Hình bìa cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Chương
24. Rời
RAND
Cuối
năm 1969 tôi tính rằng mình có lẽ còn phải ở lại làm việc cho Rand thêm một năm
rưỡi nữa. Tôi nghĩ Nixon sẽ rút quân chậm chạp và Bắc Việt có xu hướng để yên
cho ông ta hành động mà không gây rắc rối gì. Cuối cùng, khi ông ta dần ổn định
được tình hình và dần chấm dứt rút quân, thương vong của quân Mỹ cũng giảm dần
do các đơn vị lính Mỹ không còn tham gia các hoạt động tấn công quân sự quy mô
lớn, thì Bắc Việt có lẽ sẽ làm nóng chiến trường với hy vọng rằng điều đó sẽ
gia tăng sức ép của công chúng đối với Nixon để ép ông ta giảm quân hoặc rút hẳn
khỏi Việt Nam. Từ những gì Mort nói thì tôi e rằng nếu như vậy, Nixon sẽ lại
leo thang bằng cách nối lại các đợt không kích ác liệt vào miền Bắc. Nhưng điều
đó hầu như chỉ diễn ra sau một năm rưỡi hoặc hai năm tới. Trong thời gian đó,
công chúng có lẽ chẳng phản ứng gì mấy trước những chỉ trích đối với chính sách
của Tổng thống, do họ tin rằng ông ta vẫn đang dần rút hẳn.
Nixon
cố ý cho Hà Nội biết ông ta sẵn sàng mạnh tay hơn cả Johnson bằng hành động chứ
không chỉ nói suông nếu như Bắc Việt tiến công lớn vào các mục tiêu của Quân lực
Việt Nam cộng hoà hay số quân Mỹ còn lại. Halperin đã hiểu việc bí mật ném bom
Campuchia bí mật theo ý như vậy và nghĩ rằng sẽ còn có thêm những hoạt động nữa.
Nhưng Nixon vẫn giấu kín vụ ném bom này.
Như
tôi đã đề cập, tình hình đã được miêu tả một cách thật mỉa mai, do trên trang
nhất tờThời báo New Yorkvào tháng ba xuất hiện một bài báo của William Beecher
miêu tả vụ ném bom này. Nhưng khi Lầu Năm Góc bác bỏ bài báo thì cả báo giới,
Quốc hội và công chúng đều chấp nhận bác bỏ này và để vấn đề trôi qua. Và dù
cho các hoạt động ném bom không hề giảm bớt, vẫn không có thêm một bài báo nào,
và người ta vẫn gửi đến Quốc hội những báo cáo tối mật, nhưng lại sai sự thật,
về các mục tiêu tấn công. Trong những ngày này chính quyền chỉ dùng mỗi một
cách là bác bỏ thông tin để ỉm đi sự thật. Nhiều người vẫn coi L.B. Johnson là
một kẻ nói dối, nhưng cả báo giới và công chúng vẫn không thực sự biết họ bị
L.B. Johnson lừa tới mức nào, chưa nói đến những người tiền nhiệm, và giờ đây
là người kế nhiệm của ông ta.
Đối
với tôiHồ sơ Lầu Năm Góc, cũng như những câu chuyện lịch sử, không còn là một
công cụ hữu hiệu để chống lại chính sách của Nixon. Tài liệu cuối cùng là vào
tháng 3-1968, khá lâu trước khi Nixon lên cầm quyền. Ông ta đã thuyết phục dân
chúng Mỹ rằng ông ta có một chính sách mới. Có lẽHồ sơ Lầu Năm Góckhó thay đổi
được nhận thức sai lệch này.
Theo
lời Fulbright thì nếu như công bố những hồ sơ đó vào lúc này thì người ta coi
đó "chỉ là lịch sử" và nó chẳng thể có mấy ảnh hưởng tới quá trình mà
Nixon được coi là đang tiến hành để dần rút khỏi Việt Nam. Nếu tôi cho lập luận
rằng việc cả bốn Tổng thống trước đều lừa bịp theo một cách giống nhau có thể gợi
ý rằng Nixon rồi cũng có thể đánh lạc hướng đất nước này theo chủ ý của ông ta,
thì cảnh báo này của tôi sẽ bị coi là hoài nghi quá đáng, kiểu như một sự cảnh
báo về việc leo thang hoặc kéo dài chiến tranh thêm nhiều năm nữa. Tôi tin rằng
trước sau gì cả hai điều này cũng sẽ xảy ra, nhưng đồng thời tôi cũng nghĩ
trong thời gian gần thì không việc gì phải vội đưa công khai những tài liệu
này. Cũng không cần phải ủng hộ Uỷ ban đòi hoãn nhập ngũ nữa. Sau phát biểu
ngày 3-11 của Nixon và việc hai cuộc biểu tình khổng lồ tỏ ra thiếu hiệu quả, chiến
dịch này có vẻ đã xì hơi.
Nhưng
cuối cùngHồ sơ Lầu Năm Góccó thể sẽ đưa đất nước thoát khỏi chiến tranh. Một
ngày nào đó, chúng sẽ giúp đa số trong Quốc hội có dũng khí đứng lên thách thức
Tổng thống và chấm dứt chiến tranh bằng cách cắt ngân sách. Đó là vào lúc có đủ
số nghị sỹ nhận ra lịch sử của những trang tài liệu đang được tái diễn. Để chuẩn
bị cho tình hình đó, dù không cần quá vội vàng, tôi tiếp tục sao chụp phần còn
lại của tập tài liệu và gửi tới Fulbright.
Tôi
mang theo những tài liệu này trong một chuyến tới New York phòng trường hợp tôi
xuống Washington. Tôi còn khoảng ba nghìn trang. Tôi gọi và báo cho Norvil
Jones - trợ lý của Fulbright - tôi mang theo cái gì. Anh gợi ý khi tới sân bay
để về Los Angeles thì tôi nên gửi bằng đường không cho nhanh và an toàn. Tôi
không chắc những thứ tôi mang theo có bản sao dự phòng không, nên tôi tra danh
bạ tìm một cửa hàng sao chụp gần khách sạn. Tôi gọi thử một cửa hàng. Họ nói họ
sẽ làm ngay khi tôi mang tài liệu đến.
Cửa
hàng sao chụp là một căn phòng đông đúc nằm trên một toà nhà văn phòng rộng.
Tôi điền phiếu yêu cầu. Người thư ký ở đó nói phải mất vài tiếng. Trước khi đưa
cho họ, tôi quyết định xem qua xem tài liệu có theo đúng thứ tự không. Trong
vòng vài giây, tôi bắt gặp một trang ghi rõ "Tối Mật". Tôi vội lật
qua và xem tiếp. Qua vài trang, tôi lại gặp một trang như vậy, phần trên của
nét chữ bị mất, nhưng vẫn đọc được. Do một vài ký hiệu trên trang bị ghi quá thấp,
mà những người phân loại và giải mã thì chỉ đọc phần trên của các trang nên đã
không bỏ đi những trang ghi thấp như vậy. Tôi đóng tập tài liệu lại, lấy từ quầy
thu tiền nhét lại vào cặp xách. Tôi không biết những người photocopy sẽ phản ứng
thế nào nếu họ nhìn thấy những ký hiệu đó, nhưng dù sao cẩn thận vẫn hơn.
Tôi
nói với người phụ nữ đứng ở quầy thu ngân là tôi sẽ chóng quay trở lại rồi đi
ra ngoài. Tôi mua một cái kéo to ở cửa hàng văn phòng phẩm. Gần đó có một tiệm
cà phê. Tôi ngồi ở một bàn giữa tiệm, đặt cặp xách trên ghế cạnh chỗ tôi gọi một
cốc cà phê và một ổ bánh mỳ ngọt. Giờ ăn sáng qua đã lâu nên ở đây tôi là khách
hàng duy nhất. Tôi đặt một chồng tài liệu trước mặt và bắt đầu kiểm tra từng tờ
một, tờ sau úp lên tờ trước. Được vài trang thì thấy một trang có ghi chữ
"Tối Mật" để ngang với số trang. Tôi dùng kéo cắt lề trên và nhét giấy
vụn vào túi áo mưa. Cứ khoảng nửa giờ tôi lại gọi một cốc cà phê hoặc nước hoa
quả rồi làm tiếp.
Những
người đứng sau quầy thu tiền chẳng hề để ý gì đến tôi, nhưng càng lúc thì quán
càng đông. Đột nhiên một nhóm người rất đông bước vào chật kín cả quán và đứng
đợi để mua đồ ăn mang về. Lúc đó là giờ ăn trưa của các cơ quan xung quanh.
Để
giữ chỗ tôi phải gọi đồ ăn trưa, khiến trên bàn chẳng còn chỗ để đống tài liệu
nữa. Tôi còn hơn một nghìn trang chưa xem qua.
Tôi
rút một tập tài liệu rồi để nghiêng trong lòng, mở xem vài trang một lúc để xem
có ký hiệu tối mật trên đầu hay cuối trang nào không.
Cứ
độ bốn mươi năm mươi trang lại có một trang như vậy.
Không
muốn để ai nhìn thấy, tôi để trang giấy ngay trước ngực, lấy kéo cắt phần đầu
trang hoặc cuối trang rồi lại nhét giấy vụn vào túi áo. May là mọi người xung
quanh đều đang bận ăn.
Trong
quán rất ồn. Hành động của tôi rõ ràng là bất thường, nhưng tôi cố gắng tỏ ra tự
nhiên và những người New York chẳng có vẻ gì là quan tâm cả. Cứ một lúc tôi lại
ăn vài miếng.
Cuối
cùng thì quán lại trống trơn, nhanh như khi toán khách kia bước vào vậy. Chỉ
còn lại có một mình, tôi không phải để vài trăm trang còn lại sát trước ngực để
kiểm tra nữa. Khi xong việc thì túi tôi đã ních chặt những dải giấy vụn ghi ký
hiệu "Tối Mật".
Tôi
quẳng hết vào một thùng rác ven đường.
Tôi
mang cặp xách trở lại hàng photocopy và đưa cho họ để chụp. Phải mất một lúc
khá lâu, vì thới đó thì cả những cái máy photocopy to chạy cũng chẳng nhanh lắm.
Hết cả thảy khoảng ba trăm đô la. Tới sân bay tôi lại tốn thêm bốn lăm đô la để
đóng gói tài liệu và gửi cho Norvil Jones tại Uỷ ban đối ngoại Thượng viện. Tôi
gọi nói với Norvil tài liệu đang được chuyển đi rồi.
Anh
nói: "Thật tuyệt, chúng tôi đang sốt ruột đây? Đương nhiên là chúng tôi sẽ
thanh toán chi phí cho anh".
Tôi
đã ngạc nhiên. Anh ấy không hề nói trước về điều đó.
Nghe
vậy tôi rất mừng. Photocopy một trang mất mười cents thì sao chụp cả tập tài liệu
hết cả thảy bảy trăm đô la. Tôi đã tốn vài nghìn đô la để sao chụp rồi. Nhưng
những thứ gửi cho Fulbright chỉ là một phần trong số đó, cho nên tôi quyết định
chỉ nói số tiền để chụp và gửi tập tài liệu tôi vừa gửi. Tôi nói: "Hay
quá? Tôi không định nói, nhưng được thế thì tốt quá. Tôi mất ba trăm bốn lăm đô
la để chụp và gửi tập tài liệu gửi cho anh đó".
Anh
ấy có vẻ bị sốc: "Ô, Chúa ơi, chúng tôi không chi tiền sao chụp đâu".
Tôi
nói: "Thế anh định đề nghị gì đây?"
"Trả
tiền cước vận chuyện thôi".
Tôi
nói: "Thế thì thôi".
Ngày
7-4-1970, sinh nhật tôi, vợ cũ của tôi gọi đến. Thật là bất thường. Carol kể rằng
trước đó 6 tuần, các nhân viên FBI đã đến gặp cô ấy, yêu cầu nói với họ về những
tài liệu tối mật mà chồng cũ đã sao chụp. Họ nói tôi đã gửi những tài liệu này
cho hai Thượng nghị sỹ Fulbright và Goodell. Cô ấy đã từ chối nói chuyện với họ
mà không có luật sư riêng, nhưng họ đã không cho. Rồi họ đến gặp luật sư của cô
ấy về vấn đề này, rồi anh này đã khuyên Carol nên kể với tôi. Thế là trong ngày
sinh nhật thứ ba chín của mình, tôi và Patricia đã phải suy tư thật nhiều.
Ngày
hôm sau, Carol và luật sư đã từ chối nói chuyện với FBI. Nhưng tôi cho rằng bước
tiếp theo FBI sẽ tìm đến tôi ở Rand hoặc yêu cầu nói chuyện với Harry Rowen. Dường
như thế là hết. Tôi không muốn bị bắt ở Rand. Tôi không muốn để Harry phải liên
luỵ. Tôi muốn không dính gì với Rand khi FBI chất vấn tôi và điều này có thể xảy
ra bất kỳ lúc nào.
Sáng
sớm hôm sau tôi gọi Everett Hagen, giáo sư kinh tế, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu
quốc tế ở Học viện công nghệ Massachusens (MIT). Trước đó khoảng một hai tháng
ông đã gọi cho tôi và đề nghị tôi làm nghiên cứu viên cao cấp một năm ở Trung
tâm và viết một cuốn sách nếu như tôi muốn. Ông đã đề cập tới Bill Bundy, một
nghiên cứu viên của trung tâm và đang viết một cuốn sách về Việt Nam, và việc một
sinh viên nào đó tỏ ra bất bình do chẳng có ai đủ tầm để phê phán chiến tranh.
Ông nói rất thẳng thắn rằng ông muốn tôi làm ở đó một phần là để đối trọng với
Bundy. (Sau đó Bundy đã đề cập trong một cuốn sách là chính ông đề nghị giới
thiệu tôi với Hagen). Khi tôi từ chối đề nghị của Hagen, tôi nghĩ rằng mình có
thể viết ở Rand cũng như ở bất kỳ nơi nào khác. Nhưng cảnh sát sẽ sớm gõ cửa
nhà tôi, và tôi không muốn đó là cánh cửa văn phòng của Rand.
Tôi
hỏi Hagen liệu đề nghị còn giá trị không và tôi có thể viết những gì tôi muốn
không. Ông nói rất sung sướng nếu tôi bắt đầu ngay lập tức và thậm chí chẳng ai
ngó tới tôi viết gì cho tới khi tôi xuất bản những thứ tôi viết. Tôi được đề
nghị mức lương bằng với Bundy, mức lương cao nhất của MIT. Nó chỉ bằng một nửa
mức tôi nhận ở Rand, nhưng đó không phải là vấn đề đối với tôi. Tôi đồng ý ngay
lập tức và sắp xếp để tuần sau đó tới MIT để ký hợp đồng.
Lúc
về văn phòng tôi ghé thăm Harry Rowen. Tôi nói mình nghĩ đã đến lúc rời Rand.
Anh không hề phản đối gì cả. Tôi nói rất chân thật, và anh cũng chân thành đồng
ý, rằng đúng, thế là tốt nhất. Dù sao thì nói nhẹ đi cũng là phong cách bình
thường của anh ấy. Nhưng tôi hiểu việc anh chấp nhận ngay lập tức quyết định của
tôi chứng tỏ nó làm anh nhẹ gánh nhiều sau vài tháng vừa rồi. Anh chỉ nói:
"Thật quá tệ khi phải kết thúc như thế này".
Charlie
Wolf, trưởng phòng của tôi, còn kiềm chế thất vọng giỏi hơn vậy. Một lần nữa
tôi lại được mời đến để điều trần trước Uỷ ban của Fulbright vào ngày 13-5, và
ông nghĩ rằng tôi nên rời Rand trước ngày đó càng sớm càng tốt, vì vậy ông đề
nghị tôi đi hẳn từ ngày 15-4. Điều đó thật trùng khớp với những lo lắng của
tôi. Tôi e FBI có thể triệu tập tôi bất kỳ ngày nào. Ông muốn tôi vẫn làm cố vấn
cho Rand để tôi có thể hoàn thành chuyện đề dang dở "Judo cải tiến".
Chính vì lợi ích của Rand nên tôi thấy miễn cưỡng khi duy trì mối liên hệ này.
Nó cũng trái với mục đích của tôi khi rời đi. Nhưng tôi phải nói đồng ý vì chẳng
thể đưa ra được lý do nào hợp lý cả.
Thứ
hai, ngày 13-5, tôi bay tới Boston, rồi từ sân bay đi thẳng tới Trung tâm ở
MIT, để ký hợp đồng. Janaki, một nghiên cứu sinh cao học ở Đại học Harvard, đón
tôi ở đó. Chúng tôi đi theo xa lộ Memorial chạy dọc sông Charles về nhà cô ấy.
Tôi
không nói với Janaki rằng tôi để trọn bộ tậpHồ sơ Lầu Năm Góctrong cốp chiếc
Volkswagen của cô ấy. Khi chúng tôi tới gần Harvard, chúng tôi thấy một đám
đông dang tràn qua một cây cầu và có tiếng la hét cùng tiếng còi báo động.
Trong bóng tối chúng tôi rời xe, đi theo một con phố nằm giữa những toà nhà của
Đại học Harvard tới đại lộ Massachusetts để xem chuyện gì xảy ra. Một cảnh tượng
đầy kinh ngạc hiện ra trước mắt. Chúng tôi thấy mình lạc trong một đám đông những
người biểu tình xông vào quảng trường nhưng bị chặn bởi một cả một đội cảnh sát
cầm dùi cui dài và lá chắn che tới tận mặt. Tôi chưa bao giờ chứng kiến nhiều cảnh
sát một lúc như vậy.
Có
một khoảng trống giữa cảnh sát và đám đông trên đại lộ Massachusetts, kề bên
sân Harvard, nhưng lại mờ mịt hơi cay bay hết từ bên này tới bên kia. Chúng tôi
nghe rằng hình như cuộc biểu tình chống chiến tranh đã nổ ra ở bờ sông bên kia
rồi tràn qua cầu vào quảng trường, ở đó đã bị cảnh sát đẩy lùi ngay trước khi
chúng tôi tới. Đám đông vẫn ào ào dồn lên rồi lại phải lùi lại. Một số cửa sổ của
các cửa hiệu bên đường bị đập phá.
Nơi
đây là quê hương tôi, nơi tôi thực sự cảm giác như đang ở nhà, và tôi hiểu rõ từng
cửa hàng đó đã hơn hai mươi năm nay rồi. Một chuyến trở về thật phiền lòng. Nơi
đây, kể cả những vùng lân cận vốn thật thân quen đối với tôi, dường như đang vượt
khỏi tầm kiểm soát.
Vẫn
không có động tĩnh gì từ FBI. Họ đã thương lượng với Carol suốt sáu tuần. Tôi
không biết cuộc điều tra này còn kéo dài đến đâu trước khi họ đến gặp tôi. Tôi
cũng chẳng biết họ đã biết đến mức nào và làm thế nào họ có thể biết được. Tôi
không thể ở mãi tại bờ Đông (vùng bờ biển phía Đông nước Mỹ, bên bờ Đại Tây
Dương, chạy từ Boston tới thủ đô Washington - ND). Tất cả đồ dùng và tài liệu
tôi vẫn để ở California. Cuối tuần trước, trong tháng tư, tôi trở về nhà ở
Malibu để hoàn thành chuyên đề của Rand và chuẩn bị cho cuộc điều trần trước Uỷ
ban của Fulbright vào tháng Năm. Tôi chẳng mấy khi tới Rand, nếu có thì chỉ
trong chốc lát. Tôi rất bực mình bởi chuyện tôi rời Rand với tư cách là nhân
viên chính thức lại bị người ta coi là vì tôi sợ bị tóm ở văn phòng hoặc do có
liên hệ với Rand. Nhưng Charlie Wolf chẳng biết gì về những vụ này, lại dựa vào
tôi vì muốn chuyên đề của tôi hoàn thành vào tháng sáu rồi sau được chuyển hạn
là vào tháng bảy. FBI không có vẻ gì là đang rình rập, nên dần dần, từng ngày từng
tuần trôi qua, tôi chẳng nghĩ gì mấy đến vấn đề này nữa.
Ngày
30-4-1970, tôi theo dõi tuyên bố của Nixon trên tivi về việc xâm lược
Campuchia. Cả nước như sôi lên, đặc biệt là giới học sinh sinh viên. Vào ngày
4-5-1970 lực lượng vệ binh quốc gia nổ súng vào một đoàn biểu tình ở Kent
State. Hôm đó Howard Miller, người của chương trình "Luật sư" - một
chương trình trên truyền hình công cộng - đã gọi điện cho tôi, đề nghị tôi giúp
đỡ trong vụ xâm lược Campuchia này. Chương trình "Luật sư" có nội
dung mô phỏng một phiên toà, có các chưởng lý và nhân chứng đối lập chất vấn
nhau. Ngày hôm sau tôi bay tới Washington để giúp Miller tìm nhân chứng.
Cho
đến cuối năm 1969, tôi đã có một thời gian dài làm việc với Clark Clifford.
Miller chưa bao giờ gặp ông, nên với Miller thì giới thiệu sơ qua của tôi về
Clifford làm cơ sở cho việc nhận ông cùng tham gia. Nhưng Clifford cũng nói rõ
rằng ông không muốn công khai phê phán sáng kiến của Tổng thống về vấn đề
Campuchia, thậm chí không muốn tranh luận riêng với chúng tôi. Sau khi Howard tự
giới thiệu về mình và về chương trình của anh rồi bắt đầu nói rõ anh muốn gì,
Clifford vẫn làm theo ý mình với những cảm thán không ngớt về những ưu điểm của
chương trình ti vi "Phố Vừng", nào là chương trình thật tưyệt vời do
giúp trẻ em vừa học vừa chơi, nào là ông muốn xem cùng với mấy đứa cháu, nào là
nhân vật Big Bird thật quá tuyệt vân vân và vân vân (Big bird - Chim lớn- một
nhân vật hoạthình trong chương trình PhốVừng (Sesame Street) có hìnhdạng một
con chim tolớn, lông màu vàng -ND). Tôi nghĩ là chương trình "Phố Vừng"
cũng là một chương trình ti vi công cộng giống như "Luật sư", cho nên
Clifford muốn cho Howard biết rằng ông đánh giá cao truyền hình công cộng.
Chúng tôi cố gắng lái ông trở lại vấn đề Mỹ xâm lược Campuchia, có lẽ để cho những
người khác thấy rằng chúng tôi có thể hỏi hoặc tranh luận, nhưng ông vẫn tủm tỉm
nói tiếp về Oscar.Người cáu kỉnh, hai tay ấn ấn vào nhau chống trên thành ghế.
Howard và tôi chỉ biết nhìn nhau. Chúng tôi chào ông và nhận được một thôi một
hồi những lời chúc của Clifford.
Sau
đó tôi mới biết được rằng Clifford vốn nổi tiếng vì thói quen lảng đi khi không
muốn thảo luận về một vấn đề nào đó. Nhưng mấy ngày sau, sự miễn cưỡng của ông
về vấn đề này hoá ra không phải là duy nhất mà lại nhận được sự chia sẻ của nhiều
cựu quan chức và sĩ quan mà chúng tôi tiếp cận. Chẳng có ai chịu tham gia cả.
Thứ
sáu, ngày 8-5-1970, tôi bay tới St. Louis để lần đầu tiên tham dự một cuộc hội
thảo rộng rãi với chủ đề chống chiến tranh tại Đại học Washington. Tôi được một
đại uý hải quân gửi lời mời tham dự. Anh này trước đã từng làm việc với tôi ở
ISA và hiện là người đứng đầu đơn vị NROTC (National Reserve Omcers Training Corps:Quân
đoàn huấn luyện sỹquan dự bị quốc gia- ND) ở đây. Dưới sự hướng dẫn của tôi,
vào mùa xuân năm 1965 anh đã điều phối một nghiên cứu về vấn đề phong toả Hải
Phòng, sau đó nghiên cứu này đã giúp thuyết phục McNamara không đề nghị thực
thi điều đó. Còn một diễn giả chống chiến tranh khác nữa là Thượng nghị sỹ
Charles Mathias. Trước khi hội thảo bắt đầu thì xảy ra vụ cháy toà nhà của
ROTC. Trong phần hỏi đáp, một sinh viên đề cập tới vụ này một cách đầy tính
thách thức, đồng thời hỏi tôi suy nghĩ gì về nó. Khán giả đã hoan nghênh nhiệt
liệt cậu sinh viên này. Thực ra cậu ta ngụ ý là chính cậu đã tham gia vào vụ đốt
nhà này, dù không nói thẳng ra, và rõ ràng đây là một hành động phổ biến trong
sinh viên.
Tôi
nói mình đã được đào tạo trong lực lượng lính thuỷ đánh bộ để giành cho bạo lực
và chính tôi đã chứng kiến quá nhiều điều đó ở Việt Nam. Nhưng hiệu quả của bạo
lực cuối cùng có thể biện minh cho chính hành động đó không? Đây không chỉ là
câu hỏi của bản thân tôi. Tôi đã có được kinh nghiệm kha khá để có thể xem xét
vấn đề này, và tôi không còn thấy ấn tượng với nó nữa, rồi khi còn là một lính
thuỷ đánh bộ, tôi đã thấu hiểu hơn điều đó có thể sai lệch đến mức độ nào. Tôi
cũng thấy được rất rõ, và xin chia sẻ sự thất vọng của các bạn sinh viên khi
không có cách nào chấm dứt được cuộc chiến. Nhưng chính điều này lại có nhiều
điểm thật giống với nỗi buồn nản của những người lính Mỹ ở Việt Nam. Họ cũng trạc
tuổi các bạn sinh viên trong buổi hội thảo hôm nay, và cũng bất lực không thể
nào giành thắng lợi trong cuộc chiến này. Và phản ứng mà tôi được chứng kiến ở
Việt Nam cũng gần tương tự. Lúc nói, trí nhớ tôi dường như thật sống động, cứ
như tôi mới trở về Mỹ, dù ba năm đã trôi qua kể từ khi tôi rời Việt Nam. Tôi kể
cho họ về những người lính ở Rạch Kiến, về việc họ đã đốt mọi căn lều họ bắt gặp,
chẳng vì một lý do thực tế nào hết, đơn giản chỉ là để đánh dấu nhưng nơi đã đi
qua để cho có cái mà nói rằng họ đã làm được cái gì đó. Điều đó thì dễ hiểu
thôi, nhưng thật chẳng có ích gì mấy, vì nó chẳng làm tình hình thay đổi được.
Tôi
nói, thật là rất Mỹ nếu ai đó nghĩ rằng sẵn lòng sử dụng bạo lực là sự thể hiện
nghiêm túc và có hiệu quả. Nhưng đó không phải là điều tôi đã học được ở Việt
Nam. Tôi có thể thấy nhiều người trong số khán giả tỏ ra tự hào vì vụ cháy vừa
rồi, nhưng tôi nói luôn rằng đốt cháy những toà nhà của ROTC, cũng như đốt phá
những ngôi làng ở Việt Nam, sẽ không thể nào làm chiến tranh kết thúc. Để chấm
dứt cuộc chiến, cần phải có sự nhẫn nại, lòng can đảm và tận tâm chứ không cần
sự bắt chước những hành động phá hoại của chính quyền.
Nhiều
người vỗ tay tán thưởng, một số thì la ó tôi, và còn lại thì im lặng. Thực tế
là một câu hỏi đầy thách thức đặt ra cho phong trào phản chiến và cả đất nước
vào lúc này là: Cần làm gì, làm thế nào, và có thể làm gì để ngăn cản chính quyền
này, ông Tổng thống này kéo dài và mở rộng chiến tranh? Không ai, trong đó có
tôi, có thể tự tin vào câu trả lời cho vấn đề này. Không biện pháp nào có tác dụng,
từ bạo lực (dù chưa có nhiều lắm) cho đến các cuộc biểu tình khổng lồ và sự bất
phục tùng của người dân. Lúc này tôi chỉ có thể nói những gì từ đáy lòng mình dựa
trên những kinh nghiệm của bản thân về những hành vi bạo lực.
Tôi
không chắc là mình đã đúng. (Hơn ba mươi năm sau, khi tôi có thời gian xem xét
thế giới và trở nên già dặn hơn, tôi mới chắc là lúc đó mình đã đúng. Nhưng vào
thời điểm đó tôi vẫn còn bỡ ngỡ với những suy nghĩ này).
Bốn
sinh viên đã thiệt mạng ở Kent State, nhưng hơn năm trăm vẫn sinh viên tham gia
bãi khoá. Thượng nghị sỹ và tôi cùng bay về Washington vào sáng thứ bảy. Ngày
hôm sau cả thủ đô chìm trong hơi cay vì các cuộc biểu tình. Chúng tôi đi vào
trung tâm thành phố, qua những con phố tắc kín bởi hơn một trăm ngàn sinh viên
đổ ra từ những khu học xá đã đóng cửa trên cả nước.
Chúng
tôi đã làm bạn từ trên chuyến bay. Mathias kể cho tôi những chuyện đầy ấn tượng.
Ông đã biết Nixon từ lâu, và với tư cách Thượng nghị sỹ Cộng hoà của bang
Maryland (bang của Phó Tổng thống Agnew) ông đã nhiều lần tới Nhà Trắng. Ông
nói trong vài tháng gần đây ông thấy khó chịu khi thấy Tổng thống đang trở nên
"mất cân bằng". Một ví dụ là việc Nixon chọn cho cảnh vệ Nhà Trắng đồng
phục mới như kiểu trang phục trong các buổi nhạc kịch Trung Âu thế kỷ 19. Có rất
nhiều những bình luận tương tự trên báo chí về đồng phục mới này, chứ không
riêng gì Mathias. Nhưng điều khiến ông lo ngại nhất là khi một lần gần đây ông
cùng vợ tới Nhà Trắng dùng bữa tối thân mật cùng gia đình Nixon. Họ phải đợi một
mình ở phòng ăn bên một bàn tiệc có bốn chỗ ngồi, thưởng thức một dàn kèn
trumpet và sau đó là Ban nhạc Hải quân chơi bài "Hoan nghênh Tư lệnh"
(Một bài hát người Mỹthường dùng để đón chàoTổng thống của mình -ND). Tổng thống
cùng phu nhân Pat Nixon tay trong tay chậm rãi bước xuống cầu thang đón hai
khách quý trong thanh âm của dàn nhạc. Mathias rất bực mình trước cái cảnh đó.
Từ mà ông đã dùng để diễn tả ấn tượng mà vị "giám đốc điều hành" gây
nên là "mất trí".
Vào
thứ bảy, tôi trở lại Washington. Howard Miller quyết định là người phản chiến
trong chương trình "Người luật sư" nên là tôi dù trước đó chúng tôi
nhắm ai đó chóp bu hơn. Thượng nghị sỹ Goodell sẽ tham gia cùng tôi. Đó sẽ là lần
đầu tiên tôi xuất hiện trên ti vi trước công chúng với tư cách là một người phê
phán chiến tranh, trừ một vài đoạn giới thiệu ý kiến của các nhà ga địa phương
về bản ghi nhớ của Rand. Patricia đã đến với tôi và cả ngày chủ nhật chúng tôi
đã đi xem khu trung tâm thủ đô Washington. Chúng tôi thấy hàng trăm người biểu
tình ngồi la liệt trên những con đường dẫn tới Nhà Trắng, nơi đã bị vây quanh bởi
hàng rào xe buýt. Hơi cay phóng ra các đường phố, hình như là từ bãi cỏ trước
Nhà Trắng. Nhưng đó không phải là hơì cay của cảnh sát để ngăn cản những người
biểu tình phong toả Nhà Trắng. Đó lại là những thanh niên tham gia biểu tình,
tay mang băng trông như cán bộ, đang đi đi lại lại giữa đám người đang ngồi hoặc
nằm, tóm lấy khuỷu tay họ và kéo lên nói "hôm nay chúng ta không biểu tình
phản kháng". Hoá ra đây hầu hết là thành viên Đảng Công nhân xã hội chủ
nghĩa (SWP), những người đã tình nguyện làm những người đi đầu trong đoàn biểu
tình dự kiến vào chiều hôm đó. Về mặt tư tưởng, Đảngtrostkistnày phản đối sử dụng
biện pháp phản kháng của người dân vì họ cho rằng biện pháp này khiến công nhân
bị gạt ra rìa. Ngày hôm đó, một cuộc tranh cãi căng thẳng về vấn đề này đã diễn
ra giữa những người tổ chức biểu tình.
Khi
Patricia và tôi chứng kiến những cảnh tượng này, tôi thấy người ta đang phạm một
sai lầm lớn. Trước hết là do có quá nhiều người dân sẵn sàng tham gia phong
trào bất tuân luật pháp khiến cả thành phố có thể bị tê liệt. Đồng thời, lần đầu
tiên và cũng là cuối cùng trong thời gian chiến tranh, Quốc hội tỏ ra nóng giận
với Tổng thống vì đã tấn công một đất nước mà lại không hề tham khảo gì trước với
Quốc hội, dù cho, tôi tin rằng, hành động này có thể nhận được sự cảm thông hoặc
ngấm ngầm hoặc công khai của một số lớn các nghị sỹ. Và bây giờ là thời điểm mà
các cuộc biểu tình liên tiếp của nhân dân trong những tuần vừa qua đã có thể
thuyết phục cả hai viện của Quốc hội quyết định chấm dứt chiến tranh bằng cách
thông qua dự luật McGovern-Hatfield để cắt ngân sách cho cuộc chiến này.
Một
làn hơi cay phun ra đường từ phía Nhà Trắng khiển mắt tôi cay xè. Khi trở về
khách sạn, tôi phải tắm để gột sạch hơi cay và vận bộ cánh đẹp nhất để lên ti
vi vào tối hôm đó.
Chương
trình được truyền hình trực tiếp từ Câu lạc bộ Báo chí quốc gia. Trong số khán
giả có một số người biểu tình đã rời cuộc tuần hành có hàng trăm nghìn người
tham gia, số khác là những người bị hơi cay (và các đảng viên SWP) giải tán. Chủ
đề hôm đó là: "Quốc hội có nên ra quyết định Tổng thống phải ngay lập tức
rút toàn bộ quân đội, viện trợ và cố vấn khỏi Campuchia và không được đưa thêm
quân ra khỏi Việt Nam?"
Một
đề xuất khá vừa phải vào lúc này. Một ngày sau vụ Kent State, Tổng thống đã hứa
trước với Quốc hội sẽ rút quân đội khỏi Campuchia vào cuối tháng sáu và công
khai tuyên bố điều này trong một cuộc họp báo sau đó. Trong hồi ký của mình,
Kissinger đã gọi đây là một "quyết định yếu bóng vía…, một kết quả cụ thể
từ sức ép công luận".
Chính
vì vậy, tranh luận về đề xuất này cơ bản là về nghị quyết Church-Cooper, nghị
quyết mà đã cắt ngân sách dành cho các chiến dịch tại Campuchia và khiến cam kết
của Tổng thống có thêm hiệu lực về pháp lý. Chương trình không dành thời gian
tranh luận về dự luật McGovern-Hatfield đề nghị cắt ngân sách dành cho cuộc chiến
ở Đông Dương vào cuối năm 1971. (Dự luật này đã bị bác bỏ vào tháng chín, với
55 phiếu chống và 39 phiếu thuận, khiến tranh cãi về Campuchia bị xua tan).
Nhưng
tôi lại tham gia chương trình để nói về dự luật McGovern-Hatfield, như Luật sư
Howard Miller đã nói rõ khi giới thiệu tôi "đến để nói với chúng ta tại
sao Quốc hội phải quyết định rút quân khỏi Campuchia và Đông Nam Á". Có lẽ
thượng nghị sỹ Charles Goodell, người trong cuộc tham gia cùng tôi hôm nay, là
người sẽ ủng hộ đề xuất này. Tôn trọng mong muốn của Charlie Wolf, người ta đã
không đề cập gì tới mối liên hệ của tôi với Rand trong thời gian qua. Tôi được
giới thiệu là đang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế, Viện Công nghệ
Massachusetts, và nguyên là cố vấn (thực tế là quan chức) Bộ Quốc phòng và Bộ
Ngoại giao.
Người
sẽ phản bác chúng tôi cũng như cả đề xuất là luật sư bảo thủ William T. King
cùng các nhân chứng là Thượng nghị sĩ Robert Dole và William H. Sullivan, phó
trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, nguyên là Đại
sứ Mỹ tại Lào, người mà theo Miller là tham gia theo chỉ thị của chính quyền.
Trong
không khí và tâm trạng chung đó, rất nhiều người sẽ tư chức trớc khi có thể nói
về cuộc xâm lược Campuchia trên ti vi. Sullivan không nằm trong số đó, nhưng điều
này không có nghĩa anh thực sự ủng hộ hành động xâm lược trên. Một vài thành
viên nội các đã công khai phản đối nó, và một số lượng lớn các nhân viên ngoại
giao đã ký vào một bức thư kiến nghị chưa từng có để lên án hành động này.
Miller nói rằng ông chỉ có thể tìm được một người duy nhất có lập trường ủng hộ
chính quyền, đó là Dole, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia của Đảng Cộng hoà.
Điều
tôi nhớ nhất về chương trình hôm đó là trao đổi giữa Miller và Dole, người mà
theo như tôi nhớ đã nói một câu: "Cuộc sống của chỉ một cậu bé Mỹ thôi
cũng đã quý hơn bất kỳ một đường tưởng tượng nào trên bản đồ". Ý ông muốn nói
tới biên giới Campuchia, ranh giới mà những chiếc xe tăng Mỹ xâm lược đã tràn
qua, vì cái mà theo logic mơ hồ của chính quyền là để bảo vệ sinh mạng của lính
Mỹ. Khi bị luật sư đối lập chất vấn, Miller đã thốt lên: "Thưa Thượng nghị
sỹ, ranh giới đó là một đường biên giới quốc tế đó?".
Dole
đáp trả. "Tôi không quan tâm anh gọi đó là gì, nó không đáng giá bằng sinh
mạng của chỉ một cậu bé Mỹ".
Sau
đó là trao đổi của tôi với người chất vấn:
King:Anh
có thấy là Tổng thống Mỹ đã bị tẩy não?
Ellsberg:Trước
đây các ứng cử viên Tổng thống đều đã thừa nhận điều đó. (Thống đốc bang
Michigan George Romney khi tự rút khỏi cuộc chạy đua cùng Nixon nhằm giành vị
trí ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hoà vào năm 1968 đã nhận xét thẳng thắn
như vậy). Thưa ông, tôi tin rằng thực tế là năm Tổng thống đã tự tẩy não mình,
tẩy não đội ngũ của mình, và tẩy não cả công chúng Mỹ trong thời gian dài nắm
quyền của các chính quyền khác nhau. Cả một thế hệ đấy.
King:Ông
chẳng ưa gì chính quyền ở Nam Việt Nam phải không?
(Dừng)
Ellsberg:Với
tôi câu hỏi này thật lạ. Tôi không - …
Người
dẫn: Tôi nghĩ King không có ý hỏi về tình cảm cá nhân chỉ là hỏi xem thực tế
anh có ác cảm gì với chính phủ Nam Việt Nam không.
(Dừng)
Ellsberg:Tôi
tin rằng chính phủ Nam Việt Nam là một chế độ độc tài quân sự tham nhũng, không
đại diện cho số đông người dân mà chỉ cho một số ít. (Cười và vỗ tay) Nếu có
nói thêm, thì tôi muốn nói cái gì đó về mối liên hệ giữa chính quyền này với nước
Mỹ… Tôi tin rằng nó là một tập hợp số ít người ở miền Nam Việt Nam, những người
chỉ muốn chứng kiến cuộc chiến này kéo dài vô thời hạn hơn là phải thấy nó kết
thúc cùng sự ra đi của người Mỹ.
King:Vậy
cho tôi hỏi ý kiến của anh về Chính phủ Bắc Việt Nam?
Ellsberg:Chính
phủ Bắc Việt Nam trên nhiều khía cạnh chẳng khá hơn Chính phủ Nam Việt Nam.
King:Nói
cách khác, anh không quan tâm ai sẽ thắng phải không?
Ellsberg:Vấn
đề là ở chỗ thật là một sai lầm bi thảm khi để cho một người Mỹ, dù cho có là
tôi, là anh hay là Tổng thống Mỹ, quyết định cho Chính phủ Nam Việt Nam, điều
đã dẫn đến thảm kịch cho cả hai đất nước.
Vào
ngày 13-5-70, tôi báo cáo trước Uỷ ban đối ngoại của Hạ viện. Phiên họp này,
theo lời Fulbright, kêu gọi phải "điều trần về hệ quả về lịch sử, chính trị
và kinh tế mà chính sách của Mỹ đã gây nên ở Việt Nam và Đông Nam Á". Lúc
đầu người ta dự kiến buổi điều trần sẽ mang tính giáo dục và không tranh cãi,
phản ánh tâm trạng của Thượng viện và công chúng, nhưng trong những giới hạn
đó, tôi quyết định sẽ bình luận thẳng thắn về bản chất của chế độ Sài Gòn do Mỹ
hậu thuẫn.
Trong
bối cảnh này, tôi bắt đầu bằng việc điểm lại những nỗ lực của chính quyền nhằm
ngăn cản quyền "tự quyết" đích thực ở Việt Nam - mục tiêu mà Mỹ tuyên
bố khi can thiệp vào đất nước này. Thực tế lại là "trong số những chế độ
mà chúng ta đã hỗ trợ, từ chế độ Bảo Đại do Pháp khống chế, cho đến Ngô Đình Diệm,
đến chế độ quân sự hôm nay cầm quyền dưới vỏ bọc hợp hiến, chẳng có chế độ nào
là kết quả của một quá trình nhân dân lựa chọn một cách thực sự tự do, hoặc thực
sự không chịu ảnh hưởng từ bên ngoài của chúng ta".
Trong
phần điều trần của mình, tôi đã gắn với lịch sử những cố gắng của Mỹ nhằm duy
trì một loạt các chính quyền hầu như không có hoặc hoàn toàn không có sự ủng hộ
của người dân, chỉ đơn thuần dựa trên khả năng họ có thể duy trì những lợi ích
nổi trội của Mỹ và ngăn chặn các chính phủ này cuối cùng rơi vào sự kiểm soát của
Cộng sản. Tôi nói kỹ trường hợp cụ thể của bạn tôi là Trần Ngọc Châu, người đã
bị bắt ở Sài Gòn và bị xét xử trái luật vào tháng ba (Một cựu bộ trưởng
trongchính quyền Ngô Đình Diệm,sau các cuộc đảo chínhcủa phe quân sự SàiGòn đã
mất chức -ND). Châu bị bắt vì bị cho là có tiếp xúc bí mật với người anh ở miền
Bắc. Trên thực tế, chính Đại sứ Lodge đã khuyến khích những tiếp xúc như vậy và
mọi người ở sứ quán đều biết rõ điều đó. John Van đã nói với tôi rằng lý do thực
sự khiến Thiệu truy đuổi Châu là vì Châu đã lên án những vụ tham nhũng của kẻ mối
lái cho Thiệu và kêu gọi đàm phán với Mặt trận dân tộc giải phóng.
Nhân
việc này, Fulbright đã hỏi kỹ những gì tôi biết vềSự kiện Vịnh Bắc Bộ, một chủ
đề mà ông hết sức quan tâm.
Tôi
nói rằng trong những phiên điều trần trước, Fulbright đã nói ông thấy "xấu
hổ" vì một phần có trách nhiệm trong việc thông qua nghị quyết của quốc hội
về vụ việc này. Tôi nói từ đó đã đập ngay vào tai tôi "vì tôi nghĩ mình
chưa bao giờ nghe thấy ai dùng một từ như vậy hay bằng cách nào đó ngụ ý nói đến
trách nhiệm cá nhân của mình đến mức độ như vậy". Tôi nói tinh thần đó thật
không bình thường, nhưng thế mới thích đáng. Tôi chỉ tiếc rằng những ai đã lừa
dối ông, lừa dối đất nước vào thời điểm đó, lại không hề tỏ ra như vậy.
Chương
25. Kissinger
Tháng
8-1970, bạn tôi là Lloyd Shearer, chủ bút tạp chíParade(Diễu hành), đã nói rằng
anh có cuộc hẹn phỏng vấn Kissinger ở San Clemente và hỏi tôi có muốn đi cùng
không. Tôi nói có. Tôi nghĩ mình có thể động viên Kissinger đọcHồ sơ Lầu Năm
Góc, ít nhất là vài phần, để ông ta có thể thấy được là những vụ leo thang như
Campuchia gần đây thực ra đã được nói tới từ nhiều năm trước chứ không phải giờ
mới xuất hiện. Ông ta có thể hiểu được rằng tất cả những hy vọng trước khi người
ta đe doạ rồi tiến hành leo thang chiến tranh đều đã sụp đổ. Và có lẽ ông ta
rút ra được điều gì đó.
Tôi
cũng tin rằng chính sách của ông ta, theo như tôi hiểu, phụ thuộc vào việc nó
có thể che mắt công chúng Mỹ hay không. Tôi muốn ông biết rằng đối với một số
người, trong đó có tôi, những nét chính của chính sách thực lế đã hiện hình khá
rõ nét. Và tôi vẫn nói với những người khác về chính sách này. (Ví dụ ít nhất
thì ai đó ở Nhà Trắng cũng đã phải nói cho tôi biết). Trên thực tế, tôi đã có ý
tiết lộ với Nhà Trắng về những gì mà người ngoài, như tôi chẳng hạn, có thể nhận
thấy được. Tôi muốn Kissinger phải lo lắng về việc người ta có thể "đọc vị"
được chính sách của ông ta, vì thế nó sẽ trở nên ít hấp dẫn hơn đối với ông ta.
Đó cũng là điều tôi muốn làm đối với Tổng thống Johnson khi tôi tiết lộ với báo
giới năm 1968.
Chúng
tôi lái xe tới San Clemente. Tôi nhớ rằng khi lái vào một bãi đỗ xe, chúng tôi
nghe một giọng nói vang vang đâu đó chỉ chỗ đỗ cho chúng tôi, nghe như tiếng
Chúa vậy. Hình như có một hệ thống quan sát bí mật theo dõi hoạt động của chúng
tôi. Cuối cùng tôi mới nhận ra đó là tiếng loa phát ra từ nóc phòng bảo vệ.
Chúng tôi ngồi ở một phòng chờ bên ngoài trông như phòng chờ nha sĩ, có vài bức
ảnh màu về Nixon treo trên tường. Người thợ chụp ảnh tán gẫu với chúng tôi ở sảnh
cho tới khi anh ta lao ra ngoài cửa khi nhìn thấy một chiếc xe golf màu hồng chạy
qua. Có một người ngồi lái xe với tốc độ khoảng bảy dặm một giờ giống như chiếc
xe điện nhỏ ở công viên Disneyland. Đó chính là Nixon. Ông ta đang quắc mắt
lên, trông rất dữ tợn, hai vai khom khom trông như đang lái một chiếc xe đua chạy
điện vậy. Ngay đằng sau là một chiếc xe golf màu hồng khác do Bebe Rebozo lái,
sau nữa là chiếc xe hồng thứ ba với hai nhân viên an ninh. Một phái đoàn hồng.
Cuối
cùng chúng tôi được đưa tới sân trong và dùng bữa trưa với Kissinger. Cùng ăn với
chúng tôi còn có trợ lý của Kissinger là Alexander Haig, anh này giờ đang mang
cấp tướng. Khi chúng tôi chào, Kissinger quay về phía Lloyd và nói theo kiểu lấy
lòng: "Anh thấy đấy, tôi đã học được từ Dan Ellsberg nhiều hơn từ bất kỳ
ai khác…". Tôi cho rằng ông ta sẽ lặp lại điều đã nói với tôi ở Rand hai
năm trước: "… ở Việt Nam". Nhưng hoá ra là khác "… về đàm
phán".
Tôi
đã rất sửng sốt. Đàm phán? Mất một lúc tôi vẫn không nghĩ ra ý ông ta nói tới
điều gì. Rồi tôi nhớ lại bài "Nghệ thuật ép buộc" tôi đã trình bày với
nhóm nghiên cứu của ông ta ở Harvard năm 1959, được trích từ loạt bài giảng
Lowell của tôi. Đó là chuyện của mười một năm trước. Tôi nói "Ông có trí
nhớ thật tốt".
Ông
ta nói giọng lè nhè từ trong cổ họng: "Đó là những bài giảng hay".
Thú
vị đây, trừ việc sau đó khi nghĩ lại, tôi dựng hết cả tóc gáy. Những bài giảng
của tôi trước lớp của ông ta là về sự đe doạ của Hitler đối với Áo và Tiệp Khắc
cuối thập kỷ 1930 mà nhờ đó, Hitler đã có thể chiếm những nước này mà chẳng tốn
viên đạn nào. Một trong những bài giảng mang tên "Đe doạ: Lý thuyết và thực
hành", một bài khác là "Những sự điên rồ mang mục đích chính trị".
Hitler đã chủ ý gây dựng cho địch thủ của mình ấn tượng về những hành động khó
lường và phi lý của Hitler. Không thể trông đợi hắn ta không đe doạ ai đó để rồi
làm điều gì đó điên rồ và có hại cho cả hai phía. Ở một mức độ nào đó thì làm vậy
sẽ có lợi cho hắn ta, vì hắn điên rồ, hiếu chiến đến liều lĩnh và táo bạo. Ít
nhất là đã có lúc cả thế giới phải phục dưới chân hắn. Đó không phải là cách mà
tôi khuyến nghị nước Mỹ, cũng như bất kỳ nước nào khác, tiếp cận đối với vấn đề
này. Cách mà tôi muốn đề xuất hoàn toàn khác. Nếu như ai đó bắt chước Hitler
làm vậy thì chỉ gây nên sự điên cuồng và chuốc lấy tai hoạ.
Thông
tin về việc xâm lược Campuchia, lọt ra vào tháng tư trước từ những quan chức
không rõ danh lính, khẳng định trên thực tế rằng động cơ chủ yếu của việc tấn
công Campuchia là để cho Liên Xô, Trung Quốc và Bắc Việt tin rằng việc hoạch định
chính sách cấp cao của chúng ta là không thể tiên đoán.
Đồng
thời, do chúng ta có thể hành động bất thường và điên rồ như đã được chứng minh
bởi việc xâm lược Campuchia vào giai đoạn chiến tranh này, họ không thể tin vào
sự tính toán và thận trọng của chúng ta trong những tình hương khủng hoảng
tương tự. Khi tôi đọc những thông tin này, tôi băn khoăn liệu những nguồn thông
tin từ các quan chức cao cấp cũng như chiến lược sai lầm đó có phải bắt nguồn từ
chính Nixon và Kissinger hay không. Tôi hy vọng là không.
Việc
Kissinger chẳng mấy tỏ ra khen ngợi đã trả lời cho thắc mắc của tôi. Thật rùng
mình khi nhận ra rằng ba tháng sau vụ xâm lược Campuchia, trong đầu Kissinger lại
có những gợi nhớ về những thủ thuật của Hitler.
Bốn
chúng tôi ngồi ăn trưa bên hiên nhà. Ngay đầu bữa ăn, Lloyd đã tận dụng sự có mặt
của tôi để nêu lên chủ đề Việt Nam. Kissinger nói: "Này, chúng ta ngồi đây
không phải để nói về Việt Nam". Tôi nghĩ thế thì nói gì? Ông ta nhìn tôi
lo lắng và lộ ý rằng ông ta không muốn nói trước mặt tôi. Tôi cho rằng ông ta
muốn nói dối Shearer về Việt Nam nhưng điều đó sẽ chẳng dễ gì với sự hiện diện
của tôi. Chính vì muốn buộc ông ta phải nói thật về Việt Nam nên Lloyd đã mời
tôi tham gia buổi nói chuyện này.
Nhưng
hoá ra, theo như sau đó Lloyd kể lại, điều mà Kissinger muốn thảo luận với anh
lại là đời sống vợ chồng của ông ta và cái cách mà báo chí đưa tin về vấn đề
này. Lloyd viết mục "Nhân vật" với bút danh là Walter Scott cho phụ
trương chủ nhật của tạp chíParade. Lloyd tự hào nói đó là trang thu hút nhiều độc
giả nhất trong giới báo chí Mỹ. Thực tế anh là cây bút bình luận những chuyện
bên lề hàng đầu nước Mỹ. Anh thường xuyên có các bài viết được xem là theo yêu
cầu của độc giả về cuộc sống độc thân của Kissinger và những cuộc hẹn hò với cô
đào Jill St. John và các ngôi sao đang lên khác. Nhìn chung chính quyền chấp
thuận cách thức quan hệ công chúng như thế này vì nó góp phần làm cho Nhà Trắng
thời Nixon trở nên gần gũi hơn, nhưng rõ ràng nó cũng chứa đựng những nguy cơ.
Kissinger muốn khuyến khích quan hệ kiểu này để có được những lời khuyên của
Lloyd và để lái dư luận về vấn đề này theo hướng mong muốn.
Đấy
là điều ông ta không muốn làm trước mặt tôi. Gõ gõ tay trên mặt bàn, đột nhiên
ông ta nói: "Này Dan, sao anh và tướng Haig không ăn cùng nhau trong lúc
chúng tôi nói chuyện khác nhỉ? Rồi chúng ta sẽ ngồi lại với nhau". Cuối
cùng thì ông ta cũng gạt tôi đi. Haig và tôi sang phía bên kia ngôi nhà và cùng
dùng bữa. Haig rất nhã nhặn và tôi quyết định thử thông qua anh ta đưa thông
tin về chiến lược của Nixon lọt vào Nhà Trắng. Anh ta nghe và gật gật đầu. Tôi
chỉ có thể coi điệu bộ này thể hiện anh ta đang lắng nghe lập luận của tôi, chứ
không phải là anh ta đang khẳng định nó, mà tôi cũng chẳng mong đợi anh ta làm
vậy. Tất nhiên là anh ta chẳng phản bác hay đính chính tôi, cho dù cách tôi mô
tả về chính sách này đi ngược lại niềm tin của công chúng.
Một
giờ sau Kissinger đến với chúng tôi. Tôi rất ngạc nhiên nghe ông ta nói muốn
nói chuyện với tôi, và chúng tôi đã hẹn gặp vào chuyến đi tới đây của ông ta tới
California.
Patricia
và tôi đã định ngày cưới vào tháng tám, nên thời điểm ông ta muốn gặp tôi lại
rơi đúng vào tuần trăng mật của chúng tôi ở Maui. Đến giờ tôi vẫn lấy làm lạ là
tại sao tôi lại đồng ý.
Chắc
lúc đó tôi bị ám ảnh. Tôi đã không bỏ qua một cơ hội nào để gặp Nixon, có lẽ là
để tránh những Campuchia mới và giúp chiến tranh sớm kết thúc. Tôi chắc là
Patricia sẽ đồng ý (và đúng như vậy). Chúng tôi rút ngắn kỳ trăng mật để tôi có
thể đúng hẹn.
Trên
đường trở về Santa Monica, Lloyd kể về buổi nói chuyện với Kissinger. Anh đã hỏi
câu mà tôi gợi ý: ông có nghĩ đến trường hợp ông rời khỏi cương vị và phản đối
chính sách của Tổng thống? Đầu tiên Kissinger trả lời không, hoàn toàn không.
Nhưng khi Lloyd hỏi dồn, ông ta nói: "Tôi nghĩ có thể, nếu có kế hoạch
dùng phòng hơi độc…"
Tôi
nói: "Đương nhiên là không thể tính tới kế hoạch sử dụng vũ khí hạt
nhân". Đó là một thứ vũ khí hiểm hoạ, có thể giết chóc bừa bãi; nhưng tôi
đã không biết rằng Kissinger lại đang chỉ suy tính về những kế hoạch nhằm gây
ra những hoạt động bất thường như vậy. "Này Lloyd, đối với Kissinger, chỉ
có một thứ mà ông ta coi là tội ác chống nhân loại, và nó đã xảy ra, xảy ra
trong quá khứ. Đó là tội ác người Đức gây ra cho người Do Thái. Đó là hành vi
chính trị duy nhất mà ông ta coi là vô đạo đức, Lloyd hơi bị sốc. Anh nói:
"Dan, tôi hỏi hơi khó nghe một chút. Anh có thực sự tin vào điều đó
không?" Tôi nói có, và tôi không nghĩ nó chỉ áp dụng cho mỗi Kissinger.
Ngày
8-8-1970, Patricia và tôi làm lễ cưới cùng gia đình và bạn bè. Chúng tôi cùng hứa
hôn. Tôi thề: "Patricia, anh sẽ yêu em, che chở em, tôn trọng em suốt đời".
Tôi
đã giữ lời thề đó, và cô ấy cũng vậy.
Cuối
tháng tám, sau khi buổi gặp của tôi với Kissinger bị hoãn lần thứ nhất, tôi gặp
ông ta ở văn phòng ở San Clemente.
Ông
ta nói chỉ có nửa giờ, nhưng lại bắt đầu "tôi rất lo lắng về tình hình
Trung Đông". Gần đây có nhiều thông tin tiết lộ trên báo chí, có lẽ là từ
Kissinger, về những phê phán của ông ta đối với cách Ngoại trưởng William
Rogers xử lý các cuộc đàm phán về Trung Đông mà hiện Kissinger không được tham
gia.
"Tôi
e rằng tình hình sẽ sôi lên mất".
Tôi
chỉ có nửa giờ để thực hiện ý muốn, nên nói luôn: "Henry này, tôi muốn nói
với ông về chính sách đối với Đông Dương. Tôi nghĩ chính nó mới sôi lên đấy".
Đêm hôm trước tôi đã rút gọn tóm tắt của tôi về chiến lược của Nixon thành một
trang kín, trong đó tôi nói rõ: những mục tiêu đầy tham vọng (không được công
khai tuyên bố), ý đồ của "hoà bình trong danh dự"; việc rút quân khỏi
Việt Nam một cách chậm chạp và kéo dài nhưng vẫn để lại một số lượng quân khá lớn;
những đe doạ về việc leo thang chiến tranh, điều mà tôi chắc chắn rằng sẽ không
thể răn đe hoặc ép buộc được ai, cho dù có những cuộc diễu võ giương oai như ở
Campuchia; những cuộc xâm lược tiềm năng trong tương lai, ở Lào, có thể ở phía
Nam miền Bắc Việt Nam, và ném bom trở lại; việc phong toả cảng Hải Phòng; và
xuyên suốt là việc cố tình lừa bịp dư luận. Theo tôi, phía trước đang là một cuộc
chiến không ngày tháng và ngày càng lan rộng.
Khi
tôi thuật lại tất cả những điều này, ông ta nheo mắt, cau mày, bĩu môi nhìn
tôi, theo cái cách mà tôi hiểu là muốn nói tôi đang sai hướng rồi. Nhưng ông ta
chẳng nói lại gì cả. Gõ gõ tay trên bàn, đột nhiên ông nói: "Này, tôi
không muốn thảo luận về chính sách của chúng tôi. Nói cái khác đi".
Tôi
hỏi ông có biết đếnBản nghiên cứu McNamaravề Việt Nam không, ông ta đáp có.
(Lúc đó tôi không biết rằng ông ta đã từng là một cố vấn cho nghiên cứu này
trong một tháng đầu) "Ông có bản sao của nó ở Nhà Trắng không?". Ông
ta nói ông có một bản.
Tôi
thấy phấn khởi khi nghe thế. Tôi hỏi tiếp: "Ông đã đọc chưa?"
"Chưa,
có cần không?"
Tôi
nói ông rất nên đọc, ít nhất là phần tóm tắt, thường là vài trang nằm ở đầu mỗi
tập. Ông có thể nói một trợ lý đọc toàn bộ rồi nhặt ra giúp ông ta những đoạn
có vẻ trúng tâm điểm của vấn đề. Nhưng chỉ tóm tắt thôi cũng đã lên đến khoảng
sáu mươi trang. "Họ viết được đấy. Thực sự là anh nên cố gắng đọc
nó".
"Nhưng
nghiên cứu này thực sự có cái gì để chúng ta học hỏi không?"
Tim
tôi như ngừng đập. Chúa ơi? Đầu óc ông ta cũng chỉ dạng như những người khác mà
thôi. Họ đều chỉ nghĩ rằng lịch sử bắt đầu cùng chính quyền của mình và chẳng
có gì phải học từ những chính quyền khác cả. Nhưng thực tế lại là mỗi chính quyền,
kể cả chính quyền hiện nay, không hề biết mình đều đi vào vết xe đổ trong hoạch
định chính sách cùng những chính sách vô vọng)giống hệt nhau. Đó là điều có thể
rút ra từNghiên cứu McNamara, và rõ ràng là Kissinger cần phải biết.
Hồ
sơ Lầu Năm Gócmang đến cơ hội phá bỏ vết xe đổ này, nhưng chỉ sự tồn tại của nó
thôi thì không thể làm được.
Tôi
đã thực sự thấy chán nản, nhưng vẫn cố trả lời: "Tôi nghĩ là có. Đó là lịch
sử hai mươi năm, và có nhiều điều có thể rút ra từ đây".
Ông
ta nói: "Nhưng rốt cục giờ đây chúng ta đã quyết sách theo một cách rất
khác mà".
Tôi
lại càng buồn nản: "Campuchia thì chẳng có vẻ gì là khác cả Kissinger
trông vẻ khó chịu, nhấp nhổm trên ghế. Ông ta nói: "Anh phải hiểu là vụ
Campuchia bắt đầu từ những nguyên nhân hết sức phức tạp".
Tôi
nói: "Henry, ở nơi này chẳng có quyết định sai lầm nào mà lại không xuất
phát từ những nguyên nhân hết sức phức tạp cả Và thường là cùng một loại nguyên
nhân phức tạp đấy".
Đó
không phải là cách mà bạn nói chuyện với một quan chức cấp cao khi bạn vẫn muốn
gặp ông ta lần nữa. Nhưng lúc này tôi đã mất một năm sao chép tài liệu, và tôi
chẳng tốn mấy sức để giữ cầu quan hệ với Kissinger. Tôi đã làm điều tôi muốn
làm với ông ta, dù cho chẳng mấy thành công. Tôi sẽ rất vui lòng nói rõ ý tôi
là gì nếu ông ta chịu đọc tài liệu này, nhưng ông ta đã không làm vậy. Tuy
nhiên, giọng tôi đã không đến mức làm cho buổi nói chuyện phải chấm dứt tại đây
cũng như chẳng khiến ông ta muốn tôi quay lại thêm. Thay vào đó ông ta nói tới
việc bực mình với nhóm học giả Đại học Harvard, hầu hết trong số đó từng là.đồng
nghiệp của cả hai chúng tôi, kể cả Tom Schelling, những người đã đến gặp ông ta
để từ chức tập thể, không làm cố vấn nữa để phản đối vụ Campuchia. (Theo tôi đó
là giờ khắc đúng đắn nhất của họ). Ông ta tỏ vẻ coi khinh những người này do họ
cho rằng có thể đánh giá một chính sách mà không biết gì mấy về quá trình nội bộ
hoạch định chính sách. Ông ta nói đầy coi thường: "Họ chẳng bao giờ được
biết những thông tin mật".
Đó
là câu ông ta nói. Hẳn ông ta ương tuý luý thuốc độc củaCircerồi (Circe: tên mụ
phủ thuỷtrong tác phẩm Odyssey củaHomer, kẻ biến người thànhlợn - ND). Kinh
nghiệm hai năm trước đã quá đủ để tôi có thể giải độc cho ông ta. Không muốn bị
đánh đồng và để nhắc ông ta nhớ tới lần nói chuyện với tôi hai năm trước, tôi
nói: "Nhưng điều đó không đúng với tôi".
Ông
ta vội nhấn mạnh: "Không, đương nhiên là không rồi. Tôi không có ý nói tới
anh đâu".
Tôi
tiếp tục tấn công: "Và cũng không đúng với Walt Rostow". Lần này chủ
yếu tôi muốn Kissinger thấy rằng những ai đã từng đọcHồ sơ Lầu Năm Gócthì có thể
thấy chân tướng chính sách đang nằm trong vòng bí mật của ông ta hiện nay, cũng
như chính sách của người tiền nhiệm Walt Rostow và trước đó là McGeorge Bundy.
Tất cả những chính sách đó chỉ là một, đó là bí mật tôi muốn tuồn lại vào Nhà
Trắng. Nhưng nhắc tới Rostow cũng chẳng có tác dụng gì.
Kissinger
nói: "Walt Rostow là một đồ ngốc".
Tôi
nói: "Có thể thế thật, nhưng McGeorge Bundy thì không".
Ông
ta lại nói: "Phải, McGeorge Bundy không ngốc… Nhưng… ông ta chẳng nắm được
tinh thần của chính sách".
Tóm
lại, theo ông ta, chiến lược không lặp lại, mà thậm chí nếu có thế thật thì những
người kia thực thi không tốt. Họ không biết cách đe doạ và không thể nào để làm
chính sách trở nên hữu hiệu hơn. Buổi nói chuyện này càng khẳng định cảm giác của
tôi trong năm trước đó. Đây không phải là một chính sách hay một mô hình hoạch
định chính sách mà có thể thay đổi được từ bên ưong nhờ vào việc nói thẳng, nói
thật với người có quyền lực. Các giáo sư Cambridge chuyển sang nắm vị trí trong
chính quyền chẳng thể rút được kinh nghiệm từ thất bại của những đồng nghiệp cũ
hơn những gì mà những đảng viên Cộng hoà học hỏi được từ các Đảng viên Dân chủ
hay như người Mỹ học được từ người Pháp.
Nhưng
tôi không hiểu được rằng, vì thế này thế khác, Kissinger đã tỏ ra khẩn thiết gặp
lại tôi và đã cố hẹn gặp. Tôi nói đến Cambridge tôi sẽ gọi lại vì chúng tôi
đang chuẩn bị rời đến đó.
Tôi
đã gọi cho ông ra và cùng hẹn ngày giờ. Nhưng rồi chỉ một giờ trước khi tôi bay
tới Washington, thư ký của ông ta gọi cho tôi báo hoãn lại, rồi cô ta lại hẹn một
ngày khác. Lại hoãn thêm một lần nữa, rồi cô thư ký lại cố hẹn tiếp lần thứ ba.
Tôi nói: "Rõ ràng là ông ta rất bận. Tôi không muốn cứ tiếp tục phải bị lỗi
hẹn như vậy khi mà rõ ràng là ông ta không có thời gian gặp tôi" -
"Không phải, ông ấy rất muốn gặp ông mà". Lần hẹn sau, nửa giờ trước
khi đi tôi đã gọi trước cho chắc, nhưng rồi lại được biết rằng cuộc hẹn lại bị
hoãn. Cô ta ướm tôi một hôm khác nhưng tôi đã nói rằng ông ta nên gọi cho tôi
khi ông ta thấy có thời gian. Tôi không thấy nhắc đến chuyện đó nữa. Tôi đã
không bao giờ biết tất cả những chuyện này là do đâu. Lúc đó tôi đã cho qua vụ
này, vì từ những lần lỗi hẹn như vậy tôi đã kết luận rằng ông ta chẳng mấy quan
tâm, và ông ta muốn gặp tôi chỉ là để có thể nói ông ta đã lắng nghe "tất
cả mọi người với nhiều quan điểm khác nhau, ví dụ như Dan Ellsberg".
Sau
đó khi gián tiếp nghe nói tới ông ta thì sự nghi ngờ của tôi càng được khẳng định.
Đó là vào giữa tháng 1-1971, khi tôi đang ở Minneapolis để làm chứng tại phiên
toà xét xử hai người trong nhóm gọi là "Minnesota Tám". Những người
này đã bị bắt quả tang khi đang tiêu huỷ tài liệu tại một trụ sở tuyển quân.
Tôi mang theo một tậpHồ sơ Lầu Năm Gócđể trong cặp xách, dự kiến để đưa vào tập
hồ sơ của toà. Tôi hy vọng sẽ có thể làm chứng theo cách nào đó để có thể đưa
những tài liệu này ra làm bằng chứng. Sau đó các luật sư bên bị sẽ yêu cầu xem
toàn bộ tài liệu và đưa vào hồ sơ phiên toà.
Đêm
trước phiên toà, luật sư biện hộ cho nhóm Tám đã hỏi về lai lịch của tôi để có
thể đề đạt tôi thành nhân chứng tại phiên toà. Anh ta hỏi tôi đã bao giờ làm
trong chính quyền chưa. Tôi nói đã từng làm trong chính quyền, nhưng tôi không
thể tiết lộ điều đó tại phiên toà. Đã hai năm rồi tôi vẫn giữ kín về chuyện này
vì Kissinger không muốn người ta biết tới ông vẫn nhờ vào sự giúp đỡ của Rand
và đặc biệt là của tôi. Tôi không còn ở Rand, nhưng tôi không muốn làm họ khó xử
khi quan hệ với Kissinger nếu tôi nói về nơi làm việc cũ, dù cho người luật sư
tin rằng nếu nói ra thì sẽ giúp tăng vị thế của tôi trước toà.
Sáng
hôm sau, ngày 14-1, Patricia gọi điện, nói rằng Don Oberdorfer của tờ Bưu điẹn
Washington gọi cho tôi.
Còn
một giờ nữa mới phải đến toà nên tôi đã gọi cho ông ta. Ông ta nói đang làm một
tổng kết về chính sách của Nixon trong hai năm qua, trong đó có Việt Nam. Ông
đã hỏi Kissinger về nguồn gốc của chính sách hiện thời. Kissinger nói: "Mỉa
mai thay là có một số người đang phê phán chính quyền thì trước đây lại có vai
trò then chốt trong việc hình thành chính sách", đặc biệt là "có một
anh tên là Ellsberg".
Tôi
đã hết sức kinh ngạc: "Kissinger nhắc đến tôi?"
"Phải,
chắc chắn đấy. Nhờ thế tôi mới biết đến anh. Ông ta cũng nói tới Halperin và
Schelling. Nhưng ông nói rằng anh đã tham gia vào việc nghiên cứu đề xuất các
chính sách và vấn đề để lựa chọn".
Theo
như tôi biết, đây là lần đầu tiên Kissinger đề cập với các nhà báo về sự tham
gia của những người ngoài chính quyền vào việc đề ra những lựa chọn chính sách.
Tôi hỏi: "Thế Kissinger nói chính sách đó là gì?"
"Đó
là chính sách vừa đàm phán với Hà Nội vừa rút quân khỏi Việt Nam".
Tôi
nói: "Nếu đó là là câu tóm lược chính sách hiện thời thì tôi vẫn đang ở
Rand và Mort Halperin vẫn đang ở Nhà Trắng rồi. Ông này vẫn đang che giấu thực
chất chính sách là gì và vẫn che mắt chúng ta với thứ chính sách dở tệ
đó". Tôi hỏi thì được biết Kissinger không nói gì về việc đe doạ leo thang
chiến tranh, về các hoạt động nhằm phô trương, về việc kiên quyết yêu cầu hai
bên cùng rút quân (quân Mỹ và quân Bắc Việt Nam - ND), hoặc về kế hoạch duy trì
một lực lượng lớn ở Việt Nam. Oberdorfer đã rất ngạc nhiên khi nghe tôi nói về
vai trò của những nhân tố đó. Ông nói chuyện thêm với vài người và kết luận rằng
tôi đã đúng và ông đã bị Kissinger làm lạc hướng. Don là một trong những nhà
báo đầu tiên mà tôi thành công trong việc thuyết phục họ tin theo cách nhìn của
tôi.
Kết
quả tức thời của câu chuyện là tôi thấy mình có thể lần đầu tiên thoải mái công
khai về công việc của mình khi tới dự phiên toà vài giờ sau đó. Khi được chất vấn
rằng tôi đã từng làm việc cho chính quyền Nixon hay chưa, tôi nói rằng tôi yừa
được biết Kissinger đã tiết lộ điều này, do đó tôi hoàn toàn có quyền thừa nhận.
Nhưng
tôi đã không thể đưaHồ sơ Lầu Năm Gócvào hồ sơ của phiên toà. Tối hôm trước tôi
đã nói với luật sư bên bị về tài liệu này. Chúng tôi đã cùng bàn thảo kế hoạch
khiến toà phải chấp nhận dùng tài liệu này làm bằng chứng. Theo đó, anh ta sẽ hỏi
ý kiến của tôi về một tuyên bố (sai lầm) nào đó của Kennedy hoặc Johnson (tôi
đã chọn được một tuyên bố như vậy) Tôi sẽ nói: "Tuyên bố đó là sai lầm".
Anh ta sẽ hỏi: "Đó là một cáo buộc hết sức nghiêm trọng; anh đang cáo buộc
rằng Tổng thống của Hợp chủng quốc nói dối. Anh có bằng chứng nào để xác minh
cáo buộc này?" Tôi sẽ nói: "Tôi có. Ở đây tôi có nhiều tài liệu có thể
làm bằng chứng". Tiếp đó anh ấy sẽ bước tới lấy tập tài liệu và dùng làm
chứng cớ biện hộ và được gửi tới công tố viên, thẩm phán và bồi thẩm đoàn. Theo
tôi hiểu thì thẩm phán sẽ quyết định xem có công khai những tài liệu này hoặc
có gửi cho bồi thẩm đoàn hay không. Nhưng dù sao đi nữa ông ta cũng sẽ có cơ hội
đọc chúng và tài liệu này sẽ trở thành một phần trong hồ sơ của phiên toà nếu
ông ta niêm phong tài liệu. Toà phúc thẩm có thể sẽ xem tới những tài liệu này,
rồi theo cách nào đó, chúng sẽ đưa đến những phản ứng có tính pháp lý đối với
cuộc chiến.
Ngày
hôm sau, tôi mang theo cái cặp xách khi ngồi vào chỗ người làm chứng tại toà.
Khi luật sư đề nghị tôi, với tư cách là một chuyên gia, bình luận về tuyên bố
(mà tôi đã chọn trước) của Tổng thống Johnson, tôi đã đáp: "Tuyên bố đó là
một sự bịa đặt". Tất cả mọi thứ đột nhiên ngưng lại. Viên thẩm phán đập mạnh
búa xuống bàn, tạm dừng phiên toà và yêu cầu các luật sư tới chỗ ông ta. Ông ta
nói thầm với các thành viên bồi thẩm đoàn, nhưng chỗ tôi ngay gần chỗ ông ta,
nên tôi nghe được những gì ông ta nói. Ông ta rất giận dữ: "Tôi đã cảnh
báo các anh là tôi không cho phép bất cứ khai báo nào trong phòng xử này cũng
không được chỉ trích chính quyền".
Tôi
nghĩ, "Chỉ trích chính quyền?" Thế phiên toà này để làm gì? Hai bị
cáo đang đứng trước nguy cơ phạt tù dài hạn vì những hành động mà họ thừa nhận
là để thể hiện sự công khai phê phán chính sách của Tổng thống. Họ cho rằng ông
ta đang tiến hành một cuộc chiến tranh đầy tội ác và vô đạo đức, đó chẳng là chỉ
trích thì là gì? Đó chính là động cơ của họ. Liệu những chứng cớ và lời khai biện
minh rằng việc họ chỉ trích là hợp lý có thể bị bác bỏ ngay lập tức hay sao?
Như đọc được suy nghĩ của tôi, viên thẩm phán nói thêm: "Chính quyền và
các chính sách của họ không được xét xử ở đây. Tôi cảnh cáo anh lần cuối: Nếu
anh còn định cố gắng khai báo rằng chính quyền đã nói dối, tôi sẽ bác bỏ cả anh
và nhân chứng".
Thẩm
phán đã yêu cầu bồi thẩm đoàn bỏ qua câu hỏi và câu trả lời của tôi. Tôi vẫn tiếp
tục khai báo, nhưng chiếc cặp xách vẫn đóng kín.
Có
lẽ Don Oberdorfer đã nói với Kissinger về việc tôi không hài lòng khi ông ta
nói tới tên tôi, nên hai tuần sau, lần tiếp theo tôi gặp ông ta, cũng là lần cuối
cùng, trong một căn phòng đông người ông ta đã tới bắt tay tôi. Ông ta nói khi
đang bắt tay: "Tôi phải xin lỗi anh nếu như tôi đã làm khó cho anh với Don
Oberdorfer".
"Ồ
không, Henry, không có gì đâu". Tôi rất mừng là mình đã có cơ hội nói với
Oberdorfer chính xác chính sách đó là gì.
Lúc
đó là vào thời gian đón tiếp khách mời trước lễ khai mạc một hội nghị của các
sinh viên MIT và các doanh nhân, nhiều người trong số họ là phụ huynh của các
sinh viên, những người mà đã phê phán chiến tranh. Diễn ra từ 29 đến 31-1, ý tưởng
của hội thảo là để bắc nhịp nối hai thế hệ sinh viên và doanh nhân, rất nhiều
trong số đó là những người Cộng hoà có tư tưởng tự do, để cùng chung tay.phản đối
chiến tranh.
Tên
của hội thảo là Runnymede, được đặt theo tên cánh đồng mà các nam tước Anh đã
buộc Vua John phải tuân theo Magna Carta (100*). Ai đó chọn tên này thật là
khéo, vì nó có thể có hàm ý là những sinh viên MIT cũng như những doanh nhân có
chút nào đó tự cảm thấy mình cũng mang chất thượng lưu như những nam tước khi đối
đầu với hoàng đế. Hội thảo sẽ bắt đầu với bài phát biểu của Kissinger về tình
hình nói chung.
Nghe
Kissinger nói tôi mới hiểu tại sao ông ta có thể đạt hiệu quả cao đến như vậy
trong quan hệ với công chúng. Ông ta nói hết sức nhẹ nhàng và thuyết phục. Bề
ngoài là nhắm tới các sinh viên dự hội thảo, ông ta nói đến "thảm kịch"
của những phong trào cách mạng gây ra những bất ổn tiêu cực và thật "bi thảm"
khi cần phải xử lý bằng biện pháp mạnh. Đến phiên hỏi đáp, ông ta cũng rất tự
tin và sẵn sàng trả lời. Cũng có lúc ông ta thể hiện sự bực bội, nhưng theo một
cách rất thuyết phục.
Một
vài người hỏi rằng tại sao không rút quân nhanh hơn và ông ta đã trả lời:
"Bạn đang hỏi là liệu chính sách của chúng tôi có phải là ở lại Việt Nam.
Nhưng chính sách đó là rút khỏi Việt Nam. Chúng tôi đang xuống thang chiến
tranh ở Việt Nam và tôi có thể bảo đảm với bạn rằng chiến tranh sẽ tiếp tục giảm
cường độ". Ông ta lấy ví dụ về việc giảm bớt số lượng cũng như thương vong
của quân Mỹ.
Kissinger
cũng đã tránh trả lời một câu hỏi, nhưng một lần nữa lại theo cách càng tăng
thêm sự đáng tin cậy của ông ta. Mark Gerzon, một trong những sinh viên tham
gia tổ chức hội thảo, đã hỏi về những bước đi trong đời, những bước đi đã ảnh
hưởng tới quan niệm về giá trị và nhận thức của ông ta về thế giới. Có lẽ vì
liên quan đến cuộc sống cá nhân nên Kissinger đã từ chối trả lời. Ông ta nói với
chút gì đó khá tự tôn: "Bạn sẽ không thể tôn trọng tôi nếu như tôi cố tự
nói về mình trước mọi người".
Sau
một số câu hỏi được Kissinger trả lời đầy thuyết phục với một dáng vẻ đĩnh đạc,
tôi đứng lên hỏi tiếp. Ông ta nhận ra tôi. Tôi nói mình có một câu hỏi, nhưng
trước hết muốn bình luận về những gì ông ta vừa nói.
"Ông
nói rằng Nhà Trắng không phải là nơi dành cho triết lý hoá đạo đức. Nhưng trên
thực tế Nhà Trắng vẫn giáo dục người dân bằng tất cả những gì họ làm, tất cả những
gì họ nói và không nói. Đặc biệt là, tối nay, ông đã thể hiện những giá trị đạo
đức khi nói rằng chiến tranh đang xuống thang và sẽ tiếp tục xuống thang, kế đó
là việc ông chỉ liên hệ tới số lượng và thương vong của lính Mỹ ở Việt Nam. Ông
đã không đề cập tới thương vong của người dân Đông Dương hay số lượng người tị
nạn ở đây, về khối lượng bom đạn… mà thực tế là những thứ này đang leo thang. Với
việc bỏ qua chi tiết này, ông đang nói với người Mỹ rằng họ không cần phải quan
tâm tới những hệ quả đối với người dân Đông Dương, và ông kêu gọi người Mỹ ủng
hộ những chính sách mà bỏ qua những hệ quả đó".
"Vậy
tôi có một câu hỏi cho ông: ông dự tính chúng ta sẽ giết hại bao nhiêu người
dân Đông Dương nếu theo đuổi chính sách này trong vòng mười hai tháng tới?"
Điều
có thể nhận thấy ngay là ông ta hoàn toàn ngạc nhiên.
Khán
giả cũng sửng sốt bởi đây là lần đầu ông ta tỏ mất bình tĩnh. Ông ta cúi thấp đầu,
mặt cau lại, nửa như quay ngược phía khán giả. Rồi ông ta quay lai, mắt nheo
nheo nhìn tôi đầy soi mói khiến tôi nhớ lại cảnh ông ta gõ gõ tay lên bàn khi ở
San Clemente, rồi nói với giọng đầy cáo buộc: "Thật là một câu hỏi trau
chuốt… Tôi trả lời thậm chí nếu tôi không trả lời…"
"Tôi
không cố nói cho hay. Đó là một vấn đề cơ bản. Ông có thể trả lời chứ?"
Ông
ta lặng im suy nghĩ chừng một phút rồi nói: "Anh đang buộc tội chúng tôi
thi hành chính sách phân biệt chủng tộc".
Thật
là phi lý. Ông ta vẫn đang cố xoáy vào câu chữ của tôi để câu giờ. Tôi nói:
"Chủng tộc không phải vấn đề ở đây. Để tôi nói lại: Bao nhiêu sinh mạng sẽ
bị chúng ta giết hại với chính sách này trong mười hai tháng tới?"
Lại
im lặng một lúc. Ông ta đi tới đi lui. Chẳng có vẻ gì là ông ta đang ngồi ở buổi
trao đổi này cả. Khán giả cũng lặng im.
Rồi
ông ta chợt nói: "Thế giải pháp thay thế của anh là gì?"
"Tiến
sỹ Kissinger, tôi biết rất rõ ngôn ngữ của những giải pháp thay thế và những sự
lựa chọn. Nhưng điều đó chẳng giải quyết được câu hỏi này. Tôi đang hỏi về những
ước tính, về những hậu quả mà chính sách của chính ông gây ra trong mười hai
tháng tới nếu như ông có biết. Ông có một ước tính nào không?"
Lại
một lúc im lặng. Rồi cậu sinh viên đang chủ toạ buổi tối hôm đó đứng lên và
nói: "Chương trình tối nay đã kéo dài khá lâu rồi, và tôi nghĩ chúng ta đã
có đủ thời gian hỏi đáp. Có lẽ chúng ta nên để tiến sỹ Kissinger trở lại
Washington". Buổi hội thảo kết thúc tại đó. Một vài sinh viên vây quanh
Kissinger cố hỏi thêm vài điều cuối cùng. Tôi không tìm cách tiếp cận ông ta
trước khi ông ta rời đi.
Sáng
hôm sau, khi dự một phiên thảo luận, tôi đã miêu tả điều mà tôi tin là bản chất
chính sách của Nixon với một nhóm nhỏ những người tham gia, trong đó có Osborne
Elliott, biên tập viên của tờTuần tin tức. Tôi nói về khả năng bước tiếp theo
ít nhất sẽ là tấn công Lào, và tệ nhất có thể là tấn công phía Nam của Bắc Việt
Nam. Elliott tỏ ra đặc biệt hoài nghi. Anh nói rằng những nhà báo củaTuần tin tứckhông
thấy có bất kỳ dấu hiệu nào, dưới bất kỳ hình thức nào, cho thấy những hành động
đe doạ leo thang như vậy. Nhưng trong giờ nghỉ giải lao phiên buổi sáng, anh đã
đến gặp tôi và nói: "Ellsberg, có lẽ có điều gì đó trong những điều anh vừa
nói. Tôi đã gọi cho văn phòng của tôi ở New York. Họ vừa nghe bộ phận của chúng
tôi ở Sài Gòn thông báo là người ta đã cấm hoàn toàn việc đưa thông tin từ Nam
Việt Nam ra bên ngoài. Có điều gì đó bất thường đang diễn ra".
Ngày
hôm sau, tin tức phát ra cho biết Quân đội Việt Nam cộng hoà đã xâm lược Lào với
sự hỗ trợ chiến đấu của quân Mỹ. Hoá ra là ngay lúc Kissinger còn đang nói với
chúng tôi rằng: "Chúng tôi đang xuống thang chiến tranh ở Việt Nam và tôi
có thể bảo đảm với bạn rằng chiến tranh sẽ tiếp tục giảm cường độ" thì các
cuộc ném bom ở Lào đã bắt đầu. Sau khi bớt chút thời gian vốn đã eo hẹp để đưa
ra sự bảo đảm này với một số lượng nhỏ những khán giả thượng lưu ở
Massachusetts, ông ta đã bay ngay về Washington để theo dõi chiến dịch tấn công
này. Hẳn ông ta đã thức trắng cả đêm.
Từ
hội thảo ở MIT trở về, khi mà cuộc tấn công ở Lào đang ở mức ác liệt nhất (dù
lúc này Quân đội VNCH chưa bị đánh bại), tôi cho ra một bài phân tích và phê
phán chính sách của Nixon theo cách hiểu của tôi. Tôi viết tên bài là
"Lào: Vấn đề Nixon phải phụ thuộc", nhưng biên tập viên của chuyên
san "Điểm sách New York" lại chuyển thành "Giết chóc ở
Lào". Ba tháng sau, Kissinger ám chỉ tới tên bài này ở Phòng Bầu dục để
làm chứng cho sự thiên lệch của tôi kể từ khi ông ta biết tôi năm 1968. Vào
ngày 17-6-1971, bỏ qua những lần tham vấn với tôi vào năm 1969 và 1970, ông ta
đã nói với Tổng thống, Ehrlichman và Halderman rằng tôi đã cáo buộc ông ta là
"một tên giết người" ở hội thảo tại MIT đầu năm đó. Thực tế là tôi chẳng
hề dùng từ này ở Runnymede cũng như trong bài báo, cũng như trong bất kỳ cáo buộc
nào khác. Nhưng có lẽ ông ta đã không quá nhạy cảm để có thể nghe ra nó trong
những câu hỏi và bình luận của tôi. Nhắc lại trao đổi giữa chúng tôi ở
Runnymede, tôi đã nêu ra thắc mắc này trong một bài báo trên tờ "Điểm sách
New York" vào cuối tháng hai:
"Có
bao nhiêu người sẽ chết ở Lào?(101) chính xác nhất thì Nixon sẽ ước tính bao
nhiêu người dân Lào - cả "kẻ thù" và "không phải kẻ thù" -
sẽ bị hoả lực Mỹ giết hại trong mười hai tháng tới? Ông ta không có một ước
tính như vậy. Ông ta đã không hỏi Kissinger về vấn đề này, và Kissinger cũng
không hỏi Lầu Năm Góc… và tất cả họ đều giống hệt những người tiền nhiệm…"
Tôi
đã trích dẫn tính toán của Tiểu ban người tị nạn của Thượng nghị sỹ Edward
Kennedy:
"Từ
năm 1965 đến năm 1970, ít nhất đã có 300.000 dân thường đã thiệt mạng ở Nam Việt
Nam, hầu hết là do hoả lực Mỹ. Tổng số thương vong ít nhất là một triệu. Trong
số đó… khoảng 50.000 dân thường thiệt mạng trong năm đầu Nixon cầm quyền, trong
năm thứ hai là 35.000".
Bài
báo kết luận:
"Người
Mỹ cần phải nhìn lại những sự lựa chọn, những thông báo trong quá khứ, cả những
thông tin thuận chiều và trái chiều, để thấy được người ta đang nhân danh nhân
dân Mỹ làm cái gì, để từ đó cự tuyệt không đồng loã với những hành động đó Họ
phải nhận ra và buộc Quốc hội và Tổng thống tuân theo lẽ phải là quân Mỹ dừng
ngay việc giết chóc ở Đông Dương, và rằng cả những sinh mạng mà chúng ta mất đi
và những sinh mạng mà chúng ta đã lấy đi cũng không thể khiến nước Mỹ có quyền
dùng hoả lực và không lực để quyết định ai sẽ thống trị hay ai sẽ chết ở Việt
Nam, Campuchia và Lào"(102).
Chú
thích:
(100*)
Magna Carta: Tiếng Latinh nghĩa là Bản hiến chương vĩ đại. Đây là bản hiến
chương hạn chế quyền lực của nhà vua và quy định các quyền tự do dân sự và
chính trị của công dân Anh. Năm 1215, sau quá trình đấu tranh lâu dài của các
nam tước Anh, tại cánh đồng Runnymede. vua John đã phải công nhận bản hiến
chương này - ND
(101)
"có bao nhiêu người sẽ chết"; "ít nhất 300.000 người" - Ellsberg,
Hồ sơ cuộc chiến, trang 271.
(102)
"… người Mỹ cần phải nhìn lại" - sđd, trang 274.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét