Hình bìa cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Chương
4. Con đường dẫn tới sự leo thang
Ngày
tôi bắt đầu công việc về Việt Nam đã chấm dứt bằng sự bảo đảm của Tổng thống được
phát trên truyền hình"Chúng ta sẽ không chocuộc chiến mở rộng
hơn"(25). Ngay lập tức việc đó đã trở thành chủ đề chính của chiến dịch
tranh cử Tổng thống.
Tuy
nhiên, mọi quan chức làm việc cùng tôi ở Washington vào mùa hè và mùa thu năm
đó đều hy vọng một cuộc chiến lớn hơn sẽ diễn ra ngay vào đầu năm mới dưới sự
chỉ đạo của Tổng thống Johnson.
Từ
mùa xuân năm 1964, không loại trừ ai, những người bên trong chính quyền đều cho
rằng quá trình thực hiện chính sách của Mỹ ở Việt Nam - đã hạn chế sự can thiệp
công khai của chúng ta về tài chính, trang thiết bị và các cố vấn cho miền Nam,
hiện đang suy giảm một cách nhanh chóng. Nếu Mỹ không mở rộng vai trò của mình
bao gồm, trực tiếp tham gia chiến đấn trên chiến trường, mở các cuộc tấn công bằng
không quân và hải quân vào miền Bắc, hoặc đưa các đơn vị bộ binh vào miền Nam
hoặc cả hai, thì các lực lượng do Cộng sản lãnh đạo sẽ nắm quyền kiểm soát miền
Nam Việt Nam chỉ trong vòng vài tháng.
Điều
này sẽ xảy ra do sự kết hợp của một số yếu tố đó là thắng lợi quân sự của cộng
sản, sự sụp đổ của chính quyền và quân đội chống cộng cũng như của các cuộc đàm
phán trong đám người việt về điểm này, không một ai trong các cuộc thảo luận nội
bộ của chính phủ là không tán thành với ý kiến của Thượng nghị sỹ Goldwater hay
các đồng nghiệp phe cộng hoà của ông ta. Ở một chừng mực nào đó tôi cũng có thể
nói rằng, không một ai trong số những người đã đi chệch quan điểm thống nhất nội
bộ phủ nhận rằng thất bại này có thể được cứu vãn, dù chỉ trong thời gian tương
đối ngắn và chỉ bằng vai trò trực tiếp của Mỹ trên chiến trường. Sự mâu thuẫn nội
bộ duy nhất trong suốt năm 1964 có liên quan là vấn đề: chiến tranh sẽ phải bắt
đầu khi nào, quy mô ban đầu ra sao và dưới hình thức như thế nào.
Ngoại
trừ Maxwell Taylor(26), chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã ủng hộ
việc bắt đầu ngay một chiến dịch ném bom quy mô lớn tới tận biên giới Trung Quốc,
cùng với việc rải mìn các bến cảng và các tuyến đường thuỷ của Bắc Việt Nam. Tướng
Taylor, người được cử làm đại sứ tới Sài Gòn vào giữa năm, đã không tán thành vấn
đề này. Giống như nhiều quan chức phía dân sự, Taylor thích tiếp cận từ từ hơn,
sau đó mới bắt đầu với hy vọng rằng Chính quyền miền Nam Việt Nam (GVN) sẽ có
được sự ổn định trước. (Chính các tướng lĩnh, những người đã lật đổ Tổng thống
Ngô Đình Diệm vào tháng mười một lại bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của tướng
Nguyễn Khánh hồi đầu năm 1964 ).
Johnson
vẫn chưa quyết định chính xác về thời điểm và các hình thức chiến thuật. Vấn đề
là ông ta cũng không đưa ra một quyết định cụ thể leo thang hay xuống thang.
Nhưng đã có sự nghi ngờ ở Lầu Năm Góc hay bất cứ nơi nào tôi tới thăm ở
Washington rằng quyết định của Tổng thống vẫn đang lơ lửng giữa những lựa chọn
trên. Ông ta nói rõ trước chính phủ hai ngày sau khi ông ta nhận chức rằng ông
ta kiên quyết không chấp nhận thất bại ở Việt Nam, cũng không trở thành "vị
Tổng thống đứng nhìn Đông Nam Á đi theo con đường mà Trung Quốc đã
đi"(27). Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, cùng với Bộ Tham mưu liên
quân cùng chung cam kết này. Hơn nữa, kể từ khi cả Tham mưu trưởng liên quân và
Bộ trưởng Quốc phòng mạnh mẽ quả quyết rằng hình thức của chiến dịch ném bom
đánh phá miền Bắc về cơ bản là tránh được thất bại, ở Lầu Năm Góc người ta coi
việc này là đúng và Tổng thống sẽ chấp nhận kết luận đó.
Rõ
ràng, Tổng thống rất lo lắng vì đã không đưa ra được quyết định hoặc không thực
hiện được việc này trước cuộc bầu cử vào tháng mười một. Ông ta không chỉ muốn
đánh bại Goldwater - tất cả các lá phiếu cho thấy đây gần như là một kết quả đã
được dự tính từ trước - mà còn muốn giành thắng lợi bằng đa số phiếu, và hay
hơn nữa là bằng sự thắng phiếu lớn nhất trong lịch sử. Điều đó sẽ xoá đi quan
niệm cho rằng ông ta là một "Tổng thống may mắn". Ông muốn có được sự
uỷ nhiệm lớn cho các Chương trình Xã hội vĩ đại của ông. Cùng với nhiều người bạn
bên phe Dân chủ, ông còn hy vọng đè bẹp phe cánh tả của Đảng Cộng hoà đang ủng
hộ cho ứng cử viên Goldwater.
Ông
ta dự định ra tranh cử như một ứng cử viên bồ câu, tập trung các vấn đề trong
nước, trong khi tô vẽ (thêu dệt) đối thủ của mình như một kẻ cực đoan mất trí,
nguy hiểm, quyết tâm leo thang chiến tranh với qui mô lớn ở Việt Nam. Cùng lúc,
ông ta còn phải đối phó với lời buộc tội của Goldwater cho rằng ông ta không
quyết đoán và yếu kém trong chính sách ngoại giao.
"Sự
trả đũa thận trọng" tức thì ngày 5-8 hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu chiến
dịch của Tổng thống tới mức khó có thể tưởng tượng được. Johnson tranh thủ các
lá phiếu và sự ủng hộ của hai đảng cho hành động của ông ta và giải pháp đưa vấn
đề về Việt Nam ra khỏi chiến dịch bầu cử, ngoại trừ một ý kiến phủ quyết cho
Goldwater. Nhưng sau sự trả đũa Vịnh Bắc Bộ, Johnson rõ ràng đã hy vọng tránh
được những hoạt động quân sự lớn hơn trước kỳ bầu cử và che đậy những áp lực
leo thang bên trong chính quyền riêng của mình. Ông ta đang từng bước thực hiện
chiến dịch chống lại những đề nghị của Goldwater về Việt Nam, thật nực cười vì
những đề nghị này lại chính là của Tham mưu trưởng liên quân riêng của Johnson.
Thực tế đó là một bí mật được gìn giữ cẩn thận trong suốt chiến dịch.
Ngày
25 tháng chín, Tổng thống lên tiếng chỉ trích "những điều đó cho thấy các
ông phải ném bom miền Bắc để phá huỷ toàn bộ các tuyến đường tiếp tế"(28).
Ba ngày sau, Tổng thống nói cụ thể hơn: "Một số người trong chúng ta - ông
Nixon, Rockefeller, Scranton và Goldwater, có lúc đã gợi ý biện pháp khả thi là
tiến ra miền Bắc Việt Nam"(29). Không phải sau đó hay bất kể lúc nào ông
ta đều cho rằng những người đã đưa ra biện pháp này bao gồm cả các cố vấn quân
sự chủ chốt, Tham mưu trưởng liên quân và Bộ trưởng Quốc phòng R. McNamara của
ông. Hoàn toàn đúng khi nói rằng Tổng thống đã không thực hiện theo lời khuyên
của họ trước cuộc bầu cử và chắc chắn ông ta vẫn chưa đưa ra quyết định chính
thức cho việc này, tuy nhiên họ và những người trong số chúng tôi đang làm việc
cho họ đều biết rằng ông ta phản đối mạnh mẽ với bất cứ người nào của Đảng Cộng
hoà nói rằng "một số người nói chúng ta phải tới miền Nam, rồi rời khỏi đó
và trở về nước". Xem xét quan điểm của các cố vấn cấp cao ở Lầu Năm Góc,
những người trong cuộc hiểu rằng điều đó có nghĩa là ném bom Bắc Việt không được
muộn hơn đầu năm 1965, điều mà bất cứ ứng cử viên nào được lựa chọn đều sẽ phải
thực hiện.
Điều
này không có nghĩa là không có sự khác nhau nào về vấn đề này giữa hai ứng cử
viên. Rất có thể Johnson sẽ không ném bom theo đúng với cách mà Goldwater chắc
chắn sẽ làm.
Đây
là cách thức của 4 vị đầu ngành, mở đầu ồ ạt bằng một "cú đánh mạnh",
tấn công các mục tiêu sát với Hà Nội và với Trung Quốc ngay từ đầu, tiếp tục thực
hiện phá hoại miền Bắc Việt Nam cho tới thắng lợi cuối cùng. Nhưng rất ít khả
năng Johnson sẽ hoàn toàn không ném bom miền Bắc vào mùa xuân năm 1965. Như thế,
chắc là không có cơ hội nào cho Mỹ vì lúc đó vai trò của Mỹ sẽ vẫn nằm trong giới
hạn phải tuân thủ từ năm 1945 đến 1964.
Nhưng
những điều mà hầu hết các cử tri suy nghĩ là Johnson đang dự kiến một khẩu hiệu
chiến dịch: "Chúng ta tìm cách không mở rộng chiến tranh"(30). Đó
cũng là những gì mà phía đa số tin rằng họ sẽ bỏ phiếu ủng hộ vào ngày bầu cử 3
tháng mười một. Không một ai mà tôi biết bên trong chính phủ sẽ bỏ phiếu với sự
ảo tưởng đó. Tôi không nhớ chính tôi có thời gian đi bỏ phiếu vào ngày hôm đó
không và kể cả McNaughton. Cả hai chúng tôi đều đang dự cuộc họp đầu tiên ở Bộ
Ngoại giao của một nhóm hoạt động liên ngành nhằm đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất
để mở rộng chiến tranh.
Nhóm
này do Tổng thống thành lập dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao W. P.
Bundy ngày hôm trước. Cuộc họp không được bắt đầu sớm hơn một tuần vì nội dung
của nó có thể bị rò rỉ tới các cử tri. Điều đó có thể làm giảm đáng kể số phiếu
thắng cử đối với Johnson, mà điều này sẽ phản ánh một quan điểm trái ngược về
chiến tranh giữa hai ứng cử viên bị phóng đại.
Hơn
nữa, chúng ta cũng không bắt đầu công việc muộn hơn một ngày hay một tuần, sau
khi các cử tri đã đi bỏ phiếu, vì không có thời gian để mà lãng phí. Vì thế, để
đi đến một sự nhất trí nội bộ về việc làm thế nào để ngăn chặn thắng lợi của Cộng
sản ở miền Nam Việt Nam bằng việc mở rộng chiến tranh, dường như là điều rất cấp
bách. Ngoại trừ một sự lựa chọn nguyên trạng, một người không có thực quyền,
thì mọi lựa chọn mà chúng ta cân nhắc đều được coi là sự leo thang. Vào ngày bầu
cử, như đã mong đợi vào các lá phiếu, toàn bộ cử tri đang đi bỏ phiếu chống lại
việc ném bom Bắc Việt với con số chưa từng thấy, mặt khác việc leo thang chiến
tranh mà chúng ta đang tiến hành là nhằm mở ra một chính sách như thế.
Chúng
ta có thể biện minh cho việc làm này thế nào?
Chúng
ta phục vụ Tổng thống và những cấp trên trực tiếp lãnh đạo chúng ta. Chúng ta
hiểu rằng công việc của Tổng thống là thiết lập chính sách ngoại giao, với sự cố
vấn của cấp trên của chúng ta chứ không phải theo một cách hiểu nghiêm trọng là
có sự cố vấn của Quốc hội. Do đó, công chúng nghĩ gì sẽ không tác động nhiều tới
chúng ta.
Rốt
cuộc thì điều đó cũng không tạo ra nhiều khác biệt với những gì chính bản thân
chúng ta suy nghĩ. Tôi đã sớm nhận thấy được từ McNaughton rằng Lyndon Johnson
luôn hoài nghi về tầm quan trọng của một chiến dịch ném bom có hệ thống chống lại
miền Bắc Việt Nam. Bản thân tôi còn hoài nghi hơn và McNaughton cũng vậy. Tuy
nhiên, cấp trên của tôi, McNamara thì không và tôi phải ủng hộ ông ta. Mùa thu
năm 1964, John McNaughton bắt đầu đi cùng McNamara tới tham dự các cuộc họp định
kỳ tại Nhà Trắng về vấn đề Việt Nam cùng với Tổng thống. Có một số lần là họp cấp
bộ trưởng mà ở đó John McNaughton là trợ lý bộ trưởng duy nhất trong phòng họp.
Khi từ Nhà Trắng trở về nếu có thời gian ông thường kể vắn tắt lại và những lúc
đó tôi mới được nghe về những nhận thức của từng cá nhân mà tôi có thể không
bao giờ đọc được trong những bức điện hay những bản ghi nhớ. Với tôi đây là một
quá trình nghiên cứu về hành vi quan liêu một chủ đề cuốn hút vô tận đối với
McNaughton.
John
McNaughton sẽ nói về những gì mà một nhân vật trong cuộc họp đã nói, sau đó ông
giải thích tại sao ông ta lại nói điều đó vào lúc ấy và đúng theo cách đó: điều
đó có liên quan thế nào tới những lợi ích và các mối quan hệ của ngành mà ông
ta đang cố bảo vệ và phục vụ. Hoặc McNaughton sẽ bình luận về những điều mà một
số người đã không nói ra, những gì họ đã lờ đi và tại sao. Điều này có giá trị
với chính bản thân John McNaughton. McNaughton nói với tôi, trong các cuộc họp
đó ông ta nói rất ít, không bao giờ tình nguyện vào việc gì, chỉ bình luận khi
McNamara chỉ định. Một nguyên nhân đơn giản là do ông ta ở cấp thấp hơn.
McNamara là người duy nhất có thể không đem theo trợ lý đi cùng. John
McNaughton cảm thấy rất vinh hạnh khi biết được những điều mà các nhân vật cấp
cao, đặc biệt là Tổng thống đang suy tính - Điều đó thật quý giá với chúng ta
trong công việc của mình và ông cũng biết vị trí của mình ở đó là không ổn định.
Ông không muốn tạo ra nguy hại cho vị trí đó vì phải cảnh giác đề phòng.
Một
nguyên nhân khác là lúc này ông thường bí mật phản đối những gì ông nghe được
McNamara nói với Tổng thống. Bộ trưởng Quốc phòng đang gây áp lực vì sự cần thiết
của chiến dịch ném bom đánh phá miền Bắc, chiến dịch mà McNaughton hoàn toàn
không tin tưởng, hơn cả những gì mà tôi đã từng không tin. Các cuộc họp đã cho
McNaughton cơ hội hiểu rằng Tổng thống cũng hoài nghi về chiến dịch này. Đây là
thông tin quan trọng mà McNaughton thu nhận được khi ông ở trong phòng họp cùng
họ. McNamara chắc chắn sẽ không muốn nói với ông ta về những nghi ngờ và những
câu hỏi của Tổng thống, ít ra là với bất kể sự cụ thể và sinh động nào.
Những
báo cáo đó làm cho tôi có ấn tượng tốt về Johnson. Đã có lần McNamara làm tôi bất
ngờ; tôi không thể giải thích tại sao. Tổng thống nghe có vẻ thích một người nhạy
cảm duy nhất trong phòng họp. Điều này làm tôi hy vọng mùa thu năm đó mọi việc
sẽ tốt hơn. (Tôi không biết và tôi cũng không nghĩ John biết - là sự ưu tiên của
Johnson lúc đó cần phải đưa quân vào miền Nam hơn là ném bom miền Bắc). Nghe được
tin từ McNaughton cho biết Tổng thống, khi nói chuyện với McNamara, thường
xuyên đề cập tới "chuyện ném bom vớ vẩn của các ông" đã làm tôi nghĩ
rằng Johnson phải miễn cưỡng tiến hành leo thang và có thể vì thế mà cảm thấy rất
thoải mái trong việc giải thoát toàn bộ chúng ta.
McNaughton
nói với tôi rằng McNamara sẽ nói về việc ném bom: "Đó là một việc các ông
có thể chấm dứt được, một vấn đề thương lượng". Khi một ai đó phê bình, vì
có thể không đạt được kết quả tốt hay vì có thể không phải là tất cả những gì để
dễ dàng chấm dứt, McNamara thường hỏi anh ta: "Ồ, thế biện pháp của anh là
gì?" Trả lời câu hỏi của McNamara bằng câu: "Rút lui, đàm phán để rút
ra", sẽ đồng nghĩa với việc nói rằng: "Sự lựa chọn của tôi là rút quân
ra, chấp nhận thất bại". Xét theo quan điểm của Tổng thống, đó là câu trả
lời mà không ai trong các cuộc họp kiểu này - sẵn sàng thảo luận trước mặt Tổng
thống, lại tự nguyện đề xuất ý kiến. Đó là một điều không bắt buộc. Kết quả thu
được câu hỏi của McNamara và chính sách đề xuất của ông ta (không phải hoàn
toàn của riêng ông ta) xem ra có vẻ không kỳ quặc bằng thực tế.
Một
buổi chiều McNaughton nói với tôi khi vừa từ Nhà Trắng trở về, ông ta sợ rằng đến
một ngày Tổng thống sẽ quay sang và hỏi ông ta nghĩ gì về việc ném bom. Trong một
cuốn hồi ký viết những năm sau này, người phụ tá cho NSC, Chester Cooper có mô
tả căn bệnh hoang tưởng không dưới một lần. Tổng thống sẽ đi lại quanh chiếc
bàn, hỏi xem có ai đồng ý với quyết định của ông và ông ta đã tự tưởng tượng ra
câu trả lời khi tới lượt mình: "Không, thưa Tổng thống, tôi không đồng
ý?" Khi ông ta đang trầm ngâm suy nghĩ về việc này, thấy Tổng thống quay
đi và ông ta phải tự nghe lời nói của chính mình; vì thế ông ta gật đầu và nói:
"Được thôi, tôi đồng ý, thưa Tổng thống".
McNaughton
nói với tôi: "Tôi đã tự hỏi mình sẽ phải làm gì?". Sau đó ông ta ngừng
lại và nhìn tôi. "Tôi sẽ phải theo chỉ dẫn của McNamara. Tôi sẽ phải nói
điều gì đó theo đúng đường lối của McNamara. Tôi không thể bác lại McNamara hoặc
bán rẻ ông ta trước Tổng thống". Tôi không nói gì cả. McNaughton nói tiếp:
"Cậu biết không, gia đình tôi có một sạp báo ở Illinois. Chúng tôi không
có nhiều thời gian để quản lý; đó là việc của người chủ. Việc chính chúng tôi
phải làm là chọn được người chủ. Và khi chọn được một người chủ thì có rất nhiều
điều mình trông đợi, nhưng cha tôi dạy tôi rằng điều đầu tiên mình mong đợi đó
là lòng trung thành".
