Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

THÌ RA, DẤU HIỆU TRỞ CỜ CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ ĐÃ BỊ PHÁT HIỆN TỪ LÂU

Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: 
Cần nhìn nhận lịch sử một cách khách quan, tránh dựng chuyện để cho mình có công phát hiện như kiểu: " lần đầu chúng tôi đưa vào"  hay "chúng tôi thay đổi cụm từ này .... Bằng cụm từ khác chính xác hơn" mà vừa qua một số nhà sử học hay nói song thực chất chẳng có gì mới mà chỉ gây hiểu lầm, hiểu sai về bản chất sự việc hết sức nguy hiểm. Tôi xin đăng bài viết của Nguyễn Minh Tâm đăng trên báo Văn nghệ TP HCM để mọi người nghiên cứu. Theo tôi đây là bài viết phản biện hay.
Bổ sung lời dẫn của Hoàng Ngân Thương:
Bùi Diễm- tay chân thân tín của Phan Huy Quát, cách đây 30 năm, dù muốn nhưng không chùi được vết nhọ ô nhục "ngụy" trên mặt anh trai ông Phan Huy Lê. (Mời xem bài ANH TRAI ÔNG PHAN HUY LÊ- THỦ TƯỚNG VNCH PHAN HUY QUÁT ĐÃ “RA THÔNG CÁO” MỜI QUÂN ĐỘI MỸ VÀO MIỀN NAM NHƯ THẾ NÀO?). Ông Quát, dù là "thủ lãnh" tối cao tại cái gọi là VNCH, vậy mà thằng Mỹ nó muốn đưa quân đội của nó vô bắn giết đồng bào VN, nó có thèm hỏi ý kiến đâu?
Ông Nguyễn Ánh còn phải lạy lục bọn Pháp nó mới đưa quân vào. Còn ông Phan Huy Quát thì khác: Thằng Mỹ nó đưa quân vào không thèm hỏi ý kiến Quát. Vậy mà sau khi quân Mỹ đã vào m Nam VN rồi, Quát vấn phải ký Thông cáo chung theo lệnh Mỹ, rằng VNCH "mời" Mỹ vào!
Vậy "Thủ tướng VNCH" Phan Huy Quát còn phản động hơn cả tên phản động Nguyễn Ánh.
Điều đó lý giải tại sao Phan Huy Lê muốn bào chữa cho cả Nguyễn Ánh!
***************************

ĐỪNG MƯỢN DANH KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH TRÁO LỊCH SỬ
Sáng 22-2-2017 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức buổi thông tin khoa học “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam” do Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê – Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trình bày. Xin nhớ đây chỉ là một buổi báo cáo “Thông tin khoa học”. Nó không phải là một cuộc tọa đàm, một cuộc hội thảo, càng không phải là một hội nghị khoa học để ở đó, người ta có thể nêu lên những kết luận.
Về ý kiến của GS-NGND Phan Huy Lê, báo chí đưa tin rất loạn xạ, hàng chục tờ báo điện tử đã đăng nhiều bài và hầu như chỉ có một cái tít giống nhau: “Giáo sư Phan Huy Lê đề nghị công nhận công lao của nhà Nguyễn”. Họ giật tít như vậy cũng có lý do, bởi trong buổi thông tin khoa học này, ông Phan Huy Lê đã nói: “Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1757, nhà Nguyễn đã định hình được lãnh thổ VN mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ VN hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây Nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ – không gian sinh tồn của nước Việt Nam. Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi. Đã đến lúc cần nhìn rõ công, tội của nhà Nguyễn”.
Vậy thực hư của vấn đề ra sao?
1. Chúa Nguyễn, vua Nguyễn và nhà/triều Nguyễn – phải rạch ròi khái niệm
Ai cũng biết rằng trong lịch sử Việt Nam, Nhà Nguyễn chỉ là một vương triều phong kiến hoàn chỉnh, có toàn vẹn lãnh thổ, có hệ thống chính trị của mình cai trị trên toàn bộ lãnh thổ ấy, có địa vị nhà nước thống nhất và duy nhất để bang giao với nước ngoài kể từ năm 1802, khi Nguyễn Ánh hoàn thành việc lật đổ Nhà Tây Sơn, triều đại đã trị vì trước đó để lên nắm quyền cai trị Đại Việt.
Còn trước thời điểm ấy, Nhà Tây Sơn, bằng cách dựa vào ý chí của nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân, trong 16 năm (1771-1787) đã lần lượt đánh dẹp các thế lực phong kiến cát cứ ở Đàng Ngoài (Vua Lê – Chúa Trịnh) và Đàng Trong (Chúa Nguyễn), thu giang sơn Việt Nam về một mối, đất nước thoát khỏi cảnh bị chia cắt Bắc – Nam trong suốt 148 năm (1627-1775). Trong thời gian 148 năm chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong ấy, các thế lực phong kiến họ Trịnh (Đàng Ngoài) và họ Nguyễn (Đàng Trong) đã gây ra 8 cuộc nội chiến lớn và hàng trăm cuộc xung đột vũ trang nhỏ. Có những cuộc chiến kéo dài hàng chục năm. Cuộc chiến Trịnh – Nguyễn đã làm hao tổn không biết bao nhiêu sức người, sức của của nhân dân, triệt phá hàng loạt đồng ruộng, xóm làng.
Tượng Vua Quang Trung
Trong quá trình xây dựng đất nước từ đống hoang tàn, đổ nát, hậu quả cuộc chiến kéo dài gần một thế kỷ rưỡi, nhà Tây Sơn còn hai lần đánh bại hai thế lực phong kiến hùng mạnh xâm lược Đại Việt là triều đình Xiêm La (Thái Lan) ở phía Nam và Nhà Thanh ở phía Bắc. Điểm đặc sắc là trong cả hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm do Nhà Tây Sơn tiến hành, quân xâm lược đều có sự tiếp tay của những kẻ phản dân, hại nước. Đó là Lê Chiêu Thống cầu viện giặc Thanh và Nguyễn Ánh cầu viện giặc Xiêm La.
Trong lập luận của mình, ông Phan Huy Lê đã đánh đồng các Chúa Nguyễn, một thế lực phong kiến cát cứ ở phía Nam mà người Việt Nam cũng như lịch sử Việt Nam chưa từng công nhận là một nhà nước hoàn chỉnh ngang hàng với một vương triều phong kiến với Nhà/Triều Nguyễn. Bởi vì về danh nghĩa, đứng trên cả hai thế lực phong kiến cát cứ này còn có Nhà Lê trung hưng, và cả hai thế lực này đều trương khẩu hiệu chính trị “Phò Lê”. Bằng việc này, ông Phan Huy Lê đã phủ nhận sự thống nhất lãnh thổ của Việt Nam, công nhận tính hợp pháp và hợp lý của việc chia cắt đất nước. Đó là sai lầm về đạo đức nghề nghiệp không thể tha thứ.
Điểm thứ hai là công lao mở cõi được quy cho cái gọi là “Nhà Nguyễn” mà theo ý của ông Phan Huy Lê, nó bao gồm cả các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn. Cho đến nay, công lao mở cõi về phương Nam là công của 9 đời Chúa Nguyễn. Công lao thống nhất đất nước, xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài là của Nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh chỉ tọa hưởng kỳ thành. Là một nhà sử học gạo cội, liệu ông Phan Huy Lê có thể phân biệt được đâu là các vua, đâu là các lãnh chúa phong kiến không?
Với việc gộp cả 9 đời Chúa Nguyễn có công mở mang bờ cõi với 13 đời Vua Nguyễn, trong đó có đến 5 ông vua cắt đất cho giặc và cam tâm làm tay sai bán nước cho giặc, rước voi về giày mồ (Gia Long, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại, riêng Bảo Đại bán nước 2 lần cho Nhật và cho Pháp); ông Phan Huy Lê đã “trộn phấn với vôi” để rửa mặt cho các triều đình của Gia Long, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định và Bảo Đại.
2. Ý thức về quyền dân tộc tự quyết
Nếu chỉ xem qua những phát biểu của ông Phan Huy Lê tại buổi thông tin khoa học nói trên như báo chí đã đăng thì vẫn còn chung chung và chưa rõ ràng. Phải tìm đến những phát biểu của ông ấy trước đây 9 năm, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Khánh Linh của báo Vietnamnet, chúng ta mới thấy rõ những ẩn ý của ông ấy. Trong cuộc phỏng vấn, khi được phóng viên hỏi: “Còn những hạn chế của vương triều Nguyễn thì sao, thưa GS? Nguyễn Ánh có tội hay không, khi đưa quân Xiêm vào để chống lại nhà Tây Sơn? Hay vua Tự Đức có bán nước?”; ông Phan Huy Lê đã trả lời:
- Đúng là trong cuộc đấu tranh chống Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã đưa quân Xiêm vào. Trước đây có quan điểm cực đoan gọi đây là hành động “cõng rắn cắn gà nhà”, là “bán nước”. Đúng là không thể biện hộ cho hành động “không sáng” này, cũng có thể coi là một tì vết trong sự nghiệp của Nguyễn Ánh, nhưng phải nhìn nhận công bằng. Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử. Nhưng điều quan trọng nhất là người cầu ngoại viện phải giữ được độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa lại lợi ích cho đất nước, còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có tội lớn. (Bài báo đó vẫn còn đây: http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/10/808823/)
Đúng là tận cùng của sự lắt léo. Ông ấy biện hộ rằng: “Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử”. Vậy, ông Phan Huy Lê có thể dùng lập luận này để biện hộ cho việc Trần Ích Tắc cầu viện giặc Nguyên vào xâm lược nước ta không? Liệu ông có thể dùng lập luận này để biện hộ cho Trần Thiêm Bình cầu viện giặc Nhà Minh vào xâm lược nước ta và gây ra thảm cảnh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” không? Liệu ông có thể dùng lập luận ấy để biện hộ cho hành động cầu viện giặc Thanh vào xâm lược miền Bắc nước ta của Lê Chiêu Thống không? Và ông có thể dùng lập luận ấy để biện hộ cho Bảo Đại cộng tác với giặc Pháp xâm lược đất nước ta một lần nữa không? Ông có thể dùng lập luận ấy để biện hộ cho việc Nguyễn Văn Thiệu kêu gọi Mỹ hãy đem B-52 ném bom cho tan nát Hà Nội vào cuối năm 1972 được không?
Cuộc chiến của Nguyễn Ánh chống lại Nhà Tây Sơn và đưa ông ta lên cầm quyền vào năm 1802 thực chất là một cuộc chiến tranh phản cách mạng với sự trợ giúp về tiền bạc, vũ khí và cả cố vấn quân sự của thực dân Pháp. Về bản chất, sự trợ giúp của người Pháp cho Nguyễn Ánh là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm thô bạo chủ quyền của Việt Nam (và sau này là lãnh thổ Việt Nam). Vậy mà ông Phan Huy Lê bảo rằng “Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử”. Vậy thì ý thức về độc lập, chủ quyền của người Việt ở chỗ nào trong con người ông Phan Huy Lê? Vậy thì nhận thức về quyền tự quyết dân tộc của ông Phan Huy Lê ở đâu?
3. Ai đã không công nhận công lao của các chúa Nguyễn?
Điều nực cười là trong buổi thông tin khoa học do Ban Tuyên giáo TW tổ chức vừa qua, ông Phan Huy Lê lại nhắc lại một lần nữa ý kiến của ông ta trong Hội thảo về nhà Nguyễn tổ chức tại Thanh Hóa năm 2008 rằng: “Cần ghi nhận cả về mặt công tích lẫn những hạn chế về thời kỳ Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn”. Lưu ý là ở Hội thảo 2008, ông Lê còn phân biệt Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn. Còn ở buổi thông tin khoa học vừa qua thì ông ta đã dấn thêm một bước, gọi cả hai là “Nhà Nguyễn”.
Ô hay? Lịch sử Việt Nam cho đến nay, có tác phẩm nào là không ghi công tích mở mang bờ cõi cho đất nước ta, phát triển kinh tế Đàng Trong của các chúa Nguyễn đâu nhỉ? Tôi xin dẫn ra đây mấy đoạn ở trang 333 trong cuốn
“Lịch sử Việt Nam – Tập 1” do NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1971:
“Đàng Trong là đất mới khai phá, kinh tế công thương chưa trải qua quá trình lâu dài như ở Đàng Ngoài. Tuy vậy, vào thế kỷ thứ XVII – XVIII, nền kinh tế đó đã phát triển khá mạnh mẽ và đạt trình độ không kém gì Đàng Ngoài. Thuận Hóa, Quảng Nam là nơi tập trung nhiều làng và phường thủ công có tiếng như nghề dệt, gốm, nấu đường, rèn sắt, đúc đồng… Nghề khai mỏ sắt, mỏ vàng ở miền núi Quảng Nam cũng khá phát đạt.
Quan hệ hàng hóa – tiền tệ phát triển có tác dụng mở rộng thị trường địa phương. Rất nhiều hội chợ mọc lên khắp nơi. Một số thành thị, thương cảng phát triển. Hội An là thương cảng lớn nhất có quan hệ kinh tế với nhiều vùng… Lúa gạo ở Gia Định được chở ra bán ở Thuận Hóa và Đồng Nai và hàng thủ công từ Thuận Hóa lại được buôn vào Gia Định…”
Bản thân lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam khi nói về vai trò, vị trí, về công và tội của các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn cũng rất công tâm, công bằng, không thiên vị. Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với lịch sử là rất sòng phẳng, phân minh. Người không hề công kích các chúa Nguyễn. Cùng với việc kịch liệt phê phán Gia Long và Tự Đức, Người đã từng viết bài trên báo chí nước ngoài để đề cao tinh thần yêu nước của 3 ông vua thứ 8, thứ 10 và thứ 11 của vương triều nhà Nguyễn là Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân.
Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12-7-1940, Nguyễn Ái Quốc viết: “Năm 1885 vua Hàm Nghi và năm 1916 vua Duy Tân đã đứng ra lãnh đạo chống Pháp”. Ngày 24-2-1920, Nguyễn Ái Quốc đã nhận được thư của Hoàng thân Vĩnh San (vua Duy Tân), gửi cho Chủ nhiệm báo L’Humanité về việc đòi độc lập cho Việt Nam. Trung tuần tháng 3-1920, Nguyễn Ái Quốc gặp hai đồng chí Maxele Cachin và Jan Longé và báo L’Humanité đã mời Nguyễn Ái Quốc đến trụ sở để bàn về vấn đề này.
Không chỉ Bác Hồ, trong thế kỷ XX, các đồng chí lãnh đạo lỗi lạc của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta (như Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…) cũng đều đánh giá đúng về vương triều nhà Nguyễn, hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Không ai bài bác và bôi nhọ thanh danh các chúa Nguyễn. Cũng chẳng có ai phủ nhận sự đóng góp của triều nhà Nguyễn trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá và văn nghệ…
Vậy thì ông Phan Huy Lê và các đồ đệ của ông còn đòi hỏi cái gì nữa đây?
4. Mượn danh khoa học để thực hiện “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử
Việc mượn công lao của các chúa Nguyễn để “rửa mặt” cho Nguyễn Ánh và các vua Nguyễn như Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định và Bảo Đại thì dứt khoát là không thể được.
Sách “Lịch sử Việt Nam – Tập 1” do NXB Khoa học xã hội Việt Nam ấn hành năm 1971, trang 380 đã ghi rõ:
“Từ cuối thế kỷ XVIII, thực dân Pháp đã lợi dụng cuộc chiến tranh phản cách mạng của Nguyễn Ánh để can thiệp vào nước ta. Sau khi lên làm vua, Gia Long đã “trả ơn” bọn xâm lược bằng cách lưu dụng một số người Pháp làm quan lại trong triều và để cho giáo sĩ người Pháp tự do truyền đạo trong nước. Nhờ đó, bọn chúng đã vận động Gia Long lập Hoàng tử Cảnh, người chịu ảnh hưởng của Pháp làm thái tử. Số người Pháp làm quan trong triều giữ liên lạc với chính quyền Pháp. Chúng nhận nhiệm vụ vận động triều đình Huế ký những điều ước ngoại giao, thương mại có lợi cho chủ nghĩa tư bản Pháp. Đặc biệt, Hội truyền giáo nước ngoài và bọn gián điệp đội lốt tôn giáo nấp dưới chiêu bài truyền đạo càng đẩy mạnh hoạt động do thám và gây dựng cơ sở phản động trong nước ta… Bọn chúng điều tra tình hình mọi mặt của nước ta, âm mưu phá hoại khối đoàn kết dân tộc, chia rẽ lương – giáo”.
Có lẽ cần phải nhắc lại rằng, ông Phan Huy Lê chính là 1 trong hơn 100 nhà sử học Việt Nam khi đó đã tham gia biên soạn bộ “Lịch sử Việt Nam” nói trên. Bản thân ông ta cũng có 2 tác phẩm viết riêng (các cuốn “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam – Tập II” và “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ) cùng 2 tác phẩm viết chung (các cuốn “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam – Tập III” và “Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào giải phóng đất nước vào thế kỷ XV”) được dùng làm tài liệu tham khảo để biên soạn bộ sách trên. Thế mà nay, ông ta lại nói ngược lại. Thái độ không nhất quán trong khoa học ấy chỉ có thể gọi là chủ nghĩa xét lại lịch sử, là một thứ “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong khoa học lịch sử, tất yếu sẽ dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về chính trị. Đây là điều mà các thế lực thù địch và phản động mong muốn.
9 năm trước đây, khi theo dõi cuộc Hội thảo về chúa Nguyễn và nhà Nguyễn được tổ chức với quy mô lớn tại tỉnh Thanh Hóa, được báo chí tuyên truyền rầm rộ, nhiều người dân ở thành phố Hồ Chí Minh đã ngạc nhiên. Họ phát biểu: “‘Những câu: “‘Gia Long cõng rắn cắn gà nhà”, “Rước voi về giày mả tổ”, “Phan – Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”… đâu phải đến thời bây giờ mới có và đâu phải chỉ lưu hành riêng ở miền Bắc. Nhớ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tại thành phố này qua các bậc trung học và đại học, chúng tôi đã từng nghe các giáo sư dưới chế độ cũ khi bước lên bục, đều giảng như vậy cả. Thế nhưng không hiểu vì sao, hàng chục năm qua, một số người làm công tác nghiên cứu sử học ở miền Bắc lại tìm mọi cách để phản bác những câu nói đó?”.
Giáo sư Trần Văn Giàu, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, một nhà sử học lão thành, là bậc thầy của ông Phan Huy Lê, được cán bộ và nhân dân mến mộ, cũng đã giữ quan điểm đúng đắn trong việc đánh giá vương triều nhà Nguyễn. Chính vì lẽ ấy, Giáo sư Trần Văn Giàu đã không đồng tình với tác giả cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về Phan Thanh Giản bằng lối văn hư cấu tùy tiện, thoát ly hiện thực lịch sử… Giáo sư Trần Văn Giàu đã tạ thế, Phan Huy Lê và các môn đệ của ông ta như được “dọn vật cản”, đã lấn thêm những bước mới.
Vào tháng 7-2016, khi Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và truyền thông đề nghị ông Nguyễn Đình Đầu, tác giả cuốn “Trương Vĩnh Ký – Nỗi oan thế kỷ” sửa lại tên cuốn sách này và một số đoạn viết cho trung thực, khách quan thì ông này kiên quyết khước từ. Những đoạn viết không trung thực, không khách quan về Trương Vĩnh Ký chính là việc tác giả đã đánh lộn sòng công và tội của Trương Vĩnh Ký, biến những hành vi đi ngược lại quyền lợi dân tộc của Trương Vĩnh Ký thành công lao. Kết quả là cuốn sách không được phép phát hành. Thế nhưng, ông Phan Huy Lê vẫn lớn tiếng bênh vực cho cuốn sách này qua lời giới thiệu của mình.
Về cuốn sách nói trên, tạp chí mạng “Tôn giáo và dân tộc” đã thẳng thừng đặt câu hỏi: “Trương Vĩnh Ký phản bội Tổ quốc, sao gọi là nỗi oan thế kỷ?”. Với nhiều tài liệu, chứng cứ xác đáng được dẫn ra, tác giả Bùi Kha đã vạch rõ: “Với những chứng cớ quá rõ ràng qua các văn thư do chính Trương Vĩnh Ký và các viên chức cao cấp thực dân Pháp viết, chúng ta có thể kết luận dứt khoát rằng Trương Vĩnh Ký là một người phản bội Tổ quốc. Ông không có một mảy may công lao nào đối với dân tộc, ngược lại, ông hoàn toàn là kẻ có tội. Từ những ý đồ và hành động chính trị, cho đến các công trình mang tính văn hóa nói chung của họ Trương, tất cả chỉ xoáy vào một mục đích duy nhất là phục vụ cho chính sách của thực dân Pháp để nô lệ hóa và đồng hóa dân tộc ta”.
Vào tháng 10-2009, trên tạp chí Xưa và Nay, ông Phan Huy Lê còn phủ nhận sự kiện liệt sĩ Lê Văn Tám tẩm xăng vào thân mình để đốt kho xăng Thị Nghè của thực dân Pháp. Chứng cứ duy nhất mà ông ta bảo rằng mình có là lời dặn của Giáo sư Trần Huy Liệu nhưng ông ta lại không đưa ra được một bằng chứng xác thực nào. Thiết nghĩ, việc ông Phan Huy Lê dẫn ra lời dặn ấy chẳng khác gì Trương Huy San “nhét chữ vào miệng” một anh chàng Hàn Quốc nào đó bảo rằng: “Tao không nghĩ là chúng mày đã đánh đuổi hai đế quốc lớn mà chúng mày đã đánh đuổi hai nền văn minh lớn của thế giới” để rồi từ đó, biện hộ cho những lập luận sai lầm của mình.

Một trong những sai lầm trong đánh giá của ông Phan Huy Lê về quá trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến nay là ông ta cho rằng có “Quan điểm chính thống”. Đây là một sự bịa đặt. Bởi đối với khoa học thì không bao giờ có cái gọi là “quan điểm chính thống” và “quan điểm không chính thống”. Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ đặt vấn đề “quan điểm chính thống” đối với khoa học trong tất cả các văn kiện của mình. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về sử học thống nhất với nguyên tắc chép sử vốn có từ xưa là:
1. “Có gì thì viết nấy – không có thì không viết”.
2. “Thiếu thì viết thêm cho đủ – không viết thừa”.
3. “Sai thì viết lại cho đúng – không bịa đặt”.
4. “Viết sử phải khách quan, có minh chứng – không viết lung tung”.
5. “Bình luận, đánh giá lịch sử phải có căn cứ xác đáng – không phán xét bừa bãi”.
Mặc dù ông Phan Huy Lê là một trong những người đấu tranh đến cùng để giữ lại môn Lịch sử là một môn học độc lập trong các chương trình dạy học phổ thông; nhưng càng ngày, càng lộ rõ rằng ông ấy muốn giữ lại lịch sử nào. Với cái mạch tư duy kiểu như của ông Phan Huy Lê và một số người muốn xét lại lịch sử hay nói đúng hơn là lật đổ lịch sử, người ta sẽ công nhận việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là chuyện đương nhiên đúng đắn, sẽ công nhận việc đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam là chuyện đương nhiên đúng đắn, sẽ công nhận việc chia cắt miền Bắc, miền Nam sau Hiệp định ngừng bắn Genève là chuyện tất – lẽ – dĩ – ngẫu. Và sau đó, sẽ là việc thừa nhận chính quyền ngụy Sài Gòn là hợp pháp; sẽ là phủ nhận toàn bộ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ đó, dẫn đến việc phủ nhận chế độ chính trị hiện nay ở Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những lập luận của ông Phan Huy Lê sẽ được bọn phản động sử dụng để biện hộ cho luận điệu của tay văn sĩ bồi bút Trương Huy San (tức Huy Đức, tức San Hô) trong cái gọi là tác phẩm Bên thắng cuộc của anh ta. Là một nhà khoa học, ông Phan Huy Lê có cảm thấy mình có trách nhiệm gì với dân tộc, với đất nước không khi ông tung ra một vấn đề rất hệ trọng mà lại có lối nói nước đôi, không nhất quán như thế?
Nếu những vấn đề trên đây không được giải quyết rốt ráo, sẽ dẫn đến sự rối loạn về nhận thức trong xã hội. Thật vậy! Trong việc đánh giá vương triều nhà Nguyễn, hàng chục triệu nhân dân ta – nhất là một khối lượng rất lớn học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang ngồi học tập và viết luận án khoa học trên ghế nhà trường sẽ nghe và viết theo quan điểm của ai? Nghe và viết theo sự chỉ dẫn của tư tưởng Hồ Chí Minh, theo quan điểm sử học của Đảng ta, hay nghe và viết theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu lịch sử đã và đang được công khai quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong buổi thông tin khoa học do Ban Tuyên giáo Trung ương vừa tổ chức, trong cuộc hội thảo năm 2008 tại tỉnh Thanh Hóa và trong những cuộc hội thảo trước đó.
Chúng ta đặc biệt quan tâm đến chủ trương của Hội Khoa học lịch sử về việc gấp rút tiến hành chỉnh sửa sách giáo khoa phổ thông về sử học và chuẩn bị biên soạn bộ Quốc sử mới, như báo chí đã nhất loạt đưa tin. Đây là nhiệm vụ cực kỳ hệ trọng. Chúng ta hoàn toàn không yên tâm nếu như nhiệm vụ này được giao trọn gói cho những người đã từng đi chệch chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về sử học và đã nặng lời công kích “Phương pháp luận sử học mác-xít là ấu trĩ, giáo điều, công thức”. Vậy thì thử hỏi, nếu giao cho họ chỉnh sửa sách giáo khoa sử học và biên soạn bộ Quốc sử của nước nhà, họ sẽ đứng trên quan điểm lập trường nào và theo phương pháp luận sử học của ai? Điều đó chắc chắn sẽ gây ra cho chúng ta những tổn thất không nhỏ trong lĩnh vực công tác giáo dục, cũng như trên địa hạt tư tưởng.
Sử học là một trong những lĩnh vực hoạt động hết sức nhạy cảm và có tầm quan trọng sống còn trên mặt trận tư tưởng. Nếu chúng ta không quan tâm chăm lo củng cố sự vững mạnh của ngành sử học kể cả trên ba mặt: về chính trị, về tư tưởng và về tổ chức, ắt sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng, một trong những nguyên nhân làm cho Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ là những nhà lãnh đạo các Đảng Cộng sản và Công nhân cầm quyền ở những nước đó đã mất cảnh giác, đã bị tên gián điệp Aleksandre Yakovlev, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô thao túng, đã để cho chủ nghĩa xét lại lịch sử hoành hành. Kết quả là chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước đó bị lật đổ trước hết là về lịch sử và sau đó là về chính trị.
Nguyễn Minh Tâm
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 440
======================
Mời xem trên fb:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=381492828936188&id=100012264212885

Mời xem bài liên quan:

Về ông Trần Công Trục:

37 nhận xét:

  1. Nguyễn Trung Kiênlúc 00:31 10 tháng 9, 2017

    ẢNH HƯỞNG CỦA YAKOVLEV ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG GORBACHEV

    "Tôi đã tìm được bạn của mình để thực hiện mục tiêu giống nhau, trước hết là Yakovlev và Shevarnadze, họ đã lập công to lớn trong việc đánh bại chủ nghĩa cộng sản” (Trích phát biểu của Gorbachev tại Hội thảo của các trường Đại học Mỹ tổ chức tại Ankara (thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ) tháng 4/1999
    Alexandre Nikolaevich Yakovlev là Đại sứ Liên Xô tại Canada trong thập niên 70 của thế kỷ XX và là kẻ bị V.Kryuhkov (Chủ tịch KGB) vạch mặt là người của CIA. Quá trình chuyển biến về mặt tư tưởng của Yakovlev có thể tóm tắt như sau : Yakovlev đã từng cầm súng trong chiến tranh Vệ quốc (1941 – 1945), cũng chính trong giai đoạn này, khi rời xa lãnh thổ Liên Xô để đi đến các đất nước tư bản ở Đông Âu và ngay cả nước Đức để giải phóng châu Âu ra khỏi hiểm hoạ của chủ nghĩa phát xít, Yakovlev nói rằng mình đã "nhận thức" được một số giá trị của nền dân chủ tư sản. M.Rudinski , luật sư bảo vệ Đảng Cộng sản Liên Xô đã hỏi Yakovlev về điều này trong phiên toà vụ án "Đảng Cộng sản Liên Xô tại Toà án Hiến pháp" (năm 1992) : “Ngài nói hồi còn trẻ, khi ở ngoài mặt trận có cái gì đã vỡ ra, như ngài đã mô tả trong nhận thức của mình. Sau đó ngài có vẻ sửng sốt trước nghị quyết của Đại hội đảng XX. Tôi không hiểu, ngài cảm thấy không tin lắm vào chân lý chủ nghĩa cộng sản hay ngài đã đi theo hướng dân chủ hoá và lên án các hành động dưới thời Stalin?". Thực ra, hoàn cảnh của Liên Xô trong chiến tranh đã tác động rất nhiều mặt đến tư tưởng của các tầng lớp xã hội. Chiến thắng đối với chủ nghĩa phát xít đã nâng cao địa vị và uy tín đối với Liên Xô trên trường quốc tế. Đó cũng là chiến thắng của chủ nghĩa xã hội, là biểu hiện của tính ưu việt của chế độ mới. Chiến thắng đã củng cố niền tin vào tương lai của chủ nghĩa xã hội. Vinh quang và uy tín của Stalin, người tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến thắng lợi lên đến tột đỉnh. Đổng thời, những tư tưởng tự do, tự lập cũng phát triển trong tầng lớp sĩ quan cao cấp của quân đội. Tầng lớp hạ sĩ quan, mà đa số là học sinh và sinh viên, tình nguyện hoặc được động viên ra trận trong cuộc chiến tranh được gọi là "thế hệ của những người tháng Chạp" mới. Họ cùng quân đội không chỉ đi qua nửa nước Nga mà cả một nửa châu Âu trong cuộc chiến tranh giải phóng và từ những điều đã chứng kiến trong xã hội phương Tây, họ có những quan niệm khác hơn so với quan niệm chính thống về cuộc sống công bằng sau chiến tranh. Ngay cả Nikita Sergreevich Khrushchev, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô (1953 – 1964) với sự nghiệp "đổi mới” tại Đại hội Đảng XX cũng là một vị tướng ở ngoài mặt trận Xô - Đức, tham gia giải phóng Đông Âu và công phá Berlin. Yakovlev là một trường hợp điển hình cho sự nhận thức các giá trị của phương Tây sau cuộc Chiến tranh Vệ quốc, ông ta là một người lính, một người trí thức và đồng thời là một người nông dân. Yakovlev đã mô tả về "sự thay đổi nhận thức” của ông ta tại Phiên toà "Vụ án Đảng Cộng sản Liên Xô tại Toà án Hiến pháp" năm 1992 : “Khi tôi biết việc một chị hàng xóm - một nhân viên đánh máy quy cho một chị hàng xóm khác là kẻ thù của nhân dân để chị ta bị tử hình còn mình thì nhận được một căn phòng, làm sao mà không thay đổi các nhìn nhận những hành động thực tế đã xảy ra lúc đó được?”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Trung Kiênlúc 00:32 10 tháng 9, 2017

      Sau chiến tranh, Yakovlev được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Đài phát thanh và vô tuyến truyền hình của Ban Tư tưởng Uỷ ban Trung ương Đảng (thời Khrushchev) rồi Phó trưởng ban tuyên giáo của Uỷ ban trung ương Đảng (1964 – 1972). Sau này, vào năm 1972, ông ta đã lỡ viết một bài báo trên "Báo Văn học” với tiêu đề “Chống chủ nghĩa phản lịch sử” với nội dung đả kích "ngầm" chế độ hiện hành và ông ta liền bị đưa đi Canada làm Đại sứ như một hình phạt kỷ luật nhẹ đối với những nhà lãnh đạo Đảng có quan điểm cấp tiến. Ở Canada trong vòng mười năm (1973 – 1983), Yakovlev bắt đầu bị CIA "ve vãn". Thực ra, khi còn là sinh viên của trường Đại học Tổng hợp Columbia của Mỹ, Yakovlev đã từng bị CIA ve vãn nhưng CIA đã không thành công. Chỉ đến khi Yakovlev quá uất hận vì phải làm "bia đỡ đạn" tại cho Liên Xô tại đất nước Canada trong suốt mười năm thì ông ta mới có xuất hiện tư tưởng phản bội. Ông ta không thể xin phép chuyển công tác về Liên Xô bởi Brezhnev không ưa ông ta do bài viết ông ta đả kích quá mạnh vào chế độ, mà trực tiếp là công kích tính "trì trệ" của Brezhnev; còn Y.V.Andropov (Chủ tịch KGB và sau này là Tổng Bí thư khi Brezhnev qua đời) thì cũng không muốn Yakovlev về nước vì qua nhiều nguồn tin của KGB cho thấy ông ta có thái độ sùng bái phương Tây quá mức và có khả năng là người của CIA. Một lần, khi trả lời những lý lẽ của Gorbachev về việc cần phải nhanh chóng để cho Yakovlev về nước, Andropov đã nói : "Đúng vậy, anh ta có đầu óc thông minh nhưng không phải chỉ có một cái đầu. Chính vì vậy phải cân nhắc và không vội vàng". Khi Yakovlev đã được về nước, Andropov cũng không thể đưa Yakovlev vào chức Bí thư Ban Chấp hành Trung ương vì : "Yakovlev đã từng sống quá lâu ở nước ngoài, một nước tư bản, và đã biến chất". Chính Yakovlev cũng đã tỏ ra rất né tránh kể về thời gian ở Canada của mình vì sợ bị lộ tẩy. Trong phiên toà "Vụ án Đảng Cộng Sản Liên Xô", Yakovlev đã đề nghị M.Rudinski rằng : “Tôi đề nghị ông đừng hỏi tôi về những năm 1973 – 1983. Tôi đã vắng mặt ở đây trong mười năm đó. Còn vào những thời điểm khác, lạy chúa, mới ông cứ tự nhiên". Cho đến khi M.Rudinski đưa ra câu hỏi : “Ngài có phải là điệp viên CIA không?" thì Yakovlev đã tỏ ra vô cùng lúng túng, cằm sệ xuống và ngay lập tức trấn tĩnh lại và nói "Cảm ơn. Mấy ông chủ của tôi ở CIA nói với tôi ông là nhân viên tình báo Israel, nhưng tôi không tin". Đó là cách thái độ và cách trả lời của một nhân viên tình báo nhà nghề và Yakovlev đã đóng rất tài năng.

      Xóa
    2. Nguyễn Trung Kiênlúc 00:33 10 tháng 9, 2017

      Trở lại ảnh hưởng của Yakovlev đối với sự biến chất của Gorbachev. Khi Gorbachev đang thăng tiến trong sự nghiệp chính trị vào cuối những năm 70 thì Yakovlev đã đánh tiếng mời Gorbachev sang thăm Canada. V.I.Boldin, trợ ý của Gorbachev viết : “Một lần, khi Alexandre Nikolaevich từ Otava về nước nghỉ phép. Chúng tôi có gặp nhau. Câu chuyện xoay quanh những vấn đề trong nước và sự phát triển nông nghiệp. A.N.Yakovlev gợi ý khuyên M.S.Gorbachev đi thăm và quan sát nông nghiệp Canada, mà theo A.N.Yakovlev là rất có hiệu quả". Sau khi được V.I.Boldin chuyển lời, Gorbachev đã tiếp A.N.Yakovlev. Cuộc gặp gỡ sơ bộ đã đi đến thoả thuận rằng A.N.Yakovlev sẽ làm việc với Chính phủ Canada và sẽ thay mặt Chính phủ này gửi điện mời Gorbachev sang thăm Canada. Một thời gian sau thì có điện. Andropov không phải là không nghi ngờ, nhưng dưới sức ép của Gorbachev, ông đành nhất trí để Mikhail Sergreevich thực hiện cuộc đi thăm ngắn ngày. Chính tại Canada, A.N.Yakovlev đã trình bày quan điểm của ông ta về "sự phát triển của Liên Xô và của thế giới, trình bày những con đường có thể làm lành mạnh hoá xã hội Liên Xô". Đây là chuyến đi quyết định để tác giả tương lai cuốn sách "Cải tổ và tư duy mới" hiểu được các quá trình đang diễn ra ở phương Tây và tiếp cận những quan điểm khác về phát triển Liên Xô, "về dân chủ hơn, về tự do và công khai hoá hơn" như thừa nhận của Gorbachev sau này. Chuyến đi này cũng có ý nghĩa to lớn đối với số phận tương lai của Yakovlev, người mà trước khi chưa có chuyến đi của Gorbachev không được người ta sốt sắng cho trở lại nước Nga.
      Sau khi về Liên Xô năm 1983, Yakovlev nhanh chóng nha nhập êkíp của Gorbachev. Yakovlev được nhìn nhận là "kiến trúc sư" của chương trình "perestroika" (cải tổ) khi Gorbachev phát động nó vào năm 1987. Mục đích của chương trình này là nhằm tự do hoá, tự do truyền thông, công khai hoá tư liệu và đẩy nhanh sự xét lại lịch sử Xô viết. Yakovlev đã cho hô hào "công khai hoá", xét lại quá trình tập thể hoá, trục xuất người dân, về các trại lao động cải tạo, về chủ nghĩa chính thống bài Do Thái…
      Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, Yakovlev đã thành lập một uỷ ban nhằm "khôi phục lại quyền lợi" cho các nạn nhân bị đàn áp chính trị dưới thời Xô Viết.

      Xóa
    3. Chúng mày tưởng cứ copy dán vào nhiều chữ là chúng tớ không thể can thiệp ah?

      Hôm rày chúng tớ chiết tynh ra một số vấn đề nổi cộm từ đồng chấy lão thành KDBS, đồng chấy ấy thật ra là một đại tượng fu nhưng hạt dái nhỏ như đầu que tăm.

      Với đám DLV, lũ cs vằn vệnh ăn bám con dĩ Lê Lồn Hường nhớ lời KDBS rống thiết: dù có 1000 tên hay 100 cụ thì cũng đéo làm nên trò trống gì. Nhưng chúng tớ sẽ không thể tha thứ cho những kẻ rắm tâm phá hoại ... LỒN

      bởi "Biên sử annam khó như vẻ lồn"

      Xóa
  2. Hoàng Trọng Đứclúc 01:37 10 tháng 9, 2017

    Valentin Falin đánh giá về Nhà tư tưởng Yakolev
    Falin từng 7 năm là đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô ở CHLB Đức (từ 1971 tới 1978). Sau đó, ông đã là Phó trưởng ban thứ nhất Ban Thông tin đối ngoại BCH TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô.
    Năm 1982, ông bị “thất sủng” và phải quay ra làm bình luận viên quốc tế báo Izvestia và lãnh đạo hãng tin APN. Trong đỉnh điểm của công cuộc cải tổ, Falin đã giữ cương vị Trưởng ban Đối ngoại BCH TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô và Bí thư Trung ương Đảng (trong những năm 1989–1991).

    Ông hãy kể về Aleksandr Yakovlev. Ông này đã là “đốc công của cải tổ”, còn dưới thời Yeltsin đã trở thành nhà tư tưởng chủ đạo của nền dân chủ Nga.
    - Về việc Yakovlev sống dựa vào túi tiền người Mỹ thì tôi đã biết từ năm 1961. Một người quen làm việc trong KGB đã cho tôi biết điều này. Gần 10 năm trời Aleksandr Nikokayevich làm đại sứ Liên Xô ở Canada. Ông ấy không phải là gián điệp Mỹ theo cái nghĩa thông thường của từ này.
    Tới thời điểm Gorbachev trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Yakovlev đã là một trong những điệp viên quan trọng nhất trong việc gây ảnh hưởng của Mỹ ở Liên Xô. Công bằng mà nói thì ông ấy là một người thiên bẩm rất tài năng và thông minh, thông minh và tài năng có lẽ gấp đôi Gorbachev. Thêm vào đó, chủ nhân của ông ta bên kia đại dương cũng không phải là những kẻ ngốc nghếch đần độn mà nắm được rất rõ những gì diễn ra trong thượng tầng chính trị Liên Xô khi đó.
    Ở giai đoạn ấy tại Moskva, Chủ tịch KGB Vladimir Kryuskov đã mang những tài liệu vạch rõ chân tướng Yakovlev tới phòng làm việc gặp ông ta. Trước mọi câu hỏi của Vladimir Aleksandrovich, Yakovlev đều làm thinh. Và Kryuskov đã mang báo cáo lên gặp Gorbachev. Mikhail Gorbachev bặm môi rồi đưa ra một nhận xét kỳ quặc.
    Ông ấy bảo, thì ngày trẻ ai chẳng có những sai lầm? Yakovlev là người có ích cho cải tổ nên ông ấy cần cho đất nước và cần phải cho ông ấy tham gia vào nền chính trị lớn. Và họ đã cho ông ta vào. Như thả dê vào vườn rau.
    Quá trình thăng tiến của Yakovlev bắt đầu không phải theo đường chính trị mà theo đường quan hệ kinh tế đối ngoại. Việc này bắt đầu sau khi thông tin về mối quan hệ của ông ta với người Mỹ đã được chuyển tới Yuri Andropov và ông ta bị chuyển từ Ottawa về Moskva với chỉ lệnh “theo dõi, và không được để lọt vào BCH TƯ Đảng Cộng sản Liên Xô”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Trọng Đứclúc 01:38 10 tháng 9, 2017

      Năm 1982, Nikolai Nikolaievich Inozemtsev, giám đốc Viện Kinh Tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) qua đời. Tổ chức quyết định đặt Yakovlev vào ghế của người quá cố Inozemtsev. Để ông ấy nghiên cứu khoa học, còn tổ chức sẽ tiếp tục theo dõi. Rất quan trọng là việc làm sao cho cá khỏi kinh hãi bỏ lưỡi câu và lặn sâu xuống đáy. Năm 1984, Andropov qua đời và mọi người chẳng còn hơi đâu mà quan tâm tới Yakovlev nữa.
      Khi Gorbachev còn ở trong đội hình của Chernenko, Yakovlev đã gây được ấn tượng rất mạnh với ông ấy. Bởi lẽ giám đốc IMEMO rất thông minh và hấp dẫn luôn có thể khi cần thiết thì mách bảo cho nhiều điều bổ ích và thể hiện rõ sự mới mẻ trong tư duy và giải pháp. Còn bản thân Gorbachev thì không có gì đặc biệt thông minh, nhưng lại rất nhạy cảm với những cái mới, thậm chí là quá nhạy cảm.
      Mùa hè năm 1985, vài tháng sau cái chết của Chernenko và sau khi Gorbachev lên nắm quyền, ông ấy đã đưa Yakovlev lên làm Bí thư BCH TƯ phụ trách các vấn đề tư tưởng. Ông ấy đã cho một điệp viên gây ảnh hưởng vào tận BCH TƯ và ngồi vào ghế nhà tư tưởng chủ đạo của đất nước.
      Năm 1989, tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên bang Xôviết lần thứ hai, Yakovlev đã thực hiện một bản báo cáo về những hệ lụy bi thảm đối với châu Âu từ việc ký hiệp ước Molotov – Ribbentrop. Chính vì bản báo cáo của Yakovlev mà Liên bang Xôviết đã bị buộc phải trở thành đất nước có trách nhiệm thanh toán và sám hối chỉ vì sự tồn tại của chính mình. Không lâu sau khi bản báo cáo đó xuất hiện đã nảy nòi ra các hoạt động đập phá ở các nước cộng hòa vùng ven Baltik, ở Moldova và miền Tây Ukraina. Năm 1988 máu đã đổ ở Sumquayt (thành phố ở nước cộng hòa Azerbaijan, nơi xung đột sắc tộc làm bùng nổ những vụ truy sát người Armenia tháng 2-1988 - NTT).
      Một thời gian sau thì toàn bộ khu vực Ngoại Cápcadơ của quốc gia Xôviết đã bị nhấn chìm vào tình trạng diệt chủng lẫn nhau. Rồi sau đó tới lượt khu vực Bắc Cápcadơ. Thật là phải cảm ơn ông Aleksandr Nikolayevich Yakovlev về việc đó (!) Bây giờ thì đã có thông tin rõ ràng về việc trước khi Liên bang Xôviết tan rã, ông ấy đã rất năng nổ đi khăp các nước cộng hòa và thổi bùng lên ở đó tâm lý cực đoan quá khích. Trước khi bức tường Berlin sụp đổ, ông ấy đã sang cả CHDC Đức lẫn CHLB Đức.

      Theo Nguyệt san Tuyệt mật (Nga)

      Xóa

  3. Lính Liên Xô đứng gác bức tường Berlin năm 1989
    Tháng 4/1989, Gorbachev kêu gọi các ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tuổi đã cao hãy nghỉ hưu. 115 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã viết đơn xin nghỉ hưu vì tin rằng đất nước sẽ phát triển hơn với đội ngũ được trẻ hóa. Đây chính là sai lầm của những người cộng sản trung thành trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong ba năm 1987-1989, khoảng 50% cán bộ cơ quan chiến lược trong quân đội, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến dịch - chiến lược và 30% tướng lĩnh bị cách chức hoặc loại khỏi quân đội với lý do “tư tưởng bảo thủ, không ủng hộ cải tổ”, thay thế họ là những phần tử “cấp tiến”[22] Sức kháng cự của những Đảng viên trung thành dần suy yếu và cuối cùng đã tê liệt.

    Phương Tây cũng đã thành công trong việc cài cắm những nhân vật có tư tưởng cải cách nắm quyền tại các cơ quan truyền thông, báo chí, tuyên truyền lớn của Liên Xô. Từ 1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo lớn tại Liên Xô được thay thế bởi những người ủng hộ chủ trương “Tây hóa”, mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm". Từ đó, báo chí Liên Xô liên tục gây khuynh đảo dư luận khi ngấm ngầm (rồi sau đó công khai) viết bài chỉ trích lịch sử cách mạng, trong khi lại tán dương chủ nghĩa tư bản phương Tây. Ảnh hưởng từ báo chí, tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, ngày càng có nhiều người bi quan về đất nước trong khi lại ảo tưởng về phương Tây[23] Năm 1994, nhà văn Yuri Boldarev khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: “Trong sáu năm, báo chí Liên Xô đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó là đánh đổ Nhà nước Liên Xô. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy diệt tư tưởng của nhân dân Liên Xô”[24].

    Sau này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông phản đối sự tan rã của Liên Xô. Ông cho rằng lẽ ra Liên bang Xô Viết đã không bị sụp đổ, nếu như Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành cải cách đúng hướng và không “thả cửa” cho những tư tưởng phá hoại đất nước[26] của báo chí cũng như các phần tử cơ hội trong nội bộ Đảng.
    http://vi.wiki.hancel.net/wiki/Li%C3%AAn_X%C3%B4

    Trả lờiXóa
  4. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 08:49 10 tháng 9, 2017

    Đánh giá về Nhà Nguyễn phải phân biệt Chúa Nguyễn và Triều Nguyễn. Một số ông của Chúa Nguyễn có công mở mang bờ cõi về phương Nam. Triều Nguyễn có mấy vị vua yêu nước, như Thành Thái...nhưng có nhiều vị vua có tội với dân tộc, như Nguyễn Ánh - Gia Long, cầu viện hết Xiêm tới phương Tây và Roma, "rước voi về dày mả tổ", vua Khải Định, Bảo Đại là những người làm tay sai cho Pháp cai trị nước ta, Bảo Đại còn làm tay sai cho phát xít Nhật nữa.
    Nếu không có việc Nguyễn Ánh "cõng rắn cắn gà nhà", nước Việt ta không bị chiến tranh do thực dân, đế quốc gây tang thương như đã có, dân ta không bị chia rẽ tới nay chưa hàn gắn xong!

    Chuyện ông Huy Lê muốn "lật sử", đã xuất hiện trên báo chí lâu rồi, nay bộc lộ ngay trong bộ Lịch sử Việt Nam vừa in tái bản này cũng theo tư tưởng của ông Huy Lê. Rất tiếc, hiện có không ít người là cán bộ nghiên cứu sử có tính chuyên môn cao, có trách nhiệm được Đảng, Chính phủ giao phó lại ngã theo tư tưởng ông Huy Lê!!!
    Liệu có cán bộ lãnh đạo của Ban Tuyên gíao TW còn trẻ tuổi, có sự nể vì các vị cao niên, có học hàm học vị cao chăng?
    Đảng, Nhà nước cần phải nêu cao kỷ cương phép nước, để tránh giải quyết những việc bị động như nhiều trường hợp trong đó có vụ sửa

    "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là đây chứ đâu nữa. Cần phê phán mạnh mẽ mới ngăn ngừa, chấn chỉnh được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngăn cái linh tinh vớ vẫn là đúng, nhưng sức bọn mày chỉ tự rắm vào mồm, ba phải, lo bò trắng trym ...

      WAX lồn trứ danh09:55 13 tháng 9, 2017

      Chúng mày tưởng cứ copy dán vào nhiều chữ là chúng tớ không thể can thiệp ah?

      Hôm rày chúng tớ chiết tynh ra một số vấn đề nổi cộm từ đồng chấy lão thành KDBS, đồng chấy ấy thật ra là một đại tượng fu nhưng hạt dái nhỏ như đầu que tăm.

      Với đám DLV, lũ cs vằn vệnh ăn bám con dĩ Lê Lồn Hường nhớ lời KDBS rống thiết: dù có 1000 tên hay 100 cụ thì cũng đéo làm nên trò trống gì. Nhưng chúng tớ sẽ không thể tha thứ cho những kẻ rắm tâm phá hoại ... LỒN

      bởi "Biên sử annam khó như vẻ lồn"

      Xóa
  5. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 08:53 10 tháng 9, 2017

    Xin thêm câu bị mất chữ:
    Trong đó có vụ sửa sử này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Thép có nhận xét chính xác!
      Thật nguy hiểm nếu ta nhìn từ bài học Liên Xô:
      Phương Tây cũng đã thành công trong việc cài cắm những nhân vật có tư tưởng cải cách nắm quyền tại các cơ quan truyền thông, báo chí, tuyên truyền lớn của Liên Xô. Từ 1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo lớn tại Liên Xô được thay thế bởi những người ủng hộ chủ trương “Tây hóa”, mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm". Từ đó, báo chí Liên Xô liên tục gây khuynh đảo dư luận khi ngấm ngầm (rồi sau đó công khai) viết bài chỉ trích lịch sử cách mạng, trong khi lại tán dương chủ nghĩa tư bản phương Tây. Ảnh hưởng từ báo chí, tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, ngày càng có nhiều người bi quan về đất nước trong khi lại ảo tưởng về phương Tây[23] Năm 1994, nhà văn Yuri Boldarev khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: “Trong sáu năm, báo chí Liên Xô đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó là đánh đổ Nhà nước Liên Xô. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy diệt tư tưởng của nhân dân Liên Xô”[24].

      Sau này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông phản đối sự tan rã của Liên Xô. Ông cho rằng lẽ ra Liên bang Xô Viết đã không bị sụp đổ, nếu như Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành cải cách đúng hướng và không “thả cửa” cho những tư tưởng phá hoại đất nước[26] của báo chí cũng như các phần tử cơ hội trong nội bộ Đảng.
      http://vi.wiki.hancel.net/wiki/Li%C3%AAn_X%C3%B4

      Xóa
    2. Tôi xin nói thẳng suy nghĩ của tôi thế này: ông Võ Văn Thưởng còn rất hạn chế về năng lực và kinh nghiệm làm công tác tuyên giáo. Tư tưởng, lập trường của ông đó cũng có sự thể hiện thiếu tự tin. Do đó bị một số người có tư tưởng xét lại coi thường, vượt mặt, ông Thưởng trở lên ngù ngờ không giám ho he với những bậc là "bác" là"chú".
      Hôm nọ thấy ông nói sẽ đối thoại với người bất đồng chính kiến, ai đối thoại chứ với ông đó sao có đủ trình độ để mà đối thoại với những người đầy mình "khoa học", với Chí Phèo thời đại @. Hơn nữa bất đồng chính kiến thì ở nước nào cũng có, nhưng có của người ta thường là bất đồng về chính sách, còn ở Việt Nam lại chính là một số bất đồng về đường lối, họ đòi lật đổ chế độ cộng sản, đòi xoá bỏ ĐCS thì ông đối thọai gì với họ. Để thoả hiệp với họ sao?
      Vụ "lật sử" này có sự ngù ngờ từ ông Thưởng.

      Mất chế độ thường từ trên, ở trên.

      Xóa
    3. @Huyền10:17 10 tháng 9, 2017 có một comment rất chuẩn.
      Rất cảm ơn và ủng hộ bạn

      Xóa
    4. Không hiểu tại sao Ban Tuyên Giáo TW lại tổ chức buổi "Thông tin khoa học" để giới thiệu "Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam" trong khi những "thành tựu" này chưa được kiểm định và ngay đến ban tuyên giáo cũng không đủ thẩm quyền để công nhận điều đó ?
      Đây có phải là chức năng của ban tuyên giáo hay họ lợi dụng ban tuyên giáo, ban tuyên giáo trở thành người chống lưng cho họ?
      PHAN HUY LÊ VÀ ĐỒNG BỌN ĐÃ MUA ĐỨT BAN TUYÊN GIÁO TW.

      Xóa
    5. Trong nhiều nghị quyết về xây dựng,chỉnh đốn Đảng, TW chỉ nhấn mạnh đến các cấp ủy đảng và đảng viên mà quên mất tầm quan trọng đặc biệt việc xây dựng bộ máy của TW, cốt tử là về cán bộ chiến lược trong các ban của bộ máy đảng. Hiện trang thường là ăn đong, chắp vá không chuyên nghiệp thì lấy đâu ra bộ máy mạnh được.

      Mạnh yếu là ở cái đầu.

      Bài học Liên Xô cũ vẫn nguyên giá trị.

      Xóa
    6. Tôi cũng cảm nhận giống bạn Huyền. Mầm móng sai trái lúc nào cũng có, rình rập đợi thời cơ. Vấn đề nằm ở chổ ban tuyên giáo, ở chổ ông Võ văn Thưởng.

      Xóa
  6. Giá mà Ông Hữu Thọ còn sống và làm Trưởng ban Tư tưởng văn hóa TƯ thì đâu đến nỗi nhiễu loạn như hôm nay

    Trả lờiXóa
  7. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là một người TBT tài đức nhất của Đảng CSVN từ đầu thế kỷ 21 đến nay.Nhưng nhân sự của BCT thì còn nhiều hạn chế về tư tưởng chính trị.Tre già nhưng măng chưa mọc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐCSTrung Quốc rất mạnh, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình rất manh là do có bộ máy, đầu não của ĐCSTQ rất manh. Ông chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra kỷ luật Đảng chỉ đứng sau Tổng bí thư nên "Hổ. Ruồi" chạy mất vía.

      Xóa
  8. Để dễ bề "lật sử" và để có "thành tựu" Phan Huy Lê chọn cách cứ phán đại là trước viết chưa chính xác, mang tính chính trị, còn khoảng trống,...nay nói đầy đủ hơn, lấp khoảng trống, khoa học hơn và như thế là trở thành "thành tựu". Để "tuyên dương" "thành tựu" của minh và cũng là để hợp pháp hoá việc "lật sử" của mình Phan Huy Lê đã xỏ mũi Ban tuyên giáo TW tổ chức buổi thông tin "Thành tựu KHLS" để Lê công khai "lật sử".Phan Huy Lê cùng Ban tuyên giáo TW cùng "Tự diễn biến" một cách công khai..

    Trả lờiXóa
  9. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 20:35 10 tháng 9, 2017

    Mỗi thời có hoàn cảnh khác nhau về nội bộ và ngoại giao.
    Ngày xưa còn hệ thống XHCN, tuy giữa Liên Xô Trung Quốc bất đồng, mất đoàn kết, nhưng Việt Nam vẫn giữ được quan hệ cả hai nước và các nước còn lại. Chỉ khi Trung Quốc bắt tay với Mỹ, gây áp lực nặng cho cách mạng Việt Nam, lãnh đạo ta là Bí thư thứ nhất Lê Duẩn mới phản ứng mạnh nhất và nghiêng theo Liên Xô. Liên Xô là chỗ dựa quan trọng để Việt Nam đánh thắng Mỹ và cả chiến tranh biên giới Tây Nam, phía Bắc.
    Thời cần tập trung lực lượng cho công cuộc giải phóng miền Nam, nhưng có người lại có tư tưởng muốn "sống chung hòa bình" với Mỹ, là ngược lại chủ trương chung của Đảng. Vì vậy, những người này bị bắt giam hoặc không còn được giao chức vụ nữa. Thời chiến nên việc xử lý có khác thời bình. Nhưng ngày nay số người này phản ứng gay gắt chuyện họ bị đối xử "tàn nhẫn" ngày xưa. Đặt sự việc xảy ra thời chiến vào thời bình ngày nay không đúng. Nếu Đảng ngày xưa không kiên quyết ngăn chặn, để tư tưởng ấy lây lan thì bất lợi vô cùng. Công giải phóng miền Nam là công chung của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng mà những người kiên quyết dồn sức cho công cuộc giải phóng miền Nam phải nhìn nhận họ có công đầu. Nếu những người ấy thỏa hiệp như những người muốn "sống chung hòa bình" với Mỹ thì chưa chắc đã giải phóng được miền Nam. Và như vậy, ngày nay đất nước sẽ ra sao?
    Ngày nay hệ thống XHCN không còn, Việt Nam làm bạn tất cả các nước để tạo sức mạnh tổng hợp cho mình. Nhưng những "nước bạn" ngày nay lắm thứ, có nước ta đặt niềm tin ở họ, nhưng cũng có nước vừa "chơi" vừa phải cảnh giác cao độ mới được. Chơi với các nước tư bản không thể có "tình anh em" như thời các nước XHCN đâu.
    Về đối nội, hoàn cảnh thế giới thay đổi, Đảng phải có đường lối ngoại giao phù hợp, kẻ địch có nước, có người ngấm ngầm, có kẻ lộ liễu âm mưu chống phá nước ta. Điều này gây khó cho đối nội, phải "nương tay" đối với những kẻ chống đối trong nước, để hạn chế phản ứng của nước ngoài. Ngày nay, cán bộ được đào tạo trường lớp chính quy đầy đủ, số lượng đông đảo hơn ngày xưa, nhưng nói về "chất" không bằng ngày xưa. Lượng đông, nhưng chất hạn chế (bộc lộ rõ chuyện cán bộ hư hỏng, phạm pháp trong nhiều lãnh vực, địa phương) tất nhiên sẽ làm giảm niềm tin của người dân.
    Thực tế nước ta ngày nay có nhiều tồn tại ở cả cấp cơ sở tới TW, từng ngành, từng cấp đều có. Tình trạng tên bảo dưới không nghe, cá mè một lứa, lãnh đạo trẻ nể nang không mạnh dạn đấu tranh phê phán "các cụ" cao niên có biểu hiện sai trái không phải không có. Mặc khác lại có trường hợp người đương chức thiếu lắng nghe góp ý của người đi trước cũng tạo khoảng cách giữa các thế hệ lãnh đạo.
    Kẻ địch luôn chực chờ khai thác những người từng giữ chức vụ trong hệ thống chính trị đất nước, nay nghỉ hưu, phát biểu chỏi lại chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đẻ chúng khai thác, lôi kéo ngay. Những người thắc mắc mang động cơ cá nhân, bộc lộ bất mãn chế độ không được xử trí kịp thời gây thêm tác dụng xấu. Ví dụ: Trường họp ông Tương Lai, lấy uy danh từng là thành viên tổ tư vấn Thủ tướng, khi nghỉ việc sanh ra bất mãn phát ngôn nhiều năm nhiều vấn đề rất tai hại, vừa qua ông ta tổ chức tưởng niệm một người "đấu tranh vì dân chủ" bên Trung Quốc qua đời. Lẽ ra Thành ủy TP HCM phải "xử" khai trừ ra khỏi Đảng ngay nhưng không làm để cho ông ta lấy ngày 2-9, tuyên bố bỏ Đảng. Trường hợp nào cần nhúng nhường? Trường hợp ông Tương Lai đã phản bội từ lâu theo tôi không thể như vậy.
    Muốn nội bộ có sức mạnh thì phải tăng cường kỷ cương phép nước, phải làm mạnh, loại trừ những kẻ xấu ra khỏi guồng máy chính trị của đất nước mới được. Trong công tác nhân sự không được tả khuynh, cũng không được hữu khuynh, thiên về lý sẽ bị tả khuynh, thiên về tình sẽ bị hữu khuynh. Cả hai đều phải tránh. Trước nay tôi thấy giải quyết thiên về hữu khuynh nên cán bộ hư hỏng nhiều.

    Tóm lại, tôi ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong chỉ đạo xử mạnh tay các cán bộ vi phạm pháp luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vụ "lật sử" của nhóm Phan Huy Lê, Trần Đức Cường không thể nói Ban tuyên giáo TW vô can.
      Vừa thể hiện sự non kém, thiếu trách nhiệm vừa làm trái chức năng tổ chức buổi "thông tin khoa học" về "thành tựu" mới trong nghiên cứu khoa học lịch sử Việt Nam để cho Phan Huy Lê chi với danh nghĩa là một hội nghề nghiệp, không phải là một cơ quan nhà nước có chức năng có diễn đàn tuyên truyền những quan điểm sai trái của mình một cách hợp pháp.

      Đây cũng là cách Ban tuyên giáo TW chống lưng, tiếp tay cho Phan Huy Lê và đồng bọn thực hiện âm mưu "lật sử".
      Nói là "Thông tin khoa học" cũng tức là Ban tuyên giáo TW đã thừa nhận những "Thành tựu" ấy, trong khi những "Thành tựu" ấy chưa được thẩm định, cơ quan có chức năng của nhà nước về việc này là Viện Hàn Lâm khoa Học Xã Hội Việt Nam lại đứng ngoài. Ban tuyên giáo TW có làm thay việc của người khác không?
      Cố ý làm thay là sao? Dây máu ăn phần hay chống lưng?

      Phan Huy Lê gian manh với Võ Văn Thưởng "khù khờ" căp bài trùng "tự diễn biến" công khai dưới vỏ bọc "khoa học". Chưa bao giờ lại có việc nói đến khoa học nhiều vậy. Mở miệng ra đã là "khoa học".

      Xóa
  10. Khoái đàn bà sạchlúc 11:27 11 tháng 9, 2017

    Năm 2008, BCT quyết định biên tập bộ tổng sử Việt Nam và thành lập Ban biên soạn gồm 29 chuyên gia về sử học do TS, PGS Trần Đức Cường làm Chủ biên. Bộ thông sử gồm 15 tập, 10 ngàn trang, phân kỳ cổ-trung đại(khởi thủy-1858),cận đại(1858-1945), hiện đại(1945-2000). Mỗi phân kỳ đều phân công nhóm chuyên gia chuyên trách và khởi thảo cùng lúc(2008). Từ 2008 đến tháng 01/2016( 8 năm ròng), Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương là các ông Trần Trọng Tân, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh. Ông Võ Văn Thưởng đến Ban TGTƯ lúc mọi việc biên tập, in ấn đến giai đoạn kết thúc. Ngon thì "đụng" đến ông bố vợ hờ của thằng Trịnh Xuân Thanh. Sợ thì bớt mồm lại. Người ta là lớp trẻ, được tôi luyện từ Đoàn, Đảng đi lên, đang toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng, chưa rõ mô tê thế nào, đừng đoán già đoán non, xúc phạm đến sinh mệnh chính trị là không nên. Trong các cách xúc phạm, xúc phạm chính trị là sự xúc phạm lớn nhất, nguy hiểm nhất đối với người tử tế. Tôi đã từng bị xúc phạm. Và những kẻ xúc phạm tôi dù nói huơu nói vượn cũng chẳng qua là trò đểu, kẻ thù truyền kiếp, kể cả lúc nhỡ gặp nơi cõi xa.
    Riêng ông Phan Huy Lê: Cách mạng đã nâng niu và sử dụng ông vì gia tộc ngoại nội nhiều đời của ông quá tài giỏi. Hầu hết là những công thần của vương triều Lê, Nguyễn. Anh kế của ông là Phan Huy Quát, chuyện làm thủ tướng dăm ba tháng cho ngụy quyền Sài Gòn không nhằm nhò gì so với chức trách quan trọng của một đảng viên Đại Việt. Việc sử dụng và ngăn ngừa, đến như người ăn chơi trác táng khoái đàn bà sạch như tôi còn thấm huống hồ những nghệ nhân dụng nhân của CSVN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. WAX lồn trứ danh09:55 13 tháng 9, 2017

      Chúng mày tưởng cứ copy dán vào nhiều chữ là chúng tớ không thể can thiệp ah?

      Hôm rày chúng tớ chiết tynh ra một số vấn đề nổi cộm từ đồng chấy lão thành KDBS, đồng chấy ấy thật ra là một đại tượng fu nhưng hạt dái nhỏ như đầu que tăm.

      Với đám DLV, lũ cs vằn vệnh ăn bám con dĩ Lê Lồn Hường nhớ lời KDBS rống thiết: dù có 1000 tên hay 100 cụ thì cũng đéo làm nên trò trống gì. Nhưng chúng tớ sẽ không thể tha thứ cho những kẻ rắm tâm phá hoại ... LỒN

      bởi "Biên sử annam khó như vẻ lồn"

      Xóa
  11. a, Căn cứ vào những lời nói, việc làm có tính xuyên suốt và những tác hại để lại, không phải nghi ngờ khi nhận định Phan Huy Lê là phần tử trở cờ, với những hành vi gây nguy hiểm tiềm tàng cho xã hội ta.
    Trong vụ "lật" sử này, Phan Huy Lê là phần tử đầu vụ, nguy hiểm nhất.
    Và chúng ta cũng nên phân biệt, phân loại, tránh cào bằng, với từng người trong nhóm người này , bằng những đối sách thích hợp.
    - Dù khác nhau về thời cuộc, thời gian nhưng vụ nhóm "lật" sử này vẫn có thể cho ta phảng phất liên tưởng đến vụ nhóm "Nhân văn- Giai phẩm" đã bị triệt phá trước đây.
    Và từ đó nhắc chúng ta thận trọng, không thể mơ hồ được. Tác hại ghê gớm của bộ "lật" sử này nếu để nó được phát hành là vô cùng to lớn, khó có thể đo đếm được.
    b, Ban Tuyên giáo TW hiện nay tổng hợp chức năng nhiệm vụ của các ban Tuyên huấn và Khoa giáo TW trước đây. Dù với tên gọi gì thì chức năng của ban Tuyên giáo TW vẫn không thay đổi, đó là : "...cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng...".
    - Việc bộ "lật' sử bị ngừng phát hành và bị thu hồi, rõ ràng có trách nhiệm lớn của ban Tuyên giáo TW.
    Và do là trưởng ban, ông Võ Văn Thưởng cũng phải bị quy kết trách nhiệm. Ở đây bạn đọc quy kết trách nhiệm liên quan đến bộ "lật" sử, của ông Võ văn Thưởng, không ai xúc phạm hay vô cớ xúc phạm ông Thưởng.
    c, Ông Trần Trọng Tân khoảng gần cuối thập niên '80 là trưởng ban Tuyên huấn TW rồi Tư tưởng - văn hóa TW đến đầu '90. Ông Hữu Thọ từ 1996-2001 và ông Nguyễn Khoa Điềm tiếp đến 2006, là trưởng ban Tư tưởng- văn hóa TW.
    - Ông Trần Trọng Tân và ông Hữu Thọ là các trưởng Ban rất cứng.

    Trả lờiXóa
  12. Khoái đàn bà sạchlúc 14:45 11 tháng 9, 2017

    +Các đời Chúa Nguyễn(220 năm, từ 1558-1777): Chúa Tiên(Nguyễn Hoàng),Chúa Sãi(Nguyễn Phúc Nguyên), Chúa Thượng(Nguyễn Phúc Lan), Chúa Hiền(Nguyễn Phúc Tần), Chúa Nghĩa(Nguyễn Phúc Thái), Chúa Minh(Nguyễn Phúc Chu), Chúa Ninh(Nguyễn Phúc Chú), Chúa Vũ(Nguyễn Phúc Khoát- ông nội của Nguyễn Phúc Ánh, tức Gia Long sau này), Chúa Định(Nguyễn Phúc Thuần).
    Các Chúa Nguyễn có công mở nước, phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, chủ yếu để đối trọng với các Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
    Nguyễn Phúc Ánh chưa bao giờ là Chúa. Bị Tây Sơn truy đuổi, truy sát, với tư cách là hậu duệ của các Chúa Nguyễn, Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát và được các cha cố đạo Ca-Tô thuộc Hội Thừa Sai Paris che chở, giúp đỡ và chuyện Pháp xâm lược Việt Nam sau này đã được đặt viên đá từ ấy.
    +Các đời Vua Nguyễn: Trị vì 144năm, từ 1802-1945, gồm Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại. Có 3 vị Vua: Thành Thái, Hàm Nghi, Duy Tân có trách nhiệm với vương triều, với đất nước, dân tộc, chấp nhận lưu đày, khổ ải để chống Pháp. Số còn lại là nhu nhược, bán nước, làm tay sai cho xâm lược Pháp. Thậm chí Bảo Đại còn đèo bòng làm tay sai cho Nhật.
    Công, tội, nhân vật, năm tháng, ự việc rõ ràng.
    Liên xô Liên xiếc, Ốp Ép dài dòng. Lịch sử là phải ghi chép lại chính xác. Càng không phải ghi thế nào đó cho nó chính xác để bảo vệ chế độ. Cách mạng Việt Nam trong vắt. Không thằng chó nào xuyên tạc được. Ăn, phá cho lắm vào rồi ba hoa, rồi cách mạng cách mụ. Đánh Pháp. Đánh Nhật. Đánh Mỹ. Đánh Tàu. Thống nhất tổ quốc. Chuyên chú xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước. Trọng dân. Thân Dân. Không vơ vét tiền vàng nhân dân. Được thế, 100 triệu lão Phan Huy Lê cơ hội, 200 triệu lão Phan Huy Quát đội mồ lên cũng không thể làm đứt hột nút quần của thằng khoái đàn bà sạch này, đừng nói những cái ghê gớm khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái gã này dường như ngộ chữ?Cứ lải nhải mãi đến phát ngấy với lão ta!

      Xóa
    2. Thằng Kđbs cũng là thằng Wax Wax..., XYZ, Tú nô , Tư trời biển,.. Ai chả biết, chấp nhất nó làm gì hả bác.

      Xóa
  13. Người Trung Quốc đang rất hoan hỷ trước việc Việt Nam từ bỏ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua việc công nhận "VNCH" là nột thể chế chính trị độc lập, một quốc gia độc lập có chủ quyền trong bộ sách lịch sử Việt Nam 15 tập do Viện Sử Học Việt Nam vừa xuất bản.
    Không đánh mà thắng thế mới biết người Trung Quốc quá giỏi.

    Trả lờiXóa
  14. Tất cả báo chí TỬ TẾ, tất cả những người đảng viên và trí thức TỬ TẾ hiện nay đều KHÔNG TÁN THÀNH NHỮNG ĐIỀU mà ông PHL đã làm ( Trong việc biên soạn bộ LS ...) và đã phát biểu khi ra mắt bộ sử đó .
    Nhưng tại sao dư luận lại trầm lắng ? Nhất là báo của NN hiện nay, kể cả báo Mạng ( nếu coi dư luận trên mạng XH là báo Mạng ) KHÔNG ĐẢ PHÁ, PHÊ PHÁN ...
    Liệu có phải họ đang mất dần niềm tin vào sự điều hành đất nước này ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Do Ban tuyên giáo TW tổ chức "Buổi thông tin khoa học" để Phan Huy Lê giới thiệu "thành tựu khoa học lịch sử". Đó cũng là sự công nhận "thành tựu" của Phan Huy Lê và đồng bọn của ban tuyên giáo TW , vậy nay phải tạm ngừng phát hành "thành tựu" mà ban tuyên giáo Trung ương đã chống lưng cho Phan Huy Lê nên các báo chính thống phải im hơi lặng tiếng để tránh chan tương đổ mẻ vào mặt Võ Văn Thưởng.

      Dốt mà cứ đòi đi lãnh đạo người khác thì ai người ta nghe.

      Xóa
  15. Tính chánh danh của Việt Nam Cộng Hòa

    1-Việt Nam Cộng Hòa (Republic of Vietnam) là hậu thân của Quốc Gia Việt Nam (État du Vietnam) do Cựu Hoàng Bảo Đại lãnh đạo với cương vị Quốc trưởng (Chef d’État) từ 1948 đến 1955. Quốc trưởng Bảo Đại, vị vua thứ 13 của Nhà Nguyễn nối ngôi vua Khải Định ngày 8-1-1926, đã thừa kế chánh danh của Vương triều Nhà Nguyễn đã có từ thời Hoàng đế Gia Long lên ngôi cữu ngũ năm 1802. Chánh danh của Quốc Gia Việt Nam đã chuyển qua Việt Nam Cộng Hòa từ ngày Trưng Cầu Dân Ý (Referendum) 23-10-1955.

    Về địa lý và chánh trị, Quốc Gia Việt Nam là một nước độc lập và thống nhứt từ 1948, lãnh thổ bao gồm Nam Phần, Trung Phàn và Bắc Phần chạy dài từ ãi Nam Quan đến mũi Cà Mau.

    2- Tính chánh danh của Quốc Gia Việt Nam (1948-1955) và Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) đã được củng cố do các thành tích bảo quốc an dân, duy trì và phát triển dân tộc, xây dựng một đất nước phồn thịnh, ổn định xã hội, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và dân quyền, tạo lập an bình, tự do và hạnh phúc cho quần chúng nhân dân, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, thành phần xã hội.

    4- Các “sử gia” cộng sản cũng không thể vu cáo Chánh phủ Quốc Gia Việt Nam đã chia cắt đất nước Việt Nam tại Hội nghị Genève 1954. Thật vậy, phái đoàn Quốc Gia Việt Nam do Bác sĩ Trần văn Đỗ lãnh đạo đã không ký Hiệp định Genève nhưng chính Thứ trưởng bộ Quốc Phòng Tạ Quang Bửu của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh) đã ký hiệp định nầy cùng với Thiếu tướng Delteil, Đại diện Chánh phủ Pháp, theo quyết định của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai để phân chia nước Việt Nam ra hai miền Nam Bắc, mỗi miền có một chánh thể riêng và ranh giới giữa hai miền Nam Bắc được ấn định rõ rệt tại vĩ tuyến 17. Một Khu Phi Chiến (DMZ) rộng 3 miles (hải lý) từ ranh giới của hai bên cũng được thiết lập để ngăn cách hai miền Nam Bắc Việt Nam.

    8- Chánh nghĩa sáng ngời của Quốc Gia Việt Nam đã được thể hiện qua lập trường của Thủ tướng Trần văn Hữu xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco 1951 kết thúc Thế Chiến II. Phái đoàn của hai nước cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đã không tranh cải về chủ quyền trên hai quân đảo kể trên với phái đoàn Quốc Gia Việt Nam.

    9- Chánh nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa trên chánh trường và dư luận quốc tế cũng đã được soi sáng bởi sự hy sinh cao cả của 74 chiến sĩ Hải quân trong trân hải chiến hào hùng tại Hoàng Sa ngày 19-1-1974 để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông mặc dầu trận chiến không cân xứng.
    ( “Tính Chánh Danh và Hợp Pháp Của Nhà Cầm Quyền”. (Phạm Đình Hưng, 2016, Hoa Kỳ)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Nặc danh12:31 13 tháng 9, 2017. Cái còm này chứng minh quá rõ ràng chính nghĩa sáng ngời ngời của VNCH. Các bạn Cộng sản tâm phục,khẩu phục rồi còn nhé?

      Xóa
  16. Tui chỉ mới tình cờ vào đọc blog TL , có câu hỏi sau : Nếu đã công nhận VNCH thì trước đây CSVN giải phóng cái gì ??? Còn nếu không công nhận VNCH thì trong cuộc Nội Chiến VN, Việt Cộng Bắc Việt đánh nhau với ai ở miền Nam ??? Tui ít học,mong được nghe cao kiến của các bác Việt cộng và các bậc thâm nho như anh già Tú Nô háng cao háng rộng.Xin đa tạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho tui hỏi @Nặc danh12:41 13 tháng 9, 2017:
      2+3=6.Vậy nếu 6 là đúng thì tại sao?
      Nếu không phải là 6 thì tại sao lại làm toán cộng?
      Trả lời đi nhé.Xin đa tạ !

      Xóa
    2. Đánh Mỹ và bọn tay sai chứ không có quốc ra quốc vào, không có việt nam cộng heo công lợn gì hết.

      Giải phóng Miền Nam là giải phóng miềm Nam Việt Nam thoát khỏi sự xâm lược của đế quốc Mỹ.

      Khi đã là tay sai, là bù nhìn thì có gì để mà nói chính danh .

      "Đánh cho Mỹ cút nguỵ nhào là thế".








      Xóa
  17. Nhà Tây Sơn đã đánh thắng quân Thanh ở phía Bắc,quân Xiêm ở phía Nam, dẹp Đàng Ngoài và Đàng Trong thống nhất nước Đại Việt sau gần 150 năm Trịnh - Nguyễn phân tranh chia cắt đất nước.

    Nhà Tây Sơn đã trị vì nước Đại Việt thống nhất 24 năm liên tục (1778-1802).
    Nhà Tây Sơn vừa có công chống giặc ngoại xâm vừa có công thống nhất đất nước.

    Vậy mà Phan Huy Lê phát minh ra "thành tựu khoa học" tặng cho Nhà Nguyễn công tích thống nhất đất nước và "vẽ râu" cho hai chúa Trịnh-Nguyễn để rồi đưa hai chúa lên thành hai vua, biến Đàng Ngoài, Đàng Trong thành hai quốc gia độc lập, xoá tên nước Đại Việt thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.

    "Thành tựu khoa hojc" này dể tạo cơ sở cho lý sư công nhận VNCH là chính thể, là quốc gia độc lập, lặp lại lich sử nước Đại Việt nay là nước Việt Nam có hai nước độc lâp như lịch sử đã từng có..

    Âm mưu đen tối là phụng dựng lại cái thây ma VNCH, rước Mỹ trở lại không chỉ với miền Nam mà là toàn Việt Nam, tiếp tục sự nghiệp của anh trai chống công sản và xoá bỏ chế độ cộng sản ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa