Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Phần 1. CÙNG NHÓM LẬT SỬ ĐỌC CUỐN SÁCH “NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM...” CỦA ÔNG CỐ VẤN BỘ QUỐC PHÒNG MỸ

Hình bìa cuốn sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?

Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
*******************

Lời giới thiệu
Năm 1971, Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc từng tham chiến ở Việt Nam, đã cho công bố 7.000 trang tài liệu tối mật cho báo chí, tạo nên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ chưa từng có tại Mỹ. Nhận bằng tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard năm 1962, nhưng số phận lại đưa ông đến làm việc ở Bộ Quốc phòng và sau đó ông được phái sang chiến trường Việt Nam.

Sau hơn 3 năm ở Việt Nam, làm việc cho cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, năm 1967, Daniel trở về Mỹ, ông được phân vào nhóm nghiên cứu tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara. Tại đây, ông đã được trực tiếp tiếp xúc với các tài liệu mật của Nhà Trắng và biết rõ kế hoạch muốn leo thang chiến tranh Việt Nam của Tổng thống, mặc dù bề ngoài Nixon và bộ sậu của ông ta ra sức nói dối để bao che cho hành động leo thang và kéo dài cuộc chiến của mình.

Là một người yêu chuộng hoà bình và đã từng có thời gian tham chiến tại Việt Nam, hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến, Dan đã đánh cược cả cuộc đời mình, sao chụp 7.000 trang tài liệu của Hồ sơ Lầu Năm Góc. Ông bắt đầu công việc này từ năm 1969 và đến năm 1971, ông đã đi đến quyết định làm chấn động nước Mỹ, công bố toàn bộ tài liệu trên tờ Thời báo New York. Dan đã từng nói: Lẽ ra, nếu tôi có thể đưa các tài liệu đó ra từ khi tôi mới vào làm việc tại Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, vào năm 1964-1965, thì có thể những tài liệu đó đã góp phần ngăn chặn cuộc chiến".

Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) là cuốn hồi ký của Daniel, xuất bản năm 2002, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất, gây xôn xao nước Mỹ. Cuốn sách kể lại cuộc hành trình đi tìm sự thật của Dan và phanh phui những âm mưu dối trá của Tổng thống Nixon và Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, (tháng tám năm 1964).

Tháng Ba năm 2006, Daniel trở lại thăm Việt Nam, và được trao Kỷ niệm chương "Vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc", tôn vinh những cống hiến không mệt mỏi của ông đã góp phần thức tỉnh dư luận về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ông đã cho phép Nhà xuất bản Công an nhân dân dịch và xuất bản cuốn hồi ký của mình.

Sau một thời gian làm việc, cuốn sách đã đến tay bạn đọc.

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có một góc nhìn đa diện hơn về cuộc chiến và qua đó thấy rõ tâm lòng của một người ở phía bên kia chiến tuyến đối với đất nước nhỏ bé này.

Nhà xuất bản: Công An Nhân Dân
Dịch giả: Kiều Oanh, Tĩnh Hà
*******************************
Lời nói đầu
Tối ngày 1 tháng mười năm 1969, tôi rảo bước nhanh qua phòng bảo vệ của Công ty Rand(*) ở Santa Monica, tay xách một vali chứa đầy tài liệu tối mật mà tôi dư tính sẽ sao chụp trong đêm hôm đó. Số tài liệu này là một phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7.000 trang liên quan tới các quyết định của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi quen thuộc làHồ sơ Lầu Năm Góc. Phần còn lại nằm trong két đựng tài liệu ở văn phòng của tôi.

Tôi quyết định sao chụp toàn bộ và đưa ra công chúng bộ hồ sơ này, hoặc là thông qua các cuộc điều trần tại Thượng viện hoặc là qua báo chí nếu tôi thấy điều đó là cần thiết. Tôi tin rằng tôi có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời vì việc làm này. Cuốn hồi ký này sẽ tập trung mô tả quá trình hành động công bố tài liệu của tôi.

Trong 11 năm, từ giữa năm 1969 đến khi kết thúc cuộc chiến tranh vào tháng Năm năm 1975, tôi cũng như rất nhiều người Mỹ khác đặc biệt quan tâm tới sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Vào thời gian đó, thoạt tiên tôi nghĩ đó chỉ là một vấn đề, tiếp đến là một sự bế tắc, nhưng rồi sau đó là một thảm hoạ về đạo đức và chính trị và cuối cùng trở thành một tội ác. Ba phần đầu của cuốn sách tương ứng với ba giai đoạn phát triển về nhận thức của tôi.

Những sai phạm và hành động sau đó của tôi đã phản ánh quá trình thay đổi nhận thức đó. Khi nhận thức cuộc xung đột chỉ là một vấn đề tôi đã cố gắng góp sức để giải quyết nó, khi nhận ra sự bế tắc, chúng ta (Nước Mỹ - ND) đã cố gắng tư giải thoát mà không gây phương hại tới lợi ích của quốc gia khác, và tôi đã nỗ vạch trần và chống lại cuộc chiến khi ý thức mách bảo nó đã trở thành một tội ác với hy vọng chấm dứt nó càng sớm càng tốt. Qua quá trình nhận thức trên, tôi đã vận dụng nhiều cách khác nhau nhằm tránh khả năng chiến tranh leo thang lên cao hơn. Nhưng gần đến giữa năm 1973, khi tôi phải ra trước Toà án liên bang vì nhũng hành động của tôi vào cuối năm 1969, tôi đã nói không ai, kể cả tôi, thành công trong mục đích và cố gắng của mình. Những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột - cho dù nó được nhìn nhận như là một cuộc kiểm nghiệm bị thất bại, một vũng lầy hay một sai phạm về mặt đạo lý - dường như cũng chẳng thấm vào đâu so với những cố gắng để chiến thắng trong cuộc xung đột đó. Vì sao?

Như sau này tôi nhận thấy, chỉ cần chống thôi chưa đủ, chúng ta còn cần phải hiểu về chiến tranh. Ba mươi năm sau tôi vẫn tin điều đó là sự thật. Cuốn sách này thể hiện nỗ lực cho đến tận ngày hôm nay của tôi - những nỗ lực còn xa mới hoàn tất - trong việc giúp các bạn hiểu về cuộc chiến tranh của đất nước chúng ta ở Việt Nam, và bản thân tôi là một phần của cuộc chiến đó và tại sao cuộc chiến tranh đó cũng như những nỗ lực của tôi lại kéo dài đến như vậy.

Trong thời gian ba năm bắt đầu từ giữa năm 1964 - với ngạch bậc dân sự cao nhất, tôi đã giúp chính quyền theo đuổi một cuộc chiến tranh mà tôi tin ngay từ khi bắt đầu là nó sẽ bị thất bại. Làm việc tại Washington bên cạnh những nhà hoạch định chính sách tối cao trong những năm 1964-1965, tôi đã chứng kiến họ bí mật đẩy đất nước này vào một cuộc chiến tranh qui mô lớn mà không hề có lấy một khả năng thành công. Sự bi quan của tôi trong những năm đó không thay đổi, và trong vòng khoảng một năm - từ mùa Xuân năm 1965 tới mùa Xuân năm 1966 - tôi đã kỳ vọng và làm hết sức để trông chờ một sự thắng lợi nào đó. Sự kỳ vọng đó đặt vào vị tổng thống, người mà bất chấp nhiều mối nghi ngại, vẫn đẩy chúng ta lún sâu vào vũng lầy của cuộc chiến. Khi nước Mỹ đã dính líu toàn diện vào cuộc chiến tranh, vào giữa năm 1965 tôi tình nguyện tới phục vụ ở Việt Nam như một nhân viên của Bộ Ngoại giao. Công việc của tôi là đánh giá tình hình "bình định" ở vùng nông thôn. Thời gian này, tôi đã sử dụng vốn kiến thức của một sĩ quan chỉ huy pháo binh của lực lượng lính thuỷ đánh bộ, để quan sát cuộc chiến tranh một cách toàn diện. Trước đây câu hỏi liệu chúng ta có một quyền gì đó, bất kể quyền gì cao hơn người Pháp tới chúng ta, để theo đuổi cuộc chiến bằng lửa đạn và sắt thép ở Đông Dương, những mục tiêu mà các nhà lãnh đạo của chúng ta đã lựa chọn, chưa bao giờ khiến tôi phải bận tâm. Trong hai năm ở Việt Nam, ấn tượng về những người dân và hoàn cảnh của họ đã trở nên chân thực với tôi hơn, chân thực như những binh lính Mỹ mà tôi cùng hành quân, như chính đôi bàn tay của tôi, mà trong một khía cạnh nào đó, đã khiến việc tiếp tục theo đuổi cuộc chiến vô vọng đó trở nên không thể tha thứ được.

Bị loại khỏi chiến trường vì bệnh viêm gan và quay trở lại Mỹ từ giữa năm 1967 tôi bắt đầu làm tất cả những gì có thể để giúp đất nước tôi thoát khỏi cuộc chiến tranh. Trong hai năm tôi làm việc này với danh nghĩa là người trong cuộc phỏng vấn trực tiếp các quan chức cao cấp, cố vấn cho các ứng cử viên tổng thống và cuối cùng, vào đầu năm 1969, làm trợ lý Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống. Nhưng cùng trong năm đó, tôi nhận ra mình đã phá vỡ kế hoạch đề ra ban đầu nên quyết định chấm dứt sự nghiệp công bộc cho chính phủ.

Một trong những việc làm trên đe doạ xâm hại quyền tụ do của tôi. Năm 1969 và 1970, với sự giúp đỡ của người bạn tên là Anthony Russo - một cựu thành viên của Công ty Rand, tôi bí mật sao chụp toàn bộ 47 tậpHồ sơ Lầu Năm Góc, một văn kiện nghiên cứu tối mật về các quyết định của Mỹ ở Việt Nam từ 1945 đến 1968, làm sở hữu riêng của mình và trao chúng cho Thượng nghị sỹ William Fulbright, Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thượng viện. Năm 1971, tôi cũng đã trao những bản sao cho tờThời báo New Yorkvà tờBưu điện Washingtonvà cuối cùng, bất chấp tới bốn lệnh cấm của liên bang, một điều chưa có tiền lệ, cho 17 tờ báo khác mà sau đó đã đem công bô nội dung tài liệu của tôi.

Tôi đã không sai khi nhận định về những mối nguy hiểm đối với cá nhân tôi. Ngay sau đó, tôi bị buộc phải ra trước toà án liên bang, tiếp theo là Russo. Tổng cộng, tôi bị quy tới 12 tội và có thể phải chịu tới 115 năm tù với một vài lần hầu toà nữa. Nhưng tôi cũng không sai khi hy vọng rằng vạch trần những bí mật và những điều dối trá của 5 vị tổng thống có thể làm lợi cho nền dân chủ của chúng ta và đó là cái giá xứng đáng cho sự mạo hiểm của mình. Sự thật được tiết lộ sẽ là động lực để thúc đẩy việc đưa ra công luận hàng loạt vấn đề, bao gồm cả những việc làm xấu xa của Nhà Trắng hòng làm mất uy tín của tôi cũng như bắt tôi phải im miệng. Đương nhiên là nếu tôi khuất phục thì họ sẽ bãi bỏ những cáo buộc chống lại tôi và bạn bè của tôi. Nhưng điều quan trọng hơn nhiều là chính những tội ác của Phòng Bầu Dục đã góp phần lật đổ Tổng thống, một bước hết sức cần thiết trước khi đi đến kết thúc chiến tranh.

Đây là câu chuyện về sự thay đổi lớn nhất trong đời tôi, nó bắt đầu kể từ khi tôi từ Việt Nam trở về. Sự tan vỡ của nhũng niềm hy vọng mỏng manh mà tôi có. Ở Việt Nam, sự hoài nghi về cuộc chiến tranh đã theo tôi về Mỹ từ giữa năm 1967 không còn xa lạ gì với tôi nữa. Trái lại, nó khiến tôi bi quan trở lại như trong chuyện đi đầu tiên tới Việt Nam năm 1961 và nó lại được nhân lên trong năm đầu tiên tôi làm cho Lầu Năm Góc từ giữa năm 1964. Năm 1967, tâm lý hoài nghi này lan rộng trong chính phủ. Dư luận bên ngoài thậm chí có lẽ còn hoài nghi hơn nữa. Đây chính là thời điểm mà mong muốn chứng kiến cuộc chiến tranh kết thúc của tôi cũng không khác với hầu hết các đồng nghiệp trong chính phủ hoặc trong các cơ sở nghiên cứu do chính phủ tài trơ, dù họ đã hoặc chưa tùng phục vụ ở Việt Nam. Cả một thế hệ sinh ra trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cũng đều trở nên vỡ mộng như tôi về một cuộc chiến tranh mà họ thấy ở đó sự vô vọng và vô tận.

Tôi cũng từng có chung quan niệm như họ về những giá trị và đặc tính của nước Mỹ, tham gia tích cực vào Chiến tranh lạnh, vào việc chống chủ nghĩa cộng sản, vào việc giữ bí mật, và vào việc ủng hộ chiếc ghế tổng thống. Đến năm 1968, nếu không nói là sớm hơn, tất cả họ, cũng như tôi đều muốn thấy nước Mỹ cần phải thoát ra khỏi cuộc chiến tranh này. Mong muốn này thúc đẩy tôi tìm hiểu câu hỏi. Tại sao chiến tranh lại có thể xảy ra trong những hoàn cảnh như vậy, nhất là sau sự ám ảnh ghê gớm của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân hồi đầu năm 1968 mà cuộc chiến vẫn có thể kéo dài tới bảy năm nữa?

Nội dung chính của cuốn hồi ký này kể một câu chuyện với phần mở đầu là sự chỉ trích của những nhân vật trong chính phủ về chính chính sách của chúng ta, đến chỗ cuối cùng tôi đã vượt lên trên cả những nỗ lực chấm dứt chiến tranh từ vị trí trong ngành hành pháp, sẵn sàng từ bỏ những đặc quyền và mối quan hệ chính trị, cơ hội phục vụ các tổng thống tương lai, toàn bộ sự nghiệp của tôi để thay bằng việc chấp nhận viễn cảnh của một cuộc sống ở chốn lao tù. Cuốn sách tập trung vào những điều mà kinh nghiệm cuộc sống đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện công việc của mình suốt từ năm 1969 đến năm 1972, nhũng điều tôi đang mong muốn tôi (hoặc nhũng người khác) đã làm trong năm 1964 hoặc 1965 đó là: đưa những tài liệu này ra Quốc hội và báo chí để nói ra sự thật.

Thật dễ để nói rằng ý tưởng phanh phui sự thật đơn giản đã không đến với tôi và cũng như bất kỳ ai vào thời điểm đó. Vấn đề còn lại là tại sao điều đó lại không xảy ra? Cũng giống như nhiều người, tôi hoàn toàn tin tưởng vào vị tổng thống của mình (và đối với nghề nghiệp của tôi, những dữ liệu thông tin nội bộ và ảnh hưởng của nó, dù sao chăng nữa, tôi cũng đã lý tưởng hoá mục đích của mình) trên tất cả mọi thứ khác, trên lòng trung thành với Hiến pháp, trách nhiệm với sự thật, với những người bạn Mỹ và với những cuộc sống của những người khác. Đây là một câu chuyện đối diện với sự thật, mà vì nó, tôi luôn biết ơn, của những thanh niên Mỹ đã lựa chọn thà vào tù còn hơn là tham gia vào một cuộc chiến mà họ biết là sai lầm, đã thức tỉnh tôi trước những sự trung thành cao cả này.

Tôi hy vọng, thông qua cuốn hồi ký, đưa ra những bài học cho các quan chức tương lai trong những hoàn cảnh tương tự và cho tất cả mọi người dân, những người sẽ theo dõi trách nhiệm của chính phủ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Tôi sẽ nêu một bài học thú vị hơn (như mô tả trong Phần IV)l vào thời điểm chuẩn bị kết thúc phiên toà và sau đó, là việc nói ra sự thật, vạch trần những bí mật sai trái được che đậy, có thể đem lại một sức mạnh bất ngờ chưa từng thấy, nó giúp chấm dứt một sai lầm và cứu được những mạng sống.
Chú thích:
(*) Rand là công ty nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Research and Development", nghĩa là "Nghiên cứu và Phát triển" – ND


Chương 1: Giai đoạn mở đầu: Việt Nam 1961
Mùa thu năm 1961, không phải mất nhiều thời gian để khám phá ra rằng chúng ta hầu như không thể giành được thắng lợi ở Việt Nam. Tôi chỉ mất gần một tuần trong chuyện thăm đầu tiên để hiểu ra điều đó. Với việc tiếp cận đúng nguồn thông tin, nói chuyện với đúng đối tượng dân chúng, bạn có thể nhanh chóng có được một cái nhìn xác thực. Bạn không phải nói tiếng Việt Nam, cũng không cần phải biết lịch sử, triết học hay văn hoá châu Á mới có thể biết được rằng mọi việc chúng ta đang cố gắng làm đều chẳng đem lại kết quả tốt đẹp gì hơn. Tôi đã đọc đâu đó rằng bạn không cần phải là một nhà ngư học mới biết được khi nào thì một con cá bị chết thối.

Tôi là thành viên cấp cao của một lực lượng đặc nhiệm thuộc Lầu Năm Góc, tới thăm Đoàn Cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) ở Việt Nam với một giấy phép có thể "đi bất cứ đâu, xem bất cứ cái gì". Trưởng đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ, tướng Lionel McGan, đã yêu cầu các thành viên tham mưu của ông ta giúp chúng tôi bằng mọi cách để chúng tôi có thể nói một cách thẳng thắn. Đặc biệt, có một viên đại tá, người mà tôi đã nói chuyện vào thời gian gần cuối nhiệm kỳ của ông ta ở Việt Nam, đã có ý định chuyển giao lại những gì ông ta thu thập được ở đất nước này cho một người nào đó mà người đó có thể nói được với công chúng ở Washington. Ông đã cho tôi xem các hồ sơ của Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ và kéo ra hàng đống những cặp tài liệu, và tôi đã thức trắng mấy đêm để đọc, phân loại các kế hoạch, báo cáo và các bản phân tích những chương trình của chúng ta và triển vọng của nó ở Việt Nam.

Mùi mốc của tài liệu rách nát hiện hữu ở mọi chỗ, và ông bạn đại tá của tôi cũng chẳng có một cố gắng nào để làm thay đổi tình trạng này.

Ông ta nói với tôi rằng dưới sự trị vì của Tổng thống Ngô Đình Diệm, một nhà lãnh đạo độc tài mà chúng ta đã lựa chọn cho miền Nam Việt Nam trước bảy năm, thì cuối cùng trong vòng một hoặc hai năm, Cộng sản gần như chắc chắn sẽ lên nắm quyền.

Nếu Diệm, người đã rất thành công trong năm trước đó bị phế truất trong một cuộc đảo chính, thì Cộng sản thậm chí còn giành thắng lợi nhanh hơn.

Hầu hết các sĩ quan của Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ đều đồng ý với ông ta và với nhiều quan chức người Việt Nam rằng điều duy nhất có thể làm thay đổi triển vọng này trong thời gian ngắn là các lực lượng chiến đấu người Mỹ với qui mô lớn. (Hiệp định Geneva năm 1954 chỉ cho phép 350 cố vấn quân sự của Mỹ có mặt tại Việt Nam, cho dù bằng nhiều mưu mẹo khác nhau Mỹ đã cho tới hơn 700 cố vấn). Vị đại tá này còn tin rằng kể cả các sự đoàn của Mỹ vào cũng sẽ chỉ làm chậm lại hậu quả tương tự. Cộng sản sẽ nắm quyền ngay sau khi lực lượng của chúng ta rút ra bất kể khi nào.

Đây không phải là tin tốt lành với tôi. Tôi là một chiến binh mùa đông tận tâm và thực tế là một chiến binh nhà nghề. Tôi đã là thành viên chống Xô viết từ cuộc đảo chính của người Séc và trận phong toả Berlin năm 1948, khi tôi đang học năm cuối của trường trung học và cuộc chiến tranh Triều Tiên khi tôi là sinh viên trường Harvard vài năm sau đó. Trong thời gian phục vụ quân ngũ, tôi đã chọn Quân đoàn Lính thuỷ đánh bộ và có 3 năm làm sĩ quan bộ binh. Từ vai trò người lính thuỷ đánh bộ, tôi quay trở về Harvard để thi tốt nghiệp, sau đó vào Công ty Rand, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận với vấn đề trọng tâm là các khía cạnh quân sự của cuộc Chiến tranh lạnh. Công việc của tôi tới năm 1961 chủ yếu là ngăn cản một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ từ Liên bang Xô viết. Tôi không thích gì hơn khi được biết miền Nam Việt Nam, nơi mà Xô viết ủng hộ phe Cộng sản, sẽ bị đánh bại với sự trợ giúp của chúng tôi. Nhưng những cuộc tranh luận với viên đại tá đã làm tôi tin rằng miền Nam Việt Nam không phải là nơi đó.

Khi tôi trở lại Công ty Rand một tháng sau, thông điệp của tôi tới các cấp trên là, tốt nhất nên tránh xa Việt Nam, tránh xa các nghiên cứu chống bạo loạn, ít ra là về Việt Nam. Tôi nói, chúng ta đang bị lúng túng ở đó và tình hình sẽ không khá khấm hơn, người ta sẽ cản trở và bôi nhọ mọi thứ liên quan tới Việt Nam vì đó sẽ là một thất bại. Họ sẽ phải hứng chịu một số phận như những người dính líu vào vụ Vịnh Con Lợn, trước đó chỉ vài tháng. Bản thân tôi cũng quyết định không làm gì liên quan tới Việt Nam.

Một thời gian ngắn sau đó, Chính quyền Kennedy đã thể hiện một thái độ hoàn toàn khác. Vài tuần sau khi tôi từ Việt Nam trở về, một đoàn cố vấn của Nhà Trắng dưới sự chỉ huy của hai cố vấn cao cấp của Tổng thống là tướng Maxwell Taylor và W. Rostow đã tới Sài Gòn để nắm bắt tình hình. Họ phải đi đến quyết định cử các lực lượng đổ bộ Mỹ sang Việt Nam. Ngay sau khi họ trở về một tháng, Nhà Trắng tuyên bố tăng cường sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Giữa tháng mười một, Tổng thống Kennedy thực hiện một đợt tăng cường nhân viên quân sự Mỹ tại Việt Nam, phá vỡ điều khoản đã được đặt ra trong Hiệp định Geneva năm 1954. Ông ta tăng gấp đôi số cố vấn quân sự trong hai tháng cuối của năm 1961 và cùng với các đơn vị hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam: các đại đội trực thăng các chuyên gia thông tin, vận tải, hậu cần và tình báo.

Tôi thực sự không ngạc nhiên về việc này. Tôi rất vui vì trái ngược với sự dự đoán của báo chí những tuần trước, tổng thống đã không gửi thêm các đơn vị chiến đấu của Mỹ. Dù sao, tôi vẫn cho rằng sự can thiệp gia tăng của Mỹ đã đi sai hướng. (Sự có mặt của cố vấn Mỹ đã tăng tới 12.000 người vào lúc Tổng thống Kennedy chết năm 1963 và một số hàng viện trợ của Mỹ đang được bí mật chuyển tới nhưng vẫn chưa có các đơn vị bộ binh).

Đó là những gì tôi lo sợ sẽ xảy ra; và cũng là lý do tại sao tôi có quyết định quan trọng tách mình ra khỏi tiến trình này. Tôi đã giữ chính kiến của mình trong ba năm tiếp theo.
=====


Mục lục “NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM...” - Daniel Ellsberg

3 nhận xét:

  1. Là cựu chiến binh QGP Miền Nam từ 1961 tôi chưa một lần ra bắc chưa hưởng một đồng xu của chính quyền VNDCCH cho đến 30-4-1975 song tôi ngưỡng mộ tài liệu và người củ của nó.Một kẻ đối địch chúng tôi trong những năm Mỹ đổ quân vào nam VN đã nói lên sự thật góp phần thức tĩnh những ai mơ hồ về cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc do những người CS VN làm nòng cốt.

    Trả lờiXóa
  2. Viet Nam Ho Chi Minh

    Trả lờiXóa
  3. Tư lựu đạn và con cháu ngụy có nói giời bể gì thì cậu cũng không bác bỏ được nời mấy thằng tổng mẽo, nhỉ?
    Chúng nói
    "DIỆM LÀ THẰNG NHÓC CỦA CHÚNG TA", "THIỆU LÀ CÁI ĐUÔI CON CHÓ"
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2018/04/gui-nhom-lat-su-loi-vang-thuoc-ngoc-cua.html
    Bu mẽo của ngụy nói về mấy thằng chóp bu ngụy vậy thì còn cãi cái chi?

    Trả lờiXóa