Con người ta khi về già thì tính nết thường có xu hướng trẻ con hóa. Cũng như phụ nữ trước thời kỳ mãn kinh sẽ "hồi xuân", người về già thường "hồi nhi". Trong ngôn ngữ mạng xã hội, từ "trẻ trâu" dùng để chỉ những người trẻ thiếu kiến thức - hiểu biết nhưng thừa sự hung hăng, thì cũng có "già trâu" để chỉ thành phần tương tự nhưng trái ngược về tuổi đời. Nói vậy để biết rằng đây đơn thuần là một vấn đề sinh lý bình thường. Tuy nhiên, "hồi nhi" đến mức chẳng còn phân biệt được đúng sai, phải trái thì thật là đáng trách, nhất là đối với những người có chút địa vị trong xã hội.
Trước đây, cái tên thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thường được ký dưới các bài viết, kiến nghị mang tính xuyên tạc đăng trên các trang web của giới lưu manh chính trị đội lốt "dân chủ". Nhưng gần đây, ông thiếu tướng này đã phải nhường chỗ cho một ông thiếu tướng khác trẻ hơn, nổi tiếng hơn và thậm chí là một anh hùng LLVT QĐNDVN: Lê Mã Lương. Không như ông thiếu tướng "gần đất xa trời" Nguyễn Trọng Vĩnh chỉ xuất hiện trong các bài viết đăng trên các trang weblog "cha vơ chú váo", ông Lương thì chễm chệ trên mặt các trang báo mạng với các bài phát biểu văng mạng và có sức tàn phá sự thật lịch sử cũng như lòng tin ghê gớm. Không như ông Vĩnh đã ở vào cái tuổi "đái ướt mũi giày", nói trước quên sau, dễ bị lũ hậu bối lưu manh lừa bịp, ông Lương vẫn còn trong giai đoạn tráng kiện, hăng hái của thời kỳ mới hưu. Chính bởi vậy, vô hình chung, ông Lương trở thành một "ngôi sao mới nổi" của đám lưu manh chính trị. Và có ai ngờ, chính ông, dường như đã ngả vào vòng tay của chúng, theo những hình ảnh mới đây được chúng công bố trên mạng.
Thiếu tướng Lê Mã Lương với đám "dân oan chuyên nghiệp" tai tiếng ở Hà Thành |
Có thể nói, tên tuổi của vị cựu giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam "nổi" trở lại nhờ một đoạn video về phát biểu của ông trong buổi tọa đàm "Minh Triết Biển Đông" nào đó, giữa thời điểm sôi sục phong trào phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Hoàng Sa. Việc đưa ra ý kiến của mình về những vấn đề quan trọng như vậy là điều đáng hoan nghênh đối với những người có kinh nghiệm chiến đấu, có kiến thức lịch sử lại từng giữ vị trí lãnh đạo một cơ quan quân đội, bởi nó sẽ góp phần định hướng thông tin đúng đắn cho người dân. Tuy nhiên, đáng buồn là ông Lương, thay vì vận dụng hiểu biết thực sự của mình thì lại "chơi nổi" bằng cách đưa ra một thông tin "nghe hơi nồi chõ", chẳng những không cổ vũ được tinh thần quân dân trong thời điểm khó khăn ấy mà thậm chí lại làm phản tác dụng, nếu không muốn nói là "đâm sau lưng đồng đội".
XEM VIDEO CLIP:
Lời nhắn của cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo trên Facebook. |
Nhưng, mỉa mai thay, cũng chính vì sự tai tiếng đó, báo giới (chủ yếu là báo mạng) lại nhớ đến ông và thường tìm đến ông trong những vấn đề liên quan đến lịch sử quân đội và tình hình căng thẳng trong mối quan hệ với Trung Quốc. Cũng phải thôi vì ông đường đường là cựu giám đốc bảo tàng quân đội, một tiến sĩ sử học và cũng từng tham gia chống Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới 1979. Vậy mà, ngay cả khi đụng đến sở trường của mình, ông lại đi hết từ sai lầm này sang sai lầm khác.
Về lịch sử quân đội, khi được tờ VTC News hỏi về việc có hay không việc Liên Xô viện trợ hỏa tiễn Kachiusa cho Việt Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ thì ông Lương khẳng định rằng:
Sư đoàn công pháo 351 chính là đơn vị sở hữu toàn bộ các loại pháo do Liên Xô qua Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam khi đó.
Đây là sư đoàn kết hợp giữa công binh và pháo binh, sử dụng các loại pháo cao xạ phòng không 35mm và lựu pháo mặt đất 105mm. Đặc biệt, trong sư đoàn 351 khi đó, có một tiểu đoàn tên lửa Kachiusa do Liên Xô viện trợ.
Tiểu đoàn này bao gồm 6 khẩu Kachiusa, mỗi khẩu có 6 nòng có khả năng nhả đạn liên tiếp. Như vậy, sư đoàn công pháo 351 khi đó sở hữu 36 nòng tên lửa Kachiusa của Liên Xô.
Tuy nhiên, tiểu đoàn Kachiusa này chưa từng có cơ hội thể hiện trong chiến dịch Điện Biên Phủ dù đã triển khai trận địa, vì cục diện thay đổi và quân đội Việt Nam chỉ cần sử dụng cao xạ 37mm và lựu pháo 105mm là đủ.
....
Như đã nói ở trên, các vũ khí của Việt Nam khi đó được Liên Xô viện trợ nhưng nhận hàng trực tiếp từ Trung Quốc để giảm thời gian vận chuyển, chứ không phải vũ khí đó là Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam.
Thực sự thì những dàn "hỏa tiễn Kachiusa" ấy chính là những khẩu pháo phản lực 6 nòng Type 506 (ta gọi là H6) do Trung Quốc chế tạo và viện trợ cho ta. Ngoài ra, lượng lựu pháo 105mm chủ lực của ta trong chiến dịch ĐBP phần lớn là do Trung Quốc viện trợ (chiến lợi phẩm trong cuộc chiến với Tưởng Giới Thạch), phần còn lại là thu được trong các trận đánh với quân Pháp trước đó. Trong cuốn sách "Điện Biên Phủ Điểm Hẹn Lịch Sử" của đại tướng Võ Nguyên Giáp có đề cập đến các loại pháo này như sau:
Trung đoàn lựu pháo 105 ly đầu tiên của ta, gồm 24 khẩu pháo Mỹ với 3.600 viên đạn, đã có mặt ở Bắc Mục, Tuyên Quang, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu Đây là hỏa lực mạnh nhất của quân đội ta lúc này. Trung đoàn lựu pháo nằm trong đội hình của đại đoàn công pháo 351. Riêng trung đoàn pháo cao xạ 37 ly, do Liên Xô trang bị, mới thành lập từ tháng 9 năm 1953, chỉ có thể có mặt vào cuối năm."
Lực lượng ta có 9 trung đoàn bộ binh, gồm 27 tiểu đoàn, 1 trung đoàn sơn pháo 75 ly (24 khẩu), 2 tiểu đoàn lựu pháo 105 ly (24 khẩu), 4 đại đội súng cối 120 ly (16 khẩu), 1 trung đoàn cao xạ pháo 37 ly (24 khẩu), và 2 tiểu đoàn công binh. So sánh lực lượng bộ binh, ta hơn địch về số tiểu đoàn (27/12), nhưng quân số mỗi tiểu đoàn của ta chỉ bằng 2/3 quân số tiểu đoàn địch, và trang bị yếu hơn nhiều. Về lực lượng pháo yểm hộ trực tiếp cho bộ binh, ta hơn địch về số lượng (64/48 khẩu), nhưng lực lượng đạn pháo dự trữ của ta rất hạn chế. Ta hoàn toàn không có xe tăng, và chỉ có 1 trung đoàn cao xạ 37 ly để đối phó với toàn bộ không quân địch.
Đợt học tập chính trị đã mang lại cho mọi người niềm tin vững chắc ở thắng lợi. Chưa lúc nào kho của mặt trận đầy đủ, sung túc thóc gạo bằng thời kỳ này. Vào cuối tháng Tư, hậu cần đã có dự trữ cho tháng Năm. Về đạn cho lựu pháo, ngoài 5.000 viên lấy được của địch, hơn 400 viên đạn chiến lợi phẩm thu được ở Trung Lào đã được ngành hậu cần chuyển rạ tới nơi. Bạn cũng chuyển cho ta hai dàn hỏa tiễn sáu nòng. Vì số lượng đạn không có nhiều, nên đây sẽ là một bất ngờ dành cho quân địch vào những ngày tiến cóng cuối cùng. Sau đợt 2 chiến dịch, chỉ trong mười ngày ta đã xây dựng xong một tiểu đoàn ĐKZ 75 và một tiểu đoàn H6 (hỏa tiễn) do trung đoàn 676 phụ trách, kịp thời bổ sung cho mặt trận.
Lần này có thêm sự phối hợp của 12 dàn hỏa tiễn sáu nòng. Mặc dù độ tản xạ còn cao, những đuôi lửa, tiếng rít và tiếng nổ dữ dội của loại vũ khí mớ này đã làm cho quân đồn trú sơng trong những công sự đắp đất đã bị. mưa làm suy yếu, hoảng sợ.
Với một người bình thường thì những nhầm lẫn kiểu này không có gì khó hiểu, nhưng với một cựu giám đốc bảo tàng quân đội, lại là tiến sĩ chuyên ngành sử học (ông học khoa Sử, ĐH Tổng hợp Hà Nội), lên mặt báo để trả lời về một vấn đề đang được tranh luận nghiêm túc thì không khỏi khiến cho người ta cảm thấy hụt hẫng và làm sứt mẻ niềm tin vào những người có trách nhiệm truyền lửa thiêng lịch sử lại cho các thế hệ sau.
Mới đây nhất, tướng Lương phát biểu trên tờ báo mạng GDVN rằng "Máy bay Trung Quốc đã uy hiếp an ninh lãnh thổ Việt Nam" sau sự kiện máy bay dân dụng Trung Quốc thực hiện các chuyến bay ra đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Và ông đề xuất: “Trong trường hợp này chúng ta hoàn toàn có thể chủ động đối phó, đảm bảo an ninh không phận. Nhưng tại sao Trung Quốc vi phạm như vậy, chúng ta không cảnh báo kịp thời tại thời điểm xảy ra, để đưa ra biện pháp ngăn chặn? Vấn đề là chúng ta chưa đủ quyết liệt...
... “Đối với nước ngoài, nếu rơi vào trường hợp này, họ sẽ đưa ra những cảnh báo ở các mức độ khác nhau.
Có trường hợp nghiêm trọng có thể sử dụng máy bay áp sát và các phương tiện, khí tài hỗ trợ, khống chế các hành động vi phạm nói trên”.
Thực sự thì tôi không rõ khi ông còn tại ngũ, chức vụ chỉ huy chiến đấu cao nhất của ông là gì (cấp bậc thiếu tướng của ông được thăng khi ông làm giám đốc bảo tàng quân đội) nhưng những phát biểu như vậy rõ ràng không phải là của một người cầm quân ở vị trí đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và trình độ chính trị cao.
Thứ nhất, có vẻ như ông Lương đã không phân biệt được (hoặc không tìm hiểu kỹ tình hình trước khi phát biểu) về vùng thông báo hướng dẫn bay (FIR) và không phận.
Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (vòng xanh) |
Vùng thông tin bay, viết tắt là FIR (Flight Information Region), là vùng không gian khí quyển có kích thước được xác định cụ thể. Máy bay qua vùng này phải cung cấp những thông tin cần thiết cho việc điều hành chuyến bay an toàn và hiệu quả, báo động cho các cơ quan có trách nhiệm khi một máy bay cần cứu trợ hay bị tai nạn để tìm kiếm cứu nạn. Sự phân chia trách nhiệm giữa các đơn vị FIR là do thỏa thuận của các nước liên hệ và phải thông qua Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). FIR mang tên vùng chứ không mang tên quốc gia nên không mang ý nghĩa về chủ quyền quốc gia. FIR Hồ Chí Minh gồm cả vùng hải phận quốc tế cũng như cả một phần vùng trời Lào và một phần vùng trời Campuchia. FIR Hong Kong và FIR Hồ Chí Minh chia nhau trách nhiệm không gian khí quyển trên một phần của Biển Đông. FIR Bangkok chịu trách nhiệm vùng trời Campuchia và vùng trời trên biển phía Nam Việt Nam.
Không phận là bầu trời do một quốc gia kiểm soát bao phủ lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia đó. Chiếu theo luật quốc tế thì không phận chủ quyền ăn khớp với lãnh thổ, lãnh hải và nội hải của một quốc gia, tức không gian trên đất và 12 hải lý dọc bờ biến. Không phận nằm ngoài vùng lãnh hải và lãnh thổ được coi là không phận quốc tế, tương đương với hải phận quốc tế.
Như vậy, việc những máy bay dân dụng của Trung Quốc bay trong không phận quốc tế khó có thể nói là "đe dọa trực tiếp tới an ninh vùng biển, vùng trời, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam". Và điều họ vi phạm ở đây là lờ đi vai trò kiểm soát không lưu của FIR Hồ Chí Minh trong khu vực này. Do đó, phía FIR HCM đã thông báo đến ICAO, cơ quan quốc tế phụ trách việc này, là cách xử lý hoàn toàn xác đáng. Ông Lương đòi “sử dụng máy bay áp sát và các phương tiện, khí tài hỗ trợ, khống chế các hành động vi phạm nói trên” ở không phận quốc tế, có phải là làm trò cười cho thiên hạ không?
Cần nói thêm, việc bộ ngoại giao trao công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc là để phản đối việc nước này điều máy bay phi pháp ra đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chứ không phải là vì máy bay của Trung Quốc vi phạm quy định của ICAO do không thông báo cho FIR HCM khi bay vào khu vực này. Đây là một động thái riêng biệt, nằm trong chiến lược xử lý mối quan hệ tranh chấp trên biển Đông thời gian vừa qua của nhà nước ta.
Theo những người bạn "dân oan" mới của tướng Lương thì những phát biểu của ông ấy còn "hung hăng" hơn trên mặt báo nhiều! |
Thứ hai, là một người kinh qua chiến tranh, hơn ai hết ông Lương phải hiểu được giá trị của hòa bình. Chiến tranh là một hành động cực chẳng đã, là điều cần phải hết sức tránh, nhất là đối với một dân tộc yêu hòa bình và quá nhiều khổ đau vì chiến tranh như nước ta. Lịch sử nước ta không hề thiếu những bài học cho thế hệ sau trong những tình hình tương tự. Các vua nhà Trần đã năm lần bảy lượt nhún nhường tìm cách hòa hoãn trước ý định xâm lăng của Nguyên Mông và chỉ buộc phải chiến đấu khi đội quân xâm lược tràn qua biên giới. Sau CMT8, chính quyền cách mạng cũng vô cùng nỗ lực trong việc tìm cách tránh khỏi chiến tranh với Pháp và Tưởng, đến mức mà có dư luận lo lắng về việc cụ Hồ bắt tay với giặc Pháp. Giai đoạn 1954 - 1956, chúng ta kiên trì thực hiện nghị định Geneve, cố gắng tránh tối đa mọi xung đột vũ trang với chính quyền Ngô Đình Diệm ở phía Nam dù rằng bị ngụy quyền này đàn áp, khủng bố đẫm máu. Chỉ đến khi các lãnh đạo Đảng CSVN xác định rằng không còn hy vọng gì về việc thực hiện hiệp định Geneve thì cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam mới được tiến hành. Tiếp theo đó, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất nước nhà vừa hoàn thành, từ năm 1975, nước ta lại bị quân Khmer đỏ quấy nhiễu ở biên giới, tàn sát dân lành. Trước tình hình đó, chúng ta vẫn phải tiếp tục nhẫn nhịn trong suốt 4 năm trời, trước khi vùng lên làm cuộc tổng công kích đập tan chế độ quái thai này cũng như đẩy lùi 60 vạn quân Đặng Tiểu Bình ở biên giới phía Bắc. Ngay cả trong sự kiện ở quần đảo Trường Sa năm 1988, chúng ta cũng có thể thấy sự nhẫn nhịn của lãnh đạo và chiến sỹ đã đem lại kết quả là chúng ta đã chiếm giữ được 11 đảo chìm trong CQ88.
Ấy vậy mà tướng Lương, người kinh qua các sự kiện oai hùng của nửa cuối thế kỷ 20 ấy, lại có những lời lẽ kêu gọi đi ngược lại hoàn toàn với những bài học truyền thống và khát vọng hòa bình của dân tộc. "Nhịn" không phải là "nhục" mà là để hạn chế tối đa những gì tệ hại nhất cho dân tộc, cho đất nước. "Nhục" là một khái niệm ấu trĩ để tự hạn chế khả năng của bản thân và có biên độ khác nhau giới hạn bởi cái tâm và cái tầm của mỗi người. Cái "nhục" của người kinh bang tế thế là không giúp cho quốc thái dân an,.. Cái "nhục" vì sự gây hấn của kẻ khác là dành cho những kẻ võ biền hoặc trẻ trâu. Trong chiến tranh, dù ai là người chiến thắng thì khổ đau vẫn là những người dân phải gánh chịu. Trong thời đại này, một cuộc chiến tranh, nhất là với kẻ có tiềm lực kinh tế, quân sự áp đảo, là con đường nhanh nhất để kéo nước ta tụt hậu lại thêm so với thế giới và khu vực. Và cho đến giờ, lãnh đạo Đảng CSVN và nhà nước đã làm rất tốt việc giữ cho "quốc thái dân an" dưới sự khiêu khích từ phía Trung Quốc, sự "chọc ngoáy" từ các thế lực sen đầm quốc tế, trong bối cảnh biến đổi phức tạp của thế giới. Nhưng đáng tiếc, một người như tướng Lương lại không hiểu điều đó mà lại đưa ra những nhận định, ý kiến trái ngược.
***
Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương nổi tiếng với câu nói: "Chiến đấu là cao quý nhất, cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù" thời kháng chiến chống Mỹ. Thời nay hay bất kỳ thời nào thì chúng ta cũng đều phải "chiến đấu", có điều là với những "kẻ thù" khác nhau. Do đó, trước khi "chiến đấu" thì điều quan trọng nhất là chúng ta phải xác định được "quân thù" là ai hay cái gì. "Quân thù" ngày nay không phải là một kẻ địch được xác định rõ ràng như thời chàng trai trẻ Lê Mã Lương trở thành anh hùng mà ẩn hiện tinh vi trong mớ quan hệ chằng chịt giữa bạn và thù, giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa "đồng chí" và "nghịch chí",.. Với những gì đang thể hiện, nếu không kịp thời chấn chỉnh, rất có thể tướng Lương sẽ nhận định sai giữa thù và bạn. Khi đó, không chừng có ngày ông lại phải hối hận vì "cuộc đời tệ nhất là trên trận tuyến đánh ... quân mình".
Read more:
http://www.dlv.vn/2016/01/tuong-bao-tang-het-khon-don-dai.html#ixzz3xYCdbNOH
---------------------------------------
Mời xem bài liên quan đến ông Lê Mã Lương:
8.
THIẾU
TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG - CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG
TRÒN BẤT TỬ"...
9.
Đại
tá Hoàng Bùi Hải- CUỐN "GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ" PHẢI BỊ THU HỒI!...
10. Dương Khánh Chi - CCB Trường Sa 1988: ĐỪNG BẮN VÀO QUÁ KHỨ BẰNG SÚNG LỤC!
11. Video nóng: CCB GẠC MA LÊ HỮU THẢO KHẲNG ĐỊNH KHÔNG CÓ LỆNH CẤM NỔ SÚNG NHƯ ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
10. Dương Khánh Chi - CCB Trường Sa 1988: ĐỪNG BẮN VÀO QUÁ KHỨ BẰNG SÚNG LỤC!
11. Video nóng: CCB GẠC MA LÊ HỮU THẢO KHẲNG ĐỊNH KHÔNG CÓ LỆNH CẤM NỔ SÚNG NHƯ ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
13. Trung tướng
Nguyễn Thanh Tuấn: QUYẾT LIỆT ĐỀ NGHỊ THU HỒI VÀ TIÊU HỦY CUỐN “GẠC MA- VÒNG
TRÒN BẤT TỬ”.
14. CƯ DÂN MẠNG PHÁT HIỆN “MÙI” XÁC CHẾT VNCH TRONG CUÔN GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ.
14. CƯ DÂN MẠNG PHÁT HIỆN “MÙI” XÁC CHẾT VNCH TRONG CUÔN GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ.
20. Clip
mới- Đại tá Khuất Biên Hòa: NHỮNG CHUYỆN "THÂM CUNG BÍ SỬ” VỀ LÊ MÃ LƯƠNG
VÀ VỀ BỘ SỬ 15 TẬP...
25.
Tín
hiệu mừng: TRẢM NGỌC VINH-THƯ KÝ TÒA SOẠN BÁO TUỔI TRẺ, KẺ ỦNG HỘ CUỐN GẠC MA-
VÒNG TRÒN BẤT TỬ.
Một số bài liên quan khác:
Máy bay TQ bay vào Trường sa thì có là xâm phạm lãnh hải,không phận VN không ?
Trả lờiXóaHay là bầu trời ,quần đảo Trường sa không phải là của VN?
Vùng trời trên Trường Sa không phải của nước nào hết vì những hòn đảo nhỏ không thể dùng để chiếm đất và vùng trời như đất liền hay đảo lớn. Cái mà người ta gọi ADIZ (từ tiếng Anh: air defense identification zone) thường được các quốc gia tuyên bố nhưng chỉ để đòi hỏi các máy bay đi qua phải cho biết. Tuy nhiên ADIZ trên vùng Trường Sa là vấn đề tranh cãi quốc tế, chứ chưa nói gì về đó là vùng trời của nước nào. Chẳng hạn như Trung Quốc chỉ phê bình chuyện Mỹ cho máy bay B-52 gần đảo TQ chiếm chứ không nói Mỹ xâm phạm vùng trời Trường Sa.
XóaHỏi rất hay,vậy đề nghị chú đưa ra chứng cứ VN đang sở hữu cả TS,những ai,nước nào công nhận những điều ấy?Nói HS-TS là của VN là mấy thằng VN tự nói với nhau,chứ ra ngoài kia ai chấp nhận điều đấy?Đâu phải chỉ có mỗi TQ,còn Phi-Đài và mấy nước nữa dễ dân nước họ không "nghĩ như mấy thằng VN chắc?".Đây là sự thật chứ không phải thân ăn mày cầm cái ảnh nghĩ tối ngủ với HH.Rõ ràng đấy là vùng đang chanh chấp,ngay cả ở Asean cũng công nhận như vậy.Nói rõ là đã là người VN thì ai cũng mong như nhau cả thôi,nhưng ra thực tế không phải cứ to mồm là được.Buồn cười nhất là cũng là tranh nhau cái đảo nhưng chửi TQ như chó,trong khi lại "giao lưu-đá bóng" với các bạn Phi.Tương tự như câu hỏi của chú,vậy Mỹ nó bay vè vè,đá bóng với các bạn Phi thì nó là cái gì nhỉ?Là tình thương mến thương chắc?
XóaChào ông unknown. Ông trả lời hay. Nhưng cho tôi hỏi ông một câu. Thế lâu nay đảng, chính phủ và nhà nước ta vẫn thường nói rằng"vn có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hs ts". Vậy vn sai hay là ông đúng. Ông chỉ trả lời yes or no thôi, đừng biện giải lòng vòng. Cảm ơn ông
XóaYes, yes, and yes.
Xóa@
Xóa@:van Tan Nguyen:Hỏi vớ hỏi vẩn,một đằng người ta đang nói chuyện thực tế,ông định gài yes hay no để đâm chọc phỏng?
Chúng tôi là những thế hệ cháu chắt của Lê Mã Lương . Ngày trước càng tôn trọng và tự hào về Lê Mã Lương bao nhiêu thì bây giờ chúng tôi càng khinh thường Lê Mã Lương bấy nhiêu. Một con người đang ăn cơm dân mặc áo Đảng ôi nhục lắm bác Lê Mã Lương ạ
Trả lờiXóaNhững thằng ngu muội chiu gầm bàn ăn của lũ chó Việt Tân kiếm miếng cơm thừa canh căn mới nhục
XóaMày là ai mà dám nói những câu này ?
XóaThương lắm một con người như LML . ko ngờ bác ấy ngu muội đến vậy cơm ko ăn đòi ăn cứt - Tiếp tay nối giáo cho kẻ thù phẩm chất anh bộ đội của bác ko còn -
Trả lờiXóaThông cảm cho Lê Mã Lương chỉ còn một mắt nên ko biết đâu là đúng đâu là sai, đâu là kẻ thù, chỉ muốn đánh bóng tên tuổi một lần nữa nhưng rất sai lầm . đã ném mất danh dự và niềm tự hào mà thời gian đã đem lại cho ông ấy./ và cũng nói cho ông biết Đảng Cộng Sản VN mãi mãi trường tồn dù ông có tiếp tay hay nhảy vào tả xung hữu đột cũng ko làm gì được đâu
Trả lờiXóaNgày xưa có thời là lính tráng,cái tên Lê mã lương mới đẹp làm sao.Cũng như anh Trỗi ,anh Xuân( đã qua đời)Anh Lương cũng để lại một câu bất hủ,khiến lính tráng rất khoái và lưu vào sổ.Anh Trỗi,anh Xuân đã là tượng đàicủa dân tộc,niềm kiêu hãnh của toàn dân kể cả kẻ thù cũng phải nể phục.Thế mà anh Lương đã làm lên chức tướng(tôi đồ hai phần là do câu nói hay ho ngày ấy)bây giờ sắp làm sao ấy lại tuôn ra những lời nói hồ đồ,Chả lẽ anh Lương lại muốn có lời hay để dân chủ phong anh làm anh hùng phản chủ thế hệ mới.Người xưa có nói:" con chim sắp chết để lại tiếng hót hay,con người săp chết để lại lời nói đúng"Mấy lời nói của tướng Lương thì lại hồ đồ và xấu xí.Thật hoài cơm dân,cơm Đảng.
Trả lờiXóaTiếc:
Trả lờiXóaXưa! Ngọc vẫn còn nguyên
Bây giờ Ngọc nát thiếu tiền bán thân.
"lưỡng tương", "Vịnh chõng" tướng quân
"hung ành" mắc phải tâm thần tiếc thay.
Lê Mã Lương nói ''tôi còn oan, hơn cả dân oan'' phải chăng cái ‘’oan’’ của Lương là như thê này ! .Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước nhiều đồng chí, đồng đội của Lương chiến đấu anh dũng hơn, thành tích hơn Lương nhưng không được phong anh hùng LLVTND như Lương vì họ không có may mắn như Lương được tập thể bồi dưỡng xây dựng Lương thành anh hùng nên Lương được phong anh hùng '' Đây là cái ''oan'' của Lương được phong anh hùng LLVTND so với đồng chí, đồng đội của Lương vì Lương chỉ là '' một chiếc đãu trong bó đũa được chọn làm cột cờ''. Cái ‘’oan’’ của Lương hơn ‘’dân oan’’ phải chăng ở thời bình nhiều đồng chí lãnh đạo chỉ huy các đơn vị (thuộc khối chiến đấu’ của Quân đội ta, tài nâng, đức độ, công lao gấp nhiều lần Lương, có cơ cấu chức danh tướng nhưng không được phong tướng như Lương. khi Lươg chỉ là giám đốc bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Hay cái ‘’oan’’ của Lê Mã Lương hơn ‘’dân oan’’ là khi Lương nghỉ hưu về với đời thường như mọi người nghỉ hưu khác, sống vui, sống khỏe hòa cùng với cuộc sống thanh bình của nơi mình ở nhưng Lương không muốn sống như mọi người Lương phải sống điêu ngoa, công thần chủ nghĩa, xuyên tạc, kích động, chia rẽ, theo ý đồ của giặc ngoại bang và những tên việt gian VNCH để mong được chúng ban cho ‘’danh cấp tiến’ kiếm thêm ít xèng đô chúng quăng cho gặm!
Trả lờiXóachuẩn ko cần chỉnh
XóaDậu chưa đổ mà bìm đã leo rồi sao.Người ta dâu gì cũng đáng bậc cha chú. Sao lại hỗn xược thế! Gọi bằng cái tên trống không,Lương này với Lương nọ,lại còn hắn với ăn cứt, nhận ít xèng đô do chúng quăng cho gặm.quanh đi quẩn lại chỉ có chừng đó. Quá kém. Chỉ có quân mất dạy, vô văn hoá mới nói năng kiểu đó
XóaMinh Thanh16:32 Ngày 18 tháng 01 năm 2016
XóaĐối với những kẻ thái hóa biến chất, công thần chủ nghĩa, có những lời nói và hành động hại Dân, hại nước và những tên việt gian bán nước tay sai của giặc ngoại bang... Nhân Dân Việt Nam ta thời nào cũng vậy đều gọi chúng là thằng, coi chúng không bằng loài chó, lợn, đó là truyền thống Văn hóa phân biệt Rõ ràng, người Tốt với kẻ xấu, Người Yêu nước với kẻ tôi dòi tay sai cho giặc. Đơn giản như vậy van Tan Nguyen13:06 Ngày 18 tháng 01 năm 2016 không hiểu sao
Hay quá !
XóaĐây là bài học đắt giá cho DCS Việt nam đã bổ nhiệm phong hàm tướng cho những sĩ quan ko đủ phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị - Đây có lẽ đây là một trong những người mà Đảng Cs VN đánh giá là " Một bộ phận ko nhỏ.. thoái hóa biến chất" rất may là vị này chưa leo đc vào bộ máy lãnh đạo của cấp cao nhà nước
Trả lờiXóaĐối với những kẻ thái hóa biến chất, công thần chủ nghĩa, có những lời nói và hành động hại Dân, hại nước và những tên việt gian bán nước tay sai của giặc ngoại bang... Nhân Dân Việt Nam ta thời nào cũng vậy đều gọi chúng là thằng, coi chúng không bằng loài chó, lợn, đó là truyền thống Văn hóa phân biệt Rõ ràng, người Tốt với kẻ xấu, Người Yêu nước với kẻ tôi dòi tay sai cho giặc. Đơn giản như vậy van Tan Nguyen13:06 Ngày 18 tháng 01 năm 2016 không hiểu sao
XóaCó lẽ vì máu đánh nhau, máu cầm súng đang còn trong người con vật này nên một lần nữa hắn muốn tổ quốc này, đất nước này rơi vào tay giặc
Trả lờiXóaLê Mã Lương, Lê Hiếu Đằng, Huy Đức...không phải bổng dưng trở nên như thế, có lý do chung cho hạng người này: BẤT MÃN. Vì nghĩ rằng công trạng mình lớn lắm mà quyền lợi không được như đòi hỏi. LML nhận mình là "dân oan" là vậy.
Trả lờiXóaNhững thằng ngu muội chiu gầm bàn ăn của lũ chó Việt Tân kiếm miếng cơm thừa canh căn mới nhục
XóaTin VN cho hay 17/1/2016, có lễ đặt viên đá khởi công dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ hải chiến Hoàng Sa được tổ chức tại đảo Lý Sơn tốn 70 tỷ VND.
Trả lờiXóaXây Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa
Trả lờiXóaBBC - Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa vừa được khởi công xây dựng trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trùng dịp kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa.
Khu tưởng niệm sẽ dành để vinh danh tất cả những người Việt Nam đã ngã xuống vì Hoàng Sa, theo báo trong nước.
Sau trận hải chiến ngày 19/1/1974 làm 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng, quân đội Trung Quốc chiếm hoàn toàn quần đảo này.
Tuy nhiên cho tới nay, Việt Nam vẫn khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, về mặt hành chính là huyện đảo thuộc TP Đà Nẵng.
Truyền thông trong nước cho hay sáng Chủ nhật 17/1, lễ đặt viên đá khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa được tổ chức tại đảo Lý Sơn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư công trình khu tưởng niệm với số vốn 70 tỷ đồng.
Khu tưởng niệm nằm trên diện tích khoảng 2ha, trên đỉnh núi Thới Lới, đông bắc đảo.
Lý Sơn, cách Hoàng Sa chừng 200 hải lý, là nơi có hải đội Hoàng Sa thời nhà Nguyễn.
Nơi đây cũng có nhiều ngư dân xưa nay vẫn coi vùng biển quanh Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của mình, cho dù những năm gần đây bị Trung Quốc xua đuổi, thậm chí bắt giữ và đánh đập.
Buổi lễ đặt viên đá khởi công sáng 17/1 có sự tham gia của thân nhân các tử sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa cũng như hơn 150 người dân Lý Sơn, theo báo Tuổi Trẻ.
Trung tâm của khu này là tượng đài Người mẹ thắp lửa cao 16m của kiến trúc sư Trần Văn Dũng, mô tả người phụ nữ Việt Nam đứng trên bờ biển thắp đèn ngóng vọng chồng con trở về.
‘Nghĩa sĩ Hoàng Sa’ khắc tên 74 lính VNCH và một thanh niên 9x đe dọa dùng bom đánh sập
Trả lờiXóa(VNTB) Sáng nay (17/1), tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng công trình Khu tượng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” trên núi Thới Lới, đảo Lớn Lý Sơn.
Theo thông tin báo chí nhà nước, đến dự buổi lễ này có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, các Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Báo Thanh Niên dẫn lời Họa sĩ Huỳnh Văn Mười – Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM về việc khắc tên tại khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa sẽ được xây dựng ở đảo Lý Sơn, ông cho biết, “từ nghĩa sĩ phải hiểu theo nghĩa rộng. Đó không hẳn chỉ là người chiến sĩ mà là bao gồm cả ngư dân, đội hùng binh, nhân viên khí tượng, chiến sĩ…”.
“Việc đưa danh sách 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa cũng rất đáng làm và sẽ được lòng dân. Bởi việc bảo vệ Hoàng Sa không cần phân biệt chính thể, miễn là người Việt Nam thì phải đứng lên bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ Hoàng Sa. Người lính Việt Nam Cộng Hòa cũng được coi là chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo như biết bao người dân Việt Nam từ trước đến nay”, ông Mười khẳng định.Nhiều hoạt động tưởng niệm đã được một số các tổ chức, thành viên tổ chức dân sự độc lập tiến hành.
Trong một diễn biến khác, trên mạng xuất hiện 1 video tự quay của một thanh niên (được cho là sinh viên trường ĐH Cần Thơ) đòi xóa bỏ khu tưởng niệm Hoàng Sa bằng búa, và bom.
Nguyễn Tấn Dũng đang đi về hướng dân chủ?
Trả lờiXóaNgười Buôn Gió
Nếu trước kia quyền lực tập trung ở Tổng Bí Thư, ở Bộ Chính Trị thì ai cũng thấy, sự có mặt của ông Dũng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN đã khiến cho tinh thần dân chủ trong ĐCSVN có nhiều bước tiến vượt bậc.
Ngay cả đàn anh Trung Hoa, sự chỉ định chọn nhân sự kế thừa được sắp sẵn từ trước, quyết định ai làm TBT là do người tiền nhiệm chọn lựa. Trung ương hay đại hội chỉ là màn kịch để hợp thức việc chỉ định của các bậc tiền bối.
Trong khi ông Trọng hay ông Mạnh trước kia muốn duy trì quyền lực tập trung vào tay TBT, BCT để quyết định mọi vấn đề. Thì ông Dũng đã có những tác động để đám đông hơn được quyền quyết định. Đến nỗi ông Trọng phải đưa ra nghị quyết 244 để gò ép quyền lực trở về tay TBT, Bộ Chính Trị.
Đến đây, nhìn trong khuôn khổ của Đảng CSVN, chúng ta thấy rõ ông Trọng đang cố gắng đưa quyền lực về cá nhân, một nhóm. Còn ông Dũng đang nỗ lực đưa quyền lực từ đám đông hơn là trung ương, và đám đông hơn nữa sau này là đại biểu đi dự đại hội.
Ông Trọng đưa quyền lực từ 16 người để gom tới 1 người quyết định. Ông Dũng đưa quyền quyết định từ 200 của hôm qua, đến gần 1500 người của ngày mai. Con số đó nói lên tất cả, ai là người có tư tưởng dân chủ.
Cái đám đông thứ ba kia không hẳn là họ ảo tưởng dân chủ, mơ mộng hão huyền. Cái gì cũng có lý của nó, lý bởi tiềm thức từ hai đời thủ tướng trước, những cũng lý từ thực tại bây giờ đang xảy ra như trên.
Lịch sử đại hội ĐCSVN chưa bao giờ các đại biểu có được quyền năng thực sự như điều lệ đảng cấp cho họ như bây giờ. Nếu không có nhân vật như Nguyễn Tấn Dũng, liệu vai trò đi dự đại hội của họ có còn giá trị đích thực. Hay họ chỉ thành loại bù nhìn đi làm vai diễn mà người ta đã ấn định trước kết quả.
Dù thế nào đi nữa thì bây giờ ĐCSVN đang là thế lực cầm quyền mạnh nhất. Nếu ngay trong nội bộ , những người đảng viên bình thường không có sự dân chủ và họ chấp nhận sự độc đoán từ cấp tối cao như TBT, Bộ Chính Trị ….thì liệu người dân bên ngoài có hy vọng về dân chủ tới lượt mình hay không?
Hãy nhìn các đại hội Đảng của các nước như Trung Hoa, Triều Tiên, Cu Ba họ bỏ phiếu bầu thế nào. Và nhìn đại hội Đảng CSVN đang chuyển động thế nào của ngày hôm nay. Ta mới thấy sự khác biệt mà nhân tố Nguyễn Tấn Dũng đã tạo ra.
Chuyển dich quyền quyết định bầu bán từ đám đông này sang đám đông khác đông hơn, đó không phải là dấu hiệu dân chủ hay sao?
Khiến cho việc lựa chọn nhân sự không theo truyền thống của đàn anh Trung Hoa, đó không phải là là chống Trung Hoa hay sao? Chống lại cái quy tắc cốt lõi kế truyền của thiên triều, không phải là chống thiên triều đó sao.
Khách quan nhìn những vấn đề đang diễn ra, Nguyễn Tấn Dũng đã phần nào đó đang tạo ra sự dân chủ.
Một số người không thừa nhận tư tưởng dân chủ của Nguyễn Tấn Dũng, chẳng qua những điều ông ta làm chỉ mang lại cho những đảng viên trong đảng của ông ta mà thôi. Nó chưa mang đến cho người dân mà họ là một trong số đó.
Nhưng nếu những đảng viên đó mà không được sống trong bầu không khí dân chủ, thì liệu họ có ý thức được, đồng cảm được với người dân đang mong mỏi dân chủ, để chia sẻ sự dân chủ đến cho toàn dân hay không?
Câu trả lời an toàn nhất là chẳng ai biết được. Điều biết và thấy rõ trong những ngày qua, là quyền quyết định trước kia thuộc về một người hay một nhóm mấy người nay đã chuyển biến chuyển về hàng trăm người và rồi đến hàng nghìn người.
Đấy là sự thật, dù không lớn nhưng không thể bác bỏ đó là dấu hiệu dân chủ mang dấu ấn Nguyễn Tấn Dũng.
Khôn ngoan phải chọn người ngoan
XóaTránh xa kẻ cắp, đĩ gian, nghiện xì.
Dùng tuổi tác để dẫn nhập vào chủ đề là gượng ép và ngụy biện. Chuyện đúng sai của anh hùng Lê Mã Lương là do nhận thức của ông ấy. Nếu ai đó, dùng tuổi tác để bài xích Bác Nguyễn Phú Trọng thì chúng ta sẽ phản ứng như thế nào? Đành rằng tuổi tác tham gia vào quá trình nhận thức con người.
Trả lờiXóaDùng từ "chiếm giữ" là không đúng. Đảo của ta, ta bảo vệ, ta đóng giữ. Chiếm giữ để cho lũ Hoa Nam nó dùng. Hay là...???
Very good ,
Xóa"Con người ta khi về già thì tính nết thường có xu hướng trẻ con hóa. Cũng như phụ nữ trước thời kỳ mãn kinh sẽ "hồi xuân", người về già thường "hồi nhi"."
Trả lờiXóaThế lãnh đạo Đảng và nhà nước không phải người già???
Tướng lê Mã lương có sai phạm gì đã có Nhà nước xử lý.
Trả lờiXóaMượn tay G.T đưa ông Lương để cả một bộ xậu bâu vào buông lời hỗn xược thì những kẻ chủ trương thật đê hèn .
Nên nhớ Tướng Lê Mã Lương ,Lê Đình Chinh và hàng vạn anh hùng liệt sĩ khác đã đổ xương máu dạy lại cho TQ một bài học trên tuyến đầu biên giới năm 1979 để bảo vệ nhân dân, Đảng và Nhà nước VN .Chớ vô tình trở thành kẻ ăn cháo đá bát ,không hay ho gì đâu .
Người viết bài này trong trang dlv.vn đặt câu hỏi đại loại là ngày nay kẻ thù của VN là ai .Xin thưa đến con chó hoang trong rừng nó còn biết kẻ thù của nó chính là kẻ xâm lấn vùng lãnh thổ sinh tồn của nó mà nó đã đánh dấu khi tè lên cây cỏ ;làm người sao còn phải hỏi câu này chớ!
Quá khứ LML có công vs đất nước vs Tổ quốc - Còn ngày nay ông có đồng lõa bênh vưc lý luận bao nhiêu nữa lML cũng là người đang nối giáo cho giặc chống Đảng chống chế độ - Thật là kinh tởm im con mẹ cái mồm đi văn lâm ạ
Xóavăn lâm22:13 Ngày 18 tháng 01 năm 2016
Xóa...Nên nhớ Tướng Lê Mã Lương ,Lê Đình Chinh và hàng vạn anh hùng liệt sĩ khác đã đổ xương máu dạy lại cho TQ một bài học trên tuyến đầu biên giới năm 1979 để bảo vệ nhân dân, Đảng và Nhà nước VN .Chớ vô tình trở thành kẻ ăn cháo đá bát ,không hay ho gì đâu.
Ông Văn Lâm nói phải lắm, nếu không có những người anh hùng như
tướng LML thì Nặc 16:03 bây giờ có được yên ổn ngồi đây chém gió hỗn xược với các bậc cha anh không?
Bậc cha anh mà nói ngu như con chó loại người đáng khinh rẽ
XóaChúng tôi ko thể tôn trọng LML ngày hôm nay và cả lũ chó các ông nữa Nặc danh02:18 Ngày 20 tháng 01 năm 2016 ạ Chúng tôi phải bảo vệ ĐCS bảo vệ tổ quốc VNXHCN đến cùng không ngu si đần độn loạn ngôn như lũ chúng mày có tý công sức với Tổ quốc đã ti toe ĐCM mày
Nặc danh là đò hèn , bước ra ánh sáng mà sống đừng núp bóng tối sủa bậy nếu là kẻ có học !
XóaHắn nghe hơi nồi chõ từ bọn phản động và đài địch bảo rằng Nhà nước có lệnh không được nổ súng bắn TQ. Thật ra chỉ có lệnh không nổ súng TRƯỚC, chỉ tự vệ khi cần thiết và cố gắng tránh xung đột quá giới hạn để giữ hòa bình, chỉ có thế thôi. Nhiều nhân chứng trong cuộc đã vạch mặt Lê Mã Lương nghe hơi nồi chõ rồi phát ngôn sai sự thật.
Trả lờiXóaTrong những việc như thế này tôi trách Mã Lương thì ít, mà trách Nhà nước nhiều hơn. Vì đến giờ Nhà nước vẫn chưa có những phương án định hướng thông tin và chống lại các thông tin xấu độc một cách CỤ THỂ, CHI TIẾT và mạnh mẽ mà toàn nói chung chung lung tung là phải chống nhiễu thông tin.
Không chỉ GDVN mà các thông tin từ VNE trong mục ý kiến cá nhân đăng lăng xê ngay trang đầu rất nguy hiểm vì nó hơi hướm BBC kiểu "quan điểm cá nhân khong nhất thiết phản ánh quan điểm của tòa soạn " thật ra để trốn tránh trách nhiệm.
Như vừa rồi có thằng nhà báo nào đấy đăng bài trên VNE với danh nghĩa cá nhân nhưng thấy ngay mùi thông đồng VNE tổ chức cho hắn hoặc là hắn viết thuê cho ai đó ở nước ngoài. Vẫn ám chỉ, bóng gió về "hải chiến Hoàng sa" sau khi bị chửi quá không dám đăng lộ liễu nữa. Hài kịch Hoàng sa nhiều nhân chứng như ông Thự Cali đã chỉ ra đó là một màn kịch phản bội vụng về. Đó là một cuộc phản bội, thí quân trong thời kỳ Hoàng Sa còn dưới quyền Mỹ ngụy. Đó là ngón võ của VNE, VNE bảo TQ là bọn cướp biển từ phương Bắc, nhưng bọn cướp đất liền từ Mỹ và phương Tây với bọn tay sai 2 đời Pháp Mỹ phản quốc đó thì lại ca ngợi, vinh danh. Đó là nghĩa lý gì?
TQ,Pháp,Mỹ,rồi cả Polpot... từng xâm lược,có nợ máu với nhân dân VN ,chuyện đó không ai chối cãi được,nhưng là chuyện đã qua,đã ghi thành sử sách.Nhắc lại chuyện xưa như một bài học về dựng nước giữ nước chứ không thể vin vào đó để hoạch định chính sách quốc gia.
XóaNhững bài học lịch sử đã tạo bản lĩnh ,truyền thống văn hóa làm nền móng để hoạch định chính sách quốc gia .Còn những yếu tố quan trọng nhất phải kể đến thực tiễn và những nhìn nhận về tương lai .
Đồng ý với bác ntruongson là tướng Lê Mã Lương có thể đã bỏ mất một chữ TRƯỚC nên cái mệnh lệnh rất chuẩn mực liên quan đến vùng biển đảo nhạy cảm trên biển Đông chỉ còn là KHÔNG ĐƯỢC BẮN ;như thế,âu cũng là một điều đáng tiếc cần có sự đính chính từ phía Nhà nước.
Tuy nhiên sự cố quên mất một chữ khi nhắc lại lệnh xưa (chỉ là có thể)với Tướng L.M Lương,một người lính trong cuộc chiến chống lại xâm lược TQ xâm lược năm 1979 ,cũng có thể hiểu được khi quan hệ giữa VN và TQ có những chuyển biến,khi mà cả một cuộc chiến lớn này đã được khoanh vùng trên thực tế đã bị khoanh vùng ,những mất mát hi sinh của những người lính trong cuộc chiến này thậm chí có cảm tưởng bị lãng quên!
Những lúng túng trong ứng xử trong quan hệ với TQ ở biển Đông chỉ có thể được làm rõ khi cả hai phía,TQ với VN ,dù là "anh em trong nhà " cũng phải đưa nhau ra tòa án Quốc tế phân xử.
Cương vực quốc gia cần phải phân minh thì mới giữ được tình "anh em trong nhà " sòng phẳng ,đó là chân lý.
TQ là nước lớn,nếu cứ lấn cấn tình cảm ý thức hệ chi phối,VN sẽ không những không bao giờ bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải mà còn bị TQ lợi dụng ý thức hệ xâm hại độc lập tự chủ quốc gia .
Phải chăng người TQ đang trương lên khẩu hiệu:Không có gì quý hơn ý thức hệ CNXH (16 chữ vàng đó)thay vì phải là Không có gì quý hơn độc lập tự do như CT Hồ Chí Minh đã nói,để lung lạc ,trói buộc chính quyền và nhân dân VN ?
Tôi thích ý kiến của Văn Lâm !
XóaBác Hồ nói, một người cán bộ, đảng viên, hôm qua tốt, nhưng hôm nay vẫn có thể xấu. Chính là Bác nhắc nhở về nguy cơ tha hóa của bất cứ ai t Le Mã Lương cũng sẽ có thể thành Lê Bất Lương nếu như ông ấy bị lệch trái tim, lệch bộ óc, lệch mắt nhìn. Còn vì sao lệch thì chỉ có trời biết, anh linh tổ tiên bông ấy biết và
Trả lờiXóaBạn mới là người lệch trái tim nha ban ! Yêu nước đúng đắn o có gì là sai !
XóaCả nước khinh thường Mã Lương
Trả lờiXóaMột vị tướng quá ẩm ương điên khùng.
Nguyễn Thắng hình như mới ở nhà thương BH ra !
XóaĐây hình như mới ở nhà thương Biên hoà ra !
Trả lờiXóahttps://cupphale.net/
Trả lờiXóahttps://cupphale.net/cup-pha-le.html
https://cupphale.net/cup-vinh-danh.html
https://cupphale.net/cup-golf.html
https://cupphale.net/cup-tennis.html
https://cupphale.net/cup-bong-da.html
https://cupphale.net/ky-niem-chuong.html
https://cupphale.net/bieu-trung-go-dong.html