Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Phần 11. “NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM...” - Daniel Ellsberg

Hình bìa cuốn sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?


Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
*************
Chương 20. Giết chóc và cỗ máy nói dối

Vào buổi sáng ngày 30-9, tôi ra khỏi giường, mở cửa trước ra đường cao tốc PacificCoast và nhặt tờThời báo Los Angeleslên. Đã thành lệ, tôi quay về phòng ngủ nhìn ra bãi biển và vào giường đọc báo.

Câu chuyện chính của tờ báo ngày hôm nay là trường hợp lính mũ nồi xanh, hay còn gọi là lực lượng đặc nhiệm, đã giết người. Tôi đã theo dõi câu chuyện này được vài tuần và câu chuyện xuất hiện trên bìa của hầu hết mọi tờ tạp chí. Kể từ tháng bảy, đại tá chỉ huy lực lượng đặc nhiệm tại Việt Nam. Robert Rheault và năm sĩ quan tình báo khác dưới quyền ông này bị buộc tội chủ mưu giết người. Một trung sĩ và sĩ quan khác cũng đang bị giam giữ.

Câu chuyện chính của Ted Sell tổng kết những lời cáo buộc như sau: "Các nguồn tin cho biết nạn nhân của vụ việc là Thái Khắc Chuyên, 31 tuổi, người dân Bắc Việt Nam đã làm việc trong lực lượng đặc nhiệm từ tháng 12-1963. Thông tin cho hay Chuyên đã tham gia vào cuộc họp với các chiến sĩ tình báo của Cộng sản. Sau khi bị hỏi cung - sử dụng cả máy phát hiện nói dối và cái gọi là huyết thanh phát hiện sự thật - những lời buộc tội đó được các sĩ quan trong lực lượng đặc nhiệm khẳng định. Ngày 20 tháng sáu, có nguồn tin cho hay Chuyên đã bị xử bắn, xác anh ta bị cho vào trong bao tải và quẳng ra ngoài biển Đông".

Tít lớn trong câu chuyện của Sell nằm giữa trang báo viết: "Những lời cáo buộc giếtngười của lính mũ nồixanh đã bị quân độiMỹ bác bỏ". Câu chuyện viết như sau:

Hôm thứ hai, quân đội Mỹ đã bác bỏ những cáo buộc rằng 8 lính mũ nồi xanh nghi ngờ đã giết một điệp viên hai mang Việt Nam.

Việc bác bỏ gây nhiều ngạc nhiên này là theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Stanley R. Resor. Mới chỉ 11 ngày trước đó, ông Bộ trưởng này còn nói rằng ông thấy vụ việc này cần được đưa ra xét xử.

Resor nói ông quyết định như vậy là vì các sĩ quan sẽ không được xét xử công minh vì Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã từ chối làm chứng. Nhưng rõ ràng là quyết định này có liên quan tới việc tự vấn lương tâm ở cấp cao.

Sell tìm hiểu hai giả thuyết của vụ việc: thứ nhất, các mật vụ CIA có thể đã nhất trí rồi sau đó lại không nhất trí với việc thủ tiêu; thứ hai, điều trần của các mật vụ CIA cho thấy việc giết các điệp viên hai mang cũng không phải hiếm, và do vậy, xét xử các sĩ quan Mỹ là không công bằng.

Về giả thuyết thứ nhất, sau này Sell nói: "Các quan chức CIA nghe đâu đã lệnh cho nhóm biệt kích phải giết tên gián điệp đó. Theo những nguồn tin khác, CIA sau đó đã thôi không triển khai theo hướng đó và quyết định không thủ tiêu Chuyên nữa. Nhưng trên thực tế lúc đó thì Chuyên đã bị mang đi thủ tiêu rồi".

Sell viết rằng Resor hình như nói rằng: "Nếu CIA từ chối không cung cấp thông tin liên quan đến tội ác này", các sĩ quan sẽ không được xét xử công minh và do vậy phải thôi những lời cáo buộc. Mặc dù ông ta không nói nhưng rõ ràng là CIA không thể từ chối làm chứng mà không có sự hậu thuẫn của Tổng thống. Các phát ngôn viên của cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều bác bỏ bất kỳ sự dính líu nào của Nhà Trắng trong quá trình ra quyết định. Nhưng câu chuyện này và cả những câu chuyện khác nữa mặc nhiên cho rằng những lời bác bỏ đó không đúng (Gần đây, cuốn nhật ký của ông H. R. Haldeman, Tổng Tham mưu trưởng dưới thời Nixon đều xác nhận rằng tất cả mọi quyết định đều do Nixon và Kissinger đưa ra).

Tại sao quân đội Mỹ lại ém nhẹm vụ xét xử có một không hai này? Theo Resor: "Tôi muốn nói rõ rằng những hành vi nào bị cáo buộc mà không đủ bằng chứng chứng minh, là vi phạm nghiêm trọng quy định, kỷ luật và mệnh lệnh của quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ sẽ không và không thể tha thứ cho những hành vi trái luật pháp đó, Như Resor thường xuyên nói: "Quân đội Mỹ không tha thứ cho tội giết người". Tướng Creighton Abrams, Tham mưu trưởng lực lượng quân đội Mỹ ở Việt Nam, người đã ra lệnh xét xử theo toà án binh, cũng có cùng quan điểm. Ông không có cách lựa chọn nào khác là đưa ra xét xử, nếu có bằng chứng giết người. Có một sự căng thẳng giữa quan điểm này và giả thuyết cho răng Nhà Trắng đã quyết định bỏ qua những lời cáo buộc không mấy phổ biến. Dường như là mặc dù quân đội không tha thứ cho tội giết người, nhưng Tổng thống thì lại có thể tha thứ.

Tuy nhiên nếu đúng là những vụ giết người như vậy không phải hiếm nhưng từ trước đến nay chưa bao giờ bị mang ra xét xử thì câu hỏi đặt ra là: "Tại sao lại xuất hiện những lời cáo buộc này?" Tại sao lại đưa ra xét xử vụ việc cụ thể này khi rất có khả năng chứng minh được chính quyền và chính sách chiến tranh tỏ ra khá lúng túng? Những báo cáo của Resor và Abram về động cơ đưa vụ việc ra xét xử dường như không thoả đáng - điều đó không đúng.

Sau này trong báo cáo của mình, Sell bình luận rằng: "Động cơ của Abram khi tán thành việc xét xử, vụ xét xử tập trung sự chú ý vào những phương diện không phù hợp của cuộc chiến tranh Việt Nam, nghe đâu đã phát điên lên khi biết mình bị lừa dối. Theo như những báo cáo này thì Rheault và những người khác khi bị văn phòng của Abram thẩm vấn về trường hợp của Chuyên, đã khai rằng anh ta đang thục thi nhiệm vụ gián điệp ngoài lãnh thổ Nam Việt Nam thì chết".

Một phân tích đi kèm của phóng viên Robert Donovan nói thêm rằng bản thân Rheault lúc đầu đã bị lừa dối về những gì đã xảy ra bởi những điệp viên dưới trướng ông ta, bao gồm cả Đội trưởng Robert F. Marasco, và các đội trưởng khác, những người đã ra lệnh cho cấp dưới nguỵ tạo ra một câu chuyện hoàn toàn khác.

Tôi nằm trên giường, lắng nghe tiếng sóng biển và nghĩ về những gì tôi đã đọc. Một điều mà tôi nghĩ tới là sự phẫn nộ của các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hoà trong Hạ nghị viện và Thượng nghị viện rằng các quan chức của Mỹ bị buộc tội hình sự, có nguy cơ bị tống giam chỉ vì đã ra tay giết một dân thường Việt Nam. Và xuất hiện cảm giác không công bằng khi liệt các sĩ quan này vào một loại giết người mà không phải là không phổ biến.

Báo cáo của Donovan trích dẫn các tuyên bố tán thành không đưa ra xét xử của nhiều nghị sỹ quốc hội hàng đầu. Hạ nghị sỹ George Bush nói: "Tôi nghĩ hành động này của Bộ trưởng là đúng đắn và sẽ khích lệ tinh thần của quân đội chúng ta".

Tuy nhiên, Donovan ghi nhận: "Điều này sẽ đặt ra câu hỏi đạo đức về quyền của binh sĩ được phép giết một tù nhân mà không đưa ra xét xử, nếu sự thực đúng là như vậy, như đã bị buộc tội".

Trong thời chiến, liệu việc giết người theo lệnh cấp trên có thể coi là giết người được không? Câu trả lời là "đúng" khi tôi còn đang được huấn luyện làm lính bộ binh. Giết dân thường và tù binh trong khi đang bị giam giữ? Chắc chắn rồi. Do đó, tình cờ tôi có được một câu hỏi rộng hơn cho câu trả lời đó, bao gồm tất cả các vụ giết chóc trong một cuộc chiến phi nghĩa như cuộc chiến của chúng ta ở Việt Nam. Tôi không hy vọng là Bộ trưởng Resor hay tướng Abrams đồng ý với tôi về điều đó, nhưng trong những tình huống cụ thể như thế này thì họ bắt buộc phải đồng ý. Tuy nhiên nếu cá nhân họ không dung thứ cho một vụ giết người nào đó họ đang nói dối về việc nêu và bác bỏ những lời buộc tội. Một tầm nhìn dần dần hình thành trong óc tôi là cốt truyện của hai câu chuyện tôi vừa mới đọc: những lời dối trá về một vụ giết người.

Thực ra lần duy nhất từ "dối trá" xuất hiện trong một, hai câu chuyện có liên quan đến cơn giận dữ của tướng Abrams khi ông ta nghĩ mình bị đại tá Rheaut lừa. Nhưng cả hai tác giả đều không cố gắng che giấu niềm tin của ông ta rằng sự dối trá chính thức đó không chỉ giới hạn trong vụ việc này. Theo thông lệ của cánh báo chí, cả hai tác giả đều không gắn chữ "dối trá" hay "không đúng sự thật" vào những tuyên bố của các quan chức. Họ chỉ đơn thuần là theo dõi những tuyên bố này với những báo cáo bình luận mâu thuẫn nhau, ví dụ như "Sự thật là… cho thấy"; "do vậy dường như là…"; "Điều hình như đã xảy ra là…", "nhưng rõ ràng là…. Tuy nhiên những uyển ngữ kiểu này không giấu được mức độ đánh giá của họ về sự thật trong các tuyên bố chính thức.

Đồng thời, điều đó thật đáng ngạc nhiên, cho dù các nhà báo có cố gắng khách quan bao nhiêu về tất cả sự tồn tại của những sự khác nhau này, cho dù họ có cho là điều hiển nhiên đi chăng nữa.

Bản thân tướng Abrams, trong các báo cáo của Sell và Donovan, hứa là sẽ dựng ra một câu chuyện dối trá. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng thống cũng vậy. Không chỉ có đại tá Rheault mà tất cả cấp dưới của ông ta đã dựng lên một câu chuyện dối trá để đưa cho Abrams.

Sáng thứ ba hôm đó, tôi nằm trên giường và suy nghĩ: đây là chế độ mà tôi đang làm việc phục vụ, tôi là một phần của chế độ này đã 12 năm nay - không, đúng ra là 15 năm nay, kể cả thời gian tôi phục vụ trong hải quân. Đó là một chế độ nói dối ở tất cả các cấp từ cao xuống thấp - từ hạ sĩ tới Tổng Tham mưu trưởng để che giấu tội ác giết người.

Như tôi đã dần dần nhận thức được từ những gì tôi đọc được trong tháng đó, điều đó mô tả những gì mà chế độ đó đang làm tại Việt Nam, trên một quy mô rộng lớn hơn, liên tục trong hơn một phần ba thế kỷ qua. Và tình trạng này vẫn đang tiếp diễn.

Tôi nghĩ: tôi không muốn là một phần của chế độ đó nữa. Tôi sẽ không là một phần của cái máy nói dối này, sự che dấu này, tội ác giết người này nữa.

Tôi chợt nảy ra một ý rằng những gì tôi có trong két sắt an toàn ở Công ty Rand là bảy ngàn trang tài liệu minh chứng cho sự nói dối của bốn vị Tổng thống và chính quyền của họ trong vòng 23 năm để che giấu các kế hoạch và hành động của vụ giết người hàng loạt. Tôi quyết định bản thân mình sẽ không tiếp tục che giấu điều đó nữa. Bằng cách nào đó, tôi sẽ công bố tập tài liệu này.

Trước tiên phải nhân bản tài liệu đã. Tôi không thể làm điều đó ở Công ty Rand hay cửa hàng photocopy được. Có lẽ có thể đi thuê một cái máy photocopy. Tôi ngồi dậy, sang phòng khách và gọi điện cho một người bạn thân và trước đây là đồng nghiệp của tôi ở Rand, anh Tony Russo. Tôi nói có đôi điều tôi muốn trao đổi với anh ấy.

Tony đã từng tham gia nghiên cứu thẩm vấn những kẻ phản bội và tù nhân Việt Cộng, một nghiên cứu của Rand. Tôỉ gặp anh ta lần đầu tiên khi tôi đặt chân đến Sài Gòn năm 1965. Khi chúng tôi gặp lại nhau ở Santa Monica năm 1968, chúng tôi thường hay tranh luận vui vẻ với nhau, trong phòng làm việc của anh ấy ngay dưới phòng làm việc của tôi, về những gì anh ấy biết được thông qua các buổi phỏng vấn. Anh ấy cho tôi xem một số các biên bản phỏng vấn, có biên bản dài tới 60 trang giấy một mặt. Rất nhiều những biên bản này, thông qua phiên dịch, làm anh ấy rất ấn tượng trước tấm lòng yêu nước và xả thân vì tổ quốc của người Việt Nam, về niềm tin vào chính nghĩa trong sự nghiệp đấu tranh của họ. Thậm chí cả những kẻ phản bội, phần lớn đào ngũ vì lý do cá nhân hoặc không chịu nổi sự vất vả của cuộc sống lính du kích, cũng không hề nói xấu gì về sự nghiệp giải phóng dân tộc và lãnh tụ của họ. Konrad Kellen, người đã xử lý những tài liệu hỏi cung tù nhân trong chiến tranh thế giới lần thứ hai và chiến tranh Triều Tiên và những kẻ đào ngũ từ Đông Âu, đã đọc hàng trăm biên bản này cho dự án của Rand và nói với tôi anh ấy chưa bao giờ thấy cái gì tương tự như thế này cả "Thông thường tù nhân và những kẻ đào ngũ kể cho bạn nghe những gì mà họ nghĩ là bạn muốn nghe. Nhưng bạn không thể nào khiến những tù nhân này nói một điều gì đó chỉ trích chế độ của họ cả". Kết luận của ông ta mà ông ta hối thúc tôi chuyển tới Kissinger cho thấy đây là sự thù địch mà ban lãnh đạo và dân chúng "không thể nào bị cưỡng ép". Họ có thể bị huỷ diệt, nhưng họ không thể bị cưỡng ép.

Tony có bằng đại học về kỹ sự hàng không vũ trụ và đã làm việc cho Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trước khi học khoa chính trị tại Princeton. Lúc đầu anh ta cũng là người lính như tôi. Nhưng được gặp người miền Bắc Việt Nam và Việt Cộng và đã nghe những câu chuyện của họ đã làm anh ta thay đổi hoàn toàn. Dần dần anh ta không chỉ ngưỡng mộ họ như những con người mà còn tin rằng họ đã đúng khi bảo vệ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của mình. Tôi vẫn tập trung vào sự phi nghĩa của người Mỹ như những gì tôi được chứng kiến trước thời điểm giữa năm 1969. Tôi không có kinh nghiệm trực tiếp mặt đối mặt như anh ta - trên thực tế tôi chưa bao giờ gặp một ai trong Mặt trận dân tộc giải phóng - và tôi vẫn nghi ngờ rằng hy vọng của họ sẽ trở thành hiện thực nếu sự nghiệp đấu tranh quốc gia chính nghĩa dẫn tới việc thành lập được một nhà nước Stalinist.

Dù thế nào, nếu không có quan điểm chính trị đó thì Tony đã bị sa thải khỏi phòng kinh tế của Công ty Rand. Tôi thấy vẻ thông cảm của anh ta đối với các Việt Cộng trong các cuộc nói chuyện khi chúng tôi còn làm việc tại Rand; anh ta không công khai điều đó và cũng không viết thành giấy trắng mực đen.

Nhưng tôi biết chắc chính những gì anh ta viết thành giấy trắng mực đen đã khiến anh ta gặp rắc rối với người trưởng phòng diều hâu là ông Charlie Wolf. Anh ta đã viết một nghiên cứu thống kê cẩn thận về tác động của dân số với chương trình sử dụng thuốc diệt cỏ nhằm huỷ diệt nguồn cung cấp thức ăn cho Việt Cộng nhưng có tác động rộng lớn hơn. Ngoài ra, từ những quan sát cá nhân của anh ta về các tù nhân đang bị giam giữ, anh ta đã phanh phui, trong một nghiên cứu bí mật, thói quen đánh đập và tra tấn các tù nhân Việt Cộng của quân đội Việt Nam cộng hoà, thường là có sự góp mặt của các cố vấn Mỹ.

Wolf không thích nghiên cứu này hay một nghiên cứu khác mà Russo tiến hành về mối quan hệ giữa sự kiểm soát của Việt Cộng với các chính sách đất đaỉ và những người khác ở Rand lo ngại về quan niệm của các nhà tài trợ không quân về những nghiên cứu này. Tôi chưa biết đến Tony khi anh ta nói với tôi rằng Wolf sẽ sa thải anh ta, nhưng tôi rất ấn tượng với những công trình nghiên cứu của anh và tôi nói với Charlie rằng tôi nghĩ sa thải anh ta là một sai lầm và mất mát đối với Phòng Kinh tế. Charlie khăng khăng cho rằng quyết định sa thải là hoàn toàn vì ngân sách mặc dù Tony là người duy nhất chịu ảnh hưởng bởi lý do này.

Sau khi Tony không còn làm việc cho Công ty Rand nữa thì tôi bắt đầu hẹn gặp Tony sau giờ làm việc. Càng ngày tôi càng thấy quý mến anh ta. Anh ta rất vui tính, có đầu óc sáng tạo, không chỉ về chiến tranh mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa. Chúng tôi trở thành bạn thân. Anh ấy bắt đầu đọc những phân tích cấp tiến thể hiện chính sách của chúng ta đối với Việt Nam không phải như một sai lầm mà coi chính sách đó là phù hợp với các mục tiêu mà Mỹ không công nhận và các hoạt động bí mật khác tại các nước thế giới thứ ba. Lúc đó tôi chưa được đọc các tài liệu đó (mãi đến khi kết thúc chiến tranh tôi mới được đọc). Nhưng vào ngày 30-9, tôi không còn do dự quyết định rằng anh ấy là người bạn đuy nhất tôi có thể nói những gì tôi muốn làm.

Khi tôi mặc quần áo, tôi nghĩ tới những gì hiển hiện trong đầu óc của những người mà tôi vừa mới đọc, những con người đã nói dối và giúp sức vào việc giết chóc. Do vậy nhiều người trong số họ đã nói dối (và một số người đã giúp sức vào việc giết chóc) không vì một lý do nào khác là họ bị cấp trên ra lệnh phải làm như vậy. Cấp trên nói với họ rằng điều đó có lợi cho cuộc chiến tranh, cho chính quyền, cho lực lượng đặc nhiệm. Điều đó tốt cho bản thân họ; họ chỉ cần biết có vậy. Tôi hiểu điều đó. Tôi cũng đã ở đó và làm việc trong những cương vị như thế. Nhưng họ đã sai lầm, giống tôi, khi hành động như vậy.

Một ý nghĩ nảy ra trong đầu tôi dưới hình thức một nguyên tắc: Từ nay, không ai có thể bắt tôi phải nói dối, bắt tôi phải nói dối như một bổn phận. Không ai sẽ nói với tôi điều đó và khiến tôi tin anh ta hay nghĩ rằng tôi phải phục tùng anh ta. Tôi sẽ không nghe theo. Điều đó không còn quyền lực gì với tôi nữa.

Nói dối công chúng, về bất kỳ điều gì, và trên hết nói dối về những vấn đề sống còn, chiến tranh và hoà bình, là một việc làm nghiêm trọng. Đó không phải là điều anh có thể dễ dàng đổ lỗi cho người khác. Tôi sẽ không làm điều đó nữa.

Dần dần tôi nhận thức được rằng điều tương tự cũng xảy đến đối với bạo lực. Không ai sẽ bảo tôi (hoặc bất kỳ một ai khác) phải giết ai đó, rằng tôi không còn sự lựa chọn nào khác, rằng tôi có quyền hay nghĩa vụ làm cái điều mà người khác đã quyết định thay cho tôi.

Nguyên tắc mới này, như tôi đã suy nghĩ về nó, không trả lời tất cả các câu hỏi về việc liệu người ta có nên sử dụng vũ lực hay không và nên sử dụng khi nào, những câu hỏi mà tôi đã vất vả đánh vật với kể từ khi tôi gặp Janaki và bắt đầu đọc về những người chủ trương hoà bình theo kiểu Gandhi hay Thiên Chúa giáo, nhưng nguyên tắc đó trả lời một số câu hỏi. Ví dụ về việc chấp nhận bị gọi nhập ngũ. Tôi không bị gọi nhập ngũ nhưng điều đó có thể xảy ra với con trai tôi, Robert. Tôi sẽ nói với các con rằng không ai có thể thuyết phục chúng mang súng và bắn ai đó chỉ bằng cách là bảo phải làm như vậy. Việc làm đó là sự lựa chọn của mỗi người, hoàn toàn là trách nhiệm của mỗi người.

Nếu như tôi lại làm điều đó thì đó là sự lựa chọn của bản thân tôi hoặc tôi nghĩ rằng đó là việc làm đúng đắn, chứ không phải tôi làm theo mệnh lệnh của người khác. Tôi cũng sẽ xem xét rất kỹ lập luận của riêng mình cho việc làm đó. Tôi phải có những lý do tốt hơn, những lý do đứng trên cả cái nhìn nghi ngờ mà tôi có khi ở Việt Nam. Trách nhiệm về việc giết chóc hay sẵn sàng giết chóc không phải là cái anh có thể đổ lỗi cho người khác, kể cả Tổng thống cũng không thể làm như vậy được.

Trong khi đó, khi tôi lái xe tới nhà Tony, tôi nghĩ cách làm thế nào để điều này sẽ ăn khớp với những gì tôi dự định làm trong tháng này. Do thấy mệt mỏi vì cái máy nói dối, việc thổ lộ điều này với Tony không phải là ưu tiên cấp bách. Mối quan tâm của tôi là về nội dung của những lời nói dối hiện nay: những lời nói dối che giấu cái gì, tạo điều kiện cho cái gì. Điều không hay là ở chỗ họ cho rằng những vụ giết chóc trong quá khứ là giết người, nhưng cá nhân tôi không muốn xét xử hay tống giam ai.

Tôi chắc chắn không muốn xét xử hay tống giam ai để báo thù hay chỉ để làm sáng tỏ những sự thật lịch sử về Việt Nam. Tôi quan tâm tới việc làm thế nào để chấm dứt giết chóc trong những năm tháng sắp tới.

Lúc đầu, tôi nghĩ công bố toàn bộ nghiên cứu của McNamara cho công chúng biết sẽ không đóng góp vào quá trình đó, cho dù điều đó có tính giáo dục cao đến đâu, xét về lâu về dài. Nhưng từ thời điểm buổi sáng khi tôi đã quyết định kiểu gì tôi cũng sẽ công bố, tôi bắt đầu nghĩ rằng nó có thể có ích ngay cả trong ngắn hạn.

Đúng là tài liệu này không chứng minh những gì cần phơi bày về chiến lược bí mật của Nixon: những gì Halperin đã nói với tôi những gì tôi đã chuyển cho các đồng nghiệp của tôi trong Công ty Rand và những quan chức quan trọng mà tôi liên lạc gần đây Nhưng đồng thời, tài liệu này củng cố những lý lẽ cho điều đó. Nó cho thấy những gì mà tôi cho rằng Nixon đang làm về cơ bản là giống các Tổng thống tiền nhiệm của ông ta đã làm. Khi tôi cho rằng ông ta sẵn sàng lừa dối Quốc hội và người dân Mỹ về những gì ông ta đang làm, mục đích chính của ông ta là gì thì nghiên cứu này cho thấy bốn người tiền nhiệm của ông ta làm đúng y hệt như vậy. Cứ cho là như vậy, ông ta ngụ ý nói rằng ông ta đã từ bỏ mục đích và ưu tiên mà tất cả họ đã hành động, nhưng tính liên tục mà nghiên cứu này cho thấy nêu ra các câu hỏi về điều đó, ít nhất là những câu hỏi mà người ta có thể thuyết phục Quốc hội Mỹ theo đuổi.

Chỉ đơn giản công bố nghiên cứu của McNamara sẽ không thể kết thúc chiến tranh hay đến gần ngày kết thúc chiến tranh. Nhưng điều đó sẽ góp một phần nào và trong tâm trạng hiện nay của tôi thì đó là lý do để công bố. Nếu tôi công bố nghiên cứu đó - lý tưởng nhất thì sau đó sẽ có những cuộc điều trần ruóc Quốc hội dựa vào những gì được công bố, sẽ có các nhân chứng thề chỉ nói sự thật, hoặc tài liệu này sẽ được công bố - thì lúc đó Nixon sẽ phải lo lắng rằng chính sách bí mật của ông ta sẽ không thể được bảo vệ khỏi những cuộc tranh cãi và thách thức đầy nghi ngờ.

Trên thực tế, tôi hy vọng sẽ có được tác động mà tôi đã kiếm tìm 18 tháng trước đó, nếu tôi tiết lộ nghiên cứu này cho tờThời báo New York. Điều đó sẽ cảnh báo Tổng thống rằng chính sách của ông ta đã mất đi tính vô hình và ông ta sẽ từ bỏ nó.

Giờ đây khi tôi suy nghĩ tích cực về kế hoạch này, tôi chợt nảy ra suy nghĩ có một cách khác mà nghiên cứu này có thể có ích. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho ông Nixon, tân Tổng thống, người của Đảng Cộng hoà, đổ lỗi cuộc chiến tranh cho Đảng Dân chủ. Xét cho cùng, Đảng Dân chủ xứng đáng phải chịu trách nhiệm hơn (mặc dù động cơ của họ chủ yếu là tránh những đòn tấn công nội bộ trong nước bởi những người cánh hữu như bản thân Nixon?). Ông ta sẽ không phải thay đổi chính sách, từ bỏ sự hẫu thuận của mình cho cuộc chiến, như ông ta làm trên cương vị phó Tổng thống và khi ông ta hết nhiệm kỳ Tổng thống. Ông ta có thể nói rằng người của Đảng Dân chủ đã làm tình hình rối tung rối mù lên, không thể giải quyết nổi; bây giờ đã quá muộn không thể làm gì được nữa ngoài việc xử lý cái mớ bòng bong đó. Sự thật cũng gần giống như vậy (mặc dù tôi biết chắc rằng cái mớ bòng bong đó còn tồi tệ hơn nếu Nixon thắng cử Tổng thống năm 1960 và đã thực hiện những gì mà ông ta kiến nghị trong thời gian đó) và nếu đó là những gì cần để ơng ta từ bỏ những ý định hiện tại của mình thì tôi thấy hài lòng. Tôi biết một số đảng viên đảng Dân chủ không cảm ơn tôi về điều này, nhưng đối với tôi nó chỉ là vấn đề ưu tiên cái gì trước, cái gì sau. Tôi đã rất nỗ lực để thuyết phục một số người của họ tình nguyện chia sẻ trách nhiệm rút ra khỏi chiến tranh Việt Nam bằng cách hứng chịu sự chỉ trích vì đã dính líu vào cuộc chiến đó. Từ trước đến nay, không ai tình nguyện làm điều đó Nixon cũng không cám ơn tôi. Nhưng nếu phần lịch sử bị che giấu trong nghiên cứu của McNamara có thể làm cho người dân Mỹ ghê tởm hơn nữa về cuộc chiến tranh mà họ đã tham gia và đồng thời làm cho Nixon dễ dàng hơn khi rêu rao rằng ông ta đang giảm bót chi phí mà Đảng Dân chủ gây ra thì điều đó có thể làm cho cán cân có lợi cho ông ta nghiêng về phía chấp nhận một "thất bại được cải trang" hơn là kéo dài cuộc chiến.

Trước đây tôi có nói với Tony rằng tôi có làm việc với một công trình nghiên cứu ở Washington về việc ra quyết định trong chiến tranh Việt Nam nhưng tôi không nói gì về nội dung của tập tài liệu cả, cho đến một buổi chiều tôi gặp anh ấy trên bãi biển sau nhà tôi. Anh ấy mô tả một mô hình nói dối về chương trình những kẻ đào ngũ của một số những người cấp trên của anh ta và về bản chất chiến tranh tại cấp thấp trong chính phủ và tôi nói rằng nghiên cứu tôi đọc được ở Washington cũng cho thấy những điều tương tự ở cấp cao nhất. Tôi không nói với anh ta và anh ta cũng không đoán rằng đó chính là nghiên cứu McNamara và tôi tiếp cận được ở Santa Monica. Tony nói: "Anh phải công bố tài liệu đó".

Điều anh ta vừa nói thật kỳ lạ. Những ai được phép thường không khuyên người khác nên tiết lộ thông tin. Tony không biết rằng tôi đã tiết lộ thông tin cho tạp chí Times trước đó một năm rưỡi. Tôi không nói với ai về điều này cả. Nhưng tôi không kinh ngạc ước đề xuất của anh ta. Trong hoàn cảnh hiện nay của anh ta khi đã thôi không làm việc cho Rand nữa thì việc nghĩ tới điều đó cũng thật dễ hiểu (và trước đó cũng thật dễ hiểu khi anh ta không nghĩ đến việc mang theo các tài liệu mật đi cùng khi anh ta thôi việc ở Rand). Anh ta biết hiện nay tôi và anh ta có cùng quan điểm về cuộc chiến tranh và đã đến lúc còn hành động phản kháng.

Thậm chí khi so sánh với bức thư của Rand mà tôi soạn thảo và việc tôi kết thân với các đảng viên Đảng Dân chủ thì đề xuất của Tony thực sự đáng quan tâm. Nghiên cứu của McNamara có lẽ không hoàn toàn phù hợp với cuộc khủng hoảng này. Nghiên cứu đó không nói gì tới việc Nixon là tân Tổng thống và nghiên cứu kết thúc vào ngày 31-3-1968 dưới thời Lyndon Johnson. Nixon vừa mới thắng cử nhờ vào lý do rằng ông ta không hề có dự định tiếp tục những chính sách thất bại trong quá khứ. Những gì tôi cần, nhưng không có, là những tài liệu phản bác lại điều đó. Tại Washington, vào cuối tháng tám, nếu Mort đưa cho tôi một tài liệu chứng minh rằng ông ta tin vào chính sách của Nixon, thì tôi đã dúi tập tài liệu đó vào tay Thượng nghị sỹ Fulbright hay đưa cho tờThời báo New York, hay cả hai, trước khi tôi quay về Haverford. Tôi không có bằng chứng đó và nghiên cứu của McNamara không thể thay thế cho bằng chứng đó được.

Nhưng hai tuần sau, việc làm thân với Đảng Dân chủ chẳng có tác dụng gì và bức thư của chúng tôi có thể không được gửi đi.

Trong 2 tuần đó, tôi đã đọc xong phần đầu tiên của nghiên cứu, về nguồn gốc của cuộc chiến tranh. Câu chuyện trên tờ Thời báo Los Angeles vào buổi sáng, vượt lên trên tất cả ảnh hưởng của các tháng trước đó, đã đẩy tôi qua ranh giới. Tôi cảm thấy mình sẵn sàng ngồi tù chỉ để tố cáo những lời nói dối về vụ giết người này.

Một khi tôi bắt đầu suy nghĩ về điều đó, tôi thấy rằng sẽ có lợi nếu như công bố giai đoạn lịch sử này - giá như có thể làm nhanh, trước khi Nixon biến cuộc chiến tranh thành cuộc chiến tranh Nixon. Chỉ trong vòng vào tuần, Tổng thống sẽ làm theo cách này hay cách khác. Những tài liệu này có thể không có tác dụng như tôi muốn đối với việc gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn đó, nhưng cùng với bức thư của Rand, đó là tất cả những gì tôi có. Đã đến lúc tôi bỏ lá phiếu của mình.

Khi tôi đến căn hộ của Tony, tôi nói với anh ấy: "Anh biết về nghiên cứu tôi đã nói với anh cách đây vài tuần, đúng không? Tôi có được tập tài liệu đó ở Công ty Rand, trong két sắt của tôi và tôi chuẩn bị công bố nó". Như tôi đã dự đoán trước, Tony không cần phải hỏi cũng đã sẵn lòng giúp tôi rồi. Anh ấy nói: "Thật tuyệt! Chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi!". Anh ta không đủ kiên nhẫn để nghe tất cả những lý lẽ mà tôi nghĩ ra trên đường đến đây. Tôi không biết là đã bao giờ bàn những lý lẽ đó với anh ta. Bây giờ thì điều đó không còn cần thiết nữa. Tôi nói với anh ấy rằng nghiên cứu đó rất dài và mất rất nhiều công sức mới photocopy xong được. Tôi muốn đưa một bản cho Thượng nghị viện và một bản cho báo giới. Tôi hỏi không biết anh ấy có biết ở đâu có máy photocopy không. Anh ấy nói có biết. Bạn gái của anh ấy, Lynda Sinay có mở một công ty quảng cáo nhỏ. Anh ấy gọi điện ngay cho bạn gái và cô ấy nói chúng tôi có thể sử dụng máy photocopy sau giờ làm việc. Chúng tôi có thể bắt đầu công việc ngay tối hôm sau.

Chương 21. Nhân bản tập tài liệu

Sáng sớm ngày 1-10-1969, tôi mở két sắt bí mật trong góc phòng làm việc và bắt đầu chọn ra những tập trong tài liệu của McNamara để nhân bản đêm hôm đó. 47 tập chất đầy hai ngăn kéo, cao khoảng 8 feet. Tôi nghĩ nên bắt đầu từ những nghiên cứu được ưu tiên hàng đầu. Tôi không biết mất bao lâu mới photocopy xong một tập và cũng không biết là có thể photocopy hết được không trước khi đến giờ phải công bố tài liệu này. Tôi muốn công bố trước ngày 15-10 và từ nay đến lúc đó cũng không còn nhiều thời gian nữa.

"Tôi có thể bị phát hiện trước khi làm được điều đó. Thực ra có khi chỉ 10 phút nữa thôi tôi cũng sẽ bị phát hiện. Tôi không nghĩ rằng điều đó rất dễ xảy ra. Tôi không còn nhớ là bảo vệ có yêu cầu kiểm tra cặp sách của tôi khi tôi rời nhiệm sở hay không. Và tôi cũng không nhớ là chính mình đã từng nhìn thấy bảo vệ làm điều đó với ai hay là trên thực tế họ không bao giờ làm cả: Tôi chưa bao giờ có cơ hội nghĩ hoặc để ý đến điều đó. Tôi chưa bao giờ mang tài liệu mật của Rand về nhà. Ở Washington thì lại khác. Ngay cả ở đó tôi cũng chưa bao giờ mang tài liệu mật về nhà, nhưng tôi thường xuyên ra vào Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ với các bức điện tín mật. Khi tôi rời phòng làm việc về các vấn đề an ninh quốc tế, cửa phòng làm việc luôn mở, trên bàn để những chồng tài liệu mật cao. Luôn có một, hai người thư ký ngồi phía bên ngoài, nhưng không phải lúc nào cũng vậy và cửa các phòng làm việc của khu vực các vấn đề an ninh quốc tế cũng không khoá.

Nhưng Công ty Rand thì khác. Rất hiếm khi người ta đi ra sảnh lớn với tập tài liệu mật trên tay, trừ phi ra vào Phòng kiểm soát tối mật. Bạn không thể để tài liệu mật trên bàn hoặc thậm chí để trong két sắt khoá lại khi bạn rời khỏi phòng làm việc.

