Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Chương 3. “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?”

“Vietnam, Why Did We Go?” Câu chuyện gây sốc về vai trò của “giáo hội” Công giáo trong buổi khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam - Hồng y Spellman, Chỉ huy Tuyên úy quân đội Mỹ.
Lời dẫn: Nhân sự kiện bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, chúng ta buộc phải bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn Ca-tô Rô-ma giáo.
Cuộc tìm kiếm của chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang đã đưa chúng tôi đến với cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” -Tác giả: Avro Manhattan (1914-1990). Người dịch Trần Thanh Lưu. Tác phẩm tuy chủ yếu viết cho người Mỹ nhưng với bạn đọc người Việt, nhất là người Việt trong nước, xin đọc để biết thêm lý do xuyên suốt nhất, lý do “vì sao người Mỹ đã đi” đến nước ta để khởi động một cuộc chiến 20 năm máu lửa trên quê hương mình. Đối với người Mỹ, cho đến hôm nay, không hẳn ai cũng trả lời rốt ráo được câu hỏi vì sao, ngay từ đầu, Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, một quốc gia “đèo heo hút gió”, xa quê hương của họ trọn nửa trái cầu. Ngay cả trong các môi trường đại học và nghiên cứu, không phải trường phái nào cũng đồng ý với nhau khi lý giải nguyên nhân đầu tiên và đích thực của quyết định, mà trong 8 năm sau đó, đã tiêu tốn 584 tỷ Mỹ kim để đưa 9 triệu 200 ngàn quân nhân luân phiên tham chiến và khiến hơn 58,000 thanh niên Mỹ phải bỏ mạng nơi chiến trường. Đồng thời, cũng dội 15 triệu tấn bom và phun hơn 11 triệu gallons chất độc Agent Orange lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến tranh Việt Nam nầy, sau đó, đã để lại những hội chứng tâm lý tác động mạnh mẽ không phải chỉ trên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà còn xoáy sâu cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Mỹ trong nhiều năm nữa.
Giữa tất cả những nỗ lực và kết quả nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân đầu tiên của chiến tranh Việt Nam đó, Avro Manhattan nổi bật lên với một luận điểm ít ai ngờ. Tuy không ngờ nhưng lại có tính thuyết phục cao. Từ góc độ văn hóa, hay chính xác hơn, từ cách tiếp cận chính trị-tôn giáo đan bện nhau, ông đã sưu khảo và tổng hợp các thông tin của nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó, đi đến một kết luận: Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu là một cuộc chiến tranh tôn giáo dù phần biểu hiện bên ngoài của nó (và các lực lượng tham chiến) có là chính trị, kinh tế hay quân sự.
Nhân việc tìm hiểu về nguồn cơn cuộc bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, và cũng nhân dịp 42 năm Chiến thắng Đế quốc Mỹ xâm lược, kể từ hôm nay, Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu từng chương cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” (Bản dịch trên trang Sachhiem) để chúng ta thấy câu trả lời cuối cùng của tác giả là: Chính Giáo Hội Ca-tô, và đối tác ngoại giao của nó là Tòa thánh Vatican mới là kẻ xúi giục chính, leo thang và đeo đuổi cuộc xung đột ở Việt Nam. Ngay từ ban đầu những động cơ tôn giáo đã khai mào cho trận thác lũ gây nên bao đau thương tuyệt vọng khôn cùng ở các lục địa châu Á và châu Mỹ. Sự bi thảm của Việt Nam sẽ đi vào lịch sử như là trong những hành vi độc ác của sự liên minh đương thời giữa chính trị và tôn giáo có tổ chức.
Những yếu tố của một bản chất chính trị, ý thức hệ, kinh tế và quân sự không hề đóng vai trò gian ác trong việc mở rộng chiến tranh, mà lại là tôn giáo của cái Giáo Hội Ca-tô mới chính là kẻ chủ mưu. Từ ban đầu vai trò của nó đã được giảm thiểu nếu không nói là được xóa đi. Nhưng những dữ kiện cụ thể lại không thể bị bị chùi rửa dễ dàng được, và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét kỷ lưỡng dù vắn tắt…
********************************

Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?
Trần Thanh Lưu dịch cuốn
“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan
CHƯƠNG 3
Fatima Hóa của Phương Tây
Các bước khơi mào tôn giáo và ý thức hệ dẫn đến cuộc chiến Việt Nam.
 “Cuộc chiến tranh lạnh” như một bước dẫn đến “chiến tranh nóng”     Hoa Kỳ và Vatican chuẩn bị sẳn sàng cho “NGÀY ẤY” – Điều-kiện hóa dân Ca-tô cho “cuộc chiến tranh nóng” sắp đến   Thông điệp  của Đức Mẹ Fatima   Cải đạo nước Nga Soviet theo Giáo Hội Ca-tô   Ẩn ý chính trị của việc sùng bái Fatima   Giáo hoàng và Đức Mẹ khuyến khích quân tình nguyện cho mặt trận Nga.

  
Trước khi đi vào những sự kiện theo thời gian mà rốt ráo đã dẫn đến việc dính líu của Hoa Kỳ vào  cuộc chiến ở Việt Nam, thiết nghĩ cũng nên xem qua xu thế ý thức hệ của những năm trước lúc bộc phát; nếu không thì không thể hiểu chính xác những vấn đề cơ bản.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ và Vatican đã kết ước thành một liên minh hổ tương, như chúng tôi đã nói đến, chủ yếu là để ngăn chận chủ nghĩa Cộng sản Nga  ở châu Âu và châu Á. Tính hiếu chiến của sách lược hổn hợp này cộng với sự quyết tâm của nước Nga Soviet là cấy chủ nghĩa cộng sản ở bất kỳ nơi nào nó có thể, đã sản sinh ra điều mà ta gọi là “Chiến tranh lạnh”. Theo cái nhìn của nhiều phe thì Chiến tranh lạnh là bước khơi mào cho một cuộc chiến tranh nóng, trong trường hợp này, sự bộc phát Thế chiến thứ III.
Điều này không phải là phỏng đoán hay tưởng tượng, mà là một triễn vọng dựa trên những yếu tố cụ thể về quân sự và chính trị. Hoa Kỳ và Vatican đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực riêng của mình, chuẩn bị cho “Ngày Ấy.” Trong khi Hoa Kỳ bận rộn chuẩn bị quân sự thì Vatican bận rộn chuẩn bị về tôn giáo. Điều này bao gồm sự động viên niềm tin tôn giáo, và nguy hiểm hơn, sự đẩy mạnh chủ nghĩa xúc động tôn giáo.
Vatican là một trung tâm ghê gớm về ngoại giao và ý thức hệ bởi dưới tay nó có cả một guồng máy tôn giáo của Giáo hội. Trong thời chiến tranh lạnh, nó đã sử dụng guồng máy này nhuần nhuyễn mà không một giáo hội (tôn giáo) nào khác sánh nổi.
Giáo hoàng Pius XII là kẻ cả tin vào sự không thể tránh khỏi, và dĩ nhiên “tính cần thiết,” của Thế chiến thứ III. Vì mục tiêu ấy mà ông ta đã hoạt động không ngừng trong mặt ngoại giao, chủ yếu với Hoa Kỳ, với sự hợp tác của bộ phận Ca-tô vận động hành lang ở Washington, D.C. Dù chúng tôi có nói đến ở vài nơi sự vận động ám muội của bộ phận này, nhưng chúng ta nên chú tâm vào một nhân vật tôn giáo mà Giáo hoàng Pius XII và một số chính khách Mỹ đã thực hiện trong lĩnh vực thuần tôn giáo cốt để chuẩn bị đặc biệt cho Thế chiến III.
Điều này có thể làm được bởi Giáo hoàng Pius XII, cho đến nay, đã thành công trong việc điều-kiện-hóa hằng triệu dân Ca-tô, cả ở châu Âu và Hoa Kỳ chấp nhận tính bất khả tránh của một cuộc chiến tranh như thế, hầu như là một cuộc thánh chiến khích động từ Thiên chúa. Ông ta biện hộ điều ấy cho là chính Đức Mẹ Đồng Trinh đã trở thành đồng minh của ông ta. Vì trong thảm trạng ở Việt Nam, Vatican đã dùng chủ nghĩa xúc động tôn giáo của Đức Mẹ Fatima cho các mục tiêu chính trị, chúng ta phải xem qua quá trình của sự sùng bái này.
Đức Mẹ Fatima đã hiện ra lần đầu trước ba đứa trẻ thất học ở Fatima, một vùng hẻo lánh của xứ Bồ đấo Nha vào năm định mệnh 1917, năm có cuộc cách mạng Nga.
Giáo hoàng Pius XII (1939-58) là một nhà ngoại giao tài giỏi, một chính trị gia xảo quyệt và một thập tự quân ngoan đạo. Những đặc tính này đã làm ông ta thành một trong những nhân vật lỗi lạc trong thời đại chúng ta. Ông đã biến Giáo Hội Ca-tô thành một công cụ chính trị toàn cầu. Hơn cả những người ngoài nước Đức, ông đã giúp Hitler cầm quyền. Nguồn ám ảnh nổi bật của ông là chủ nghĩa Cộng sản và ông đã trở thành kẻ xúi giục Chiến tranh lạnh. Ông là cái trục tôn giáo mà cuộc thánh chiến của Ca-tô chống lại chủ nghĩa Cộng sản quay quanh. Hồng Y Spellman, như là phát ngôn viên của ông ở Hoa Kỳ, đã ảnh hưởng sâu rộng đến chính khách Mỹ và dư luận quần chúng, đã cho viên ngoại trưởng chống-Nga John Foster Dulles một lời giải thích thần bí. Qua Spellman, Giáo hoàng Pius XII đã mưu toan lèo lái quân lực Hoa Kỳ chống chủ nghĩa cộng sản ở Triều Tiên và Việt Nam, và hoàn toàn “im lặng” khi vào năm 1954, quân đội Hoa Kỳ tính dùng vũ khí hạt nhân ngay lúc ban đầu của cuộc chiến Việt Nam.
Sự hiện ra của Bà còn kèm theo vài phép lạ:
Mặt trời trở nên nhợt nhạt, nó quay quanh nó ba lần, tựa như một cái vòng xe Catherine … [LND: Dùng trong việc đốt pháo bông] Cứ hết một vòng quay nó nhảy ra khỏi quỉ đạo và tiến đến dân chúng theo lối đi hình chữ chi, dừng lại, rồi trở về vị trí bình thường cũ.
Việc này kéo dài khoảng 12 phút và đã được một nhóm dân đông đảo gần bầy trẻ chứng kiến. [1]
Có điều là Giáo hội Ca-tô đã chẳng thèm để ý đến hai ngàn triệu dân khác trên thế giới chẳng hề biết đến chuyện mặt trời rúng động, quay cuồng rồi nhảy ra khỏi quỉ đạo.
Ngược lại, quần chúng Ca-tô được bảo phải tin rằng mặt trời đã thực sự di động theo “hình chữ chi” ngay khi Đức Mẹ hiện ra; như là chứng cớ chân thật của sự có mặt của Bà, và dĩ nhiên “thông điệp của Bà.
Thông điệp của Đức Mẹ Đồng Trinh đã khiến Giáo Hoàng thực hiện lễ “dâng hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm,” tiếp theo là “dâng hiến nước Nga.” Bà đã báo trước rằng “Nước Nga sẽ được cải đạo,” “Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến nước Nga cho ta.”  Nhưng Bà cảnh cáo, nếu việc này không thành thì “những sai lầm của nước Nga sẽ lan tràn khắp thế giới, gây nên chiến tranh và khủng bố…. những nước khác sẽ bị hủy diệt …” Tuy thế cuối cùng thì Đức Mẹ Đồng Trinh hứa hẹn bằng lời an ủi rằng Giáo Hội Ca-tô sẽ chiến thắng, sau đó “Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng nước Nga cho ta. Rồi nước Nga sẽ được cải đạo và một giai đoạn hòa bình sẽ được ban cho thế giới.”
Những câu dẫn nói trên là từ những thông điệp đầy thẩm quyền của chính Mẹ Đồng Trinh Mary, như đã được một trong những đứa trẻ kể lại và  Giáo hội Ca-tô đã hồ hởi chấp nhận như là một sự khải huyền chân thật của “Mẹ của Chúa.” [2]   
Trong vòng vài năm, sự sùng bái Fatima đã gia tăng đáng kể. Số người hành hương được nhân lên từ 60 vào ngày 13 tháng 6, năm 1917 đến 60 ngàn vào tháng 10 cùng năm. Từ 144 ngàn trong năm 1923, đến 588 ngàn vào năm 1928. Tống số trong 6 năm lên đến hai triệu người. [3]
Vatican nghiêm túc tin tưởng vào lời hứa (của Đức Mẹ). Đức Ông Pacelli, Giáo hoàng Pius XII trong tương lai, bấy giờ là trợ tá lão thành bên sau giáo hoàng Pius XI, bảo trợ một sách lược ủng hộ chủ nghĩa Phát-Xít  tại Ý và rồi Quốc Xã tại Đức, để giúp làm cho lời tiên tri thành sự thật. Đúng ra, ông ta đã trở thành công cụ chính giúp Hitler nắm được quyền lực. Ông ta đã kêu gọi Đảng Ca-tô Đức bầu cho Hitler vào cuộc tổng tuyển cử cuối vào năm 1933. [4] Ý tưởng cơ bản thực đơn giản. Chủ nghĩa Phát-Xít và Quốc Xã ngoài việc đập tan các đảng Cộng sản ở châu Âu cuối cùng sẽ đập tan Cộng sản Nga.
Vào năm 1929, Giáo hoàng Pius XI đã ký một Điều Ước (concordat) và Hiệp Ước Lateran với Mussolini và đã gọi ông ta là “kẻ đã được Thương đế sai xuống.”  Năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng nước Đức. Năm 1936, Franco khởi đầu cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Khoảng 1938 thì hai-phần-ba châu Âu đã bị Phát-Xít-hóa và những tiếng động âm ỉ của đê nhị thế chiến đã dần được nghe rõ khắp nơi. (xin mời xem http://www.sachhiem.net/TONGIAO/Suutam2.php  Để biết thêm về liên minh giữa Vatican và Đức Quốc xã Naxi trước và trong Đệ nhị Thế chiến - Chú thích của sachhiem.net)
Cùng lúc thì châu Âu cũng đã bị Fatima-hóa. Sự sùng bái Fatima, coi trọng lời hứa của Đức Mẹ Đồng Trinh về việc cải đạo nước Nga, đã được Vatican đanh trống thổi kèn rùm beng. Năm 1938, một đặc sứ của giáo hoàng được gởi đến Fatima, và tức khắc nửa triệu người hành hương được bảo rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã tiết lộ ba điều bí mật cho mấy đứa trẻ. Vì thế vào tháng 6 cùng năm, một đứa bé còn sống sót – đã theo lời khuyên của Cha nghe xưng tội, lúc nào cũng tiếp xúc với bề trên và như thế với Vatican – đã tiết lộ nội dung của hai trong ba điều bí mật:
1. Điều đầu tiên là một quang cảnh Địa ngục (có cái gì hơi giống với thế giới hiện đại).
2. Điều thứ hai là đúng chóc vào trọng điểm: một sự lập lại rằng nước Nga Soviet sẽ được cải đạo theo Giáo Hội Ca-tô.
3. Điều thứ ba đã được niêm phong trong một bì thư và giới chức tòa thánh cất giử, chỉ được tiết lộ vào năm 1960.
Sự lập lại đầy kịch tính của một sự tiết lộ điều bí mật thứ hai về nước Nga Soviet lập tức mang một ý nghĩa to lớn về chính trị và tôn giáo. Thời điểm của việc “tiết lộ” thật là khéo chọn. Những nhà độc tài Phát-Xít cũng đang nói cùng giọng điệu: Hủy diệt nước Nga Soviet.
Năm sau, 1939, đệ nhị thế chiến bộc phát. năm 1940 nước Pháp bị đánh bại. Toàn châu Âu trở thành Phát-Xít. Năm 1941, Hitler xâm lăng Nga. Lời tiên đoán của đức Mẹ Đồng Trinh rốt cuộc đã sắp được hoàn thành. Tại Vatican mọi người đều vui mừng vì bây giờ Pacelli đã trở thành giáo hoàng dưới danh hiệu Pius XII (từ năm 1939).
Pius XII khuyến khích dân Ca-tô tình nguyện cho mặt trận Nga. Dân Ca-tô – hầu hết đều sùng tín Đức Mẹ Fatima – tham gia vào quân đội Quốc Xã, từ Ý, Pháp, Ái Nhĩ Lan, Bỉ, Hòa Lan, Nam Mỹ Latin, Hoa Kỳ và Bồ đào Nha. Tây ban Nha gởi một Sư đoàn Xanh Ca-tô.
Tháng 10, 1941 trong khi quân đội Quốc Xã tiến dần đến Moscow, Pius XII đang hiệu triệu giáo dân Bồ, thúc họ nên cầu nguyện cho một sự chóng hiện thực lời hứa của Đức Mẹ Fatima.  Năm sau, 1942, sau khi Hitler tuyên bố nước Nga Cộng sản đã bị đánh bại “dứt điểm”, Pius XII, trong một Thông Điệp Hân Hoan, hoàn thành phần đầu của giáo lệnh Đức Mẹ và “dâng hiến thế giới cho trái tim vô nhiễm của Bà.” 
“Sự hiện ra (của Bà) ở Fatima mở ra một thời đại mới.”    Hồng Y Cerejeira đã viết trong cùng năm. “Đó là điều báo trước những gì mà Trái tim Vô Nhiễm của Mary chuẩn bị cho thế giới.” Thời đại mới, vào năm 1942 là cả lục địa châu Âu bị Quốc Xã hoá với nước Nga hầu như bị xoá khỏi bản đồ, Nhật bản chiếm một nửa châu Á và chủ nghĩa Phát-Xít thế giới đang ở cực điểm khắp nơi.
Đế quốc Phát-Xít biến mất với sự sụp đổ của Hitler. Vào năm 1945, Đệ nhị Thế chiến chấm dứt. Và trước sự ngạc nhiên đầy phiền muộn của Giáo Hoàng Pius XII, nước Nga Soviet lại trổi dậy thành nước hùng mạnh thứ hai trên thế giới.
 [Hết Chương 3]
Ghi chú:
[1] Mô tả của Cha Giòng Tên, H.S. De Caires, được Giám Mục ở Dublin cho phép, 1946.
[2] Mô tả của Cha Giòng Tên, H.S. De Caires, được Giám Mục ở Dublin cho phép, 1946. “Fatima,” Hội Sự Thật Ca-tô xứ Ái Nhĩ Lan, 1950.
[3] Xem “Fatima,” Hội Sự Thật Ca-tô xứ Ái Nhĩ Lan, 1950.
[4] Nhiều chi tiết về vai trò của Đặc sứ Giáo hoàng Pacelli trong việc giúp Hitler giành quyền lực, xem cuốn “Vatican trong nền chính trị thế giới “ (The Vatican in World Politics) của cùng tác giả, 444 trang, Horizon Press, New York. 1949.

Ghi chú của Nhà xuất bản:
Ngày 31 tháng 10, năm 1917 cũng là ngày kỷ niệm lần thứ 400 khai sinh Phong Trào Cải Cách Giáo Hội Ca-tô (the Reformation), [LND: đã đưa đến sự thành lập Phản thệ giáo ở thế kỷ 16.]  Có thể là một lễ hội tưng bừng đã bị phá nát bởi Đệ Nhất Thế Chiến. 
Tác giả: Avro Manhattan
Người Dịch: Trần Thanh Lưu
=====================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét