Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Câu chuyện quốc tế: MACRON LO LẮNG “CHÂU ÂU PHỤ THUỘC MỸ”- PUTIN TRẤN AN “CÓ CHÚNG TÔI GIÚP ĐỠ”

Ngày 24/5, Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg (SPIEF-2018) lần thứ 22 đã khai mạc tại Trung tâm triển lãm “Expoforum” ở thành phố Saint Petersburg (Nga), dưới sự bảo trợ và tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hơn 10.000 đại biểu đại diện từ hơn 120 nước đã tham dự diễn đàn.

Thường được gọi là Diễn đàn Davos của Nga, sự kiện thường niên này trong 5 năm qua là cơ hội để Moskva cho thế giới biết rằng “xứ sở bạch dương” luôn rộng mở chào đón các nhà đầu tư, bất chấp những quan hệ căng thẳng với phương Tây. Chính thức ra đời năm 1997, trải qua hơn 2 thập kỷ, Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg đã trở thành một Diễn đàn hàng đầu khu vực và thế giới nhằm thảo luận các xu hướng, thách thức và triển vọng phát triển kinh tế không chỉ của riêng nước Nga mà còn của thế giới.
Diễn đàn năm nay kéo dài từ 24 đến 26/5/2018, có sự góp mặt của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)- bà Christine Lagarde. 
Mời xem video clip
MACRON LO LẮNG “CHÂU ÂU PHỤ THUỘC MỸ”- PUTIN TRẤN AN “CÓ CHÚNG TÔI GIÚP ĐỠ”
Tại diễn đàn này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ lo lắng rằng châu Âu phụ thuộc vào Mỹ về vấn đề an ninh, ông Putin đáp lại ngay:
Nguyên văn lời Putin trong đoạn video clip:
"Эмманюэль сказал, что у Европы и США есть взаимные обязательства: Европа зависит от Соединенных Штатов в сфере безопасности. Но на этот счет не надо переживать - мы поможем. Мы обеспечим безопасность. И, во всяком случае, все, что от нас зависит, мы сделаем для того, чтобы не было никаких новых угроз"
Dịch của Google.tienlang:
"Ngài Emmanuel vừa nói, rằng giữa châu Âu và Mỹ có những nghĩa vụ qua lại: Châu Âu phụ thuộc vào Mỹ về vấn đề an ninh. Vấn đề này Ngài không cần lo lắng. Chúng tôi sẽ giúp... Chúng tôi sẽ đảm bảo an ninh. Và dù thế nào thì mọi việc phụ thuộc vào chính chúng ta. Chúng ta sẽ làm để không có bất kỳ mối đe dọa mới nào".
Bình luận của ông Putin ngay lập tức nhận được những tràng pháo tay từ phía những người có mặt tại khán phòng.
Bùi Ngọc Trâm Anh

========
Xem trên fb:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=489083614843775&id=100012264212885

6 nhận xét:

  1. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 15:32 27 tháng 5, 2018

    Bạn Hoàng Ngân Thương có còm rất hay trên fb:
    ----
    http://www.dailymail.co.uk/news/article-5773631/French-president-Emmanuel-Macron-goes-charm-offensive-Russian-president-Vladimir-Putin.html#ixzz5GgDJ4122

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 15:34 27 tháng 5, 2018

    Bạn Hoàng Ngân Thương có còm rất hay trên fb:
    ----
    BÌNH LUẬN CỦA BÁO CHÍ VỀ CÂU CHUYỆN QUỐC TẾ PHÁP- NGA:
    Báo dailymail của Anh:
    ---
    French president Emmanuel Macron goes on the charm offensive with Russian president Vladimir Putin as he tries to heal strained relations with Moscow during economic forum
    French President attended an economic forum in St Petersburg on Friday
    He spoke with Vladimir Putin as the pair sat next to each other during the talks
    President Macron turned on his charm to smooth over recent disagreements
    They talked about one thing they can agree on - worries about Donald Trump
    Pair slammed his withdrawal from the Iran nuclear deal and new sanctions

    Read more: http://www.dailymail.co.uk/.../French-president-Emmanuel...
    Follow us: @MailOnline on Twitter | DailyMail on Facebook

    Thương lược dịch:
    Emmanuel Macron và Vladimir Putin đã cố gắng để sửa chữa, gỡ bỏ hàng rào ngăn cách sau nhiều năm tháng quan hệ căng thẳng vì chuyện Syria và Crimea.

    Họ đã tìm thấy một điểm chung trong sự bất mãn chung của họ đối với các chính sách của Mỹ về Iran, biến đổi khí hậu và thương mại quốc tế.
    Putin nói rằng Hoa Kỳ có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
    Putin cáo buộc Hoa Kỳ phá hoại các quy tắc thương mại toàn cầu bằng cách sử dụng các biện pháp trừng phạt như một vũ khí trong việc thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ.
    Nhà lãnh đạo Nga cũng tham gia vào một cuộc trao đổi với Tổng thống Macron, nói với một nụ cười rằng Nga có thể giúp bảo vệ châu Âu nếu sự rạn nứt của châu Âu với Mỹ mở rộng hơn vì vấn đề Iran.
    'Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp đảm bảo an ninh của bạn,' Putin nói. Tổng thống Macron trả lời một cách nghiêm túc rằng nước Pháp và các đồng minh của họ có thể tự đứng vững.
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng phát biểu tại diễn đàn và kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 15:35 27 tháng 5, 2018

      Tổng thống Pháp đã ngồi bên cạnh người đồng cấp Nga tại một diễn đàn kinh tế ở St Petersburg.
      Tổng thống Macron gọi Putin là “Vladimir thân yêu” và hai người đàn ông gật đầu đồng ý với nhau về một loạt vấn đề.
      Ông Putin cho biết việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận Iran năm 2015 đến ngay cả khi cơ quan giám sát hạt nhân quốc tế xác nhận rằng Tehran đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
      'Vậy thì Iran sẽ bị trừng phạt như thế nào?' ông Putin hỏi.

      Ông cũng chống lại Hoa Kỳ áp dụng pháp luật của mình ngoài biên giới của mình để trừng phạt các công ty nước ngoài. "Điều này là không thể chấp nhận được và nó phải kết thúc," ông nói.
      Macron, người đã đi đến Washington trong một nỗ lực không thành công để thuyết phục Trump giữ niềm tin với thỏa thuận Iran, đã không chỉ trích rõ ràng lãnh đạo Hoa Kỳ.
      Ông ta nói ông ta có mối quan hệ chặt chẽ với Trump, nhưng ông cũng thừa nhận rằng có những vấn đề có sự khác biệt.
      Ông cho biết ông sẽ cố gắng thuyết phục Trump trở lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran, và một vấn đề nữa cũng rất quan trọng là quyết định của Trump di chuyển đại sứ quán Mỹ tại Israel tới Jerusalem, khác biệt với lập trường của hầu hết các chính phủ châu Âu.
      “Điều đó không được mong đợi”, ông Macron nói thêm rằng việc di chuyển đại sứ quán đã góp phần vào việc gây ra những cuộc đụng độ gây tử vong giữa những người biểu tình Palestine và lực lượng Israel.
      Tháng trước, chính quyền của Tổng thống Trump đã áp dụng biện pháp trừng phạt trên một loạt các công ty lớn của Nga.
      Bước này cũng làm tổn thương các công ty quốc tế và châu Âu, những người đã phải cắt đứt quan hệ kinh doanh với các thực thể bị xử phạt vì sợ hành động trừng phạt của Washington.
      Khi ông ngồi bên cạnh Putin, Tổng thống Macron đã nhắc lại nhiều lần về sự cần thiết phải thiết lập chủ quyền tài chính châu Âu - một sự chống lại sự phụ thuộc của nền kinh tế châu Âu vào hệ thống tài chính của Mỹ.
      Ông cũng đã đến St Petersburg với một phái đoàn lớn các nhà điều hành doanh nghiệp Pháp muốn ký thỏa thuận với Nga, bất chấp lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
      Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng chào đón Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
      Sự hiện diện của Macron và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và tuyên bố ủng hộ hợp tác là quan trọng đối với Putin, cho thấy rằng những nỗ lực do Hoa Kỳ lãnh đạo để cô lập Nga phải đối mặt với những trở ngại ngày càng tăng.
      http://www.dailymail.co.uk/news/article-5773631/French-president-Emmanuel-Macron-goes-charm-offensive-Russian-president-Vladimir-Putin.html#ixzz5GgDJ4122

      Xóa
  3. Chia buồn với Chị Lê Hương Lan về tình cảnh hắt hiu của trang nhà hiện nay. Sự cố thê thảm cuộc chơi blog không do lỗi ở Chị. Có chăng là Chị đã coi thường những lời can gián ruột gan: Chị không mạnh dạn loại bỏ những lời lẽ bặm trợn, xăm trổ của bọn ăn theo nói leo, vô học, ngáo ..., cuồng ...dưới cái vỏ bọc bảo vệ chế độ. Trở lại một thời nhộn nhịp, vàng son của trang nhà ngày nào, e khó, rất khó. Phải thế không Chị? Thân chào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cậu Tám nè nói láo không biết mắc cỡ nhỉ?
      Trên mạng bây giờ Gogle.tienlang luôn là số 1 bởi ở đây luôn nói sự thật và tự do ngôn luận thực sự.

      Xóa
  4. Đồng Thị Kim Thanhlúc 09:21 3 tháng 6, 2018

    Càng ngày càng cho thấy nhận định của G.TL càng chuẩn xác về tình hình liên Triều.
    Chính quyền Trump không biết mình muốn gì từ Triều Tiên?
    Tổng thống Mỹ và các quan chức cấp cao của ông thường xuyên có mâu thuẫn với nhau, đôi khi thậm chí với chính bản thân họ, trong xác định lập trường đàm phán với Kim Jong Un.
    Tại một cuộc họp của Ủy ban Nội vụ hồi đầu tháng này, Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Joaquin Castro của Texas hỏi đi hỏi lại Ngoại trưởng Mike Pompeo về kế hoạch của chính quyền Trump đối với Triều Tiên. "Làm thế nào để xác định sự phi hạt nhân hóa của bán đảo Triều Tiên?", Castro hỏi.

    "Chà, chúng ta vừa nói 'hoàn toàn'", Pompeo trả lời. Bị thúc ép dồn dập hơn, Pompeo nêu vài phần trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên mà theo ông Bình Nhưỡng sẽ phải bỏ, bao gồm khả năng phát triển tên lửa và sản xuất vật liệu phân hạch.

    "Các ông sẽ bỏ qua nếu đó là chương trình hạt nhân dân sự?", Castro hỏi. Sau một khoảng lặng dài, Pompeo đáp "chúng tôi đã nói rằng sẽ không thích hợp nếu họ có khả năng phát triển thêm". Nhưng ông nhanh chóng sửa câu trả lời của mình.

    "Tôi không thể trả lời câu hỏi đó", Pompeo thừa nhận. "Tôi không ở vị trí có thể trả lời câu hỏi đó cho các vị ngày hôm nay".

    Cuộc trao đổi hôm 23/5 ngắn nhưng đáng nói, minh họa một thách thức lớn đối với Mỹ khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un: Trump và các cố vấn hàng đầu của ông dường như không biết điều họ muốn.

    Trả lờiXóa