Bạn không được phép rời mắt khỏi nó một lúc nào trừ phi bạn có một két sắt tối mật khoá lại, nhưng không phải nhiều người có két sắt như vậy. Những ai không có sẽ phải đọc nhờ tài liệu tối mật ở phòng kiểm soát tối mật hoặc trả tài liệu về đó khi rời cơ quan. Điều đó hơi bất tiện nếu như bạn thường xuyên muốn đọc tài liệu mật đó, nhưng đa phần mọi người không thưòng xuyên làm việc với tài liệu mật nhiều đến như vậy. Nếu họ cần, họ sẽ cố gắng có két sắt tối mật cho riêng mình. Những két sắt này nặng hơn két sắt bảo mật thông thường và khoá cũng khác.

Một két sắt tối mật rất dễ nhận ra trong phòng bởi vì nó màu đen, chứ không phải màu ghi. Phần lớn các két sắt có hai ngăn kéo. Một số có 4 ngăn, tất cả đều để kín tài liệu.

Tôi bắt đầu với tập tài liệu về giai đoạn 1964- 1965. Giai đoạn này phù hợp nhất với thời điểm hiện tại. Đó là giai đoạn lịch sử mà tôi cố gắng không muốn lập lại: một vị Tổng thống đe doạ leo thang chiến tranh, và có những kế hoạch bí mật để thực hiện điều đó; một cuộc chiến đang ngày càng mở rộng và kéo dài hơn, mà dư luận hoàn toàn không hề biết đến. Bản thân những tập tài liệu đó sẽ kể những câu chuyện cần được kể, như là những thông tin cơ bản cho những lập luận của tôi về chính sách của Nixon. Ít nhất điều đó sẽ chứng minh tất cả những gì đã xảy ra từ trước đến nay. Sự thật là điều đó đã lập đi lập lại trong vòng 24 năm. Bằng chứng của việc làm đó hiện cũng đang nằm trong két sắt của tôi: đó là toàn bộ nghiên cứu, nhưng mất nhiều thời gian để nhân bản. Tôi hy vọng chỉ trong một vài đêm tôi sẽ nhân bản được tài liệu nói về giai đoạn 1964- 1965 để tôi có thể phát tán, thậm chí nếu tôi có bị bắt trước khi kịp nhân bản số tài liệu còn lại.

Những tập tài liệu này rất dày. Tài liệu tôi có trong két sắt bảo mật bao gồm những tập mà tôi chưa bao giờ nhập vào hệ thống. Tài liệu đó có bìa các tông màu xanh. Cả bìa trước và sau đều ghi "Tối mật" bằng chữ đen và to cả ở phía trên và phía dưới trang bìa. Tôi đút những tập tài liệu này vào cặp sách da màu nâu của mình và đi xuống dưới nhà. Tôi biết rất rõ về những gì mình đang mang trong cặp sách. Chưa bao giờ tôi đi qua bảo vệ dưới nhà với tài liệu mật trong cặp cả.

Tôi mở cửa đi ra sảnh lớn dưới nhà. Như thường lệ có hai bảo vệ ngồi ở bàn. Tôi đeo thẻ ra vào nhưng chỉ cần nhìn là họ biết ai là ai ngay. Họ nói: "Tạm biệt, Dan", rất thân thiện như mọi ngày và tôi cũng vẫy tay chào họ khi tôi đi ngang qua bàn.

Một bảo vệ tìm tên tôi trong danh sách và ghi lại thời điểm tôi rời cơ quan. Tôi đẩy cửa kính và bước ra bãi đỗ xe.

Tôi đi thẳng về căn hộ của Tony Russo. Lúc đó có cả Lynda Sinay ở đó nữa. Cô ấy rất xinh, khoảng ngoài 20 tuổi và cũng rất thông minh nữa. Cô ta còn trẻ để điều hành một công ty quảng cáo. Chúng tôi lái xe đến văn phòng công ty cô ta ở góc đường Melrose và Crescent. Văn phòng nằm ở tầng 2, trên một cửa hàng hoa. Lynda hướng dẫn chúng tôi cách tắt hệ thống chuông báo động bằng một chìa khoá đặc biệt.

Máy photocopy nằm trong phòng khách. Ngoài ra còn có hai phòng nữa, rộng hơn, có bàn làm việc, một bếp nhỏ và một nhà tắm. Lynda hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng máy photocopy. Đó là một máy photocopy to, rất hiện đại so với thời đó, nhưng rất chậm so với tiêu chuẩn ngày nay. Mỗi lần chỉ chụp được một trang và phải mất vài giây mới xong. Tôi cố gắng ấn quyển sách xuống mặt kính, hy vọng mỗi lần chụp được 2 trang nhưng phần ở gáy sách chụp rất mờ. May sao, những tập tài liệu này được đóng gáy xoắn nên có thể dỡ tung ra. Tôi cố gắng tháo gáy xoắn thật cẩn thận để không bị phát hiện. Lúc đầu tôi dự định sao chụp thành hai bản, mặc dù sẽ mất thời gian hơn. Máy photocopy này không tự sắp xếp theo đúng trật tự được. Tony và Lynda đang ngồi nói chuyện ở phòng bên cạnh. Tôi đưa một tập tài liệu cho Tony và bảo anh ấy sắp xếp theo đúng thứ tự. Tôi quay trở lại máy photocopy và tiếp tục công việc của mình.

Có tiếng gõ cửa trên cửa kính phía bên trái tôi. Hai cảnh sát mặc đồng phục xuất hiện. Một người vừa dùng gậy gõ vào cửa kính. Anh ta ra hiệu cho tôi mở cửa. Tôi đậy nắp máy photocopy lại, đè lên trang có đề dòng chữ tuyệt mật. Khi tôi quay ra để mở cửa thì tôi vô tình đánh rơi một tờ giấy trắng lên trên tập tài liệu có hàng chữ tuyệt mật. Tôi nghĩ: Lạy chúa! Tôi hỏi họ: "Có việc gì không, thưa các ông?"

Một người cảnh sát nói: "Hệ thống báo động của ông đã tắt".

Tôi gọi với vào phòng bên cạnh: "Lynda, có ai cần gặp cô đây này". Tôi hy vọng Tony sẽ che những tờ giấy đó đi. Anh ta đã làm điều đó khi cảnh sát bước vào.

Một người cảnh sát nói: "Chào Lynda. Cô lại quên không bật hệ thống báo động".

Lynda nói: "Ôi, lạy chúa, tôi xin lỗi. Tôi hoàn toàn không biết sử dụng cái chìa khoá chết tiệt này".

Người cảnh sát nói: "Ồ, không sao. Cô nên rút kinh nghiệm về chuyện này".

Lynda nói: "Vâng, tôi sẽ rút kinh nghiệm". Họ chào tạm biệt. Chúng tôi nhìn nhau, thở phào nhẹ nhõm rồi tiếp tục làm công việc của mình.

Tony thay tôi photocopy tài liệu, còn tôi thì sắp xếp theo thứ tự. Một lúc sau, Tony và Lynda về nhà. Tôi muốn photocopy được càng nhiều càng tốt. Tôi làm việc suốt đêm.

Để cho nhanh, tôi cố gắng phối hợp các hoạt động thật nhịp nhàng. Một tay cầm tờ giấy lên, một tay đặt xuống máy, bấm nút, đợi, nhấc tờ giấy ra, để sang bên phải và đặt tờ giấy khác vào máy. Ngày nay quy trình này nghe rất quen thuộc nhưng lúc đó là cả một công nghệ mới. Hơi mất thời gian khi phải nâng nắp máy lên rồi đậy xuống và tôi không hiểu tại sao lại phải làm như vậy. Đó là để cho bản photocopy được đẹp hay là muốn bảo vệ mắt? Ánh sáng có sáng quá không nhỉ? Máy móc hoạt động ra sao? Ánh sáng màu xanh lá cây đó có gây phóng xạ không? Để tiết kiệm thời gian, tôi bắt đầu photocopy từ trên xuống - những bản sao trông rất đẹp - hy vọng rằng tôi sẽ không bị đau đầu hay mù mắt. Tôi cố gắng không nhìn thẳng vào ánh sáng, hoặc là tôi nhắm mắt lại. Nhưng thị lực của tôi thấy vẫn bình thường và tôi không còn lo lắng nữa.

Tới 5h30 , trời đã sáng và tôi muốn nghỉ. Tôi đóng gáy xoắn lại cho tập tài liệu, rất cẩn thận để người khác không phát hiện ra là tôi đã tháo ra. Tôi hoàn thành xong việc sắp xếp các trang theo đúng trật tự vốn có. Tôi để riêng những trang photocopy mờ hay bị hỏng. Tất cả mọi trang đều đề "Tối mật" và văn phòng của Lynda không có máy huỷ giấy. Tôi cho chúng vào cặp để về huỷ tại Công ty Rand. Ở Lầu Năm Góc, người ta cho giấy tờ bí mật vào những chiếc túi lớn, cuối ngày gom các túi này lại và đem đi đốt. Tại Công ty Rand, tài liệu mật đi theo một cái máng vào trong thùng rác to ở dưới tầng hầm và được huỷ tại đó.

Lúc đó còn quá sớm để đến cơ quan. Tôi thường làm việc rất muộn và bảo vệ không bao giờ thấy tôi đến cơ quan trước 8 giờ sáng. Trên đường về nhà, tôi dừng lại ở Zucky và ăn một bữa sáng. Tôi đợi đến 8 giờ, sau đó đi vào sảnh lớn với cặp tài liệu của mình, đi ngang qua bảo vệ, họ chào, kiểm tra và cho tôi vào. Không có vấn đề gì. Tôi cho tài liệu vào trong két sắt, khoá két lại, rời cơ quan theo một cửa khác và đi qua những người bảo vệ khác. Tôi về nhà và ngủ một lúc. Nhà tôi năm trên đường cao tốc Pacific Coast đi Malibu. Tôi không quen lái xe trên con đường đó vào giờ đó. Ánh nắng xuyên xuống từ một hướng khác, mặt trời đang mọc phía bên tay phải tôi, thay vì tay trái. Buổi sáng trời rất quang đãng, bầu trời trong xanh.

Trước khi đi ngủ, tôi đi bơi một lúc. Tôi không biết mình còn có bao nhiêu buổi sáng được đi bơi như vậy nữa.

Buổi chiều, sau khi tôi đã ngủ được một vài tiếng, tôi quay trở lại Công ty Rand và giải quyết tiếp công việc. Có một cuộc họp trong nhóm làm việc của chúng tôi để quyết định về bản thảo bức thư. Khoảng 7 giờ tối ngày hôm đó, tôi đút tài liệu tối mật vào cặp sách và đi qua bảo vệ an toàn. Tôi tới văn phòng của Lynda và photocopy cả đêm ở đó. Việc làm này đã thành thông lệ trong những ngày tiếp theo. Tôi không được ngủ đủ.

Đó là một công việc mệt mỏi triền miên. Nhưng cũng có những việc khác nữa khiến cho công việc đó không đơn điệu.

Dòng chữ đánh dấu tuyệt mật trên phía đầu và phía dưới mỗi trang ngay lập tức khiến tôi nhớ lại những hiểm nguy. Tôi chưa biết làm thế nào để tiết lộ những thông tin bí mật này trước công chúng. Nhưng dù điều đó có xảy ra như thế nào thì nó cũng sẽ làm thay đổi cuộc sống của tôi rất nhiều và nhanh chóng. Điều đó sẽ sớm xảy ra, có thể chỉ trong hai tuần nữa - vào ngày 15-10 hoặc một tháng sau đó, ngày 15-11. Khoảng một tháng nữa, tôi sẽ bị tống giam, có lẽ là đến hết đời.

Tôi cho rằng điều hiển nhiên là tôi đang phạm luật. Trong sự nghiệp của mình, kể từ khi gia nhập Hải quân Mỹ, tôi đã ký khoảng 12 thoả thuận cam kết giữ bí mật khác nhau. Mỗi lần ký, tôi thường liếc nhìn những dòng chữ cảnh báo quy định những đạo luật của liên bang mà theo đó tôi sẽ phải chịu sự truy tố và tống giam nếu tôi "tiết lộ thông tin có liên quan tới an ninh quốc gia" cho những ai không có phận sự. Tôi chưa bao giờ đọc những lời cảnh báo đó thật cẩn thận bởi vì tôi chưa bao giờ nghĩ mình có ý định làm gì để phải chịu sự trừng phạt đó cả. Do vậy tôi không bao giờ tìm hiểu xem là những đạo luật như vậy sẽ được áp dụng như thế nào. Nhưng người ta không cần phải đọc những lời cảnh báo đó mà phải tự biết rằng công bố các tài liệu tuyệt mật không được phép là một tội ác nghiêm trọng. Điều đó quá hiển nhiên.

Đồng thời, tôi hơi mường tượng ra rằng những vụ tiết lộ thông tin cllo báo chí, cứ cách ngày lại xảy ra một lần, không bị truy tố thường xuyên. Thực ra tôi không còn nhớ là mình đã từng biết đến một vụ truy tố nào như vậy chưa, mặc dù nhiều vụ tiết lộ thông tin đã khiến cho ngành hành pháp phát điên lên và nghe đâu là họ đã tập trung tiến hành điều tra rất sát sao: ít nhất trong một vài trường hợp như vậy, việc điều tra phải xác định được nguồn thông tin rõ ràng. Kể cả nếu các trường hợp đó không dẫn đến việc truy tố đi chăng nữa thì tôi phỏng đoán là chắc chắn phải có lý đo chính trị hay quan liêu - không quá khó để có thể hình dung ra một số lý do - mà có thể dẫn tới quyết định cố tình không truy tố. Dường như có khả năng điều đó sẽ xảy ra trong trường hợp này. Đối với tôi không sao cả. Nhưng cơ may dường như khá nhỏ, chỉ một hoặc hai phần trăm. Trong chừng mực tôi được biết, từ trước đến nay chưa có ai công bố hàng ngàn trang tài liệu tối mật cả.

Tôi không biết làm thế nào mà các cấp chính quyền có thể bỏ qua sự thách thức đối với một hệ thống như vậy nếu họ tìm thấy nguồn thông tin. Và trong trường hợp này, điều đó không khó khăn gì. Trong các trường hợp trước đây, có thể trở ngại đối với việc truy tố là ở chỗ khó xác định thông tin bị rò rỉ từ đâu để có thể tiến hành khởi tố. Thường là có rất nhiều mối nghi vấn tiềm tàng, tất cả đều phủ nhận đã làm rò rỉ thông tin và các nhà báo sẽ không cung cấp thông tin gì cả. Nhưng lần này tình hình lại không như vậy. Trừ phi vì một lý do nào đó tôi không thể đoán trước được rằng chính quyền quyết tâm không khởi tố vụ việc, còn nếu không chắc chắn người ta sẽ tiến hành điều tra hình sự. Ngay khi việc điều tra được tiến hành, chính quyền sẽ biết được nguồn rò rỉ thông tin, tôi dám chắc như vậy.

Chỉ có khoảng 12 người sở hữu tài liệu nghiên cứu của McNamara bên ngoài Lầu Năm Góc và rất ít người khác được tiếp cận với nó. Trên thực tế, mỗi người trong số họ đã bị chính quyền coi là những phần tử phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam và do vậy họ bị tình nghi. Nhưng đồng thời mỗi người trong số họ là cấp trên hoặc đồng nghiệp cũ của tôi; tôi quý trọng họ và trong đó có cả những người là bạn thân nhất của tôi. Tôi không muốn họ bị tình nghi nếu tôi có thể giúp được họ. Đem hết sức mình, tôi muốn bảo vệ họ khỏi liên luỵ về pháp luật hoặc hậu quả của cuộc điều tra. Điều đó có nghĩa là khi có những dấu hiện đầu tiên của cuộc điều tra hình sự đó, tôi sẽ tuyên bố rằng tôi là nguồn công bố thông tin duy nhất (tôi sẽ không làm điều này sớm, tôi sẽ không làm điều này để bị truy tố). Tôi sẽ nói rằng tôi hành động một mình, không những không nhận được sự hợp tác giúp đỡ của những con người cụ thể nêu trên mà còn không cho họ biết lý do nào để họ nghi ngờ rằng tôi sẽ làm một việc tày trời như vậy. Tôi muốn họ có thể qua được bài kiểm tra trên máy phát hiện nói dối. Tôi không tự lừa phỉnh bản thân rằng họ sẽ mang ơn tôi về điều đó. Một khi bản thân tôi đã quyết tâm làm việc này, tất cả họ sẽ phải trả giá cho việc trước đây họ có liên quan đến tôi và do vậy tôi mới được tiếp cận với tài liệu này. Đối với những người mà tôi thân cận nhất, gánh nặng có thể thật nặng nề. Tôi không biết cách làm thế nào để tránh được điều đó và cũng không biết cần phải làm thêm điều gì. Tất cả những gì tôi có thể làm cho họ là cố gắng hết sức giúp họ thoát khỏi vòng lao lý.

Nếu tôi không tiên đoán rằng những gì tôi đang làm có lẽ sẽ khiến tôi vào tù và rằng tình hình đã làm cho điều đó dễ chấp nhận hơn thì có lẽ tôi đã lo lắng hơn về sự nghiệp của các bạn đồng nghiệp. Nhưng một khi tôi đã quyết định rằng, tôi xác định làm công việc này thì tôi sẽ tập trung vào làm cho thật tốt.

Tôi không biết tương lai sẽ ra sao đối với tôi, hay đối với những người khác. Những người đang thực sự giúp đỡ tôi, bắt đầu với Tony và Lynda hiển nhiên là đang chịu những nguy hiểm nhưng họ đã tình nguyện làm điều đó. Tôi không nghĩ rằng mối hiểm nguy lớn đang chờ đón họ (tôi đã lầm). Họ không biết gì về nội dung của tập tài liệu đã photocopy. Ít nhất tôi khuyên họ không nên đọc tài liệu này, mặc dù điều đó không ngăn Tony. Thậm chí cả Lynda cũng đọc một ít.

Những gì tôi thực sự lo ngại là các con tôi sẽ biết về những gì tôi đã làm. Chúng đã quen với việc tôi đi xa, đến Washington hay Việt Nam. Nhưng lần này tôi sẽ ra đi mãi mãi.

Chúng có thể được vào thăm tôi trong thời gian ngắn nhưng tôi luôn hình dung ra hình ảnh những phòng thăm thân nhân trong một nhà tù an ninh nghiêm ngặt khi từ nay đến cuối đời, tôi chỉ còn được nhìn thấy chúng qua lớp kính và nói chuyện với chúng thông qua microphone luôn bị kiểm duyệt. Tôi chưa bao giờ phải ngồi tù. Khái niệm của tôi về nhà tù là có từ phim ảnh.

Tôi biết có những nhà tù giống như những câu lạc bộ ở vùng đồng quê nhưng tôi không nghĩ đó là nơi dành cho những ai đã nhân bản 7.000 trang tài liệu tối mật. Thực ra tôi cũng không nghĩ là tôi có thể trả tiền bảo lãnh để được tại ngoại trước khi tôi bị đưa ra xét xử. Do vậy trong một vài tuần nữa, tôi sẽ vĩnh viễn mất cơ hội được nói chuyện trực tiếp với các con tôi, trừ phi qua một lớp kính. Chúng sẽ nhìn thấy tôi tay bị khoá số 8, bị dẫn vào phòng thăm thân nhân, mặc quần áo tù nhân.

Ngay lập tức, vô tuyến truyền hình sẽ đưa tin rằng cha chúng là một kẻ phản bội, rằng cha chúng đã bị điên và làm chuyện kỳ quặc. Tôi muốn chúng nhớ tới những gì trái ngược hẳn lại việc làm đó. Nếu chúng ở cùng với chúng tôi một tối khi chúng tõi đang nhân bản tài liệu, chúng sẽ thấy rằng tôi không điên và công việc tôi đang làm không có gì kỳ quặc cả.

Tôi đang làm việc với các bạn của mình, làm những gì mà tôi tin rằng cần phải làm. Chúng có thể chưa đủ lớn để tự phán xét việc tôi làm là đúng hay sai, nhưng cùng với thời gian, chúng sẽ hiểu và nhớ rằng tôi đang hành động rất bình tĩnh, đang làm những gì mà tôi tin là đúng và cần thiết.

Điều cốt lõi là như vậy. Nhưng cũng còn một điều khác nữa. Từ nay đến cuối đời, tôi không còn giúp gì được cho chúng nhiều nữa, thậm chí không giúp chúng học hết được đại học; nhưng tôi có thể mang lại cho chúng một tri thức mà không dễ gì có được. Đó là những gì tôi nhận được từ Bob Eaton và Randy Keller; tôi rất biết ơn vì đã nhận được điều đó và có lẽ đó là thứ duy nhất tôi có thể dành cho các con tôi.

Chúng sẽ biết rằng tới một ngày nào đó bản thân chúng sẽ phải làm những điều giống như tôi đã làm. Nhớ lại tâm trạng hàng ngày của tôi khi chúng tôi làm việc và hồi tưởng lại toàn bộ câu chuyện khi bọn trẻ lớn lên và có lẽ tự chúng đọc lại toàn bộ nghiên cứu của McNamara, chúng sẽ biết rằng những gì tôi đang làm là đúng, là cần thiết, trong hoàn cảnh khi hành động có thể khiến chúng phải đi tù. Khi tình huống đó xuất hiện, chúng sẽ nhận ra, nhận ra nhanh hơn tôi. Chúng sẽ không cần phải gặp một Randy thứ hai nữa.

Tôi muốn điều này cho cả hai đứa con tôi, nhưng tôi biết mẹ chúng sẽ điên tiết lên nếu cô ấy biết việc làm của tôi liên luỵ tới Mary. Cô ấy cũng sẽ có cùng tâm trạng với Robert, nhưng Robert đã gần 14 tuổi rồi (trong khi Mary chưa đến 11 tuổi); và tôi quyết tâm tạo cho nó một cơ hội can dự vào việc này nếu như nó muốn. Tôi tin rằng tôi đã báo trước với vợ cũ, thu nhập của tôi và tiền cấp dưỡng nuôi con sẽ bị cắt giảm, nhưng tôi muốn nói chuyện với Robert trước.

Ngày thứ bảy, 4-10-69, ba ngày sau khi tôi bắt đầu nhân bản tài liệu, tôi đưa Robert đi ăn trưa tại chợ Brentwood.

Đó là nơi bọn trẻ con thích nhất (và là nơi mọi người ở Công ty Rand hay ra đó ăn trưa). Khi bọn trẻ con còn nhỏ, chúng tôi thường đạp xe từ San Vicente xuống đó, cách nhà chúng tôi một dặm, Robert tự lái xe, Mary ngồi sau xe tôi. Ở đó có một khoảng sân rộng, xung quanh có cửa hàng và có những chiếc bàn picnic làm bằng gỗ. Chúng tôi thường ăn thịt gà nướng, khoai tây chiến và uống nước dứa và nước dừa, nước táo và nho ở quầy bar.

Trong bữa trưa, tôi nói với Robert về nghiên cứu của McNamara. Tôi nói rằng tài liệu này công bố sự thật về những gì các vị Tổng thống dự định làm ở Việt Nam, trái ngược hoàn toàn so với những gì họ làm cho công chúng tin. Tôi nói với nó rằng điều đó sẽ lại xảy ra và cuộc chiến tranh sẽ có tiếp tục leo thang nhưng sẽ có tác dụng nếu chúng ta ngăn chặn trước không để nó xảy ra nếu như mọi người biết rằng trước đây họ đã bị lừa dối. Do vậy bằng cách nào đó ba sẽ công bố những thông tin đó. Nhưng vì là thông tin bí mật, ba sẽ phải ngồi tù, giống như những người trốn quân dịch vậy. Tôi kể cho con trai nghe về Bob Eaton và Randy Kehler. Tôi sẽ phải ngồi tù trong thời gian dài hơn.

Trước đó một tháng, tôi đã mang về từ hội nghị quốc tế của những người phản đối chiến tranh tại đại học Haverford một số truyền đơn, bao gồm cả truyền đơn "Về nghĩa vụ không tuân thủ công dân" của Thoreau và "Cách mạng và công bằng" của Barbara Deưùng. Con trai tôi đã đọc tờ truyền đơn của Thoreau và chúng tôi đã trao đổi về nội dung của tờ truyền đơn đó. Tôi nói với nó rằng đó là hành động không tuân thủ công dân. Tôi hỏi nó có muốn giúp tôi không. Nó nói nó sẽ giúp tôi. Tôi đã chọn ra một số tập tài liệu trong két sắt của Rand sáng ngày hôm đó và buổi chiều chúng tôi tới văn phòng làm việc của Lynda. Lynda đang làm việc ở đó, nhưng cô ấy nói nhân viên của cô sẽ không đến cơ quan trong hai ngày nghỉ cuối tuần. Tôi chỉ cho Robert biết cách sử dụng máy photocopy và để nó nhân bản trong khi tôi sắp xếp theo đúng thứ tự. Tất cả chúng tôi cùng đi ăn tối, sớm hơn thường lệ. Sau đó chúng tôi quay lại và làm tiếp.

Robert đang photocopy thì cảnh sát lại đến. Nó mời họ vào. Lần này có 3 cảnh sát, bất thần xuất hiện trong phòng làm việc của Lynda, nơi tôi đang ngồi trên sàn nhà cắt những dòng chữ "tối mật" khỏi phía trên và phía dưới trang giấy. Không có đủ thời gian để che đậy mọi thứ lại và đáng nhẽ ra 3 viên cảnh sát đã phải chú ý tới những mẩu giấy vụn có dòng chữ "tối mật" nằm vương vãi trên sàn nhà. Nhưng điều đó không xảy ra. Tôi đoán rằng khung cảnh lúc đó rất hợp lý: Lynda thì đang ngồi ở bàn làm việc và một đứa trẻ khoảng 12-13 tuổi gì đó đang lúi húi bên máy photocopy, một khung cảnh gia đình vào chiều thứ bảy. Ba viên cảnh sát rời đi ngay. Sau này Robert nhớ lại là hôm đó cảnh sát đến hai lần khi nó có mặt. Có thể nó nói đúng.

Tôi nhớ mang máng là có hai nhóm cảnh sát đến để hỏi về hệ thống báo động. Hai năm sau, khi Lynda xuất hiện trước bồi thẩm đoàn, uỷ viên công tố khăng khăng hỏi cô ta ngày chính xác cô ta có mặt khi tôi đang nhân bản tài liệu. Cô ta nói "Ông có thể biết được điều đó từ hồ sơ của đồn cảnh sát về số lần hệ thống báo động ngừng hoạt động". Uỷ viên công tố nói:

"Lynda, cô có nhớ là cô bật hệ thống báo động bao nhiêu lần trong năm đó?". "Khoảng 17 lần".

Chính lần đầu tiên cảnh sát đến một vài đêm trước đã khiến tôi nảy ra ý định cắt các dòng chữ tối mật trên các trang giấy.

Những dòng chữ này được in đậm bằng mực phía trên và phía dưới trang giấy. Từ phía bên kia phòng bạn cũng có thể nhìn thấy dòng chữ đó. Tôi biết đối với những ai không quen nhìn những dòng chữ đó thì hiệu quả thật đáng giật mình. Tôi còn nhớ cảm giác lần đầu tiên nhìn thấy dòng chữ "tối mật" mà đáng nhẽ ra tôi không được nhìn thấy, một bản kế hoạch chiến tranh mà một đại tá đã đưa cho tôi dưới tầng hầm của Lầu Năm Góc. Tim tôi đập nhanh, hơi thở gấp, cảm giác như có ai đang theo dõi tôi. Bây giờ, mặc dù tôi đã che dòng chữ "tuyệt mật" đi kịp thời không để cảnh sát nhìn thấy, nhưng sau khi họ đi, tôi nhìn lại nó từ nơi họ đã đứng.

Sự cố này khiến tôi nhận thức được một điều rằng toàn bộ quá trình nhân bản tài liệu có thể bị cảnh sát hay FBI phát hiện bất kỳ lúc nào trước khi tôi kịp công bố tài liệu. Họ sẽ tịch thu tất cả các trang tài liệu mà họ tìm thấy với tôi và bất kỳ trang tài liệu nào mà họ tìm thấy. Do vậy điều quan trọng là phải sao chụp đủ số bản cần thiết và giấu chúng tại những nơi khác nhau, để cho họ không thể tìm thấy tất cả các bản. Sau đó từ trong tù, bằng cách nào đó tôi sẽ nhắn tin ra. Người này sẽ thu thập đủ các bản tài liệu và đem đi xuất bản. Nhưng điều đó có nghĩa là đến một lúc nào tôi sẽ phải nhân bản tài liệu theo kiểu chuyên nghiệp; tôi không thể sao chụp đủ số bản bằng máy photocopy chậm như thế này được. Và tôi cũng không thể ra ngoài phố và đưa tập tài liệu có dấu "tuyệt mật" cho một nhân viên ở đó để nhân bản. Tôi phải làm cho nó giống như một tập tài liệu bình thường. Đó là lý do tại sao tôi muốn làm cho tập tài liệu không còn dấu "tối mật" nữa.

Tất nhiên những trang giấy bị cắt ngắn ở phần trên và dưới thì trông cũng không ổn lắm. Do đó tôi photocopy lại toàn bộ trang giấy để trông cho bình thường. Có lúc Tony Russo gợi ý với tôi cải tiến quy trình. Anh ta đo những mẩu các tông để khớp vào phần phía trên và phía dưới của trang giấy nơi dòng chữ "tối mật" bị đóng dấu vào. Anh ta dán những miếng các tông đó lên trên mặt kính của máy photocopy vào đúng vị trí và tôi chỉ việc đặt trang giấy của bản gốc lên trên, bấm nút và… xong! Ngay lập tức tài liệu không còn bí mật nữa. Đó là một tiến bộ lớn. Tôi sẽ không phải dùng kéo cắt nữa. Đó là công đoạn lâu nhất trong cả quy trình. Không phải là người khéo tay, tôi rất ấn tượng với tiến bộ này.

Nhưng thật không may, làm theo cách này không ổn. Một lúc lâu tôi không để ý nhưng hoá ra là những dấu "tối mật" vốn dĩ được đóng bằng tay, không phải lúc nào cũng nằm ở cùng một vị trí như nhau trên các trang giấy. Một số nằm ngang hoặc nằm dưới số trang. Trên một số trang, tấm bìa các tông của Tony bị chệch mất. Nếu nhân viên tại cửa hàng photocopy tinh ý - ngày đó, các máy photocopy chưa có ngăn nạp giấy tự động - anh ta sẽ phát hiện ra là cứ khoảng 20 đến 30 trang lại thấy có một trang có dòng chữ "tuyệt mật". Không ổn rồi. Lại phải quay lại cách dùng kéo cắt.

Đêm đầu tiên nhân bản, tôi mang các bản photocopy về nhà, nhưng tôi muốn thay đổi điều đó nhanh chóng. Nhà của tôi có thể là nơi đầu tiên mà FBI sẽ lục soát, cùng với nhà của Tony và Linda. Tôi qua nhà một người bạn có một căn hộ cách chỗ tôi ở một dặm về phía nam trên đường cao tốc Pacific Coast. (Đã lâu lắm tôi không gọi điện cho cô bạn này và sau đó tôi cũng không gọi lại). Tôi nói với cô ấy tôi có một số tài liệu cần cất giữ, không để ở nhà tôi được và sẽ có thêm các tài liệu khác nữa. Những tài liệu này có liên quan đến chiến tranh, liên quan đến làm thế nào để chấm dứt chiến tranh và sẽ có những nguy hiểm nhất định nếu cô ấy định cất giữ tài liệu dùm tôi. Cô ấy vốn dĩ không phải là người quan tâm đến chính trị nhưng khi tôi nói đến chấm dứt chiến tranh thì cô ấy tỏ ra khá quan tâm.

Điều đó cũng đúng đối với nhiều người thời bấy giờ, đúng với hầu như tất cả những ai tôi nhờ giúp đỡ. Cô ấy đồng ý giúp tôi ngay. Cô ấy có chỗ trống trên giá sách trong phòng ngủ, cạnh cửa sổ nhìn ra biển. Hàng sáng, trên đường lái xe về, tôi sẽ mang theo một ít tài liệu cho cô ấy cất giữ hộ.

Tôi phải đối diện với người vợ cũ. Tôi nghĩ tôi phải báo trước với cô ta càng nhiều càng tốt - có lẽ không lâu, chỉ vài ngày hay vài tuần - rằng thu nhập của cô ta sẽ đột ngột bị cắt giảm. Như tôi đã nhận định, bàn bạc việc này với vợ tôi thật khó khăn Chúng tôi đã rất hoà thuận với nhau kể từ sau khi tôi từ Việt Nam trở về. Ngay từ đầu cô ta đã tỏ ra nghi ngờ về cuộc chiến tranh này. Robert chưa kể cho cô ta nghe những gì tôi và nó làm vào hôm thứ bảy. Nhưng vào chiều chủ nhật, tôi đã kể và nói rõ lý do tại sao tôi lại làm như vậy và hậu quả có thể xảy ra. Cô ta hỏi tôi ngay là những việc tôi đang làm sẽ có ý nghĩa gì đối với nghĩa vụ của tôi trước gia đình. Tôi nói tôi sẽ bị tống giam ngay khi tài liệu này được công bố rộng rãi và tôi hy vọng tài liệu sẽ được công bố sau một vài tuần nữa. Tôi sẽ không có thu nhập ngay khi tôi bị truy tố và có thể sẽ không có thu nhập đến hết đời. Và cũng có thể tôi sẽ không bị truy tố. Tôi nói với cô ấy rằng tôi biết có trường hợp để rò rỉ thông tin nhưng không bị truy tố, mặc dù điều đó không chắc chắn sẽ xảy ra đối với trường hợp của tôi. Ngay cả khi không bị truy tố đi chăng nữa, hoặc sau khi tôi hết hạn ra tù thì thu nhập của tôi từ việc đi dạy học cũng không nhiều. Tôi có thể đưa cho cô ta tiền tiết kiệm của tôi, nhưng chỉ được vài ngàn đô la. Cô ấy và hai đứa con tôi sẽ không có tiền cấp dưỡng hay khoản trợ cấp nào khác.

Cô ấy nói thẳng: "Anh không thể làm như vậy. Anh phải có nghĩa vụ làm theo phán quyết của toà án?". Tôi nói tôi không thể tuân thủ theo phán quyết của toà án được. Tôi sẽ vào tù. Tôi không muốn điều đó, đây là những vấn đề lớn, lớn hơn bản thân tôi, lớn hơn gia đình tôi. Đơn giản là tôi thấy mình không thể làm gì cho họ được. Cô ấy cũng hỏi về việc học hành của con cái. Tôi nói chúng sẽ tự lo việc đó. Rất may là hai đứa con tôi đều rất thông minh và tôi tin rằng chúng sẽ giành được học bổng. Có lẽ họ sẽ phải chuyển đến sống ở nơi khác, trong một ngôi nhà thuê rẻ hơn. Có lẽ cô ấy nên nghĩ về điều đó ngay bay giờ; đó là lý do tại sao tôi cần nói chuyện với cô ấy. Tôi hy vọng hai đứa con tôi sẽ hiểu việc làm này. Tôi nói cho cô ấy biết Robert đã giúp tôi nhân bản tài liệu và tôi đã bảo nó đừng nói gì cho đến khi tôi có cơ hội nói chuyện riêng với cô ấy. Cô ấy rất tức giận khi biết tôi đã lôi kéo nó vào việc sao chụp tài liệu và không thèm nghe lời giải thích của tôi. Cô ấy không muốn nó làm điều đó nữa.


Rồi tôi tới Công ty Rand để lấy thêm tài liệu và lái xe tới Melrose. Nhưng buổi tối tôi không làm việc muộn. Nhóm viết thư cho tờThời báo New Yorksẽ gặp nhau vào đầu giờ sáng ngày thứ hai để xem xét bản thảo đầu tiên của bức thư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét