Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Trở lại vụ "Công an đánh phóng viên": CĂN CỨ PHÁP LÝ NÀO ĐỂ XỬ LÝ TRẦN QUANG THẾ VÀ CHIẾN SỸ CSHS?

Lời dẫn: Ngày 29-9, sau khi CATP Hà Nội thông tin về kết quả điều tra, xác minh, xử lý vụ việc giữa phóng viên Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh với chiến sỹ Đội CSHS, CAH Đông Anh, trên cầu Nhật Tân; một số cơ quan báo chí đã có bài viết đặt vấn đề về căn cứ pháp lý của những quyết định xử lý.
Để rộng đường dư luận, chiều 30-9, PV Báo An ninh Thủ đô đã trao đổi với Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng – Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật, Văn phòng Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội:
******************************

Không đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, đơn của anh Trần Quang Thế - PV Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, về việc bị hành hung gây thương tích trên cầu Nhật Tân, đã được Công an xã Vĩnh Ngọc và CQĐT CAH Đông Anh tiếp nhận giải quyết kịp thời, đúng thủ tục, trình tự tố tụng.
“Căn cứ kết quả xác minh tố giác tội phạm, CQĐT có đủ căn cứ xác định anh Thế không bị thương tích”, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, và thông tin, ngay sau khi tiếp nhận đơn trình báo, CQĐT đã tiến hành kiểm tra dấu vết thân thể, cùng căn cứ kết quả khám thương của bệnh viện Việt Đức, để đưa ra kết luận nêu trên. CQĐT cũng đã đề nghị trưng cầu giám định để đánh giá ảnh hưởng thương tích, sức khỏe đối với anh Thế, nhưng người liên quan đã từ chối.
Anh Thế cũng không có yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với người gây thương tích. Vì vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự, CQĐT xác định không hội đủ các yếu tố, chứng cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Áp dụng chế tài đúng người, rõ vi phạm
Tái khẳng định có sự việc xô xát giữa anh Trần Quang Thế với chiến sỹ Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh trên cầu Nhật Tân, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng nêu rõ, quá trình tiếp nhận, điều tra và xử lý sự việc, CQĐT đã thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Giám đốc CATP: hết sức khách quan, cá nhân nào sai đến đâu, xử lý nghiêm đến đó.
Cụ thể, CQĐT đã thu thập các tài liệu, chứng cứ, gồm: lời khai của anh Trần Quang Thế; hình ảnh, clip đăng tải trên một số phương tiện thông tin; lời khai của những người liên quan và các nhân chứng; cùng báo cáo của những người làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường…Từ đó xác định, chiến sỹ Cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng đã xảy ra xô xát bằng chân tay với anh Trần Quang Thế, nhưng chưa gây ra hậu quả, tác hại đối với sức khỏe của anh Thế.
Tuy nhiên, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng đã vi phạm Quy tắc ứng xử của sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân viên chức trong Công an nhân dân, ban hành theo Quyết định số 893/2008/QĐ-BCA ngày 4-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Công an. Căn cứ theo Thông tư số 16 ngày 8-4-2016 của Bộ Công an, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng bị xử lý theo Điều 12, với chế tài cao nhất là khiển trách. Hiện, CATP Hà Nội đã giao Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với CAH Đông Anh tổ chức kiểm điểm đối với đồng chí Ngô Quang Hưng, mức xử lý kỷ luật Khiển trách.
Về hành vi, trách nhiệm của đồng chí Nguyễn Văn Thuyên, Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh. Có thông tin cho rằng đồng chí Thuyên đã dùng tay gạt máy quay của một người tự xưng là phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên qua xác minh tại Tòa soạn Báo Pháp luật Việt Nam, CQĐT ghi nhận các phóng viên của báo Pháp luật Việt Nam trình bày, khi đi tác nghiệp không bị ai đánh hoặc làm hư hỏng máy quay. Do đó, chưa có cơ sở kết luận đồng chí Thuyên có hành vi hủy hoại tài sản, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Đối chiếu với Quy tắc ứng xử trong Công an nhân dân, CATP Hà Nội đã yêu cầu đồng chí Thuyên kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm sau sự việc này.
Về hành vi của anh Trần Quang Thế; Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, căn cứ tài liệu điều tra, CQĐT có đủ cơ sở xác định trong quá trình ở hiện trường, anh Thế đã có những hành vi vi phạm hành chính, gồm:
1. Vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước mà không được phép (Vi phạm điểm đ, khoản 1 - Điều 18, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, TTATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình); 
2. Chụp ảnh tại khu vực cấm (vi phạm điểm e, khoản 1, điều 18 - Nghị định 167/CP); 
3. Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ (vi phạm điểm b khoản 2, Điều 6, NĐ 167/CP);
4. Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân (vi phạm điểm b, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 159/2013/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản); 
5. Đỗ xe mô tô trên cầu (vi phạm điểm d, khoản 4, Điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt); 
6. Không chấp hành yêu cầu của người điều khiển giao thông (vi phạm điểm C, Khoản 1, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP).
Căn cứ kết quả điều tra và theo Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định “Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính”, CQĐT đã chuyển hồ sơ đến CAQ Tây Hồ, đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, để ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền. Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, chế tài được áp dụng đối với anh Trần Quang Thế chỉ ở mức trung bình.
“Cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường
Thượng tá - Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật của Văn phòng Cơ quan CSĐT, CATP Hà Nội, đã dùng hình ảnh ấy, để nhìn nhận tính chất và phản ứng kịp thời của lực lượng chức năng, trong quá trình tổ chức và phục vụ công tác điều tra vụ việc có dấu hiệu trọng án trên cầu Nhật Tân, hôm 23-9.
Có ý kiến cho rằng, anh Trần Quang Thế tác nghiệp không phải ở khu vực bảo vệ hiện trường vụ án, vì khu vực đó không có biển báo, không được căng dây.
Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng phân tích, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, lực lượng bảo vệ hiện trường có thể căng dây; nhưng trong trường hợp khẩn cấp chưa có dây để căng, những người làm nhiệm vụ có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất trong việc thông báo, yêu cầu những người không có nhiệm vụ không được xâm phạm hiện trường.
Trong sự việc xảy ra ở cầu Nhật Tân sáng 23-9, Công an xã Vĩnh Ngọc, cán bộ công an Đồn Công an Bắc Thăng Long trong trang phục cảnh sát và chiến sỹ Đội Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh đã hướng dẫn rõ và yêu cầu đối với người không có nhiệm vụ rời khỏi hiện trường. Trong trường hợp ấy, lực lượng thực thi nhiệm vụ chính là những “cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường.
Với quan điểm, phân tích đó, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng thông tin thêm về những yếu tố liên quan đến khái niệm “hiện trường”.
Căn cứ Điều 2, Quyết định số 13/2010/QĐ-TTg ngày 12-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về danh mục bí mật Nhà nước, thì “Hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng CAND là bí mật thuộc độ Tối mật”. Hoạt động bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường chính là hoạt động nghiệp vụ, thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
Bên cạnh đó, Điều 14, Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định, “người không có phận sự không được phép tiếp cận khu vực, địa điểm cấm và nơi cất giữ bí mật Nhà nước”.
Anh Trần Quang Thế và một số người không được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng vẫn cố tình tìm cách vào hiện trường; bị lực lượng chức năng yêu cầu rời hiện trường, là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Với tinh thần cầu thị, nghiêm túc lắng nghe những ý kiến xung quanh sự việc xảy ra trên cầu Nhật Tân sáng 23-9, giữa PV Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh với chiến sỹ Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh; ngày 27-9-2016, tại trụ sở CATP Hà Nội, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương – Giám đốc CATP đã mời, chủ trì buổi đối thoại với đại diện Báo Tuổi trẻ và Hội Nhà báo Việt Nam.
Tại buổi đối thoại, phóng viên Trần Quang Thế đã bày tỏ hoàn toàn nhất trí với kết quả xác minh của Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội.
Được sự đồng ý của CATP, Báo ANTĐ chuyển tải đến bạn đọc Biên bản đối thoại:





Lê Hương Lan

31 nhận xét:

  1. Bây giờ mới lòi ra chuyện cậu Trần Quang Thế là kẻ lật lọng, tráo trở!
    Theo Biên bản đối thoại ngày 27.9 mà Google.tienlang công bố trên kia thì Trần Quang Thế đã nhất trí hoàn toàn với kết quả xác minh của CA Hà Nội.
    Thế mà nay, cậu này phát biểu trên báo Tuổi trẻ rằng cậu ta KHÔNG nhất trí...

    Mà cậu nhất trí hay không nhất trí thì Công an Hà Nội cứ theo pháp luật mà làm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện côn an hành dân xảy ra từng giờ và trên từng cây số trở thành nỗi ám ảnh của người dân nhưng ba vụ đặc trưng mới nhất mà báo lề đảng buộc phải lên tiếng trong vòng 10 ngày vừa qua liên quan đến côn an làm người viết nhớ về quá khứ lịch sử thời chúa Trịnh với loạn kiêu binh. Xin được tóm tắt ba vụ nêu trên như sau:

      1. Miền Trung: Ngày 21/09/2016, phóng viên Đỗ Thanh Hải báo lề đảng bị lực lượng côn an xã Cư Pô, huyện Krông Búk, tỉnh Đắc Lắc giật máy ảnh, đàn áp vì... chưa xin phép tác nghiệp (?!) khi nhà cầm quyền đang cưỡng chế thô bạo người dân địa phương để xây dựng nhà "văn hóa" thôn Nam Tân. Lãnh đạo côn an tỉnh sau đó xác nhận vì không biết là phóng viên nên mới xảy ra vụ việc.

      2. Miền Bắc: Ngày 23/09/2016, nhà báo lề đảng Quang Thế được côn an hình sự "vuốt má, đá nhưng không trúng" (theo cách nói của côn an Hà Nội sau vụ việc) khi đang muốn làm phóng sự trên cầu Nhật Tân (Hà nội) về một tài xế Taxi nhảy cầu tự tử. Theo côn an, đây là "bí mật nhà nước"(?!) nên không cho phép bất cứ ai tới hiện trường.

      3. Miền Nam: Ngày 30/09/2016, thiếu úy Bùi Xuân Hải "xoa tóc", kéo lê đến đổ máu chị Nguyễn Thị Thu Thảo trên khu vực hồ Con rùa, quận 3, thành hồ (bị ngập).

      Xóa
  2. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói: “Tôi thấy rằng dư luận phản ứng rất mạnh về vụ việc này, đặc biệt là từ khi thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội trả lời kết quả giải quyết. Nếu Công an Hà Nội vẫn quyết định kết quả giải quyết như vậy thì tôi chắc chắn là dư luận không đồng tình. Chỉ có xử lý đúng mực hành vi vi phạm, đúng với bản chất vụ việc, không được bóp méo sự thật, thì người dân mới tin được".
    * Ông nghĩ gì về cách giải thích của đại tá Nguyễn Duy Ngọc rằng hành vi của cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng chỉ là “gạt tay trúng vào má” phóng viên Quang Thế?
    - Tôi và rất nhiều người đều không tin vào cách giải thích của Công an Hà Nội. Hình ảnh, clip đã quá rõ ràng rồi. Tôi không thể tin có một cái gạt tay làm phóng viên chảy máu mồm. Nếu vẫn giải thích như vậy, rõ ràng là không căn cứ vào sự thật xảy ra.
    Tôi đã xem hình ảnh, clip báo chí đăng tải thì thấy rằng ở khu vực đó không có dấu hiệu cho thấy có cảnh báo, cảnh giới bảo vệ hiện trường để người dân, phóng viên biết được.
    Nếu cơ quan chức năng không có cảnh báo, cảnh giới về hiện trường thì lấy căn cứ nào để nói rằng phóng viên vi phạm?
    Hình ảnh một cảnh sát hình sự hành hung phóng viên được gọi là “gạt tay trúng vào má” đó không phù hợp với văn hóa, và chắc chắn cũng không phù hợp với các quy tắc xử sự của ngành công an.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. * Ông bình luận gì khi Công an Hà Nội quyết định xử lý khiển trách cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng và xử phạt hành chính sáu lỗi hơn 14 triệu đồng đối với phóng viên Quang Thế?
      - Như tôi đã nói, sự việc đã được lãnh đạo Công an Hà Nội nhìn nhận không đúng bản chất, không đúng thực tế diễn ra, chính vì vậy cách xử lý hành vi sai trái của cảnh sát hình sự Hưng không đúng mức.
      Tôi có thể nói rằng nhìn hành vi ấy thì ai cũng có thể khẳng định đó là hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện côn đồ. Một chiến sĩ công an nắm vững điều lệnh, có văn hóa thì không hành xử như vậy.
      Còn đối với phóng viên thì căn cứ vào đâu để xử lý người ta? Tôi lấy ví dụ: nếu gọi đó là hiện trường, vậy thì hiện trường được cảnh báo bằng dấu hiệu nào? Không đặt biển báo, không căng dây, vậy thì căn cứ nào để bảo là người ta vi phạm? Nếu người ta đứng bên ngoài chụp tấm ảnh thì có làm biến dạng, thay đổi hiện trường không?
      Thậm chí khi sự việc xảy ra, báo chí đưa tin là những người ra ngăn cản các phóng viên tác nghiệp không xưng là công an, nên anh em phóng viên nói rằng đó là những đối tượng lạ mặt.
      Hơn nữa, nếu nói rằng phóng viên vi phạm hành chính thì các lỗi vi phạm ấy có được lập biên bản ngay tại hiện trường không? Căn cứ vào đâu để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính? Nếu không đảm bảo những yếu tố như vậy thì việc xử lý vi phạm hành chính là trái luật.

      Xóa
    2. * Là đại biểu Quốc hội, ông muốn nói gì với lãnh đạo ngành công an?
      - Tôi nghĩ rằng lẽ ra ngay từ đầu lãnh đạo Công an Hà Nội phải xử lý vụ việc đúng với bản chất của nó.
      Tuy nhiên, sau trả lời của đại tá Nguyễn Duy Ngọc thì tôi thấy rằng vấn đề đã ở mức nghiêm trọng. Hành vi của Ngô Quang Hưng là không thể chấp nhận được.
      Tôi cho rằng nếu lãnh đạo Công an Hà Nội vẫn tiếp tục giữ quan điểm xử lý vụ việc như vậy, thì đã đến lúc lãnh đạo Bộ Công an cần phải có ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc đúng mức thì mới hợp lòng dân.

      * KHÔNG THỂ BAO CHE CHO HÀNH VI BẠO LỰC
      Nhiều đại biểu Quốc hội khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ đều cho rằng họ bất ngờ với cách giải quyết vụ việc của Công an Hà Nội.
      “Suốt mấy ngày theo dõi diễn biến vụ việc và tối 29-9, khi xem VTV1 đưa tin vụ việc, tôi rất bất ngờ, cứ nghĩ là Công an Hà Nội sẽ phải xử lý nghiêm hành vi bạo lực của viên cảnh sát hình sự đã tấn công phóng viên.
      Hành vi bạo lực đó cần phải bị lên án. Không xưng là công an, không chứng minh là công an mà hành hung người khác như vậy thì không còn gì để giải thích.
      Còn nếu là công an mà anh hành hung người khác thì càng không thể chấp nhận được, không thể bao che với bất cứ lý do gì. Đấy là chưa nói đến việc anh tấn công nhà báo đang tác nghiệp được pháp luật bảo vệ” - một thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói.
      Cũng vị này nói tiếp: “Đề nghị lãnh đạo ngành công an cần nghiêm túc nhìn nhận lại các vi phạm trong cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng mình để kịp thời chấn chỉnh, trước mắt là phải xử lý nghiêm vụ việc này”.
      (Trích từ báo Tuổi Trẻ)

      Xóa
    3. Câu trả lời của "một thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam" có đủ chứng lý thuyết phục những ai còn mê muội hay không ?
      Hãy đứng về phía nhân dân, đó là yêu cầu tối thượng với nền báo chí CM !

      Xóa
  3. Tôi cũng chưa nhất trí với cách giải quyết của Công an HN.
    Tại sao các anh chưa làm rõ việc các anh Trần Quang Thế và Huy Trung mạo danh Nhà báo để xông vào hiện trường vụ án mạng?
    Có động cơ xấu gì không? Họ có phải muốn xóa dấu vết tội phạm ở vụ tài xế ta xi bị giết? Liệu họ có phải là đồng phạm trong vụ này?
    Vậy nên cần khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hai anh này để điều tra làm rõ. Trước mắt có thể khởi tố về tội Chống người thi hành công vụ.

    Trả lờiXóa
  4. Biên bản đối thoại làm việc giữa các bên rõ ràng thế này, thể hiện rõ thiện chí của ngành công an, thế mà Báo Tuổi Trẻ ngày 29/9/2016 còn cả gan đưa tin : Xin trích nguyên văn “Nhà báo Quang Thế cho biết ông không đồng ý với nhiều nội dung trong quyết định xử phạt của Công an Hà Nội”. Thì đúng là hết biết. Thế này thì báo Tuổi Trẻ làm sao còn uy tín với người đọc, Bộ TT & TT xử lí được rồi đó, vì TTrẻ đã cố tình thông tin sai sự thật.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi nhất trí với các căn cứ pháp lý của Công an HN đưa ra để xử lý Trần Quang Thế và chiến sĩ CSHS.
    Nhưng tôi cũng nhất trí với ý kiến bác Lê Liêm trên kia.
    Bây giờ, cơ quan cao hơn Công an HN - tức Bộ Công an cần ra quyết định hủy bỏ quyết định của CAHN, để khởi tố hình sự, bắt tạm giam Trần Quang Thế+ Huy Trung.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi nhất trí với các căn cứ pháp lý mà Công an HN đưa ra nhưng hình thức xử lý với Trần Quang Thế là quá nhẹ.
    Bây giờ, cơ quan cấp trên của CAHN là Bộ Công an cần ra quyết định hủy bỏ biện pháp xử lý của CAHN để khởi tố hình sự, bắt tạm giam Trần Quang Thế và cả Huy Trung nữa.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi thấy cả trước và sau vụ việc thì anh Thế đều có cách hành xử văn hóa hơn các anh CA nhiều. Anh Thế tưởng đã không truy cứu trách nhiệm đối với hành vi côn đồ là để mở ra cho đồng chí CA một lối thoát và giữ thể diện cho ngành CA. Nếu mà phía CA cứ ngoan cố bao che thế này thì anh Thế buộc lòng phải kháng cáo khiếu nại bổ sung để yêu cầu xử lý hành vi côn đồ của đồng chí CA thôi. Đối với kẻ không biết điều thì cứ theo pháp luật mà làm, lúc đó đồng chí CA và cả ngành CA có hối cũng không kịp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cậu nặc đọc lại Biên bản đối thoại đi.
      Tại Biên bản ghi rõ biện pháp xử lý với cảnh sát hình sự và cũng ghi rõ các căn cứ pháp lý để kết luận hành vi của Thế vi phạm một loạt các quy định của pháp luật.
      Và sau đó Trần Quang Thế đã HOÀN TOÀN NHẤT TRÍ VỚI KẾT LUẬN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA.
      Chính hắn cùng sếp của hắn đã ký Biên bản.

      Mà tôi thấy Công an HN tổ chức đối thoại cùng kỳ kỳ.
      Tại sao cho Trần Quang Thế tham gia đối thoại mà không cho các chiến sĩ CSHS Đông Anh tham gia?
      Có lẽ chính cái cách quá cầu thị của CAHN làm cho cậu Thế & lãnh đạo Báo Tuổi trẻ phát sinh ý coi thường.
      NHỜN VỚI CHÓ, CHÓ LIẾM MẶT.

      Xóa
    2. Anh thích chú rồi đó, Sĩ Nguyên !
      Anh đang ngồi theo thế "tọa sơn quan hổ đấu", tủm tĩm cười khi chú miệt thị "tiếng nói của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh" - cánh tay mặt của
      Đảng ta - là chó !
      Hay là chú cho rằng Đảng ta thuận tay trái chăng ????

      Xóa
    3. Biên bản chỉ có một chiều nên không đáng tin. Có thể anh kia bị gài hoặc do phía CAHN dỗ ngọt nên ký vào. Bây giờ thấy phía CA trở mặt nên anh kia phản cung cũng phải thôi, điều đấy được pháp luật cho phép. Sao CAHN phải ém các thủ phạm phe mình, sợ họ mở mồm thì mắc quay chăng? Thế là rõ cả rồi. Cứ ra trước tòa rồi biết mèo nào sợ mỉu nào.

      Xóa
  8. Xử lý của CAHN như vậy là đúng. Thằng Thế đang chối sau khi ký biên bản đối thoại vì hiện nay nó thấy báo Tuôi Trẻ đang có quá nhiều người chống lưng, thế nào thì báo và nó cũng vô tội, bởi báo TT có quá nhiều anh 2, anh 3. Toàn là Đoàn cả. Còn thằng cha đại biểu Sỹ Cuong cũng hùa theo, Đại biểu này chỉ muốn hạ uy tín và giải tán luc lượng CA thôi, đại biểu QH mà không tin CA thì chỉ có đi tin bọn địch. Anh không tinbCA thì họ cũng đéo tin anh đại biểu này.

    Trả lờiXóa
  9. Trái với những gì đại diện Đà Trang của báo Tuổi Trẻ tại HN nói trong biên bản ở trên "..Nhất trí với quan điểm của lãnh đạo CA thành phố (HN)...", thì báo Tuổi trẻ vẫn tiếp tục không chịu thừa nhận hành vi sai trái của quân mình. Họ tìm cách xào chẻ, dẫn lời 1 vài người hòng tiếp tục biện minh cho sai trái bên phía mình. Thí dụ : chiều tối hôm qua, Tuổi Trẻ đăng 1 bài dẫn lời 1 tay gọi là "luật sư" nào đó, để cho rằng đại ý ' hiện trường vụ án không phải là bí mật quốc gia, không phải là nơi bất khả xâm phạm... ', với lý lẽ rất ngô nghê , hàm ý bao che cho việc Thế vào hiện trường mà không được phép của lực lượng bảo vệ. Chắc thấy không ra làm sao nên nay đã rút xuống. Nay lại tìm cách dẫn lời của 1 vị Đại biểu quốc hội. Tôi không có ý hạ thấp, nhưng vẫn cần xác định là : ý kiến của ông đại biểu Nguyễn Sĩ Cương thực ra là ý kiến của cá nhân ông, 1 trong rất nhiều đại biểu Quốc hội VN. Tạm chưa bàn đúng hay sai hay thế nào trong ý kiến của ông này, nhưng điều dễ thấy là quan điểm của ông tỏ ra khá 1 chiều, chỉ xoáy vào phía CA mà không hề đả động gì vào diễn biến các sai phạm của các phóng viên liên quan. Căn cứ vào trả lời , ta có cảm giác ông Cương không nắm được diễn biến vụ việc xảy ra, thông tin ông sử dụng hầu như trùng khớp với thông tin 1 chiều của Tuổi Trẻ. Với tiếp nhận nguồn thông tin như vậy, nên không ngạc nhiên khi ông Cương nói y chang như Tuổi Trẻ mong muốn.
    - Tóm lại trả lời của ông đại biểu Cương do vậy thiếu hẳn sức thuyết phục, và sự công tâm.

    Trả lờiXóa
  10. Có rất nhiều ý kiến không đồng tình và cho rằng còn nhẹ, cách xử lý phạt hành chính đối với Trần Quang Thế. Thế và vài tay khác như Huy Trung,..đáng phải xử lý nặng hơn, thậm chí là xử lý hình sự. Đã có những thông tin đáng tin cậy tại hiện trường, cho thấy mấy tay phóng viên này đã ' Tự ý mở cửa xe taxi để chụp ảnh', làm xáo trộn hiện trường.
    Trích phần đầu bài viết của Nam Phong trên quochoi. org , tại đây :
    "...Tôi đã có bài viết thứ nhất (Có lãnh đạo nào đại diện báo Tuổi Trẻ lên tiếng xin lỗi cảnh sát chưa? đăng trên site quochoi.org) sau hàng loạt tờ báo liên tiếp đăng tải rất nhiều bài với những tiêu đề và hình ảnh “công an hành hung phóng viên” trên cầu Nhật Tân rất phản cảm, khiến dư luận cả nước vô cùng bức xúc. Lang thang trên mạng, tôi đã bắt gặp một thông tin rất quan trọng cần làm rõ. Trong phần bình luận (Comment) tại đây https://www.facebook.com/tin365vn/posts/1288726811157591, Facebooker Đăng Tuấn (Tuấn Sầm) https://www.facebook.com/dlatu.stores đã bình luận và cung cấp cho chúng ta một thông tin rất quan trọng rằng, “… Công an đang bảo vệ nguyên trạng hiện trường thì cứ xông vào mở cửa xe taxi để chụp, là phóng viên mà đ… có thẻ, mặt thì trông như mấy thằng trộm cắp vặt thì bị đuổi và cho ăn đòn là đúng rồi! … P/s hôm đó tôi đứng kề vụ này.” Và sau đó Đăng Tuấn bình luận tiếp “hôm đó mình đứng gần nên biết vụ này”. Tôi cần phải viết tiếp bài này để đi tìm sự thật như sự cần thiết phải viết bài thứ nhất vậy!
    Facebooker Đăng Tuấn (Tuấn Sầm) đã bình luận và cung cấp cho chúng ta một thông tin rất quan trọng ở hiện trường
    Facebooker Đăng Tuấn (Tuấn Sầm) đã bình luận và cung cấp cho chúng ta một thông tin rất quan trọng ở hiện trường
    Đăng Tuấn bình luận tiếp “hôm đó mình đứng gần nên biết vụ này”
    Đăng Tuấn bình luận tiếp “hôm đó mình đứng gần nên biết vụ này”
    Sau khi xem xét kỹ trang facebook của Đăng Tuấn (Tuấn Sầm) thì thấy có ghi thông tin Nguyễn Đăng Tuấn làm việc cho Stores D’latu (Xưởng sản xuất ghế sofa, 81 ngõ 1295 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội), Nội thất SOFASANG (294 Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội). Điện thoại 0976.899.000 ; https://www.facebook.com/dlatu.stores ; http://www.sofasang.com ; https://www.facebook.com/sofasanghn. Mọi người có thể liên hệ để xác minh thêm thông tin.
    Có thể nói, nếu hành động phóng viên “xông vào mở cửa xe taxi để chụp” mà Nguyễn Đăng Tuấn cung cấp là đúng như thực tế diễn ra, thì đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng hiện trường án mạng rồi còn gì?..." hết trích.

    Link : http://quochoi.org/tai-sao-y-kien-nguoi-dan-o-hien-truong-khong-duoc-bao-nao-tim-toi-de-cap.html

    * Nếu nâng quan điểm , chỉ 1 hành vi này của vài tay phóng viên kền kền này, cũng đã cấu thành tội hình sự.

    Trả lờiXóa
  11. Như vậy là đã rõ, chuyện xô xát giữa hai bên là có, nhưng theo thông tin của công an Hà Nội cung cấp thì không có chuyện công an hành hung phóng viên như dư luận đã xôn xao. Chỉ là đồng chí công an tên Hưng “gạt tay trúng vào má” của phóng viên Thế.
    Có lẽ “gạt tay trúng má” là một định nghĩa khác về hành động mà chúng ta thường gọi nôm na là “tát”. Nhưng rõ ràng nếu nghe đại diện Công an Hà Nội mô tả “gạt tay trúng má” thì cảm giác cũng thấy… nhẹ nhàng, thư thái hơn. Đó chẳng phải là tác dụng của uyển ngữ hay sao.
    Có lẽ từ giờ, chúng ta cũng nên học tập cách sử dụng ngôn ngữ trong trường hợp này để áp dụng cho mọi trường hợp, chắc cuộc sống sẽ bớt đi bạo lực nhiều lắm. Chẳng hạn hồi năm 2011, một nữ sinh lớp 12 ở TP Hồ Chí Minh đã bị xử 9 tháng tù vì tội tát CSGT, giá như lúc ấy, khái niệm “gạt tay trúng má” được đưa ra thì có lẽ nữ sinh này đã không bị xử tù giam. Tiếc là định nghĩa này ra đời chậm quá.
    Bạo lực gia đình có lẽ rồi cũng sẽ giảm đi, bởi giả sử vợ chồng có xô xát với nhau, bên nọ tát bên kia 1 cái, bảo là tát thì nghe ghê gớm, nhưng nói là “gạt tay trúng má” nhau, có lẽ hai bên sẽ thấy chuyện chẳng có gì to tát, lại làm hòa ngay được. Thế giới lại tiếp tục hòa bình.
    Lại nhớ đến những vụ tai nạn trước đây, kiểu như “cảnh sát giơ gậy lên trúng vào mặt người tham gia giao thông”, “công an xã mặc áo mưa, giơ dùi cui trong áo mưa nhưng chẳng may trúng vào em học sinh”... Toàn là vô tình, do không may, xui rủi cả thôi.
    Nói chung, theo như cách giải thích của phía công an Hà Nội, chuyện xô xát giữa công an huyện Đông Anh với PV báo Tuổi trẻ là hoàn toàn không có gì to tát như dư luận vẫn tưởng. Cú “gạt tay trúng má” đó đã xử lý bằng hình thức khiển trách là hợp lý rồi.
    Có lẽ đây là một hình thức xử lý rất đúng quy trình, không có gì phải bàn cãi thêm.
    (Theo Mi An - báo Đất Việt)

    Trả lờiXóa
  12. Tại Biên bản ghi rõ biện pháp xử lý với cảnh sát hình sự và cũng ghi rõ các căn cứ pháp lý để kết luận hành vi của Thế vi phạm một loạt các quy định của pháp luật.
    Và sau đó Trần Quang Thế đã HOÀN TOÀN NHẤT TRÍ VỚI KẾT LUẬN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA.
    Chính hắn cùng sếp của hắn đã ký Biên bản.

    Mà tôi thấy Công an HN tổ chức đối thoại cùng kỳ kỳ.
    Tại sao cho Trần Quang Thế tham gia đối thoại mà không cho các chiến sĩ CSHS Đông Anh tham gia?
    Có lẽ chính cái cách quá cầu thị của CAHN làm cho cậu Thế & lãnh đạo Báo Tuổi trẻ phát sinh ý coi thường.
    NHỜN VỚI CHÓ, CHÓ LIẾM MẶT.

    Trả lờiXóa
  13. Các cơ quan truyền thông là mặt trận ngôn luận chính thống của Đảng. Một anh công an tép riu mà dám đánh vỡ mặt nhà báo đang tác nghiệp là một sự vi phạm nội quy ngành và xúc phạm trầm trọng đến giới báo chí và uy tín của Đảng. Một hành vi đánh người manh động khó có thể chấp nhận ở người bình thường chứ nói gì đến một chiến sĩ công an nhân dân đại diện cho cả bộ mặt Quân đội nhân dân VN. Trước mắt thì kết hợp trong biện pháp kỹ luật cũng phải bảo gồm cả việc giáo dục, rèn luyện lại tư cách đạo đức và tác phong hiếu với dân cho anh chiến sĩ CSHS này. Đồng thời, bên công an Hà nội và anh chiến sĩ cảnh sát manh động kia cũng nên công khai xin lỗi anh phóng viên nhà báo và BBT báo Tuổi Trẻ là việc cần làm ngay. Đừng vì một con sâu mà làm rầu nồi canh. Công an cũng là từ dân mà ra, nếu biết hiếu với dân như nội quy ngành qui định thì dân cũng như cha mẹ sẽ vui lòng tha thứ cho những đứa con lỡ dại lần đầu. Lời nói không mất tiến mua. Có lỗi thì nhận lỗi chẳng có gì phải mắc cỡ sĩ diện hão cả. Trái lại, dũng cảm nhận lỗi thì còn được dân thương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sĩ Nguyên12:13 Ngày 01 tháng 10 năm 2016

      NHỜN VỚI CHÓ, CHÓ LIẾM MẶT.
      ------------------------
      Nhất trí với các bác .Phải xin lỗi người ta thôi . Công an đánh dân thì không thể nào chấp nhận được ,nhưng có thể được tha thứ nếu biết ăn năn hối lỗi .Đừg để phải ra tòa thì mệt đó à nha.

      Xóa
  14. 8 CÂU HỎI CHO BÁO TUỔI TRẺ:
    Đầu tiên cho tôi xin phép được nói là tôi từng là 1 fan của báo tuổi trẻ từ khi mới học lớp 8 vì đây là tờ báo dũng cảm dám nói sâu nói cay vào cái xấu! Thế nhưng qua 1 vài vụ việc gần đây tôi rất buồn và muốn hỏi báo:
    1: Quý pv Quang Thế tại sao không có thẻ nhà báo khi đi công tác tại hiện trường?
    2: Đã không có thẻ thì sao ko chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát ( đừng đổ lỗi là cs thường phục vì lúc đó có cả cs cảnh phục và cax )
    3: Tại sao bạn pv Quang Thế lại phải xông vào hiện trường cho bằng được? Ko nhẽ a ta là hung thủ và muốn vào xoá dấu vết à? Nếu ko phải thì có phải pv của quý báo có vấn đề về thần kinh ko?
    4: 1 pv khi đi tác nghiệp không đem theo thẻ nhà báo, tự ý xông vào hiện trường án mạng, ko chấp hành hiệu lệnh từ nơi có thẩm quyền cao nhất ( khi có 1 vụ án xảy ra thì ll bảo vệ hiện trường sẽ có thẩm quyền cao nhất việc cho ai ra hay vào ) thì có phải pv đó vi phạm luật báo chí ko? Và quý báo sẽ xử lý pv của mình ntn?
    5: Tại sao quý báo lại cho mình cái quyền pv được chửi công an còn công an ko được làm gì pv cả ( quay lại các câu hỏi khác ko xuất trình thẻ sao biết là pv hay hung thủ giả dạng quay lại hiện trường?)
    6: Quý báo đang muốn giúp ca sớm điều tra ra nguyên nhân vụ việc để giữ gìn bình yên xã hội hay đang muốn cản trở công việc của họ??? ( Liệu mục đích thật sự của quý báo là gì?)
    7: Việc quý báo thản nhiên đăng ảnh, thông tin lý lịch của chiến sĩ cảnh sát hình sự lên internet đã có sự đồng ý của họ chưa? Quý báo có biết vì sao họ phải mang thường phục ko? Có biết bao nhiêu tên tội phạm và xã hội đen đang săn lùng thông tin về họ để trả thù ko?
    8: Quý báo tại sao trên các page và trang báo điện tử lại chỉ cho hiện các cmt ủng hộ quý báo còn các cmt khách quan thì ko cho? ( đã test)

    Vì báo tt ko cho hiện các cmt khách quan nên mong các bạn chia sẻ hoặc coppy nội dung này thật nhiều để nhiều người biết được tt họ khách quan ntn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công an đánh dân là sai rồi chẳng có qui định nào cho phép làm như thế cả. Ở đây lại còn đánh cả nhà báo của một tờ báo lớn nhất nhì cả nước là Tuổi Trẻ thì cái sai phải được nhân lên gấp chục lần hơn. Do vậy, theo tôi thì báo TT không cần phải trả lời các câu hỏi trên vì tội trạng của đồng chí công an đã quá rõ ràng, quá dã man đánh người 'hộc máu mồm' thì còn chối vào đâu nữa?

      Xóa
    2. Rận bọ Nặc danh14:23 Ngày 01 tháng 10 năm 2016 ơi!
      Có ai nói rằng CSHS đánh tên Thế là ĐÚNG không hả?

      Xóa
    3. @ Trần: nếu đã biết sai thì mau xin lỗi người bị hại và bồi thường cho họ chứ còn cố đôi co để tìm cách làm giảm nhẹ hành vi phạm pháp của mình là ý gì?

      Xóa
  15. Chuyện lùm xùm này thế mà dai dẳng.Đẫu rằng anh Thế phóng viên,anh đà Trang báo TT,anh Ngọc đã CAHN đã có biên bản,đối thoại và kết luận:đánh phóng viên là anh CA sai phải xử lý.Vi phạm hiện trường và có chửi CA là anh Thế sai,phải xử lí nốt.Mọi người kí tá.Nhưng tới xử lí thì tá hỏa ra,khiển trách anh CA là nhẹ.Phạt anh Thế hơn 14 tr là đắt.Vì vậy dư luận lại ồn lên.Nào anh Tuấn Sẩm,anh Manh Huỳnh,vị đại biểu cuốc hội nào đó cũng lên án CA,và có cả anh Tuấn"thịt cho học trò" cũng không tán thành với CA.Rõ là cây muốn lặng,gió chẳng muốn đừng.Tốt nhất là nâng mức phạt lên.Anh Hưng CA phải chịu cảnh cáo phạt tiền,anh Thế,anh Trung mời 2 anh đi nhặt cỏ vê vì vi phạm PL.Báo TT phải khiển trách vì lật kèo.Mọi người xem có được không?

    Trả lờiXóa
  16. Chuyện lùm xùm này thế mà dai dẳng.Đẫu rằng anh Thế phóng viên,anh đà Trang báo TT,anh Ngọc đã CAHN đã có biên bản,đối thoại và kết luận:đánh phóng viên là anh CA sai phải xử lý.Vi phạm hiện trường và có chửi CA là anh Thế sai,phải xử lí nốt.Mọi người kí tá.Nhưng tới xử lí thì tá hỏa ra,khiển trách anh CA là nhẹ.Phạt anh Thế hơn 14 tr là đắt.Vì vậy dư luận lại ồn lên.Nào anh Tuấn Sẩm,anh Manh Huỳnh,vị đại biểu cuốc hội nào đó cũng lên án CA,và có cả anh Tuấn"thịt cho học trò" cũng không tán thành với CA.Rõ là cây muốn lặng,gió chẳng muốn đừng.Tốt nhất là nâng mức phạt lên.Anh Hưng CA phải chịu cảnh cáo phạt tiền,anh Thế,anh Trung mời 2 anh đi nhặt cỏ vê vì vi phạm PL.Báo TT phải khiển trách vì lật kèo.Mọi người xem có được không?

    Trả lờiXóa