152 Innocents, Marked for Death
However much Americans may
disagree about the morality of capital punishment, no one wants to see an
innocent person executed.
And yet, far too often, people end up on death row
after being convicted of horrific crimes they did not commit. The lucky ones are
exonerated while they are still alive — a macabre club that has grown to include 152 members since 197
Ở Mỹ, trong hơn 40 năm trở lại
đây, trung bình cứ ba tháng lại có một tử tù được minh oan.
Có ít nhất 4% số án tử hình ở Mỹ
là oan sai. Ảnh: AP
Những người vô tội này phải chịu
án tử hình vì nhiều lý do. Có người bị nhận dạng nhầm, có người bị ép cung phải
nhận tội. Nhưng nguyên nhân chủ yếu được cho là do những sai sót trong quá
trình tố tụng. Cuộc tranh cãi về việc nên hay không nên áp dụng án tử hình có
lẽ sẽ vẫn còn rất căng thẳng, nhưng con số 152 người vô tội bị đánh dấu phải
chết quả thật là con số báo động. Không một xã hội văn minh nào có thể chịu
được cái giá của việc xử tử oan một người vô tội, hay cướp đi của họ bao nhiêu
năm cuộc đời sau song sắt nhà tù.
Dù bất đồng đến đâu về tính đạo
đức của bản án tử hình, song có một điều chắc chắn là không người Mỹ nào muốn
nhìn thấy một người vô tội bị xử tử.
Thế nhưng, rất thường xuyên,
nhiều người rốt cuộc lại phải ngồi trong xà lim tử tù sau khi bị kết án cho
những tội ác kinh khủng mà họ không hề phạm phải. Những người may mắn là người
được minh oan khi vẫn đang còn sống - đó là câu lạc bộ tử tù với quân số đã
tăng lên tới 152 thành viên kể từ năm 1973.
Số còn lại chịu cảnh giam cầm cả
đời trong những xà lim có kích thước bằng một chiếc tủ đồ. Một số chết vì những
nguyên nhân tự nhiên; song có ít nhất hai trường hợp được ghi nhận, đã bị thi
hành án tử dù gần như đã chắc chắn là vô tội.
Còn bao nhiêu người vô tội nữa
phải chịu, hay đang chờ đợi số phận tượng tự? Có lẽ sẽ chẳng bao giờ có ai biết
được. Trong 42 năm qua, trung bình cứ ba tháng lại có một người bị kết án tử
hình được minh oan. Theo một nghiên cứu, có ít nhất 4% những người chịu án tử
hình ở Mỹ bị kết án oan. Tần suất quá đỗi thường xuyên như thế thừa đủ để dẫn
ta đến kết luận rằng án tử hình - bên cạnh tính độc ác, vô đạo đức, và thiếu
hiệu quả trong việc hạn chế tội phạm - dễ xảy ra sai sót đến độ không một quốc
gia văn minh nào có thể chịu được cái giá của việc sử dụng nó.
Những người vô tội bị kết án vì
nhiều lý do, người thì do luật sư đại diện không bào chữa tốt, người thì bị
nhận dạng nhầm, người thì phải nhận tội do bị ép cung. Tuy nhiên, khi những
tiến bộ trong công nghệ phân tích ADN đẩy nhanh tốc độ minh oan, mọi sự cũng
trở nên rõ ràng rằng những sai trái trong quá trình tố tụng mới là tâm chấn gây
ra con số đáng báo động của những vụ oan sai như vậy.
Chỉ riêng trong năm ngoái, năm
2014, chín người bị kết án tử hình đã được trả tự do - và trừ một trường hợp,
còn lại đa phần, chính việc làm sai trái của công tố viên mới đóng vai trò chủ
chốt.
Người được trả tự do gần đây nhất
là Anthony Ray Hinton. Ngày 3/4 vừa qua, Hinton
bước ra khỏi nhà tù Alabama nơi ông thụ án gần 30 năm, nửa đời mình, với bản án
tử hình treo lơ lửng. Hinton bị kết tội gây ra hai vụ giết người chủ yếu là do chứng
cứ sai lệch cho thấy những viên đạn là từ khẩu súng của ông. Công tố viên khi
đó, một người cũng biết Hinton, nói rằng chỉ cần nhìn Hinton cũng biết ông ta
có tội và là kẻ “độc ác”. Sau đó các công tố viên khăng khăng tuyên bố ông có
tội dù chuyên gia làm chứng đã có phản bác rõ ràng.
Tại sao chuyện này lại tiếp tục
xảy ra? Trong một lá thư đáng chú ý gửi biên tập viên được đăng hồi tháng ba
trên tạp chí The Shreveport Times, A.M. Stroud III, cựu công tố viên của giáo
xứ Caddo ở Louisiana, đưa ra câu trả lời thẳng thắn đến ớn lạnh: “Chiến thắng
trở thành tất cả”.
Năm 1984, ông Stroud đã thuyết
phục bồi thẩm đoàn kết án Glenn Ford và tuyên án tử hình ông này vì tội giết
người. Tuy nhiên, giờ đây ông Stroud thừa nhận, khi đó mình tập trung vào chiến
thắng hơn là tìm kiếm công lý. Dù có nguồn tin về chứng cứ mới, song ông này đã
không xác định và đưa chứng cứ này ra trước tòa.
“Tôi đã sai hoàn toàn”, ông
Stroud viết, và nói lời xin lỗi ông Ford - người đã ngồi tù 30 năm, với 26 năm
mang bản án tử hình - gia đình ông Ford, thẩm phán, bồi thẩm đoàn, và gia đình
nạn nhân.
Lá thư này không an ủi được ông
Ford. Ông được trả tự do năm 2014, nhưng giờ đây lại đang nằm chờ chết vì bệnh
ung thư phổi đã phát triển, và không được chữa trị trong suốt những năm tháng
phí hoài trong nhà tù. (Cũng trong tháng 3, thẩm phán ở Louisiana đã từ chối bồi thường cho ông Ford
ngoài chiếc thẻ tín dụng 20 đô-la mà ông nhận được sau khi được trả tự do). Tuy
nhiên, thông điệp mạnh mẽ của ông Stroud là một sự thừa nhận hiếm hoi về hành
động ngạo ngược của bên công tố và cái giá quá cao mà nhiều người phải trả cho
nó.
Đáng tiếc một điều, thông điệp
này không gây được sự chú ý ở những nơi cần nghe nó nhất - chẳng hạn, ở chính
giáo xứ Caddo, nơi có mức kết án tử hình bình quân đầu người cao hơn bất kỳ nơi
nào khác trên đất Mỹ. Đáp lại sự thành thật trong lá thư của ông Stroud, Phó
Trưởng phòng Công tố quận Dale Cox, cũng đưa ra sự thẳng thắn của riêng mình:
“Tôi là người tin rằng án tử hình phục vụ lợi ích trả thù của xã hội”, ông Cox
phát biểu với tờ Shreveport Times. “Tôi nghĩ chúng ta cần xử tử thêm nhiều kẻ
nữa”.
Não trạng quá đỗi phổ biến là
phải chiến thắng bằng mọi giá đã dẫn đến việc thi hành án tử hình với những
người vô tội như Cameron Todd Willingham hay Carlos DeLuna. Và não trạng này
cũng dẫn tới bản án oan cho những người như Hinton và Ford, những người đã phải
ngồi tù suốt nửa đời người với bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu.
Nếu không phải vì những nỗ lực
tuyệt vời của các luật sư, các nhà điều tra, hay chỉ đơn thuần là nhờ may mắn,
những người này sẽ phải chết, và ông Cox hay bất kỳ ai khác cũng chẳng thể biết
được nỗi oan ức này.
Nguyễn Hoài An
Chép từ Tre Làng
-------------------
-------------------
Mời xem bài liên quan:
4. New York Times: MỸ PHÁT
HIỆN 152 ÁN TỬ HÌNH OAN TRONG 42 NĂM
Nước Méo thần thánh
Trả lờiXóadung toi nuoc bu meo la thang khung 3 que nay nhu dap vao dong lua vay
Trả lờiXóaCác cụ nói cấm sai:" tiên trách kỉ, hậu trách nhân", còn bố con nhà Mẽo toàn nói và làm những điều ngược lại.
Trả lờiXóaToom lại là thằng nào cũng sai , nhưng cái sai mà nó lè lè ra đấy, người bình thường chả cần chuyên mon cũng thấy là oan sai rồi , và để tìm ra thủ pham lại là những người chả có chuyên môn gì cả , thế mới là cái đáng để suy ngẫm nhiều hơn
Trả lờiXóaNhiều vị rận xĩ vào Google.tienlang thường chỉ phán một câu xanh rờn: Chủ trang thân Nga, ghét Mỹ! Họ chả cần biết đến đúng/sai!
Trả lờiXóaChủ trang đã có rất nhiều lần nói: G.TL chỉ VÌ SỰ THẬT. Đừng vì yêu hay ghét mà đổi trắng thay đen!
SỰ THẬT ở bài này do một chuyên gia Mỹ đưa ra trên một Tạp chí chuyên đề của Mỹ. Và những lập luận của chuyên gia này là khá thuyết phục.
Sao mình sợ mấy ông nội dư luận viên quá hà. Gần như toàn bộ 152 người vô tội bị xử tử hình ở tòa cấp dưới thôi. Đến tòa tối cao đều bị hủy án. Điều này cho thấy hệ thống tư pháp Mỹ rất tốt.
Trả lờiXóa"exoneration" không phải là "minh oan" mà là tuyên bố vô tội bằng việc một tòa án cấp trên hủy bản án kết tội sai trước đó.
Đúng là cái đầu đã bị nhồi sọ rồi thì không bao giờ sửa chữa được.
http://www.deathpenaltyinfo.org/node/4900
"exoneration" không phải là "minh oan" mà là tuyên bố vô tội bằng việc một tòa án cấp trên hủy bản án kết tội sai trước đó.
Trả lờiXóa====
THẾ KHÔNG GỌI LÀ MINH OAN THÌ LÀ GÌ?
RẬN XĨ NGU Nặc danh21:27 Ngày 13 tháng 01 năm 2016
giá mắt kính thể thao
Trả lờiXóa