Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Dương Khánh Chi - CCB Trường Sa 1988: ĐỪNG BẮN VÀO QUÁ KHỨ BẰNG SÚNG LỤC!

(Thưa các bạn FB! Đây là bài viết thể hiện những điều mà tôi biết và chứng kiến. Trong quá trình đọc; mong các bạn hiểu rõ hơn về trận chiến Gạc Ma - hay nói đúng hơn là cuộc thảm sát của TQ với những người lính Hải quân nhân dân Việt Nam ngày 14/3/1988. Tất nhiên, sẽ có những ý kiến trái chiều, tôi cũng trân trọng ý kiến đó; nhưng xin phép không trả lời! Mong được các bạn thông cảm!- Dương Khánh Chi)
 ********

Những ngày gần đây, trên Facebook, có nhiều cuộc bút chiến về một số sai phạm nghiêm trọng trong cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”. Trong số đó, sai phạm lớn nhất, khi cuốn sách nói đến lệnh cấm của một vị cán bộ cao cấp trong Quân đội: “không được nổ súng!” dẫn tới sự phản ứng của các Cựu chiến binh Hải quân Việt Nam và những người từng tham gia CQ88 bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa ngày 14 tháng 3/1988.
Thực ra, tin đồn thất thiệt này đã từng xuất hiện trên FB, và đã có nhiều phản bác, chính tôi - một cựu chiến binh Hải quân - người đã từng tham gia CQ88 cũng đã có ý kiến; song khi làm sách, người chủ biên là Thiếu tướng Lê Mã Lương vẫn cho in, khiến cho nhiều người lầm tưởng, nghi ngờ, thậm chí lên án Quân đội – lực lượng “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”. Đã có những tranh luận giữa 2 vị tướng – đều là Anh hùng lực lượng vũ trang: Thiếu tướng Hoàng Kiền – nguyên Trung đoàn trưởng Công binh E83, nguyên Tư lệnh Công binh; người đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017 về công trình xây dựng tuyến phòng thủ Trường Sa và Thiếu tướng Lê Mã Lương – nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân đội.
Việc Thiếu tướng Hoàng Kiền có ý kiến khá bức xúc trên FB cũng là điều dễ hiểu vì mệnh lệnh này gắn với danh dự và uy tín của Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng, của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung… Và, từ ý kiến kịp thời, đúng đắn của Thiếu tướng Hoàng Kiền, nhà xuất bản đã phải cho dừng phát hành cuốn sách này. Tuy nhiên, trong quá trình tranh luận, hai người đồng đội từng tham gia các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã có những phát ngôn khá gay gắt, dẫn đến những phản bác của một số bạn trên mạng FB hết sức quá khích, thậm chí bôi nhọ, thóa mạ 2 vị tướng - những người từng hy sinh xương máu cho độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam - mà cả 2 anh đều là người đáng trân trọng…
Là người em, người đồng đội thuộc Quân chủng Hải quân với Thiếu tướng Hoàng Kiền, tôi rất buồn khi cuộc tranh luận này, lẽ ra nên hết sức nhẹ nhàng giữa những người đồng chí, đồng đội, khiến cho cuộc tranh luận chưa thật sự có tính xây dựng...
Từng tham gia CQ88 bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa trong những ngày tháng gian khổ, nguy hiểm nhất; tôi xin nói kỹ hơn về vấn đề này; để bạn đọc trên FB và mọi người hiểu rõ thực hư tránh tình trạng “bắn vào quá khứ”!
Nửa cuối năm 1987, trước tình hình Trung Quốc đang có ý định chiếm các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa; trung tuần tháng 7/1987 Đại tướng Lê Đức Anh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã vào kiểm tra, làm việc với Bộ tư lệnh Hải quân và Bộ chỉ huy vùng 4. Tôi là người được giao nhiệm vụ bảo vệ khu nhà ở của Đại tướng và Phó đô đốc Giáp Văn Cương, Chuẩn đô đốc Đoàn Bá Khánh. Ngay sau khi Đại tướng kết thúc chuyến công tác, Bộ Tư lệnh Hải quân, Vùng 4 đã triển khai kế hoạch đặt cột mốc chủ quyền trên các đảo chìm và lệnh cho Lữ đoàn 146 thực hiện.
Những tháng cuối năm 1987, cả Bộ chỉ huy vùng 4 đều bận rộn. Tư lệnh Hải quân – Phó đô đốc Giáp Văn Cương hầu như ở lại Vùng 4 để chỉ đạo công việc. Tôi còn nhớ, Tư lệnh GVC mặc dù đã gần 70 tuổi; nhưng vẫn nhanh nhẹn, minh triết. Có lần, ông đi cùng với Chuẩn đô đốc Đoàn Bá Khánh, cả hai vị tướng cùng xuất phát, nhưng ông vượt lên trước khá xa; bọn tôi còn chỉ cho nhau và cười vì cái bụng lặc lè của tướng Khánh…
 
Đặc biệt, Tư lệnh quân chủng còn lệnh cho các tàu chiến luôn sẵn sàng trực chiến ở Trường Sa. Đầu năm 1988, Đại tá Phan Công Phán, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 – Lữ đoàn trực tiếp có nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa phải trực chiến trên tàu HQ09. Tời điểm đó, biển động dữ dội, sóng to, đánh đứt cả neo tàu; buộc tàu phải chạy về quâng cảng Ba Son để sửa chữa. Được tin, Phó đô đốc Giáp Văn Cương đã điện thoại trực tiếp trên sóng FM mà tôi nghe được: “Anh phải lập tức ra Trường Sa bằng bất cứ giá nào! Nếu không, tôi thay người khác!”. (khi đó, trung đội cảnh vệ của chúng tôi nằm ngay sau Bộ chỉ huy vùng 4).
Lữ đoàn liên tục điều quân, đổi quân ra bảo vệ Trường Sa theo lệnh của Phó Đô đốc Giáp Văn Cương; nhưng rồi quân không đủ, đến ngày 20 tháng Chạp năm 1987 (tức là ngày 7/2/1988) Tư lệnh Giáp văn Cương ra lệnh điều gần ½ số quân trong trung đội cảnh vệ vùng của chúng tôi tăng cường cho đoàn 146. Tham mưu trưởng Đỗ Xuân Công (sau này là Tư lệnh Hải quân) phải vò đầu bứt tai: Trung đội cảnh vệ thiếu người, không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ vùng được. Nhưng, Tư lệnh vẫn kiên quyết yêu cầu phải thực hiện… Thế là chiều hôm ấy, 11 anh em chúng tôi xuống nhận lệnh đi Trường Sa… 26 tháng Chạp, toàn bộ khung đảo Đá Lớn của chúng tôi lên tàu HQ505 của Thiếu tá Vũ Huy Lễ vượt sóng ra khơi…
Những tấm hình tư liệu quý về sự gian khổ của các chiến sĩ Trường Sa trong CQ88
Sau khi đoàn chúng tôi tiến ra Trường Sa; các khung đảo khác cũng được thành lập, để tiếp tục cắm mốc chủ quyền trên các đảo chìm. Dù là đảo chìm dưới mặt nước biển 1 -2 m thậm chí đến hơn 10m như Đá Tốc Tan cũng phải đặt mốc chủ quyền! Lúc đó, ta không thể dựng nhà cao chân ở Tốc Tan, đành kéo pông-tông ra neo trên đảo. Cán bộ, chiến sĩ sống ngay trên chiếc pông-tông lúc nào cũng dập dềnh sóng vỗ như thế! Kể ra những chuyện này, tôi muốn nói đến quyết tâm giữ chủ quyền của Quân chủng Hải quân, của vùng 4 và Lữ đoàn 146 nói riêng và của Bộ Quốc phòng nói chung!
Có người đặt vấn đề: Tại sao khi giặc thảm sát các chiến sĩ khung đảo Gạc Ma và các chiến sĩ công binh thuộc E83 mà chúng ta không bắn trả? Ở đây có những lý do rất đặc biệt: Thứ nhất, 3 tàu đến cụm Gạc Ma – Cô lin – Len Đao đều là những tàu chở quân, chở hàng ra tiếp tế. HQ505 là tàu loại LST – tàu đổ bộ loại lớn của Hải quân Mỹ - chiến lợi phẩm của ta sau chiến thắng 30/4/1975. Tàu HQ 604, HQ 605 là những tàu chở hàng thuộc đoàn tàu không số - những tàu này do Trung quốc sản xuất; chính vì vậy, các tàu này (HQ604, HQ605) không được trang bị vũ khí. Thứ 2: Khi tàu ra khơi, để đảm bảo vũ khí không bị nước biển làm gỉ sét (nhất là thời điểm này đang là mùa biển động) thì tất cả các loại súng ống trang bị cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo chìm đều được bảo quản bằng cách trét thật nhiều mỡ bò và cho vào các thùng đựng súng để trong kho hàng của tàu. Đến khi quân giặc gây hấn, khi mở kho hàng lấy súng ra mới chỉ kịp lau đi ít mỡ thì chúng đã bắn xối xả vào tàu! Chỉ có tàu HQ604, có một số khẩu súng AK, RPK; Đại úy Vũ Phi Trừ ra lệnh bắn trả nhưng tàu giặc neo cách tàu ta gần 1 hải lý, đạn không thể tới tàu giặc! Tàu HQ604 trúng pháo của giặc từ từ chìm xuống… một số anh em cán bộ, chiến sĩ nhảy ra khỏi tàu bơi vào bờ đảo. Quân giặc ở trên xuồng máy dùng câu liêm, móc xích kéo 9 anh em chiến sĩ về tàu của chúng. Lý do thứ 3: Anh em cán bộ, chiến sĩ thuộc khung đảo Gạc Ma và anh em cán bộ chiến sĩ công binh rời tàu HQ604 trên những chiếc xuồng nhôm, chèo vào đảo; trong hoàn cảnh ấy làm gì có súng mà bắn trả quân giặc, lấy đâu ra cái lệnh: Không được nổ súng? Và, xin lưu ý: thời ấy, liên lạc của ta hoàn toàn bằng loại thông tin gõ ma – níp; nếu có lệnh ban hành thì mất cả nửa ngày mới tới. (từ việc dịch điện do cơ yếu phụ trách, đến chiến sĩ thông tin phát đi, nhận điện rồi dịch lại - sau này, khi tàu Hồng Kông đến câu cá ở Đá Lớn, họ thả 7 chiếc xuồng máy vè vè quanh đảo, chúng tôi báo cáo về Vùng, rồi Vùng lệnh cho tàu HQ11 đến bắt và tịch thu xuồng máy, rồi phạt họ thì cũng mất đến khoảng hơn 5 tiếng đồng hồ - ấy là lúc mà mọi sự chú ý đã dành hết cho Trường Sa)… Trong khi, chiến sự chỉ xảy ra trong thời gian từ lúc hơn 6h sáng 14/3 đến khoảng 10h cùng ngày!

Là một trong những người tham gia CQ88, trong những ngày tháng gian khổ, ác liệt nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam; tôi – mặc dù chưa được đọc cuốn sách: “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” – nhưng thông tin về lệnh: “không được nổ súng” là hoàn toàn không chính xác, làm xấu đi hình ảnh Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Hải quân; Quân đội; và đặc biệt xúc phạm những người đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma 14/3/1988. Họ hy sinh vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, khi họ không có vũ khí trên tay; chứ họ không phải nghe lệnh nào đó một cách mù quáng: “không được nổ súng!” để không tự bảo vệ bản thân mình! Ai đã có lời kể bịa đặt, nhằm hạ bệ một vị lãnh đạo cao cấp nào đó của Quân đội – dù với mục đích gì – thì đó cũng là hành động: bắn vào quá khứ bằng súng lục! Và xin thưa, như vậy – tương lai không chỉ bắn họ bằng đại bác - như lời dẫn của nhà văn Nga Raxun Gamzatop, mà có thể bằng tên lửa, hoặc những vũ khí tối tân hơn!
Viết bài này, tôi cũng mong rằng anh Lê Mã Lương hãy nhìn cho đúng đắn thực tế Hải quân Việt Nam chúng ta thời điểm ấy - cái thời mà tàu của chúng ta cũ kỹ, ít ỏi (ngay như Lữ đoàn 171 – lữ đoàn tàu chiến của ta lúc đó chỉ có HQ 11, 13, 15, 17 là còn được coi là mới – sau trận 14/3/1988, các tàu này được sơn lại, thay số hiệu thành 12,14,16,18 để chứng tỏ ta có nhiều tàu); thì việc tác chiến trên biển là vấn đề khó khăn, khi chúng ta phải đối mặt với quân Trung quốc người đông, thế mạnh, vũ khí, trang bị tốt hơn nhiều! Rất mong anh cùng anh Hoàng Kiền, hãy nói chuyện với nhau bằng tình cảm của những người đồng đội, những người đã từng “vào sinh ra tử”… Và, chắc anh còn nhớ: Bộ đội Cụ Hồ chúng ta chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù, luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng! Hơn nữa, Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam, dù quán triệt phương châm 4K: kiên quyết, kiên trì, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích của kẻ thù; nhưng cũng sẵn sàng giáng cho chúng những đòn sấm sét, nếu như chúng tiếp tục xâm lược biển đảo của Tổ quốc Việt Nam!
3h sáng 18/7/2018.
Chủ tịch Hội Cựu chíến binh tại Trường THPT Ngô Quyền - Thành phố Nam Định
======
Xem trên fb
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=530175220734614&id=100012264212885


26 nhận xét:

  1. Hoàng Ngân Thươnglúc 10:17 19 tháng 7, 2018

    Cũng xin lưu ý thêm, Theo như bài viết này của CCB Gạc Ma Dương Khánh Chi thì quân ta không kịp nổ súng chống trả.
    Nhưng bác Lê Hữu Thảo trong một bài trả lời báo chí có nói rằng chúng ta đã chống trả bằng B40, B41, AK... nói chung là đủ các loại vũ khí.
    Kết quả, ta cũng tiêu diệt 6 tên làm bị thương hơn 20 tên lính TQ.
    Cụ thể, Bác Lê Hữu Thảo trả lời báo chí
    -----
    "Khi lính Trung Quốc bắn trung úy Trần Văn Phương, bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam mới nổ súng. Và 6 lính Trung Quốc chết, 18 tên khác bị thương!

    Trên 3 chiếc tàu khu trục và hộ vệ tên lửa, lính Trung Quốc đồng thời nhả đạn 12,7 ly, 37 ly, 76,2 ly, 100 ly, có cả dàn ống phóng 12 nòng bắn vào tàu HQ 604 và cả đội hình dưới đảo, chúng bắn cháy tàu HQ 505 bên đảo Cô Lin và HQ 605 bên đảo Len Đao.

    Trước hỏa lực áp đảo của địch, một số đồng đội tôi trước lúc hy sinh đã kịp bắn vài quả B40 1 băng hoặc 1 loạt AK rồi họ hy sinh và chìm theo con tàu HQ 604.

    Máu đồng đội nhuộm đỏ cả một vùng, chỉ còn sống sót được mấy người, chúng tôi cùng nhau bơi lặn tìm vớt những đồng chí bị thương và thi thể nhưng đồng đội hy sinh; còn lính Trung Quốc thì tràn lên chiếm đảo…”
    https://petrotimes.vn/lenh-khong-duoc-no-sung-co-hay-khong-393166.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Ngân Thươnglúc 10:18 19 tháng 7, 2018

      Bác CCB Gạc Ma vừa nhắn tin cho Hoàng Ngân Thương, nguyên văn
      ----
      Chú đã nói tàu 604 bắn nhưng không tới. Nghĩa là đã nổ súng ��
      ----
      Cảm ơn bác CCB Gạc Ma Dương Khánh Chi.
      Như vậy, thông tin của bác Dương Khánh Chi với thông tin của bác Lê Hữu Thảo không có gì mâu thuẫn cả.

      Xóa
    2. Hoàng Ngân Thươnglúc 10:20 19 tháng 7, 2018

      Tiếp trao đổi giữa bác CCB Gạc Ma Dương Khánh Chi với tui trong hộp thư tin nhắn.
      ----
      - Dương Khánh Chi Ừ. Cảm ơn cháu! Còn anh em khung đảo Gạc Ma, E83 chỉ bắn được AK, gây thương vong cho TQ. Không bắn được B41, B40 đâu
      - Hoàng Ngân Thương Vâng, cháu biết, từ tàu 604 xuống đảo bằng xuồng, các bác chỉ mang theo vài khẩu AK chứ không mang theo B40, B41.
      ----
      Kính mong bác Dương Khánh Chi có gì cứ công khai trao đổi trên này. Cháu có tính xấu là lười đọc tin nhắn.
      Vả lại, mấy khi cháu và bạn bè cháu được trực tiếp giao lưu với những NHÂN CHỨNG SỐNG CỦA LỊCH SỬ như thế này!
      Cảm ơn bác!

      Xóa
  2. Người trong cuộc với tấm lòng chân thật, trong sáng nói khách quan hơn, đúng với sự thật lịch sử hơn.
    khác với những kẻ mang dã tâm xấu chỉ "nghe" thôi mà nói như chính mình là nhân chứng, là nhân vật chính của sự kiện, nhất là lại mang danh ông nọ bà kia để lừa bịp người khác.
    Không chỉ như CCB Dương Khánh Chi đã nói mà ngay sự thật trong cuộc chiếm đảo Trường Sa ngày 14/3 năm 1988 phía Trung Quốc cũng bị 1 tàu chiến bị thương và 24 binh sĩ bị thương vong cũng đủ cơ sở để kết luận kẻ nói có lệnh "không được nổ súng" là xuyên tạc, là dựng chuyện nhằm mục đích chống phá Đảng, nhà nước và quân đội nhân dân Việt Nam.
    "Không được nổ súng" đồng nghĩa với đầu hàng vô điều kiện kẻ thù. Thật khốn nạn khi chúng biến sự hy sinh của các chiến sỹ bảo vệ đảo, biến cuộc thảm sát dã man của quân Trung Quốc với các chiến sỹ của ta để chiếm đảo của ta thành vũ khí chống lại Đảng, nhà nước, quân đội. Hành động đó của chúng chẳng khác nào tiếp tay cho Trung Quốc phát huy "thành tích" chiếm đảo của Việt Nam năm xưa thành vũ khí chống Việt Nam ngày nay ?

    Cần phải trừng phạt và ngăn chặn âm mưu đen tối của chúng lại.

    Trả lờiXóa
  3. "" trong hoàn cảnh ấy làm gì có súng mà bắn trả quân giặc, lấy đâu ra cái lệnh: Không được nổ súng? "Trích ở bài trên.
    Khó hiểu quá. Đã không có lệnh "Không được nổ súng " thì lấy đâu ra lệnh "Không được nổ súng trước " như các bài trước trả lời phỏng vấn.
    Tôi không nghĩ : "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử " đưọc xuất bản nhằm mục đích hạ bệ ai đó hay xúc phạm anh linh 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ đảo như người ta cố tình gán cho tác phẩm. Tôi lại thấy nhờ tác phẩm này tôi và rất nhiều người mới biết được cuộc thảm sát đẫm máu và sự hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ khi bảo vệ biển đảo của ta, và càng đề cao cảnh giác với kẻ thù muôn đời của dân tộc Việt nam. Cảm ơn Tướng Lương và nhà xuất bản Trí Việt Đã dũng cảm gian nan cho ra đời tác phẩm "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử ". Thật may nó đã không bị cấm xuất bản sau khi đươc đính chính cho hoàn thiện hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cậu nặc (Jour. Vold) xỏ lá 3 que thì dĩ nhiên chỉ biết xuyên tạc , nhưng trích dẫn ngu nên luôn tự ị vào mồm mình.
      Bài trên còn đó , câu nặc trích nguyên văn ở đâu, dòng mấy ? Nặc không chỉ ra đuợc, thì mọi người sẽ "trích" vào cái đầu lưu manh của nặc.

      Xóa
    2. Bạn Nặc danh12:29 19 tháng 7, 2018 đừng nóng. Và theo tôi thì
      Nặc danh11:05 19 tháng 7, 2018 không phải là Jour. Vold đâu.

      Bạn Nặc danh11:05 19 tháng 7, 2018 ạ, Tác giả bài này là ông Dương Khánh Chi, lúc đó là chiến sĩ cảnh vệ đến Trường Sa theo tàu HQ-505 của Thuyền Trưởng Vũ Huy Lễ. Vậy nên đương nhiên ông nhớ những chi tiết diễn ra trên tàu 505 hơn.
      Nhưng ông tác giả cũng cho biết "Đại úy Vũ Phi Trừ ra lệnh bắn trả nhưng tàu giặc neo cách tàu ta gần 1 hải lý, đạn không thể tới tàu giặc!
      Như vậy, rõ ràng là Có bắn trả, Đã bắn trả quân Trung quốc xâm
      lược.


      Xóa
    3. Cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử " thật may nó đã không bị cấm xuất bản sau khi đươc đính chính cho hoàn thiện hơn. Nhờ tác phẩm này mà rất nhiều người mới biết được cuộc thảm sát đẫm máu và sự hy sinh của các chiến sĩ khi bảo vệ biển đảo của ta, và càng đề cao cảnh giác với kẻ thù muôn đời của dân tộc Việt nam.
      Thế mà khổ quá! Sao người mình cứ cãi lẫy thậm chí mạt sát nhau đến độ hằn học, mất đoàn kết!

      Kẻ nào đắc lợi nhất trong việc này? Nếu không phải là kẻ luôn có dã tâm xâm lược chủ quyền biển đảo của Việt Nam?
      Tọa sơn quan hổ đấu! Kẻ đầy dã tâm chả mất gì, chỉ ung dung ngồi cười ta và… khinh!
      Buồn và xấu hổ. Đau thay!

      Xóa
  4. CUỐN SÁCH BỊ SAI PHẠM CÓ CHỦ ĐÍCH??

    Một tờ đính chính với 8 lỗi sai phạm mà nhà xuất bản in vội vàng chữa cháy liệu có phải là do sơ suất như họ nói hay không? Tại sao với hàng chục lần biên tập, sửa chữa, hơn chục lần bị từ chối mà họ vẫn để "lọt lưới" sai phạm?... Chúng ta có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề đó.

    Nếu đọc bài viết của Lê Mã Lương trên website của công ty Trí Việt thì hầu như sẽ có câu trả lời. Ngay từ đầu, kể cả trong buổi ra mắt cuốn sách thì LML và Cty Trí Việt đã sử dụng câu "Sự thật tới ngày thấy ánh sáng mặt trời", chẳng lẽ từ trước đến nay sự thật bị bưng bít? Mục đích của LML và Cty Trí Việt là gì, cách phát ngôn lập lờ đó dễ gây hiểu nhầm cho mọi người về những thông tin trong sự kiện Gạc Ma từ trước đến nay.

    Chưa hết, Lê Mã Lương có ý đồ gì khi viết rằng "sáu mươi bốn anh hùng đã hy sinh thầm lặng", chẳng lẽ Lê Ma Lương cho rằng Đảng và Nhà nước không tôn vinh sự hy sinh của họ, khiến hy sinh của họ là thầm lặng? Và nhất là khi ông ta viết "sự hy sinh của sáu mươi bốn chiến sĩ trong sự kiện Gạc Ma tháng 3 năm 1988 là nỗi đau được nhân lên ngàn lần, bởi các anh đi làm nhiệm vụ xây dựng đảo trong tay chỉ có xà beng, cuốc xẻng và trái tim yêu nước mà phải đối đầu với các loại súng đạn của đối phương tàn bạo".

    Là một tiến sĩ chuyên ngành Sử ông ta có mục đích gì khi lờ đi các số liệu, chi tiết vũ khí của các tàu lúc bấy giờ, thậm chí quên đi những khẩu AK có trong tay các chiến sĩ khi đổ bộ lên Gạc Ma. Ông ta cố ý bỏ qua nhằm mục đích gì? Thậm chí tại sao họ không thèm đếm xỉa đến ý kiến của CCB Lê Hữu Thảo :"Không hề có lệnh không được nổ súng" mà lại đi phỏng vấn anh Nguyễn Văn Lanh ? Có phải chăng vì CCB Lê Hữu Thảo đã phát biểu không đúng với những gì Lê Mã Lương và Cty Trí Việt muốn?

    Sự thật đã được nói rõ ngay từ khi sự kiện Gạc Ma diễn ra chứ không phải chờ đến ngày Lê Mã Lương và Cty Trí Việt đi gom các bài báo để đóng thành sách. Sự tri ân của Tổ quốc đối với các liệt sĩ đã được tiến hành thường xuyên liên tục chứ không phải là sự hy sinh thầm lặng. Ngay cả trẻ con như tôi hồi đó đến nay vẫn nhớ như in các chuyến tàu phủ bạt chở xe tăng, vũ khí chạy hướng vào Nam. Chẳng lẽ người lớn như Lê Mã Lương lại không biết và không nhớ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự hy sinh của 64 chiến sỹ quân đội Nhân dân Việt Nam bảo vệ quần đảo đảo Trường Sa bị quân Trung Quốc thảm sát là sự hy sinh vì nghĩa lớn, công khai và cũng được nhà nước công khai vinh danh là liệt sỹ đối với các chiến sỹ đã hy sinh, phong tặng danh diệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân đối với những người còn sống cùng trong cuộc chiến cũng công khai thì sao có thể gọi là "hy sinh thầm lặng" ?
      Không có ai giấu diếm sự thật này, vậy sao Lê Mã Lương cứ cố tình bịa đặt Đảng và Nhà nước quên họ?
      Sự cố tình này nhằm mục đích gì?
      Chuyện đã rõ như ban ngày mà một cán bộ cấp tướng ngu vậy sao ?
      Vì loạn thần hay vì tiền ?

      Xóa
  5. Vài lời với những người liên quan đến cuốn sách bị ngưng phát hành



    --------
    Đó là cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử", do NXB Văn học và First News Trí Việt ấn hành, thiếu tướng Lê Mã Lương chủ biên. Sách được quảng bá rằng các tác giả đã mất đến 4 năm để hoàn thành, trải qua 14 nhà Xuất bản, 48 lần biên tập và đã được NXB Fortis, Florida (Mỹ) ký mua bản quyền tiếng Anh để xuất bản ở Mỹ và dự kiến phát hành toàn cầu trong năm 2018.
    Ấy thế mà chỉ vài ngày sau khi ra mắt, cuốn sách đã bị dư luận phản ứng gay gắt và Nhà Xuất bản Văn Học đã buộc phải ra thông báo tạm ngưng phát hành để đính chính và sửa chữa.
    Trước hết, hãy nói về tên cuốn sách.
    Trên FB của mình, ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Công ty First News Trí Việt tự hào cho biết: “Sau vài tháng, cuốn sách đã hình thành để đi xin giấy phép với cái tên do tôi đặt: ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử”.
    Quả đúng là tên sách, (và cả một bức tranh cùng tên nữa) là do ông Phước đặt ra. Nhưng cái tứ “Vòng Tròn Bất tử” thì hiển nhiên ông Phước đã phải “cầm nhầm” từ ai đó. Lý do đơn giản nhất, là bởi cụm từ này đã phổ biến trên diễn đàn TTVNOL (Trái tim Việt Nam Online) từ tháng 3 năm 2009, tức là 5 năm trước thời điểm ông Phước mang sách đi xin giấy phép xuất bản (2014).
    Năm 2009 cũng là năm xuất hiện trên mạng đoạn Video clip dài chừng 3 phút có logo tiếng Trung, có lẽ do lính Trung Quốc thực hiện, thể hiện “chiến công” chiếm đóng đảo Gạc Ma, dĩ nhiên dưới quan điểm của họ. Đoạn Clip này được các bạn TTVNOL biên tập, biên dịch ra tiếng Việt và vài thứ tiếng nước ngoài rồi đặt tên lại là “Vòng Tròn Bất Tử”.
    Thực tế thì có thể còn có nhiều bài thơ và bài hát cùng mang tên “Vòng tròn bất tử” ra đời từ trước năm 2009 và cần được kiểm chứng thêm. Trong đó, đặc biệt nên lưu ý đến bài thơ của Đại tá Nguyễn Văn Dân, khi ấy là Trung tá, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, người trực tiếp chỉ huy Cụm 2 Trường Sa và đã có mặt ở đảo Gạc Ma vào trưa 14-3-1988. Và theo một bài viết gần đây trên báo Người Lao động thì “Vòng tròn bất tử” chính là tên bài thơ mà ông Dân rút ruột viết ra trong những ngày lịch sử ấy.
    Tên sách là thế, vậy nội dung ban đầu thế nào? Tại sao cuốn sách phải trải qua nhiều nhà xuất bản và nhiều lần biên tập đến thế? Có phải do vấn đề quá “nhạy cảm” như ông Phước than vãn hay vấn đề nằm ở chính nội dung cuốn sách?
    Thực chất, câu hỏi này đã được ông Giám đốc Nhà Xuất bản Trẻ trả lời, ngay trên báo Tuổi Trẻ phát hành ngày 13-3-2016:
    “Tên sách quá hay nhưng bản thảo yếu quá, chỉ lấy lại từ các báo, và không rõ tác quyền.
    NXB nói các biên tập viên "cứu" bản thảo này nhưng không được. Nói phía First News làm lại thì ông Phước rút lại bản thảo để đưa qua NXB khác”.
    Ấy vậy mà sau tới 14 lượt chuyển NXB và 48 lần biên tập thì cuốn sách vẫn phải tạm ngừng phát hành để tiếp tục “đính chính” và chỉnh sửa các nội dung thiếu chính xác. Bây giờ, mọi “cánh cửa” đã mở rồi nhé và ông Phước xin đừng đổ lỗi cho bất kì ai nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong sách có những sai sót ngớ ngẩn (nhưng lại nghiêm trọng) như người đang sống bỗng nhiên bị các tác giả “khai tử”. Nhưng điểm nóng gây nên phản ứng quyết liệt nhất từ phía các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội và các cựu chiến binh lại là câu chuyện liên quan đến quan điểm của ông Lê Mã Lương, người chủ biên cuốn sách, về việc vu vơ đâu đó có một cái lệnh “không cho nổ súng” từ một “lãnh đạo cấp cao”.
      Nguyên văn, ông Lương nói: “Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như (Trung Quốc) đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa”.
      Câu chuyện giờ đây đã không còn nằm trong phạm vi “sai sót” của cuốn sách để NXB và người Chủ biên chỉ cần làm thêm tờ đính chính rồi phủi tay là xong.
      Vấn đề ở đây trở thành “sai lệch” rồi, chứ không chỉ còn đơn giản là “sai sót” nữa.
      Sai lệch này dẫn đến nhận thức không đúng về lịch sử quân sự Việt Nam, lịch sử đấu tranh gìn giữ biển đảo của Quân đội nói chung và Hải quân nói riêng cho đến trách nhiệm cá nhân của các sĩ quan cao cấp từng là chỉ huy hoặc đồng đội của ông Lê Mã Lương, đồng thời cũng xúc phạm vong linh các thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh đang được các ông làm sách để “tri ân”, đấy là chưa kể đến vấn đề bôi đen chính sách hậu phương quân đội của Nhà nước.
      Đã có rất nhiều nhân chứng, là những sĩ quan, chiến sĩ từng trực tiếp tham gia sự kiện Gạc Ma – Cô lin – Len đao ngày 14-3-1988 phản ứng gay gắt với phát biểu nói trên của ông Lương. Diễn biến thực tế cuộc chiến diễn ra như thế nào, bộ đội ta có “được lệnh không nổ súng” và có nổ súng không, chỉ cần tham khảo các thông tin từ chính họ (mới đây nhất là bài viết từ cựu binh Dương Khánh Chi).
      Hiện tại, tại vùng “tranh chấp” này, Việt Nam kiểm soát 21 thực thể địa lý với 33 điểm đóng quân, bao quát gần 100.000 km vuông biển. Philippines kiểm soát 7 thực thể địa lý, Malaysia kiểm soát 5 thực thể địa lý. Trung Quốc cưỡng chiếm 7 thực thể địa lý. Đó là thành quả trực tiếp từ chiến dịch Chủ quyền 1988 (viết tắt CQ88) của bộ đội Hải quân Việt Nam.
      Cho nên, nếu ông Lê Mã Lương còn đôi chút tỉnh táo thì chỉ cần xem các số liệu trên là có thể “đoán” được ta có nổ súng hay không. Còn nếu bảo “không được nổ súng” (như ông Lương phán bậy) mà vẫn đạt được thành quả to lớn như trên thì hệ quả tất yếu là chúng ta… buộc phải “khen” Trung Quốc (và nhân thể, cả Philippines, Malaysia và Thailand) không có tham vọng ở Biển Đông.
      Còn tại sao phải “không được nổ súng trước” thì xin thưa với ông Lương, ông Phước và các nhà “rân trủ” rằng, Luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc yêu cầu mọi “tranh chấp lãnh thổ” phải được giải quyết bằng các giải pháp hòa bình và không thừa nhận việc “thụ đắc lãnh thổ” có được từ bạo lực.
      Mỹ ngày xưa muốn ném bom miền Bắc phải vu cáo Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “vô cớ tấn công” tàu khu trục của họ (Sự kiện Vịnh Bắc bộ, ngày 5-8-1964). Còn ngay trên cái Video clip chiếm đảo Gạc Ma đã nói ở trên, người Trung Quốc vẫn “khẳng định” phía “quốc gia nọ” (chỉ Việt Nam) đã nổ súng trước.
      Ngoại giao là “diễn”, và nếu ông Ngoại giao nào đó có lỡ đập bàn đập ghế (như ông Lương hóng được), thì đó cũng chỉ là việc khi ấy ông ấy “nhập vai hơi sâu”.
      Ở trên nói “nếu ông Lương còn đôi chút tỉnh táo” là vì tôi vẫn mong manh chút hy vọng, bởi Lê Mã Lương của một thời chống Mỹ vẫn là tấm gương sáng của bao thế hệ thanh niên “gác bút nghiên lên đường giữ nước”.
      Nhưng có lẽ chính ông Lương cũng không muốn hy vọng của tôi trở thành sự thực.

      https://locliec.blogspot.com/2018/07/vai-loi-voi-nhung-nguoi-lien-quan-en.html

      Xóa
  6. Đồng Thị Kim Thanhlúc 13:36 19 tháng 7, 2018

    Vẫn còn mãi “Vòng tròn bất tử”

    Giữa lồng lộng gió đất trời Cam Ranh, nơi 26 năm trước các anh xuất phát đi làm nhiệm vụ, rồi anh dũng hy sinh, Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trường vùng 4 Hải quân nghẹn ngào đọc bài thơ Vòng tròn bất tử của mình viết về những người đồng đội ngã xuống ở Gạc Ma ngày ấy. Những câu thơ như hòa vào tâm hồn chúng tôi, hòa vào nắng, vào gió biển để gửi tới các anh, những người anh hùng Gạc Ma.

    “Mười bốn tháng ba năm tám tám

    Xuân Mậu Thìn mãi đau nhói con tim

    Người lính Việt Nam dũng khí kiên trinh

    Kết “Vòng tròn bất tử”...

    Bảo vệ cờ giữ đảo quê hương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 13:37 19 tháng 7, 2018

      https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nho-ve-nhung-nguoi-linh-nga-xuong-o-gac-ma-n20140315071845368.htm

      Xóa
  7. Trần ích Tắc phản bội lại vua cha thì Lê Mã Lương "trở cờ" cũng là là điêu đễ hiểu.
    Lê Mã Lương đã được tiền tỷ khi xuất bản cuốn sách "Gạc Ma-vòng tròn bất tử"

    Trả lờiXóa
  8. Sự kiện Gạc ma, có người gọi là vụ thảm sát xảy ra là do ta cả tin vào anh bạn tốt cùng chung lí tưởng XHCN. Nay, xem ra ta vẫn chưa học được bài học cay đắng này đâu. Vẫn háo hức đưa cán bộ sang cho chúng đào tạo hộ,rồi không chừng lại rước về không ít gián điệp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên 3/ nặc 14:18 (tức Jour .Vold, Quế Sơn, XYZ, TTB,..) giọng lưỡi kích động dân tộc cực đoan chống TQ . Nên nhớ chủ Mỹ ngày xưa của tên 3/ này gây tội ác tày trời mà dân tộc VN còn tha thứ được.
      Hỏi đến dẫn chứng VN đưa cán bộ cho TQ đào tạo thì nó ngọng vì nó nói láo.

      Xóa
    2. Có đây:
      "Hôm nay (19/9), tại trụ sở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã cùng đồng chí Lưu Vân Sơn gặp gỡ với các cán bộ Việt Nam tham gia các chương trình nghiên cứu, khảo sát tại Trung Quốc.

      Trong buổi gặp mặt, các đại biểu đánh giá cao kết quả hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng trong thời gian qua, đi sâu trao đổi về các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng trong thời gian tới."
      vào mà xem, đây này:
      https://vtv.vn/trong-nuoc/tang-cuong-hop-tac-dao-tao-can-bo-viet-nam-trung-quoc-20170919183926371.htm

      Xóa
    3. Nghiên cứu khảo sát, đào tạo thì có gì không ? Đi sang Mỹ thì về coi chừng là CIA, sáng TQ thi thành Hoa nam tình báo cục chắc. Tên 3/ .

      Xóa
    4. Nặc danh 14:18, 19/7, mồm chống Trung Quốc nhưng đích cuối cùng là chống phá Việt Nam nhể.

      Xóa
    5. Nặc 14:18 đúng là 3 que bởi chỉ có 3 que mới xỏ lá như vậy.

      Xóa
  9. Trung Quốc tuyên truyền rắng, họ (Trung Quốc) cùng với đoàn khảo sát của LHQ đi khảo sát ở Trường Sa để xây dựng trạm khí tương mà LHQ giao cho họ thì bi quán đội Việt Nam nổ súng tấn công trước nên buộc họ phải tấn công phòng vệ.
    Tuyên truyền này đã bị LHQ bác bỏ và nói rằng LHQ không có đoàn khảo sát nào cả, còn với Việt Nam thì Trung Quốc tuy nói vậy nhưng lại không đưa ta được bằng chứng nào để chứng minh cho thế giới tin.
    Hôm đó (14/3/1988) Trung Quốc chuẩn bị lực lượng rất mạnh, tới hơn 10 tàu chiến trang bị hiện đại không phải chỉ để chiếm một vài đá mà âm mưu còn hơn thế nếu Việt Nam mắc mưu khiêu khích của Trung Quốc nổ súng tấn công trước thì Trung Quốc không chỉ chiếm Gạc Ma mà Trung quốc sẽ chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa. Trung Quốc có thể làm được việc đó là do lực lượng hải quân Việt Nam thời gian đó kém xa lực lượng hải quân Trung Quốc, đó là chưa kể cùng lúc đang phải chống chiến tranh trên biên giới phía Bắc với Trung Quốc, và ở biên giới Tây Nam với Campuchia vẫn chưa ổn.
    Trước tình thế trên là một người lính bình thường ai cũng có thể lựa chọn được cách ứng phó tốt nhất, vậy mà là một vị tướng mà không hiểu được thì quá ngu.
    Phải đặt Gạc Ma vào bối cảnh toàn cục và trong thời điểm lịch sử cụ thể mới có sự nhìn nhận đúng đắn
    Thử hơi "nổ súng trước" nhưng với tương quan lực lượng quá chênh lệch như thế có tránh khỏi được thương vong như thế không? Khi đã nắc mưu địch thì chắc không dừng lại tổn thất như thế mà còn lớ hơn nữa .
    Nhìn nhận sự việc một cách thiếu toàn diện, lịch sử, cụ thể thì không thể khách quan được. Đó là chưa nói đến dụng ý xấu của người cố ý dưng chuyện như Lê Nã Lương.


    Trả lờiXóa
  10. Sách "Gạc Ma- vòng tròn bất tử" vừa phát hành Võ Văn Thưởng TBTGTW đã mua ngay để "lãnh đạo", vậy đề nghị thu hồi sách chỉ là để cho vui.

    Võ Văn Thưởng đứng sau xuất bản sách.

    "Tự diễn biến" dẫn đến sụp đổ là bài học rút ra từ sự tan vỡ của Liên Xô..

    Trả lờiXóa
  11. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 20:56 19 tháng 7, 2018

    CHUYỆN MUA BÁN

    Xin kể các bạn nghe chơi chuyện mua bán:

    Ngày xưa:

    Thời trước năm 1960 ở Sài Gòn có nhiều chuyện về buôn bán từ các vị có quyền chức tới người dân thường.
    Năm 1957 - 1958 gì đó tôi nhớ không chính xác về thời gian, có một tờ báo đăng tin ở Cà Mau người đẻ ra khỉ. Tin giật gân gây hiếu kỳ làm nhiều người ùn ùn đi Cà Mau xem cho biết. Nhưng không có chuyện đó. Sau lộ ra là tuyến xe đò đi Cà Mau vắng khách quá nên người kinh doanh vận tải thuê báo viết tin ấy để có người đi xe.
    Ở lề đường Hàm Nghi có những nhóm người đánh bài tráo, họ có chim mồi, nhử để người khác thấy dễ trúng quá xáp vào chơi. Nhưng khi vào thì bị thua chứ không thắng vì người tráo bài rất kỹ thuật. Ở đường Phan Bội Châu bên cạnh chợ Bến Thành thường thấy có người hay chặn những người ở quê lên Thành phố bán hàng. Họ nói ở quê lên bị móc túi không có tiền về nên bán rẽ cái đồng hồ đeo tay để mua vé xe về quê. Người ở quê nghe tin mua. Bán xong người bán lũi đi mất, người mua cầm đồng hồ chưa lâu thì nó không chạy nữa.

    Chuyện con thôi rồi:

    Bên cạnh đám chơi bài tráo có người cầm cái bao diêm mời gọi mua cái con nhốt trong đó, số tiền nhỏ, gây tò mò người hiếu kỳ. Khi đưa cho họ 1 đồng bạc thì người này kéo đẩy lòng hộp diêm ra, con vật trong đó bay mất. Thôi rồi! người bán la lên như vậy. Trong bao diêm là một con ruồi! Đấy là lừa dối của dân thường.

    Chuyện lừa dối của quan quyền:

    Người ta kể chuyện ông Âu Trường Thanh, Bộ trưởng kinh tế của chính phủ Sài Gòn đã có thủ thuật lừa dối như sau: Ông Thanh buôn bán sữa nhưng ế quá không tiêu thụ được. Ông lấy quyền của mình ra thông cáo sữa đang thiếu nên chỉ bán cho trẻ em, người già. Vì vậy nên ai cũng tìm mua sữa và ông ta đẩy hết kho hàng. Họ tạo khan hiếm giả tạo để làm cho mãi lực tăng cao. Chuyện chim cút ở Sài Gòn thời sau 1960 cũng là câu chuyện gian xảo trong buôn bán, ngày nay còn nhiều người lớn tuổi nhắc lại.

    Chuyện bán sách ngày nay:

    Lĩnh vực in ấn phát hành sách ngày nay có phục vụ và kinh doanh thu lợi nhuận. Sách phục vụ do nhà nước cấp kinh phí không chạy theo lợi nhuận. Sách do tư nhân làm đại đa số vì lợi nhuận. Để bán số lượng được nhiều, người ta có nhiều cách quảng cáo sách. Gây dư luận phản ứng cũng là cách tạo tiếng vang thu hút sự chú ý của người đọc để bán được nhiều. Đặc biệt những cuốn sách có nội dung "gây sốc" sẽ tạo nên tò mò lớn sẽ dễ bán. Không biết cuốn "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" những người làm sách có cố tình dùng thủ thuật ấy? Cứ xem diễn biến sự việc thì biết.

    Trả lờiXóa
  12. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 07:55 20 tháng 7, 2018

    QUAN HỆ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ

    Kinh tế phục vụ chính trị:

    Bất cứ nước nào cũng phải xây dựng nền kinh tế phát triển để phục vụ chế độ bền vững. Kinh tế phục vụ chính trị là thế. Nhà nước phải có chính sách khuyến khích kinh tế phát triển lành mạnh, tự chủ thì mới giữ được độc lập.

    Lệ thuộc kinh tế dẫn đến lệ thuộc chính trị:

    Một người, một chế độ nếu lệ thuộc kinh tế của người khác, nước khác dễ dẫn tới lệ thuộc chính trị. Thực tế cho thấy rất rõ điều này. Một cán bộ có chức quyền mà nhận "quà" của một người, một doanh nghiệp nhiều lần khó tránh khỏi chuyện làm cái gì đó để "trả ơn" lại cho họ. Còn với đất nước mà nhận viện trợ của nước khác nhiều thì phải lệ thuộc, làm theo ý của họ, thực tế đã có nhiều.

    Kinh tế giết chết chính trị:

    Nếu ai đó vì mục đích kinh tế bất chấp lợi ích chính trị thì vô cùng nguy hiểm, vì họ không quan tâm đến chính trị mà chỉ mong làm việc mình muốn để thu được nhiều tiền nên gậy hại về chính trị.
    Ngày nay với cách sống thực dụng, nhiều người sẵn sàng bán rẽ uy tín, lương tâm, bỏ cả quá khứ oai hùng của mình để làm cái việc vì đồng tiền. Mà khi đã chạy theo tiền bạc thì họ đã bước vào con đường "tự giết chết mình", theo tự diễn biến, tự chuyển hóa, kẻ thù sẽ tìm mọi cách tung hê ca ngợi để lôi kéo vào với chúng càng làm cho con người ấy không còn là con người của ngày xưa từng lập những chiến công vang dội nữa. Tiếc thay! Nhưng điều này Bác Hồ đã dạy: Một con người ngày nay là người tốt, nhưng có thể ngày sau họ không còn giũ được nữa. Người hôm nay chưa tốt, nhưng tương lai sẽ là người tốt có ích cho đất nước. Bác Hồ nhận rõ vấn đề này theo quy luật vận động của sự vật, rất biện chứng.

    Tôi nghĩ ai cũng cần có tiền chi dùng cho cuộc sống, nhưng đừng vì đồng tiền mà bán rẽ lương tâm, giá trị của mình, càng không để đồng tiền chi phối chính trị gây tổn hại lợi ích của đất nước. Không được làm những điều "đổi trắng thay đen", "lật sử"...một việc làm có tội với người đã khuất, cả với người còn sống; đáng "lên án", ngăn chặn, không để việc làm không bình thường phát triển thành bình thường, gây tai hại cho mai sau.

    Trả lờiXóa
  13. Kính bác Thép

    Tôi thích đọc còm của bác Thép, vì bác viết có lúc thẳng thắn, trực diện, lúc thì nhẹ nhàng, lúc nói xa nói gần, kể chuyện xưa để nói chuyện nay, mới đọc phần đầu như không liên quan chuyện hiện tại, nhưng cuối bài luôn nằm trong chủ đề đang đặt ra. Một người cao tuổi, nhiều vốn sống, thâm thúy, đáng cho người trẻ học hỏi.

    Cảm ơn bác Thép, kính chúc bác nhiều sức khỏe, tiếp tục góp những ý kiến với độc giả Google.tienlang.

    Trả lờiXóa