Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Về chuyện “Luật Đặc khu”- HÃY TỰ ĐỌC DỰ LUẬT, CHỚ NGHE KÍCH ĐỘNG CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG!

Quốc hội đang bàn chuyện Đặc khu kinh tế. Dư luận sôi nổi lên tiếng về chuyện này, có người còn lo "mất nước" nếu Quốc hội thông qua Tờ trình của Chính phủ cho phép thành lập 3 Đặc khu kinh tế ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).


Khởi phát từ một điểm trong Dự thảo Luật đặc khu là cho phép người nước ngoài thuê đất tối đa 99 năm, đã tạo cớ cho một làn sóng phản ứng dữ dội. Qua những dòng chia sẻ trên mạng xã hội, những cuộc chuyện bên quán chè nước ở vỉa hè, Dự Luật đặc khu đã hòan toàn bị bóp méo thành “bán đất cho Trung Quốc”. Một lý do không thể nào hợp lý hơn để kích động đám đông dư luận đang nổi cơn thịnh nộ. Thế là, nhanh như chớp xuất hiện một làn sóng tẩy chay. Từ nhà báo, facebooker, cho đến các nhà “dân chủ” như Nguyễn Xuân Diện, Trần An Lộc, Văn Phạm, Võ Hồng Ly… như được bấm nút cứ thế ‘auto chửi chính quyền bán nước”. Thậm chí có rất nhiều người nói rằng ĐBQH nào bỏ phiếu thông qua Luật đặc khu 99 năm là “bán nước”, “phản bội Tổ quốc”. Trên mạng có kẻ còn kêu gọi xuống đường biểu tình phản đối việc thành lập các Đặc khu kinh tế này, vì "không thể bán một mét đất nào cho Tàu cộng" nếu như cho phép nước ngoài thuê đất đến 99 năm tại các Đặc khu kinh tế! 
Google.tienlang xin khẳng định:
1. Không có chuyện Việt Nam đã đồng ý cho Trung Quốc thuê đất đặc khu với thời hạn 99 năm.
2. Không có chuyện chỉ Trung Quốc mới được thuê đất đặc khu 99 năm.
3. Không có chuyện thời gian mặc định cho thuê đất đặc khu là 99 năm.
4. Trong dự luật không có chi tiết nào nhắc tới việc cho Trung Quốc thuê và chỉ cho TQ thuê với thời hạn 99 năm.
Nghiên cứu dự luật ĐVHC-ĐKKT (Dự luật công bố năm 2017) sửa đổi lần thứ 7/2018, ta thấy:
Về thời hạn cho sử dụng đất, được quy định tại điều 32/khoản 1/ Mục 2/Chương III như sau:
"Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định".
Tức là thời gian cho thuê giao động từ 1 đến 70 năm, trường hợp đặc biệt (tức quy mô cực kỳ lớn) sẽ được gia hạn không quá 99 năm theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Mấy linh mục quạ đen và bọn phản động kêu gọi biểu tình:


Thời gian cho thuê phải được quyết định bởi chính quyền đặc khu kinh tế (UBND đặc khu). Như vậy, doanh nghiệp trong và ngoài nước được thuê theo thời gian được Chính quyền Đặc khu hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép chứ không có quyền tự gia hạn cho mình, thời gian cho thuê còn tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp đó.
Về diện tích đất thuê, đất đặc khu được chia theo từng lô để thuê đất các doanh nghiệp phải đấu thầu vì thế doanh nghiệp nào thắng sẽ được thuê lô đất đó chứ không có chuyện là chia lô theo Chính quyền mà các doanh nghiệp này phải tự cạnh tranh lẫn nhau để được sử dụng mảnh đất đó. Vì thế, việc Trung Quốc có vào thuê hay không còn tùy thuộc vào mức độ đầu tư của họ và họ có thắng thầu hay không.
Về sự xuyên tạc rằng "TQ sẽ đồng hóa Việt Nam", đây là một giả thuyết không có cơ sở. Đầu tiên, đây là đất đặc khu mục đích chính là để phát triển kinh tế, làm ăn và kinh doanh, đầu tư không phải đất định cư. Tất cả việc sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều phải được thông qua bởi Cục Hải quan, Cục xuất nhập cảnh, Bộ Công an,... có thẩm quyền. Không có chuyện tự tiện ra vào Việt Nam mà không có giấy thông hành của các cơ quan có thẩm quyền nêu trên.
Việt Nam cấm mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ một cách trái phép vào Việt Nam vì vậy không có chuyện sợ chúng nó xây dựng căn cứ quân sự vì đây là khu kinh tế, không phải khu quân sự. Mặt khác, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép. Nhưng vẫn phòng trừ các trường hợp mang trái phép mà không bị phát hiện vì thế Bộ Công an, Quốc phòng có thẩm quyền xử lý việc trên.
Về việc nước nào kiểm soát, giải quyết tranh chấp bằng tòa án nước nào?
Mọi hoạt động an ninh, quốc phòng, kinh tế đều do nước sở tại là Việt Nam kiểm soát, hơn thế nữa, việc đặc khu kinh tế được hình thành sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề phức tạp vì vậy chắc chắn rằng an ninh tại các khu vực này sẽ được siết chặt hơn bình thường nhằm giảm thiểu thấp nhất số lượng tội phạm tại các khu vực này. Tòa án quốc tế có quyền xử lý tranh chấp giữa các quốc gia với nhau theo thẩm quyền của họ.
Tại đặc khu, sẽ có rất nhiều các nước khác không riêng gì Trung Quốc sẽ đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam học tập theo mô hình đặc khu là lợi ích của nó tác động tích cực nên nền kinh tế quốc dân. 4.300 đặc khu trên toàn thế giới tác động rất tích cực, tạo ra 70 triệu việc làm trực tiếp, kích thích GDP quốc gia.
Những nước đã cho thuê đất thời hạn 99 năm là Singapore và Malaixia
Sáng nay, ngày 07/06/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ tiếp thu điều chỉnh thời hạn cho thuê đất 99 năm ở 03 Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Khi đưa ra Dự án Luật như vậy và nhận được rất nhiều ý kiến của nhân dân, Thủ tướng hoan nghênh tinh thần, khí thế hết sức sôi nổi ấy và nhấn mạnh “Tinh thần của một dân tộc yêu nước như vậy, chúng ta không lo mất nước”.
Thủ tướng lưu ý thêm, đây là đất thuê, và đều theo quy trình hàng năm UBND trình HĐND giá thuê đất chứ không phải giao vĩnh viễn như nhượng tô, nhượng địa ở Hồng Kông trước đây.
Thủ tướng cũng thông tin việc trong khu vực, một số nước đã cho thuê đất 99 năm như Trung Quốc, Malaysia. "Chúng tôi tiếp thu ý kiến của dư luận, trình Quốc hội, lắng nghe ý kiến ĐBQH theo hướng điều chỉnh thời gian thuê đất xuống, đảm bảo nguyện vọng của bà con. Còn xuống bao nhiêu thì Quốc hội sẽ xem xét”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh, chúng ta phải tạo thể chế, môi trường đầu tư tốt để có thể cạnh tranh được, các chính sách này phải vừa tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nhưng đảm bảo quyền lợi quốc gia, dân tộc là tối thượng.
Lê Hương Lan

=======
Dưới đây Google.tienlang xin đăng Toàn văn Dự thảo "Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc."
Bản gốc:
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1319&TabIndex=1&LanID=1513
(Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV):
******
Dự thảo "Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc."

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, có tổ chức chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tinh gọn, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
2. Khu chức năng là khu vực phát triển kinh tế theo các chức năng chuyên biệt hoặc hỗn hợp thuộc đặc khu và phù hợp với đặc điểm của từng đặc khu, được xác định trong quy hoạch đặc khu, có ranh giới địa lý xác định, nằm trên địa bàn một hoặc một số khu hành chính hoặc độc lập với các khu hành chính, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thành lập.
Khu chức năng gồm khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và khu chức năng khác.
3. Khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo là khu chức năng chuyên cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực, dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, có khả năng tăng trưởng nhanh.         
4. Khu thương mại tự do là khu chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29 của Luật này, có ranh giới ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu thương mại tự do với thị trường trong nước là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu; được áp dụng cơ chế, chính sách của khu phi thuế quan và cơ chế, chính sách đặc biệt khác.
5. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư có năng lực tài chính, quản trị, có cam kết bằng văn bản về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch hoặc công nghệ cao; cam kết đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, gắn bó lợi ích lâu dài với đặc khu và có dự án đầu tư tại đặc khu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
a) Dự án đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 45.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết, nhưng không quá 08 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 05 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này phù hợp với quy hoạch đặc khu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội hoặc tạo ra giá trị gia tăng đột biến tại đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phát triển đặc khu
1. Nhà nước có chính sách đặc biệt và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu; xây dựng các đặc khu theo hướng xanh - tri thức - bền vững, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hình thành môi trường sống văn minh, hiện đại, chất lượng cao; bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại đặc khu.
2. Chính quyền địa phương ở đặc khu có bộ máy quản lý hành chính tinh gọn; có thẩm quyền phù hợp, hiệu lực, hiệu quả; được áp dụng thủ tục hành chính thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân.
Điều 5. Áp dụng các luật có liên quan và điều ước quốc tế
1. Những nội dung về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước ở đặc khu được áp dụng theo quy định của Luật này.
2. Những nội dung không được quy định tại Luật này thì áp dụng quy định của pháp luật có liên quan; đối với chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư không được quy định tại Luật này thì áp dụng quy định của pháp luật có liên quan đối với khu kinh tế.
3. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này với các luật có liên quan về cùng một nội dung thì áp dụng quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trường hợp các luật có liên quan được ban hành sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư thì áp dụng quy định thuận lợi hơn của các luật có liên quan.
5. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (sau đây gọi là điều ước quốc tế) có quy định khác với quy định tại Luật này và luật khác có liên quan thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ trường hợp quy định tương ứng của Luật này và luật khác có liên quan thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại đặc khu.
6. Nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế quy định tại khoản 5 Điều này không được cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo các điều ước quốc tế.
Điều 6. Áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài
1. Đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế.
Trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản tại Việt Nam hoặc hợp đồng lao động ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, hợp đồng tiêu dùng ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam.
2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều này không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam.
Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
1. Tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế và quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Trọng tài Việt Nam;
b) Trọng tài nước ngoài;
c) Trọng tài quốc tế;
d) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập;
đ) Tòa án Việt Nam.
3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan.
5. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, điều ước quốc tế.
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam.
Chương II. QUY HOẠCH ĐẶC KHU
Điều 8. Quy hoạch đặc khu trong hệ thống quy hoạch quốc gia
1. Quy hoạch đặc khu thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, được lập trên toàn bộ không gian lãnh thổ của đặc khu.
2. Mỗi đặc khu chỉ có một quy hoạch tổng thể, được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, có tính kết nối với các quy hoạch khác trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
3. Thời kỳ quy hoạch đặc khu do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của cơ quan lập quy hoạch, phù hợp với thời kỳ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Điều 9. Nội dung quy hoạch đặc khu
1. Yêu cầu về nội dung quy hoạch:
a) Đáp ứng các yêu cầu về nội dung quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch;
b) Phù hợp với định hướng phát triển, ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu;
c) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng và nhu cầu của các nhà đầu tư tại đặc khu;
d) Bảo đảm tính cạnh tranh quốc tế của đặc khu.
2. Quy hoạch đặc khu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đặc khu; dự báo các yếu tố, xu hướng phát triển trong nước và trên thế giới tác động đến định hướng phát triển, ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu;
b) Quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển của đặc khu cho từng thời kỳ;
c) Phương án phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội;
d) Phương án phân bố không gian cho các hoạt động kinh tế - xã hội, dân sinh, quốc phòng, an ninh; 
đ) Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu hành chính, khu chức năng và theo loại đất;
e) Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn đặc khu;
g) Các khu chức năng thuộc đặc khu; định hướng thu hút dự án đầu tư vào đặc khu và các khu chức năng thuộc đặc khu;
h) Giải pháp và các nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Hệ thống sơ đồ, bản đồ, hệ thống dữ liệu thuyết minh cho quy hoạch.
Điều 10. Lập quy hoạch đặc khu
1. Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đặc khu (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập quy hoạch đặc khu lần đầu.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu lập quy hoạch đặc khu cho thời kỳ quy hoạch đặc khu tiếp theo.
3. Quy hoạch đặc khu được lập căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch đặc khu thời kỳ trước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu (sau đây gọi là cơ quan lập quy hoạch) tổ chức lập quy hoạch đặc khu theo trình tự sau đây:
a) Xác định nhiệm vụ lập quy hoạch đặc khu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch bao gồm: căn cứ lập quy hoạch; yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch; chi phí lập quy hoạch; thời hạn lập quy hoạch; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch;
b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đặc khu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp tổ chức tư vấn có ý tưởng quy hoạch và giải pháp thực hiện được tuyển chọn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật có liên quan thì được chỉ định thầu;
c) Xây dựng quy hoạch đặc khu;
d) Lấy ý kiến về quy hoạch đặc khu;
đ) Tổ chức tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh quy hoạch đặc khu;
e) Gửi hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
g) Tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định, hoàn chỉnh quy hoạch đặc khu;
h) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua quy hoạch đặc khu trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 11. Lấy ý kiến về quy hoạch đặc khu
1. Cơ quan lập quy hoạch đặc khu có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược, cộng đồng dân cư sinh sống tại đặc khu về quy hoạch đặc khu.
2. Hình thức lấy ý kiến:
a) Việc lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản;
b) Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống tại đặc khu được thực hiện bằng hình thức đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng;
c) Ngoài các hình thức quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan lập quy hoạch có thể lấy ý kiến bằng hình thức phát phiếu điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Cơ quan lập quy hoạch quyết định thời hạn lấy ý kiến, nhưng không ít hơn 30 ngày kể từ ngày gửi xin ý kiến hoặc ngày đăng tải, niêm yết, trưng bày.
4. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp; công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp; hoàn chỉnh quy hoạch để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thông qua, phê duyệt quy hoạch. 
Điều 12. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch đặc khu
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định quy hoạch đặc khu. 
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng; thành viên Hội đồng gồm đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các nhà khoa học, chuyên gia độc lập, tổ chức và cá nhân.
2. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, hoàn chỉnh quy hoạch đặc khu, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 13. Công bố và thực hiện quy hoạch đặc khu
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch đặc khu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu công bố quy hoạch đặc khu, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Hình thức công bố quy hoạch đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm tổ chức triển khai quy hoạch; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch chi tiết để thực hiện quy hoạch đặc khu theo quy định của Chính phủ.
3. Hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội tại đặc khu phải phù hợp với quy hoạch đặc khu.
Điều 14. Điều chỉnh quy hoạch đặc khu
1. Việc điều chỉnh quy hoạch đặc khu được thực hiện phù hợp với nguyên tắc và các căn cứ điều chỉnh quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch được thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập quy hoạch quy định tại Luật này.
Điều 15. Chi phí lập quy hoạch đặc khu
Chi phí lập quy hoạch đặc khu được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của Chính phủ.
Chương III. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC BIỆT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI ĐẶC KHU
Mục 1. ĐẦU TƯ KINH DOANH
Điều 16. Ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu
1. Tại đặc khu Vân Đồn ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch và công nghiệp văn hóa; cảng hàng không, cảng biển, thương mại.
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Vân Đồn được quy định tại Phụ lục I của Luật này.
2. Tại đặc khu Bắc Vân Phong ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển; du lịch, khách sạn; trung tâm thương mại - tài chính.
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Bắc Vân Phong được quy định tại Phụ lục II của Luật này.
3. Tại đặc khu Phú Quốc ưu tiên phát triển các ngành, nghề: du lịch, khách sạn; thương mại, hội nghị, triển lãm, quản lý tài sản; y tế, giáo dục, nghiên cứu và phát triển.
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Phú Quốc được quy định tại Phụ lục III của Luật này.
4. Các dự án đầu tư quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Luật này thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết nhưng không quá 05 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
5. Trường hợp xuất hiện các yếu tố quan trọng tác động tới định hướng phát triển của đặc khu, Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Vân Đồn, đặc khu Bắc Vân Phong, đặc khu Phú Quốc.
Điều 17. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu trong những ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Luật này, trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, không phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế có liên quan.
3. Nhà đầu tư có đăng ký đầu tư tại đặc khu, tổ chức kinh tế thành lập tại đặc khu có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật của nước sở tại.
Trường hợp nhà đầu tư có đăng ký đầu tư tại đặc khu, tổ chức kinh tế thành lập tại đặc khu thực hiện hoạt động đầu tư ngoài phạm vi đặc khu thì phải tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư, các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế có liên quan và không được hưởng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật này đối với hoạt động đầu tư ngoài đặc khu.
Việc cung cấp ra ngoài phạm vi đặc khu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế hoạt động tại đặc khu trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư nhưng không thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu theo quy định của Luật này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước tại từng đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Không áp dụng một hoặc một số ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu quy định tại Phụ lục IV của Luật này tại khu chức năng thuộc đặc khu;
b) Sửa đổi, bãi bỏ một hoặc một số điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng tại đặc khu hoặc khu chức năng thuộc đặc khu.
Điều 18. Hình thức đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền đầu tư theo các hình thức sau đây:
a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu;
b) Thực hiện dự án đầu tư tại đặc khu;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu;
d) Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu;
đ) Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư giữa nhà đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu;
e) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế có liên quan.
2. Ngoài các hình thức đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư có quyền đề xuất thực hiện hình thức đầu tư khác tại đặc khu phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại khoản này trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư.
Điều 19. Thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu 
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không nhất thiết phải có dự án đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập tổ chức kinh tế, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế được thực hiện tại Trung tâm hành chính công đặc khu theo quy định của pháp luật tương ứng đối với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức kinh tế không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại đặc khu.
5. Tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài phạm vi đặc khu sau khi có ít nhất một dự án đầu tư tại đặc khu được triển khai thực hiện.
Điều 20. Dự án đầu tư tại đặc khu thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại đặc khu không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ dự án đầu tư công và các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại đặc khu thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Dự án đầu tư kinh doanh cá cược, đặt cược, casino.
3. Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư quy định khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan; đối với trường hợp thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 21. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại đặc khu
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại đặc khu quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư;
c) Dự án khác thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Nhà đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này đến Trung tâm hành chính công đặc khu;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu tổ chức đánh giá hồ sơ dự án đầu tư theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp dự án đầu tư thuộc Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao quy định tại Phụ lục V của Luật này; quyết định việc lấy ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong trường hợp cần thiết đối với các dự án đầu tư khác trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến. Trong trường hợp này, thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn quy định tại điểm b khoản này.
3. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Đề xuất dự án đầu tư gồm những nội dung sau: mục tiêu đầu tư, địa điểm, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, bảo đảm tài chính cho dự án; thời hạn, tiến độ đầu tư; nhu cầu sử dụng đất hoặc sử dụng địa điểm đầu tư; phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhu cầu, giải pháp về lao động; công nghệ dự kiến sử dụng; các giải pháp bảo vệ môi trường; đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có); tác động và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ dự án đầu tư và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Nội dung đánh giá hồ sơ dự án đầu tư tại đặc khu gồm:
a) Thông tin về nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
c) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch, định hướng và yêu cầu phát triển của đặc khu;
đ) Khả năng tạo việc làm và đóng góp ngân sách nhà nước của dự án;
e) Ưu đãi đầu tư, điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
g) Tài liệu chứng minh về quyền sử dụng địa điểm đối với dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
h) Nhu cầu, điều kiện sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan đối với dự án đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
i) Khả năng giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
k) Đánh giá về công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. 
5. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời với thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của Luật này và hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức kinh tế đến Trung tâm hành chính công đặc khu để được giải quyết theo quy định tại Luật này.
6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho dự án đầu tư của nhà đầu tư chiến lược và dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Luật này phải thể hiện tiến độ giải ngân của dự án đầu tư và các nội dung khác theo quy định của Luật Đầu tư.
7. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều này.
Điều 22. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại đặc khu theo thủ tục rút gọn
1. Đối với dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện đánh giá nội dung quy định tại các điểm c, d, e, g và k khoản 4 Điều 21 của Luật này; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo thủ tục rút gọn trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc Danh mục dự án thu hút đầu tư: Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện nội dung đánh giá quy định tại các điểm a, c, g, h, i và k khoản 4 Điều 21 của Luật này; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 6.000 tỷ đồng thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư;
b) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển tại các đặc khu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III của Luật này: Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện đánh giá nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h, i và k khoản 4 Điều 21 của Luật này; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư; đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 6.000 tỷ đồng thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư.
Điều 23. Dự án đầu tư tại đặc khu không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đối với các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại các điều 20, 21 và 22 của Luật này, nhà đầu tư tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại Luật này, pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
Điều 24. Điều chỉnh dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Khi có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Hồ sơ đề xuất điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
c) Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư (nếu có);
d) Tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật này liên quan đến các nội dung điều chỉnh.
3. Nhà đầu tư gửi hồ sơ đề xuất điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến Trung tâm hành chính công đặc khu. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu xem xét, quyết định việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Điều 25. Thủ tục đăng ký thực hiện các hình thức đầu tư khác
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu và thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 và khoản 3 Điều 29 của Luật này;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu.
2. Tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và thay đổi thành viên, cổ đông đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện đồng thời tại Trung tâm hành chính công đặc khu.
Trường hợp đáp ứng các điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì Trung tâm hành chính công đặc khu tiến hành đăng ký theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên tại Trung tâm hành chính công đặc khu theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu thực hiện đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 22 của Luật này, trừ hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết theo quy định của pháp luật về dân sự giữa các nhà đầu tư trong nước để thực hiện dự án đầu tư mà theo quy định của pháp luật về đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được lập theo quy định của pháp luật về đầu tư và gửi kèm theo hồ sơ dự án đầu tư.
6. Nhà đầu tư ký kết hợp đồng đối tác công tư với Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công tại đặc khu không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu công bố Danh mục dự án đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng đối tác công tư tại đặc khu. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí, vận tải hàng không thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dầu khí, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
8. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký đầu tư quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Điều 26. Thủ tục khác trong hoạt động đầu tư
1. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, các thủ tục về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật này. Trường hợp có nhu cầu và đáp ứng các điều kiện có liên quan, nhà đầu tư có thể thực hiện đồng thời các thủ tục quy định tại khoản này với thủ tục đăng ký đầu tư.
Chính phủ quy định việc rút gọn một hoặc một số bước trong thủ tục về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư tại đặc khu.
2. Đối với các dự án phải ký quỹ theo pháp luật về đầu tư, căn cứ vào tính chất của từng dự án và yêu cầu quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định mức ký quỹ cao hơn quy định của pháp luật về đầu tư, nhưng không quá 5% vốn đầu tư của dự án.
Điều 27. Tích hợp thủ tục hành chính và hệ thống thông tin điện tử về đầu tư kinh doanh
1. Trung tâm hành chính công đặc khu làm đầu mối tiếp nhận, trả kết quả thực hiện thủ tục về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp và thủ tục khác trong hoạt động đầu tư về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường, lao động, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm:
a) Quy định tích hợp thủ tục, cơ chế liên thông giải quyết thủ tục về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp và thủ tục khác trong hoạt động đầu tư về đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường, lao động, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu tại Trung tâm hành chính công đặc khu;
b) Xây dựng hệ thống thông tin điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến để thực hiện đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh và các thủ tục sau đầu tư liên quan khác qua mạng internet.
Điều 28. Danh mục dự án thu hút đầu tư
1. Căn cứ quy hoạch đặc khu đã được phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ban hành và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư theo từng thời kỳ.
2. Nội dung Danh mục dự án thu hút đầu tư gồm:
a) Tên dự án, mục tiêu, quy mô, địa điểm, dự kiến tiến độ đầu tư; trích lục bản đồ đất đai, thông tin quy hoạch liên quan;
b) Hình thức đầu tư; định hướng lựa chọn nhà đầu tư;
c) Ưu đãi đầu tư và các hỗ trợ đầu tư khác (nếu có);
d) Trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm chủ động chuẩn bị các điều kiện sau đây để hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục dự án thu hút đầu tư:
a) Tổ chức giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật này để giao đất, cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;
b) Xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư, trừ dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản này;
c) Phương án huy động nguồn lực và triển khai đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu tái định cư và các công trình khác theo quy hoạch đặc khu ngoài hàng rào dự án đầu tư;
d) Kế hoạch triển khai, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện đồng bộ các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại và các thủ tục liên quan khác.
Điều 29. Khu thương mại tự do tại đặc khu
1. Khu thương mại tự do tại đặc khu thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau đây:
a) Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa; cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Kinh doanh hàng miễn thuế;
c) Trưng bày, giới thiệu, triển lãm hàng hóa và dịch vụ;
d) Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics;
đ) Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan;
e) Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào khu thương mại tự do của các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại khu thương mại tự do được ưu tiên về thủ tục hải quan, thời hạn nộp thuế như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật về hải quan và pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại khu thương mại tự do không phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế có liên quan, trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của khu thương mại tự do.
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư chiến lược
1. Nhà đầu tư chiến lược có quyền sau đây:
a) Được ưu tiên khi lựa chọn thực hiện dự án đầu tư trên cùng địa bàn đặc khu trong trường hợp dự án đầu tư có từ hai nhà đầu tư trở lên quan tâm đề xuất thực hiện; trường hợp có hai nhà đầu tư chiến lược trở lên quan tâm đề xuất thực hiện thì việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Được tham gia đầu tư kinh doanh, quản lý và vận hành các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và khu chức năng tại đặc khu theo hình thức đầu tư phù hợp với quy định tại Luật này;
c) Được ưu tiên hỗ trợ thủ tục đầu tư kinh doanh và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
d) Được tham gia trong quá trình lập quy hoạch, xây dựng chính sách áp dụng tại đặc khu;
đ) Được tổ chức, tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào đặc khu;
e) Trường hợp nhà đầu tư chiến lược thực hiện đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino thì được tính tổng vốn đầu tư các dự án khác trên cùng địa bàn đặc khu và các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối tới đặc khu do nhà đầu tư chiến lược thực hiện, nhưng không quá 50% vốn đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino để làm căn cứ xác định khả năng đáp ứng điều kiện về quy mô vốn, việc giải ngân vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về casino.
2. Nhà đầu tư chiến lược có nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện dự án đầu tư theo các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Thực hiện cam kết về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch hoặc công nghệ cao; cam kết đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, gắn bó lợi ích lâu dài với đặc khu;
c) Hỗ trợ huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào đặc khu;
d) Cung cấp các dịch vụ theo cam kết.
3. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, trường hợp nhà đầu tư không đáp ứng các điều kiện về tiến độ giải ngân trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các điều kiện khác về nhà đầu tư chiến lược thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu điều chỉnh ưu đãi đầu tư, các chính sách khác đối với nhà đầu tư. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh do không thực hiện đúng cam kết của mình.
Điều 31. Hỗ trợ phát triển khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển và thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại đặc khu.
2. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định các hình thức hỗ trợ đầu tư xây dựng, vận hành khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu.
Mục 2. ĐẤT ĐAI, XÂY DỰNG, ĐẤU THẦU VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 32. Quản lý và sử dụng đất tại đặc khu
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại đặc khu tại tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam để vay vốn đầu tư.
Trường hợp xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu cho đối tượng đủ điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Việc sử dụng đất tại đặc khu phải phù hợp với quy hoạch đặc khu và các quy hoạch chi tiết để thực hiện quy hoạch đặc khu.
4. Tranh chấp về đất đai tại đặc khu được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và quy định tại Luật này.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà phải thu hồi đất tại đặc khu sau đây:
a) Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất, dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;
b) Dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu chức năng, dự án đầu tư có sử dụng đất trong khu chức năng phù hợp với quy hoạch chi tiết để thực hiện quy hoạch đặc khu;
c) Dự án đầu tư quy định tại khoản 6 Điều này được Hội đồng nhân dân đặc khu chấp thuận việc thu hồi đất.
6. Hội đồng nhân dân đặc khu chấp thuận việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại đặc khu sau đây:
a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công tại đặc khu;
b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở đặc khu gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;
c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
d) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
đ) Dự án đầu tư của nhà đầu tư chiến lược quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
7. Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư chiến lược quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 của Luật này do nhà đầu tư chi trả và được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
Điều 33. Phương thức ứng vốn của nhà đầu tư khi thực hiện dự án
1. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai và Luật này được thực hiện như sau:
a) Nhà nước bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án được phê duyệt và giao đất, cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Trường hợp ngân sách nhà nước không bố trí được kinh phí để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại điểm a khoản này thì nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án đầu tư được ứng kinh phí để thực hiện. Khoản tiền ứng trước này được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án đầu tư mà nhà đầu tư phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai. 
2. Đối với dự án đầu tư công xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu tái định cư và các công trình khác phù hợp với quy hoạch chi tiết để thực hiện quy hoạch đặc khu ngoài hàng rào dự án đầu tư của nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, trường hợp Nhà nước không bố trí được kinh phí để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc thực hiện đầu tư xây dựng dự án thì nhà đầu tư được ứng kinh phí cho Nhà nước để thực hiện.
3. Khoản tiền nhà đầu tư ứng trước để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư công quy định tại khoản 2 Điều này được Nhà nước hoàn trả như sau:
a) Trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án của nhà đầu tư trên cùng địa bàn đặc khu mà nhà đầu tư phải nộp;
b) Được Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất phù hợp với quy hoạch đặc khu để thực hiện dự án đầu tư khác. Giá đất được xác định theo giá thị trường tại thời điểm có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Khoản tiền nhà đầu tư ứng trước để thực hiện đầu tư xây dựng dự án đầu tư công quy định tại khoản 2 Điều này được Nhà nước hoàn trả như sau:
a) Trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án của nhà đầu tư trên cùng địa bàn đặc khu mà nhà đầu tư phải nộp;
b) Được Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án đầu tư khác theo quy hoạch đã được phê duyệt và công bố theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.
Điều 34. Quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu
1. Đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở có quyền:
a) Sở hữu nhà ở thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại đặc khu theo Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định của Luật này.
Điều 35. Quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu.
2. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và của người sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú và các loại hình tương tự khác được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 36. Cấp giấy phép xây dựng và thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại đặc khu
1. Công trình xây dựng tại đặc khu đáp ứng các điều kiện sau đây không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng:
a) Thuộc dự án đầu tư xây dựng tại đặc khu đã có quy hoạch chi tiết về xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệt;
b) Đã được thẩm định thiết kế xây dựng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thẩm quyền:
a) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng đối với tất cả các công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính của đặc khu;
b) Tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng nhóm A trở xuống sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư trên địa bàn; thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình cấp I trở xuống sử dụng vốn khác được đầu tư xây dựng trên địa bàn đặc khu;
c) Tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước); thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) của dự án đầu tư xây dựng công trình cấp I trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn đặc khu.
3. Cơ quan chuyên môn theo phân cấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thẩm quyền chủ trì thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng của dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn đặc khu thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về xây dựng.            
Điều 37. Đấu thầu tại đặc khu
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là người có thẩm quyền trong lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư do mình quyết định đầu tư. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thể uỷ quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền đối với dự án nhóm B, nhóm C và dự toán mua sắm thường xuyên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và dự án có sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đặc khu, trừ dự án quan trọng quốc gia. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thể uỷ quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án nhóm B và nhóm C.
3. Trình tự, thủ tục, nội dung trong lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 38. Đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường tại đặc khu
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư tại đặc khu thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục VI của Luật này mà theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường phải đánh giá tác động môi trường; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư tại đặc khu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Đối với các dự án đầu tư thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi công dự án.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho Trưởng Khu hành chính xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư tại khu hành chính.        
Mục 3. NGÂN SÁCH VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Điều 39. Ngân sách đặc khu
1. Ngân sách đặc khu là một cấp ngân sách thuộc hệ thống ngân sách nhà nước, tương đương ngân sách cấp huyện.
Nguồn thu, nhiệm vụ chi, việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách đặc khu thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật này.
2. Báo cáo quyết toán ngân sách đặc khu phải được kiểm toán hằng năm trước khi Hội đồng nhân dân đặc khu phê chuẩn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm gửi Kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán ngân sách đặc khu.
Việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách đặc khu được thực hiện tương tự kiểm toán đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước cấp tỉnh.
3. Ngân sách nhà nước để lại toàn bộ số tăng thu nội địa tại địa bàn đặc khu trong thời gian 10 năm kể từ năm đặc khu được thành lập để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của đặc khu và thực hiện chính sách đặc thù theo quy định của Luật này.
Số tăng thu nội địa được xác định trên cơ sở số thu nội địa hằng năm so với số thu nội địa của năm liền kề trước năm đặc khu được thành lập.
Số thu nội địa quy định tại khoản này không bao gồm số thu từ tiền sử dụng đất.
4. Số bổ sung cân đối ngân sách hằng năm từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách đặc khu được giữ ổn định so với năm liền kề trước năm đặc khu được thành lập trong thời gian 10 năm kể từ năm đặc khu được thành lập.
5. Căn cứ yêu cầu phát triển của từng đặc khu, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách đặc khu để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của đặc khu. Mức bổ sung đối với từng đặc khu do Quốc hội quyết định.
Căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư công, Chính phủ xây dựng Danh mục dự án đầu tư công xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của từng đặc khu để Quốc hội xem xét, quyết định mức hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách đặc khu.
6. Hằng năm, Chính phủ trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách đặc khu quy định tại khoản 5 Điều này thông qua ngân sách cấp tỉnh. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách đặc khu.
7. Ngân sách đặc khu được bội chi để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật.
Mức bội chi của ngân sách đặc khu được tính trong mức bội chi của ngân sách cấp tỉnh nơi có đặc khu đã được Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công.
8. Mức dư nợ vay của ngân sách đặc khu quy định tại khoản 7 Điều này không vượt quá 70% số thu ngân sách đặc khu được hưởng theo phân cấp. Thu ngân sách đặc khu được xác định trên cơ sở dự toán ngân sách đặc khu được Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định của năm dự toán.
Điều 40. Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân
1. Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của cá nhân làm việc tại đặc khu.
2. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 05 năm, kể từ khi bắt đầu làm việc tại đặc khu nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao làm việc tại đặc khu.
3. Nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao quy định tại khoản 2 Điều này được xác định theo quy định tại khoản 9 Điều 68 của Luật này.
Điều 41. Ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Bán hàng miễn thuế cho khách du lịch tại khu thương mại tự do thuộc đặc khu:
a) Khách du lịch là người nước ngoài được mua hàng miễn thuế tại khu thương mại tự do thuộc các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong bằng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Một người được mua một lần trong 01 ngày và không quá 04 lần trong 30 ngày liên tục.
Định mức mua hàng miễn thuế đối với khách du lịch là người nước ngoài tại khu thương mại tự do thuộc đặc khu Phú Quốc bằng hai lần định mức quy định tại điểm này;
b) Khách du lịch là người Việt Nam có thời gian lưu trú từ 01 ngày trở lên (trên 24 giờ) tại cơ sở lưu trú trên địa bàn các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong được mua hàng miễn thuế tại khu thương mại tự do thuộc đặc khu tương ứng bằng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Một người được mua một lần trong 01 ngày và không quá 02 lần trong 30 ngày liên tục.
Định mức mua hàng miễn thuế đối với khách du lịch là người Việt Nam tại khu thương mại tự do thuộc đặc khu Phú Quốc bằng hai lần định mức quy định tại điểm này;
c) Khách du lịch là người nước ngoài, người Việt Nam khi xuất cảnh khỏi Việt Nam từ cửa khẩu quốc tế trên địa bàn đặc khu được mua hàng miễn thuế khi xuất cảnh hoặc gửi hành lý sau xuất cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, pháp luật về hải quan;
d) Hàng mua miễn thuế theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này được nhận ở khu cách ly đối với khách du lịch rời đặc khu bằng máy bay, tàu biển; trường hợp rời đặc khu bằng đường bộ thì nhận hàng tại địa điểm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định;
đ) Quy định tại điểm b khoản này không áp dụng đối với người làm việc thường xuyên và người ra, vào thường xuyên đặc khu theo quy định của Chính phủ.
2. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại đặc khu được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;
c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
3. Miễn thuế nhập khẩu lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa phù hợp cho dự án đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này;
b) Dự án đầu tư tại đặc khu Vân Đồn thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục I của Luật này;
c) Dự án đầu tư tại đặc khu Bắc Vân Phong thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục II của Luật này;
d) Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục III của Luật này.
4. Nhà đầu tư có hàng hoá nhập khẩu thuộc chủng loại trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa phù hợp cho dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này phải đăng ký danh mục hàng hóa với Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm phê duyệt và thông báo danh mục hàng hóa cho cơ quan hải quan.
5. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 07 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất của dự án đầu tư đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này.
Việc miễn thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt.
6. Hàng hóa là vật liệu xây dựng từ thị trường trong nước xuất khẩu vào khu thương mại tự do thuộc đặc khu để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung trong khu thương mại tự do được miễn thuế xuất khẩu.
Điều 42. Ưu đãi thuế giá trị gia tăng
Hàng hóa miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 41 của Luật này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Điều 43. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại đặc khu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm kể từ khi có doanh thu, được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
2. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân tại đặc khu được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, trừ dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động.
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới xã hội hóa tại đặc khu trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động, được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế;
c) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại đặc khu quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này và dự án đầu tư thuộc ngành, nghề công nghệ cao, dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa tại đặc khu Vân Đồn quy định tại Phụ lục I của Luật này; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng biển tại đặc khu Bắc Vân Phong quy định tại Phụ lục II của Luật này; dự án đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, nghiên cứu, phát triển và chế biến dược phẩm tại đặc khu Phú Quốc quy định tại Phụ lục III của Luật này được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 30 năm kể từ khi có doanh thu, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế;
d) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại đặc khu thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này, được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 20 năm kể từ khi có doanh thu, được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế;
đ) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại đặc khu sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng thuế suất 10% trong 10 năm kể từ khi có doanh thu, được miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế;
e) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại đặc khu (trừ dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của dự án quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 của Luật này được áp dụng thuế suất 17% trong thời gian 05 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế nhưng không quá năm 2030.
3. Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất nếu đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy định tại khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới.
4. Dự án đầu tư mở rộng quy định tại khoản 3 Điều này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 10 tỷ đồng;
b) Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư;
c) Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư.    
5. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này không áp dụng đối với:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trừ thu nhập từ dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, thu nhập quy định tại điểm e khoản 2 Điều này và thu nhập từ dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội;
b) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác, thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
6. Thu nhập doanh nghiệp theo diện dự án đầu tư mới quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.
Điều 44. Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Hàng hoá miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Hàng hoá nhập khẩu chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi xuất khẩu trở lại nước ngoài hoặc xuất khẩu để sử dụng trong khu thương mại tự do thuộc đặc khu được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp. Việc xuất khẩu hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu.
3. Dịch vụ kinh doanh casino, dịch vụ kinh doanh đặt cược, dịch vụ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự trong dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Luật này được áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 15% trong thời hạn 10 năm kể từ khi có doanh thu từ dịch vụ. Hết thời hạn 10 năm, các dịch vụ này được áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 45. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước
1. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời hạn thuê đối với các dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành đang được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê và các dự án sau đây:
a) Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu;
b) Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục III của Luật này.
2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa không quá 30 năm đối với dự án đầu tư tại đặc khu thuộc Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, trừ dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ban hành Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường phù hợp với quy hoạch đặc khu.
3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 30 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 3 của Luật này tại đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong.
4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 20 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục I của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 5 Điều 3 của Luật này;
b) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục II của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 5 Điều 3 của Luật này và dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
c) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này tại đặc khu Phú Quốc; dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục III của Luật này, trừ dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 5 Điều này.
5. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 15 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên quy định tại Phụ lục II của Luật này;
b) Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên, khách sạn từ 5 sao trở lên quy định tại Phụ lục III của Luật này.
6. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
Thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này không bao gồm thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản quy định tại khoản này.
7. Không miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các dự án đầu tư tại đặc khu không thuộc trường hợp quy định tại Điều này.
8. Căn cứ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của từng đặc khu, Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tiêu chí xác định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này theo từng khu vực, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch đặc khu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với từng trường hợp cụ thể.
Mục 4. LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ AN SINH XÃ HỘI
Điều 46. Chính sách đối với người lao động 
1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đặc khu có trách nhiệm ưu tiên tuyển dụng, sử dụng lao động bị thu hồi đất, đối tượng tinh giản biên chế, lao động khác là người thường trú tại đặc khu.
Ngoài ưu đãi được hưởng theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định ưu đãi khác đối với doanh nghiệp sử dụng lao động quy định tại khoản này.
2. Người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn không quá 180 ngày trong 01 năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu việc sử dụng lao động nước ngoài quy định tại khoản này; không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
3. Mức lương tối thiểu áp dụng tại đặc khu do Chính phủ quy định căn cứ vào tình hình phát triển của đặc khu trong từng thời kỳ.
4. Căn cứ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của từng đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định:
a) Tiêu chí cụ thể đối với lao động kỹ thuật là người nước ngoài, nhưng không thấp hơn tiêu chí theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Tỷ lệ hoặc số lượng tối đa lao động kỹ thuật là người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp thuộc đặc khu theo ngành, nghề;
c) Việc sử dụng lao động là người nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này của nhà thầu nước ngoài tại đặc khu.
Điều 47. Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập tại đặc khu
1. Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập tại đặc khu được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tiền lương trả theo vị trí việc làm gắn với chức vụ, chức danh;
b) Tiền lương tăng thêm được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và mức độ phát triển kinh tế của đặc khu;
c) Tiền lương bảo đảm tính cạnh tranh, phù hợp với thị trường và khu vực doanh nghiệp;
d) Các khoản phụ cấp ngoài lương được xác định theo tính chất, đặc điểm công việc.
đ) Tiền thưởng được hưởng trên cơ sở kết quả và mức độ hoàn thành công việc.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định ký hợp đồng lao động hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan của chính quyền địa phương ở đặc khu ký hợp đồng lao động với nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia trong nước và ngoài nước có trình độ chuyên môn cao trên cơ sở thỏa thuận mức thù lao phù hợp với công việc được giao.
3. Công chức được tuyển dụng có thời hạn có thời gian làm việc 05 năm liên tục trở lên tại các cơ quan của chính quyền địa phương ở đặc khu, khi chuyển công tác sang các cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển.
4. Cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa phương ở đặc khu có cam kết làm việc ít nhất trong thời gian 10 năm tại đặc khu được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, cơ quan, người có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chế độ tiền lương, quyết định hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đặc khu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và mức độ phát triển kinh tế của đặc khu.
Điều 48. Hỗ trợ đào tạo nghề
1. Dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng tại đặc khu được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động thường trú tại đặc khu làm việc cho dự án đầu tư trong thời gian 02 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động, trong đó ưu tiên lao động nữ, lao động bị thu hồi đất, đối tượng tinh giản biên chế.
2. Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện thông qua các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do nhà đầu tư lựa chọn và theo phương thức cùng chia sẻ chi phí đào tạo nghề giữa Nhà nước và nhà đầu tư.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu xác định nhu cầu, đối tượng người lao động và quyết định phương thức hỗ trợ, mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề quy định tại Điều này theo từng giai đoạn căn cứ vào trình độ phát triển tại đặc khu.
Điều 49. Chính sách an sinh xã hội
Căn cứ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của từng đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có thẩm quyền:
1. Quyết định nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn nghèo được áp dụng tại tỉnh nơi có đặc khu với điều kiện tự cân đối ngân sách đặc khu để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chỉnh, nâng chuẩn;
2. Quyết định mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng, các mức trợ giúp xã hội khác và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho người tham gia cao hơn các mức theo quy định hiện hành của Chính phủ;
3. Quy định cụ thể tiêu chí ưu tiên để lựa chọn các đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc thù của đặc khu;
4. Quyết định việc sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi cho người lao động có thu nhập thấp.
Mục 5. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC BIỆT KHÁC
Điều 50. Chính sách về tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối
1. Căn cứ vào quy hoạch đặc khu trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ quyết định các chính sách đặc thù về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối áp dụng tại từng đặc khu để hỗ trợ sự phát triển của đặc khu và nền kinh tế trên cơ sở bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tiền tệ quốc gia.
2. Trong phạm vi khu thương mại tự do, khu chế xuất và các khu chức năng khác được áp dụng cơ chế, chính sách của khu phi thuế quan tại đặc khu, các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú được thực hiện bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn các trường hợp được sử dụng ngoại tệ quy định tại khoản này.
Điều 51. Thủ tục hải quan 
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào đặc khu của doanh nghiệp có dự án đầu tư sau đây được áp dụng thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật về hải quan:
1. Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này;
2. Dự án đầu tư tại đặc khu Vân Đồn thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục I của Luật này;
3. Dự án đầu tư tại đặc khu Bắc Vân Phong thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục II của Luật này;
4. Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục III của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.
Điều 52. Nhập cảnh, đi lại và cư trú
1. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu được miễn thị thực với thời gian tạm trú tại đặc khu không quá 60 ngày nếu hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 90 ngày; trường hợp có nhu cầu đến các địa phương khác ngoài đặc khu thì phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp thị thực theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài nhập cảnh đặc khu được tạm trú không quá 60 ngày tại đặc khu trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc diện miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà thời hạn tạm trú dưới 60 ngày;
b) Sử dụng thị thực, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực, thẻ doanh nhân APEC còn thời hạn dưới 60 ngày.
3. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu thuộc diện phải có thị thực nhưng không thuộc Danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử có thể được cấp thị thực điện tử theo quy định của Chính phủ.
Điều 53. Vận chuyển hàng không quốc tế kết hợp nhiều điểm
1. Hãng hàng không nước ngoài được phép tham gia vận chuyển hàng không quốc tế có ít nhất hai điểm đến hoặc hai điểm đi trong lãnh thổ Việt Nam, trong đó có ít nhất một điểm đến hoặc một điểm đi tại đặc khu.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc vận chuyển hàng không quốc tế kết hợp nhiều điểm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 54. Người chơi casino
1. Người mang hộ chiếu nước ngoài hoặc có giấy thông hành hợp lệ và nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam được vào chơi casino tại điểm kinh doanh casino tại đặc khu.
2. Người Việt Nam đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về casino được vào chơi casino tại điểm kinh doanh casino thuộc dự án đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino tại đặc khu.
Điều 55. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Vân Đồn
1. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Vân Đồn quyết định việc hỗ trợ các hoạt động: nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao, đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực công nghệ cao.
2. Hãng hàng không mở mới tuyến bay đến và đi tại Cảng hàng không Vân Đồn được hỗ trợ phí cất hạ cánh, chi phí sân đỗ máy bay và chi phí liên quan tối đa bằng 30% tổng giá vé của chuyến bay trong 06 tháng đầu tiên kể từ khi mở đường bay mới đến Cảng hàng không Vân Đồn, nhưng tối đa không quá 03 tỷ đồng/tuyến.
Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Vân Đồn quyết định đối tượng và mức hỗ trợ cụ thể.
3. Người nước ngoài hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa tại đặc khu Vân Đồn đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục I của Luật này được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực theo bảo lãnh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì doanh nghiệp bảo lãnh có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp giấy phép một lần với thời hạn xác định.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điều 56. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Bắc Vân Phong
1. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Bắc Vân Phong quyết định việc hỗ trợ các hoạt động: nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; dịch vụ phần mềm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin.
2. Căn cứ mức độ phát triển của cảng biển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Bắc Vân Phong quyết định thành lập cơ quan quản lý cảng biển.
Cơ quan quản lý cảng biển được Nhà nước giao vùng đất, vùng nước cảng biển để quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, khu hậu cần sau cảng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao; đầu mối thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các nhiệm vụ có liên quan khác tại cảng biển.
Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý cảng biển; chính sách phát triển cảng biển, trung tâm thương mại - tài chính gắn với cảng biển tại đặc khu Bắc Vân Phong.
3. Hàng hóa được phép trung chuyển qua cảng biển tại đặc khu Bắc Vân Phong được vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu qua cửa khẩu khác hoặc xuất khẩu trực tiếp.
Điều 57. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Phú Quốc
1. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có dự án đầu tư từ 110 tỷ đồng trở lên tại đặc khu Phú Quốc được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm, nếu có chỗ ở hợp pháp thì được cấp thẻ thường trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
Người nước ngoài đang khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc, nếu có nhu cầu ở lại đặc khu quá 60 ngày thì được gia hạn tạm trú trên cơ sở đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Phú Quốc với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.
4. Trong thời hạn 05 năm kể từ khi thành lập đặc khu, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc quyết định việc hỗ trợ đối với:
a) Người thường trú tại đặc khu Phú Quốc học nghề trong lĩnh vực du lịch, người học nghề tại các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực du lịch tại đặc khu Phú Quốc và cam kết làm việc tại đặc khu Phú Quốc; 
b) Các chương trình quảng bá du lịch vào đặc khu Phú Quốc.
5. Nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản tại đặc khu Phú Quốc được phép đề xuất các cơ chế, chính sách về bảo mật thông tin, quản lý tài sản và cơ chế, chính sách khác theo thông lệ quốc tế để Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép áp dụng.
Việc áp dụng các cơ chế, chính sách quy định tại khoản này phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này.
 6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 và khoản 5 Điều này.
Chương IV. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CƠ QUAN KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Ở ĐẶC KHU
Mục 1. TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐẶC KHU
Điều 58. Tổ chức đặc khu
1. Đặc khu Vân Đồn trực thuộc tỉnh Quảng Ninh; đặc khu Bắc Vân Phong trực thuộc tỉnh Khánh Hòa; đặc khu Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
2. Địa giới hành chính, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc do Quốc hội quyết định khi thành lập các đặc khu.
3. Đặc khu có các khu hành chính được xác định theo ranh giới địa lý.
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về thành lập đặc khu, Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng, tên gọi của các khu hành chính thuộc đặc khu.
4. Trong quá trình phát triển của đặc khu, căn cứ vào quy hoạch đặc khu, diện tích tự nhiên, dân số, tình hình kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Hội đồng nhân dân đặc khu thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh số lượng, việc nhập, chia, điều chỉnh ranh giới và tên gọi khu hành chính thuộc đặc khu.
Điều 59. Tổ chức chính quyền địa phương ở đặc khu
1. Chính quyền địa phương ở đặc khu gồm có Hội đồng nhân dân đặc khu và Ủy ban nhân dân đặc khu.      
2. Chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố thuộc tỉnh và ở phường theo quy định của pháp luật có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này.
3. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đặc khu thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật này, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của đặc khu.
Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân đặc khu
1. Hội đồng nhân dân đặc khu gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở đặc khu bầu ra.
2. Tổng số đại biểu của Hội đồng nhân dân đặc khu không quá 15 người, trong đó đa số là đại biểu hoạt động chuyên trách.
3. Số lượng đại biểu của Hội đồng nhân dân đặc khu được xác định dựa trên quy mô dân số của đặc khu theo nguyên tắc đặc khu có từ 100.000 dân trở xuống được bầu 09 đại biểu; có trên 100.000 dân thì cứ thêm 30.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 15 đại biểu. 
4. Hội đồng nhân dân đặc khu bầu Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu. Kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Hội đồng nhân dân đặc khu không tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân.
5. Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân đặc khu, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu trên cơ sở quy định của Luật này và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của các đặc khu.
Điều 61. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân đặc khu
1. Ủy ban nhân dân đặc khu gồm Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
3. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu. Kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu.
Điều 62. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu là người đứng đầu Ủy ban nhân dân đặc khu, lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân đặc khu, quyết định, tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo quy định của Hiến pháp, Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân đặc khu, Ủy ban nhân dân đặc khu và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Điều 63. Bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu
1. Văn phòng giúp việc chung Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đặc khu về hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đặc khu;
b) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu về chỉ đạo, điều hành; cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đặc khu và các cơ quan khác của chính quyền địa phương ở đặc khu, cơ quan khác của Nhà nước ở địa phương;
c) Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đặc khu;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đặc khu, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở đặc khu.
Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định số lượng cơ quan chuyên môn, nhưng không quá 07 cơ quan; quyết định thành lập, giải thể, tổ chức lại cơ quan chuyên môn.
3. Trung tâm hành chính công đặc khu thực hiện chức năng làm đầu mối tiếp nhận, trả kết quả thực hiện thủ tục về đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này; tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo thẩm quyền hoặc làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn giải quyết thủ tục hành chính khác và cung cấp dịch vụ công thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
4. Ủy ban nhân dân đặc khu quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, nhưng không quá 02 người.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 64. Trưởng Khu hành chính
1. Trưởng Khu hành chính là người đứng đầu khu hành chính, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, thực hiện các giải pháp quản lý dân cư và các hoạt động quản lý nhà nước khác trên địa bàn khu hành chính theo phân cấp, ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường theo quy định của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn khác, trừ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trưởng Khu hành chính chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
3. Giúp Trưởng Khu hành chính có các Phó Trưởng Khu hành chính và các công chức chuyên môn do Trưởng Khu hành chính trực tiếp quản lý, sử dụng, phân công nhiệm vụ.
 Phó Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Trường Khu hành chính. Số lượng Phó Trưởng Khu hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định, nhưng không quá 02 người.
4. Trưởng Khu hành chính được sử dụng con dấu mang hình quốc huy.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 65. Cán bộ, công chức thuộc bộ máy chính quyền địa phương ở đặc khu
1. Những người sau đây là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức:
a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu, đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân đặc khu; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu; Trưởng Khu hành chính, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu;
b) Người đang là cán bộ, công chức được bổ nhiệm, điều động, sắp xếp giữ chức vụ, chức danh hoặc đảm nhiệm vị trí việc làm trong các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu và Trưởng Khu hành chính.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm việc tại các cơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu và Trưởng Khu hành chính được tuyển dụng có thời hạn và theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định hoặc ủy quyền cho người trực tiếp sử dụng công chức quyết định việc tuyển dụng có thời hạn, cho thôi việc công chức quy định tại khoản này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu xây dựng Đề án vị trí việc làm tại các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu, Trưởng Khu hành chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Căn cứ vào Danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định số lượng người làm việc tại các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu và Trưởng Khu hành chính.
4. Chính sách đối với cán bộ, công chức quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
5. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; nghĩa vụ, quyền và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ của công chức quy định tại Điều này do Chính phủ quy định trên cơ sở quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật này, bảo đảm phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.
Điều 66. Công khai, minh bạch trong hoạt động của chính quyền địa phương ở đặc khu
1. Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật tại đặc khu phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, cơ quan khác của chính quyền địa phương ở đặc khu phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ.
2. Hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đặc khu để Nhân dân giám sát, kiểm tra.
3. Ngoài những thông tin, nội dung phải công khai theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và pháp luật có liên quan, chính quyền địa phương ở đặc khu có trách nhiệm công khai thông tin về các nội dung sau đây:
a) Quy trình, thủ tục giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân trong từng lĩnh vực; 
b) Quy hoạch đặc khu, các quy hoạch chi tiết để thực hiện quy hoạch đặc khu, việc điều chỉnh quy hoạch và kết quả thực hiện quy hoạch;
c) Các danh mục dự án đầu tư công, dự án thu hút đầu tư của đặc khu, dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao cần lựa chọn nhà đầu tư; thủ tục đầu tư kinh doanh; thông tin cơ bản về các dự án đầu tư đã được phê duyệt hoặc đăng ký và ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với từng dự án; tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn đặc khu;
d) Chi tiết số liệu dự toán và quyết toán ngân sách đặc khu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung; chi tiết số liệu phân bổ dự toán ngân sách đặc khu; nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức phân bổ chi thường xuyên; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; báo cáo kiểm toán ngân sách đặc khu.
4. Thông tin về các nội dung phải công khai phải được đăng trên cổng thông tin điện tử đặc khu, đồng thời có thể được công khai thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân đặc khu, Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu phải được đăng Công báo cấp tỉnh và công bố trên cổng thông tin điện tử đặc khu.
6. Các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời theo yêu cầu của công dân phù hợp với quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin. 
Mục 2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐẶC KHU
Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và xây dựng chính quyền:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu;
b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân đặc khu; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân đặc khu;
c) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân đặc khu bầu;
d) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân đặc khu xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu;
đ) Thông qua số lượng, việc nhập, chia, điều chỉnh ranh giới và tên gọi khu hành chính trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách:
a) Thông qua quy hoạch đặc khu, điều chỉnh quy hoạch đặc khu trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đặc khu;
c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B sử dụng vốn ngân sách đặc khu, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
d) Chấp thuận việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại đặc khu quy định tại khoản 6 Điều 32 của Luật này;
đ) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách đặc khu và phân bổ dự toán ngân sách đặc khu; điều chỉnh dự toán ngân sách đặc khu trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách đặc khu;
e) Quyết định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên cho các lĩnh vực của đặc khu;
g) Quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách tại đặc khu theo quy định khung của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở đặc khu ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của đặc khu;
i) Quyết định phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn vay trong nước khác theo quy định của Chính phủ;
k) Quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh áp dụng trên địa bàn đặc khu theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
3. Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư trên địa bàn.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở đặc khu, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân đặc khu; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân đặc khu và Trưởng Khu hành chính; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do luật định hoặc cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp.
Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân đặc khu
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định các nội dung quy định tại điểm a khoản 1, các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 và khoản 3 Điều 67 của Luật này.
2. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân đặc khu.
3. Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm C sử dụng vốn ngân sách đặc khu.
4. Quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần đất trồng lúa nước, đất rừng phù hợp với quy hoạch đặc khu đã được phê duyệt, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
5. Quy định tiêu chí xác định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại Điều 45 của Luật này.
6. Ban hành quy chuẩn môi trường về chất thải rắn, nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn đặc khu nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia.
7. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng trong phạm vi đặc khu đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình đặc thù của đặc khu và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm của đặc khu với các quy định về kỹ thuật và quản lý nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật của tỉnh nơi có đặc khu.
8. Quyết định thành lập, giải thể, tổ chức lại và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu.
9. Quy định tiêu chí xác định đối tượng nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao cần thu hút làm việc tại đặc khu.
10. Quyết định việc thiết lập, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại đặc khu với các địa phương nước ngoài.
11. Ban hành quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân đặc khu.
12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
13. Trước khi quyết định các nội dung Ủy ban nhân dân đặc khu trình Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định, các nội dung quy định tại các khoản 4, 6 và 7 Điều này, Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược theo quy định của Chính phủ.
Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường theo quy định của pháp luật có liên quan, trừ nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đặc khu và Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tại Điều 67 và Điều 68 của Luật này.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tại Chương II, Chương III của Luật này và các nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 của Điều này.
3. Trong tổ chức, bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và xây dựng chính quyền:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng hình thức quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền;
b) Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đặc khu và Trưởng Khu hành chính;
c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập của đặc khu; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của đặc khu.
4. Trong lĩnh vực kinh tế:
a) Quyết định đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B đã được Hội đồng nhân dân đặc khu quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án đầu tư công nhóm C đã được Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định chủ trương đầu tư;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án, ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại đặc khu đối với dự án mà theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ dự án quan trọng quốc gia và dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
c) Cấp phép, kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và kiểm tra chuyên ngành khác đối với hàng hóa nhập khẩu;
d) Phê duyệt, công bố danh mục dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách tại đặc khu sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao cần lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Cấp, cấp đổi, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại đặc khu;
e) Cấp, cấp đổi, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại đặc khu;
g) Thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch tại đặc khu; thẩm định, công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tại đặc khu;
h) Quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Quỹ xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch từ nguồn ngân sách đặc khu, nguồn hỗ trợ, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
i) Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
k) Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý trong phạm vi hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản và sản lượng cho phép khai thác theo loài đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định;
l) Quyết định thành lập khu chức năng tại đặc khu phù hợp với quy hoạch đặc khu được phê duyệt; ban hành quy chế hoạt động của khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu chức năng khác chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
5. Trong lĩnh vực tài chính, ngân sách:
a) Quyết định việc quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của đặc khu mà theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trên địa bàn đặc khu mà theo quy định của pháp luật về giá thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Ban hành danh mục kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá và tiếp nhận hồ sơ kê khai giá trên địa bàn đặc khu.
6. Trong lĩnh vực đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản, hạ tầng giao thông vận tải:
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn đặc khu, trừ đường cao tốc và cảng hàng không;
b) Quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư, dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại, dự án khu đô thị trên địa bàn đặc khu, trừ trường hợp lựa chọn chủ đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá dự án có sử dụng đất;
c) Quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản tại đặc khu;
d) Quyết định giá khởi điểm để đấu giá và phê duyệt kết quả đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản công là kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng tại đặc khu;
đ) Quản lý các dịch vụ công ích trên địa bàn đặc khu.
7. Trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường:
a) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn đặc khu; quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền quy định tại Luật này;
b) Ban hành bảng giá và hệ số điều chỉnh giá đất tại đặc khu;
c) Quyết định giá đất cụ thể để áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Quyết định các hình thức hỗ trợ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định các hình thức huy động nguồn vốn hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước và các hình thức thanh toán để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
đ) Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại đặc khu;
e) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi Giấy phép về tài nguyên nước đối với các trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải tại đặc khu.
8. Trong lĩnh vực công thương, hải quan:
a) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại đặc khu;
b) Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (C/O) đối với các loại mẫu C/O ưu đãi và không ưu đãi tại đặc khu;
c) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại đặc khu;
d) Cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh tại đặc khu;
đ) Đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại tại đặc khu;
e) Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp tại đặc khu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu, hàng hóa chuyên ngành quốc phòng, an ninh, tiền tệ, y tế và các loại mặt hàng đặc biệt khác;
g) Quyết định, công nhận, công bố thành lập; thu hẹp, mở rộng, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động của kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế, kho hàng không kéo dài, cảng cạn, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung tại đặc khu trên cơ sở tham khảo ý kiến của Tổng cục hải quan;
h) Phê duyệt các chương trình quảng cáo - khuyến mại trên địa bàn đặc khu.
9. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ:
a) Quyết định biện pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên địa bàn đặc khu;
b) Thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn; quyết định công nhận, không công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục tại đặc khu;
c) Chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao tại đặc khu;
d) Chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đặc khu.
10. Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, lao động, thực hiện chính sách xã hội:
a) Cấp Giấy phép phổ biến phim đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh tại đặc khu sản xuất hoặc nhập khẩu;
b) Quyết định việc chấp thuận tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, liên hoan phim quốc tế tại đặc khu;
c) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại đặc khu;
d) Thực hiện quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu trong phạm vi đặc khu;
đ) Quyết định tổ chức giải, phê duyệt điều lệ giải thi đấu vô địch từng môn thể thao trên địa bàn đặc khu;
e) Giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động tại đặc khu, bao gồm: tiếp nhận thông báo của người sử dụng lao động về việc cho nhiều người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế của doanh nghiệp; tiếp nhận thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp; giải quyết thủ tục đăng ký nội quy lao động của các tổ chức, doanh nghiệp; quyết định các nội dung liên quan đến quản lý lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm định số lượng lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc;
g) Cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài thuộc diện cấp Giấy phép lao động làm việc tại đặc khu; nhận báo cáo xác định nhu cầu và chấp thuận cho người sử dụng lao động việc sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này;
h) Quyết định các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn đặc khu mà theo pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trừ thủ tục điều tra các sự cố, tại nạn lao động và những nội dung thuộc lĩnh vực chuyên ngành khác;
i) Phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; quyết định hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp ở đặc khu;
k) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp tại đặc khu.
11. Quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại đặc khu, trừ hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
13. Trước khi quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 17, khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 56, khoản 5 Điều 57, điểm l khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược theo quy định của Chính phủ.
Mục 3. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Ở ĐẶC KHU 
Điều 70. Tòa án nhân dân đặc khu
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân đặc khu theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân đặc khu thực hiện theo quy định của Luật này, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan về Tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 71. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân đặc khu
1. Tòa án nhân dân đặc khu có thể có Tòa kinh tế, Tòa hành chính và các Tòa chuyên trách khác theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân đặc khu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Tòa án nhân dân đặc khu có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, công chức khác và người lao động. Tòa án nhân dân đặc khu có thể có Thẩm phán cao cấp.
3. Tòa án nhân dân đặc khu có bộ máy giúp việc. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc.
Điều 72. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân đặc khu
Tòa án nhân dân đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 73 của Luật này và Điều 44 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 73. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đặc khu và thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đặc khu
1. Tòa án nhân dân đặc khu có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định từ Điều 26 đến Điều 33, Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật Tố tụng dân sự; hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự;
b) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện hành chính quy định tại Điều 30, Điều 31 và khoản 7 Điều 32 của Luật Tố tụng hành chính;
c) Giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại đặc khu;
d) Xét xử các vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 268, khoản 1 Điều 269 và Điều 270 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
đ) Xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân;
e) Thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các quy định khác của pháp luật tố tụng khi giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân đặc khu;
g) Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đặc khu chưa có hiệu lực pháp luật, giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân đặc khu do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đặc khu thực hiện.
Điều 74. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
1. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu và Tòa án nhân dân cấp huyện khác trong cùng một tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu với Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác hoặc với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.
3. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân đặc khu với Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, với Tòa án nhân dân đặc khu khác hoặc với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
Điều 75. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân đặc khu theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hiện theo quy định của Luật này, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan về Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
3. Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi đặc khu.
4. Viện kiểm sát nhân dân đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động tương trợ tư pháp được quy định tại Luật Tương trợ tư pháp và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi thực hiện thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu.
5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân đặc khu.
Điều 76. Tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thi hành án dân sự đặc khu
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập, giải thể Chi cục thi hành án dân sự đặc khu theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự.
Tổ chức bộ máy của Cơ quan thi hành án dân sự đặc khu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
2. Cơ quan thi hành án dân sự đặc khu có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định sau:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân đặc khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân đặc khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân đặc khu nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
đ) Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự đặc khu;
e) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
g) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại đối với vụ việc phát sinh trên địa bàn đặc khu;
h) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đối với vụ việc phát sinh trên địa bàn đặc khu.
3. Các bản án, quyết định quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả các trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án dân sự tại đặc khu.
Điều 77. Tổ chức và hoạt động của cơ quan quân sự, các đơn vị quân đội trên địa bàn đặc khu
1. Tổ chức cơ quan quân sự và đơn vị biên phòng tại đặc khu để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đặc khu được tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của cơ quan quân sự, đơn vị biên phòng, cảnh sát biển và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan, phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.
Điều 78. Tổ chức và hoạt động của cơ quan công an trên địa bàn đặc khu
1. Tổ chức cơ quan Công an tại đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an thành phố thuộc tỉnh và của Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn đặc khu.
2. Công an đặc khu bao gồm các cơ quan thực hiện nhiệm vụ điều tra, thi hành án hình sự, quản lý tạm giữ, tạm giam và các đơn vị khác.
3. Cơ quan điều tra đặc khu có thẩm quyền tương đương cơ quan điều tra cấp huyện. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra đặc khu theo quy định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra cấp huyện quy định tại Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật này.
4. Cơ quan thi hành án hình sự đặc khu có thẩm quyền tương đương cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện. Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự đặc khu theo quy định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện quy định tại Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể tổ chức bộ máy của Công an đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan, phù hợp với tổ chức, đặc điểm của đặc khu.
Điều 79. Tổ chức và hoạt động của cơ quan tài chính, ngân hàng trên địa bàn đặc khu
1. Tổ chức một cơ quan tài chính trên địa bàn đặc khu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tài chính theo ngành dọc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan tài chính quy định tại khoản này.
2. Căn cứ mức độ phát triển của đặc khu, Chính phủ quyết định thành lập chi nhánh ngân hàng nhà nước tại đặc khu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đặc khu.
Chương V. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ĐỐI VỚI ĐẶC KHU
Điều 80. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính đặc khu;
b) Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được Luật này phân quyền cho chính quyền địa phương ở đặc khu và các nội dung khác để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách đặc biệt quy định tại Luật này theo nguyên tắc đơn giản, thuận tiện, bảo đảm cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu quản lý, có thể khác với quy định có liên quan của luật khác nhưng phải phù hợp với quy định tại Luật này và không trái Hiến pháp;
c) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở đặc khu; trụ sở, kinh phí hoạt động, bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương ở đặc khu trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật này, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của các đặc khu;
d) Quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở đặc khu;
đ) Hằng năm, báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc;
e) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu; quyết định điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu;
b) Quyết định số lượng, việc nhập, chia, điều chỉnh ranh giới và tên gọi khu hành chính thuộc đặc khu;
c) Quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở đặc khu;
d) Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan trung ương và địa phương đối với đặc khu;
đ) Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương ở đặc khu;
e) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đặc khu và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Là đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các đặc khu;
b) Chủ trì tổng hợp, đánh giá về hiệu quả hoạt động của các đặc khu;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển đặc khu.
2. Bộ Nội vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền quy định, hướng dẫn về tổ chức bộ máy, công chức, chế độ công vụ tại đặc khu, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương ở đặc khu.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành của mình đối với đặc khu được Luật này hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh đối với những ngành, nghề thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, đáp ứng yêu cầu quản lý; giải quyết các vấn đề phát sinh của đặc khu thuộc thẩm quyền; quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành của mình ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này.
Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương, quyết định bổ sung ngân sách cho ngân sách đặc khu để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường quan trọng của đặc khu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và thực hiện chính sách đặc thù quy định tại Luật này.
2. Quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Điều 83. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này;
b) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giới thiệu nhân sự Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu để Hội đồng nhân dân đặc khu bầu;
b) Đề nghị Hội đồng nhân dân đặc khu xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu;
c) Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu; quyết định điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu;
d) Quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này;
đ) Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại đặc khu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
e) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 84. Sửa đổi, bổ sung Điều 75 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Sửa đổi, bổ sung Điều 75 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 như sau:
“Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
1. Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thực hiện trên cơ sở quy định của Luật này và luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, bảo đảm phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
2. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định.”
Điều 85. Hiệu lực thi hành

17 nhận xét:

  1. Cựu Chiến binhlúc 18:53 7 tháng 6, 2018

    Khởi phát từ một điểm trong Dự thảo Luật đặc khu là cho phép người nước ngoài thuê đất tối đa 99 năm, đã tạo cớ cho một làn sóng phản ứng dữ dội. Qua những dòng chia sẻ trên mạng xã hội, những cuộc chuyện bên quán chè nước ở vỉa hè, Dự Luật đặc khu đã hòan toàn bị bóp méo thành “bán đất cho Trung Quốc”. Một lý do không thể nào hợp lý hơn để kích động đám đông dư luận đang nổi cơn thịnh nộ. Thế là, nhanh như chớp xuất hiện một làn sóng tẩy chay. Từ nhà báo, facebooker, cho đến các nhà “dân chủ” như Nguyễn Xuân Diện, Trần An Lộc, Văn Phạm, Võ Hồng Ly… như được bấm nút cứ thế ‘auto chửi chính quyền bán nước”. Thậm chí có rất nhiều người nói rằng ĐBQH nào bỏ phiếu thông qua Luật đặc khu 99 năm là “bán nước”, “phản bội Tổ quốc”. Trên mạng có kẻ còn kêu gọi xuống đường biểu tình phản đối việc thành lập các Đặc khu kinh tế này, vì "không thể bán một mét đất nào cho Tàu cộng" nếu như cho phép nước ngoài thuê đất đến 99 năm tại các Đặc khu kinh tế!

    Về thời hạn cho sử dụng đất, được quy định tại điều 32/khoản 1/ Mục 2/Chương III như sau:
    "Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định". Tức là thời gian cho thuê giao động từ 1 đến 70 năm, trường hợp đặc biệt (tức quy mô cực kỳ lớn) sẽ được gia hạn không quá 99 năm theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

    Trả lờiXóa
  2. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:17 7 tháng 6, 2018

    Dự thảo "Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc" GTL đăng cho bạn đọc xem nội dung tránh hiểu sai.
    Thật sự tôi không đọc nổi vì quá dài.
    Tuy vậy cũng xin có vài lời về vấn đề này:
    1. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thì phải có những chính sách ưu tiên ưu đãi hơn những khu công nghiệp để thu hút nguồn đầu tư các nước đến với nước ta. Chính sách ưu tiên có nhiều khoảng như giá thuê đất, thời gian thuê đất, ưu đãi về thuế...phải khác hơn các khu công nghiệp. Riêng thời gian cho thuê bao nhiêu năm là phù hợp? Theo dự thảo 99 năm, nhiều ý kiến không đồng tình. Riêng điều này ý kiến cá nhân tôi cũng không tán thành. 99 năm là thời gian dài hơn một đời người.(có ai sống được trăm tuổi thì trí lực của họ cũng không có đủ trọn thời gian ấy). Thủ tướng chính phủ cũng đã phát biểu sẽ rút lại thời gian cho thuê đất, điều này do Quốc hội quyết định. Như vậy lãnh đạo đã cầu thị, lắng nghe ý kiến nhân dân, tạo đồng thuận giữa Chính phủ và người dân trong việc giải quyết "cho thuê đất" ở ba khu hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ xây dựng ở ba miền nước ta.
    2. Ta xây khu hành chính - kinh tế đặc biệt là vì lợi ích của đất nước ta. Theo chính sách chung được thể hiện trong Luật (QH sẽ quyết định), những nhà đầu tư các nước ai có nhu cầu, họ tuân theo chủ trương chính sách của ta thì đều được hoan nghênh - kể cả người Trung Quốc. Chứ chả lẽ người Trung Quốc đem vốn, kỷ thuật đến làm ăn đàng hoàng ta không chấp nhận? Chuyện họ sai đâu thì ta nói chuyện đó như Chính phủ họ xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, hay các nhà đấu thầu những công trình giá thấp rồi thi công chậm kéo dài đội vốn...thì ta cảnh giác những công trình khác phải chọn thầu không đề xảy ra như thế nữa. Nghĩa là ta phòng những điều có hại, hoan nghênh những người đến làm lợi cho ta dù họ là người nước nào.
    3. Chuyện góp ý cho Chính phủ của người dân là cần thiết. Người lãnh đạo phải lắng nghe (như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện). Người dân góp ý phải trên tinh thần xây dựng, tôn trọng kỷ cương phép nước, không được kích động lôi kéo người khác làm những chuyện gây mất trật tự công cộng. Phải ngăn chặn, vạch trần âm mưu thủ đoạn những kẻ lợi dụng vấn đề này, vấn đề khác...gây mất ổn định chống phá chế độ. Mọi người cần tỉnh táo tránh mắc mưu kẻ xấu lôi kéo làm điều sai trái sẽ gặp bất lợi cho bản thân mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " ... Chuyện họ sai đâu thì ta nói chuyện đó như Chính phủ họ xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, hay các nhà đấu thầu những công trình giá thấp rồi thi công chậm kéo dài đội vốn...thì ta cảnh giác những công trình khác phải chọn thầu không đề xảy ra như thế nữa."
      Đọc mấy câu này của Bác tôi thích quá ... VN ta có câu CÁI DÂY RÚT KINH NGHIỆM SAO NÓ DÀI THẾ ...Những việc bác nêu : ... không để xảy ra như thế nữa ... nó là sự kéo dài ... sự tăng thêm độ mất lòng tin vào mấy anh lãnh đạo tư duy nhiệm kỳ và bây giờ anh ấy ăn đủ rồi nghỉ khỏe . Hậu quả lớp sau - toàn dân chứ không riêng CB - đang chịu ( như fomosa hay bau xít ấy ... ) Đấy mới là nhiệm kỳ 5 - 10 năm thôi đấy . Còn 50 -70 năm hay 99 năm thì mấy lớp CB + toàn dân lao đọng ...với hàng 15 hay 20 nhiệm kỳ sau phải chịu hậu quả .

      Xóa
  3. -Láng giềng của ta, bạn Lào ấy, đã thành lập đặc khu kinh tế trước ta nhiều năm. Đặc khu đó tên Boten, Trung Quốc đã làm chủ. Nhờ Boten, đất nước Lào thay đổi nhiều. Casino đêm ngày vui như Tết. Ma túy đủ dạng, đủ nguồn nhộn nhịp ra vào tụ điểm. Phụ nữ đủ hạng tuổi, thẻ giá 01 lần hay trọn đời được đính vào ngực áo. Hàng nóng, hàng nguội đủ đầy.
    -Ngài Đặng Tiểu Bình kính yêu đã dạy rồi: "Cứ làm đi! Miễn bàn".
    -Tôi hoàn toàn hoan nghênh thành lập tầm 2000 đặc khu kinh tế dọc theo bờ biển hình chữ S. Không dừng lại ở 99 năm. 1000 năm càng tốt.
    -Ưu tiên cho quốc gia nào đã được công nhận là bạn vàng.
    -Vòng vo rồi cũng thế.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi nghĩ cái cớ để bọn phản động yêu nước xuyên tạc là dựa vào phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân rằng: "Bộ CT đã quyết, giờ phải bàn cho ra luật thôi". Có thể bà Ngân nói nhầm vì bà không có văn bản nào để chứng minh lời nói như thế.

    Tôi góp ý thêm thế này: vùng Vân Đồn thì các bạn Việt Cộng có cho thuê làm đặc khu hay không thì cứ tự quyết không cần hỏi dân cũng được. Nhưng riêng với Vân Phong và Phú Quốc thì vì là thuộc phần đất phía Nam của VNCH theo Hiệp định Paris 1973. Do đấy, với Phú Quốc và Vân Phong thì không những trưng cầu ý dân trong nước mà còn buộc phải hỏi ý kiến của đồng bào ruột thịt miền Nam đang tị nạn Việt Cộng trên toàn thế giới. Nếu các bạn Việt Cộng không nghe theo lời khuyên của tôi thì với sự phản đối mạnh mẽ của đồng bào tị nạn Việt Cộng Hải ngoại sẽ không có một công ty tư bản giãy chết nào dám vào đầu tư vào Phú Quốc, Vân Phong và kể cả Vân Đồn.

    Bởi vậy, để thông qua Dự luật đặc khu thì chính quyền Cộng Sản các bạn nhất thiết phải hỏi ý kiến, tâm tư của đồng bào tị nạn Hải ngoại để đi đến sự thống nhất chung giữa chính quyền Cộng Sản trong nước và chính quyền Quốc Gia hải ngoại về chủ trương, chính sách lập đặc khu. Đấy cũng là thể hiện tính đoàn kết dân tộc giữa 2 chính quyền và đồng bào trong và ngoài nước. Tôi vốn ngu dốt, thiển cận như bác Nô ít học,mong được thỉnh giáo các bậc cao minh và bác Thép non. Xin đa tạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ nên bình bầu bạn ba que này có nhận xét hay nhứt trong tuần!!!
      ----
      "Tôi góp ý thêm thế này: vùng Vân Đồn thì các bạn Việt Cộng có cho thuê làm đặc khu hay không thì cứ tự quyết không cần hỏi dân cũng được. Nhưng riêng với Vân Phong và Phú Quốc thì vì là thuộc phần đất phía Nam của VNCH theo Hiệp định Paris 1973. Do đấy, với Phú Quốc và Vân Phong thì không những trưng cầu ý dân trong nước mà còn buộc phải hỏi ý kiến của đồng bào ruột thịt miền Nam đang tị nạn Việt Cộng trên toàn thế giới."

      Xóa
    2. Không hiểu biết thì đừng nói láo, Hiệp định Paris nào nói vậy??? Phản động hết mức. Đề nghị kiểm duyệt những ý kiến này chặt chẽ trước khi đăng lên!

      Xóa
  5. Tôi mới tình cờ vào trang này , thấy dân tình nhao nhao lo cho vấn đề đặc khu sẽ bị các nước lạ chiếm cứ.Tôi thấy dân họ lo xa vậy thì cũng đúng,nhưng nếu lo xa quá mà không có đặc khu thì để đất bỏ hoang thì vừa phí phạm vừa không phát triển được kinh tế.Bởi vậy,giải pháp vẹn cả đôi đường theo tôi là:Cho phép người Việt Hải ngoại toàn quyền sử dụng cả 3 đặc khu để thành lập chế độ Đệ Tam Cộng Hòa và để cho họ tự quản theo mô hình Hồng Kong, tức một quốc gia, 2 chế độ Cộng Sản và Cộng Hòa cùng song hành.Nếu được như vậy thì hiệu quả kinh tế của cả 3 đặc khu vẫn được phát huy, và do bởi cũng do người Việt quản lý nên không phải lo sợ mất chủ quyền.Người Việt Hải ngoại đa phần là con dân của chính thể VNCH và họ đều sinh sống ở các nước tư bản.Chính vì thế họ sẽ dẫn dắt các nhà đầu tư tư bản vào làm ăn ở 3 đặc khu mà hoàn toàn vắng bóng, thậm chí cấm cửa các nhà đầu tư có bóng dáng nước lạ đứng sau.
    Theo ngu ý tôi là vậy, hãy nhượng cả 3 đặc khu cho đồng bào Hải ngoại thành lập đệ tam VNCH dưới sự giám sát và bảo trợ của đồng minh chiến lược Hoa Kỳ.

    Trả lờiXóa
  6. Lại mấy thằng mặt lìn vào giở giọng phá thối.Đừng mơ tưởng cái xác thối vnch nữa.

    Trả lờiXóa
  7. Vẫn chỉ là tên ngụy già tàn tạ, vật vờ với vô số ních trước đây như : XYZ, Quế Sơn, Tư trời biển, Khoái đàn bà sạch, Your Vold, chủ chăn.. Giọng lưỡi ngu dốt với đặc trưng là ".. tôi mới vào trang này.."

    Trả lờiXóa
  8. Nói đến chuyện chủ quyền dân tộc thì khi nào mới phiên đám tàn dư Pháp Mỹ tay sai lên tiếng, nhất là đám Kito "thà mất nước hơn thà mất chúa". Bọn này rành nhất là nghề phản bội quốc gia cơ mà. Cộng sản là lực lượng cứu nước, cứ để họ làm công việc trị quốc, sủa bừa với bịa tin cũng chả làm rụng 1 cọng lông chân của CS đâu, đâu đến phiên bọn tội đồ dân tộc đích thực đi sủa lung tung. Giống như 1 con chó để chửi con người "mày là con chó".

    Với tôi thì lũ này chả khác gì loài vật. Chúng nó gào rú biến dự luật đặc khu kinh tế mà cả thế giới đang áp dụng thành câu chuyện "cho TQ thuê đất 99 năm" thậm chí thần kinh hơn nữa là "bán đất cho TQ", "bán nước" chỉ càng làm mọi người coi chúng nó là những thằng hề mọi rợ, ngu dốt, điên loạn, thuộc bộ phận dân trí thấp trong xã hội. Những con vật này càng sủa thì càng vui nhộn.

    Trả lờiXóa
  9. Nói thế chứ nếu quả thật có chính sách cho Pháp Mỹ phương Tây thuê Phú Quốc 99 năm chắc chắn bầy súc vật "yêu nước chống Trung Quốc" này sẽ lập tức quỳ xuống lạy sủa tung hô "gâu gâu, good good" ngay chứ gì. Khà khà. Gái điếm giảng đạo trinh tiết. Đĩ điếm hóa thân bà sơ. Nhục nhã xấu hổ vô cùng.

    TQ là bọn làm ăn giao lưu láng giềng núi liền núi sông liền sông với VN cả ngàn năm nay. Thỉnh thoảng trong vòng ngàn năm đó xảy ra chiến loạn do bộ phận diều hâu chủ chiến tham lam bành trướng của vua quan phong kiến, bọn Tưởng và bè lũ họ Đặng gây ra. Chống TQ trong khi họ xâm lược thì là yêu nước. Còn thời bình đang bình thường hóa quan hệ làm ăn hữu hảo mà cũng chống thì không phải là yêu nước mà là phá nước, hại nước hại dân, hại kinh tế, hại doanh nghiệp, hại đồng bào, hại tất cả. Thực tế thì bầy chó này chỉ có sủa về TQ để làm vui lòng mát dạ các chủ nô phương Tây của chúng, để tranh thủ kiếm chút cháo "sau khi CS đổ". Chứ nước non mẹ gì bầy súc sanh này. Nói chúng nó chống TQ cũng không đúng vì thật sự chúng nó chỉ có sủa chứ chưa thấy chúng nó làm được gì gây hại cho TQ cả, he he. Gọi chúng nó là đám chó sủa TQ thì đúng hơn. Sủa như 1 bầy nô lệ ngoan ngoãn được chủ Mỹ khen ngoan và bố thí chút xương.

    Trả lờiXóa
  10. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 06:12 9 tháng 6, 2018

    Nặc danh 08:12 8 tháng 6, 2018

    Từng nói với bạn đọc trên GTL rằng: Tôi không nói chuyện với người dùng Nặc danh, vì họ không có tên để gọi...

    Trên G TL này Nặc danh 08:12 8 này nhắc đến tôi nhiều lần, tôi thấy nhưng không trả lời như ý tôi KHÔNG NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI DÙNG NẶC DANH.
    Nhưng Nặc danh thì vẫn nhắc tên tôi mãi. Vì vậy hôm nay tôi có vài lời với bạn, chỉ một lần thôi nhé. Nếu bạn muốn trao đổi qua lại thì phải mang một cái nick gì đó mới được.

    Trong comment này bạn tự nhận "Tôi vốn ngu dốt, thiển cận như bác Nô ít học, mong được thỉnh giáo các bậc cao minh và bác Thép non".
    Bạn tự nhận như vậy là đúng, không biết bạn nhìn ra chỗ "ngu dốt, thiển cận" của mình chưa? Tôi chỉ cho bạn nhé. Bạn viết: "để thông qua Dự luật đặc khu thì chính quyền Cộng Sản các bạn nhất thiết phải hỏi ý kiến, tâm tư của đồng bào tỵ nạn hải ngoại để đi đến sự thống nhất chung giữa chính quyền Cộng Sản trong nước và chính quyền Quốc Gia hải ngoại về chủ trương, chính sách lập đặc khu".

    Chắc bạn biết rằng một chính quyền hợp pháp phải do dân bầu cử. Chính quyền hiện nay đang quản lý lãnh đạo đất nước là hợp pháp vì được dân bầu. Điều này cả thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Chắc bạn biết rõ lá cờ đỏ ngôi sao vàng hiện tung bay không chỉ trong nước mà ở tất cả các nơi có liên quan đến chính phủ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

    Còn các "chính quyền" Quốc gia bạn đề cập:
    Nó là cái gì vậy bạn?
    Nói nó là chính quyền hoàn toàn sai. Vì nó không có ai bầu ra, không có lãnh thổ, không có cờ nước...nó không khác gì kiểu chính quyền như Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS chuyên việc khủng bố dân lành. Còn như bạn nói nó có lá cờ vàng ba sọc đỏ, thì càng sai vì lá cờ này là "biểu tượng" cho một chế độ đã chết từ hơn 40 năm trước rồi.

    Nhân nói đến cái chết, tôi muốn đề cập đến một chủ đề khác - một đề tài cần phải viết một Stt dài mới chuyển tải được hết, nhưng ở đây xin nói ngắn một vài ý.

    Chết theo nghĩa đen, là chấm dứt một vật thể, có thể là con người, có thể là một con vật, một sự vật (như một chế độ). Chế độ Sài Gòn tồn tại trước năm 1975, đã chết từ ngày 30-4-1975 rồi.
    Cái chết nghĩa bóng: chỉ sự suy sụp, sụp đổ của một con người, một công việc. Ví dụ: Một doanh nghiệp bị phá sản, người ta cũng nói Cty này "chết" rồi, hay một con người bị pháp luật sờ gáy, người ta cũng nói thằng ấy sắp "chết" rồi. Ngày nay, có nhiều người lợi dụng sơ hở, để tham lam làm giàu, họ nghĩ rằng như vậy họ sung sướng (?!) Nhưng khi đối mặt với pháp luật họ mới nhận ra là chuốt lấy đau khổ bất hạnh, đang sống như chết, có người chịu không nỗi chết thật. Đã có những gia đình hai người con bị pháp luật xét xử tù, cha chết thật con không thể chịu tang vì đang bị giam trong tù. Ai rồi cũng chết, nhưng phải chết theo quy luật, chết không bị tiếng nhơ, phải giữ cho mình "Trâu chết đẻ da, người ta chết để tiếng" thì những người đó mới thật là con người đáng quý. Còn ai mà họ phải "chết" vì bị làm cửi đốt lò của TBT Nguyễn Phú Trọng, họ là những người thuộc rác thải trong xã hội này.

    Những kẻ phản động họ mong chế độ này "chết" để họ tiếp tục làm tay sai cho ngoại bang. Những kẻ "đục nước, béo cò" phải bắt làm củi, đốt hết loại sâu mọt ấy thì chế độ này sẽ vững vàng. Không "chết" như những kẻ chống phá mong muốn.

    Trả lờiXóa
  11. Lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt

    Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.

    Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đã được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn. Dự án Luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.

    Tại kỳ họp này, sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.

    Trả lờiXóa
  12. Phạm Trung Trựclúc 07:54 9 tháng 6, 2018

    Ông Trọng dày công lôi ra ánh sáng một số vụ việc tham nhũng làm nứt lòng nhân dân, lập lại một phần lòng tin trong nhân dân. Những lùm xùm do ông Thể, ông Tuấn, tuy lao xao, ồn ã nhưng không đáng kể. Câu:" Trong dự luật ĐKKT không hề có một chữ Trung Quốc", kèm trích các câu nói của Đặng Tiểu Bình của bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng(cũng là Dũng); câu:"BCT đã có ý kiến về dự án ĐKKT rồi nên QH phải..." của bà Nguyễn Thị Kim Ngân(cũng là họ Nguyễn) kết hợp với lòng thù hận thâm căn cố đế người láng giềng TQ trong ống máu Việt và những hành động xâm lược trắng trợn của ông lớn ấy lên tận đỉnh của "triệu lòng một lời", gom gộp đủ mọi thành phần chính trị, xã hội, cực lực phản đối "trò mèo" của một số việt gian bán nước, làm mờ xóa một phần công phu, công lao, công trạng của ông Trọng vừa tạo lập, làm việt vị sự chuẩn bị khá chỉnh chu cuộc xuống đường cả khắp nước ngày mai của một bộ phận lạm dụng dân túy.
    Lại một phen nín thở qua cầu. Tất cả bởi cái ngu. So với tiền nhiệm, nhiều vị bộ trưởng trình độ quá kém cỏi, lại thiếu trung thực. Ông Thể, ông Dũng, ông Tuấn là những điển hình...Cầu Trời khẩn Phật cho xem một mùa túc cầu thế giới an bình...

    Trả lờiXóa
  13. Trực nói năng nếu nghe qua thì có vẻ xây dựng, tâm huyết.. Nhưng soi kỹ hơn thì giọng điệu lươn lẹo của Trực trùng khớp với luận điệu của bọn 3 que, phản động.
    Có câu nói kinh điển : đối với dân tộc, không có kẻ thù hay bạn bè vĩnh viễn.
    Về quy mô, mức độ tàn ác và hậu quả khủng khiếp để lại cho người dân VN của Johnson và Nixon, mà dân tộc VN còn bỏ qua, khép lại quá khứ được.. thì tại sao với Đặng Tiểu Bình lại không ?
    Và ông Chí Dũng đưa lại lời Đ.T.Bình nói về Thâm Quyến của TQ thì có vấn đề gì không Trực?
    Dân tộc VN cảnh giác (không chỉ với TQ) chứ không "căm thù thâm căn cố đế" với TQ, nên nhớ điều này nhé Trực.

    Trả lờiXóa
  14. Nhiều báo chí hiện nay không rõ vô tình hay cố ý đăng những thông tin theo dạng phỏng vấn những người chống đối và gây hoài nghi như TS Fullright A, B...Và vo tròn giật tít là cho thuê "99 năm", dưới những bài dạng này là các comment phản đối (được chọn lọc để đăng). Điều này có tác dụng cộng hưởng cho những kích động trên mạng xã hội. Xu hướng tiêu cực này của báo chí nếu không được uốn nắn sẽ gây nguy hại cho đất nước nhiều hơn nữa.

    Trả lờiXóa