Hình bìa cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Chương
32. Đường
đến Watergate
Các
băng ghi âm và biên bản công khai cho thấy hai phản ứng khác và phần nào trái
ngược nhau của Nhà Trắng khiHồ sơ Lầu Năm Góclên trang ngày 13-6-1971. Một mặt,
bản thân Nixon tỏ ra lạc quan với các nội dung được công bố, trong đó có những
thông tin không mấy tốt đẹp về các Tổng thống tiền nhiệm, người của Đảng Dân chủ.
Nhưng đồng thời ông sợ rằng sự việc sẽ là một tiền lệ cho những tiết lộ nay mai
về hoạt động và chính sách bí mật ông ta đã và đang áp dụng với Đông Dương. Hai
thái độ có phần trái ngược nhau chính là cơ sở dẫn đến những hành động của Tổng
thống và người của ông. Nó đưa Nixon đến sự sụp đổ hoàn toàn về chính trị mà
người ta vẫn gọi tên là vụ Watergate.
Nixon
và Henry Kissinger lần đầu tiên nhắc đến vấn đề trên vào một ngày chủ nhật. Hai
thái độ đã được bộc lộ. Gọi điện cho Tổng thống từ California, Kissinger bình
luận:
"Theo
dư luận(105), sự kiệnnày có thể sẽ cóphần thuận lợi cho ta.Đây sẽ là cơ hộitốt
để người ta thấycác chính quyền trước đãđẩy chúng ta đến vớiViệt Nam như thế
nào…Tôi cho là dư luậncũng đã tự phát hiệnra vấn đề rồi, vì…nếu trước đây họ
quykết đây là cuộc chiếntranh của Nixon thì nhữnggì bài báo chỉ ralà, nếu có là
cuộcchiến tranh của ai đóthì đấy chính là chiếntranh của Kennedy, là chiếntranh
của Johnson… Vì thếnếu phe Dân chủ vẫnluôn phàn nàn rằng… chúngta sai lầm, thì
nayđã rõ ràng … aiphải chịu trách nhiệm trướchết cho mớ hỗn độnnày…"
Nó
đã là một lời buộc tội chính quyền trước.
Sang
ngày hôm sau Tổng thống mới tỏ ra thoải mái hơn với cách giải thích này. Nhưng
ngay từ đầu ông đã lo sợ các hồ sơ "Lào và Campuchia"(107) - cụ thể
là những đợt ném bom - trọng tâm trong các mục tiêu và chiến lược bí mật của Tổng
thống có thể bị lộ ra ngoài từ chính Bộ Ngoại giao hay Bộ Quốc phòng.
Dù
sao, Tổng thống cũng sẽ chỉ lo lắng nếu có những tiết lộ về chính quyền của
ông. Ngoài ra ông không hề bận tâm tới các tiết lộ về đời những Tổng thống trước.
Ông không sợ ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục chính sách đối ngoại bí mật của
mình. Quá lạc quan Nixon còn trông chờ những tiết lộ mới, chứng minh cho sai lầm
của các lãnh đạo của đảng Dân chủ, đặc biệt là Kennedy. Với ông, Ted Kennedy là
đối thủ khó chơi nhất trong năm 1972. Ông hy vọng những loạt bài này sẽ còn tiếp
tục để gây thêm tai tiếng cho gia đình Kennedy.
Thứ
hai, ngày 14-6, khi tờ Thời báo đã đăng được hai kỳ, vào 7 giờ 13 phút tối,
Nixon trao đổi với Cố vấn đối nội, John Ehrlichman:
Ehrlichman:Thưa
Tổng thống, thưa ngài Bộ trưởng Tư pháp (Mitchell) (108) đã gọi đến nhiều lần về
những bài báo trênThời báo New York. Bộ Tư pháp cho rằng nếu Bộ trưởng không cảnh
cáo tờ Thời báo, thì ông có thể sẽ phải rút bỏ quyền khởi tố tờ báo này. Ông muốn
biết liệu Tổng thống có đồng ý cảnh cáo Thời báo trước khi số báo đầu tiên của
họ được tung ra vào ngày mai hay không?
Tổng
thống:Hmmm.
Ehrlichman:Tôi
thấy có những dấu hiệu không thuận lợi cho vấn đề này nếu tính đến cuộc bỏ phiếu
tại Quốc hội (dự kiến vào thứ tư về dự thảo luật McGovern-Hatfield về cắt giảm
ngân sách chiến tranh từ tháng 12-1971).
Tổng
thống:Ý cậu là khởi tố tờ Thời báo?
Ehrlichman:Đúng
thế.
Tổng
thống:Quỷ thần ơi, tôi không muốn truy tố tờ báo. Tôi muốn truy ra tên khốn nào
đã cung cấp tài liệu cho bọn họ.
Ehrlichman:Vâng,
nếu chúng ta tìm ra kẻ đó.
Tổng
thống:Đúng vậy… Tôi muốn rằng, chúng ta có thể kiện tờ Thời báo được chứ?
Ehrlichman:Hiển
nhiên là được.
Tổng
thống:Hãy đợi nào - đợi đã - có phải ngày mai bọn họ sẽ đăng thêm một câu chuyện?
Ehrlichman:Vâng.
Tổng
thống:Tại sao không đợi đến ngày mai?
Ehrlichman:Đề
nghị của Bộ trưởng là, ông nghĩ chúng ta nên có một hình thức cảnh cáo trước
như thế nào đó với tờ Thời báo và sẽ tiếp tục làm như vậy nếu bọn họ vẫn không
dừng lại. Như thế sẽ không mất đi quyền khởi kiện. Nhưng nếu không cảnh cáo trước,
chúng ta sẽ bị xỏ mũi - ngồi đây và để bọn họ mặc sức mà không tỏ thái độ phản
đối.
Tổng
thống:Hãy đợi một ngày nữa. Cho bọn họ thêm một ngày, còn sau đó thì… tôi cũng
chưa biết… chưa biết.
Kể
cả trong lúc trò chuyện với Ehrlichman và với Mitchell ngay sau đó, dù lúc này
đã đồng ý để Bộ trưởng Tư pháp đưa ra một lời cảnh cáo "sơ bộ"(109)
cho tờ Thời báo ngay chiều hôm sau, Tổng thống cũng chưa hề nhắc đến lệnh đình
chỉ xuất bản từ toà án. Họ mới chỉ nghĩ sẽ truy tố tờ Thời báo và người đứng đằng
sau. Nội trong ba ngày đầu tiên, qua tất cả những biên bản ghi âm, chúng ta
chưa một lần nào nghe thấy Tổng thống hay các cộng sự Nhà Trắng của ông, thậm
chí Kissinger, bày tỏ ý kiến mượn lệnh của toà án để ngăn chặn việc xuất bản.
Hình như chỉ Mitchell và Bộ Tư pháp mới nghĩ đến việc làm đó. Thứ ba Mitchell đề
nghị toà án ra lệnh đình chỉ xuất bản lấy lý do việc tiếp tục sẽ gây tổn thương
trực tiếp và không thể vãn hồi đối với an ninh quốc gia. Tổng thống nói với
Haldeman rằng nếu công khai trước dư luận các chương về Kennedy trongHồ sơ Lầu
Năm Góccó thể có tác dụng tốt, "Lệnh của toà án chỉ có hiệu lực đối với tờ
Thời báo thôi đúng không Bob?"(110) Haldeman khẳng định chắc chắn. Thảo luận
với Haldeman và Kissinger tại Phòng Bầu Dục, Tổng thống nói: "Tiết lộ mớ tài
liệu dính dáng tới Kennedy đi. Sẽ tiết lộ hết… Vì một phần đang bị rò rỉ rồi, sẽ
để rò rỉ tất cả những gì ta muốn"(111).
Một
phần mối quan tâm của Tổng thống với đối thủ Ted Kennedy là vì ông cần lôi kéo
bộ phận cử tri dao động theo Đạo Thiên Chúa về phía mình, không để ngả về phe
Dân chủ. Ứng cử viên hàng đầu cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của Đảng Dân chủ
lúc đó, Thượng nghị sỹ Edmund Muskie, cũng là một người Thiên Chúa giáo. Nixon
cũng rất nóng lòng chờ đợi các tài liệu về vụ ám sát Tổng thống miền Nam Ngô
Đình Diệm lên mặt báo. Tờ Thời báo đã gửi đơn khiếu kiện lệnh hạn chế xuất bản
lên Toà án tối cao và có nhiều khả năng Toà sẽ đưa ra lệnh đình chỉ vĩnh viễn.
Thời gian không còn nhiều. Tổng thống cần gấp rút công bố các chứng cớ tối mật
về cái chết của nhà lãnh đạo theo Đạo Thiên chúa trong cuộc đảo chính được người
anh trai của Ted Kennedy, Tổng thống Kennedy hậu thuẫn.
Thứ
tư, Tổng thống nói với Henry Kissinger: "Tôi muốn đưa lên báo các tài liệu
(112) về vụ ám sát Diệm. Cần một người bên anh làm việc này". Im lặng, ông
Cố vấn an ninh quốc gia không nói gì. Tổng thống nói tiếp: "Thôi được, tôi
sẽ làm".
Lúc
đấy Kissinger mới nói: "Không nên để người bên tôi tiết lộ tài liệu mật".
Tổng
thống nhắc lại: "Tôi sẽ công bố".
Sau
khi Kissinger đi khỏi(113), ông gọi điện thoại và giao nhiệm vụ này cho Cố vấn
Nhà Trắng Charles Colson. Ông này đảm bảo là mọi việc sẽ được hoàn thành, cho
dù hôm thứ hai ông ta đã nói "Đơn giản chúng ta không thể cho phép báo chí
đăng tải các văn bản mật"(114).
Trong
nhiều ngày sau đó, tờBưu điện Washingtonvà Boston Globe đều không được phép
đăng bài do Mitchell liên tiếp yêu cầu hạn chế. Tôi gợi ý tờ Bưu điện đăng lên
các tài liệu khác tạm gác bài về chính quyền Johnson vì tôi chỉ muốn đưa ra một
trường hợp điển hình và không muốn dư luận nghĩ chỉ có chính quyền Johnson mới
thường xuyên dối trá. Tờ Bưu điện nghe theo, đăng câu chuyện của Eisenhower, về
quyết tâm ngăn chặn cuộc bầu cử ở Việt Nam từ năm 1954 đến 1956. Nhưng chủ bút
của Globe, Tom Winship lại muốn có các thông tin về chính quyền Kennedy, lấy lý
do rằng ở Boston người ta có những hứng thú đặc biệt với chuyện về gia đình
Kennedy. Buổi tối hôm đó, cấp dưới báo cáo với Tổng thống Nixon là số buổi tối
của tờ Boston Globe "có một bức hình lớn(115) của John F. Kennedy và bốn
câu chuyện khác nhau… làm Kennedy phát điên". Ông hỏi: "Có cả Diệm chứ?
Rất tốt?"
Tuy
nhiên sự thực ngược lại. Câu chuyện về Diệm không xuất hiện trên tờ Boston
Globe. Mitchell trước đó đã gọi đến cho chủ bút toà soạn này và nhắc nhở anh
ta, như Winship nhớ lại:
"Tôi
buộc phải làm như vậy(116) với các anh (yêu cầu lệnh đình chỉ từ toà án vì nếu
không sẽ khiến các toà soạn khác không bằng lòng, sẽ không công bằng cho tờ Thời
báo và Bưu điện".
Trong
khi tờ Globe bị cấm đoán, thì tờ Chicago Sun - Times đã cho đăng các tài liệu về
vụ ám sát Diệm vào ngay tối hôm đấy, ngày 22-6. Đây là tờ báo thứ tư đi ngược lại
những cảnh cáo trước đó của chính phủ về nguy cơ đe doạ An ninh quốc gia.
Chicago
Sun-Times cũng là tờ báo đầu tiên được phép xuất bản, trong ngày hôm đó cũng
như nhiều ngày liên tiếp sau mà không hề bị doạ đình chỉ.
Trong
khi đó, Tổng thống ngày càng quyết tâm với ý định tìm kiếm và phanh phui từ các
hồ sơ mật những tài liệu có thể hạ thấp uy tín của cựu Tổng thống và anh em nhà
Kennedy. Một chủ đề thường xuyên trở đi trở lại trong nhiều tháng sau đó và thậm
chí nhiều năm là vụ việc nào để lộ ra cho báo chí thì sẽ có tác động lớn nhất:
vụ Vịnh Con Lợn, khủng hoảng tên lửa Cuba, Bức tường Berlin hay là vụ ám sát Diệm.
Đây rõ ràng là một công việc nghiên cứu không hề đơn giản, cần phải do một người
có đầy đủ cảm quan về lịch sử cùng nhiều phẩm chất khác nữa, thực hiện. Sau khi
đã xem qua danh sách các ứng cử viên cho công việc này do Haldeman và Ziegler
đưa lên vào ngày 24-6, trong lúc FBI vẫn đang truy lùng tôi, Nixon nhận xét:
"Tốt
nhất là có một người hiểu rõ vấn đề này. Có nghĩa là, chúng ta cần một
Ellsberg, một Ellsberg đứng về phía ta; nói cách khác, một học giả thông thuộc
về lịch sử và hiểu được anh ta đang phải tìm kiếm thứ gì"(117).
Lẽ
dĩ nhiên Tổng thống vẫn có một thái độ khác đối với tôi và những việc làm của
tôi. Ông vui mừng vì tôi đã tạo ra tiền lệ giải mật chóng vánh và rò rỉ thông
tin về các đời Tổng thống trước đây của Đảng Dân chủ. Mặt khác, ông cũng lại lo
rằng chính nó cũng sẽ là tiền lệ cho người khác tiết lộ thông tin về bản thân
ông. Điều này dễ thấy trong một cuộc thảo luận của Tổng thống với Kissinger
ngày 13-6 xung quanh Hồ sơ "Lào và Campuchia". Muốn ngăn chặn nguy cơ
đó, câu trả lời hiển nhiên sẽ là tìm và truy tố kẻ nào cung cấp tài liệu cho tờ
Thời báo - "thằng quỷ nào đã tuồn những tài liệu đó cho bọn họ".
Cho
dù có là ai đi chăng nữa, Tổng thống muốn kiện hắn ra toà để "tất cả mọi
người trong cái chỉnh phủ này đều biết sợ Chúa". Vào ngày thứ ba, 15-6, Tổng
thống đập tay xuống bàn, nói: "Quỷ tha ma bắt, phải tống một tên nào đó
vào tù… chỉ cần có thế?" (118). Hôm đó, ông hỏi Milchell: "Có cách
nào anh tóm cổ được cái gã Ellsberg ngay lập tức được không? Mà Ells- gì nhỉ?"
(119)
"Ellsberg".
Nixon
nói mỉa mai: "Ellstein… được rồi, thây kệ. Có thể là Ellstein, hoặc
Halperin hoặc Gelb. Cả ba tên này đều có liên hệ với cánh báo chí".
Hai
hôm sau, ngày 17-6, Nixon không còn giữ được bình tĩnh nữa khi Haldeman nhắc đến
tôi, ông ta hỏi ngay:
"Tại
sao FBI(120) chưa tóm lấy nó rồi tống vào quan tài? Đó là bước tiếp theo đúng
không?"
Buổi
sáng hôm đó chúng tôi đã trên đường trốn chạy.
Điều
đặc biệt cấp bách với chính quyền này là ngăn chặn những người khác làm theo tiền
lệ của tôi. Vì Nixon và Kissinger và tôi, chúng tôi đều có chung suy nghĩ.
Chúng tôi biết phải giữ kín chính sách Việt Nam thực sự nếu muốn nó khả thi.
Cả
hai người đều cảm thấy sự nhạy cảm khi có người nghi ngờ và tranh cãi về chính
sách của họ. Tuy nhiên, khác với tôi, họ lại không cho những gì mình đang làm
là ngớ ngẩn, liều lĩnh, vô vọng và sai lầm. Nhưng đồng thời hai người cũng hiểu
rằng người khác sẽ nghĩ như vậy nếu nhờ vào những lài liệu mới được tiết lộ,
chính sách của họ không còn được giữ bí mật và bị dư luận Mỹ hiểu lầm.
Cũng
trong cuộc đàm thoại đầu tiên liên quan đến tờ Thời báo vào chủ nhật, ngày
13-6-1971, Tổng thống đặc biệt lo sợ các cuộc ném bom lên đất Campuchia đầu năm
1969 có mật danh "Thực đơn", một loạt các cuộc tấn công lúc đầu được
đặt tên là "Điểm tâm", "Bữa trưa" và "Bữa tối",
có thể bị tiết lộ.
Tương
tự, ngày thứ ba, 15-6, Kissinger thúc giục Tổng thống đưa ra truy tố những kẻ
phải chịu trách nhiệm: "Tổng thống, ngài phải thật mạnh tay(121) bởi vì nếu
đã có những thứ này trênThời báo New York, sang năm ngài sẽ gặp tình cảnh tương
tự. Hồ sơ của chính quyền này sẽ lại bị tuồn ra ngoài trong thời gian tranh cử
(năm 1972). Tôi muốn nói những người này…"
Nixon
đáp lại: "Tôi hiểu, họ sẽ lấy được toàn bộ hồ sơ về các chiến dịch Thực
đơn".
Tôi
cho rằng hai người này, cũng như tất cả những người khác đều hiểu các tài liệu
gốc có ý nghĩa thế nào với các tiết lộ của báo chí. Trong tháng 3-1969, William
Beecher đăng một câu chuyện tỉ mỉ trên tờ Thời báo về các đợt ném bom bí mật
lên đất Campuchia. Chính quyền đã tức giận đến nỗi quyết định chỉ đạo FBI bí mật
tiến hành nghe trộm (đương nhiên là bất hợp pháp) một loạt các nhân viên NSC và
các nhà báo để truy ra nguồn cung cho tờ báo. Nhưng câu chuyện này vì thiếu tài
liệu gốc làm bằng chứng, chẳng qua cũng chỉ là vụ việc trong ngày và sau khi Lầu
Năm Góc thẳng thừng bác bỏ, đã hoàn toàn bị lãng quên. Khả năng những tài liệu
khác bị lôi ra ánh sáng sau tiền lệ của Hồ sơ Lầư Năm Góc, cho dù chậm hai hay
ba năm sau nữa, lại là một vấn đề khác.
Có
những lý do đặc biệt cho tính nhạy cảm của chiến dịch tấn công Campuchia mang
tên Thực đơn(122). Câu chuyện Beecher kể ra đã làm ê mặt Nhà Trắng vì những chi
tiết về một chiến dịch mà Nhà Trắng đã muốn giấu kín với Bộ trưởng Quốc phòng
Melvin Laird và Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers. Cả hai người đều phản đối
mạnh mẽ việc mở rộng chiến tranh. Nhắc tới chính sách về Việt Nam, Nixon và
Kissinger đều coi bọn họ gần như kẻ thù. Hai ông luôn mong giấu kín họ càng nhiều
và càng lâu càng tất, vì ngại sự phản đối quyết liệt, hoặc thậm chí trong trường
hợp của Laird, ông ta sẽ báo lại với Quốc hội hay cho cánh nhà báo. Nếu hai Bộ
trưởng có được Tổng thống thông báo điều gì đi nữa thì cũng chỉ rất sơ sài, và
vào phút chót. Tuy nhiên, khi nói chuyện với Kissinger vào ngày 13 và nhiều lần
sau đó, Nixon e ngại là hai vị Bộ trưởng đang có trong tay các tài liệu lẽ ra họ
không nên có hoặc các bản ghi nhớ các cuộc trao đổi với Tổng thống. "Bất cứ
khi nào(123) tôi trao đổi với Rogers và Mel (Lairdl về một trong các vấn đề
này, về Lào và Campuchia, … tôi cho là họ đều tự mình ghi âm lại … họ thường tự
mình suy luận ra từ những gì tôi yêu cầu, anh biết rồi đấy".
Kissinger
đảm bảo với Nixon: "Đúng là họ sẽ tự suy luận ra những gì Tổng thống yêu cầu,
nhưng họ sẽ không hiểu được lý do đâu". Những lý do ấy ông ta và Tổng thống
luôn thận trọng không để hai người biết được, đặc biệt trên văn bản.
Sự
thật là trong suốt năm 1971, các cuộc ném bom gây áp lực lên miền Bắc Việt Nam
và Lào đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nixon và Kissinger, thông qua một
"kênh nối thẳng" tới Đô đốc Thomas H. Moorer, chủ tịch Hội đồng Tham
mưu trưởng liên quân. Hai người bí mật vượt mặt Laird, vẫn với lý do cũ, Laird
không ủng hộ. Một bí mật đặc biệt nhạy cảm là lúc này FBI vẫn đang tiến hành
nghe trộm văn phòng và nhà riêng của trợ lý quân sự của Laird, tướng Robert E.
Pursley, để biết ông Bộ trưởng nắm được những thông tin gì về các chiến dịch và
ông ta có tiết lộ điều gì cho quốc hội. Cần nhớ Laird đã từ bỏ Quốc hội để chuyển
sang làm việc cho chính quyền.
Thêm
vào đó, Quốc hội, cơ quan cấp ngân sách cho các chiến dịch, được nhận những
thông tin mật hoàn toàn giả mạo về mục tiêu ném bom. Hàng trăm nhân viên làm việc
tại trụ sở của MACV và CINCPAC đêm ngày bận rộn làm giả các kế hoạch ném bom mật
và các bản báo cáo hậu chiến sự, làm giả toạ độ các mục tiêu bị ném bom, để mọi
người tưởng rằng họ đang ở Nam Việt Nam chứ không phải là ở Campuchia. Vào năm
1971, khi Nixon ra lệnh ném bom Cánh đồng Chum ở Lào (một địa điểm không hề
liên quan đến các tuyến đường lấn chiếm của miền Bắc), ông ta đã dùng đến cơ cấu
ghi sổ kép như đã từng dùng để che đậy vụ ném bom Campuchia. Có những trường hợp
đến cả các phi công cũng không được biết đích xác toạ độ ném bom của họ. Song
chủ yếu mục đích của Nixon vẫn là che giấu Quốc hội và dư luận (và ở một mức
nào đó, cả Laird và Rogers, về qui mô và tần suất các chiến dịch). Tổng thống
không có ý định và kế hoạch này cũng không nhằm đánh lừa các nước Cộng sản - mục
tiêu ném bom của ông ta, hay các đồng minh của họ.
Những
người trên mặt đất không thể nhầm lẫn và cũng không ai nghĩ họ nhầm lẫn về kẻ
đang dội bom B-52 xuống đầu mình.
Một
hệ thống bí mật như vậy đã được chính quyền này giữ kín trong gần bốn năm - cho
đến khi một trung sĩ (một trong số hàng trăm người liên quan đến hoạt động giả
mạo này) đột nhiên băn khoăn rằng có thể Tổng thống cũng không được biết về các
mục tiêu ném bom thực sự. Anh ta đã đem những tài liệu này trao cho Thượng nghị
sỹ Harold E. Hughes. Khả năng thực tế của vị Tổng thống đương nhiệm có thể bí mật
thả hàng trăm nghìn tấn bom xuống một đất nước không hề có chiến tranh với
chúng ta chính là minh chứng hùng hồn nhất cho hiệu quả của một hệ thống hậu
chiến bí mật. Nó cho phép Tổng thống bí mật phát động cuộc chiến, leo thang chiến
tranh. Điều đó không thể thấy ở các vị vương chúa ngày trước.
Dù
thế, vào thời điểm nói tới, các cuộc ném bom bí mật đã kéo dài được hơn hai
năm, bắt đầu từ trước và còn mãi tới sau cuộc xâm lược ngang nhiên Campuchia
(và còn tiếp tục được giữ kín thêm gần hai năm sau đó). Nhưng việc nó vẫn bị
che mắt cho thấy đây là một phần của một chính sách đe doạ bí mật vẫn chưa hoàn
thành. Và lần này, vẫn chính là cử tri Mỹ bị che mắt, chứ không phải các quốc
gia cộng sản, những mục tiêu đe doạ hay đồng minh của họ. Còn cả một năm nữa mới
xảy ra các cuộc tấn công vào mục tiêu trên sông Hồng và các vụ ném bom B-52 vào
Hà Nội và Hải Phòng, cho dù kế hoạch dự phòng đã nhiều lần được lên lịch từ năm
1969. Hà Nội cáo buộc và các quan sát viên xác thực, rằng Mỹ chủ định ném bom từng
phần đê sông Hồng trong mùa xuân 1972. Phải mãi đến giữa năm 1971 người ta mới
phanh phui ra tất cả các hành động chính quyền đã, đang và sẽ thực hiện - những
cột trụ trong chính sách bí mật của Nixon. Một khi chính sách này bị phơi bày,
Quốc hội có thể viện lý do hạn chế về ngân sách để phản đối nó. Đó là nguyên do
cho những bước đi vội vã nhằm chặn lại hay ngăn cản bất kỳ thông tin rò rỉ từ
chính quyền đương nhiệm, trong khi khuyến khích thông tin về các chính quyền
cũ. Đó là lý do cho các lệnh đình chỉ xuất bản trước đây chưa bao giờ được dùng
tới và cho các hành động cũng chưa bao giờ có tiền lệ đi cùng những lệnh đình
chỉ kia.
Tuy
nhiên vào lúc đó, chúng tôi vẫn chưa thể biết mình có bị đem ra xét xử trước
toà hay không. Những sự kiện liên quan đến vụ việc của chúng tôi đã quá rõ
ràng. Tôi cũng đã thừa nhận và cung khai tất cả những hành động người ta cáo buộc
cho tôi.
Nhưng
chưa bao giờ có một đạo luật nào của Quốc hội quy kết tội phạm những hành động
như của tôi: không được phép của cấp trên, sao chụp và trao tài liệu "bảo
mật" chính thức cho báo giới, Quốc hội và những người mà các nguyên tắc hiến
định của chúng ta gọi là "công chúng độc lập". Phần lớn các nước,
không chỉ là các chế độ chuyên chính như Trung Quốc mà cả nền dân chủ khai sinh
ra chúng ta, Vương quốc Anh, cũng đều có những đạo luật như thế. Họ không có Hiến
pháp với Điều luật bổ sung thứ nhất như chúng ta, ở đó quy định Quốc hội không
được phép thông qua một đạo luật nào có nội dung tương tự. Không tồn tại một cơ
sở luật pháp rõ ràng hay ngụ ý nào cho cả một cơ chế phân loại tài liệu được
hình thành từ những mệnh lệnh hành pháp của chính phủ, bắt đầu từ Thế chiến II.
Những quy định về quản lý tài liệu kín, mật và tuyệt mật tạo nên một hệ thống
hành chính, theo đó những ai làm việc trong ngành hành pháp một khi đã dặt bút
ký vào lời tuyên thệ hay chấp thuận giữ bí mật, nếu để lộ thông tin mà không được
phép, sẽ phải chịu những hình phạt hành chính, có thể bị khước từ quyền tiếp cận
với các thông tin mật hoặc nặng hơn, bị sa thải. Một nguyên tắc cơ bản của hiến
pháp quy định thẩm quyền của chính phủ là, Tổng thống không được phép ban hành
các đạo luật hình sự, cho dù bằng mệnh lệnh hành chính hay một cách nào khác
chăng nữa. Chỉ Quốc hội mới đủ thẩm quyền ban hành luật. Và ngoại trừ một số loại
bí mật nhất định và trong phạm vi rất hẹp, không liên quan gì tớiHồ sơ Lầu Năm
Góc- như dữ liệu về vũ khí nguyên tử, tin tức tình báo thu thập qua kênh thông
tin liên lạc, và gần đây là danh tính của các điệp viên bí mật - Quốc hội, nếu
chiếu theo Điều luật bổ sung thứ nhất của Hiến pháp, chưa bao giờ đưa ra một đạo
luật như thế.
Hầu
như tất cả mọi người, vào thời điểm đó hoặc một thời gian về sau đều không nhận
thấy rằng, việc tôi và Tony Russo bị khởi tố hình sự vì tội sao chép đủ loại
tin tức của chính phủ - không nhằm mục đích bí mật chuyển giao những thông tin
này cho một thế lực nước ngoài nào (tội làm gián điệp) mà nhằm tiết lộ
("rò rỉ") thông tin cho báo chí và dư luận Mỹ - là chưa từng có tiền
lệ và vô cùng đặc thù trong lịch sử. Sự việc ấy cũng đặc thù không kém gì so với
những kiềm chế và những nỗ lực đình chỉ xuất bản đã dẫn chúng ta đến với vụ án
mang tênHồ sơ Lầu Năm Góc, một vụ án giờ đã được chuyển lên Toà án tối cao.
Thực
tế dễ hiểu là trên đất nước này trước đây chưa từng có trường hợp nào bị truy tố
vì đã để rò rỉ thông tin. Rất nhiều lần trong thời gian tôi làm việc trong
chính quyền, bất cứ khi nào nhận được bản tóm lược một thông tin mật, hay kí
vào một thoả thuận giữ bí mật trước khi được phép tiếp cận xử lý chúng, tôi đều
được nhắc nhở về khả năng bị truy tố hình sự nếu để lộ thông tin mà chưa được
cho phép. Những lời cảnh cáo ở đây luôn luôn viện dẫn đến các điều khoản trong
Đạo luật Tội làm gián điệp, mà theo đó người chịu trách nhiệm đầu tiên là tôi.
Và quy kết cho tôi tội rò rỉ thông tin trái phép, chứ không phải tội làm gián
điệp. Trong thực tế, những cảnh báo này báo trước rằng nhiều phần của đạo luật
về tội làm gián điệp sẽ được dùng đến, mặc nhiên được coi như một đạo luật về
tin mật nhà nước, tương tự một đạo luật của Anh. Tuy nhiên thông tin mật vẫn
thường xuyên bị rò rỉ ra bên ngoài, thậm chí gần như hàng ngày (mặc dù ở qui mô
nhỏ hơn so với trường hợpHồ sơ Lầu Năm Góc). Rất ít trong số đó được cấp trên chấp
thuận. Họ cũng không tức giận đến mức phải trừng phạt hành động này. Dù có tức
giận nhưng diễn biến tiếp theo vẫn chưa bao giờ là một phiên toà. Cố vấn luật
pháp của các bộ và Bộ Tư pháp vẫn luôn khuyến cáo quan chức nào định đưa vụ việc
ra toà rằng trong luật Mỹ, không tồn tại một đạo luật nào về tin mật chính thức
hay luật nào trơng đường. Các cố vấn đôi khi còn nhấn mạnh, qua những tranh luận
về Đạo luật Tội làm gián điệp, Quốc hội đã công khai loại bỏ bất kỳ ý định lập
pháp áp dụng đạo luật này với các hành động tiết lộ thông tin cho báo chí chưa
được phép. Và do đó bất kỳ nỗ lực nào coi đây như một đạo luật về thông tin mật
chính thức sẽ vi phạm những nguyên tắc hiến định trong Điều luật bổ sung thứ nhất.
Không có một đạo luật nào biện minh cho những cảnh báo đến hàng triệu nhân viên
làm việc trong chính quyền đã ký vào những thoả thuận giữ bí mật; trong thực tế,
nhân dân có thể nắm lấy đằng chuôi.
Tất
cả những điều này tôi không hề biết khi tôi sao chụp và công khaiHồ sơ Lầu Năm
Góc. Các luật sư của tôi và, như tôi được biết, các toà soạn cho đăng tải phần
nào tập hồ sơ này, cũng có suy nghĩ tương tự. Chúng tôi, kể cả Nixon,
Kissinger, Mitchell và hầu hết những người khác, đều cho rằng trong hệ thống luật
pháp Mỹ tồn tại một quy định gì đó tương đương một đạo luật về thông tin mật
chính thức. Hay nói khác đi, tất cả đều tin rằng, tôi, có thể cả các toà soạn
báo; đang vi phạm một điều luật nào đó. Tôi xem hành động của mình là sự chủ
tâm vi phạm các quy định dân sự. Nhưng nếu như vậy, thì Tổng thống sẽ giải
thích ra sao về việc ông ta chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền để lộ ra cho báo
chí các tài liệu vào loại tuyệt mật? Và những nhân viên dưới quyền sẽ phải giải
thích cho hành động của mình ra sao đây - khi mà những gì họ làm là đích xác những
điều Tổng thống đang quy kết tội cho tôi?
Tôi
nghĩ là mình có thể tự tìm được câu trả lời, từ kinh nghiệm làm việc tại Lầu
Năm Góc. Đon giản là vấn đề đúng, sai chưa bao giờ được đặt ra. Cho dù là một
nhà tư vấn, hay trong cương vị một quan chức, tôi cũng chưa bao giờ bận tâm
nghĩ đến Điều luật bổ sung thứ nhất, hay những phần trong Hiến pháp có liên
quan tới nó, hay những ràng buộc về mặt pháp luật trong nước có thể đặt ra cho
công việc của chúng tôi. Tôi làm việc trong ngành hành pháp, phục vụ Tổng thống,
công việc liên quan đến chính sách quân sự và ngoại giao. Tôi không cho rằng Hiến
pháp hay các văn bản luật của Quốc hội sẽ chi phối công việc chúng tôi đang
làm. Về điều này, tôi cũng không có gì khác rất nhiều các quan chức Nhà Trắng,
những người sau này đã thừa nhận trong các phiên điều trần liên quan đén vụ
Watergate, rằng họ tin là - theo như lời cấp trên của họ, tổng thống Nixon -
"khi Tổng thống làm việc gì, việc đó sẽ không vi phạm pháp luật".
Chắc
hẳn rằng, cũng với tinh thần ấy, Nixon đã chỉ định Colson và những người khác
chủ động tiến hành việc rò rỉ tin tức. Hành động ấy, với người khác, ông ta sẽ
thực tâm, dù sai lầm, coi như là tội hình sự, hay là thậm chí là hành động phản
quốc (cùng với tội đột nhập và bao che, được thừa nhận rộng rãi là tội hình sự).
Nói
cách khác, các nhân viên trong chính quyền cho rằng Tổng thống, và bản thân họ
khi làm việc cho ông ta, có thể đứng trên luật pháp trong nước. Chính tôi cũng
nghiễm nhiên chấp nhận điều này khi làm việc trong cả lĩnh vực an ninh quốc
gia, cũng như các đồng nghiệp của tôi trong lĩnh vực quân sự và chính sách đối
ngoại. Đáng buồn là, nhiều nghị sỹ Quốc hội và công chúng cũng có cùng suy
nghĩ. Đi liền với sự tin tưởng vào thẩm quyền xét xử và sự tự do độc quyền, vô
hạn của Tổng thống trong các lĩnh vực này là giả thiết về khả năng kiểm soát
không hạn chế của chính phủ đối với những gì công chúng được biết liên quan đến
quá trình đưa ra các quyết định trên của chính phủ.
Tôi
nhận ra, có phần muộn màng, rằng cách làm đó sẽ chỉ tạo ra một ông vua chuyên
chế và những "Việt Nam" khác, hoặc có thể còn tệ hơn. Tôi cũng đã tìm
thấy bài học này, chưng cất từ những trước tác của James Madison. Chính ông là
người đã soạn thảo ra Điều luật bổ sung thứ nhất: "Một chính phủ được lòng
dân(124), nếu không nắm được các thông tin phổ cập nhất hoặc không có trong tay
những phương tiện thu thập các thông tin này, sẽ chẳng là gì ngoài màn mở đầu
cho một vở hài kịch, hoặc bi kịch, hoặc là cả hai. Trí tuệ sẽ mãi mãi thống trị
sự ngu dốt. Một dân tộc muốn cai trị chính mình sẽ phải tự trang bị thứ quyền
năng mà tri thức đem lại".
Người
đầu tiên chỉ ra cho tôi thấy kết luận gây chấn động rằng những gì Tony và tôi
thực hiện không hề, trên đất nước này, trái với luật pháp, là luật sư Leonard
Boudin. Lúc đó là vào cuối năm 1972, khoảng một năm sau lần xét xử đầu tiên đối
với tôi.
Boudin
tóm tắt cho tôi về đặc điểm việc nghiên cứu vụ việc trong luật pháp Mỹ, về lịch
sử lập pháp của những đạo luật được viện dẫn ra trong các bản cáo trạng của
chúng tôi và những kết quả nghiên cứu của đoàn luật sư trong suốt cả một năm vừa
qua, kể cả tìm kiếm các vụ án trước đây có thể không có hồ sơ lưu trữ. Cuối
cùng anh ta kết luận: "Điều mà tôi có thể nói được là, Dan, anh không hề
phạm pháp".
Tôi
bật lên: "Quá tuyệt! Tôi sắp được tự do rồi!"
Nhưng
Boudin đáp lại: "Tôi e là mọi việc không đơn giản như vậy đâu. Khi chính
phủ Mỹ bước vào phòng xử án, nói với quan toà, "Vụ kiện giữa chính phủ Mỹ
và Daniel Ellsberg" và đưa ra trước toà mười hai trọng tội của anh… anh đừng
mong bước chân ra khỏi phòng xử án mà vẫn còn là một người tự do".
Tôi
ngẫm nghĩ kĩ, rồi hỏi: "Thế cơ hội của tôi là bao nhiêu?"
"Năm
mươi - năm mươi".
"Năm
mươi - năm mươi? Và tôi không hề làm trái pháp luật?"
Leonard
trả lời: "Dan, hãy đối diện với sự thật. Sao chụp 7.000 trang tài liệu tuyệt
mật và chuyển cho tờThời báo New York, tình hình không thật thuận lợi cho anh
đâu".
Ngày
22-6-1971, còn hơn một tuần nữa mới đến ngày toà án quyết định gỡ bỏ các hạn chế
xuất bản trước đó, Tổng thống nói với Ehrlichman, Ziegler và những người
khác:"Dẹp lệnh đình chỉ củatoà án đi. Chúng tasẽ thua thôi… Thế đấy!Chúng
ta sẽ thua, phảichuyển sang vụ kiện tụngngay lập tức khởi kiệnEllsberg".
Buổi
chiều ngày 13, ngay sau khi Toà án Tối cao ra phán quyết - ngày hôm trước tôi
đã bị cáo buộc mười hai tội trạng nghiêm trọng đối với Liên bang - vào lúc có mặt
Henry Kissinger tại Phòng Bầu dục, Tổng thống đã hỏi Bộ trưởng Tư pháp John
Mitchell: "Cậu không phản đối (125)nếu chúng ta theo đuổivụ Ellsberg bây
giờ chứ?"
Mitchell:Hiển
nhiên là không … một nước đi chúng ta phải làm, để tóm gọn những kẻ nào …
Tổng
thống:Phải tống thằng khốn này vào tù.
Kissinger:Chúng
ta sẽ tóm được hắn.
Tổng
thống:Chúng ta sẽ phải tóm được. Đừng bận tâm về phiên toà nữa. Cứ công bố hết.
Cứ để báo chí quy tội cho hắn. Cứ để cho báo chí xét xử. John, tất cả những gì
thu được từ cuộc điều tra, công bố hết, để lộ tất cả. Tôi muốn chính báo chí
tiêu diệt nó. Trên mặt báo. Tất cả đều đã rõ rồi chứ?
Mitchell và Kissinger: Vâng.
Tuy
nhiên, chỉ ít phút trước, khi Mitchell chưa đến, và sau khi ông này đã đi khỏi,
Kissinger nêu lên một thông tin do Laird cung cấp, một thông tin đã làm thay đổi
tình hình hiện tại. Các cuốn băng ghi âm cho đến tận hôm nay vẫn không cho thấy
sự lo lắng với những tài liệu tôi đã hoặc có thể sẽ tiết lộ. Mọi người đều cho
rằng những tiết lộ này chỉ giới hạn trong thời kỳ cầm quyền của Đảng Dân chủ.
Việc đưa tôi ra trước pháp luật và huỷ hoại danh dự của tôi đơn giản chỉ để
"nêu gương" cho những người khác, những ai đã từng hoặc giờ vẫn đang
phục vụ trong chính quyền có ý định tiết lộ các bí mật của chính phủ. Lo lắng của
Tổng thống chỉ giới hạn trong khả năng rò rỉ thông tin từ Bộ Ngoại giao và Bộ
Quốc phòng, thậm chí dù rằng Nixon đã nhiều lần đảm bảo là xác suất rủi ro rất
thấp, vì ở đấy, không một ai, từ Bộ trưởng trở xuống có thể có trong tay các
tài liệu viết tay có giá trị, tất nhiên nếu họ biết được một thông tin nào đó.
Nhà Trắng là nơi vạch ra chính sách còn NSC thì rất đáng tin và an toàn. Tuy
nhiên, những gì Laird nói với Kissinger vào buổi sáng hôm đó là Thượng nghị sỹ
Mathias đang có trong tay "hàng xệp tài liệu (126) nhận từ Ellsberg.
"Đó chỉ là các thông báo chuyển đến cho chúng ta thôi - và các bản phúc
đáp cũng không nói lên nhiều điều, bởi vì tất cả chỉ là, "Tổng thống đã
quyết định rằng, Nixon hỏi xem tin tức đó từ đâu ra. Sau đó:
Tổng
thống: Và bọn họ cũng có một số tài liệu của NSC?
Kissinger: Đúng
vậy, bọn họ có một vài tài liệu của NSC… Đúng thế.
Tổng
thống: Chúng ta không để lại thứ gì về Campuchia ở đó chứ, ở NSC đấy? Quỷ tha ma
bắt…
Kissinger: (a)
Tài liệu về Campuchia lưu tại NSC từ năm 1969. (b) Toàn bộ hệ thống của chúng
ta lại khác. Tôi cũng không rõ đấy là những tài liệu gì… Chắc hẳn đấy là mấy
thông báo ngớ ngẩn của Rogers…
Ngay
sau đó, Kissinger nêu ra vấn đề này với Mitchell. Ông Bộ trưởng Tư pháp khẳng định
rằng ông đã được nghe điều này từ chính Mathias: Lúc trước(127) Mathias đã gọi
điện cho ông (sau này tôi biết đó là ngày 13-6, và Mitchell không hề báo cáo điều
này lại với Phòng Bầu Dục). Vào cuối năm 1971, Thượng nghị sỹ Mathias đã nói với
Thượng nghị sỹ Charles Goodell, người khi đó là một trong các luật sư của tôi,
rằng với tư cách Thượng nghị sỹ, ông cảm thấy mình có trách nhiệm gọi điện đến
nhà Bộ trưởng Tư pháp Mitchell và nói với ông ta rằng: "John, có điều này
tôi nghĩ anh nên biết…". Hôm đó là chủ nhật, ngày 13-6, ngày tờ Thời báo bắt
đầu cho đăng tảiHồ sơ Lầu Năm Góc. Mitchell nói thêm: "Tôi không hiểu tại
sao ông ta không hề đề cập chút nào tới Ellsberg. Tôi còn lạ gì ông ta nữa chứ.
Chắc chắn Ellsberg đã từng nói chuyện với Mathias".
Hiển
nhiên các câu hỏi đặt ra sẽ là: Tôi đã lấy tài liệu từ bộ phận nào trong chính
quyền, chính xác là những tài liệu gì, ngoài ra còn thứ gì khác nữa không, tôi
nhận tài liệu từ người nào, và ông ta còn có thể có những tài liệu nào nữa, và
tôi sẽ còn đưa ra thêm những gì nữa?
Tổng
thống:Mọi chuyện sắp sửa vỡ lở cả rồi… Vấn đề là không chỉ có những tài liệu
này thôi đúng không?
Mitchell:Rất
có thể như vậy.
Kissinger
Có thể, nhưng đương nhiên lúc này, nếu hậu quả là tất cả đối thủ của chúng ta
có thể sẽ tiết lộ không chừa một tài liệu gì về chính quyền này và đẩy chúng ta
vào thế bị động …
MitchellThì
khi đó bọn họ sẽ phải thấy một thực tế là Ellsberg đang bị kết tội.
Chính
suy nghĩ đó mới thực chất là mục đích của họ khi đưa tôi ra xét xử. Nhưng dường
như việc làm đó thôi thì vẫn chưa đủ để giải quyết vấn đề của chính quyền này.
Tôi có thể còn có trong tay những tài liệu khác về họ. Tôi cũng có thể tiếp tục
vai trò một kênh an toàn cho những người khác, chẳng hạn những ai có thể đã
trao cho tôi các tài liệu tôi giao lại cho Mathias vào ngày 2-3-1971. Tôi cũng
đã chứng tỏ cho họ thấy từ trước đó rằng, không dễ vì sợ truy tố hay ngồi tù mà
tôi sẽ chùn chân. Theo lời Colson, tại phòng Bầu Dục, khi có mặt ông ta, Tổng
thống và những người khác, Kissinger đã nói:"Daniel Ellsberg là kẻ nguyhiểm
nhất đối với nướcMỹ. Chúng ta phải chặnhắn lại bằng mọi giá"(128).
Vào
lúc đóHồ sơ Lầu Năm Gócmới bắt đầu lên báo được có vài ngày. Dù Kissinger có
nhìn thấy mối nguy hiểm nào từ tôi đi chăng nữa, thì tôi vẫn chắc hẳn rằng ông
ta nói những lời đó mà quên không tính tới sự kiện kia. Tổng thống coi sự kiện
này chủ yếu như một cơ hội vạch trần những việc làm bẩn thỉu của các đời Tổng
thống trước. Nếu cần, ông sẽ tự mình làm việc đó.
Cho
dù Kissinger có biết trước hay không việc Mathias nhận các tài liệu NSC từ tôi
- Mitchell và FBI đều đã biết trước việc này - nhưng qua các lần liên hệ trực
tiếp của tôi với ông ta trong năm 1970, những bức thư và bài viết của tôi kể từ
hồi đó, và qua những đoạn băng nghe trộm điện thoại của tôi với Halperin, hẳn
ông ta cũng nhận ra là tôi đã nắm được chính sách bí mật của bọn họ. Một ví dụ
là, một số đoạn hội thoại nghe trộm do trợ lý của Kissinger, Al Haig kiểm tra
và một số khác trực tiếp chuyện lên cho Kissinger và Nixon, cho thấy vào ngày
22-11-1970, chỉ vài ngày sau các cuộc tấn công vào Sơn Tây và ném bom gần Hà Nội
và Hải Phòng, tôi và Halperin đồng ý với nhau: "Đã đến lúc phải hành động(130),
phải kích động mọi người; nếu sự kiện này không làm lay chuyện được dư luận,
thì không gì có thể, trừ phi là một vụ thảm sát, đánh phá Hà Nội hay xâm lược
Lào". Có vẻ như tôi đang nắm những tài liệu hậu thuẫn cho dự đoán của
mình. Có thể không phải Halperin cung cấp những tài liệu này, mà là TonyLake,
Lany Lynn, hay một ai đó đã rời NSC vì những bất đồng xoay quanh vấn đề
Campuchia, hay ai đó vẫn còn chưa chịu bỏ đi.
Kissinger
tiếp tục tin chắc là các hành động của NSC không thể nào bị lộ ra ngoài, nhưng
giờ đây mọi người đón nhận thái độ này của ông ta với đôi chút nghi ngờ. Nixon
bắt đầu nói tới việc tiến hành đặc biệt hoạt động xử lý thông tin mật với các
cuộc thảo luận của Tổng thống.
Kissinger:Nhưng
ở đây rất an toàn. Các thông báo của chúng ta gửi đi cũng không nêu danh chính
quyền. Trong nội các cũng chưa ai từng đọc các thông báo tôi viết gửi Tổng thống,
thỉnh thoảng chỉ có John (Connally) … Còn ngoài đó ra thì Rogers, Laird, chưa
ai cả…
Tổng
thống: Điều tôi muốn nói là… chúng ta cần tiến hành một đợt phân loại mới… tất
cả các cuộc hội thoại của Tổng thống… Quỷ tha ma bắt, phải phân loại … Cả triệu
người trong cái chính phủ này được tiếp cận với các thông tin tối mật. Một triệu.
Chúa ơi…
Kissinger:Nhưng
tôi đang nghĩ là, thưa Tổng thống, sau khi - nếu như, nếu như sự việc này không
làm tiêu tan các kế hoạch của chúng ta, chúng ta nên cân nhắc, ngài có thể tính
tới việc tại phiên họp của Quốc hội, nói cho mọi người biết rằng vấn đề đang đi
quá xa, cần phải có một đạo luật nào đấy và chơi một trận ra trò.
Hai
tiếng sau vẫn ngày hôm đấy, 30-6, trong buổi thảo luận khác với Kissinger và
Haldeman về tác động của điều Mathias mới tiết lộ, Nixon tiếp tục nói đến nguy
cơ nhỡn tiền này:
"Henry,
tôi muốn nói, tại sao việc này lại cực kỳ quan trọng, vì chúng ta vẫn luôn đinh
ninh là những tài liệu này không hề liên quan đến chính quyền. Điều đó - bây giờ
hình như chúng ta đã sai…"
Từ
giờ phút này, trong các cuộc thảo luận, không còn thấy Tổng thống tỏ hứng thú
theo đuổi kiện tụng nữa, trong khi vụ án của tôi mới chỉ bắt đầu được vài ngày.
Các hoạt động ngoài luật hình như hứa hẹn nhiều hy vọng hơn. Ngày hôm sau, 1
tháng bảy, Tổng thống nói với Haldeman, Colson, và Ehrlichman:
"Việc
khó là: tất cả các luật sư ở phe ta… luôn nói là chúng ta sẽ thắng vụ kiện này.
Chúng ta chấm dứt trò kiện tụng ngay tại đây. Sẽ làm như thế - Tôi không muốn
làm rùm beng vụ thằng cha Ellsberg này trước kỳ bầu cử. Tức là, hẵng cứ để - cứ
để báo chí kết tội tên khốn này. Cứ như vậy là được…"(131)
Việc
tất cả mọi người trong chính quyền đều không biết tôi đã giao những gì cho ngài
nghị sỹ đã tác động rất lớn đến phản ứng của Nhà Trắng trước Mathias, và do đó,
phản ứng của họ đối với tôi Nhà Trắng chỉ biết rằng đây là những tài liệu liên
quan đến thời kỳ của Nixon, cách thức ông ta giải quyết vấn đề Việt Nam, và lấy
được từ NSC. Mathias cũng không nói ngoài những điều này với Mitchell hay
Laird. Kissinger hy vọng sẽ thấy những tài liệu này vào chiều 30-6, nhưng trong
suốt cả tháng bảy, Mathias chẳng chuyển thứ gì cho ông ta hay một ai khác trong
chính quyền. Theo lời Mitchell, vào ngày 6-6 Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng hy vọng
có trong tay những tài liệu này vào ngày 8-6 (chuyện đó đã không xảy ra)
Mathias vẫn "đang chơi trò mèo vờn chuột(132). Cuối cùng mãi đến ngày
20-7, Ehrlichman mới đề nghị Tổng thống cử một ai đó, có thể là Elliot
Richardson hoặc Richard Kleindienst, làm nhiệm vụ "vạch trần cái trò trẻ
con"(133) của Mathias và buộc ông ta phải trưng ra tất cả những gì mình
có. Có thể nói, trong suốt thời kỳ này, chính quyền không hề biết rằng những
tài liệu tôi trao cho Mathias đơn giản chỉ là NSSM-1. Hơn nữa, dễ thấy qua các
buổi thảo luận đã được ghi âm, Kissinger không hề nói lại với Nixon một tin gây
"sốc" là tôi đã trực tiếp làm việc cho ông ta trong tháng 2 và tháng
3-1969, tại văn phòng của NSC ở Toà nhà Văn phòng Hành pháp, mà cụ thể là tập hợp
NSSM-1. Vì không ai nắm được cả hai thông tin này, tất yếu sẽ đến lúc Mitchell
đưa ra kết luận vào ngày 6-6, tán thành với Tổng thống là không thể không lập một
kế hoạch dự phòng: "Ellsberg đã như thế (134), Mathias lại đang có trong
tay một số tài liệu chắc chắn ngoài Ellsberg còn có người khác trong chính quyền
này đang tuồn tài liệu ra bên ngoài. Có thể hơi khó khăn để tìm ra người này,
nhưng hy vọng chúng ta sẽ làm được. Một hay nhiều người khác".
Kết
luận được đưa ra sau một giờ đồng hồ thảo luận giữa Nixon, Mitchell, Haldeman
và Ehrlichman (Kissinger không có mặt) về cái mà Tổng thống gọi là "vấn đề
Mathias(135) … phần tài liệu còn sót lại".
Tổng
thống:Vấn đề chúng ta đang có ở đây là… có đúng là tài liệu từ NSC không? Mọi
người đã biết - đấy chính là điều tôi vẫn bận tâm …
Mitchell:Đó
là tài liệu của Nixon. Theo như tôi biết thì Mathias vẫn chưa hề đề cập một
cách chi tiết về chúng.
Haldeman:Làm
thế nào họ có được?
Tổng
thống:Làm thế nào họ lấy ra được từ hồ sơ của NSC chứ, chính thế… là điểm mấu
chốt, ngay từ bây giờ khi điều tra phải dành ưu tiên cao nhất…
Nixon:Dù
sao đi nữa, nếu nói tài liệu của Nixon - có nghĩa những tài liệu này - không phải
là do tôi viết ra?… Tôi không cho là có thể… bởi vì kể từ khi Kissinger vào đây
tôi vẫn bắt ông ta cam đoan bằng mạng sống của mình, không bao giờ để lộ ra thứ
gì về tôi, cho dù thế nào.
Ehrlichman:Theo
tôi được biết, có thể là tài liệu do Tổng thống viết hoặc là gửi đến cho ngài -
một trong hai cách đó. Và…
Nixon:Không
thể do tôi viết. Không thể từ tôi, John, bởi vì chỉ có thể do Henry viết mà
thôi. Anh hiểu ý tôi chứ? NSC - chúng ta thường làm như vậy.
Mitchell:Tôi
hiểu, điều đó đúng với chính quyền của Tổng thống… Nhưng đó là tất cả những
thông tin tôi thu thập được.
Nixon:Chúng
ta sẽ biết trong vài ngày tới đây thôi… Nếu Ellsberg muốn công khai chúng.
Nhưng trong trường hợp, nếu nguồn tài liệu của Ellsberg là những người hiện vẫn
còn đường chức…
Mitchell:Tôi
đang nghĩ thế.
Nixon:…
Tôi cho rằng kế hoạch chúng ta nên tiếp cận từ khía cạnh này. Ellsberg không
hành động một mình. Ellsberg là một - Tôi không biết những ai đang tham gia vào
đây… Nhưng chúng ta sẽ phải tìm ra những kẻ nào đang câu kết với nhau thực hiện
âm mưu này … Chúng ta sẽ phải kết tội bọn chúng trên báo chí, trên báo chí, mọi
người hiểu điều tôi muốn nói chứ? Với việc làm này, bọn họ và rõ ràng còn có cả
hai, ba người bên Henry đã tự đặt mình lên trên luật pháp. Thề trước Chúa chúng
ta sẽ truy tìm ra chúng. Mọi chuyện đã quá rối rắm rồi, tôi không muốn có thêm
một người nào bên đó dính líu vào vụ rò rỉ này nữa. Đó là lý do tại sao - John,
anh không nên loại trừ trường hợp người của Henry dính líu vào đây. Phải xem
còn có kẻ nào vẫn đang làm việc trong chính phủ này hay không. Tôi giao vụ
Ellsberg cho anh đấy. Tôi không hứng thú mấy với việc vạch mặt một người, kết tội
hắn rồi tự bịt miệng mình.
Nói
thật, tôi muốn phơi bày câu chuyện này ra hơn, mọi người đều hiểu chứ? Thậm chí
cả câu chuyện về Ellsberg. Tôi không chắc là tôi muốn hắn ta bị xét xử, luận tội
- nhưng phải làm thế bởi vì hắn ta đã thừa nhận hết rồi…
Về
việc còn lại, tôi cảm thấy giờ là thời điểm rất tốt để anh đi bước tiếp theo,
hé ra các thông tin mật và tất cả những gì khác nữa có thể chứng minh tội tày
trời của những thằng cha này. Còn phần tôi… rất nóng lòng xem người ta kết tội
Ellsberg. Cứ thế.
Mitchell:Đúng
vậy, tôi hoàn toàn đồng ý.
Tuy
nhiên, Tổng thống cũng không thực sự nghĩ cả vị Bộ trưởng Tư pháp lẫn Bộ Tư
pháp thích hợp với công việc ngài đang yêu cầu. Vào ngày 1-7-1971, một ngày sau
khi Toà án tối cao đã gỡ bỏ hạn chế xuất bản các tài liệu mật, một ngày sau khi
Nhà Trắng đã nhận ra là vấn đề của tôi không thể đơn giản chỉ giải quyết bằng một
phiên toà, Tổng thống đã nói với Haldeman:
"Thực
ra mà nói, tôi cho là nếu Mitchell thôi làm Bộ trưởng Tư pháp(136) (để chuyển
sang chỉ đạo chiến dịch tranh cử), chúng ta sẽ có thuận lợi hơn … John không phải
là một luật sư bình thường. Anh ta giỏi và rất mạnh. Để anh ta làm những công
việc không hay này thật là không phải, nhưng cần phải làm. Chúng ta sẽ phải
đánh trận này…
Trước
đó Nixon đã đưa ra với Haldeman, Colson và Ehrlichman yêu cầu của ông "tìm
một nhân viên Nhà Trắng(137) tập trung hoàn toàn vào hai công việc". Hai
công việc đó, trước tiên, là để lộ các tin xấu về các chính quyền tiền nhiệm
thuộc Đảng Cộng hoà, đặc biệt về chính quyền Kennedy, nhưng cũng sẽ quay ngược
trở lại thời của FDR và sự kiện Trân Châu Cảng ("Chúng ta đều hiểu ông ta
đã biết trước(138) mọi việc sẽ xảy ra như thế nào nhưng ông ta lại cố tình tỏ
ra như không"). "Hãy khuấy động không khí một chút… Mọi người sẽ tạm
quên đi Việt Nam. Họ sẽ nghĩ ngợi về quá khứ mà tạm quên các vấn đề hiện tại
Công việc thứ hai là tiết lộ các thông tin về cá nhân tôi.
Tổng
thống:Chúng ta đã dập tắt được vụ (Algerl Hiss(139) trên báo chí. Chúng ta làm
được. Tôi đã phải tung tin lên khắp các báo… Chúng ta thắng ở ngay trên mặt
báo. John Mitchell khó mà hiểu được một việc như thế này. Anh ta là một luật sư
tử tế. Khó mà hiểu được. John Ehrlichman sẽ gặp một số khó khăn đấy. Nhưng điều
tôi muốn nói ở đây là chúng ta cần phải xây dựng một chương trình, một chương
trình tiết lộ thông tin. Chúng ta sẽ mượn báo chí để tiêu diệt bọn này … Đây là
một cuộc chơi. Phải chơi trên mặt báo. Đó là lý do Mitchell không chơi được trận
này. Anh ta không thể.
Haldeman:Sẽ
phải tìm một người Tổng thống có thể thực sự tin cậy, bởi vì người này sẽ phải…
Tổng
thống:Không để lại dấu vết gì tại Nhà Trắng…
Trong
các cuộc đàm thoại này, Colson nhiều lần đề cử "một người ở bên ngoài(140)
có năng lực và khuynh hướng tư tưởng có khả năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ
này … Một người sắt đá… Anh ta vừa mới ra khỏi CIA… Tên là Howard Hunt". Từ
các cuộc nói chuyến điện thoại với Hunt vào lúc trước mà Colson đã bí mật ghi
âm lại và sao chụp, ông ta rút ra: "Về mặt tư tưởng, Hunt hoàn toàn đồng ý
phải xây dựng một kế hoạch lớn". Cũng trong cuộc điện đàm đó, Colson đã hỏi
nhận xét của Hunt về tôi:
"Anh
có nghĩ anh ta(141) hành động đơn độc không?"
Hunt
trả lời: "Tôi cho là như thế, nếu không tính đến giới Đông phương chắc chắn
đã giúp đỡ và hậu thuẫn anh ta". Được hỏi về việc xét xử tôi, Hunt nói:
"Tôi muốn gã này phải bị treo cổ nếu việc ấy có lợi cho chính quyền".
Trong
một thông báo gửi cho Haldeman, giới thiệu Hunt, ông ta đã nhắc đến: "Tôi
đã quên không nói(142) với anh rằng Hunt là quân sư của CIA trong vụ Vịnh Con Lợn".
Một lời giới thiệu việc làm kỳ lạ - như thể ông ta đã đoán biết tác động của nó
- nhưng thực chất lại rất hiệu quả. Hunt được nhận việc vào ngày 7-7. Tuy nhiên
theo Nixon, lý do quyết định tuyển Hunt lại chính là câu nói tiếp sau của
Colson, "Anh ta nói với tôi từ rất lâu rồi rằng nếu sự thật được phơi bày
ra, Kennedy hẳn đã bị mất mặt".
Tờ
Thời báo đã đăng tải loạt bài về vụ đảo chính Diệm ngay trong số báo đầu tiên
sau khi Toà án Tối cao thu hồi lệnh đình chỉ xuất bản. Tổng thống vẫn thấy rằng,
chừng đó còn chưa đủ để phơi bày thực chất của chính quyền Kennedy. Hunt được
giao nhiệm vụ lục tìm trong đống hồ sơ của Bộ Ngoại giao và CIA những bức điện
tín theo kênh không chính thức được xếp vào loại tối mật mà tờ Thời báo vẫn
chưa nắm được và qua đó "chỉ ra sự dính líu trực tiếp"(143) của Tổng
thống Kennedy vào vụ ám sát Diệm. Không tìm được thông tin nào. Hunt cho rằng
các hồ sơ này đã bị xoá sạch. Colson khi đó khuyến khích Hunt "nâng cấp
các hồ sơ sẵn có bằng cách làm giả các bức điện gây bất lợi nhiều hơn cho Tổng
thống Kennedy. Với những ngón nghề có được sau thời gian làm việc ở CIA của
mình, anh ta làm giả hai điện tín và Colson định sắp xếp cho Hunt trao chúng
cho một tay phóng viên tờ tạp chí Life. Tay phóng viên này tỏ ra đặc biệt thích
thú và tỏ ý muốn đăng lại trên tạp chí Life. Tuy nhiên Hunt đã cảnh báo với
Colson rằng nếu bị thẩm định, tài liệu giả đấy sẽ không đứng vững được. Lúc đấy
Hunt vẫn chưa làm giả được kiểu giấy in của Nhà Trắng, và "sau vụ Alger
Hiss, mọi người đều thận trọng hơn với các tài liệu đánh máy". Vì thế
không có bài báo nào lên trang và những tài liệu giả mạo đó nằm lại trong két
an toàn của Hunt tại Nhà Trắng cho mãi tới vụ đột nhập vào khách sạn Watergate.
Mặc
dù vẫn còn nằm trong danh sách hưởng lương của Colson nhưng từ ngày 17-7, Hunt
đã được thuyên chuyển sang một đơn vị điều tra đặc biệt (SIU), do Tổng thống
thành lập và trực tiếp giao nhiệm vụ thông qua Cố vấn đối nội, John Ehrlichman.
Đứng đầu SIU là Egil Krogh, một trợ tá cho Ehrlichman, David Young, trợ tá cho
Kissinger, người sẽ giám sát các hoạt động của Hunt và G. Gordon Liddy, một cựu
nhân viên FBI. Nhóm này được lịch sử biết đến với cái tên là"Thợ sửa ống
nước NhàTrắng"do một chuyện đùa của nhóm. Một người họ hàng của David
Young sau khi đọc trên tờ Thời báo nói rằng Young đang "vá víu" các
rò rỉ tại Nhà Trắng đã nói: "Ông nội sẽ tự hào về cậu cho xem(144)… ông là
thợ sửa ống nước mà". Từ đó Young đem treo trước cửa căn phòng số 16 trên
căn gác của Toà nhà Văn phòng Hành chính, nơi làm việc tuyệt đối bí mật, lẽ ra
không biển hiệu của họ, một tấm biển có ghi ông Young. Thợ sửa ống nước.
Sở
dĩ họ mỉa mai tự gọi mình là "thợ sửa ống nước" vì chức năng chính của
nhóm này là thực hiện chương trình rò rỉ kép như Tổng thống yêu cầu. Vì thế
công việc đầu tiên của Hunt là công bố các bức điện tín bí mật - mà thực chất
là "nâng cấp" hoặc làm giả chúng - có liên quan đến Tổng thống
Kennedy và Diệm. Lần đầu tiên ông ta sử dụng những lốt nguỵ trang và những bằng
chứng giả do CIA cung cấp là trong cuộc điều tra lén lút về trách nhiệm của Ted
Kennedy trong tai nạn tại Chappaquiddick, và hiển nhiên kết quả điều tra sẽ được
tiết lộ ra ngoài nhằm hoặc thao túng hoặc gây áp lực với Kennedy. Nhiệm vụ thứ
hai, thu thập thông tin, vẫn theo một cách có phần lén lút, về bản thân tôi và
rồi sẽ lại tiết lộ các thông tin đó ra.
Đây
chính là những mục tiêu được vạch ra trong một thông báo của Hunt gửi Colson
vào ngày 28-7-1972.
Bản
ghi nhớ này chỉ được công khai gần hai năm sau đó nhờ một cuộc thẩm vấn trong
phòng xử án của chúng tôi. Tiêu đề của bản ghi nhớ đó là "Trung lập hoá
Ellsberg". Mở đầu Hunt viết: "Tôi đề nghị có một khung kế hoạch hành
động, mục đích xây dựng tập hồ sơ về Ellsberg, trong đó có chứa tất cả các
thông tin công khai, bí mật và những thông tin nhạy cảm với uy tín của
Ellsberg. Đây sẽ là công cụ cơ bản quyết định sẽ dùng cách nào nhằm huỷ hoại
hình ảnh của ông ta trước công chúng và hạ thấp uy tín của ông ta".
Tiếp
theo đó là một danh sách tám "đề mục" được đặt tên là "mong muốn",
qua đó xác định những nguồn thông tin có thể sẽ hữu ích, rất đa dạng, bao gồm từ
các tài liệu đã được xử lý thông tin mật đến các cuộc phỏng vấn với vợ cũ của
tôi, các đồng nghiệp cũ tại Rand và ISA. Hai trong số các mục này là "Yêu
cầu CIA bí mật tiến hành đánh giá tâm lý với Ellsberg" và, như một điềm
báo, "Thu thập hồ sơ về Ellsberg từ những phân tích bệnh tâm thần của anh
ta".
Khuyến
nghị cuối cùng này đã dẫn đến vụ đột nhập vào văn phòng bác sỹ phân tâm trước của
tôi tại Beverly Hill, ông Lewis Fielding. Có lý do hầu hết mọi người coi đề nghị
cuối cùng này cùng với việc thu nhận Howard Hunt là sự mở đầu cho quá trình lụn
bại của chính quyền Nixon. Tuy nhiên chưa có mấy người phán đoán chính xác các
động cơ đằng sau haỉ hành động trên và phần lớn các phán đoán đều đi quá xa. Có
độ tin cậy nhiều nhất là phát biểu của Egil Krogh về mục tiêu hoạt động của SIU
và vụ đột nhập vào văn phòng của Fielding.
Ông
này là người phụ trách SIU nhưng đồng thời cũng là người duy nhất luôn thành thực,
thẳng thắn. Ông đã khai nhận trước mặt thẩm phán Gerhart Gesell tại toà(145) tội
chỉ đạo vụ đột nhập vào nhà Fielding, trình bày các mục đích của vụ trộm và ý định
sử dụng thông tin thu được sau đó. "Chúng tôi vạch ra rấtnhiều mục tiêu
cho chiếndịch này". Một trong sốđó là đánh giá khảnăng bị truy tố ratoà có
khiến Tiến sĩEllsberg tiết lộ thêm nữanhững tài liệu mật không,hay nếu không
thì ôngta sẽ im lặng".
Điều
này có vẻ không hợp lý nếu đặt ngoài bối cảnh cuộc thảo luận giữa Kissinger và
Tổng thống ngày 27-7, một ngày trước khi Hunt thảo ra kế hoạch cho một cuộc điều
tra ngoài luật nhằm "trung lập hoá Ellsberg":
Kissinger:Tôi
cho là Mitchell nên hoãn lại(146) việc xét xử Ellsberg cho đến khi chúng ta dù
bằng cách này hay cách khác khép lại được cuộc chiến tranh Việt Nam. Bởi vì tên
khốn kiếp ấy. Đầu tiên, tôi cứ hy vọng - Tôi biết hắn khá rõ… Tôi chắc chắn rằng
hắn ta vẫn còn giấu giếm thông tin khác nữa….Tôi cược là hắn ta ém lại cho
phiên toà. Vì hắn có trong tay các bằng chứng về tội ác chiến tranh của Mỹ. Tôi
không biết, nhưng tôi có cảm giác như thế.
Tổng
thống:Được.
Kissinger:Hắn
ta sẽ hành động như vậy.
Tổng
thống:Hoãn lại ư, phiên toà này…
Kissinger:Thứ
hai, chờ khi chúng ta chấm dứt được cuộc chiến này, chúng ta sẽ trút hết lên
Ellsberg. Chúng ta sẽ ở thế mạnh hơn - và không ai buồn nhớ gì đến tội ác chiến
tranh nữa. Ellsberg, đồ bỉ ổi!
Trước
mặt thẩm phán Gesel vào tháng giêng năm 1974, Krogh khai nhận là các "mục
đích tiềm năng" của thông tin thu được từ vụ đột nhập rất "đa dạng".
"Đương
nhiên mục tiêu hàng đầu(147) là ngăn chặn tiến sĩ Ellsberg tiếp tục tiết lộ các
thông tin khác và loại trừ bất cứ bộ máy phục vụ việc tiết lộ thông tin có thể
đã được thành lập. Chúng tôi, đặc biệt là E. Howard Hunt, cũng cho rằng thông
tin loại này có thể có tác dụng buộc Tiến sĩ Ellsberg phải tự mình khai. ra những
ý đồ thực sự của ông ta. Cuối cùng, trọng tâm của quá trình điều tra lúc đó
đang được tiến hành là khả năng sử dụng các thông tin này hạ thấp uy tín của một
người phát ngôn cho phong trào phản đối chiến tranh".
Krogh,
trong một lời khai khác đã nói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng này. Trái với phỏng
đoán trong gần như tất cả các tường trình từ trước tới giờ, ông ta không coi nó
là mục tiêu tối quan trọng:
"Việc
hạ thấp uy tín của Tiến sĩ Ellsberg sẽ có tác dụng làm chùn chân những kẻ khác
định bắt chước ông ta. Nó cũng sẽ hạn chế khả năng của ông ta kích động tinh thần
chống đối chính sách Việt Nam mà Tổng thống Nixon đã lựa chọn. Sự tự do của Tổng
thống theo đuổi chính sách đối ngoại mình đã lựa chọn được coi là cốt tử của An
ninh quốc gia.
Do
đó, một trong các mục tiêu đặt ra cho SIU và vụ đột nhập là thu thập tin tức phục
vụ nhiệm vụ Nixon đã giao phó cho Mitchell, Colson, và Hunt: tung ra dư luận
các thông tin đó và "mượn báo chí để kết tội (tôi)". Tuy nhiên, theo
lời Egil Krogh (sau này ông ta khẳng định với tôi như thế), đây không là mục
đích chính của tất cả các nỗ lực nhằm vào tôi và kể cả của cuộc đột nhập riêng
rẽ vào văn phòng bác sĩ phân tâm cũ của tôi.
Trong
một lời khai vào năm 1974 của Krogh, ông ta nhớ lại:
"Tôi
nhớ rằng nhiệm vụ của tôi là tập trung vào việc ngăn chặn những tiết lộ mới của
Ellsberg và triệt tiêu bất cứ bộ máy nào ông ta có thể đã dựng lên để phục vụ ý
đồ này của mình. Theo như tôi hiểu thì đây là nhiệm vụ trung tâm được giao phó
cho đơn vị chúng tôi".
Cũng
không có gì là hoang tưởng khi cả Tổng thống Nixon và Henry Kissinger đều nghi
ngại tôi sẽ đưa ra các tài liệu tối mật khác đe doạ đến chính sách Việt Nam của
họ. Cứ dựa vào những gì Thượng nghị sỹ Mathias đã nói với Kissinger - nhưng ông
ta lại không để họ nhìn thấy tận mắt bất cứ tài liệu nào - cả hai người đều cho
rằng tôi đang nắm giữ những tài liệu mật về Việt Nam, lấy được từ NSC, và tôi vẫn
chưa hề công bố. Nixon và Kissinger không biết đó chỉ là những tài liệu chính
tôi đã soạn ra (theo yêu cầu của Nixon), đã sao chụp và chuyện về Rand, cho nên
giả định duy nhất của họ chỉ có thể là tôi đã nhận tài liệu từ một ai đó từng
làm việc tại NSC vào năm 1969, hoặc có thể người này vẫn còn làm việc tại đây
và vẫn có khả năng trao cho tôi những tài liệu khác. Thậm chí cho dù về sau người
này có ra khỏi NSC, các kế hoạch cũng vẫn đã được vạch ra từ năm 1969, chi tiết
với từng bước leo thang là chỗ dựa nhằm bí mật đe doạ Hà Nội, và những hành động
leo thang đã và sẽ được thực hiện, trong thời gian từ năm 1969 đến năm 1971. Những
kế hoạch dự phòng(148), sự đe doạ, và nhiều đợt leo thang chiến tranh tại
Campuchia và Lào, tất cả đều được giữ kín - không nhằm che giấu chính quyền Hà
Nội hay các nước đồng minh Cộng sản, mà chính Quốc hội và dư luận Mỹ - chính bởi
vì nếu công khai, theo dự đoán bất ngờ sâu sắc của Krogh, sẽ đe doạ đến điều mà
Nhà Trắng coi là "cốt tử của an ninh quốc gia": "Sự tự do của Tổng
thống theo đuổi chính sách đối ngoại mình đã lựa chọn".
Tôi
không cho rằng Nixon đã thực sự nghĩ tôi chính là mối đe doạ với "an ninh
quốc gia", nếu bốn chữ đó được định nghĩa đúng như nó phải thế. Với tất cả
khả năng của mình, tôi đe doạ công khai một chiến lược mà nếu tất cả mọi người
đều hiểu đúng về nó, nền dân chủ của chúng ta có thể sẽ không cho phép Tổng thống
tự do không e ngại điều gì theo đuổi chiến lược này.
Vẫn
còn đó một câu hỏi, thông tin thu thập được từ văn phòng bác sĩ phân tâm sẽ có
ích gì với kế hoạch "ngăn chặn các tiết lộ mới"? Tôi mới chỉ mập mờ
hiểu điều đó, cho mãi đến năm 1975 khi Taylor Branch, phóng viên và là người gần
đây đã nhận giải thưởng văn học Pulitzer viết về tiểu sử Martin Luther King Jr,
cho tôi biết câu trả lời. Trong năm đó, Branch và một đồng nghiệp của mình,
George Crile đã phỏng vấn một số người Cuba có liên hệ với Howard Hunt qua một
loạt các kế hoạch phiêu lưu, bắt đầu từ vụ Vịnh Con Lợn. Có Eugenio Martinez và
Bemard Barker, cả hai đều đã tham gia vào vụ trộm tại nhà bác sĩ Fielding, và
sau đó là khách sạn Watergate (và trong cả một âm mưu ám sát tôi vào năm 1972,
tôi sẽ kể lại chi tiết trong chương sau). Họ cho Branch hay rằng, trong năm
1971 họ có nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin cá nhân mà tôi không muốn tiết lộ, dựa
vào đó gây áp lực buộc tôi khai ra những bí mật vẫn còn nắm giữ có thể ảnh hưởng
đến An ninh quốc gia. Họ không biết những bí mật đó là gì, chỉ biết rằng tôi là
"kẻ phản quốc".
Cũng
với mục đích này, họ còn được giao tìm hiểu về chính bác sĩ Fielding trong hồ
sơ cá nhân của ông, làm thế nào khiến ông thay đổi quyết định và cung cấp cho
FBI các thông tin của tôi. Biết như vậy, tôi cảm thấy vỡ lẽ ra nhiều so với giả
định ngây thơ rằng các bệnh án viết tay của bác sĩ phân tâm lại có chứa các
thông tin SIU cần đến. Buộc chính vị bác sĩ phân tích tâm lý ấy nói về bệnh
nhân của mình có lẽ còn hiệu quả hơn nhiều. Thực chất, Barker đã trả lời phỏng
vấn tờ Harper s rằng sau khi xem xét báo cáo nộp thuế thu nhập của Fielding,
anh ta "cảm thấy hình như vị bác sĩ tử tế này lại không hoàn thành đầy đủ
nghĩa vụ thuế". Ngoài ra, song song với tìm kiếm thông tin về tôi, bọn họ
còn nghiên cứu về vợ và các con tôi, mục đích không gì khác ngoài thao túng
tôi.
Tất
cả những việc này, đương nhiên không loại trừ kế hoạch công bố các thông tin hoặc
do Fielding cung cấp hoặc tìm thấy qua hồ sơ bệnh án của ông. Công việc có thể
sẽ do chính Colson thực hiện (như trong một ghi nhớ của SIU vào thời điểm đó).
Tuy nhiên, nhìn vào những gì Krog cho là chức năng của SIU, sẽ hợp lý hơn nếu
thấy khả năng tiết lộ thông tin là rất ít so với hành động đe doạ sẽ tiết lộ.
Branch cho hay là một số các kế hoạch chi tiết khác cũng đã được thảo luận. Đứng
trước nguy cơ các thông tin nhạy cảm của mình bị lộ ra ngoài, ít nhất tôi cũng
sẽ chùn chân. Thậm chí họ còn hy vọng tôi bỏ đi sống lưu vong, ở Cuba, hay
Algeria, như gương của Eldridge Cleaver hoặc Timothy Leary, hoặc khiến tôi tự
sát (là điều FBI mong mỏi nhất khi họ gửi đến cho Martin Luther King. Jr cuốn
băng nghe trộm các cuộc phiêu lưu tình ái của ông). Tôi hiểu rõ con người mình
khi đó, và biết chắc rằng không gì có thể thao túng được tôi. Nhưng nếu họ có
hy vọng thì cũng chẳng có gì là vô lý. Không gì là chắc chắn cả, Nhà Trắng đã
chợt nhận ra nguy cơ đó với chính sách chiến tranh họ đang bí mật tiến hành nếu
nó bị tiết lộ.
Chú
thích:
(106)
"Theo dư luận" -Tổng thống và Kissinger, 15:09,13 tháng 6, 1971,
PhòngBầu Dục. Cục hồ sơAn ninh quốc gia.
(107)
"Lào và Campuchia" -sđd.
(108)
"Thưa Tổng thống, thưangài Bộ trưởng Tư pháp"- Tổng thống và
Ehrlichman,19:13, 14 tháng 6, 1971,Điện đàm Phòng Bầu Dục.Cục hồ sơ An ninhquốc
gia.
(109)
"Lời cảnh cáo sơbộ" - Tổng thống vàMitchell, 19:19, 14 tháng 6,1971,
điện đàm Phòng BầuDục. Cục hồ sơ Anninh quốc gia.
(110)
"Lệnh của toà ánchỉ" - Tổng thống, Haldemanvà Ziegler, 10:39, 16
tháng6, 1971, hội thoại PhòngBầu Dục 522-2.
(111)
"mớ tài liệu dínhdáng tới Kennedy" - Tổngthống và Ziegler, 24:59,
16tháng 6, 1971, hội thoạiPhòng Bầu Dục 522-7.
(112)
Tổng thống, Kissinger, Ehrlichmanvà Haldeman, 17:15, 17 tháng7, 1971, hội thoại
PhòngBầu Dục 525-1.
(113)
Sau khi Kissinger đikhỏi: Tổng thống nói chuyệnvới Colson, 18:21, 17 tháng7,
1971, Biên bản điệnđàm Nhà Trắng, Phòng BầuDục 525-1.
(114)
"Đơn giản chúng takhông thể cho phép" -Tổng thống và Colson, 18:21,15
tháng 7, 1971, điệnđàm Phòng Bầu Dục, Cụchồ sơ An ninh quốcgia.
(115)
"… có một bứchình lớn" - Tổng thống,Haldeman, Ehrlichman và Mitchell,
17:09,22 tháng 6, 1971, PhòngBầu Dục.
(116)
"Tôi buộc phải làmnhư vậy" - Trích lạitrong Ungar, 186
(117)
"tốt nhất là" -Tổng thống, Haldeman và Ziegler,9:38, 24 tháng 6,
1971,Phòng Bầu Dục. Kutler, trang5.
(118)
"Quỷ tha ma bắt,phải tống một tên nàođó vào từ" - Tổngthống và
Haldeman, 9:56 sáng,15 tháng 6, 1971, PhòngBầu Dục.
(119)
"Có cách nào" -Tổng thống, Mitchell và Ziegler,15:45, 15 tháng 6,
1971,hội thoại Phòng Bầu Dục,521-9.
(120)
"Tại sao FBI chưa"- Tổng thống, Ziegler vàHaldeman, 14:42, 17 tháng
6,1971, Phòng Bầu Dục.
(121)
"Tổng thống, ngài cầnphải mạnh tay" - Tổngthống, Kissinger và
Ziegler, 22:39,15 tháng 6, 1971, hộithoại Phòng Bầu Dục 520-4.
(122)
"Có những lý dođặc biệt" - Liên quantới các rò rỉ vềCampuchia, Lào hoặc
chiến dịchThực đơn, xem Tổng thống,Haig và Kissinger, 14 tháng6, 1971, Phòng Bầu
Dục;Tổng thống và Haldeman, 23:04,23 tháng 6, Phòng BầuDục; Tổng thống và
Kissinger,30 tháng 6, Phòng BầuDục; Tổng thống và Haldeman,8:45, 1 tháng 7,
PhòngBầu Dục; Tổng thống vàEhrlichman, 10:58, 8 tháng 10,Phòng Bầu Dục.
(123)
"Bất cứ khi nào"- Tổng thống và Kissinger,15:09, 23 tháng 6, 1971,điện
đàm Phòng Bầu Dục.
(124)
"Một chính phủ đượclòng dân" - Foerstel, tr.11, trích dẫn Các bàiviết
của James Madison, 9,chủ biên Gaillard Hunt (NewYork: NXB Putnam, 1900-10),
trang103
(125)
"Cậu không phản đối"- Tổng thống, Mitchell vàKissinger, 14:55, 23
tháng 6,1971, Phòng Bầu Dục. Kutler,trang 6.
(126)
"hàng xệp tài liệu"- Tổng thống và Kissinger,14:31, 13 tháng 6,
1971,Phòng Bầu Dục.
(127)
"Lúc trước", "Tại saoông ta không hề đềcập tới" - Tổng thống,Mitchell
và Kissinger, 14:55, 30tháng 6, 1971, Phòng BầuDục.
(128)
"Daniel Ellsberg là kẻnguy hiểm nhất" - tríchtrong Hersh, tr. 385.
(129)
"Đã đến lúc phảihành động" - trích trongsđd, trang 330.
(130)
"Nhưng ở đây rấtan toàn" - Tổng thốngvà Kissinger, 14:31, 23 tháng6,
1971, Phòng Bầu Dục.
(131)
"Việc khó là" -Tổng thống, Haldeman, Colson vàEhrlichman, 10:28, 1
tháng 7,1971, Phòng Bầu Dục. Kutler,trang 10.
(132)
"Mathias vẫn đang chơitrò mèo vờn chuột" -Tổng thống, Mitchell,
Ehrlichman vàHaldeman, 11: 47, 6 tháng6, 1971, Phòng Bầu Dục(trích Hồ sơ Đội
chuyệntrách khởi tố đặc biệtvụ Watergate, hội thoại 538-015,băng ghi âm Nhà Trắng).
(133)
"cái trò trẻ con"- Tổng thống và Ehrlichman,11:09, 20 tháng 7,
1971,Phòng Bầu Dục.
(134)
"Ellsberg đã như thế"- Tổng thống, Mitchell, Ehrlichmanvà Haldeman,
11:47, 6 tháng6, 1971.
(135)
"Vấn đề Mathias" -sđd.
(136)
"Thực ra mà nói,nếu Mitchell thôi" - Tổngthống, Haldeman và Colson,
9:15,2 tháng 7, 1971, PhòngBầu Dục. Kutler, trang 5.
(137)
"một nhân viên NhàTrắng" - Tổng thống, Haldeman,Colson và Ehrlichman,
10:28, 1tháng 7, 1971, Phòng BầuDục. Kutler, trang 10.
(138)
"Chúng ta đều hiểu,ông ta đã biết trước"- Tổng thống và
Haldeman,15:09, 14 tháng 6, 1971,Phòng Bầu Dục. Cục hồsơ An ninh quốc gia.
(139)
"… chúng ta đãdập tắt vụ "Algerl Hiss"- Tổng thống, Haldeman
vàKissinger, 8:45, 1 tháng 7,1971, Phòng Bầu Dục. Kutler,trang 7.
(140)
"một người ở bênngoài" - Tổng thống, Haldeman,Colson và Ehrli(.hman,
10:28, 1tháng 7, 1971, Phòng BầuDục. Kutler, trang 13.
(141)
"Anh có nghĩ anhta" - Biên bản điệnđàm của Charles Colson vớiHoward
Hunt, 1 tháng 7,1971, Tài liệu Watergate, hồsơ riêng của tác giả.
(142)
"Tôi đã quên" -Thông báo của Charles Colsongửi H. R. H. Trảlời:
Howard Hunt, 2 tháng7, 1971, sđd.
(143)
"chỉ ra sự dínhlíu trực tiếp" - Biênbản cuộc điều trần củaE. Howard
Hunt trước Đạibồi thẩm đoàn, 2 tháng5, 1973, sđd.
(144)
"Ông nội sẽ tựhào về cậu" - tríchtrong Lukas, trang 101-2.
(145)
ông đã khai nhậntrước mặt Thẩm phán GerhartGesell tại toà: Lời khaitrước Toà án
Tiền kếtán, 22 tháng 1, 1974.Nathaniel Akerman cung cấp.
(146)
"Tôi cho là Mitchellnên" - Tổng thống vàKissinger, 14:20, 27 tháng
7,1971, Phòng Bầu Dục.
(147)
"Đương nhiên, mục tiêuhàng đầu là"; "Làm Ellsbergmất uy
tín"; "Tôi nhớrằng" - Lời khai trướcToà án Tiền kết án.
(148)
Liên quan tới cácrò rỉ về kế hoạchdự phòng, bao gồm kếhoạch phong toả Hải
Phòngvà ném bom các kênhđào: Tổng thống và Kissinger,13 tháng 6, 15 tháng6, 30
tháng 6, 1971;Tổng thống, Kissinger và Haldeman,30 tháng 6, 1971.
Chương
33 (Cuối). Kết
thúc một phiên toà
Ngày
27-4-1973, mở màn ngày xét xử thứ tám mươi Anthony Russo và tôi, thẩm phán
Mathew Byrne chuyển cho bên bị cáo một bản ghi nhớ nhận từ Bộ Tư pháp ngày hôm
trước. Ghi nhớ này đề ngày 16-4 của công tố viên trong vụ Watergate, Earl
Silbert gửi cho trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Henry E. Petersen. Ghi nhớ mở đầu:
"Tôi
xin thông báo rằngngày chủ nhật, 15-4-1973, tôinhận được tin vào mộtthời gian
chưa xác định,Gordon Liddy và Howard Huntđã đột nhập vào vănphòng bác sĩ tâm thầncủa
Daniel Ellsberg tìm kiếmbệnh án của ông ta".
Nhân
lúc không có mặt bồi thẩm đoàn, các nhà báo được thông báo nội dung bức điện
này. Họ ngay lập tức đổ xô đến bên các máy điện thoại ngoài hành lang. Đây là lần
đầu tiên tôi nhìn thấy các phóng viên ngoài đời chạy đua để đưa tin, giống hệt
trong các bộ phim ngày trước. Như lời một nhà báo, họ đang phác ra trong đầu những
hàng tít trên trang nhất như là "Vụ Watergate "so găng" với vụHồ
sơ Lầu Năm Góc".
Dư
luận và báo giới cũng đã biết đến Hunt và Liddy, dù không thật nhiều bằng thời
gian hai tuần cuối cùng của phiên toà của chúng tôi khi vai trò của họ trong vụ
đột nhập tại khách sạn Watergate bị phanh phui. Cũng như thế với ba người Mỹ gốc
Cuba, tất cả đều là các cựu chiến binh trong cuộc chiến Vịnh Con Lợn và là
"những tài sản" của CIA kể từ cuộc chiến tranh đó. Ba người đó nhanh
chóng bị phát giác đột nhập vào văn phòng bác sỹ Fielding theo sự chỉ đạo của
Hunt và Liddy.
Bemard
Barker và Eugenio Martinez bị bắt giữ ngay tại văn phòng của Uỷ ban Quốc gia Đảng
Dân chủ ở khách sạn Watergate trong ngày 17--7-1972. (Còn lại Felipe de Diego,
anh ta cũng tham gia vào vụ trộm hồi tháng Năm tại khách sạn này). Cả Hunt,
Barker và Martinez đều đã nhận tội, còn Liddy đã bị buộc tội đột nhập vào
Watergate tại phiên toà tháng 3-1973 diễn ra ở Washington, một tháng trước khi
có tuyên bố của thẩm phán Byrne về vụ án của tôi. Nhà Trắng liên tiếp chối bỏ bất
kỳ liên hệ nào với một "vụ trộm hạng bét" kiểu như thế này, còn các bị
cáo cũng không hề biết một dây liên lạc nào tới cấp cao hơn hay những vi phạm
khác nữa, kể cả khi phải trả lời và đã tuyên thệ trước Đại bồi thẩm đoàn và được
hưởng quyền miễn trừ truy tố.
Giả
thuyết được Silbert đưa ra về vụ trộm tại khách sạn Watergate là Liddy đã thuê
Hunt và bốn người bị bắt tại khách sạn để giải quyết "công chuyện
riêng" của ông ta. Liddy trước là một nhân viên của FBI, còn hiện giờ là cố
vấn pháp lý của CREEP, Uỷ ban tái cử tổng thống (Nixon). Tuy nhiên thẩm phán
Byrne không đồng tình với cách giải thích như vậy, bởi vì trong vật dụng cá
nhân của những tên trộm này thấy ghi chép địa chỉ văn phòng làm việc của Hunt ở
Toà nhà Văn phòng Hành pháp. Hơn nữa, ông ta cùng tất cả những người liên quan
khác, trừ Liddy ra đều là nhân viên hoặc chính thức hoặc hợp đồng của CIA. Nghi
ngờ là vậy, nhưng thẩm phán vẫn không dám chắc chắn cho mãi đến khi bị cáo
James McCord, từng là một nhân viên an ninh cao cấp của CIA đã chuyển sang làm
việc cho CREEP, gửi lên cho ông một tin nhắn trước giờ luận tội, báo cho thẩm
phán hay rằng có người đã khai man trước toà và còn có nhiều người khác tham
gia chỉ đạo vụ trộm tại Watergate. Tuy nhiên, McCord cũng không hay biết gì về
liên can của Nhà Trắng.
Sau
khi đọc bức thư của Silbert, thẩm phán Byrne yêu cầu công tố viên nhanh chóng
trao cho ông trả lời của chính phủ về một loạt các nghi vấn, như là "Hunt
và Liddy tiến hành vụ trộm với tư cách là các nhân viên của chính phủ? Vụ trộm
do ai dàn dựng?"
Thứ
hai, ngày 30 tháng tư, thẩm phán Byrne nhận được báo cáo của FBI về cuộc phỏng
vấn mới ngày 27-4 với John Ehrlichman, qua đó công khai sự tồn tại của đơn vị
điều tra đặc biệt, "Nhóm thợ sửa ống nước" mà Ehrlichman quản lý và
nhận lệnh từ Tổng thống. Câu hỏi đầu tiên của thẩm phán Byrne đã được trả lời:
Hunt và Liddy, làm việc cho Nhà Trắng, đang theo đuổi một kế hoạch nhắm chủ yếu
vào tôi. Kế hoạch này bắt đầu theo yêu cầu của Tổng thống, không lâu sau khi
tôi bị buộc tội. Hai người đã dàn dựng đột nhập văn phòng vị bác sĩ phân tâm,
Lewis Fielding ở Beverly Hills ngày 3--9-1971 trong thời gian nghỉ lễ Ngày Lao
động. Đây là lần đầu tiên có những quan chức trong chính quyền - cụ thể là
Ehrlichman và Cố vấn pháp lý Nhà Trắng John Dean. Dean đã có những tiết lộ với
công tố viên trong ngày 15 tháng tư - công khai thừa nhận sự chỉ đạo của Nhà Trắng
đối với một hành vi phạm pháp đã rõ như ban ngày. Ít nhất thì cũng rõ ràng
trong mắt tất cả những người (trừ Ehrlichman và Nixon) không nghĩ rằng cái cớ bảo
vệ an ninh quốc gia có thể lấp liếm tất cả những nghi vấn về tính hợp pháp của
các hành động thực hiện nhân danh chính quyền này.
Tối
hôm đó, 30-4, Tổng thống Nixon thông báo Ehrlichman và H. R. Haldeman, Chánh
Văn phòng Nhà Trắng - "hai trong số những công chức xuất sắc nhất mà tôi từng
biết" - và Richard Kleindienst, quyền Bộ trưởng Tư pháp, ba người ra đi
cùng với John Dean.
Bằng
chứng về những vi phạm pháp luật và hành động cản trở công lý của Nhà Trắng
thay nhau liên tiếp xuất hiện. Hunt phải thêm một lần đứng trước Đại bồi thẩm
đoàn. Tại phiên toà của chúng tôi, công tố viên và thẩm phán công bố lời cung
khai của ông ta - nhận lúc trước đã khai man. Qua lời khai của Hunt, theo yêu cầu
của Ehrlichman, CIA có nhiệm vụ (bất hợp pháp) cung cấp hậu cần cho một mật vụ
trong nước, những đạo cụ đại loại như danh tính giả mạo, thiết bị thay đổi giọng
nói, để lại dấu giày, camera quay lén, kính, tóc giả và nộp lên Nhà Trắng hai
"bệnh án tâm lý". Hunt đề nghị thực hiện vụ trộm tại nhà bác sĩ
Fielding, một phần nhằm thu thập dữ liệu cho hai bệnh án này.
Ông
ta biết rằng trong quá khứ đã có các bệnh án tương tự đối với mục tiêu nước
ngoài như Castro và Tổng thống Indonesia Sukamo. Những việc làm trên đều trái với
chức năng pháp lý của CIA. Cơ quan này không được phép tham dự vào các mật vụ,
hoạt động cảnh sát, hoạt động tình báo trong nước, kể cả hoạt động phản gián. Tất
cả đều thuộc thẩm quyền riêng biệt của FBI.
Cơ
quan này cũng chưa từng xây dựng một hồ sơ nào như là một bệnh án tâm lý của một
công dân Mỹ (vì biết pháp luật không cho phép). Nhưng Giám đốc Richard Helm ra
lệnh phải hết sức kín đáo về nhiệm vụ này nên các nhân viên CIA dù cảm thấy bất
an vẫn phải hoàn thành yêu cầu của Nhà Trắng.
Khi
được Đại bồi thẩm đoàn hỏi về những vi phạm khác trong kế hoạch của Nhà Trắng,
Hunt đã nói đến hai bức điện tín làm giả sự liên luỵ của Tổng thống Kennedy vào
vụ ám sát Tổng thống Diệm, do Colson thúc giục ông ta. Cố vấn Nhà Trắng Dean,
đang mặc cả với công tố viên để được quyền miễn trừ truy tố trách nhiệm chỉ đạo
che đậy vụ Watergate và những vi phạm khác của Nhà Trắng. Sau những tiết lộ với
các công tố viên ngày 15-4 về vụ trộm tại văn phòng bác sĩ Fielding, Dean nói đến
khả năng những bức điện tín đã bị tiêu huỷ. Khi ông ta lục tìm trong két an
toàn của Hunt tại Nhà Trắng, chỉ vài ngày sau sự kiện Watergate, ông ta thấy có
hai bức điện tín giả mạo cùng những hồ sơ liên quan đến tôi - hai bệnh án do
CIA xây dựng và các thông báo Hunt gửi cho Colson báo cáo về hoạt động tại Nhà
Trắng của ông ta. (Trong các thông báo này cũng thấy nói đến cuộc điều tra bí mật
đối với Ted Kennedy, trong đó Hunt lần đầu dùng đến những tài liệu nguỵ trang
do CIA cung cấp).
Ehrlichman
gợi ý Dean tiêu huỷ tất cả những tài liệu này vì chúng sẽ trở nên đặc biệt nhạy
cảm (và có thể liên luỵ đến các nhân viên Nhà Trắng, kể cả ông ta) trong một
năm bầu cử như năm nay. Đối với các đồ vật lớn hơn tìm thấy trong két an toàn
như chiếc cặp đựng đạo cụ nghe lén, Dean có thể phi tang trên đường ông ta trở
về nhà đi qua cầu. Dean lại không chịu làm hai việc này, vì hai lý do: Việc đó
phạm pháp và đã có rất nhiều người thấy ông ta sở hữu chúng. Ông cho là vì
Ehrlichman cũng đi qua con cầu đó trên đường trở về nên Ehrlichman có thể tự
mình ném chiếc cặp nếu ông thấy hợp lý. Cuối cùng hai người nhất trí với nhau
là nếu cần ai đó tiêu huỷ những vật chứng thì người đó nên là quyền Giám đốc
FBI, L. Patrick Gray, một người rất trung thành với Nixon.
Theo
lời Gray, họ mời ông tới văn phòng của Ehrlichman rồi trao cho ông hai chiếc
phong bì dán kín lấy ra từ két an toàn của Hunt (có những hồ sơ như trên). Dean
mô tả đây là những hồ sơ "cực kỳ nhạy cảm và vô cùng bí mật" nằm
trong két của Hunt, có thể trở thành những "quả bom tấn chính trị"
nhưng không liên quan gì đến vụ Watergate. Ông ta nói: "Không thể đưa
chúng vào hồ sơ của FBI và cũng không được phép để chúng lộ ra ngoài. Đây, anh
cầm lấy đi". Sau này Gray khai nhận là từ những cảnh báo này Dean, người
thay mặt Tổng thống và có sự hiện diện người trợ lý của Ngài, ông suy luận nhiệm
vụ của mình là tiêu huỷ các hồ sơ này. Và ông ta đã làm như thế. Nhưng lời khai
của Gray lại không nhất quán. Khi thì ông ta nói rằng đã tiêu huỷ chúng tại văn
phòng và quẳng vào trong thùng đựng rác đã cháy, lúc lại nói rằng ông ta cất ở
nhà rồi đợi mãi sau này mới đốt chúng cùng mớ giấy gói quà Giáng sinh.
Những
điều này chỉ nổi lên qua các cuộc thảo luận tại phòng xử án của chúng tôi, giữa
quan toà, công tố viên và các luật sư bào chữa, bởi vì các tài liệu liên quan đến
tôi đã bị ông giám đốc FBI tiêu huỷ. Giờ đây không thể biết nội dung thực sự
hay các liên hệ của chúng với sự kiện khác. Cùng với những tiết lộ ngày 15-4,
Dean cũng nói đến những trao đổi này của ông ta với Gray. Sau khi đã thừa nhận
trước Quyền Bộ trưởng Tư pháp Kleindienst việc làm của mình, Gray bị buộc thôi
chức Quyền Giám đốc FBI. Và ông ta đã từ chức hôm 27-4, là ngày thẩm phán Byrne
tiết lộ vụ trộm tại nhà Fielding. Tin tức đưa đi về lý do từ chức của Gray
chính là những phanh phui đầu tiên về hành động cản trở công lý có Nhà Trắng hậu
thuẫn.
Nhiều
người khác cũng nhanh chóng theo chân Gray. Đặc biệt, ngày 27-4, thẩm phán
Byrne yêu cầu bên công tố trả lời tại sao lá thư của Silbert về vụ đột nhập văn
phòng Fielding đề ngày 16-4, mất mười ngày mới đến được phòng xử án của ông.
Hoá ra đích thân Tổng thống đã yêu cầu trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Petersen trì
hoãn việc này với lý do bức thư là vấn đề thuộc về "an ninh quốc gia và dựa
trên đánh giá của bản thân ông rằng vụ trộm chẳng qua chỉ là "cái giếng cạn",
không phát hiện thêm thông tin nào có thể ảnh hưởng tới phiên toà của chúng
tôi. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp là phải làm ngược lại.
Cả
Petersen và bộ trưởng Kleindienst đều hiểu thẩm phán chính là người quyết định.
Khi phiên toà của chúng tôi tiếp tục diễn ra và không có bức thư, hai người
càng lúc càng lo lắng có thể vì thế mà họ, Tổng thống sẽ bị kết tội cản trở
công lý.
Ngày
25-4, Kleindienst nói với Nixon rằng thông báo của Silbert "phải" được
chuyển đến cho vị thẩm phán ở Los Angeles. Khi đó thẩm phán sẽ có quyền công bố
các thông tin đó qua camera (tức là giữ bí mật trước dư luận và báo chí) và có
phiên điều trần kín, xác định những thông tin đó có ảnh hưởng đến phiên toà hay
không. Ông cũng có thể yêu cầu các luật sư của Ellsberg không phát biểu công
khai về các thông tin hoặc về thủ tục điều trần kín. Nixon nói rằng nếu quan
toà nhận được những thông tin này, ông cần phải biết rằng vụ đột nhập là
"một cuộc điều tra an ninh quốc gia cực kỳ nhạy cảm". Một giờ sau,
Kleindienst báo cáo lại với Nixon là các công tố viên hy vọng sẽ thuyết phục được
thẩm phán tạm thời không công khai và hoãn các phiên điều trần đến khi kết thúc
vụ án của chúng tôi. Sẽ chỉ tiếp tục nếu có một phán quyết có tội. Nixon đáp lại:"Tốt
thôi. Tôi phải nóithêm điều này(149). Tôi khôngbiết anh sẽ trao bứcthư này bằng
cách nào,nhưng thẩm phán cần biếtrằng đây là một cuộcđiều tra an ninh quốcgia cực
kỳ quan trọng.Thực sự thế, anh biết,tôi biết". Tổng thống lặp lại là ông
muốn rằng các công tố viên cũng hiểu điều này. Ông nói tiếp: "Được rồi. Thế
nhé, ngủ ngon, chàng trai(150)…"
Kleindienst:
Khoan đã, thưa Tổng thống.
Tổng
thống:Chúc anh may mắn. Quỷ quái thật. Người ta bảo sẽ luận tội Tổng thống. Thế
mà, bọn họ lại nhằm vào Agnew. Cái quái gì thế nhỉ? (Cười) Ổn cả chứ? Ổn cả chứ?
Kleindienst:
Sẽ không có chuyện như thế đâu.
Tổng
thống:Được rồi, chàng trai. Sẽ tốt thôi…
Đây
có thể là lần đầu khả năng Tổng thống bị luận tội được đề cập tới trong các
băng ghi âm. Trong ngày 26, Tổng thống đã gọi điện rất nhiều lần cho
Kleindienst để hỏi về quyết định của toà. Ngày 27, Petersen báo cáo tối hôm trước
thẩm phán Byrne đã đọc tường trình của công tố viên và "hình như cho rằng
những thông tin ông có được từ trước tới giờ đã là đầy đủ. Nhưng ông đổi thái độ
chỉ qua một đêm"(151).
Thực
ra, do công tố viên phản đối, thẩm phán Byrne đã để cho tôi quyết định. Chiều
ngày 26-4, ông cho mời vào phòng xử án tất cả các bị cáo và luật sư bào chữa. Với
David R. Nissen, ông nói rằng ông đã đọc hết những nội dung trong phong thư dán
kín Nissen trao cho ông và đi đến kết luận ông không nên giữ cho riêng mình những
thông tin đó. Ông hỏi Nissen xem anh ta đồng ý chuyển cho bên bị cáo hay không.
Nissen trả lời phải hỏi ý kiến cấp trên ở Bộ Tư pháp và đến sáng hôm sau, câu
trả lời là không nên. Lúc đấy Byrne mới yêu cầu Tony, tôi và các luật sư của cả
hai bên tiến lại gần chỗ ông, tránh để các nhà báo nghe thấy và yêu cầu Nissen
phải giao tài liệu đó cho bên bị cáo ông nói rằng chúng tôi có quyền được biết
thông tin này và có quyền yêu cầu một cuộc điều trần tương ứng.
Tôi
còn nhớ khá rõ giờ phút ấy, đặc biệt bởi vì đó là lần đầu tiên trong vòng hai
năm xét xử, ngài thẩm phán nhìn trực diện và trao đổi trực tiếp với tôi. Trước
đây, tất cả các thông điệp tới bên bị cáo dcu được chuyển qua các luật sư. Tôi
không nhớ là từ trước tới nay có lần nào ông nhìn thẳng vào mắt tôi hay không.
Ông
nói với tôi là: "Ông Ellsberg, tôi có lẽ không cần phải công khai thông
tin này. Chúng tôi có thể giữ kín nếu ông muốn". Tôi hiểu điều ông ta nói
có nghĩa là tôi không muốn để mọi người biết mình đang được điều trị tâm thần
(tạp chíTimesđã tiết lộ thông tin này cho mọi người, trong đó có Hunt từ hai
năm trước).
Tôi
đáp lại: "Ngài đang đùa hay sao? Đưa nó ra đây đi!"
Đây
là những lời nói đầu tiên của tôi trực tiếp với quan toà kể từ sau tuyên bố tôi
vô tội. Rất nhanh chúng tôi thấy cảnh các nhà báo đổ xô đến bên máy điện thoại.
Cứ
thế phiên toà tiếp tục. Gần như mỗi ngày lại có thêm một điều ngạc nhiên thú vị,
như sự ra đi của Haldeman, Ehrlichman, Kleindienst và Dean vào tối 30-4 và
Gray, Quyền Giám đốc FBI ngày 27. Như lời Kissinger viết trong hồi ký, ông ta
không thể tránh cái cảm giác Tổng thống "không còn kiểm soát được tình
hình nữa". Nhưng không chỉ có Nixon. Trước đó cùng ngày, luật sư của tôi,
Charlie Nesson nhận điện thoại của Mort Halperin đang ở Washington. Halperin
cho hay trên số báo buổi sáng của tờ Ngôi sao Washington có tin thẩm phán Byrne
trước đó vài tuần đã gặp Tổng thống và Ehrlichman tại khu Tây Nhà Trắng ở San
Clemente. Tại đây ông được đề nghị chức vụ giám đốc FBI.
Vì
Nesson đã báo trước với thẩm phán là ông có thể sẽ đề cập đến bài báo này tại
phiên toà, thẩm phán đọc vội vàng một tuyên bố sơ sài, nhận có cuộc gặp nhưng
không nhận đã thảo luận về vụ án và cho biết ông đã nói với Ehrlichman sẽ không
có công việc nào cả chừng nào vụ án chưa kết thúc. Ngày 30-4, luật sư của chúng
tôi yêu cầu ngay lập tức trong ngày hôm sau John Dean và Patrick Gray cùng Hunt
và Liddy phải tường trình tại toà về vụ đột nhập vào nhà Fielding. Patrick khai
nhận đã tiêu huỷ các tài liệu liên quan đến vụ án của tôi, còn tạp chí Tuần tin
tức cho Dean là người đã thông tin cho Silbert. Tuy nhiên, hôm sau, các luật sư
bào chữa chuyển sang kiến nghị toà án huỷ bỏ cáo trạng của chúng tôi. Leonard
Boudin xoáy vào báo cáo của FBI về Ehrlichman mà chúng tôi mới nhận được sáng
hôm đó. Leonard Weinglass, luật sư bào chữa cho Tony Russo phân tích rằng vào
lúc "Ehrlichman gặp mặt quý toà này ngày 5-4," hẳn ông ta đã biết
"ông ta đang là một phần trong cuộc điều tra về vụ đột nhập này" và
"quý toà đang xét xử một vụ án có bị can Ellsberg… Câu hỏi đặt ra là ông
Ehrlichman có tính toán gì trong đầu khi gặp quý toà". Ông bình luận hành
vi của Ehrlichman "sẽ khiến đề tài kẻ trộm tìm thấy những gì trong văn
phòng của Fielding trở nên ít nghĩa lý".
Thẩm
phán đã bác kiến nghị huỷ bỏ cáo trạng nhưng lại nói yêu cầu này có thể được
xem xét sau. Ông đặc biệt bác bỏ một lý do bãi nại có liên quan đến đề nghị của
Ehrlichman và khẳng định ông không vì lời đề nghị đó mà dao động. Ông cũng nói
cuộc gặp với Tổng thống chỉ rất ngắn ngủi và vụ án này cũng không được đem ra
thảo luận với Nixon hay Ehrlichman.
Một
vài ngày sau trong tháng năm, lại vẫn là các nhà báo chứ không phải thẩm phán
Byrne tiết lộ rằng ông đã gọi điện cho Ehrlichman yêu cầu một cuộc gặp khác
ngày 7-5 tại Santa Monica. Ngài thẩm phán thừa nhận cuộc gặp đã diễn ra nhưng
theo lời ông, chỉ để nhắc lại với Ehrlichman ông sẽ không để tâm tới công việc
này chừng nào phiên toà chưa kết thúc Ehrlichman phản pháo rằng thẩm phán
Byrne, trái lại, tỏ ra khá quan tâm tới công việc trong cả hai lần gặp gỡ. Ông
còn bình luận về cách điều hành FBI! Đây là lời bình luận của Weinglass trước một
phóng viên: "Trong những ngày diễn ra phiên toà, nếu chúng ta có ai lại đi
mời ông Byrne làm việc, chắc sẽ bị tống vào tù".
Tên
của Byrne đã được nhắc đến trong các băng ghi âm Nhà Trắng từ cuối tháng ba
trong những cuộc thảo luận về các ứng viên cho chức vụ này. Khi ấy Hunt đã bị
cáo buộc tham gia vụ trộm tại khách sạn Watergate và đang sắp sửa điều trần trước
Đại bồi thẩm đoàn. (Đương nhiên việc này chưa đến tai Byrne). Dù sao ông ta
cũng được hưởng quyền miễn trừ truy tố.
Dù
đã quyết định chi tiền để Hunt tiếp tục im lặng (sẽ được nói đến sau), Tổng thống
vẫn sợ rằng tin tức về vụ Fielding có thể đang lan truyền tới phòng xử án của
tôi. Ở đó ngài thẩm phán sẽ cân nhắc có nên truyền đạt thông tin đó cho bị cáo
và dư luận hay không. Tin tức báo chí đưa ngày 27-4 dẫn lời các quan chức cấp
cao giấu tên trong Bộ Tư pháp khá tức giận với việc làm này của ông. Sau này có
người phỏng đoán đây là động cơ các quan chức này tiết lộ câu chuyện về thẩm
phán cho tờ Ngôi sao.
Vì
sao tội cản trở công lý có phần đóng góp của Nixon? Từ các băng ghi âm và tổng
hợp các chứng cứ có thể suy đoán rằng Nixon tự để mình dính líu tới kế hoạch
che đậy của Nhà Trắng và hành động cản trở công lý vì cùng một lý do. Kể cả việc
ông chi tiền cho các bị cáo khai man và giữ im lặng trước toà ngay từ những
ngày đầu họ bị bắt giữ tại khách sạn. Tổng thống không cần phải loại bỏ những mối
liên hệ trực tiếp của ông với bản thân vụ Watergate. Không ai trong số những
người đã bị bắt, cả Hunt và Liddy, có thể ám chỉ đến Tổng thống hay một ai khác
trong Nhà Trắng. Đáng ra mà nói, cho đến tận hôm nay vẫn chưa xuất hiện một bằng
chứng hay lời khai nhận nào chứng tỏ Nixon hoặc các quan chức Nhà Trắng đã biết
trước về vụ đột nhập ở Watergate ngày 17-7-1972.
Nixon
bắt đầu có những can thiệp từ ngày 23-7. Lý do của việc này là không để Howard
Hunt khui ra vụ Fielding và hành động phi pháp của nhóm "Thợ sửa ống nước".
Mãi sau này tôi mới biết, hoá ra việc đột nhập văn phòng bác sỹ trong tháng
9-1971, dù được biết đến nhiều nhất, không là hành động cuối cùng và nghiêm trọng
nhất trong số những hành động phi pháp này. Tám tháng sau, ngày 3-5-1972, nhận
được lệnh của Colson qua Hunt và Liddy, Nhà Trắng bí mật đưa mười hai người Mỹ
gốc Cuba, "tài sản" của CIA, từ Miann sang Washington. Nhiệm vụ của họ
là phá rối cuộc biểu tình có tôi và nhiều người khác đứng phát biểu trên lối
vào điện Capitol và gây thương tích cho tôi.
Cuộc
biểu tình như đã mô tả, diễn ra năm ngày sau khi Hải Phòng bị ném bom và tài liệu
NSSM-1 được thượng nghị sỹ Gravel trao cho các báo. Không rõ kế hoạch làm tôi bị
thương có mục đích gì. Tuy nhiên, băng ghi âm Phòng Bầu Dục ngày 2-5 cho thấy
Nixon đã biết tôi sẽ lựa chọn thời điểm này công bố NSSM-l. Có lẽ ông đã nghĩ đến
nguy cơ tôi sẽ tiết lộ dù là tài liệu nào lấy từ NSC. Nick Akerman, luật sư của
Đội chuyện trách khởi tố đặc biệt Watergate (WSPTF) đang tiến hành điều tra
tình huống này (anh đã có hơn một trăm cuộc phỏng vấn). Akerman cho hay là một
số người từ Miami đã nhận được lệnh "vô hiệu hoá (tôi) hoàn toàn". Mỗi
người lại có cách nghĩ khác nhau về nhiệm vụ của họ. Tất cả đều kể lại là Hunt
và Liddy đã chỉ cho họ xem một tấm hình của tôi (và của Bill Kunstler cũng có mặt
tại cuộc biểu tình) và nói rằng đây là "mục tiêu" của họ. Như tạp
chíTimesđã đưa tin, nhiều người khai với FBI hoặc WSPTF rằng "Chúng tôi phải
coi người này là "kẻ phản bộỉ" và phải táng vào giữa mặt hắn
ta.". Bernard Barker là người đứng ra cùng với Eugenio Martinez tuyển dụng
nhóm này. Anh ta trả lời phỏng vấn nhà báo Lloyd Shearer rằng mệnh lệnh anh nhận
được là "đập què cả hai chân (của tôi). Tuy nhiên cuộc biểu tình diễn ra rất
hoà bình khiến bọn họ không thể hành động. Thay vào đó một số còn tấn công các
thanh niên đứng ở vòng ngoài và bị cảnh sát dẫn đi: Rồi người ta giao họ cho
hai người có giấy uỷ quyền của chính phủ. Ngay tối hôm đó một số đi cùng Hunt
và Liddy nhận diện "mục tiêu tiếp theo của họ", văn phòng tại khách sạn
Watergate của Uỷ ban Quốc gia Đảng Dân chủ.
Chỉ
vài tuần sau sự kiện này, những ai đã từng góp mặt trong trong hai hành vi phi
pháp của Nhà Trắng - đột nhập văn phòng của Fielding và phá rối cuộc biểu tình
ngày 3-5 đều bị bắt do liên quan đến vụ Watergate. Nixon phải tự đứng ra chỉ đạo
bưng bít những tội lỗi này, nếu không những người bị bắt có thể dẫn công tố
viên đến các hành vi trước đó có thể liên quan trực tiếp tới Phòng Bầu Dục. Vì
những việc làm này của Hunt và Liddy đều diễn ra khi họ còn tham gia Chiến dịch
tái cử Tổng thống (trừ sự việc ngày 3-4) nên người chịu trách nhiệm cao nhất chỉ
là John Mitchell. Trước đó ông ta đã rời chính quyền để chỉ đạo chiến dịch
tranh cử. Ngay đến Hunt, Liddy và McCord cũng không hay biết gì về một cấp nào
đó cao hơn Mitchell dính líu tới vụ Watergate, đừng nói tới mấy người Cuba bị bắt
tại khách sạn kia. Nhưng rõ ràng là cuối cùng thì từ năm 1971 và trong tháng
5-1972, Hunt và Liddy đã làm việc cho ông chủ Phòng Bầu Dục và trực tiếp dưới
quyền Ehrlichman và Colson, các trợ tá của Tổng thống. Mối đe doạ chỉ hiển hiện
từ lúc những người kia bị bắt tại khách sạn.
Bọn
họ có thể chỉ đường cho các công tố viên tìm đến Hunt và Liddy. Bọn họ cũng có
thể bị cưỡng bức hoặc sẽ tự nguyện cung khai các tội lỗi của Nhà Trắng do họ thực
hiện. Mối lo lớn nhất dồn vào Hunt, còn Liddy, theo Tổng thống, trung thành với
những qui tắc im lặng theo kiểu Mafia, "điên rồ"(152) nhưng chắc chắn.
Sáu
ngày sau khi có những vụ bắt giữ đầu tiên, ngày 23-7-1972, theo đề nghị của
Mitchell và Dean, Nixon đã chỉ đạo Haldeman và Ehrlichman dùng CIA gây áp lực để
FBI chấm dứt cuộc điều tra ở Hunt và Liddy. Ông chỉ muốn giới hạn truy tố những
ai đã bị bắt tại trận. Vì Hunt và Liddy không ở trong số đó nên hai người này sẽ
không thể bị áp lực tiết lộ những vi phạm khác của Nhà Trắng. Nhưng sau cùng Uỷ
ban luận tội Tổng thống của Quốc hộỉ trong tháng 8-1974 đã có cuốn băng ghi âm
kế hoạch cản trở cuộc điều tra của FBI sau mười ba tháng Nixon nỗ lực che giấu.
"Khẩu súng còn ám khói" đó khiến cả những ai trung thành nhất với
Nixon không thể không ủng hộ luận tội Tổng thống và buộc tội ông và dẫn ông đến
chỗ từ chức. Quay trở lại với mối đe doạ Nixon đang chống đỡ. Băng ghi âm cuộc
nói chuyện với John Dean ngày 21-5-1973 được coi là "vết ung nhọt trong đời
Tổng thống"(153) đã làm sáng tỏ đe doạ này. Dean cho biết Hunt đang đòi được
200 nghìn đôla "chi phí"(154) và trắng trợn doạ nạt nếu không nhận được
tiền sẽ khui ra "những việc xấu xa(155) hắn ta đã làm cho Nhà Trắng".
Nixon hỏi và Dean khẳng định là Hunt ám chỉ "Ellsberg" và
"Kennedy". Gạt đi sự phản đối của Dean, Nixon nhấn mạnh phải giao tiền
cho Hunt, ngay lập tức không còn lựa chọn nào khác. Tối hôm đó, 75 nghìn đô la
được rút ra từ quỹ vận động tranh cử trao cho luật sư riêng của Hunt. Tuy tức
giận không được nhận nhiều hơn thế, nhưng Hunt cũng vẫn tiếp tục, ít nhất vào
lúc đó, khai man trước Đại bồi thẩm đoàn.
Cứ
thế trở đi hầu như ngày nào cũng có một tiết lộ theo kiểu trên tại phòng xử án
của chúng tôi và ở Washington (nhưng vẫn chưa phải là cuộn băng chứng cứ). Ngày
10--5-1973, Quốc hội lần đầu tiên bỏ phiếu cắt giảm ngân sách Chiến tranh Đông
Dương, kể cả ngân sách nối lại các cuộc ném bom nửa chửng. Tổng thống phủ quyết.
Nhưng ông cũng hiểu không thể giữ mãi lá phiếu phủ quyết. Ông tự biết sớm muộn
sẽ phải đối mặt với khả năng bị luận tội (Uỷ ban về vụ Watergate của Thượng viện
lấy tên là Uỷ ban Ervin vẫn chưa khởi động các phiên điều trần công khai).
Nhiều
người ngày hôm nay khi nhìn lại, nghĩ rằng "nếu Quốc hội ngăn cản, thậm
chí dù không có vụ Watergate" thì Nixon "sẽ không thể" tiến hành
ném bom, thực hiện lời hứa riêng của ông với Tổng thống Thiệu và ý định bảo vệ
chính quyền miền Nam của mình. Họ vẫn cho rằng chỉ cần một đa số trong Quốc hội
ủng hộ cắt giảm ngân sách chiến tranh. Điều đó có thể đúng. Nhưng chỉ đa số thì
vẫn chưa đủ để chấm dứt ném bom và không có triển vọng đẩy lùi nó. Muốn thắng
lá phiếu phủ quyết của Tổng thống, Quốc hội cần tập hợp không chỉ đa số phản đối
mà còn phải là đa số hai phần ba. Mort Halperin cho tôi thấy nếu không có một vụ
Watergate lơ lửng trên đầu, Nixon gần như chắc chắn sẽ dồn đủ số phiếu hai phần
ba dư một, chiến thắng nỗ lực vô hiệu hoá phủ quyết của ông. Và khi đó các cuộc
ném bom của Tổng thống sẽ được nguỵ trang bằng cái cớ "cưỡng bức thực hiện
thoả thuận đã ký kết". Như Larry Berman đã vạch ra(156), chính nó là lý lẽ
Nixon viện tới để thuyết phục Thiệu ký vào Hiệp định Paris. Tổng thống miền Nam
Việt Nam sẽ từ chối việc đó nếu không vì lời hứa này.
Toan
tính đó cũng là cơ sở Nixon nối lại các cuộc ném bom mà Quốc hội khó có thể bác
bỏ. Nhưng khi các phiên điều trần của Uỷ ban Ervin đang đến gần và có nhiều khả
năng Dean sẽ phải khai ra hành vi cản trở công lý của Nixon, có lẽ tốt nhất ông
không nên vét cạn nguồn lực chính trị của mình để thắng cuộc bỏ phiếu của Quốc
hội trong khi cần phải giành giật từng lá phiếu luận tội Tổng thống.
Do
vậy, vào tháng sáu, Nixon đành miễn cưỡng thuận theo hai Viện chấm dứt ném bom
trước ngày 15-8. Có thể nhiều nghị sỹ chỉ thấy thoả thuận này có tác động tới
các cuộc ném bom lên Campuchia. Họ không hay biết lúc đó Tổng thống đã gần như
nối lại hoạt động ném bom Lào và Bắc Việt Nam dù Kissinger đã bí mật đề nghị(157)
từ tháng ba, trước cả khi quân đội Mỹ bắt đầu rút. Berman khẳng định quyết tâm
của Nixon ném bom trở lại muộn nhất là cuối tháng tư. Trong bài báo "Sự
liên hệ với Watergate" ra ngày 5-5 năm 1975, tạp chíTimestiết lộ Tổng thống
trong thực tế đã "chính thức chấp thuận" nối lại các cuộc ném bom,
nhưng cuối cùng rút lại quyết định khi hay tin Dean sắp sửa gặp các công tố
viên. Ông "không còn cách nào khác đành nhận những những lời chỉ trích nặng
nề đến đồng thời trên hai mặt trận".
Nếu
thực như vậy, hẳn chính các tiết lộ của Dean với công tố viên ngày 15-4 mới là
mối nguy hiểm thực sự, đủ làm đảo lộn tính toán của Nhà Trắng về một "sự
đã rồi" dành cho Quốc hội. Hạ viện bỏ phiếu ủng hộ cắt giảm ngân sách chiến
tranh vào ngày 10-5, hai tuần sau khi phiên toà của chúng tôi nhận được các
thông tin từ Dean. Vì phiên toà này là nơi có những tiết lộ công khai quan trọng
nhất về vụ trộm do Nhà Trắng đứng đằng sau hậu thuẫn, nhắm tới tôi, cho nên ý định
trì hoãn nó sau khi kỳ bầu cử và cuộc chiến tranh Việt Nam đã "kết thúc gọn
gàng" đã thất bại ngay từ khi còn trong ý tưởng.
Vẫn
ngày hôm đó, ngày 10-5, quyền giám đốc mới của FBI, William Ruckelshaus thừa nhận
trước toà các hoạt động nghe trộm điện tử của FBI đối với tôi, trái với những
phủ nhận chính thức trước đó. Thẩm phán Byrne yêu cầu có báo cáo của các lần
nghe trộm đó. Sáng hôm sau Ruckelshaus trả lời không tìm thấy chúng trong hỗ sơ
của FBI và Bộ Tư pháp. Sau này người ta mới biết là các báo cáo này đã bị người
phó của J. Edgar Hoover là William Sullivan lấy ra từ trong hồ sơ cá nhân của
ông, theo lệnh của Tổng thống ngay từ khi phiên tuà của chúng tôi mới bắt đầu.
Các báo cáo đó bao gồm biên bản mười lăm cuộc điện đàm của tôi với Mort
Halperin bị nghe lén tại nhà riêng của ông. Chắc chắn các luật sư của tôi sẽ
yêu cầu bên nguyên đơn cung cấp những bằng chứng này khi bắt đầu phiên toà. Cho
nên Nixon không thể để chúng trong tay Hoover, sợ rằng Hoover có thể bằng cách
này hay cách khác đe doạ trao các biên bản cho thẩm phán Byrne.
Ngày
hôm sau, 11-5, các luật sư bào chữa yêu cầu thẩm phán ra phán quyết về kiến nghị
bãi nại phiên toà và để lại hệ quả (nghĩa là bên nguyên sẽ không được phép kiện
bị đơn về cùng một cáo buộc này nữa), trên cơ sở tổng hợp các hành vi sai trái
của chính phủ, gồm có hành động bưng bít chứng cớ, xâm phạm quan hệ bác sỹ - bệnh
nhân, nghe lén phi pháp, thủ tiêu tài liệu hữu quan và bất tuân thủ lệnh của
toà án.
Buổi
sáng ngày 11-5, sau phiên tạm nghỉ, thẩm phán Byrne đọc một thông báo, trong đó
nói phán quyết của ông dựa trên "phạm vi các vấn đề ông Boudin(158) vừa
nói tới. Phán quyết này không đơn thuần dựa trên chỉ riêng hoạt động nghe lén,
hay riêng vụ trộm và các thông tin xuất hiện trong những ngày gần đây".
Ông tiếp tục:
Bắt
đầu từ ngày 26-4, đã có một loạt các tiết lộ quan trọng liên quan đến hành vi của
nhiều cơ quan trong chính quyền đối với các bị cáo trong phiên toà này… Phần lớn
các thông tin đã được sử dụng, những thông tin mới làm nảy sinh những câu hỏi mới.
Giờ đây chúng ta có khá nhiều vấn đề chưa được giải đáp hơn là những điều đã
sáng tỏ.
Các
tiết lộ này bộc lộ nhiều hành động chưa từng có tiền lệ của nhiều cơ quan chính
phủ đối với các bị cáo. Sau những cáo trạng đầu tiên, lẽ ra cần hạn chế quyền
tiến hành hoạt động điều tra các bị cáo nhưng quan chức Nhà Trắng đã thành lập
một đơn vị đặc biệt điều tra về một bị cáo ở đây. Dù chỉ nắm sơ lược về những
việc làm của đơn vị đặc biệt này, nhưng chúng ta đã cảm thấy lo ngại hơn bao giờ
hết.
Ông
điểm lại các sự kiện: vụ đột nhập vào văn phòng bác sĩ tâm lý của tôi; các hành
động của CIA theo yêu cầu của Nhà Trắng "được cho là vượt quá thẩm quyền
pháp định của cơ quan này", mạo danh, cung cấp thiết bị chụp ảnh và các đạo
cụ khác cho các mật vụ và nhằm xây dựng hai bệnh án tâm thần. Ông cũng nhắc lại
thực tế là dù có những quan chức chính phủ đã biết về các việc làm phi pháp nhằm
vào bị cáo nhưng toà án và thậm chí bên nguyên đơn không được thông báo cho đến
khi có bản ghi nhớ của Silbert, "và cũng chỉ hơn mười ngày sau khi nó được
viết lên"; thậm chí trước bức thư này, nỗ lực liên tiếp của chính phủ ngăn
chặn tài liệu bào chữa cho bị cáo; "tiết lộ gần đây về hoạt động nghe lén
điện tử đối với một số cuộc nói chuyện điện thoại của bị đơn Ellsberg"
(sau rất nhiều phủ nhận của FBI và Bộ Tư pháp) nhưng ghi chép về nghiệp vụ đó
đã biến mất khỏi hồ sơ lưu trữ của hai cơ quan này từ giữa năm 1971. Trong danh
sách các sự kiện thẩm phán đã bỏ qua đề nghị ông giữ chức giám đốc FBI vào ngày
5 và 7-4 và ông cũng đã bác yêu cầu coi đề nghị này là một trong các cơ sở bãi
nại phiên toà. Ông tiếp tục:
"Tiếp
tục cuộc điều tra của chính phủ sẽ không giúp ích gì cho phiên toà… mỗi ngày
trôi qua, bồi thẩm đoàn tiếp tục chờ đợi còn cuộc điều tra không thấy có hy vọng
kết thúc. Thêm vào đó nó không thể giải đáp thoả đáng tại sao những hành vi lạc
lõng của chính phủ có thể được che đậy trong một thời gian dài như thế và tại
sao báo cáo của chính phủ lên Toà án là những hồ sơ và ghi chép liên quan đến
các hành vi này đã bị mất tích hoặc bị tiêu huỷ …
Có
những vấn đề nghiêm túc về tính xác thực và pháp lý nổi lên từ những cáo buộc
dành cho bị đơn mà tôi luôn mong muốn giải quyết triệt để… Tuy nhiên … bồi thẩm
đoàn bị đặt vào thế khó để phán quyết một cách công bằng, không cảm tính sau những
hành vi gần đây của chính phủ. Đối với tôi, bản thân một vụ án xử trái phép đã
là bất công bằng. Cho dù như thế nào, tôi hy vọng dưới thời chính quyền hiện tại,
các bị cáo sẽ không bị xét xử thêm một lần nữa về cùng những cáo buộc này.
Tổng
hợp những hoàn cảnh trên lại với nhau, "công lý" đã bị xâm phạm theo
một cách nào đó. Những sự kiện lạ lùng xảy ra đã gây ra những xâm phạm không thể
sửa chữa đối với vụ án này… Tôi tán thành rằng, ở vào tình trạng pháp lý như hiện
nay của vụ án, phương cách duy nhất đảm bảo thủ tục và bảo vệ công lý đó là
phiên toà này bị huỷ, kiến nghị bãi nại của bị cáo được chấp thuận và đoàn bồi
thẩm giải tán.
Yêu
cầu bãi nại có hiệu lực, các hội thẩm viên sẽ được thông báo về quyết định này
và vụ án bị huỷ bỏ. Xin cám ơn quý vị rất nhiều".
Phòng
xử án, hỗn loạn. Hân hoan, ôm hôn, tiếng khóc, tiếng cười vỡ oà. Tiếng rú nổi
lên ngay khi thẩm phán kết thúc. Tiếng rú tại một nơi mà mọi biểu hiện cảm xúc
của những người tham dự bị dồn nén suốt bốn tháng vừa qua. Lần này ông không cố
gắng chặn nó lại nữa. Ông nói các hội thẩm viên có thể đi ra theo lối sau. Rồi
ông quay lưng và với chiếc áo chùng đen, ông rảo bước. Các nhà báo đổ xô đi gọi
điện thoại; bên nguyên thu dọn, không nói một lời và để lại phòng xử án cho
chúng tôi. Tất cả quay cuồng, nghiêng ngả. Patricia và tôi ào đến bên nhau.
Tất
cả cùng túa ra ngoài, cùng nhau đứng trên bậc thang toà nhà toà án liên bang,
dưới ánh nắng mặt trời và trước một biển máy quay và ánh đèn flash. Có ai đó
giơ cao trang nhất của một số báo buổi sáng: MITCHELL BỊ TRUY TỐ.
John
Mitchell là người đứng ra khởi tố tôi. Vị Bộ trưởng Tư pháp thứ nhất đối mặt với
tù ngục. Nhanh theo chân ông là Kleindienst, hai tuần trước khi từ chức còn là
người chỉ đạo vụ truy tố tôi Và Haldeman, Ehrlichman và Colson. Và các cộng sự
Nhà Trắng được giao nhiệm vụ "trung lập hoá tôi, các nhân viên hợp đồng
cho CIA và những người Mỹ gốc Cuba có nhiệm vụ vô hiệu hoá tôi".
Một
tuần sau bắt đầu những phiên điều trần đầu tiên của Thượng viện về vụ
Watergate. Từ những phiên này dẫn đến các cuộn băng ghi âm Nhà Trắng, củng cố lời
khai của Dean rằng Tổng thống đã chi tiền bịt miệng cho Hunt để hắn không tiết
lộ "những việc làm xấu xa cho Nhà Trắng", hay chính là
"Ellsberg" (Cuốn băng được ghi ngày 23-7-1972 - "khẩu súng ám
khói" qua đó thấy ý muốn của Tổng thống dùng CIA để ngăn cản điều tra và
truy tố Ellsberg, vẫn với lý đo như trên. Cuốn băng là động lực đẩy Nixon ra
đi). Người thay chỗ ông, Tổng thống Gerald Ford quyết định tuân thủ quyết định
chấm dứt chiến sự tại Đông Dương của Quốc hội, cho mãi đến khi chiến tranh kết
thúc, ngày 1-5-1975. Quyết định được Hạ viện thông qua một ngày trước khi phiên
toà của chúng tôi kết thúc, sau đó tháng 6-1973 đã được sự nhất trí của cả hai
Viện.
Hệ
thống ghi âm trong Nhà Trắng đã bị gỡ bỏ sau khi Alex Butterfield, một trợ lý
Nhà Trắng, ngày thứ sáu, 13-7 khai báo với các điều tra viên vụ Watergate về sự
tồn tại của nó.
Hệ
thống này vẫn hoạt động trong ngày 11-5-1973, ngày phiên toà của chúng tôi chấm
dứt. Một cuộc hội thoại dài giữa Tổng thống và người cựu Chánh văn phòng H. R.
Haldeman từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều ở Bờ Tây. Khi thẩm phán Byrne tuyên bố
bãi nại phiên toà ở Los Angeles, điều đã được dự đoán trong cả buổi sáng, ở Nhà
Trắng nghe thấy Tổng thống bối rối, cay đắng nói:
"Chẳng
hạn với vấn đề An ninh quốc gia này(159), chúng ta lâm vào tình thế nan giải.
Tên trộm huênh hoang đạo đức giả được tôn sùng lên hàng anh hùng dân tộc và
thoát tội nhờ một vụ án xử trái phép. Còn tờThời báo New Yorkẵm giải thưởng
Pulitzer nhờ đánh cắp hồ sơ… Bọn họ mượn bọn trộm cắp để chỉ trích chúng ta. Có
Chúa mới biết chúng ta gặp phải thứ gì?
Chúng
ta gặp lại một nhà nước dân chủ cộng hoà - chứ không phải một nhà nước quân chủ
- ở đó chính phủ hoạt động theo pháp luật, với Quốc hội, Toà án và báo chí có
nghĩa vụ phòng ngừa tệ lạm quyền, đúng như Hiến pháp đã gây dựng.
Hơn
nữa, trên mảnh đất này cũng như ở tất cả các quốc gia khác, đây là lần đầu tiên
cơ quan lập pháp đồng thuận phản đối một cuộc chiến tranh mà Tổng thống đang tiến
hành. Quốc hội đã đòi lại quyền quyết định chiến tranh trót trao gửi cho Chính
quyền chín năm về trước, vì Quốc hội mới là người kiểm soát hầu bao của chính
phủ. Quốc hội đòi chấm dứt ném bom. Cuộc chiến tranh đang đi đến hồi kết.
Chú
thích:
(149)
"Tốt thôi, tôi phảinói thêm điều này" -Tổng thống và Kleindienst,
8:20,25 tháng 4, 1973, điệnđàm Nhà Trắng. Kutler, trang335.
(150)
"Thế nhé, ngủ ngon,chàng trai" - sđd.
(151)
"và hình như chorằng" - Tổng thống vàPetersen, 16:31, 27 tháng
4,1973, điện đàm Nhà Trắng.Kutler, trang 347.
(152)
"điên rồ" - Tổngthống và Petersen, 17:37, 25tháng 4, 1973, Toà nhàVăn
phòng Hành pháp. Kutler,trang 337.
(153)
"vết ung nhọt trongđời Tổng thống" - Kutler,trang 247.
(154)(155)
"các chi phí", "nhữngviệc làm xấu xa" -Tổng thống, Haldeman
và Dean,10:12, 21 tháng 3, 1973,Phòng Bầu dục. Kutler, trang253.
(156)
Như Lany Berman đãvạch ra: Berman, trang 195,199, 218.
(157)
Họ không hay biết…Kissinger đã bí mật (ềnghị: sđd, trang 254-60.
(158)
"phạm vi các vấnđề ông Boudin" - Ginger,trang 160-63.
(159)
"Chẳng hạn với vấnđề an ninh quốc gianày" - Tổng thống, Haldemanvà
Haig, 00:53, 11 tháng5, Phòng Bầu Dục. Kutler,trang 473.
1.
Austin, Anthony. Cuộc chiến của Tổng thống. Philadelphia: NXB Lippincott, 1971.
2.
Bagdikian, Ben H. Nhìn hai ảnh. Boston: NXB Beacon Press, 1995.
3.
Berman, Larry. Dựng nên một thảm kịch: Quá trình Mỹ hoá chiến tranh Việt Nam.
New York: NXB W. W. Norton, 1982.
4.
Không hoà bình, chẳng danh dự. Nixon, Kissinger và sự phản bội tại Việt Nam.
New York: NXB Free Press, 2001.
5.
Beschloss, Michael, Chạm tới vinh quang. Băng ghi âm bí mật tại Nhà Trắng của
Lyndon Johnson, 1964-65 New York: NXB Simon and Schuster, 1998.
6.
Bird, Kai. Màu sắc của sự thật. McGeorge Bundy và William Bundy. Đồng đội, New
York: NXB Simon and Schuster, 1998.
7.
Bondurant, Joan V. Chinh phục bạo lực. Triết lý xung đột của Gandhi. Berkeley:
NXB Đại học California, 1965.
8.
Bundy, William P. Rối ren: Quá trình hoạch định chính dưới thời Tổng thốngNixon.
New York: NXB Hill and Wang, 1998.
9.
Chomsky, Noam. Quyền lục Mỹ và giới lãnh đạo mới. New York: Pantheon, 1969.
10.
Cooper, Chester L. Cuộc hành quân bị bỏ quên: Nước Mỹ ở Việt Nam. New York:
Dodd, Mead, 1970.
11.
Dallek, Robert. Người khổng lồ lầm lỗi. Lyndon Johnson và thời của ông ta,
1961-1973. New York: NXB Đại học Oxford, 1998.
12.
Deming, Barbara. Cuộc cách mạng và chủ nghĩa quân bình. New York; NXB Grossman,
1971.
13.
Devillers, Phillipe. Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952. Paris. Bản in của
Scuil, 1952.
14.
Ellsberg, Daniel. "Lý thuyết vè sự chọn lựa lý tính trong tình thế bất định:
Những đóng góp của Neumann và Morgenstern". Luận văn thạc sỹ, Đại học
Harvard, 1952.
15.
Các quan điểm cổ điển và hiện đại về "Tính khả dụng khả định". Tập
san Kinh tế 64:255 (tháng 9-1954), 528-56.
16.
"Lý luận của kẻ nhị nguyên miễn cưỡng". Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Mỹ
45:5 (tháng 12-1956), 910-23.
17.
"Lý luận và thực hành gây sức ép". In trong "Mặc cả". Lý luận
chính thức về đàm phán, biên tập Oran R. Young. Urbana. NXB Đại học Illinois,
1959, 1975.
18.
"Phân tích sơ bộ về sự lựa chọn chiến lược". Tạp chí Kinh tế Mỹ 6:2
(tháng 5 năm 2006), 472-78
19.
"Rủi ro, mập mờ và những sự thật nghiệt ngã". Tuần san Kinh tế học
75:4 (tháng 11-1961), 643-69.
20.
"Nhật ký Việt Nam - Ghi chép từ tập san của một người Mỹ trẻ ở Sài
Gòn". Phóng viên (tháng 1-1966)
21.
"Lời khai và điều trần của Daniel Ellsberg, Chuyên viên nghiên cứu, Trung
tâm nghiên cứu quốc tế, MIT". Các phiên điều trần trước Uỷ ban đối ngoại
Thượng viện Mỹ, Quốc hội khoá 9 1, Kỳ họp thứ 2: ảnh hưởng của chiến tranh tại
Đông Nam Á lên kinh tế Mỹ, Phần l: ngày 13 tháng 5, 1970, 257-346, Trích trong
Ellsberg, Hồ sơ cuộc chiến, 91-233.
22.
"Lào: Trách nhiệm của Nixon".Điểm sách New York(ngày 11 tháng
3-1971). In lại có sửa chữa trong Ellsberg, Hồ sơ cuộc chiến, 42-135.
23.
Bài phỏng vấn của Walter Cronkite. Phóng sự đặc biệt của đài CBS News, ngày 23
tháng 6-1971. Chi tiết xem tại www.ellseberg.net.
24.
Hồ sơ cuộc chiến. New York: NXB Simon and Schuster. 1972.
25.
Rủi ro, mập mờ và quyết đinh. New York: NXB Garland, 2001. Luận văn Tiến sĩ, Đại
học Harvard, 1962.
26.
Melvin Gurtov, Oleg Hoeffding, Arnold Horelick, Konrad Kellen và Paul F.
Langer, Thư gửi ban biên tập: Tại sao Mỹ không nên ở lại Việt Nam. Ngày
12-10-1969.
27.
Fitz Gerald, Frances. "Tấn thảm kịch Sài Gòn". Nguyệt san Adantic
(tháng 12-1966), 59-67.
28.
Foerstel, Herbert N. Tự do thông tín và quyền được biết. Westport, Conn: NXB
Greenwood Press, 1999.
29.
Fraser, Don. Bài phát biểu ngày 5-11-1969. Hồ sơ Quốc hội- House, H10598-99.
30.
Gardner, Lliyd C. Trả bất kỳ giá nào: Lyndon Johnson và chiến tranh Việt Nam.
Chicago: Ivan R. Dee, 1995.
31.
Ginger, Ann Fagan. Tổng hợp vụ việcHồ sơ Lầu Năm Góc. Berkeley, Calif. và Dobbs
Ferry, N.Y. NXB Oceana, 1975.
32.
Halberstam, David. Con đuòng sa lầy New York: NXB Random House, 1965.
33.
Những người ưu tú và thông minh nhất. New York: NXB Random House, 1992.
34.
Haldeman, H. R. Nhật ký Haldeman: Bên trong Nhà Trắng dưới thời Nixon. New
York: NXB Putnam, 1994.
35.
Henry, John B., II. "Tháng 2-1968" Tập san Foreign Policy số 4 (Đông
1971), 3-33.
36.
Hemng, George C., biên tập. Ngoại giao bí mật trong chiến tranh Việt Nam: Quá
trình thương lượng quaHồ sơ Lầu Năm Góc. Austin: NXB Đại học Texas, 1983.
37.
Hersh, Seymour M., Giá của quyền lực. New York: NXB Summit Books, 1983.
38.
Hoàng Văn Chí. Từ chủ nghĩa thực dân đến chủ nghĩa cộng sản. New York: Liên kết
các NXB, 1964.
39.
Hoffman, Paul. Ngừng hoạt động. Sự phản kháng của người Mỹ. New York: NXBTower
Publications, 1970.
40.
Kahin, George McTumin. Sự can thiệp. New York: NXB Knopf, 1986.
41.
Karnow, Stanley. Việt Nam: Một thiên lịch sử New York: NXB Viking, 1983.
42.
King, Martin Luther, Jr. Bước đến nền Tư do. New York: NXB Harper and Row,
1958.
43.
Kurtner, Stanley. Lạm dụng quyền lực. New York: NXB Free Press, 1997.
44.
Lacouture, Jean và Philippe Devillers. Cái kết của một cuộc chiến. Paris: bản của
NXB Scuil, 1960.
45.
Lancaster, Donald. Giải.phóng Đông Dươing. New York: NXB Đại học Oxford, 1961.
46.
Lansdale, Edward G. "Việt Nam: chúng ta có hiểu cuộc cách mạng của họ?"
Tạp chí Foreign Affairs số 4: 1 (tháng mười, 1964).
47.
Logevall, Fredrik. Chọn chiến tranh. Berkeley: NXB Đại học California, 1999.
48.
Lukas, J. Anthony. Cơn ác mộng. Bên những năm ở Nhà Trắng của Nixon. New York:
NXB Bantam, 1977.
49.
McAlister, John T., Jr. Việt Nam: Khởi nguồn cuộc cách mạng. New York: NXB
Doubleday Anchor, 1971.
50.
McMaster, H. R. Quên trách nhiệm: Lyndon Johnson, Robert McNamara, Hội đồng
Tham mưu trưởng liên quân và sự dối trá đưa nước Mỹ đến Việt Nam. New York: NXB
Happer Collins, 1997.
5
1. McNamara, Robert S. Hồi ký. Bi kich và bài học Việt Nam. New York: NXB
Times, 1995.
52.
Moise, Edwin E. Vịnh Bắc Bộ và quá trình leo thang chiến tranh Việt Nam. Chapel
Hill: NXB Đại học North Carolina, 1996.
53.
Murphy, Bruce Allen, Fortas. Sự hưng suy của công lý toà án tối cao. New York:
Morrow, 1988.
54.
Kho dữ liệu An ninh quốc gia, Đại học George Washington: www.gwu.edu/~nsarchiv
55.
NSSM-l. Hồ sơ Quốc hội. Ngày 10-5-1972, Ehrlichman 4975 -5066.
56.Hồ
sơ Lầu Năm Góc. Lịch sử ra quyết sách về Việt Nam của Bộ Quốc phòng, tập 1-4.
Boston: NXB Beacon Press, 1971. (chủ biên Thượng nghị sỹ Gravel).
57.Hồ
sơ Lầu Năm Góc. Lịch sự bí mật cuộc chiến tranh Việt Nam, chủ biên: tạp chí New
York Times. New York: NXB Bantam, 1971.
58.
Perry, Mark. Bốn sao. Boston: NXB Houghton Mifflin, 1989.
59.
"Cuộc chiến định mệnh khởi nguồn chiến tranh". Báo US. News, mục
World Report (ngày 23-7-1984), 356-67.
60.
Báo cáo R-266 của viện Rand. Chọn và sử dụng các căn cứ không quân chiến lược.
61.
Báo cáo R-290 của Công ty Rand. Bảo đảm khả năng đáp trả của Mỹ trong thập niên
50 và 60. Santa Monica: Công ty Rand, ngày 1 tháng 9-1956.
62.
Reeves, Richard. Tổng thống Kennedy. Lược sử quyền lực. New York: NXB Simon and
Schuster, 1993.
63.
Rudenstine, David. Khi báo chí câm lặng. Lịch sử vụ việcHồ sơ Lầu Năm Góc.
Berkeley: NXB Đại học California, 1996.
64.
Sainteny, Jean. Lịch sử về một nền hoà bình bị bỏ lỡ Đông Dương 1945-1947
Paris: A. Fayard, 1967.
65.
Schandler, Herbert Y. Vị Tổng thống bị hạ Lyndon Johnson và Viet Nam.
Princeton: NXB Đại học Princeton, 1977.
66.
Scheer, Robert. "Vịnh Bắc Bộ - Lý lẽ mơ hồ cho một cuộc chiến". Báo Los
Angeles, ngày 29- 4-1985.
67.
Schlesinger, Arthur M., Jr. Di sản cay đắng. Việt Nam và nền dân chủ Mỹ,
1941-1966 Greenwich, Conn: Fawcett, 1968.
68.
Chuyên chế quyền lực. Boston: Houghton Mimin, 1973.
69.
Sheehan, Neil. Sự lừa dối hào nhoáng. John Paul và nước Mỹ ở Việt Nam. New
York: NXB Random House, 1988.
70.
Siff, Ezra. Vì sao Thượng viện ngủ quên. Westport, Conn: Praeger, 1999.
71.
Steadman, Richard C. Bản ghi nhớ gửi Bộ trưởng Quốc phòng (Clark Clifford).
72.
Tiêu đề: Lực lượng địch ở miền Nam Việt Nam. Ngày 19-3-1968. Được sự cho phép của
John Prados.
73.
Thoreau, Henly D. Walden và sự chống đối quyền lực dân sự. Tái bản lần thứ hai.
Chủ biên William Rossi. New York: Nortn, 1992.
74.
Ungar, Sanford J. Hồ sơ lại hồ sơ New York: Dutton, 1972.
75.
VanDeMark, Brian. Sa lầy. New York: NXB Đại học Oxford, 1991.
76.
Westmoreland, tướng William C. Người lính báo về. Garden CityN.Y.: NXB
Doubleday, 1997.
77.
Witcover, Jules. Giấc mơ tan vỡ. Thăm lại nước Mỹ. New York: Warner, 1997.
78.
Wohlstetter, Albert. "Mỏng manh cân bằng sợ hãi". Tạp chí Foreign
Affairs 37:21 (tháng 1-1958).
79.
Zinn, Howard. Việt Nam: Sự rút lui hợp lý. Boston: NXB Beacon Press, 1967.
80.
Tài liệu chưa xuất bản của Daniel Ellsberg, có tạiwww.ellsberg.net
81.
Bản thảo thông báo của Bộ trưởng và Thứ trưởng Quốc phòng gửi Hội đồng Tham mưu
liên quân: Hướng dẫn chính sách xây dựng kế hoạch chiến tranh trung tâm (Một phần
bản thảo Chính sách cơ bản mới về An ninh quốc gia). Tháng 5-1961.
82.
Báo cáo của Fishnet: Các hoạt động vũ trang của Việt Cộng, Ngày 11 đến
15-2-1965.
83.
Phát biểu tại Mạn đàm về Việt Nam, ngày 25-4-1965.
84.
Bản thảo bài phát biểu về Việt Nam của Bộ trưởng McNamara. Ngày 22-7-1965.
85.
Ghi chép: Thăm Hậu Nghĩa, một tỉnh bất ổn. Tháng 10-1965.
86.
Thông báo gửi Lansdale: Nạn tham nhũng ở miền Nam Việt Nam. Ngày 23-11-1965.
87.
Thông báo gửi Ngài phó đại sứ Porter, Đánh giá triển vọng phát triển đột phá
trong năm 1966 trong Khu vực uu tiên quốc gia quân đoàn III. Tháng 3-1966.
88.
Thông báo gửi Lansdale, Hội nghị Hội đồng Đặc nhiệm, ngày 25-7-1966.
89.
Ghi lại: Ứng cử viên Kỳ và mối quan tâm của Mỹ tới kỳ bầu cử. Ngày 4-5-1967.
90.
Bản thảo bài viết về những sự lựa chọn tại Việt Nam đối với Kissinger và Nixon,
ngày 27-12-1968.
91.
Các câu hỏi về Việt Nam: NSSM-1.
92.
Báo cáo lên Tổng thống: Tóm lược phản ứng của các cơ quan đối với NSSM-1. Đồng
tác giả Winston Lord. Tháng 2-1969.
93.
Các mục tiêu và ảnh hưởng của Mỹ ở Việt Nam, 1950-1965. Tháng 6-1969.
94.
Những quan điểm có ảnh hưởng tới quyết sách của Mỹ về Việt Nam: Nhiều lựa chọn.
Tháng 6-1969.
95.
Chính sách của Mỹ và chính trị thế giới. Tháng 7-1969.
96.
Vũ Văn Thái, Về các mục tiêu và can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, tháng 7-1969.
97.
Nho sĩ và Cộng sản: Hoàng Văn Chí nói về mối quan hệ giữa những người Mác xít với
các quan điểm của Khổng Tử, và giữa văn hoá với chủ nghĩa cộng sản. Tháng
7-1969.
98.
Sự ủng hộ của Mỹ dành cho Diệm: Bình luận của Vũ Văn Thái. Tháng 7-1969.
99.
Một vài bài học từ thất bại ở Việt Nam. Công ty Rand P-4026. Tháng 7-1969.
100
Cộng sản và người Việt Nam: Bình luận của Hoàng Văn Chí. Tháng 8-1969.
101.Các
mục tiêu bất khả thi và nền chính trị bế tắc. Tháng 8-1969.
102.Thư
gửi Charles Bolté. Ngày 23 tháng 9-1969.
103.Thông
báo tới Thượng nghị sỹ Eugene McCarthy: Ghi chép về Chính sách Việt Nam: Chiến
lược thể hiện bất đồng chính kiến. Ngày 21-1-1970.
104.
Võ nhu đạo đã cải tiến. Tháng 7-1970.
105.
Lún sâu. Phát biểu tại Hội thảo thường niên của Hiệp hội Khoa học chính trị Mỹ.
Tháng 9-1970.
106.
Ngoại giao cưỡng chế trong trường hợp Việt Nam: Một vài ghi chép sơ bộ. Ngày
9-11-1970.
HẾT.
=========
Mục
lục “NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM...” - Daniel Ellsberg
Phần 17 (Cuối) “NHỮNG BÍ MẬT VỀ
CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM...” - Daniel Ellsberg
Thưa các bạn, là một người trẻ tuổi, chưa một lần được biết đến ngôi trường của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cũng chưa từng được sống dưới chế độ tự do non trẻ đó, tuy nhiên qua nhiều sách báo, tài liệu và nhân chứng sống, cộng với những suy nghĩ của mình, tôi nhận thấy một điều đó là một chế độ, một nhà nước khác hẳn với những lời tuyên truyền của cộng sản.
Trả lờiXóaCó một câu hỏi làm tôi day dứt gần 10 năm trời khiến tôi phải tự mình đi tìm câu trả lời cho nó đó là: “Tại sao một chế độ thối nát, được quy chụp là Ngụy quân, ngụy quyền lại được người dân thương nhớ, tiếc nuối?”. Và cuối cùng tôi cũng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó trong bài này đó là “Việt Nam Cộng Hòa chỉ là nạn nhân của một chính sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt Nam”.
Vì sao tôi nói vậy? Vì không có một chế độ xấu xa nào mà hàng triệu công dân của nó ở Hải ngoại lẫn những người vẫn còn ở lại trong nước đã từng sống trong chế độ đó và thân nhân họ, thậm chí những người miền Bắc có tư duy đều thương tiếc. Con người ta có một tâm lý chung đó là luôn muốn quên đi cái dĩ vãng xấu xa, không tốt đẹp. Vậy khi hàng triệu người dù cho phải ly tán vẫn nhớ về nó thì đó không thể là điều xấu xa. Đó chính là câu trả lời chính xác nhất.
Thật ra bất cứ một xã hội nào cũng có mặt hạn chế, ngay cả nước Mỹ nhân bản và dân chủ hiện nay cũng còn nhiều mặt cần sửa đổi. Việt Nam Cộng Hòa không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định thì những hạn chế đó sẽ dần khắc phục theo thời gian và trong cùng một thời điểm lịch sử hay thậm chí ngay cả với xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại thì VNCH xứng đáng dân chủ gấp vạn lần thật sự chứ không nói dối trơ trẻn của bà Doan. Đó là lý do tôi viết bài này để chứng minh cho bạn đọc những sự thật về một nhà nước dân chủ non trẻ nhưng đã phải chịu chính sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi viết bài này xin giành tặng cho tất cả bạn đọc với mong muốn:
Với những người yêu VNCH dù đã từng sống hay chỉ biết đến qua sách vở thì như một lời khẳng định chắc chắn rằng những gì họ đã yêu mến không hề nhầm lẫn.
Với những người bị lừa dối hi sinh cho đảng cộng sản như thế hệ cha ông tôi thì như một lời chân tình để giúp họ thật sự nhận ra bản chất của đảng cộng sản VN và ông Hồ đã lừa dối họ bao lâu này.
Với những người còn vì miếng ăn mà cố gắng lừa bịp dân tộc hãy tỉnh lại đi, sự thật không thể bị bưng bít được mãi. Đừng tự lừa dối mình và lừa dối nhân dân nữa, hãy để cho lương tâm con người lên tiếng trong tâm hồn mình.
SỰ THẬT LÀ MỸ KHÔNG HỀ XÂM LƯỢC VIỆT NAM
Trả lờiXóaThất bại của VNCH không phải do hèn kém như cộng sản bịa đặt. Họ bị đồng minh bỏ rơi và bị ép phải chết yểu trong bàn cờ chính trị Mỹ-Trung cộng-Liên Xô. Mỹ cũng có lỗi của mình trong việc bỏ rơi đồng minh nhưng cũng nên biết rằng nước Mỹ cần phải tự cứu mình trong lĩnh vực kinh tế và cũng do chính sách nhân bản, không muốn lún sâu chiến tranh, đồng thời phần nào đấy là việc họ để cho chính bản thân những người dân Việt Nam nhận ra sự thật về cộng sản.
Tuy nhiên có một điều rất quan trọng mà tôi phải khẳng định đó là Mỹ không hề xâm lược Việt Nam như cách Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tuyên truyền để lừa bịp lòng yêu nước của nhân dân ta. Tại sao tôi có thể khẳng định điều này? Xin được trình bày như sau.
Thứ nhất, cho đến giờ phút này dù bất cứ ai cũng có thể thấy người Mỹ đến Việt Nam không lấy của người Việt Nam dù chỉ là một mảnh đất đai, hải đảo. Thậm chí họ còn giúp chúng ta xây dựng một Sài Gòn tự do và phồn vinh mà ở thời điểm trước năm 1975 là Hòn Ngọc Viễn Đông, ngay cả Singapore hay HongKong lúc ấy còn phải xếp hàng từ xa. Vậy thì người Mỹ xâm lược gì ở Việt Nam? Đất không lấy, một giọt dầu cũng không? Trung cộng trong khi đó thì sao? Trung cộng đã lấy Hoàng Sa - Trường Sa "nhờ" công hàm 1958 ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Và còn hàng trăm km biên giới ở Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, hay Boxit Tây Nguyên. Ai xâm lược đây? Người Mỹ không hề xâm lược Việt Nam như cách Đảng cộng sản vẫn rêu rao. Đây cũng là điều cho thấy Đảng cộng sản ngậm máu phun người đối với người Mỹ.
Thứ hai, nếu nói người Mỹ xâm lược Việt Nam thì có nghĩa là họ phải đổ quân đội vào Việt Nam trước khi đảng cộng sản để lại quân du kích và cán bộ tại VNCH để nằm vùng và khủng bố nhân dân miền Nam. Nhưng thực tế lại trái ngược lại. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền: “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Nhưng thực chất thì sao? Năm 1961 khi ông Ngô Đình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc đó chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường sá...
Mỹ chỉ bắt đầu đưa quân vào miền Nam từ năm 1965, sau khi ông Ngô Đình Diệm qua đời do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Điều này ai cũng biết cả. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 và để giúp VNCH chống lại cuộc chiến đang ngày càng leo thang của cộng sản ở miền Nam. Cho đến năm 1964 cả về quân số và trang bị quân sự của VNCH không thể bằng VNDCCH. Vậy thì vào thời điểm 20.12.1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống? Đảng cộng sản phải chống ai, chống cái gì vào năm 1960? Chính sự mâu thuẫn trong lời nói của cộng sản cũng cho ta thấy bản chất nói dối, lật lọng trong việc kích động chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam và cho thấy việc vu khống cho người Mỹ xâm lược Việt Nam là vô lý.
Thứ ba, hãy nghe người Liên Xô nói về việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam để thấy người anh cả của đảng cộng sản Việt Nam biết rõ người Mỹ không phải vào Việt Nam “xâm lược” như cách tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam. Tài liệu của Liên Xô đăng trong cuốn sách có tên“Một bước đi lớn” – bởi nhóm tác giả đã từng hoạt động tại KGB và do NXB Quân đội Liên bang Nga xuất bản năm 1999 nói về hoạt động tình báo của Liên Xô:
Xóa“Người Mỹ chắc chắn không xâm lược Việt Nam như cách người Pháp thực dân làm trước năm 1945 nhưng Việt Nam phải là một trong những tiền đồn ngăn cản chủ nghĩa tư bản ở Á Châu bao gồm Bắc Triều Tiên, Trung Hoa, Afghanistan...”
Thì ra người Liên Xô với những con mắt lão luyện của tình báo KGB đâu có cho rằng người Mỹ xâm lược và đô hộ Việt Nam như cách người Pháp thực dân. Người Liên Xô chỉ lo ngại cho chủ nghĩa cộng sản của họ bị người Mỹ đánh bại chứ họ không nói là người Mỹ xâm lược và đô hộ Việt Nam như cách cộng sản tuyên truyền. Đó là do chính sách ngậm máu phun người của cộng sản nhằm lừa gạt hàng triệu thanh niên bỏ xác vì quyền lợi của chóp bu cộng sản mà thôi. Đó chính là một trong những chiêu bài núp bóng “Giải phóng dân tộc” để nhuộm đỏ Việt Nam.
Thứ tư, thật ra mong muốn người Mỹ vào Việt Nam đổ quân để tạo cớ người Mỹ xâm lược Việt Nam cũng nằm trong âm mưu của Trung cộng chỉ đạo cho Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện. Trong cuốn sách “MAO: The Unknown Story” của tác giả Jung Chang và Jon Halliday được phát hành năm 2005 do hai nhà xuất bản Anchor Books và Random House xuất bản, ở trang 470 có đoạn:
“Có một nơi gần Trung Quốc, nơi đã có người Mỹ, đó là Việt Nam. Cuối năm 1963, miền Nam Việt Nam có khoảng 15,000 cố vấn quân sự Mỹ. Kế hoạch của Mao là tạo tình huống làm cho Mỹ phải gởi thêm quân đội vào miền Nam…”
Thế là đúng ra năm 1963, Trung cộng cũng nhận thấy người Mỹ chỉ có 15000 cố vấn mà thôi. Và chính Mao muốn phải “tạo tình huống” để người Mỹ phải đổ quân vào Việt Nam. Đó chính là việc cố tình tạo ra “kẻ thù” xâm lược để có cớ đánh VNCH và đổ tội cho người Mỹ xâm lược Việt Nam của Mao Trạch Đông.
Thứ năm, thêm một đồng minh của VNDCCH khẳng định người Mỹ không hề xâm lược Việt Nam như cách đảng cộng sản tuyên truyền cho thấy những gì chúng ta đã và đang được nghe đảng cộng sản chỉ là lừa bịp. Trong cuốn sách có tên “Đối nghịch” của tác giả J. Leroy - một nhà hoạt động xã hội người Pháp và cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp. Cuốn sách của ông đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng cộng sản và các đảng phái khác và dẫn chứng về cuộc chiến Việt nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 187 của cuốn sách in năm 2000 tại Pháp có nội dung trích như sau:
“Một cuộc chiến tại Việt Nam là điều mà Hoa Kỳ không mong muốn, họ đến với Việt Nam khác hẳn lũ người độc ác của chúng ta trước đây. Nhưng họ phải đổ quân vào vì họ không muốn Liên Xô bành trướng tư tưởng của Mác, Lê Nin…”
Tác giả cộng sản Pháp này rất trung thực trong việc đánh giá người Mỹ không xâm lược Việt Nam như chính thực dân Pháp trước năm 45 mà họ chỉ vào Việt Nam trong tình thế bắt buộc chống lại sự bành trướng tư tưởng đỏ của Liên Xô.
Kết luận: Một kẻ đi xâm lược không thể là kẻ đổ quân vào sau khi đồng minh của họ bị khủng bố. Người Mỹ chỉ đổ quân vào để giúp đồng minh chống lại chủ nghĩa cộng sản bạo tàn và độc tài. Người Mỹ chỉ là một “kẻ thù” được dựng lên với mục đích lừa dối dân tộc trong chiêu bài“Chống Mỹ cứu nước” của đảng cộng sản. Việc tạo ra một kẻ “xâm lược” giả tưởng này không khác gì việc người ta cố tình dựng lên một hình ảnh “thế lực thù địch” để nói về đội ngũ đấu tranh dân chủ hiện nay ở Việt Nam hay bóng ma “thế lực thù địch” đang làm đảng “tự diễn biến”. Một kẻ đi xâm lược không thể không áp bức, bóc lột và lấy đất đai, tài nguyên của chúng ta. Người Mỹ thì không làm điều đó, vậy họ không thể là kẻ xâm lược.
XóaNgười Mỹ đến Việt Nam với mục đích chống lại sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản trên thế giới và giúp VNCH chống lại làn sóng khủng bố của đảng cộng sản gieo rắc tại Miền Nam. Họ không hề xâm lược Việt Nam như cách đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền, họ cũng là nạn nhân của một chính sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt Nam.
Ha ha!
XóaCậu này đọc bài này chưa, của anh Bùi Diễm đấy.
Thằng Mỹ nó bào VN, nó có thèm hỏi anh Phan Huy Quát không?
ANH TRAI ÔNG PHAN HUY LÊ- THỦ TƯỚNG VNCH PHAN HUY QUÁT ĐÃ RA “THÔNG CÁO” MỜI QUÂN ĐỘI MỸ VÀO MIỀN NAM NHƯ THẾ NÀO?
http://googletienlang2014.blogspot.com/2017/09/anh-trai-ong-phan-huy-le-thu-tuong-vnch.html
Người Nông Dân
XóaĐế Quốc Nguyên Mông 3 lần tự ý đem quân đội sang nước An Nam có phải để giúp đỡ, để khai sáng cho An Nam hay không nhỉ? Tại sao vua quan, nhân dân Nhà Trần phải cố hết sức chiến đấu chống lại họ?
Tại sao hàng chục vạn quân Thanh mượn cớ giúp đỡ Lê Chiêu Thống lại bị Quang Trung Nguyễn Huệ đánh cho tan tác ở Thăng Long, phải cố sống cố chết để rút về? Quân dân An Nam vô ơn bạc nghĩa vậy sao?
Tại sao hàng vạn quân Xiêm sang An Nam giúp Nguyễn Ánh lại bị Nguyễn Huệ đánh cho không còn manh giáp? Người ta có lòng tốt vậy sao lại chối từ?
Tại sao người Pháp, người Mỹ muốn khai sáng, muốn "dạy dỗ văn minh" với người Việt, mà Người Việt lại chiến đấu "thô bạo" chống lại họ?
Trong Thế Chiến 2, phe Đồng Minh tuyên bố không chấp nhận bất cứ Chính Phủ bù nhìn nào do người Nhật thành lập. Vậy mà họ tự dựng lên Chính Phủ bù nhìn Bảo Đại, Chính Phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm, có thấy mỉa mai không?
Người Mỹ dựng lên VNCH,Chính Phủ Ngô Đình Diệm (vi phạm Hiệp Định Geneve), sau đó tự ý đem quân đội sang VNCH (chẳng thèm bàn hỏi VNCH) Vậy có phải là xâm lăng VNCH hay không? Bản chất VNCH không phải là một quốc gia (được quốc tế công nhận),vây tự ý đem quân đội đổ bộ vào Đà Nẵng (năm 1965) là xâm lăng nước VN
Người Mỹ nắm quyền chính trị, quân sự ở VN. Tự ý đem quân đội đi bắn giết, thảm sát người VN đích xác đó là XÂM LĂNG VIỆT NAM
VIỆT NAM CỘNG HÒA không phải là "NGỤY Quân, NGỤY Quyền"
Trả lờiXóaNếu không có kẻ xâm lược thì làm gì có kẻ làm tay sai “ngụy quân, ngụy quyền”? Như tôi đã chứng minh những tác giả trung lập và ngay cả những người cộng sản Pháp, Liên Xô trong những nghiên cứu nghiêm túc của mình đã công nhận người Mỹ không hề xâm lược Việt Nam đúng nghĩa. Vậy thì những người đồng minh của họ là VNCH có phải là tay sai bán nước như cộng sản nhồi nhét vào đầu chúng ta hay không? Không. Hoàn toàn không phải. Đó là một chế độ dân chủ non trẻ nhưng mang trong mình những tư tưởng và ý niệm tốt đẹp cho nhân dân.
Nói như bà Dương Thu Hương một nữ văn sĩ miền Bắc theo đoàn quân của CS Bắc Việt vào Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 thì “Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt nam phạm phải...” Và chính ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng của CHXHCNVN cũng phải thốt lên cái ngày 30/4 là ngày mà VNCH chính thức mất đi trên danh nghĩa nhưng còn mãi tồn tại trong lòng người yêu dân chủ, tự do“Ngày của triệu người buồn.”
1. VNCH có nền kinh tế phát triển hơn hẳn VNDCCH:
XóaTại miền Nam dưới sự lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm, cùng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ nhằm khôi phục kinh tế và nâng cao dân trí, trong thời điểm miền Bắc có cải cách ruộng đất gây tai họa thì miền Nam cũng có Cải cách điền địa và “Người cày có ruộng” mang lại niềm vui cho nhân dân. Chính vì có những chính sách hợp lý, chế độ dân chủ nên nửa trong của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Bằng chứng là Sài Gòn được coi là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Ngay sau khi ông Diệm bị giết hại thì nền Đệ nhị Cộng hòa cũng đã có những nối tiếp nền Đệ nhất Cộng hòa để đem lại đời sống no ấm cho nhân dân miền Nam. Dù có khó khăn do chiến tranh liên miên, đảng cộng sản cho quân du kích nằm vùng đặt bom, phá đường, tài sát dân lành thì nền kinh tế vẫn được duy trì một đời sống hơn hẳn so với VNDCCH. Bạn đọc hãy cùng tôi điểm lại những tài liệu để thấy sự thật này.
- Giai đoạn 1954-1956: Công nghiệp khá nghèo nàn với số lượng nhà máy ít ỏi có từ thời Pháp thuộc.
- Giai đoạn 1957-1967: là giai đoạn bùng nổ của công nghiệp nhờ chính sách công nghiệp tích cực của chính quyền và nhờ các biện pháp bảo hộ nền công nghiệp trong nước.
- Giai đoạn 1967-1972: có sự phân hóa rõ rệt giữa các phân ngành. Những phân ngành như sản xuất đường và dệt không được bảo vệ nữa nên bị hàng ngoại tràn ngập bóp chết. Trong khi đó, những ngành như chế biến thực phẩm phục vụ quân nhu, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng lại phát triển mạnh. Đặc biệt, ngành luyện kim phát triển rất nhanh mặc dù miền Nam Việt Nam không có những mỏ kim loại. Chính phế thải kim loại của chiến tranh mới là nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ cho ngành luyện kim. Trên cơ sở sự phát triển của ngành luyện kim, ngành gia công kim loại cũng phát triển vượt bậc.
- Giai đoạn sau 1972: Các ngành luyện kim và điện vẫn phát triển với nhiều nhà máy mới được xây dựng. Còn các ngành sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành suy giảm mạnh. Cơ cấu công nghiệp của Việt Nam Cộng Hòa tại thời điểm 1973 cho thấy công nghiệp của Việt Nam Cộng Hòa chủ yếu là công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng và hóa chất mới ở trình độ sơ khai. Nguyên liệu cho ngành chế tạo chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
- Năm 1973, chính phủ đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác dầu lửa ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham gia, bất chấp là tình hình an ninh chưa ổn định. Chính phủ cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km² mới chỉ là 16% của thềm lục địa. Tới tháng 10, 1974 hãng Mobil khoan mỏ Bạch Hổ, tại lô 04-TLD, tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính là vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 giàn khoan. Sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu muộn lắm là vào cuối năm 1977. Các Công ty dầu đề nghị Chính phủ hai điểm: thứ nhất, cho công ty đào ngay mà không phải qua thủ tục đấu thầu, hành chánh; thứ hai, khi khai thác được dầu sẽ chia đôi, một nửa cho công ty, một nửa cho Chính phủ. Sau 1975, các mỏ dầu này do Liên doanh Vietsopetro của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quản lý và khai thác.
Thứ nhất, số liệu và nhận xét trên wiki có links sau:http: //vi. wikipedia. org/wiki/Kinh_tế_Việt_Nam_Cộng_hòa:
Xóa“Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tích cực triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành công nghiệp nhẹ. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước [4]; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên, một ở Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961 [5]. Đồng thời, các loại máy móc, kim loại - những đầu vào cho các ngành được bảo hộ - được ưu tiên nhập khẩu. Trong khi hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được khuyến khích. Một số mặt hàng xuất khẩu còn được chính quyền trợ cấp. Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh thuận lợi cho xuất khẩu (thông qua trừ đi một mức phụ đảm).
Ở nông thôn thì Cải cách ruộng đất (lúc đó gọi là "Cải cách điền địa") được triển khai từ năm 1955 và kéo dài tới cuối năm 1960. Những ruộng đất của địa chủ bỏ hoang sẽ bị thu hồi và cấp cho tá điền. Địa chủ không được phép sở hữu quá 100 hecta đất (riêng các đồn điền dù hơn 100 ha vẫn được phép). Số dư ngoài 100 ha sẽ bị buộc phải bán cho chính quyền để bán lại cho tá điền. Tá điền được yêu cầu lập hợp đồng khai thác ruộng đất với địa chủ, gọi là khế ước tá điền trong đó có ghi mức địa tô mà tá điền phải trả cho địa chủ. Thời hạn khế ước là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả đất và phải báo trước chủ đất 6 tháng.”
Về thu nhập bình quân, theo “số liệu kinh tế - GDP” bình quân, ở miền Nam vào thời trước 1975 là 190USD. Thu nhập này tuy chưa cao mấy thời đó, nhưng cao hơn ở các nước Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, và Pakistan. Trong khi đó 36 năm sau, GDP bình quân đầu người của Việt nam là khoảng 1100 USD, thua xa Thái Lan (khoảng 4000 USD)
Như vậy rõ ràng sau khi nắm đất nước thì nền kinh tế VNCH đã có những bước phát triển vượt bậc và bước đầu tạo ra dấu ấn cho nhân dân Việt Nam.
Thứ hai, năm 1950 nền kinh tế của Đài Loan gần như không có gì đáng kể. Năm 1960 lợi tức đầu người USD170 thua miền Nam lúc đó (190 USD). Năm 2010 Đài Loan có GDP khoảng US$37.000/năm. Dự trữ ngoại tệ 400 tỉ USD. Năm 1954 kinh tế Hàn quốc thua xa miền Nam lúc đó. Năm 2010 Hàn quốc có GDP khoảng US$20.757/năm. Dự trữ ngoại tệ 311 tỉ USD. Năm 1959 Singapore được tự trị, một quốc gia nghèo, nhỏ bé, thiếu tài nguyên, lúc đó thua miền Nam mọi lĩnh vực. Năm 2010 Singapore có GDP US$43.000/năm. Dự trữ ngoại tệ 300 tỉ USD. Những con số mà tôi lấy thống kê trích từ “Tạp chí kinh tế Châu Á” năm 2010 bạn đọc có thể kiểm chứng.
XóaQua những con số biết nói đó chúng ta thấy được gì? Đó là những nước có nền kinh tế vượt xa cả trăm lần CHXHCN Việt Nam hiện nay thì trước năm 1975 họ thua kém VNCH rất nhiều. Vậy mà sau khi “thống nhất” đất nước thì chúng ta có gì? Có chăng chỉ là sự lạc hậu và thua kém. Vậy thì VNCH đâu phải là một chế độ bù nhìn? Họ bù nhìn tại sao lại làm cho thu nhập bình quân của nhân dân cao hơn cả những nước kể trên. Và quan trọng nếu với đà phát triển như con số đã nêu thì nếu còn tồn tại VNCH sẽ là con rồng Châu Á thật sự chứ không phải kiểu rồng đất, rồng tre như CHXHCN Việt Nam ngày nay.
Thứ ba, nhìn chung đa phần dân chúng thời đó vẫn sống ở nông thôn, làm nghề nông là chính. Với chương trình “Người Cày Có Ruộng” đầu thập niên 1970, chính phủ đã chia hằng triệu mẫu ruộng cho nông phu. Đời sống dân chúng cải thiện đáng kể.
XóaMặc dù miền Nam hiếm có những ngành công nghiệp nặng, nhưng tiểu thủ công nghệ phát triển mạnh. Các ngành dệt vải, kim khí điện máy khá xôm tụ. Thương mại và các hoạt động tiểu thương cũng sầm uất. Cần kể thêm thái độ của người dân. Nhiều sản phẩm nội địa được ưa chuộng, chiếm nhiều cảm tình như: kem đánh răng "Hynos", xà bông "Cô Ba", bột giặt "Viso"... Điều này cho thấy người tiêu thụ miền Nam thời đó có tinh thần yểm trợ hàng nội hóa khá cao.
Một thế mạnh nữa của VNCH là thế hệ trí thức, kỹ sư, cán sự được huấn luyện kỹ lưỡng, làm việc tận tâm. Về mặt này, VNCH hoàn toàn vượt xa các lân bang cùng thời như Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore... Có thống kê cho thấy 3 trong số 4 kỹ sư trong toàn vùng khi đó là công dân Nam Việt nam. Năm 1961, kỹ sư miền Nam tiếp tục đón nhận nhà máy thủy điện Đa Nhim từ Nhật. Từ thời này, các chuyên gia Nam Việt Nam cũng đã manh nha dự án khu chế biến lọc dầu Dung Quất ngày nay.
Nguồn chuyên viên lành nghề, mẫn cán còn giúp thực thi các kế hoạch, khai triển nhiều khu kỹ nghệ: Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa, Khu Kỹ Nghệ Phong Dinh... Ngay khi tin vui về mỏ dầu hỏa ở Vũng Tàu loan ra, VNCH cũng có đủ chuyên viên để thiết lập ngay Tổng Cục Dầu Hỏa.
Thứ tư, theo sách “Lịch sử Kinh tế Việt Nam” 1945-2000, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004 (tài liệu mới của nhà nước cộng sản Việt Nam) cho biết:
Xóa“Năm 1973 nông dân thu hoạch gần 5 triệu tấn gạo, gần đủ cho nhu cầu quốc nội. Ước lượng sang 1976 có thặng dư để xuất cảng. Cũng có kế hoạch xuất cảng tôm lên đến 30 triệu Usd năm 1975. Về hạ tầng cơ sở, đến đầu 1970, Việt Nam Cộng Hòa có trên 1,200 cây số đường xe lửa, khoảng 20,000 điện thoại, 50 đài phát thanh và 4 đài truyền hình lớn (ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn và Cần Thơ. Cuối thập niên 1950, VNCH xây xa lộ Biên Hòa ở phía Bắc Sài Gòn, là công trình giao thông công cộng có thể nói tân tiến nhất toàn vùng Đông Nam Á khi đó... Có thể kể thêm nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961, Biên Hòa) có lúc sản xuất giấy đủ đến 40% nhu cầu nội địa. Hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex trình làng hơn 13 triệu mét vải hằng năm. Hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên và một ở Thủ Đức cho ra lò hơn 540,000 tấn mỗi năm...”
Chính những con số mà chính đảng cộng sản công nhận cũng đã đủ nói lên thực tế không thể chối bỏ đó là VNCH có một nền kinh tế tự do và phát triển ổn định. Ngoài những con số trên chúng ta còn thấy được gì? Đó là: Nhiều người từng sống ở miền Nam trước đây có lẽ vẫn còn nhớ chiếc xe La Dalat, biểu tượng của công nghệ xe hơi non trẻ. Vào thời điểm này, sáng lập viên của hãng xe Hyundai mới chỉ là tiểu thương tại Hàn Quốc. Dù lắp ráp với nhiều phụ tùng ngoại quốc, La Dalat vẫn là chiếc xe hơi đầu tiên mang nhãn "Made in Vietnam", mẫu mã của riêng Việt Nam.
Trước 1975, có 11 dàn máy tính IBM 360 hiện đại đã được đưa về Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Giáo Dục. Lúc đó, toàn vùng Đông Nam Á chỉ có Singapore sắm được vỏn vẹn... 1 chiếc máy tương tự.
XóaThứ năm, Trung cộng trong nỗ lực phát triển kinh tế và cạnh tranh với Mỹ và âm mưu triệt tiêu nội lực của Việt Nam đã phải thừa nhận. Hãy nghe tác giả Hà Cẩn giới thiệu trong cuốn sách “Mao chủ tịch của tôi”. Tác giả thuộc Viện văn học Trung quốc, cho in cuốn sách năm 1997 và tái bản năm 2000, tại trang 222 có đoạn: “Miền Nam Việt Nam có nền kinh tế phát triển, đó là điều bất lợi cho chúng ta...” Tác giả Trung cộng này cũng công nhận sự phát triển của miền Nam về kinh tế và khẳng định đó là bất lợi cho âm mưu Hán hóa đang thực hiện theo lệnh Mao. Đây là một điểm khẳng định cho sự thật về nền kinh tế phát triển của VNCH và cũng thêm minh chứng cho âm mưu của Trung cộng.
Ở miền Bắc, sau khi kết thúc CCRĐ thì nền kinh tế của VNDCCH không sáng sủa và kém xa so với VNCH. Trong cuốn sách được nhà xuất bản Lịch sử của Liên Bang Nga xuất bản năm 1995 có tên gọi tạm dịch ra tiếng Việt “Liên Xô- Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề chưa được biết” của tác giả người Nga, Ruslan Kobachenko, một đảng viên đảng cộng sản Liên Xô và cũng là nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu lịch sử Châu Á từng giảng dạy tại đại học Minsk-Nga, có đoạn như sau:
Xóa“So với Miền Nam thì người đồng chí Miền Bắc của chúng ta chịu thua kém nhiều về kinh tế. Chúng ta đã nhận ra điều này như là một yếu điểm cần phải được sửa chữa của lãnh đạo Miền Bắc mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng thật khó làm điều này vì kinh tế Miền Bắc rất lạc hậu và theo mô hình của Trung Hoa...”
Đoạn trích cho thấy tác giả người Nga chê nền Kinh tế VNDCCH không bằng VNCH do lạc hậu và theo mô hình Trung cộng. Vậy thì những gì tuyên truyền của đảng cộng sản về một nền kinh tế bị “kìm kẹp” chỉ là một sự bịa đặt nhằm ngậm máu phun người đối với VNCH.
Theo sách “Lịch sử Kinh tế Việt Nam” 1945-2000, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004 thì:
“Cho đến 1973 nông dân miền Bắc sản xuất gần 4 triệu tấn gạo, chưa đủ chi dùng cho nhân dân và vẫn phải nhận viện trợ từ Trung Quốc, Liên Xô bột mì, bobo... Về hạ tầng cơ sở, đến đầu 1972, VNDCCH chỉ có trên 500 cây số đường xe lửa, điện thoại chỉ có trong cơ quan nhà nước, 2 đài phát thanh, chưa có máy điện toán...”
Chỉ cần bạn đọc điểm lại những con số trên và xem những con số cùng loại và cũng thời điểm đó đã nêu trên thì VNCH rõ ràng có nền kinh tế, hạ tầng phát triển hơn hẳn VNDCCH.
Kết luận: Một nền kinh tế VNCH phát triển bền vững và có chiều sâu, chiều rộng cho thấy VNCH đã nỗ lực phát triển để đem lại đời sống tốt đẹp cho nhân dân. Như vậy đây là kết luận đầu tiên cho thấy chính sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản về một miền Nam khốn khó, chịu kìm kẹp là điều không tưởng.
VNCH có một nền kinh tế phát triển, có vẻ sáng sủa nhưng hoàn toàn thuộc quyền sở hữu, kiểm soát của người Hoa (100% xuất nhập khẩu, 80% bán buôn sỉ, 60% bán lẻ) như vậy thì có gì để mà hãnh diện? Liệu Người VN chúng ta có cam chịu chấp nhận sự phồn vinh giả tạo như vậy không?
XóaKhông nên đánh tráo khái niệm "kinh tế phát triển" với sự "lệ thuộc bị xâm lược" Một quốc gia phát triển thịnh vượng vẫn có thể là một quốc gia bị xâm lược, phụ thuộc ngoại bang
Tóm lại chủ đề ở đây là SỰ XÂM LƯỢC CỦA NGƯỜI MỸ VỚI VIỆT NAM. Xin đừng lạc đề sang vấn đề khác. đừng đem các vấn đề về kinh tế, văn hóa, thương mại ... dẫn dắt người đọc nhìn sang góc cạnh khác. Đây là là sự đánh lạc hướng một cách bất lương, không nghiêm túc
Tóm lại, Bu Mỹ đã thừa nhận rằng Mỹ xâm lược VN, rằng nó đẻ ra VNCH.
Trả lờiXóaThế thì có gì còn bàn cãi nữa nhỉ?
Ông quan Mỹ nói đúng, đây là cuộc chiến tiếp nối từ cuộc KC chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là vấn đề quá rõ ràng cho những người nghiên cứu lịch sử trung thực, khách quan. Chỉ tội nghiệp cho những con chó ngụy già đến nay vẫn cam chịu ngu dốt không thức tỉnh, thức thời.
Trả lờiXóaMỹ giúp Pháp và có tham gia trong cuộc chiến Việt Pháp, 80% chi phí chiến tranh và súng đạn quân cụ cũng là của Mỹ. Pháp chỉ việc dùng lính viễn chinh đánh đấm và bắt lính cưỡng bách quân dịch lính ngụy để đưa lính ngụy ra trận làm bia đỡ đạn cho lính Pháp. Như sau này Mỹ đưa quân ngụy ra trận để làm bia đỡ đạn cho quân Mỹ, để làm bia đỡ đạn chết thay cho quân xâm lược.
"VNCH" là 1 ngụy quyền được thay tên đổi họ từ "Quốc Gia VN" mà xuất thân của nó là các thành phần đi lính cho Pháp và có quốc tịch Pháp, khi đó người ta họ gọi là "Pháp tịch". Các sĩ quan ngụy đa số đều có quốc tịch Pháp, nghĩa là công dân Pháp gốc Việt, và cả các thành phần thuộc chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim mà cả thế giới phe Đồng Minh đều chỉ rõ nó là 1 trong các thuộc địa bù nhìn của Phát Xít Nhật và Phe Trục. Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim của Nhật đã được giải thể thông qua CMT8 khi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quần chúng khắp 3 miền giành chính quyền về tay nhân dân, đọc tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với thế giới 1 nước VN độc lập, lập ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa duy nhất tồn tại.
Sau này quân Pháp nặn ra "QGVN" rồi "VNCH", chúng đều là ngụy. Tuy 2 mà 1. Cũng như cuộc chiến chống Pháp và Mỹ cũng tuy 2 mà 1. Thế cho nên ta mới hay nói là "trường kỳ kháng chiến 30 năm", "30 năm Dân Chủ Cộng Hòa kháng chiến đã thành công", "cuộc chiến 30 năm".
30 năm đây là tổng số thời gian cho KCCP và KCCM. Nên ta mới hay nói là kháng chiến chống Pháp Mỹ, thắng 2 đế quốc to là như thế. KCCM là tiếp nối của KCCP và trận Điện Biên lừng danh thiên cổ. Mỹ giúp Pháp không được sau đó đã thay thế Pháp, thay đổi tên gọi và 1 vài nhân sự và người đứng đầu trong cái "quốc gia" ma của Pháp, mà bọn thực dân đã "trao trả độc lập" ở trên 1 cái chiếc tàu chiến ở vịnh Hạ Long, làm trò cười cho cả nước. Thế cho nên Mỹ cút ngụy nhào là tất yếu. 30 năm là từ năm 1945 đến ngày bám càng, ngày đu càng của ngụy quân ngụy quyền và ngày chui trực thăng tháo chạy tán loạn của chủ tớ Mỹ ngụy, chủ Mỹ thì chạy bằng trực thăng, tớ Ngụy thì chạy loạn dưới đất, tụt quần cởi áo ra mà chạy như 1 bầy chó chạy loạn.
Thời gian qua 1 số người phản động cả trong và ngoài và kể cả 1 số quan chức hãnh tiến nóng lòng lập thành tích nên chạy theo chủ nghĩa thực dụng, nảy sinh tư tưởng cơ hội, tư duy nhiệm kỳ, đều là 1 phần của chủ nghĩa cơ hội. Chưa kể như cách Nguyễn thanh sơn đang làm liên tục có nghĩa là ông ta đang tỏ rõ lập trường với Mỹ và ba que, lấy điểm thi đua với Mỹ và ba que, để mai này với 1 chế độ khác thân Mỹ thì ông ta tiếp tục có chỗ đứng hoặc thậm chí còn được thăng tiến. Nhiều người đang tỏ lòng với Mỹ như vậy. Mỹ đang là cường quốc #1 thế giới. Nên nhiều quan đang muốn lấy lòng để "thủ cẳng" như nói theo cách của miền Nam là "thủ cẳng" trước. Để mai sau có biến cố chính trị thì họ và gia đình vẫn còn đường thăng tiến chính trị.
Trả lờiXóaĐặc điểm của những người này là vay mượn danh nghĩa hòa hợp dân tộc để dùng nó làm chiêu bài xuyên tạc lịch sử và lấy lòng Mỹ và Việt Tân và cộng đồng ba que nói chung, cũng như các tổ chức chống cộng cực đoan hải ngoại nói chung nhất là ở Mỹ. "Rửa tội" cho Mỹ ngụy năm xưa. Nhằm làm đẹp lòng mát dạ người đồng minh tương lai (?).
Trong khi đó ai khách quan cũng đều biết là hòa hợp dân tộc hay đoàn kết dân tộc cùng 1 bản chất mà thôi. Đại đoàn kết dân tộc như Hồ Chủ tịch thường nói là "Đoàn kết đại đoàn kết - Thành công đại thành công". Nhưng lúc sinh thời Hồ Chủ tịch chưa bao giờ gọi những ngụy quyền của Pháp Nhật Mỹ bằng những cái tên họ tự phong mà thay vào đó là gọi đúng bản chất không ra gì của các loại ngụy quyền đó bằng 1 từ ngắn gọn dân dã đó là "ngụy". Mỹ cút ngụy nhào. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Hồ Chủ tịch là ông tổ của phong trào đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Ai dám nói Bác không quan tâm đến đoàn kết hay hòa hợp dân tộc? Nhưng hòa hợp đoàn kết dân tộc không có nghĩa là nói ngược lại lịch sử, bóp méo sử học của quốc gia mình, hòng thỏa mãn cái tôi của những kẻ nằm ở bên thua cuộc là Pháp và Mỹ.
Nhiều năm nay những kẻ vẫn còn "chưa hiểu" về bản chất của 2 cuộc kháng chiến thần kỳ vĩ đại của dân tộc ta chỉ là những kẻ rất thiểu số, ồn ào không có nghĩa là đa số, huống gì chỉ là ồn ào trên thế giới ảo online. Sở dĩ tôi ngoặt kép "chưa hiểu" là vì số thật sự chưa hiểu thì ít, nhưng chủ yếu là những kẻ CỐ TÌNH "chưa hiểu", hay nói rõ hơn là họ KHÔNG DÁM, không đủ dũng khí để nhìn đúng vào sự thật lịch sử giai đoạn đó. Vì đó là 1 "sự thật phũ phàng" đối với họ.
Trả lờiXóaNhững kẻ yếu tinh thần hoặc cực đoan, bảo thủ, cố chấp thì tất nhiên họ sẽ tránh né sự thật lịch sử và những sự thật phũ phàng này. Từ đó họ chọn đọc, chọn nhìn và chọn nghe và chọn tin những gì mà họ MUỐN tin. Họ bịt mắt bưng tai từ chối tiếp nhận những thông tin phũ phàng. Chọn cách bế quan tỏa cảng không tin, không tiếp nhận, không chấp nhận. Ai nói khác về chiến tranh chống Mỹ thì tất nhiên phải là Cộng Sản hoặc Thân Cộng rồi. Còn người nước ngoài nói khác về chiến tranh chống Mỹ thì đều là "dân phản chiến" sấc. Thật ra đến nay rất nhiều người nước ngoài chưa bao giờ đi phản chiến, chỉ là những trí thức nghiên cứu độc lập, dù nhiều người trong họ không thích CNCS hay có cái nhìn khác về CN Marx, nhưng họ vẫn nói đúng về Chiến Tranh Đông Dương, dù người thì quan niệm 1 cuộc chiến Đông Dương, người thì gọi chiến tranh Pháp Việt là chiến tranh Đông Dương (chiến trường Đông Dương) và chiến tranh Mỹ Việt là chiến tranh Việt Nam (chiến trường Việt Nam), thì tất cả đều nhìn nhận rằng đó chỉ là 1 cuộc chiến hay chí ít là 2 cuộc chiến tiếp tục thừa kế của nhau và là 2 cuộc chiến liền lạc với nhau, thừa kế di sản của nhau. Đối với những kẻ mà hễ ai nói khác họ về cuộc chiến chống Mỹ thì đều là "bị CS nhồi sọ" hay "phản chiến" hay "CS con", "du học sinh", "công an mạng", "dư luận viên", "thân Cộng" thì làm sao hòa hợp gì với họ được. Vì đây là những kẻ có tư tưởng vong bản, vẫn còm ôm hận đối với phe kháng chiến giành lại được độc lập cho dân tộc và đất nước, với tư tưởng vọng ngoại, tinh thần bán nước, thì đây là những kẻ phá hoại và cần phải tránh xa chứ không phải là đối tượng để hòa hợp. Vì họ chính là những kẻ phản động. Hồ Chủ tịch cũng đã dặn dò rất rõ về việc phân biệt giữa nhân dân và bọn phản động.
Những kẻ đó là những tên phản động, những con bệnh, những kẻ ôm hận dĩ vãng, xuyên tạc quá khứ, là trạng thái thủ dâm tinh thần của người bệnh, từ chối nhìn nhận đúng sự thật lịch sử thực tế khách quan về những gì đã từng xảy ra trong lịch sử, trong thời kỳ Pháp Mỹ xâm lược nước ta. Những kẻ đó không phải là đối tượng để hòa hợp, mà là đối tượng để giáo dục cải tạo lại hoặc xử trí theo pháp luật. Đó là những kẻ phản động. Còn những kẻ chưa có những hành vi phản động hay tuyên truyền phản động, nhưng có những tư tưởng phản động, nhiều lần thể hiện ra tư tưởng phản động ở trên FB mà MXH thì là đối tượng để đề phòng cảnh giác.
Trả lờiXóaChứ nếu người tốt "hòa hợp" với kẻ xấu, người thiện hòa hợp với kẻ ác, người ngay hòa hợp với kẻ gian, người ngay thẳng hòa hợp với bọn lưu manh chính trị, đầu cơ chính trị, bậc quân tử hòa hợp với phường tiểu nhân đạo đức giả, NGỤY quân tử, kẻ chống tham nhũng hòa hợp với kẻ tham nhũng, người cứu nước hòa hợp với kẻ bán nước, cái đúng hòa hợp với cái sai, đúng + sai = "trung lập khách quan", cái trắng hòa hợp với cái đen , thì còn trời đất nào nữa còn nhân văn nào nữa, thế là xã hội loạn cả lên, các giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại bị đảo lộn, lật ngược.
Tôi rât tán thành và thích câu của ngài Ellsberg. Chiến Tranh Đông Dương và Chiến Tranh Việt Nam thực sự chỉ là một cuộc xung đột nối tiếp nhau trong một phần tư thế kỷ. Từ VN kháng Pháp chuyển biến sang tập 2 hay giai đoạn 2 là VN kháng Mỹ. Vì vây nếu nói chiến tranh kháng Mỹ là nội chiến thì trận Điện Biên Phủ cũng là nội chiến và chiến tranh chống Pháp cũng là nội chiến vì lính 'Quốc Gia' đã làm tay sai tham chiến trong đội ngũ Pháp ở Điện Biên và sau khi giải pháp Bảo Đại được Pháp dàn dựng lên trong cuộc xâm lăng này. Dr. James Carter 1 nhà kinh tế gia có học vấn tên tuổi khá khi mà Tiếp Thị cho sách của mình trên BBC Tiếng Anh English cũng gọi 'Nam Việt Nam' là 1 fictive state của Mỹ, có nghĩa nôm na ý là 1 tiểu bang giả tưởng của chánh quốc Hoa Kỳ, 1 thuộc địa ẩn giấu, trá hình, 1 vùng đất bị chiếm của mẫu quốc Hoa Kỳ.
Trả lờiXóaXin lỗi chưa nói là ông Carter nhà kinh tế học tên tuổi cũng nói là South Vietnam là 1 sản phẩm của Pháp, Mỹ và là 1 fictive state, 1 bang giả tưởng của liên bang Hoa Kỳ và là 1 tiền đồn của Mỹ, 1 căn cứ quân lực của Mỹ trong khu vực bán đảo Đông dương và 'South Vietnam' suốt thời gian tồn tại của mình chưa bao giờ đủ sức tự mình tồn tại mà không sống nhờ sống bám vào sự trợ cấp của Mỹ. Nếu không có Mỹ thì kinh tế cũng đã sụp đổ rồi nói chi tới võ khí hay quân sự binh lực kiếm cung. Bởi vì đó là 1 nền kinh tế ăn bám không hơn không kém. South Vietnam là 1 con ký sinh sống bám sống nhờ vào Mỹ.
XóaVIỆT NAM CỘNG HÒA: MỘT ĐẤT NƯỚC TỰ DO - DÂN CHỦ THẬT SỰ
Trả lờiXóaSo với VNDCCH thì VNCH hơn hẳn về mặt kinh tế, đời sống nhân dân. Vậy còn các mặt khác về đời sống, văn hóa, giáo dục và chính trị thì ra sao?
Thứ nhất, để nói về tự do dân chủ chúng ta có thể thấy rõ nét nhất là văn hóa và biểu tình, tự do lập đoàn thể, hội họp và thậm chí cả chống chính phủ khác hẳn so với VNDCCH và CHXHCNVN hiện nay là độc tài toàn trị.
Minh chứng rõ nét cho việc này đó là xuất hiện những thành phần cộng sản nằm vùng trong lòng VNCH như ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng… Chính quyền VNCH biết rõ họ là cộng sản và biết những hành động của họ làm chống chính quyền. Nhưng họ vẫn được biểu tình, kích động dân chúng theo cộng sản. Điều này trái ngược hẳn với quyền tự do bị chà đạp của nhân dân yêu nước khi tham gia biểu tình chống Trung cộng xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải,vv…
Ngoài ra, chúng ta có thể thấy tại VNCH, các bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn vẫn được phép tồn tại. Hay thậm chí các bài hát có nội dung lãng mạn bị đảng cộng sản triệt để cấm đoán vì lo ngại sẽ hỏng mất chính sách tuyên truyền hận thù của cộng sản thì tại VNCH vẫn được tự do ca hát. Đó chính là do chính quyền VNCH tôn trọng quyền tự do tư tưởng và thưởng thức âm nhạc của nhân dân. Xin lấy một ví dụ. Bài hát “Những đồi hoa sim” thực chất là bắt nguồn từ một nhà thơ Miền Bắc và trước khi về quê ở ẩn do không chấp nhận sự thối nát của cộng sản cũng là người theo đảng cộng sản, ông là Hữu Loan nhưng vẫn được các nhạc sỹ của VNCH phổ biến và tự do ca hát. Ngược lại VNDCCH thì tuyên truyền “Không nghe, không dùng văn hóa của Ngụy” Mặc dù những bài hát, bài thơ đó hoàn toàn không có mưu đồ chính trị và giàu tính nhân văn.
Nạn nhân của những nghệ sỹ trong chế độ độc tài nhiều vô kể như nhạc sỹ Tô Hải hay nạn nhân của cái gọi là “Phản cách mạng” Nhân văn Giai Phẩm. Trong khi đó VNCH không có một cuộc thanh trừ nào kiểu như vậy, và quan trọng hơn cả VNCH không hề có một cuộc cách mạng thực chất là CẮT MẠNG người như “Cải cách ruộng đất - long trời lở đất”.
Thứ hai, trong cuốn sách nghiên cứu khá sâu sắc về quốc tế cộng sản “Chủ thuyết của chúng ta” của học giả A.Schenalder - một đảng viên đảng cộng sản CHDC Đức - được ấn hành tại Đông Đức năm 1981 có viết tại trang 189: “Nếu cứ tự do như VNCH thì VNDCCH sẽ bị đánh mất chủ thuyết của mình...” Tác giả này đã công nhận VNCH có tự do về tư tưởng và VNDCCH thì ngược lại rất độc tài và quân phiệt chỉ nhằm giữ cho được “Chủ thuyết “ cộng sản sai lầm cho mình nhằm cai trị nhân dân ta, đấy nhân dân ta đến cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Chỉ cần thấy câu: Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm (1954-1967) (Fatherland - Honour - Duty) và Tổ quốc - Công minh - Liêm chính (1967-1975) (Fatherland - Justice - Integrity) của VNCH đặt Tổ quốc lên trên hết cũng đã thấy khác hẳn với “Trung với đảng, hiếu với dân” của CHXHCNVN vì đảng cộng sản đặt lợi ích của mình trên cả nhân dân và chẳng thấy bóng dáng Tổ Quốc đâu cả?
Thứ ba, Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa mang triết lý giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.
XóaĐiều này đã được minh chứng bằng việc học sinh đi học dưới chế độ VNCH không hề mất học phí. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chính và ở các trường đại học cộng đồng). Những con số nêu trên được lấy từ cuốn “Giáo dục Việt Nam” – NXB Giáo dục năm 2001 – cuốn sách của đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bảndo Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967). Theo văn bản phụ lục của hiến pháp VNCH ghi rõ:
“Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này, lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản, xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.”
Trong khi đó thì ở VNDCCH, học sinh bị nhồi nhét tư tưởng Mỹ “xâm lược” mà thực chất không phải vậy, “bác Hồ yêu nước, cả đời vì nước vì non” mà thực tế ngược lại khi bạn đọc 15 bài “Những sự thật không thể chối bỏ”và hàng trăm ngàn tư liệu, bằng chứng sống lại chứng minh được điều ngược lại. Hay là “yêu nước là phải yêu đảng cộng sản “ – một định nghĩa dốt nát và ấu trĩ.
XóaNhững bài thơ như của ông Tố Hữu với những câu như “Giết, giết nữa...” lại được nhà trường VNDCCH gieo vào đầu con trẻ ý tưởng giết người ngược hẳn với xu thế nhân bản của thế giới nói chung và VNCH nói riêng.
Trên báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1-6-1950, đăng bức thư gửi thiếu nhi toàn quốc nhân ngày 1-6: “Song ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ”. Điều này cho thấy Đảng Cộng sản chủ trương tuyền truyền bịa đặt ngậm máu phun người về cuộc sống của trẻ em ở những nước dân chủ trong đó có Mỹ và VNCH là bị “bóc lột”. Nhìn lại những người lính trẻ bị bắt buộc phải cầm súng khi chưa đủ tuổi thành niên thời trước hay nhìn cảnh tượng của trẻ em đang làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động... ở Việt Nam hiện nay mới thấy được tuyên truyền của cộng sản chỉ là bịa đặt nhằm đưa đến một ý thức lệch lạc cho nhân dân.
VIỆT NAM CỘNG HÒA: MỘT ĐẤT NƯỚC TỰ DO - DÂN CHỦ THẬT SỰ
Trả lờiXóaThứ tư, từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 (tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì:
“Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.”
Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) và Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: "the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges").
Như vậy cho thấy ngay cả đảng cộng sản cũng phải thừa nhận nền giáo dục của VNCH chính là cái gương cho họ tự soi vào. Nhưng thực chất họ nói như vậy nhưng lại không làm như vậy chủ yếu chỉ để ngu dân, cai trị độc tài.
Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
“Tôi là con của một cán bộ Việt Minh – tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc. Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục "xã hội chủ nghĩa" (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng...”
Đánh giá của nhà phê bình văn học Thụy Khuê:
“Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dạy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản.”
Thứ năm, ngay từ thời điểm 1960-70 thì cấu trúc của chính phủ VNCH đã đầy đủ chuẩn mực, khuôn mẫu, của một đất nước văn minh ngày hôm nay - Tổng Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện). Tự do báo chí thật sự với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với không có tờ báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau gần 70 năm trời chứ chưa nói đến VNDCCH cùng thời điểm với VNCH. Vậy thì tự do dân chủ ở đâu?
XóaDưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền đi theo chủ nghĩa Cần lao Nhân vị. Trong khoảng 5 năm, Việt Nam Cộng Hòa đã có một số thành tựu: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, định cư gần 1 triệu dân di cư từ miền Bắc, thành lập Viện Đại học Huế...
Hiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của nhà nước Hoa Kỳ. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến. Quốc hội có những quyền hạn sau: Biểu quyết các đạo luật; Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế; Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia; Hợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội; Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể. Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.
Tính đến năm 1975 thì Việt Nam Cộng Hòa đã thiết lập ngoại giao với 87 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở cấp bán chính thức.
(Bạn đọc có thể tham khảo ở links sau:http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a)
Chúng ta có thể thấy gì khi VNCH có hàng chục đảng phái, tổ chức hoạt động chính trị còn ngược lại VNDCCH và CHXHCNVN hiện nay chỉ có 1 đảng độc tài duy nhất hoạt động với tiêu chỉ “Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát”. Ngoài ra ta phải thấy rõ ràng sự tự do trong bầu cử của VNCH khác hẳn với bầu cử theo sự sắp đặt của VNDCCH hay CHXHCNVN. Đó chính là sự tự do và dân chủ thật sự khác với tuyên truyền giả hiệu, ngậm máu phun người.
Thứ sáu, một tác giả của Trung cộng khác là Vương Văn khi viết cuốn sách “Tư bản hay dân chủ“”xuất bản tại Trung cộng năm 2002 cũng nói về VNCH như sau tại trang 92:
“Dân chủ trong chủ nghĩa tư bản cho nhân dân hưởng nhiều cái lợi nhưng lại là sự bất lợi cho chính quyền vì chính quyền không thể kiểm soát nổi nhân dân tự do. Hãy nhìn Việt Nam Cộng hòa ở Miền Nam Việt Nam làm tấm gương...”
Tác giả Trung cộng này cho rằng VNCH chính là một chính quyền tự do, dân chủ nên đã bị thất bại. Điều này không sai nhưng chưa đủ. Vì sao? Vì thực chất cái đúng là tác giả công nhận sự tự do dân chủ thật sự của VNCH. Tuy nhiên tác giả nên nhớ một điều rằng chính đảng cộng sản Việt Nam đã lợi dụng sự tự do và dân chủ này để gây chia rẽ, dẫn đến sự sụp đổ của một nền dân chủ non trẻ nhưng đã làm được những điều tốt đẹp lớn lao cho nhân dân miền Nam.
VIỆT NAM CỘNG HÒA: MỘT ĐẤT NƯỚC TỰ DO - DÂN CHỦ THẬT SỰ
Trả lờiXóaThứ bảy, một khi để nói là VNCH là tay sai của Mỹ, là bán nước, là Ngụy quân, ngụy quyền thì phải có bằng chứng rõ ràng. Nhưng như phần A tôi đã chứng minh Mỹ không hề xâm lược Việt nam, không lấy đất, biển đảo, tài nguyên của Việt Nam, cũng không sưu cao thuế nặng như Thực dân Pháp trước 1945 thì VNCH đâu có bán nước, đâu có là “tay sai” như đảng cộng sản tuyên truyền?.
Quan trọng hơn, tại sao một chế độ bị vu cáo là “ngụy” lại anh dũng chống trả quân thù Trung cộng cướp nước còn CHXHCNVN lại “tri ân” giặc Tầu? Để mặc ngư dân bị đánh đập ngay trên biển đảo quê hương mình? Ai là Ngụy thì thực chất bạn đọc cũng tự tìm cho mình câu trả lời rồi.
Thứ tám, Tự do tôn giáo cũng là vấn đề được đề cập tại VNCH. Chúng ta có thể thấy các cuộc biểu tình rầm rộ của giới tăng ni, cái chết của vị sư theo cộng sản Thích Quảng Đức... cho thấy chính quyền VNCH không hề đối xử phân biệt với các tôn giáo, không có hiện tượng đập phá nhà thờ như ở Thái Hà... hiện nay.
Để khẳng định điều này, xin trích lời của tác giả người Đông Đức đã giới thiệu ở trên “Chủ thuyết của chúng ta” của học giả A.Schenalder - một đảng viên đảng cộng sản CHDC Đức - được ấn hành tại Đông Đức năm 1981 có viết tại trang 193:“Tự do tôn giáo ở Miền Nam là sự tổng hòa cân bằng giữa các tôn giáo nhưng lại là điểm tựa cho đảng cộng sản ở Việt Nam lợi dụng để chiến thắng chính quyền ông Diệm, ông Thiệu...”
Thứ chín, một nét tiêu biểu đó là lĩnh vực y tế của VNCH tại thời điểm trước năm 1975 đã hơn hẳn CHXHCNVN hiện nay chứ đừng nói đến VNDCCH trước kia sau mấy chục năm “thống nhất, giải phóng “ ảo tưởng. Cụ thể VNCH vào thời điểm đó xây dựng được nhiều bệnh viện hiện đại của Đông Nam Á và không có cảnh 2-3 người nằm 1 giường như thiên đường XHCN. Mời bạn đọc tham khảo links sau nói về y tế VNCH (http://vi.wikipedia.org/wiki/Y_t%E1%BA%BF_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a):
“Dịch vụ y tế bắt đầu ở cấp xã. Mỗi xã có một ủy viên y tế và một nữ hộ sinh, thường gọi là "cô đỡ" trông coi và giúp đỡ sản phụ ở thôn quê. Ủy viên y tế làm việc dưới sự giám sát của Hội đồng xã.
Ở cấp quận thì có Chi y tế dưới sự điều hành của cán sự y tế. Mỗi tỉnh thì có một bệnh việnthuộc Ty y tế. Trưởng ty y tế là một bác sĩ phụ trách chương trình y tế trong tỉnh. Giám đốc bệnh viện cũng là một bác sĩ y khoa. Bệnh nhân nhập viện vào các bệnh viện công cộng không phải trả tiền. Những bệnh viện công cộng lớn gồm có Bệnh viện Chợ Rẫy, Vì Dân, Bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn, và Từ Dũ.
Tổng số bệnh viện dân sự toàn quốc vào năm 1965 là 101 cơ sở với 25.000 giường. Riêng thủ đô Sài Gòn có 11 bệnh viện công cộng cung cấp gần 5.000 giường. Tính vào năm 1970 thì trên toàn quốc có hơn 570.000 ca nhập viện.
Một số chuyên khoa có bệnh viện riêng như Bệnh viện Nhi đồng Sài Gòn (220 giường). Khoa tâm thần có ba cơ sở chính: Bệnh viện Chợ Quán ở Sài Gòn, Bệnh viện Huế, và Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài ở Biên Hòa.
Nằm ngoài hệ thống của chính phủ là các phòng mạch, dưỡng đường và bệnh viện tư nhân (bốn bệnh viện ở Sài Gòn với hơn 800 giường). Vào giữa thập niên 1960 Việt Nam Cộng hòa có khoảng 800 bác sĩ y khoa. Bệnh viện tư lớn phải kể Bệnh viện Grall và Bệnh viện Saint Paul ở Sài Gòn, Bệnh viện Sùng Chính (200 giường) ở Chợ Lớn”.
Còn “thiên đường XHCN” bánh vẽ của chúng ta thì sao? Hãy đọc một bài viết từ trang Baomoi.com trích bài trên báo Tuoitre Online của đảng cộng sản Việt Nam (http://www.baomoi.com/Thieu-benh-vien-tai-sao-khong-xay-them/82/7484744.epi)
Xóa“Chuyện 3, 4 bệnh nhân nằm chung một giường đã có từ lâu lắm rồi, nhưng thật đáng tiếc khi gần đây bộ trưởng Bộ Y tế mới biết và thấy nỗi khổ nhục của người bệnh. Người dân luôn đặt ra câu hỏi rằng tại sao khi xây các dự án nhà ở, các khách sạn, sân golf... mọc lên nhanh thế nhưng các bệnh viện xây mới lại không có hoặc rất ít (với tiến độ con rùa). Vậy mong các vị đứng đầu hãy quan tâm và trả lời cho cử tri biết... Rất nhiều bệnh viện quá tải, nhất là Bệnh viện Nhi Đồng, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Từ Dũ... người ta dễ "phát sợ hơn cả là bệnh" khi nhìn thấy cảnh đông đúc. Quá tải... chắc khoảng... 300% chứ không phải là vừa.”
Kết luận: VNCH là một nền dân chủ non trẻ nhưng thật sư là dân chủ trong cả tư tưởng, chính trị và tôn giáo, giáo dục... Nó khác xa với tuyên truyền giả tạo của VNDCCH và CHXHCNVN. Nhưng VNCH đã bị đảng cộng sản lừa bịp nhân dân, ngậm máu phun người để tuyên truyền họ là chế độ “Ngụy quân, Ngụy quyền”.
XóaQua các dẫn chứng đã chứng minh hai điều: Mỹ không xâm lược Việt Nam và VNCH rất tự do và dân chủ. Vậy thì luận điệu quy kết cho Mỹ xâm lược Việt Nam là bịa đặt. Và chính vì không có kẻ xâm lược thì làm gì có kẻ làm tay sai bán nước như cách VNDCCH và Đảng Cộng sản ngậm máu phun người cho VNCH - một chế độ dân chủ non trẻ thật sự.
Dẫu rằng quá khứ đã qua, VNCH trên thực tế đã không còn tồn tại. Nhưng trong lòng những người dân đã từng sống tại miền Nam trước năm 75 và người thân của họ dù sống ở Hải Ngoại hay Việt Nam đều thương tiếc cho VNCH vì họ hiểu rõ sự thật về một xã hội tốt đẹp đang hình thành dần theo năm tháng đã bị chính sách “ngậm máu phun người “ của Đảng Cộng sản Việt nam bức tử. Và trong bản thân chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên giữa xã hội toàn trị của đảng cộng sản nhưng cũng đã kịp nhận ra sự thật không phải như Đảng Cộng sản vẫn tuyên truyền.
Có thể khẳng định một câu ngắn gọn: VNCH không phải là “Ngụy” mà chính VNDCCH và CHXHCNVN hiện nay chính là Ngụy khi làm tay sai cho Trung cộng, Liên Xô và bức hại dân tộc Việt Nam gần 1 thế kỷ như ông Lê Duẩn đã nói "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc".
Nhiệm vụ của chúng ta phải tìm hiểu và trả lại sự thật lịch sử để cho thế hệ sau phải biết và nhân dân hiểu được bản chất xấu xa chuyên “ngậm máu phun người” của Đảng Cộng sản Việt nam.
Trả lại sự thật về VNCH như một lời tri ân từ đáy lòng với những công dân yêu nước VNCH của một công dân trẻ sống trong chế độ độc tài Cộng Sản!
Giờ không gọi ngụy quyền thời Pháp Mỹ là ngụy thì gọi là tổ chức khủng bố là đúng nhất. Người ta đang có 1 quốc gia Việt Nam dân chủ cộng hòa từ đời tám hoành nào tự dưng vịt ngang cọng hành từ đất nẻ đâu đó chui ra tự nhận là 1 nhà nước ngang hàng, ban đầu do Pháp bưng từ Pháp về Bảo Đại rồi Diệm được Mỹ bưng từ nhà thờ Mỹ về cho làm tể tướng của Tây rồi đi lên làm "hoàng đế" của Mỹ. Tôi xin hỏi bất kỳ 1 người đầu óc bình thường tỉnh táo nào làm sao có thể coi cái chính quyền ngụy đó là 1 chính thể chính thống hợp pháp chính danh ngang hàng với 1 quốc gia Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có sẵn từ lâu từ đời 8 hoánh nào được. Rõ ràng đó là bọn tiếm danh tự phong do Pháp Mỹ dựng lên để hợp thức hóa cuộc chiến của họ và phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của họ. Gọi vịt ngang cọng hành là tổ chức khủng bố là đúng nhất. Đúng nghĩa phổ thông của thế kỷ 21 ngày nay. Từ đâu nhảy ra tự nhận là 1 nhà nước bố láo thì là tổ chức khủng bố, tự trang bị võ trang 1 cách bất hợp pháp, dùng súng đạn đi công khai tàn sát, như vậy là tổ chức khủng bố đúng nghĩa nhất. Cái đám tự phong là "VNCH" là 1 tổ chức khủng bố. Chỉ là ngày xưa khái niệm "tổ chức khủng bố" này chưa được các nước lớn chú ý áp dụng và chưa trở thành phổ thông phổ biến như nay. 1 nền kinh tế mà dựa dẫm 100% vào ngoại bang xâm lược giỏi nghề ăn bám và là 1 nền kinh tế bán trôn nuôi thân, 1 nền kinh tế dựa vào việc bán thân và phục vụ tình dục cho lính Mỹ lính Tây để làm sinh kế đó là 1 nền kinh tế làm đĩ thỏa chứ có gì để tự hào. Đó là nền kinh tế mải dâm, làm tôi mọi cho Pháp Mỹ để có miếng ăn. Làm trâu chó cho Pháp Mỹ để có cái ăn thì hay ho gì mà "giai điệu tự hào" hoài.
Trả lờiXóaHèn gì nhà đấu tranh nữ quyền "Nghị Quốc" sau khi ngâm cíu miền Nam Sài Gòn thời Hòn Dái Viễn Đông của Pháp Mỹ thấy đĩ điếm hay quá nên vỗ đùi cái bốp hô hào đúng rồi đây là con đường kiếm xiền phục vụ cho kinh tế nước nhà đây rồi. "Nghị Quốc" là ông vua xuyên tạc lịch sử và cào bằng lịch sử khi nghiên kíu thời Pháp Mỹ thấy kinh tế làm đĩ nên thích chí quá muốn đem áp dụng cho VN mềnh, muốn biến kinh tế VN thành kinh tế làm đĩ, kinh tế đĩ điếm, hợp pháp hóa mai dâm. 1 nền kinh tế ăn bám của 1 đám ký sinh trùng sống ký sinh vào ông chủ Tây chủ Mỹ, có gì hay mà "tự hào" bệnh hoạn. 1 nền kinh tế điếm nhục lấy bán trôn để sống. Đó đâu phải là nữ quyền hay nhân quyền gì, đó cũng đâu phải là lao động chân chính, đâu sản xuất ra gì mà lũ xuyên tạc về CNXH hay đem vụ bán dâm vào rồi gọi đó là "lao động" rồi sủa bậy. Giờ thì tụi mềnh đã biết động cơ nào thúc đẩy "Nghị Quốc" vào con đường sủa bậy hô hào đòi hợp pháp hóa nghề bán trôn nuôi miệng, nghề làm đĩ và luồn trôn Mỹ và ba que Việt Tân ba que và dư đãng ngụy quân ngụy quyền ở Pháp Mỹ và xuyên tạc lịch sử đòi hợp pháp hóa ngụy quyền "VNCH" và tại sao tờ báo hiếp dâm Tuổi Trẻ TPHCM luôn làm cái loa cho các tuyên truyền độc hại này của "Nghị Quốc" tứ đại ngu và chư vị đồng lõa. Tờ báo Tuổi Trẻ TpHCM đã làm nhục Thành Đoàn và tên tuổi Thành Phố và nó hiếp dâm giỏi hơn viết báo nên nó mới xuyên tạc lịch sử xúc phạm nhiều người như thế và càng ngày càng đã trở thành 1 cơ quan ngôn luận phản động. Cơ quan "ngông loạn" chống phá lịch sử điên cuồng chống phá và phản động về lịch sử.
Thống kê GDP đầu người của Ngân hàng Thế giới, WB, cùng thời điểm :
Trả lờiXóaa, South Vietnam 1960,1965,1969,1970,1973,1975 lần lượt là : 223,130,132,123,89,44 USD.
b,Philippines
Tương tự lần lượt là : 257,189,244,189,261,364 USD.
c, Indonesia (tính từ 1965) : 56,109,182,265,360.
d,Thailand : 101,138,187,192,269,351.
e, South Korea : 155,155,239,279,403,608.
f, Malaysia : 299,333,381,392,694,803.
g,Hongkong : 429,678,829,963,1.891,2.251.
h, Singapore: 395,516,812,925,1.928,2.557
i, Brunei : (từ 1965) : 1.146, 1350, 1432,3.017,7.461.
k, Japan : 479, 920,1.669,1.927,3.873,4.514.
2, Sau khi sa lầy và sau hiệp định Paris 1972, Mỹ rút đội quân xâm lược 1/2 triệu tên về. Và sự "phồn vinh" của VNCH cũng theo đi ngay.
Hồi nhỏ còn ở VN tôi nghe mọi người hay gọi trước giải phóng và sau giải phóng, gọi là lính Ngụy, hồi nhỏ tôi thích lính Ngụy vì nghe kể là lính Ngụy ăn mặc đẹp hơn du kích VN. Giày bốt, mặc đẹp. Lúc nhỏ thì đầu óc chỉ có biết vậy. Nghe mọi người gọi sao thì gọi theo như vậy cho tới giờ ở Mỹ thì tôi và mọi người vẫn gọi là lính Ngụy và cờ Ba Que đơn giản chỉ là quen miệng thôi.
Trả lờiXóaTất nhiên sau khi lên học phổ thông đỡ dốt hơn thì biết vì sao gọi là giải phóng. Tại sao gọi là Cờ Ba Que thì quá dễ hiểu vì nó có có 3 sọc. Có ý nghĩa là đây là chiêu bài chính trị ba que xỏ lá của giặc xâm lăng chứ không phải là 1 Nhà nước thật sự, không phải là 1 chính thể vì dân vì nước có chính nghĩa quốc gia thật sự. Nhưng còn gọi là Ngụy thì thuần túy là quen miệng thì ai cũng gọi thì gọi chứ không biết vì sao phải gọi như vậy, chưa từng bao giờ nghĩ do đâu mà người ta gọi như vậy hay tại sao nên gọi vậy. Mãi sau này có Internet khi lên internet nghe mọi người tranh luận ở các diễn đàn và các bài viết ở các blogger yêu nước, các thành viên mạng xã hội yêu nước và các trang FB yêu nước thì mới hiểu nguyên cớ và ý nghĩa thật sự của từ "ngụy". Gọi chính quyền Ngụy là ngụy quyền là đúng và chính xác nhất. Đối với 1 nhóm người, 1 tổ chức không hợp pháp tay sai của ngoại bang xâm lược thì không cần quan trọng hóa nó và không cần nâng nó lên làm nhân vật chính trong khi nó chỉ là nhân vật phụ, cũng không cần phải để ý họ tên gì hay tự xưng là gì, chỉ cần biết đó là 1 ngụy quyền bản sứ mà kẻ ngoại xâm dựng nên để làm tay phục vụ, làm công cụ xâm lược là được. Cho nên sách sử uy tín và đáng tin cần cân nhắc trong cách dùng từ ngữ, không thể theo tư duy ai tự xưng là gì thì cứ gọi như người ta tự xưng theo cung cách Wikipedia Mỹ được.
Ở FB nhiều người nói về ông Nguyễn Phương Hùng và kênh Youtube "Phố Bolsa TV". Theo tôi biết đây chỉ là những người muốn dựa dẫm lợi dụng vào 1 số vấn đề chính trị và công chức trong nước để trục lợi trong nước và mưu lợi 1 số vấn đề về tài chánh. Họ lợi dụng bà con trong nước không biết rõ lắm về tình hình hải ngoại nên làm ra vẻ như phong trào chống VN ngoài này ghê gớm lắm và họ là đại diện cho những người đầu hàng đó và làm cầu nối để cho các tổ chức chống Cộng bên này không chống VN nữa. Họ cũng tìm kiếm các mối quảng cáo để quảng cáo ở trên trang KBCHN.
Trả lờiXóaCòn Phố Bolsa TV thật sự chỉ là 1 kênh Youtube tư nhân và cá nhân, của cá nhân anh Vũ Hoàng Lân. Mà anh này thì cả nhà nội ngoại dều đi lính Ngụy và có tiền án tiền sự chống Cộng cực đoan nên cái nhìn của anh ta về cuộc chiến chống Mỹ và chính quyền Ngụy là y chang tổ chức Việt Tân và cái nhìn "truyền thống" của cộng đồng cờ ba que. Thật sự là khi Phố Bolsa TV phỏng vấn các Việt kiều năm rồi ở Đại Hội Kiều Bào do Ủy ban VN tổ chức thì nhiều việt kiều ở ngay Bolsa có mặt trong đại hội đó ở trong nước không hề biết ông Nguyễn Phương Hùng hay Phố Bolsa TV là ai. Khi phỏng vấn Vũ Hoàng Lân phải xấu hổ thú nhận "tôi cũng ở Bolsa nè". 1 người tự đặt hàng làm thẻ phóng viên và đặt logo lên máy quay phim ra vẻ to tát lắm nhưng lại chưa bao giờ làm việc cho 1 cơ quan truyền thông nào, chưa tốt nghiệp đại học nghành báo chí nào, nhưng vẫn ra vẻ như thế thì các bạn nên hiểu Vũ Hoàng Lân là con người ra sao, đừng nhìn vẻ ngoài hiền lành thật thà mà lầm.
Đúng là như thế, các nội dung được trình bày trong sách sử hay các bài nghiên cứu lịch sử về một thời kỳ nào đó thì khi đọc đến ngụy quân hay ngụy quyền thì chúng ta hiểu đó là lực lượng vũ trang và chính trị người bản xứ của phe xâm lược. Còn chúng tự nhận là gì, tự nhân danh gì, hay gọi nhau là gì là điều không quan trọng. Vì chúng không phải là những nhân vật chính hay trọng điểm của lịch sử.
Trả lờiXóaSách báo quốc tế cũng không tác phẩm nào dành ra hơn một hai trang để nói về cái mà họ gọi là "Nam Việt Nam" (South Vietnam) ấy. Mặc dù công nhận là Mỹ thua nhưng bởi do ảnh hưởng bởi đại lượng truyền thông Mỹ nên họ gọi quân và dân cả 2 miền nước ta là Bắc Việt và Việt Cộng/Việt Minh, còn ngụy Sài Gòn là "Nam Việt Nam".
Tất nhiên, chúng ta là người trong cuộc đều biết ngụy Sài Gòn không phải là đại biểu của miền Nam VN. Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn là người con miền Nam thành đồng tổ quốc. Sau ngày giải phóng rất nhiều đồng chí, cán bộ, đảng viên, lãnh đạo miền Nam lên phụ trách lãnh đạo và sau này vào TW và BCT trở thành các "nguyên thủ quốc gia". Do đó rõ ràng cuộc chiến này không liên quan gì đến vấn đề Nam hay Bắc cả mà trọng tâm của nó là 2 đối thủ Việt Mỹ. Mỹ xâm lăng Việt và Việt tự vệ chống trả phản kháng, do đó gọi là kháng chiến (chiến tranh phản kháng) chống Mỹ (để) cứu nước.
Cả hai miền, hay đúng hơn cả ba miền, cả mọi miền, bao gồm cả đồng bào Thượng và các dân tộc anh em, các quốc gia láng giềng quanh ta đều quyết tâm chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn là ngày 30/4/1975 lịch sử.
Còn đối với các chính quyền, lính tráng tay sai bù nhìn bản xứ thì không cần phải gọi cho "đúng tên" gì cả vì đó là cách làm sử kiểu cải lương hoặc kiểu máy móc thô thiển du nhập từ Mỹ và phương Tây vào, không phù hợp với cách dạy sử có tính nhân văn và giáo dục như ông cha ta vẫn làm hàng nghìn năm nay. Đó là thiện phải ra thiện, ác phải ra ác, chính phải ra chính, tà phải ra tà. Không thể không phân biệt, không thể lẫn lộn giữa kẻ tấn công xâm lăng 1 quốc gia dân tộc khác và người tự vệ chống cự kháng chiến chống lại kẻ xâm lăng đó. Như các cụ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã nhiều lần lên án vấn đề này, như trong hội nghị Pari về VN, Mỹ hoàn toàn đánh đồng và cào bằng tất cả các phía. Và nay nhiều nhà viết sử cũng theo lối đánh đồng và cào bằng này.
Đó là sự lẫn lộn vai vế, thân phận, lộn ngược giá trị, làm sử theo kiểu mập mờ, mờ ám. Nếu cứ đem "trung lập" ra để biện minh cho việc phải gọi đúng tên các phe phái trong cuộc chiến và viết sử theo cách "vàng thau lẫn lộn", "cá mè một lứa", thiện ác chính tà không phân biệt gì thì còn viết sử để làm gì? Ở Mỹ và phương Tây giàu mạnh kinh tế tốt là thế nhưng thỉnh thoảng cứ xảy ra những vụ khủng bố, thảm sát, là do đâu, là do văn hóa "trung lập" độc hại này, tính chất giáo dục nhân văn không có, đạo đức không được coi trọng, cái ác không bị lên án, cái thiện không được đề cao đúng mức, sử học thì đem thiện ác bất phân và bị "trung lập hóa" một cách vô đạo đức và phản động. Đó là vì sao tôi từng nói là nhiều bạn lên google hay vào Wikipedia tra cứu trong khi đó là 1 nơi truyền tải đầy các nội dung phản động, không chỉ có chính trị và những gì liên quan đến CNCS, CNXH, CN Mác Lênin mà còn cả lịch sử dân tộc Việt Nam, với một tư tưởng, tư duy biên soạn lịch sử theo kiểu phản động. Tư tưởng phản động về cách trình bày, truyền tải lịch sử này nó theo con đường online và diễn biến hòa bình vào tận một số nơi có trách nhiệm ở ta.
Xin Chào quý vị xin nói thẳng là chỉ mới năm ngoái thôi tôi không biết Nguyễn Phương Hùng hay PhoBolsaTV là ai cả. Họ thổi phồng lên cộng đồng cực đoan ở đây nhưng đây chỉ là 1 nhóm rất nhỏ, do ồn ào nên có cảm tưởng là như phổ thông đại chúng nhưng không phải. Nếu không đọc báo Việt ngữ, không vào các trangweb hay trang fb của họ thì không biết là có họ tồn tại, ở ngoài không thấy họ ở đâu ngoài xã hội. Mỗi khi đi thăm bà già vợ ở LA tôi đều đi chợ ở Phước Lộc Thọ như cơm bữa, không hề thấy hay biết bất cứ ai ở trên Phố Bolsa TV hay ai liên quan đến Nguyễn Phương Hùng hay Nguyễn Hoàng Lân.
Trả lờiXóaXin nói cho rõ là đa số người LittleSaigon (Tiểu Sài Gòn) đều không biết họ là ai, làm gì. Đa số người bình thường ở bang này và ở mỹ nói chung đều lo làm ăn và về VN chơi thường xuyên, thăm gia đình, tôi chưa thấy 1 ai trong số bạn bè đồng nghiệp hay thân nhân gia đình kể cả bên vợ có 1 số người đi lính ngụy mà có 'trăn trở' gì về chuyện VN, lịch sử, hay thấy chính quyền ngụy xưa người ta gọi là ngụy mà đem gắn bản thân vào đó rồi đâm ra tự ái. Ngay cả những người có người nhà đi lính ngụy hồi xưa nghe vậy cũng chỉ coi là người ngoài, vì họ không còn là lính ngụy nữa, họ gác lại quá khứ hướng đến tương lai nên không care bên phía CSVN gọi các chính quyền ngụy cộng hòa ngày xưa là gì. Thậm chí nói rộng ra thì cũng chả ai quan tâm gì đến các vấn đề lớn lao quá sức như chính trị, chế độ, lịch sử, nghị quyết 36, hòa hợp dân tộc. Người càng có tài thì càng chỉ lo vào chuyên môn của mình, làm việc của mình cho thật giỏi, những chuyện nằm trong tầm tay của mình mà mình kiểm soát được. Chỉ có mấy tay thất nghiệp, thất bại, bợm nhậu ngồi trà dư tửu hậu không có gì làm giết thời gian nên mới ngồi tám nhảm các vụ 'quốc gia đại sự', những người này dưới mắt công chúng đồng hương và cộng đồng người Việt ở đây không được coi trọng lắm mà chỉ coi họ là mấy tay vô công rỗi nghề, bản thân thất bại rồi ra ngồi ở chợ nói thánh nói tướng, như trong nước gọi là "chém gió", vô thưởng vô phạt, chỉ chuốc lấy sự chê cười. Ngay cả bản thân mốc meo, không vợ không con, không nghề không ngỗng vô công rỗi nghề, làm gì cũng không ra hồn, làm người thất bại mà toàn nói chuyện to tát ghê gớm, chỉ khiến người khinh bỉ coi thường.
Tư lựu đạn và con cháu ngụy có nói giời bể gì thì cậu cũng không bác bỏ được nời mấy thằng tổng mẽo, nhỉ?
Trả lờiXóaChúng nói
"DIỆM LÀ THẰNG NHÓC CỦA CHÚNG TA", "THIỆU LÀ CÁI ĐUÔI CON CHÓ"
http://googletienlang2014.blogspot.com/2018/04/gui-nhom-lat-su-loi-vang-thuoc-ngoc-cua.html
Bu mẽo của ngụy nói về mấy thằng chóp bu ngụy vậy thì còn cãi cái chi?
DLV 3 /// Tư lựu đạn, Quế sơn và đồng bọn nếu không được nói, không đeo bám trên GT bao nhiêu năm nay, thì ăn cám heo trừ bữa à ? Cần chiếu cố cố hoàn cảnh khốn nạn của gã ngụy già này, mọi người ạ.
Trả lờiXóaTiến sỹ Daniel EIIsberg là người có học hàm học vị cao và là sỹ quan, cố vấn bộ trưởbg quốc phòng Hoa Kỳ nên ông có điều kiện liên hệ với chính giới Mỹ và tiếp cận với những tài kiệu mật của chính phủ Mỹ. Do đó những ý kiến, đánh giá về chiến tranh Việt Nam của ông có sự khách quan và độ tin cậy cao.
Trả lờiXóaNổi lên cốt lõi đánh giá về chiếnh tranh Việt Nam của ông là:
Thứ nhất, khẳng định chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đã tiến hành liên tục tù trước năm 1954 đến 30/4/1975.. Trước năm 1954 thông qua Pháp bằng cách đảm nhận chi phí chiến tranh cho Pháp tới 85%, từ sau năm 1954 là thông qua VNCH bằng viện trợ quân sự và sau là Mỹ với hơn nửa triệu quân trực tiếp tham chiến.
Thứ hai, không có cái gọi là nội chiếm mà chỉ có việc là Mỹ xâm lược Việt Nam.
Mục đích Mỹ xâm lược Việt Nam là để bảo vệ lợi ích về kinh tế, chính trị của Mỹ và của hệ thống TBCN do Mỹ đứng đầu ở Đông Nam Á. Mỹ giữ được Đông Nam Á không rơi vào tay CS để giữ vị trí của Mỹ ở Châu Á sau khi ĐCS Trung Quốc lên cầm quyền vào năm 1949. Nay Mỹ chuyển trục sang Châu Á - Thái Bình Dương cũng vì lợi ích của Mỹ và Mỹ rất cần các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Trước thì họ xâm lược Việt Nam để thực hiện điều họ muốn, nay thì họ muốn làm bạn với Việt Nam để thực hiện điều đó.
Thứ ba, chiến tranh Việt Nam thời đó là việc thường trực nằm trên bàn tổng thống đến cả bộ máy cầm quyền Mỹ. Cỗ náy chiến tranh vận hành hết công suất, họ bàn và quyết định từ việc lớn đến việc nhỏ, từ những vấn đề chiến lược đến sách lược của cuộc chiến, họ nắm vận mệnh của VNCH, điều đó thể hiện rõ VNCH không là gì với họ cả, thế mới thấy rõ bản chất làm tay sai cho Mỹ của VNCH, thực sự chỉ là một chính phủ bù nhìn không hơn không kém.
Đọc hồi ký của tiến sỹ Daniel EIIsberg rất ít ai có thể phản biện với ông về những nhận đinh, đánh giá của ông về chiến tranh Việt Nam, mà càng hiểu rõ hơn bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam. Bởi vì, ông vừa là nhà nghiên cứu tầm quốc tế nói chung, nghiên cứu chuyên nghiệp về chiến tranh Việt Nam nói riêng, lại là người thực tiễn có mặt trong cuộc chiến và đặc biệt là có trong tay gần như đầy đủ hồ sơ mật của nhà trắng về chiến tranh Việt Nam. Vì vậy quyển sách hồi ký của ông nó như một bản báo cáo khoa học về chiến tranh Việt Nam.
Trả lờiXóaHay vân vi lan man trăn trở việc 'phải gọi đúng tên' thì là Trần Nhật Quang chứ ai. Bắt nguồn từ tư tưởng không chuẩn xác về cuộc chiến, thay vì nhìn nhận đó là kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì họ nhìn nó là 'kháng chiến chống ngụy', đưa vai phụ ăn bám lên làm vai chính. Mỹ chỉ cắt giảm viện trợ 1 tẹo là ném cả súng và tụt cả quần mà chạy tán loạn nhé chứ chưa cần đến 'đồng minh bỏ rơi'.
Trả lờiXóaThực sự, cuộc xâm lăng nào trong lịch sử cũng có ngụy quyền và lính ngụy vì đó là nhu cầu của bên xâm lược, để cho lính chính quốc đỡ phải tổn thất thương vong. Thời nào cũng có lực lượng vũ trang bán nước vác súng bán mạng cho giặc vì miếng cơm manh áo hoặc vì bị tẩy não nhồi sọ, hoặc đơn giản là vì bị bắt lính. Khi nói Mỹ ngụy thì ta hiểu đó là gì. Hoàn toàn không cần biết đến 'họ tên' đến chính quyền bù nhìn của kẻ xâm lược. Biết tên họ để làm gì, để đặt lên bàn thờ hay đưa vào gia phả? Ngay cả sách báo quốc tế cũng nói đó là 1 chính quyền bù nhìn và tồn tại 1 cách vô duyên lãng xẹt và sụp đổ nhanh chóng nhanh gọn 1 cách vô duyên lãng xẹt. Đến này bức ảnh 'con rối Sài Gòn' của người chống chiến tranh Mỹ khi biểu tình phản kháng chiến tranh vẫn là 1 trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Chiến Tranh Việt Nam của Mỹ.