Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG THỂ TÔ HỒNG, KHÔNG THỂ BÔI ĐEN

   
              
Lời dẫn: Hôm nay có sự kiện nóng là việc báo chí đăng tải rầm rộ về Lễ ra mắt cả một Bộ sách khổng lồ 15 cuốn do ông Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam làm Tổng Chủ biên, trong đó có nội dung sai sự thật nhằm chạy tội cho Mỹ ngụy. Google.tienlang sẽ có bài phân tích về vấn đề này sau.
Hôm nay, cũng về đề tài Lịch sử, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Văn Thịnh mà chúng tôi vừa nhận được qua hộp thư điện tử. Đây là bài viết rất hay, bóc trần luận điệu xuyên tạc của một "giáo sư" cờ vàng hải ngoại về lịch sử giai đoạn 1945.  Giáo sư cờ vàng hải ngoại này là ông Phạm Cao Dương. Xin cảm ơn tác giả và xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

*****************          
                                                          


                                                                     {
Giữa thập niên 1960, đã vào tuổi “xưa nay hiếm”, Chủ tịch Hồ Chí Minh phòng sẵn Di chúc để lại cho đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi, với lời khẳng định: “Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn...
        Còn non, còn nước, còn người
        Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”!
Đó không phải là lời tiên tri mà là một niềm tin khoa học. Nửa thế kỷ trôi qua đã chứng minh đó là sự thật lịch sử hiển nhiên, mọi người đều thấy. Một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự chủ đang là một thực thể tồn tại: là thành viên Hiệp hội các nước ASEAN, thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO), có quan hệ ngoại giao với 185 nước, quan hệ kinh tế với 220 nước và vùng lãnh thổ, thu nhập bình quân đầu người tăng dần từ 91USD (1980) lên 289USD (1995), 2.200USD (2016), từ nước phải nhập khẩu  lương thực  thành quốc gia xuất khẩu gạo top đầu thế giới. Với những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Với chính sách ngoại giao quan hệ toàn diện, đa phương, tích cực hội nhập với cộng đồng quốc tế trên tinh thần hợp tác bình đẳng, cùng đóng góp vào việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, văn minh.
Tuy nhiên, đất nước đi lên trong một thế giới đầy biến động càng gặp nhiều lực cản và nhiều thử thách. Trong một thế giới phẳng, không thiếu những thông tin đa chiều, mà không mấy người đọc có thời giờ kiểm chứng. Cuốn sách tựa đề "BẢO ĐẠI - TRẦN TRỌNG KIM  và ĐẾ QUỐC VIỆT NAM  (9/3/1945 - 30/8/1945), Trước khi bão lụt tràn tới" nằm trong số đó. Từ lời giới thiệu của Phạm Cao Dương: Cuốn sách nhỏ này là để tưởng nhớ những người thuộc thế hệ trí thức Tây học đầu tiên của nước Việt Nam mới, còn giữ được tinh thần sĩ phu truyền thống, cùng với tuổi trẻ đương thời đã đứng ra làm việc nước và đã ra đi trong nhiều oan khuất... Đây là một trong những trang sử đẹp của dân tộc Việt Nam, với những người đẹp, việc đẹp, ước nguyện đẹp, tác giả xin được trang trọng gửi tới các bạn trẻ Việt Nam bây giờ, sau này và mãi mãi”. Ông Trần Văn Chánh phàn nàn môn sử học Macxit đã phê phán nặng nề “khiến cho học sinh và thậm chí một số trí thức tương đối trẻ ngày nay không còn biết Trần Trọng Kim là ai và nội các do ông lãnh đạo có vai trò lịch sử như thế nào nữa”, vì theo ông thì: Về mặt lịch sử, vẫn phải công nhận nội các vừa thành lập ngày 17.4.1945 là chính phủ đầu tiên của Việt Nam theo nghĩa hiện đại, và Trần Trọng Kim đã trở thành vị Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, dù chỉ mới độc lập trên danh nghĩa”!
70 năm, đủ hết một đời người nhưng với lịch sử dân tộc chỉ như một sự thoảng qua. Các tư liệu lịch sử không khó tìm, cả những chứng nhân không phải là đã hết, đủ sức để không bỏ qua những “việc đẹp”, “người đẹp” và “trang sử đẹp”. Vị học giả quen thuộc khả kính Nguyễn Hiến Lê từng nói: “Chép sử thì không ai có thể hoàn toàn khách quan được, chỉ có thể thành thật được thôi. Chỉ ghi lại những việc xảy ra, không tìm hiểu nguyên nhân, không khen không chê, thì theo tôi không phải là viết sử. Có những giá trị tinh thần mà chúng ta phải tôn trọng phải bênh vực, trái lại thì phải chê. Có như vậy mới là thành thực với người đọc và với chính mình”. Mà sự bênh chê cũng không khỏi phụ thuộc vào những thiên kiến khác nhau. Vậy quyền ấy tùy bạn đọc.
Ngày 3/9/1939, nước Pháp tuyên chiến với Đức quốc xã. Cuộc chiến nhùng nhằng vài ba tháng đầu như một trò cười. Nhưng sau khi Hà Lan rồi Bỉ đầu hàng, chiến lũy Maginot thất thủ, thì thủ đô Paris lập tức “bỏ ngỏ” cho đoàn chiến xa của quân đội Hitle tiến vào như trong một cuộc diễu binh! Chính phủ Pháp lùi dần về phía nam, tới Vichy thì tuyên bố “đầu hàng không điều kiện”, biến thành phố nhỏ vốn nổi tiếng vì những suối nước khoáng nay còn nổi tiếng hơn vì là thủ phủ của một chính phủ làm nhơ danh nước Pháp! Ngày 22/6/1946, Đức buộc Thống chế Pétaine, người hùng của nước Pháp cầm bút ký vào hiệp ước đầu hàng ngay trên chính chiếc toa xe lửa lịch sử mà năm 1918, Pháp đã bắt nước Đức bại trận trong Thế chiến thứ nhất làm như vậy! Người Pháp mất nước! Trong khi đó, phát xít Nhật – đồng minh của Đức quốc xã trong “phe trục”, đang mở rộng chiến tranh ở Viễn Đông. Việt Nam là địa bàn chiến lược quan trọng để quân đội Nhật mở đường vào phía Nam Trung Quốc đồng thời áp sát tới các căn cứ Đồng minh ở Thái Bình Dương. Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương hèn nhát, lập tức ngả theo chính phủ Vichy và từng bước đầu hàng phát xít Nhật. Cần để người Pháp biết sức mạnh của mình, khi vừa đặt chân đến Đông Dương, Nhật ra đòn phủ đầu dằn mặt đánh chiếm dễ dàng tỉnh biên giới Lạng Sơn. Pháp liền chịu ký hiệp định Vichy-Tokyo. Để yên lòng kẻ hàng thần mới, Mikado (Nhật hoàng) ra chiếu phủ dụ: “Trẫm vĩ đại. Trẫm lòng lành. Trẫm giải phóng cho các người. Trẫm trông cậy ở các người sẽ cộng tác với Nhật Bản để “phòng thủ Đông Dương” mà chủ quyền Trẫm công nhận là thuộc về nước Pháp”! Thế là để bảo đảm mạng sống cho khoảng trăm ngàn Pháp kiều và quân viễn chinh, mẫu quốc Pháp bỏ rơi gần ba chục triệu dân nô lệ da vàng bản xứ! Pháp chịu để cho phát xít Nhật biến Đông Dương thành nơi trung chuyển và căn cứ hậu cần cùng lời hứa cộng tác về mặt quân sự với Nhật trong trường hợp có sự tấn công của các nước Đồng minh. Tại các bãi bến thủy bộ, hàng ngày tàu biển Nhật ra vào tấp nập, các cuộc chuyển quân và vũ khí phương tiện chiến tranh rầm rập trên các tuyến hỏa xa và xa lộ, các sân bay ở Bắc kỳ được dùng để tấn công các căn cứ và đường  giao thông ở Birmanie, Vân Nam, Tứ xuyên, Trùng Khánh. Máy bay chiến đấu Nhật bay tới bay đi nhào lộn luyện tập ngay trên bầu trời Hà Nội mà không cần xin phép. Đông Dương biến thành bãi chiến trường, chịu những trận oanh kích của máy bay Đồng minh suốt từ Sài Gòn, Đà Nẵng dọc ra Hải phòng, Hà Nội, hàng trăm thường dân bị chết lây! Tuy nhiên bộ máy chính quyền Pháp hầu như vẫn còn nguyên từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở vì người Nhật khôn ngoan chẳng những có được hậu phương ổn định mà còn được cả về kinh tế nữa. Họ thúc ép “gắn liền kinh tế Đông Dương vào kinh tế Nhật”. Gạo và cao su cứ ùn ùn chở sang Nhật hoặc cung cấp cho quân Nhật đóng ở tiền đồn vùng biển phía Nam. Theo tài liệu của chính quyền Decoux thì về gạo đã xuất, năm 1941: 700.000 tấn, năm 1942: 1.050.000 tấn, năm 1943: 950.000 tấn, năm 1944: 900.000 tấn; về cao su và các khoản thương vụ khác trong mấy năm đầu thập niên 1940 đã xuất số lượng tính ra bằng vàng tổng giá trị là 32.620kg (tính tròn), tương đương số tiền lúc đó là 22 tỷ Franc (Bác sỹ Ngô Văn Quỹ: Đêm dài Nhật-Pháp bắn nhau – NXB Trẻ 2001).
Trong khi những người yêu nước Việt Nam mở rộng Mặt trận Việt Minh kháng Nhật ủng hộ Đồng Minh và kêu gọi người Pháp ở đây cùng hợp tác, thì họ tảng lờ đi mà áp dụng chính sách hai mặt: vừa ra sức đàn áp những cuộc nổi dậy của người bản xứ và tích cực đáp ứng những yêu cầu của Nhật, vừa âm thầm lập các tổ chức của riêng họ như Ủy ban giải phóng Đông Dương (Comité de Libération de l’Indochine) và Ủy ban hành động Đông Dương (Comité d’action pour l’Indochine), ngấm ngầm chờ dịp hất cẳng kẻ đến nẫng trên tay miếng mồi ngon của họ. Làm sao qua mắt được Kempeitai! (Kiểu Phòng nhì của Nhật). “Một cuộc chính biến nằm trong chiến lược dài hơi của Nhật, được hoạch định từ lâu, có sự chuẩn bị đến từng chi tiết. Từ khi đặt chân lên đất Đông Dương, họ đã cho mai phục trong các thành phố, các trung tâm lớn nhỏ, ngay cả trong một số dịch vụ của Pháp, những tên tình báo, sỹ quan trá hình dưới các dạng nhà buôn, nhà kỹ nghệ, nhà nghiên cứu, nhà báo... để điều tra tình hình, nắm mọi đầu mối đợi ngày hành động” (BS Ngô Văn Quỹ - sđd).
Khi chủ nghĩa phát xít đã thành tai họa của loài người thì các quốc gia thấy cần liên kết lại tiêu diệt nó. Cùng lúc ở mặt trận châu Âu và châu Phi, quân phát xít Đức, Ý bị đẩy lùi về tận hang ổ của chúng, Hoa Kỳ tham chiến cả trên Đại Tây Đương và Thái Bình Dương, nước Pháp được giải phóng, quân đội Nhật hoàng bị đánh tả tơi cả trên biển và trên lục địa. Đã đến lúc giới quân phiệt Nhật thấy vấn đề Đông Dương không thể tách khỏi những sự kiện đang xảy ra trong vùng Đông Nam Á. Vào những ngày đầu thảng 3/1945, quân Mỹ đã chiếm được đảo Palawan ở Thái Bình Dương, đối mặt với nam bán đảo Đông Dương. Đề phòng tái diễn sự kiện như ở bờ biển Normandie năm trước, lúc này lại có thêm quân Pháp làm hậu thuẫn, tất nhiên là quân Nhật ở Miến Điện, Thái Lan, Malaixia... sẽ hết đường về bảo vệ quốc đảo Phù tang. Phát xít quyết định hất cẳng thực dân. Ngày N, giờ G được xác định.
Yếu tồ bất ngờ được Nhật khai thác đến triệt để trong sự kiện ngày 9/3/1945. Cuộc chính biến xảy ra trên toàn cõi Đông Dương vào cùng một ngày, một giờ gần như thống nhất. Quan lính Pháp qua 5 năm sống yên phận chờ thời, dù thấy sự nghi ngờ cũng dễ bỏ qua, giờ vỡ ra thì không kịp trở tay. Mở đầu vào đêm 9/3 bằng những “bữa tiệc máu” và kết thúc lúc sáng hôm sau bằng những cuộc chém giết như thời trung cổ. Khi tiếng súng lệnh nổ thì những tên lính cải trang mà dân chúng ở các thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Sài  gòn... đã quen mặt, hàng ngày tỏ ra lịch thiệp, dễ dãi, bỗng khoác quân phục vào và trở thành những con quỷ dữ khát máu, giết người không gớm tay. Riêng đối với các binh sỹ người Việt Nam thì được đối xử tử tế vì là đồng thanh, đồng chủng, cùng trong Khối thịnh vượng chung. Chỉ trong một đêm, trên toàn cõi Đông dương đã có 2.650 binh sỹ và sỹ quan da trắng bị giết. Trong đó phải kể đến: 1 tướng, 9 đại tá, 20 thiếu tá, 60 đại úy, 91 trung úy, 9 bác sỹ và một thú y bác sỹ. (BS Ngô Văn Quỹ - sđd).
Kết cuộc là hệ thống cai trị thực dân hoàn toàn tan rã. Toàn bộ quan chức đầu não và tướng lĩnh Tư lệnh các cấp của Pháp đều bị bắt giam, kể cả Toàn quyền Decoux. Hàng trăm sỹ quan và hàng ngàn binh lính bị chết ngay tại trận hoặc trên các ngả đường trốn chạy. Cả sáu Tập đoàn quân trên toàn cõi Đông Dương như ong vỡ tổ, mạnh ai nấy chạy vào các cánh rừng, tìm lối thoát sang Thái Lan, Miến Điện. Số lớn chạy qua Trung Quốc thì lại bị người Mỹ, người Hoa coi như kẻ thù, bị tấn công, bị xua đuổi từ làng này sang làng khác, bị đói khát, bệnh tật... quân số thương vong thêm quá nửa!
Tại kinh đô Huế, cuộc chính biến nổ ra lúc 9giờ15phút đêm 9/3, đến 10giờ sáng hôm sau thì kết thúc. Một phần tư trong số hơn một ngàn sĩ quan binh lính Pháp tử trận. Số còn lại hoặc bị bắt hoặc tẩu tán sâu vào dãy Trường Sơn. Lúc 11 giờ, Khâm sứ Nhật Yokoyama vào gặp vua Bảo Đại giải thích tình hình, tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, đề nghị vua ra tuyên bố độc lập và chuẩn bị thành lập chính phủ mới trên cơ sở  hợp tác dưới sự bảo trợ của Nhật! Cùng lúc đó, qua đài phát thanh Sài Gòn, Nhật thanh minh cho cuộc tấn công đêm 9/3, đổ lỗi cho phía Pháp thiếu hẳn tinh thần cộng tác, đã tổ chức mạng gián điệp làm việc cho quân Đồng minh, đã tích trữ súng đạn được thả dù xuống, bố trí quân đội để tấn công quân Nhật. Đồng thời cũng tuyên bố từ nay chủ quyền của Pháp ở Đông Dương không còn nữa, các dân tộc ở đây được độc lập nhưng trước mắt vẫn duy trì toàn bộ hệ thống tổ chức chính trị và hành chính của Pháp để lại trên toàn cõi Đông Dương. Ngay hôm sau, 11/3/1945, triều đình Huế tuyên bố: “Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp (1884) được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một Quốc gia độc lập!” (Hồi ký Phạm Khắc Hòe). Nhật không dễ nhả ra miếng mồi Đông Dương béo bở. Trong khi vua tôi nhà Nguyễn đang loay hoay tìm người lập nội các mới thì ngày 30/3/1945, trong một cuộc họp với công chức Việt Nam ở Long Xuyên, Toàn quyền Minoda (từng học Saint Cyr) nói toạc ra bằng tiếng Pháp để không ai nhầm lẫn: “Il-y-a un grand malentendu au sujet de l’indépendance de l’Indochine. Celle ci tout entière est sous le contrôle militaire du Japon. L’indépendence de l’Empire d’Annam et cellce du Cambodge on été pro clameés. La Cochinchine, non seulement se trouve sous le contrôle militaire du Japon, mais encore sous l’aminis tration militaire Japonaise. Donc, pas l’indépendance de la Cochinchine...” (Có một sự hiểu lầm lớn về sự độc lập ở Đông Dương. Tất cả Đông Dương hoàn toàn dưới sự kiểm soát quân sự của Nhật Bản. Sự độc lập của đế chế Trung Kỳ và cũng như của Cao Miên đã được tuyên bố. Nam Kỳ chẳng những ở dưới sự kiểm soát quân sự mà còn dưới cả sự cai trị quân sự của Nhật Bản. Vậy thì không có sự độc lập của Nam Kỳ) (BS Ngô Văn Quỹ - sđd). Sự thực là gần đến những ngày tàn Nhật mới chịu giao lại ba tỉnh nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng (20/7), sau cùng là Nam Kỳ (14/8), đúng vào ngày Nhật ký hiệp ước đầu hàng không điều kiện Đồng minh chống phát xít.
Tất nhiên, việc tìm một chính quyền tay sai người bản xứ cũng được Nhật tính trước từ lâu. Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một yếu nhân trong phong trào Duy Tân, được nhắm tới đầu tiên, đã thẳng thắn khước từ. Nhưng cách mạng tháng Tám thành công, sau khi tiếp xúc với Hồ Chủ tịch, Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc”. Và Cụ đã làm được những việc to lớn thiết thực cho việc bảo vệ chính quyền nhân dân non trẻ. Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh đang bị cầm tù ở Côn Đảo, một viên tướng Nhật lặn lội ra đảo mời hợp tác nhưng ông kiên quyết từ chối mặc dù ông biết “Nếu phải hoàn thành xong hình phạt tù tại Côn Nôn, tôi chắc chắn phải để xương tại đây”! Nửa tháng sau, ông trút hơi thở cuối cùng tại nơi địa ngục trần gian ấy! (Nguyễn An Ninh qua hồi ức của những người thân – NXB Văn học 2009). Đó thật sự là những con người đẹp, làm việc đẹpviết nên trang sử đẹp, đáng là niềm tự hào cho mỗi người Việt Nam ta. Ngô Đình Diệm cũng được Nhật để mắt tới nhưng họ không lạ gì con người này. Trong tình thế ấy, Trần Trọng Kim là sự lựa chọn cuối cùng. Ông được Nhật đưa sang Chiêu Nam Đảo (Singapour) trước đó cả năm trời, qua Băng Cốc (Thái Lan), về Sài Gòn, ra Huế vào giờ phút chót. Ông viết trong hồi ký “Một cơn gió bụi”:
“Có một điều nên nói cho rõ, là trong khi tôi chọn người lập chính phủ lúc ấy, người Nhật Bản không bao giờ hỏi tôi chọn người này người kia. Tôi được hoàn toàn tự chủ tìm lấy người mà làm việc. Và tôi đã định từ trước rằng nếu người Nhật can thiệp vào việc trong nước thì tôi thôi ngay, không làm nữa.
“Chừng mười giờ sáng ngày 17 tháng tư năm 1945, tôi đem danh sách ấy vào trình vua Bảo Ðại. Vào đến nơi, tôi thấy ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật, đã ngồi đó rồi. Ông thấy tôi vào liền hỏi: “Cụ đã lập thành chính phủ rồi à?”. Tôi nói: “Vâng, hôm nay tôi đem danh sách các bộ trưởng vào tâu trình hoàng thượng để ngài chuẩn y”.
“Tôi đệ trình vua Bảo Ðại, ngài xem xong phán rằng: “Ðược”. Khi ấy ông Yokohama nói: “Xin cho tôi xem là những ai”. Ông xem rồi, trả lại tôi và nói: “Tôi chúc mừng cụ đã chọn được người rất đứng đắn”. Sự thực là thế, chứ không như người ta đã tưởng tượng là người Nhật Bản bắt tôi phải dùng những người của họ đã định trước”.
Có ai không nghĩ rằng đó là vở kịch được người Nhật dàn dựng từ đầu chí cuối?
Ngày 8/5/1945, chỉ một ngày trước khi phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh, tại Huế, Hoàng đế Bảo Đại đọc Tuyên chiếu thành lập nội các. Tân Tổng trưởng đưa ra bản Tuyên cáo khẳng định nền độc lập mới có được sau 80 năm bị Pháp áp chế và cám ơn Nhật Bản đã ra tay “giải phóng”, kêu gọi Quốc dân phải cố gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thật hợp tác với nước Đại Nhật Bản”, lấy quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam, quốc kỳ Quẻ Ly đỏ trên nền vàng (ứng với hoàng đế làm chủ phương Nam). Bà con kinh đô nhạo là “vương rút ruột”. Vấn đề là có thật Nhật “giải phóng” cho Việt Nam không, hay chỉ là động tác tháo vòng xích cũ, choàng vào cổ cái vòng xích mới xiết chặt hơn để kéo dài cơn hấp hối của tên phát xít cuối cùng?!
                                             

                                     Cờ quẻ ly
                                               
        Kế hoạch của tân chính phủ đưa ra thì nhiều nhưng chỉ là những ý tưởng hão huyền. Trước hết vì chính quyền quân phiệt Nhật kiềm chế khắt khe cả về mọi mặt. Trong khi chính phủ thì “hữu danh vô thực”: Không lực! Không quyền! Không được nhân dân ủng hộ! Mặt trận Việt Minh kêu gọi phải tận dụng thời cơ, tự ta giải phóng cho ta, đồng thời cảnh báo những ai nhẹ dạ cả tin: “Lợi dụng Nhật tức là tự để mình cho Nhật lợi dụng; lợi dụng Nhật, đi theo Nhật tức là trốn ra ngoài hàng ngũ kháng Nhật cứu nước mà toàn thể đồng bào đương hăng hái bước vào; lợi dụng Nhật là “đánh đu với tinh”; lợi dụng Nhật là tự tử” (Báo Cứu quốc, số 24 ngày 25/6/1945). Yêu cầu bức thiết lúc bấy giờ là cứu đói. Trong khi các kho thóc đầy ắp, ngoài việc cấp ăn cho lính còn dùng thay than cho các tàu thủy, tàu hỏa và nhà máy! Khắp Bắc Kỳ, nhiều làng vắng tanh không một bóng người, cảnh chết đói đầy đường, đầy phố! Việt Minh hô hào phá kho thóc Nhật cứu đói cấp thời, thì tân Chính phủ lại công bố: “Chúng tôi vẫn hợp tác chặt chẽ với nhà đương chức Nhật Bản” và ra lệnh kết án tử hình những ai cướp phá kho tàng ngũ cốc! Cái gọi là Bộ Tiếp tế chỉ làm được vài việc vặt, coi như vô dụng! Bộ Tài chính chuyên làm một việc gom tiền thuế của dân giao cho giặc! Chỉ riêng trong 5 tháng tồn tại, Chính phủ Trần Trọng Kim đã nộp cho Nhật khoản tiền 720triệu Đồng Đông Dương (Piastre), không thua số tiền 726triệu do chính quyền Decoux nộp trong 5 năm (1940-1945). Cụ thể là: 1940: 6tr; 1941: 58tr; 1942: 86tr; 1943: 116tr; 1944: 360tr; 1945 cho đến ngày 9/3: 100tr. Tổng cộng trong thời gian Thế chiến hai, chính quyền Đông Dương đã nộp cho Nhật 1tỷ446 triệu Piastre, tương đương 14tỷ460 triệu Franc lúc đó (BS Ngô Văn Quỹ - sđd). Thật sự đó là tội ác với nhân dân và lịch sử mà chính quyền Trần Trọng Kim không thể chạy tội được! Vai trò lịch sử của nội các do ông ta lãnh đạo thực chất là như thế. Dù rằng thành viên trong nội các đều là những người có đủ học thức và đức hạnh, chánh trực thanh liêm, lúc hữu sự muốn góp phần mình giúp nước nhưng trước thực tế đều thấy bị cô lập và bất lực, rã đám dần.  Sau cách mạng tháng Tám, phân nửa các vị theo Chính phủ kháng chiến cho tới ngày thắng lợi hoàn toàn. Một số ra định cư ở nước ngoài và hầu như không có ai hợp tác với các chính quyền tay sai ngoại bang sau đó. Luật sư Phan Anh, người sớm nhận ra sự thật, đứng hẳn về phía cách mạng và có những đóng góp to lớn, sau này viết: “Chúng tôi đã lầm rất lớn. Chúng tôi đã tưởng lợi dụng được một đế quốc chống một đế quốc khác, tranh thủ quyền lợi về ta, nhưng trái lại bọn Nhật đã lợi dụng chúng tôi, ít nhất cũng là về danh nghĩa. Đó là một bài học đau đớn!” (Phan Anh – Con đường đi tới cách mạng tháng 8 của tôi – Báo Nhân dân số 2346 ngày 21/8/1960). Giả như có một “khoảng trống quyền lực” mà nhân dân không được tổ chức, không có lực lượng thì làm sao giành được chính quyền? Huống chi quyền lực vẫn nằm trong tay quân phiệt Nhật tới giờ phút chót! Đó là sự thật lịch sử! Riêng vị Tổng trưởng nội các, sau khi quân Nhật bị giải giáp về nước, cách mạng tháng Tám thành công, quân Pháp quay lại tái xâm lược Việt Nam, ngài lại tìm đến cố vấn Vĩnh Thụy đang đào tẩu ở Hương Cảng, theo lời phế đế về Sài Gòn nghe ngóng. Ở đây, vị học giả đã nhìn ra chân tướng cái xã hội nhố nhăng này: “Tôi xem việc người Pháp làm, không thấy gì là chân thực. Liên hiệp Pháp chỉ là một thứ cũi chó mạ vàng! Còn về phương diện người mình, thì không có gì đáng vui, phe nọ đảng kia lăng nhăng chẳng đâu vào đâu cả!”. Và nhìn ra một sự thật là: “Tôi vẫn biết việc chống với Pháp chỉ có Việt Minh mới làm nổi”. Tuy nhiên nhà nho vẫn loanh quanh xứ trời nam, hy vọng  được mời ra hợp tác với lời an ủi của bậc thánh hiền: “Dụng chi tắc hành. Xả chi tắc tàng” (Dùng thì ra làm việc. Bỏ thì ở ẩn). Mòn mỏi đợi chờ, trước khi bỏ xác xứ người, ông thầy ngán ngẩm thở than: “Nghĩ cho cùng, ở đời chẳng cái đếch gì ra cái đếch gì”!
Hậu luận
Một: Khi Thế chiến thứ II sắp kết thúc, Nhật còn muốn nắm lực lượng thanh niên để phục vụ mưu đồ riêng. Ở Nam Kỳ Nhật mời Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch lập Thanh niên Tiền phong, biểu trưng là cờ nền vàng sao đỏ (thực ra Xứ ủy Nam Kỳ đã chủ động nắm tổ chức này). Nhật cũng vận động Bộ trưởng Phan Anh lập ra tổ chức thanh niên. Lúc này ở Bắc Kỳ đã có “Đoàn Thanh niên cứu quốc” trong đoàn thể Việt Minh. Tổ chức “Thanh niên Phan Anh” ra đời ở Huế. Ông bàn với giáo sư Tạ Quang Bửu là người có ảnh hưởng rất lớn trong giới học sinh ở Huế đứng ra mở “Trường võ bị thanh niên tiền tuyến” và mời ông Phan Tử Lăng – võ quan chỉ huy lực lượng Bảo an binh ở kinh đô Huế và cả Trung kỳ, làm Hiệu trưởng. Các ông đều có tinh thần dân tộc cao và sớm liên hệ với Việt Minh. Nhà trường kêu gọi: “Đất nước ta sẽ rất cần thanh niên có học, có hiểu biết về quân sự” và hứa: “Học xong không bắt buộc ra làm việc cho chính phủ”! Thực chất là chủ động chuẩn bị bổ sung cho lực lượng vũ trang yêu nước khi cần. Số người ghi danh vào học khá đông, có cả một số sinh viên từ Hà Nội vào theo học. Lá “cờ quẻ kiền” ba sọc đỏ (tượng trưng cho người quân tử làm điều nghĩa hiệp), được lấy làm biểu tượng của thanh niên Võ bị. Vậy là Mặt trận Việt Minh thông qua những người yêu nước, chủ động biến tướng một tổ chức phục vụ cho ý đồ của Nhật thành một tổ chức nòng cốt của mình. Cách mạng thành công, đổi tên là “Trường võ bị Thuận Hóa” và mở rộng thành phong trào “Thanh niên tiền tuyến”, góp phần đẩy mạnh phong trào “Nam tiến” sôi động trong cả nước, bổ sung tiếp ứng kịp thời cho mặt trận phía Nam. Nước nhà vừa độc lập thì bước ngay vào cuộc kháng chiến từ Nam lan nhanh ra Bắc. Cũng như Thanh niên Tiền phong,  Thanh niên Tiền tuyến chấm dứt vai trò lịch sử, hợp nhất vào tổ chức Thanh niên cứu quốc trong Mặt trận Việt minh. Cuộc trường kỳ kháng chiến giành thống nhất, độc lập kết thúc thắng lợi, tám học viên khóa đầu của Trường võ bị được phong quân hàm cấp tướng (Hồi ký của Thiếu tướng QĐNDVN Mai xuân Tần).
                                             

                                       Cờ quẻ kiền

Nhân chuyến công cán qua Trung Quốc, Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy đào nhiệm và lưu trú ở Hồng Công. Giữa năm 1948, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại, chủ cũ tìm đến ký với phế đế cái gọi là Hiệp định Hạ Long, công nhận nền độc lập của Việt Nam  nằm trong khối Liên hiệp Pháp và lập ra cái chính phủ quốc gia! Phục dựng lá “cờ quẻ kiền” làm quốc kỳ và lấy bài hát “Tiếng gọi thanh niên” (của Lưu Hữu Phước) ra đời trong phong trào thanh niên tiền khởi nghĩa, làm quốc ca. Ngay lập tức, Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh ra tuyên bố cảnh cáo: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ theo pháp luật nước nhà trừng trị bọn phản quốc ấy. Đối với các nước trên thế giới, tôi thay mặt chính phủ và nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bố không bao giờ thừa nhận những giấy tờ gì do bọn bù nhìn ấy ký kết với bất cứ nước nào”!
Quân đội quốc gia” được gấp rút nặn ra. Với lệnh Tổng động viên, học sinh trung học ở các thành thị trong vùng tạm chiếm bị dồn vào các trường sỹ quan trù bị Nam Định, Thủ Đức và Võ bị Đà Lạt. Lá “cờ quẻ kiền” với bài ca vốn ra đời từ phong trào yêu nước sôi nổi chống ngoại xâm nhưng đã bị đánh cắp làm con tin phục vụ cho cái quốc gia ngụy tạo! Từ đấy cờ quẻ kiền” hết đi sau “cờ tam tài” rồi “cờ hoa” trong những cuộc trà sát khủng bố giết chóc đồng bào ta, để bị nhận những lời chê bai trách cứ nặng nề! Sau ngày 30/4/1975, lá cờ và bài ca ấy lẽ ra được trả về với quá khứ vinh quang cùng với những người khai sinh ra nó, vậy mà người ta còn bắt nó chịu cái thân phận con tin khốn khổ đến bao giờ?!
Hai: Thế kỷ XX trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thật vô cùng bi tráng. Cuộc chiến tranh giải phóng quyết liệt lâu dài không có chỗ cho người đứng giữa. Người ta chỉ có thể đứng ở phía bên này hay ở phía bên kia. Đó là bi kịch! Như tâm tư buồn của một trí thức lớn thì “dù là người dân bình thường kể cả kẻ sỹ vẫn phải chấp nhận thực tế để tiếp tục sống và làm cái gì đó có ích cho đời”! Đó là thực tế đớn đau của nhiều thế hệ trong một thời kỳ lịch sử khắc nghiệt.
Cuộc chiến quyết liệt không thể tránh những biểu hiện cực đoan gây nên những oan trái làm tổn hại tính mạng và tinh thần cho người cả hai phía. Khi thời gian làm rõ ra ý nghĩa của thắng lợi thuộc về tổ quốc và nhân dân, hóa giải là điều không khó.
Dù sao hậu thế có cái nhìn thông cảm cởi mở, khoan dung, gạn đục khơi trong, tiếp thu có chọn lọc những cống hiến hữu ích của những con người tài năng chìm nổi trong hoàn cảnh ấy. Nhưng phải dứt khoát rõ ràng. Sự thực lịch sử không thể tô hồng, không thể bôi đen. Trên giá sách của người viết vẫn giữ cuốn Việt Nam sử lược do thân phụ để lại từ giữa thế kỷ trước, được dùng để tra cứu các niên đại, triều đại và sự kiện liên quan mỗi khi cần. Còn như đánh giá thế nào thì xin mách ông Trần Văn Chánh tìm đến cụ An Chi chỉ giáo cho. Bài học lịch sử cần rút ra là học thuật và chính trị đòi hỏi những phẩm chất khác nhau. Sai lầm học thuật, cùng lắm hại cho uy tín một người. Sai lầm chính trị hậu họa khôn lường. Tấm gương của học giả họ Trần đủ để hậu thế soi chung!  
“Phải tôn trọng sự thật lịch sử” – Đó là câu khai khẩu của bất kỳ ai khi nói về lịch sử. Gần đây, người ta đưa ra lý lẽ: “Dù sự kiện sử học chỉ xảy ra có một lần nhưng phải viết lại nhiều lần vì phương pháp luận sử học ngày càng được nâng cao”! Phương pháp luận sử học là bài học khai tâm cho những người học sử và nó chỉ được làm mới khi có những phát hiện mới, được xác minh dưới cái nhìn khoa học. Thực tế là nhiều vấn đề lịch sử đang bị đảo lộn tùng phèo bởi những sự kiện lịch sử lâu nay chỉ có thế nhưng vì lòng người thay đổi nên họ cứ viết lại theo ý họ, gọi đó là cái nhìn mới trên cơ sở phương pháp luận sử học mới và bằng nhiều mánh khóe cách tân khua chiêng gõ mõ, làm rối loạn lòng người!
Lịch sử từ nhân dân mà ra, do nhân dân làm nên và phải vì nhân dân mà viết sử.
Nguyễn Văn Thịnh

17 nhận xét:

  1. Đây có thể coi là bài viết, bài nghiên cứu chuẩn mực nhất về Lịch sử giai đoạn 1945.
    Những luận điệu trái với quan điểm ở bài này thì đều là không đáng tin, nên đáng bỏ đi

    Trả lờiXóa
  2. Trước tháng 8/1945 Việt Nam chưa có độc lập.
    Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam nhưng đó là tuyên bố "giả cầy" . Thực chất Nhật vẫn cai trị trực tiếp Việt Nam, theo đó chính phủ Trần Trọng Kim do Bảo Đại lập ra cũng là một chính phủ "giả cầy", chẳng được quốc gia nào công nhận, trừ Nhật vì nó là bù nhìn của Nhật.
    Chính phủ mà không do dân lập ra, trực tiếp hoặc gián tiếp thì không thể có chính danh. Không có chính danh, lại chưa có độc lập thực sự thì sao có thể nói đó là chính phủ đầu tiên của Việt Nam được.
    Tuy chỉ tồn tai được 5 tháng nhưng người dân Việt Nam không quyên chinh phủ Trần Trọng Kim với việc bắt dân phá lúa để trồng đay cho Nhật, đặc biệt là nạn đói tháng 3 năm 1945 làm chết hơn 2 triệu người trong khi lúa gạo họ làm ra chứa đầy các kho để xuất dang Nhật,...
    Vì triều Nguyễn mấy đời vua đời sau gắn liền với "công trạng" bán nước , hết Pháp, Nhật tới Mỹ, nhất là với Mỹ nên nhiều kẻ muốn đảo ngược lịch sử. Chống Cộng Sản bằng cách chống lại đất nước, phản bội Tổ Quốc.
    Cảm ơn bác Nguyễn Văn Thịnh đã viết bài chân thực về lịch sử đất nước thời kỳ "một cổ hai tròng" của dân tộc, vạch trần sự xuyên tạc nhằm mục đích đen tối của kẻ xấu.

    Trả lờiXóa
  3. Tranh cãi giữa tội và công là việc của các nhà sử học và các cơ quan chức năng và cứ xem lòng dân thế nào là rõ. Các bạn Việt Cộng cứ tranh cãi hết ngày này sang tháng nọ năm kia cũng chẳng ai thèm nghe, chỉ gây mất đoàn kết và chửi bới, thù hận nhau thôi. Tôi thì rất vui mừng vì bộ sử tái bản đã công nhận công lao to lớn mở rộng bờ cõi và thống nhất đất nước của nhà Nguyễn, như thế cũng tất nhiên là công nhận tính chính thống và giá trị lịch sử vô giá của Long Tinh Kỳ rồi. Tuy nhiên, tôi có điểm chưa hài lòng lắm là những nhà sử học chỉ dám dùng "chính quyền Sài Gòn" để ám chỉ chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chính điều này là sai sót không đáng có trong chính sử, hy vọng trong lần tái bản sau sẽ được sửa lại cho chính xác. Tóm lại, bộ sử Việt do chính quyền Việt Cộng cho phép in ấn để toàn dân đọc đã công nhận công lao nhà Nguyễn, công nhận Long Tinh Kỳ và "chính quyền Sài Gòn". Từ nay, các bác Việt Cộng thù dai mà điển hình như bác già Tú Nô mà còn dùng từ "Ngụy quyền" và Cờ vàng "giẻ chùi đít" thì có thể sẽ bị khởi tố vì tội bôi nhọ, xúc phạm lịch sử đấy ạ. Ăn nói phải ý tứ giữ mồm giữ miệng, các bác Việt Cộng thù dai nhé kẻo mang vạ vào thân thì khổ. Vàng thật đâu có sợ lửa. Cờ vàng Long Tinh Kỳ quá ngon lành cành đào, các bác Việt Cộng nhỉ? Chào các bác!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. triều nguyễn có công thống nhất nghe buồn cười , chưa kể nguyễn ánh cõng rắn về nhà cầu viện quân sim . nếu không nhờ VUA QUANG TRUNG thì có lẽ việt nam lại thành thuộc địa của sim . luận điệu kể công nhà nguyễn chỉ có ở bọn bán nước , việt gian mới có .

      Xóa
  4. Sử là một môn học mang đầy đủ các yếu tố,khách quan,chung thực,nhân văn,chính xác.Nếu thiếu ,hoặc thêm ,bớt,thiên vị sẽ không còn gọi là sử nữa,nó rất nguy hại cho hậu thế!Còn ai đó muốn góp ý hãy cẩn thận với cách nhìn cá nhân của mình ,bởi thiên hạ đông người biết hơn ta nhiều.N Đ

    Trả lờiXóa
  5. Nếu PH Lê cho rằng sản phẩm Đế quốc Việt Nam do Phát xít Nhật đẻ ra là chính danh thì cái chết của hơn 2 triệu dân Việt Nam do Nhật gây ra cũng là chính danh. NHƯ VẬY LÀ PHAN HUY LÊ ĐÃ LẬP BÀ THỜ PHÁT XÍT NHẬT THAY CHO BÀN THỜ TỔ PHỤ DÒNG HỌ PHAN HUY VẬY

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn tác giả - Bs Nguyễn Văn Thịnh!
    Hy vọng được đọc bài bút chiến mới của bác về Bộ sử mới ra mắt của Phan Huy Lê và đồng bọn!

    Trả lờiXóa
  7. Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Thịnh thật hay với đầy ắp thông tin và sự kiện.
    - Một trong các các luận điệu của hậu duệ mồ ma chế độ bù nhìn tay sai VNCH đại loại như : "..cần gì phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, cứ ngồi đó rồi trước sau thực dân, đế quốc cũng trao trả độc lập...".
    "Sử gia" cờ vàng Phạm Cao Dương với não trạng nô lệ kiểu như vậy, nên viết ngô nghê như thế không có gì lạ.
    Nguyễn Mạnh Quang cũng là 1 người viết sử, sống ở Mỹ, dù còn 1 số hạn chế do góc nhìn , nhưng có bài viết phản biện đập thẳng vào những luận điệu xuyên tạc, bóp méo lịch sử của Phạm Cao Dương.
    Chắc cũng có nhiều người đã xem , nhưng tôi vẫn xin dẫn link về đây.
    http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=6991

    Trả lờiXóa
  8. Sai lầm thì không chế độ nào lại không có.Ngay như các bạn Việt Cộng bày ra Cải cách ruộng đất làm giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội thì sao đây? Nhà Nguyễn tất nhiên cũng không tránh khỏi sai lầm khách quan, chủ quan do các thế lực thù địch phá hoại, hoặc những sai lầm là do cấp dưới làm sai so với chủ trương đúng đắn của nhà Nguyễn. Thời đấy chưa có điện thoại, in tờ nét, việc liên lạc chủ yếu là chạy ngựa hoặc dùng thuyền để chuyển tin, truyền đạt mệnh lệnh nên nhiều khi Đức vua Gia Long biết cấp dưới sai nhưng chiếu chỉ truyền đến thì mất vài ngày mới tới thì sự việc đã xảy ra ngoài ý muốn rồi. Tóm gọn, sai lầm là không tránh khỏi nên biết rút kinh nghiệm để khắc phục là được rồi. Vả lại, những sai lầm của nhà Nguyễn là những bài học quý báu vô giá cho hậu thế chứ có phải là vô giá trị đâu?
    Đất nước Việt Nam có được từ Móng Cái đến Mũi Cà Mau là do ai? Dạ thưa, là do công ơn của nhà Nguyễn. Tên nước "Việt Nam" do ai đặt? Dạ thưa, là do công ơn của nhà Nguyễn. Các bạn Việt Cộng có phải là người "Việt Nam" do nhà Nguyễn đặt tên hay không? Dạ thưa, chúng con đều tự hào mang danh là "người Việt Nam" do nhà Nguyễn đặt tên cả ạ! Thế riêng 2 bác Thép non và bác Tú Nô con dân cụ Diệm có đồng ý làm người "Việt Nam" hay làm người "Giao Chỉ" của nước bạn TQ? Tất nhiên là vinh dự làm "người Việt Nam", phải không ạ? Nếu đã chọn làm "người Việt Nam" thì phải biết công ơn nhà Nguyễn đã khai sinh ra nước Việt Nam chứ? Đừng để bị nói là "người Việt Nam" sao mà vong ơn, bội nghĩa với tổ tiên thì khó nghe và mất thể diện dân tộc, rất nhục như con cá nục đấy, các bạn Việt Cộng "người Việt Nam" có hiểu không? Chào các bạn!

    Trả lờiXóa
  9. Tạ Phong Tần
    23 hrs ·

    Người Nhật ko cho thua trận là xấu hổ. Họ biết nhìn thấy ưu điểm, khuyết điểm của họ là gì để sửa chữa và xây dựng lại tốt hơn. Vì vậy, nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ II một thời gian đã trở nên phát triển và cường thịnh.

    Việt + luôn tự khoe "đánh thắng đế quốc Mỹ" nhưng thực chất nhờ vào sự chống lưng của phe cộng sản, chủ yếu là "anh cả đỏ" Liên Xô, chớ tự thân Việt + ko biết làm ccc gì. Vì vậy, sau khi phe XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Việt + quay lại ăn mày bọn "tư bản thù địch", và bây giờ thì Việt + phá tanh bành té bẹ nát bét đất nước. Hỏi "thắng" nhục hay là "thua" nhục???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Google.tienlang "Tự do ngôn luận" quá xá nhỉ?
      Người ta còn bê là cái lý sự của chị điếm thúi Tạ Tần vô đây nữa!

      Xóa
  10. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước là kỳ tích vẻ vang nhất trong lich sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
    Kỳ tích đó có ý nghĩa thời đại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến của bạn là Chân lý!

      Dù ai nói ngả nói nghiêng
      Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
      Dù ai rào giậu ngăn sân
      Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!

      Xóa
  11. Nặc danh 04:12 21-8-2017,Kẻ thắng phải lo khôi phục đất nứơc bị tàn phá,khắc phục hậu quả chiến tranh ,phải chịu trách nhiệm với dân tộc với đât nước về mọi măt,trong đó có cả những điều chưa làm tốt nên nhục là phải.Thua không nhục ,vì đã vất bỏ tất cả.Từ việc lớn như:"Tổ quốc-Vinh dự-Trách nhiệm";đến việc nhỏ như bộ quân phục đang mặc trên người.Thậm chí không còn Quốc tịch VN sống ký sinh ở xứ người ,Vô Tổ Quốc,phi dân tộc thì có trách nhiệm gì với ai nữa mà nhục!Đúng không?

    Trả lờiXóa
  12. Kinh dį või câu hōi " Thång nhuc hay thua nhuc " buôn cuòi ông ban AQ này quá .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy ông cờ vàng ba que gào rú gần nửa thế kỷ nay rồi ấy mà!

      Xóa
    2. Toàn cầu hoá về kinh tế, các nước quan hệ với nhau trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, chẳng ai cho không ai.
      "Thắng nhục hay thua nhục" là câu hỏi ngu hết chỗ nói. Không những nó ngược với logic mà còn lạc lõng với thực tế,
      Chấp chi với kẻ cuồng, hoang tưởng.

      Xóa