Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Phần 5. “NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM...” - Daniel Ellsberg

Hình bìa cuốn sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?


Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
*************

Chương 8. Việt Nam: Đoàn của Lansdale

Trong một bức thư gửi về nước cho những người bạn sau tháng đầu tiên tôi ở Việt Nam, tôi viết:

"Tới Sài Gòn, sau một năm đọc các điện tín ở Washington, lúc đầu khó có thể vượt qua được cảm giác trước về chuyện không hay liệu ai trong số những cậu bé bán báo, những người đạp xích lô, hay những người báo cháo rong có thể là kẻ thù?

Các bốt gác bằng bê tông nặng nề rắn chắc, dày 3 feet, chắn ngay ở các lối vào Đại sứ quán. Hàng rào thép gai ngay phía sau các bốt canh và lính quân cảnh có súng ngắn đứng kiểm tra những người ra vào. Trước khi cho một chiếc xe hơi vào cổng họ đưa một cái gương soi dọc theo gầm xe để kiểm tra xem có bom không. Sự có mặt không thích hợp ở mọi nơi của những chiếc súng làm cho thành phố có kiến trúc kiểu Pháp này giống như một đô thị thời chiến. Trên tất cả các cửa đều có dòng chữ: "Tất cả mọi vũ khí phải được để lại trước khi vào". Nhưng không bao lâu sau lời cảnh báo này bị xem thường vì chẳng có điều gì xảy ra, mọi người đều thân thiện và đường phố ngày càng trở nên quen thuộc.

Tôi cảm thấy rất yêu mến trẻ em Việt Nam. Tôi chưa bao giờ thấy ở bất cứ đâu trên thế giới, trẻ em lại tươi vui, thân thiện và ngộ nghĩnh đến vậy. Chúng làm tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình. Một người Mỹ nói: "Thật thú vị, các bạn lo ngại về những người dân đang chống lại người Mỹ; nhưng khi các bạn đi qua những ngôi làng, thấy tình cảm mà bọn trẻ dành cho bạn… thì thật khó có thể tin rằng cha mẹ của chúng có thể căm thù chúng ta khi con của họ lại thân thiện đến thế". Cứ như thế, một đám đông trẻ con nhìn chúng tôi đi tới, đi bộ, đi xe hơi, và đồng thanh hô: "Ok! Ok! Xin chào? Xin chào! Number one". Chúng chạy theo với những nụ hết sức ngộ nghĩnh làm tôi nhớ tới Robert và Mary chạy ra ôm tôi mỗi khi đi làm về, trái tim tôi lại thổn thức.

Trong các ngôi làng, đám trẻ muốn nắm cổ tay, nhổ lông trên cánh tay bạn (vì chúng chưa từng nhìn thấy những cánh tay rậm lông như thế); nếu bạn muốn tóm chúng, nhấc bổng lên, chúng sẽ lao nhanh thoát khỏi tay bạn, cho tới khi một đứa dũng cảm cho bạn thử làm như thế thì tất cả chúng lại muốn được nhấc lên. "Chào em" (nghĩa là nói lời chào với một đứa trẻ) đem lại những cái nhìn vui sướng, sự tò mò thú vị; "Chào bà" là câu để chào một người đàn bà nhiều tuổi có khuôn mặt như trái táo chín nẫu, nhăn nheo, nụ cười rạng rỡ, môi và răng nhuộm đỏ ở mọi nơi trong làng, ở thủ phủ của một tỉnh, hay ở một xóm bản, bọn trẻ cứ vây lấy bạn như một bầy chim; khi bạn đi bộ, nói chuyện với một ai đó, những bàn tay nhỏ luồn vào người bạn từ phía sau, có đứa còn vỗ vào mông bạn một cách dạn dĩ. Chúng dường như rất vui vì sự có mặt của bạn, vì sự thân thiện của bạn - thật nồng nhiệt. Tôi yêu chúng và không muốn rời xa chúng.

Mười hai thành viên trong phái đoàn cấp cao của tướng E.Lansdale đều đã từng làm việc với ông ta trước đây. Họ được nhiều cơ quan khác nhau tài trợ, xuất phát điểm của họ đều từ CIA, USIA, AID, một người từ Ban Tham mưu lục quân. Một số hiện giờ đã nghỉ hưu, một số là các nhân vật độc lập. Tôi được Bộ Ngoại giao tài trợ và trả lương.

Có sự khác biệt rất lớn giữa cấp hàm cao, tiền lương và vị trí thấp của tôi trong đoàn của Lansdale. Không phải bất cứ ai trong đoàn, thậm chí cả Lansdale đều đã hiểu rõ về trách nhiệm của mình. Nhưng ngược lại mọi người đều có kinh nghiệm khi làm việc với Lansdale trong một số tình huống chúng tôi đang trải qua, thực tế là tôi đã được nhận vào như một người tập sự cho Lansdale, để học cách làm thế nào để điều hành cuộc chiến tranh chính trị như là ông ta quan niệm về nó. Đó là lý do tại sao ông ta lại nhận tôi vào làm công việc này, trong khi tôi chỉ biết rất ít về ông ta trước đó, và ông ta chưa bao giờ nói với tôi về công việc này.

Nhưng khi tôi nhận ra Lansdale cảm thấy cay đắng như thế nào đối với cấp trên trước đây của ông ta là McNamara, người không bao giờ đánh giá cao quan điểm của ông và cuối cùng đã buộc ông phải nghỉ hưu, thì tôi nghi ngờ rằng lý do chính mà Lansdale quyết định nhận tôi, một người còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, vì ông ta thích thú với suy nghĩ là đã làm được cái việc thu phục được sự tận tâm của một trợ lý cao cấp của McNamara.

Đã vài lần tôi nghe Lansdale kể về một trong những cuộc gặp đầu tiên của ông với McNamara, có thể lần đầu tiên vào năm 1961. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng muốn có một báo cáo vắn tắt về tình hình ở miền Nam Việt Nam, và Lansdale, người trợ lý năng động về các chiến dịch đặc biệt, đã tới và cho ông ta một bài học. Lansdale đem theo một túi to dựng các vũ khí, quần áo và dép cao su thu được của Việt Cộng mà ông lấy từ một văn phòng ở Lầu Năm Góc. Ông ta đổ chúng lên bàn của Bộ trưởng, mặc dù tôi đề nghị anh ta sắp xếp cẩn thận để khỏi làm hỏng mặt bàn. Điều đáng nhấn mạnh là, ông kể, các vũ khí này chưa được lau sạch; một số vẫn còn dính bùn, tất cả đều là tự tạo, trừ một khẩu súng trường cũ của Pháp. Các quả lựu đạn và mìn dược chế tạo rất đơn giản, cũng nẹp vào những miếng gỗ có đóng đinh nhô lên, để xuyên thủng những đôi ủng đi trên các tuyến đường mòn trong rừng. McNamara không hài lòng khi thấy những vũ khí bẩn thỉu này trên chiếc bàn sạch bóng của mình. Ông hỏi:

"Những cái gì thế này?"

Lansdale nói: "Thưa ngài Bộ trưởng, tôi nghĩ là ngài nên xem kỹ kẻ thù mà chúng ta đang đối mặt ở miền Nam Việt Nam được trang bị như thế nào. Ngài cũng biết, đội quân mà chúng ta đang trợ giúp và trả lương đều có được những trang thiết bị mới nhất của Mỹ. Họ có súng ống, quân phục của Mỹ; có nhiều pháo; thậm chí có cả xe tăng và máy bay. Trong khi đối phương của họ không có những thứ như thế. Họ chỉ có những vũ khí cũ của Pháp đã thu giữ được từ phía chúng ta; họ tự chế tạo pháo cối lựu đạn và mìn ở trong rừng. Họ mặc những bộ đồ đen và đi những đôi dép cao su được làm từ lốp xe. Họ đang triển khai hoạt động ngoài tầm kiểm soát của chúng ta".

Thật là vô ích khi McNamara không bao giờ hiểu được.

Điều Lansdale đang cố gắng nói với McNamara, rằng đây là một cuộc xung đột về chính trị, trong đó công nghệ và khối lượng áp đảo của hoả lực không quan trọng bằng con người và cái điều mà cả hai phía nghĩ họ đang chiến đấu cho ai, và quan tâm tới cuộc chiến tới mức nào. Dù sao, chiến trường nhỏ bé này ngay từ đầu đã không gây ấn tượng tốt cho ngài Bộ trưởng. McNamara bảo Lansdale bỏ các thứ ra khỏi bàn và buổi gặp kết thúc.

Những ngày đầu tiên quay trở lại Sài Gòn của Lansdale, các quan chức cao cấp Việt Nam, những người đã tiếp xúc với tướng Lansdale, đều nhìn ông một cách thận trọng, có phần sợ hãi vì ông nổi danh là một chuyên gia về lật đổ. Họ cho rằng ông tới Việt Nam để chọn ra một người trong số họ làm người kế nhiệm Diệm. Với tất cả những gì tôi biết, thì họ suy nghĩ hoàn toàn đúng. Tôi không mấy để ý đến kế hoạch bí mật của Lansdale đối với Tổng thống là gì hoặc vai trò thực sự của ông ta như thế nào. Tôi đã nghe những gì ông ta nói với đoàn, tuy không phải là nhiều, nhưng tôi không cho rằng ông ta đang nói mọi thứ ông biết hoặc nghĩ, đặc biệt là với tôi. Trước đây, tôi thực sự chưa bao giờ liên quan đến một hoạt động bí mật nào. Có vài người trong số họ là người của CIA ở trong đoàn chúng tôi, tôi khẳng định một cách đúng đắn là họ đã sống trong một môi trường bí mật hơn cả tôi đã từng sống trước đây. Nhưng tôi đã ở cùng những người thường hoạt động bí mật một thời gian khá lâu đủ để không tỏ ra là người quá tò mò về các nhiệm vụ nội bộ của đoàn. Tôi im lặng, lắng nghe và chờ đợi để nắm bắt mọi việc mà Lansdale sẽ chọn để nói với tôi.

Tuy nhiên, sức mạnh bí ẩn của Lansdale trong đám người Việt Nam không phải là điều mà trưởng bộ phận CIA và viên sĩ quan chính trị muốn chứng tỏ ra. Vì điều này đe doạ tới uy tín và ảnh hưởng của họ, họ muốn ngài đại sứ đồng ý rằng Lansdale sẽ không lấn sân sang lĩnh vực chính trị của họ. Đó là việc không dành cho ông ta (Lansdale) có nhiều cơ hội trong các cuộc tiếp xúc ban đầu với các quan chức và những người có trách nhiệm. Tôi ngạc nhiên không hiểu vì sao Lansdale lại nhanh chóng trở nên khôn ngoan và mưu lược hơn như vậy. Tôi bắt đầu nghi ngờ những điều mà một số người biết Lansdale từ lâu đã khẳng định với tôi. Một điều không đúng là Lansdale không muốn có sự căng thẳng trong nội bộ nhưng ông thực sự không giỏi về việc này.

Quay trở lại Việt Nam năm 1954 và trước đó là ở Philippines, là một người điều hành độc lập, mặc bộ quân phục của không quân nhưng lại thực thi những nhiệm vụ ly kỳ, Lansdale đã tự khẳng định mình, sự thành công của ông cho thấy thực tế ông đã nhận được sự ủng hộ của tổ chức. Giờ đây, ông không có được sự ủng hộ đó nữa. Ông không có trụ sở, và đặc biệt là không có kinh phí đi theo. Trong những ngày đầu, Lansdale phải chọn cách đi vòng vì ông cần có sự tài trợ với tư cách cá nhân của người đứng đầu Cục Tình báo trung ương, Allen Dulles; anh trai của Allen Dulles, là John Foster Dulles, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; thậm chí là cả các cấp trên của họ ở Nhà Trắng là Eisenhower và Nixon (những người, không giống với hầu hết các phó Tổng thống khác, luôn tích cực tham gia vào các hoạt động bí mật, đặc biệt ở Đông Dương và sau này là Cuba). Giờ đây, ngay trước khi chúng tôi rời Washington, một điều hết sức rõ ràng là Lyndon Johnson đã chỉ định Lansdale để chứng tỏ rằng ông ta đang cố gắng làm mọi việc chứ không chỉ dựa vào lực lượng quân sự. Lansdale đề nghị một cách mạnh mẽ rằng không nên thông báo việc bổ nhiệm ông ta để ông ta và đoàn có thể lặng lẽ vào Sài Gòn, tái thiết các cuộc tiếp xúc và thực hiện vai trò của mình mà không gây nhiều sự chú ý. Nhưng Lyndon Johnson đã tổ chức ngay một cuộc họp báo thông báo về việc bổ nhiệm Lansdale. Trong vòng mấy ngày dường như đã rõ ràng là việc bổ nhiệm này đã kết thúc sự quan tâm của Tổng thống đối với nhiệm vụ của đoàn đi; ông ta đã nhanh chóng hoàn tất sự việc này.

Đại sứ Lodge giao cho Lansdale một trọng trách đặc biệt liên quan tới lĩnh vực bình định mà tướng Westmoreland không quan tâm tới và vẫn còn để trống sau cái chết của Diệm, Nhu và sự sụp đổ của chương trình ấp chiến lược. Lodge đã nhấn mạnh rằng chính phủ Nam Việt Nam cần chạy đua với Việt Cộng trong các chiến dịch tuyên truyền và Cộng sản không được độc quyền sử dụng từ "cách mạng" cho riêng mình. Chúng ta cũng phải tiến hành cách mạng, với đặc điểm, cách thức riêng của chúng ta, tốt hơn cách thức của Cộng sản nhưng tiến bộ hơn, dân chủ hơn và triển vọng thực tế hơn. Các quan chức người Việt đã làm việc với chúng ta, phần lớn là những cộng tác viên người Pháp cũ, vẫn sử dụng thuật ngữ tiếng Pháp là "bình định". Lodge muốn thay thế từ đó, có nguồn gốc thực dân bằng cụm từ "phát triển cách mạng". Điều này chưa bao giờ xuất hiện trong những người Việt Nam "của chúng ta", một phần vì Cộng sản đã độc quyền sử dụng từ gốc "cách mạng" và họ cũng đồng nghĩa với từ gốc đó. Các địa chủ có ruộng đất mà chế độ Sài Gòn là đại diện đã coi bất cứ một hình thức cách mạng nào đều là sự phản kháng mạnh mẽ và không muốn công bố điều này một tý nào, thậm chí như là một khẩu hiện sáo rỗng. Giải pháp đơn giản là đặt cho một bộ quản lý và chương trình này một cái tên tiếng Việt nghĩa là "Bình định Nông thôn", nhưng được dịch cho người Mỹ là "Phát triển Cách mạng".

Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn, mà Lansdale là người cố vấn là một viên tướng của Quân đội Việt Nam cộng hoà, tên là Thắng, người có thân hình cao lớn. Trong bộ quân phục màu xanh ô liu của lính Mỹ, trông anh ta giống như một người Mỹ. Anh ta còn hài hước kể rằng trên đường đi có một cậu bé tiến lại chỗ anh ta và chìa tay ra và nói: "Xin chào, ông thật tuyệt, cho tôi điếu thuốc đi!". Thắng kể là anh ta đã mắng thằng bé một trận vì tội đi xin, và thằng bé nhìn anh ta rất ngạc nhiên và nói: "Ông nói được tiếng Việt Nam à?". Tướng Thắng còn nói tiếng Anh rất tốt vì thế anh ta đủ khả năng để làm quen với người Mỹ và chiếm được lòng tin của họ. Người ta nhận xét anh ta là con người thông minh, có nghị lực và Lansdale đã bắt đầu có chút hy vọng về Thắng.

Đỉnh cao của những hy vọng đó đã đến không đầy một năm sau, khi Thắng làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và chịu trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp (Quốc hội - ND), một sự nhân nhượng đối với phong trào đấu tranh của Phật tử vào mùa xuân năm đó. Kể từ khi Quốc hội không có quyền gì khác ngoài việc thảo ra một bản hiến pháp, các tướng lĩnh đã không mấy quan tâm tới nó nữa, và đã có một cơ hội thực sự, cơ hội này khá trung thực và tự do (trừ việc bác bỏ sự tham gia của Mặt trận dân tộc giải phóng hoặc các đảng phái đối lập phải có các cuộc thương lượng với NLF). Lansdale phấn khởi với ý nghĩ sẽ cung cấp cho những người Việt Nam kinh nghiệm ban đầu của họ về các cuộc bầu cử tự do. Kể từ khi đến Việt Nam, Lansdale đã trông đợi một sự thay đổi từ chế độ cai trị của quân sự nhìn bằng một chế độ dân sự, và đã có ý tưởng về một cuộc bầu cử được dân chúng ủng hộ. Nhiều người Mỹ cho rằng Lansdale quả là khờ dại, nhưng chúng tôi tin rằng cuộc bầu cử đó sẽ không làm cho người nông dân? Một người bạn Việt Nam, Trần Ngọc Châu nói với tôi: "Hãy chỉ cho người dân cách để thoát khỏi một quận trưởng tồi tệ hơn là để anh ta bị Việt Cộng giết chết, và họ sẽ nhanh chóng làm theo".

Tôi thay mặt Lansdale dự cuộc họp của Hội đồng đặc nhiệm (Mission Council), được tổ chức hàng tuần do đại sứ Lodge chủ trì. Kể từ lúc Phó đại sứ W. Porter bắt đầu cuộc họp với những nhận xét về Thắng, Lansdale và những cuộc bầu cử sắp tới, tôi ghi chép cẩn thận cho sếp. Porter nói rằng Thắng đã có những đánh giá rất đáng chú ý cho Lansdale trong thời gian qua. Thắng "luôn quan tâm tới việc tiến hành cuộc bầu cử một cách suôn sẻ và trung thực nhất. Tôi cho rằng Lansdale được yêu cầu hỏi Thắng xem làm thế nào để chúng ta có thể giúp anh ta được tốt nhất… Chúng ta sẽ bắt tay vào tiến hành để đáp lại sự chỉ trích đối với cuộc bầu cử này - các phóng viên đang theo dõi rất sát và họ sẵn sàng lên tiếng phê phán - chúng ta muốn đạt kết quả thật tốt".

Lodge, từng là ứng cử viên phó Tổng thống của Nixon năm 1960, đã đáp lại lời khai mạc của Porter với sự dè dặt, rồi tuôn ra một lời bình luận dài hoàn toàn khác biệt với Thắng, Porter và Lansdale. Lodge nói: "Khi ngài nói về cuộc bầu cử trung thực, ngài có thể muốn nói tới hai điều: 1- thiếu sự răn đe - điều này chắc chắn chúng ta có; 2- sự lo ngại trong một số bộ phận - không phải vậy, tôi nghĩ, ở các cấp cao nhất (như Lyndon Johnson) - rằng chúng ta sẽ không đủ kiên nhẫn đối với những người luôn muốn làm hỏng mọi thứ". Điều cuối cùng này đề cập tới những mối quan tâm được nêu ra trong một bức điện của Bộ Ngoại giao gửi tới vào buổi sáng hôm đó về triển vọng tình hình mà những phật tử - lực lượng chủ chốt yêu cầu tổ chức bầu cử và nghi ngờ về những đòi hỏi hoà bình cho dù có phải đàm phán với NLF - sẽ bị gạt khỏi các danh sách các ứng cử viên. Lodge nói điều này nhắc ông ta nhớ lại một bài hát của Anh trong Chiến tranh thế giới II: "Hãy đừng bỏ mặc chúng tôi cho người Đức".

Lodge tiếp tục với những câu nói lôi cuốn mọi người: "Hiện nay, ngài có một quí ông trong Nhà Trắng (Lyndon Johnson) người đã dành phần lớn cuộc đời cho các cuộc bầu cử gian lận.

Tôi cũng dành phần lớn cuộc đời mình cho các cuộc bầu cử gian lận Tôi đã dành cả 9 tháng để tổ chức gian lận đại hội của Đảng Cộng hoà để chọn Ike làm ứng cử viên hơn là chọn Bob Taft. Nếu điều đó là tồi tệ…

"Nixon và tôi lẽ ra đã trúng cử ở Chicago năm 1960 nếu tại đó có một sự trung thực trong kiểm phiếu. Bộ máy bầu cử của Đảng Cộng hoà ở đó rất lười biếng; họ đã không công bố số phiếu và cũng không cử ai theo dõi cuộc bầu cử. Tuy nhiên tôi không đổ lỗi cho những người Dân chủ về việc này, mà lên án những người theo Đảng Cộng hoà. Chỉ có một điều hạn chế là làm thế nào có thể tỏ ra ngờ nghệch và giả tạo để chúng ta có thể thoát khỏi nơi đây". Lodge quay sang Porter và hỏi: "Điều đó có thoả mãn với câu hỏi của ngài không?"

Porter có vẻ hơi sửng sốt, nói: "Tôi chỉ nghĩ tướng Lansdale nên giữ quan hệ gần gũi với tướng Thắng trong vấn đề bầu cử".

Lodge đáp lại:"Đúng thế, tôi muốn tướng Lansdale giữ mối quan hệ gần gũi với Thắng về vấn đề bầu cử và cũng muốn ông ta giữ mối quan hệ gần gũi với Thắng cả về vấn đề bình định nữa, điều mà tôi nghĩ là quan trọng hơn nhiều". Sau đó, ông ta tuyên bố: "Hãy nói với giới báo chí rằng họ không nên áp dụng các chuẩn mực cao hơn tại Việt Nam so với chuẩn mực (về bầu cử - ND) họ thực hiện tại Mỹ". Nhưng trong một bức điện trả lời về mối quan tâm của Bộ Ngoại giao cùng sáng hôm đó, ngài Đại sứ đã nói hơi khác một chút: "Các bước đầu tiên của chúng ta ở Sài Gòn và Washington là phải làm rõ cho báo chí và Quốc hội biết rằng không nên phán xét Việt Nam theo các chuẩn mực của Mỹ".

Báo cáo của tôi đề cập tới sự ủng hộ, chúng tôi có thể trông chờ từ Lodge cho những nguyện vọng hiện tại của mình. Nhưng Lansdale đã nhìn ra một cách có thể làm thay đổi thái độ của ngài Đại sứ. Ngay sau việc này chính Nixon đã ghé qua Sài Gòn trong chuyện thăm tới Viễn Đông. Ông ta ở với Lodge và có kế hoạch thăm đoàn chúng tôi vào một buổi chiều. Nixon ca ngợi Lansdale, người mà ông ta đã biết từ những ngày làm phó Tổng thống những năm 50. Nếu chúng ta có thể thuyết phục để Nixon nhận thấy tầm quan trọng của các cuộc bầu cử tự do trong bối cảnh này, Lansdale hy vọng điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới người đàn ông đã cùng chung với ông ta lá phiếu ứng cử viên phó Tổng thống năm 1960.

Thời khắc khai mạc chuyện thăm đó thường đeo đẳng tôi hơn cả thập kỷ sau, trong suốt 3 cuộc bầu cử ở miền Nam Việt Nam và 2 cuộc bầu cử ở Mỹ: Nixon bước lên căn phòng lớn ở tầng hai trong ngôi biệt thự của Lansdale, nơi các thành viên trong đoàn tập trung thành hình vòng cung để chào đón ông.

Trước đây, tôi chưa hề nhìn thấy ông ta và cũng không bao giờ gặp lại. Ông ta trong bộ trang phục nhầu nhĩ sau một chuyến đi dài. Nhưng trong cuộc nói chuyện dài sau đó, ông rất nhanh nhẹn và lưu loát. Ông đi vòng quanh bắt tay từng người chúng tôi. Sau đó ông gặp Lansdale, đang đứng trước 2 chiếc ghế bành đặt cạnh nhau, và nói: "Này Lansdale, nhiệm vụ của anh là gì?"

Bắt đầu ngay công việc, Lansdale nói: "Thưa ngài Phó Tổng thống, chúng tôi muốn giúp tướng Thắng làm cho cuộc bầu cử lần này trở nên trung thực nhất so với các cuộc bầu cử từng được tổ chức tại Việt Nam".


"Chắc chắn rồi, trung thực, trung thực, đúng là như thế" - Nixon ngồi xuống cái ghế cạnh Lansdale - "Với điều kiện anh phải giành thắng lợi! " Bằng lời nói cuối cùng ông đã thực hiện luôn 3 cử chỉ: nháy mắt, hất khuỷu tay mạnh vào cánh tay Lansdale và vỗ nhẹ vào đầu gối mình. Các đồng nghiệp của tôi như va vào đá.

Chương 9. Các chuyến đi cùng Vann

Trước khi tới Sài Gòn, tôi lên một danh sách tên những người tôi sẽ gặp để hỏi chuyện. Trong vòng 1 hoặc 2 tuần sau khi đến đó, tôi đã gặp tất cả mọi người và bắt đầu một quá trình học hỏi từng người, điều không bao giờ thừa với tôi trong thời gian ở Việt Nam. Họ có ý muốn chia sẻ một quan điểm rất chung - có vẻ hài hoà với quan điểm của Lansdale - dường như các quan điểm đó nhanh chóng làm cho tôi thêm tin tưởng trong các chuyến đi và các chuyển quan sát độc lập. Những người này còn lâu mới có thể giải quyết được các vấn đề khác biệt. Không như người Mỹ khác, họ hầu như nói được tiếng Việt Nam, và họ có những người bạn Việt Nam rất thân. Họ trở nên yêu mến đất nước và con người Việt Nam, họ muốn tin và đã tin rằng sự có mặt của chúng ta ở đó là rất có ích cho bản thân họ. Tôi bắt đầu nghĩ về họ như - những "gã tốt bụng". Trong bức thư viết cho những người bạn tôi đã trích một đoạn miêu tả những đặc nng và các vấn đề chung mà họ đã có ý.

Trong vòng một tuần, tôi biết nhiều người Mỹ, những người có "dính líu" vào Việt Nam. Đó là những người cuồng tín về chính trị, những người hoạt động chính trị không theo khuôn mẫu nào, những tay chơi tự do, những người nói thành thạo tiếng Việt Nam, từng ở Việt Nam lâu, đã từng ra đi hoặc đã quay trở lại, hoặc đã tìm được một nơi cho riêng họ, đều ở lại Việt Nam. Họ hầu như không có lòng tin hoặc hết sức dè dặt với các tổ chức của họ vì họ cẩn thận, quá ngạo mạn và có thái độ coi thường đa số những người Mỹ không có gì dính líu tới và không có nhiều tham vọng ở Việt Nam, những người mong muốn có những chức vụ cao (và những người không nói được tiếng Việt Nam, không biết gì về những người nông dân và không có người Việt Nam thân quen nào). Càng ngày tôi càng nghi ngờ rằng những người Mỹ này đều rất quan trọng: rằng chúng ta đơn giản không thể giành chiến thắng nếu không có họ.

Người đứng đầu trong danh sách đó là John Paul Vann.

David Halberstam đã kể với tôi về ông ta ngay trước khi tôi rời Washington và tôi đã đọc về ông ta trong cuốn sách của David có tên " The Making of a Quagmire (72). Halberstam, cũng như các nhà báo khác mà tôi có dịp gặp gỡ, đánh giá cao tính trung thực, ngay thẳng và can đảm của Vann trong các năm 1962-1963, khi ông là một trung tá trong quân đội, cố vấn cao cấp cho Sư đoàn 7 Quân đội Việt Nam cộng hoà ở vùng châu thổ. Hiện tại ông đã nghỉ hưu, ông quay trở lại Việt Nam làm cố vấn dân sự cho Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), nơi rất dễ kích thích tính ngay thẳng nổi tiếng của ông, nơi đã giữ ông trong 10 tháng làm đại diện ở Hậu Nghĩa, một tỉnh nhỏ bé, bụi bặm và hoàn toàn không an toàn ở phía tây Sài Gòn, có vai trò chủ yếu như một tuyến đường cao tốc cho Việt Cộng di chuyển ra khỏi vùng đồng bằng lân cận.

Sau một cú điện thoại Vann tới thăm tôi tại căn nhà ở Sài Gòn, trong một toà nhà cao, có lắp các máy điều hoà nhiệt độ, cùng với các quan chức Mỹ. Để đảm bảo an toàn, có một lính bảo vệ ở cửa ra vào và một chiếc bàn để các khách tới thăm ký tên vào đó. Điều đầu tiên Vann nói với tôi là: "Anh phải ra khỏi đây phải có khả năng nói chuyện với tất cả những loại người Việt Nam vì họ sẽ không vào đây, qua chiếc bàn đó". Chúng tôi nói chuyện trong vài giờ về chương trình của chúng tôi ở Việt Nam và lý do tại sao chúng không được thực hiện, điều gì có thể được thực hiện và những triển vọng của chúng tôi là gì. Tôi sẽ nêu một câu hỏi và câu trả lời, sẽ tới chính xác là một chuỗi các thống kê có liên quan - thực vậy, trái ngược với các thống kê chính thức giả mạo - và các quan điểm thẳng thắn nghe có vẻ am hiểu, đáng tin cậy nhưng chẳng đọng lại điều gì. Sau một năm đọc các điện tín và các bản đánh giá, việc nói chuyện với Vann giống như đang được thở thứ ôxy trong lành. Tôi nêu ra rất nhiều câu hỏi và ghi chép thật nhanh. Vann mời tôi tới thăm Hậu Nghĩa(73) Và tôi đã sắp xếp công việc để đi ngay.

Trưa chủ nhật ngày 17-10-1965, Vann lấy xe đón tôi và đưa tôi tới Bầu Trai, thủ phủ của tỉnh Hậu Nghĩa. Ông ta đang lái chiếc xe trinh sát bọc sắt, một loại xe thông dụng có 4 bánh đang được sử dụng nhiều ở các tỉnh. Đoàn công tác của Mỹ có cả một đội xe như thế và tôi được giao một chiếc. Ba ngày tiếp theo Vann đa tôi đi lần lượt hết 4 huyện của Hậu Nghĩa, thăm các làng mạc, các huyện thị, các nơi ở, làm việc của cố vấn và một số trại tái định cư của dân tị nạn. Chúng tôi đi khắp các con đường trong tỉnh mà không hề bị ngăn chặn.

Gần như không ai trong đại sứ quán dám thường xuyên đi xe hơi một mình ra các vùng ngoại ô của Sài Gòn; mọi người thường đi bằng máy bay lên thẳng hoặc đôi khi trong một đoàn xe có người hộ tống, đặc biệt là một nơi như Hậu Nghĩa. Tôi được biết Vann đã lái xe tới những nơi mà chưa một ai dám tới.

Tuy nhiên ông ta sẽ không làm việc này khi chưa thu thập được các thông tin về những gì đang ở phía trước và phải rất chú ý tới các dấu hiệu nguy hiểm của vùng đất này. Như một đồng nghiệp của ông nói với tôi: "John không hề mạo hiểm, ông ấy sẽ không làm việc đó nếu đã có cảnh báo những con đường đó có thể có Việt Cộng".

Vann và Doug Ramsey, trợ lý của ông, đã giữ một tấm bản đồ cập nhật trong văn phòng để xem tình trạng mới nhất của các đoạn đường, đánh dấn bằng bút chì như "có thể qua - không gặp nguy hiểm"; có thể qua nhưng "hơi nguy hiểm", "vừa phải" hoặc "vô cùng nguy hiểm", hoặc không thể đi qua. Trên các đoạn đường có đánh dấu "mức độ nguy hiểm vừa phải". Trên các đoạn đường "vô cùng nguy hiểm", ông ta lái xe rất nhanh 55 đến 70 dặm một giờ, với một tay đặt trên một khẩu súng AR-15 (súng trường tự động tiền thân của loại súng M-16) hướng ra phía cửa xe, một băng đạn phụ đeo trên vai, lựu đạn quấn quanh thắt lưng. Một trong những nhận xét của Vann là nhìn chung những nguy hiểm trên các con đường không cao như người ta thường nghĩ. Nhưng thói quen của ông ta trong những lúc như thế này, chứng tỏ sự sáng suốt và thận trọng, cho thấy đôi khi những nguy hiểm cũng khá cao. (Khi tôi hỏi, Vann chỉ nói dây chính là nơi làm cho mình phải "thận trọng hơn").

Sáu tuần tiếp theo chúng tôi lái xe tới các thủ phủ tỉnh thuộc Vùng III chiến thuật (11 tỉnh bao gồm cả Sài Gòn), trong đó có một số tỉnh đã hơn một năm nay vẫn chưa tới thăm được vì lý do đường sá. Tôi lắng nghe, theo dõi những điều ông ta nói với tôi và làm theo những chỉ dẫn khi tôi đặt khẩu súng, mà ông ta cho tôi mượn, lên cửa xe để mở, ngón tay đặt lên cò súng, khi ôm khẩu súng vào lòng, có lúc lại đặt lên sàn ô tô và kéo cửa xuống để tránh bụi.

Dưới đây là những ghi chép của tôi về những đánh giá độ an toàn trên đường đi của Vann (các chi tiết và trích đoạn trong một báo cáo, sau này tôi đã viết cho tướng Landsdale):

"Các con đường nhìn chung đã được dọn sạch mìn vào khoảng 10 hoặc 11 giờ sáng; Việt Cộng hoặc các đơn vị dọn đường của lực lượng dân vệ địa phương đã phát hiện ra mìn". Nhưng lúc 3 giờ chiều ngày hôm đó, một quả mìn nổ đã làm chết 5 dân vệ và làm bị thương 7 người khác trên một đoạn đường chúng tôi đã lái xe qua lúc 11 giờ sáng. Những quả mìn này được điều khiển nổ bằng điện vì thế rất khó cho những Việt Cộng ở cách xa đó hàng trăm mét có thể điều khiển cho nổ chính xác vào một chiếc xe đang chạy nhanh. Việt Cộng muốn chờ đánh cả đoàn xe hơn, để họ có cơ hội tốt nhất phá được một chiếc xe. Một người đưa tin gần đây đã dẫn Vann tới chỗ một dãy 20 viên đạn đại bác 105 ly - của Mỹ sản xuất, được mua hoặc lấy trộm của Quân đội Việt Nam cộng hoà - được điều khiển bằng một dây điện đơn. Một ngày nào đó họ có thể thực hiện theo cách đó để làm nổ một chiếc xe đang chạy nhanh - giống như Ramsey hoặc tôi - là đánh mìn ngay trước mũi xe của chúng tôi. Ông sẽ an toàn nhất trong một chiếc xe được bỏ mui khi lái thật nhanh vào các thời điểm không cố định và vào ban ngày".

Khi chúng tôi lái xe ra khỏi Sài Gòn, Vann cố tình tránh đi cùng một đoàn xe có hộ tống viên tỉnh trưởng. Nhưng trên đường trở về hôm thứ ba, ông ta đã phải miễn cưỡng đồng ý với lời đề nghị của viên tỉnh trưởng muốn chúng tôi ngồi với ông ta trong chiếc xe hơi của ông ấy. Vann nói với tôi: "Chúng ta rất có thể vì sự ngu xuẩn của mình mà bị nổ tung trong đoàn hộ tống này hơn là trong chiếc xe trinh sát của tôi ".

Chúng tôi tới một pháo đài nhỏ phía sau hàng rào thép gai và một đường hào bao quanh, một tiền đồn của Lực lượng phòng vệ dân sự (PFs), được trang bị và huấn luyện nhẹ đang luyện tập theo các tiểu đội và trung đội để bảo đảm an toàn ở cấp làng xã; một làng bao gồm vài xóm nhỏ. Tiền đồn này có một boong-ke dược đắp bằng các bao cát và một tháp canh các PFs nằm trên đỉnh chòi quan sát vẫy chúng tôi khi chúng tôi lái xe đến. Vann nói: "Tiền đồn của PFs này rất tiện lợi cho Việt Cộng". "Làm sao ông ta biết điều đó?". "Nhiều tháng nay không hề có báo cáo nào về việc đụng độ với Việt Cộng; không có thương vong, không bị tấn công. Đấy, anh có thấy đống đổ vỡ này ngay bên cạnh tiền đồn đó không?" Chúng tôi dừng lại, và Vann chỉ cho tôi sơ đồ của một toà nhà, chỉ còn một phần khung và mấy tấm lợp mái, trên cùng một bãi đất cạnh tiền đồn của PFs. Nó được bao quanh bằng dây thép gai kiểu mới. Dây thép gai đã được cắt thành từng đoạn và cắm xuống đất. "Đó là một trung tâm huấn luyện PFs mà chúng ta đang cố gắng xây dựng. Việt Cộng đã phá huỷ nó tới 5 lần. Lần gần nhất cách đây 3 đêm. Họ dỡ các tấm ván và mái lợp xuống, cắt dây thép gai. Chính xác là 117 bước chân sẽ tới tháp canh ở đằng kia. Nhưng các PFs không hề nghe thấy gì, không nhìn thấy gì, cũng không có hành động gì". Một số công nhân nằm gần đó vẫn đang ngủ. "Đó là những công nhân xây dựng, có thể một số người đã giúp Việt Cộng phá dỡ nó".

Có thể các PFs không được cảnh báo, vẫn đang ngủ? "Hừm, không. Người dân nói với chúng ta điều gì đã xảy ra. Trong khi các công nhân Việt Cộng ở ngoài đó, phá huỷ khu nhà và gây ra cảnh ồn ào, họ còn hướng về phía tháp canh này la hét: "Chúng tao là anh em của chúng mày. Tại sao chúng mày đi làm việc cho bọn Mỹ và những kẻ phản bội ở Sài Gòn?" Và hầu hết những lần xảy ra các vụ việc này, viên chỉ huy của PFs hoặc xóm trưởng đều đã trực tiếp nói chuyện với người đại diện của Việt Cộng".

Hai ngày sau đó, trên đường trở về Sài Gòn, chúng tôi lái xe qua tháp canh này, các tấm lợp mái cuối cùng được di chuyển khỏi trung tâm huấn luyện và đám dây thép gai còn bị rối tung thêm.

Ngày qua ngày chúng tôi lái xe qua các vùng đất, nơi đường sá vừa được đào thành hào sau đó lại lấp đi, hoặc nơi có một bức tường xây chắn nằm ngang đường vì thế chúng tôi phải lái xe đi vòng, hoặc nơi có một hố mìn lớn đã được lấp đầy. Trong mọi trường hợp, ở đó đều có một tiền đồn PFs đóng cách xa khoảng 50 đến 100 mét. Vann giải thích, ở đây không có sự trùng hợp.

Việt Cộng cố tình cắt đứt và đánh mìn con đường - bằng lao động chân tay, cuốc xẻng mà có thể nghe thấy tiếng động đó trong vòng nửa dặm - ngay trong tầm nhìn và tầm nghe của binh lính quân đội Việt Nam cộng hoà, của các đồn PFs và thậm chí của các lực lượng địa phương quân ở các thị trấn huyện. Đó là một bài học rõ ràng cho dân làng về việc ai là người kiểm soát địa bàn vào ban đêm và sự bảo vệ của Mặt trận dân tộc giải phóng lớn như thế nào - nếu họ muốn bất kỳ điều gì - họ có thể tin tưởng vào các lực lượng của chính phủ Việt Nam cộng hoà.

Một trong các cách mà tôi học được để đánh giá tình trạng an toàn dọc trên các con đường trong mấy ngày đi cùng Vann là theo dõi tình trạng của dây thép gai gần các tiền đồn hoặc dọc theo đường đi. Nó có bị cắt không, nếu có thì bị cắt lâu chưa? Khi đến gần một bốt Vann dừng lại chỉ cho tôi xem một số đầu dây thép gai bị cắt cách không xa một bốt khác lắm.

Thép gai đã cũ, nhưng vết cắt vẫn sáng bóng, không bị gỉ. "Có thể mới bị cắt đêm hôm trước hoặc cách đây 1, 2 ngày. Và nhìn xem họ đã cắt chúng thế nào. Họ không phá thành lỗ để chui qua qua hàng rào mà cắt tất cả các sợi theo chiều dọc. Họ đang gửi đi một lời cảnh báo".

Vùng đất này khá bằng phẳng, nên nếu muốn, người ta có thể phát hiện ra các du kích Việt Cộng địa phương mà không cần phải đi xa lắm. Các con đường bị ngăn chặn, đánh mìn hoặc phục kích trên cùng các vị trí ngày này qua ngày khác. Cố vấn tình báo Mỹ của MACV ở Bầu Trai nói với tôi: "Nếu tôi muốn gặp quân du kích, tôi phải đợi trong đường hào cạnh cầu Sui Sau vào các đêm". Ông ta chỉ vào chiếc cầu trên bản đồ, chiếc cầu này theo tiếng địa phương gọi là Sui Cide, ở trên đoạn đường cách chiếc cầu này 1,25 dặm, đã có 18 người bị giết trong tháng trước. Ngày hôm qua, khi chúng tôi đang lái xe trên một quãng đường với tốc độ 70 dặm một giờ thì bị chặn lại vì một số xe đang bị sa lầy nơi đoạn đường bị Việt Cộng phá hoại hai ngày trước đó và đã được sửa lại một cách cẩu thả. Chúng tôi dùng dây kéo trên xe kéo được một xe bị sa lầy lên, sau đó chính chúng tôi lại bị kẹt ở đó và lại phải nhờ các xe khác mới kéo lên. Trong lúc đó, có 5 người đến nói với chúng tôi bằng các thứ tiếng và ký hiệu khác nhau "nhanh chóng rời khỏi đây" vì Việt Cộng có mặt ở cả hai bên đường. Chỉ có khoảng 45 phút trước khi chúng tôi có thể rời đi". Đó là lần duy nhất trong 2 năm tôi chứng kiến John Vann nổi cáu.

Ba tháng sau, gần chiếc cầu đó, Doug Ramsey, trợ lý của Vann, bị phục kích và bị bắt; nếu Doug tự lái xe thì Vann cảm thấy rất an tâm, Doug sẽ có thể vượt qua đám phục kích, nhưng tay lái xe người Việt Nam của anh ta lại lái rất chậm chạp và dừng lại ngay trước họng súng. Người lái xe được thả về nhưng Ramsey trở thành một tù nhân của Việt Cộng trong hơn 7 năm. (Phần lớn thời gian đó anh ta bị nhốt trong một cũi làm bằng tre, mỗi chiều khoảng 3 tới 4 feet trong khi Ramsey cao hơn 6 feet - bị phơi dưới nắng, mưa, trong khu rừng phía biên giới Campuchia).

Chúng tôi lái xe tới xóm Tân Hoa, giờ là trung tâm của làng Hiệp Hoà, vì Hiệp Hoà đã trở nên quá mất an toàn. Trên bản đồ, xã này thuộc khu vực bình định, được tô màu đen vì ở dưới mức an toàn, ban ngày trong xã có cán bộ. Nhưng tất cả những người này, gồm cả xã trưởng phải tới Đông Hoà vào các đêm, để đảm bảo an ninh cho nhà máy đường. Chúng tôi lái xe chầm chậm dọc theo một con kênh tới đoạn cuối cùng rồi lại quay trở lại.

Vann nói: "Những người dân ở đây có vẻ khá ngạc nhiên khi nhìn thấy chúng ta. Họ không thấy một ai có quan hệ với Chính quyền Việt Nam cộng hoà lại xuống con đường này để đi dạo trong một thời gian dài". Trông họ rất ngạc nhiên. Nhưng khi tôi vẫy tay, họ mỉm cười và vẫy tay lại. Có lúc chúng tôi đi qua một đám đông chừng hơn một chục cậu con trai mặc bộ đồ đen ở vào đầu lứa tuổi 20, tuổi quân dịch, nhưng không tham gia trong quân đội "của chúng ta". Vann nói, "Không còn nghi ngờ gì, anh đang nhìn thấy một tiểu đội Việt Cộng", vì thế tôi đã chụp một bức ảnh. Họ đứng thành hàng thẳng và mỉm cười. Vann lẩm bẩm, "Thực ra trông họ không có chút gì là người của chính phủ Việt Nam cộng hoà cả".

Quay lại khu chợ, bị hai khối người vây kín lấy, tôi cố gắng ra khỏi xe và chụp thêm mấy bức ảnh cho tới khi Vann bấm còi.

Vann nói: "Phải ra khỏi đây, đám người bắt đầu tản ra". Lúc này mới có một khoảng trống quanh chiếc xe của chúng tôi. "Chúng tôi được an toàn trong chốc lát vì họ không chờ đợi việc thấy chúng tôi và phải mất ít phút để họ có phản ứng nào đó. Nhưng cuối cùng, một trong số những người này quay lại chỗ chúng tôi và nghĩ về việc nhận được 20.000 đồng, giải thưởng mà Việt Cộng đưa ra cho người nào giết được một người Mỹ".

Có một con đường nhưng chúng tôi không đi vào. Đến ngã ba, Vann chỉ sang bên phải và nói: "Nếu anh muốn gặp Việt Cộng chắc chắn tới 100%, cả ngày hoặc đêm, chỉ cần đi vào phía hàng cây kia, cách độ gần 400m. Một số nhà báo người Ba Lan muốn gặp Việt Cộng, họ đi vào đó và đã gặp ngay. Việt Cộng đốt cháy xe Jeep và giữ họ trong 3 ngày. Những nhà báo này đã có được một câu chuyện thật hay".

Dần dần, tôi có được một sự hình dung rõ về những nơi chúng tôi đã đi tới, ở cả các làng xã và vùng nông thôn, đều có những cái biển nhỏ chỉ đường cho tất tả những ai quan tâm, như người hàng xóm thường nói, "Muốn tìm Việt Cộng, rẽ trái - khoảng 10 feet (30m)", "Chiếc cầu không đi được vì bị đặt mìn, tối nay và tất cả các đêm", "ở đây không hoan nghênh GVN" hoặc "Các phương tiện giao thông của GVN chỉ được đi qua con đường này từ 7h sáng đến 6h tối, các giờ khác chỉ Việt Cộng được qua" (giống như các đường phố ở Washington, D.C, có đường một chiều theo các hướng đối diện vào các giờ cao điểm buổi sáng và buổi tối).

Tại sao lại có tình hình này, ở một tỉnh kề cận với Sài Gòn và có rất nhiều các đơn vị của Nam Việt Nam hoạt động bên trong, là điều tôi mới chỉ được biết vào mùa thu năm 1965. Nhưng các câu trả lời tôi nghe được, từ các cuộc tiếp xúc mà tôi may mắn được có mặt, cứ lặp đi lặp lại ở khắp Việt Nam, cho tới khi tôi rời Việt Nam vào giữa năm 1967. Một trong những bài học sớm nhất này, nhìn bề ngoài, có vẻ giống như một hiện tượng quân sự thuần tuý (mặc dù mọi việc khác trong cuộc xung đột này mà tôi được biết sau đó, đều có nguồn gốc từ các vấn đề chính trị). Có một nghịch lý là trong một tỉnh, nơi có rất nhiều Việt Cộng, nhưng dường như các đơn vị của GVN rất khó phát hiện và đánh nhau với họ.

Giải thích ban đầu cho nghịch lý này, các cố vấn Mỹ ở Hậu Nghĩa nói với tôi (và sau này chính tôi cũng đã tự khám phá ra), là vì những báo cáo về các cuộc hành quân đều sai sự thật. Dân vệ địa phương không di chuyển khỏi các tiền đồn của họ vào ban đêm. Tương tự như thế, với các lực lượng Địa phương quân và Sư đoàn 25 ở Hậu Nghĩa (cũng như ở khắp Việt Nam, mà tôi sớm biết được); thì hầu hết các hoạt động nhỏ lẻ do Quân đội Việt Nam cộng hoà (ARVN) báo cáo và phần lớn các hoạt động vào ban đêm được viện dẫn đều là bịa đặt. Các cố vấn Mỹ có biết việc này và vì các lý do khác nhau nên đã không báo cáo lên trên. Thứ hai, khi các đơn vị, kể cả đơn vị nhỏ và các cuộc hành quân mức độ lớn tổ chức đánh ra bên ngoài thì đó phải là những nơi được cho là Việt Cộng không có mặt; đó là mục đích mà tin tức tình báo muốn nói tới và tin tức tình báo cũng đủ giỏi để đảm bảo việc đó. Thứ ba, các cố vấn Mỹ đã cho tôi biết, các cuộc hành quân qui mô lớn có thể chờ đợi để được thoả hiệp trước về các hoạt động xâm nhập của Việt Cộng từ các sở chỉ huy và các đơn vị yểm trợ và từ việc đảm bảo của các nguồn thông tin liên lạc giấu mặt của ARVN (ví dụ như họ đã để lộ các kế hoạch và sự di chuyển trên đài phát thanh cho những người theo dõi đài phía Việt Cộng). Cuối cùng, các cố vấn của Trung đoàn 49 nói với tôi: "Mọi kế hoạch của trung đoàn gần như đều bị thay đổi bởi sở chỉ huy Sư đoàn 25 và mọi thay đổi như thế - từ thay đổi hướng tiến quân, di chuyển lực lượng chặn đánh, để ngỏ cánh bên sườn - chỉ là nhằm để giảm thiểu cơ hội đụng độ và để cho Việt Cộng một con đường thoát". Các cố vấn nói với tôi rằng họ đã cảnh báo "từng ngày" rằng mỗi khi kế hoạch bị thay đổi, thì sự thành công chỉ là con số không.

Các vấn đề này không phải gần đây mới có. Vào năm 1962-1963, Tổng thống Diệm đã lo ngại rằng các thương vong của Quân đội Việt Nam cộng hoà sẽ gây nguy hiểm cho chỗ dựa mỏng manh của ông ta. Chỉ huy quân sự ở mọi cấp hầu như không dựa vào việc thi tuyển năng lực mà chỉ dựa vào tham nhũng (thăng chức và thuyên chuyển vị trí dựa vào việc hối lộ và tiền hoa hồng, việc cấp vốn cho các tỉnh, tài trợ cho các hoạt động bằng tiền của các quỹ, các nguồn mà Mỹ cung cấp chẳng qua là các hình thức bòn rút khác nhau), và dựa vào lòng trung thành đối với chế độ Sài Gòn. Rõ ràng không hề có sự thay đổi nào dưới sự điều hành của hội đồng tướng lĩnh sau vụ ám sát Diệm. Cũng không có sự thay đổi khi Harkins bị thay bằng Westmoreland, người luôn đặt lòng tin vào các đơn vị của Mỹ được đổ vào đầu năm 1965 và là người hầu như không có một nỗ lực nào để cải tổ chính sách đề bạt thăng chức và các hoạt động của Quân đội Việt Nam cộng hoà.

Tất nhiên, cuối cùng đó là vấn đề của một hệ thống chính trị, một cấu trúc xã hội mà chính phủ Mỹ, vì nhiều lý do khác nhau, đã dựa vào để theo đuổi cuộc chiến tranh và không muốn làm mất tính ổn định của nó.

Ngay sau chuyến đi của tôi tới Hậu Nghĩa, John Vann nói với tôi về một sĩ quan Việt Nam, người có ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ của ông, trung tá Trần Ngọc Châu. Vann coi anh ta là người Việt Nam am hiểu nhất về vấn đề đánh bại cuộc nổi dậy của Cộng sản mà ông từng gặp, một phần vì kinh nghiệm trực tiếp của ông ta với vấn đề này. Không giống như đa số các nhà lãnh đạo quân sự được chúng ta ủng hộ ở Việt Nam và đứng về phía người Pháp để chiến đấu, Châu đã phục vụ trong quân đội Việt Minh chống lại người Pháp cho đến năm 1950, lúc đầu là chỉ huy tiểu đoàn, sau là chính trị viên trung đoàn. Châu đã tham gia vào các lực lượng dưới quyền của Hoàng đế Bảo Đại vì anh ta tin rằng người Pháp đang tìm cách giành độc lập cho Việt Nam.

Sau này, anh ta đã trở thành một trong những sĩ quan đầu tiên học trong học viện quân sự ở Việt Nam và vào miền Nam năm 1954 để phục vụ trong quân đội dưới thời Diệm. Hầu hết, gia đình anh ta, gồm các anh em trai, vẫn ở ngoài miền Bắc. Một trong số họ là sĩ quan tình báo của Bắc Việt Nam, cùng cấp bậc với anh ta.

Điều làm Vann đặc biệt ấn tượng là anh ta đã từng là thư ký Hội đồng An ninh quốc gia dưới thời Diệm, sau đó là tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hoà đúng vào thời điểm nổi dậy của Phật tử năm 1963.

Anh ta là một người mộ đạo Phật. Tuổi thanh niên của anh ta được nuôi dưỡng để trở thành một tăng ni cùng với Trí Quang, một nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh của Phật giáo năm 1963.

Ở Kiến Hoà, Châu những đưa ra nhiều ý kiến cho thấy kinh nghiệm của anh ta với Việt Minh, các biện pháp tranh đua với Việt Cộng và tìm kiếm sự ủng hộ chính trị đối với chính quyền.

Ví dụ, anh ta đã thành lập cái mà anh ta gọi là các đội điều tra trắc nghiệm, đi hết xóm này đến xóm khác, tìm hiểu về những than phiền của người dân địa phương và những dự án họ muốn ủng hộ.

Vann đưa tôi đi gặp Châu ở Kiến Hoà. Bằng tiếng Anh khá thành thạo, Châu làm tôi có ấn tượng mạnh, đặc biệt vì chất dân tộc chủ nghĩa rõ ràng trong anh ta cũng như sự tôn trọng nhiều mặt trong các hoạt động của phong trào cộng sản. Đặc biệt, anh ta chỉ ra sự gần gũi và sự quan tâm tới phúc lợi của Cộng sản đối với người dân địa phương. Vì những phẩm chất này mà anh ta cho rằng chính quyền phải học hỏi nhiều từ những người Cộng sản. Vào đúng lúc đó, sự kỳ thị đối với đức tin Phật giáo của anh ta của những người Cộng sản đã làm anh ta xa rời những người Cộng sản, và anh ta vẫn cho rằng chính quyền miền Nam Việt Nam - với sự viện trợ của Mỹ - hoàn toàn có thể đem lại cho người dân của anh ta một sự lựa chọn tốt hơn, tự do hơn và tôn trọng tôn giáo và truyền thống văn hoá của người Việt Nam hơn.

Châu là một chiến sĩ dũng cảm và cũng là người trí thức. Anh ta được cả Việt Minh và Diệm tặng thưởng huân huy chương vì sự dũng cảm trong chiến đấu. Rõ ràng là anh ta thấy được sự ưu việt của GVN trên nhiều lĩnh vực và sự cải tiến đó là cần thiết, và mặc dù anh ta tôn trọng dũng khí, kỷ luật và lòng yêu nước của những người cộng sản, nhưng anh ta vẫn cho rằng cần phải chiến đấu chống lại họ và nếu có thể phải ngăn chặn họ thống trị Việt Nam. Giống như những người khác đã biết anh ta, tôi thấy sự khẳng khái của anh ta đã củng cố niềm tin của tôi lúc đó tới mức mà tôi cho rằng chúng ta có mặt ở Việt Nam không đơn giản chỉ để thúc đẩy lợi ích riêng của chúng ta mà còn đem lại nhiều lợi ích cho người Việt Nam.

Anh ta thực sự là một người Việt Nam chín chắn, dũng cảm và tận tuỵ, và là người thấy vui mừng khi có sự can thiệp của Mỹ.

Tôi từng biết, một trong những lý do chính ngăn cản tiến trình phát triển của cuộc chiến tranh là sự yếu kém toàn diện của giới lãnh đạo quân đội miền Nam Việt Nam. Hầu hết các sĩ quan đều mua địa vị hoặc có được địa vị nhờ vào thói gia đình trị. Vấn đề không phải là thiếu nguồn sĩ quan giỏi mà là không tiến cử những người có phẩm chất lãnh đạo tốt luôn rất dồi dào. Các sĩ quan phải là những người giàu có, có quá trình đào tạo cơ bản; thuộc thành phần có ruộng đất, điều đó có nghĩa là họ có ít sự đồng cảm và kinh nghiệm đối với các binh lính. Người Pháp ủng hộ những người theo Thiên Chúa giáo, đó là một truyền thống mà Diệm và những người kế tiếp ông ta tiếp tục ủng hộ. Châu là một trong hai sĩ quan duy nhất có cùng cấp bậc hoặc có cấp bậc cao hơn trong quân đội có nhiều kinh nghiệm quý giá về Việt Minh.

Kinh nghiệm về Việt Minh đó, cũng như vốn kiến thức của anh ta về Phật giáo, đã làm cho người ta hoàn toàn không thể tin rằng anh ta sẽ lên đến cấp tướng, mặc dù anh ta rất có khả năng.

John Vann và Doug Ramsey tin rằng "vấn đề chính" ở vùng nông thôn Việt Nam là "các nhà lãnh đạo chính phủ, các thành viên nội các, các quan chức cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay không xuất thân từ nông dân, không có cùng suy nghĩ, không biết nhiều về nông thôn hoặc không đáp ứng được các nguyện vọng của người nông dân". Trên tất cả các mặt, họ đều có sự khác biệt sâu sắc với các quan chức của Mặt trận dân tộc giải phóng. Đó là khía cạnh khác của "vấn đề".

Đến cuối tháng mười, Vann được đề bạt làm cố vấn các vấn đề dân sự cho viên tướng tư lệnh các lực lượng Mỹ trên toàn Vùng III chiến thuật. Ông ta quyết định "tìm những người làm được việc trong khu vực theo cái cách mà ông ta từng thực hiện ở Hậu Nghĩa. Vann đặt ra một lịch trình cho các chuyến đi cuối tuần, tới thủ phủ các tỉnh và mời tôi đi cùng. Cứ đến mỗi cuối tuần công việc học hỏi của tôi lại tiếp tục. Luôn có những điều mới lạ để học hỏi ở mỗi tỉnh, mỗi huyện chúng tôi, mặc dù thực tế là chỉ quan sát và nghe đi nghe lại một vấn đề. Tôi chưa bao giờ ngừng học hỏi từ John. Chúng tôi có nhiều thời gian để nói trong những chuyến đi như vậy. Đa phần Vann trả lời những câu hỏi của tôi về Việt Nam, và chúng tôi cũng nói với nhau nhiều về cuộc sống của mình.

Suy nghĩ độc đáo của Vann đối với việc chèo lái tình hình thực ra cũng có cơ sở của nó. Ông ta tin chắc rằng ảnh hưởng một cách rõ ràng hơn của người Mỹ đối với chính quyền miền Nam Việt Nam có thể tạo ra sự thay đổi lớn về tình hình. Nhưng biết được những gì cần phải làm đòi hỏi phải có sự am hiểu sự tình ở cấp làng, xã mà không ai có thể có được điều đó nếu chỉ ngồi trên tỉnh, để quan sát hoặc chỉ nhìn xuống từ trên máy bay trực thăng. Cách đó không chỉ làm cho bạn mất hiệu quả quan sát vì phải bay đủ cao để tránh được các tay súng bắn tỉa, nhưng quan trọng hơn, là bạn khó có thể tới thăm được nhiều nơi trong vùng. Lại đúng vào lúc không có nhiều các chuyến bay trực thăng như thế.

Các quan chức và một số các cố vấn dựa chỉ chủ yếu vào các bản báo cáo từ các kênh chính thức. Điều đó có nghĩa là bạn sống trong sự thờ ơ, thường có sự lạc quan thái quá, so với những gì bạn học được từ các cuộc trò chuyện, mặt đối mặt với các đại diện chính quyền ở cấp thấp nhất hoặc với những dân làng ngay tại chỗ. Sẵn sàng đi bằng xe ô tô đã tạo ra cho bạn khả năng nắm bắt tình hình một cách thường xuyên hơn nhiều và có thể tới được nhiều nơi tưởng chừng không thể đến được. Hơn nữa, bạn có thể chứng kiến những sự việc xảy ra trên đường đi mà không có cách gì khác là buộc phải tham gia vào.

Tôi thường xuyên được nghe Vann nhắc nhở những người Mỹ khác tham gia chương trình bình định về tầm quan trọng của việc phải tự mình tìm hiểu tình hình và các vấn đề ở các khu vực họ phụ trách. Ông ta khuyên họ không nên chờ đợi các đoàn xe có hộ tống hoặc trực thăng mà phải tự lái xe đi vào các làng để xem điều gì đang diễn ra ở đó. Đó là một sự mạo hiểm. Không một ai trong chúng tôi nghĩ rằng bạn sẽ khuyên người khác thực hiện các hành động mạo hiểm mà bạn cho rằng họ phải thực hiện trừ phi bạn có cảm giác đó là sự mạo hiểm của chính bạn; chúng tôi đã làm cái điều mà Vann (và sau này là tôi) đề xướng.

Đối với tôi có một lý do (được ngầm hiểu) khác để lái xe đi trên các con đường. Đặc biệt những tháng đầu tiên, với tư cách là một người còn trẻ tuổi, một quan chức dân sự và chưa có kinh nghiệm về Việt Nam, tôi sẽ đỡ bị nguy hiểm hơn nếu tôi đến một tiền đồn ở khá xa bằng trực thăng, chứ không phải chui ra khỏi một chiếc xe bụi bặm cùng với Vann. Sự có mặt của Vann, cùng với kiến thức về quân sự và danh tiếng của ông ta ở Việt Nam, đã giúp tôi chống lại những ấn tượng ban đầu không hay rằng tôi là một kẻ non nớt hoặc đơn giản là kẻ hữu dũng vô mưu khi đi ô tô đến đó. Các thiếu tá và đại tá mà chúng tôi đến thăm đều thừa nhận rằng Vann biết những gì ông ta đang làm; ông ta cho rằng các chuyến đi thị sát là rất quan trọng và những mạo hiểm trong chuyến đi là thật đáng giá. Tất cả những viên sỹ quan đều rất có ấn tượng về Vann.

Các tỉnh chúng tôi đã tới trong những tuần đầu tiên là các tỉnh gần Sài Gòn nhất. John đã hoãn đến hai tỉnh ở xa hơn đến tận cuối chuyến đi. Ông ta không chắc lắm về những gì chúng tôi sẽ thấy được trong chuyến đi áp chót đến Hàm Tân, thị xã của tỉnh Bình Tuy, nằm ở phía Bắc Sài Gòn, trên bờ biển. Chúng tôi sẽ không thể trực tiếp tới đó, không thể dễ dàng đi thẳng đến đó, và còn có một khu căn cứ của Việt Cộng nằm giữa Hàm Tân và Sài Gòn. Chúng tôi sẽ phải đi đường vòng, tổng cộng khoảng 140 dặm, chủ yếu qua rừng rậm. Trước tiên, chúng tôi lái xe tới Xuân Lộc, cách Sài Gòn 60 dặm về phía Đông Bắc, nói chuyện với các cố vấn ở đó, ăn trưa, sau đó đi về phía Đông 80 dặm thì đến được Hàm Tân. Chúng tôi sẽ nghỉ đêm ở đó và quay trở về vào chủ nhật vẫn theo đường cũ. Vann đã nghiên cứu rất kỹ tuyến đường này và cho rằng chuyến đi này sẽ thực hiện được.

Nhưng rất khó có thể nói trước điều gì vì gần một năm nay chưa có ai lái xe từ Sài Gòn đi Hàm Tân theo tuyến đường này.

Cái đêm trước khi chúng tôi rời Sài Gòn, tôi đã nói về chuyến đi này với một phóng viên chuyện viết về lĩnh vực chính trị dưới quyền của Phil Habib ở đại sứ quán, một người bạn của tôi, người mà tôi sẽ gọi là Victor. Anh ta là một sĩ quan trẻ của Cục đối ngoại, nói được tiếng Việt, rất thông minh và am hiểu về Việt Nam. Habib đã giữ anh ta ở lại Sài Gòn làm công việc phân tích các vấn đề chính trị đã khá lâu kể từ sau khi anh ta đi thăm mọi nơi ở Việt Nam bằng ô tô, chứ không phải bằng trực thăng hoặc máy bay. Khi biết chúng tôi sẽ đi ô tô, anh ta tỏ ra nhiệt tình muốn đi cùng chúng tôi để nắm bắt được tình hình an ninh trên bộ. Vann rất vui vì có một người làm về lĩnh vực chính trị đi cùng.

Chúng tôi phải rời Sài Gòn từ sáng sớm thứ bảy vì muốn tới Hàm Tân trước khi trời tối. Chúng tôi đón Victor và đi qua nhiều đường phố đông đúc ở nội thành Sài Gòn và ở cả ngoại ô. Trên đường cao tốc tới Biên Hoà, thấy có nhiều xe tải hạng nặng ra vào căn cứ lớn của Mỹ và cả đường băng ở đó. Khi chúng tôi rẽ về phía đông bắc sau khi qua Biên Hoà, thì các phương tiện giao thông đã giảm bớt đi nhiều. Chẳng bao lâu sau chỉ còn duy nhất chiếc xe trinh sát của chúng tôi trên đường. Chúng tôi chạy qua những cánh đồng lúa, nhìn thấy những người phụ nữ nông dân bình dị đội những chiếc nón lá đang lom khom, những cậu bé đang cưỡi trên lưng trâu. Mấy đứa giơ tay vẫy chúng tôi. Victor thấy vui sướng vì lại được ra khỏi Sài Gòn trên con đường này.

Anh ta nói với chúng tôi rằng Habib là người rất thận trọng với những việc ông ta giao cho các sĩ quan chính trị thực hiện, nhất là những việc mạo hiểm. Điều này cũng hạn chế Victor làm những việc anh ta muốn, với tư cách là một phóng viên phụ trách lĩnh vực chính trị ở các tỉnh.

Vann đang lái xe, Victor ngồi ở chiếc ghế dựa nhỏ ngay phía sau Vann. Khi chúng tôi đón anh ta, John đưa cho anh ta một khẩu súng, nhưng anh ta đã từ chối. Hầu như mọi quan chức dân sự ở bên ngoài Sài Gòn, thậm chí ở các tỉnh lỵ, đều có vũ khí trong văn phòng hoặc trên xe và mang chúng bên mình khi họ xuống các vùng nông thôn, mặc dù họ không đem theo chúng vào trong các tỉnh lỵ hoặc các làng nơi họ đặt căn cứ. Nhưng Victor lại không được huấn luyện về quân sự và cũng không có kinh nghiệm về sử dụng các loại vũ khí.

Giờ đây chúng tôi đi đang qua một vùng nông thôn rộng lớn, khá tiêu điều. Không có chiếc xe nào đi cùng hướng với chúng tôi. John đưa ra những nhận xét trên đường đi như thường lệ ông nói chủ yếu cho Victor nghe những điều ông đã bảo tôi lưu ý từ trước: các cột hàng rào có những đoạn thép gai bị cắt cong lên, bên cạnh những tiền đồn của PFs bị cháy hết, các đường băng nham nhở ngang qua một con đường rải nhựa, nơi Việt Cộng đã cho nổ mìn phá con đường và nó đã được làm lại.

Lúc đầu Victor hỏi John rất nhiều câu hỏi và ghi chép nhanh.

Sau đó, anh ta lại im lặng trên suốt một đoạn đường. Cuối cùng anh ta nói: "John, ông nhận xét như thế nào về tình hình an ninh dọc tuyến đường này?"

John nói: "Bình thường, ở mức trung bình".

Victor lại im lặng. Sau đó anh ta nói nhỏ: "John, sự thật là tôi không dự định sẽ làm việc này. Phil sẽ tức giận nếu biết tôi ra ngoài cùng với ông. Các sĩ quan chính trị không được phép ra ngoài trên những con đường này, trong trường hợp chúng ta bị bắt. Tôi nghĩ tốt hơn tôi nên quay lại". Vann nói với anh ta chúng tôi không có thời gian để đưa anh quay lại, hoặc chúng tôi sẽ không thể tới Hàm Tân vào ban ngày. Tuy nhiên, có một căn cứ của Quân đội Việt Nam cộng hoà ở ngay phía trước, chúng tôi có thể để anh ở đó. Đến thứ bảy, chắc chắn sẽ có một đoàn xe hộ tống trở về Sài Gòn và họ sẽ đón anh. Một trung uý của Quân đội Việt Nam cộng hoà ở căn cứ đó đã khẳng định điều này, Victor xuống xe và chúc chúng tôi may mắn trong chuyến đi. Anh ta nói, anh ta mong muốn có thể đi với chúng tôi và thực sự trông chờ vào điều đó, thật là thú vị khi anh ta mong muốn điều đó, nhưng anh ta nên nghĩ kỹ trước khi chúng ta khởi hành.

Một giờ sau, sau khi lái xe qua những đồn điền cao su rộng lớn chúng tôi tới Xuân Lộc. Chúng tôi gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các cố vấn Mỹ khi lái xe vào khu nhà cố vấn của tỉnh. Vì gần một năm nay, họ chưa hề thấy một chiếc xe nào đi một mình từ Sài Gòn vào đây. Nhưng họ đang chờ đợi chúng tôi vì Victor đã tới đó trước chúng tôi và nói với họ chúng tôi đang trên đường đi. Một chiếc trực thăng đã hạ cánh xuống căn cứ của Quân đội Việt Nam cộng hoà trên đường tới Xuân Lộc và Victor quyết định đi nhờ một chuyến để tới nghe báo cáo của các cố vấn ở đó.

Trong bữa ăn trưa, sau buổi họp ngắn, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về tình hình trên dọc đường đi. Các cố vấn rất quan tâm tới những so sánh của chúng tôi với 9 tỉnh khác mà chúng tôi đã tới khảo sát vài tuần trước đó. Có nhiều cử chỉ lắc đầu huýt sáo khi chúng tôi nói chúng tôi sẽ tới Hàm Tân. Họ thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy con đường đó từ trên trực thăng, khi bay trên khu rừng có những tán cây 2 tầng. Họ đưa cho chúng tôi thêm đạn, lựu đạn và tập trung xung quanh chiếc xe để tiễn chúng tôi lên đường. Trước khi chúng tôi đi, Victor gõ nhẹ và mở cửa xe. Anh ta nói, "Để cho vui, tôi sẽ đi cùng các anh". John nói chắc chắn rồi, và Victor trèo lên xe.

Chúng tôi tiếp tục câu chuyện còn bỏ dở từ bữa ăn trưa khi rời Xuân Lộc đi Hàm Tân. Victor là một người bạn đường tốt, rất thông minh và vui tính. Anh ta lại ngồi sau John; tôi ngồi ghế bên phải. Ngay sau khi rời Xuân Lộc, chúng tôi qua một khu rừng rậm. Trời tối sầm lại. Mặc dù hôm đó là một ngày nắng đẹp nhưng mặt trời đã biến mất. Trước đây tôi đã từng được nghe về các khu rừng có những tán cây 2 - 3 tầng, nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy. Nghĩa là có vài tầng lá tiếp liền nhau, phù hợp với các loại cây có chiều cao khác nhau, mỗi tầng lá đan xen nhau như một cái trần tách biệt. Tôi đã thấy điều mà các cố vấn ở Xuân Lộc nói rằng họ chưa bao giờ nhìn thấy con đường này từ bên trên. Từ "rừng nhiệt đới" được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vì dường như nó gợi cho người ta về tính ưu việt hơn so với cái gọi là rừng hoặc đầm lầy, đây là loại khu rừng cổ tích.

Con đường đi xuyên qua khu rừng khá nhỏ hẹp và hút gió, vì thế chúng tôi không thể nhìn ra xa phía trước trong bóng tối.

Con đường cứ như một đường hầm được đặt xuyên qua rừng cây rậm. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy con đường nào như thế. Trong những năm chiến tranh, con đường này không được tu sửa và rừng rậm đã trùm lên nó vì thế nhiều chỗ chỉ đủ rộng để cho một chiếc xe đi qua. Tôi tự hỏi chúng tôi sẽ làm gì nếu gặp một chiếc xe khác đi ngược chiều, chưa kể đến nếu có một trận phục kích.

Một số đoạn đường tôi có cảm giác nếu thọc tay ra ngoài cửa xe vào đám lá cây rối tung, chắc sẽ không thể rút tay lại dược.

Chúng tôi không chỉ bị che kín bằng các bức tường xanh ở hai bên mà thường xuyên nhìn thấy ngay trước mặt cũng có một bức tường cách khoảng gần 50m, ở đoạn gấp khúc của con đường.

Tôi đang nghĩ là chỉ cần một người nấp ở phía sau tán lá, ở một đoạn đường vòng, với khẩu súng tự động là có thể chặn được cả một tiểu đoàn trên con đường một chiều này. Những chiếc trực thăng không thể phát hiện anh ta từ phía trên và đám bộ binh sẽ phải mất nhiều thời gian để đi loanh quanh tìm anh ta, nếu họ muốn thoát ra khỏi con đường này.

Các dây nho và cành cây đang quất mạnh vào hai sườn bên xe, mọi người phải cố đóng chặt cửa để các cành cây khỏi chọc vào bên trong xe. Đi được khoảng 10 phút trên con đường này, Vann, không thể lái xe nhanh được vì có nhiều khúc quanh, đã đặt khẩu M-16 lên cửa sổ, tay trái giữ chặt súng và đặt ngón tay vào cò chỉ lái xe bằng tay phải. Ngồi phía dưới, tôi đã làm theo Vann nhưng về bên phải cửa xe. Tôi phải giữ thật chặt để tránh các cành cây đâm qua cửa sổ vào, kéo ngược nó lại. Tôi mở một trong các ống dựng lựu đạn đem theo, lấy ra hai quả lựu đạn hơi cay và đưa cho John một quả. John đặt nó trên ghế cạnh ông ta, còn tôi để trong lòng.

Đây là một bài luyện tập tôi đã trải qua vài lần trong tháng trước, thường vào lúc John đang lái xe rất nhanh. John đang nói với tôi một cách thực tế về những việc khi lái xe, hy vọng những thận trọng này sẽ không làm những người đi trên xe phải lo sợ.

Victor không nói gì. Nhưng sau khi đi được 20 phút, Victor nhoài người lên phía trước, vỗ vào vai Vann và hỏi, "John, tình hình an ninh trên đoạn đường này thế nào?"

John nói: "Tồi tệ".

Victor không do dự lâu. Anh ta nói, "John, tôi nghĩ tôi phải quay lại". John không nói gì. Rõ ràng chúng tôi không thể quay đầu xe lại được nữa. Nhưng đi được khoảng một trăm mét nữa, con đường đã rộng thêm một chút và có chỗ lùi, ông ta mới có thể quay xe lại được.

Quay trở về Xuân Lộc bằng con đường chúng tôi vừa đi, Vann đặt súng xuống và lái xe bằng hai tay, tăng tốc và vượt qua các đường rẽ nhanh hơn để bù lại thời gian chúng tôi vừa mất. Victor không nói gì khi được quay trở về căn cứ. Chúng tôi vẫy tay tạm biệt và Vann vòng xe và đi ngược lại.

Mặt trời vẫn còn khá cao, cho tới khi chúng tôi không nhìn được thấy nó khi vào lại khu rừng cũ.

John lại có phần chậm đôi chút nhưng vẫn đi nhanh hơn lần đầu, tới khi ông lại đặt chiếc M-16 lên cửa sổ và trở lại lái xe bằng một tay tới tận nơi chúng tôi đã quay đầu lại. Lúc đó John khó có thể nói được gì, tiến lùi liên tục, nhưng mọi sự bất ngờ lúc đó chỉ làm ông ta lắc đầu và cười. Vann nói: "Tôi thực sự không nghĩ anh ta (Victor - ND) sẽ làm như thế lần thứ hai. Tôi cũng không nghĩ anh ta có tác dụng".

Tôi nói: "Lạy chúa, John, tại sao anh phải nói tình trạng an ninh trên con đường này rất tồi?"

Trong một giây, Vann bỏ cả hai tay khỏi vô lăng, mở rộng cánh tay, chỉ vào cây cối đang quấn quýt lấy hai bên hông xe và nói "Tôi có thể nói được gì nào? Hãy cứ nhìn đi?"

Khi chúng tôi tới Hàm Tân, trời vẫn chưa tối nhưng cũng đã muộn. Chúng tôi vào khu nhà của nhóm cố vấn và tự giới thiệu về mình. Một sĩ quan hỏi chúng tôi đến khi nào; vì anh ta không nghe thấy tiếng máy bay trực thăng tới. Chúng tôi nói chúng tôi không đi bằng trực thăng. Lúc đó anh ta nhìn ra ngoài và thấy chiếc xe bám đầy bẩn của chúng tôi. Anh ta phác một cử chỉ tỏ ý nghi ngờ và hỏi "Các anh lái xe tới đây à?" John nói đúng thế, sáng nay chúng tôi đi từ Sài Gòn, qua Xuân Lộc. Các cố vấn khác tập trung xung quanh, nhìn chúng tôi chằm chằm tỏ ý ngạc nhiên mặc dù thực tế là chúng tôi đã đi suốt cả ngày bằng ô tô.

Họ nói gần một năm nay, không ai lái xe trên con đường này.

Một người hỏi: "Con đường đó được mở rồi à?"

John nói: "Đúng thế, hôm nay".

Một cố vấn bộ binh về các vấn đề tác chiến trong rừng hỏi, "Dọc đường đi có nhiều chỗ có thể phục kích tốt không?"

John trả lời: "Hai chỗ, Sài Gòn tới Xuân Lộc và Xuân Lộc tới Hàm Tân".

Sau khi trở về tới Sài Gòn, chúng tôi đã thực hiện chuyến đi cuối cùng. Vũng Tàu, một tỉnh gần Sài Gòn nhất nằm ở ven biển, được người Mỹ cho rằng đó là nơi rất nguy hiểm nếu đến đó bằng đường bộ. Người Việt Nam và người Pháp đã lái xe đến đó suốt, trên một tuyến đường cao tốc khá tốt, mặc dù thỉnh thoảng họ phải dừng lại nộp phí giao thông ở các trạm thu phí của Việt Cộng. Dẫu sao đối với những người Mỹ thì những chuyến đi như thế vẫn chắc chắn được coi là đồng nghĩa với sự chết chóc và bắt bớ.

John nói, từ những thông tin riêng của mình và từ lý do về mặt tâm lý như đã nói trên, ông ta cho rằng điều này đã bị cường điệu hoá. Vũng Tàu là một nơi nằm ngoài Sài Gòn, mọi người đều muốn đến đây vào những ngày nghỉ cuối tuần vì ở đó có một bãi biển rất đẹp. Nhưng bãi đỗ trực thăng thì có hạn. Vì thế người Mỹ cảm thấy có sự phân vân giữa việc lái xe đến đó hay đi xe buýt, giống như người Việt Nam hoặc người Pháp, và sự miễn cưỡng của họ mà họ không muốn tự thừa nhận, là không muốn thực hiện bất cứ sự mạo hiểm nào.

John cho rằng suy nghĩ chung của người Mỹ là sẽ chẳng có gì nguy hiểm khi lái xe tới đó đã phản ánh cách giải quyết của họ đối với cuộc xung đột này mà không cảm thấy hèn nhát. John không muốn thừa nhận rằng Việt Cộng đã làm chủ các tuyến đường đi tới một trong các tỉnh trong địa bàn ông ta quản lý.

Bằng việc lái xe đến đó, ông ta hy vọng có thể làm cho viên tỉnh trưởng thấy xấu hổ phải tham gia tích cực hơn vào các hoạt động an ninh, điều này sẽ gây tiếng vang tốt và giúp cho an ninh của tỉnh được tốt hơn. Nhưng tôi cho rằng lý do lớn nhất của ông ta đi tới các tỉnh bằng xe ô tô là mong muốn được đến thăm mọi nơi trong 11 tỉnh ông ta phụ trách bằng xe ô tô. Trong bất cứ tình huống nào, ông ta cũng không từ bỏ mong muốn này. Như thường lệ, John vẫn lái xe. Ông ta đem theo mấy chiếc sandwich để ăn dọc đường. Trong chuyến đi này, có rất nhiều xe cộ chạy trên đường. Nhưng chỉ sau một giờ, chúng tôi đã gặp một dãy xe con, xe tải, xe buýt bị chặn lại, thành một hàng dài phía trước mặt. Vann quyết định xem có chuyện gì xảy ra. Giữa đường cao tốc và một cái rãnh nhỏ phía bên phải có khoảng đất chỉ vừa đủ chỗ cho ông ta có thể lách ra và lái xe thẳng lên phía trên đầu của dãy xe con đang bị chặn lại. Hoá ra nó dài cũng độ vài dặm. Trời nóng bức, nhiều lái xe và hành khách, gồm cả những người trên xe buýt đổ xuống, đang đứng cạnh xe của họ.

Những chiếc xe này bị chặn lại đã hơn 2 tiếng đồng hồ. Những đứa trẻ nhỏ từ đâu đến đang bán bỏng ngô và các túi đựng các quả dứa. Một số lái xe nói với chúng tôi, phía trước có một trạm kiểm soát quân sự.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng lên được phía đầu hàng, một binh sĩ Quân đội Việt Nam cộng hoà đã chặn chúng tôi lại. Một trung uý Quân đội Việt Nam cộng hoà tiến tới từ nơi một trung đội lính đang nằm dài trên cỏ và nói với chúng tôi, bằng tiếng Pháp, chúng tôi không thể đi xa hơn. Đang có khoảng 1.000 Việt Cộng đang vượt qua con đường phía trước mặt. Đó là một sự thông báo gây sốc có quá nhiều Việt Cộng. Tôi chưa từng được nghe là có nhiều Việt Cộng đến như vậy trong một cuộc hành quân. Tôi nghĩ chẳng có gì lạ khi họ nói con đường này không an toàn. Viên trung uý không biết khi nào con đường sẽ được thông. Anh ta rất lịch sự, nhưng quả quyết rằng chúng tôi sẽ phải chờ; chúng tôi không thể đi tiếp lúc này. Đó là sự khẳng định.

Tôi dịch cho John vì ông ta không nói được tiếng Pháp.

John nhìn về phía trung đội lính. Phần lớn binh lính đang nằm nghỉ, một số đang ăn, hoặc đang hút thuốc. Ông ta nheo mắt nhìn lên chiếc máy bay trinh sát đang lượn đi lượn lại một cách chậm chạp ở phía trên coa đường, cách khoảng một dặm về phía trước. Sau đó ông nói: "Chuyện vớ vẩn", và bắt đầu quay xe lại đường cao tốc, ngay trước những chiếc xe khác.

Viên trung uý nhìn một cách ngạc nhiên, sau đó tức giận. Anh ta chạy tới trước xe chúng tôi, hai tay dang ra chỉ về phía trước ra hiệu cho chúng tôi dừng lại. Anh ta nói tiếng Pháp, "Không được! Các ông không thể đi được! Đoạn này bị cấm hoàn toàn". John phẩy tay bảo anh ta tránh ra và lái xe tiến dần về phía trước.

Viên trung uý đứng sang một bên nhưng rút súng lục từ trong bao ra và chĩa vào chúng tôi. Anh ta dang rộng tay ra và nói tiếng Pháp nhanh hơn tới mức tôi không thể hiểu mặc dù tôi có nghe được ngữ điệu. Anh ta quát to bằng tiếng Việt Nam với một số binh lính và họ đã bắt đầu đứng dậy. Tôi hy vọng John dừng lại, nhưng ông ta quay lại nhìn viên trung uý đầy quả quyết khiến cho nòng súng của anh ta phải hướng lên trên - và quay đầu bỏ đi. Khi chúng tôi tăng tốc, tôi quay lại nhìn. Viên trung uý nhìn hai chúng tôi rất tức giận và cảnh báo một cách đầy đe doạ việc chúng tôi đang làm, và điều đó đã làm tôi lo lắng.

John lao xe đi thật nhanh. Chúng tôi có vũ khí trong xe, những John đã không để nó lên cửa sổ. Con đường thẳng tắp và các vùng quê hiện ra ở cả hai bên đường. Không có cây cối, không gì che khuất. Con đường này hoàn toàn đối nghịch với con đường rừng trên đường tới Hàm Tân. Nhưng chúng tôi không nhìn thấy một ai, không có dấu hiệu của Việt Cộng, không có quân đội Việt Nam cộng hoà, cũng không có chiếc xe nào khác. Suốt cả đoạn đường chỉ có mình chúng tôi.

Sau 10 đến 12 phút, tôi hỏi Vann tại sao ông ta chắc chắn rằng viên trung uý đã sai. Vann nói vì ông chẳng cảm thấy sự nguy hiểm nào cả. Điều gì đã làm cho Vann khẳng định như vậy? Vann nói: "Anh có nhìn thấy những binh lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà đang nằm trên bãi đất đó không? Họ sẽ không thể có tâm trạng nghỉ ngơi như thế nếu họ thực sự cho rằng có Việt Cộng ở cách một dặm về phía trước. Họ hoàn toàn không thể ở đó nếu có tình hình nguy cấp". Vann cũng không nghe thấy tiếng đạn pháo. Ông ta chỉ lên chiếc máy bay nhỏ đang bay trên đầu chúng tôi suốt dọc con đường và nói: "Hãy nhìn mà xem, nó đang bay thấp và chậm như thế nào. Nó không bị hoả lực dưới mặt đất bắn. Vì thế, không thể có một Việt Cộng nào dọc tuyến đường này và cả phía trước". Tuy nhiên, Vann vẫn lái xe nhanh qua các cánh đồng vắng vẻ. Trong vòng mấy phút, chúng tôi đã đến được chỗ dãy xe ô tô đi ngược chiều với chúng tôi. Nó trông như thể đoàn xe mà chúng tôi vừa bỏ lại phía sau. Có nhiều binh lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà trên đầu hàng xe. Trông họ rất hoảng hốt khi nhìn thấy chúng tôi. Khi thấy chúng tôi lái xe qua, tất cả các tài xế đang nằm dưới đường vội vã quay trở về xe và khởi động máy. John nói: "Họ gặp chúng ta, họ nghĩ đường đã thông. Tôi đoán là thế". Chúng tôi không thể nói để cho họ đi vì lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà chặn họ lại. Làn đường của chúng tôi rất vắng vẻ, nên đi rất thoải mái trong khi trên các làn đường khác những chiếc xe nối đuôi nhau bị chặn lại dài đến vài dặm.

Khi họ đã ở phía sau chúng tôi, tôi hỏi John: "Ông nghĩ gì về tất cả điều này? Viên trung uý đó hình như thực sự lo sợ về việc cứ lao lên phía trước của chúng ta".

John nói: "Anh ta lo lắng vì nếu chúng ta đi qua được thì, anh ta sẽ không có cớ gì để cho đám lính nằm quanh ở đó. Lẽ ra anh ta phải đi cùng với lính ra xem thực sự đã có chuyện gì xảy ra ở đó".

"Nhưng tại sao họ lại bắt xe cộ dừng lại sau đó? Điều gì đang diễn ra?"

John nói: "Ồ, có thể đã có thông báo một số Việt Cộng, có thể là một tiểu đội, đi qua đoạn đường này nhiều giờ trước đó".

"Anh ta nói là một nghìn cơ mà".

"Một cơ hội lớn để làm quan trọng hoá vấn đề ấy mà".

Như thường lệ, hoá ra John đã biết điều viên trung uý đang làm, mặc dù đã đi qua trạm kiểm soát được mấy phút mà tôi vẫn chưa an tâm lắm. Chúng tôi tới Vũng Tàu rất sớm để thảo luận, ăn tối với nhóm cố vấn và các đại diện của Cơ quan Phát triển quốc tế (AID) ở đó. Sáng hôm sau, John tới thăm tỉnh trưởng và chúc mừng ông ta vì tình hình của tỉnh đã an toàn hơn năm trước nhiều, khi mà chúng tôi không bao giờ nghĩ tới việc có thể lái xe tới đó như chúng tôi vừa làm. Viên tỉnh trưởng lắng nghe những góp ý của John về việc làm như thế nào để tình hình tốt hơn nữa trước khi ra tiễn chúng tôi về Sài Gòn.

Chú thích:

(72) David Halberstam viết vềVann: Halberstam, The Making ofa Quagmire, 147-49.

(73) Đây là những chúthích của tôi: Ellsberg, bảnghi nhớ cho cuốn ghiâm: Chuyện thăm tới mộttỉnh bất ổn, Hậu Nghĩa,tài liệu chưa xuất bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét