Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

SỰ THẬT VỤ VIÊN CẢNH SÁT VÀ "CÔ BÁN HÀNG RONG"- FULL CLIP (CHƯA BỊ CẮT CÚP)

Với tôn chỉ mục đích MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG, Google.tienlang xưa nay không bênh che cho sai phạm của bất cứ ai, kể cả của các quan chức bự. 
Về vụ "Viên cảnh sát và cô bán hàng rong" xảy ra  khoảng 19h30 tối 29/9 tại khu vực Hồ Con Rùa, gần quán cà phê Gió Bắc, góc đường Công Trường Quốc Tế - Phạm Ngọc Thạch thuộc P.6, Q.3, Google.tienlang xin đăng tải dưới đây 2 video clip để bạn đọc tự so sánh và nhận xét.
Video clip thứ nhất:
Đây là video clip được trang zing đăng tải và theo nhận định của chúng tôi, đây là trang báo chính thống đầu tiên đăng video clip về vụ này. Nhưng rất tiếc, ở video clip này tác giả clip đã cố tình cắt cúp, chỉnh sửa đmọi người hiểu sai bản chất sự việc:


Video clip thứ hai:
Đây mới là full clip (chưa bị cắt cúp, chỉnh sửa). Chúng ta hãy chú ý xem viên cảnh sát (
thiếu úy Bùi Xuân Hải, Công an P.6, Q.3) đã bị "cô bán hàng rong" (tức cô Nguyễn Thị Thu Thảo ngụ tại huyện Bình Chánh) cùng đồng bọn của cô ta tấn công dữ tợn ra sao.

Hoàng Minh Tâm

27 nhận xét:

  1. Lại một SỰ THẬT được các bạn trẻ chủ trang Google/tienlang phơi bày!
    Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  2. video thứ hai hình ảnh công an níu đầu ai vậy. Có khác gì video thứ nhất đâu. nếu không phải công an hành hung thì làm gì có chuyện người dân lao vào đánh công an. Chính video thứ hai là bằng chứng xác thực tố cáo công an đánh người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh bạn rận xĩ Nặc danh20:01 Ngày 01 tháng 10 năm 2016 mù hay sao, ngu hay sao mà không thấy ngay đầu clip 1 đồng bọn của cô Thảo liên tục tấn công chiến sĩ cảnh sát?
      Khi đồng bọn giải vây thành công cho Thảo thì chính cô Thảo này đã tung cú đấm vào mặt cảnh sát và sau đó, cũng cô Thảo tung cú đá về phía cảnh sát?

      Xóa
    2. ^^ mình hỏi bạn có đó ko bạn nhỉ ? Chính xác trước đó người phụ nữ đó đã lăng nhục anh CA , và xem kĩ clip tới phỏng vấn tận nhà bạn nhé,cái túi của bà ấy lòi ra cả cái iphone đó !
      Vâng, nghèo, cần tiền nuôi bố mẹ ! Vậy iphone có cần thiết cho chị ấy ko bạn nhỉ ?

      Xóa
    3. "Dân" gì, "Cần lao" gì cái cô Thu Thảo này? Đầu gấu Hồ Con Rùa thì mới chủ động lăng mạ và tấn công cảnh sát như cô này!
      Rất mong các vị lãnh đạo Công an TP HCM xem kỹ clip thứ hai để xửa lý vụ việc công tâm và khách quan!

      Xóa
  3. Video thứ hai còn thể hiện rõ hơn hành động xấu của anh công an không chỉ qua hình ảnh kéo tóc chị Thảo rõ hơn mà còn qua lời thuyết minh.

    Trả lờiXóa
  4. Hung tợn, bụi đời, mất dạy kiểu này mà anh công an bị đình chỉ công tác để kiểm điểm mới đau chứ.

    Trả lờiXóa
  5. Sự thật được phơi bày là người dân lao vào anh công an để giải cứu chị Thảo trong khi anh công an đang nắm tóc chị kéo đi , hành động của anh này là không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  6. Xem clip rõ ràng anh công an Hải túm cổ áo phía gáy người phụ nữ mà người ta cứ kêu túm tóc, có nhìn thấy cái lưng áo người phụ nữ bị co lên không vậy? Túm cổ áo, không phải túm tóc. Còn chảy máu là khi bị đồng bọn xô anh công an và người phụ nữ ngã không may đập đầu vào cái biển số xe.

    Trả lờiXóa
  7. Khi những tên cơ hội chính trị, phản bội, trở cờ, tham nhũng câu kết với bọn giặc tây lông cùng bọn việt gian VNCH, luồn sâu, chui cao vào các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cách mạng, báo chí cách mạng chống phá Tổ quốc, thành quả cách mạng mà Nhân dân ta phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mấy thế hệ mới giành lại được độc lập tự do, thống nhát đất nước từ giặc Pháp, Nhật, Mỹ thì những người dân yêu nước, những cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân, lòng cốt của toàn dân bảo vệ hòa bình độc lập tự do của dân tộc đất nước, cuộc sống ấm no hạnh phúc của Nhân dân sẽ bị bọn chúng trà đạp xuyên tạc, bịa đặt, giết hại...

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn các bạn chủ trang!
    Từ hôm 29/9 tới nay, tôi xem bao lần ở nhiều nơi cái clip nhưng đều là chia sẻ lại từ zing
    http://news.zing.vn/cong-an-keo-le-nguoi-phu-nu-ban-hang-rong-o-ho-con-rua-post685778.html
    Và dù muốn bảo vệ công an nhưng thấy clip như vậy, tôi đành tặc lưỡi: Không thể bảo vệ anh công an này.
    Hóa ra cái clip này đã bị cắt cúp rất khéo theo mục đích của tác giả clip là tấn công lực lượng công an!

    Cái clip thứ hai, tác giả của nó chắc cũng là đồng đảng của cô "bán hàng rong" (trong clip có lời bình rất mất dạy) nhưng cái clip này ko có cắt cúp, chỉnh sửa nên chúng ta mới có thể thấy toàn cảnh cô "bán hàng rong" cùng đồng bọn đã tấn công anh công an dữ tợn ra sao!

    Cảm ơn các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang - một trang web luôn MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG!

    Trả lờiXóa
  9. Lại là hình ảnh tệ hại của một đồng chí công an nhân dân mà lại đánh dân đổ máu tung tóe. Tôi cũng chưa vội kết luận 2 clip trên cái nào thật hơn cái nào. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý mà nhiều người không biết, đó là: vì sao đồng chí công an trong clip lại mặc quân phục công an mang quân hiệu của người khác trong khi thi hành nhiệm vụ? Mặc quân phục sai quân hiệu, sai cấp bậc là có thể bị khép vào hành vi phạm pháp mạo danh lợi dụng danh nghĩa công an đồng thời gây hại uy tín và danh dự của người khác. Do vậy, đồng chí công an này xét về góc cạnh tư cách hành xử của người công an nhân dân hoặc về mặt sự tuân thủ qui định nội quy nghiêm ngặt của ngành thì đồng chí công an này khó mà tránh khỏi bị lãnh đạo cấp trên kỷ luật. Và thực sự thì đồng chí này đã bị đình chỉ công tác để điều tra xử lý đã phần nào cho thấy bản chất nghiêm trọng của vụ việc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu đúng như lời rận bọ Nặc danh 01:23 thì nhân viên cảnh sát bị kỷ luật vì vi phạm điều lệ và quy định về sử dụng quân trang chứ không phải do lỗi xô xát với chị hàng rong.

      Xóa
  10. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  11. Công an thi hành công vụ trang phục đã không nghiêm chỉnh, hành vi tóm cổ tóm áo kéo lê một người phụ nữ " đối tượng vi phạm chỉ mức độ xử phạt hành chính" thì đúng cũng là côn đồ.Không thể biện minh được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Google.tienlang cũng như mọi người ở đây, Chả ai bênh che cho sai phạm của công an (nếu đó là sai).
      Ở đây, các bạn chủ nhà đăng 2 clip mục đích để mọi người thấy trang Zing đã cắt cúp chỉnh sửa video clip ra sao.
      Ở cái full clip. mọi người thấy rõ cô Thu cùng đồng bọn của cô ta là những kẻ hung hăng, côn đồ ra sao.

      Xóa
  12. Tiêu chí hàng đầu của truyền thông là phản ảnh khách quan trung thực , vậy phải gọi Zing là lá gì ? Lá cải thì không xứng rồi .

    Trả lờiXóa
  13. Xin ghi lại ý kiến của Fbker Tâm Minh Nguyễn góp 1 phần làm sáng tỏ thêm vụ việc này.

    TRÌNH ĐỘ NHẬN THỨC CỦA ÔNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
    VÀ TRÌNH ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CHỊ BÁN HÀNG RONG.

    1- Sơ lược về diễn biến các vụ việc.

    Trong 10 ngày qua, hệ thống báo chí điện tử và mạng thông tin điện tử trong nước như đang như một nồi nước được đặt lên một bếp lò mà kẻ châm lửa vẫn còn lẩn khuất trong bóng tối. Đó là vụ việc “cộng tác viên” báo Tuổi Trẻ Trần Quang Thế bị tống cổ ra khỏi hiện trường một vụ chết người nghi án mạng xảy ra ngày 23-9-2016 trên cầu Nhật Tân và vụ chị bán hàng rong Nguyễn Thị Thu Thảo có sai phạm khi xâm lấn vỉa hè, lòng đường, bị thiếu úy Bùi Xuân Hải công tác tại Công an phường 6, quận 3 nắm tóc, kéo lê xảy ra ngày 30-9-2016. Cả hai vụ việc đều diễn ra tại hai đô thị vào loại đặc biệt quan trọng của đất nước và đều do những kẻ còn ở trong bóng tối chủ ý quay clip ghi hình và tung lên mạng.

    Về phía cơ quan Công an, tại vụ việc thứ nhất, Công an Hà Nội đã căn cứ kết quả xác minh tố giác tội phạm, Cơ quan Điều tra có đủ căn cứ xác định Trần Quang Thế không bị thương tích. Ngay sau khi tiếp nhận đơn trình báo, Cơ quan Điều tra đã tiến hành kiểm tra dấu vết thân thể, cùng căn cứ kết quả khám thương của bệnh viện Việt Đức, để đưa ra kết luận nêu trên. Cơ quan Điều tra cũng đã đề nghị trưng cầu giám định để đánh giá ảnh hưởng thương tích, sức khỏe đối với Trần Quang Thế, nhưng anh ta đã từ chối. Trần Quang Thế cũng không có yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với người gây xô xát. Vì vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự, Cơ quan Điều tra xác định không hội đủ các yếu tố, chứng cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khiển trách Cảnh sát viên Ngô Quang Hưng (mặc thường phục) về hành vi ứng xử không đúng đối với Trần Quang Thế theo quy định tại Quy tắc ứng xử của sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân viên chức trong Công an nhân dân, ban hành theo Quyết định số 893/2008/QĐ-BCA ngày 4-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Công an và Thông tư số 16/TT-BCA ngày 8-4-2016 của Bộ Công an là thỏa đáng.

    Còn ở vụ việc thứ hai, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã đình chỉ công tác đối với thiếu úy Bùi Xuân Hải, yêu cầu làm kiểm điểm tường trình để xử lý kỷ luật. Tại vụ việc thứ nhất, lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đã nêu quan điểm xử lý thích đáng, đúng người, đúng lỗi vi phạm. Còn ở vụ việc thứ hai, lãnh đạo Công an thành phố Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm chỉ đạo: “Sai tới đâu, xử lý tới đó”. Tất cả đều mình bạch và rõ ràng, không có chuyện bao che, bưng bít. Thế nhưng, về phía bên kia thì sao ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2- Nhận thức của ông Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ.

      Cùng với việc xử lý Cảnh sát viên Ngô Quang Hưng được lãnh đạo Công an Hà Nội quyết định, Công an quận Tây Hồ cũng tống đạt quyết định xử phạt hành chính đối với Trần Quang Thế bao gồm 6 lỗi vi phạm:
      - Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng.
      - Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng.
      - Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng.
      - Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng.
      - Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng.
      - Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.
      Tổng cộng số tiền phạt là 14.405.000 đồng.

      Lỗi đầu tiên của Trần Quang Thế đã rất rõ ràng khi căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự việc bảo vệ hiện trường các vụ án phải được thực hiện một cách rất nghiêm ngặt, toàn bộ hiện trường vụ án, nơi trực tiếp xảy ra vụ án cũng như các khu vực xung quanh, có dấu hiệu hoặc khả nghi có dấu vết của nghi phạm trong vụ án. Điều 14, Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định, “người không có phận sự không được phép tiếp cận khu vực, địa điểm cấm và nơi cất giữ bí mật Nhà nước”. Do vậy, việc phong tỏa hiện trường trong một phạm vi rộng là điều rất cần thiết trong hoạt động điều tra để không bỏ lọt bất kỳ dấu vết nào của tội phạm. Người xâm phạm hiện trường nếu không được phép tức là đã gây khó khăn, cản trở hoạt động điều tra, ảnh hưởng đến việc xác định dấu vết của tội phạm. Tùy theo mức độ vi phạm của người đó mà có thể bị xử phạt hành chính. Nếu có dấu hiệu về việc xóa dấu vết tội phạm hay có hành vi tạo hiện trường giả để gây khó khăn hoặc đánh lạc hướng điều tra thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Lỗi thứ hai cũng rõ ràng khi căn cứ Pháp lệnh về bảo vệ bí mật Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 2, Quyết định số 13/2010/QĐ-TTg ngày 12-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về danh mục bí mật Nhà nước, thì “Hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng CAND là bí mật thuộc độ Tối mật”. Hoạt động bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường chính là hoạt động nghiệp vụ, thuộc danh mục bí mật Nhà nước. Do đó, khu vực hiện trường vụ án thuộc diện mục tiêu được bảo mật cấp độ 2 (cấp “TỐI MẬT”). Tất cả các lỗi và biện pháp xử phạt có trong quy định tại Luật số 15/2012/QH13 ngày 20-6-2012 về xử phạt vi phạm hành chính; tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ban hành ngày 26-5-2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (điểm d, khoản 4, Điều 6 và điểm c, Khoản 1, Điều 6); tại Nghị định Số 167/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12-11-2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình (điểm đ, khoản 1, Điều 18; điểm e, khoản 1, điều 18 và điểm b khoản 2, Điều 6); Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản (điểm b, khoản 2 Điều 6) và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19-7-2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

      Xóa
    2. Ông Lê Xuân Trung, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ hẳn không thể không biết những điều này. Thế nhưng, ông vẫn cứ lớn tiếng yêu cầu cơ quan Công an “cân nhắc lại tình tiết Nhà báo tác nghiệp thì quy vào cái lỗi cản trở hoạt động, trong khi đó, công an ngăn cản hoạt động báo chí chỉ bị khiển trách” (Nguyên văn ông Trung nói như vậy. Nhưng phóng viên Tiến Anh trên báo INFONET giật tít là “Lãnh đạo báo Tuổi Trẻ: Công an Hà Nội phải xem xét lại quyết định xử phạt PV". Láo thế !).
      Ông Trung lập luận rằng “Anh Quang Thế chỉ để xe ở trên cầu và thực tế thì anh Quang Thế chưa xâm nhập vào hiện trường”. Vậy ông Trung có thể trình ra đây toàn bộ clip quay vụ việc mà tay phóng viên Phan Huy Trung đã cố tình ghi hình lại và tung lên mạng không ? Ông có dám đối chất với một người có tên là Đăng Tuấn,. Anh ta chỉ là một công nhân bình thường nhưng đã dám đứng ra làm chứng việc Trần Quang Thế đã bất chấp cảnh báo của Công an, xăm xăm tiến vào hiện trường, tự tiện mở cửa xe taxi để chụp ảnh. Và không chỉ anh Đăng Tuấn, nhiều nhân chứng khác có mặt ngoài phạm vi hiện trường trên cầu khi đó đã làm chứng trước cơ quan Công an rằng Trần Quang Thế đã xâm phạm hiện trường. Ngoài ra, chính cái clip mà tay chân của ông Trung tung lên mạng cũng lại chính là bằng chứng tố cáo Trần Quang Thế đã xâm phạm hiện trường vụ án.
      Cuối cùng, trong biên bản làm việc với lãnh đạo và Cơ quan Điều tra Công an thành phố Hà Nội, Trần Quang Thế đã đồng ý với các kết luận đã nêu ra và thừa nhận các lỗi này. Ảnh chụp bản gốc văn bản này được công bố công khai trên báo An ninh Thủ Đô nhưng không được một báo nào đăng lại. Còn ông Lê Xuân Trung thì có lẽ vì ông ghét Công an nên không thèm đọc báo Công an và chẳng hề biết rằng cấp dưới của ông, kẻ đang được ông ra sức bao che, bênh vực đã “vả” cho ông một cú trời giáng rụng răng. (Xem biên bản làm việc trên ảnh). Mà thiết nghĩ Trần Quang Thế “vả” cho ông Trung một cú như vậy cũng đúng thôi. Vì trình độ nhận thức của ông thua xa trình độ nhận thức của một chị bán hàng rong trong một vụ tương tự ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh.

      Xóa
    3. 3- Chị bán hàng rong: “Tôi cũng có phần sai, mong Công an giải quyết thỏa đáng”

      Chị Nguyễn Thị Thu Thảo sinh năm 1977, một bà mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ và ba, mẹ già. Vì chị gầy guộc nên có biệt danh “Thảo xì ke” chứ không phải vì nghiện ma túy như một số người hiểu lầm. Cũng vì bán hàng rong nên tối 30-9-2016 chị đã bán hàng dưới lòng đường tại khu vực Hồ Con Rùa, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Lúc gần 20 giờ, Công an phường đến xử lý việc lấn chiếm lòng lề đường, trong số người làm nhiệm vụ có thiếu úy Bùi Xuân Hải.

      Bị thiếu úy Hải đuổi kịp, chị Thảo đã phản ứng lại. Chị nói: “Tôi bán hàng lương thiện chứ có bán hàng cấm đâu mà các anh đuổi”. Chị Thảo thừa nhận đã có chửi thiếu úy Hải mấy câu. Không kiềm chế được, Thiếu úy Bùi Xuân Hải đã lôi chị này lên xe. Theo lời chị Thảo: “Thiếu úy Hải đã túm cổ áo tôi và định kéo tôi đưa lên xe công vụ. Tôi bị chảy máu đầu là do chiếc nhẫn của anh Hải gây ra trong lúc kéo lê tôi”. Cổng thông tin điện tử của Công an thành phố Hồ Chí Minh chỉ nghe theo báo chí chứ chưa xác minh đã đăng tin chị Thảo bị va đập với biển số xe máy khi bị kéo lê. Sau khi “nhét chữ vào mồm” Cổng thông tin điện tử Công an Thành phố Hồ Chí Minh, mấy đám báo chí kền kền lập tức túm lấy và còn đặt điều nói rằng vết thương chảy máu trên đầu chị Thảo còn cho do chị bị va đập vào biển số ô tô khi thiếu úy Hải kéo chị lên thùng xe. Thậm chí, có báo còn tung tin thiếu úy Hải đã túm tóc đánh vào đầu chị Thảo. Thật hết biết với bọn kền kền báo chí chuyên ăn cả xác chết lẫn xác sống.

      Tại bệnh viên, sau khi được chữa trị, chị Thảo thừa nhận: “Có thể vì anh Hải bị tôi chửi nên đã hành xử vậy. Tôi cũng có phần sai, tôi chỉ mong Công an giải quyết thỏa đáng. Bước đầu, thiếu úy Hải đã xin lỗi tôi và nói sẽ lo toàn bộ chi phí thuốc thang cho tôi”. Còn Công an thành phố Hồ Chí Minh thì hành xử đúng phép tắc, quân lệnh như sơn. Ngay sau khi nhận được báo cáo về vụ việc, lãnh đạo Công an thành phố đã quyết định tạm đình chỉ công tác với thiếu úy Bùi Xuân Hải để kiểm điểm, đồng thời chỉ đạo Công an Quận 3 khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ toàn bộ sự việc, trên cơ sở đó phục vụ xử lý theo tinh thần vi phạm tới đâu xử lý tới đó.

      Hai sự việc, cùng một hiện tượng cán bộ, chiến sĩ Công an sử dụng biện pháp mạnh và có hành vi ứng xử sai với quy định của lực lượng Công an nhân dân. Nhưng những đương sự lại có những cách xử sự thật khác nhau một trời một vực. Sau khi nhận tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đương sự Trần Quang Thế đã lập tức lật lọng toàn bộ buổi làm việc với lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, phủ nhận các lỗi, chỉ nhận một lỗi nhẹ nhất. Hành vi này chắc chắn có sự bênh vực của lãnh đạo báo “Tuổi trẻ” và sự bao che của ai đó “to” hơn. Bằng chứng về sự che chắn là ông Lê Xuân Trung đã lập tức đăng đàn và phát ngôn như một người chỉ biết đến Luật Báo chí, ngoài ra, không thèm biết đến các luật khác. Còn chị bán hàng rong nghèo túng thì dù phải vào bệnh viện để khám và trị thương cũng còn biết nhận rằng mình có một phần lỗi đồng thời xác nhận việc thiếu úy Bùi Xuân Hải đã đến thăm hỏi và chịu trách nhiệm thuốc men, chữa trị.

      Xóa
    4. 4- Thấy gì về báo chí hiện nay qua hai vụ việc trên ?

      Thôi thì khoan hẵng nói đến việc các chiến sĩ Công an chịu nhiều áp lực khi thi hành công vụ. Cái đó không thể biện minh cho những hành vi ứng xử quá đà dẫn đến sai lầm của các anh Công an đâu. Chỉ cần so sánh về cách ứng xử của một chị bán hàng rong có trình độ học vấn không cao với những kẻ đang tự vỗ ngực xưng là Phó tổng biên tập nọ, cử nhân báo chí là cộng tác viên tự xưng là nhà báo kia, thậm chí còn ngạo mạn cho rằng mình là “quyền lực thứ tư” thì đủ biết đất nước này sẽ đi đến đâu nếu để cho cái “quyền lực thứ tư” ấy lộng hành. Tuy nhiên, đằng sau hai vụ việc này là cả một chuyên không nhỏ.

      Thống kê của cơ quan chức năng theo dõi báo chí thì tin tức trên báo chí trong nước từ 10 năm nay cho thấy - trừ một số báo như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và các báo của quân đội, Công An Nhân Dân và các báo của Công an, một số báo là cơ quan ngôn luận chính thức của Mặt trận Tổ Quốc, Tòa án, Viện Kiểm sát -; các báo khác đều có mức độ đưa thông tin hoàn toàn sai lệch đến độc giả từ khoảng 5% đến 10%; thậm chí có báo lên đến trên 15%. Còn việc dùng ngôn từ không phù hợp dẫn đến bóp méo thông tin, là người độc hiểu sai thông tin, “nhét chữ vào miệng người khác” thì lên đến con số trên 50%. Thông tin quốc tế của các báo này phần lớn lấy từ các nguồn báo chí tiếng Anh. Còn thông tin trong nước thì có đến 70% là lấy từ các cộng tác viên, những người may lắm chỉ được bồi dưỡng vài ba bài học về báo chí và không phải là nhà báo chuyên nghiệp. Thậm chí, nhiều bài báo lấy tin tức từ các mạng xã hội, chủ yếu là Facebook, Twetter, Google Plus, Youtube và một số trang mạng khác. Phần lớn những thông tin kiểu này không được kiểm chứng, xác minh nhưng không một báo nào đăng lời cải chính khi bị phát hiện đăng thông tin sai lệch.

      Mấy năm nay, người dân Việt Nam đã được biết đến một sản phẩm “ưu việt” của nền “dân chủ giả hiệu” của Mỹ và phương Tây trên lĩnh vực truyền thông. Đó là Ô NHIỄM THÔNG TIN. Hậu quả của sự ô nhiễm thông tin này cũng rất kinh khủng, để lại tác hại đặc biệt nghiêm trọng và lâu dài không kém gì ô nhiễm môi trường. Tình hình nhiễu loạn thông tin, thông tin bị bóp méo, xuyên tạc, thậm chí làm giả đã trở thành thảm họa không chỉ đối với những mục tiêu đầu tiên của các kền kền báo chí là các giới showbitz như cách đây mấy năm mà đã lan sang nhiều địa hạt khác. Một số chiến dịch thông tin đã được các thế lực phản động trong và ngoài nướctriển khai chĩa mũi nhọn công kích vào Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, các cơ quan công quyền thông qua chiêu bài lợi dụng tự do dân chủ, lợi dụng chủ trương chống tham nhũng, lợi dụng cả những vấn đề thiêng liêng như bảo vệ Tổ Quốc và tri ân người có công với cách mạng để chống phá đất nước và chế độ, gây rối loạn trật tự xã hội.

      Nguyên nhân hàng đầu gây Ô NHIỄM THÔNG TIN là BÁO CHÍ BẨN. Bản thân báo chí bẩn cũng là một công cụ để tham nhũng và thao túng. THAM NHŨNG THÔNG TIN là cách gọi lịch sự của việc câu like lấy tiền. THAO TÚNG THÔNG TIN là cách gọi lịch sự của sự lừa dối, bịp bợm nhằm mang lại lợi ích cho những thế lực phản động và cơ hội chính trị. Không khó để nhận diện những thế lực đó, kể cả những con chuột bọ còn đang giấu mặt trong những ngóc ngách nhân danh tổ chức phi chính phủ nọ, tổ chức phi lợi nhuận kia, ngấm ngầm hay công khai ăn tiền của ngoại bang để phá hoại đất nước. Trong tình hình hiện này, nếu không làm trong sạch báo chí thì không thể tiến hành chống tham nhũng một cách có hiệu quả,. Không chống tham nhũng có hiệu quả thì không thể có một trường thông tin lành mạnh để yên lòng dân, tạo niềm tin nơi nhân dân, để không thể bảo đảm sự ổn định của môi trường xã hội cho kinh tế phát triển.

      Cần luôn luôn nhớ điều này: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên sự sụp đổ của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết là HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG BỊ NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG THAO TÚNG.

      Xóa
    5. Và cần hơn nữa, là phải nhớ điều này : Nguyên nhân CHỦ YẾU của sự sụp đổ của LX và Đông Âu là nhân dân không còn tin tưởng vào chủ nghĩa mà chính quyền đang theo đuổi.
      Chính vì thế, thời gian mà Nga và Đông Âu quay trở lại CNXH sẽ là dài thăm thẳm ! Có lẽ là hết thế kỹ này chăng ?
      Cậu Thắng cứ ngóng cổ mà chờ nha !

      Xóa
    6. Hôm nay mới biết có thằng "cháu" là @Mạnh Huỳnh, mà những người tử tế thường gọi là rận bọ, là 1 loại ký sinh trùng đáng ghê tởm. Cậu nói với cháu @Mạnh Huỳnh thế này : chú mày lớn rồi và nên biết a dua theo bọn xấu, bọn cặn bã xã hội thì chú mày biết cái kết cục ra sao rồi đấy.

      Xóa
    7. Anh nói mà không vặn lại được câu nào, chỉ biết sủa khan vậy thôi sao
      Anh cứ tưởng chú khá !
      P/s : chú muốn tìm bọn cặn bã thì cứ xem lại mấy vụ trọng án tham nhũng đã xử, và nhiều vụ sắp xử. Hay là bọn đó có cái áo "quang vinh muôn năm" nên chú không thấy ?

      Xóa
  14. LỜI NÓI NGAY THẲNG, HÀNH XỬ NGAY THẲNG
    Tối 29-9, trên mạng xuất hiện đoạn video clip một cảnh sát túm lấy và giằng co, lôi kéo một người bán hàng rong ở hồ Con Rùa, P.6, Q.3, TP.HCM. Ngay hôm sau, trung tướng Lê Đông Phong - giám đốc Công an TP.HCM - đã xem ngay và bày tỏ: “Hình ảnh phản cảm quá. Công an phải bảo vệ dân, làm như vậy là sai”.
    Ông chỉ đạo đình chỉ ngay công tác của vị sĩ quan công an để kiểm điểm làm rõ, đúng - sai hạ hồi phân giải.
    Clip công an nắm tóc người dân lan truyền trên mạng xã hội từ khuya 29-9 - Nguồn: Facebook
    Rất hiếm hoi người dân mới được nghe, được thấy một phản ứng nhanh nhạy, tức thời như vậy từ một vị tướng đứng đầu ngành công an một thành phố lớn đối với một việc “cấp phường”.
    Khi clip tung ra, trên mạng người ta không tiếc lời chê trách, mỉa mai và cả mạt sát cách hành xử của vị sĩ quan công an (được xác định là thiếu úy H.). Lời nói đọi máu, những lời lẽ rất cay nghiệt không chỉ dành cho thiếu úy H., mà còn quy kết cho cả màu cờ sắc áo của anh.
    Phản ứng của tướng Lê Đông Phong tức thời làm thay đổi cục diện. Dư luận giảm tông chém gió, suy diễn mà chuyển sang chờ đợi kết quả trung thực. Lời nói rõ ràng, ngay thẳng; phát ngôn minh bạch, đúng thời điểm đã đem lại tác dụng tích cực.
    Ai, lúc nào và dù ở bất cứ đâu cũng đều biết sự ngay thẳng, trung thực luôn là cốt lõi để nhìn nhận, giải quyết mọi vấn đề. Thế nhưng, người dám nhìn sự việc một cách ngay thẳng, trung thực không phải lúc nào cũng có.
    Không những thế, nhiều lúc nhiều nơi, sự thật rành rành trước mắt nhưng vẫn bị bóp méo, xuyên tạc hoặc lẩn tránh. Bao nhiêu thân phận oan khuất, bao nhiêu vụ việc trái ngang chìm nổi ở đời chính là do như vậy. Suýt chút nữa đã có thêm những thân phận oan khuất nếu trong các vụ “cà phê Xin Chào”, “điện thoại cùi bắp”, cấp trên quan liêu một mực tin vào sự “trung thực” của cấp dưới.
    Lời nói ngay thẳng thì cách hành xử ngay thẳng. Và ngược lại.
    Trước sự việc của cấp dưới, tướng Phong đã hoàn toàn có thể phát ngôn khác, hành xử khác, như nhiều NGƯỜI KHÁC, ở NHỮNG NƠI KHÁC...
    Nhưng ông đã lựa chọn kết thúc câu chuyện phản cảm bằng cái kết tìm ra sự thật đúng với sự việc xảy ra, kết thúc những rêu rao đàm tiếu và suy diễn ác ý.
    Rất ngưỡng mộ, thưa tướng Phong!
    (Từ BÁO TUỔI TRẺ)

    Trả lờiXóa