Hình bìa cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Chương
30. Chuyển
vào hoạt động bí mật
Tối
thứ hai, ngày 14-6-1971, chúng tôi đến dự buổi chiêu đãi tại gia của Peter
Edelman và Marian Wright Edelman. Nhà họ chật cứng. Người ngồi trên sàn nhà,
người ngồi trên sofa với những chiếc đĩa trong lòng. Hai chủ đề chính của các
cuộc hội thoại là:Hồ sơ Lầu Năm Góctiết lộ điều gì và ai đã cung cấp tài liệu
đó cho tờThời báo New York. Patricia và tôi lắng nghe mà không đóng góp gì nhiều.
Jim
Vorenberg mải ăn uống, trong một góc phòng. Anh ta không nhìn ra chúng tôi.
Vào
sáng thứ ba, kỳ ba được xuất bản. Tổng Chưởng lý John Mitchell gửi một bức thư
cho Toà soạnThời báo New Yorkyêu cầu ngừng việc xuất bản và trao trả lại bản
sao của tài liệu nghiên cứu đó. Toà soạn từ chối và buổi chiều hôm đó, Bộ Tư
pháp đưa ra một đề xuất, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, về một lệnh cấm
chính thức tại toà án quận cấp liên bang ở New York. Vị quan toà ban hành lệnh
hạn chế tạm thời trong khi ông ta xem xét lệnh cấm chính thức. Lần đầu tiên kể
từ Cách mạng, một lệnh cấm của toà án liên bang ngăn cản các nhà máy in của một
tờ báo Mỹ in một câu chuyện nhiều kỳ.
Điều
khoản bổ sung lần thứ nhất (First Amendment -Tuyên bố trong Hiến pháp Mỹ bảo vệ
quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp), nói rằng: "Quốc hội
không được ban hành luật… hạn chế quyền tự do ngôn luận hoặc tự do báo
chí", là văn bản cao nhất ngăn cấm hành vi tiên chế của chính phủ liên
bang và chính quyền bang đối với các phát hành báo chí và sách. Bộ Tư pháp của
chính quyền Nixon đang tiến hành một thử nghiệm có tính tiên phong, yêu cầu các
toà án liên bang vi phạm hoặc phót lờ Hiến pháp hoặc trên thực tế bác bỏ Điều
khoản Bổ sung lần thứ nhất. Đó quả thật là sự khẳng định dũng cảm nhất trong
Chiến tranh lạnh rằng "an ninh quốc gia" vượt trên các đảm bảo của hiến
pháp về Tuyên ngôn nhân quyền.
Tôi
nhận được một cú điện thoại từ Dunn Gifford, một người bạn của Neil Sheehan mà
tôi gặp tháng trước. Khi đó ông ta nói với tôi rằng Neil đã hỏi ông, với tư
cách của một cựu sĩ quan tình báo hải quân, liệu công bố những bức điện tín, dạng
điện tín có trong tài liệu nghiên cứu, có làm tổn thương hệ thống mật mã của Mỹ
không. Ông trả lời, một cách chính xác, là không. Với việc kể lại câu chuyện
đó, ông ngầm lưu ý rằng tôi nên biết Neil có những nguyên tắc riêng với tư cách
là một nhà báo, không phải hành động theo cách nghĩ của tôi.
Trong
cuộc điện thoại sáng thứ ba, Gifford nhắc lại cảnh báo trước đó bằng cách giục
tôi cung cấp hồ sơ cho tờBưu điện Washington, khi mà hiện nay,Thời báo New
Yorkbị cấm không được tiếp tục xuất bản. Ý tưởng này chưa từng xuất hiện trong
đầu tôi, và câu trả lời tức thì của tôi là: "Tôi sẽ không làm như vậy".
Ngay buổi tối hôm thứ bảy, khi đọc kỳ đầu câu chuyện đăng trên tờThời báo New
York, tôi không còn bực tức Neil và Toà soạn vì đã không thông báo gì cho tôi
trong vòng ba tháng. Khi nhìn cách họ đã xử lý vấn đề và ảnh hưởng mà họ có được,
tôi không cảm thấy gì khác ngoài sự hài lòng với những gì họ đã làm. Tôi ý thức
được nghĩa vụ đối với Neil và tờ Thời báo, dù rằng họ quyết định giữ khoảng
cách với tôi.
Dường
như chắc chắn rằng Neil hay tờThời báo New York, hoặc cả hai, sẽ đoạt giải
Pulitzer, mà họ xứng đáng nhận được.
Đối
với tôi việc cung cấp tài liệu này cho tờBưu điện Washingtoncó thể phá hoại khả
năng đó hoặc là buộc họ phải chia sẻ giải thưởng này. Cũng có thểThời báo New
Yorksẽ mất đi động lực để tiếp tục xuất bản, với thời gian đã ấn định, khi các
phần khác của tài liệu đã được công bố đâu đó.
Neil
và tôi chưa bao giờ thảo luận về quyền độc quyền công bố câu chuyện của tờ Thời
báo, nhưng tôi tin chắc rằng những nhà biên tập sẽ yêu cầu quyền đó khi họ đáp ứng
điều kiện của tôi để cung cấp tài liệu này cho họ. Tôi chấp nhận điều đó Neil
có thể không chắc chắn rằng tôi sẽ tuân theo một thoả thuận như vậy. Dường như,
động lực chính hay sự tính toán chủ yếu thúc đẩy tờ Thời báo công bố hồ sơ, bất
chấp sự khích lệ của các luật sư, là mối lo ngại, đặc biệt từ phía Neil, rằng nếu
không làm như vậy, tôi sẽ đi nơi khác. Trong trường hợp đó, họ sẽ bị tờ Bưu điện
"nẫng tay trên". Thật là ngớ ngẩn khi ông ta đưa ra khả năng đó khi
giả bộ rằng vị thế tờ Thời báo chưa chắc chắn. Nhưng trên thực tế, kể từ khi
nói chuyện với Neil, tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc nói cho một tờ báo khác về
tài liệu đó. Và tôi trả lời Giford rằng tôi trung thành với Neil, và tôi không
thể phản bội lòng trung thành của mình bằng cách cung cấp "tin sốt dẻo"
của họ cho tờBưu điện Washington.
Gifford
chỉ ra rằng mối nguy hiểm ở đây còn lớn hơn danh tiếng mà tờ Thời báo hay Neil
có được. Ông tin rằng cần phải tiếp tục đà này, duy trì sự quan tâm liên tục của
công luận với nội dung của hồ sơ. Không ai có thể biết đến bao giờ tờ Thời báo
nối lại việc xuất bản. Chúng ta thậm chí không biết rõ điều lệnh cấm có bị từ
chối thực hiện hay không. Sự tiết lộ có thể chấm dứt ở đây, trừ phi các tờ báo
khác sẵn sàng nắm lấy ngọn cờ, dám thách thức Bộ Tư pháp và chính quyền.
Lập
luận của ông đầy thuyết phục. Tôi buộc phải nghĩ đến khả năng này, mặc dù tôi
luôn cảm thấy khó chịu với việc qua mặt Neil và tờ Thời báo. Cam kết và nguy cơ
họ sẽ phải gánh chịu trong việc quyết định công bố tài liệu đã rõ ràng. Xem xét
lệnh cấm "vô tiền khoáng hậu" đó, khả năng họ bị truy tố hình sự là
không nhỏ. (Trên thực tế, Bộ Tư pháp đang ráo riết chuẩn bị xử lý vụ việc này,
dự định ngay sau phiên toà xét xử tôi). Có thể Neil và tờ Thời báo đã không đối
xử với tôi như một đối tác, nhưng tôi khâm phục sự can đảm của họ, biết ơn họ với
tư cách là một công dân và một nhà hoạt động.
Mặt
khác, tôi phải suy nghĩ nghiêm túc lời cảnh báo của Gifford rằng toàn bộ tiến
trình sẽ bị dừng lại vĩnh viễn trừ phi tôi thúc đẩy nó. Nhờ có quyết định của
chính quyền coi vụ việc này như một cuộc khủng hoảng tầm cỡ quốc gia để biện
minh cho các nỗ lực kiểm duyệt báo chí "vô tiền khoáng hậu", nội dung
của tập hồ sơ đã thu hút được sự chú ý với mức độ đáng ngạc nhiên từ phía dư luận.
Độc giả của các tờ báo mong muốn tìm hiểu diễn biến nào khiến cho chính quyền
hoảng sợ và buộc phải mạnh tay như vậy. Tôi luôn tin rằng, tác động tổng thể của
câu chuyện này phụ thuộc vào phạm vi lịch sử được phơi bày. Tác động mạnh mẽ
không phải từ sự tiết lộ bí mật của bất kỳ trang giấy nào, một tập hồ sơ nào
hay một cá nhân nào. Điều gây choáng váng tột bực là sự ngoan cố và bản chất của
các hình mẫu lừa lọc, liều lĩnh và chủ nghĩa hoài nghi.
Công
bố điều đó với bất kỳ một độc giả nào hoặc cả đất nước, độ dư chấn sẽ mạnh hơn
rất nhiều.
Ba
kỳ đầu công bố trên tờ Thời báo đề cập đến chính quyền Johnson nhưng một đoạn
"châm biếm" trong bài báo ngày thứ ba cho thấy bài báo kỳ tới sẽ tập
trung vào Eishenhower. Tôi không muốn tiến trình lịch sử sẽ bị cắt cụt ở đây.
Càng cân nhắc về khả năng này, đề nghị của Gifford càng lôi cuốn tôi. Tờ Thời
báo đã xem xét việc in ấn nhật báo sáng thứ tư với một loạt các trang trắng
thay vì cho đăng kỳ tới của câu chuyện như kế hoạch. Khoảng trống không chữ với
nguyên nhân là lệnh cấm của chính phủ có thể là trường hợp đầu tiên trong lịch
sử báo chí Mỹ. Và người ta cũng mong đợi, đây sẽ là trường hợp cuối cùng. Nhưng
cuối cùng, tờ Thời báo lại đăng những câu chuyện khác thế vào chỗ trống. Nhiều
mẩu tin và bài phân tích được đăng để lấp chỗ trống, bởi vì lệnh cấm gây ra một
trong hai vụ vi hiến lớn nhất trong hai thế kỷ trở lại đây. Đài truyền hình,
trước kia hầu như phớt lờ kỳ đầu không mấy tiếng vang hôm chủ nhật, thì nay
dành ít nhất là 15 phút trong tổng số 30 phút của chương trình thời sự trong nước
hàng đêm trên một trong ba kênh chính thức để nói vềHồ sơ Lầu Năm Gócvà các vụ
kiện tụng tại toà án.
Đêm
khuya ngày thứ ba, ai đó từ Toà soạn củaTuần tin tứcgọi điện cho tôi để sắp xếp
cuộc gặp với một nhóm các biên tập viên vào buổi sáng hôm sau. Tôi ra ngoài Quảng
trường Harvard dùng bữa sáng cùng với Lloyd Norman, một phóng viên của tạp chí
Tin tức Lầu Năm Góc mà tôi đã quen biết nhiều năm, và Joel Blocker, một biên tập
viên cao cấp. Họ bắt đầu câu chuyện bằng cách thông báo cho tôi biết bài trên
trang nhất trong số tạp chí tuần tới sẽ là việc công bốHồ sơ Lầu Năm Gócvà họ dự
định nói rõ tôi là nguồn gốc của tài liệu đó. Tôi nói: "Tôi không dự định
bình luận về người cung cấp thông tin đó. Tôi sẽ bình luận tất cả những gì các
ông muốn về nội dung của tập hồ sơ này và ý nghĩa của nó theo cách nghĩ của
tôi. Tôi tiếp cận được với toàn bộ nghiên cứu này, và tôi đã đọc từ đầu đến cuối".
Blocker
nói: "Chúng tôi tin rằng ông chính là người phát tán tài liệu đó nhưng
chúng tôi tiến hành trừ phi ông sẵn sàng khẳng định điều này".
Tôi
trả lời rằng tôi không đoán này đoán nọ về điều đó, nhưng với tư cách là một
người tham gia thực hiện nghiên cứu và một người am hiểu về nó, tôi chắc chắn rằng
việc xuất bản tài liệu này là một điều tốt. Công chúng cần và xứng đáng được biết
mọi điều trong công trình nghiên cứu đó. Tương tự như vậy, Quốc hội cũng phải
được biết. Theo ý kiến của tôi, bằng cách nào đó, tất cả nội dung của công
trình nghiên cứu cần phải được công bố. Điều đó không có gì tổn hại mà chỉ có lợi
cho an ninh quốc gia. Tôi sẵn lòng viết bài về các chi tiết trong nội dung, với
độ dài bất kỳ tuỳ ý.
Blocker
tiếp lời: "Này, vấn đề là sẽ không có bài báo trên trang bìa trừ phi chúng
tôi có sự khẳng định của ông về nguồn gốc của tài liệu".
"Tệ
thật. Nếu đúng là như vậy, các ông đang mất một bài báo có tiếng vang lớn về nội
dung của hồ sơ đó".
Chúng
tôi nói chuyện hơn ba giờ đồng hồ, kết thúc trong văn phòng của tôi ở MIT.
Trong bài tường thuật của Blocker về cuộc phỏng vấn (ra ngày 21 tháng sáu), ông
ta nói rằng: tôi (tác giả) "đã thẳng thừng từ chối bình luận về liệu có phải
ông (tác giả) đã cung cấp những tài liệu mật cho tờ Thời báo".
Blocker
trích nguyên văn lời của tôi: "Tôi rất mừng khi hồ sơ này được công bố…
Tôi mong muốn Quốc hội và công chúng có thể tiếp cận tư liệu này hai hoặc ba
năm về trước. Những văn bản này chứng tỏ các trợ lý của Tổng thống và các quan
chức khác trên thực tế đã được cho phép nói dối công chúng. Nhưng bây giờ, những
người chịu trách nhiệm về sự leo thang của cuộc chiến phải chịu trách nhiệm về
những văn bản mà họ đã ký".
Blocker
tường thuật lại những gì tôi kể cho họ nghe về nỗ lực vô vọng của tôi khi tìm
cách để các quan chức cao cấp của chính quyền như Henry Kissinger và trợ lý Bộ
trưởng Ngoại giao Irwin đọc hồ sơ này, hay ít nhất là xem qua những bản tóm tắt.
Mặc dù không có gợi ý của tôi, nhưng tờTuần tin tứcsau đó phỏng vấn John Holum,
trợ tá lập pháp của Thượng nghị sỹ McGovern, và Pete McCloskey. Hai người này
cho biết tôi đã đề nghị cung cấp cho họ những văn bản mật.
Holum
tường thuật lại: "Ông ta (tác giả) nói ông ta sẽ công bố chúng cho dù ông
ta sẽ bị tống vào tù". (Đây là lời lẽ từ văn phòng Thượng nghị sỹ được
đăng trong số báo hơn một tuần trước khi tôi bị buộc tội, mặc dù họ đã hứa là
không tiết lộ tên của tôi). "Theo lời khuyên (của Holum), McGovernd đã từ
chối lời đề nghị".
Tuy
nhiên, bất chấp sự đề nghị thiết tha từ phía tôi, các biên tập viênTuần tin tứckhông
muốn tường thuật quan điểm của tôi về nội dung của tài liệu hay là về cuộc chiến.
"Ellsberg, 40 tuổi, chứng tỏ là một kẻ ba hoa tột độ, và nói năng bừa bãi…
Với một quyết tâm gần như một nỗi ám ảnh, Ellsberg nói đi nói lại về những tác
động tích cực của việc công bố các văn bản đó. Ông ta nói, những tài liệu đó là
những gì tốt nhất mà chúng ta có - một xuất phát điểm tốt để hiểu biết thật sự
về cuộc chiến, có giá trị như những hồ sơ về tội ác chiến tranh tại
Nuremberg".
Họ
không hài lòng việc chúng tôi bỏ đi. Nhưng tôi không muốn đưa ra lời khẳng định
mà họ cần tại thời điểm đó. Cho đến lúc này, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bộ
Tư pháp sẽ quyết định truy tố hình sự. Tôi không ngạc nhiên rằng tờ Tuần tin tức
nhanh chóng biết được rằng tôi là nguồn gốc của tài liệu đó. Dòng cuối cùng của
bài báo về cuộc phỏng vấn ghi lại, tôi vừa cười vừa nói rằng: "Tôi lấy làm
hãnh diện trở thành kẻ bị tình nghi là đã tuồn tài liệu này ra ngoài". Và
tôi biết chắc rằng Bộ Tư pháp nghi ngờ ít nhiều từ câu nói này. Nhưng tôi đã
quyết định không kích động chính quyền đi đến một quyết định khởi tố hình sự
chưa từng có trong lịch sử bằng cách công khai chỉ trích, nếu chính quyền kiềm
chế trong việc buộc tội tôi. Bài báo trên trang bìa có thể tạo nên hiệu quả
thông tin tốt.
Chỉ
có Chúa mới biết tại sao tờ Thời báo không hỏi ý kiến của tôi về bất cứ điều gì
nhưng tôi không nghĩ rằng đóng góp của tôi là cần thiết. Hàng nghìn trang tài
liệu có thể tự nói - khi mà chúng được công bố. Và cuối cùng, như tôi từng hy vọng,
tờTuần tin tứcđã đăng một bài báo trên trang bìa, không phải về tôi, mà về
"Lịch sử bí mật của Việt Nam" (Ngày 28-6-1971, số trước ra ngày
21-6).
Ngay
khi Blocker và Norman rời khỏi, tôi gọi điện thoại bằng thẻ trả trước của mình
và, thông qua một người bạn, liên lạc với Ben Bagdikian của tờBưu điện
Washington. Bagdikian đã rời Rand, quay trở lại tờBưu điện Washingtonnăm ngoái
với tư cách một biên tập viên. Tôi chắc rằng ông ta đang xoay xở tìm kiếm một mẩu
của hồ sơ. Tôi đã đoán chính xác rằng ông ta nghi ngờ tôi chính là người phát
tán những tài liệu đó và có lẽ đang tìm tôi. Nhưng tôi không thể gọi điện thoại
cho ông ta từ nhà của mình. Thông qua một nhân vật trung gian, "Ông
Boston", Ben nhận được hướng dẫn để gọi đến một số điện thoại ở Cambridge
từ một chiếc điện thoại "an toàn". Đó là số 617, và Ben đọc tin nhắn
từ "ông Boston ở Boston". Ben nhận ra rằng đó là một bút danh và quyết
định gọi điện thoại. Ông ta đi qua phố, đến Statler Hilton và gọi điện từ một bốt
điện thoại công cộng. Mr. Boston nói rằng Ben có tin nhắn từ một người bạn cũ
nhưng ông ta phải cho số của một bốt điện thoại công cộng, nơi mà ông có thể nhận
được điện gọi tới. Ben cho số của bốt điện thoại bên cạnh.
Khi
tôi gọi Bagdikian một vài phút sau, ông ta nhận ra giọng của tôi. Tôi hỏi ông
ta liệu TờBưu điện Washingtoncó muốn in "những tài liệu đó" nếu có được
chúng. Ông trả lời là "Có". Tôi hỏi liệu ông có được lời cam kết của
tờBưu điện Washingtonkhông. Ông ta hứa sẽ gọi điện lại. Chúng tôi thoả thuận rằng
nếu ông ta có được sự đảm bảo, ông sẽ đặt phòng tại một khách sạn ở Cambridge
hay Boston, gọi đến một số khác với máy trả lời điện thoại tự động, để lại lời
nhắn về nơi mà chúng tôi có thể gặp nhau. Ông ta gợi ý về lời nhắn là "Ông
Medfold từ Providence (nơi mà Bagdikian đã từng làm) sẽ đợi ông ở khách sạn".
Tôi đề nghị ông ta nên đặt phòng nhanh lên bởi vì hầu hết khách sạn đều kín chỗ
trong tuần đầu tiên. Ông ta nên mang theo một chiếc vali lớn.
Ben
nhận được tín hiệu "đèn xanh" từ phía chủ bút của tờ báo, Ben
Bradlee. Khi Bagdikian gọi điện cho Bradlee từ sân bay, ông ta nói thêm rằng
trong trường hợp ông ta có được những hồ sơ đó và nếu chúng không được đăng
trên số báo ngày hôm sau, thì tờBưu điện Washingtonsẽ có một chủ bút mới.
Bagdikian kể lại với tôi: Lúc ông ta đăng ký phòng tại khách sạn Boston dưới
cái tên Medfold, ông thất kinh khi nhân viên lễ tân báo ông có một tin nhắn từ
ông Bagdikian, người sẽ tới khách sạn cùng thời gian này từ Washington. Điều đó
thì có liên hệ gì với ông không? - Bagdikian nghĩ. Dường như, Bagdikian quên mất
tên giả của mình. Ông không có những trực giác như người bạn ông. Ben tự giới
thiệu bản thân, nói rằng ông ta đăng ký dưới cái tên Medford. Khi ông ta vào
phòng, ông ta nhận được một cú điện thoại của tôi, chỉ dẫn đến một địa chỉ ở
Cambridge để lấy tài liệu và nhắn với nhân viên lễ tân cho phép một số người bạn
của ông vào phòng khi ông ra ngoài.
Khi
Bagdikian quay trở lại trên một chiếc taxi với một trong hai thùng các-tông mà
ông đã được cho xem trong tầng hầm ở Cambridge, ông ta thấy Patricia và tôi
đang đợi ông ta trong phòng khách sạn. Tôi muốn ông ta mang cả chiếc hộp thứ
hai. Không lâu sau, ai đó mang chiếc hộp còn lại đến phòng. Trong khi đó, chúng
tôi kiểm tra chiếc hộp thứ nhất lộn xộn giấy tờ. Chiếc hộp đựng một bộ hồ sơ đầy
đủ, nhưng thứ tự lẫn lộn. Do trải qua nhiều giai đoạn "giải mật" với
mảnh các- tông, kéo, máy cắt giấy, nên rất ít trang còn ghi số trang. Hầu hết
các số trang trùng khớp với sự đánh dấu kín mà chúng tôi đã bỏ đi. Khi được
chuyển đến, chúng tôi thấy thùng tài liệu thứ hai có cùng nội dung như vậy. Đó
chính là trạng thái hồ sơ mà tôi muốn khi trao cho ông ta. Đầu tiên ông ta miễn
cưỡng chấp nhận. Tôi muốn ông ta gửi thùng thứ hai tới Mike Gravel nếu ông thượng
nghị sỹ từ Alaska này sẵn sàng sử dụng nó.
Cảm
giác nghề nghiệp của Ben khiến ông ta không muốn trở thành một đối tượng trung
gian với Quốc hội. Tôi không thể thông cảm, trong những tình huống đặc biệt
này. TờBưu điện Washingtonrõ ràng muốn cái mà tôi có, và dường như họ cũng có
thể giúp tôi. Tôi không nghĩ ra bất kỳ cách nào khác để mang hồ sơ này đến
Washington nhanh chóng. Cuối cùng, ông ta đồng ý.
Bagdikian
nhớ lại, tôi đưa ra hai điều kiện khác. TờBưu điện Washingtonkhông được tiết lộ
danh tính của tôi và không in lại ngày tháng hoặc số hiệu của bất kỳ bức điện
tín nào khi sao chép lại tài liệu. Nhiều người đã buộc tội tờThời báo New
Yorkđã làm tổn hại hệ thống mật mã. Tôi cam đoan điều đó là không đúng, nhưng
tôi không chắc chắn rằng chính phủ sẽ thừa nhận tại toà án.
Chúng
tôi ở khách sạn cả đêm với ông ta, cắt bỏ những chú thích ngày tháng ở cuối
trang và cố gắng phân loại các tập khác nhau. Patricia trở về nhà nghỉ ngơi
trong khi tôi tiếp tục công việc. Ben đặt vé chuyến bay trở lại Washington, hai
ghế hạng nhất cho "Ông Medford và một người khác". Ý của ông ta là muốn
để chiếc vali tài liệu ở chiếc ghế bên cạnh. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi nhận
ra rằng chiếc vali tài liệu không đủ rộng. Ông ta quyết định sẽ mang về
Washington hai chiếc hộp các-tông lớn như lúc đầu, nhưng chúng tôi không có dây
hay băng để buộc chiếc hộp thứ hai. Sáng sớm, chúng tôi ra quầy lễ tân xin một
đoạn dây thừng. Nhân viên bàn lễ tân không tìm thấy đoạn dây nào cả, nhưng ông
ta gợi ý Ben nên ra ngoài để tìm, nơi mà đôi khi có dây buộc chó của khách. Ben
trở lại với một sợi thừng dài 6 feet từ hàng rào cạnh bể bơi. Ông ta buộc chiếc
hộp lại và lên xe ra phi trường. Tôi gọi điện cho Patricia và bảo cô ấy đến đón
tôi. Trong lúc chờ đợi, tôi nghỉ lại trong phòng.
Trước
khi rời khỏi phòng khách sạn, chúng tôi bật ti vi để xem tin tức buổi sáng.
Chúng tôi nhìn thấy một trong hai ngọn đèn của nhà chúng tôi tại số 10 phố
Halliard trên màn hình, với hai người đàn ông tự xưng là nhân viên FBI đang gõ
cửa.
Người
phát ngôn viên giải thích họ đang tìm cách thẩm tra Daniel Ellsberg cho quá
trình điều tra của họ về việc rò rỉHồ sơ Lầu Năm Góc. Sau một lúc gõ cửa không
thấy ai trả lời, hai người đàn ông rời đi. Patricia và tôi có cảm giác rằng họ
sẽ không đi xa. Chúng tôi không muốn ở lại khách sạn này cho dù là một đêm, chứ
không muốn nói là đêm thứ hai. Chúng tôi không mang theo gì, kể cả bàn chải
đánh răng. Nhưng dường như, đây không phải là thời điểm tốt để trở về nhà. Và
cũng không phải là ý kiến hay khi ở lại trong căn phòng mà ông Bagdikian của tờBưu
điện Washingtonđã trả. Chúng tôi đến thuê phòng tại một khách sạn bên dòng sông
Charles bờ phía Cambridge dưới tên giả. Buổi sáng hôm sau, chúng tôi chuyển
sang một khách sạn khác. Trong một vài ngày tiếp theo, chúng tôi liên tục di
chuyển qua các khách sạn khác nhau ở Cambridge. Sau đó, chúng tôi tìm thấy nơi ẩn
náu ở Cambridge và trở về nhà sau 12 ngày trốn tránh.
Xem
tin tức phát trong buổi sáng thứ năm, ngày 17-6-1971 chúng tôi nhanh chóng hiểu
tại sao FBI lại chọn ngày hôm đó để ghé thăm căn hộ của chúng tôi. Khuya đêm
hôm trước, trong khi chúng tôi đang làm việc tại khách sạn, cố gắng sắp xếp các
tập hồ sơ theo đúng thứ tự, một nhà báo tên là Sidney Zion đã xuất hiện trên
chương trình trò chuyện với các nhân vật nổi tiếng trên truyền hình tại New
York và thông báo rằng ông ta đã phát hiện ra chính tôi là người cung cấpHồ sơ
Lầu Năm Góccho tờThời báo New York. Đúng như tôi dự đoán, trên cơ sở những bài
phỏng vấn ban đầu, cả Nhà Trắng và FBI đã xác định tôi là nghi can số một.
Nhưng FBI tiết lộ rằng chính tuyên bố của Zion dẫn tới chỉ thị của Sở chỉ huy của
FBI tại Wahshington cho văn phòng ở Boston thẩm tra tôi ngay lập tức. Văn phòng
ở New York nhận được chỉ thị thẩm tra Zion. Do công bố tối hôm trước nên ở cả
hai nơi các nhân viên FBI bắt gặp những đám đông nhà báo và quay phim chờ đợi sẵn
quanh khu nhà tôi. Zion từ chối tiết lộ thêm điều gì, và FBI không thấy chúng
tôi trở về nhà kể từ cái đêm chúng tôi ở lại khách sạn cùng với Bagdikian.
Nhưng, nếu Zion không công bố, sẽ không có bất kỳ phóng viên truyền hình nào
bên ngoài căn hộ số 10 phố Hilliard để ghi lại chuyện viếng thăm của nhân viên
FBI, và chúng tôi cũng không thể được nhìn cảnh quay trực tiếp trên truyền
hình. Thay vào đó, chúng tôi có thể có mặt tại hiện trường và gặp những nhân
viên FBI khi trở về nhà, hoặc họ tìm thấy chúng tôi ở đó chiều ngày hôm sau. Mọi
việc diễn ra may mắn lạ thường, mặc dù ý định của Zion chưa hẳn đã tốt như vậy.
Bí
quyết tránh giáp mặt với FBI (trong thập kỷ 70) dường như là: không sử dụng điện
thoại nhà hay cơ quan. Những người giúp đỡ chúng tôi tìm nơi ẩn náu và phân tán
tài liệu liên lạc với chúng tôi trực tiếp hoặc thông qua những bốt điện thoại
công cộng được chọn một cách ngẫu nhiên. Không ai trong số họ bị các quan chức
hay bồi thẩm đoàn tra hỏi, hay bị báo chí phát hiện. (Sau 30 năm giấu tên, tất
cả họ dường như muốn tiếp tục giữ kín. Tôi không thể thuyết phục bất kỳ ai
trong số họ xuất hiện công khai hoặc để tôi có cơ hội nói lời cảm ơn bằng chính
tên thật của họ).
Trong
vòng 13 ngày, chúng tôi trở thành tâm điểm trong câu chuyện mà báo chí miêu tả
là "cuộc săn lùng lớn nhất của FBI kể từ vụ bắt cóc Lindberg". Báo
chí đưa tin các nhân viên FBI phỏng vấn nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới
khiến cho tôi nghi ngờ rằng một số đang lạm dụng cơ hội này để đi vui chơi.
Chúng tôi ở Cambridge trong suốt thời gian đó, ở năm địa điểm khác nhau, có chỗ
chỉ lưu lại trong một đêm. Việc đó được sắp đặt bởi một vài bạn bè thân thiết của
tôi. Họ nhờ bạn bè trong số những nghiên cứu sinh hoặc những người hàng xóm. Điều
đáng chú ý là tất cả những người trên đều hợp tác mặc dầu họ biết FBI đang truy
lùng tôi. Theo lý thuyết, FBI chỉ muốn thẩm tra tôi. Nhưng rõ ràng là ở bất cứ
thời điểm nào, lệnh bắt đều có thể được đưa ra, và những người chủ nhà có thể bị
buộc tội là che giấu một kẻ phạm tội. Đó là thời điểm trong lịch sử dân tộc khi
bạn có thể chìa tay ra với hầu hết thanh thiếu niên và nói: "Tôi đang hành
động chống chiến tranh. Điều đó có thể có ích, có thể quan trọng, nhưng có thế
rất nguy hiểm cho bạn. Bạn có giúp tôi không?". Một người bạn sau đó nói với
tôi rằng cô ta đơn giản chỉ gọi những người quen biết trong các cuộc biểu tình
và hoạt động chống chiến tranh khác, và nói với họ, "tôi cần căn hộ của bạn
trong một vài ngày. Chúng tôi sẽ bảo quản nó. Đừng hỏi tôi bất kỳ câu gì?".
Không ai thắc mắc, không ai từ chối. Đến nay, tôi vẫn chưa biết tên của họ.
Một
dịp nọ, "ông Boston" xuống gác, băng qua đường tới bốt điện thoại ở
góc phố, cách khoảng 50 thước từ căn hộ mà chúng tôi đang ẩn náu. Ông ta nói
trong 10 phút với một người bạn của tôi là Lloyd Shearer ở Los Angeles, giúp
tôi truyền đạt đến anh ta một số câu hỏi. Shearer là người cho tôi lời khuyên về
các nhân vật tin cậy có thể làm việc được với giới truyền thông. Qua cửa sổ
chúng tôi tình cờ nhìn thấy ông ta rời khỏi buồng điện thoại và quay trở lại
phòng. Ngay khi ông ta bước chân vào cửa trước, có lẽ chỉ khoảng 12 phút từ lúc
ông ta đặt máy, bốn chiếc xe cảnh sát lao về bốt điện thoại đó từ hai hướng. Xe
phanh kít lại, và cảnh sát nhảy ra với súng lăm lăm, mặc dù bốt điện thoại trống
không. Không còn nghi ngờ gì nữa, đường dây của Shearer đã bị nghe trộm. Chúng
tôi nằm rạp xuống sàn dưới khung cửa sổ không có rèm che bởi cảnh sát bắt đầu
ngó nghiêng tìm kiếm ngược xuôi trên con phố. Khi họ rời đi, chúng tôi chuyển
sang một nơi khác nghỉ đêm. Đôi khi chúng tôi ở lại trong một căn hộ hai đến ba
ngày.
Trừ
khi chúng tôi chuyện chỗ, mà hầu hết diễn ra vào lúc nửa đêm, luôn chỉ có
Patricia và tôi bên nhau. Nhìn lại, tôi nhận ra đó là hai tuần tĩnh lặng nhất,
ít căng thẳng nhất mà chúng tôi có trong suốt hai năm tới. Chúng tôi không phải
làm gì nhiều trừ việc quyết định chọn toà soạn nào, và cung cấp phần nào của
nghiên cứu cho họ. Tất cả sắp đặt thực tế được thực hiện bởi những ân nhân của
chúng tôi, bởi vì chúng tôi thậm chí không thể sử dụng điện thoại hay ra ngoài
sử dụng điện thoại thẻ, hay làm những việc lặt vặt. Tôi nói với mọi người nơi
mà họ có thể lấy tài liệu để chuyển đi. Nhưng họ lấy tài liệu từ những chỗ đó
mà không nói cho chúng tôi biết họ làm vậy như thế nào.
Bạn
của chúng tôi, "ông Boston" tỏ ra hết sức tài năng trong các hoạt động
bí mật. Khi ông ta liên lạc với Ben Bagdikian giúp tôi, một số dàn xếp của ông
ta để truyền đạt thông tin hay chuyện tài liệu khiến cho các biên tập viên sợ sệt
bởi nó chi tiết hơn mức cần thiết. Nhưng về cơ bản, chúng phát huy hiệu quả.
FBI không thể ngăn chặn bất kỳ vụ chuyên chở nào, bởi vì các phần của hồ sơ được
tập kết đến một địa điểm từ các đường khác nhau. Đó là ý kiến của ông ta chia
những phần liên tiếp thành từng gói riêng biệt. Ông nhớ lại cách làm đầu tiên của
tôi, sau khi lệnh cấm thứ hai được ban hành, là trộn lẫn một vài tập hồ sơ vào
với nhau, đảm bảo rằng tất cả đều được chuyển đi khi mà tôi bị bắt. Từ kinh
nghiệm bản thân trước kia làm việc cho một nghị sỹ quốc hội, ông ta nhanh chóng
thuyết phục tôi rằng tốt hơn hết là tiếp tục thực hiện bằng cách tiếp cận từng
đối tượng một. Ông đảm nhận việc sắp đặt ông ta dành cho tôi việc chọn lựa đầu
ra hàng ngày, và ông ta là người liên lạc và sắp đặt việc chuyện tài liệu.
Một
điều khiến cho mọi việc phần nào dễ dàng hơn là không ai gặp khó khăn trong việc
thương lượng để có được sự đồng ý của các tờ báo. Hầu hết tất cả các tờ báo
chính đều không muốn đứng ngoài vụ này. Trong bối cảnh các thủ tục tố tụng đang
được triển khai và sự tức giận rõ ràng từ phía chính quyền, thật ấn tượng khi
không ai từ chối cơ hội tham gia. Sau tờBưu điện Washington, tờ Boston Globe hiển
nhiên là lựa chọn tốt nhất cho đối tác kế tiếp. Mặc dù đây là một ấn phẩm địa
phương, nhưng nó lại là một trong những tờ báo phản chiến tiên phong và mạnh mẽ
nhất. Trường hợp tương tự là tờ St. Louis Postdispatch. Theo tôi nghĩ, họ đã đủ
điều kiện để nhận được một lệnh huấn thị. (Trên thực tế, họ đã nhận được một lệnh
cấm, cùng lúc với tờ Globe). Như Sanford-Ungar ghi lại, có thể là một sự trùng
hợp ngẫu nhiên rằng cả bốn tờ báo bị cấm, trong số 20 tờ đã in các phần của hồ
sơ, đều phê phán mạnh mẽ chính quyền Nixon và bày tỏ nghi ngờ về cuộc chiến.
Đối
với các tờ báo khác, tôi lựa chọn trên cơ sở những tính chất đặc biệt. TờThời
báo Los Angeles, tờ báo mà tôi nghĩ là đã đưa tin tốt về cuộc chiến, là ấn phẩm
của nơi tôi đã sinh ra; Knight, hệ thống gồm 11 tờ báo, trong đó có cả thành phố
Detroit nơi ba tôi ở, và tờ Người đưa tin Cơ đốc giáo là tờ báo chính của cha
tôi (ông gửi cho tôi đơn đặt báo dài hạn trong nhiều năm).
Bạn
bè giúp mua thức ăn, báo chí, các vật dụng trang điểm, áo sơ mi, đồ lót và tất.
Patricia và tôi hàng ngày cùng đọc báo và theo dõi tin tức trên ti vi. Tôi đặc
biệt nhớ lại một chương trình mà chúng tôi xem vào cái ngày cuối cùng của thời
gian yên tĩnh bên nhau. Đó là chủ nhật, ngày 27-61971, một ngày trước khi tôi
trình diện tại trụ sở toà án liên bang. Tướng Maxwell Taylor đang được Martin
Agronskyk phỏng vấn, trong một chương trình lúc trước đã bị nghe lén.
Ông
ta miêu tả đề xuất của ông ta với Tổng thống Kennedy tháng 11-1961. Ông ta nói
với Agronsky và công chúng nước Mỹ 10 năm sau đó: "Tôi không đề xuất sự
tham gia của các lực lượng chiến đấu. Tôi đã nhấn mạnh rằng, chúng ta chỉ nên
đưa đến các lực lượng kỹ sư và hậu cần, để thực hiện các công việc hậu cần và
giúp đỡ trong sự kiện tắm máu năm 1961. Vì vậy, đó không phải là một lực lượng
chiến đấu… Tôi không đề xuất gì khác ngoài ba sư đoàn tiểu đoàn lính bộ … à,
xin lỗi, ba tiểu đoàn kỹ sư…".
Đã
một thập kỷ trôi qua kể từ thời điểm những đề xuất đó được đưa ra, và vị Tổng
thống nghe đề xuất của ông đã chết.
Tôi
nhớ lại hai điều khi mà tôi nghe ông ta nói: bộ sậu của Tổng thống nghĩ rằng họ
có quyền nói dối vô hạn, và "hãy chú ý những điều ông nói, tướng quân, những
bức điện của ông sắp được công bố ngày nào đó gần đây".
Hai
ngày sau khi nội dung của cuộc phỏng vấn được công bố, Toà án Tối cao dỡ bỏ lệnh
cấm, và tờ Thời báo nối lại việc xuất bản. Số báo ngày hôm sau đăng câu chuyện
của thời kỳ Kennedy. Trong số những văn bản tờ báo công bố trong ngày thứ tư có
những bức điện cấm sao chụp gửi Tổng thống vào cuối tháng mười năm 1961, đề cập
việc đưa ngay lập tức lực lượng lục quân của Mỹ vào chiến trường như"là một
hành động cầnthiết nếu chúng ta muốnlật ngược chiều hướng xấuhiện nay của tình
hình…Trên thực tế, tôi khôngtin rằng kế hoạch cứuvãn miền Nam Việt Namsẽ thành
công nếu khônghành động này" và cho rằng vai trò của các "kỹ sư"
để "tung hoả mù" tỏ ra không còn hợp lý".
Đó
là một lời khuyến nghị hoàn toàn trái ngược mà Taylor đưa ra vào thời điểm đó,
năm 1961, và kéo dài trong nhiều năm. Một thập kỷ lừa gạt kết thúc với lời buộc
tội của tôi. Nếu lịch sử vẫn còn giá trị để lừa gạt, thì nó cũng đáng để phơi
bày, dù cho có phải trả giá bằng cuộc sống của chính mình.
Tạp
chíTime(Thời đại) liên lạc với tôi thông qua Charlie Nesson, một giáo sư Luật học
của Harvard, người đồng ý tham gia vào nhóm cố vấn pháp lý của chúng tôi để viết
một câu chuyện trên trang nhất về tôi. Nhưng họ cần phỏng vấn tôi.
Derek
Shearer, cùng với chúng tôi, thảo luận điều này với cha tôi Lloyd. Cha tôi kiên
quyết thuyết phục tôi không nên làm như vậy. Ông nói những phóng viên nhật báo
sẽ tức giận nếu tôi dành quyền độc quyền cho một tờ báo nào đó, đặc biệt là tạp
chíTimes, tờ báo mà họ coi thường (chủ bút của tạp chíTimesHenry Grunwald, nhất
quyết cấm đoán và chèn ép những phóng viên của ông ta viết về cuộc chiến. Một
vài trong số họ đã xin thôi việc). Họ sẽ chỉ coi tôi như một kẻ tìm kiếm sự nổi
tiếng cá nhân. Tôi nên tiếp tục duy trì sự tập trung của dư luận vào cuộc chiến
và nội dung của tài liệu, không phải vào cá nhân tôi. Tôi nhắn với tạp
chíTimesrằng cuộc phỏng vấn là không thể thực hiện được. Tôi không có thời
gian. Tờ báo tiếp tục gây sức ép. Họ nói họ sẽ không thể đăng lên trang nhất nếu
không phỏng vấn tôi. Họ có quy định về điều này.
Tôi
nói, điều đó thật tệ. Tạp chíTimesđề nghị dành cho tôi ba trang để nói bất kỳ
điều gì tôi muốn, không biên tập, như là một phần của bài báo. Đề nghị đó thật
hấp dẫn và tôi cảm thấy dằn vặt khi phải từ chối cơ hội này. Nhưng tôi biết điều
đó sẽ làm chệch con đường tôi đang đi, và tôi nên chú tâm vào những điều sắp xảy
ra. Cuối cùng, Tạp chíTimesbuộc phải đăng bài báo đó. Tôi được cho biết rằng, kể
từ bài báo viết về Adolf Hitler in năm 1943, đây là lần đầu tiên một bài trên
trang bìa được đăng mà không có phần phỏng vấn cá nhân.
Đến
phút cuối, những biên tập viên thuyết phục tôi chỉ trả lời họ một câu hỏi: Mắt
tôi màu nâu hay xanh? Chúng tôi trả lời rằng mắt tôi màu xanh. Họ chỉ hỏi thế
thôi. Mặc dù vậy, điều đó rõ ràng tạo nên sự khác biệt. Sau đó, ai đó từ tạp
chíTimeđưa cho tôi bản in thử đầu tiên với bức hình của tôi trên trang bìa, đôi
mắt nâu.
Tạp
chíTimeslấy bức hình của tôi (đen trắng) từ cha tôi ở Detroit. Tạp chí Life
cũng vậy. Bố tôi có các album ảnh của tôi. Một số trong đó được chụp khi tôi
đang ở Việt Nam, hầu hết là ở Rạch Kiến, mặc bộ đồ chiến đấu và mang một khẩu
súng tiểu liên K do Thuỵ Điển sản xuất. Tạp chíLifecó một bức ảnh lớn của tôi nằm
trên cánh đồng lúa, với khẩu tiểu liên ngang vai. Một bức ảnh khác cho thấy tôi
trong bộ đồ lính thuỷ đánh bộ màu xanh da trời. Tôi từng nghĩ rằng những bức
hình đó từ Cha có thể giúp tôi thoát khỏi tình thế khó khăn, ngăn cản Nhà Trắng
tuyên truyền rằng tôi là một kẻ không yêu nước. Nhưng sự việc diễn ra ngược lại.
Việc công bố những bức ảnh đó đưa đến một nhận định rằng tôi là một kẻ được chăng
hay chở, dễ thay đổi, có chút gì đó điên rồ bởi sự thay đổi cực đoan của bản
thân tôi, cho dù việc đó có thể đặt ra câu hỏi là tại sao tôi được tin tưởng rất
lâu với nhiều bí mật và được tham vấn ở cấp cao, bởi cả những đảng viên Dân chủ
hay Cộng hoà. Ngay cả những bài báo thông cảm nhất cũng khai thác bi kịch của
tình cảnh khốn đốn khiến tôi thay đổi quan điểm. Tiêu đề trênLifelà "Từ Diều
hâu đến Bồcâu hung tợn". Tôi nghĩ tính từ miêu tả tình cảnh hiện tại của
tôi thật thú vị, bởi vì nó dành cho giai đoạn trước với bức tranh tôi mang khẩu
súng tiểu liên.
Sự
chứng thực của cha về tôi ở Detroit rất có lợi cho tôi.
Tôi
đọc nó trong các bản tin của hãng AP và nhìn thấy ông một vài lần trên tivi. Điều
đó làm tôi cảm thấy ấm lòng. Xét cho cùng, ông là một đảng viên Đảng Cộng hoà.
Người anh cấp tiến của tôi không thể nói chuyện với ông về chính trị. Cha tôi
(lúc đó 80 tuổi) đã hai lần bỏ phiếu cho Nixon. Tuy nhiên, khi ông ta được hỏi
về tôi, ông không chỉ tỏ ra cảm thông. Ông hùng hồn tuyên bố hoàn toàn ủng hộ
những gì ông cho rằng tôi đang làm. Khi trả lời phỏng vấn tờDetroit News, ông
nói: "Daniel đã từ bỏ mọi thứ để cống hiến cuộc đời nó để chấm dứt cuộc
tàn sát điên rồ đó… Nếu con trai tôi đã cung cấp cho họ báo cáo đó, và nếu
chính phủ buộc tội nó… thì thế đấy, nó có thể đang cứu sống nhiều thanh thiếu
niên, nếu không thì họ sẽ bị gửi tới nơi đó (Việt Nam)". Bài báo tiếp tục:
Ellsberg nói con trai của ông đã cho ông "biết rất nhiều điều tồi tệ khi đọc
về cuộc chiến đến mức mà chúng ta không thể phí thời gian để nói về nó khi
chúng ta ở cùng nhau. Chúng ta biết chúng ta đang đứng ở đâu - và chúng ta đang
bị dồn vào chân tường".
Tôi
không cho ông biết một chút gì về những gì tôi đang dự định, hoặc đang thực hiện,
không lời cảnh báo (ngay cả tôi cũng không nói trước được điều gì) về những điều
có thể xảy ra. Tôi không thể gọi điện cho ông khi tôi đang ẩn trốn. Nhưng trong
các bài phỏng vấn, ông trình bày các vấn đề hệt như tôi đã mớm lời cho ông. Thực
tế còn tốt hơn. Ông nói về Hiến pháp và vai trò của tự do ngôn luận trong nền
dân chủ của chúng ta, về cuộc chiến kinh hoàng, vô vọng và sai trái, về những
người đã bị nói dối cho đến lúc chết bởi sự lừa đảo của các vị Tổng thống của họ,
về những sinh mạng mà tôi đang cố gắng cứu vớt. Tôi run lên vì cảm động khi nghe
những lời đó từ ông. Một tuần sau khi chúng tôi đi vào hoạt động bí mật, theo đề
nghị của tôi, Tom Oliphant chuyển tải thông điệp, trong bài báo về tôi trên tờ
Globe, rằng: "Ông (tác giả) muốn cha, Harry Ellsberg… biết rằng ông (tác
giả) biết ơn sâu sắc cho với những lời ủng hộ mà ông (cha của tác giả) tuyên bố
trước báo giới tuần trước". Tất cả những điều này đến từ đâu? Tom nói với
tôi sau đó: "Từ chính bản thân anh. Lúc đầu tôi ủng hộ cuộc chiến, nhưng
những lá thư của anh từ Việt Nam làm tôi sáng mắt".
Những
gì đang xảy ra ở nước Mỹ thật đáng ngạc nhiên và chưa từng có. Ngành công nghiệp
báo chí, trong vòng 30 năm trở lại đây hoặc lâu hơn nữa, mỗi khi động đến chính
sách đối ngoại và các vấn đề quốc phòng luôn bằng lòng với việc dựa vào các văn
kiện của chính phủ, bỗng nhiên nổi loạn khắp nơi.
Hết
tờ báo này đến tờ báo khác lên tiếng đòi cơ hội, không chỉ để đăng một phần của
câu chuyện mà còn vượt qua ranh giới, trở thành sự phản kháng dân sự cực đoan.
Chưa bao giờ trong lịch sử có một lệnh cấm hoạt động của báo chí. Trước khi có
phán quyết của Toà án tối cao, đã có bốn lệnh được đưa ra, và cũng có thể lên đến
hai mươi.
Sau
lệnh hạn chế tạm thời ban đầu được đưa ra với tờThời báo New York, tất cả các tờ
báo tham gia đăng nội dung tập hồ sơ đều thách thức lại tuyên cáo chính thức của
Nhà Trắng và Bộ Tư pháp rằng họ đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến an ninh quốc
gia. Những cá nhân và cơ quan đưa ra tuyên bố đó được biết đến như là các trụ cột
của chính phủ. Đối với bất kỳ ai trong số họ, trước khi sự việc xảy ra, dám
thách thức lại phán quyết khẩn cấp của Tổng thống đồng thời là Tổng Tư lệnh
quân đội trong thời kỳ chiến tranh, bằng hành động cụ thể và ở mức độ như vậy,
là không thể tưởng tượng được, theo đúng nghĩa đen.
Đọc
tin tức và theo dõi tình hình qua tivi từ các nơi ẩn náu khác nhau, tôi nghĩ điều
này thật tuyệt vời: Họ đang ở đúng trong tiến trình mà tôi đã trải qua, học
cách nghĩ cho chính họ, tự đánh giá về những gì đúng đắn cần phải làm trong một
cuộc khủng hoảng, phát hiện ra rằng họ sẵn sàng chấp nhận cáo buộc và đối mặt với
các hình phạt nặng nề khi họ không còn lựa chọn nào khác. Trong bối cảnh như vậy,
tôi nhận thức nghĩa vụ cần phải mang cơ hội này đến càng nhiều người càng tốt.
Điều đó có nghĩa là các mạng lưới truyền hình cũng cần có cơ hội để tham gia
vào cuộc nổi loạn này.
Các
kênh tin tức truyền hình đã sẵn sàng dành một nửa thời gian hoặc nhiều hơn
trong chương trình thời sự đêm khuya để đối diện với chính phủ, nhưng việc đưa
tin không đặt họ vào trong tình thế của các tờ báo đã đăng tải nội dung của hồ
sơ. Các kênh truyền hình mới chỉ đưa tin về cuộc nổi loạn, chứ không tham gia.
Nhưng hiện nay, khi các đồng nghiệp báo viết dám đương đầu với thách thức để thể
hiện lòng can đảm thật sự, truyền hình quốc gia cần phải có cơ hội để chung sức
với họ.
Chúng
tôi bắt đầu với kênh truyền hình NBC bởi vì tôi đã xem hình ảnh của ông Chủ tịch
tập đoàn, Julian Goodman, trên chương trình thời sự buổi đêm, ủng hộ việc tờThời
báo New Yorkcông bố công trình nghiên cứu bí mật. Một người bạn của chúng tôi
đã lách qua nhiều cấp quản lý tại NBC để mang tin nhắn chúc mừng của tôi đến
Goodman, và lời đề nghị giúp ông cùng với tờThời báo New Yorkcông bố một phần
tài liệu chưa phát hành trongHồ sơ Lầu Năm Góctrên kênh truyền hình của ông.
Trong vòng nửa giờ, Goodman từ chối lời đề nghị. ABC từ chối nhanh hơn, ngay
sau khi nghe lời đề nghị. Nhưng CBS chứng tỏ mối quan tâm thực sự, dựa trên thời
gian của họ mà cân nhắc.
Quyết
định cuối cùng không thuận cho chúng tôi. Nhưng họ đưa ra quyết định đó một
cách miễn cưỡng sau một ngày xem xét kỹ lưỡng ở cấp lãnh đạo cao nhất. Cân nhắc
chủ yếu là CBS lúc đó đang dính líu vào một vụ đối đầu pháp lý liên quan đến bộ
phim tài liệu của hãng về quan hệ công chúng của giới quân sự, Vụ bán tháo Lầu
Năm Góc. Một Uỷ ban của quốc hội đề xuất buộc tội CBS không tuân theo lệnh của
Quốc hội, từ chối giao nộp cuốn phim gốc để điều tra. Hạ nghị viện đang chuẩn bị
bỏ phiếu về đề xuất này. Frank Stanton của CBS và hầu hết nhân viên dưới quyền
nghĩ rằng điều đó sẽ tác động xấu cho cuộc bỏ phiếu, và họ sẽ phải chịu quá nhiều
áp lực trong cùng một lúc nếu chống lại chính sách bảo mật của Lầu Năm Góc lúc
này. Tôi hiểu điều đó, và tôi tôn trọng thực tế rằng, trái ngược với hai kênh
truyền hình NBC và ABC, CBS đã thực sự cố gắng hết sức. Chính vì vậy, vài ngày
sau, khi cả ba hãng truyền hình, thông qua các nhà trung gian, đề nghị phỏng vấn
tôi trong lúc tôi vẫn còn hoạt động bí mật, tôi đã dễ dàng chọn CBS.
Tôi
hy vọng rằng CBS sẽ chọn phóng viên Walter Cronkite, phát thanh viên của chương
trình thời sự buổi tối, người được coi là "người đàn ông đáng tin cậy nhất
của nước Mỹ". Và Cronkite đã đến. Sau khi trở về từ Việt Nam sau trận Tổng
tiến công Mậu Thân năm 1968, anh ta đã nói với khán giả rằng chúng ta đang sa lầy
trong "bế tắc", một từ mà Nhà Trắng rất sợ nói tới. Tổng thống Johnson,
khi xem chương trình này, đã nói với các đồng sự "Tôi vừa mất Trung Mỹ".
Vài tuần sau, ông ta rút khỏi chiến dịch tranh cử Tổng thống.
Chiều
muộn ngày 23-6-71, Cronkite và nhóm của anh ta đến một ngôi nhà lớn ở
Cambridge, nơi tôi đang đợi sẵn.
Một
số đoạn của buổi phỏng vấn được trình chiếu trên chương trình thời sự sớm buổi
tối, và một chương trình khác muộn hơn, trong vòng nửa tiếng đồng hồ, từ 10h30
đến 11h trong cùng buổi tối. Trong phần chính của buổi phỏng vấn, tôi có cơ hội
để trình bày với khán giả truyền hình cả nước tại thời điểm nhiều người xem
truyền hình nhất về chiến lược bí mật của Nixon và sự tương tự của nó với những
gì tôi đã thực hiện tại Lầu Năm Góc năm 1964 trong một thời gian nhất định.
Một
số đoạn, bao gồm cả phần mở đầu và kết thúc của chương trình như sau:
Cronkite(mở
đầu): Mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng cái tên duy nhất được nhắc đến nhiều nhất
như là người cung cấp tài liệu cho tờ Thời báo, Daniel Ellsberg, cựu nhân viên
của Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc, và sau đó ít khi xuất đầu lộ diện, hôm nay đã
đồng ý trả lời phỏng vấn tại một địa điểm bí mật. Nhưng ông từ chối thảo luận về
vai trò của ông, nếu có, trong việc công bố hồ sơ. Tôi hỏi ông ấy, theo ông, những
phát giác quan trọng nhất liên quan đến các tập hồ sơ của Lầu Năm Góc là gì?
Ellsberg:Tôi
nghĩ rằng, bài học được rút ra là tất cả mọi công dân của đất nước này đều
không thể trả nổi cái giá mà họ đã để cho Tổng thống tự mình lãnh đạo đất nước,
cả về đối nội và đối ngoại, mà không có sự giúp đỡ của Quốc hội, cũng như không
có sự trợ giúp của công luận…
Cronkite.
Có phải việc đính chính thông tin công khai tuỳ thuộc vào cá nhân các nhà lãnh
đạo ở Washington hơn là do quy định của pháp luật?
Ellsberg:Tôi
không đồng ý với nhận định này. Với tôi, dường như các "nhà lãnh đạo"
- những người mà các bạn hay liên tưởng đến các quan chức hành pháp, hay nhánh
Hành pháp của chính phủ - đã củng cố một ấn tượng trong chúng ta trong suốt một
thế hệ vừa qua, đồng nhất Nhánh Hành pháp với Chính phủ. Và thực sự họ là những
nhà lãnh đạo mà theo cách này chính phủ có thể không hoàn toàn lành mạnh nếu
chúng ta vẫn tự coi mình là một nền dân chủ. Trên thực tế, tôi thực sự kinh ngạc
trước phản ứng của Johnson, coi những phát giác đó "gần như là tội phản quốc",
bởi vì nó gây ra một cảm giác rằng những hành động gây tổn hại cho danh tiếng của
một chính quyền nhất định, một cá nhân nhất định thực sự là tội phản bội quốc
gia. Điều đó đồng nghĩa với quan niệm: "Tôi chính là nhà nước". Và
chân thành mà nói, rất nhiều Tổng thống, không chỉ Johnson đâu, đều có cái cảm
giác như vậy. Điều mà tôi nhận thức sau khi đọc tài liệu đó là chúng ta phải
luôn ghi nhớ rằng đây là một đất nước tự điều hành. Chúng ta chính là chính phủ.
Về
khía cạnh thể chế, Hiến pháp quy định sự phân quyền, cho Quốc hội, cho toà án,
một cách không chính thức cho báo chí, được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất …
Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể để các quan chức của Nhánh ành pháp quyết định
thay cho chúng ta những gì công chúng cần biết, về thành tích cũng như cách thức
họ đang thực hiện nhiệm vụ của họ…
Cronkite:Bằng
cách nào mà người ta có thể giữ bí mật tài liệu nghiên cứu này ở Nhà Trắng?
Ellsberg:Thực
tế các quan chức của chính phủ đã giữ kín những bí mật này, họ đã dành cả cuộc
đời của họ học cách ngậm miệng. Tôi cũng là một người trong số đó.
Cronkite.
Một số người nói, tài liệu đó còn chưa đầy đủ, hay là "một phần lịch sử bị
đánh mất". Có phải vậy không?
Ellsberg:Đó
mới chỉ là điểm xuất phát. Đó là điểm bắt đầu của một thời kỳ lịch sử. Tôi có
thể nói, đó là màn khởi đầu chính, nhưng chỉ là mở màn… Trong bảy nghìn trang của
tài liệu nghiên cứu đó, tôi không nghĩ có một dòng nào đề cập đến một dự đoán về
tác động có thể có từ chính sách của chúng ta đối với thương vong của người Việt
Nam, hoặc người tị nạn, và ảnh hưởng sinh thái của hoá chất diệt cỏ. Cũng không
có một dự đoán hay tính toán nào về những tác động đã xảy ra, không hề. Và tài
liệu chỉ đơn giản phản ánh những lo ngại nội bộ trong những quan chức của chúng
ta. Tài liệu không đề cập gì đến việc các quan chức của chúng ta không hề lo ngại
về tác động từ chính sách của chúng ta đối với người Việt Nam.
Cronkite:ông
miêu tả thế nào về những người mà họ không có chung cảm xúc khi đọc được điều
này, khi biết được điều nọ, khi họ cũng có quyền tiếp cận với những bí mật đó
như ông. Có phải họ lạnh lùng? Có phải họ vô tâm? Có phải họ độc ác?
Ellsberg:Tất
nhiên, nhận định thông thường, mô tả thông thường về họ là họ thuộc số những
nhân vật đứng đắn nhất, đáng kính trọng nhất và trách nhiệm nhất mà xã hội
chúng ta có. Về khía cạnh lai lịch của họ, đánh giá đó thuyết phục. Nếu đọc được
những dòng lịch sử đó, tôi nghĩ những người khác cũng cảm thấy như tôi. Nhưng
tôi không thể không có cảm giác rằng sự đứng đắn, nhân tính của họ, sẽ được
đánh giá một phần bởi những quyết định mà họ đưa ra, nguyên nhân mà họ đi đến
quyết định đó, và hậu quả của chúng. Tôi sẽ không nhận xét về họ. Bằng chứng đã
rõ ràng.
Tôi
chắc chắn rằng, tại thời điểm này, nhiều người sẽ đau đớn hơn tôi khi nghe câu
chuyện, tất nhiên bởi vì tôi đã quen thuộc với nó, đã đọc đi đọc lại vài lần.
Nhưng tất cả người Mỹ hiện nay sẽ đau đớn khi đọc hồ sơ này - nhiều phần khác sẽ
sớm được công bố - và phát hiện ra rằng, những người mà họ kính trọng, tin tưởng
và dành cho quyền lực, khinh thường họ như cách họ khinh thường những đồng minh
Việt Nam của chúng ta.
Cronkite:Ông
nói sao về những hiệu ứng tức thì (của những phát giác này) đối với cuộc chiến
trong những ngày này, tháng 6-1971?
Ellsberg:Vâng,
cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn… Tôi hy vọng rằng Thượng viện sẽ làm được nhiều
hơn. Tôi hy vọng rằng họ nhận thức ra trách nhiệm của họ đối với công dân của họ,
đối với công dân của đất nước này, và đối với các cử tri, và họ sẽ làm nhiều
hơn để tái đắc cử. Họ là những người tự do, những người dám gánh vác trách nhiệm
để chám dứt cuộc chiến tranh này.
Cha
tôi có một câu nói yêu thích trong Kinh thánh mà tôi hay thường được nghe khi
còn là một đứa trẻ: "Sự thật sẽ giải phóng bạn". Và tôi hy vọng rằng,
với việc công khai sự thật - công khai trên báo chí, ở các gia đình, ở nơi mà
nó cần phải được công bố, nơi mà các cử tri có thể thảo luận - sự thật đã thoát
ra khỏi hộp kín, và không có cách nào khác để cất nó vào hộp trở lại - tôi hy vọng
sự thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi cuộc chiến. Tôi mong muốn chúng ta có thể
bước qua cuộc chiến tranh… sao cho lịch sử của 20 năm kế tiếp sẽ không giống
như lịch sử của 20 năm vừa qua.
Trong
phần tường trình trước Toà án Circuit của Quận Columbia, thứ ba, ngày 22-6, tờBưu
điện Washingtonđã thừa nhận những ảnh hưởng pháp lý của những nỗ lực do nhóm hoạt
động bí mật chúng tôi trong việc tiếp tục phân tán tài liệu "Tờ báo cũng cảnh
báo toà án phúc thẩm rằng các nỗ lực của chính phủ cuối cùng sẽ trở nên vô ích
với thực tế là ngày càng nhiều các tờ báo đăng tài liệu đó". Một điều chắc
chắn là:"Sự tiết lộ công khainội dung của tài liệusẽ sớm đến với côngluận
Mỹ". Sự chắc chắn của tiến trình này phụ thuộc vào khả năng mạng lưới của
chúng tôi bị FBI thâm nhập và tóm gọn, cũng như phụ thuộc vào sự cung cấp các bản
sao. Tất cả văn bản công bố đều được phát ra trực tiếp hay gián tiếp từ chúng
tôi.
Một
yếu tố may mắn không thể thiếu khác là thời điểm và tính gấp rút gây áp lực sao
cho Patricia có thể chụp tài liệu kịp thời mặc dù không một ai dự đoán trước được
những tình huống đặc biệt đó đã làm cho chúng trở nên đặc biệt giá trị.
Nhân
vật được Nixon bổ nhiệm, thẩm phán Roger Robb, đưa ra vấn đề thông tin tiếp tục
được tiết lộ trên các tờ báo khác tự đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải chính phủ
"đang yêu cầu chúng ta kiểm soát một bầy ong". Ông ta dùng từ này có
lẽ để chỉ các báo, nhưng từ "bầy ong" diễn tả chính xác đặc điểm của
đội ngũ những người hoạt động bí mật của chúng tôi.
Thứ
năm, ngày 24-6, phép ẩn dụ "một đàn ong" bị lu mờ bởi hình ảnh so
sánh ngầm "vỡ đập". Trên khắp đất nước, mười một tờ báo trong hệ thống
Knight - Detroit, Miami, Tallahassee, Akron, Boca Raton, và hai tờ báo ở mỗi
thành phố Philadenphia, Charlotte, và Macon - cùng với tờ Thời báo Los Angeles,
đồng loạt được phát hành với những tiết lộ mới. Cùng ngày đó, tờThời báo New
Yorkkháng án lên Toà án Tối cao để xem xét lại quyết định phúc thẩm có lợi cho
chính phủ của toà án Circuit. Cùng với nhiều yêu sách khác, Alexander Bickel đại
diện cho tờ Thời báo yêu cầu một buổi điều trần ngay lập tức bởi vì "không
chỉ quyền được thông tin của công chúng đã bị vi phạm trong vòng một tuần lễ mà
tờ Thời báo, tờ báo đã dũng cảm đi tiên phong trong việc công bốHồ sơ Lầu Năm
Góc, đang bị buộc phải nhường đường cho các tờ báo khác".
Thông
tin tiếp tục được các tờ báo công bố bất chấp nỗ lực của Bộ Tư pháp. Có lẽ,
cũng vì lý do đó mà, một thời gian sau khi cơ quan này đưa ra lệnh hạn chế đối
với tờ Boston Globe, Bộ Tư pháp dường như từ bỏ việc đưa ra các lệnh cấm. Không
có thủ tục pháp lý nào được triển khai đối với Thời báo Chicago Sun - Times, Thời
báo Los Angeles hoặc bất kỳ tờ báo nào thuộc hệ thống báo chí Knight, mặc dù về
nguyên tắc, tất cả những ấn phẩm này đều có nguy cơ gây ra tổn hại lập tức và
nghiêm trọng đối với quốc gia mà chính phủ đã tuyên bố trong các trường hợp trước
đó.
Buổi
sáng thứ sáu, ngày 25-6, năm vị thẩm phán của Toà án Tối cao bỏ phiếu để xác định
liệu có xử gấp vụ việc của TờThời báo New Yorkvà TờBưu điện Washington. Họ đồng
ý nghe tranh luận vào ngày hôm sau trong một phiên toà họp vào buổi sáng thứ bảy
chưa từng có trong lịch sử.
Bốn
vị thẩm phán - Hugo Black, William Douglas, William Brennan và Thurgood
Marshall - bất đồng ý kiến với quyết định nghe tranh luận "nói rằng họ đã
có thể từ chối vụ việc này, và ngay lập tức dỡ bỏ mọi hạn chế đối với tờ Thời
báo và Bưu điện". Rõ ràng, để dỡ bỏ lệnh cấm, cần phải thuyết phục ít nhất
một trong số các thẩm phán còn lại. Do đó, tôi muốn thêm nhiều tờ báo vào danh
sách những kẻ nổi loạn vì hai lý do. Trường hợp xấu nhất, nếu Toà án Tối cao
duy trì lệnh cấm trong một thời gian ngắn, tôi muốn công bố càng nhiều nội dung
của tài liệu càng tốt trước khi điều này xảy ra.
Hơn
nữa, khi tin tức càng lan rộng, thì càng nhiều cơ hội mà một hoặc hơn nữa các
thẩm phán đang lung lay, giống như Bobb và số đông trong bồi thẩm đoàn của Toà
D.C Circuit, sẽ có ấn tượng rằng việc đưa ra lệnh cấm còn cần phải tranh luận
thêm. Khi các thẩm phán tranh luận, tôi muốn cung cấp cho họ thêm các bằng chứng
rằng hệ thống tư pháp đã tỏ ra hoàn toàn không còn khả năng ngăn cản dòng thông
tin lưu chuyển tự do (Điều khoản Bổ sung lần thứ nhất chưa bao giờ quy định nhiệm
vụ này cho hệ thống tư pháp).
Tất
nhiên, Bộ Tư pháp có động cơ trái ngược. Tôi nghi ngờ nếu họ tin rằng có cách
nào đó mà họ có thể chặn đứng dòng thông tin. Nhưng, rõ ràng Bộ Tư pháp cho rằng
họ có thể củng cố lập luận trước Toà án Tối cao nếu họ nhấn mạnh quan điểm về
tính khẩn cấp và nghiêm trọng của việc tiết lộ thông tin mà họ ra sức gây sức
ép trong hai tuần qua bằng việc truy bắt người cung cấp thông tin như một kẻ tội
phạm hình sự.
Các
bài báo đưa tin chứng tỏ rằng cơ quan này đang cố gắng để có được một bản cáo
trạng và lệnh bắt dành cho tôi trước khi Toà án Tối cao họp vào buổi sáng thứ bảy.
Vấn đề có thể là không một ai trong số các tờ báo chấp nhận chứng thực (hoặc đã
từng chứng thực) rằng tôi đã cung cấp các tập hồ sơ.
Tôi
cũng chưa thừa nhận điều này. Gần đây, nhất là buổi phỏng vấn của Cronkite vào
ngày 23-6, tôi từ chối bình luận về vai trò của tôi, bởi vì chưa có dấu hiệu rõ
ràng rằng chính quyền có định khởi tố hay không. Bộ Tư pháp đã có bằng chứng
chi tiết rõ ràng rằng thông cáo báo chí của McGovern và McClosky khẳng định tôi
đã đưa tài liệu cho họ và tôi đã quả quyết sẵn sàng chịu bắt giam để công bố
thông tin này.
Nhưng,
không có tuyên bố của tôi (hoặc của một phóng viên đã nhận tài liệu từ tôi) thì
điều đó không đủ để chứng minh tôi đã cung cấp các văn bản đó cho báo chí.
Về
việc sao chép tài liệu, vợ cũ của tôi đã đưa ra bản khai có tuyên thệ mà con
tôi và tôi đã mớm lời cho cô ấy. Tony Russo từ chối làm chứng. Nhưng trước đề
nghị được dành cho quyền miễn trừ và đối mặt với khả năng bị tạm giam vì khinh
thường pháp luật nếu từ chối, Lynda Sinay đã cung cấp bằng chứng. Với chứng cứ
đó, quan toà Venetta S. Tasopoulos ra trát bắt giam tôi ngay tối thứ sáu ngày
25-6. Lệnh bắt này được đưa ra kịp thời để đưa vào hồ sơ họp của Toà án Tối cao
vào sáng thứ bảy.
Khi
luật sư riêng của tôi Charlie Nesson tìm đến tôi với lệnh bắt đó, ông ta nói rằng
tôi phải trình diện với cơ quan công quyền ngay lập tức. Tôi nói: "Tôi
không thể làm như vậy. Tôi còn rất nhiều bản sao của tài liệu để phân
phát".
Charlie
nói tôi không còn cơ hội nào khác. "Nếu anh không trình diện, anh sẽ trở
thành một tên tội phạm đang lẩn trốn".
"Tệ
thật. Tôi không thể kết thúc như vậy".
Charlie
nhắc đi nhắc lại điều đó và rời khỏi để tham khảo ý kiến với Boudin. Khi trở lại,
ông ta hỏi: "Anh cần bao nhiêu lâu để thoát khỏi phần hồ sơ còn lại".
"Một
vài ngày", tôi trả lời.
Sau
khi bàn bạc với tôi, Charlie và Boudin gọi đến Bộ Tư pháp và cố gắng thuyết phục
họ với ý tưởng tôi sẽ trình diện ngay lập tức nếu Bộ Tư pháp đảm bảo tôi sẽ được
thả vào cuối tuần mà không cần bảo lãnh. Như chúng tôi đã dự đoán, họ không
thành công. Charlie gọi điện lại cho tôi và hỏi: "Khi nào anh có thể tới
được?"
"Sáng
thứ hai".
Charlie
gọi cho luật sư đại diện ở Boston và nói với ông ta rằng tôi sẽ trình diện vào
sáng thứ hai, không sớm hơn. Ông luật sư nói: "Ông biết rằng, anh ta sẽ
không làm như vậy".
Charlie
quá quyết: "Vâng, anh ta sẽ làm như vậy".
Yên
lặng trong một phút, Luật sư đại diện nói: "Ồ, được rồi, FBI sẽ không thể
tìm thấy anh ta cho đến ngày hôm đó".
Charlie
nói: "Ông biết không, ông đang nói chuyện trên một đường dây bị nghe trộm".
Đó là giả định mà các luật sư của tôi đưa ra, mặc dù họ không biết thực sự về
điều đó.
"Ông
đang đùa đấy hả".
"Không
hề".
Viên
quan chức của Bộ Tư pháp thốt lên: "Ôi, Chúa ơi" và cúp máy.
Charlie
kể lại câu chuyện này cho tôi và nói, "Anh có hai ngày". Tôi xem lại
những gì còn lại và quyết định xem sẽ chuyện chúng cho ai. Tất nhiên, tôi không
nhất thiết phải làm như vậy. Tôi có thể trình diện ngay và giao lại công việc này
cho ai đó, nhưng từ trước đến nay, tôi là đầu tầu của quá trình này và tôi muốn
trụ lại đến phút cuối cùng. Sau khi hai mươi tháng nỗ lực, và sau hai tuần thắng
lợi vừa qua, thách thức công khai và thành công, tôi không hề muốn rời bỏ khi
các nhà chức trách bảo tôi phải làm như vậy. Luật sư của tôi còn ở vào một tình
trạng khó xử hơn, có nguy cơ dính líu vào một vụ rắc rối pháp lý, nhưng họ gánh
chịu mà không một lời phàn nàn. Khi Toà án Tối cao đang nghe tranh luận, họ
tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Boston rằng tôi sẽ trình diện tại Văn phòng luật
sư tại Boston lúc 10.00 sáng thứ hai, ngày 28-6. Họ cũng không biết gì nhiều về
nguyên nhân của sự trì hoãn này.
Sáng
thứ bảy, tôi chia các bản sao còn lại thành hai phần và cuối tuần, nhóm của
chúng tôi chuyển chúng đến toà soạn báo Người đưa tin Cơ đốc giáo vàTuần tin tức.
Đến đêm chủ nhật, tủ đựng tài liệu đã sạch trơn. Chúng tôi đã sẵn sàng lộ diện
vào sáng ngày hôm sau. Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp bảo
lãnh. Hai ngày với tư cách là một kẻ chạy trốn có thể không thuyết phục được
thêm một vị quan toà để cho phép tôi bước ra khỏi toà án. Trong căn phòng ở nhờ
cuối cùng, chúng tôi nghĩ đây có thể là đêm cuối cùng chúng tôi bên nhau. Trước
lời thúc giục quyết liệt của chính phủ trong buổi sáng chủ nhật đề nghị Toà án
Tối cao tiếp tục ngăn chặn việc công bố thông tin cho công luận Mỹ, tôi cảm thấy
thật bõ công để chứng minh trên thực tế nỗ lực của chính phủ là vô ích, trong
khi các thẩm phán đang cân nhắc, để các tờ báo sẵn sàng hành động như thể họ
không bị ràng buộc gì.
Buổi
sáng ngày thứ hai, ngày 28-6, Charlie Nesson đến để cùng chúng tôi đến toà án
liên bang thưa kiện.
Ông
bày tỏ hy vọng sẽ có nhiều nhà báo ở đó. Tôi mặc bộ đồ đẹp nhất mà ai đó đã
"ăn trộm" ra khỏi căn hộ của tôi. Đó là một món quà cưới của người
anh rể và là bộ complê may duy nhất mà tôi từng có. Tôi mặc nó trong suốt phiên
toà. Trong những ngày này, trước khi vụ Watergate diễn ra, dường như bất kỳ ai
đến toà án với một bộ complê lịch sự cùng cà vạt luôn có vẻ như vô tội trước hội
thẩm đoàn.
Charlie
đưa cho tôi lời khuyên của một nhà báo rằng FBI đang cố gắng một cách tuyệt vọng
để tóm được tôi trên đường trước khi tôi trình diện tại toà án. Sự bất lực của
FBI trong nỗ lực truy bắt tôi hai tuần qua khiến họ lúng túng, trong khi đó tôi
đang phân tán hồ sơ và xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia, và tìm kiếm sự
minh chứng vào phút cuối. Bản thân tôi cũng cảm thấy ấn tượng về sự thất bại của
họ trong việc tìm kiếm tôi hay ngăn cản bất cứ bản sao nào của hồ sơ trước khi chúng
xuất hiện. Một vài ngày sau đó, tôi hỏi luật sư của tôi, Leonard Boudin:
"FBI thực sự giỏi cái gì?"
Leonard
trả lời: "Bắt kẻ đi đầu thú".
Theo
kinh nghiệm quá khứ, Boudin tin rằng Bộ Tư pháp hào hứng muốn trình diện tôi
trước ống kính camera như là một kẻ tội phạm bị bắt giam, với còng số tám, nếu
không nói là xích sắt. Charlie nói tôi có thể gặp rất nhiều xe cảnh sát ở trên
đường dẫn tới trụ sở toà án. Ông ta cho rằng chính phủ sẽ rất hài lòng nếu tóm
được tôi, thậm chí ở những phút cuối cùng, trước khi tôi bước vào Quảng trường
Bưu điện. Ông ta thuê một chiếc taxi đến chở chúng tôi đến đó. Ông hướng dẫn
người lái xe theo một lộ trình lòng vòng. Chúng tôi đi vòng ra rất xa và qua
Charles trên một chiếc cầu ít được sử dụng.
Sáng
hôm đó, tôi hình dung trong đầu một tuyên bố ngắn, tôi muốn nói với báo giới nếu
tôi có cơ hội trước khi bị bắt.
Đây
có thể là cơ hội đầu tiên cho tôi đứng ra nhận trách nhiệm duy nhất về việc tiết
lộ hồ sơ. Khi tôi còn hoạt động bí mật và chưa công khai nhận tôi là nguồn gốc
của hồ sơ, tôi không thể chứng thực giả thuyết là đồng nghiệp cũ đã khai với
FBI để thoát khỏi sự nghi ngờ. Giờ đây, tôi muốn bắt đầu tuyên bố hùng hồn và
công khai rằng tôi làm việc này với trách nhiệm của cá nhân và "một
mình", với tư cách như là một nhân vật trong chính phủ, một người được
phép biết các thông tin mật. (Rõ ràng, ngay khi tôi quyết định, tôi không đơn độc,
mà nhận được sự giúp đỡ quan trọng từ phía bạn bè, gia đình và những người phản
đối chiến tranh). Đó là điểm chính mà tôi muốn nói, nhưng đó cũng là tuyên bố đầu
tiên tôi phát biểu trực tiếp về động cơ và hy vọng của bản thân tôi.
Trong
khi đi lòng vòng, tôi chợt nghĩ ra rằng Patricia cần phải có một bản sao những
điều mà tôi muốn nói, để trong trường hợp tôi bị bắt khi đang phát biểu hoặc
trước khi tôi có thể nói ra, cô ấy có thể phát ngôn thay tôi. Trên chiếc ghế
sau của chiếc xe tắc xi, Patricia ngồi kề bên, tôi viết ra tuyên bố của mình
trên vài trang giấy viết thư và trao cho cô ấy. Tôi nói với cô ấy rằng nếu cảnh
sát tìm ra được chúng tôi trước khi chúng tôi đến nơi hoặc bắt tôi đi đâu đó
trước khi tôi kịp nói điều gì hoặc trước khi tôi kịp kết thúc, cô ấy sẽ tiến về
phía micro và kết thúc bài phát biểu giúp tôi.
Charlie
ngồi ở ghế đằng trước với người lái xe. Tất cả mọi người - trong lúc tôi đang tập
trung nguệch ngoạc viết - theo dõi các xe tuần tra và đợi nghe tiếng còi rú vang.
Nhưng những con đường mà người tài xế chọn hầu như vắng tanh, ngay cả trong buổi
sáng thứ hai. Ngay khi tôi dừng bút và trao những tờ giấy cho Patricia, chiếc
taxi rẽ ngoặt qua góc phố và dừng lại trước lối vào Quảng trường Bưu điện. Con
đường đông nghịt người từ đầu này đến đầu kia. Một số họ giương cao dấu hiệu ủng
hộ tôi. Chúng tôi xuống xe và tiếng hoan hô dậy vang khi đám đông kéo đến xung
quanh.
Thoạt
tiên, đám đông dường như tập hợp toàn những người mà chúng tôi quen biết, nhưng
không có một ai trong số đó là những đồng nghiệp lâu năm của tôi trong chính phủ
và Rand mà hầu hết là các bạn bè trước và sau đó, đặc biệt là từ Boston và
Cambridge và trên khắp vùng Bờ Đông. Điều đó giống như một bữa tiệc sinh nhật bất
ngờ, hoặc chương trình"This is your life"(*), hoặc những kinh nghiệm
chết lâm sàng mà nhiều người đã kể lại sau cơn hôn mê, rằng khi họ đi qua một
đường hầm tối để đến ánh sáng, họ gặp lại tất cả những người yêu thương.
Ở
một đầu của quảng trường nhỏ là toà nhà Post Office với toà án liên bang và văn
phòng luật sư Mỹ bên trong. Tôi nhìn thấy những người trông giống như quan chức,
cùng cảnh sát đứng ở các bậc cầu thang. Nhưng có vẻ họ không muốn bắt tôi. Họ
cư xử giống như những người tốt bụng. Rõ ràng, do tôi đã tiến những bước dài mà
không bị còng tay, họ sẵn sàng từ bỏ cuộc chơi và để tôi tự đến với họ. Họ chờ
đợi trong khi chúng tôi ôm lấy nhau, bắt tay với phóng viên trong đám đông.
Họ
bị nhấn chìm bởi một làn sóng báo chí. Chưa bao giờ tôi thấy nhiều nhà báo,
phóng viên ảnh, phóng viên truyền hình đến như vậy. Họ vây quanh chúng tôi.
Không có sự ngăn cách nào giữa tôi với họ để phát biểu. Tôi nói trước một rừng
micro trước mặt. Tôi tự diễn thuyết. Đám đông ép sát vào tôi. Patricia không cần
phải phát ngôn hộ tôi nữa. Tôi nói:
"Mùa
thu năm 1969, theosự chủ động của cánhân, tôi nhận trách nhiệmbáo cáo với Chủ tịchcủa
Uỷ ban Đối ngoạiThượng viện thông tin trongcái gọi là Hồ sơLầu Năm Góc, bao gồmcả
tài liệu nghiên cứuvề các cuộc đàm pháncủa Mỹ, những điều chưatừng được tiết lộ
chobáo giới. Đến thời điểmđó chỉ có tôi vàhơn một chục cá nhânkhác có quyền tiếp
cậnnhững nghiên cứu này. Đếnmùa xuân năm nay -hai cuộc xâm lược sauđó - khoảng
9 ngànngười Mỹ nữa và hàngtrăm ngàn người dân ĐôngDương bị chết, tôi chỉcó thể
ân hận rằngtại thời điểm đó, tôiđã không phơi bày lịchsử trên báo chí chongười
dân Mỹ biết. Hiệnnay, tôỉ đã hoàn thànhcông việc đó, một lầnnữa, với sự chủ độngcủa
cá nhân tôi.
Tất
cả những hành độngđó trái ngược với quyđịnh bảo mật và, thậmchí, trái ngược với
cáchthức xử lý thông tincủa Bộ Quốc phòng. Tuynhiên, với tư cách làmột công dân
có tráchnhiệm, tôi cảm thấy khôngthể hợp tác thêm nữatrong việc che giấu
thôngtin này đối với côngluận Mỹ. Tất nhiên, hànhđộng của tôi có thểgây nguy hiểm
cho bảnthân, và tôi sẵn sàngchịu trách nhiệm về mọihậu quả do quyết địnhcủa
mình gây ra. Đócó thể là hậu quảcho cá nhân tôi, giađình tôi.
Nhưng
dù hậu quả đócó ra sao, cuối cùngchúng cũng không thể sosánh với những hậu quảmà
tôi, cùng với hàngtriệu người Mỹ khác, đãtừng vui vẻ chấp nhậnkhi trước để phục
vụcho tổ quốc này.
Đối
với tôi đây làmột hành động của hyvọng, một hành động củalòng tin. Hy vọng rằngsự
thật sẽ giải thoátcho chúng ta khỏi cuộcchiến này. Tin rằng nhữngngười dân Mỹ
hiểu biếtsẽ buộc những công chứccủa họ ngừng nói dối,ngừng tàn sát và chấmđứt
chết chóc ở ĐôngDương do những người Mỹgây ra".
Cuối
cùng, khi chúng tôi rẽ đám đông để bước vào toà nhà liên bang, một phóng viên hỏỉ
tôi: "Ông cảm thấy thế nào khi vào tù?". Tôi hỏi lại: "Chắc hẳn
ông sẽ không vào tù để giúp chấm dứt chiến tranh chứ?"
Chúng
tôi bước lên bậc thềm nơi các quan chức đang chờ đợi. Một số họ đang mỉm cười.
Họ đón mừng chúng tôi trong lòng, và những cánh cửa đóng lại bỏ mặc đám đông hò
reo bên ngoài. Hai giờ đồng hồ sau, khi tôi bước ra ngoài, mọi người vẫn chờ đợi
và hoan hô một lần nữa. Tôi được thả với 50.000 ngàn đô tiền bảo lãnh mà không
chắc chắn sẽ phải chờ đợi việc kiện cáo hoặc xét xử tiếp theo.
Sáng
thứ ba, ngày 29-6, trong khi Toà án Tối cao đang xem xét các trường hợpHồ sơ Lầu
Năm Góc, tờNgười đưa tin Cơ đốcgiáođăng bài báo của riêng họ dựa trên tài liệu
nghiên cứu đó với quảng cáo đây là phần đầu tiên trong một chùm ba bài liên tiếp.
Tôi biết rằng Cha sẽ rất vui khi thấy tờ Người đưa tin Cơ đốc giáo trên thực tế
đã tán thành hành động của tôi.
Đêm
ngày thứ ba, 29-6, Thượng nghị sỹ Mike Gravel của Alaska bỏ lá phiếu của mình,
hai lần: lần thứ nhất tại Thượng viện, nơi ông là nghị sỹ duy nhất cố gắng cản
trở cuộc chiến và cuối cùng là người duy nhất nhậnHồ sơ Lầu Năm Góctừ tôi và cố
gắng đọc chúng để ghi lại. Lần thứ hai là vào đêm khuya hôm đó, trong một buổi
điều trần của Tiểu ban xây dựng và mặt bằng của Uỷ ban các công trình công cộng
của Thượng viện mà ông triệu tập một cách vội vã.
Ông
đã vội vã rời khỏi phòng tập thể thao của Thượng viện thứ sáu, ngày 18-6, để nhận
một cuộc điện thoại mà trợ tá của ông nghi ngờ rằng do tôi gọi. (Tờ Bưu điện
Washington công bố bài báo đầu tiên vào buổi sáng hôm đó và biết rõ sẽ bị cấm).
Từ một chiếc máy điện thoại công cộng, không giới thiệu bản thân, tôi hỏi liệu ông
có nghiêm túc về việc kéo dài thời gian để trì hoãn việc thông qua lệnh cấm, và
liệu ông có muốn sử dụngHồ sơ Lầu Năm Góccho mục đích này. Ông trả lời
"Có" một các chắc chắn với cả hai câu hỏi.
Ngày
24-6, bất chấp mối lo ngại với tư cách là một nhà báo, Ben Bagdikian giữ lời hứa
với tôi, chuyển chiếc hộp với tập tài liệu thứ hai đến cho Gravel (từ chiếc xe
này sang chiếc xe khác) trước khách sạn Mayflower ở Đại lộ Connecticut.
5
giờ 55 phút sáng thứ ba, ngày 29-6, Thượng nghị sỹ Gravel bị ngăn cản bởi một
thủ đoạn nghị trường của một nghị sỹ Đảng Cộng hoà, không thể tiến hành việc
kéo dài thời gian ở phòng họp nghị viện. Ý định của ông là kéo dài cho đến khi
dự thảo hết hạn 30 giờ sau đó giữa đêm ngày thứ tư.
Ông
tiếp tục sử dụng ảnh hưởng cá nhân, bởi không nghị sỹ nào đủ can đảm cản trở.
Ông triệu tập một cuộc điều trần vào buổi đêm trong một tiểu ban ít tiếng tăm
mà ông làm chủ tịch.
Với
tư cách là Thượng nghị sỹ duy nhất có mặt, ông bắt đầu đọcHồ sơ Lầu Năm Gócđể
ghi vào hồ sơ điều trần lúc 21h45 trước ống kính camera. Ông ghi lại phần tài
liệu còn lại mà Bagdikian đã chuyển đến cho ông vào băng khi ông ngưng buổi điều
trần một mình vào lúc 1 giờ sáng. Sau đó, với sự giúp đỡ của các trợ lý, ông
phân phát hàng bọc những văn bản tối mật trước đó chưa từng công bố cho một đám
đông nhà báo và cho hãng tin AP. Hãng tin này đã đưa những văn bản đó lên mục
tin tức của nó và truyền đi khắp đất nước. Ông làm như vậy mà không có sự đảm bảo
nào về quyền miễn trừ của đại biểu quốc hội cho những hành động trên, và với
nhiều khả năng sẽ bị các đồng nghiệp tẩy chay, và nguy cơ bị khiển trách hay mất
chiếc ghế nghị sỹ. Khi các thẩm phán của Toà án Tối cao chuẩn bị ra phán quyết
buổi sáng hôm đó, các toà báo ở khắp Washington và các nơi khác đã có sẵn các
bài báo dựa trên những tài liệu mật mà Ngài Thượng nghị sỹ đã phân phát.
Cũng
trong buổi sáng thứ tư, ngày 30-6, khi tờ Monitor xuất bản kỳ hai, tờ Tin chiều
của Long Island công bố những tiết lộ mới mà chúng tôi đã cung cấp cho họ cuối
tuần.
Tờ
báo này trở thành tờ báo cuối cùng có nguy cơ đối mặt với Bộ Tư pháp, bởi vì
Toà án Tối cao ngay chiều hôm đó, bỏ phiếu với tỷ lệ 6-3 (cả Potter Steward và
Byron White tham gia vào số đông), huỷ bỏ giá trị của tất cả các lệnh cấm trên
cơ sở Hiến pháp và gạt bỏ mọi cản trở cho việc tiếp tục công bốHồ sơ Lầu Năm
Góc.
Chú
thích:
(*)
"This is your life"(Đây là cuộc sống củabạn) Một chương trình truyềnhình
quen thuộc của Anh,phát sóng thường kỳ kểtừ năm 1955. Mỗi chươngtrình kể về câu
chuyệncuộc đời của một nhânvật nổi tiếng, hoặc ngườiđã giúp đỡ người khácHọ
không biết trước vềđiều đó, và người dẫnchương trình mang lại chohọ ngạc nhiên
ngay từđầu chương trình. Họ đượcmời đến trường quay, nơimà bạn bè, gia đìnhvà
những người khác xuấthiện với tư cách làcác vị khách mời vàkể chuyện về họ. Tấtcả
chi tiết về cuộcđời họ được ghi lạitrong một cuốn sách bìađỏ lớn, và sẽ đượctặng
lại vào cuối chươngtrình. Chương trình này đãtrình chiếu đến năm 1987do Eamonn
Andrews phụ trảchvà sau đó chuyển sangcho Micheal Aspel (1933 đến2003). Một
chương trình tươngtự, với tên gọi tươngtự được phát trên truyềnhình Mỹ từ 1952
đến1961 - ND.
Chương
31. Cuộc
chiến tranh vẫn đang tiếp diễn
Lời
H. R. Haldeman nói với Tổng thống Nixon, trong băng ghi âm của Phòng Bầu dục,
14-7-1971 về tác động củaHồ sơ Lầu Năm Góc:
"Đối
với một người bìnhthường, tất cả chỉ làmột mớ văn chương cầukỳ. Nhưng trong mớ
vănchương cầu kỳ này lạinói lên một điều rấtrõ ràng. Anh không thểtin vào chính
phủ, anhkhông thể tin vào nhữngđiều họ nói, và anhkhông thể tin vào nhữnglời
phán xử của họ.Và niềm tin vào sựsáng suốt của Tổng thốngvốn được thừa nhận rộngrãi
ở Mỹ đã bịtổn thương nghiêm trọng, bởinó chỉ ra rằng ngườita sẵn sàng làm nhữngđiều
mà Tổng thống muốndù cho điều đó làsai lầm, và Tổng thốngcũng có thể sai lầm(103)".
Thông
điệp đó đã đến với quần chúng như một lời tuyên bố chung chung. Chính nhờ lệnh
cấm đầy kịch tính của Nixon và thái độ bất chấp của phần lớn báo giới Mỹ mà sự
chú ý đổ dồn vào nội dung những tài liệu đó đã vượt quá những trông đợi của
tôi: phủ kín 50 trang tờThời báo New York, chiếm một nửa thời lượng bản tin tối
trong suốt một tháng; xuất hiện trên trang nhất của không chỉ 19 tờ báo mà
chúng tôi gửi bản sao mà hầu như toàn bộ tất cả các tờ báo trong nước. Và toàn
bộ các tiêu đề và bài xã luận, trong suốt một tháng, ngày nào cũng nhắc lại
thông điệp mà Haldeman đã tóm tắt một cách cô đọng và nhanh chóng.
Dù
rằng thông điệp này xa lạ và khó lọt tai, nhưng không ai thực sự phản bác và
không thể chối bỏ nó. Đó là một sự thay đổi trong ý thức của người Mỹ. Nó càng
được củng cố sau khi bí mật về vụ Watergate được hé lộ. Một sự thay đổi chỉ đem
lại những điều tốt đẹp nếu chúng ta vẫn là một nền Cộng hoà.
Tuy
nhiên tôi đã sớm nhận ra rằng tâm lý của những cử tri và những nhà bình luận vẫn
khó tin vào những lời suy luận đối với ông Tổng thống đương nhiệm. Ít nhất là họ
cũng phản đối trên cơ sở là tôi không có những tài liệu tương tự như những tài
liệu mà tôi đã cung cấp về những chính quyền tiền nhiệm. Đây là việc mà tôi phải
sớm kết thúc trong vòng 2 năm tới, sau một cơ hội lớn để kiểm chứng điều đó. Bản
cáo trạng của Bộ Pháp lý dành cho tôi, sau hai tuần truy nã rộng khắp nhưng thất
bại, đã cho tôi thấy cơ hội của mình. Điều đó đã làm cho tôi trở nên nổi tiếng
đến mức tôi có thể sử dụng để truyền tải thông điệp chính: cách thức dối lừa của
cơ quan hành pháp, lạm dụng quyền lực thời chiến, và chiến lược vô vọng nhằm ngấm
ngầm đe doạ và công khai leo thang bạo lực trong những Hồ sơ của Lầu Năm Góc
trong suốt 23 năm qua vẫn tiếp tục được chính quyền Nixon theo đuổi, trong năm
cầm quyền thứ ba và sau đó.
Hầu
như chẳng có ai tin tôi cả. Tôi không có những tài liệu để chứng minh cho những
điều tôi nói về chính sách bí mật của Nixon, và không ai trong chính quyền bước
ra để cung cấp những tài liệu này. Bản cáo trạng đối với tôi về ba tội nghiêm
trọng cấp liên bang, cuối năm đó đã tăng thêm khoảng một tá tội danh khác khiến
tôi có thể sẽ bị phạt tù tổng cộng 115 năm - cùng với Anthony Russo, người cũng
bị thay đổi cáo trạng, có thể tù 25 năm rõ ràng là nhằm ngăn chặn bất kỳ một sự
tiết lộ trái thẩm quyền những thông tin giống như của chúng tôi, có lẽ cũng
phát huy tác dụng. Có thể thông cảm được rằng, rất ít người trong công chúng muốn
tin lời tôi nói về triển vọng của cuộc chiến và sự leo thang tiếp diễn, và vì
tôi thiếu những bằng chứng thuyết phục hơn, nên họ không cảm thấy bị bắt buộc
phải tin. Vì vậy, tôi chỉ có thể nói, tôi không định thuyết phục những người
không tích cực tham gia vào phong trào phản chiến. Những nhà phỏng vấn chuyên
nghiệp và hầu hết những nhà bình luận đều lắng nghe tôi và đối xử với tôi một
cách trân trọng. Nhưng kể cả những người này và công chúng đều không thực sự
nghiêm túc tin vào những lời cảnh báo mà tôi cố gắng truyền đạt: Cuộc chiến này
chưa kết thúc và nó không phải đang trong tiến trình kết thúc, thậm chí nó đang
mở rộng ra một lần nữa.
Thật
không may, những sự kiện xảy ra đã chứng minh là tôi đúng. Tuy nhiên vào mùa
thu năm 1971, sự lạc quan trong lời tuyên bố của Nixon về việc khai thông quan
hệ với Trung Quốc đã khiến công chúng hiểu điều này nghĩa là cuộc chiến đã là
chuyện cũ, lui vào lịch sử, những thông điệp của tôỉ lại trở nên thiếu sức thuyết
phục và lạc lõng. Mọi người suy đoán trong thông điệp hào nhoáng của Nixon về
chuyến thăm Trung Quốc sắp tới rằng một thoả thuận về Đông Dương đang được định
hình. Có lẽ Tổng thống Nixon và Henry Klssinger cũng tin vào điều đó. Còn tôi
thì không.
Tôi
không thấy có một dấu hiệu nào là Nixon đã từ bỏ những mục tiêu cá nhân: nhằm
ép miền Bắc rút quân khỏi miền Nam cùng với Mỹ hoặc chấp nhận một lệnh ngừng bắn
nhằm để Chính quyền Thiệu vĩnh viễn nắm quyền tuyệt đối ở Sài Gòn.
Tôi
cũng không thấy một dấu hiệu mong manh nào cho thấy Hà Nội sẽ chấp nhận những
điều khoản này. Đối với miền Bắc Việt Nam, việc đồng ý ngừng bắn và trên cơ sở
lời hứa về những cuộc bầu cử được tổ chức bởi chế độ chống cộng Sài Gòn thì
cũng không khác gì những thoả thuận rỗng tuếch mà người Pháp đã đưa ra năm 1946
hay phương án của những "nhà bảo trợ" đưa ra trong Hiệp ước Geneva
năm 1954. Tuy nhiên đó chính là điều mà Nixon nghĩ trong đầu; ông ta thậm chí
còn không buồn thay đổi cái vỏ bọc của nó.
Những
kí ức của ông ta về những năm 1954 đến 1960 khi ông đang là phó Tổng thống cũng
sống động như của họ. Ông ta không hề có ý định cho phép có một cuộc bầu cử năm
1972 hoặc 1973 để rồi dẫn đến việc chia sẻ quyền lực ở Sài Gòn hoặc những người
Cộng sản nắm quyền, cũng như Dwight Eisenhower hoặc John Foster Dulles đã từng
làm năm 1954 và 1956. Thực ra tôi nghi ngờ rằng ông ta đang hy vọng lặp lại
chính xác phương án Geneva mà Hà Nội cương quyết phản đối: nghĩa là Liên Xô và
Trung Quốc sẽ lại ép một giải pháp như vậy đối với đồng minh nhỏ bé của mình, để
đổi lấy việc cải thiện quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù Nixon có kế hoạch thăm
cả Trung Quốc và Liên Xô, tôi tin rằng sự đối đầu giữa Trung Quốc và Liên Xô sẽ
vẫn tiếp tục, giống hệt trong thập kỷ trước, và đảm bảo cho Hà Nội sự trợ giúp
đầy đủ để tránh hậu quả đó. Dù sớm hay muộn, năm sau hoặc năm sau nữa, sẽ có một
đợt tấn công mới để rồi Nixon sẽ đáp trả bằng việc tăng cường ném bom và có lẽ
cả những biện pháp còn cứng rắn hơn.
Trong
khi đó, ông ta vẫn tiếp tục rêu rao về cái gọi là "những cuộc phản công bằng
không quân vì mục đích phòng thủ" (đối với miền Bắc đến một mức độ ngang với
mức ném bom thời Johnson. Ngay sau đêm Giáng sinh 1972, ông ta lệnh cho hàng
ngàn máy bay ném bom miền Bắc Việt Nam suốt 5 ngày, đây là đợt oanh tạc dữ dội
nhất kể từ năm 1968). Vậy là 6 tháng sau khi xuất bảnHồ sơ Lầu Năm Góc, khi mọi
người hỏi rằng tôi nghĩ những tài liệu này đã đem lại điều gì, tôi trả lời:
"Chẳng
có tác dụng gì". Chẳng có tác dụng gì liên quan đến cuộc chiến tranh, mối
quan tâm lớn nhất của tôi. Mục đích chính của tôi không phải là thay đổi dư luận:
mục đích chính của tôi là ngăn chặn việc ném bom, cuộc chiến tranh, và chính
sách của Nixon. Như tôi thấy, cả ba đối tượng này đều chưa bị ảnh hưởng gì bởi
dư luận Mỹ, hoặc bởi những tài liệu của tôi, suốt từ khi Nixon lên nắm quyền đến
nay.
Hầu
hết người Mỹ đều muốn rút khỏi cuộc chiến từ trước khi những tài liệu này được
xuất bản; phần đông coi cuộc chiến là phi đạo đức. Có lẽ cả hai nhóm người này
đều đang tăng lên sau khi họ đọc các bài báo liên quan đến hồ sơ và bất cứ điều
gì mà họ biết. Nhưng tác động đến mức nào? Bất chấp tình cảm của đa số, Tổng thống
tiếp tục kéo dài cuộc chiến bằng cách giảm bộ binh nhưng lại tăng cường ném bom
và luôn liên tục thuyết phục công chúng rằng ông ta đang đi đến một giải pháp.
Ông
ta lại lặp lại luận điệu đó vài tháng sau, tháng giêng năm 1972, tiết lộ rằng
đã có một số cuộc hội đàm bí mật và ra vẻ như có một số lời đề nghị "hào
phóng" mà ông biết rằng Hà Nội sẽ không bao giờ chấp nhận.
Khi
đó tôi đang dành thời gian mấy tháng, trước phiên toà xét xử chúng tôi bắt đầu
vào tháng Năm, để viết lời bình luận trong một tập hợp những bài viết của tôi về
Việt Nam, nhan đề "Hồ sơ cuộc chiến". Vì tôi đã hoàn thành phần giới
thiệu của cuốn sách vào cuối tháng ba, tôi buộc phải viết những nhận định đáng
buồn rằng: "Cuộc chiến vẫn tiếp tục và vẫn chờ một "sự kết thúc"
bất tận, trong khi các đợt ném bom vẫn diễn ra đều đặn với cường độ ngang với
Chiến tranh thế giới lần II". Mấy ngày sau khi tôi viết những dòng đó, miền
Bắc mở đợt tấn công chớp nhoáng. Ba năm nay, Mort Halpelin và tôi từng dự báo đợt
tấn công này, Nixon và Kissinger từng tìm cách ngăn ngừa nó bằng những lời đe
doạ, những đợt ném bom, những đợt xâm lược công khai vào lãnh thổ Campuchia,
Lào, và chính sách ngoại giao tam giác với Liên Xô và Trung Quốc. Một niềm tin
vô căn cứ rằng sức mạnh của những lời đe doạ và những sự leo thang ít nhất cũng
ngăn ngừa được một đợt tấn công ở quy mô luôn là tâm điểm trong chính sách chiến
lược của chính quyền Mỹ suốt 3 năm qua. Đợt tấn công nổ ra ngay vào năm bầu cử
Tổng thống cho thấy sự thất bại hoàn toàn của chính sách trước đó. Như Halpelin
và tôi cũng dự báo, họ phản ứng bằng một đợt leo thang dài hơi, chưa từng có.
Ngay
từ ngày 1-4-1972, tôi đã tiên đoán được việc thả thuỷ lôi ở Hải Phòng và theo
đó, tôi chắc rằng, sẽ có những đợt ném bom không hạn chế ra miền Bắc, bao gồm cả
B52. Tôi cũng chẳng biết nói gì thêm sau những lời cảnh báo của mình trước đó.
Đối với ý nghĩa của sự kiện này, đây là lúc để xuất bản những tài liệu cuối
cùng của tôi về cuộc chiến, tài liệu mã số NSSM-1 và một tài liệu tự chọn. Tôi
từng muốn xuất bản những tài liệu này vào mùa thu năm ngoái, ngay sau khiHồ sơ
Lầu Năm Gócđược phát tán, nhưng Patricia đã khuyên rằng trong bối cảnh Trung Quốc
đang muốn khai thông quan hệ với Mỹ và Quốc hội lại đang tạm hoãn, những tài liệu
này sẽ có ít tác dụng.
Nay
ít nhất thì những tài liệu này sẽ chứng minh được rằng Nixon có ý định thả thuỷ
lôi ở Hải Phòng từ năm 1969 và sự thiếu hiệu quả của quân đội Mỹ đã được các
nhà phân tích tình báo dân sự dự báo trước.
Những
luật sư của tôi chắc rằng, việc tiếp tục tung ra tài liệu này ra sẽ dẫn đến
thêm một tội danh nữa trong cáo trạng của tôi, như họ đã từng thấy ở năm 1971.
Hơn thế nữa, nó lại liên quan đến tài liệu mật của Hội đồng An ninh quốc gia từ
chính quyền hiện tại, loại tài liệu không thể biện luận là thuộc diện tài liệu
"lịch sử" được. Do vậy việc tránh tội là hầu như không thể. Tuy
nhiên, họ không gây sức ép với việc tôi chuẩn bị đưa ra lời kêu gọi. Và vì
chúng tôi sắp phải đối đầu với một cuộc tổng tấn công mà chúng tôi đã tránh né
trong 7 năm qua, cả Patricia cũng đồng ý rằng đây là thời cơ để chúng tôi làm tất
cả những gì có thể. Sự nhượng bộ duy nhất mà tôi đồng ý với các luật sư của
mình là tôi sẽ không khiêu khích Bộ Tư pháp bằng việc cung cấp 500 trang tài liệu
mật tại một buổi họp báo hoặc công khai tuyên bố mình là nguồn cung cấp những
tài liệu đó.
Một
lần nữa, Thượng nghị sỹ Mike Gravel sẵn sàng đóng vai trò trung gian đưa thông
tin vào Hồ sơ quốc hội của Thượng nghị viện và lần này là cả giới truyền thông
nữa. Mặc dầu đang phải cố gắng bảo vệ những người phụ tá khỏi bị kết tội vì có
vai trò trong việc xuất bảnHồ sơ Lầu Năm Góctại nhà xuất bản Beacon - ông đã
kháng án đến Toà án tối cao - ông vẫn khuyến khích tôi đưa cho ông ta bất cứ
tài liệu gì tôi có. Tôi đã giao tài liệu NSSM-l cho ông để chờ thời điểm thích
hợp. Vào tháng sáu ông bị Thượng nghị viện ngăn không cho đưa những văn bản
trên vào Hồ sơ quốc hội qua một bài phát biểu tại Thượng viện. Dự tính được điều
này, ông đã đưa những tài liệu này cho Jack Anderson và tờ Tuần tin tức và thế
là chúng xuất hiện trong những bài viết nổi bật trên các báoBưu điện
Washingtonvà Ngôi sao Washington, bắt đầu từ ngày 25-4-1972, chính vào ngày mà
Thượng nghị viện ngăn cản Gravel đọc những tài liệu này trước Quốc hội.
Tám
ngày sau, ngày 3-5-1972, tôi tranh thủ sự hiện diện của Thượng nghị sỹ Gravel
và Hạ nghị sỹ Ron Dellums tại cuộc mít tinh trên bậc thềm trước toà nhà Quốc hội,
là nơi tôi đang diễn thuyết - theo sự gợi ý của một trợ lý tư pháp của Dellum
là ông Mike Duberstein - để Gravel có thể chuyển tài liệu cho Dellums. Sau khi
cắt bỏ kí hiệu phân loại mật bằng một chiếc kéo, Duberstein đặt 500 trang tài
liệu mật vào trong hộc dành cho những kiến nghị bổ sung cho Hồ sơ Quốc hội,
theo đó tất cả đã được xuất bản vào ngày 10 và 11-5. Vậy là những Thượng nghị sỹ
đang bàn cãi trong cuộc họp kín rằng liệu họ có đủ thẩm quyền để nhận tài liệu
mật của Gravel hay cứ mặc kệ kí hiệu mật đi thì cuối cùng tất cả đều được đọc.
Tuy
nhiên, chính quyền Mỹ cũng đã học được một vài bài học. Lần này không hề có yêu
cầu báo chí hạn chế hoặc lệnh cấm của toà án, không phạt, không khiển trách,
không tính thêm tội danh trong cáo trạng của tôi, mặc dù ông Tổng thống cũng
như ông Chánh án Toà án tối cao biết quá rõ nguồn cung cấp một lượng thông tin
mật ấy là từ đâu rồi. Những quan chức khôn ngoan đã không hề phản ứng hoặc bình
luận gì trước việc xuất bản đó. Kết quả là, việc tiết lộ 500 trang văn bản bí mật
của chính quyền Nixon chỉ gây một chút xáo động, không có tác động gì thực sự
đáng kể.
Nỗi
lo lắng của tôi về những điều sẽ đến với người dân Bắc Việt là hoàn toàn xác thực,
bởi vì một đoạn băng ghi lại những đối thoại ở Nhà Trắng mãi đến gần đây mới được
tiết lộ. Vào ngày 25-4-1972, buổi sáng mà tờBưu điện Washingtonlần đầu tiên cho
đăng tài liệu NSSM-1 và những phân tích về việc thả thuỷ lôi ở Hải Phòng, có cuộc
trao đổi trong Phòng Bầu Dục như sau:
Tổng
thống Nixon:Chúng ta phải bỏ kiểukhông kích 3 ngày liêntiếp (ở khu vực HàNội và
Hải Phòng). Chúngta ta cần phải nghĩđến một đợt ném bomdốc toàn lực - kéodài
cho đến khi chúng… - Và bây giờvới việc đánh bom toànlực tôi đang nghĩ đếnnhững
điều xa hơn thế.Tôi nghĩ đến đê đập,tôi nghĩ đến đường sắt,và tôi nghĩ đến tấtnhiên,
cả những bến cảng…
Kissinger:
… Tôi đồng ývới ngài.
Tổng
thống Nixon:… Chúng ta phải sửdụng lực lượng lớn …
Hai
tiếng sau, vào buổitrưa, H. R Haldeman vàRon Ziegler cùng dự vớiKissinger và
Nixon:
Tổng
thống:Chúng ta giết được baonhiêu bên Lào?
Ziegler:Có
lẽ là 10 ngànhoặc 15 ngàn?
Kissinger:Nói
chung ở bên Lào,ta hạ được khoảng 10,15 ngàn…
Tổng
thống:Thế đấy, quay lại chuyệnđợt tấn công vào miềnBắc mà ta đang tính…nhà máy
điện, bất kểcái gì còn lại -trạm xăng dầu, bến cảng…và tôi đang tính cólẽ ta sẽ
nên đánhcả các đê đập. Điềuđó sẽ làm chết nhiềungười chứ?
Kissinger:Khoảng
200.000 người.
Tổng
thống:Không, không, không,… tôi thàdùng bom nguyên tử cònhơn. Anh hiểu không hảHenry.
Kissinger:Điều
đó, tôi nghĩ, cólẽ là quá nhiều.
Tổng
thống:Bom nguyên tử, điều đólàm anh khó nghĩ à?Tôi chỉ muốn anh nghĩrộng ra,
Henry, vì Chúa(104).
Một
tuần sau, ngày 2-5-1972, sau khi nghe Kissinger và Haig trình bày về lợi ích của
việc kết hợp ném bom và phong toả, Tổng thống đã đồng ý tiến hành cả hai. Như
ông ta tuyên bố: "Phong toả kết hợp némbom toạ độ sẽ giúpchúng ta đạt được
mụctiêu - khiến bọn BắcViệt phải quỳ gối"(105).
Vậy
là, dù cho "kể cả Miền Nam sụpđổ" thì, một khả năng theo dự báo của
Kissinger, miền Bắc dưới áp lực kép sẽ "phải trao lại tù nhân,nước Mỹ
không thể bịđánh bại. Chúng ta khôngthể thua ở Việt Nam…Vì vậy chúng ta phảirút
kiếm. Vì vậy -việc phong toả sẽ tiếptục. Và tôi phải nóilà… tôi thích nó …và
tôi muốn mọi ngườihiểu rõ điều này. Lýthuyết về chiến lược đánhbom toạ độ là
đúngđắn và tôi muốn nơiđó phải bị đánh bomnát vụn. Nếu chúng tahành động, chúng
ta hãydội bom lên lũ khốnkiếp đó khắp mọi nơi.Hãy cất cánh bay, hãycất cánh
bay".
Ngày
4-5, sau khi bàn luận về quyết định của mình với Kissinger, Al Haig, và John
Connally, Nixon đã suy nghĩ về triển vọng cuộc chiến với Việt Nam. Nghe trong
băng của Phòng Bầu Dục, ông ta đập xuống bàn như đang chỉ vào một tấm bản đồ tưởng
tượng, hoặc có lẽ một tấm bản đồ thật ở đó:
"Việt
Nam! Lũ khốn đóđang ở trong chỗ này,ngay chỗ này (đập) Đâylà nước Mỹ (đập).
Đâylà Tây (đập) Âu, cáivùng nhỏ xíu kiêu căng,đã gây quá nhiều thiệthại… Đây là
Liên Xô(đập), và đây là (đập)Trung Đông… Đây là (đập)lũ Châu Phi ngu dốt…và đây
là lũ MỹLa tinh không đến nỗingu lắm. Đây là chúngta. Chúng nó muốn gâysự với
nước Mỹ. Bâygiờ, mẹ kiếp bọn Ananút,chúng ta phải làm việcthôi. Chúng ta sẽ
nghiềnnát chúng. Đây chẳng phảilà giận dữ hay gìcả. Những lời chê bairằng tôi
"nóng nảy" đềunhảm nhí. Đáng ra tôiphải làm việc này từlâu rồi, tôi
đã khôngnghe theo bản năng mình.
"Tôi
sẽ cho thấy lànước Mỹ không thua. Tôinói thẳng như thế, vàchính xác là như thế.Miền
Nam Việt Nam cóthể thua. Nhưng nước Mỹkhông thể thua. Điều nàycó nghĩa là tôi
đãcó quyết định. Bất kểđiều gì xảy ra vớimiền Nam Việt Nam, chúngta sẽ nghiền
nát miềnBắc.
"Chỉ
một lần, chúng tasẽ phải dùng hết sứclực của đất nước nàyđối với cái nước nhỏbé
khốn kiếp kia: đểchiến thắng trong cuộc chiến.Chúng ta không thể dùngtừ
"chiến thắng". Nhưng nhữngngười khác thì được".
Trong
một cuộc trao đổi sau đó, Nixon có nói với Kissinger:
"Có
một điểm duy nhấtmà tôi và anh cònbất đồng… là liên quanđến việc đánh bom.
Anhquá quan tâm đến lũdân thường, còn tôi cóccần, tôi không quan tâm".
Kissinger
trả lời: "Tôi quan tâm đến dân thường vì tôi không muốn cả thế giới đoàn kết
chống lại ông như chống lại một tên đồ tể".
Tại
cuộc mít tinh trước toà nhà Quốc hội ngày 3-5, tôi đã tiên đoán được việc thả
thuỷ lôi ở Hải Phòng sắp tới. Hoá ra, ông Tổng thống đã bí mật quyết định một
ngày trước đó.
Việc
này được tiến hành 6 ngày sau đó, vào ngày 8-5-1972.
Richard
Nixon đã chờ đợi chiến dịch này kể từ khi chưa nắm quyền đến lúc nắm quyền,
trong gần một thập kỷ. Tôi đã phản đối kế hoạch này, và lo rằng nó sẽ dẫn đến
việc ném bom ồ ạt, và kéo dài. Tôi vẫn nhớ cảm giác chiều hôm đó và nói với
Patricia, đó là ngày đen tối nhất của đời tôi. Sau đó khi chúng tôi chuẩn bị
cho phiên toà ở Los Angeles, tôi nói với Mort Halpelin, người tham gia vào nhóm
biện hộ với vai trò cố vấn: "Này, có lẽ chúng ta sắp kết thúc lời dự báo
mà anh nói với tôi 3 năm trước".
Ông
ta trả lời: "Không, Hà Nội vẫn chưa bị đánh bom".
Vào
tháng bảy, sau khi nghe bản kiến nghị của hội thẩm đoàn tiến trình tranh tụng của
chúng tôi bị hoãn lại sau khi Bộ Tư pháp phát hiện ra thiết bị nghe trộm điện tử
trong số một luật sư của chúng tôi. Trong suốt quá trình trì hoãn kéo dài đó,
tôi đã dành suốt mùa biểu tình năm 1972 để cảnh báo bất kỳ ai rằng tôi biết khả
năng chiến tranh sẽ còn leo thang. Trong số đó bao gồm hầu như tất cả các đoàn
báo chí đến đưa tin về việc tái đắc cử của Tổng thống tại Đại hội toàn quốc của
Đảng Cộng hoà, và tại một cuộc họp báo do Hạ nghị sỹ McCloskey tài trợ. Ở khắp
nơi, khán giả của tôi đều rất lịch sự nhưng vẫn hoàn toàn hoài nghi thông điệp
của tôi. Họ thấy dễ tin hơn vào tuyên bố của Kissinger hồi cuối tháng 10 rằng
"hoà bình đã ở trong tầm tay", thông điệp này đã đưa đến việc tái đắc
cử của Tổng thống trong tuần sau đó với một chiến thắng áp đảo lớn thứ hai
trong lịch sử nước Mỹ. Ở một vài góc độ, độ chênh lệch phiếu của Nixon còn cao
hơn cả Lyndon Johnson năm 1964, người đã chiến thắng với khẩu hiệu "chúng
ta không cần mở rộng chiến tranh nữa", ba tháng trước khi ông ta bắt đầu đánh
bom Bắc và Nam Việt Nam.
Một
tháng sau cuộc bầu cử và một tuần trước lễ Giáng sinh năm 1972, Tổng thống
Nixon lệnh cho những chiếc B52 ra Hà Nội lần đầu tiên. Trong 11 ngày đêm tiếp
theo - trong kỳ nghỉ Giáng sinh - máy bay Mỹ đã trút xuống Bắc Việt Nam 20.000
tấn bom (lượng chất nổ ngang với quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki). Con số
này được cộng vào với con số 150.000 tấn được ném xuống Bắc Việt Nam từ tháng
tư đến tháng mười.
Nếu
tính từ thời điểmHồ sơ Lầu Năm Gócđược tiết lộ một năm rưỡi trước đó - sau khi
đa số người dân Mỹ được thăm dò ý kiến cho rằng tham gia vào cuộc chiến là phi
đạo đức" - thì Tổng thống Nixon đã ném khoảng 1,5 triệu tấn bom xuống vùng
Đông Dương. Tức là ngang với toàn bộ số tấn bom mà Mỹ ném xuống châu Âu trong
Chiến tranh thế giới thứ lần II.
Trong
tuần lễ Giáng sinh năm 1972, tôi luôn được hỏi rằng tôi nghĩ gì về tác dụng của
việc phát tánHồ sơ Lầu Năm Gócđối với cuộc chiến. Tôi vẫn trả lời giống như câu
trả lời một năm trước đó: "Chẳng có gì, chẳng có tác động gì cả. Điều này
đúng cả với phong trào hoà bình rộng lớn, mà việc xuất bản những tài liệu này
chỉ là một phần. Và không chỉ phong trào hoà bình mà cả toàn bộ phong trào chống
chiến tranh cũng chẳng có tác động gì cả. Cả khối cử tri cũng không gây được
tác động".
Trong
suốt những tuần lễ Mỹ ném bom với mật độ dày đặc nhất trong lịch sử, 6 tuần sau
thắng lợi vang dội của Tổng thống Mỹ nhờ lời hứa hẹn "Hoà bình trong tầm
tay", tôi vẫn tiếp tục nói: "Người Mỹ chúng ta cũng có nhiều khả năng
gây ảnh hưởng đến những gì đang xảy ra ở Hà Nội và Hải Phòng trong tuần này,
như người Liên Xô có thể gây ảnh hưởng tới cuộc xâm lược Tiệp Khắc. Không như
Liên Xô, chúng ta có một nền dân chủ thật sự. Điều mà chúng ta không có ở lúc
này là một sự kiểm soát dân chủ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ.
Vào
cuối tháng 1-1973, Hiệp định Hoà bình Paris được ký kết, Mỹ dừng ném bom Đông
Dương, trừ Campuchia vẫn còn bị ném bom tăng cường. Tuy nhiên, như tôi dự báo -
cùng với Nhà Trắng - cái tiêu đề chính thức "Hiệp định về chấm dứt chiến
tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam" vẫn chứng tỏ lối tư duy độc đoán. Hiệp
định đã không đem lại một khoảng khắc hoà bình hay ngừng bắn nào cho miền Nam
Việt Nam và không mở ra triển vọng nào cho việc kết thúc chiến tranh. Điều mà
Kissinger và sếp của mình có trong tay vào tháng mười và đã thoả thuận lại, về
cơ bản là không thay đổi. Tháng 1-1973, theo quan điểm của họ hoặc trên thực tế,
chưa phải là lúc kết thúc cuộc chiến. Đó chỉ là một thoả thuận với Hà Nội về việc
Mỹ đơn phương rút bộ binh để đổi lấy việc trao trả tù binh chiến tranh Mỹ, cùng
với những lời cam kết rỗng tuếch về việc chuẩn bị và tiến hành những cuộc bầu cử
công khai ở miền Nam Việt Nam, có sự tham gia của Mặt trận dân tộc giải phóng.
Vì
lãnh đạo của cả Washington và Sài Gòn đều sớm cho thấy họ không có ý định tuân
thủ những điều khoản về bầu cử, cục diện vẫn là Mặt trận dân tộc giải phóng bị
gạt ra ngoài lề các hoạt động chính trị công khai trong miền Nam. Trong khi đó,
chính quyền Thiệu, được sự hậu thuẫn của người Mỹ, vẫn tuyên bố nắm quyền lực hợp
pháp và duy nhất. Vì vậy, sẽ không thể có triển vọng tiếp tục ngừng bắn như vậy
đối với Mặt trận dân tộc giải phóng và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, hoặc đối với
Việt Nam cộng hoà. Với việc chiến sự vẫn tiếp tục giữa Quân đội Việt Nam cộng
hoà và Mặt trận dân tộc giải phóng (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), tôi dự đoán Mỹ
chắc chắn sẽ ném bom trở lại miền Bắc, miền Nam Việt Nam, và Lào sau hai tháng
tạm ngưng chờ quân Mỹ rút hết. Cuốn "Không hoà bình, Chẳng danh dự" của
Larry Berman (2001), một tài liệu đầu tiên về chính sách của Nixon và các cuộc
đàm phán đã phản ánh hầu như đầy đủ các tài liệu và các cuộc phỏng vấn của cả
hai bên, khẳng định rõ rằng Nixon luôn có dự định đó. Nixon đã bí mật, nhắc đi
nhắc lại những cam kết "đảm bảo 100%" với Tổng thống Thiệu rằng ông
ta sẽ tái ném bom quy mô lớn càng sớm càng tốt.
Nixon
thực sự có ý định thực hiện lời hứa đó, Kissinger cũng vậy. Như Berman tiết lộ,
Kissinger ra sức thúc giục các đợt không kích với quy mô tương đương đợt Giáng
sinh năm 1972, lại Lào và Việt Nam năm 1973, kể cả trước khi các lực lượng Mỹ kịp
rút hết.
Tuy
nhiên đợt ném bom mà Nhà Trắng chăm chăm thực hiện đã không xảy ra, vì những lý
do, cuối cùng, chính là nền dân chủ Mỹ, và chế độ pháp quyền. Việc xét xử Tony
Russo và tôi, với việc tranh tụng trước toà bắt đầu lại vào tháng Giêng đã bộc
lộ cho công chúng thấy phản ứng của Nixon đối với việc phát tánHồ sơ Lầu Năm
Góc. Nhưng đó không phải là phản ứng duy nhất. Việc phát tán trái quy tắc của
tôi đã làm khuấy động một chuỗi phản ứng trong bộ máy cầm quyền và dẫn đến việc
kiềm chế rất hiệu quả sự lạm dụng những quyền lực thời chiến của Tổng thống
Nixon trong vài năm sau đó, ngăn ngừa việc Mỹ ném bom trở lại Việt Nam và Lào,
và rút ngắn cuộc chiến.
Chú
thích:
(103)
"Đối với một ngườibình thường" - Tổng thốngvà Haldeman, 15:09, 14
tháng7, 1971, Phòng Bầu Dục.Cục hồ sơ An ninhquốc gia. Xem biên bảntại Cục hồ
sơ Anninh quốc gia, Đại họcGeorge Washington, www.gwu.edy/NSAEBB
(104)
"Chúng ta phải bỏkiểu không kích" - Tổngthống và Kissinger, 10:45,
25tháng 4, 1972, Toà nhàVăn phòng Hành pháp.
(105)
"Phong toả kết hợpném bom toạ độ" -Tổng thống và Haig,
24:42,2-5-1972, Trao đổi tại PhòngBầu dục 717-20.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét