN NHAU KHÔNG CÓ NGĂN CÁCH . ĐÓ LÀ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM , LÀ SỢI CHỈ ĐỎ XUYÊN SUỐT QUÁ TRINH CÁCH MẠNG VIỆT NAM .

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Hữu Đạolúc 08:58 4 tháng 9, 2016

    Tầm nhìn xuyên thế kỷ của Bác Hồ thể hiện qua nhiều câu nói và bài viết, là thêm bạn bớt thù, kết giao hòa hiếu với tất cả các nước không phải là kẻ thù đang gây chiến tranh xâm lược trên quê hương nhà của mình. Chiến tranh là điều vạn bất đắc dĩ. Mà Mỹ là 1 trong các nước đó.

    Bác Hồ đặc biệt chú trọng hơn hết đến quan hệ Việt Nam - Liên Xô & Trung Quốc và các nước láng giềng. Đặc biệt là với quan hệ láng giềng. Bác Hồ cực kỳ chú trọng giữ gìn quan hệ tốt với láng giềng bất kể họ theo chủ nghĩa chính trị nào (như phe cựu hoàng Xianúc không phải cộng sản ở Campuchia). Bác Hồ cố gắng dĩ hòa vi quý, 1 câu nhịn 9 câu lành với quân Tàu Tưởng Giới Thạch khi chúng sang VN 'diệt Cộng cầm Hồ'. Ý thức rằng ta phải sống chung gần Tàu 1000 năm tới, nhân dân 2 nước không vác 2 đất nước này đi đâu khác được. Với các nước ở gần và các phe phái của họ cũng thế, như với Thái Lan ta cũng cố gắng giữ gìn quan hệ và tha cho họ tội tham tiền Mỹ hùa giúp Mỹ xâm lược VN trước 1975.

    Trả lờiXóa