Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Nhân dịp 30/4: CÙNG NHÓM LẬT SỬ NGHE LẠI DIỄN VĂN TỪ CHỨC CỦA NGUYỄN VĂN THIỆU

Người Việt Nam, từ Nam chí Bắc, nếu là người bình thường thì không ai còn mơ hồ về cái tập đoàn đánh thuê Việt Nam Cộng hòa. Kẻ đầu lĩnh trong tập đoàn đánh thuê này là Nguyễn Văn Thiệu đã có một tuyên bố không thể rõ ràng hơn về thân phận đánh thuê của mình và đồng bọn: Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!

Nhân ngày lịch sử 30/4, chúng ta cùng nghe lại lời tuyên bố từ chức của Nguyễn Văn Thiệu để rõ hơn về thân phận đánh thuê của ông ta cùng đồng bọn.
Xem video clip:
Diễn văn từ chức của Nguyễn Văn Thiệu ngày 21.4.1975
  
************************

“Sự ngạc nhiên thú vị” trong diễn văn từ chức của Tổng thống VNCH



Lịch sử VN hiện đại – nếu chúng ta tính từ khoảng giữa thế kỷ hai mươi đến nay, nói chung ít có chuyện các nhà lãnh đạo cao cấp từ chức, huống chi một tổng thống. Có lẽ trường hợp của Trường Chinh, vào năm 1956, buộc phải từ chức Tổng bí thư Đảng Lao động VN do sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất là một thí dụ khá hiếm hoi.
Cách đây đúng 43 năm, ngày 21.4.1975, vào hồi 19h30, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã có một bài diễn văn từ chức tại dinh Độc Lập, trước sự hiện diện của đông đảo cử tọa gồm Phó Tổng thống, các Chủ tịch Thượng nghị viện, Hạ nghị viện, Tối cao Pháp viện, Thủ tướng Chính phủ, các nghị sỹ và dân biểu, nhân viên Chính phủ… Đúng ngày hôm đó, Xuân Lộc – "cánh cửa thép" bảo vệ Saigon đã bị mở toang, thành phố đầy lo sợ và những tiếng gầm của xe tăng, đại pháo của Quân Giải phóng đã vọng về dinh Độc Lập.
Diễn văn từ chức của Thiệu được ghi âm lại đầy đủ. Người ta đã phân tích rất nhiều về các khía cạnh của nó. “Sợi chỉ đỏ” xuyên suốt bài diễn văn là Thiệu kết tội sự bỏ rơi đồng minh của Hoa Kỳ, sự vô nhân đạo của Hoa Kỳ, sự thất hứa của Hoa Kỳ – một đại cường quốc. Đó chính là nguyên nhân trực tiếp, quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của Nam VN – theo quan điểm của Thiệu.
 Nguyễn Văn Thiệu chưng diện rất oách xà lách
Nghiên cứu kỹ bài diễn văn, có vẻ như đây là một bài nói chuyện trực tiếp, chứ không phải là một văn bản viết sẵn để đọc. Nghe băng ghi âm càng chứng tỏ điều đó. Song, có lẽ chỉ những người trực tiếp chứng kiến buổi lễ từ chức mới biết rõ sự thực. Cũng có tác giả có mặt trong buổi lễ viết là Thiệu “đọc” diễn văn từ chức. Dù sao, chúng ta vẫn thấy ngôn ngữ bài diễn văn là ngôn ngữ nói, không phải ngôn ngữ viết. Thêm nữa, kết cấu bài diễn văn đôi chỗ không chặt chẽ, nhảy từ vấn đề này qua vấn đề khác. Cho nên, chúng ta có thể tìm thấy không ít “sự ngạc nhiên thú vị” trong bài diễn văn từ chức của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tháng Tư năm 1975.
Gạt ra ngoài các vấn đề chính trị, nhìn tổng quát, bài diễn văn từ chức của Thiệu khá “hay”, khá hấp dẫn, sinh động, cuốn hút, có cá tính. Nó không trích dẫn các tác phẩm đông tây kim cổ, ngôn ngữ “bình dân” và đôi lúc, khá là “hài hước”. Nhưng, bài diễn văn cũng cho chúng ta thấy, Tổng thống VNCH có vẻ không phải là một nhà tuyên truyền xuất sắc. Về điểm này, chúng ta phải khâm phục các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đây, ông ta lập luận về sự viện trợ của Hoa Kỳ cho Nam VN một cách khá “lạ lùng”. Ông ta nói với Tổng thống Nixon, “tôi không đòi hỏi quý ông một sự viện trợ vô hạn định hai, ba chục năm…Ông chỉ cần giúp cho tôi 5 năm mà cho thật dồi dào, hay 3 năm cho thật dồi dào để cho tôi có cái đà để phát triển kinh tế rồi sau đó ông cúp luôn…Tôi có đưa ra một thí dụ nói chúng ta là một con bệnh mới đau dậy, nếu như mỗi ngày ông cho tôi một viên thuốc thì tôi chỉ đủ sức để không có bệnh, nhưng cũng không làm ăn gì được, không đứng dậy đi, không đứng dậy chạy, không có làm ăn sinh sống được. Nhưng bây giờ tôi là con bệnh mới đau dậy, ông giúp thuốc cho tôi nó mạnh lên, ông giúp thuốc tôi nhiều đi, mỗi ngày bảy tám thứ thuốc đi thì tôi tập thể thao, thì 4 năm hay 3 năm tôi sẽ trở thành một người mạnh. Khi trở thành người mạnh tôi đi làm ăn…tôi khỏi nhờ ông…”.
Nghe thật “ngạc nhiên thú vị” – ngôn ngữ của một Tổng thống sắp từ chức. Làm sao ông ta có thể quan niệm vấn đề viện trợ đơn giản đến thế. Tôi bỗng nhớ ông Mười Hương, phụ trách toàn bộ mạng lưới tình báo của Trung ương Cục miền Nam, bị chính quyền nhà Ngô bắt. Trong cuộc đấu khẩu với chính Ngô Đình Nhu – bộ não của chế độ, Mười Hương cho rằng, viện trợ Mỹ là cái thòng lọng, nó có hai mặt, rất nguy hiểm. Nếu các ông không nghe lời, khi cần, họ sẽ siết cái thòng lọng đó lại. Ngô Đình Nhu và cả Ngô Đình Diệm sau đó đều công nhận phân tích của Mười Hương là hoàn toàn chính xác.
Tổng thống VNCH lại có một sự so sánh đầy hình ảnh. Ông ta nói, ngay cả Hoa Kỳ với nửa triệu lính, binh hùng, tướng mạnh, xài gần 300 tỷ đô la trong 6 năm trời, nhưng không thể thắng ở VN, đành tìm một lối thoát danh dự, thì với quân đội Nam VN, “súng thiếu, đạn thiếu, thuốc thiếu, xăng thiếu, máy bay thiếu, không có B52, lại bảo tôi làm cái chuyện đội đá vá trời thì có khác gì mấy ông cho tôi 3 mỹ kim và bảo, hãy đi máy bay hạng nhất. Họ không biết rằng thuê một phòng ngủ một ngày đã 30 mỹ kim. Không làm được, phi lý”.
Về vấn đề này, tướng Võ Nguyên Giáp bình luận, đại ý, thói quen ăn chơi xen cả vào khẩu khí của bài diễn văn! (Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng). Hơn thế, có lúc, ông ta gọi người Mỹ là “quan thầy của chúng ta”. Không bao giờ Việt Nam DCCH gọi Nga Xô hay Trung Cộng là “quan thầy” của họ cả! Rõ ràng, với cách ví von như vậy, Thiệu không phải là người xuất sắc trong tuyên truyền.
Chúng ta tiếp tục với những “sự ngạc nhiên thú vị” khác của bài diễn văn. Thiệu nói về nguyên nhân ông ta từ chức cũng thật độc đáo. “…Cái sự ra đi của tôi chỉ là một hạt cát đối với một bãi sa mạc, hy sinh rất đáng, một cái ghế Tổng thống mà đổi lại viện trợ dồi dào đầy đủ cho nhân dân miền Nam, chiến đấu bảo vệ đất nước, rồi để thương thuyết có một giải pháp bảo đảm được miền Nam tự do dân chủ không bị cộng sản đô hộ thì, cái đó tôi xin chắp tay cả nón tôi lạy (dùng từ “hay”!), lạy…cả người Mỹ”. Liệu có “sự ngạc nhiên thú vị” nào hơn?!
Phát biểu của Thiệu càng có tính tiên tri, vì thực tế người Mỹ đã không trở lại Nam VN nữa, họ nhất quyết rút ra khỏi Nam VN. Việt Nam DCCH đã nhận định hết sức sáng suốt, “cho kẹo Mỹ cũng không dám vào nữa” (Phạm Văn Đồng). Sau bao nhiêu năm “tìm và diệt” quân giải phóng rất khó khăn, thế mà bây giờ họ ngang nhiên hành quân trên Quốc lộ với xe tăng, đại pháo, đội hình bộc lộ hoàn toàn thì người Mỹ lại rút ra mất rồi và VNCH đành bó tay vô kế khả thi.
Thiệu tiếp tục kết tội sự thất hứa của Mỹ. “Người Mỹ đánh giặc không đánh được đặt ra một chương trình VN hóa, chúng ta chấp nhận. Rồi cũng không VN hóa. VN hóa rồi hứa rằng cộng sản xâm lăng và tái xâm lăng thì sẽ phản ứng, cũng không phản ứng, thì chỉ còn có một cái chuyện tối thiểu đưa đồ (lại dùng từ “hay”!) cho người ta đánh mà không đưa thì thử hỏi đó là cái gì?”. Ngôn ngữ của Tổng thống VNCH không thể đơn giản hơn được nữa!
“Sự ngạc nhiên thú vị” của bài diễn văn không dừng lại ở đó.
Như thường lệ, Thiệu nói về “thằng cộng sản” rất ấn tượng. “Thằng cộng sản năm 68 đánh không được thì đàm rồi 72 đánh không được thì đàm và bây giờ cộng sản nghĩ rằng còn quân Mỹ ở đây thì cộng sản không thể nào thắng, thay bằng ký cái Hiệp định Pari, Mỹ đi về, còn thằng miền Nam ta sẽ làm thịt nó”. “Mấy ông không giúp đỡ cho tôi mà thằng cộng sản nó được giúp đỡ 10 lần nhiều hơn”…
Và Quân Giải phóng đã đánh một số căn cứ, quận lỵ từ nhỏ đến lớn để đo lường sự phản ứng của Mỹ. Mỹ nín thinh, không có phản ứng gì. Thiệu lớn tiếng hỏi: “thái độ đó làm sao không khuyến khích thằng xâm lăng, mà thằng xâm lăng đó ngày một mạnh mẽ…mà chúng ta ngày càng suy yếu…cộng sản lại được những đồng chí bố con (lại dùng từ “hay” nữa!) giúp đỡ cho ngày một mạnh mà Mỹ không dám động đến lông chân thằng cộng sản ở Bắc Việt hoặc kể cả miền Nam”.
Và ông ta thêm: “chúng ta có trách nhiệm, thằng cộng sản không có trách nhiệm”.
“Sự ngạc nhiên thú vị” trong bài diễn văn từ chức của Tổng thống VNCH còn nhiều, song tôi xin tạm dừng ở đây và chúng ta sẽ trở lại chủ đề này trong một dịp khác.
Lê Mai
==========

Mời xem bài liên quan:
23. Gửi nhóm lật sử: MỘT VỊ TƯỚNG VIỆT NAM TIẾT LỘ SỰ THẬT VỀ CÁI GỌI LÀ “HẢI CHIẾN HOÀNG SA” 1974
25. Chống lật sử: HÃY GIỮ VỮNG Ý CHÍ CHIẾN ĐẤU…
26. Bằng chứng không thể chối cãi: NGUYỄN PHƯƠNG HÙNG CHƯA BAO GIỜ TỪ BỎ GIẤC MƠ PHỤC DỰNG CỜ VÀNG BA QUE!
32. Gửi nhóm lật sử: Không thể xuyên tạc giá trị lịch sử của Chiến thắng 30/4/1975
33. Gửi nhóm lật sử: Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?

Về ông Trần Công Trục:

15 nhận xét:

  1. Lời chú "tổng" Sáu Thẹo:

    "Người Mỹ đánh giặc ở đây, không được, đi về, đặt ra cái chương trình VIỆT NAM HÓA, rồi cũng "hổng" VIỆT NAM HÓA".

    Đâu còn gì rõ ràng hơn nữa! Buồn cười nhiều thằng ngụy già với con chiên giáo dân cuồng tín từng phục vụ cho Mỹ trước 1975 đến nay vẫn còn thù hận hèn nhát không dám tiếp nhận sự thật.

    Tất nhiên đây chỉ là bộ phận thù hận ngu dốt thôi. Nhiều cựu sĩ quan Sài Gòn và lính cộng hòa cũ vì thời thế mà bị bắt lính đi phục vụ trong hàng ngũ QĐSG sau khi định cư ở ngoại quốc qua 1 thời gian dài lắng đọng thì nhiều người cũng đã hiểu đúng về kháng chiến chống Mỹ. Nhân sĩ Võ Đông Cung là nhà nghiên cứu độc lập có tên tuổi ở Mỹ đang về thăm quê hương nhân dịp kỷ niệm 30/4 giải phóng miền Nam, tránh ngày "quốc hận" ở Mỹ, ăn mừng ngày giải phóng ở quê hương Việt Nam. Cụ Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, Trần Văn Chánh, Đinh Viết Tứ, Phùng Tuệ Châu, nhiều người nữa. Nguyễn Phương Hùng (Nguyễn Dê Cụ) thì lúc nói thế này khi nói thế khác, khó tin tưởng. Thằng Vũ Hoàng Lân là con cháu ngụy là 1 thằng ngụy con ngoan cố, đáng phỉ nhổ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Sáu Thẹo" --> Tổng thống đệ II VNCH Nguyễn Văn Thiệu
      "Ngụy" --> Chính danh VNCH (Sử VN toàn tập)
      "giải phóng miền Nam"?? --> 20 năm NỘI CHIẾN từng ngày (Trịnh Công Sơn)
      "thằng Vũ Hoàng Lân" --> ông/bác Vũ Hoàng Lân

      @Mẹ Maria: bạn tập ăn nói tôn trọng pháp luật, đúng lịch sử. Nếu vẫn cố tình xúc phạm Chính danh VNCH là "Ngụy này, ngụy nọ" thì sẽ bị khởi tố và phạt tù 1-3 năm. Thân mến!

      Xóa
  2. Bài viết này của Lê Mai có mùi lều báo và Wiki và BBC. Đọc bực mình! Bất kể bọn nào gọi ngụy là "VNCH" đồng thời với gọi quân và dân 2 miền VN chống xâm lược là "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" và "quân Giải Phóng", tức là mang tư tưởng Wiki "gọi đúng tên" các phía theo kiểu "khách quan đểu" như BBC thì đây là loại cần để ý. Bác bài viết trên Tuổi Trẻ, Lao Động các thứ rất hay có trò này.

    Khi đọc các bài viết về kháng chiến chống Mỹ ở các báo truyền thống như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, ta thấy tư tưởng về lịch sử rõ ràng hơn nhiều, đọc đỡ phản cảm hơn nhiều. Những bài viết giọng văn thế này ngày nay hay thấy ở nhiều ở các lều báo hay bị chửi.

    Trả lờiXóa
  3. "Thắng Mỹ" ư? ĐỪNG ẢO TƯỞNG

    Thắng Mỹ ư? Hai anh em cầm súng ngoại bang đánh nhau, sao lại nói là thắng Mỹ?

    Giải phóng miền Nam ư? Sao một nửa trong số người được giải phóng lại không vui mừng chào đón?

    Độc lập ư? Sao không nhìn bóng dáng Tàu cộng trong toàn bộ đời sống kinh tế xã hội mà suy ngẫm lại?

    Tự do ư? Sao trong các nhà tù vẫn còn đầy những người bất đồng chính kiến?

    Hạnh phúc ư? Sao mấy triệu con dân xứ Đông Lào phải nhao ra ngoài kiếm đường mưu sinh, mấy trăm ngàn người bỏ mình trên biển?

    Thống nhất ư? Đã có thời kỳ nào trong lịch sử dân tộc, lòng người Việt ly tán như mấy chục năm qua?

    Hòa giải ư? Sao không nhìn cách mà người Mỹ đối xử với nhau sau cuộc nội chiến 1861-1865 để hành xử với những người anh em của mình phía bên kia?

    Đừng ảo tưởng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thắng Mỹ nên Mỹ chỉ thừa nhận là Mỹ thất bại trong chiến tranh Việt Nam thôi.

      Xóa
    2. "Chỉ có kẻ NGU mới dám chống lại Mỹ" (TT Lý Quang Diệu)

      Xóa
  4. HÃY HỌC HỎI CÁCH DÂN TỘC MỸ KẾT THÚC NỘI CHIẾN

    Cách đây đúng 150 năm, Tướng Robert E Lee của quân đội miền Nam đầu hàng Tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc, đánh dấu kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã làm hơn 7 trăm ngàn người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.

    Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận.

    Đã có những lời khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần. Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:

      1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.

      2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.

      3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.

      Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.

      Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.

      Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chủng Quốc vững vàng của chúng ta.”

      Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng.

      Xóa
  5. 30.4 phải là Ngày Hòa Giải, Đoàn Kết dân tộc

    1. Lấy tên gọi chính thức là ngày thống nhất và cũng là ngày đại đoàn kết toàn dân.

    2. Không tổ chức kỷ niệm tưng bừng chiến thắng mà tổ chức các lễ tưởng niệm những nạn nhân của chiến tranh trên khắp đất nước, thắp hương tưởng nhớ những người lính tại các nghĩa trang cả 2 phía.

    3. Thăm hỏi, động viên những người già cô đơn, thương, bệnh binh, những người chịu mất mát do chiến tranh trên toàn quốc bất kể họ ở phía nào của cuộc chiến.

    4. Tổ chức tìm kiếm và quy tập hài cốt những người lính đang bị mất tích không phân biệt họ thuộc phía nào.

    5. Dựng tượng đài “Hoà Bình” tại HN và SG để nhắc nhở các thế hệ sau biết nâng cao tri thức để tránh được chiến tranh.

    Đây là những việc nếu không làm ngay thì sẽ muộn.

    Hoà giải và hoà hợp dân tộc để chứng minh rằng người Việt Nam bao dung và nhân văn, từ đó tạo ra đoàn kết để đưa đất nước đi lên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cựu Chiến binhlúc 08:22 1 tháng 5, 2018

      Nặc danh21:24 30 tháng 4, 2018
      HÃY HỌC HỎI CÁCH DÂN TỘC MỸ KẾT THÚC NỘI CHIẾN
      Nặc danh21:28 30 tháng 4, 2018
      30.4 phải là Ngày Hòa Giải, Đoàn Kết dân tộc
      ----
      Luận điệu cũ rích của đám cờ vàng ba que.

      Xóa
    2. "ba que" --> Quốc kỳ VNCH, Long Tinh Kỳ nhà Nguyễn
      "đám cờ vàng" --> đồng bào ruột thịt tị nạn Việt Cộng

      @Cựu Chiến binh: thế hóa ra bạn Việt Cộng vẫn khư khư ôm thù nuốt hận không chịu Hòa hợp hòa giải dân tộc à? Thân mến!

      Xóa
  6. Bảo Đại quốc trưởng "Quốc Gia Việt Nam" than thở : "Cái được của giải pháp Bảo Đại hoá ra là giải pháp của người Pháp". Tưc là giải pháp mà người Pháp đẻ ra cái "Quốc Gia Việt Nam" và đưa Bảo Đại lên làm Quốc trưởng mà thực ra chỉ là làm vì, làm con bù nhìn để cho Pháp sai khiến, đến nỗi Ngô Đình Diệm cũng phải kêu lên rằng "Bảo Đại chẳng là gì mà chỉ là công cụ trong tay người Pháp".

    Đến lượt Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa lên làm tổng thống VNCH do Mỹ lập ra thân phận của Ngô Đình Diệm cũng không hơn, bi Mỹ đè nén quá mức nên Ngô Đình Diệm đã phải thốt nên rằng "Thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ"

    Còn Nguyễn Văn Thiệu thì "Hoa Kỳ không viện trợ cho chúng tôi nũa thì chúng tôi sẽ rời khỏ dinh Độc Lập" và Nguyễn Văn Thiệu đã đu càng máy bay đi thật.

    Mỹ thì cho Ngô Đình Diệm lật ngôi Bảo Đại rồi lại thảm sát không chỉ Diệm mà cả anh em Diệm cho tiệt nọc.
    Thiệu thì Mỹ coi như con chó, "không để cái đuôi con chó phản lại cái đầu con chó".

    Ba Quốc Trưởng, Tổng thống từ Bảo Đại, Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu kéo dài suốt một thời gia lịch sử 30 năm liên tục từ 1945-1975 làm tay sai cho Pháp và Mỹ đêu có chung một kết cục rất thảm bai

    Thế mới biết kiếp làm tay sai nó nhục là vậy. Bản thân quốc trưởng, tổng thống còn nhục vậy thì cái "quốc gia" mà họ đứng đầu sao có thể hơn đước họ.


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huệ08:51 1 tháng 5, 2018

      Mỹ thì cho Ngô Đình Diệm lật ngôi Bảo Đại rồi lại thảm sát không chỉ Diệm mà cả anh em Diệm cho tiệt nọc.
      ----------------------------------------
      @Huệ: Tinh thần Ngô Đình Diệm muốn Quốc gia VNCH tự cường trước đế quốc Mỹ rất đáng ngợi khen như khí tiết bất khuất của Trần Bình Trọng trước giặc Tàu: "Ta thà làm ma nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc". Chính vì lòng quả cảm sẵn sàng hy sinh cho đất nước như thế nên Trần Bình Trọng và chí sĩ Ngô Đình Diệm đều được lưu danh thơm phức cho hậu thế.

      Hồ Chủ Tịch kính yêu cũng đã từng khen ngợi lòng yêu nước nồng nàn của Ngô chí sĩ: "Tôi và chí sĩ Ngô Đình Diệm đều là những người yêu nước nồng nàn, tuy rằng mỗi người yêu nước theo cách riêng của mình". Các bạn Việt Cộng đều tự hào là con cháu của thế hệ Hồ Chí Minh thì càng phải biết nghe theo lời của Người để tỏ lòng kính trọng chí sĩ Ngô Đình Diệm mới là hợp lẽ phải, các bạn ạ. Thân mến!

      Xóa
  7. Huệ08:51 1 tháng 5, 2018

    Thiệu thì Mỹ coi như con chó, "không để cái đuôi con chó phản lại cái đầu con chó".
    ..................................................
    Tôi tình cờ mới biết trang này , tôi cũng không bênh ông Thiệu nhưng tôi không đồng ý với cái cách mà các bạn Cộng Sản miệt thị ông ấy.
    Khách quan mà nói thì các bạn Cộng Sản phải mang ơn ông Thiệu vì ông ấy đã để lại cho các bạn 16 tấn vàng ròng 4 số 9 . Các bạn Cộng Sản chưa từng có lời cám ơn ông Thiệu vì nghĩa cử cao đẹp mà ông ấy đã giành cho dân tộc và đất nước VN . Chưa kể là các bạn Cộng Sản vì muốn đút túi riêng 16 tấn vàng nên đã đổ tiếng xấu cho ông Thiệu là ông ấy đã mang ra nước ngoài.

    Nhận ơn của người mà không biết báo đáp là mang tiếng vong ơn. Đổ tiếng xấu cho người mà không biết xin lỗi là mang tiếng thiếu giáo dục.Các bạn Cộng Sản vẫn còn nợ ông Thiệu một lời cám ơn và một lời xin lỗi đó . Chê trách VNCH thì hãy nhìn lại tư cách Cộng Sản của mình trước đã. Trân trọng!

    Trả lờiXóa
  8. Nội chiến ở Mỹ đó chỉ là trong nội bộ nước Mỹ, không có sự can thiệp từ bên ngoài.
    Sau nội chiến các cán binh của bên liên minh miền Nam thua cuộc cũng phải đi cải tạo từ 3-6 năm, quân liên minh phía Bắc còn dùng bạo lực trừng trị những ai chống lại liên bang. Những tử sỹ liên ninh miền Nam thua trận cũng phải tự mình lo, liên bang không làm và cũng không cấm.

    Ở Việt Nam không phải là nội chiến mà là chiến tranh chống xâm lược, kẻ thù chính là Mỹ, VNCH chỉ là tay sai cho Mỹ. Nếu nói là nội chiến thì giải thích thế nào được sự có mặt của hơn nứa triệu lính Mỹ và hàng trăm ngàn quân chư hầu khác của Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam .

    Gọi là giải phóng miền nam là giải phóng miền Nam thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ theo chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ, đó chính là âm mưu Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ, Mỹ rút về nước nhưng vẫn viện trợ cho VNCH và điều khiển cuộc chiến tranh. Giải phóng miền Nam mang ý nghĩa là giải phóng nhán dân miền Nam thoát khỏi sự đô hộ của Mỹ theo chủ nghĩa thực dân kiểu mới, không mang nghĩa hẹp là giải phóng thoát khỏi sự cai trị của chế độ Sài Gòn.

    Ngày 30/4/1975 là ngày kết thúc chiến tranh kiểu mới của Mỹ ở Việt Nam, là ngày Việt Nam thắng cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành chứ không phải chỉ là thắng nguỵ.

    Ngày 30/4/1975 là ngày thắng lợi của cuộc "Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" phạm vi và ý nghĩa của nó lớn hơn, mang tầm quốc tế, thời đại chứ không phải chỉ nhỏ hẹp trong phạm vi thắng nguỵ, phạm vi nội bộ quốc gia.

    Sau 30/4/1975 nhân dân hai miền Nam - Bắc đã hoà hợp, cùng chung một bản Hiến Pháp, mọi người bình đẳng trước pháp luật, không có phân biệt chính trị, xã hội. Kiều bào ở nước ngoài đã có nghị quyết 36 của Bộ chính trị và những chính sách của nhà nước trên tinh thần hoà hợp dân tộc, không có sự kỳ thị về quá khứ, tôn trọng như người dân trong nước

    Với những người chống công cực đoan thì mục đích của họ là chống cộng sản, đòi xoá bỏ cộng sản chứ họ không cần đến hoà hợp đan tộc, đó chỉ là chiêu bài chống phá của họ mà thôi, vì vậy không thể thoả hiệp với họ. 96 triệu dân không thể phải đi thoả hiệp với một nhúm người chỉ nhằm mục đích phá hoại.

    Kỷ niêm trọng thể ngày 30/4 hàng năm là kỷ niệm ngày chiến thắng chiến tranh xâm lược của dân tộc Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử thời đại, không chỉ với dân tộc Việt Nam mà còn với thế giới, do đó không vì sự mặc cảm
    chiến bại mà né tránh . Cả hai bên thắng cũng như thua nên lấy niềm tự hào dân tộc làm đầu. Đều tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam mình.

    Trả lờiXóa