Chiến
thắng 30.4.1975, là một sự kiện trọng đại có tầm ảnh hưởng quốc tế to lớn và
tính thời đại sâu sắc trong thế kỷ XX, đó là thắng lợi của chính nghĩa trước bạo
lực, cường quyền; là biểu tượng sáng ngời về ý chí bất khuất, khát vọng hòa
bình, tự do của dân tộc Việt Nam cũng như nhân loại tiến bộ không thế lực thù địch
nào có thể xuyên tạc.
1,
Chiến thắng 30 – 4, giá trị lịch sử trường tồn mãi với thời gian. Chiến thắng
30 – 4 đã qua đi 43 năm, nhưng ý nghĩa, giá trị to lớn của nó vẫn trường tồn
mãi với thời gian, nhất là đối với các dân tộc đã và đang nỗ lực đấu tranh vì sự
tiến bộ, văn minh, hạnh phúc. Ca ngợi, đánh giá tích cực đối với sự kiện này,
luôn là chiều hướng chủ đạo, được thế giới quan tâm, thừa nhận trong suốt những
năm qua. Chúng ta đều biết, lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận nhiều chiến
công hiển hách, đã từng đánh bại nhiều đội quân xâm lược hùng mạnh, nhưng chưa
bao giờ dân tộc ta lại phải đương đầu với đội quân xâm lược hơn hẳn ta về nhiều
phương diện như đế quốc Mỹ. Vì vậy, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ xâm lược thực sự là cuộc đối đầu về ý chí, bản lĩnh và trí tuệ của Đảng,
nhân dân, quân đội Việt Nam. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của nhân dân Việt Nam là một trong những mốc son vĩ đại của nhân dân Việt Nam
trong thế kỷ XX, bản thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân dân trong thời
đại Hồ Chí Minh, được bè bạn quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, xem đó như một biểu
tượng của tinh thần quả cảm, không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược.
Vì sao họ cố tình xuyên tạc ý nghĩa Chiến thắng 30/4/1975?
2,
Sự thất bại của Đế quốc Mỹ ở Việt Nam là một tất yếu không thể tránh khỏi. Thực
tế, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do Mỹ khởi xướng có sự tiếp tay của ngụy
quân, ngụy quyền Sài Gòn đã thất bại thảm hại vào 30 – 4 – 1975 là một tất yếu
không tránh khỏi. Nguyên nhân cơ bản, sâu xa nhất dẫn tới thất bại, trước hết,
đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, vô cùng tàn bạo. Từ lâu, Mỹ đã coi miền
Nam Việt Nam là địa bàn chiến lược, để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản
tại Đông Nam Á. Họ cần có một chính phủ chống Cộng, biết nghe lời và phục vụ đắc
lực cho mưu đồ bá chủ thế giới. Thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa
bình ở Việt Nam và Đông Dương, trong khi Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cố
gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình, thì ngay từ đầu, Mỹ và chế độ Ngô Đình
Diệm, sau đó là chế độ Nguyễn Văn Thiệu đã rắp tâm tìm mọi cách chia cắt, phá
hoại công cuộc hòa bình, thống nhất đất nước. Các yêu cầu đàm phán, tiến tới Tổng
tuyển cử, thống nhất hai miền Nam – Bắc liên tiếp được Chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hòa đưa ra nhưng đều bị từ chối. Thay vào đó, các chiến dịch lê máy
chém khắp miền Nam, đàn áp khốc liệt những người kháng chiến cũ, những đảng
viên Cộng sản, những ai mong muốn thống nhất đất nước. Tiếp đó, các chiến lược:
“Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh tàn
phá miền Nam, tiêu diệt phong trào đấu tranh của quần chúng, nhằm thực hiện mưu
đồ áp đặt cai trị của chúng.
Đã
từng phải chịu đựng những thử thách, hy sinh bởi chiến tranh, chia rẽ vùng miền
và sự thống trị của ngoại bang, nên hơn ai hết, người dân Việt Nam thấu hiểu
giá trị của hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Nhân dân và Chính phủ Việt
Nam đã tranh thủ mọi thời cơ để gìn giữ, bảo vệ những giá trị đó, nhưng Mỹ và
ngụy quyền Sài Gòn đã chà đạp, phá hoại những nguyện vọng thiêng liêng chính
đáng của nhân dân Việt Nam, buộc chúng ta không còn lựa chọn nào khác là phải
tiếp tục chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trải qua hơn 20
năm, vượt qua vô vàn gian khổ, hy sinh, dân tộc Việt Nam đã chiến thắng một đế
quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng hậu hàng đầu thế giới.
3,
Lịch sử là thước đo chân lý và bác bỏ mọi sự xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, đã được bè bạn
quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, vậy mà vẫn còn những tiếng nói lạc lõng cố tình
phủ nhận sự thật lịch sử với động cơ, mục đích đen tối, định kiến, thù địch.
Tìm cách đổi trắng thay đen giữa kẻ đi xâm lược đã từng gây vô vàn tội ác cho
dân tộc Việt Nam với những người đã không tiếc máu xương hy sinh vì hoà bình, độc
lập, tự do và thống nhất đất nước. Chiến tranh đã lùi xa, sự phân định giữa
chính nghĩa và phi nghĩa, giữa chiến thắng và thất bại đã rõ ràng cả thế giới
đã ghi nhận. Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của
nhiều quốc gia; trong đó, có cả các quốc gia từng trực tiếp tham gia chiến
tranh xâm lược Việt Nam, nay cùng hợp tác, phát triển. Thế nhưng, vẫn còn một số
người, mỗi khi đến dịp 30 – 4, họ lại tìm cách khuấy lên sự thù hận với các lý
lẽ, luận điệu phi lý, ngụy biện, sống sượng xung quanh vấn đề tính chất của cuộc
chiến tranh. Sự can thiệp trắng trợn, vô nhân đạo của đế quốc Mỹ vào chủ quyền
của dân tộc Việt Nam được họ coi là một hành động để bảo vệ nền dân chủ. Những
người theo chân Đế quốc Mỹ phản bội Tổ quốc, tàn sát đồng bào mình lại được họ
coi là một sự lựa chọn đúng, là một lý tưởng cao đẹp (Mời xem bài BÁO NHÂN DÂN LÊN TIẾNG VỀ
QUAN ĐIỂM XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA ÔNG NGUYỄN THANH SƠN). Họ cố tình đặt điều, lấp
liếm cho hành động xâm lược, rằng: miền Bắc xâm lược miền Nam hay cuộc chiến
tranh ở Việt Nam từ 1954 đến 1975 chỉ là nội chiến. Có người còn cho rằng:
không cần phải phát động chiến tranh, không cần phải hy sinh xương máu đồng bào
một cách vô nghĩa, đến một lúc nào đó thực dân đế quốc tự phải trả lại chủ quyền
đất nước, v.v.. Thật là xằng bậy! Sự ngụy biện tùy tiện, đổi trắng thay đen diễn
ra ở một số người tự xưng là “có tâm với nước, với dân”, thật là đê tiện, không
biết hổ thẹn. Tuy nhiên, chân lý chỉ có một, lịch sử và sự kiểm nghiệm lịch sử
là thước đo chân lý chuẩn xác, bác bỏ mọi xuyên tạc sai sự thật.
Hạnh Ngân
--------------------
--------------------
Mời xem bài liên quan:
3. SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG THỂ TÔ HỒNG, KHÔNG THỂ BÔI ĐEN
4. TRAO ĐỔI VỚI GS PHAN HUY LÊ VỀ LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN
4. TRAO ĐỔI VỚI GS PHAN HUY LÊ VỀ LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN
5.
Bài gây bão mạng: TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN YÊU CẦU KIỂM
TRA, XỬ LÝ BỘ SÁCH LỊCH SỬ DO GS PHAN HUY LÊ LÀM TỔNG CHỦ BIÊN
6.QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ "THỪA NHẬN VNCH ĐỂ ĐÒI HOÀNG SA" NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LÝ QUỐC TẾ...
6.QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ "THỪA NHẬN VNCH ĐỂ ĐÒI HOÀNG SA" NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LÝ QUỐC TẾ...
12. ANH TRAI ÔNG PHAN HUY LÊ- THỦ TƯỚNG VNCH PHAN HUY QUÁT ĐÃ
“RA THÔNG CÁO” MỜI QUÂN ĐỘI MỸ VÀO MIỀN NAM NHƯ THẾ NÀO?
13. TÂM NGUYỆN CUỐI CÙNG CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN ĐÌNH QUÂN GỬI NHỮNG NGƯỜI VIẾT SỬ...
14. THÌ RA, DẤU HIỆU TRỞ CỜ CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ ĐÃ BỊ PHÁT HIỆN TỪ LÂU
13. TÂM NGUYỆN CUỐI CÙNG CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN ĐÌNH QUÂN GỬI NHỮNG NGƯỜI VIẾT SỬ...
14. THÌ RA, DẤU HIỆU TRỞ CỜ CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ ĐÃ BỊ PHÁT HIỆN TỪ LÂU
20. NGUYÊN VĂN PHÁT BIỂU CỦA HỒ
CHỦ TỊCH TẠI MÍT TINH, DUYỆT BINH ĐẦU TIÊN CỦA QĐNDVN (NGÀY 1/1/1955)
23.
Gửi nhóm lật sử: MỘT VỊ TƯỚNG VIỆT
NAM TIẾT LỘ SỰ THẬT VỀ CÁI GỌI LÀ “HẢI CHIẾN HOÀNG SA” 1974
24. LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ
NHÀ NƯỚC CHƯA BAO GIỜ BỎ CHỮ "NGỤY"
25. VỀ BỘ SỬ 15 TẬP- CHÍNH BÁC TRẦN NHẬT QUANG MỚI LÀ NGƯỜI “SUY DIỄN NGÂY THƠ VÀ TÁN BỪA BÃI”!
24. “NHÀ BÁO” NGUYỄN PHƯƠNG HÙNG DÁM BỊA ĐẶT LỜI TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN
25. VỀ BỘ SỬ 15 TẬP- CHÍNH BÁC TRẦN NHẬT QUANG MỚI LÀ NGƯỜI “SUY DIỄN NGÂY THƠ VÀ TÁN BỪA BÃI”!
24. “NHÀ BÁO” NGUYỄN PHƯƠNG HÙNG DÁM BỊA ĐẶT LỜI TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN
25. Chống lật sử: HÃY GIỮ VỮNG Ý CHÍ CHIẾN ĐẤU…
26. Bằng chứng
không thể chối cãi: NGUYỄN PHƯƠNG HÙNG CHƯA BAO GIỜ TỪ BỎ GIẤC MƠ PHỤC DỰNG CỜ
VÀNG BA QUE!
Về ông Trần
Công Trục:
1. TOÀN VĂN HIỆP ĐỊNH GENÈVE
2.Về Công hàm Phạm Văn Đồng: ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC, ÔNG TRẦN DUY HẢI XUYÊN TẠC HIỆP ĐỊNH GENÈVE...
2.Về Công hàm Phạm Văn Đồng: ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC, ÔNG TRẦN DUY HẢI XUYÊN TẠC HIỆP ĐỊNH GENÈVE...
Hoa Kỳ không phải là đế quốc xâm lược Việt Nam
Trả lờiXóaĐảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên truyền rằng Hoa Kỳ là đế quốc xâm lược Việt Nam nên họ phải “chống Mỹ cứu nước”. Thế nhưng không có một lãnh tụ nào của Cộng sản Việt Nam đưa ra được những chứng cớ xác đáng để chứng minh lý lẽ này ngoại trừ những lời kết tội lính Mỹ giết dân ở Mỹ Lai, dội bom, rải chất độc da cam.
Để chứng minh Hoa Kỳ là đế quốc xâm lược, ông Nguyễn Hòa, trong bài viết có tựa "Gọi tên cuộc chiến hay xuyên tạc sự thật?” , viết:
“…Tham gia vào cuộc chiến với sự có mặt lúc cao nhất tới hơn nửa triệu quân nhân, với pháo tầm xa 175 ly và xe tăng M41, xe lội nước M113..., với hàng ngàn chiếc máy bay từ F4 -con ma, F105-thần sấm đến F111, pháo đài bay B52... Nhìn chung, sự huy động đến mức tối đa sức mạnh của quân đội Mỹ lúc bấy giờ vào chiến trường miền nam kết hợp với các cuộc ném bom rải thảm với cuồng vọng đẩy miền bắc vào "thời kỳ đồ đá"...
…Sự có mặt của người Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975 thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ðế quốc Mỹ đã không "ủy nhiệm" cho ai cả, chúng trực tiếp nhập cuộc. Bom Mỹ từ máy bay Mỹ, do người Mỹ lái đã giội xuống hầu hết các phố phường, làng mạc, trường học Việt Nam(?)... Xe tăng Mỹ, do người Mỹ lái, đã cày nát không biết bao nhiêu cánh đồng và thôn xóm Việt Nam... Rồi nữa là con số gần sáu vạn quân nhân Mỹ chết trận cùng những sự kiện như Mỹ Lai…
…Bom Mỹ giết chết hàng trăm y sinh của Bệnh viện Yên Bái năm 1965, đã có mặt ở Hà Nội trong trận quyết chiến "Ðiện Biên Phủ trên không" năm 1972”
Những điều ông Nguyễn Hòa nêu trên có lẽ đã thuyết phục nhiều người dân Việt Nam hiền hòa, chân chất, thiếu thông tin, nhất là dân miền quê tin vào lời tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rằng Mỹ là đế quốc xâm lược.
Thực ra Hoa Kỳ không “huy động đến mức tối đa sức mạnh của quân đội”, không hề “giội bom xuống hầu hết các phố phường, làng mạc, trường học Việt Nam”. Hoa Kỳ giội bom miền Bắc chỉ để làm áp lực buộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trở lại bàn đàm phán; số thương vong cao chỉ chứng tỏ mức độ ác liệt của chiến tranh; ở Mỹ Lai, lính Mỹ đã cố tình giết hàng trăm dân thường. Nhưng vụ thảm sát ấy không phải là chứng cớ Hoa Kỳ xâm lược. Đó là tội ác chiến tranh. Số nạn nhân của “sự kiện Mỹ Lai” có cao; tuy nhiên về bản chất không khác nạn nhân của CSVN trong vụ nhà hàng Mỹ Cảnh, vụ pháo kích vào khu triển lãm vũ khí trước Tòa đô chánh Sài Gòn. Đó là tội ác chiến tranh. (Thực ra có khác: tội ác của lính Mỹ ở Mỹ Lai đã bị chính quân nhân Mỹ tố cáo và trung úy William Calley - kẻ chịu trách nhiệm đã bị mang ra tòa; còn thủ phạm gây ra vụ nổ bom kép ở nhà hàng Mỹ Cảnh lại được vinh danh!)
XóaVề thường dân chết trong các cuộc giội bom của Hoa Kỳ ở Hà Nội: Hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới đều có bom rơi, đạn lạc; các bên tham chiến đều ít nhiều gây thương vong cho dân thường, kể cả phía CSVN (như pháo kích nhầm vào trường Tiểu học Cai Lậy).
Ông Nguyễn Hòa quên không nêu lên việc quân đội Mỹ thả chất độc da cam như là một minh chứng việc Mỹ xâm lược như có người khác đã làm. Việc rải chất độc da cam cũng không phải là chứng cớ Hoa Kỳ xâm lược; cũng không phải là tội ác chiến tranh. Chất độc da cam là phương tiện chiến tranh. Phương tiện ấy nhắm mục đích làm trụi lá cây để quân địch không có nơi ẩn nấp. Chất độc ấy gây hậu quả tai hại cho bất cứ ai ở trong phạm vi tác động của nó: lính Cộng sản, lính Việt Nam Cộng Hòa, thường dân và dĩ nhiên cả lính Mỹ.
Có lập luận cho rằng Hoa Kỳ là thực dân kiểu mới vì muốn nước khác theo thể chế chính trị của mình hoặc muốn gây ảnh hưởng về văn hóa, xã hội. Việc người Mỹ muốn gây ảnh hưởng với thế giới là chuyện đáng tin. Đó là điều bình thường vì Hoa Kỳ là cường quốc số 1 thế giới, người Mỹ mang tâm lý muốn lãnh đạo thế giới, muốn làm người hùng cứu thế giới. Trên thực tế, nhiều nước có thể chế chính trị giống Hoa Kỳ, có lối sống giống người Mỹ; tuy nhiên cũng có rất nhiều nước khác không theo Mỹ nhưng được Mỹ tôn trọng. Nhiều người nhìn nhận là Hoa Kỳ đã sử dụng quyền lực mềm (thuyết phục, viện trợ) để gây ảnh hưởng.
Chỉ còn một minh chứng cho sự xâm lược của Hoa Kỳ đối với VN là Mỹ đào mả bố anh nặc cho vào trồ?
XóaBác Ba Nguyen nói chưa đúng đâu. Đối với những thằng 3 que chó Mỹ này thì dù Mỹ có bỏ bom bắn pháo tan hoang, đào mồ cuốc mã dòng họ nhà nó thì cũng nói là Mỹ chỉ đang dọn dẹp đống phân mà thôi chứ làm gì có bằng chứng xâm lược.
XóaAnh bạn ba que Nặc danh13:05 23 tháng 4, 2018 dám cãi cả báo Nhân dân!
Trả lờiXóa----
"Gọi tên cuộc chiến" hay xuyên tạc sự thật?
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam kết thúc đến nay sắp tròn ba mươi năm. Ba mươi năm - một khoảng thời gian khá dài nhưng vẫn chưa đủ để những người quan tâm đến cuộc kháng chiến khám phá và hiểu thêm những điều mới mẻ, nhất là khi "hội chứng Việt Nam" vẫn còn ám ảnh đời sống tinh thần của nhiều người dân nước Mỹ, nhất là khi trên đất nước Việt Nam, hàng chục vạn chiến sĩ đã hy sinh vẫn chưa tìm thấy hài cốt và những vết thương từ thời chiến tranh, những di hại nặng nề của chất độc da cam... vẫn đang đe dọa mạng sống của hàng triệu con người. Ba mươi năm chúng ta chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc. Ba mươi năm chúng ta chiến đấu với khát vọng độc lập, tự do, thống nhất và một nền hòa bình vĩnh viễn cho Tổ quốc. Và không có ý nghĩa nào khác, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã quyết định bản chất chân chính của sự nghiệp cao cả dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ.
Tuy nhiên không chỉ sau ba mươi năm, mà ngay cả khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của chúng ta còn đang diễn ra khốc liệt, đối với giới nghiên cứu ở phương Tây, không phải tác giả nào cũng có thể nhận thức nghiêm túc và đầy đủ về cuộc kháng chiến. Do nhãn quan chính trị khác nhau, do sự hiểu biết khác nhau, đặc biệt là do ảnh hưởng của hệ thống tuyên truyền một chiều..., mà vẫn có những ý kiến, những công trình nghiên cứu còn chuyển tải trong đó các luận điểm không phản ánh trung thực về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Tôi đã đọc bài viết "Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến?" của GS Lê Xuân Khoa đăng tải trên website của đài BBC ngày 15-2-2005 và đối chiếu với “Lời mở đầu” tập I cuốn sách Việt Nam 1945 - 1995, chiến tranh, tị nạn, bài học lịch sử cũng của tác giả này thì nhận thấy bài viết "Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến?" là sự tóm lược những nội dung cơ bản của cuốn sách mà giáo sư khẳng định "với những sự kiện và nhận định khách quan về hai cuộc chiến tranh trong giai đoạn vừa qua, có thể góp phần đáng kể cho những cuộc thảo luận về các quan hệ giữa cộng đồng người Việt hải ngoại và chính quyền trong nước".
Thiết nghĩ trong xu thế khép lại quá khứ, hướng về tương lai như hôm nay, nhắc lại quá khứ không phải nhằm khơi dậy lòng hận thù, nhưng khi vấn đề đã được đặt ra thì cần phải được xem xét cẩn trọng. Vì dẫu thế nào thì khảo sát quá khứ một cách nghiêm túc, chúng ta vẫn có thể rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai .
1 - Toát lên từ toàn bộ bài viết "Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến?" là tham vọng đi tìm một tên gọi cho cuộc chiến ở Việt Nam sau năm 1954 của GS Lê Xuân Khoa, và ông đề xuất: "Cuộc chiến này nên được gọi đơn giản là "chiến tranh Việt Nam" với ý nghĩa khách quan phi chính trị là chiến tranh xảy ra trên đất nước Việt Nam".
Ðể đi tới đề xuất trên, và dường như cũng để tỏ ra "khách quan", GS đã khảo sát, phân tích một số tên gọi mà theo ông "đã được tranh cãi dai dẳng cho đến nay, ba mươi năm sau chiến tranh, vẫn chưa đạt được đồng thuận", như: "nội chiến", "chiến tranh của Mỹ", "chiến tranh Việt Nam", "chiến tranh ủy nhiệm". Riêng với hai tên gọi "chiến tranh chống cộng", "chiến tranh chống Mỹ-Ngụy" thì ông khẳng định chúng "chỉ thích hợp trong thời chiến"! Như vậy, trong khi cố gắng định danh một cách "trung tính" về chiến tranh, GS Lê Xuân Khoa đã loại bỏ yếu tố chính trị ra khỏi cuộc chiến, và hiển nhiên qua đó, tính chất chính nghĩa hay phi nghĩa của cuộc chiến tranh đã không có một vai trò, dù thứ yếu, trong nghiên cứu của ông.
Gần hai thế kỷ trước K.Clao-dơ-uýt (1780 - 1831) coi chiến tranh là công cụ của chính trị, nó nhất định phải mang tính chất chính trị. V.I. Lê-nin (1870 - 1924), với quan niệm coi chính trị là sự phản ánh tập trung những lợi ích căn bản của giai cấp, đã phát triển luận điểm của Clao-dơ-uýt khi cho rằng: "Chiến tranh chỉ là một sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác (cụ thể bằng bạo lực)"(1) và "chiến tranh chẳng qua chỉ là chính trị từ đầu đến cuối"(2). Từ những quan niệm trên đây và với một phương pháp luận khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể..., người ta mới có thể tìm hiểu bản chất của một cuộc chiến tranh là gì, từ đó đưa ra một định danh thích đáng; hay nói cách khác, là chỉ có như vậy mới xác lập được các tiền đề lý luận - thực tiễn để xác định một tên gọi có khả năng phản ánh chân xác nhất về bản chất một cuộc chiến tranh.
XóaTừ phương diện này, tôi xin nhận xét rằng, GS Lê Xuân Khoa đã phạm nhiều sai lầm về phương pháp luận, ít nhất cũng là ở chỗ ông đã không nghiên cứu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam từ một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, để qua đó thấy được những yếu tố khách quan - chủ quan nào đã buộc người Việt Nam phải cầm súng vì sự sống còn của Tổ quốc mình.
Ông viết: "Mặc dù cuộc xung đột 20 năm giữa những người Việt Nam cộng sản và không cộng sản đã rõ ràng là một cuộc nội chiến có gốc rễ sâu xa, tên gọi này vẫn không được giới lãnh đạo miền bắc chấp nhận. Ðể xây dựng và bảo vệ chính nghĩa của mình, nhà nước cộng sản đã gọi cuộc chiến này là chiến tranh chống Mỹ, cứu nước hay chiến tranh chống Mỹ-Ngụy", "Gọi là ủy nhiệm vì từ cuộc xung đột về ý thức hệ, hai phe Việt Nam đã bị các cường quốc lãnh đạo hai khối tư bản và cộng sản sử dụng như những công cụ đua tranh thế lực trong thời Chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ đã dùng chiến trường Việt Nam để thí nghiệm và tiêu thụ các loại vũ khí kể cả chất độc da cam, trong khi Liên Xô và Trung Quốc đã nhiệt tình giúp đỡ và thúc giục Bắc Việt tận lực hy sinh và chiến đấu trường kỳ".
Ông còn lùi xa về lịch sử với một ý kiến khá ngô nghê: "Cuộc nội chiến vì lý tưởng khác biệt, cộng sản và không cộng sản, có mầm mống từ những năm cuối thập kỷ 1920 khi Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu được thành lập năm 1927 và Ðảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Hồng Kông năm 1930".
Phải chăng với ý kiến này, GS Lê Xuân Khoa đã đánh đồng mục tiêu mà Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông theo đuổi với bản chất "thừa hành" của những người cầm quyền do người Pháp, và sau này là người Mỹ, dựng lên ở miền nam Việt Nam? Viết như giáo sư là xúc phạm vong linh của tiền nhân, vì dẫu thế nào thì tấm gương hy sinh của Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông trong Quốc dân đảng cũng hết sức cao quý và đối lập hoàn toàn với hành động của những kẻ sau này phải sinh tồn dưới cái ô che chở của người Pháp và người Mỹ.
2 - Chúng ta đã biết, đầu thế kỷ 20, ngay cả lúc người Pháp tưởng chừng đã bình định được Việt Nam, thì tinh thần yêu nước vẫn nung nấu trong tâm trí mỗi người dân Việt. Bằng những con đường khác nhau, dưới những hình thức khác nhau, các hoạt động đấu tranh giành độc lập vẫn liên tục được tiến hành, nhưng cuối cùng, sự lựa chọn duy nhất đúng chỉ có được với sự ra đời của Ðảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khát vọng của toàn dân tộc và lý tưởng của Ðảng đã phối kết tạo nên một sức mạnh để khi thời cơ đến, chúng ta đã làm nên Cách mạng Tháng Tám, sau đó là sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vẫn biết lịch sử không bao giờ lặp lại, nhưng để lý giải được các sự vật - hiện tượng, đôi khi vẫn cần có những giả định về lịch sử, điều đó có thể góp phần làm sáng tỏ các sự kiện đã từng xảy ra trong quá khứ. Hãy thử giả định: sau khi chính quyền nhân dân đã được thành lập trên cả nước vào nửa cuối năm 1945, điều gì sẽ xảy ra nếu người Pháp không quay trở lại xâm lược Việt Nam? Tôi tin rằng ngày ấy, với ý thức dân tộc đã thức tỉnh rất mạnh mẽ, chúng ta hoàn toàn có thể chung tay xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. Song tiếc thay, lịch sử lại không có từ "nếu" và không còn cách nào khác, toàn dân tộc Việt Nam lại buộc phải cầm súng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
XóaTrở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai, thực dân Pháp lập tức xây dựng một bộ máy chính quyền, vừa là công cụ thừa hành, vừa tạo ra "ảo ảnh về quyền tự chủ" trước thế giới. Nhà nước "thừa hành" ấy không có những nền tảng vật chất - tinh thần xã hội cơ bản, không có một định hướng chính trị cụ thể và do hoàn toàn phải đeo bám vào bầu sữa của "mẫu quốc" nên nó èo uột, người đứng đầu nhanh chóng bị thay thế nếu không đáp ứng được nhiệm vụ do các ông chủ giao cho. Trong hoàn cảnh đó, sẽ là hài hước nếu cho rằng chính quyền thừa hành nói trên lại được xây dựng trên cơ sở một "ý thức hệ".
Tình trạng này cũng lặp lại với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, bởi nó được dựng lên từ bàn tay của giới cầm quyền Mỹ, khi họ nhận thức được rằng nếu các điều khoản của Hiệp định Geneva (1954) được thực hiện nghiêm túc thì không chỉ người Pháp, mà chính người Mỹ cũng không xơ múi được gì. Cuối những năm 50 của thế kỷ trước, thông qua bộ máy do họ dựng lên, đế quốc Mỹ từng bước vừa thâu tóm quyền lực vào tay mình, vừa nhanh chóng loại bỏ ảnh hưởng còn lại của thực dân Pháp.
Và cũng như trước đây, sự sống còn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng hoàn toàn lệ thuộc vào người Mỹ mà bằng chứng là ngay đầu những năm 60 của thế kỷ 20, nó đã rệu rã đến mức không có khả năng chống lại phong trào giải phóng, buộc Mỹ phải lộ diện với một đạo quân viễn chinh khổng lồ và những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ. Vũ khí Mỹ, đô-la Mỹ, hàng hóa Mỹ đã nuôi sống một bộ máy chính quyền trong vài chục năm, và cuối cùng, nó không thể tránh khỏi sự sụp đổ tất yếu.
Một chính quyền không có một "căn cốt tinh thần", một chính quyền như GS Lê Xuân Khoa phải thừa nhận: "Từ sau Hiệp định Paris 1973 thì Quốc hội Hoa Kỳ lại mạnh tay cắt giảm viện trợ kinh tế và quân sự khiến cho miền Nam phải sụp đổ mau chóng hơn cả kế hoạch dự liệu của các chiến lược gia Hà Nội" thì lấy đâu ra một "ý thức hệ" để ông có thể đặt nó trong tư thế đối lập với một phong trào giải phóng dân tộc được dẫn dắt bởi một lý tưởng cách mạng, chân chính, với hàng triệu người sẵn sàng đổ máu vì nền độc lập, vì quyền tự chủ.
Tôi nghĩ, dù GS Lê Xuân Khoa, hay bất cứ ai đó, có ý định trang trí cho chính quyền miền Nam cũ một "ý thức hệ" thì cũng chỉ là một cố gắng bất khả, như một người nào đó có tham vọng thổi "linh hồn" vào một pho tượng đất.
3- Không chỉ dựng lên một đối lập giả tạo về ý thức hệ để biện minh cho một chính quyền tồn tại trong vai trò chỉ là "phương tiện" trong tay giới cầm quyền Mỹ, GS Lê Xuân Khoa còn dành nhiều chữ nghĩa để luận giải về cái gọi là "chiến tranh ủy nhiệm" mà ông cho rằng "tên gọi này phản ánh một sự thật hoàn toàn khách quan nhưng không một quốc gia tham chiến nào, trực tiếp hay gián tiếp, muốn chấp nhận nó để phải mang tiếng xấu". Nghĩa là ông muốn đi xa hơn, bằng cách "gán" cho phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản cái "bản chất thừa hành" như của chính quyền Việt Nam Cộng hòa mà ông từng nhận xét: "Trong chiến tranh ủy nhiệm, phía Việt Nam quốc gia phải chịu sức ép của đồng minh Hoa Kỳ cho tới những ngày chót của Hội nghị Paris.
XóaTừ 1965, Hoa Kỳ hoàn toàn lãnh đạo cuộc chiến cho tới 1969 mới bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp Việt Nam hóa chiến tranh, nhưng vẫn nắm quyền định đoạt các phương tiện chiến đấu, không theo nhu cầu của giới chỉ huy quân sự Việt Nam". Về vấn đề này, trong “Lời giới thiệu” (đd), GS còn đưa ra một nhận định khôi hài hơn: Cuộc chiến hai mươi năm ở Việt Nam vừa là nội chiến vừa là chiến tranh ủy nhiệm mà rốt cuộc là "tất cả mọi phe đều thua".
Hóa ra, nền độc lập và sự kiện sau ba mươi năm giang sơn thống nhất về một mối, dưới con mắt của GS Lê Xuân Khoa lại không có ý nghĩa gì vì với ông, đó là một thất bại. Qua đây, tôi có thể đặt câu hỏi rằng phải chăng giáo sư lại mong muốn Tổ quốc Việt Nam - nơi ông đã sinh ra, lại mãi mãi bị chia cắt, mãi mãi phải quằn quại dưới gót giày ngoại bang?
Thiết nghĩ, dường như với GS Lê Xuân Khoa, việc trang trí cho chính quyền miền nam trước đây nhãn hiệu đại diện cho một "ý thức hệ" vẫn còn chưa đủ, với hai chữ "ủy nhiệm", ông cố gắng đánh đồng sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với một chính quyền mà sự ra đời và tồn tại của nó chỉ là một thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân mới. Và đáng ngạc nhiên hơn, từ sự lạnh lùng của các con số liên quan đến viện trợ, giáo sư đi đến chỗ quả quyết "hai phe Việt Nam đã bị các cường quốc lãnh đạo hai khối tư bản và cộng sản sử dụng như những công cụ đua tranh thế lực"!
Thực tế cho thấy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi về tinh thần, sự giúp đỡ to lớn về vật chất của các lực lượng tiến bộ, yêu hòa bình trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc, cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác. Chúng ta chân thành cảm ơn và không bao giờ quên sự ủng hộ, giúp đỡ đó, tuy nhiên vẫn cần khẳng định yếu tố quyết định, dẫn đến thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chính là sức mạnh vật chất - tinh thần của phong trào giải phóng dân tộc chân chính dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Và thực tế cũng cho thấy, hơn 200 tỷ USD (theo thời giá hiện tại là hơn 600 tỷ USD) mà người Mỹ đã chi phí để nuôi sống bộ máy chính quyền cùng quân đội tay sai trong hơn 20 năm là một con số vượt trội gấp nhiều lần so với viện trợ mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, cùng đồng bào yêu nước ở hai miền nam - bắc nhận được trong những năm chiến tranh. Chẳng lẽ con số đó không gợi lên trong GS Lê Xuân Khoa một sự cân nhắc trước khi ông đưa ra kết luận?
Song vấn đề ở đây không chỉ là các con số liên quan đến viện trợ. Ðiều muốn nói là sau khi dựng lên một chính quyền mang "bản chất thừa hành" và chỉ sau một thời gian, chính quyền đó đã lộ rõ sự bất lực trước phong trào giải phóng, không còn cách nào khác, đế quốc Mỹ phải chính thức nhập cuộc, phải tham gia vào cuộc chiến với sự có mặt lúc cao nhất tới hơn nửa triệu quân nhân, với pháo tầm xa 175 ly và xe tăng M41, xe lội nước M113..., với hàng ngàn chiếc máy bay từ F4 - con ma, F105 - thần sấm đến F111, pháo đài bay B52... Nhìn chung, sự huy động đến mức tối đa sức mạnh của quân đội Mỹ lúc bấy giờ vào chiến trường miền nam kết hợp với các cuộc ném bom rải thảm với cuồng vọng đẩy miền bắc vào "thời kỳ đồ đá"... đã cho thấy sự có mặt của người Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 thực chất là một cuộc chiến trong xâm lược. Ðế quốc Mỹ đã không "ủy nhiệm" cho ai cả, chúng trực tiếp nhập cuộc. Bom Mỹ từ máy bay Mỹ, do người Mỹ lái đã giội xuống hầu hết các phố phường, làng mạc, trường học Việt Nam... Xe tăng Mỹ, do người Mỹ lái, đã cày nát không biết bao nhiêu cánh đồng và thôn xóm Việt Nam... Rồi nữa là con số gần sáu vạn quân nhân Mỹ chết trận cùng những sự kiện như Mỹ Lai chẳng hạn, chẳng lẽ lại không có tác động gì tới nghiên cứu của GS Lê Xuân Khoa?
XóaÐối lập với thực tế ấy, những người yêu nước ở cả hai miền nam - bắc Việt Nam đã bền chí dù phải vét đến cân gạo cuối cùng, tiễn đến người con cuối cùng ra trận cũng cam lòng để giành thắng lợi... Không có sức mạnh của lý tưởng, không có sức mạnh của lòng yêu nước thì bao nhiêu tỷ USD, bao nhiêu triệu tấn súng đạn cũng không thể giúp hàng triệu con người dám hy sinh thân mình cho sự thống nhất của Tổ quốc.
Kẻ viết bài này sinh ra vài năm sau khi Hiệp định Geneva (1954) ký kết và hòa bình trở lại với một nửa miền bắc. Tôi từng tiễn chân lớp lớp đàn anh của mình ra chiến trường và trong đó nhiều người đã không trở về. Tôi cũng "nếm đủ" những khó khăn gian khổ của miền bắc trong những năm "tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền nam ruột thịt". Mười năm học phổ thông là mười năm sơ tán, đi học ở mười một trường khác nhau. Tôi đã chứng kiến những loạt bom Mỹ giết chết hàng trăm y sinh của Bệnh viện Yên Bái năm 1965, đã có mặt ở Hà Nội trong trận quyết chiến "Ðiện Biên Phủ trên không" năm 1972... và đã hiểu thế nào là "nhà tan cửa nát". Ðến tuổi trưởng thành, tôi cùng bạn bè của mình lại tự giác ra trận. Không có ai "ủy nhiệm", mà chỉ có lòng yêu nước, lòng tự trọng của con người. Chính vì thế, dù không muốn đặt lại với giáo sư câu hỏi của một bạn đọc đã gửi tới ông trong cuộc thảo luận về bài “Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến?” rằng: "Thưa ngài giáo sư Lê Xuân Khoa, vậy chứ khi cuộc chiến tranh tại Việt Nam từ 1955 - 1975, ngài giáo sư đã sống và làm gì ở đâu vậy?", nhưng quả thật tôi đã thấy như bị xúc phạm bởi ý nguyện chính đáng về vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam, của hàng triệu con người lại bị ông gán cho một động cơ thấp kém đến vậy.
Còn đáng phê phán hơn, khi bàn tới lòng yêu nước, giáo sư đưa ra một quan niệm khá mơ hồ: "Trong cuộc chiến này, phe cộng sản vì nhiều lý do đã thắng phe quốc gia nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ có kẻ thắng trận mới là người yêu nước". Lòng yêu nước là tài sản chung quý giá của mọi người Việt Nam, không ai có thể "độc quyền" lòng yêu nước. Song thiết nghĩ, lòng yêu nước chỉ thật sự là lòng yêu nước khi nó chi phối sự hình thành trong mỗi người một lòng tự tôn, biết hành động vì lợi ích đất nước, không làm bất cứ điều gì gây tổn hại tới danh dự, quyền lợi của đất nước... Xét trên phương diện đó, giáo sư đã xóa nhòa ranh giới giữa lòng yêu nước chân chính của nhân dân ta với những kẻ đã bán rẻ đất nước, phục vụ quyền lợi và mưu đồ của ngoại bang.
XóaCuối cùng, dù quan niệm về "dân chủ" của tôi và giáo sư có thể khác nhau, dù rất tôn trọng mong muốn của giáo sư: "đã đến lúc chính quyền trong nước và cộng đồng hải ngoại cần phải nhận ra thực chất của cuộc chiến, ôn lại những bài học quá khứ và nhìn nhận nhau với những trao đổi bình đẳng hai chiều để có thể cùng góp công xây dựng một nước Việt Nam giàu, mạnh và dân chủ, hội nhập thành công vào cộng đồng thế giới", tôi vẫn muốn được gửi tới ông một góp ý chân thành rằng, mong muốn của giáo sư sẽ chỉ có giá trị nếu kết quả nghiên cứu của ông xuất phát từ một phương pháp luận khoa học, tôn trọng sự thật, với những khảo chứng khách quan, lịch sử, cụ thể, toàn diện... Còn nếu không, nghiên cứu đó xét đến cùng, sẽ chỉ là lẩn tránh, xuyên tạc sự thật, biện hộ cho các luận điệu của những kẻ đã và đang rắp tâm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, phá hoại quá trình hòa hợp của người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước khi cùng hướng tới một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" mà thôi!
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/14173802-.html
Anh bạn phản động Nặc danh trên kia viết:
Trả lờiXóa"Ông Nguyễn Hòa quên không nêu lên việc quân đội Mỹ thả chất độc da cam như là một minh chứng việc Mỹ xâm lược như có người khác đã làm. Việc rải chất độc da cam cũng không phải là chứng cớ Hoa Kỳ xâm lược; cũng không phải là tội ác chiến tranh. Chất độc da cam là phương tiện chiến tranh. Phương tiện ấy nhắm mục đích làm trụi lá cây để quân địch không có nơi ẩn nấp. Chất độc ấy gây hậu quả tai hại cho bất cứ ai ở trong phạm vi tác động của nó: lính Cộng sản, lính Việt Nam Cộng Hòa, thường dân và dĩ nhiên cả lính Mỹ."
---
Tui xin lấy 1 bài của Google.tienlang để hỏi bạn:
MỘT NGƯỜI MỸ NÓI VỀ SỰ TÀN PHÁ GHÊ RỢN, MẤT NHÂN TÍNH CỦA QUÂN ĐỘI MỸ Ở VN
http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/06/mot-nguoi-my-noi-ve-su-tan-pha-ghe-ron_14.html
Lời dẫn: Dưới đây là một stt của một người Mỹ, ông S Brian Willson đăng trên trang fb cá nhân của ông:
*******************************
S Brian Willson với David Ross.
16 giờ ·
I stand in front of a large photo displayed at the War Remnants Museum in Ho Chi Minh City (Saigon) revealing the horrific destruction by the US to Mangrove Forests in the Camau Peninsula in South Viet Nam in the 1960s. Imagine 10 years of the most intensive chemical warfare in human history if inflicted on the US, destroying food crops, forests, grasses, while causing widespread birth defect abnormalities for generations after generations of offspring. Then imagine the perpetrators walking away, refusing to acknowledge their role in their illegal invasion and occupation while despoiling the air, water, and soil. Then refusing to make any reparations to repair the damage or to help the several million human beings poisoned by the chemicals. Imagine it! You don't have to imagine it. You just have to realize it is the historical fact of what the US did to the Vietnamese society. Photo by Mike Hastie, medic in Viet Nam, now a relentless advocate for peace and truth telling.
Hoàng Ngân Thương dịch sang tiếng Việt:
Tôi đang đứng trước một bức ảnh lớn được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Bức ảnh tiết lộ sự tàn phá khủng khiếp của Hoa Kỳ tại khu vực Rừng ngập mặn ở bán đảo Cà Mau, miền Nam Việt Nam trong những năm 1960. Hãy tưởng tượng, suốt 10 năm của cuộc chiến tranh hóa học ghê rợn nhất trong lịch sử nhân loại gây ra bởi quân đội Mỹ, hủy diệt tất cả những gì gọi là sự sống: các loại cây lương thực, rừng, cỏ; đồng thời dioxin còn gây ra quái thai và các dị tật bẩm sinh cho các thế hệ sau, thế hệ con cháu.
Sau đó, hãy tưởng tượng những kẻ bỏ đi, từ chối nhìn nhận vai trò của họ trong cuộc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp của họ sau khi hủy diệt môi trường: không khí, nước và đất. Và đến nay, họ vẫn từ chối thực hiện bất kỳ khoản bồi thường nào nhằm khắc phục những thiệt hại hoặc để giúp hàng triệu con người bị đầu độc bởi hóa chất. Hãy tưởng tượng hay không cần phải tưởng tượng về điều này. Bạn chỉ cần nhận ra nó là một thực tế lịch sử những gì mà quân đội Mỹ đã làm cho xã hội Việt Nam.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=242183192828355&set=a.126921821021160.1073741828.100011100283618&type=3
Có lẽ có bạn trẻ cho rằng “chính người Mỹ đã nhìn nhận như vậy tất nhiên là đúng rồi!”.
XóaThực ra không phải vậy.
Trước hết, Hoa Kỳ là quốc gia dân chủ; bất cứ người dân nào cũng có quyền lên tiếng chống lại chính sách của chính phủ dù có lý hay hay không. S Brian Willson với David Ross không phải là “chính quyền Mỹ”, nên đó không phải là lời tự thú, mà chỉ là quan điểm riêng.
Sau nữa, không loại trừ khả năng Cộng Sản bày trò diễn kịch bằng cách thuê mướn các anh Tây ba lô để phát biểu linh tinh.
Cãi nhau với anh "nặc" chả có nghĩa gì.Vì bản thân anh ta đã coi Mỹ là cha đẻ là người nuôi dưỡng hắn...Mọi người đã có quá nhiều lí luận và bằng chứng rõ mười mươi mà hắn vẫn cùn,có lẽ hắn là cẩu nô cho Mỹ rồi.Nhổ cho hắn bãi nước bọt rồi bỏ đi...
XóaXâm lược là hành động quân sự của một nước vào vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước khác.
Trả lờiXóaChiến tranh xâm lược là cuộc chiến tranh do một nhà nước hoặc liên minh các nhà nước tiến hành nhằm xâm lược nước khác,
Tháng 3/1965 Mỹ bất ngờ đổ bộ vào Đà Nẵng với hơn 3500 quân mà không có bất cứ một thoả thuận nào với ai.
Sau khi có mặt ở Đà Nẵng, Mỹ ép buộc VNCH phải công nhận hợp pháp hoá sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Bị sức ép của Mỹ, Phan Huy Quát, Thủ tướng VNCH đã chỉ đạo tổng trưởng phủ thủ tướng là Bùi Diễn làm thông cáo. Phan Huy Quát nói : "Viết càng ngắn càng tốt, chỉ nêu ra sự kiện rồi khăng định chúng ta đã đồng ý".
Do phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam ngày một mạnh, quân Mỹ vào ngày càng nhiều, thời điểm cao nhất vào những năm 1966-1967 quân Mỹ đã có mặt ở miền Nam Việt Nam tới trên 500.000 quân cùng với trên 100.000 quân của các nước đồng minh. Trong 20 năm chiến tranh Mỹ đã huy động tới trên 6 triệu lượt quân lính, với những vũ khí hiện đại nhất của Mỹ có thời đó, kể cả tới chất độc hoá học, chỉ trừ vũ khí hạt nhân.
Cùng với lực lượng quân sự mạnh, chiếm tới trên 60% lực lượng quân sự của toàn nước Mỹ, Mỹ cũng là người trực tiếp điều khiển cuộc chiến, những nhân vật chủ chốt trong bộ máy nguỵ quyền, nguỵ quân Sài Gòn cũng do Mỹ quyết định. Mỹ là người đứng sau cuộc đảo chính giết hại anh em Ngô Đình Diện để đưa Nguyễn Văn Thiệu lên thay.
Mục đích xâm lược Việt Nam của Mỹ là tiêu giệt cộng sản, ngăn ngừa cộng sản lan tràn sang toàn vùng Đông Nam Á, bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Mục đích quan trọng khác nữa còn là do vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng của Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương. Chiến lược chuyển trục sang Châu Á Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương của Mỹ hiện nay cũng là điều nói lên âm mưu xâm lược Việt Nam của Mỹ trước đây.
Hiệp định Pari năm 1973 với tên gọi của nó là Hiệp Định "CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HOA BÌNH Ở VIỆT NAM" mà Mỹ là một bên ký kết và cùng nhiều nước khác. Do đó không còn phải nói đến là nội chiến hay không nội chiến. Ai nói là nội chiến chỉ là sự lạc lõng khi mà các bên ký hiệp định đều công nhận là CHIẾN TRANH..
Còn là chiến tranh gì, là chiến tranh xâm lược hay chiến tranh uỷ nhiệm, chiến tranh ý thức hệ, thì với sự đưa quân trực tiếp vào Việt Nam một cách bất hợp pháp, trực tiếp chiến đấu, trực tiếp điều khiển cuộc chiến tranh và với mục đích như trên thì rõ ràng đó là một cuộc CHIẾN TRANH XÁM LƯỢC của Mỹ đối với Việt Nam.
Điều 8 của hiệp định Pari còn nêu Mỹ cam kết tham giá vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, xậy dựng lại sau chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
Tổng thống Mỹ Kenedy, Nĩxon thời đó còn đưa ra con số khoảng trên 3 tỷ đôla thực hiện cam kết này. Nếu không phải là CHIẾN TRANH thù sao Mỹ lại phải cam kết như thế.
Trước đây mỗi khi về VN tôi có mua mấy cuốn sách có Dương Trung Quốc viết lời tựa. Tất nhiên giờ Nghị Cuốc đã mười mươi thuộc về nhóm lật sử. Hồi đó lúc gã này chưa lộ mặt bố láo tôi cũng hay đọc nhiều bài viết của gã về KCCM. Khi viết về KCCM đặc điểm của Dương Trung Quốc là rất hay luyên thuyên về cái gọi là chống CNCS của Mỹ.
Trả lờiXóaThực tế lịch sử đến nay đã có quá nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy rõ là đám thực dân đế quốc này chỉ chống lại "lực lượng CS ở quốc gia mà chúng muốn xâm lược" chứ không phải là chống chủ thuyết, ý thức hệ CS, hay các lý thuyết, triết học liên quan như Max Lênin, CNXH. Động cơ của chúng là Chủ nghĩa thực dân đế quốc và Chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chứ không phải là Chủ nghĩa bài Cộng hay Chủ nghĩa chống Cộng.
Vừa rồi tay giáo sư Nga cũng phỏng vấn cho thấy là Chiến Tranh Lạnh thật ra không liên quan mẹ gì đến CNCS mà chỉ là chống Liên Xô. Hay như trường hợp Đông Dương, trong khi khắp thế giới đều có CS nhất là ở ngay Mỹ và "láng giềng" Cuba thì chúng nó lại chui vào 1 góc xó Đông Nam Á để chống CS. Đọc lịch sử có thể thấy rõ là động cơ của Mỹ xâm lược VN là hoàn toàn từ thời Pháp thuộc và cuộc chiến mà DeGauln than "Địa vị của chúng ta dần dà thuần túy trở thành kẻ làm thuê cho Mỹ". Ban đầu là cuộc chiến Pháp Việt, song dần cuộc chiến Đông Dương đã bị Mỹ hóa chiến tranh. Đó là bước đệm để Mỹ thay chân Pháp sau này ở MNVN. Ở Điện Biên phủ ai chở lính Pháp ngụy đến tiếp viện ĐBP? Không phải Cờ Hoa thì còn ai? Nên nhớ khi Pháp quay lại chiếm VN thì cũng đánh đấm với chiêu bài chống Việt Minh Cộng Sản.
Vatican chống lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa có phải vì "Cộng Sản vô thần"? Không phải. Nó chống vì nó ăn theo các chính quyền thực dân để mở mang "nước chúa", và CS ngăn chặn điều đó, nên nó chống, bản chất là chống lại lực lượng CM giải phóng dân tộc. Bản chất của Vatican và các đế quốc thực dân thời đó là chống lại phong trào giải phóng thuộc địa, GPDT, giải phóng lãnh thổ, giải phóng quốc gia.
Khi nước lớn muốn xâm lược thì nó luôn có chiêu bài của nó. Tất nhiên tàu chiến Bắc Việt phải bắn tàu Mỹ ở Vịnh Bắc Việt rồi, để Mỹ có cớ dội bom Hà Nội. 1979 tất nhiên là VN phải xâm phạm biên giới trước rồi. Tổng thống Iraq tất nhiên là chứa chấp tiêu xài vũ khí hủy diệt hàng loạt rồi. Tổng thống Libi tất nhiên là giết hại người dân của chính ông ta rồi. Tổng thống Syria thì tất nhiên là dùng vk hóa học hủy diệt công dân của chính ông ta rồi, nên cần 1 vị hiệp sĩ Hoa Kỳ nã pháo kích vào hay kéo quân vào cứu rỗi. Nhiều thằng ngu còn hơn cả con vật, nó tự nguyện tin vào các luận điệu chiến tranh tâm lý của bọn Tây 1 cách vô điều kiện mà không hề dùng não để phân tích, phân biệt, so sánh đối chiếu lịch sử.
Như cái "thuyết" Đôminô sau 1975 đã trở thành trò cười cho cả thế giới và truyền thông phương Tây câm như hến không còn nhắc gì về "thuyết Đominô" nữa. Chả thấy thằng nào sụp đổ như quân bài Đôminô. Cũng chả thấy CSVN hay CNCS chạy đến Hoa Kỳ làm loạn, chả thấy CS nào "xâm lược" nước Mỹ.
Đó là chiêu bài chiến tranh của nó. Nó ngụy tạo ra "hiểm họa" này hoặc con ngáo ọp nọ để lôi kéo đồng minh và tranh thủ sự ủng hộ của các nước khác. Trước kia là "Cộng Sản". Thực tế phong trào CS chỉ là một phong trào đấu tranh vì độc lập tự do và hòa bình nhân loại, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, bước đầu trước hết là giải phóng dân tộc và thuộc địa, tức là giải phóng đất nước.
Trả lờiXóaGiờ thì chiêu bài hết ăn khách sau khi cả thế giới chả thấy "hiểm họa" mẹ gì nữa từ CS. Người ta không còn bị các tuyên truyền chống Cộng lừa bịp nữa, thì CNĐQ chuyển sang các chiêu bài khác, từ "chống Cộng Sản", "chống XHCN" sang "chống độc tài", "chống khủng bố", "chống đàn áp dân chủ nhân quyền". Các quốc gia bị Mỹ gây hấn đánh đập trừng phạt gần đây chỉ có 1 nước mang danh CS, đó là Triều Tiên, còn lại đều không có thằng nào là CS. Tất cả những quốc gia bị Mỹ tấn công trong lịch sử gần đây đều không 1 thằng nào là CS.
Cũng như Việt Tân và đám ba que phản động, giáo nô phản động, mục đích của chúng nó là chống chính quyền trong nước, lật đổ chế độ ở trong nước VN, chứ không phải là "chống Cộng Sản" gì cả dù chúng vẫn vỗ ngực xưng tên là "chống Cộng" mặc dù chúng không biết CS là gì và không hiểu mẹ gì về CNCS, triết lý CS, lý luận CS. Chúng không cần hiểu mẹ gì về những học thuyết hàn lâm đó. Chúng nó chống nhà cầm quyền "quốc nội" là vì CSVN đã đánh cho Pháp Mỹ cút ngụy nhào khiến cho cha anh chúng nó hoặc bản thân chúng nó phải khổ sở, hết theo chúa vào nam theo Tây rồi vượt biên đến bến bờ tự ro, cha anh hoặc bản thân chúng nó phải HT cải tạo, chịu sự kỳ thị của người dân và công chức sau giải phóng, sống dưới con mắt khinh miệt, dị nghị của làng xóm, mất hết chức quyền đặc quyền đặc lợi mà bọn xâm lăng ban phát bố thí cho. Như thời Pháp thuộc và thời Mỹ Diệm bọn chúng cướp đất của dân và của chùa đem xây nhà thờ, xây xóm đạo, sau giải phóng độc lập thì chế độ nhiều nơi tịch thu nhưng nhiều nơi cũng muốn giữ nguyên hiện trạng rồi giờ chúng nó đòi đất thỉnh thoảng cứ quậy cứ như đất đó là của nó thật vậy.
Thế cho nên chúng nó chống "Cộng Sản" từ xưa đến nay nguyên do là thế. Có thể khẳng định dù lực lượng chống thực dân đế quốc của Cụ Hồ không phải là CS hay không phải tên là "Đảng Cộng Sản Việt Nam" mà 1 cái tên gì đó khác thì chúng nó vẫn sẽ chống chết bỏ đến cùng chứ vấn đề không phải là CS hay không, không phải vì nếu không là CS thì chúng nó sẽ không chống. Ngày nay VN mở cửa làm ăn, đổi mới kinh tế, làm ăn với cả doanh nghiệp thương buôn Pháp Mỹ, chẳng có gì giống như Cộng Sản nguyên thủy cả, nhiều khía cạnh nó chả khác gì kinh tế tư bản cả, cũng cùng là kinh tế thị trường, thế nhưng chúng nó vẫn chống đấy!
Thế cho nên gọi như Hoàng Hữu Phước gọi chúng là bọn chống Việt mới là chuẩn xác. Bản chất của sự chống phá của bọn này là chống VN, chống lại tổ quốc và dân tộc, còn mục tiêu lộ liễu của chúng nó chính là chống lại chính phủ VN và chế độ đương nhiệm đương quyền ở VN chứ không phải là chống cái gọi là "cộng sản". Thực tế chúng nó không hiểu CS là gì và không biết gì về CS và không cần biết gì về CNCS.
Năm 1952, ông Eishenhower trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ ở tòa Bạch ốc đã tuyên bố: “Đối với người Mỹ, cuộc chiến ở Đông Dương không còn là chiến tranh chống thuộc địa nữa, mà là một thứ chiến tranh của Tây Phương chống lại chủ nghĩa Cộng sản, một cuộc chiến tranh nhằm đem lại tự do cho Việt Nam”.
Trả lờiXóaQuân đội Việt Nam Cộng Hòa tuy được trang bị và trả lương bởi Hoa Kỳ nhưng quân đội ấy được hình thành bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Vã lại quân đội Cộng sản miền Bắc cũng được trang bị, trả lương bởi quyền lực ngoại quốc là Liên Xô và Trung Cộng.
Hoa Kỳ không áp đặt chế độ tự do dân chủ lên Việt Nam, chế độ ấy do ông Ngô Dình Diệm lập ra, ông Nguyễn Văn Thiệu kế thừa (có sửa đổi đôi chút: Quốc hội từ một viện trở thành lưỡng viện và mở rộng tự do dân chủ hơn). Hoa Kỳ chỉ hỗ trợ, phát huy chế độ ấy, và đó là điều dễ hiểu. Dĩ nhiên Hoa Kỳ giúp đở Việt Nam Cộng Hòa chống lại Cộng sản trước hết vì lợi ích của chính Hoa Kỳ. Và lợi ich ấy cũng là lợi ích của Việt Nam Cộng Hòa. Đó là xây dựng, phát triển đất nước theo mô hình dân chủ Tổng thống chế.
Chế độ miền Bắc theo Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa có bản chất xâm lăng; hơn nữa, đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động cuộc chiến nhằm áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản lên Việt Nam Cộng Hòa trái với nguyện vọng của dân chúng miền Nam.
Mỹ không phá hoại hiệp định Geneve, kẻ phá hoại chính là Cộng sản Việt Nam đã vi phạm hiệp định khi cho quân vượt qua khu phi quân sự tiến đánh Việt Nam Cộng Hòa.
Ông Ngô Đình Diệm không phải do Hoa Kỳ dựng lên mà được cựu hoàng Bảo Đại mời lập chính phủ ngày 7 tháng 7 năm 1954 trong lúc diễn ra hội nghị ở Geneve. Sau đó chính phủ của ông bị Pháp âm mưu lật đổ. Hoa Kỳ lúc đầu đã không ủng hộ ông.
Chính phủ Ngô Đình Diệm không phải là chính phủ khủng bố mà chính là chính phủ chống lại sự xâm chiếm của Cộng sản Việt Nam một cách quyết liệt và hiệu quả với chính sách thiết lập "Ấp chiến lược."
Bảo rằng chế độ Ngô Đình Diệm đã khủng bố giết hàng ngàn “Việt Cộng”, và gây nên phong trào kháng chiến” là một kiểu “nói ngược”quen thuộc của người Cộng sản. “Phong trào kháng chiến” (Mặt trân dân tộc giải phóng miền Nam) không được thành lập sau khi bị khủng bố mà trước đó rất lâu; sự thật “phong trào” này chỉ bị “khủng bố” sau đã giết hàng ngàn viên chức chính phủ đệ nhất Cộng hòa. “Phong trào” này do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Cộng sản Việt Nam) lập nên để đánh chiếm miền Nam.
Thực ra các chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đều là chính phủ hợp pháp, hình thành từ cuộc đấu tranh của các đảng phái quốc gia và cựu hoàng Bảo Đại với thực dân Pháp và với cả Hoa Kỳ ( như chúng ta sẽ thấy trong phần “Các chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ”).Ông Ngô Đình Diệm được vua Bảo Đại chọn, chính phủ của ông được hình thành bởi cuộc trưng cầu dân ý; ông Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống sau cuộc bầu cử có nhiều liên danh ứng cử. Mỹ chỉ ủng hộ chứ không “dựng lên” hai chính phủ ấy.
Trả lờiXóaNăm 1956 khi ông Ngô Đình Diệm từ chối mở rộng thành phần chính phủ, Hoa Kỳ cho rằng ông thiếu dân chủ, muốn thay ông. Về sau, khi ông đánh bại lực lượng của các tướng lãnh thân Pháp và các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Hoa Kỳ mới ủng hộ ông.
Năm 1963, Hoa Kỳ hổ trợ các tướng lãnh đảo chính lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm vì cho rằng chính phủ ấy độc tài gia đình trị, đàn áp Phật giáo.
Hành động ấy không phải là xâm lăng, Hoa Kỳ chỉ muốn chính phủ VNCH mở rộng tự do dân chủ, thu hút rộng rãi sự ủng hộ của dân chúng.
Về phát biểu của ông Hồ Chí Minh:
Trong bài chính luận "Sách trắng của Mỹ" đăng trên báo Nhân dân (số 3992, ngày 8 tháng 3năm1965) nhằm phản đối việc Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam, ông Hồ Chí Minh phát biểu: "Hiệp định Giơnevơ 1954, trong Điều 17, 18, 19 và trong điểm 4, 6 đã quy định rõ ràng: Cấm không được đưa vào Việt Nam các thứ vũ khí nước ngoài. Cấm không được xây dựng cǎn cứ quân sự mới trên lãnh thổ Việt Nam. Cấm nước ngoài không được lập cǎn cứ quân sự ở Việt Nam. Cấm đưa binh lính, nhân viên quân sự và vũ khí đạn dược nước ngoài vào Việt Nam. Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956."
Hoa Kỳ không ký vào Bản hiệp định thì không có vấn đề tôn trọng hay không tôn trọng.
Hoa Kỳ xây dựng căn cứ quân sự, đưa vũ khí, binh lính vào miền Nam căn cứ hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á sau khi chính phủ Cộng sản miền Bắc nhận vũ khí của Liên Xô, Trung Cộng tiến đánh chính phủ miền Nam. Hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á bảo vệ các nước Đông nam Á trong đó có Việt Nam Cộng Hòa.
Xóa"Hiệp ước liên phòng Đông Nam Á" là liên minh quân sự ở đông Nam Á, kiễu tương tự như NATO, mục đỉch là nhằm chống cộng sản. Gọi là Đông Nam Á nhưng trong 8 thành viên của tổ chức này chỉ có 2 thành viên ở Đông Nam Á là Thái Lan và Philippin, 6 thành viên còn lại trong đó có Mỹ. VNCH, Campuchia, Lào không tham gia vì theo hiệp định gneve cấm không có lực lượng quân sự nước ngoài tại ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia.
XóaTổ chức này không có quyết định tham dự vào chiến tranh Việt Nam, nên nói Mỹ vào Việt Nam theo hiệp ước của tổ chức này cũng chỉ là sự lợi dụng tư cách thành viên của tố chức này một cách trắng trợn. Còn việc VNCH mời Mỹ vào thì đây cũng là sự vi phạm trắng trợn hiệp định Geneve của VNCH.
Mỹ không ký hiệp định geneve nhưng VNCH ký nên không thể mời và chấp nhận quân đội nước ngoài vào đước..
VNCH vùa vi phạm hiệp định Geneve về phá hoại tổng tuyểng cử, vùa vi phạm đưa quân đội nước ngoài vào. .
Đó không chỉ là vi phạm hiệp định Geneve mà còn là tội ác với dân tộc của VNCH.
Quên nói thêm ý này về chiêu bài chống CS của Mỹ. Trước kia Mỹ chống LX thì bảo là chống CS. Sau khi LX sụp đổ, nước Nga sau này theo cách vận hành chính trị cũng tranh cử phổ thông đầu phiếu như Mỹ, Đảng Nước Nga Thống Nhất nắm quyền lãnh đạo, Đảng Cộng Sản Nga bị xếp xó, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục chống Nga và đảng của TT Putin. Mỹ chống Nga ở khắp nơi, pháo kích dội bom xuống đồng minh ruột của Nga, gián tiếp gây chiến với Nga thông qua đám láng giềng ngu dốt cắn Nga cho Mỹ.
Trả lờiXóaỞ Đông Nam Á, ĐCS Indonesia thành lập sớm nhất, từ năm 1919. Tuy không phải là đảng cầm quyền nhưng là ĐCS lớn nhất thời chiến tranh lạnh. Liền với Đông Nam Á là ĐCS Trung Quốc, thành lập năm1924 và là đảng cầm quyền từ năm 1949. ĐCS Việt Nam thành lập vào năm 1930.
Trả lờiXóaDo đó, nếu nói đến sự ảnh hưởng của CS đối với các nước Đông Dương và Đông Nam Á là thuộc địa và đồng minh của Pháp, Mỹ thời đó thì phải là ĐCS Indonesia, đặc biệt là ĐCS Trung Quốc chứ sao có thể là ĐCSVN. Vậy sao Mỹ không trực tiếp đem quân đi đánh CS Indonesia, CS Trung Quốc mà lại đem quân đi đánh CS Việt Nam ?
Phải chăng CS Indonesia không cầm quyền nên không thể ảnh hưởng, còn CS Trung Quốc lại là nước lớn nên tránh. Cho nên Việt Nam vừa là nước nhỏ dễ bắt nạt, lại sẵn có tay sai là Ngô Đình Diệm đã được chuẩn bị sẵn nên mới đanh, và đánh chiếm Việt Nam với mục đích xâm lược chứ không phải là để ngăn CS lan sang Đông Nam Á. Nói vậy chỉ là nhằm mục đích nguỵ biện cho âm mưu xâm lược Việt Nam thôi.
Chính bởi vậy mà ngay người Mỹ cũng nói là thuyết Domino của Mỹ chỉ là hoang tưởng.
Diễn biến lịch sử cho thấy Hoa Kỳ không hề “đẻ ra” Quốc gia Việt Nam”(tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa). Đó là một cách nói ám chỉ nhờ Hoa Kỳ Việt Nam Cộng Hòa mới tồn tại trước sự xâm lăng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Trả lờiXóaCuộc chiến do Cộng sản miền Bắc phát động thực ra không hề mang tính dân tộc. Vì họ không kế thừa truyền thống tổ tiênLý ,Trần, Lê, Nguyễn ( vốn theo Khổng Mạnh, Nho giáo…); chủ nghĩa Cộng sản là một phong trào quốc tế, có chứng cớ lịch sử cho thấy mục đích giành độc lập của đảng Cộng sản Việt Nam đứng sau mục đích áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản lên miền Nam.
Nguyện vọng độc lập và thống nhất đất nước của người Quốc gia cao hơn của người Cộng sản; vì vậy người Quốc gia mới chấp nhận độc lập do Nhật và Pháp trao trả; và sau đó phản đối sự chia cắt đất nước.
Sự tuyên truyền rằng chống Pháp đuổi Mỹ giành độc lập là lừa bịp, công lao thống nhất đất nước không đáng kể đến vì chính đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương chia cắt đất nước.
Để biết Hoa Kỳ có phải là đế quốc xâm lược Việt Nam, người ta cần trả lời các câu hỏi:
- Tại sao Hoa Kỳ can thiệp và dựa vào đâu để can thiệp vào Việt Nam?
- Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam lúc nào?
- Mục đích của sự can thiệp là gì?
- Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc chiến thế nào?
- Trong thực tế Hoa Kỳ đã làm gì ở miền Nam?
Trước khi nghiên cứu các vấn đề nêu trên, chúng ta cần xem xét vài vấn đề nhạy cảm đối với dư luận: Sự hiện diện của lính Mỹ ở Việt Nam.
Năm 1965, đứng trước các cuộc tấn công dữ dội của quân Cộng sản vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân vào miền Nam, chủ động chiến đấu chống lại quân Cộng sản.
Sự hiện diện của quân Mỹ đã có tác động rất lớn đến nhận thức của người dân Việt Nam phần lớn sống ở nông thôn( hơn 80%). Nhiều người tin lời tuyên truyền rằng đó là bắng chứng Hoa Kỳ xâm lược Việt Nam.
Sự có mặt của binh lính ngoại quốc trên lãnh thổ một nước có phải đã đủ để chứng minh nước ấy bị xâm lược?
"Cây cỏ dại Cộng Sản" ?!
Trả lờiXóaTrước đây hơn 60 năm, cụ Phan Khôi (1887 - 1959) cũng đã sáng suốt nhận ra sự độc hại của Cộng sản. Vào năm 1956, trong truyện ngắn “Cây cỏ dại Cộng sản”, cụ Phan Khôi mô tả loại cây này như sau: “...Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, chỉ thấy ở Việt Bắc không chỗ nào là không có.”
Theo cụ, có nơi gọi loại cây nầy là “cỏ bọ xít”, vì nó có mùi hôi như con bọ xít, có nơi gọi là “cây cứt lợn”, hoặc “cây chó đẻ”. Cụ nói rằng những tên đó đều không nhã nhặn tý nào, người có học không gọi như vậy, mà nên gọi là “cây cỏ dại Cộng sản". Không mấy lâu rồi nó mọc cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan tràn ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương Cộng sản Đảng họat động, Phong trào Cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là “herbe communiste”, đáng lẽ dịch là cỏ dại Cộng sản nên nhiều người vẫn gọi là "cây cỏ dại Cộng Sản".
Đông Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung là khu vực giầu có về tài nguyên thiên nhiên, có vị trị trí địa chính trị đặc biệt. Các nhà chiến lược Mỹ đánh giá : "Đông Nam Á có tầm quan trọng về chiến lược, nó kiểm soát ngõ ra giữa hai biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nó rất quan trọng với Mỹ"
Trả lờiXóaNgay từ năm 1948 trong một văn kiện của Bộ ngỏại giao Mỹ đã nỏi mục tiêu của Mỹ với Đông Nam Á là : "thủ tiêu ở mức tối đa có thể được sự ảnh hưởng của Cộng Sản ở Đông Dương. Mỹ muốn thấy Việt Nam và Đông Dương có một nhà nước dân tộc chủ nghĩa tự trị thân Mỹ"
Bằng đường lối chiến lược đó Mỹ đã sớm can thiệp và chiến tranh Đông Dương, viện trợ quân sự cho Pháp, đảm nhận chi phí tới 80% chi phí trong chiến tranh Đông Dương cho Pháp, thúc ép Pháp dựng Bảo Đại lập nên Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trường rồi nhảy vào thay Pháp bằng cách hâu thuẫn cho Ngô Đình Diệm lật đổ Bảo Đại bằng cuộc trưng cầu dân ý gian lận, Diệm đạt tới gần 100% số phiếu trong đó có nhiều khu vực bỏ phiếu Diệm đạt tới 130% số phiếu để dựng lên VNCH do Diệm làmTổng Thống.
Và Mỹ đã đổ tiền bạc,sinh mệnh lính Mỹ vào cuộc chiến để thực hiện mục tiêu trên, biến cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh lớn nhất, tổn thất lớn nhất, thất bại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Trong cuộc chiến tranh này Mỹ là người giữ vai trò chính, là kẻ đi xâm lược, còn VNCH chí là tay sai cho Mÿ như chính cựu tổng Mỹ Kenedy đã thừa nhận :
"Chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ (chỉ VNCH) thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó, chúng ta là chủ toạ khi nó ra đời...đó là con đẻ của chúng ta, chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó".
Không ai nói chính xác hơn về người con của mình bằng chính bố, mẹ đẻ ra nó nói về nó.
Hà15:58 25 tháng 4, 2018
XóaKhông ai nói chính xác hơn về người con của mình bằng chính bố, mẹ đẻ ra nó nói về nó.
----------------------------------
@Hà: bạn Việt Cộng nói đúng đấy. Thân mến!
"Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho TQ". (TBT Lê Duẩn)
Nguyên văn câu nói của cố TBT Lê Duẩn :
Xóa"Ta đáng Mỹ là đanh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước Xã Hội Chủ Nghĩa và cho cả nhân loại"
Chào các bạn tình cờ tôi biết được blog này qua FB và tôi rất tán đồng với ý kiến bình luận ở nhiều bài viết ở đây. 2 vấn đề dễ thấy nhất và càng ngày càng nghiêm trọng ở báo chí VN là vấn đề xuyên tạc lịh sử và chủ nghĩa nịnh Mỹ, phong trào nịnh bợ Mỹ và ủng hộ chiến tranh, có khuynh hướng nội dung theo chiều gió ngầm ủng hộ kẻ gây ra chiến tranh đẫm máu và lật đổ các chế độ ở các quốc gia có chủ quyền, treo cổ, giết hại các Tổng Thống hợp pháp ở các quốc gia, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố như ở Syria khi quân chính phủ tấn công phiến quân khủng bố 1 dư nhánh của AlQueđa và cùng với các chuyên gia Nga phát hiện ra kho vũ khí hóa học trong khi đó các đài truyền thông Mỹ luôn lặp đi lặp lại là Chính Phủ Syria dùng vk hóa học giết hại chính người dân của mình họ, vì thế Mỹ phải nã pháo vào xứ sở này để mà "đáp trả". Còn vấn đề xuyên tạc lịch sử thì rộ lên từ dạo "40 năm hải chiến HS" và nhất là giữa năm ngoái khi báo Tuổi Trẻ đi tiên phong lên tiếng đòi phải bỏ đi danh xưng ngụy quyền và dùng tên gọi tự xưng "Việt Nam Cộng Hòa" có ý nghĩa tiếm danh và kêu gọi phải công nhận chính quyền ngụy SG.
Trả lờiXóaLịch sử VN từ Pháp thuộc đến 1 cổ 2 tròng Pháp Nhật đến khi Mỹ hất cẳng thay chân Pháp ở MNVN cho đến ngày 30/4/1975 đều chỉ có duy nhất 1 Nhà Nước hợp pháp, đó là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tên gọi cũ của nước CHXHCN Việt Nam ngày nay. Một Nhà Nước ra đời vào năm 1945, với 1 Quốc Hội duy nhất hợp hiến hợp pháp từ năm 1946.
VNDCCH do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản/Đảng Lao Động và tổ chức mặt trận VM lãnh đạo đã làm nên CMT8 1945 giành chính quyền từ tay Pháp Nhật về về tay nhân dân. Chính Bảo Đại, người cựu hoàng cuối cùng của nhà Nguyễn đã trao ấn kiếm lại cho đảng viên Cộng Sản, có ý nghĩa kế tiếp lịch sử.
Nhà Nguyễn mặc dù cùng với chúa Trịnh là 2 trong những triều đại phản động nhất lịch sử phong kiến nước ta nhưng dù sao nó cũng là 1 triều đại chính thống và giữ được độc lập cho đến thời Tự Đức mới bị mất nước và lâm vào ách Ngoại Thuộc, Ngoại Xâm từ đó đến ngày 30/4/1975. Nghĩa là, sau ngày 30/4/1975 người Việt mới thật sự làm chủ đất nước ở bình diện toàn quốc về thực tế quyền lực thực tế, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, và đất nước mới sạch bóng thù của người ngoài xâm lược, khi chiếc trực thăng Mỹ cuối cùng rời khỏi MN của VNDCCH, người đã tuyên bố chủ quyền toàn cõi VN vào 1945 và 1946. Đó là chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, Mỹ cút ngụy nhào, giải phóng miền nam để có cơ sở cho 1 năm sau thống nhất toàn quốc.
Từ việc trao bảo kiếm triều Nguyễn của ông Bảo Đại cho đại diện Việt Minh sau đó là Tuyên Ngôn Độc Lập nổi tiếng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy sự kế tục, kế thừa của chế độ Việt Nam hiện tại với nhà Nguyễn và các tiền nhân đi trước. Đây là 1 chế độ duy nhất hợp pháp, chính thống theo lập trường dân tộc và truyền thống dân tộc. Nó tồn tại từ sự thừa kế tiền bối và công lao chống ngoại xâm giành độc lập cho Việt Nam. Báo chí lưu vong ngụy biện rằng CMT8 chỉ là 1 "xảo thuật chính trị" của Hồ Chí Minh, nhưng tất nhiên ngụy biện đó chỉ có tác dụng giải trí chứ không thuyết phục. Cũng như sau này không ai coi việc Thực Dân Pháp ký giấy "trao trả độc lập" cho Bảo Đại trên 1 chiếc tàu Pháp trên vịnh Hạ Long là thật. Thực dân Pháp cũng như quân phiệt Nhật không có tư cách hay quyền gì trao trả độc lập cho dân tộc Việt Nam. Muốn "trao trả" thì trước hết phải "sở hữu". Thực Dân Pháp ở VN với tư cách danh nghĩa "bảo hộ" chứ không sáp nhập bộ phận hành chính của nước Pháp, họ còn là quân xâm lăng, nên càng không có quyền "trao trả" độc lập của VN. Độc lập của VN do nhân dân dưới sự lãnh đạo của lực lượng kháng chiến chống giặc tự xác định và giành lấy chính quyền, không cần những kẻ bên ngoài "trao trả" hay ban phát, bố thí.
Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ ủy thác quyền độc lập của mình cho Pháp Nhật, vì thế Pháp Nhật không thể có quyền hạn gì mà "trao trả độc lập" cho dân tộc VN. Chính quân kháng chiến Việt Nam đã chống xâm lăng, "giành chính quyền về tay nhân dân", tự giành lấy độc lập tự do của mình. Chiến dịch mùa xuân toàn thắng năm 1975 là 1 chiến dịch tối hậu để giành toàn thắng, đại thắng tối hậu để giành về độc lập tự chủ, mở ra 1 kỷ nguyên độc lập tự cường, trung hưng, xây dựng cả nước và xây dựng CNXH. Giải phóng dân tộc đã xong rồi thì mới có thể giải phóng giai cấp và con người.
Trả lờiXóaCòn việc kêu gọi từ bỏ chữ ngụy của báo Tuổi Trẻ khi tiếp thị cho tác phẩm của nhóm Trần Đức Cường và phỏng vấn 1 số kẻ phản bội lý tưởng để đòi Nhà Nước VN phải công nhận ngụy quân, ngụy quyền thời Pháp Mỹ, đòi phải bỏ cách gọi ngụy mà thay vào đó phải gọi họ là "Việt Nam Cộng Hòa", 1 danh từ bất hợp lý và bất hợp pháp mà họ tự phong, là 1 hành vi phản bội nghiêm trọng. Ngụy chỉ là 1 thuật ngữ chính trị mà các sách sử cổ truyền, truyền thống, chính thống do các sử quan thời trước gọi các triều đình, lực lượng do soán đoạt cướp ngôi mà có hoặc tay sai của giặc Xâm Lăng. Như các quan trấn thủ thành người Việt dưới thời Minh thì bị gọi là ngụy quan. Chính quyền ngụy SG do Pháp Mỹ dựng lên và nuôi dưỡng, họ bán nước và làm tay sai thông đồng với giặc giết hại đồng bào, phản bội đất nước và bất hợp pháp, bất chính danh, thì gọi họ là ngụy là 1 thuật ngữ chính trị tuyệt đối chuẩn xác. Không gọi họ là ngụy đúng bản chất của họ mà gọi họ bằng cái tên mỹ lệ tự phong thì mới là không khách quan, không trung thực với lương tâm, không trung thực với lịch sử, trốn tránh sự thật lịch sử, né tránh lịch sử khách quan 1 cách hèn nhát, 1 thái độ khiếp nhược, hèn nhát.
Do đó tôi đồng tình là nếu chỉ là bình luận "chém gió" trực tuyến vô thưởng vô phạt trà dư tửu hậu thì gọi họ là gì cũng được. Nhưng nếu đã tương lên mặt báo thì cần gọi cho đúng, gọi cho hợp tình hợp lý. Còn nếu gọi họ bằng "VNCH", 1 cái tÊn mạo nhận, giả danh sai trái vô lý thì đúng là 1 vấn đề nghiêm trọng. Thậm chí có thể cấu thành vấn đề hình sự về 1 trong những tội danh bị nghiêm cấm về tuyên truyền xuyên tạc lịch sử CM, phủ nhận thành tựu CM. Do vậy có thể thấy những nhóm lợi ích báo chí này ở VN phải được bao che với những thế lực lợi ích nào, bởi 1 nhóm lợi ích nào, thì mới dám xuyên tạc lịch sử và xúc phạm lịch sử liên tục nhiều lần như thế. Họ mới chính là những kẻ đầu têu gây chia rẽ và là thủ phạm khơi lại nỗi đau chiến tranh khiến vết thương chiến tranh càng thêm nhức nhối cho nhiều người.
Trả lờiXóaLịch sử là những sự thật thực tế đã xảy ra hoặc diễn ra trong quá khứ thời xưa. Và lịch sử khách quan đã chỉ rõ mà không ai có thể chối cãi được dù ngụy biện vòng vo đến thế nào cũng chỉ làm trò cười, đó là :
1/ Đảng CSVN và Chủ Tịch Hồ Chí Minh, VM, tiền thân của QĐNDVN (VN Tuyên Truyền Giải Phóng Quân) đã lãnh đạo toàn dân toàn quốc tổ chức CMT8 trọng đại tuyên bố độc lập trước quốc dân khắp ba miền. Tuyên bố chủ quyền trên khắp toàn quốc, từ bắc chí nam, từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau. Trước Quốc Dân ba miền. Trước quốc dân đồng bào. "Tôi nói đồng bào nghe rõ không ......", "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và thật sự đã là một quốc gia độc lập", "Chúng ta đã giành được độc lập từ tay Nhật". 1 năm sau Quốc Hội ra đời sau khi bầu cử toàn quốc, nhiều người miền Nam phải bỏ phiếu dưới đạn bom dù bị Pháp và tay sai tắm máu ở miền Nam.
2/ Từ thời gian - thời điểm thành lập đã cho thấy không gì rõ ràng hơn rằng "chính thể" gọi là "QGVN", "VNCH" của Pháp Mỹ với lá cờ ba que là một chính thể bất hợp pháp. Và nó còn do Pháp Mỹ thành lập và nuôi dưỡng và không thể tồn tại được nếu không có Pháp Mỹ. Nó đúng là đã từng "tồn tại", nhưng đó là sự tồn tại bất hợp pháp, bất xứng, không chính danh ở trên mảnh đất tiền tuyến miền Nam thành đồng tổ quốc Việt Nam. Hồ Chủ Tịch và VNDCCH đã xác định miền Nam là tuyến đầu đánh Mỹ, là "tiền tuyến lớn" của "hậu phương lớn", là 1, không có sự phân chia Bắc Nam nào cả, cả 2 miền đều đánh Mỹ như trước đây cả 2 miền đều đã đánh Pháp, đánh Nhật, và lũ tay sai của các nước xâm lược này khi họ chuyền tay nhau, thay thế nhau làm chủ bất hợp pháp lên lãnh thổ VN, xâm phạm chủ quyền VN. Không ai phủ nhận sự "tồn tại" của nó cả, nhưng bản chất của nó là gì, bản chất của sự "tồn tại" đó là gì. Đó là sự ngụy biện rất dễ bị phản bác của ông Trần Đức Cường. Trần Ích Tắc cũng "tồn tại", không ai bảo lực lượng bản bộ của Trần Ích Tắc không tồn tại, nhưng không có nghĩa Trần Ích Tắc là chính danh, chính thống.
Từ những thực tế lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, có thể thẳng thắn khách quan công khai nói rõ là cái chính quyền bù nhìn, và cái đội quân tay sai của Thực Dân Đế Quốc Pháp Mỹ chính là 1 chính quyền NGỤY tạo ra mà có, NGỤY TRANG "chính nghĩa quốc gia" song thực tế đã bán nước buôn dân, phản bội quốc gia, chà đạp lên chính nghĩa quốc gia, làm tay sai phi nghĩa cho quân Xâm Lăng phi nghĩa, chống lại quốc gia, rước giặc vào nhà chống lại nền độc lập quốc gia, chống lại phong trào giải phóng quốc gia. Trong khi ngày nay VN là 1 quốc gia độc lập thì những kẻ tự xưng là "quốc gia" này vẫn ngày ngày chống đối phá hoại. Rất rõ ràng đây là những kẻ tay sai bán nước chứ không phải là "chính nghĩa quốc gia" mà họ ngụy biện, ngụy xưng, ngụy ngôn. "VNCH" là 1 cái tên gọi trá NGỤY, giả dối , giả dạng và mạo danh 1 Nhà Nước VN chính thống. "Ngụy" là 1 cách gọi chính trị, 1 thuật ngữ cổ truyền, chính thống, của sử học truyền thống, để gọi các "thể chế" tay sai, phi chính thống, phi pháp, công cụ chính trị quân sự của các lực lượng Ngoại Xâm, phục vụ cho giặc, cầm súng cho giặc Ngoại Bang Ngoại Tộc.
Tại sao nói nếu tương "VNCH" lên mặt báo thì có nghĩa đã phản bội và đó có thể được coi là hành vi bán nước, phạm pháp, cấu thành vấn đề hình sự hay thậm chí là tội danh hình sự?
Trả lờiXóaBởi vì báo chí CM thì có ý nghĩa là tuyên truyền giáo dục, với nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục. Các báo này hoạt động với danh nghĩa do Đảng lãnh đạo Nhà Nước quản lý. Nó đại diện cho bộ mặt của chế độ, chính quyền nhân dân. Vì thế nếu nó có dấu hiệu phản bội sai trái, bóp méo lịch sử thì càng làm mất lòng tin nhiều hơn so với các báo đài chống Cộng của Mỹ hay hải ngoại.
Bởi vì VN có luật cấm xuyên tạc lịch sử CM, phủ bác thành tựu CM, xuyên tạc sự thật lịch sử, gây ô uế cho quân sử của quân đội nhân dân Việt Nam và chiến sử Việt Nam, lịch sử quân sự Việt Nam, lịch sử kháng chiến của VN, che giấu đi tội xâm lược của Thực Dân Pháp và Đế Quốc Mỹ, tội phản bội tổ quốc của tay sai của Thực Dân Pháp và Đế Quốc Mỹ, gây ô uế cho lịch sử văn hóa Việt nam, chạy tội phản quốc cho lực lượng tay sai bản địa của TD Pháp và ĐQ Mỹ ở đất Việt nam, chạy tội phản bội lại nền độc lập của quốc gia của họ.
Bởi vì "VNCH" không phải là cái tên của chính quyền hay chính phủ, mà nó là 1 cái tên của 1 "Nhà Nước", 1 "quốc gia". Lưu ý có chữ "Việt Nam" trong đó. Như vậy nó có ý nghĩa tiếm danh trắng trợn công khai lộ liễu. Nhiều dân ba que chống phá họ dốt nát không hiểu và phân biệt được các khái niệm giữa thế nào là "Nhà Nước", thế nào là "Quốc Gia", thế nào là "Đất Nước", "Một Nước". Một vài bài báo ở trên các Thanh Niên, Tuổi Trẻ, nhất là các bài viết cậy đăng hoặc thuê đăng của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông hải ngoại cũng cho thấy họ không hiểu hoặc cố tình giả vờ không hiểu thế nào là 1 "Nhà Nước". Họ "vô tư" gọi lực lượng tay sai Pháp Mỹ là "VNCH", là 1 "Nhà Nước".
Thật sự, "Nhà Nước", "Quốc Gia", "Đất Nước", "Một Nước" đều là 1. Chúng nó chỉ khác nhau về ý nghĩa ngữ cảnh và khía cạnh tâm cảnh khi muốn nói về gì đó, dùng từ nào thì dựa trên sự muốn nói về điều gì. Về tình cảm dân tộc từ ngàn xưa đến ngày nay thì đó "Đất Nước". Văn vẻ thì là "Quốc Gia". Nhưng về ý nghĩa pháp lý thì nó lại là "Nhà Nước".
Ví dụ như khi ta gọi là Nhà Nước Văn Lang hay nước Văn Lang thì đều đúng. Tùy ngữ cảnh mà sách sử dùng những cách gọi "Nhà Nước" hay "Nước". Cũng vậy, gọi là Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng đúng, mà gọi là nước VNDCCH cũng đúng. Chức danh "Chủ Tịch Nước" cũng đúng, hay như kiểu của nhiều người Miền Nam gọi là "Chủ Tịch Nhà Nước" cũng đúng nốt.
Từ đó ta có thể thấy rõ: Khi gọi là "VNCH" nhất là gọi nó là 1 "Nhà Nước" dù đã biết đó là tên của 1 "Nhà Nước" thì chinh là coi nó là Đất Nước, 1 Quốc Gia riêng biệt khỏi đất nước VN, hoặc mạo danh VNDCCH. Như thế xin hỏi các vị rằng đó không phải là hành vi bán nước thì đó phải gọi là gì, thưa các vị? Nhiều nhà báo trẻ có thể do vô ý thức, kiến thức thiếu hụt, nhưng các nhà báo già mà vẫn còn gọi là "VNCH" và gọi nó là 1 "Nhà Nước" thì rõ ràng cố tình xuyên tạc sự thật của lịch sử VN.
Cũng thế, gọi là nước CHXHCN Việt Nam hay Nhà Nước CHXHCN Việt Nam đều đúng. Đó là 1 quốc hiệu, quốc danh chính thức, chính thống. Đó chỉ là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đổi tên. Cả thế giới đều nói Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tiếp quản miền Nam bằng quân sự, rồi đổi tên thành CHXHCN Việt Nam. Trong khi đó "chính phủ cách mạng lâm thời" miền Nam chỉ là 1 chính phủ tạm thời. Họ tạm thời phụ trách quản lý miền Nam để chờ ngày thống nhất sau 1 năm đến năm 1976. Họ không phải là 1 Nhà Nước. Do đó lý luận của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông mà nhiều học giả trong ngoài nước gọi là "giỏi quyên tiền - dốt khoa học", "dốt pháp lý quốc tế", "dốt sử", "dốt lịch sử", "Mỹ con", "Tây con", "trí thức bồi Tây", "con hoang me Mỹ", "trí thức con lai", "trí thức lai căng", "Xuân tóc đỏ" là sai hoàn toàn và không phù hợp với lịch sử và thực tại.
Trả lờiXóaTôi và người thân về nước thường xuyên trước khi nhóm của ông Thanh Sơn đình đám. Không cần họ thì những kiều bào yêu nước, những người VN sinh sống ở ngoại quốc vẫn về nước thường xuyên, về thăm quê hương, sinh hoạt, kinh doanh, hay cả ăn chơi, thăm gia đình, là chuyện rất thường xuyên, không cần có họ hay trước khi có họ thì mới thế. Ông Nguyễn Phương Hùng và chống cộng cực đoan (CCCĐ) và dư nghiệt ba que không đại diện cho người Việt hải ngoại hay người Việt xa xứ, họ chỉ đại diện cho bản thân họ hoặc 1 nhóm lợi ích chính trị nào đó của họ, tổ chức chính trị của họ để cướp quyền bính, tiếm quyền sau này khi mà thời đại "hậu Cộng Sản" đến nơi, chứ họ không đại diện cho toàn bộ đồng hương ngoài nước.
Khi về nước tôi cũng buồn khi tôi là người hải ngoại nhưng kêu gọi chống các "nhóm lật sử" hay "nhóm ngụy sử" thì người thân bè bạn bằng hữu ngay chính trong nước lại bàn ra nước đôi, với những lý lẽ cho là lo làm ăn đi, ăn cơm nhà vác ngà voi làm gì, "để Nhà Nước họ lo", "Chẳng liên quan gì đến chúng ta", "gia đình tôi chả có ai đi lính hết", "cả nhà tôi chả ai làm chính trị hết", "nhà tôi chả ai chịu thiệt thòi trong chiến tranh hết", nên lo những chuyện này làm chi. Còn khi nói về Phan Huy Lê với những luận điệu chạy tội phản động của Nhà Nguyễn, đòi vinh danh nhà Nguyễn, tôn vinh tên thừa sai đạo phiệt Bá Đa Lộc, tên "chủ hàng" Trương Vĩnh Ký, hay xóa bỏ hình tượng Lê văn Tám, một sự kiện đốt kho xăng Tây ở Sài Gòn có thật khách quan trong lịch sử thời chống Pháp, thì nhiều người lại bảo là gia đình họ không có ai bị thiệt thòi trong chống Pháp, xưa quá rồi, nên họ không muốn quan tâm, với cách nói như là thời xa xưa quá khứ rồi quan tâm để ý làm khỉ gì. Đây là những nỗi lo có thật. Những sự thờ ơ bàng quan vô cảm trước những vô lý, bất nghĩa, tiêu cực đang xảy ra trong xã hội. Đó là những ưu tư có thật. Kinh tế giàu lên nhưng phong hóa đi xuống là 1 hậu họa của xã hội Việt Nam. Đạo đức xuống cấp nhiều nơi đến suy đồi bại hoại. Bắt đầu từ những tiêu cực như tôi đã trình bày bên trên và sự thờ ơ của quần chúng quảng đại. Do đó các hoạt động của các nhóm Cờ Đỏ là hoàn toàn đáng quý trọng vô cùng. Nước ta cần những bạn trẻ, những thanh niên đầy nhiệt huyết đoàn đội như thế, khiến tôi nhớ lại thời xưa, khi người nhà người thì đi thanh niên xung phong, người thì đi kinh tế mới nhưng ai cũng hăng hái nhiệt huyết máu nóng tuổi thanh xuân xây dựng lại đất nước quê nhà.
"Buồn cười" là tôi từ hải ngoại về mà phải giới thiệu với chính người nhà trong nước chia sẻ các clip Youtube của Vietvision và các thành viên Cờ Đỏ ở ngay trong nước. Nhưng họ lại không tin đó là dân thường tự phát, các tình nguyện viên, mà lại cho là đó là những Công An chìm, dân An Ninh, Dư Luận viên, Công An Mạng, An Ninh Mạng, người của quân đội, người của Nhà Nước, Chính Phủ, đảng viên, đoàn viên được huy động để làm tuyên truyền viên. Họ bảo là người thường ai rảnh rỗi đi làm mấy chuyện cơm nhà ngà voi thế này.
Trả lờiXóaRiêng tôi thì đã xem rất kỹ 1 số clip youtube và tôi tin đó là những người thật việc thật, hay ít nhất nhiều người trong họ là thật, dân thật, tự phát thật, thanh niên tình nguyện thật, có thể có người còn là sinh viên, có người là cựu binh thời đánh Mỹ ngụy, họ bất mãn trước những luận điệu xuyên tạc phản động nên đã tận dụng mxh để lên tiếng khi mxh đình đám, và nhất là sự phản ứng sau khi các thế lực, các tổ chức chính trị chống đối hoạt động đắc lực trên "trận địa" này, "thị trường" này, 1 sự phản ứng tự phát 1 cách có tổ chức của các cá nhân và đội nhóm yêu nước, các phe nhóm phe phái ái quốc trước các tuyên truyền phản động lưu vong của ba que. Họ nghiệp dư lủng củng và rất thiếu chuyên nghiệp chuyên môn, tổ chức thì khá là luộm thuộm, bình dân, cãi nhau tay đôi với phản động, chống cộng, hơn là tuyên truyền chuyên môn chuyên nghiệp có tổ chức như các tuyên truyền viên làm công việc dân vận, tuyên giáo, tuyên huấn, khoa giáo. Lực lượng mxh Cờ Đỏ trực tuyến chủ yếu phần lớn là những người dân quần chúng yêu nước, chỉ thế thôi.
Ngày 30 tháng 4 là một ngày đáng tự hào,đáng nhớ.Ngày đất nước thống nhất,non sông thu về một mối.Giàu có như Hàn quốc,Vũ khí mạnh như Triều Tiên bây giờ vẫn canh cánh nỗi niềm chia cắt.Một người Hàn 90 tuổi vẫn còn đau xót,ôm hận vì đất nước chia 2.Mà cả thế giới này chỉ còn một nước bị chia cắt,đó là Triều Tiên.Các rận chủ của ta vẫn cứ khăng khăng rằng,chả đánh tự khắc thực dân cũng trao trả độc lập.Ôi độc lập lại rẻ đến thế sao?Cái quân rân vô phèng này thật đáng nhét đất vào mồm.
Trả lờiXóaSự có mặt của quân đội Mỹ trên lãnh thổ miền Nam VNCH có phải đã đủ để chứng minh nước VN bị xâm lược?
Trả lờiXóaĐể trả lời, chúng ta hãy xét Nhật Bản và Đại Hàn Dân Quốc, hai quốc gia có quân Mỹ trú đóng lâu dài trên lãnh thổ nước mình.
Trường hợp Nhật Bản:
Cuối đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản, xóa bỏ chế độ quân phiệt, giúp nước này thiết lập một "Bản Hiến pháp hòa bình" với chủ quyền thuộc về người dân, cải tổ toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế.
Năm 1951, Hoa Kỳ trao trả nền độc lập cho Nhật Bản. Nhờ kế hoạch Marshall của Mỹ, giữa năm 1960 từ tro tàn chiến bại Nhật Bản đã khôi phục nền kinh tế và tăng trưởng một cách "thần kỳ". Ngày nay Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh thế thuộc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chấp thuận sự hiện diện và đài thọ chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ để bảo vệ đất nước mình.
Trong danh sách "12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh", nhân vật thứ 10 là Thống tướng Mỹ Douglas MacArthur.
Tại sao một vị tướng chỉ huy quân xâm chiếm lại được người dân nước bị xâm chiếm tôn vinh?
Thống tướng Douglas MacArthur (26 tháng 1 năm 1880 – 5 tháng 4 năm 1964) là Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ thập niên 1930 và sau đó đã đóng một vai trò quan trọng ở mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tướng MacArthur được bổ nhiệm chỉ huy cuộc xâm chiếm Nhật Bản đã được hoạch định tiến hành vào tháng 11 năm 1945. Nhưng khi thấy không còn cần thiết nữa, ông chính thức chấp nhận sự đầu hàng của Nhật ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Tướng MacArthur giám sát cuộc chiếm đóng Nhật Bản từ 1945 đến 1951 và được công nhận vì đã đóng góp cho những thay đổi dân chủ sâu rộng của đất nước này.
Trường hợp Đại Hàn:
Năm 1950, Bắc Hàn vượt giới tuyến tạm thời ở vĩ tuyến 38 tấn công chớp nhoáng, đánh bại Nam Hàn. Được Liên Hiệp Quốc chấp thuận, Mỹ và 15 quốc gia khác (dưới sự chỉ huy Thống tướng Douglas MacArthur) can thiệp, đẩy lui quân Bắc Hàn tận bờ sông Áp Lục. Trung Quốc đưa "chí nguyện quân" tham chiến giúp Bắc Hàn. Chiến sự giằng co đến năm 1953, các bên thỏa thuận ngưng bắn ở phòng tuyến Kansas nằm ở phía bắc vĩ tuyến 38.
Đã có trên 36.000 quân nhân Mỹ hy sinh khi bảo vệ Nam Triều Tiên.
Sau chiến tranh, với kế hoạch Marshall, Mỹ đã hỗ trợ Nam Hàn trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng thứ 3 ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006.
Năm 2007, GDP Bắc Hàn là 40 tỉ USD , của Nam Hàn là 1.196 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người của Bắc Hàn là 1.800 USD, của Nam Hàn là 24.500 USD.
Nam Hàn đã chi trên 866 triệu USD trong năm 2014 để chia sẻ gánh nặng với chính phủ Mỹ trong việc duy trì trên 20 ngàn quân Mỹ hầu đối phó với mọi cuộc xâm lăng từ Bắc Hàn.
Tình hình Nhật bản và Hàn quốc cho thấy không phải sự trú đóng của quân đội Mỹ ở một nước khác là sự xâm lăng. Trong trường hợp ở VN thì quân đội Mỹ đã đồn trú ở miền Nam để giúp đồng minh VNCH chống lại Cộng Sản Bắc Việt.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng Cộng sản lãnh đạo đã chủ trương xâm chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa ngay từ trước khi ký hiệp định chia đôi đất nước và sau đó đã tiến đánh miền Nam trước khi Hoa Kỳ can thiệp.
Trả lờiXóaLiên Xô, Trung Quốc viện trợ trang bị vũ khí cho CSVN (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa)
Từ cuối năm 1949 , từng đoàn cố vấn Trung cộng vào miền Bắc mang theo viện trợ quân sự gồm vũ khí quân trang quân dụng để trang bị mới hoàn toàn cho 6 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh.
Giai đoạn 1955-1960: Tổng số 49,585 tấn gồm : 4,105 tấn hàng hậu cần, 45,480 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật trong đó Liên Xô viện trợ 29,996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19,589 tấn.
(Theo Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam trình bày trong hội thảo tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2006).
Thuyết domino và chủ trương ngăn chận sự bành trướng Cộng sản của Hoa Kỳ
Đứng trước hiểm họa ấy, thuyết Domino hình thành tại Hoa Kỳ, theo đó nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ "bị đe dọa". (chiến tranh VN wiki).
Ở Á châu, Trung Hoa đã rơi vào tay Cộng sản, nếu Nam Hàn, Nam Việt Nam sụp đổ sẽ kéo theo Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương… như những con cờ domino, một con cờ ngả kéo theo những con cờ kế tiếp theo dây chuyền.
Để chống lại Cộng sản, Hoa Kỳ khởi xướng thành lập nhiều tổ chức quân sự liên quốc gia như (NATO, CENTO, SEATO), các tổ chức và hiệp ước phòng thủ song phương và khu vực.
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization viết tắt là SEATO) còn gọi là Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á được thành lập căn cứ theo Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á hay Hiệp ước Manila được ký vào tháng 9 năm 1954. Thể chế chính thức của SEATO được thiết lập vào ngày 19 tháng 2 năm 1955 tại Bangkok, Thái Lan, trụ sở cũng đặt tại Bangkok. Có 8 quốc gia thành viên là Thái Lan, Phi Luật Tân, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Tân Tây Lan, Pakistan (bao gồm Đông Pakistan, nay là Bangladesh), Pháp , Úc.
Việt Nam Cộng hòa, Cam Bốt và Lào do quy định trong Hiệp định Genève nên không gia nhập, tuy vậy 3 nước này vẫn được tổ chức đặt dưới sự bảo vệ về quân sự. Các quốc gia Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan, Tân Tây Lan đã gởi quân đến miền Nam Việt Nam giúp chống lại Cộng sản. Đại Hàn tuy không ở trong SEATO nhưng cũng gởi quân giúp.
Khác với chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên sự có mặt của quân đội nước ngoài đến giúp Đại Hàn Dân Quốc là quân của LHQ. trong đó có Mỹ. Họ đến vơi tư cách là do LHQ cử đến chứ không phải họ tự đến.
Trả lờiXóaKhác hoàn toàn với việc Mỹ đến gây chiến ở Việt Nam. Mỹ tự đến chứ không ai cử đến và cũng không ai mời, kể cả VNCH cũng chỉ "đồng ý" sau khi Mỹ đã đổ bộ lên Đà Nẵng.
.
Còn nếu nói là Mỹ vào theo "Hiệp ước Đông Nam Á SEATO" thì cái hiệp ước này cũng chỉ là do Mỹ dựng lên, có từ năm 1954 và nó đã tan rã vào năm 1977, nó không phải là một tổ chức của LHQ hoặc là tổ chửc được LHQ bảo trợ. Mỹ vào cũng không phải với danh nghĩa của tổ chức này mà chỉ là lợi dung danh nghĩa là thành viên của tổ chức này để vào chứ không phải là vào theo quyết định của tổ chức này, vậy nên cũng không thể có cơ sở pháp lý quốc tế nào.
Hiệp định Geneve quy định cấm đặt căn cứ quân sự và đưa quân đội nước ngoài vào Việt Nam mà VNCH là một bên ký kết hiệp định, có bổn phận phải thi hành hiệp định nhưng VNCH đã phá bỏ hiệp định, "đồng ý" đưa quân đội nước ngoài vào trực tiếp tham chiến, và Mỹ đã đưa vào tới hơn nửa triệu quân, cùng với hàng trăm nghin quân chư hầu khác với những vũ khí, trang thiết bi chiến tranh hiện đại, đồng thời trực tiếp điều khiển cuộc chiến, mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc. Trong khi đó VNDCCH chỉ giới hạn nhận viên trợ vũ khí và cố vấn quân sự của Liên Xô và Trung Quốc,
Việc Mỹ đưa quân vào trực tiếp tham chiến, đó là hành động xâm lược.
Xâm lược là gì ? Đó là hành động quân sự của một nước vào địa lý của một nước khác.
Mỹ tiêu tốn cả trực tiếp và gián tiếp vào cuộc chiến tranh Việt Nam tới 925 tỷ đôla, huy động tới trên 60% lực lượng quân sự toàn nước Mỹ, phải thí mạng tới gần 60.000 binh lính, phải qua 5 đời tổng thống trong đó tới 2 đời tổng thống bị ám sát và ngã ngựa bởi chiến tranh Việt Nam.. Thì đó không phải việc cỏn con để giúp một cái "quốc gia" bé tý mà Mỹ lại không tính đến mình được gì.
Cái mà Mỹ muốn được đó là biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ để thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới của Mỹ. Không vì âm mưu này thì chẳng phải đến một cắc mà ngay đến cả cái VNCH cũng chẳng có.
Người Mỹ rất thực dụng không bao giờ cho không ai cái gì.
Lịch sử không có chữ nếu, chứ nếu có thì :
XóaNếu VNCH không từ chối tổng tuyển cử theo hiệp định Geneve;
Nếu VNCH không đưa Mỹ vào miền Nam.
Thì Việt Nam nay đã thành con rồng Châu Á chẳng kém gì Nhật Bản hay Hàn Quốc dù ai là người lãnh đạo, miễn là một nước Việt Nam ĐỘC LẬP TỰ CHỦ.
Nhà văn Dương Thu Hương không những đã trả lại đúng tên gọi cho Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông năm xưa, mà tác giả cuốn truyện dài gây chú ý "Thiên Đường Mù" cũng đã nhỏ lệ bên hè phố Sài Gòn khi nhận ra mình đã bị đánh lừa và tọng đầy những chiếc bánh vẽ như sau: "Khi vào đến Sài Gòn, chúng tôi mới hiểu rằng XH Miền Bắc là một XH cấu trúc man rợ: mỗi tháng được nhà nước phát cho từng bó cỏ, con "người" không còn là người nữa, mà dưới người!"
Trả lờiXóaVà rồi bây giờ chúng ta lại ngồi đây, để nghĩ về 30/4/75 với một tâm cảm đáng ra phải như thế nào? Liệu sau 43 năm đã quá đủ, để những con người của ngày hôm ấy đã không còn trẻ nữa, hoặc đã già nua cho ngày hôm nay vẫn cứ hãnh tiến xuẩn ngốc rầm rộ ăn mừng chiến thắng, trên những quặn đau, tan hoang, mất mát của toàn dân hai miền Nam Bắc lòng người vẫn ly tán?
"Giải phóng" gì mà khiến dân Sài Gòn hoảng hốt "bỏ của chạy lấy người"?
Trả lờiXóa- Ta đã mất nước. Giặc đã vào nhà!
Cùng với tiếng kêu thất thanh ấy là tiếng kèn loa của quân bắc cộng vang như… sấm "Nhà của chúng ta ở, vợ của chúng ta sài, con của chúng ta bắt làm nô lệ, phần chúng ta đưa đi cải tạo..." (Nguyễn Hộ). Sau này là Đỗ Mười cũng lập lại tương tự: "Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi lao động khổ sai vùng kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc…" (Đỗ Mười). Hỏi xem, người miền nam còn lại gì sau những mệnh lệnh man rợ ấy?
Vào chiều ngày 30-4-1975, tôi vẫn đứng trên sân thượng của một căn nhà gần cầu Thị Nghè để nhìn trời đất và nhìn cuộc đổi đời đang diễn ra. Hôm ấy hình như nắng mau tàn, trời về chiều lại có nhiều mây đen nên chóng tối. Tiếng súng trận như đã lặng. Trên cao, trời thanh vắng. Các nhà kế bên hay đối diện đều đóng kín cửa hay với cánh khép hờ. Và sau cái cánh hé mở kia là bóng người lấp ló với những ánh mắt âu lo nhìn ra đường. Trong khi đó, tuyến đường huyết mạch chạy thẳng vào đường Thống Nhất không lúc nào ngớt tiếng gầm thét của các loại xe molôtova hay T54.
Nhìn kỹ hơn, cùng lúc với những hàng bánh xe chuyển động kia là hàng lớp cán binh Việt cộng trong những bộ quần áo xanh màu cứt ngựa mới được mặc lần đầu. Rồi gói trong bộ quần áo rộng thùng thình kia là những đôi mắt trắng dã với khẩu AK lăm lăm trên tay đang theo hàng dọc tiến vào phố của Người. Chênh chếch về phía tay trái của tôi là cầu Thị Nghè. Ở đó có một chiếc M48 của thiết giáp nằm trên dốc cầu từ nhiều ngày trước. Bất ngờ, vào khoảng trước 10 giờ sáng nay ngày 30-4-1975, nó nhận một thảm họa lớn. Khi chiếc T54 đầu tiên của Việt cộng ập đến, nó khựng lại, hạ nòng trực diện và tống cho chiếc M48 chặn bên cầu một quả pháo. Tháp chiếc M48 không người tung lên theo tiếng nổ lớn, rồi nằm im với khói tỏa lên. Phần chiếc T 54 thích chí, chạy vượt qua cầu rẽ về hướng sờ thú.
Rõ ràng tiếng nổ lớn ấy làm cho dân chúng gần đó thêm hoảng hốt. Phần những người lính trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa hiện diện trong khu vực, có lẽ cũng từ thời điểm đó đã tự quăng mũ, cởi bỏ giày sô trận, áo giáp binh, vất bỏ súng đạn dọc trên đường. Họ thất thểu bước đi về phố với mình trần. Khi thấy họ đi ngang, một số người từ trong nhà vội đem ra những ôm quần áo. Tất cả đều vội vàng trong âu lo, xót xa:
- Mặc vào đi, thay nhanh lên, vào trong nhà này rồi sau hãy tính.
Những người lính của miền nam như chẳng còn quan tâm gì đến sống chết khi ngọn cờ của họ không còn tung bay. Họ đang bước những bước chân hoang, vô định. Người cầm lấy cái áo, kẻ cầm lấy cái quần, khoác lên vai trần và tiếp tục đi về phía trước.
Trước đó, mờ sáng hôm nay, chủ nhân của căn nhà tôi đang đứng trên sân thượng đây là một sỹ quan còn nguyên quân phục mang hàm cấp tá cũng vừa về đến. Chưa nghe tiếng chào hỏi. Tất cả 4 người là vợ con của ông đều òa lên khóc. Ông quát:
- Còn ở đây khóc lóc làm gì?
Câu hỏi của ông vào cõi vắng. Đứa con lớn của ông bảo:
- Chú N. đang ở trên sân thượng.
Ông thét lên:
- Gọi chú xuống đây. Nhanh lên. Tất cả gọn nhẹ để ra bến tàu.
Tôi đứng chôn chân giữa nhà. Mưa nước mắt cho cuộc từ giã không hẹn lại rơi. Sau khi gia đình anh đi, tôi trở thành chủ nhà trong một tuần lễ để chờ tin. Sau đó, khóa cửa, trở về Xuân Lộc với gia đình. Vài tuần sau tôi trở lại Sài Gòn, nhưng đã không còn dịp để bước vào căn nhà đó nữa. Lý do đơn giản, bọn phường khóm ở đó thấy nhà đóng cửa, chúng đã phá khóa và vào chiếm ngự để làm nơi ăn chỗ ở cho cái loa phường. Tôi đứng bên kia đường, nhìn căn nhà, nơi tôi đã lưu trú nhiều năm khi theo học ở Sài Gòn trong nghẹn đắng, rồi lặng lẽ ra đi, không một lần quay lại đó nữa. Đúng là cảnh phải bỏ của chạy lấy người!
"Giải phóng" = Vơ vét "điện-đài-đá-đổng-đạp"
Trả lờiXóaTrên đây, chỉ là một nét chấm phẩy của cá nhân thôi, bởi lẽ, khi tôi trở lại Sài Gòn, thành phố đã ra khác rồi. Dọc theo đường Trương minh Giảng, ngã ba Hàng Xanh, đoạn cuối của đường Công Lý và nhiều nơi khác, chợ trời tự nhiên mọc lên. Người bán, người mua đi lại tấp nập. Tất cả mọi mặt hàng về điện hay sinh hoạt bình thường ở miền nam nay bỗng được khoác vào bằng những cái tên vui mới lạ: Điện, đài, đá, đổng, đạp! Kế đến là quần áo, nồi niêu xong chảo, bàn ghế, các loại tủ bày la liệt trên nhiều quãng phố. Chủ nhân thuộc phe ta, phe thua trận. Phía khách hàng, tuyệt đại đa số là cán binh mọi cấp bậc gồm cả giai và gái. Bên cạnh đó là một số thân nhân của những kẻ hồi kết, phe thắng trận!
Chính từ những điểm không hẹn trước này mà người miền nam tá hỏa khi nghe biết đến những “cụm từ” tượng hình mới trong cuộc sống như điện đài đá đổng đạp. Bạn biết điện, đài là gì không? Đó là những mặt hàng muốn sử dụng phải có điện, có pin như Radio, tủ lạnh, máy hát… Kế đến là đá, đổng, đạp chắc bạn chưa quên là những thứ gì. Ngoài ra còn máy chém nữa. Riêng đồng hồ đeo tay còn được phân biệt là có hay không có cửa sổ.
Khi đi mua hàng, họ thường hỏi và nói thuộc lòng như nhau, nhưng phía người bán gặp nhiều khó khăn. Chỉ đến khi họ chỉ tay vào đồ vật họ muốn mua thì dân miền nam mới biết nó là cái gì. Đã thế, lúc khởi đầu còn gặp khó khăn vì người mua hàng chỉ có tiền "cụ Hồ" là thứ miền nam không muốn nhìn thấy mặt. Bởi lẽ, chỉ nghe thấy tên kẻ gian ác, dân ta đã thất kinh! Cũng trong khoảng thời gian này, chắc bạn còn nhớ câu chuyện của một cán bộ văn hóa ở ngoài bắc, đi theo đoàn quân vào nam chú? Đoạn kết, Y thị ngồi bệt xuống vỉa hè phố Sài Gòn mà kêu thét lên "ôi thời của kẻ man rợ thắng người văn Minh"! (Dương thu Hương).
Tuy thế, có cái hay ở đây là bất cứ một cán binh Việt cộng nào, binh cũng như quan hay cán bộ, nếu như chưa có cái đổng, đạp, trên tay thì coi như chưa được tái sinh vào trong kiếp người. Từ đó, điện, đài, đá, đổng, đạp, bỗng nhiên trở thành một thứ thước đo văn minh, cũng như tài sản trong sự nghiệp đấu tranh của đoàn quân sinh bắc nhưng chưa tử nam trong thời gọi là giải phóng!
CQ ngụy Sài Gòn do Pháp Mỹ nặn ra, đầu tiên là ngụy quyền Bảo Đại của Pháp do bọn Thực Dân và đồng minh Mỹ nặn ra trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp khi chúng quay lại âm mưu tái xâm lăng và thôn tính bán đảo Đông Dương, dẫn đến chiến cuộc Điện Biên Phủ chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu, mà trong đó không ít đơn vị ngụy quân đã làm nòng cốt bắn giết đồng bào thay cho quân xâm lược viễn chinh Pháp ở ĐBP. Tướng ngụy Phạm Văn Phú phất cờ ba que và cờ Tây hát quốc ca Tây để cổ vũ ngụy binh ở Điện Biên. Rồi về sau Mỹ hất cẳng Pháp, đưa nhà Ngô lên chấp chính, mà trước đó họ đã đưa tên Diệm từ Mỹ về rồi đưa lên làm tể tướng của của cái chính quyền bù nhìn thuộc Pháp do Bảo Đại đứng tên. Mỹ với sự ủng hộ đỡ đầu bảo hộ của Vatican, dựng lên ngụy quyền Ngô Đình Diệm, với sự bảo trợ của Vatican, dàn dựng lên cuộc "trưng cầu dân ý" hài hước gian lận lộ liễu làm trò cười cho cả thế giới.
Trả lờiXóaTất cả các diễn biến này xảy ra sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tồn tại từ lâu. Như thế nếu CQ ngụy Sài Gòn không phải là ngụy quyền thì là gì đây? Muốn được mọi người tôn trọng thì không nên cố chấp nhỏ mọn thù hận nữa mà phải biết nhìn nhận thực tế khách quan của lịch sử và biết chấp nhận sự thật lịch sử, biết thừa nhận sai lầm.
Về thời gian "lập quốc" của ngụy quyền này, về nguồn gốc lai lịch xuất thân đen đúa, hay về quyền lực bù nhìn hay bản chất tay sai của tập đoàn ngụy quyền bán nước của Pháp Mỹ này thì các bác đã trình bày rồi. Ở đây tôi chỉ xin bổ túc thêm về 1 điểm đó là tâm tư tình cảm dân tộc. Tình cảm dân tộc rất mạnh. Không có tình cảm mạnh thì không có động lực thôi thúc làm nên được gì, nói gì 1 chiến công, 1 kỳ tích khổng lồ trong lịch sử, 30 trường kỳ kháng chiến đánh đuổi Pháp Mỹ là 2 đế quốc to lớn hùng cường dường ấy.
Sau 30 năm trường chinh, tình cảm dân tộc, tình cảm con người đã thành hình. Sau chiến tranh cũng thế. 2 cuộc chiến này, hay nói chuẩn hơn là 1 cuộc chiến 30 năm này , nó đã in sâu đậm vào tình cảm mọi người dân đất Việt, mọi con dân nước Việt. Từ nghệ thuật dân gian đến âm nhạc, nghệ thuật, các cuộc thi hát hò, các karaoke gia đình, những bài hát thời kháng Mỹ vẫn vang lên khắp nơi trên đất nước này ở khắp mọi miền đất nước, mọi nhà trường, mọi sinh hoạt văn nghệ quần chúng, mọi tiệc tùng, thậm chí đến cả văn nghệ đám cưới. Cứ vào Youtube tra vài bài hát nổi tiếng thì sẽ thấy ngay điều này dễ dàng. Đều là những bài hát cách mạng thời đánh Mỹ. Những tác phẩm văn hóa đẹp đẽ hoàn mỹ chân thiện mỹ thì sẽ được người đời lưu giữ. Do đó cuộc kháng chiến 30 năm này trong thời đại Hồ Chí Minh giành độc lập đã đi vào tiềm thức dân gian, vào tình cảm quần chúng, vào văn hóa vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam, vào tâm tư tình cảm dân tộc và đại chúng.
Trước kia, đối với những phát ngôn kỳ lạ về kháng chiến chống Pháp Mỹ thì người ta chỉ coi đó là 1 thằng điên nói ngu. Sau đó lên internet thấy nhiều nhưng chủ yếu là từ nước ngoài, từ cộng đồng phản động lưu vong ở Pháp Mỹ, Việt Tân khủng bố. Nhưng mọi người cho rằng chúng là phản động, là ba que, thì tất nhiên là chúng phải hoạt động tuyên truyền xuyên tạc lịch sử rồi. Còn những cá nhân rác rưởi thì hoặc là ngụy già cố chấp, hèn nhát không dám chấp nhận sự thật, hoặc là ngụy con, con cháu ngụy của các gia đình ngụy không hiểu gì về lịch sử, bị người lớn nhồi sọ, mà các người lớn này trước đó đã bị nhiễm tâm lý chiến Mỹ ngụy rồi, đi lính bị nhồi sọ trong quân trường Mỹ ngụy rồi về nhà nhồi sọ lại cho vợ con, cháu chắt. Rồi sau đó cả 1 đám lưu vong ăn nhờ ở đậu xứ người tiếp tục nhồi sọ lẫn nhau và thủ dâm tinh thần, để trốn thoát sự dằn vặt lương tâm.
Nhưng gần đây sự việc xuyên tạc lịch sử có dấu hiệu được tổ chức, được hệ thống hóa, mà các chiến binh tiên phong của nó lại nắm ngay ở 1 số tờ báo "trẻ trung" mà lâu nay có tai tiếng có vấn đề, như các báo Tiền Phong, Dân Trí, Lao Động, Giáo Dục, Tuổi Trẻ chẳng hạn. Đây là 1 nguy cơ cần lưu ý cẩn thận. Có lẽ nó bắt nguồn từ sự nóng lòng lập thành tích của 1 số quan tham duy ý chí, muốn lập thành tích để làm bệ phóng cho sự nghiệp chính trị bằng quan hệ hữu nghị Việt Mỹ, để lấy điểm với Mỹ và lấy lòng Việt Tân tay sai Mỹ, các cộng đồng ba que tay sai cũ của Mỹ, và các thế lực tài phiệt diều hâu hiếu chiến, con buôn chiến tranh ở quốc gia lái súng này. Như Nguyễn Thanh Sơn, họ chỉ nóng lòng muốn "lập công" trong quan hệ Việt Mỹ và nhiều người công dân Mỹ gốc Việt, "lập công dâng Mỹ",họ không cần biết đến chuyện gì khác, ai khác, tâm tư tình cảm của người khác. Họ xuẩn động và duy ý chí. Sau đó họ bị thất sủng về đường chính trị cũng là do chính họ tự chuốc lấy. Những chủ nghĩa cá nhân, những tư tưởng lợi ích nhóm của họ là đi ngược lại với quyền lợi của Đảng và nhân dân.
XóaXưa nay quần chúng mọi người không phản ứng thái quá dữ dội với các xuyên tạc lịch sử là vì lúc đó những trò đó chỉ là những trò cười lố bịch, những trò lố có tác dụng giải trí không gì khác, những thằng ngu bị nhiễm tuyên truyền của CIA Mỹ và truyền thông Mỹ và đồng minh. Tình cảm tâm tư của quần chúng chưa bị thách thức. Nhưng giờ bọn "sử gia - sư giả" và lều báo phản quốc đang hoành hành, bọn "sư giả" này mượn danh nghĩa "khoa học", hội đoàn, "chính thống" để làm loạn lịch sử, làm loạn kỷ cương nhận thức của nhân dân, xúc phạm sự tôn nghiêm của lịch sử và con người, gây tổn thương tâm tư tình cảm của dân tộc. 1 cuộc kháng chiến dài 30 năm thì tất nhiên nó hình thành nên 1 tình cảm to lớn vô cùng, mọi cung bậc chiều hướng cảm xúc vui buồn, bi hùng, hỉ nộ, đau khổ, hạnh phúc. Bao nhiêu người có người thân ngã xuống vì nền độc lập vĩnh hằng của dân tộc. Bao nhiêu người có người thân hoặc bản thân chịu thiệt hại bởi đòn roi tra tấn của quân xâm lược và lũ tay sai, các tội ác của Pháp và Mỹ ngụy.
Thế cho nên quan hệ kinh doanh - kinh tế với Mỹ là đúng, hòa hợp hòa dịu với những kẻ ngày xưa bán nước cho Pháp Mỹ, hay như cụ Hồ viết là ngụy binh bị "ép bức hoặc lừa gạt" đi cầm vũ khí cho giặc, chống lại đồng bào và dân tộc, cũng là đúng. Ép bức tức là bị bắt lính, bị cưỡng bách quân dịch, bị lùng bắt khi kiên quyết không chịu cầm súng cho kẻ xâm lược tàn bạo khát máu. Lừa gạt tức là bị tuyên truyền nhồi sọ, tẩy não, bị truyền thông lừa gạt, đưa tin sai trái. Quân ngụy Sài Gòn được hình thành từ những thứ đó. Nền tảng tư tưởng của ngụy quân SG cũng được hình thành từ những thư bịp bợm, dối trá đó. Nên nó mong manh rất dễ sụp đổ. "Chạy tụt quần", "bám càng", "đu càng" là các hình ảnh cho thấy sự mong manh dễ sụp đổ đó. 1 quân đội bán nước thì khi chủ nhân của họ đã chạy trốn tán loạn trên những chiếc trực thăng thì tất nhiên họ sẽ phải tự động sụp đổ theo rất nhanh rất dễ, bị loạn trận, dẫn đến "binh bại như núi đổ", "tháo chạy tán loạn lấy thân". Vì chỉ có 1 bộ phận rất nhỏ là bị nhồi sọ lừa gạt và toàn tâm toàn ý tin vào các tẩy não đó của Mỹ ngụy. Số còn lại đều là bị bắt lính mà phải đi, vì miếng ăn mà phải đi. Cho nên khi quân du kích Giải Phóng miền nam và bộ đội chủ lực miền Bắc cùng nhau tiến công vào sào huyệt Sài Gòn thì cả đám chạy trối chết lấy thân, họ phải trút bỏ quân phục và đạp lên cờ ba que mà chạy cho dễ và cũng để cho thấy là tôi đã không còn là lính ngụy nữa, đã tụt bộ quân phục nhục nhã này ra rồi thì tôi không còn là lính ngụy nữa, xin đừng giết tôi.
Quan hệ với Mỹ, cường quốc mạnh nhất quốc tế, và những con dân Mỹ gốc Việt, là điều nên làm. Tuy nhiên không thể làm ra những trò lố quá đà, vượt làn ranh đỏ cho phép, dẫn đến sự xúc phạm đối với tôn nghiêm của lịch sử và tôn nghiêm dân tộc, lòng tự hào dân tộc, chiến công vĩ đại thần thánh của dân tộc, sự hy sinh của dân tộc. Đó là đi ngược lại với lý tưởng cách mạng của Đảng và nhân dân, với tư tưởng Bác Hồ, với văn hóa phong tục tập quán của dân tộc này.
Trả lờiXóaTrước đây người ta không ồn ào không phải vì họ không quan tâm lịch sử, mà là vì chưa bị thách thức. Chưa bị thách thức đến 1 mức nào đó. Có câu 1 câu nhịn 9 câu lành. 9 bỏ làm 10. Nhưng giờ đây 1 bộ phận không nhỏ trong báo chí truyền thông, Tuổi Trẻ, VTV, VTC, các hội sử học do Dương Trung Quốc, Trần Đức Cường, Lê Trung Tĩnh, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi phụ trách hoặc ảnh hưởng, cả 1 bộ phận trong Tuyên Giáo cũng đã "ra tay" rồi thì nó đã động chạm lung lay đến nền tảng của chế độ, nguy cơ tiềm tàng dẫn đến sự bất ổn trong xã hội. 1 ổ sâu và rận trộn lẫn lúc nhúc làm rầu nồi canh. Bê bối tình dục đang xảy ra ở báo Tuổi Trẻ và nhiều nữ phóng viên ở FB từng làm việc cho Tuổi Trẻ lên tiếng ở trang nhà đã cho thấy sự dơ bẩn cùng cực của tờ báo này nhiều năm gần đây chứ không phải bây giờ mới có. Nhiều năm nay nó đã là 1 cái ổ dâm loạn, tống tiền, tung tin hại người, phao tin đồn nhảm thất thiệt, làm cái loa ủng hộ và PR của nhiều quan tham mà ngày nay đã thất sủng, như Đinh La Thăng và Nguyễn Thanh Sơn, và nhất là xuyên tạc lịch sử ở mức độ tần xuất cao hơn mức bình thường so với các tờ báo phản động khác, gần bằng với các báo chí Việt Tân ở nước ngoài.
Những năm gần đây Tuổi Trẻ không ngừng liên tục có những bài viết đánh mạnh vào tình cảm dân tộc, xúc phạm cực độ đến tôn nghiêm của nhiều người và lịch sử dân tộc VN trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Mỹ 30 năm, ca ngợi ngụy quyền ngụy quân, đi đầu trong "40 năm hải chiến HS", chọn lựa các "trí thức" phản động tự gọi là "lề trái", rồi dàn dựng phỏng vấn để tuyên truyền thúc đẩy những điều tội lỗi, gây bất bình lớn trong mọi người và mxh. Họ đòi hỏi phải tôn vinh, "vinh danh" cái gọi là "VNCH". Họ đòi hỏi phải cho thương phế binh Sài Gòn trợ cấp giống như QĐNDVN thì mới gọi là "công bằng", "bình đẳng", "hòa giải hòa hợp". Họ đòi hỏi phải làm mới nghĩa địa lính ngụy cho thật mới thật đẹp để tỏ ra tôn trọng quân đội ngụy, thì mới là "hòa hợp hòa giải". Họ đòi hỏi phải từ bỏ cách gọi ngụy quyền để chỉ ngụy quyền tay sai Pháp Mỹ trước năm 75 giải phóng. Họ ngầm dần từ bỏ cách gọi "giải phóng" hay "giải phóng miền Nam" mà chỉ còn dùng mỗi cụm từ "thống nhất", "thống nhất đất nước" cho "trung lập" và "mọi người đều chấp nhận được". Đến những ngày lễ lớn trọng đại của đất nước khi kỷ niệm các chiến thắng giành độc lập và khi phải viết "cúng cụ" thì họ viết y hệt như các BBC, Wiki. Cách dùng từ ngữ cũng không khác. Họ ca ngợi "hòn ngọc Viễn Đông" mà Pháp đã xây dựng. Họ ca ngợi ngụy quyền ngụy quân. Họ đăng lại nhiều bài của các tác giả nghiệp dư hải ngoại, tự nhận là "nhà nghiên cứu độc lập", "bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả", của cái gọi "Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông", đòi phải "công nhận VNCH để đòi đảo Trường sa Hoàng sa" với những ngụy biện ấu trĩ, lố bịch, sai pháp lý quốc tế thậm chí còn gây hại chủ quyền Việt Nam.
Với xìcănđan bê bối tình dục lúc này, với việc nữ nhà báo bị cấp trên hãm hiếp và tự sát. Lộ ra nhiều thông tin về tờ báo này và những chuyện này có lẽ đã tồn tại từ nhiều năm về trước đến nay. Chỉ là không phải ai cũng đủ dũng khí để lên tiếng, nói gì đến tự sát. Sau vụ này nhiều cựu nhà báo mới lên tiếng ở trang nhà FB của họ. Từ việc này cho thấy bản chất báo Tuổi Trẻ là gì và vì sao nó ghê tởm như thế, và lý giải được vì sao nó xuyên tạc lịch sử như thế. Nó là 1 cái ổ phản bội và bẩn thỉu cùng cực có thế thôi.
Về cơ bản tôi đồng ý, nhưng nói cho ngay các vụ này ở Tuổi Trẻ lâu nay bị ém nhẹm nhưng lần này hiếp dâm gây ra hậu quả nghiêm trọng tự vẩn chết người nên mới ồn ào. Nhiều người cũng góp đá ném túi bụi vào Tuổi trẻ. Tin ngay lập tức. Nhưng nói cho cùng cũng là do Tuổi Trẻ đốt đền xuyên tạc lịch sử, xúc phạm xương máu nhân dân ở tần suất cường độ quá cao nên làm cho nhiều người căm thù oán hận nó tận xương tủy, nó gây thù chuốc oán cao độ , nên khi vụ việc hiếp dâm án mạng tự tử xảy ra ở tòa soạn Tuổi Trẻ mọi người tin ngay và truyền miệng ngay, tin tức lan truyền khắp FB và MXH như lửa đốt rừng cháy. Phen này chắc tờ báo không trụ nổi được nữa, những kẻ ở TW lâu nay vẫn bao che tờ báo này cho nó xuyên tạc lịch sử, xúc phạm cha anh và xương máu tiền nhân thì đến lúc này chắc cũng không ô dù nào cứu nổi. Nói thật nếu đây là 1 nước đa nguyên đa đảng và tự do chính trị theo kiểu Mỹ thì tòa soạn Tuổi Trẻ đã bị các CCB và người dân yêu nước họ kéo đến ném gạch đá thật hoặc thậm chí bị đốt tòa soạn, bị bao vây biểu tình, nhà báo phóng viên bị chặn đánh, tìm đến tận nhà chứ không phải chỉ có viết bài, viết còm phản đối trên online. Mọi người đều ai cũng muốn kính nhi viễn chi giữ cho ổn định nhưng báo Tuổi Trẻ và nhiều lều báo làm quá là không được. Lâu nay nhiều nữ nhà báo, nữ phóng viên của TT Online đều âm thầm rời đi, không dám nói gì với ai. Khi pv xin việc ở các báo khác cũng chỉ đưa ra các lý do chung chung về lý do nghỉ việc. Giờ thì chắc mọi người cũng suy ra được vì sao họ phải nghỉ làm ở Tuổi trẻ. Nếu không có cô gái đáng thương tự sát và xảy ra án mạng chết người thì đến giờ chắc nhiều cô gái vẫn vì tiền lương, vì cv, vì chồng con gia cảnh mà âm thầm chịu đựng hoặc nghỉ việc nhưng không dám thố lộ cùng với ai, ở cái nơi địa ngục gọi là tòa soạn này ở tuổi trẻ. Những kẻ nói trên ở Tuổi Trẻ sẽ phải xuống hỏa ngục a tì. "Báo chí kách mệnh" quyền lực thứ tư biến thành những cái lều báo với những hang ổ bệnh hoạn biến thái thế này. Đây đâu phải chỉ còn là tự diễn biến, suy thoái bình thường về đạo đức lối sống nữa. Đây là những tội ác đã đang xảy ra hàng ngày ở huyện ở nhiều tòa soạn như Tuổi Trẻ và môi trường làm việc ở các báo có tư tưởng giống như Tuổi Trẻ, Giáo Dục, Lao Động, Người Lao Động, Một Thế Giới, Dân Việt, hay Đỗ Hùng Thanh Niên trước đây, đều là "ngưu tầm ngưu mã tầm mã". Từ tội ác đối với văn hóa lịch sử, bất trung bất hiếu hỗn láo xúc phạm cha anh đến tội ác với phụ nữ, con người, giờ dâm loạn đến mức cưỡng bức gây ra án mạng, 1 cuộc sống nhanh sống vội lai căng, xâm hại phẩm giá con người, phụ nữ.
Trả lờiXóaVụ án Tuổi Trẻ xảy ra ngay thời điểm toàn dân kỷ niệm ngày thắng Mỹ cút ngụy nhào, hoàn toàn giải phóng miền nam, thống nhất non sông. Trong khi TT là 1 trong những kẻ tiền phong đi đầu điên cuồng nhất, cực đoan nhất trong "phong trào" xét lại lịch sử, diễn biến hòa bình lịch sử. Âu cũng là cái điềm? Buồn cười không báo nào đăng nhưng tin tức lan truyền nhanh khắp nơi ai cũng biết. Các hậu quả Tuổi Trẻ này âu cũng là do bọn chúng tự chuốc lấy. Chỉ tội nghiệp cho những nạn nhân lâu nay của chúng. Cũng tội nghiệp cho những nạn nhân chiến tranh, những mẹ VN anh hùng, những quần chúng yêu nước nói chung, ngày ngày phải đọc những đống dơ bẩn mà chúng nó đưa lên mặt báo hằng ngày, không chỉ các bóp méo lịch sử, ca tụng Mỹ ngụy, mà còn cả các bài viết kích dục, xử dụng yếu tố "sex" để câu khách, khai thác khơi dậy lợi dụng các yếu tố thấp hèn của con người để câu "viêu", đặng dễ kiếm hợp đồng quảng cáo, dễ tống tiền, thông đồng cấu kết với các cty tiếp thị truyền thông ở Hàn và Sing, do Mỹ và bọn Tây hậu thuẫn, giáo dục, rèn luyện, tốt nghiệp trường Tây, câu "viu". Chẳng trách các "khách hàng" hay đọc Tuổi Trẻ đều là bọn không ra gì, bọn thú vật trong xã hội, hoặc bọn ngụy ba que hết thời đang ngày ngày lồng lộn chửi bới đất nước khi ăn bám ở đậu cầu cạnh trợ cấp nơi xứ sở quan thầy.
Trả lờiXóa"Giải phóng" là như thế này à?
Trả lờiXóa_ Một chiếc Lexus nhập từ Nhật chỉ 38.000 USD và thuế sau khi đặt tại showroom thì nó lên tới 140.000 USD
_ Ranger nhập từ Thái Lan 18.000 USD và bán ra gần 35.000 USD
_ Camry nhập về 25.000 USD bán ra 60.000-70.000 USD.
_ Nhiên liệu xăng để vận hành xe hơi nhập từ Singapore chỉ khoảng 7000 VNĐ/lít bán ra 16.000-17.0000 VNĐ/lít.
_ Một kg thịt lợn hơi ở VN giá từ 45.000-55.000 VNĐ trong khi đó ở Mỹ nó chỉ có giá 80-90 cent/kg (khoảng 16.000 VNĐ).
_ Gạo ngon đem xuất khẩu chỉ khoảng 7000 VNĐ/kg, trong khi đó người dân phải mua tại siêu thị tới 13.000-15.000 cho 1 kg gạo loại thường.
_ Một con gà khi được đưa lên bàn ăn thì nó bị thu tới gần 20 loại phí
_ Bên cạnh giá thuốc, sữa vào loại cao nhất thế giới
_ Viện phí tăng 50%
Người VN chúng ta đang bị "đánh thuế vô cùng tàn bạo" từ cái ăn, cái mặc, cái dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tới cái phương tiện đi lại.
_ Theo thống kê thì gộp tất cả công chức, viên chức, công an, bộ đội, người nghỉ hưu, ban bệ, các đoàn thể... thì có gần 12 triệu người ăn lương từ ngân sách Nhà nước.
_ Năm 2017 là năm đáo hạn vốn vay ODA, cũng từ năm 2017 thì VN chúng ta bị cắt các khoản vay ưu đãi, chính phủ các nước sẽ siết chặt vốn ODA cho VN. Không phải ngẫu nhiên mà Sabeco, Habeco, Vinamilk, FPT... những con gà biết đẻ trứng vàng hiếm hoi của nhà nước cũng bị đem bán, đơn giản chính phủ đã cạn kiệt tiền sau những năm tháng mà quan chức rất tích cực tàn phá, tích cực tham nhũng, tích cực biển thủ công quỹ làm của riêng.
Chẳng có dẫn chứng khoa học nào khiến đồng tiền mất đi cả, nó chỉ chuyển hóa từ nơi này sang nơi khác, từ túi người này sang người khác mà thôi.
Hàng vạn ngôi biệt thự, xe hơi, các vật phẩm xa xỉ, khối vàng ròng giấu trong két sắt của đảng viên chính là sự chuyển hóa ấy.
Khi nợ quốc gia chất cao như núi, tình cảnh "vỡ nợ" đang dần hiện hữu, thì không còn cách nào khác là chính phủ phải tiếp tục "bóp cổ người dân" để lấy tiền nuôi bộ máy quan chức. Theo đó thì phí BHXH, BHYT, phí cầu đường, phí đăng kí ô tô, xe máy, giá điện, nước... cứ thế mà tăng giá phi mã.
Quả đúng là "Giải phóng" làm chi để rồi, như nhạc sĩ Xuân Hồng đã thừa nhận : "Vui ? Sao nước mắt lại trào ? " Cay đắng quá chứ gì nữa? Thân mến!
Sài Gòn trước giải phóng:
Trả lờiXóaVề diện tích, rộng 25 km2;
Dân số, 2.000.000 người;
Kinh tế, thu nhập bình quân gần 200 đôla/người. Người Hoa nắm giữ 80% các ngành sản xuất chủ yếu như luyện kim, điện, may mặc, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; nắm giữ độc quyền thương mại, 100% bán buôn, 50% bán lẻ, hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường, 90% xuất nhập khẩu....
Sau giải phóng, vào thời điểm năm 2016:
Về diện tích Sài Gòn rông 2.095.062 km2; trong đó 820 km2 thuộc nội thành;
Về dân số có trên 8 triệu người, trên 6 triệu ở nội thành;
Về kinh tế chiếm trên 20% tổng sảm phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài của cả nước. Thu nhập bình quân năm 2016 đạt 5.428 đôla, dự kiến năm 2020 đạt bình quân 9.800 đôla người /năm.
Thành phó Hồ Chí Minh được xếp là một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất Châu Á.
Giải phóng miền Nam để làm gì ? Để giành ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, mong ước ngàn đời của người Việt Nam yêu nước; để đát nước thoát khỏi sự đô hộ của đế quốc, để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng đất nước DÂN GIẦU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH.