Lời dẫn: Cách đây hơn 2 năm, tại bài LÊ VĂN TÁM VÀ CÂU CHUYỆN XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA GS PHAN HUY LÊ, Google.tienlang đưa ra các chứng cứ để khẳng định rằng chính ông Gs Lịch sử Phan Huy Lê đã xuyên tạc, bịa đặt ra câu chuyện ông Trần Huy Liệu "dặn dò" ông Phan Huy Lê phải "đính chính" về chuyện Anh hùng Lê Văn Tám. Thế nhưng, cho đến bây giờ, ông Phan Huy Lê vẫn tảng lờ sự thật về tội lỗi của mình. Thưa ông Phan Huy Lê, chúng tôi phát biểu không phải vì chuyện hơn thua gì với ông mà là chỉ vì điều mong muốn ông hãy nhìn vào đôi mắt trẻ thơ- tương lai Đất nước để trả lời câu hỏi: "Rồi đây các em sẽ ra sao khi bây giờ cứ phải học những bài học về Lê Văn Tám- một tấm gương mù mờ mà bản thân thầy cô chưa rõ là thật hay giả dối..."? Bởi ngay bây giờ, ngay nhiều người lớn vẫn còn suy nghĩ rằng Gs Phan Huy Lê là "Tứ trụ" gì đó của nền sử học nước nhà, lời ông Lê là "không thể sai!".
Và hôm nay, chúng tôi đăng bài dưới đây cung cấp thêm cho các vị ở cơ quan Quản lý Nhà nước về Giáo dục các bằng chứng không thể chối cãi về sự thật Lê Văn Tám. Chúng tôi cũng yêu cầu các vị lên tiếng chính thức buộc ông Phan Huy Lê phải xin lỗi công khai...
Và hôm nay, chúng tôi đăng bài dưới đây cung cấp thêm cho các vị ở cơ quan Quản lý Nhà nước về Giáo dục các bằng chứng không thể chối cãi về sự thật Lê Văn Tám. Chúng tôi cũng yêu cầu các vị lên tiếng chính thức buộc ông Phan Huy Lê phải xin lỗi công khai...
Nếu các vị đã già, mắt mờ không đọc được bài này thì xin hãy mở link này để nghe giọng đọc mượt mà của chị Hải Yến ở Kênh
Win win Việt Nam
Win win Việt Nam
Và nghe bài hát về Người Thiếu niên Anh Hùng Lê Văn Tám
Bài hát Lê Văn Tám
Sáng tác: Phong Nhã
Trình bày: Đoàn Tường Uyên
Sự
thật về "đuốc sống" Lê văn Tám
Lý
Châu Hoàn
(Nguyên
BT Đảng ủy khối cơ sở Bộ VH, TT và DL tại TP.HCM)
Lê
Văn Tám – “đuốc sống”, sự kiện ấy diễn ra và tồn tại trên nửa thế kỷ qua như là
một truyền thuyết “Thánh Gióng” và đang định hình khá ổn định: Đã thành bất tử!
Nhưng
mấy năm gần đây, lại có ý kiến “Lê Văn Tám không có thật” (!?) là một việc rất
kỳ lạ! Mà ý kiến đó ở đâu? Các báo lớn (như Sài Gòn Giải Phóng, Công An, Pháp
luật, Người Lao động…) không thấy nói. Chỉ thấy Tuần báo Văn Nghệ thành phố có
mấy bài đề cập trong nội dung khác có liên quan (…) nhằm phê phán những kẻ cơ hội
chuyên “phá phách”.
Tôi
muốn tìm hiểu xem việc đó từ đâu ra (?) Tôi được anh Trần Hữu Phước (nguyên
Giám đốc VP đại diện Bộ Văn hóa – Thông tin; khi nghỉ hưu chuyển sang làm Phó
Ban thường trực Ban xây dựng Khu Di tích Trung ương Cục miền Nam ở Tây Ninh…)
cho biết : “Việc đó đầy rẫy trên mạng (internet)”, ông cứ mở ra xem!”. Tôi hơi
quê, vì nhà tôi không đủ điều kiện “bắt” được phương tiện hiện đại này. Tôi phải
đến Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố (TV KHTH) và họ cung cấp cho tôi khá đầy
đủ (…). Sự việc bắt đầu từ bài của đồng chí Trần Trọng Tân đăng báo SGGP ngày
17-10-2008 (lúc đó, tôi đang nằm bệnh, không có báo xem), sau này mới đọc. Đồng
chí viết: “… trận ngày 17-10-1945 với “cây đuốc sống Lê Văn Tám” là có thực…”.
Sau đó, bài “Về câu chuyện LÊ VĂN TÁM” của ông Phan Huy Lê đăng tạp chí Xưa
& Nay, số 340 tháng 9-2009… và những bài bình luận không thiện chí khác… phụ
họa (phản bác bài của đồng chí Trần Trọng Tân). Tôi mới hiểu thêm chính bài “Về
câu chuyện LÊ VĂN TÁM” không là “bình thường”.
Vấn
đề chính mà Nhà sử học chóp bu (Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam – GS. Phan Huy Lê
– (GS.PHL)), quan tâm trong bài ấy không phải ở “Vấn đề thứ nhất là cần cố gắng
sưu tầm các tư liệu đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị
Nghè bị đốt cháy trong tháng 10 – 1945” (bởi “nói vậy mà không phải vậy”), mà
chính là ở “Vấn đề thứ hai là cách ứng xử đối với “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám”.
Sâu hiểm lắm!
LV8 – Kho xăng Thị Nghè.
Tôi
thật bức xúc (nhưng tôi lại “nghe lời” GS.PHL ở vấn đề “thứ nhất”), nên đi tìm
“sự thật”… Tôi đến nhờ nhân viên TV.KHTH thành phố, xin được tiếp xúc những tư
liệu xưa (báo cũ). Nhưng theo nguyên tắc phải có giấy GT, mà tôi không còn điều
kiện vì đã nghỉ hưu. Tôi phải “cầu cứu” chị Trịnh Ngọc Hạnh (quen biết từ thời
“tiếp quản”). Qua chị Hạnh (nguyên phó giám đốc Thư viện quốc gia ngày đó –
1975 – nay là TV.KHTH) đã nghỉ hưu nhiều năm. Chị vui vẻ tiếp tôi tại nhà
riêng, còn kể cho nghe câu chuyện hơn sáu mươi năm trước (lúc đó nhà chị ở Giồng
Ông Tố – Q.9 ngày nay). Chị kể : “Tôi còn nhỏ (ở tuổi 13), biết có kho xăng
cháy vì tiếng nổ như bom nổ hình như cả tuần. Còn nhớ chuyện người lớn lao xao
kể kho xăng rất là nghiêm ngặt chỉ có em bé mới có cách xông vô được để đốt… Vô
kháng chiến mới nghe nhắc đến tên em bé tẩm dầu là Lê Văn Tám”. Chị còn hát bài
“Em bé tẩm dầu” cho tôi nghe (còn kể đã hát cho ông Dương Đình Thảo, nguyên Trưởng
Ban Tư tưởng – Văn hóa Thành ủy Tp.HCM, nghe…).
Bắt
mối ở chị nhờ giúp đến được nơi cần tìm (…), tôi mới có dịp “khám phá” mọi điều
bí ẩn nằm yên (trong các ngăn tủ) sau hơn sáu mươi năm. Đó là:
-
Báo ĐỘC LẬP (Cơ quan của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), ngày 20-10-1945,
nội dung : “Ngày 16, quân ta đốt cháy 2 kho hàng của Pháp thiệt hại tới mấy triệu
đồng. Lửa to quá, giặc Pháp không thể cứu được (Tin Đê-li ngày 18-10)”.
-
Báo LA RÉPUBLIQUE (xuất bản bằng tiếng Pháp ở Hà Nội), số 2, ra ngày
21-10-1945, có bài Sự anh hùng của một chiến sĩ Việt Nam, viết: “Một người lính
Việt Nam đã tẩm dầu vào thân mình và đã thành công trong việc đốt cháy kho
Simon Piétri. Đám cháy kéo dài 2 ngày 2 đêm.”
-
Cũng báo LA RÉPUBLIQUE, số 5, ngày 4-11-1945, có bài đuốc sống: “Ngày 16-10, một
người lính đã biến thân mình thành đuốc sống, bằng cách thiêu thân mình sau khi
tẩm xăng để đốt cháy kho dầu Simon Piétri ở Sài Gòn. Đám cháy đã kéo dài 2 ngày
2 đêm. Vị anh hùng vô danh, người đã đốt sáng ngọn đuốc chủng tộc (race) đã chiếu
sáng tất cả chúng tôi trên con đường bổn phận”.
Tôi
tìm gặp một số nhân chứng, trong đó có đồng chí Dương Đình Thảo, đồng chí kể:
Thời điểm đó, đồng chí là chính trị viên phó (…) đang hoạt động ở Ngã ba Cây Thị,
nghe rõ tiếng nổ và thấy cả ngọn lửa bốc cao… Nhờ vậy, tôi đã viết bài “17.10
hàng năm nên lấy tên là ngày “Tuổi trẻ yêu nước” của thanh thiếu niên Việt
Nam”. Bấy giờ (đầu tháng 10 năm 2011), tôi mang bài đến vài báo (TT, TN…) – đều
không được đăng (?!)
Lần
này, sắp Kỷ niệm 70 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23-9) và cũng sắp đến 17-10 kỷ
niệm ngọn “Đuốc sống Lê Văn Tám”, tôi gởi bài này cho Tuần báo Văn Nghệ Thành
phố (chỉ sửa “kỷ niệm 70 năm…”) thì được đăng trong số báo 376!
Tuy
vậy, về vấn đề cốt lõi “… là cách ứng xử đối với “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” (Vấn
đề thứ hai… của GS.PHL) là một thách thức với ai có lòng tự trọng.
Có
tôi! Không thể “ứng xử” như GS.PHL là làm mọi việc để “ngăn chặn mọi ý đồ dựng
lên lý lịch Lê Văn Tám như một nhân vật có thật” (!?!) chính là “sợ” “… có người
nhận là hậu duệ của nhân vật này.” (???) Thật là nghiệt ngã quá đáng!
Nhưng
tôi lại làm theo “Vấn đề thứ nhất (của GS.PHL) là cần cố gắng sưu tầm các tư liệu
đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy
trong tháng 10-1945” (Tôi thấy GS.PHL cũng có “cố gắng” tìm… đấy chứ!)
Nhưng những tư liệu trên (của tôi tìm, cả của
GS.PHL) vẫn chưa đến đâu (những trang mạng xã hội vẫn ra rả giọng điệu xuyên tạc
“Lê Văn Tám không có thật !”, “ Không có thật…” mà không ít người vẫn tin.
Một
lần nữa vào những ngày gần đến kỷ niệm 70 năm “Mùa Thu lịch sử” (và cũng đúng 70
năm ngày xảy ra sự kiện “đuốc sống”), tôi tìm được một tư liệu có thể quý hơn
vàng, đó là:
-
Báo CỨU QUỐC (Cơ quan Tuyên truyền Tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh (Hà Nội), số
71, ngày 19-10-1945 có bài đóng khung nổi bật Một gương hy sinh dũng cảm oanh liệt,
với nội dung: “Tin điện từ Mỹ Tho (*) đánh ra ngày 17.10 cho hay rằng : một chiến
sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình, chạy vào kho
dầu Xi-mông Pi-ê-tờ-ri (Simon Piétri) của địch. Lập tức kho dầu bị bắt lửa. Và
lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày hai đêm…”. Ở trang 2 báo này còn đăng bài
thơ LỬA THIÊNG (27 câu): “Kính tặng hương hồn một chiến sĩ Việt Nam tự thiêu
mình để đốt một vị trí quân địch (tin Nam bộ)”của tác giả Đông Hà.
Từ
tư liệu quan trọng này, tôi chợt trở về hồi ức của mình. Thời điểm đó, tôi vừa
được mười tuổi, còn nhớ như in (“Mùa thu lịch sử” ấy đâu thể nào quên!):
Khoảng
cuối tháng 10 năm 1945. Vào một đêm vừa được yên tĩnh (vì suốt nhiều ngày có
bao nhiêu biến động do giặc Pháp đánh chiếm Sài Gòn… và chúng đang chuẩn bị
đánh tới Mỹ Tho; mọi người đang chuẩn bị đối phó… như tập quân sự, thực tập báo
động giả liên tục…). Cả nhà ông ngoại tôi ở một vùng sâu huyện Chợ Gạo đang ăn
cơm tối thì cậu Hai Nguyễn Hữu Đức (cán bộ Việt Minh) đọc cho mọi người nghe một
tin quan trọng (chắc chắn từ bản tin trên): Có một thiếu niên tẩm dầu vào mình
đốt kho xăng giặc Pháp ở Sài Gòn cháy mấy ngày đêm liền. Cậu bé ấy đã bị thiêu
cháy cùng lũ giặc gác kho. Tôi có ấn tượng rất mạnh mẽ về mẩu chuyện trên và ấn
tượng ấy đã đưa tôi về với những nhân vật huyền thoại… Và từ ấy, tôi cùng nhiều
bạn nhỏ trong xóm đều hăng hái tham gia đội Nhi đồng cứu quốc, hoạt động rất
sôi nổi như tập võ, tập múa hát nhất là những bài hát cách mạng. Và một hôm có
anh lãnh đạo cấp trên về xóm dạy chúng tôi bài hát “Em bé tẩm dầu”, mở đầu: “Cuộc
kháng chiến Việt Nam có biết bao nhi đồng đã hiến thân liều mình vì nước. Gương
em bé tẩm dầu đáng người đời soi chung…”. Hát đến đâu, tâm hồn chúng tôi như
bay bổng theo câu chuyện đến đó. Chúng tôi lao vào hoạt động… Chiến tranh nổ
ra… Nhiều bạn bè tôi tham gia hoạt động cách mạng tại chỗ (báo tin địch hoặc
cùng cha mẹ giúp đỡ Việt Minh việc nầy việc nọ), cũng có những bạn thoát ly
kháng chiến khi tuổi ngang tuổi “Em bé tẩm dầu” – “Đuốc sống”… và “Đuốc sống” đã
thành linh hồn và máu thịt của chúng tôi suốt dọc dài hai cuộc chiến tranh. Ai
từng dấn thân trên từng chặng đường khúc khuỷu gian nan của công cuộc cứu nước,
ít nhiều đều được sưởi ấm bằng ngọn lửa hồng của “đuốc sống” – Lê Văn Tám”.
Song,
“Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”. Đó là, mới có chuyện lạ khác: Ở Thị Nghè
không có kho xăng (ở thời điểm 1945 trở về trước), do đó, không có vụ “kho xăng
ở Thị Nghè” mà chỉ có “kho xăng ở Khánh Hội bị đốt cháy”.
Tôi
lại đi tìm, và những nhân chứng còn sống… đều khẳng định:
-
Đại tá Võ Thành Kiết (địa chỉ E.2, đường Thất Sơn, P.15, cư xá Bắc Hải, Q.10,
TP.HCM), viết : “… Tôi học ở trường Pétrus Trương Vĩnh Ký (thường gọi tắt là
Pétrus Ký, nay là Lê Hồng Phong). Lúc ấy dời về gần sát Sở Thú thường qua chơi ở
khu vực Thị Nghè, nên biết khá rõ trạm xăng dầu này. Đó là một khu nhà lợp tôn
(như nhà lồng ở chợ nhỏ), vách ván đóng thấp; chung quanh có một lớp hàng rào
dây thép gai, ngay cạnh sát cầu kinh, trên con rạch nhỏ nhánh của rạch Thị
Nghè…”.
-
Ông Mai Bá Hui, sinh năm 1929 (địa chỉ 37/3, Huỳnh Tấn Phát, KP6, thị trấn Nhà
Bè, huyện Nhà Bè), làm lơ xe bồn tại kho dầu gần cầu Dầu (cầu Phú An, bắc qua rạch
Văn Thánh), thuộc hãng Shell, ông xác nhận: “Tôi vào nghề tài xế lúc đầu làm
“lơ” khi mới 15, 16 tuổi (năm 1944, 1945) ở kho dầu Thị Nghè (kho nhỏ gần cầu Dầu
– Phú An); đến 25 tuổi có giấy phép 3 dấu mới chính thức lái xe bồn cho hãng
Shell ở kho lớn Nhà Bè; chủ kho (Thị Nghè) là người Việt Nam, tên là thầy Ba
Có… lúc đó người Pháp thường xuyên chạy xe jeep đến kho kiểm tra (?) và lấy
xăng ở đây. Kho có lính “Chà” gác, công nhân ra vào được kiểm tra rất chặt chẽ;
còn theo tấm hình “Hãng dầu Thị Nghè – xã Phú Mỹ” thì chỉ giống ở khu vực ga-ra
sửa chữa xe bồn ở bên trái hình (kho có khoảng 20-30 xe) và khu nhà làm việc của
chủ và văn phòng kho (giữa). Còn khu vực bồn xăng thì không thấy (vì cách đấy cả
trăm mét) và khu ấy có 5 bồn xăng cao to, nằm ở bên phải tấm hình (có lẽ đã
cháy hết). Kho xăng ấy bị đốt cháy vào khoảng 10 giờ đêm, còn ngày tháng không
nhớ. Lúc đó tôi cùng các bạn làm chung đi chơi ở Sở Thú vừa về. Hơi lửa nóng
quá, bọn tôi vội ôm đồ (để ở phòng trọ) rồi bỏ chạy ra xa. Tới sáng hết cháy mới
về và về nhà luôn. Sau một tháng mới trở lại nhận lương rồi nghỉ luôn, vì kho
này không khôi phục lại. Còn ai đốt thì tôi không biết.”
-
Ông Nguyễn Văn Lượng, sinh năm 1928 (địa chỉ 48/10, Huỳnh Tấn Phát, KP6, thị trấn
Nhà Bè, huyện Nhà Bè), cho biết: “… là thuyền viên tàu chở dầu hãng Shell ở Nhà
Bè, bạn anh Mai Bá Hui; tôi có biết kho dầu Thị Nghè, vì có người anh rể là kỹ
sư phụ trách kỹ thuật sửa chữa bảo dưỡng xe bồn kho Thị Nghè, tôi từng đến kho
này thăm anh. Anh tên Trần Văn Sáng (anh đã mất, nếu còn sống cũng trên 100 tuổi).
Lúc kho bị cháy, tôi theo tàu lên Nông-Pênh (CPC), vài ngày sau mới về, thì kho
này bị cháy rồi. Thời gian sau, tôi có theo tàu kéo bồn dầu không ở Thị Nghè về
Nhà Bè”.
Vậy,
kho dầu (xăng) Thị Nghè là có thật và đã bị đốt cháy cũng có thật!
Không
ai có quyền được phủ nhận thực tế này!
Còn Lê Văn Tám?
Trở
lại nhân vật làm nên ngọn đuốc chủng tộc ấy thời gian đầu không có tên cụ thể
nên các báo không nêu tên là lẽ đương nhiên. Bởi các nhà làm tin nhanh (cả
trong và ngoài nước) đều là ngoại cuộc. Khi đó, “Lê Văn Tám” là người thật và
đã có chính danh rồi. Bởi vì là người trong tổ chức có thật: Tám là đội viên “Đội
cảm tử”, do Lê Văn Châu giao nhiệm vụ… (theo tư liệu của Ban Tuyên huấn Quận ủy
Bình Thạnh). “Tám” còn được những người dân sống gần kho dầu (xăng) chứng kiến
truyền nhau câu chuyện (…). Họ kể rằng: Có một em bé từng bán đậu phọng rang,
thuốc lá, diêm quẹt… tên Tám, không rõ có ai là họ hàng không. Em thường la cà
ra vào giao dịch các mặt hàng em có … và mua cả xăng dầu của người gác kho bán
lén, để bán ra ngoài. Bữa đó (17-10 ?), nhiều người thấy trong kho đột ngột có
ngọn lửa “phừng” lên… rồi thấy bóng một em bé người như một ngọn đuốc chạy hướng
vào kho… rất giống Tám. Lập tức, có những tiếng nổ rồi lửa khói bốc ngút trời…
Dân gần đó bỏ cửa nhà chạy tránh xa.
Sau
này, GS Trần Văn Giàu đã viết rõ hơn trong đoạn hồi ký ở bộ sách “đứng lên đáp
lời sông núi”, đã khẳng định: “người tổ chức cho đội viên cảm tử Lê Văn Tám lập
chiến công là Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị” (Trần Văn
Giàu: Tuyển tập, NXB Giáo dục, HN.2000, tr.535). GS còn đúc kết một cách hình
tượng những gương đánh giặc thời đó. GS đề cập về Lê Văn Tám với hình tượng hộp
diêm và chai xăng đốt kho, trong đoạn văn: “… Ở loại hình chiến tranh này, lúc
đầu, vũ khí được sử dụng rất thô sơ: “súng lục bắn ghen”(1), hộp diêm và chai
xăng đốt kho (2), lưỡi dao cạo của người thợ cắt tóc(3)…” (**)
Vậy “Vị anh hùng
vô danh” tên thật sự là LÊ VĂN TÁM. Không phải bàn!
Thế
thì có gì phải tự làm khó mình, rồi day dứt “tự trách” vì “thiếu cân nhắc”. Người
“nói lại giùm” lại “thiếu cân nhắc” hơn. Trong việc này, nếu làm đúng lương tâm
trách nhiệm “nhà sử học chuyên nghiệp” chắc chắn không đến nỗi làm một việc
không kín kẽ (…) để sau đó gây nhiều hệ lụy (…) không đáng có!?!
Còn
giả thuyết: “Vị anh hùng vô danh” ấy là hoàn toàn không biết tên và được đặt
tên cụ thể (Lê Văn Tám). Người làm việc này tôi cho là ưu điểm, chớ có gì phải
“tự trách”. Bởi tấm gương “dũng cảm” ấy đã được nhân dân “phong thần”, có miếu
thờ, ngày lễ Tết được dân chúng đến thắp nhang cúng viếng! Vị Thần này phải có
tên. Hợp lý!
Như
vậy, đã rõ một sự thật không còn gì thật hơn: Chiến sĩ đốt kho xăng Thị Nghè là
Lê Văn Tám. Lê Văn Tám người đội viên cảm tử, người trong tổ chức “Đội cảm tử”,
mà người chỉ huy là Lê Văn Châu thực hiện vào ngày 17-10. Chuyện đã ghi vào sử
sách.
Nhưng còn ngày ĐỐT
KHO XĂNG chính thức là 17 hay 16 tháng 10?
Bởi
Báo CỨU QUỐC ngày 19-10-1945 viết: “Tin điện từ Mỹ Tho đánh ra ngày 17-10”, thì
theo tôi vụ cháy không thể xảy ra trong ngày đó. Ngoài ra, còn có tin của báo ĐỘC
LẬP ngày 20-10-1945: “Ngày 16, quân ta đốt cháy 2 kho hàng của Pháp thiệt hại tới
mấy triệu đồng… (Tin Đê-li ngày 18.10)”. Bài trên báo LA RÉPUBLIQUE, số 5, ngày
4-11-1945, đầu đề “ĐUỐC SỐNG” đưa tin: “Ngày 16.10, một người lính đã biến thân
mình thành đuốc sống, bằng cách thiêu thân mình sau khi tẩm xăng để đốt cháy
kho dầu Simon Piétri ở Sài Gòn…”
Vậy,
ngày đốt kho xăng của giặc Pháp ở Sài Gòn năm 1945, có thể khẳng định là ngày
16 tháng 10. Và 16-10-1945, nổi bật sự kiện “Đuốc sống” Lê Văn Tám đốt kho xăng
tại khu vực Thị Nghè – Sài Gòn, thêm một chiến công oanh liệt nhất: Bởi sau 23
ngày Pháp tấn công Sài Gòn (hơn hai tuần lễ, sự kiện này đã dập tắt hy vọng của
tướng Leclerc là bình định Nam bộ trong vòng 1 tuần lễ).
Do
đó, “Đuốc sống” – LÊ VĂN TÁM sống mãi cùng dân tộc Việt Nam. Là biểu tượng yêu
nước mà Bác Hồ biểu dương : “… một dân tộc có tinh thần cao đến bực ấy, thì
không có sức mạnh nào có thể đè bẹp được” (Bác Hồ viết trên báo Cứu Quốc, Cơ
quan của Tổng bộ Việt Minh, ngày 23-10-1945). Và biểu tượng “Đuốc sống” Lê Văn
Tám ấy đã cùng góp một viên gạch cho bức “Thành đồng Tổ quốc” mà Bác Hồ khen tặng
cho Sài Gòn và Nam Bộ.
Nhà
Bè, ngày 4 tháng 12 – 2015
Nguồn
: Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 383
(*)
Tin điện từ Mỹ Tho : chắc chắn là của cơ quan VTĐ cùa Ủy ban kháng chiến hành
chánh Nam Bộ (UBKCHC.NB) từ Sài Gòn sơ tán về đây (Mỹ Tho, để chỉ đạo cuộc
kháng chiến)… “đánh ra”. Tôi còn nghe: Ngày 16-10-1945, UBKCHC.NB có cuộc họp
quan trọng ở Cầu Vĩ (thuộc ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Phong – xã tôi ở, ấp tôi ở là ấp
Hội Gia – huyện Chợ Gạo, nay là Khu II, TP. Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền
Giang), cách thành phố Mỹ Tho là sông Bảo Định chỉ xa vài cây số, cách nhà tôi
một con sông Cầu Chùa (khoảng 30 mét).
(**)
Chú thích của anh Trần Hữu Phước :
1.
(Nữ biệt động nổi tiếng Nguyễn Thị Lan – Lan Mê Linh 17 tuổi, dùng súng 6,35 ly
ám sát tên bồi bút phản động Hiền Sĩ, chủ bút báo Phục Hưng.
2.
Là của người chiến sĩ “biệt động” đốt cháy kho xăng Simon Piétri.
3.
Võ Hồng Tâm 18 tuổi, đội viên Ban công tác thành số 1, cắt cổ tên đại tá tình
báo Pháp Hans Imfelt ở phòng 28, Hotel des Nations, số 68A, đường Charner (nay
là đường Nguyễn Huệ).
===========
=================
Xem trên fb:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=375790329506438&id=100012264212885
Google.tienlang xin bổ sung một vài hình ảnh về các em thiếu nhi với những bài học về Anh hùng Lê Văn Tám:
Xem trên fb:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=375790329506438&id=100012264212885
Mời xem bài liên quan:
3. SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG THỂ TÔ HỒNG, KHÔNG THỂ BÔI ĐEN
4. TRAO ĐỔI VỚI GS PHAN HUY LÊ VỀ LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN
4. TRAO ĐỔI VỚI GS PHAN HUY LÊ VỀ LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN
5.
Bài gây bão mạng: TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN YÊU CẦU KIỂM
TRA, XỬ LÝ BỘ SÁCH LỊCH SỬ DO GS PHAN HUY LÊ LÀM TỔNG CHỦ BIÊN
6.QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ "THỪA NHẬN VNCH ĐỂ ĐÒI HOÀNG SA" NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LÝ QUỐC TẾ...
6.QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ "THỪA NHẬN VNCH ĐỂ ĐÒI HOÀNG SA" NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LÝ QUỐC TẾ...
8. YÊU CẦU GS PHAN HUY LÊ XIN LỖI
CÔNG KHAI VỀ SỰ KIỆN LÊ VĂN TÁM
Về ông Trần Công Trục:
Về ông Trần Công Trục:
Tại sao các cơ quan báo chí (ngoài Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh) không lên tiếng về vụ này nhỉ?
Trả lờiXóaSau năm 1975 tại sao nhà nước không tổ chức truy tìm nguồn gốc của những người anh hùng và những người có công đã hy sinh vì tổ quốc. để bây giờ khi những nhân chứng sống đã ra đi hoặc nếu còn thì cũng không được minh mẫn nên thiếu tính thuyết phục. Vì vậy lịch sử phải trung thực ghi nhận lại sự kiện và con người ko bị chi phối bởi mục đích chính trị tô hồng hay bôi đen. Còn nhân vật Lê Văn Tám khi thì là em bé lúc lại nói trên báo LA RÉPUBLIQUE, số 5, ngày 4-11-1945, đầu đề “ĐUỐC SỐNG” đưa tin: “Ngày 16.10, một người lính đã biến thân mình thành đuốc sống, bằng cách thiêu thân mình sau khi tẩm xăng để đốt cháy kho dầu Simon Piétri ở Sài Gòn…”. Thật mơ hồ.
XóaLập lờ là bởi thừa nhận người lính = em bé thì phải thừa nhận "luận điệu" của bọn thù địch rằng VC sử dụng cả trẻ em vào cuộc chiến sao ?! À mà cần gì phải tới sau 1975, trước 1975 và ngay tại 1945 nếu muốn thì việc xác minh 3 đời bất kỳ 1 ai cũng đâu có khó khăn gì đối với VC bởi họ đã thành thạo việc này từ khi mới thành lập Đ tiên phong kia. Vậy tại sao không xác minh 3 đời xem "ngọn đuốc sống Lê Văn Tám" là ai thì mọi người tự hiểu.
XóaNhân chứng, người trong cuộc còn sống rất nhiều, ấy mà chuyện chiếc xe tăng nào vào dinh Độc lập trước tiên ngày 30/4/1975, ai chấp bút cho bài "diễn văn đầu hàng" cho Dương Văn Minh cho tới nay vẫn chưa ngã ngũ, người này đả kích người kia cướp công, người kia châm biếm người nọ gian lận, trong đó có 1 tướng quân (là một trong những người bên thắng cuộc ngày 30/4/1975 có mặt sớm nhất tại Dinh độc lập) đang là tư lệnh quân khu, quân đoàn gì đó bị đả kích nặng nề nhất, huống hồ "ngọn đuốc sống" bừng cháy từ tít tận 1945 ! Lộn tùng phèo, hổng dám tin ai.
Nhất trí với yêu cầu này. Ông Phan Huy Lê chẳng những phải xin lỗi vì ông ta đã xuyên tạc lịch sử,mà cần xem xét xử lý về mặt luật pháp nếu hành vi này có dấu hiệu tội phạm!
Trả lờiXóaBùi Hiệt
Xóa22 giờ ·
VnExpress.Net
·
Ductuquang16@gmail.com gmail :Tôi tình cờ độc được bài viết cũa tôi trên Google cách đây 5 năm xây dựng Công trình Tưỡng niệm nhưng người đi Mỡ Cõi.Tôi chụp ãnh ngay trên màn hình , sau đó có trích vv.Đáng tiếc là không đăng ãnh nên tôi đành chuyễn qua trang viết nầy:
Xem đây ,bạn độc biết là tôi có ý thức Thờ phụng những Bặc Tiền nhân và viets sách Mở Cõi từ lâu :Ra mắt 8/2016,100 bãn .Tôi gữi UBTVQH,UBMTTQVN,và 10 đoàn ĐBQH các tĩnh thành liên quan vv. Nội dung sách là kễ lại các Chúa Nguyễn MC : Tỗ Tiên ta MC nhằm thoát nạn diệt chúng cũa TQ với Chiêm thành thì nhân đạo không đỗ máu .Tại sao ông Phan Huy Lê không cho xác minh đễ sữ dụng tài liệu nầy mà lại còn bịa đặt nói ngược lại Chúa Nguyên XÂM LƯỢC Chiêm thành và Chân Lạp .Đồ phãn Dân hại nước . Chưa hết y còn cố ý bao che tôi diệt chũng cũa TQ đối với Dân tộc ta .Cũng may mà ta thoát nạn .Đồ phãn động số một hơn cã Nguyễn ÁNH .Tôi đáng chém
Viet nam
Hiệt Bùi - Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt nam https://www.google.com.vn/search…
|TRÊNFacebook
Trích “Cùng với ý tưỡng đó tôi đưa ra công trình Thờ phụng Những Bậc Tiền nhân đi MC (Xây dựng công viên Trung tâm văn hóa Đông hà ,đễ đặt Lư hương ỡ vị trí đẹp nhất .).Rất may được ông Nguyễn Đức Cường Chũ Tịch UBND tĩnh QT chấp nhận .Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn cũa nhân dân ta rất cao “.Cũng may tấm ánh nầy cúng đươch báo Việtamnst Báo điện tử chính thống hàng đầu Việt Nam
Go.đăng ngày qua ../26/8/2017. Kts B H
Đã đến mức cần thiết phải xem lại tư cách của Phan Huy Lê.
Trả lờiXóaBằng sự lộng hành của mình, Phan Huy Lê đang tự hủy hoại uy tín của mình và gây tổn hại cho xã hội
Những ý kiến của anh rận xĩ trởi bể gì đó chả cần đáng quan tâm đâu.
Trả lờiXóaĐã là Rận thì phải ngu- Định luật muôn đời!
Chúng hết hạ bệ Liệt sĩ Võ Thị Sáu lại định hạ bệ Lê Văn Tám. Còn từ ngữ nào để nói về tâm địa lữ khốn nạn này.
Trả lờiXóaGiáo sư Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám
Trả lờiXóa“Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám” – GS Phan Huy Lê.
“Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực” – GS Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám.
GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại
Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.
Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 – 1956, khi tôi đang học ở trường Đại học Sư phạm/văn khoa Hà Nội, GS Trần Huy Liệu có đến giảng một số bài về cách mạng Việt Nam.
Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 – 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.
GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm.
Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.
GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.
Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
Cũng xin lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28 – 8 – 1945 đến ngày 1 – 1 – 1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1 – 1 – 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 – 3 – 1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946 – 1948?” sau sự kiện trên.
Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.
GS Trần Huy Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của GS như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc.
Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học.
XóaNgày nay, từ đầu thế kỷ XXI nhìn lại, trong hoàn cảnh chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ hơn 30 năm, đất nước đã giành lại độc lập, thống nhất, tôi xin đặt ra hai vấn đề sau đây để thế hệ chúng ta cùng bàn luận.
- Xác minh rõ sự kiện Kho xăng địch bị đốt cháy trong tháng 10-1945.
- Thái độ ứng xử đối với biểu tượng Lê Văn Tám.
Vấn đề thứ nhất là cần cố gắng sưu tầm tư liệu đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy trong tháng 10-1945:
Tôi nói tư liệu đáng tin cậy trong trường hợp này không phải là các sách báo viết về sau này, mà là tư liệu gốc khai thác từ nhân chứng lịch sử hay những thông tin trực tiếp từ sự kiện thời bấy giờ và dĩ nhiên đều phải đối chiếu, xác minh một cách khoa học.
Nhân chứng lịch sử:
Tôi đã có dịp hỏi GS Trần Văn Giàu – lúc đó giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam bộ, thì GS khẳng định có sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết ai tổ chức và người nào thực hiện.
Nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông trong hồi ký viết rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1-1-1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).
Tư liệu báo chí:
Tư liệu báo chí lúc bấy giờ thì tại Thư viện quốc gia Hà Nội lưu giữ được rất ít, các số báo lại không đủ. Bước đầu tôi mới tìm thấy thông tin liên quan với Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy trong báo Quyết chiến là “cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân”, tòa soạn đặt ở phố Nguyễn Tri Phương, Thuận Hóa; báo Cờ giải phóng là “cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương” và báo Thời mới do Nguyễn Văn Luận làm Chủ nhiệm; nhưng các số không liên tục, không đủ.
Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, ?- 10 – 1945 đưa tin dưới tít lớn Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình đốt cháy kho dầu Simon Piétri với nội dung như sau: “Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày.
Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 – 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”.
Ngày phát hành số báo, in ngày “thứ sáu”, số ngày không rõ và có người viết thêm bút mực con số 7, tiếp theo là tháng “10 – 45”. Theo lịch năm 1945, trong tháng 10 có 3 ngày thứ sáu là ngày 12, 19 và 26. Trong bản tin có nhắc đến buổi phát thanh của Đài Sài Gòn ngày 17, vậy ngày thứ sáu của tờ báo phải sau ngày đó và có thể xác định là ngày 19 – 10 – 1945.
Báo Thời mới số 6 ngày 28 – 10 – 1945, nhân lễ khai mạc Ngày Cứu quốc do Tổng hội sinh viên cứu quốc tổ chức, đăng bài Những chuyện cảm động của dân ta trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, có đoạn kể lại câu chuyện đốt kho xăng ở Sài Gòn theo lời kể của một người từ Nam Bộ ra Hà Nội ngày 21-10-1945 như sau: “Một người bạn tôi ở Nam Bộ vừa ra đây hôm hai mươi mốt kể cho tôi nghe nhiều điều tai nghe mắt thấy ở Nam Bộ để chứng cho cái tinh thần kháng chiến anh dũng đó. Thứ nhất là chuyện anh dân quân tẩm dầu vào người, đốt cháy kho ét-săng và cao su sống ở Sài Gòn.
Có người nói rằng nhà chiến sĩ tuẫn quốc này tự nguyện xin mặc áo bông giầy tẩm xăng rồi lấy lửa tự châm mình như một cây đinh liệu, xông vào kho cao su sống kia. Không phải thế. Làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho.
Thực ra thì nhà chiến sĩ của chúng ta phải dùng mưu nhiều lắm. Trước khi vào, anh em mọi Pleiku của chúng ta đã phải lừa lúc giặc Pháp canh phòng không cẩn thận, trèo lên những cái cây to ở xung quanh kho cao su, bắn tên độc vào những người gác ở bốn bề. Nhà chiến sĩ, nhằm chính lúc cơ hội thuận tiện đã đến, tẩm dầu vào người, đeo súng liên thanh, bò qua tường vào trong kho cao su tìm bắn những người Pháp. Chúng bâu lại như đàn ruồi.
Chiến sĩ Việt Nam biết không thể làm hơn được nữa, bắn lia lịa vào những thùng ét-săng ở hai bên, ét-săng tràn ra cả nhà. Chiến sĩ ta châm một mồi riêm vào người, nhảy lên đám thùng rỗng, chửi rủa giặc Pháp tàn tệ.
XóaTrong lúc đó, cả mình mẩy anh bừng bừng lên. Anh vẫn chửi rủa giặc Pháp cho đến khi gục nằm xuống như một đấng thiên thần hiện ra rồi mờ đi trong giấc mơ dữ dội. Những người đứng xa ngoài ba mươi cây số còn trông thấy ngọn lửa đám cháy này và trong hai ba ngày đêm liền, giặc Pháp và phái bộ Anh không thể nào rập tắt”.
Báo Cờ giải phóng số ra ngày 25-10-1945, đưa lên trang đầu hình ảnh một người đang bốc cháy xông về phía trước kèm theo lời “Tinh thần anh dũng của đồng bào Nam Bộ muôn năm”.
Báo Cờ giải phóng ngày 5-11-1945, trong mục Mặc niệm: “trích đăng một vài tấm gương xung phong anh dũng đã được nêu lên trên mặt báo chí miền Nam”, có đoạn đưa tin: “Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa.
Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào.
Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”.
Dưới bản tin có ghi chú “Kèn gọi lính, ngày 8 – 10 – 1945”. Như vậy báo đưa tin theo tin của báo Kèn gọi lính ngày 8 – 10 – 1945 và theo đó, kho đạn bị đốt cháy phải trước ngày 8 – 10 – 1945, ít ra là ngày 7-10-1945.
Trên đây là một số thông tin lấy từ báo chí ở thời điểm gần nhất với sự kiện liên quan đến chuyện Lê Văn Tám. Tôi hi vọng là những người quan tâm đến chuyện này có thể tìm kiếm và thu thập thêm thông tin báo chí mà tôi chưa được tiếp cận.
Còn sự kiện quân ta phá nổ kho đạn của địch ở Sài Gòn ngày 8-4-1946 mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đến trong hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” thuộc giai đoạn sau, không liên quan đến chuyện Lê Văn Tám.
Trong những báo trên, thông tin sớm nhất là “Kèn gọi lính” do báo Cờ giải phóng trích đăng ngày 5-11-1945. Rất tiếc là tôi không tìm thấy báo Kèn gọi lính mà căn cứ theo đoạn trích của Cờ giải phóng. Theo thông tin này thì “một em thiếu nhi 16 tuổi” đốt kho đạn Thị Nghè trước ngày 8-10-1945, chứ không phải kho xăng Thị Nghè.
Báo Quyết Chiến ngày 19? – 10 – 1945 lại đưa tin “kho dầu Simon Piétri” bị “một chiến sĩ ta” đốt cháy vào trước ngày 17 – 10 – 1945. Kho đạn ở Sở thú và kho xăng ở Thị Nghè là hai địa điểm gần nhau. Như vậy theo những thông tin gần thời điểm xảy ra sự kiện thì vẫn còn phải tìm thêm cứ liệu để xác định là kho đạn hay kho xăng và thời điểm là ngày nào, chắc hẳn trước ngày 17 – 10 – 1945.
Rồi người thực hiện là “em thiếu nhi 16 tuổi” (Kèn gọi lính) hay “một chiến sĩ ta” (Quyết chiến) hay “anh dân quân tẩm dầu vào người” (Thời mới). Việc tẩm xăng vào người, lúc đó cũng đã gây ra sự bàn luận.
Thời mới đã bác bỏ chuyện người chiến sĩ tẩm dầu vào người xông vào kho xăng vì “không phải thế, làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho” và cho rằng người chiến sĩ phải “dùng mưu nhiều lắm” để lẻn vào gần kho xăng rồi mới “tẩm dầu vào người”, dùng súng bắn thủng các thùng xăng và châm diêm vào người, nhảy vào đám thùng xăng. Không biết tác giả dựa trên căn cứ nào nhưng về khách quan, cách trình bày này hợp lý hơn.
Với những thông tin đã tập hợp, tuy chưa đủ và còn một số khía cạnh chưa xác minh được (kho xăng hay kho đạn, thời điểm, người đốt) nhưng sự kiện kho xăng (hay đạn) của địch ở Thị Nghè (hay gần Thị Nghè) bị ta đốt cháy là có thật.
XóaNgay lúc đó, trên báo chí đã xuất hiện những thông tin khác nhau về người đốt và cách đốt kho xăng, tuy nhiên có điểm chung là gắn với hình ảnh một chiến sĩ tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch và không có tên Lê Văn Tám hay tính danh của người chiến sĩ đã hi sinh.
Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám.
Đối với sử học, tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học. Dĩ nhiên, với trách nhiệm công dân, có những sự thật trong một bối cảnh cụ thể nào đó liên quan đến bí mật quốc gia hay ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của dân tộc, nhà sử học chưa được công bố.
Về nguyên lý, mọi kết quả nghiên cứu sử học càng khách quan và trung thực, càng có tác dụng tích cực xây dựng nhận thức lịch sử đúng đắn và không có gì mâu thuẫn với các biểu tượng lịch sử, các tượng đài yêu nước có giá trị được nhân dân tôn vinh.
Ngay đối với những biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền thuyết như Lạc Long Quân – Âu Cơ, Con Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm…, kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.
Ví dụ những phát hiện khảo cổ học về đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn, kho mũi tên đồng ở Cổ Loa và gần đây, hệ thống lò đúc mũi tên đồng ngay trong thành Nội của thành Cổ Loa, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt lõi lịch sử của hình ảnh ngựa sắt của Thánh Gióng, vai trò của nỏ thần của An Dương Vương. Chuyện vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm vẫn nguyên giá trị thiêng liêng, không hề bị ảnh hưởng bởi việc nghiên cứu giống rùa và tuổi thọ của rùa Hồ Gươm…
Biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê Văn Tám. Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám.
Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám.
Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên… mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật và ngăn chặn mọi ý đồ dựng lên lý lịch Lê Văn Tám như một nhân vật có thật rồi có người lại nhận là hậu duệ của nhân vật này.
Đến đây, tôi đã làm tròn trách nhiệm đối với lời dặn của cố GS Trần Huy Liệu, kèm thêm một số đề xuất để xử lý câu chuyện Lê Văn Tám. Tôi hoàn toàn không coi đấy là việc làm trái với phẩm chất trung thực hay lương tâm của nhà sử học, cũng không ảnh hưởng đến uy tín của GS Trần Huy Liệu và càng không làm đổ một biểu tượng hay tượng đài yêu nước. Tôi nhấn mạnh, theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.
* GS Phan Huy Lê (Bài đăng trên Tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009)
(Theo KH& ĐS)
daotao.vtv.vn/gs-phan-huy-le-tra-lai-su-that-hinh-tuong-le-van-tam/
Khi đặt ra câu chuyện xung quanh nhân vật Lê Văn Tám này, ông Phan Huy Lê (PHL) tuyên thệ :
Xóa" Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học." sic
Sau đó là 2 lời nói khác nhau cũng của ông này, cũng xung quanh việc này :
Lời nói 1 :
Phát biểu ở cuộc họp cuối tháng 2/2005, ông PHL nói "...Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: ..." Ghi chú : cụm từ "Lúc sáng tác" ở trên , thời điểm khoảng 1946-1947 lúc ông PHL khoảng 11-12 tuổi.
Lời nói 2 :
Trên Tạp chí Xưa&Nay ( 1 tờ báo chống cộng ở nước ngoài) số ra tháng 10 năm 2009, ông PHL nói : " Giáo sư Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại. Bấy giờ là đầu những năm '60 của thế kỷ trước.
Như vậy cũng từ miệng ông PHL nhưng khác biệt gần cả 20 năm .
vVà lời nói nào là trung thực ???
(Tôi dẫn ngay của GT cho dễ tìm và tham khảo: http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/le-van-tam-va-cau-chuyen-xuyen-tac-lich.html )
* Bác Trần Huy Liệu đã qua đời từ lâu, thuộc về hàng lão thành, có uy tín lớn, gọi là công thần của chế độ cũng được. Một người như vậy , lại đã mất, có vị trí cao trong xã hội, hơn nữa câu chuyện (nếu có) đó là rất hệ trọng đối sinh mạng chính trị đối với 1 cá nhân, có nói với ông PHL hay không, không ai kiểm chứng được. Nếu không muốn nói, theo tính logic, sự có lý của sự việc thì khả năng ông PHL tiếp cận và được bác Trần Huy Liệu nói như trên là vô cùng nhỏ.
- Ngược lại là rất nhiều tư liệu trong thư viện, những bài viết, những câu chuyện của những nhân chứng , nhiều người còn sống, đáng tin cậy, để bác bỏ "câu chuyện" của ông Phan Huy Lê. Như chúng ta đã biết.
Thêm chữ , thành ra câu : ..hệ trọng đối với sinh mạng chính trị..
XóaLê Văn Tám và tác động đến trẻ thơ
Trả lờiXóaHoàng Xuân Gửi đến từ TPHCM
3 tháng 4 2014
Hồi trước còn ở bên Gò Vấp (TP HCM), mỗi lần đi làm về ngang phòng mạch "Bác sĩ H. Tống Tiễn" tôi lại phì cười.
Nghĩ bụng chắc bác sĩ chắc khá dễ tính nên mới lấy tên thật đặt cho phòng mạch, chứ bệnh nhân vô đây mong được sức khỏe mà bị "tống tiễn" thì phòng mạch làm gì tồn tại nổi.
Lại còn những cái tên hài hước khác như "Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn". Trung tâm này nằm ở đường Vĩnh Viễn (quận 10-TP HCM)- lại một kiểu tiện tay đặt tên, chứ luyện thi mong đậu mà luyện vĩnh viễn thì thí sinh nào dám tới.
Tôi phá ra cười lần nữa khi liên tưởng tới ông chủ Công viên nghĩa trang rất xanh và đẹp trên Bình Dương.
May quá may, ông đặt tên Công viên nghĩa trang là Vĩnh Hằng, chứ giả dụ ông là fan phim The Mummy Return (Xác ướp trở lại) rồi lấy tên phim đặt cho nghĩa trang thì... lạy giời.
Có những địa danh nổi tiếng Việt Nam do ý nghĩa liên tưởng hài hước của nó như "Điểm Đập Đá" (trường tiểu học Sơn Kiên 1, ảnh trên internet), trường mẫu giáo Kéo Cưa, khu Kéo Té, đèo Cù Mông (giữa Phú Yên và Bình Định), đèo Xả Ớt (nghe là muốn nhậu), cầu Rạch Chim (Nhà Bè, TP HCM), cầu Xẻo Bướm (Kiên Giang).
Trên thế giới có thành phố Dildo (thị trấn trên đảo Newfoundland, Canada), Crackpot (Người lập dị) ở Bắc Yorkshire, Anh, Condom (Pháp), và Fucking (Áo).
Oshin là tên một doanh nhân tiếng tăm, một phụ nữ thành đạt trong bộ phim cùng tên của Nhật, nhưng ở Việt Nam chắc chẳng ai đặt tên con là Ô-sin, vì nó đã biến thành tên gọi chung cho nghề giúp việc, cái nghề được cho là vất vả, thấp kém.
Cũng như chắc không ai dám ai đặt tên con là Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến hay Mã Giám Sinh.. vì nó chỉ gợi ra những phẩm chất xấu của nhân vật văn học từng mang tên đó.
Những cái tên là niềm mong ước, hy vọng được gửi gắm.
Cháu tôi đang học tiểu học ở trường Đuốc Sống gần nhà.
Hai cơ sở cách nhau chừng trăm mét đều mang tên Đuốc Sống. Ở phía ngược lại, cũng chỉ cách vài trăm mét là một công viên lớn của TP HCM mang tên Lê Văn Tám (Quận I).
Tôi hỏi cháu có biết "Đuốc sống" là gì không thì thằng nhóc hồn nhiên đáp "cô con kể anh đó nhúng xăng vô người đốt đó, ghê lắm".
Sáng chiều người người vào công viên dạo mát ngắm cảnh, trẻ con tung tăng chạy chơi bên ông bà cha mẹ, thật đẹp, thật thư thái và bình an
Hàng ngày ngắm những đứa trẻ mũm mĩm xinh xắn được cha mẹ nâng niu dắt vô ngôi trường Đuốc Sống, trong tôi lại có cảm giác khó diễn tả. Có thể đặt cái tên nào thanh bình hơn không?
Không có thật
Về nguồn gốc ra đời của biểu tượng lịch sử "Đuốc sống" và cái tên Lê Văn Tám, Giáo sư sử học Phan Huy Lê trong bài viết đăng trên Tạp chí Xưa và Nay số ra tháng 10 năm 2009 đã trình bày rất cẩn trọng.
Ông cho hay, từ khoảng năm 1960, ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học đã cho ông biết câu chuyện như sau: vào khoảng tháng 10/1945, vụ kho xăng của Pháp ở Thị Nghè bị đốt cháy và được loan tin rộng rãi trên báo chí nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt.
Nhân dịp này, ông Trần Huy Liệu đã dựng lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét. Sau đó một số báo chí nước ngoài đưa tin ngay và bình luận rằng một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng.
XóaÔng Trần Huy Liệu đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý.
Việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám
Trần Huy Liệu
Giáo sư Phan Huy Lê cho biết sau đó ông đã trao đổi với các bác sĩ và cũng được xác nhận như vậy.
Vẫn trong bài báo nói trên, ông Phan Huy Lê kể tiếp:
"Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề hư cấu sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của Giáo sư, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch. Ông giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám,"
"Lúc bấy giờ, Giáo sư Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên ông nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta."
Trong bài viết, nhà sử học Phan Huy Lê cũng nêu rất nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử chứng minh.
Theo đó, nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông viết trong hồi ký rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1/1/1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).
GS Phan Huy Lê viết rõ:
"GS Trần Huy Liệu căn dặn sau này khi đất nước đã yên bình thì anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng.. Vì đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật (...) Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám."
Với sự thật lịch sử của tên gọi, tôi cho rằng biểu tượng lịch sử Lê Văn Tám nên đặt trở lại đúng chỗ của nó là trong những trung tâm nghiên cứu lịch sử.
Cộng thêm vào, về phần tôi, tôi mong muốn tuổi thơ nên được học tập trong những ngôi trường mang tên của các nhà khoa học nổi tiếng thế giới, những người bằng sự nghiên cứu và sáng tạo của mình đã là nguồn cảm hứng lâu bền cho nhiều thế hệ người học hơn là những cái tên mang đậm màu sắc chính trị.
Đã nhiều năm rồi có hòa bình trên đất nước, tôi mong chính quyền thành phố đổi tên trường tiểu học Đuốc Sống bằng tên danh nhân văn hóa nào có ý nghĩa khuyến học hơn, hoặc ít nhất là những cái tên ngây thơ đáng yêu, hợp với tâm hồn trẻ thơ hơn.
Công viên Lê Văn Tám cũng vậy. Đây là một công viên rợp bóng cổ thụ, những lối đi len lỏi với thảm cỏ, bồn hoa, là một khu rừng nhỏ giữa trung tâm thành phố.
Sáng chiều người người vào công viên dạo mát ngắm cảnh, trẻ con tung tăng chạy chơi bên ông bà cha mẹ, thật đẹp, thật thư thái và bình an. Đó mới là giá trị sống sâu sắc, là thành quả lớn nhất của hòa bình.
Công viên còn được chọn là nơi tổ chức thường niên Hội sách của TPHCM, một sự kiện được yêu thích và có ý nghĩa.
Vì vậy, tôi cho rằng nên mang cái tên ca ngợi cuộc sống thanh bình hay những giá trị văn hóa trường tồn hơn là mãi nhắc về một tượng đài lịch sử vừa không có thật, vừa quá dữ dội như Lê Văn Tám.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Hoàng Xuân từ thành phố Sài Gòn.
Nguồn BBC
www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/04/140401_doi_ten_duocsong_levan_tam
Lấy gì làm kiểm chứng ông Trần Huy Liệu nói với ông Phan Huy Lê như thế?
XóaÔng Lê luôn mồm nói khoa học mà ông chả khoa học éo gì cả.
Dưới đây là nguyên văn bài ông Phan Huy Lê trả lời báo hải ngoại Người Việt:
Trả lờiXóa-----
Giáo sư Phan Huy Lê: Nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật
Khôi Nguyên
Sunday, March 20, 2005
Giáo sư Phan Huy Lê
Khôi Nguyên/NV
HÀ NỘI - Tại một cuộc họp của hãng phim truyền hình Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử ‘anh hùng Lê Văn Tám’ hoàn toàn không có thật!” Ông cũng khẳng định lại điều này trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Người Việt.
Cuộc họp tại Hà Nội, trong đó có mặt một số phóng viên báo chí, nhằm thông báo rằng trong năm 2005, hãng phim truyền hình Việt Nam (thuộc đài truyền hình VN) sẽ thực hiện chương trình sản xuất 100 tập phim hoạt hình nội dung lịch sử dân tộc Việt Nam. Giáo sư Phan Huy Lê, hiện là Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, là một trong hai nhà sử học được mời dự cùng với nhà sử học Dương Trung Quốc.
Trong phần phát biểu về tính chân thực của các nhân vật lịch sử, đột nhiên giáo sư Phan Huy Lê “nhớ lại”: “Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền (sau cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động), anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè”.
Giáo sư Phan Huy Lê nói thêm về lời nhắn gửi của ông Trần Huy Liệu: “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa.”
Trần Huy Liệu được xem là một trong những nhà sử học hàng đầu và nhiều quyền lực tại miền Bắc VN những năm sau 1945, ngang hàng với Tố Hữu. Ông Liệu giữ chức Viện Trưởng Viện Sử Học Việt Nam và mất năm 1969.
Tại cuộc họp, giáo sư Phan Huy Lê cũng đề cập đến chi tiết phi lý trong câu chuyện ngọn đuốc sống Lê Văn Tám: “Cậu bé Lê Văn Tám sau khi tẩm xăng vào người và tự châm lửa đốt, vẫn còn khả năng chạy từ ngoài vào kho xăng với quãng đường 50 mét. Tôi đã hỏi một số bác sĩ, và họ cho rằng với sức nóng của lửa xăng, một em bé không thể chạy xa như vậy”.
Ðiều đáng ngạc nhiên là sau khi giáo sư Phan Huy Lê tiết lộ sự thật về Lê Văn Tám, không một tờ báo hay một cơ quan truyền thông nào của VN đăng tin này.
Câu chuyện về việc lật lại sự vô lý của nhân vật anh hùng Lê Văn Tám vài năm qua cũng đã được giới sử học mang ra bàn luận trong đó có bài viết của ông Dương Quang Ðông trên tạp chí Xưa & Nay (thuộc Hội khoa học lịch sử VN) số 154 (202)-XII- hồi năm 2003, và mới nhất là của tác giả Quang Hùng nhan đề “Nghĩ về hình tượng Lê Văn Tám” trên báo Thế Giới (Hà Nội) số 39 (154) ra ngày 27/9/2004, nhưng đây là lần đầu tiên câu chuyện “không có thật” này được chính thức công nhận từ một người có trách nhiệm cao nhất của giới sử học tại Việt Nam hiện nay, giáo sư Phan Huy Lê.
Tưởng xin nhắc lại về nhân vật anh hùng Lê Văn Tám: Bất cứ ai đã từng là học trò tại miền Bắc VN những năm trước 1975 và cả Việt Nam sau 1975 đều biết về câu chuyện Lê Văn Tám, một thiếu niên hơn 10 tuổi, bán đậu phộng rang vì lòng yêu nước căm thù giặc Pháp đã tẩm xăng vào người làm “ngọn đuốc sống” đốt kho đạn giặc tại Thị Nghè thành phố Sài Gòn vào ngày 1 tháng 1 năm 1946.” Câu chuyện về người thiếu niên dũng cảm này đã đưa vào sách giáo khoa dành cho lớp 4 hoặc lớp 5. Câu chuyện này được truyền tụng tới mức rất nhiều tỉnh và thành phố của VN lấy tên Lê Văn Tám đặt cho các trường học, tượng đài, công viên, đường phố. Tại các trường học, tên Lê Văn Tám cũng được đặt cho các Chi Ðội, Liên Ðội thuộc tổ chức “Ðội Thiếu Niên Tiền Phong.”
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại với báo Nhật báo Người Việt hôm Thứ Sáu (18 tháng 3 năm 2005), Giáo sư Phan Huy Lê đã xác nhận việc ông công bố sự thật về nhân vật Lê Văn Tám tại cuộc họp hồi cuối tháng 2 vừa qua.
XóaGiáo sư Phan Huy Lê cho biết: “Là những nhà sử học, chúng tôi phải giữ một thái độ trung thực và phải tiếp cận với sự việc càng rõ ràng càng tốt và vì thế tôi đã công bố “lời nhắn nhủ” của anh Trần Huy Liệu.”
Người Việt: Thưa giáo sư, ông Trần Huy Liệu nói điều ấy với giáo sư vào thời gian nào?
GS Phan Huy Lê: Lúc ấy ông Trần Huy Liệu đang là Viện trưởng Viện sử học VN. Ông nói câu chuyện này với tôi rất nhiều lần vào những năm của thập kỷ 1960, vài năm trước khi ông Liệu mất. Không chỉ nói với mình tôi, ông Liệu còn nói cả với những người đồng nghiệp của tôi là hai nhà sử học Nguyễn Ðình Thanh và Nguyễn Công Bình, hiện nay cả 2 người này vẫn còn sống. Theo lời ông Trần Huy Liệu, việc tuyên truyền hình ảnh nhân vật Lê Văn Tám như một anh hùng có thật là nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân dân trong những năm đánh Mỹ.
Người Việt: Ðây có phải là lần đầu tiên giới sử học VN tuyên bố nhân vật lịch sử Lê Văn Tám là không có thật?
GS Phan Huy Lê: Câu chuyện về Lê Văn Tám đã được giới sử học mang ra bàn luận trong nhiều năm qua, nhưng vẫn chưa có công bố nào cụ thể và chính thức trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Tôi cũng đã được nghe về một cuộc bàn luận về nhân vật Lê Văn Tám trên đài BBC. Riêng về bản thân tôi, là một nhà sử học, tôi đã và đang viết bài để công bố sự thật về nhân vật này một cách chi tiết và thấu đáo nhất dưới góc nhìn của lịch sử và tôi dự định trong thời gian sớm nhất.
Người Việt: Thưa giáo sư, tại sao lại không công bố sớm hơn sự kiện này?
GS Phan Huy Lê: Bởi vì, trong năm nay, nhà nước đang chuẩn bị rất nhiều ngày lễ lớn, trong đó có ngày 30 tháng 4. Tôi muốn công bố bài viết của mình trong một điều kiện bình thản hơn và không muốn việc của mình bị cuốn vào các sự kiện lớn khác. Tôi đang chờ đợi một dịp thuận lợi và nhất định là tôi sẽ làm.
Người Việt: Xin cảm ơn giáo sư.
Lấy gì làm bằng chứng ông Trần Huy Liệu nói với ba người trong đó có ông Lê?
XóaChuyện bịa như thật. Trường hợp truyện và đồi thương ngẫu nhiên như nhau thì sao nhỉ. Để cái nào, bỏ cái nào hoặc để cả hai?
Thực tế là thước đo chân lý.
Phan Huy Lê có anh ruột là Phan Huy Quát làm thủ tướng ngụy quyền sài Gòn, nên chắc chắn tư tưởng chính trị của Phan Huy Lê rất "lộn xộn". Ông ta lợi dụng chuyên môn là sử học, học hàm giáo sư và chức vụ chủ tịch Hội Sử học VN nhiều khóa, cùng với chức Tổng chủ biên bộ Lịch sử VN để tìm cách chui sâu, leo cao trong chế độ của chúng ta, nhằm khi có cơ hội thì ông ta dùng sử học để rửa cái tội bán nước của ngụy quyền Sài Gòn nói chung và anh ruột Phan Huy Quát của ông ta nói riêng. Việc Phan Huy Lê bịa chuyện để phủ nhận Lê Văn Tám, một nhân vật lịch sử có thật, người có công lớn với đất nước cũng nằm trong âm mưu, thủ đoạn đê tiện của ông ta. Thiết nghĩ, đảng và nhà nước cũng như dư luận xã hội cần vạch mặt và lên án bản chất đen tối và âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Phan Huy Lê trước công luận để toàn dân biết rõ.
Trả lờiXóađảng và nhà nước cũng như dư luận xã hội cần vạch mặt và lên án bản chất đen tối và âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Phan Huy Lê trước công luận để toàn dân biết rõ"
XóaĐã có đủ cơ sở để kết luận là trên thực tế có Lê Văn Tám dùng mình làm cây đuốc sống phá kho xăng của địch.
Trả lờiXóaNhư vậy sẽ có hai Lê Văn Tám cùng có hành động giống nhau, chỉ khác là một ở trên truyện và một trong đời thường. Sự tôn vinh hiện nay là tôn vinh Lê Văn Tám trong đời thường.
Ông Phan Huy Lê lấy Lê văn Tám trong truyện để phủ nhận Lê văn Tám có thật trong đời thường được được nhân đân tôn vinh với động cơ không trong sáng là việc làm sai trái, xúc phạm đến anh linh người anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam về gương hy sinh chống giặc ngoại xâm, xúc phạm đến tình cảm của hàng triệu triệu người dân, nhất là với các em nhỏ.
Hành động này cần phải đượ lên án.
Ông này đã đổi tên thành Phan-"Phang-Lịch-Sử" hơn chục năm rồi!
Trả lờiXóaNguyên Ngọc thì chủ định hạ bệ thần tượng Võ Thị Sáu bằng việc dưng chuyên Vỗ Thị Sáu bị bệnh thần kinh nên mới giám "anh hùng" như thế.
Trả lờiXóaCòn Phan Huy Lê lại tập trung hạ bệ Lê Văn Tám bằng việc đây là lời người chết nó lại là không phái là có thật
Thực tế có đủ cơ sở để khẳng định là hai nhân vật trên đều là có thật, không hư cấu và chăng thần kinh tâm thần gì cả.
Cả hai đều là tấm gương về lòng dũng cảm hy sinh vì nghĩa lớn về lòng yêu nước của tuổi trẻ.
Một "nhà văn" một "giáo sư" cùng đồng điệu như một kịch bản. Đây là sự ngẫu nhiên hay lả sự sắp đặt có chủ định ?
Âm mưu thật nham hiểm .
Thực tế sẽ lột mặt nạ của họ . Võ thị Sáu, Lê Văn Tám mãi mãi là là anh hùng của tuổi trẻ và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam .
Bài đăng đã mấy ngày mà không có ai vào bênh vực ông Phan Huy Lê chút là sao ta?
Trả lờiXóaTrên kia có ông Tư giời bể vào cãi cùn mấy câu rồi chạy mất dép.
Vậy tôi, bạn đọc Thùy Chi là một người mới biết trang G.TL chưa lâu, tôi xin khẳng định:
YÊU CẦU CỦA CÁC CHỊ CHỦ NHÀ GOOGLE.TIENLANG V/V BUỘC ÔNG GS PHAN HUY LÊ PHẢI XIN LỖI CÔNG KHAI LÀ HOÀN TOÀN XÁC ĐÁNG.
Kính mời ông Tư giời bể hoặc bất cứ ai muốn bảo vệ ông Phan Huy Lê trở lại thảo luận, tranh luận với tôi!
Tin chuyện Lê Văn Tám và Võ Thị Sáu chẳng khác nào tin Hồ Chí Minh thông thạo gần 30 thứ tiếng hay anh hùng cộng sản dùng dàn thun bắn rơi máy bay của đế quốc Mỹ "rây" chết... Ngu thì cũng ngu vừa vừa hay Xạo thì cũng xạo vừa vừa thôi mấy ba. Mắc ỉa quá hà.
Trả lờiXóaChỉ có những kẻ hèn nhát, làm tay sai cho giặc mới không dám tin vào những hành động anh hùng của một dân tộc anh hùng.
Xóa