McNaughton
tiếp tục nhìn tôi, còn tôi thì vẫn lắng nghe. Tôi biết tại sao ông lại nói với
tôi điều này. Ông không giải thích lòng trung thành ông muốn nói là gì, nhưng từ
câu chuyện của ông cũng đủ để tôi hiểu rằng: Hãy làm những điều tốt đẹp cho cấp
trên, người đã thuê bạn; hãy đặt lên trên những gì bạn nghĩ là tốt nhất cho đất
nước, đưa ra lời khuyên tốt nhất cho Tổng thống hay Bộ trưởng Quốc phòng cho dù
điều đó có làm cấp trên của bạn lúng túng. Tôi đã nghe nhưng không tán thành.
Có lẽ tôi đã bị sốc. Nói dối Tổng thống? Lừa gạt ông ta bằng nhận định riêng của
mình khi ông ta hỏi mình về vấn đề chiến tranh và hoà bình?
Hay
nói dối McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, nếu mình ở cùng phòng với ông ta và
McNaughton và McNamara lại yêu cầu mình cho biết những quan điểm riêng của bản
thân? Đó là vấn đề có thực của câu chuyện này. Tôi cho rằng sẽ không bao giờ xảy
ra chuyện đó. Tôi không nói gì với John McNaughton và tình huống này đã không xảy
ra.
Tôi
có một cơ hội đến sớm hơn vào mùa thu để ủng hộ các phòng ban bác bỏ việc tiến
hành các cuộc không kích chống lại Bắc Việt. Walt Rostow, chủ tịch phòng hoạch định
chính sách của Bộ Ngoại giao, thông báo một đơn đề nghị rằng chúng ta phải tìm
cách thay đổi bằng cả lời tuyên bố và hành động, các nguyên tắc "luật
chung" đang thịnh hành của trò chơi trong các mối quan hệ quốc tế. Điều
này đã hạn chế những phản ứng quân sự của chúng ta với những gì Rostow gọi là
"cuộc tấn công bí mật" ví như điều mà tất cả chúng ta đều tin đó là sự
chỉ đạo bí mật của Bắc Việt và sự ủng hộ của Mặt trận dân tộc giải phóng ở miền
Nam Việt Nam. Từ năm 1961, Rostow đã biện hộ cho tính hợp pháp và sự cần thiết
đối với việc ném bom của Mỹ vào Bắc Việt. McNaughton lấy ý kiến của nhiều bộ phận
trong văn phòng của ông để đóng góp vào bài phê bình chi tiết về "luận đề
của Rostow rằng cuộc tấn công bí mật là chính đáng và phải được giải quyết bằng
các cuộc tấn công vào nguồn gốc của sự xâm lược". Tôi viết một phần về phản
ứng mạnh mẽ của ta, và được thông báo tới tất cả các ngành có liên quan, bằng mọi
giá và sự mạo hiểm khi áp dụng luận đề này:
Xem
xét các thái độhiện nay, việc áp dụngbiện pháp của Rostow làchấp nhận sự phản đốicủa
trong nước và quốctế theo mức độ từlo lắng và phản đốitới lên án, nỗ lựctách ra
khỏi các chínhsách của Mỹ hoặc quânđồng minh hoặc thậm chícác biện pháp đối
phómạnh mẽ… Thông thường, lúcđó, biện pháp của Rostow,đúng hơn là các biệnpháp
mà Mỹ đối phó,sẽ được xem chung nhưmột sự thay đổi "bấpbênh" trong
các nguyên tắccủa trò chơi, một sựleo thang xung đột, mộtsự gia tăng những rủiro
mang tính quốc tếchung, hoàn toàn có khảthể như một sự xâmlược mở rộng đòi hỏicó
sự lên án…
Đây
là một trong số những đoạn hiếm hoi của các bản thảo còn sót lại hoặc những tài
liệu chính thức của thời kỳ đó mà tôi có thể nhận ra những từ ngữ riêng của
mình. Khi đọc lại, tôi bị bất ngờ bởi hai việc. Thứ nhất, theo tôi biết, đó là
việc sử dụng duy nhất từ "xâm lược" để chỉ hành động của Mỹ trong
toàn bộ các tài liệu chính thức thời kỳ đó. Thứ hai, tôi để ý thấy rằng tôi đã
đề nghị từ đó không được coi như một đánh giá khách quan, bắt buộc, hoặc như
quan điểm riêng của tôi. Nó chỉ ra làm sao chúng ta đi đánh bom một nước mà
không có cuộc tấn công vũ trang nào chống lại chúng ta hoặc bất cứ ai bị người
khác phát hiện và lên án. Không có cách nào khác để đưa ra một quan điểm như thế
vào trong cuộc thảo luận chính thức cho dù chỉ một lần và vẫn cứ sử dụng nó.
Tôi chắc chắn rằng điều đó vẫn đúng.
Những
ảnh hưởng tương tự với các từ "tội phạm" và "vô đạo đức" đã
ám chỉ một chính sách mà các ban ngành hoặc Tổng thống của nước đó có thể phải ủng
hộ hoặc đã chấp nhận.
Ba
từ cấm kỵ này sẽ được sử dụng rộng rãi ở các nước khác, trong đó có các nước đồng
minh của chúng ta, nếu chương trình đã đệ trình của Tham mưu trưởng liên quân
được thực hiện. Còn những từ tương tự, chỉ kém rõ nghĩa một chút, có thể áp dụng
cho kế hoạch "gây áp lực theo cấp độ đối với DRV (chính quyền Hà Nội)"
mà McNaughton đã làm mẫu sẵn cho McNamara. McNaughton thảo ra kế hoạch này ngày
3 tháng chín, ba tuần sau khi ông ta soạn thảo những chỉ dẫn cho kế hoạch hăm
doạ của Seaborn đối với Hà Nội và cùng lúc khi tôi đang chỉ trích lời đề nghị của
Rostow. Trong "kế hoạch hành động vì miền Nam Việt Nam"(31) của ông
ta, John đã lên danh sách một số các mức độ hành động "sẽ gây ra sự lo sợ,
hoàn toàn làm gia tăng sự lo sợ, đối với Bắc Việt," và "chắc chắn sẽ
đúng lúc để kích động sự phản ứng quân sự của Bắc Việt", đó là:
Nếu
muốn chúng ta sẽ có những khoảng cách thuận lợi để leo thang chiến tranh và bắt
đầu một kế hoạch hành động quân sự đỉnh cao của chính phủ miền Nam Việt Nam và
Mỹ chống lại Bắc Việt. Các hoạt động leo thang có thể là… đánh mìn các bến cảng…
các cuộc không kích bắn phá miền Bắc Việt Nam di chuyển các mục tiêu từ miền
Nam ra miền Bắc, từ các mục tiêu kết hợp thâm nhập … tới các mục tiêu có tầm
quan trọng về quân sự và công nghiệp… Khả năng các hoạt động như thế sẽ leo
thang mạnh hơn, có thể kéo theo Trung Quốc vào cuộc chiến, sẽ buộc chúng ta phải
đối phó.
Bên
cạnh việc xâm lược có liên quan tới kế hoạch khiêu khích, tôi tin tưởng, theo
như McNaughton đã nói với tư cách cá nhân, rằng giải pháp ném bom theo cấp độ
không hoàn toàn tốt hơn kế hoạch của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân là một
cuộc tấn công qui mô lớn ngay từ đầu. Tôi cho rằng rất có thể cuối cùng sẽ đi đến
một vấn đề chung. Vẫn cho là một số hình thức ném bom dường như không thể tránh
khỏi, nhưng lời đề nghị của McNaughton đã làm chậm lại quá trình thực hiện các
hình thức nguy hiểm và huỷ diệt nhất.
Một
thuận lợi theo giả thiết khác của lời đề nghị là dễ thuyết phục và có thể kiểm
soát. "Thời điểm và sự mạnh dần lên sẽ phụ thuộc vào sự chỉ đạo của chúng
ta, với kịch bản có khả năng thay đổi bất cứ lúc nào".(32) Trong một
phương pháp sau này cho nhóm của Bundy, McNaughton viết rằng kịch bản này
"sẽ được tạo ra cho phép Mỹ quyền tự chọn bất cứ thời điểm nào để có thể
tiếp tục chiến tranh hay không, leo thang hay không và tăng tốc hay
không."(33)
Tuy
nhiên khả năng kiểm soát được như thế là có thực không? Bản thân John có tin ưởng
vào điều đó không? Trong cuốn "Những người ưu tú vàthông minh nhất"
xuất bản năm 1972, nhà báo David Halberstam trả lời các vấn đề này. Halberstam
miêu tả McNaughton có cùng chung mọi nghi ngờ với Michael Forrestal, người mà
sau này cũng làm việc trong Nhà Trắng, về chính quyền miền Nam Việt Nam, về việc
ném bom và về cuộc chiến tranh mà tôi đã nghe từ ông khi được làm việc cùng ông
những tháng sau này. Rõ ràng trích dẫn Forrestal như nguồn thông tin của mình,
Halberstam nói Michael "vẫn chưa bi quan bằng McNaughton". Halberstam
không nghĩ rằng sự lừa dối là không thể tránh được.
Ông
ta chắc chắn rằng sự lừa dối bằng cách nào đó vẫn có thể tránh được, rằng có
nhiều sự lựa chọn, rằng những người đàn ông thông minh tài giỏi ở Washington có
thể kiểm soát được các quyết định và tránh được sự vướng mắc lớn. McNaughton
thì không tin chắc vào điều đó. McNaughton từng nói "vấn đề rắc rối với
ông Forrestal là ông luôn nghĩ chúng ta có thể thay đổi được nó và có thể thoát
ra khỏi nó bất cứ khi nào chúng ta muốn. Nhưng tôi cứ phân vân. Tôi cho rằng vấn
đề phức tạp hơn từng ngày, mỗi ngày chúng ta mất kiểm soát một chút, mỗi quyết
định chúng ta đưa ra đều sai hoặc hoàn toàn không đưa ra quyết định nào, làm
cho quyết định sau lại khó hơn vì nếu chúng ta không dứt điểm việc này hôm nay,
thì các lý do để không dứt điểm được nó vẫn sẽ tồn tại tới ngày mai và chúng ta
sẽ bị vướng vào vấn đề đó sâu hơn".
Đó
là quan điểm của McNaughton nói riêng mà tôi biết, và là cách ông ta nói với
tôi. Ông còn nói đó là những gì ông đã nói với McNamara khi họ chỉ có hai người.
Nhưng không phải là những gì ông đã thảo ra để McNamara sử dụng như những tài
liệu đi nói chuyện với người khác hoặc những gì McNamara đã nói trong các cuộc
họp hoặc nói với cấp trên. Vì không có điều gì trong đó tỏ ra là thông thái cả.
Liệu bản thân McNamara có thực sự cảm thấy khác lạ hay không, tôi không biết.
Ông ta làm việc trực tiếp cho Tổng thống. Nghĩa là các bản ghi nhớ của McNamara
viết cho Tổng thống hoặc cho những người khác, thường do McNaughton soạn thảo,
điều này dễ làm cho người ta hiểu sai quan điểm cá nhân của McNamara giống như
quan điểm mà John đã nêu ra cho chính mình. Hơn nữa, lập trường quan điểm của
McNamara trong các cuộc họp hay trong các văn bản giống như lập trường quan điểm
của McNaughton, thường thể hiện lòng tin và quyền ưu tiên của cấp trên với những
gì McNamara không tán thành. Tuy nhiên tài liệu thành văn thì không thể trả lời
được như thế. Trừ phi McNamara muốn lựa chọn để làm rõ hơn việc nhận thức của
ông khác với nhận thức của hai vị Tổng thống như thế nào, tôi không cho rằng
cách cư xử riêng của McNamara, hay lịch sử của thời kỳ đó, có thể được hiểu một
cách đầy đủ cặn kẽ.
Trong
khi đó John đang giúp McNamara những gì ông ta muốn. Những giải thích sau này dựa
vào cácHồ sơ Lầu Năm Gócnhằm gán cho hoặc đổ lỗi cho McNaughton là một tác nhân
truyền lực trong việc khuyến khích ném bom, đặc biệt khi nó được thực hiện (để
chống lại những khả năng thiên bẩm này của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân.
Trong những bản ghi nhớ đó, cấp trên của tôi thường tham gia để nêu ra những chỉ
dẫn cho việc ném bom, cũng như thực hiện việc ném bom thế nào, ném bom khi nào,
ném bom để làm gì và tại sao lại ném bom, ném theo thứ tự nào và kết quả ra
sao. McNaughton hoàn toàn không tin tưởng vào việc đó, vì ông ta cho rằng việc
này là cần thiết hoặc có lợi cho Mỹ hay Việt Nam, ngoại trừ nó có thể - ít tai
hoạ hơn - những gì Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân muốn làm. Quan điểm của
ông ta cũng giống như quan điểm của tôi là việc ném bom miền Bắc Việt Nam hết sức
phi lý và nguy hiểm, và điều đó sẽ không mang lại bất cứ điều gì có lợi mà sẽ
chỉ đưa chúng ta vào một cuộc chiến theo chiều hướng khó khăn hơn.
Hơn
thế, McNaughton còn bị qui về quan điểm cho rằng chúng ta nên chấm dứt những gì
chúng ta đang tiến hành ở Việt Nam và về cơ bản phải thoát khỏi đó. McNaughton
không thấy ấn tượng với những tranh luận cho rằng những nỗ lực của chúng ta cho
tới giờ đã tạo ra một lợi ích quốc gia quan trọng, rằng chúng ta đang được thử
nghiệm bằng một phương pháp đầy ý nghĩa, rằng sự rút lui sẽ làm mất uy tín của
chúng ta hoặc rằng những đồng minh quan trọng sẽ phải chịu chung ảnh hưởng của
chúng ta trong mối quan hệ thế giới. Ngược lại, ông tin rằng trong mỗi khía cạnh
này, chúng ta đều sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều vì sự can thiệp lâu dài hơn là sự
rút lui của chúng ta. Hơn nữa, cho dù bằng mọi biện pháp can thiệp quân sự ồ ạt,
xét theo một số nghĩa chúng ta đã có thể thành công, ông ta không tin những lợi
ích theo điều khoản lợi ích quốc gia của chúng ta có thể thích hợp với cái giá
hoặc sự thiệt hại mà chúng ta sẽ gây ra cho người Việt Nam. Gần như không có dấu
hiệu nào thoáng qua về những thái độ này trên mọi bản tài liệu mà ông ta đã thảo
ra hoặc đã ký vào những năm cuối nhiệm kỳ, từ 1964 đến 1967.
Tuy
nhiên đó là những gì ông ta đã tin tưởng. Trong lúc chúng ta không tán thành với
những đánh giá này thì McNaughton đúng, còn tôi là sai.
Về
phương diện cá nhân tôi cho rằng McNaughton đã đánh giá thấp cái giá phải trả
vì sự ảnh hưởng của chúng ta và khả năng đối mặt của chúng ta với chủ nghĩa Cộng
sản ở một nơi khác nơi sẽ mang đến một kết quả thất bại của Mỹ ở Việt Nam.
Đôi
khi tôi tự hỏi liệu ông ấy có thể là một người chống chiến tranh lạnh kém hơn
tôi. Tôi nghĩ tới việc rút lui của chúng ta khỏi Việt Nam sẽ gây cho chúng ta
nhiều phiền phức trong cuộc xung đột với chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới
hơn là những gì John đã gần như tin tưởng. Tôi tin rằng điều đó sẽ khích lệ
Liên Xô, Trung Quốc và những kẻ nổi loại trên khắp thế giới và sẽ cản trở những
người ủng hộ và các đồng minh của chúng ta.
Về
điểm này, tôi có thể đồng ý với Bộ trưởng Ngoại giao Rusk và Hội đồng Tham mưu
liên quân, trái ngược với John. Nhưng trong khi Nhóm diều hâu tin rằng thực tế
Việt Nam là một lý do vừa đủ để mở rộng can thiệp của chúng ta và thường nghĩ rằng
họ đã biết một phương pháp để giành thắng lợi ở đó, tôi thì không tin. Tôi tán
thành với quan điểm riêng của John, khi cân nhắc mọi điều, chúng ta sẽ tồi tệ,
nếu chúng ta cố gắng tiếp tục một nỗ lực đen tối và sẽ còn tồi tệ hơn nếu chúng
ta leo thang.
Việt
Nam không phải là nơi để cắm lá cờ của chúng ta. Vì thế chúng ta chỉ phải giải
quyết theo cách tốt nhất những vấn đề sẽ phát sinh nếu chúng ta rời đi. Xa hơn
những gì tôi đã biết vào thời điểm đó, nhiều quan chức, và tất cả những người
chống chiến tranh lạnh, ngay dưới các tầng lớp cao nhất đều cùng chung quan điểm
đó.
Tuy
nhiên không bao hàm tất cả các cấp trên của họ. Đó không phải là những gì Tổng
thống hay Ngoại trưởng Rusk hay Bộ trưởng Quốc phòng suy nghĩ. Xét đến sự ngưỡng
mộ của tôi đối với McNamara, tôi có thể không bao giờ hiểu được tại sao ông ta
muốn bắt đầu con đường này bằng sự khiêu khích và leo thang cho dù là "từng
bước"(34). Tôi thực sự sửng sốt và bối rối khi biết rằng ông ta cũng nằm
trong số những người ủng hộ mạnh mẽ việc ném bom miền Bắc Việt Nam.
Điều
đó đặc biệt mâu thuẫn trong tôi vì tôi tin tưởng tuyệt đối rằng McNamara luôn
cùng chung một số nhận định với tôi, đặc biệt là sự ghê tởm đối với chiến tranh
hạt nhân. Cảm giác này bắt nguồn từ công việc ban đầu của tôi khi làm tư vấn của
Công ty Rand cho Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng về các kế hoạch của cuộc chiến
tranh hạt nhân, chỉ huy và điều khiển các loại vũ khí hạt nhân. Giống như nhiều
đồng nghiệp của tôi ở Công ty Rand, gồm Harry Rowen và Morton H. Halperin, một
nhà tư vấn trẻ trong lĩnh vực điều hành vũ trang, tôi tin rằng để tiến hành một
cuộc chiến tranh hạt nhân tổng thể hoặc có giới hạn trong bất cứ tình huống nào
đều sẽ là thảm hoạ. Chúng ta cảm nhận chắc chắn về điều này cho dù đó là một
quan điểm đi ngược với chính sách và chiến lược quốc phòng của Mỹ trong NATO.
Điều này còn căn cứ công khai vào sự sẵn sàng tiến hành đe doạ và thực hiện các
bước chuẩn bị của Mỹ cho một cuộc tấn công quân sự lần đầu tiên sử dụng hạt
nhân chống lại một cuộc tấn công thông thường của Liên Xô. Quan điểm cá nhân của
chúng ta cũng trái ngược với học thuyết không quân, về những điều chúng ta đã
biết ở Rand. Dù sao, tôi vẫn tin rằng McNamara sẽ tán thành với chúng ta.
Tôi
đoán được quan điểm của McNamara từ cách ông nói với tôi trong một bữa ăn trưa
tại bàn làm việc của ông năm 1961.
Tôi
đã viết tài liệu chuyển qua tay cho ông mà chưa hề gặp ông trước đó. Ngày hôm
đó, ông làm tôi có ấn tượng mạnh mẽ và tích cực bởi sự quả quyết rằng dù trong
hoàn cảnh nào cũng phải có một cuộc đánh đòn hạt nhân trước tiên của Mỹ ở châu
Âu. Nó sẽ hoàn toàn là thảm hoạ cho dù nó không dẫn tới một cuộc chiến tranh tổng
lực giữa Mỹ và Liên Xô, như McNamara tin chắc sẽ xảy ra. Thậm chí trước đó, với
niềm đam mê lớn lao cùng với danh tiếng là một người có bộ óc điện tử, lạnh
lùng, ông nói: "Đó sẽ là một cuộc chiến tranh tổng lực, một sự huỷ diệt
hoàn toàn, đối với những người châu Âu!". Hơn nữa, ông nghĩ thật vô lý khi
cho rằng một "vụ đánh đòn hạt nhân có giới hạn" sẽ vẫn cứ kìm hãm
châu Âu, và sẽ không gây ra cuộc chiến tranh hạt nhân tổng thể một cách tức
thì.
Gần
đây tôi đã thảo ra, và McNamara đã đồng ý, một chỉ đạo tối mật của Bộ trưởng Quốc
phòng cho Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ về cách giải thích mới cho các
kế hoạch tác chiến của chiến tranh hạt nhân tổng thể. Nó được đặt trong bối cảnh
là ông ta mời tôi đi ăn trưa. Theo yêu cầu của Thứ trưởng Quốc phòng, Roswell
Gipatric, tôi soạn ra một loạt các câu hỏi về các kế hoạch chiến tranh thời kỳ
Eisenhower, hiện vẫn lưu hành. Gilpatric đã gửi các câu hỏi này tới Hội đồng
Tham mưu trưởng liên quân yêu cầu trả lời. Khi tôi đưa danh sách này tới Rnhert
Korner thuộc văn phòng NSC, ông ta chọn ra một câu và gửi - tới các tổng trưởng
như một vấn đề thắc mắc của Tổng thống. Nội dung câu hỏi: "Nếu các kế hoạch
chiến tranh tổng lực hiện tại được thực hiện như đã định, thì bao nhiêu người sẽ
bị thiệt mạng ở riêng Liên Xô và Trung Quốc?"
Trong
cuộc nói chuyện của chúng tôi quá bữa trưa, tôi nói với McNamara rằng Hội đồng
Tham mưu trưởng liên quân đã cung cấp cho Nhà Trắng câu trả lời ngay lập tức chỉ
trong vòng 1 hoặc 2 ngày. Đó là một tư liệu tối mật đã được giải mã - đối với
riêng Tổng thống - nhưng từ khi tôi thảo ra các câu hỏi, Korner đã gọi tôi qua
các văn phòng của NSC để xem. Câu trả lời theo dạng một biểu đồ đường thẳng, một
đường thẳng đi lên chỉ số những người bất hạnh nằm trên trục thẳng, 1 triệu người
chết, vuông góc với trục thời gian nằm ngang, chỉ các tháng tính từ thời điểm tấn
công. Con số tăng lên phản ánh số người bị chết dần vì ảnh hưởng của bụi phóng
xạ sau các cuộc tấn công. (Tôi chỉ hỏi về số người chết chứ không hỏi về số
thương vong, tức là bao gồm cả bị thương và ốm yếu). Điểm thấp nhất trên biểu đồ,
bắt đầu ở phía bên tay trái của đồ thị, thể hiện số người sẽ chết trong mấy
ngày đầu của cuộc tấn công. Điểm cao nhất, phía bên tay phải của đồ thị chỉ số
người chết tăng lên trong vòng 6 tháng tính từ khi thực hiện các kế hoạch.
Con
số thấp hơn là 275 triệu người chết. Con số cao hơn là 325 triệu.
Đây
là chỉ tính riêng Liên Xô và Trung Quốc, tất cả những gì tôi đã yêu cầu. Tôi
nêu ra một câu hỏi tiếp theo cho Korner bao quanh các khu vực tiếp giáp với khối
Trung-Xô và phòng tham mưu đã cung cấp những đánh giá tổng hợp tương đối khẩn
trương. Hàng trăm triệu người khác hoặc hơn thế sẽ chết trong các cuộc tấn công
của chúng ta vào các mục tiêu ở các nước vệ tinh Đông Âu. Hơn nữa, bụi phóng xạ
từ các vụ nổ trên bề mặt của chúng ta ở Liên bang Xô viết, ở các nước Đông Âu
và ở Trung Quốc sẽ giết hại nhiều người của các quốc gia trung lập nằm dọc biên
giới các nước này - như Phần Lan, Thuỵ Điển, Áo và Afganistan - cũng như Nhật Bản
và Pakistan. Ví dụ như người Phần Lan sẽ bị huỷ hoại bởi bụi phóng xạ từ các vụ
nổ bề mặt ở các bến tàu ngầm của Liên Xô gần các đường biên giới của họ.
Số
người chết từ các cuộc tấn công của Mỹ tăng lên hàng trăm triệu khác tuỳ thuộc
vào điều kiện của gió sẽ xảy ra mà không cần tới một vụ nổ nào của người Mỹ
trên lãnh thổ của các nước trung lập này.
Số
người chết vì bụi phóng xạ bên trong các nước đồng minh khối NATO của chúng ta
từ các cuộc tấn công của Mỹ chống lại Hiệp ước Varsava có thể tăng lên tới một
trăm triệu người, "phụ thuộc vào hướng gió thổi", là một sự thừa nhận
tổng quát trước Quốc hội đã được nêu ra gần đây. Tất cả điều này đều không có sự
cân nhắc tới hậu quả của các cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô vào Mỹ, Tây Âu
và các căn cứ của Mỹ ở một nơi khác nhằm trả đũa cuộc oanh kích đầu tiên của Mỹ
mà các tính toán của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã dự đoán.
Mỹ
cũng không tính tới những hậu quả của các loại vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ,
vấn đề mà McNamara đã chỉ cho tôi biết một cách rất say sưa.
Toàn
bộ tổn thất về người từ các cuộc tấn công của chúng ta, theo các đánh giá của Hội
đồng Tham mưu trưởng liên quân, vào khoảng 5 tới 6 trăm triệu người. Con số này
gần như toàn bộ là dân thường. 100 người Do Thái Phần lớn hơn sẽ bị chết trong
một hoặc hai ngày, số còn lại trên 6 tháng, khoảng 1 phần 3 trong các nước đồng
minh hoặc các nước trung lập.
Đây
không phải là một tính toán mang tính giả thuyết về những gì cần để ngăn ngừa một
cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô vào Mỹ và quân đồng minh của Mỹ (với tính
toán như thế sẽ vẫn là điều phi lý). Đó là đánh giá tốt nhất của Hội đồng Tham
mưu trưởng liên quân về kết quả thực tế, trong giới hạn về định mệnh con người,
về sự vận hành cơ cấu để thực hiện các kế hoạch tác chiến của Hội đồng Tham mưu
trưởng liên quân cho cuộc chiến tranh tổng thể. Các kế hoạch hiện tại của Mỹ
cho "mọi cuộc xung đột có vũ trang" với các lực lượng chính qui của
Liên bang Xô viết, ở bất cứ đâu, xảy ra trong bất cứ tình huống nào - như
Berlin, khởi nghĩa ở Đông Đức, các cuộc tấn công của Liên Xô vào Iran hoặc Nam
Tư - đều cho thấy Tổng thống sẽ phát động cuộc chiến tranh hạt nhân tổng thể, với
những hậu quả nằm ngoài nước Mỹ.
Tôi
vẫn nhớ khi đang cầm trên tay tấm biểu đồ và xem nó trong một văn phòng của khu
nhà phụ ở Nhà Trắng trong Toà nhà Hành pháp vào một ngày xuân năm 1961. Tôi
đang nghĩ:
Mảnh
giấy này, những gì thể hiện trên mảnh giấy này, sẽ không tồn tại. Trong tiến trình
lịch sử loài người, nó sẽ không bao giờ còn tồn tại.
Tôi
không nói điều đó với Bộ trưởng. Vì qua thái độ của cuộc đối thoại tôi không
nghĩ là tôi phải nói. Tôi chưa bao giờ có được ấn tượng mạnh với người khác về
sự nhận thức tương đồng trong vấn đề này và về sự tập trung cao độ của anh ta để
làm thay đổi tình hình. Ba mươi năm sau McNamara đã tiết lộ trong cuốn hồi ký của
mình là ông ta đã bí mật khuyên Tổng thống Kennedy và sau đó là Tổng thống
Johnson rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng nên tiến hành một cuộc chiến
tranh hạt nhân. Ông ta không nói với tôi như thế nhưng trong mọi điều ông ta
nói ra đều ám chỉ điều đó. Với tôi như thế là rõ ràng, McNamara đã đưa ra lời
khuyên đó và đó là lời khuyên đúng đắn. Tuy nhiên nó lại trục tiếp đi ngược với
những cam kết của Mỹ về việc sẵn sàng thực hiện cuộc đánh đòn hạt nhân trước
tiên mà ông ta cảm thấy bị ép buộc phải nhắc lại với những quan chức của NATO
trong suốt những năm ở đó. (NATO vẫn duy trì chính sách đánh đòn trước tiên tới
ngày nay, khi Mỹ nằm ngoài sự khu vực kiểm soát của NATO - có thể hiện tại với
một mức độ trung thực, được thể hiện bởi những giả thuyết đánh đòn trưức tiên
trong chính sách hạt nhân của chính quyền Bush bị rò rỉ vào tháng Ba năm 2002).
Lời
khuyên của McNamara còn đi ngược với những giả thiết dài hạn trong kế hoạch chiến
tranh có giới hạn của Mỹ là cần một cuộc đánh đòn hạt nhân trước tiên trong cuộc
xung đột với các lực lượng lớn của Trung Quốc ở châu Á.
Trợ
lý của McNamara là Adam Yarmolinsky đã ngồi cùng chúng tôi vào cuối bữa trưa.
Sau khi chúng tôi rời khỏi văn phòng của McNamara, Adam đưa tôi sang căn phòng
nhỏ của ông ta cạnh đó và nói: "Anh không được nói với ai bên ngoài về những
gì McNamara đã nói với anh".
Tôi
hỏi có phải anh đang nói tới những lo ngại về phản ứng của Quốc hội và của Hội
đồng Tham mưu trưởng liên quân (cả NATO), Adam trả lời: "Chính xác. Điều
này có thể dẫn tới sự nghi ngờ của McNamara". Tôi nói với Adam là tôi đã
hiểu. Adam tiếp tục nhấn mạnh sự nghiêm trọng của việc nói với một ai đó. Ông
ta nói: "Không một ai, ý của tôi là cả Harry Rowen". Rõ ràng Adam biết
rằng Harry là bạn thân nhất, là tâm phúc của tôi, người đồng nghiệp mà tôi thường
chia sẻ tâm sự thậm chí là những thông tin có tính nhạy cảm cao tới như thế.
Tôi nhận được thông điệp và rất tôn trọng cách đề nghị của Adam. Tôi chưa bao
giờ nói với bất cứ ai về những gì McNamara đã nói, kể cả Rowen, mặc dù Harry
cũng sẽ cảm thấy hiếu kỳ như tôi. Tôi đã hỏi Adam: "Theo ông, quan điểm của
Tổng thống về các vấn đề này có khác so với thư ký của ông ta không?" Adam
nói: "Chỉ một chút thôi".
Tôi
quên mất suy nghĩ của thư ký cho rằng McNamara là một người đáng có được sự
trung thành và tin cậy lớn của tôi.
Theo
tôi, McNamara có nhận thức đúng đắn về những nguy cơ lớn nhất trên thế giới, có
sức mạnh và quyết tâm để giảm thiểu những nguy cơ đó. Ông ta và trợ lý còn hiểu
rõ thực tiễn để biết rằng nếu muốn đạt được việc đó, ông ta phải giữ những con
bài sát bên mình. Tôi cảm nhận được sự trung thành đó trong 3 năm tới và đã
mang theo khi tới làm việc ở Lầu Năm Góc. Người ta có cảm giác rằng McNamara và
những người tin cẩn của ông ta là những người đàn ông (qua sự đánh giá và quan
tâm của tôi), đang cố gắng để kiềm chế các lực lượng có sức mạnh nhưng không
theo thể chế pháp luật nào - nhìn chung không phải là tất cả nhưng bên trong
toà nhà - đang đe doạ đẩy chúng ta tới một thảm hoạ hạt nhân. Tôi thấy vinh dự
được giúp họ.
Vì
thế tôi đã cho McNamara là vô tội thậm chí cả khi tôi không thể hiểu những lựa
chọn của ông ta. Tôi cảm thấy lo lắng về chính sách leo thang mà ông ấy yêu cầu
chúng tôi thực hiện, vì trong đầu tôi không hề có ý tưởng về chính sách leo
thang đó, ít ra là trong một thời gian ngắn, rất có thể sẽ phát động chiến
tranh hạt nhân với Trung Quốc hơn là biện pháp của Goldwater mà Hội đồng Tham
mưu trưởng liên quân đang thúc giục. Nếu có vấn đề gì thì Johnson vẫn là người
liên quan tới sự mạo hiểm đó hơn. Vì thế, lòng trung thành của tôi cũng phụ thuộc
vào cả Johnson. Tôi muốn ông ta tái cử với sự tín nhiệm càng lớn càng tốt, tôi
không cho rằng sự che giấu tới cùng đó đã làm cho tôi thấy rất bực mình. Quan
trọng không chỉ là giữ những người đàn ông như Johnson, McNamara và McNaughton ở
lại vị trí, mà còn phải tăng cường sức mạnh của họ đối với các Tham mưu trưởng
liên quân. Chúng ta đang ngăn chặn áp lực đối với một tiến trình xem ra tương đối
nguy hiểm hơn.
Mục
tiêu tương tự đã biện minh cho những nỗ lực của cấp trên của tôi và tôi trong
nhóm nghiên cứu của NSC bắt đầu vào ngày bầu cử. Công việc của chúng tôi, theo
McNaughton bố trí, không phải để duy trì cho lựa chọn rút quân, điều mà cả hai
chúng tôi về mặt cá nhân lúc đó đã coi là tồi tệ nhất trong các điều tồi tệ. Phải
đấu tranh để giành được sự ủng hộ cho chiến lược ném bom mà McNamara đã đệ
trình, "gây áp lực từng bước" và phản đối kế hoạch "cú đánh mạnh"(35)
của các Tham mưu trưởng liên quân. Yêu cầu cuối cùng là tấn công các mục tiêu
có trong danh sách 94 mục tiêu của các Tham mưu trưởng gần như đồng thời một
lúc để tạo ra một cú sốc và sự bất ngờ lớn nhất. Vị trí đầu tiên bị tấn công là
căn cứ MiG ở Phúc Yên, ngoại ô Hà Nội và các kho trữ dầu trong cùng khu vực
đông dân cư.
Gần
như mọi lời khuyên về chính sách của các Tham mưu trưởng liên quân đều được nhắc
lại: "… Mỹ sẽ kiểm soát các hành động quân sự để phá hoại những khả năng
và ý chí của Bắc Việt, buộc chính quyền Hà Nội phải chấm dứt việc cung cấp cho
các lực lượng nổi dậy ở miền Nam Việt Nam và Lào". Điểm trọng tâm trong mục
tiêu này, theo các Tham mưu trưởng cần tập trung phân biệt nó với các mục tiêu
có thể lựa chọn về mức độ gây ảnh hưởng, ép buộc hoặc thuyết phục là "sự
phá hoại", "sự ép buộc", và "những khả năng". Cuối
cùng họ đưa ra một danh sách kiến nghị cụ thể, lặp đi lặp lại một cách đều đặn
từ đầu năm 1964 đến năm 1968 tưởng chừng như một lời kinh cầu nguyện. Những kiến
nghị bao gồm việc đánh mìn cảng Hải Phòng và các tuyến đường thuỷ ở miền Bắc Việt
Nam, phong toả đường biển từ Việt Nam sang Trung Quốc, ném bom các tuyến đường
giao thông thuỷ, bộ và đường sắt giữa Trung Quốc và Bắc Việt, phá huỷ mọi sự tiếp
viện bằng đường không từ Trung Quốc, cùng với các cuộc tấn công bằng đường
không hạn chế vào các mục tiêu quân sự và công nghiệp trên toàn miền Bắc tới tận
biên giới Trung Quốc. Với ý đồ cắt đứt các nguồn tiếp tế từ khối Trung - Xô bằng
đường biển qua Trung Quốc, vì thế có thể cô lập Bắc Việt và Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam khỏi các nguồn tiếp tế của Cộng sản và bằng chiến dịch không
quân không hạn chế, buộc các nhà lãnh đạo và người dân Bắc Việt phải chịu phục
tùng.
Hơn
nữa, lục quân và thuỷ quân lục chiến đều tin rằng quan trọng là phải ngăn chặn
sự thâm nhập của cả binh lính và các nguồn tiếp tế từ miền Bắc vào cho quân giải
phóng bằng các sư đoàn bộ binh Mỹ vượt qua các tuyến đường thâm nhập vào Lào và
Campuchia hoặc các sư đoàn của Mỹ ở bên trong hoặc ở ven biển Nam Việt Nam. Phần
chiến lược để giành thắng lợi này của Mỹ có lúc đã để lộ trong các cuộc họp
liên ngành vào năm 1964.
Chiến
lược đó đã bị loại bỏ không chỉ vì chiến dịch bầu cử mà còn vì M. Taylor và
McNamara, cả hai đều phản đối cho tới tận tháng 4 năm 1965. Dù sao chăng nữa, kế
hoạch triển khai quân trên bộ trong các bộ tham mưu lục quân và thuỷ quân lục
chiến vẫn tiếp diễn trong suốt thời kỳ đó. Từ thực tế tình hình, tôi không hề
ngạc nhiên khi áp lực cho việc triển khai quân đã trở nên rõ ràng và cấp bách
vào đầu năm 1965.
Từ
nghiên cứu về việc ném bom trong Chiến tranh thế giới II và chiến tranh Triều
Tiên, tôi đồng ý với các nhà phân tích tình báo dân sự của CIA và Bộ Ngoại giao
rằng cuộc ném bom thông thường sẽ vừa không cắt đứt được nguồn xâm nhập khá nhỏ
từ Bắc vào để duy trì chiến tranh du kích ở miền Nam lại vừa không làm cho ban
lãnh đạo của Hà Nội và người dân ở đây từ bỏ được cuộc đấu tranh vũ trang. Các
nhà phân tích tình báo này cũng không trông chờ các hoạt động tác chiến mặt đất
ở các khu vực miền núi hoặc biên giới để có thể cô lập được chiến trường ở miền
Nam, như quân đội đã hy vọng. Cho dù họ có làm được họ cũng sẽ không có tác dụng
quyết định trong cuộc xung đột bản địa rộng lớn ở miền Nam. Nhưng một khi Mỹ đã
tự can thiệp vào và bị thương vong nặng nề, tôi đã thấy trước được những ý đồ rất
rõ ràng để cố gắng bù đắp lại những thất bại ban đầu và phá vỡ sự bế tắc bằng
cách mở rộng chiến tranh xa hơn.
Điều
này có thể sẽ sử dụng tới 2 hình thức. Thứ nhất, mặc dù các Tham mưu trưởng và
lực lượng không quân phủ nhận mọi ý định nhằm vào các thành phố và khu dân cư của
chính mình, như trong Chiến tranh thế giới thứ hai và Triều Tiên, tôi nghĩ rằng
sự thận trọng đó sẽ kéo dài việc không phá hoại được "khả năng" kiên
trì với cuộc chiến của miền Bắc. Đuổi theo ý chí quyết tâm của miền Bắc cũng sẽ
có nghĩa ném bom thành phố, cho dù được chấp nhận hay không và phá huỷ các luồng
lạch của sông Hồng ở miền Bắc, đe doạ làm cho 1 triệu người bị chết đói.
Sự
phản ứng nữa cho thất bại này là chấm dứt chi viện của miền Bắc cho cuộc chiến
tranh ở miền Nam sẽ đòi hỏi mở rộng những nỗ lực của quân đội chúng ta nhằm
ngăn chặn sự thâm nhập sang Lào và Campuchia nhằm chiếm được các vùng phía nam
của miền Bắc Việt Nam. Ngược lại, không kết thúc được chiến tranh sẽ khích lệ sự
xâm chiếm hoàn toàn của miền Bắc, nghĩa là một sự tái diễn đẫm máu hơn cuộc chiến
tranh của người Pháp, tới tận biên giới Trung Quốc. Điều này rất có thể lôi kéo
quân của Trung Quốc vào cuộc chiến, nếu các cuộc hành quân sớm không được thực
hiện. Các nhà hoạch định chính sách của chúng ta từ lâu đã cho rằng trong trường
hợp đó chúng ta sẽ khởi xướng cuộc chiến tranh hạt nhân để chống lại Trung Quốc.
Nhiều
người hiểu rằng di sản của sự bế tắc ở Triều Tiên là một sự gây rối loạn trong
hàng ngũ "không bao giờ lặp lại" trong quân đội Mỹ, nghĩa là
"không bao giờ tái diễn một cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á". Từ
công việc soạn thảo kế hoạch chiến tranh của tôi thời gian đầu, tôi biết rằng
nghĩa thực của phương châm đó là "sẽ không bao giờ tái diễn một cuộc chiến
tranh trên bộ với Trung Quốc nếu không có vũ khí hạt nhân".
Các
tài liệu tôi đã đọc trong văn phòng của McNaughton đã chỉ rõ bài học đó vẫn còn
là học thuyết. Và không chỉ trong giới quân sự mà cả Ngoại trưởng Dean Rusk
(người từng là vụ phó vụ Viễn Đông trong hai năm đầu của cuộc chiến tranh Triều
Tiên) có thể cũng không tán thành. Trong một cuộc hội thảo với Đại sứ H. Cabot
Lodge ở Sài Gòn vào giữa tháng 4-1964, Ngoại trưởng đã nói: "Chúng ta sẽ
không đọ sức với Trung Hoa Đỏ bằng nguồn nhân lực hạn hẹp của chúng ta trong một
cuộc chiến tranh thông thường."(36)
Trong
một cuộc hội thảo ở Honolulu ngày 2 tháng Sáu năm 1964, tướng Taylor đã nói về
triển vọng thực tế là các cuộc tấn công bằng không quân vào miền Bắc sẽ kéo
theo các lực lượng bộ. binh của Cộng sản Trung Quốc. Bộ trưởng McNamara nói
chúng ta phải được chuẩn bị cho tình huống có thể xảy ra này, cho dù nó không
có khả năng; điều này sẽ dẫn tới một vấn đề nghiêm trọng về việc phải sử dụng
các loại vũ khí hạt nhân vào một số thời điểm(37). Đô đốc Felt (CINCPAC) đáp lại
một cách quả quyết rằng không có cách nào có thể đẩy lùi được Cộng sản trên bộ
mà không phải sử dụng tới các vũ khí hạt nhân chiến thuật và điều quan trọng là
các tư lệnh phải được quyền tự do sử dụng các loại vũ khí này như đã được chấp
nhận trong các kế hoạch khác.
Bàn
về việc "tự do sử dụng" các vũ khí hạt nhân chiến thuật của các tư lệnh
là nhằm vào vấn đề gây ấn tượng mạnh mẽ nhất của chiến dịch bầu cử trong các
giai đoạn đầu của tháng đó: Chủ trương sử dụng các loại vũ khí hạt nhân ở Việt
Nam của Thượng nghị sỹ Goldwater và thậm chí là uỷ quyền sử dụng vũ khí hạt
nhân cho các tư lệnh chiến trường. Quan điểm này là nhược điểm lớn nhất của
Goldwater trong chiến dịch. (Việc bí mật uỷ quyền của Tổng thống Johnson trong
một số tình huống, như sự mất liên lạc với Washington, đã được che giấu cẩn thận
trước công chúng và Quốc hội và nó còn hạn chế hơn cả sự uỷ quyền mà Goldwater
đề nghị với sự ủng hộ bí mật của tướng LeMay, đô đốc Felt và nhiều người khác
trong số các nhà quân sự tối cao của Johnson). Lập trường cực đoan theo giả thiết
của Goldwater được đặt phía sau chương trình quảng cáo về chính trị trên tivi lớn
chưa từng có: một cô gái nhỏ bé đang ngắm những cánh hoa cúc đồng thời với một
giọng nói làm nền đếm giật lùi "10, 9, 8… "
Dù
sao đi nữa, qua sự hiểu biết của tôi về ông ta McNamara không thể đồng ý với cả
hai Felt hoặc Rusk, tài liệu và cuộc hội thảo ở Honolulu cho thấy mọi quan chức
phía dân sự của chính quyền Johnson lúc đó đều không có sự bàn luận nào về quan
điểm của hai ông.
Hoặc
cuộc thảo luận chính thức này - vấn đề sẽ gây nhiều chú ý nếu để lọt thông tin
chiến dịch mùa hè năm đó tới Quốc hội và công chúng - cũng không hạn chế các cuộc
tiếp xúc riêng trong số các quan chức Mỹ. Trong cuộc nói chuyện với tướng Nguyễn
Khánh (sau này là thủ tướng) của miền Nam Việt Nam ở Sài Gòn vào 30 tháng Năm
năm 1964, ngay trước cuộc hội thảo ở Honolulu, Rusk đã đưa ra chủ đề này, cùng
với sự tham khảo một phần các cuộc thảo luận hồi đầu với các nhà lãnh đạo châu
Á khác ông ta thông báo với Bộ Ngoại giao bằng một bức điện về nội dung ông ta
đã nói với Khánh:
"Mỹ
sẽ không bao giờlặp lại việc can thiệpvào một cuộc chiến tranhtrên bộ ở châu
Ámà bị hạn chế cáclục lượng chính qui. Dânsố của chúng ta là190 triệu, Trung Quốc
Đạilục có ít nhất 700triệu. Chúng ta không chophép chính chúng ta bịđổ máu khi
chiến đấuvới họ bằng những loạivũ khí thông thường.
Điều
này có nghĩa lànếu việc leo thang dẫntới một cuộc tấn cônglớn của Trung Quốc
thìcũng sẽ liên quan tớiviệc sử dụng các vũkhí hạt nhân. Nhiều nhàlãnh đạo thế
giới tựdo sẽ phản đối việcnày. Tưởng Giới Thạch nóivới Rusk ông ta đãphản đối
và Tổng thưký Liên Hiệp quốc UThant cũng vậy.
Nhiều
người châu Á dườngnhư đã thấy một hiệntượng của sự diệt chủngkhi sử dụng vũ
khíhạt nhân, điều chúng tasẽ làm với những ngườichâu Á chứ không phảivới những
người phương Tây.Tướng Khánh nhất định khôngtranh luận về việc sửdụng vũ khí hạt
nhâncủa người Mỹ mà chorằng việc quyết định sửdụng bom nguyên tử némxuống Nhật
Bản vào cuốicuộc chiến đã cứu đượckhông chỉ những người Mỹmà còn cả những ngườiNhật.
Một quốc gia phảisử dụng nguồn lượng màmình có, nếu Trung Quốcsử dụng biện pháp
trànngập lãnh thổ, chúng tasẽ sử dụng sức mạnhhoả lực ưu việt".(38)
Từ
tháng Một năm 1964 đến năm 1968, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân liên tiếp ủng
hộ việc thực hiện ngay lập tức các biện pháp quân sự cứng rắn - trên không,
trên bộ và trên biển - người ta thừa nhận, mỗi biện pháp trên đều tạo ra những
nguy cơ rõ ràng về một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Phía dân sự không ai
dám quả quyết rằng một cuộc chiến tranh như thế, nếu xảy ra, chắc chắn phải là
hạt nhân.
Những
khác nhau giữa phía dân sự (những người mà Taylor có ý ủng hộ) và Hội đồng Tham
mưu trưởng liên quân về qui mô rủi ro và về tầm quan trọng của việc ngăn chặn
chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc, là rất lớn và có ý nghĩa. Tới một chừng mực
nào đó, những khác nhau này đã hình thành chiến lược mà Tổng thống John lựa chọn
và làm thế nào ông ta lại chọn để miêu tả và che giấu nó, vì ông ta khẩn khoản
mong muốn những khác nhau này tránh được sự tập trung và tranh cãi của công
chúng. Nhưng cho dù những đề nghị được ủng hộ của Hội đồng Tham mưu trưởng liên
quân nêu ra triển vọng của chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc kịp thời và
chính xác nhất thì mọi lời đề nghị mà các lãnh đạo dân sự đưa ra một cách
nghiêm túc cũng có liên quan tới những nguy cơ rõ ràng của một cuộc chiến như
thế có thể xảy ra. Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đang đề nghị chính quyền
cùng tham gia vào cuộc chiến tranh hạt nhân. Dù có những lý do hay hạn chế nào
đi nữa thì các quan chức tối cao phía dân sự đều không nỡ từ chối.
Chú
thích:
Chương
5. Kế hoạch khiêu khích
Từ
đầu tháng 9-1964, khả năng "trả đũa" của Mỹ chống lại miền Bắc Việt
Nam như một khẩu súng đã lên cò. Các quan chức ngay dưới Tổng thống đang chờ đợi
một lý do nào đó để trả thù và sẵn sàng tạo ra một cái cớ để tấn công nếu cần.
Sáu ngày sau kế hoạch ngày 3-9 của McNaughton là "tạo ra một phản ứng quân
sự của Bắc Việt và khi điều kiện thuận lợi sẽ lợi dụng ngay phản ứng đó… để tiến
hành một hành động quân sự đỉnh cao của chính quyền miền Nam Việt Nam và Mỹ chống
lại Bắc Việt", các quan chức cấp cao nhất đệ trình lời đề nghị lên Tổng thống
để chờ quyết định. Sau khi tiếp tục thực hiện các đợt tuần tra DESOTO ngoài
khơi Bắc Việt và các hoạt động của kế hoạch 34A, cả hai được tạm dừng từ ngày
5-8, họ cho rằng: "Vấn đề chính xa hơn là phạm vi mà chúng ta sẽ bổ sung
thêm các yếu tố cho các hành động nói trên, nhằm khiêu khích sự phản ứng của Bắc
Việt và hậu quả là sự trả đũa của chúng ta. Các hành động mẫu đưa ra cân nhắc sẽ
được tiến hành bằng cách tăng cường các đọt tuần tra của hải quân Mỹ sát với bờ
biển của Bắc Việt hoặc phối hợp các đợt tuần tra này với các hoạt động của kế
hoạch 34A".(39)
Tôi
chợt nhớ, những lời đề nghị này đã gây ra sự xáo trộn cho những gợi ý cụ thể của
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân về việc làm thế nào để tạo ra một cuộc tấn
công của Bắc Việt vào các lực lượng của Mỹ một cách tốt nhất nếu họ tỏ ra khó bị
chọc tức. Cùng với việc đưa một tàu khu trục của Mỹ tiến sát vào vùng ven biển
của Bắc Việt các máy bay trinh sát U-2 đang tuần tra ở Bắc Việt có thể được hỗ
trợ bởi các máy bay phản lực trinh sát tầm thấp bay thấp hơn trên các khu vực
đông dân. Nếu cần, việc này có thể kết thúc bằng một chuyến bay siêu tốc sẽ phá
tan mọi cửa kính ở Hà Nội bằng một tiếng nổ vượt tốc độ âm thanh.
Nhưng
chẳng có gì quá đặc sắc để chỉ ra là cần thiết. Đêm 31-10-1964, có một cuộc tấn
công vào các lực lượng Mỹ(40), giết chết 5 người Mỹ, làm thương 30 người và phá
huỷ hoặc làm hư hỏng nặng 18 máy bay ném bom B-57 được triển khai tới sân bay
Biên Hoà ở miền Nam Việt Nam như một phần công việc xây dựng được hợp lý hoá bởi
cácSự kiện Vịnh Bắc Bộ. Được chuyển qua phía trên các vùng đông dân và bên
trong căn cứ không quân của Mỹ gần Sài Gòn nên không hề có lời cảnh báo, vì thế
quân du kích Việt Cộng đã không dựa vào vũ khí tiên tiến của Liên Xô để hoàn
thành việc phá huỷ này. Họ chỉ đơn giản sử dụng loại cối 81 ly và các loại bộc
phá. Một lần nữa, Taylor và Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân mạnh mẽ lên tiếng
đòi trả đũa, sự thúc giục lần này có vẻ như không đáp lại sẽ chỉ rõ sự yếu kém.
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân dự tính các cuộc tấn công ban đầu sang Lào
và Bắc Việt, tiếp theo là một cuộc tấn công ban đêm bằng B-52 vào sân bay Phúc
Yên gần Hà Nội và một cuộc không kích lúc rạng sáng bằng các máy bay chiến thuật
vào các sân bay khác và kho trữ dầu ở khu vực Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng súng vẫn
giữ nguyên cò theo quyết định của các ứng cử viên trong Nhà Trắng.
Ngày
27-11-1964, mặc dù lúc đó tôi không biết việc này, McNamara và McGeorge Bundy
đã lên tiếng mạnh mẽ với Tổng thống rằng "đã đến lúc sử dụng sức mạnh quân
sự của chúng ta ở viễn Đông và buộc phải có sự thay đổi chính sách của Cộng sản"(41).
Tổng thống không có ý chờ đợi một cách thụ động vào một cái cớ để thực hiện cuộc
không kích "trả đũa" miền Bắc.
Các
cuộc tuần tra DESOTO ngày 28-11-1964, với nhiệm vụ khiêu khích một cuộc tấn
công, được lệnh quay trở lại Vịnh Bắc Bộ lần đầu tiên trong suốt 5 tháng. Các lực
lượng trả đũa của hải quân vào vị trí sẵn sàng trước khi các cuộc tuần tra bắt
đầu thực hiện nhiệm vụ ngày 3-2. Nếu những kẻ tấn công của Cộng sản không tấn
công lực lượng của chúng ta bằng đường bộ như họ đã tấn công vào Biên Hoà,
chúng ta sẽ tấn công họ bằng đường biển, áp sát tới mức cần thiết để kéo họ vào
cuộc chiến.
Công
chúng Mỹ, không biết tí gì về các mục tiêu của chính quyền và ý kiến chung về sự
can thiệp ở Việt Nam, vẫn cần có một lý do hợp lý cho việc ném bom miền Bắc Việt
Nam. Tuy nhiên không nên mất quá nhiều thời gian cho một người đi theo đường
vòng. Bundy sau này nhớ lại việc làm đó giống như chờ đợi một chiếc xe điện(42).
Đã
từng có một lần trước đó vào cuối tháng Bảy năm 1964, khẩu súng của người Mỹ nhằm
vào miền Bắc Việt Nam không những đã được lên cò mà còn trên một cò súng rất nhạy
chỉ cần chạm khẽ là nổ. Lần này, không có chiến dịch bầu cử sắp xảy ra nên khẩu
súng đã phải nạp thêm đạn.
Cuộc
tấn công đã xảy ra trên bộ. Ngày 7-2-1965, một căn cứ trực thăng và các doanh
trại của Mỹ ở Pleyku, Tây Nguyên bị tấn công. Tám người Mỹ bị chết, 126 người bị
thương; 10 máy bay bị phá huỷ và nhiều chiếc khác bị hư hỏng. Lúc này Tổng thống
ra lệnh tiến hành một cuộc oanh tạc trả đũa Bắc Việt, đây là cuộc không kích đầu
tiên kể từ cuộc trả đũa vào Vịnh Bắc Bộ hồi tháng tám. Cuộc không kích này mang
mật danhMũi lao lửa(Flaming Dart). Thông báo của Nhà Trắng gọi đó là một
"hành động trả đũa thích đáng", giống như phản ứng ở Vịnh Bắc Bộ và một
lần nữa chỉ ra rằng "chúng ta không theo đuổi một cuộc chiến mở rộng
hơn"(43). Các kế hoạch trước đã sẵn có một cuộc oanh tạc như thế và các mục
tiêu đã được lựa chọn. Ngày đầu tiên của tôi ở Lầu Năm Góc, tôi thức suốt đêm để
theo dõi cuộc không kích và kết quả của nó để giúp nhân viên ISA chuẩn bị một
báo cáo cho McNamara và Tổng thống vào sáng ngày hôm sau. Lúc đó, McNaughton
đang ở Việt Nam trong một chuyến đi với McGeorge Bundy, họ tới thăm Pleyku vào
buổi sáng sau cuộc tấn công. Trước khi có cuộc tấn công, họ đã thảo sẵn một bản
ghi nhớ từ chuyến đi. Thực ra, bản ghi nhớ được thảo ra một cách bao quát trước
khi họ rời Washington để tới Việt Nam; trên đường trở về họ chỉ sửa chữa chút
ít để có những khảo sát thực tế về Pleyku, điều họ cho là "đã tạo ra một
cơ hội lý tưởng"(44) để thúc đẩy việc thực thi một chính sách mà họ đã quyết
định đệ trình lên Tổng thống từ trước. Họ gọi đó là chính sách trả đũa kéo dài,
nghĩa là một chiến dịch ném bom có hệ thống dài hạn chống lại Bắc Việt, chiến dịch
này được hợp thức hoá những đọt trả đũa cho "những hành động khá rõ ràng
như sự kiện Pleyku"(45), nhưng dần dần, để duy trì được, nó phải phục thuộc
vào mức độ đang diễn ra các hoạt động của Việt Cộng ở miền Nam. Những phản ứng
ban đầu có thể là những hành động tàn bạo gây ấn tượng mạnh như Pleyku, nhưng:
Một
khi chương trình trả đũa đang tiên triển một cách rõ nét thì không cần thiết phải
liên kết mỗi hành động cụ thể chống lại Bắc Việt với một hoạt động tàn bạo đặc
biệt ở miền Nam. Nên thông báo danh sách những thiệt hại ở miền Nam hàng tuần để
thấy được những thiệt hại đó là do hành động chống lại Bắc Việt nêu trên gây ra
như nó đang diễn ra vào thời điểm hiện tại (46).
Khi
Bundy và McNaughton quay trở lại tranh luận về bản ghi nhớ của họ ở Washington
thì cho dù là ngày 7 hay 8-2, Johnson vẫn chưa vượt quá một cuộc tấn công trả
đũa để tiến hành một chương trình kéo dài. Nhưng ngay ngày hôm sau của cuộc tấn
công, McNamara yêu cầu Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân cho ông ta bản đánh
giá về chiến dịch ném bom 8 tuần chống lại sự thâm nhập - các mục tiêu liên đới
ở phía nam của Bắc Việt như một sự đáp trả kiên trì. đối với kế hoạch khiêu
khích tiếp theo. Tổng thống chưa quyết định tham gia vào một chương trình như thế
nhưng ông ra lệnh rút những người sống phụ thuộc vào Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.
Đêm
ngày 10-2-1965, cuộc tấn công thứ hai của Việt Cộng vào người Mỹ đã diễn ra, lần
này đánh vào khu nhà của cố vấn Mỹ ở Qui Nhơn, cũng ở Tây Nguyên. Lại một lần nữa
người Mỹ chết và bị thương, tuy chúng ta vẫn chưa biết chi tiết về những việc
đã xảy ra. Tổng thống bác bỏ đánh giá của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân muốn
bắt đầu chương trình 8 tuần, chỉ ra lệnh tiến hành thêm một đợt tấn công nữa. Đợt
tấn công này thực hiện vào ngày hôm sau với 130 máy bay mang mật danhMũi lao lửaII.
Thay
vì tôi quan sát cuộc tấn công lần này như trước, McNaughton, vừa từ văn phòng của
McNamara quay về, nói với tôi khẩn cấp thu thập các chi tiết về sự "tàn bạo"
có liên quan tới cuộc tấn công của Việt Cộng vào Qui Nhơn và một danh sách các
hành động khủng bố khác trong những tuần gần đây. Ông ta nói với tôi, đó là vì
muốn giúp cho McNamara thuyết phục được Lyndon Johnson rằng đã đến lúc phải vượt
qua một sự trả đũa ăn miếng trả miếng - đó là tất cả những gì mà Tổng thống đã
cho phép 2 ngày trước đây sau cuộc tấn công vào Pleyku và ông ta dựa vào để
chưa thực hiện cuộc tấn công này - để tiến hành chiến dịch ném bom có hệ thống.
Bản ghi nhớ của Bundy và McNaughton cho biết, Tổng thống còn muốn tránh xa việc
chỉ liên hệ các cuộc tấn công của chúng ta với các cuộc tấn công vào người Mỹ.
Lần
đầu tiên tôi bị lôi kéo vào quá trình trực tiếp thuyết phục Tổng thống về một
việc mà tội coi là thảm hoạ. Thông thường tôi chỉ giúp McNaughton thảo ra các bản
ghi nhớ mà ông ta sẽ viết cho McNamara, cho dù việc sử dụng tài liệu đó có như
thế nào. Giờ tôi lại được yêu cầu thu thập dữ liệu trực tiếp cho McNamara về một
vấn đề tôi từng lên án. Nhưng tôi không có thời gian để nghĩ tới điều đó. Tới 8
giờ sáng hôm sau tôi mới có bản tài liệu, khi Bộ trưởng đã rời văn phòng tới
Nhà Trắng.
Tôi
cần phải bắt đầu công việc ngay lập tức. Mệnh lệnh từ McNamara cho McNaughton
vì một hành động khẩn cấp giống như một mệnh lệnh từ Thượng đế, đó không phải
là một dịp để McNaughton tỏ ra e dè hay do dự. McNaughton chuyện đám tài liệu
cho tôi với hy vọng tương tự. Tôi đã không làm ông thất vọng. Tôi không nghi ngờ
hay do dự khi đi xuống Phòng tác chiến tổng hợp để làm công việc của mình. Đó
là công việc tôi phải giải quyết.
Tôi
tới Phòng tác chiến tổng hợp trong các văn phòng của Bộ Tham mưu trưởng liên
quân ở Lầu Năm Góc vì những thông tin liên lạc trực tiếp với sở chỉ huy MACV ở
Sài Gòn đều nằm ở đó. Sĩ quan trực ban chỉ tôi tới cái bàn có đường điện thoại
nối tới Sài Gòn, tôi ngồi ở đó suốt đêm với một đường điện thoại để ngỏ. Tôi
nói với viên đại tá phía đầu dây bên kia rằng tôi là người đại diện của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng (John bảo tôi nói thế) và dường như tôi được toàn bộ nhân viên của
sở chỉ huy MACV giúp đỡ thu thập số liệu. Tôi nói với viên đại tá tôi cần chi
tiết về những hành động của Việt Cộng ở bất cứ đâu ở Việt Nam, đặc biệt trong
tuần trước, tháng trước hoặc ngày hôm qua.
Tất
cả những điều nêu trên, tôi muốn các chi tiết đẫm máu về thương vong của người
Mỹ ở Pleyku và đặc biệt ở Qui Nhơn.
Tôi
nói với đại tá: "Tôi cần bằng chứng đẫm máu".
Một
buổi sáng sớm ở Việt Nam khi chúng ta bắt đầu công việc đó là một ngày làm việc
ở sở chỉ huy MACV, tôi đã nói suốt cả đêm từ Lầu Năm Góc vì thế khá dễ dàng cho
các nhân viên của viên đại tá thu thập số liệu. Họ đang điện thoại cho các đại
diện cấp tỉnh, các cố vấn sư đoàn ở khắp Việt Nam. Chúng ta luôn nói nhiều về sự
khủng bố và những hành động tàn bạo của Việt Cộng, nhưng các báo cáo tuần chỉ đề
cập tới các sự cố cá nhân. Không ai có được các thống kê về chúng. Hoá ra các
quan chức cấp tỉnh người Việt Nam đã giữ lại sổ sách ghi các sự kiện từng tỉnh
mà không có ý định báo cáo từ các tỉnh lên sở chỉ huy MACV và cũng không có ai
đi tập hợp hết chúng lại.
Thậm
chí số liệu cấp tỉnh thu thập được từ các huyện, làng xã cũng phải một tháng
sau thời điểm thực sự xảy ra sự việc. Cũng có thể thu được thông tin về các sự
cố từ một, hai tuần trước: như vụ một xe buýt trúng mìn bị nổ tung; xã trưởng bị
chết.
Tôi
yêu cầu các chi tiết sinh động để phân tích cụ thể hơn. Bao nhiêu người bị chết
trên xe buýt trong đó có bao nhiêu trẻ em? Họ là ai? Họ đang đi đâu? Đó có phải
là mìn đè nổ - loại này có thể không được dùng cho loại xe dân sự, hay mìn vướng
- loại mìn này phải do cố tình đặt dưới xe buýt?
Phần
lớn các báo cáo đều không đi vào các chi tiết như thế, tuy nhiên chỉ một số là
có. Xã trưởng bị lòi ruột, gia đình, vợ và 4 đứa con cũng bị chết. "Thật
tuyệt? Đó là những gì tôi muốn biết? Những gì chúng ta cần! Thậm chí còn hơn cả
thế. Ông có câu chuyện nào khác giống như thế không?"
Với
sự khích lệ của tôi, nhóm nhân viên ở Sài Gòn đang làm việc rất tích cực bằng
điện thoại và đài phát thanh. Những ngày đó không có máy fax như bây giờ; các
báo cáo chi tiết trên giấy sẽ được chuyển từ các tỉnh về bằng trực thăng. Các
báo cáo đều phải được dịch. Họ đang làm việc dưới áp lực lớn của tôi. Tôi bảo họ
vì Tổng thống, tất cả phải hoàn tất lúc 7 giờ để có thể thu lại lúc 8 giờ nhờ sự
giúp đỡ của một số thư ký.
Trong
khi tôi trực suốt đêm ở đường dây nối tới MACV ở Sài Gòn thì các thành viên ban
tham mưu cũng ở đó trực suốt ngày ở đường dây nối tới Qui Nhơn, cố tìm xem điều
gì đã xảy ra. Ở đó cứ nhốn nháo cả lên. Khu nhà bị tấn công ngay đêm hôm trước,
MACV vẫn chưa có được bức tranh toàn cảnh về những điều chính xác đã xảy ra. Điều
tôi cần không phải là các chi tiết quân sự mà là sự quan tâm đến nhân tình, sự
kinh hoàng và các khía cạnh khủng bố. "Khủng bố" là từ không chính
xác lắm, vì đây là cuộc tấn công vào căn cứ quân sự trong một cuộc chiến, nhưng
là cuộc tấn công vào các binh lính đang ngủ trong doanh trại. Họ còn là những
người Mỹ, các cố vấn, những người giúp việc; nước Mỹ thậm chí đã không gây chiến
cho tới khi công chúng biết được. Nó không giống như một cuộc tấn công vô cớ
vào các tàu khu trục của chúng ta, trên đường tuần tra ngoài biển. Đó là một
thách thức đối với danh dự, với sự an toàn cho binh lính trước những cảnh báo
trực tiếp của chúng ta. Nó chính xác là một phần của Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ (có
ý muốn ngăn cản), được thông qua trước sự hoàn toàn nhất trí của Quốc hội, là một
phần kế hoạch yêu cầu trả đũa trực tiếp miền Bắc Việt Nam, giống như các cuộc tấn
công của chúng ta ngày 5-8. Sau các cuộc tấn công vào Biên Hoà và Pleyku, việc
này đã làm cạn kiệt lòng kiên nhẫn của người Mỹ. Ít ra nó cũng sẽ cho Tổng thống
và công chúng Mỹ biết được các chi tiết cụ thể về các việc đã được liến hành ở
Qui Nhơn, mà tôi đang trong quá trình tổng hợp.
Khoảng
4 giờ sáng (buổi chiều ở Việt Nam), tôi có được những tài liệu đang tìm kiếm. Bằng
giọng vội vã, ngắt quãng, viên đại tá nói với tôi họ vừa nhận được thông tin: 2
cố vấn Mỹ - 1 thiếu tá và 1 trung uý theo tôi nhớ, trong khu nhà cố vấn bị tấn
công đêm hôm trước đã bị bắt và giết chết. Mặc dầu tất cả những điều đó thì đây
vẫn là một câu chuyện kinh hoàng để kể ra và nghe được, lúc này viên đại tá có
quan điểm rõ ràng về điều tôi săn lùng, ông ta biết, cả hai chúng tôi biết rằng
ông ta đã tiến gần tới những gì tôi cần. Có nhiều vết thương do bị đâm trên thi
thể của hai sĩ quan, không phải do vết đạn hay mảnh đạn. Tôi đã có đủ các chi
tiết.
Nửa
giờ sau có thêm một chút bằng chứng. Các thi thể có những dấu hiệu bị kéo ngang
qua sân chơi của khu nhà, có thể bằng dây xích. Việc này có thể xảy ra sau khi
họ chết. Không rõ sự tổn thương này xảy ra trước hay sau khi họ chết hay là kết
quả của sự kéo lê hoặc tra tấn.
Đây
nghe như một sự kiện chưa từng thấy trong chiến tranh.
Theo
tôi biết, lúc đó không có một tù binh chiến tranh nào của Mỹ hoặc một người Mỹ
nào bị giết trực tiếp mà là do các vụ nổ vô tình hoặc các loại vũ khí từ xa.
Các thi thể người Mỹ bị què cụt, cả còn sống hoặc đã chết, các sĩ quan bị bắt
và bị giết chết.
Chính
vì thế mà John cử tôi xuống tập hợp số liệu cho McNamara. Tôi rất hoan hỉ. Vừa
viết ra các chi tiết, tôi vừa nói với viên đại tá: "Tốt, tốt lắm. Chà, lạy
chúa? Đây rồi. Còn gì nữa không? Còn gì giống thế này ở đâu đó không?" Thống
kê về xác chết và thương binh của Mỹ ở Qui Nhơn vẫn đang tiếp tục, nhưng tất cả
số còn lại toàn do bị trúng pháo cối. Đây là vụ việc đuy nhất kiểu này được
phát hiện ra - nó là vụ việc duy nhất ở Việt Nam trong chiến tranh cho tới thời
điểm đó - tuy nhiên một vụ việc cũng đủ cho báo cáo của tôi. Lúc 6h30 sáng, tôi
cuộn đám tài liệu lại, cảm ơn ông đại tá và nhờ ông ta chuyện lời cảm ơn tới
toàn bộ nhóm nhân viên.
Tôi
tập hợp các ghi chép và quay trở về văn phòng ở ISA để chuyển toàn bộ cho
McNamara: trong tháng trước có quá nhiều các vụ nổ mìn xe buýt, trường học, các
cơ quan địa phương; các quan chức huyện, làng xã bị ám sát; nhiều người Mỹ bị
chết trong 3 ngày trước ở Pleyku và Qui Nhơn; một thống kê chi tiết về tình trạng
thi thể của 2 cố vấn Mỹ. Tôi không tán thành việc công bố thông tin cuối cùng
này cho công chúng. Ngược lại, tôi cho rằng Nhà Trắng nên giữ kín chuyện này
không chỉ vì sự tôn trọng đối với các gia đình của hai nạn nhân mà còn vì thông
tin đó quá kích động. Sự phẫn uất của công chúng có thể buộc Tổng thống phải
dùng tới các biện pháp vượt quá mục tiêu mà ông ta và McNamara muốn đạt tới.
Nhưng tôi biết Bộ trưởng Bộ Quốc phòng muốn Tổng thống nhằm vào đâu, tôi cho rằng
có một cơ hội tốt để những chi tiết đẫm máu này có thể lọt ra ngoài (từ các
nhóm quân sự, qua sự phẫn uất dễ hiểu, qua ước muốn được thấy sự phản ứng tới
cùng của họ; tôi không ám chỉ tới sự cố ý để rò rỉ thông tin từ McNamara hoặc
các cấp dưới trực tiếp của ông ta).
Chính
quyền sẽ thực sự lúng túng nếu hoàn toàn không có phản ứng nào chống lại Bắc Việt,
giống như đã không có phản ứng gì vào tháng mười một sau vụ tấn công vào Biên
Hoà hoặc có phản ứng nhưng vẫn bị hạn chế như sự trả đũa gần đây đối với
Pleyku.
Nhà
báo Joe Alsop sau đó đã chờ đợi, nếu có được thông tin này, để lên án Nhà Trắng
vì vừa im lặng một cách hèn nhát lại vừa cố tình che giấu tới cùng.
Tôi
đưa những trang bản thảo, vừa viết tay vừa đánh máy, cho một trong hai người
thư ký đã tới đây rất sớm vì việc này.
Người
kia đang đánh máy tài liệu của John, được viết vào sáng hôm đó, về tình cảnh một
chiến dịch ném bom được bắt đầu vào lúc này. Với sự giám sát cẩn thận của
McNaughton, thư ký của tôi lấy trang cuối cùng ra khỏi máy chữ, kẹp cùng với
các trang khác và John lao nhanh xuống phòng để đưa cả hai tập tài liệu của
chúng tôi cho McNamara đọc trong xe trên đường tới Nhà Trắng. Hơn 9 giờ
McNamara trở lại và nói với John cảm ơn tôi về tập tài liệu Tài liệu đó chính
xác là điều ông ta đang cần. Ông ta nói nó đã gây ra tác động lớn tới Tổng thống.
Tôi
đã nhanh chóng thấy được kết quả. Còn hơn cả các cuộc tấn công đặc biệt là cuộc
tấn công ở Qui Nhơn và người Mỹ, công bố của Nhà Trắng về các cuộc tấn công
ngày hôm đó đã đưa ra danh sách các hoạt động và các cuộc tấn công của Việt Cộng
từ 8 tháng hai, miêu tả chúng như "những hành động khiêu khích liên tiếp"(47).
Lời công bố thực tế đã né tránh các từ như "trả thù", "trả
đũa", bằng cách miêu tả các cuộc tấn công của chúng ta đơn giản là "một
sự phản ứng" đối với "những hành động khiêu khích trực tiếp cao hơn của
chính quyền Hà Nội".
Tiếp
theo đó là lý do của Bundy về kế hoạch ném bom đang diễn ra. Vì hầu hết số liệu
mà tôi thu thập được đều là các hoạt động không hay của Việt Cộng được diễn ra
hàng ngày nên việc công bố bức bách này đã mở đường cho một chiến dịch ném bom
có hệ thống mà không cần phải thông báo. Vài ngày sau, Tổng thống chấp nhận đề
nghị tiến hành một chiến dịch như thế. Chiến dịch mang tênSấm rền, bắt đầu vào
ngày 2-3-1965. Cùng lúc đó, các máy bay phản lực bắt đầu các nhiệm vụ bí mật ở
miền Nam Việt Nam cho lần đầu tiên. Đợt ném bom của Mỹ bên trong và vượt ra
ngoài các đường biên giới của miền Nam Việt Nam đã kéo dài thêm 8 năm.
Xét
lại dự cảm trước của tôi về chiến dịch ném bom đó, tôi không bao giờ có thể giải
thích được cho chính mình - tôi cũng không thể giải thích được cho ai - tại sao
tôi ở lại Lầu Năm Góc để làm công việc này khi chiến dịch đã bắt đầu. Lòng ham
danh vọng đơn thuần không phải là một lời giải thích thoả đáng; tôi đã không tận
dụng được vai trò đó hay khám phá thêm được gì từ bên trong; nhưng tôi đã học
được khá nhiều điều cần thiết. Công việc đêm hôm đó là điều tồi tệ nhất tôi đã
từng làm.
Những
gì tới ngay sau đó cũng chỉ là một phần công việc của tôi. Các thống kê đưa ra
ngày 13-2 cũng là ngày Tổng thống đưa ra quyết định cuối cùng về chiến dịchSấm
rền.
Chiến
dịch này đã thực sự không tiến triển do điều kiện thời tiết tới tận tháng Ba.
Chiến dịch cũng có thể bị bác bỏ trong những tuần đó. Thậm chí sau đó, các cuộc
tấn công vẫn được thực hiện như những cuộc tấn công trả thù trong nhiều ngày,
nhiều tuần; cũng sẽ khá dễ để huỷ bỏ chương trình vì các mục tiêu bên trong dự
định vẫn chưa được công khai. Nhưng trong thời kỳ này tôi đang góp phần để giúp
cho chương trình được phát triển lên. Tôi được giao công việc thiết lập một hệ
thống báo cáo ở miền Nam Việt Nam để thu thập và phân phát dữ liệu về những hoạt
động của Việt cộng, để đánh giá các cuộc tấn công của chúng ta. Đây là một
trong những đoạn báo cáo chính xác về hoạt động của Việt Cộng trong bản ghi nhớ
của Bundy-McNaughton một tuần trước: Chúng ta nên phát triển và chọn ra một mẫu
tiến hành các cuộc tấn công của Việt Cộng có thể được áp dụng một cách theo
nguyên tắc và liên quan rõ ràng tới các cuộc tấn công trả thù của chúng
ta"(48). "Danh sách hàng tuần về các hoạt động tàn bạo". Hiện tại
tôi đang phổ biến chính sách này cho dù tôi không nghĩ theo cách đó. Tôi nghĩ về
những điều tôi đang làm như một loại công việc nghiên cứu.
Không
phải mọi hoạt động bạo loạn của Việt Cộng, được chỉ ra ở các bốt quân cảnh, đều
được gọi là sự khủng bố hoặc các hành động tàn bạo, nhưng phần lớn là đúng. Các
xe buýt bị đánh mìn, dân thường bị bắt cóc, các đường xe lửa, các cây cầu bị
phá hoại, các trưởng làng đôi khi cả gia đình của họ bị ám sát hoặc bắt cóc.
Báo cáo đầu tiên của tôi, trong một loạt các báo cáo về việc tìm kiếm các mục
tiêu thu thập và phân phát số liệu, có đầu đề: "Hành động vi phạm của Việt
Cộng từ ngày 11 đến ngày 15-2-65". Báo cáo liệt kê 67 sự kiện riêng biệt,
xảy ra từng ngày. Lúc đầu các báo cáo tuần của tôi ở dạng nội bộ, tuyệt mật,
nhưng sau đó đã được đưa ra công khai. Chúng hoàn toàn phù hợp với các vụ cục
trong việc hợp tác với giới báo chí. Mọi người đều muốn có một bản copy tập báo
cáo vì về mặt tâm lý chúng luôn làm cho người ta thấy yên tâm. Cuối cùng chúng
dường như tạo ra một lý do chính đáng cho những hành động của chúng ta, chính
xác là cho ý đồ của Bundy. Chẳng bao lâu tôi đã có thêm những số liệu và những
chi tiết sinh động về sự tàn bạo và những hành động khủng bố của Việt Cộng
trong các tập tài liệu và thậm chí trong đầu tôi hơn bất cứ người nào xung
quanh tôi, những người đã thường xuyên tác động tới suy nghĩ của tôi đối với Việt
Cộng. Đó là một phần có thực của tình hình, nhưng để cho rằng tôi đã cung cấp số
liệu cho mục đích xem xét và thúc đẩy tiến trình thực hiện kế hoạch tấn công
trên không và tăng cường tấn công trên bộ, thì không phải là một ký ức vui vẻ
gì. Cũng không hẳn lúc đó việc này đã không làm tôi thấy phiền lòng.
Sáu
ngày sau cuộc tấn công đầu tiên của chiến dịchSấm rền, 2 tiểu đoàn lính thuỷ
đánh bộ đã đổ bộ lên Đà Nẵng bằng đường không và đường biển để đảm bảo an toàn
cho sân bay ở đó. Đại sứ Taylor và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng McNamara, hai cố vấn
cấp cao nhất của Mỹ - những người đã lên án mạnh mẽ việc đưa các lực lượng bộ
binh Mỹ tới Việt Nam, đã phải miễn cưỡng chấp nhận việc triển khai này. Tuy
nhiên, họ không thể bỏ qua những lời cảnh báo khẩn cấp, sau cuộc tấn công vào
Biên Hoà, rằng chúng ta không thể chỉ đơn giản dựa vào Quân đội Việt Nam cộng
hoà (ARVN) để có được sự đảm bảo an toàn cho các hoạt động không quân của chúng
ta ở phía ngoài khu căn cứ. Dù sao, Taylor và McNamara vẫn quyết tâm ngăn chặn
việc thực hiện bước tiến đầu tiên trong việc giành quyền diều khiển cuộc chiến
tranh trên bộ, hoặc kể cả việc tham gia vào cuộc chiến tranh đó.
Cấp
trên của tôi cũng thế. Tôi nhớ lúc đó - vào buổi sáng ngày 2 tháng Ba, khi
thông báo tới - tôi nghe thấy John kêu lên khi ông ta nhìn thấy các chỉ thị vào
phút chót, "Ôi lạy chúa? chúng ta sẽ phải đưa quân lính thuỷ đánh bộ sang!
Nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ thoát được! Lính thuỷ đánh bộ đã đổ bộ?
Chúng ta sẽ phải quan tâm tới việc này, chúng ta sẽ tới để giành thắng lợi trên
bộ. Không gì có thể khác ngoài lính thuỷ đánh bộ?" Ông ta ra lệnh Lữ đoàn
không vận 173, đang đóng quân ở Okinawa, được cử sang thay thế cho binh chủng
lính thuỷ đánh bộ đang trên đường đi. Ông ta không để lộ ra lý do của việc thay
đổi thất thường vì sợ làm đảo lộn mọi kế hoạch dự phòng bất trắc của Hội đồng
Tham mưu trưởng liên quân và CINCPAC - vì thế sự mâu thuẫn nhỏ này trong mối
quan hệ giữa giới quân sự và dân sự cho tới nay vẫn chưa được giải thích trong
các báo cáo mang tính lịch sử của ông ta.
Theo
Đại sứ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì việc đó không chỉ là các mối quan hệ công
khai mà mệnh lệnh nhiệm vụ cho thấy "Lực lượng lính thuỷ đánh bộ Mỹ sẽ
không, nhắc lại là sẽ không, tham gia vào các hoạt động hàng ngày chống lại Việt
cộng". Sự hạn chế đó được kiểm soát tốt trong 3 tuần. Ngày 1-4-65, Tổng thống
cho phép binh chủng lính thuỷ đánh bộ mở rộng nhiệm vụ vượt quá giới hạn cho
phép để đảm bảo an toàn cho khu căn cứ và bảo vệ các sân bay, kể cả các hoạt động
tấn công có giới hạn. Bản ghi nhớ của McGeorge-Bundy ngày 6-4 về các quyết định
của Tổng thống gửi cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Giám
đốc Cục Tình báo Trung ương kết thúc bằng việc răn đe họ rằng với sự tôn trọng
việc tăng quân và thay đổi nhiệm vụ, "Tổng thống mong muốn rằngnên tránh
việc công khaivội vàng vì đề phòngmọi việc có thể xảyra. Bản thân các hoạtđộng
nên được thực hiệnmột cách nhanh chóng, bằngmọi cách nên giảm thiểusự phát sinh
những thayđổi bất ngờ trong chínhsách… Tổng thống còn mongmuốn những hoạt động
vàthay đổi này nên đượchiểu như những việc dầndần và hoàn toàn phùhợp với chính
sách hiệnhành"(49). Chính vì thế vai trò chiến đấu của bộ binh Mỹ ở Việt
Nam trong vòng 8 năm đã bắt đầu một cách êm ắng giống như chiến dịch ném bom.
Một
buổi sáng thứ bảy năm 1965, tôi có cuộc hẹn đầu tiên với Patricia Marx. Đó là
ngày 17 tháng tư năm 1965, với tôi để kiểm tra rõ ngày tháng cũng rất dễ dàng
vì nó nằm hết trong những sự kiện lịch sử của thời kỳ đó. Hôm đó là ngày diễu
hành lớn đầu tiên phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam của Hội sinh viên vì một
xã hội dân chủ (SDS). Patricia tham gia trong cuộc diễu hành nên tôi đã đi cùng
cô ấy.
Đó
không phải là cách tôi đã chọn để dành cho ngày nghỉ thứ bảy đầu tiên của mình
kể từ khi vào làm việc cho chính phủ.
Sáng
thứ sáu, ngày hôm trước, cấp trên của tôi McNaughton nói rằng McNamara sẽ tới
Trại nuôi gia súc của Lyndon Johnson ở Texas để nghỉ cuối tuần và McNaughton sẽ
không tới văn phòng vì thế tôi có thể tranh thủ nghỉ cuối tuần. Tôi đã làm việc
cả ngày, 12 tiếng, tất cả các thứ bảy, thậm chí cả nửa ngày các chủ nhật kể từ
khi tôi bắt đầu làm cho John 8 tháng qua. Vì thế, với tôi đây là một dịp rất
quan trọng. Hơn nữa, vì tôi đã biết việc này một ngày trước đó nên tôi có thể hẹn
trước. Thông thường, vào buổi tối, tôi không thể rời văn phòng trước
McNaughton, cũng như McNaughton không thể rời văn phòng trước McNamara và không
bao giờ trước 8h, tuy nhiên bạn không thể đoán trước được một cách chính xác
khi nào, có thể 8h30 hoặc 9h30 . Vì thế không có cách gì để hẹn gặp với một ai
đó từ trước, và về chuyện này mà nói thì cũng không có nhiều người để bạn có thể
điện thoại lúc 9h hoặc 8h. Tôi đã ly dị người vợ trước được hơn một năm vì giờ
giấc thế này đã không cho tôi có một cuộc sống xã hội.
Ngay
khi biết tin được nghỉ, tôi đã điện thoại cho Patricia Marx cùng tôi đi xem hoa
đào nở. Tôi quen Patricia trong một bữa tiệc mà Dan Jacobs, một người bạn cũ của
tôi ở Harvard, đã dành cho cô khoảng một năm trước. Trong bữa tiệc, tôi rất có ấn
trợng vì Patricia là một cô gái xinh đẹp (chúng tôi không nói sau này cô là một
phụ nữ trẻ trung), rất tự tin và thông minh. Cô có một chương trình hàng tuần về
công đoàn trên đài phát thanh với tên "Các cuộc phỏng vấn của Patricia
Marx". Nhưng tôi tin rằng cô thường đi chơi với những người cô đã phỏng vấn
cho chương trình của mình như Ted Sorensen và Carl Sagan. Cô không biết hiệp hội
của tôi. Cô hỏi tôi đang làm gì và đề nghị tôi giới thiệu cho một số người cô
có thể phỏng vấn ở Washington, tôi không chờ đợi cô bày tỏ mong muốn phỏng vấn
tôi và cô đã không làm điều đó. Sau đó tôi trở thành một nhà phân tích của
Rand, làm công việc nghiên cứu ở Lầu Năm Góc, công việc làm tôi không thể nói
được nhiều.
Suốt
từ đó, Patricia không có mặt ở New York, và tôi đã nghĩ nhiều tới cô, đến cuối
tháng ba cô bất thình lình gọi cho tôi và mời tôi tới dự bữa tối do chị gái cô
tổ chức ở Washington cho Jonas Salk. Vì không phải là tối chủ nhật nên tôi nói
tôi sẽ tới nhưng không chính xác khi nào, cô nói không sao. Tôi tới đó muộn, cô
gặp tôi ở cửa ra vào nhưng không ngồi cạnh tôi nên thỉnh thoảng tôi mới nhìn thấy
cô.
Ngày
16 tháng tư, khi tôi điện thoại cho Patricia từ Lầu Năm Góc, cũng là lúc sắp
qua thời kỳ nở rộ của hoa đào, thế mà tôi vẫn chưa có cơ hội để đi xem. Tôi ngỏ
ý muốn chúng tôi dành cả ngày để đi xem. Patricia nói ngày mai cô ấy phải tham
gia vào một cuộc biểu tình ởĐài tưởng niệm Washingtonvà một cuộc diễu hành
quanh Nhà Trắng để phản đối chiến tranh. Tôi nói tôi không thể tham gia vì tôi
đang giúp đỡ chính phủ tiến hành cuộc chiến tranh này. Tôi muốn biết cô ấy có
thể bỏ dở giữa buổi để đi dã ngoại cùng tôi. Cô nói không vì cô ấy sẽ phải thực
hiện các cuộc phỏng vấn chỗ đám đông và thu băng các bài phát biểu.
Tôi
nói: "Em không thể yêu cầu anh tham gia vào một cuộc chạy đua chống chiến
tranh vào ngay ngày đầu tiên anh được thoát ra khỏi cuộc chiến tranh, ngày nghỉ
đầu tiên trong suốt 8 tháng kể từ khi làm việc ở Lầu Năm Góc?".
Patricia
nói: "Oh, đó là nơi em sẽ tới. Anh có thể tới chứ?".
Ngày
nghỉ của tôi gần 24 giờ sắp qua đi, tôi rất muốn gặp cô. Ngày nghỉ cuối tuần của
tôi sẽ bắt đầu từ chiều hôm đó lúc 6 giờ, lại là lần đầu tiên khác. Nếu
Patricia đi ăn tối với tôi hôm đó, rồi đi xem hoa đào nở cùng tôi vào chủ nhật,
tôi sẽ dành cả ngày thứ bảy ở cuộc biểu tình với cô và cô đã đồng ý.
Lần
đầu tiên trong gần một năm, thật thoải mái khi tôi rời Lầu Năm Góc vào một ngày
thứ sáu. Tôi đến đón Patricia ở một căn hộ cô đang thuê ở Georgetown, trên đường
O đi ngang qua một công viên, chúng tôi đi bộ qua Winconsin tới nơi các đồng
nghiệp của tôi hay lui tới gọi làQuán rượu của vua George.
Quán
rượu chật kín những đồng nghiệp trẻ tuổi đang ngồi uống bia, tôi yêu cầu một
bàn yên tĩnh hơn và được chỉ tới một phòng khiêu vũ ở tầng trên được gọi là
phòng của nữ hoàng Victoria, thực tế không được mở vào tối hôm đó. Đó là một
căn phòng nhỏ, tối với mấy cây nến, các bức tường sơn màu đen, một ánh đèn chiếu
lên bức chân dung lớn của nữ hoàng Victoria. Một chiếc bàn được đặt ở đó và
chúng tôi đã có một phòng riêng. Khi ăn tôi đã nói với Patricia một cách thận
trọng về công việc của mình, tôi để ý Patricia có đôi mắt tuyệt vời, xanh biếc
và hơi chút long lanh, nhìn vào các góc phòng như mắt của những chú báo. Đôi mắt
luôn là điều làm tôi chú ý nhất. Đôi mắt của Patricia đẹp kỳ lạ đã làm tôi phải
ngây ngất. Tôi không bao giờ quên được.
Vì
đó là một phòng khiêu vũ nên có một sàn nhảy nhỏ. Cuốn băng đang phát đi một điệu
nhạc chậm, loại nhạc đuy nhất tôi có thể khiêu vũ Có lẽ là do tôi đã yêu cầu.
Tôi đã khiêu vũ cùng nàng thật dịu dàng, thân thiết, cũng là cách duy nhất mà
tôi biết phải nhảy thế nào. Không ai lên tầng trên, chỉ có chúng tôi trong suốt
thời gian, khiêu vũ dưới con mắt của nữ hoàng Victoria. Đến cuối buổi tôi rất
vui mừng vì sẽ được gặp nàng vài ngày hôm sau và hôm sau nữa.
Sáng
thứ bảy, tôi đi cùng Patricia tớiĐài tưởng niệm Washington. Tôi xách cho cô chiếc
máy quay chuyên nghiệp để phỏng vấn; cô đem theo một chiếc micro lớn. Quay trở
lại tháng mười hai, ngay sau cuộc bầu cử và trước khi chiến dịch ném bom bắt đầu,
SDS đã triệu tập một cuộc diễu hành ngày 17 tháng tư. Có sự mâu thuẫn là không
biết cuộc biểu tình này nhằm vào các vấn đề về Việt Nam hay các vấn đề trong nước,
vì nghe có vẻ như vấn đề về cuộc chiến tranh được hình thành do số phiếu áp đảo
chống lại bài diễn thuyết của Goldwater về việc mở rộng chiến tranh. Khi nhóm
này nhất quyết rằng chiến tranh dù sao cũng chỉ là một vấn đề thì không có lý
gì để chờ đợi một cuộc biểu tình rộng lớn. Nhưng khi cuộc ném bom bắt đầu vào
tháng hai, SDS cho rằng cuộc biểu tình có thể kéo theo nhiều người hơn người ta
nghĩ, có lẽ khoảng 5 đến 10 nghìn người. Tháng ba, binh chủng lính thuỷ đánh bộ
đã tới Đà Nẵng, trước mắt là để đảm bảo an toàn cho căn cứ không quân. Sáng thứ
bảy hôm đó vào giữa tháng tư, có khoảng 25 nghìn người ởĐài tưởng niệm Washington.
Hôm
đó là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh bao trùm lên những cánh đào nở rộ
và những biểu ngữ chống chiến tranh.
Lúc
đó chúng tôi bắt đầu từ Nhà Trắng và đi bộ khắp các đường quanh đó. Có rất nhiều
máy quay đi theo chúng tôi, tôi đang xách máy quay cho Patricia và hy vọng
không ai trong đám đồng nghiệp của tôi ở Lầu Năm Góc theo dõi chương trình này
nếu nó được truyền hình trục tiếp. Tôi không biết sẽ phải giải thích thế nào nếu
tôi bị nhận ra trong bất kể một bức ảnh nào.
Tôi
đi bợ qua công viên Lafayette, hầu hết mọi người đang hô vang các khẩu hiệu chống
chiến tranh; Tôi đang xách chiếc máy quay và không nói gì trong khi Patricia
đang giơ cao chiếc micro để thu được những tiếng hô. Chúng tôi đi cùng với hai
người bạn của Patricia, Marty và Ruth Garbus, họ vừa cưới nhau.
Họ
phản đối cuộc chiến tranh rất quyết liệt; như những phát thanh viên và như tất
cả những người còn lại ở đó, trừ tôi. Có lẽ tôi là người có những tình cảm trái
ngược nhau. Thực ra tôi có thể đồng tình với tất cả mọi điều tôi đang nghe thấy.
Thái
độ dè dặt của tôi với việc có mặt ở đó không nhiều bằng những điều các phát
thanh viên đang nói - với tôi dường như họ đang rất tự tin dù là họ không có được
những thông tin từ bên trong - bằng những bức ảnh tôi đã chụp được. Tôi sẽ rất
vui nếu tất cả điều này có đủ ảnh hưởng để chấm dứt việc ném bom và ngăn chặn sự
can thiệp của chúng tôi. Tuy nhiên, Patricia và các bạn của cô đều không hay biết
gì về việc đó.
Chúng
tôi ngồi trên bãi cỏ trước đài tưởng niệm, nghe các bài phát biểu của Paul
Potter, Chủ tịch hội SDS, nhà bình luận chính trị I. F. Stone và Thượng nghị sỹ
Emest Gruening và các bài hát của Joan Baez, với chiếc máy thu trên bãi cỏ,
Patricia đang ghi âm lại tất cả.
Cuối
buổi tôi phải trở lại Lầu Năm Góc xem có chuyện gì lớn xảy ra không mặc dù tôi
đang nghỉ cuối tuần. Patricia đi ăn tối với vợ chồng Garbus. Ngày hôm sau
Patricia nói với tôi, Mary đã hỏi cô với thái độ rất hoài nghi là làm sao cô có
thể đi chơi với một người làm việc ở Lầu Năm Góc.
Sáng
chủ nhật tôi đón Patricia bằng chiếc xe màu trắng, chúng tôi lái xe tới
Kenwood, nơi hai bên đường là những hàng hoa anh đào nở rộ. Tôi chụp rất nhiều ảnh
cho Patricia, cánh tay cô đặt lên một bên cửa xe, khuôn mặt trái xoan với mái
tóc hung đỏ dưới tán hoa anh đào, đôi mắt xanh biếc, lạ kỳ, đang nhìn tôi.
Chúng
tôi đi dạo, lái xe qua những rặng hoa đào, hoa lê, hoa mộc lan. Sau đó chúng
tôi đi dã ngoại tới một công viên.
Chỉ
có mình chúng tôi, ngồi trên bãi cỏ cạnh một cây lớn. Tôi đã chuẩn bị một giỏ đựng
đồ chỉ vừa khít phía sau ghế của chiếc xe hơi. Tôi mua pho mát, pa-tê của Pháp
và bánh mì - Patricia rất thích những thứ này khi đi dã ngoại - 2 chiếc ly bằng
pha lê để uống rượu. Sau khi chúng tôi ăn uống xong, tôi ngồi tựa lưng vào cây,
cô áp đầu vào lòng tôi, chúng tôi nói chuyện, thưởng thức hương thơm của cỏ
cây, hoa lá. Lúc lâu sau cô nói tôi đã không hôn cô. Điều đó cũng làm cô rất ấn
tượng; cô đã không đủ kiên nhẫn và lúc đó hơn cả sự sẵn sàng tôi đã cúi xuống
hôn cô. Chúng tôi ở trong công viên một lúc, sau đó lên xe và tôi đưa cô về căn
hộ ở đường O.
Sáng
hôm sau, khi lái xe trên đường Rock Creek tới Lầu Năm Góc, tôi nhận ra rằng
mình đang yêu.
Ở
Washington, sau mùa hoa anh đào là hoa mận, hoa đỗ quyền và hoa thù đu. Tôi gần
như được gặp Patricia hàng ngày.
Buổi
sáng tôi rời ngôi nhà của Patricia ở Georgetown vào đường Rock Creek, lái xe
qua những hàng cây đầy hoa tới Lầu Năm Góc. Tôi rất ngạc nhiên vì sau một năm
ly dị, tôi thấy mình hoàn toàn thay đổi.
Trong
khi cuộc chiến tranh ngày càng xấu đi, vì nó đã kéo dài trong suốt 2 năm qua
(thực sự là suốt 20 năm qua). Chủ đề về các bức điện của Westmoreland chủ yếu
là Việt Cộng đang cố gắng chia cắt miền Nam Việt Nam thành hai, bằng các cuộc tấn
công qua các vùng cao nguyên tới bờ biển. Không bao giờ có thể làm rõ xem về mặt
quân sự nó sẽ có ý nghĩa như thế nào vì Mỹ đã nắm quyền kiểm soát vùng biển dọc
theo bờ biển (Đại Tây Dương). Nhưng có một tiếng chuông cảnh báo - "miền
Nam Việt Nam đã bị chia cắt thành hai!" - và đương nhiên thừa nhận rằng việc
này sẽ là thảm hoạ về mặt tâm lý, giống như Điện Biên Phủ.
Điều
mà các bức điện này thực sự muốn phản ánh là Westmoreland mong muốn đưa thêm thật
nhiều quân Mỹ sang Việt Nam ngay lập túc. Tôi không có ý kiến nhiều về việc
này, mà chỉ xem xét các việc chúng ta đang làm. Tôi phản đối mạnh mẽ việc ném
bom miền Bắc Việt Nam. Nhưng một khi việc ném bom đã được thực hiện vào tháng
ba, tôi cảm thấy uy tín của chúng ta đã bị đem ra đánh cược. Vì thế, tôi thà ủng
hộ John đưa lực lượng bộ binh Mỹ sang Việt Nam để đảm bảo an toàn cho các căn cứ
không quân, các bến cảng và các thành phố lớn hơn là liều lĩnh để những nơi này
bị tàn phá vì cuộc tấn công của Mặt trận dân tộc giải phóng. Tôi lấy làm tiếc
khi phải nói rằng tôi không nhớ phải đưa bao nhiêu quân sang và họ sẽ được triển
khai như thế nào.
Trong
thời gian tháng tư năm 1965, khi Tổng thống gửi thêm các tiểu đoàn lính thuỷ
đánh bộ sang và mở rộng nhiệm vụ, thái độ của tôi với cuộc chiến tranh đã thay
đổi hẳn, và một giai đoạn mới trong mối quan hệ riêng của tôi liên quan tới cuộc
chiến cũng đã xuất hiện (mối quan hệ này kéo dài khoảng một năm, tới tận mùa
xuân năm 1966). McNaughton sợ rằng, lực lượng lính thuỷ đánh bộ đã đổ bộ còn
quân đội rõ ràng vẫn đang trên đường tới. Dù tốt hay xấu thì hiện tại Tổng thống
cũng đã phất cờ. Chúng ta đang trong cuộc chiến. Tôi mong rằng chúng ta có thể
tránh được cuộc thử nghiệm tài năng và ý chí này nhưng đã quá muộn. Với tôi,
trước đây cuộc chiến này có vẻ như không có khả năng giành được thắng lợi hơn
so với trước, theo cả nghĩa truyền thống lẫn tham vọng. Nhưng trong cuộc chiến
tranh lạnh toàn cầu của chúng tôi với Liên Xô, giờ đây nó dường như có tầm quan
trọng lớn vì chúng tôi không chấp nhận cuộc chiến này được xem chúng như một thất
bại về quân sự. Đồng thời khi chúng tôi theo đuổi sự thành công theo mong muốn,
về cơ bản không có nghĩa là chúng tôi muốn nhóm lên một cuộc chiến tranh nóng với
Liên Xô hay Trung Quốc. Việc ném bom leo thang ở miền Bắc Việt Nam đã đe doạ tới
điều đó, vì thế tôi hy vọng rằng việc này có thể được ngăn chặn nhằm ủng hộ cho
một con đường chính trị - quân sự có thể lựa chọn.
Đến
giữa tháng tư, cả McNamara và Đại sứ Taylor phản đối mạnh mẽ yêu cầu của Hội đồng
Tham mưu trưởng liên quân đòi triển khai bộ binh trên qui mô lớn. Ngày 14 tháng
tư, Taylor kháng cự việc đưa Sư đoàn không vận 173 sang như McNamara đã tán
thành ngày hôm trước.
Nhưng
giờ McNamara đã thay đổi quan điểm, ngày 20 tháng tư, McNamara đã gặp ngài đại
sứ ở Honolulu "để đưa Taylor lên tàu" (theo McNaughton, người đi cùng
họ đã nói với tôi). Nỗ lực đã thành công. Ngày hôm sau, McNamara báo cáo với Tổng
thống, Taylor và ông ta giờ đã thống nhất quan điểm triển khai các đơn vị bộ
binh khá lớn (cho dù chưa phải là quá mức): tăng từ 35.000 tới hơn 80.000 quân,
sau này có thể hơn nữa. Họ cũng nhất trí ở một vùng cao nguyên bằng các cuộc
không kích chống lại miền Bắc, tránh các khu vực Hà Nội - Hải Phòng - Phúc Yên,
trong vòng "ít nhất 6 tháng, có thể một năm hoặc hơn".
McNamara
báo cáo một ý kiến chung, theo ý của đại sứ Taylor thì "điều quan trọng là
không "giết con tin"(50) khi phá huỷ các cơ sở của Bắc Việt Nam bên
trong "bánh rán Hà Nội" (nơi giam giữ tù binh Mỹ - nhà tù Hoả Lò -
ND). Các thành viên tham dự ở Honolulu, tất cả đều thấy một sự chuyển giao sắp
tới từ sự thất bại của Việt Cộng ở miền Nam (vì yêu cầu tăng thêm quân Mỹ đã được
chấp nhận) nhiều bằng, thậm chí còn nhiều hơn cả từ nỗi đau của Việt Nam cộng
hoà ở miền Bắc".
Tôi
được tự do đọc tài liệu đó, từ 6 tháng tới một năm, các cố vấn chính không chấp
nhận việc leo thang chiến tranh không quân tới tận biên giới Trung Quốc. Điều
đó làm tôi chấp nhận không phê phán những gì họ coi như sự lựa chọn, một đợt
tăng quân để can thiệp vào cuộc chiến tranh trên bộ của chúng ta, điều mà tôi
coi là ít nguy hiểm hơn. Tôi đặc biệt vui mừng khi được biết họ đã từ bỏ việc
thả mìn và phong toả Hải Phòng lúc đó.
Tôi
vừa tập hợp một bản nghiên cứu cho McNamara và McGeorge Bundy do các chuyên gia
tình báo và hải quân thực hiện. Bản nghiên cứu kết luận, nỗ lực đó sẽ làm nảy
sinh một nguy cơ khá nguy hiểm là cuộc xung đột trực tiếp với Liên Xô và Trung
Quốc mà không có một cam kết nào về việc giảm bớt nguồn tiếp tế từ miền Bắc Việt
Nam và Trung Quốc vào miền Nam Việt Nam.
McNaughton
giữ cạnh bàn ông ta một kệ sách gồm một hàng tài liệu được đóng thành những cuốn
sổ ghi chép có bìa cứng, liên quan thường xuyên tới các chỉ thị, các điện tín,
các bản đánh giá và ghi nhớ có tính nhạy cảm nhất. Hàng tài liệu này được đặt
trên các băng lăn, vì thế mỗi khi ông ta về muộn vào buổi tối, băng lăn này có
thể dễ dàng được chuyển từ bàn của ông ta vào một két sắt (cỡ một chiếc tủ cao
tới trần nhà), áp sát vào bức tường phía ngoài phòng của ông ta, cùng với các
giá sách của thư viện đựng các tài liệu đã phân loại ở đó. Mỗi sáng trước khi
McNaughton đến văn phòng, trợ lý quân sự của ông không khoá tủ sắt, chiếc tủ có
một chiếc khoá tổng hợp mật mã riêng, một bệ đứng có bánh quay để một người đứng
đọc tài liệu, vì thế ngồi trên ghế ông ta vẫn có thể với tay lấy tập tài liệu.
Tôi
phải tiếp cận các tài liệu trên chiếc giá sách này, vì tôi phải xử lý mọi vấn đề
trong các tập tài liệu có trên bàn của John.
Nhưng
vì ông ta muốn tiếp cận nhanh với đám tài liệu này khi ngồi ở bàn nên tôi hiếm
khi đem được tài liệu ra khỏi phòng của ông ta tới chỗ riêng của tôi cách đó mấy
bước. Tôi có các bản copy của phần lớn các tài liệu này trong tủ sắt của mình.
Nhưng nếu tôi muốn tham khảo tài liệu trong tủ riêng của ông ta, tôi phải bước
vào văn phòng của ông, kéo cửa ra, đứng cạnh bàn và xem tài liệu - nếu ông
không để đèn báo động trên cửa ra vào trong khi ông đang làm việc. Khả năng tập
trung tư tưởng của ông đủ dể điều này không làm cho ông thấy phiền phức, nếu
công việc được thực hiện một cách yên lặng và tôi không nói gì với ông. Dù có
như thế tôi vẫn chỉ thực hiện việc này khi ông không làm việc trong văn phòng.
Vì tôi thường làm việc muộn hơn ông, tôi có mã số của chiếc tủ sắt, nên tôi có
thể quay chiếc bệ đó vào trong trước khi ra khỏi phòng. Tôi được biết, những
người có chiếc khoá mật mã đó ngoài John là các trợ lý quân sự của ông.
Một
ngày vào cuối mùa xuân, trưởng nhóm trợ lý quân sự của ông ta đột ngột rời văn
phòng. Tôi không hề nghe được một lời giải thích về việc vắng mặt của ông ta,
nhưng dấu hiệu đầu tiên là trợ lý quân sự của ông ta đã đưa cho tôi một khoá mật
mã mới của chiếc tủ sắt trong văn phòng của McNaughton. Nó dược thay đổi vào
sáng hôm đó, cái ngày mà viên đại tá trợ lý bỏ đi.
Có
lúc trước đó, mặc dù tôi không có một sự liên tưởng nào, John chỉ cho tôi một
quyển số ghi chép bìa cứng lớn phía bên góc trái giá sách của ông và bảo tôi
không được xem. Nhãn bìa có ghi "Việt Nam, chỉ McNaughton được xem".
Tôi có thể sử dụng bất cứ cái gì trong tập tài liệu trừ quyển đó. Ông ta nói với
tôi cuốn sổ đó lưu giữ các tài liệu mà ông ta được chỉ thị không được cho bất cứ
ai xem kể cả tôi.
Tôi
đã thực hiện nguyên tắc đó trong một thời gian dài, có thể một tháng hoặc hơn.
Nhưng chúng tôi đang tiến nhanh tới việc leo thang chiến tranh vào mùa xuân đó.
Cả McNamara và Đại sứ Taylor, nhưng người trước đây phản đối mạnh mẽ việc triển
khai quân trên qui mô lón, bây giờ đã cùng thống nhất việc triển khai các đơn vị
chiến đấu qui mô lớn, chưa kể tới là không hạn chế. Vấn đề rõ ràng đặt ra trước
mắt là liệu có chấp nhận các yêu cầu của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân cho
một cuộc can thiệp lớn với hàng trăm ngàn quân để tiến hành cuộc chiến tranh
trên bộ. Cả McNamara và Taylor đều không tán thành việc đó nhưng cả hai ông hoặc
bất cứ ai, theo tôi được biết, đều không trực tiếp phản đối. Tất cả những điều
tôi thấy là những tranh luận về việc này từ MACV và cả Hội đồng Tham mưu trưởng
liên quân.
Như
tôi đã nói, lúc đó tôi không có ấn tượng mạnh với câu hỏi này - vì quan điểm của
tôi về các vấn đề lớn này hoàn toàn không quan trọng với bất cứ ai mà là với
tôi. Tôi không gây cản trở tới quá trình hoạch định chính sách, mà chỉ là một
thư ký có nhiệm vụ thông báo các ý kiến mới nhất của John. Ông ấy có quan điểm
riêng về những vấn đề này - trừ việc ném bom, việc mà cả hai chúng tôi đều phản
đối, ông ấy còn kiên trì phản đối mọi hình thức can thiệp mới hơn cả tôi - vì
thế tôi ít hoặc thậm chí không có ảnh hưởng tới những việc này. Cũng không có
quan điểm riêng nào của chúng tôi - các quan điểm được nêu ra từ văn phòng của
John, được phản ánh. John làm việc cho McNamara và McNamara đang thúc giục Tổng
thống thà leo thang chiến tranh trên bộ còn hơn trên không.
Trong
khi đó tôi lại có một cách nhìn rất tốt về quá trình hoạch định chính sách cao
cấp, nhưng đã quá lâu, khi mối quan tâm duy nhất của tôi về các vấn đề này chỉ
là việc nghiên cứu riêng trường hợp đưa ra quyết định của chính phủ trong lúc
nguy cấp. Bây giờ tôi đã vướng vào. Rõ ràng các quyết định có tầm quan trọng
mang ý nghĩa lịch sử vẫn đang được thực hiện.
Tôi
không có cảm giác là tôi có thể ảnh hưởng tới các quyết định đó - thậm chí tôi
không còn có quan điểm rõ ràng về việc họ sẽ thực hiện như thế nào - nhưng tôi
có một đam mê muốn hiểu biết về chúng.
Tôi
đã làm việc với tập tài liệu đó ngày này qua ngày khác, làm muộn vào các buổi tối,
các đêm, làm một mình trong các văn phòng. Trong nhiều đêm như thế, tôi đã
không nghĩ tới việc xem cuốn sách nằm ngoài phạm vi của tôi. Nhưng John yêu cầu
tôi không được xem các tài liệu về chính sách ngoại giao cao cấp về Việt Nam
năm 1965, không được cố gắng xem điều gì thực sự đang diễn ra trong đám
"những người đứng đầu", những gì họ đang tính toán và đề xuất, những
gì họ đang viết cho nhau, thậm chí kể cả khi tôi có thể xem mà không một ai biết
được.
Việc
đó thật quá sức của tôi. Vào một đêm - tôi không thể nhớ lúc đó được bao nhiêu
tuần sau khi John chỉ thị cho tôi xem cuốn sách bị cấm này - khi tôi kéo cuốn
sách ra khỏi dãy tài liệu và mở ra, tôi không biết ngày nào nhưng tôi vẫn nhớ
thời khắc ấy Văn phòng tối om; ánh sáng chiếu vào từ bên trong thư phòng. Tôi đẩy
chiếc kệ trên bánh xe ra ngoài, nhìn vào bên trong cươn sách bìa cứng dầy cộp
và lật qua các nội dung. Việc này giống như mở cửa kho báu của Ali Baba.
Có
kiểu chữ đánh máy đặc biệt cho các chỉ thị và bản ghi nhớ của Nhà Trắng, một loại
phông chữ mà chúng ta hiếm thấy ở Lầu Năm Góc. Có những bản ghi nhớ của
McNamara gửi cho Tổng thống tôi chưa bao giờ nhìn thấy. Những bản này cũng có
loại chữ riêng, bạn có thể nhận ra ngay lập tức, đúng như bạn có thể nhận ra một
bản ghi nhớ có trong văn phòng của McNaughton mà không cần nhìn vào đề mục hay
chữ ký. Có một số điện tín và báo cáo tôi chưa hề nhìn thấy mặc dù tôi cho rằng
tôi đã xem mọi tài liệu về Việt Nam. Có một số bản sao từ tốc ký các cuộc nói
chuyển qua điện thoại và bản ghi nhớ bằng tốc ký các cuộc gặp của "những
người đứng đầu" (Tổng thống, các sĩ quan cao cấp của NSC và CIA, các chánh
văn phòng nội các chính phủ, đôi khi có các phó chánh văn phòng nội các chính
phủ, đại diện Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân hoặc Chủ tịch Hội đồng Tham
mưu trưởng liên quân). Có những bản ghi nhớ cá nhân của George Ball, một Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao, và McGeorge Bundy, các chữ ký tôi gần như chưa hề nhìn thấy.
Chỉ liếc qua tôi có thể thấy thứ tôi đang cầm trên tay hết sức quý giá.
Đọc
chỉ một ít đoạn đây đó, đối với tôi, giống như đang thở một thứ ôxy nguyên chất.
Trái tim tôi đang đập mạnh. Nếu không quá muộn, tôi đã ngồi xuống và đọc thật
nhanh, nhưng tôi đã mệt và không thể tiếp tục.
Giờ
đây những tài liệu của ngày tháng đó, được che giấu đã lân cuối cùng sẽ được
sáng tỏ, tôi có thể rất tự tin để suy đoán nét cá biệt chính xác của một số tài
liệu trong quyển sổ ghi chép bìa cứng đó và chiều hướng nội dung của nhiều tài
liệu trong phần còn lại. Đó là tập tài liệu của các quan chức, những lời chỉ
trích "cá nhân" của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và những đề
nghị của McNamara, được Tổng thống chấp nhận mới đây, bản thảo và bản đề nghị của
các lựa chọn cho chính sách đó, chính sách sẽ giải thoát chúng ta khỏi cuộc
xung đột này.
Hai
bản ghi nhớ chắc chắn có trong tập tài liệu đó là của Bundy và George Ball, cả
hai được viết ngắn gọn trước cái đêm mà tôi chỉ liếc nhìn chứ không đọc chúng
(lần đầu tiên tôi nhìn thấy chúng khi chúng được xuất bản vào 17 năm sau). Bản
ghi nhớ của Bundy đề ngày 30-6-1965 là một bản chỉ trích chi tiết về những đề
nghị của McNamara ngày 26-6 (do McNaughton soạn thảo), có sức thuyết phục và mạnh
mẽ hơn những điều tôi đã đọc được lúc đó. Câu trả lời ngắn gọn của ông ta cho
những đề nghị của McNamara: "Phản ứng đầu tiên của tôi là chương trình này
chỉ vô ích"(51).
Bản
ghi nhớ của Ball đề ngày 1-7, phản đối lý do căn bản của cả Hội đồng Tham mưu
trưởng liên quân hay chiến lược và đề xuất của McNamara-Johnson về một lựa chọn
theo hướng giải thoát, đã trình lên Tổng thống với những nhận định đã thấy trước
một cách khác thường: Miền Nam Việt Nam đang để cuộc chiến tranh rơi vào tay Việt
Cộng. Không ai có thể đảm bảo với ngài rằng chúng ta có thể đánh bại Việt Cộng
hoặc thậm chí buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán theo các điều khoản của chúng
ta bất luận chúng ta có thể triển khai bao nhiêu trăm ngàn quân nước ngoài da
trắng.
Không
ai chứng minh được rằng một lực lượng da trắng trên bộ dù có lớn cỡ nào cũng có
thể đánh thắng một cuộc chiến tranh du kích - mà lúc đó là một cuộc nội chiến
giữa những người châu Á - ở vùng rừng núi giữa một khu vực dân cư không chịu hợp
tác với các lực lượng da trắng (và người miền Nam Việt Nam) và như vậy sẽ tạo
ra thuận lợi lớn về tình báo cho phía bên kia…
Một
cuộc chiến tranh như thế chắc chắn là một cuộc chiến lâu dài kéo theo sự can
thiệp không hạn chế của các lực lượng Mỹ, làm tăng số thương vong của Mỹ, không
đảm bảo về một giải pháp thoả đáng và một nguy cơ leo thang nghiêm trọng vào
giai đoạn cuối của tiến trình…
Chính
vì thế, quyết định mà ngài đang phải đối mặt là rất quan trọng. Một khi số lượng
lớn lính Mỹ trực tiếp vào tham chiến họ sẽ bắt đầu phải chịu nhiều thương vong
trong một cuộc chiến mà họ phải chiến đấu với trang thiết bị tồi tàn, ở một
vùng đất không có sự hợp tác nếu không nói là hoàn toàn thù địch.
Một
khi chúng ta bị thương vong nhiều chúng ta sẽ bắt đầu một quá trình gần như
không thể đảo ngược. Sự dính líu của chúng ta sẽ lớn tới mức chúng ta không thể
- mà không làm ô nhục quốc gia - kiềm chế được việc đạt được các mục tiêu trọn
vẹn của chúng ta. Trong hai khả năng trên tôi cho rằng khả năng bị ô nhục sẽ
nhiều hơn là khả năng giành được các mục tiêu - thậm chí ngay cả sau khi chúng
ta đã phải trả giá đắt.
Lời
khuyên đối với Tổng thống lúc đó của Phó Tổng thống Hubert Humphrey; của Mike
Mansfield, lãnh tụ phe đa số đảng Dân chủ Thượng nghị viện; và trên tất cả là lời
khuyên của Thượng nghị sỹ Richard Russell, người cố vấn giàu kinh nghiệm của
Thượng nghị viện, người đã sớm chọn chính Johnson là lãnh tụ phe đa số, hoá ra
tất cả đều có cùng giọng điệu và sự đả kích như lời khuyên của George Ball. Vì
thế, Clark Clifford, một trong những cố vấn thân cận nhất của Johnson đã phải mặt
đối mặt với Tổng thống và McNamara tại trại David ngày 23-7-1965.
Tôi
không tin chúng ta có thể giành thắng lợi ở miền Nam Việt Nam. Nếu chúng ta đưa
100.000 quân vào, Bắc Việt Nam sẽ đón tiếp chúng ta. Khi họ hết quân, Trung Quốc
sẽ đưa quân chí nguyện sang. Liên Xô và Trung Quốc không muốn chúng ta thắng trong
cuộc chiến này. Nếu chúng ta mất 50.000 quân ở Việt Nam, thì đó sẽ là một hoạ ở
đất nước này. Năm năm, hàng tỉ đô la, hàng trăm ngàn quân - điều này không dành
cho chúng ta… tôi không thấy điều gì ngoài một thảm hoạ đối với quốc gia chúng
ta trên mảnh đất này.
Lời
khuyên cho Tổng thống, hoặc sự dự tính trước vẫn không tỏ ra sáng sủa hơn. Lời
khuyên khẩn khoản của những người đàn ông này không chỉ muốn tránh sự leo thang
sâu hơn mà còn muốn giảm thiểu những tổn thất và giải thoát nước Mỹ hoàn toàn
khỏi cuộc chiến tranh. Sự hô hào rút quân này xuất phát từ cả những người là những
chiến binh của chiến tranh lạnh và trong trường hợp của các thượng nghị sỹ và
Clifford thì họ cũng nhạy cảm với các vấn đề chính trị nội bộ của Đảng Dân chủ
như chính Johnson. Thực tế Tổng thống muốn có được những lời khuyên như thế của
những người như thế đã là một bí mật được giữ kín nhất và lâu nhất trong thời kỳ
Việt Nam của Johnson.
Đối
với tôi bây giờ thì rõ ràng suốt thời kỳ đó, sự tuyệt mật - như tôi suýt phạm
phải đêm hôm đó - đã gắn kết tất cả những điều nói trên với những đánh giá và
phân tích đang thúc đẩy sự giải thoát khỏi chiến tranh. Năm 1967, không có bản
ghi nhớ hoặc các cuốn sổ ghi chép các cuộc nói chuyện nào kiểu thế này có sẵn
cho nhóm nghiên cứu về công trình của McNamara; không một điều gì giống như thế
xuất hiện trong tập hồ sơ mật Lầu Năm Góc. Điều này cũng không phải chỉ vì những
lời buộc tội là "yếu kém trước chủ nghĩa cộng sản", "nhân nhượng"
và "chủ nghĩa thất bại" có thể được đưa ra nếu những tài liệu này lọt
tới tai những người của Đảng Cộng hoà (hoặc Hội đồng Tham mưu trưởng liên
quân). Quan trọng hơn, những tài liệu như thế, nếu bị rò rỉ ra ngoài, sẽ để lộ
ra rằng một Tổng thống có ý thiên nhiều về việc leo thang chiến tranh lại có một
sự lựa chọn thực tế một lựa chọn cho cả chương trình "giành chiến thắng"
của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và sự bế tắc trong quá trình leo thang của
McNamara, rằng sự lựa chọn giải thoát khỏi chiến tranh thực tế là do các cố vấn
của những người đứng đầu nêu ra. Sự tiết lộ đó sẽ đè nặng trách nhiệm lên Tổng
thống vì sau đó ông ta quyết định bác bỏ sự lựa chọn của các cố vấn. Vì thế cần
phải giữ kín lời khuyên này như một bí mật bất thường đối với Quốc hội, với
công chúng Mỹ và thậm chí với cả những người như tôi trong bộ máy riêng của ông
ta.
Nếu
đọc được dù chỉ một trong những lời chỉ trích này vào tháng sáu hoặc tháng bảy
năm 1965, với tôi và với nhiều người khác giống như tôi, sẽ làm mất đi sự hào hứng
trong việc đồng tình ủng hộ của những người trong nội bộ cho những gì được coi
là một chính sách điên rồ nhưng nhất quán. Nghĩ lại, hồi đó nếu tôi ở cả đêm ở
Lầu Năm Góc, đọc qua toàn bộ tập tài liệu, chắc chắn cuộc đời tôi đã có nhiều
thay đổi. Thay đổi đầu tiên đó là tôi đã không tới Việt Nam.
Lúc
đó đã rất muộn, mặc dù rất hiếu kỳ nhưng tôi vẫn phải đặt cuốn sổ ghi chép trở
lại giá sách, đóng cửa tủ sắt (điện bên trong tự động tắt) và xoay khoá số. Tôi
định ở lại muộn vào đêm hôm sau và nhiều đêm sau đó nữa để xem tài liệu nói về
cuộc tranh cãi chính sách đang diễn ra như thế nào mà đến tôi cũng không được
biết.
Ngày
hôm sau tôi ở lại văn phòng cho tới khi cấp trên của tôi ra về như thường lệ
khoảng 8 giờ. Vì chờ đợi rất lâu nên tôi đã về khi cấp trên của tôi đi tìm đồ
ăn ở một quán ăn tự phục vụ ở Lầu Năm Góc, vẫn còn mở để phục vụ nhiều người
làm việc ban đêm. Tôi trở lại ISA và vào văn phòng lớn của John, căn phòng tối
om. Tôi bật điện và quay khoá số của tủ sắt.
Tủ
sắt không mở. Tôi quay lại tới lần thứ ba. Không có lý gì mà tôi lại quên mã số
của khoá vì tôi đã sử dụng tới hàng trăm lần. Cũng có lúc khoá đã được thay đổi.
Chỉ
có 2 người có thể được chỉ thị thay đổi khoá là Harry Harris, trợ lý quân sự của
John và tôi. Chúng tôi là những người duy nhất bên cạnh John có mã số khoá này.
Có thể Harris phải đi cùng với người tiền nhiệm của mình trong vài tháng, nhưng
điều này dường như không chắc lắm. Có quá nhiều chuyện trùng hợp vì việc này đã
xảy ra vào ngày sau khi tôi không tuân thủ mệnh lệnh của John và đã nhận được sự
chỉ trích nhỏ cho việc hái trái cấm đó. Những quả táo vẫn còn trên cây nhưng
bây giờ nó đã nằm ngoài tầm với của tôi và có lẽ là mãi mãi. Một điều vẫn có thể
xảy ra là Harris hoặc người kế tiếp ông ta như một trợ lý quân sự chẳng hạn, sẽ
tới văn phòng của tôi vào sáng hôm sau và nói với tôi mã số mới của khoá nhưng
tôi có cảm giác điều đó sẽ không xảy ra.
Làm
sao McNaughton đã phát hiện ra nhanh như thế? Một đêm, một cái nhìn chớp
nhoáng! Ông ta là một giáo viên luật hình sự, một chuyên gia về bằng chứng. Có
thể ông ta đã đánh dấu ở một số chỗ đâu đó như một mẩu giấy kẹp trong tập tài
liệu để đánh dấu sự di chuyển; một sợi tóc vắt ngang trên đầu của cuốn sổ ghi
chép, sẽ bị rơi hoặc đứt nếu cuốn sổ đó được mở ra.
Tôi
đã đọc những mẹo như thế trong một cuốn tiểu thuyết hay một cuốn truyện nào đó.
Ông ấy chắc chắn phải có biện pháp đề phòng - với tôi như trợ lý đặc biệt của
ông, với mối quan tâm của tôi về các chính sách - từ khi ông ta đang thu gom
vào cuốn sổ ghi chép đó những mẩu tin mà ông được lệnh không cho ai biết.
Tại
sao trợ lý đặc biệt của ông ta cũng không được xem những tài liệu đó? Không phải
vì ông ta sợ tôi không trung thành với ông, tôi luôn kín đáo và sẵn sàng phục vụ
một chính sách kể cả khi tôi không tán thành chính sách đó. Ông ta biết tôi như
thế và ngược lại. Trong đó chắc chắn phải là một điều về quá trình hoặc - về sự
tranh cãi (rất nhạy cảm) việc thực hiện chính sách đó, một điều phải được giữ
bí mật hoàn toàn, nghĩa là chỉ một số người tối thiểu được biết nội dung của
nó.
Điều
McNaughton lo sợ không phải là tôi sẽ không giữ bí mật các nội dung mà tôi đọc
được cho một ai đó không được phép xem, như thế một cách vô tình tôi đã cho một
trong những người đưa cho McNaughton đám tài liệu này một lý do để nghi ngờ rằng
McNaughton đã cho tôi biết sự tồn tại hoặc nội dung của những tài liệu đó -
nghĩa là ông ta đã phá bỏ cam kết của ông ta về việc giữ bí mật những tài liệu.
Sau đó chính ông ta sẽ bị cắt nguồn tiếp cận với các tài liệu này ngay lập tức.
Đây sẽ là một sự kiện lặp lại như vụ Mike Forrestal nhưng tồi tệ hơn nhiều. Ông
ta không thể liều lĩnh có một trợ lý đặc biệt, người không thể hoàn toàn dựa
vào để tuân thủ một mệnh lệnh như thế, không cố gắng để phát hiện và hiểu hơn về
chính sách của chúng ta ở Việt Nam, không xem một tài liệu cụ thể về chính sách
đó ngay cả khi nó được đặt trước mặt anh ta và không có ai ở xung quanh. Đó là
một kiểu thận trọng mà tôi không thể hoàn toàn được tin tưởng để biểu lộ. Tôi
không có nhu cầu để nói - tôi là một thành viên đáng tin cậy của tổ chức bí mật
- nhưng tôi có nhu cầu riêng để biết.
Nếu
phỏng đoán của tôi là đúng và chiếc khoá số đã bị thay nghĩa là tôi vừa để mất
cơ hội tiếp cận tủ sắt đó, điều đó có nghĩa gì đối với công việc của tôi? Tôi
không thể là người trợ lý đặc biệt nếu không được vào văn phòng của John khi
ông ta không ở đó vào ban ngày.
Tôi
đã không đau khổ quá nhiều về việc này. Trong khi tôi không gì phải vội vã để
ra đi, tôi cảm thấy mình đã học được khá nhiều điều ở vị trí đó và cũng có nhiều
loại công việc khác, ở lại chính phủ hay quay trở lại Rand, sẽ thích hợp và vừa
ý với tôi hơn. Công việc tôi thấy phù hợp, tôi thích và có năng lực đó là trở
thành một nhà phân tích nghiên cứu hoặc một cố vấn về các vấn đề mà tôi quan
tâm và biết nhiều về chúng. Vì thế khả năng bị mất việc của tôi không phải là
việc quá buồn chán mặc dù cũng sẽ bị lúng túng khi phải thừa nhậũ với John rằng
tôi biết tại sao ông ta không muốn tôi động vào chiếc tủ sắt của ông ta.
Đúng
như vậy, vào sáng sớm một trong các thư ký của McNaughton nói với tôi rằng ông
ta muốn gặp tôi ngay khi tôi đến. John rất thân mật. Ông ấy rất thẳng thắn và cởi
mở với tôi như với các phóng viên. John nói với tôi rằng đôi lúc ông ấy có cảm
giác công việc này vượt quá khả năng của tôi. Công việc này thực sự cần một người
trẻ hơn và cấp bậc thấp hơn (ông ta đã nói một người phù hợp với một phó trợ lý
bộ trưởng - điều mà rõ ràng tôi không được trang bị về mặt khí chất và các kỹ
năng điều hành - nhưng ông ta đã khéo léo để cố tránh nói điều đó). Tôi có thể
tiếp tục làm một số công việc đặc biệt cho ông ta ở một văn phòng khác, một văn
phòng riêng trong dãy nhà của ISA.
Căn
phòng đó không phải ở bên trong E-ring, với các cửa sổ nhìn ra ngoài mà là một
phòng khá lớn và chỉ có một mình tôi.
Nếu
tôi thấy ổn, tôi có thể chuyện tài liệu của mình sang ngay ngày hôm đó. (Tôi vẫn
giữa nguyên cấp bậc và mức lương, ông ấy sẽ tìm cho tôi một chức vụ). Việc về
cuốn sổ ghi chép bìa cứng và việc thay đổi mã số chiếc khoá của tủ sắt không được
nói tới nữa. Ông ta nói với tôi ông ta muốn tôi tiếp tục làm việc với ông ta,
không cần phải nói ra, ông ta chỉ cần tôi ra khỏi phòng riêng của ông ta.
Tôi
đã không đau khổ quá nhiều về việc này. Trong khi tôi không gì phải vội vã để
ra đi, tôi cảm thấy mình đã học được khá nhiều điều ở vị trí đó và cũng có nhiều
loại công việc khác, ở lại chính phủ hay quay trở lại Rand, sẽ thích hợp và vừa
ý với tôi hơn. Công việc tôi thấy phù hợp, tôi thích và có năng lực đó là trở
thành một nhà phân tích nghiên cứu hoặc một cố vấn về các vấn đề mà tôi quan
tâm và biết nhiều về chúng. Vì thế khả năng bị mất việc của tôi không phải là
việc quá buồn chán mặc dù cũng sẽ bị lúng túng khi phải thừa nhận với John rằng
tôi biết tại sao ông ta không muốn tôi động vào chiếc tủ sắt của ông ta.
Tôi
không bao giờ thích hợp với công việc của một trợ lý đặc biệt, hoặc giỏi về việc
này, ngoại trừ những tranh luận về trí tuệ và chính sách mà tôi chắc chắn ông
ta rất thích nhưng lại sao nhãng. Ông ta hỏi tôi loại công việc nào tôi thích
làm. Tôi nói tôi sẽ nghĩ và trả lời sau. Ông ta không thể thân tình hơn khi tôi
rời văn phòng của ông. Việc đó hoàn toàn không có gì là gượng ép.
Sau
mùa hè đó tôi nói phải có một nhóm nghiên cứu để xem xét các vấn đề dài hạn về
Việt Nam, nghĩa là 6 tháng tiếp theo.
Tôi
biết điều này nghe có vẻ chênh lệch với một người bên ngoài tổ chức, nhưng quả
thực đó là một khoảng thời gian rất dài theo kiểu công việc của chúng tôi.
Trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, tôi là một thành viên trong hai nhóm
nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban điều hành của NSC (ExComm). Một nhóm là
ngắn hạn, nhóm này nghiên cứu các kế hoạch xâm chiếm trong 2 tới 3 ngày tới.
Nhóm kia là dài hạn, xem xét các vấn đề cho 2 tuần tới. Tôi từng nói khi đề cập
tới tên của hai nhóm này thì 2 tuần là dài cho các hoạt động thông thường của
chúng ta chứ không phải cho các cuộc khủng hoảng và đó không chỉ là một câu nói
đùa.
Mùa
hè năm 1965, tôi chỉ rõ cho John thấy rằng mặc dù Berlin thực sự không phải là
tình thế một cuộc khủng hoảng trong hơn 2 năm, nhưng vẫn có một tiểu nhóm
nghiên cứu kế hoạch dài hạn nằm bên trong nhóm nghiên cứu về Berlin ở ISA năm
1961-1962. Tuy nhiên, chưa hề có một nhóm xem xét các vấn đề về Việt Nam một
cách có hệ thống lại tối đa chỉ có 6 tháng mặc dù Việt Nam được cho là đã tạo
ra một cuộc khủng hoảng kể từ mùa hè năm 1963. Tôi nói chúng ta phải có một hoạt
động như thế và tôi sẵn sàng đi đầu trong việc này.
John
ngước nhìn tôi và nói: "Dan, anh không hiểu gì cả. Tôi không muốn chúng ta
phải ở Việt Nam suốt 6 tháng tính từ bây giờ? Tôi muốn thoát ra!". Ông ta
đập mạnh lên bàn 3 lần, điều mà ông ta chưa bao giờ làm trước đó. "Cút!
Cút đi! Cút đi ngay!"
Tôi
nói: "Um…"
Tôi
nhớ lại một lần vào cuối mùa xuân năm 1965, khi chúng ta tiếp tục ném bom sau lệnh
"ngừng bắn" một tuần vào tháng Năm. Tôi ngồi cạnh bàn của John trong
văn phòng của ông ta với một tập tài liệu trong lòng, đang tìm tài liệu tham khảo
cho một bản ghi nhớ ông ta đang viết. John nói ông ta phải về sớm hơn thường lệ
vì phải đưa vợ đi ăn tối. Ông ta chưa bao giờ nói về vợ con và gia đình của ông
ta với tôi. Làm việc với nhau 12 tiếng một ngày, tán gẫu với nhau rất nhiều
nhưng không bao giờ ông ta hỏi về cuộc sống cá nhân của tôi hoặc mời tôi tới
nhà chơi. Ông ta đã sớm nói với tôi điều đó vì ông ta không tin vào việc hoà nhập
với một ai đã làm việc cho ông ta. Nhưng vì ông ta vừa nói tới bà vợ nên tôi đã
hỏi, "vợ của ông nghĩ gì về những việc chúng ta đang làm?"
Không
cần ngừng lại, ông ta nhìn vào trang tài liệu đang dùng một cây bút để đánh dấu
và nói: "Cô ấy nghĩ chúng tôi không cùng quan điểm. Cô ấy cho rằng chúng
ta đang làm những việc điên rồ". John không tỏ thái độ gì. Ông vẫn giữ cái
nhìn thoáng qua trong giây lát rồi tiếp tục trở lại với công việc soạn thảo của
mình.
Chú
thích:
(39)
"Nhằm khiêu khích sựphản ứng của Bắc Việt:Tài liệu Lầu Năm Góc,Gravel xuất
bản, tập 3,tr.193, 559.
"Vấn
đề cơ bản nữa"- Sđd.
(40)
Một cuộc tấn côngvào các lực lượng Mỹ;căn cứ không quân BiênHoà: Sđd, tr.208.
(41)
"Đã đến lúc sửdụng sức mạnh quân sựcủa chúng ta" - McNamara,168.
(42)
"giống như chờ đợimột chiếc xe điện "- Kamow, 411.
(43)
"Hành động đáp trảthích đáng"; "Chúng ta khôngtheo đuổi cuộc chiến
mởrộng hơn" - Tài liệuLầu Năm Góc, Gravel xuấtbản, tập 3, tr.305.
(44)
"tạo ra một cơhội lý tưởng" - Sđd,tr.214.
(45)
"những hành động khárõ ràng" - Sđd, tr.312.
(45)
"một khi chương trìnhtrả đũa" - Sđd.
(47)
Danh sách các hoạtđộng và các cuộc tấncông của Việt Cộng củatôi; những hành động
khiêukhích liên tiếp"; "những hànhđộng khiêu khích trực tiếpcao
hơn" - Sđd.
(48)
"Chúng ta nên pháttriển" - Sđd, tr. 315.
(49)
"Tổng thống mong muốn"- Sđd, tr.703.
(50)
"Điều quan trọng làkhông "giết con tin"; "nhiềuhoặc hơn thế"
- Sđd,tr.706.
(51)
"Phản ứng đầu tiêncủa tôi" - Berman tríchdẫn: kế hoạch một bikịch,
tr.187.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét