Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Nhân Đại hội 12: GORBACHEV VÀ YELTSIN – NHỮNG TỘI ĐỒ LỊCH SỬ



Nhân một số ý kiến về việc “đổi mới hệ thống chính trị vì không còn phù hợp để làm..kinh tế” – hãy cùng đọc để hiểu bài học về sự sụp đổ đớn đau của Liên bang CHXHCN Xô Viết đã được bắt nguồn và diễn ra như thế nào:
Sau những phát triển rực rỡ của CNXH ở Liên Xô dưới thời của các lãnh tụ lỗi lạc Lenin – Stalin, từ hậu quả xét lại của Khruchev, sự xa rời các nguyên tắc dân chủ của Brezhnev – Đến đầu những năm 80 của thế kỷ 20, xã hội Liên Xô xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng tương đối nghiêm trọng, một số mâu thuẫn ngày càng bộc lộ rõ.
Tuy nhiên xã hội Liên Xô khi đó vẫn tương đối ổn định, chế độ y tế, giáo dục và dịch vụ công cộng có chất lượng khá cao. Nhân tài khoa học chiếm ¼ thế giới, Liên Xô trở thành một trong hai siêu cường có vị trí hàng đầu trên trường quốc tế. Đây là lý do khiến ngày nay không ít người cho rằng, thời kỳ Brezhnev là thời kỳ người dân có được đời sống tốt nhất. Sau khi Brezhnev qua đời, Đảng CS Liên Xô trải qua thời kỳ quá độ tạm thời dưới sự lãnh đạo của Andropov và Chernenko. Đến tháng 3-1985, quyền lãnh đạo Đảng CS Liên Xô chuyển vào tay thế hệ lãnh đạo thứ năm do Gorbachev đứng đầu – Sự phản bội lý tưởng cũng bắt đầu bộc lộ rõ từ đây.

*************************


GORBACHEV VÀ YELTSIN – NHỮNG TỘI ĐỒ LỊCH SỬ

MIKHAIL GORBACHEV sinh ra trong một gia đình nông dân ở vùng nông thôn Stavropol. Ông ta tốt nghiệp đại học ở Moskva. Thời trẻ, khi Gorbachev hình thành thế giới quan, cũng là thời kỳ Khrushchev phủ định hoàn toàn Stalin, phủ định lịch sử của Đảng, chủ trương Đảng toàn dân và Nhà nước toàn dân. Đối với Gorbachev, điều này để lại một ấn tượng làm lung lay, thậm chí sụp đổ niềm tin vào lý tưởng Cộng sản.

Tháng 3-2001, trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Ngọn hải đăng Nga, Gorbachev nói: “Chúng tôi là những đứa con của Đại hội 20 Đảng CS Liên Xô. Lịch sử Liên Xô những năm 60 đã ảnh hưởng rất lớn tới chúng tôi. Thời trẻ chúng tôi tin theo Đảng, trung thành gia nhập Đảng, nhưng sau Đại hội 20, tư tưởng của chúng tôi bắt đầu có sự thay đổi”.

(Từ năm 1993, trong một năm rưỡi, Gorbachev nhiều lần nói chuyện với nhà hoạt động xã hội Nhật Bản Daisaku Ikeda. Họ cùng xuất bản cuốn sách Đối thoại, bài học tinh thần của thế kỷ XX. Trong đó, Gorbachev không chỉ chĩa mũi dùi vào Stalin mà còn chĩa thẳng vào Lenin, chĩa thẳng vào Marx, vào chủ nghĩa Marx – một học thuyết đã chỉ rõ quy luật phát triển của xã hội loài người và được thực tiễn chứng minh là đúng đắn.)

Tháng 6-1988, Gorbachev phát biểu ý kiến: Liên Xô cần thực hiện một nền dân chủ không hạn chế (!). Cũng trong tháng đó, cái gọi là Tổ chức Phi chính thức tổ chức mít-tinh tại trung tâm Moskva. Họ giơ biểu ngữ đòi hủy bỏ cơ quan tư pháp và hành pháp của Nhà nước Liên Xô, đòi có quyền tham gia bầu cử vào Xô Viết, công khai chủ trương thực hiện đa đảng. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19 tổ chức tại Moskva ngày 28-6 đến 1-7-1988, Gorbachev đọc báo cáo có nhan đề “Tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội 27 Đảng CS Liên Xô và nhiệm vụ đi sâu cải tổ”. Ông ta đưa ra một loạt phương án cải tổ với mục tiêu xây dựng mô hình mới là “CNXH dân chủ nhân đạo”. Đây thực chất là sự phủ nhận triệt để lý luận cơ bản chủ nghĩa Marx, áp dụng chế độ chính trị của tư bản phương Tây; thực hiện đa đảng qua cái gọi là phân chia lại quan hệ quyền lực giữa Đảng với Xô Viết; xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CS Liên Xô với tư cách là Đảng cầm quyền, làm lung lay nền tảng giai cấp và nền tảng xã hội của Đảng. Sau Đại hội này, tính công khai không hạn chế và dân chủ kiểu phương Tây đã nhanh chóng tạo ra một loạt cái gọi là các tổ chức độc lập trong đời sống chính trị Liên Xô.

Ngày 28-12-1987, bài xã luận trên báo Sự thật cho biết: Liên Xô khi đó có trên 30.000 tổ chức đoàn thể phi chính thức. Những tổ chức này ngang nhiên tuyên truyền chống Cộng, hô hào thành lập Đảng đối lập và công đoàn độc lập. Ngày 28-6-1988, diễn ra Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng CS Liên Xô và Hội nghị này trở thành bước ngoặt cơ bản thay đổi chế độ chính trị của Liên Xô. Trước Hội nghị 19, Đảng CS Liên Xô là hạt nhân lãnh đạo của đất nước, Bộ Chính trị là cơ quan quyết sách tối cao, Ban Bí thư giúp Bộ Chính trị xử lý công tác chính trị, tổ chức hằng ngày. Sau Hội nghị 19, bộ máy lãnh đạo Liên Xô tiến hành cải tổ, giải tán 23 ban trước đây trực thuộc T.Ư Đảng. Các cuộc họp của Bộ Chính trị ít dần, thậm chí mấy tháng không họp. Bộ máy tối cao của Nhà nước cũng khởi động cơ chế phân quyền nhằm làm suy yếu và để tiến tới phủ nhận vai trò của Đảng. Đảng CS Liên Xô mất quyền kiểm soát tình hình.

Ngày 25-5-1989, Liên Xô tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân lần thứ nhất, thực hiện phương án cải tổ của Gorbachev, một loạt thành viên phe đối lập chính trị trong và ngoài Đảng, tiêu biểu là Boris Yeltsin, được bầu làm đại biểu nhân dân Liên Xô.

Tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ nhất, gần như mỗi thời khắc, mỗi vấn đề đều có sự đấu tranh gay gắt. Hàng triệu công nhân Nga ngồi xem truyền hình trực tiếp. Những gì họ nhìn thấy là một cảnh hỗn loạn. Từ tháng 10 đến tháng 12-1989, Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ hai, các đại biểu của đoàn nghị sĩ khu vực như Sakharov, Popov một lần nữa kêu gọi đưa việc sửa đổi Điều 6 trong Hiến pháp vào chương trình nghị sự. Hội nghị toàn thể T.Ư Đảng CS Liên Xô tháng 2-1990 là hội nghị quan trọng của quá trình thực hiện đa đảng. Yeltsin đại diện cho “phe dân chủ” phát biểu: cần phải chuyển chế độ độc đảng sang chế độ đa đảng, đồng thời chuẩn bị phối hợp hành động với các chính đảng khác. Gorbachev hoan nghênh quan điểm này, ông ta nói, cần sửa đổi Hiến pháp Liên Xô, cần hủy bỏ quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng CS Liên Xô trong Hiến pháp.

Ngày 12-3-1990, Đảng CS Liên Xô tổ chức Đại hội đại biểu bất thường lần thứ ba. Đại hội thông qua nghị quyết về lập chức tổng thống Liên Xô và luật bổ sung sửa đổi Hiến pháp Liên Xô. Lời đề tựa, trước hết xóa đi vai trò lãnh đạo của Đảng CS, đội tiên phong của toàn thể nhân dân, đồng thời nội dung trong Điều 6 của Hiến pháp Liên Xô cũng bị sửa đổi. Điều này thực chất là xóa bỏ cơ sở pháp lý của việc Đảng CS Liên Xô cầm quyền suốt 73 năm kể từ sau Cách mạng Tháng Mười. Hiến pháp sửa đổi còn thêm một chương về Tổng thống Liên Xô. Sau đó bầu Gorbachev làm Tổng thống đầu tiên.

Tháng 7-1990, trong Báo cáo đọc tại Đại hội 28, Gorbachev lại ra vẻ mà nói rằng, Đảng CS Liên Xô thông qua bầu cử, giành lấy và duy trì vị thế của Đảng cầm quyền… Thực chất là che đậy âm mưu của ông ta muốn phá hủy Đảng CS Liên Xô. Sau Hội nghị toàn thể T.Ư tháng 2-1990 và Đại hội đại biểu nhân dân bất thường Liên Xô, vai trò lãnh đạo của Đảng CS Liên Xô đã mất đi sự bảo vệ của Hiến pháp. Trong khi đó, các tổ chức phi chính thức của phe đối lập chưa đăng ký nhưng đã hoạt động có tính chất như chính đảng, lại được bảo đảm của Hiến pháp giống như địa vị của Đảng CS Liên Xô. Sau khi lên nắm quyền, Gorbachev cử Yeltsin làm Bí thư thứ nhất Thành ủy Moskva.

Để có vốn liếng chính trị, Yeltsin liền mượn danh nghĩa này để công kích tình trạng tham nhũng của tầng lớp đặc quyền, từ đó ra sức công kích các đồng chí kiên trì đường lối đúng đắn trong Đảng. Yeltsin chĩa mũi nhọn vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng CS Liên Xô, nhất là Ligachev – nhân vật thứ hai trong Đảng kiên trì con đường XHCN. Yeltsin kiên trì công kích sự chậm chạp trong tiến trình cải cách của Ban Chấp hành T.Ư Đảng, đồng thời phê phán tác phong làm việc của Ligachev. Tuy nhiên, ông ta đã gặp phải sự phê phán của hầu hết Ủy viên T.Ư Đảng. Sau đó không lâu, Yeltsin bị cách chức Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư thứ nhất Thành ủy Moskva, nhưng Gorbachev vẫn để Yeltsin làm Ủy viên T.Ư Đảng và chuyển sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng Nhà nước.

Ngày 29-5-1990, tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất Liên bang Nga, với 535 phiếu tán thành, 502 phiếu chống, Yeltsin trúng cử chức Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên bang Nga, với kết quả nhiều hơn bốn phiếu so với số phiếu luật định. Từ đó ông ta giành được quyền lực cao nhất.

Tháng 7-1990, Yeltsin tuyên bố ra khỏi Đảng. Ngày 9-6-1991, Liên bang Nga tổ chức tổng tuyển cử tổng thống lần đầu tiên, Yeltsin đã đánh bại ứng cử viên Bacatin do Gorbachev đề cử, trúng cử chức Tổng thống Liên bang Nga. Một tháng 8 ngày sau, tức ngày 20-7-1991, Yeltsin ban bố sắc lệnh phi đảng hóa và tuyên bố nghiêm cấm hoạt động của các chính đảng trong cơ quan nhà nước các cấp cũng như các đoàn thể quần chúng và doanh nghiệp cơ sở, tức là chĩa thẳng mũi dùi vào Đảng CS Liên Xô. Ông ta đã giáng một đòn cuối cùng vào sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô và sự giải thế của Liên Xô.

Đối với một Đảng cầm quyền, khi người bảo vệ hàng đầu cho các nguyên tắc mà nó dựa vào để sinh tồn và phát triển lại biến thành người đi đầu phá hoại các nguyên tắc đó, nếu không bị ngăn chặn kịp thời, chính đảng ấy sẽ đi đến vực thẳm của thảm họa.
====

Trích đoạn từ cuốn sách “Ai đã phản bội Liên bang Xô viết?” của Yegor Ligachev:

“Vấn đề không phải ở cái thể chế từng trong suốt lịch sử của Nhà nước Xô viết đã chứng minh được sức sống chưa từng thấy, sức mạnh sáng tạo của nó ngay cả khi nó bị o ép trăm bề. Nguyên nhân nằm trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên bang cũng như ở các nước cộng hòa đã để lọt vào những kẻ cơ hội, những phần tử ly khai theo chủ nghĩa dân tộc, những lưu manh chính trị. Chúng ta đã phải đối mặt với các phần tử thoái hóa chính trị là cả một nhóm các nhà lãnh đạo cộng sản. Trở thành ông chủ tư nhân lớn, thèm khát của cải cá nhân và nắm lấy quyền lực vô biên trước nhân dân – đó là mục tiêu cháy bỏng, là ý nghĩa cuộc đời của họ. Đảng Cộng sản và chính quyền Xô viết đã không cho họ làm thế…

Người ta luôn luôn hỏi tôi: ai là nhân vật chính trong việc phá hủy Liên bang Xô viết, ai là kẻ tội đồ chính dẫn tới tất cả các tai họa khủng khiếp đã rơi xuống đầu nhân dân? Thời gian đã cho lời đáp trước câu hỏi không đơn giản này: Gorbachev!

Và người đã tiếp nối công việc của Gorbachev là Boris Yeltsin, đã khiến một đất nước giàu có tài nguyên bậc nhất trở nên nghèo túng. Tại Hội nghị Đảng lần thứ XIX năm 1988, tôi đã nói với ông ta: “Boris, anh không đúng đâu! Anh có năng lượng nhưng đó là năng lượng tàn phá chứ không phải năng lượng dựng xây!”.Năm 1989, A.A. Gromyko đã nói về Gorbachev: “Cái mũ đế vương quá rộng với đầu người này”. Nhưng chính Gromyko đã là người đưa Gorbachev vào ghế Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô mùa xuân năm 1985 sau khi ông Chernenko qua đời. Để về sau phải thất vọng đau đớn thế…”.

Theo BÁO NHÂN DÂN / THỜI NAY
====
Liên bang CHXHCN Xô Viết sau hơn 70 năm đã sụp đổ tan tành như thế đó, sụp từng mảng mà không xảy ra đổ máu. Nhưng để sau đó hàng chục nghìn người đã phải tự tìm đến cái chết vì nỗi đớn đau bị phản bội, vì sự dằn vặt đã khoanh tay đồng loã..
Và để bây giờ, người dân vẫn khắc khoải hoài niệm về một quá khứ vinh quang...


Hùng Ngô Mạnh
==============================

15 nhận xét:

  1. Nguyên Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô cũ, Yegor Ligachev nói về nguyên nhân dẫn tới tan rã Liên Xô:
    Tội đồ chính là Gorbachev
    11:15 05/01/2012

    Cách đây hơn 20 năm, ngày 25/12/1991, Mikhail Gorbachev đã tuyên bố chấm dứt hoạt động của mình trên cương vị Tổng thống Liên bang Xôviết "vì những suy nghĩ mang tính nguyên tắc". Và từ ngày 26/12/1991, tất cả các cơ quan quyền lực của Liên Xô đã thôi tồn tại như một thực thể mang tính luật pháp quốc tế. Nói như cách của đương kim Thủ tướng Nga Vladimir Putin về sau nhận định, đã xảy ra một thảm họa địa chính trị lớn hàng đầu trong thế kỷ XX.

    Ông Yegor Ligachev, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô cũ, một trong những nhân vật hàng đầu đã khởi xướng công cuộc cải tổ (perestroika), đã trả lời phỏng vấn báo Komsomolskaya Pravda của Nga.

    - PV: Mùa xuân năm 1985, khi các ông khởi xướng ra công cuộc cải tổ, các ông có hình dung được rằng, chỉ sau 6 năm nó đã kết thúc bằng thủ tiêu Liên bang Xôviết hay không?

    - Ông Ligachev: Tất nhiên là không! Perestroika đã được nghĩ ra không phải để phá hủy mà là để gìn giữ, cải thiện chính thể Xôviết.

    - PV: Như hiện nay ở Trung Quốc?

    - Ông Ligachev: Đúng thế.

    Không chuẩn bị cho thị trường

    - PV: Có người nói rằng, chính thảm họa Chernobyl, xảy ra vào mùa xuân năm sau (1986), đã làm hại perestroika. Làm cho nền kinh tế đất nước không thể gượng dậy được.

    - Ông Ligachev: Tất nhiên, những chi phí để giải quyết hậu quả của thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vô cùng to lớn, giống như chi phí của người Nhật bây giờ sau thảm họa Fukushima. Các bạn thấy không, thảm kịch tại các nhà máy điện hạt nhân xảy ra cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa lẫn chế độ tư bản chủ nghĩa. Tôi đã tới Chernobyl ngay vào những ngày đầu tiên sau khi thảm họa xảy ra, cùng ông Nikolai Ryzhkov (lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đưa ra các biện pháp xử lý hậu quả của thảm họa.

    Nhưng chúng tôi cũng đã tìm ra đủ nguồn lực để hoàn thành mọi chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12. Vì thế, tôi không thể cho rằng Chernobyl đã làm suy sụp nền kinh tế Liên Xô. Sự suy thoái kinh tế đã chỉ bắt đầu vào năm 1989 và đặc biệt trở nên nghiêm trọng trong những năm 1990 - 1991. Khi đó thì lại do những yếu tố khác gây nên.

    - PV: Những yếu tố nào vậy?

    - Ông Ligachev: Việc phá hủy khởi nguồn kế hoạch trong nền kinh tế. Đã có động thái chuyển toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia khổng lồ sang cơ chế thị trường khi mà không hề có bất cứ một sự chuẩn bị trước nào.

    Cuối năm 1987, Bộ Chính trị đã thảo luận kế hoạch cho năm 1988. Quyết định cho phép các nhà máy bán một phần nhất định các sản phẩm của mình theo giá tự do. Phần còn lại phải bán theo giá nhà nước. Hội đồng Bộ trưởng đưa ra đề nghị: để bắt đầu thì cho bán theo giá tự do 5% lượng sản phẩm. Thế nhưng, Gorbachev và đặc biệt là Yakovlev (Aleksandr Yakovlev, lúc đó là Bí thư Trung ương Đảng) và Medvedev (Vadim Medvedev, cũng là Bí thư Trung ương) đã phản đối kịch liệt. Họ bảo, cho bán ngay 30 - 40% chứ việc gì phải chờ đợi? Họ bảo, cần phải chuyển ngay sang cơ chế thị trường, đó là phát tài, đó là tiến bộ!

    Thế nhưng, rốt cục lại là rối loạn, hỗn độn, suy giảm và tan vỡ nền kinh tế và quốc gia nói chung. Vì sao các thợ mỏ lại bắt đầu bãi công khi đó? Vì mọi thứ cần thiết cho sản xuất như dây chuyền, máy xúc... họ đều phải mua theo giá tự do. Rất đắt! Còn sản phẩm làm ra thì họ lại phải bán theo giá thấp như cũ. Và thế là họ bị lỗ, lương bị giảm. Điều này tác động rất mạnh tới thợ mỏ và họ tràn vào trung tâm Moskva phản đối.

    Làm suy giảm nền kinh tế theo kế hoạch - đó mới chỉ là cú đánh đầu tiên. Cú đánh thứ hai - phá hủy một cách thô bạo mối tương quan giữa năng suất lao động với tiền lương, làm suy giảm thị trường hàng tiêu dùng. Trong những năm 1989 - 1990, mức lương đã tăng khoảng từ 8 tới 12%, trong khi năng suất lao động chỉ tăng từ 2 tới 4%. Hiển hiện rõ sự không tương xứng giữa lượng tiền và lượng hàng hóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuối năm 1988, tôi tới gặp Gorbachev: "Xin chúc mừng năm mới! Nhưng đồng chí có hiểu không, đang có tới 40 tỉ rúp tự do trong nước!". Ông ấy im lặng một hồi: "Phải, thực là tai họa!". Thế nhưng, sang năm 1990 đã có tới 100 tỉ rúp không thể thanh toán được. Năm 1991 - con số này lên tới gần 200 tỉ. Dù rằng trước kia, mức chênh lệch tối đa giữa hàng hóa và tiền tệ chỉ tối đa là ở mức 10 tỉ! Các cửa hàng sạch nhẵn như chùi. Mọi sự đều bị vô tổ chức. Bắt đầu từ sự rối loạn của thị trường hàng tiêu dùng, rồi trong lĩnh vực sản xuất, tiếp theo là cả trong quản lý nhà nước. Đấy, chính từ lúc đấy chứ không phải do ảnh hưởng của Chernobyl mà bắt đầu quá trình tự hủy của nền kinh tế Liên bang Xôviết.

      Cướp đoạt của công!

      - PV: Vụ nổ ở Chernobyl, như ông từng nói trước đây, không phải là một âm mưu phá hoại của phương Tây, dù rằng đã có những tin đồn như thế. Nhưng cái tình trạng hỗn loạn như thế trong kinh tế thì có phải là sự phá hoại cố tình hay vì sự không hiểu biết tình hình của những nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó?

      - Ông Ligachev: Đó là do ham muốn tiến hành những cải cách thị trường, phá hoại những căn bản của thể chế Xôviết. Tôi xin nhắc lại, chúng tôi đã khởi xướng perestroika theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để hoàn thiện hơn thể chế Xôviết. Đấy cũng chính là điều mà Gorbachev đã tuyên bố trong những năm đầu tiên của cải tổ. Thế nhưng, khi ông ta bị Yeltsin trục xuất ra khỏi Điện Kremli thì ông ta lại bảo rằng, thể chế Xôviết không thể nào cải tổ được, nó cần bị phá đi và thay bằng một thể chế tư bản chủ nghĩa mới. Đã có hai quan điểm.

      Quan điểm thứ nhất: thể chế có thể được cải tổ và điều này từng được chứng minh bằng chính sách Tân Kinh tế (những năm 20 của thế kỷ trước), bằng công cuộc công nghiệp hóa, tập thể hóa, bằng bước chuyển sang nền kinh tế hòa bình… Và nói cho cùng, bằng cả kinh nghiệm hiện nay của Trung Quốc. Việc này liên quan tới sự hoàn thiện công tác quản lý, cơ cấu sản xuất… Còn quan điểm thứ hai - không, nó không thể cải tổ được, nó cần bị xóa bỏ. Thật đáng tiếc là quan điểm thứ hai đã thắng thế. Và đã dẫn tới cái gì? Dẫn tới việc cướp đoạt của công vào tay tư nhân. Đấy chính là động cơ đã thúc đẩy những kẻ phá hủy Liên bang Xôviết, những nhà lãnh đạo đã phản bội lại đất nước và nhân dân. Họ đã thèm khát cơ chế sở hữu tư nhân. Họ đều trở thành những ông bà chủ lớn. Những triệu phú hoặc những tỉ phú.

      - PV: Vì sao các ông đã không thể loại bỏ Gorbachev? Trong những năm đầu của công cuộc cải tổ, chẳng gì thì ông cũng là nhân vật thứ hai trong bộ máy nhà nước! Và ông đã có những người đồng ý tưởng ở cả trong Điện Kremli!

      - Ông Ligachev: Trong những năm đầu cải tổ thì mọi sự cũng đã không rõ ràng lắm. Phải tới những năm 1990 - 1991 thì nhiều người trong số các thành viên của ban lãnh đạo cao cấp nhất của Liên bang Xôviết mới thấy được rằng, mọi sự đang dẫn tới việc phá hủy đất nước. Nhưng đội quân phá hủy ở thời điểm đó đã kịp loại bỏ tất cả những lực lượng lành mạnh ra khỏi ban lãnh đạo.

      Tôi cũng bị loại đi trước Hiệp ước Beloesh (kết liễu sự tồn tại của Liên bang Xôviết) một năm rưỡi. Những người khác thì bị loại trước đó một hai năm. Đội quân phá hủy đã dọn đường cho mình và cướp đoạt của công vào tay chúng. Ngoài ra, những người như tôi đều rất bận bịu với việc điều hành nền kinh tế. Chúng tôi không thạo việc chính trị lắm. Chúng tôi đã không có được những kinh nghiệm chính trị tốt, mạnh mẽ, hữu ích. Cần phải thú thực điều này. Dù rằng chúng tôi cũng đã có mấy lần thử.

      Xóa
    2. - PV: Thử như thế nào?

      - Ông Ligachev: Tôi có liên quan tới việc thành lập Đảng Cộng sản Nga và Liên minh Nông nghiệp. Những tổ chức này đã có các phản ứng. Nhưng đấy là vào những năm 90, khi đã quá muộn màng. Tôi đã viết hai lá thư gửi Ban Chấp hành Trung ương về việc đất nước đang lâm nguy. Chúng đều được công bố.

      - PV: Nhưng đây không phải là chuyện cần viết thư mà là cần phải bãi chức Gorbachev và nói cho cùng, cần phải bắt giam ông ta!

      - Ông Ligachev: Không thể nào bắt được vì tất cả các cơ quan sức mạnh đều thuộc quyền chỉ đạo của Tổng thống. Còn về một năm rưỡi còn lại trước khi đất nước bị tan rã thì tôi không chối bỏ trách nhiệm đạo đức của mình. Nhưng lúc đó tôi đã bị mất tất cả các đòn bẩy quyền lực. Tôi không còn có chân cả trong Bộ Chính trị lẫn trong Xôviết Tối cao cũng như trong Ban Chấp hành Trung ương. Và vì sau đấy mà lãnh đạo KGB Krisukov (Vladimir Kriuskov, Chủ tịch KGB từ tháng 10/1988 tới 21/8/1991), một người mà tôi rất kính trọng, cũng không hề đưa ra một biện pháp nào. Cũng như Nguyên soái Dmitry Yazov trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Họ cũng đã thử nhưng lại không thành công.

      - PV: Vì sao GKCHP (Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước, được thành lập trong cuộc đảo chính tháng 8/1991) lại bị thất bại?

      - Ông Ligachev: Vì rằng họ không gắn kết với các tổ chức Đảng. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã chờ đợi tín hiệu. Trong thời điểm đó tôi đang nằm viện nhưng tôi biết rõ tâm trạng của mọi người.

      - PV: Nhưng tại sao ông Kriuskov lại án binh bất động ngay cả trong Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước, chứ chưa cần nói tới những thời điểm sớm hơn? Hay là vì ông ấy sợ?

      - Ông Ligachev: Ông ấy không sợ gì cả. Nhưng theo những gì tôi biết, đơn giản vì ông ấy là người mềm tính. Người tiền nhiệm của ông ấy trên cương vị Chủ tịch KGB là ông Chebrikov là người cứng rắn hơn nhưng ông này đã bị loại đi. Cùng với thời gian tôi bị loại đi.

      - PV: Chính ông cũng đã thấy rằng Gorbachev loại bỏ các ông dần từng người một. Chẳng lẽ đã không thể đoàn kết lại với nhau?

      - Ông Ligachev: Tôi xin thú thật là tôi đã có những cuộc nói chuyện như thế. Nhưng đều kết thúc bằng việc phải nghe đáp: "Xin cảm ơn ông, Yegor Kuzmich, chúng tôi ủng hộ ông nhưng chúng tôi không phải là chiến binh".

      Xóa
    3. - PV: Ai nói vậy?

      - Ông Ligachev: Những người đã ở trong Bộ Chính trị cùng với tôi. Xin lỗi, tôi không thể nêu tên họ cụ thể của họ. "Xin cảm ơn, Yegor Kuzmich, vì ông đã tin tôi và nói thẳng thắn như thế, nhưng tôi không phải là chiến binh". Họ đã trả lời tôi như thế.

      - PV: Những người như thế có đông không, những người không phải là "chiến binh" ấy?

      - Ông Ligachev: Đông hơn cần thiết.

      - PV: Và tất cả đều đã thua.

      - Ông Ligachev: Hiển nhiên là vậy. Một bi kịch khổng lồ. Lẽ ra cần phải bắt giam ba nhà lãnh đạo đó (của LB Nga, Belorussia và Ukraina) ở Belovesh. Và không cần phải làm gì hơn nữa. Họ đã sợ hãi đến mức chuẩn bị bỏ của chạy ra nước ngoài. Không ngẫu nhiên mà họ chọn địa điểm gặp là ở gần biên giới với Ba Lan.

      - PV: Có ý kiến cho rằng, đứng đằng sau sự tan rã của Liên bang Xôviết là có bàn tay của CIA. Cái bàn tay khét tiếng này luôn hiện ra trong những thời điểm nặng nề đối với Tổ quốc của chúng ta.

      - Ông Ligachev: Tất nhiên là có ảnh hưởng từ bên ngoài. Có thể cảm thấy tác động từ các cơ quan tình báo của Mỹ và Tây Âu. Nhưng đó không phải là cái chính. Cái chính là những yếu tố nội tại. Sự biến thái về chính trị của một nhóm người đã trở thành những kẻ phản bội lại Đảng và nhân dân. Sự khao khát sở hữu tư nhân đã hoàn thành công việc phá hủy của nó.

      Trích đoạn từ cuốn sách "Ai đã phản bội Liên bang Xôviết?" của Yegor Ligachev:

      "Vấn đề không phải ở cái thể chế từng trong suốt lịch sử của Nhà nước Xôviết đã chứng minh được sức sống chưa từng thấy, sức mạnh sáng tạo của nó ngay cả khi nó bị o ép trăm bề. Nguyên nhân nằm trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên bang cũng như ở các nước cộng hòa đã để lọt vào những kẻ cơ hội, những phần tử ly khai theo chủ nghĩa dân tộc, những lưu manh chính trị. Chúng ta đã phải đối mặt với các phần tử thoái hóa chính trị là cả một nhóm các nhà lãnh đạo cộng sản. Trở thành ông chủ tư nhân lớn, thèm khát của cải cá nhân và nắm lấy quyền lực vô biên trước nhân dân - đó là mục tiêu cháy bỏng, là ý nghĩa cuộc đời của họ. Đảng Cộng sản và chính quyền Xôviết đã không cho họ làm thế…

      Người ta luôn luôn hỏi tôi: ai là nhân vật chính trong việc phá hủy Liên bang Xôviết, ai là kẻ tội đồ chính dẫn tới tất cả các tai họa khủng khiếp đã rơi xuống đầu nhân dân? Thời gian đã cho lời đáp trước câu hỏi không đơn giản này: Gorbachev!

      Và người đã tiếp nối công việc của Gorbachev là Boris Yeltsin, đã khiến một đất nước giàu có tài nguyên bậc nhất trở nên nghèo túng. Tại Hội nghị Đảng lần thứ XIX năm 1988, tôi đã nói với ông ta: "Boris, anh không đúng đâu! Anh có năng lượng nhưng đó là năng lượng tàn phá chứ không phải năng lượng dựng xây!".
      Năm 1989, A.A. Gromyko đã nói về Gorbachev: "Cái mũ đế vương quá rộng với đầu người này". Nhưng chính Gromyko đã là người đưa Gorbachev vào ghế Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô mùa xuân năm 1985 sau khi ông Chernenko qua đời. Để về sau phải thất vọng đau đớn thế…".

      Minh Huyền (lược thuật)
      http://antg.cand.com.vn/hau-truong/Toi-do-chinh-la-Gorbachev-302243/

      Xóa
  2. LŨ GIÒI BỌ ĐÃ BÁN LIÊN XÔ NHƯ THẾ NÀO!
    Liên Xô sụp đổ dễ dàng bởi nắm quyền lực là những kẻ cũng như Mỹ - Chúng dường như là đối thủ chính chống lại chính Liên Xô. Vấn đề là ở chỗ, khi những gã con buôn nắm quyền, thì đất nước chỉ còn đơn giản là bị mua và thâu tóm bằng 1 số tiền qui định. Liên Xô đã bị mua bởi chóp bu Do Thái Mỹ ở chóp bu Liên đoàn Do Thái.

    Chúng đã bán Liên Xô như thế nào?

    Một trong những đầu trò vụ bán chác này là gã Gorbachev – không ngạc nhiên khi hắn được bầu là “danh tiếng thứ 30” của thế kỷ XX, được gắn mề đay Nobel, được ném cho rất nhiều tiền.

    Có sự kỳ lạ ở Ủy ban khẩn cấp tháng 8 (Государственныйкомитет по чрезвычайному положению - gọi tắt là UBKC). Ngày này, chúng ta là nhân chứng với những gì đang xảy ra ở Kiev, khi quyền lực bị chuyển vào tay đám chiến binh Maidan, thì rõ ràng, không chỉ những quan chức Ukr tham nhũng trơ tráo, mà trước tiên, là sự yếu đuối của quyền lực, đã kích thích các chiến binh đến chỗ vô luật lệ. Các sự kiện ở Kiev năm 2014, một lần nữa làm người ta nhớ sự kiện Moskva tháng 8 1991. Thái độ chần chừ và thiếu dứt khoát của giới quan chức an ninh đứng đầu là lãnh đạo KGB Vladimir Kryuchkov làm UBKC thất bại. Thậm chí là khi đó họ có thể dựa vào hầu hết quần chúng, cần phải nhắc là tháng 3 1991, 70% dân chúng vẫn ủng hộ nhà nước liên bang.

    Ảnh: Chỉ huy dù Pavel Grachyov và soái không quân Evgeny Shaposhnikov
    đóng vai trò không phải là cuối cùng trong việc UBKC thất bại và các sự kiện sau đó.

    Bắt Yeltsin – nhưng đợi "chỉ đạo"

    Như người ta biết, đặc nhiệm "Nhóm A" của KGB do anh hùng Xô Viết V. F. Karpukhin chỉ huy vào tối 18 rạng sáng 19 tháng 8 1991 đang ở Arkhangelsk. Nhưng mệnh lệnh cô lập Yeltsin, bất chấp có nhiều cuộc điện đàm của "Nhóm A" về Sở chỉ huy, đã không được thi hành. Về điều này có thể dẫn lời người trực tiếp tham gia vào sự kiện, là chủ tịch Hội cựu chiến binh quốc tế của sư đoàn chống khủng bố "Alpha", đại biểu Hội đồng nhân dân Moskva, ông Sergey Goncharov:

    "Karpukhin báo cáo về Sở chỉ huy rằng chúng tôi đang ở vào vị trí và sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh. Mệnh lệnh cuối cùng mà tôi nghe rõ ràng: "Đợi chỉ đạo!". Trời bắt đầu sáng. Tôi nói với Karpukhin: "Fyodorych! đ/c hãy báo cáo về Sở chỉ huy – sắp bình minh rồi". Một lần nữa có lệnh: "Đợi! Sẽ liên lạc sau". Chỉ huy của chúng tôi phản ứng: "Thế đợi cái gì!", và chúng tôi tái bố trí đến 1 ngôi làng gần Arkhangelsk. Những người hái nấm đến… Họ thấy binh lính trong trang phục bất thường – ngụy trang và súng trong tay, đã sợ hãi và đứng sững lại khi chúng tôi né sang bên, họ đi về nhà.

    Như tôi hiểu, thông tin đã đến với Korzhakov. Tôi nói: "Fyodorych, hãy gọi lại đi! Tất cả hiểu, chúng tôi đã được ra ám hiệu!" Karpukhin tìm chỉ dẫn. Người ta đưa ra cho ông mệnh lệnh mới: "Chuyển sang vị trí của phương án No. 2". Đó là lúc tiến công đánh chiếm. Chúng tôi đưa quân ra, lên xe và tiến lên trước độ 2 km, chúng tôi bắt đầu đeo trùm đầu. Nhưng có thể làm điều đó như thế nào với 1 lượng quân như thế này? Dân nông thôn nhìn chúng tôi rất dè dặt, họ không dám cả đi ra ngoài lấy nước…

    Ảnh: Anh hùng Xô Viết Victor Fyodorovich Karpukhin (1947-2003).
    Chính ông là chỉ huy “Nhóm A” của KGB khi đợi lệnh bắt Boris Yeltsin.
    Nhưng đã không nhận được cái lệnh ấy.

    Được thôi. Đã nghiên cứu chiến dịch, làm thế nào để chặn đoàn xe, Karpukhin báo cáo đã sẵn sàng. Lúc 6 h, trời sáng, tất cả đã nhìn rõ, đoàn tàu hỏa đang đi về Moskva. Từ Sở chỉ huy lại 1 lần nữa: "Đợi chỉ đạo, sẽ có lệnh!"

    7 h, có 1 đoàn xe công tác cùng bảo vệ bắt đầu kéo nhau đến Arkhangelsk. Chúng tôi thấy có một số nhân vật cỡ bự. Dĩ nhiên, đã cử người đi điều tra. Có vẻ là Khasbulatov, Poltoranin và 1 số kẻ khác đến. Chúng tôi báo cáo. Lại có lệnh: "Chờ chỉ đạo!" Tất cả! Chúng tôi không hiểu họ có muốn và tiến hành chiến dịch như thế nào!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến khoảng 8 h sáng, trinh sát cho biết: "Đoàn xe – 2 chiếc ZIL bọc thép, 2 Volga với bảo vệ của Yeltsin và những kẻ đã đến đang đi trên đường. Chuẩn bị hành động!" Karpukhin gọi về Sở chỉ huy 1 lần nữa và nghe: "Đợi mệnh lệnh!" – "Đợi cái gì, đoàn xe sẽ đi qua trong vòng 5 phút!" – "Đợi mệnh lệnh!" Khi chúng tôi nhìn thấy bọn chúng, Fyodorych 1 lần nữa nhấc ống nghe: "Đợi mệnh lệnh!"

      Mệnh lệnh đã không đến. Tại sao? Các nhân vật ở UBKC, gồm cả Kryuchkov, đã không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này cũng như đã không ra lệnh. Rõ ràng, không ai trong các nhà tổ chức của ông ta muốn rủi ro chịu trách nhiệm. Cũng chẳng có ai trong nội các (đảo chính) của Valentin Ivanovich Varennikov, nhưng điều như thế đã có ở Kiev mà không thể ảnh hưởng đến sự tiến triển của sự kiện.

      Hoặc là, có lẽ, đã xảy ra một số phức tạp kép và trò chơi tay ba. Tôi không rõ, rất khó cho tôi để phán xét… Chủ tịch Hội đồng tối cao cuối cùng của Liên Xô, Anatoly Lukyanov trong cuộc phỏng vấn với báo Nga nói rằng, UBKC được thành lập tại cuộc họp với Gorbachev ngày 28 tháng 3 1991. Còn Gennady Yanayev thì nói, tài liệu của UBKC được soạn theo yêu cầu cũng tất cả từ Gorbachev.

      Sau đó, đoàn xe hộ tống của Yeltsin đã phóng rất nhanh vượt qua chúng tôi, Karpukhin nhấc điện thoại: "Làm gì bây giờ?" – "Chờ, chúng tôi sẽ gọi lại!" Đúng 5 phút sau: "Giữ bộ phận các sĩ quan của anh bảo vệ Arkhangelsk". – "Để làm gì?!" – "Thực hiện điều đã ra lệnh cho anh! Những chuyện khác – thuộc đơn vị khác!".

      Vào lúc mà UBKC có thể thắng, thì đã bỏ lỡ nó 1 cách vụng về. Yeltsin đã có được thì giờ quí báu để huy động lực lượng phe cánh mình và bắt tay vào các hành động chủ động. Vào 10 hay 11 h, chúng tôi trở lại hẻm N-sky, nơi đóng quân tạm thời. Còn trên kênh TV chính, thay vì phát đi Bản tuyên bố đảo chính thì đã chiếu vở "Hồ Thiên Nga". Tấn bi kịch quốc gia biến thành trò hề".


      … Tiếp theo, tất cả tình hình sụp xuống như ngôi nhà bằng giấy. Yeltsin đã trèo lên xe tăng trước Nhà Trắng (tòa nhà CP) và tuyên bố các hành động của UBKC là vi hiến. Vào buổi chiều, trên TV phát đi các bản tin đặt dấu chấm hết cho UBKC. Đóng vai trò cũng là bởi cuộc họp báo thất bại của nhóm UBKC. Nói đúng hơn, không chỉ riêng UBKC, mà là tất cả lũ tâm thần. Thực tế diễn ra là lặp lại tình hình ở Vilnius tháng 1 1991. Trong khi biết rằng, KGB luôn luôn chuẩn bị cho hoạt động của mình 1 cách kỹ lưỡng. Những pha đầu trong việc đưa quân đội vào Czech và Afghan luôn luôn là trách nhiệm của họ. Tất cả được tính toán kỹ đến từng phút.

      Tuy nhiên, sau đó đã có nhiều thứ trở nên rõ ràng hơn, khi nó rõ hơn thì “2 kẻ thù không đội trời chung” – Gorbachev và Yeltsin đã thực sự làm việc cùng nhau trong 1 “đường dây”. Cựu bộ trưởng Thông tin và báo chí Nga, Mikhail Poltoranin đã công khai điều này trên tờ "Komsomolskaya Pravda" (số ra ngày 18 tháng 8 2011). Chắc chắn, lãnh đạo KGB đã biết hay đoán ra đường dây này, khi xác định tính 2 mặt lạ lùng của nó. Còn V. Kryuchkov, xét theo cuộc nói chuyện của ông ta với lãnh đạo PGU (điều tra) của KGB là Leonid Vladimirovich Shebarshin, vào tháng 6 1990 đã quyết định đứng cùng Yeltsin. Vì thế, Vladimir Aleksandrovich cũng không thể tránh khỏi cảm giác có trách nhiệm cá nhân trước Gorbachev. Kết quả, cách sử xự của ông là 1 ví dụ rõ rệt của việc theo đuổi nguyên tắc "tôi và anh". Nhưng trong chính trị, quan điểm nước đôi như thế, theo qui luật, là bị trừng phạt. Điều này đã xảy ra.

      Xóa
    2. Chứng thực của Shcherbatov

      Boris Yeltsin, kẻ đóng vai dưới trong “đường dây”, hiểu rằng đảo chính cho ông ta cơ hội hiếm có để kết liễu Gorbachev. Thật không may, tìm cách lật đổ Gorbachev là 1 ván bài chính trị lớn của Yeltsin, đồng thời vì nó, ông ta chẳng tiếc gì từ bỏ Liên Xô. Đồng thời, cũng cần phải nhớ hành vi phản bội của Gorbachev trước tình cảnh bộ 3 lãnh đạo Nga-Belarus-Ukraina, Yeltsin-Shushkevich-Kravchuk họp riêng với nhau ở Viskulyakh và tuyên bố Liên Xô chấm dứt hoạt động như một chủ thể quốc tế. Hành động này là vi hiến và hoàn toàn là tuyên bố đơn phương của bộ 3. Khi đó, bộ 3 mưu gian này hiểu rõ đó là phạm tội và đã gặp nhau trong cánh rừng Bialowieza, để nếu có biến còn chạy bộ sang Ba Lan lánh nạn.

      Sau Viskulyakh, Yeltsin không dám quay về điện Kremlin vì sợ Gorbachev. Ông ta chắc rằng sẽ có lệnh bắt giữ mình, thế nhưng Gorbachev đã chọn cách bỏ mặc việc này. Ông ta chấp nhận tình trạng Liên Xô sụp đổ, như thể trong tình hình này, khả năng để ông ta bị đem ra công lý vì những tội lỗi đã biến mất.

      Ảnh: 2 “tử thù” Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin chung vai diễn kết liễu Liên Xô.

      Trước đây, tôi cũng đã viết rằng trong thời kỳ này, suy nghĩ của Gorbachev không phải là làm thế nào để giữ gìn Liên Xô mà là làm sao để bảo đảm tương lai cho mình không thiếu thốn: hàng hóa, rượu và nhà. Không phải là tình cờ mà sĩ quan an ninh lâu năm của ông ta là tướng KGB Vladimir Timofeyevich Medvedev nhấn mạnh 1 cách chuẩn xác: tư tưởng chính của Gorbachev là giữ cho mình sống còn.

      Thật tệ hại, nhiều quan chức Liên Xô và giới tướng lĩnh cao cấp chỉ cố để lo tương lai vật chất cho mình. Cần phải nói rằng, cho đến 1991, người Mỹ đã mua sạch tận gốc giới bề trên Liên Xô, giúp Yeltsin tiến đến quyền lực. Tôi cung cấp chứng thực của hoàng tử Alexey Pavlovich Shcherbatov (1910-2003) từ dòng họ Ryurik, chủ tịch Hội quí tộc Nga bắc và nam Mỹ.

      Trong ngày "đảo chính”, Shcherbatov đến Moskva từ Mỹ để tham dự Hội nghị đồng hương. Ông bày tỏ ấn tượng của mình về chuyến đi trong hồi ký “Lịch sử hoàn toàn không xa. Chuyến đi về Nga đầu tiên". Như thể số phận Shcherbatov xuất hiện trong các dày đặc sự kiện tháng 8 1991. Ông, như 1 công dân Mỹ có ảnh hưởng, đã gặp gỡ trực tiếp đại sứ Mỹ tại Liên Xô Robert Strauss, 1 người rất thông thạo. Bởi vẫn mang tinh thần Nga yêu nước, Shcherbatov đã phải chịu đựng sự sắc nhọn của các sự kiện tháng 8 1991. Bởi vậy ông đã quan tâm đến mọi thứ liên quan.


      Trong tư liệu xuất bản trên tờ báo Chính thống giáo "Vera" – "Esk" (No. 520), Shcherbatov viết: "… Tôi cố để tìm hiểu nhiều chi tiết của sự chuẩn bị lật đổ. Và trong 1 vài ngày đã tự mình biết rõ: Người Mỹ, CIA đã đem tiền đến qua đại sứ ở Nga, Robert Strauss, đã sử dụng quan hệ của ông ta để mua chuộc giới quân đội: Sư đoàn dù Tamansky và Dzerzhinsk cần phải đứng về phía Yeltsin. Một lượng tiền lớn đã được đưa đến cho con của soái Shaposhnikov và bộ trưởng QP Grachyov. Shaposhnikov giờ có trang viên ở miền nam Pháp, nhà ở Thụy Sĩ.

      Tôi nghe từ George Bailey, bạn cũ của tôi, nhiều năm làm việc cho CIA rằng, để làm tan rã Liên Xô, một lượng tiền lớn hơn 1 tỷ USD đã được đem vào. Ít người biết năm 1991, những chiếc máy bay đặc biệt dưới chiêu bài ngoại giao đã chở tiền đến sân bay Sheremetyevo, các kiện hàng của chúng là các tập đô la mệnh giá 10, 20, 50 được phân phát cho các đầu não chính phủ và quân đội. Những kẻ này về sau tiếp tục tham gia vào quá trình tư nhân hóa. Ngày nay tất cả điều này đều đã biết rõ.

      Tham gia vào đảo chính là các cựu đại biểu dự hội nghị ở Shatagua: tướng Chervov giữ vai trò phân phát tiền trong giới quân đội, một trong số các giám đốc "Banks Trust of Company" là John Kristall như tôi biết, đã chuyển tiền giúp CIA qua ngân hàng. Tỏ ra là, khi tạo cho các quan chức Liên Xô 1 cơ hội tốt để nhận đút lót, thì làm tan rã Liên Xô không phải là việc khó…”

      Xóa
    3. Cần phải thêm rằng, cuộc nói chuyện của phóng viên với hoàng tử Shcherbatov, người gọi mình là “con người-huyền thoại của lịch sử Nga", được thực hiện ở nhà ông, Manhattan - New York mùa hè 2003.

      Shevardnadze phản bội

      Phản quốc đã trú ngụ trong điện Kremlin từ lâu. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2014, kênh TV Russia 1 cho phát sóng bộ phim có tên "Afghan" của phóng viên Andrey Kondrashov. Trong phim, 1 trong những thân tín của thủ lĩnh Mujahideens Ahmad Shah Masoud nói rằng phần lớn các hoạt động quân sự của Liên Xô chống Mujahideens đều không mang lại kết quả bởi ông ta, Masoud đã nhận được kịp thời thông tin về các hoạt động này từ Moskva.

      Ở NATO người ta luôn luôn hiểu, Eduard Shevardnadze là đồng minh
      thân cận nhất của Gorbachev, do đó họ chấp nhận ông ta như
      khách quí và không thể bỏ qua.

      Trong phim còn đưa ra 1 thực tế khác về sự phản bội rõ ràng của giới chức hàng đầu Liên Xô. Người ta biết rằng trước khi Liên Xô rút quân ra khỏi Afghan và đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Ahmad Shah Masoud. Tuy nhiên, theo yêu cầu của bộ trưởng ngoại giao Shevardnadze và chỉ đạo của chỉ huy tối cao Gorbachev, quân đội Liên Xô trong các ngày 23-26 tháng 1 1989 đã ồ ạt tấn công tên lửa và không kích vào vùng nằm dưới sự kiểm soát của Ahmad Shah Masoud. Đó không chỉ là quyết định phản bội của Kremlin, mà còn là tội phạm chiến tranh.

      Afghanistan hoàn toàn có cơ sở để buộc tội Gorbachev và Shevardnadze cũng như đòi hỏi xét xử ở tòa án quốc tế.

      Sự phản bội của Shevardnadze không chỉ ở Afghan. Biết rằng tháng 4 1989, ông ta giúp BCT ngay lập tức thiết lập lại trật tự với các cuộc biểu tình ở Tbilisi và xét xử thủ lĩnh đối lập Gruzia Zviad Gamsakhurdia. Tuy nhiên, khi xảy ra sự kiện bi kịch ngày 9 tháng 4 1990, Shevardnadze bắt đầu đổi giọng về hành động quân sự không tương xứng khi giải tán biểu tình, nhấn mạnh căng thẳng là do lính dù sử dụng xẻng công binh tấn công người biểu tình. Nhưng phim do KGB quay, lại chỉ thấy họ bị tấn công bằng gạch đá và chai.

      Tôi nhớ cuộc họp BCT tháng 3 1990 về vấn đề Litvia ly khai, Shevardnadze là duy nhất trong đó đòi áp dụng biện pháp mạnh chống ly khai và duy trì trật tự hiến pháp. Nhưng ông ta và A. Yakovlev lại thường xuyên cung cấp tin tức cho lãnh đạo Litvia Landsbergis.

      Ngày 1 tháng 6 1990, Shevardnadze đã hành động phản bội tổ quốc ghê gớm khi đi thăm Washington với chức vụ bộ trưởng ngoại giao Liên Xô. Cùng ngoại trưởng Mỹ J. Baker, ông ta ký thỏa thuận mà theo đó Mỹ tự nhiên được hơn 47 nghìn km2 mặt nước biển Bering giàu có nguồn cá và hydrocarbons.

      Không nghi ngờ gì, chính Gorbachev đã được báo về sự thông đồng này. Ngược lại, ở Moskva, Shevardnadze chẳng được ai chúc mừng. Nói cách khác, Gorbachev đã ngăn chặn mọi hành động thừa nhận sự "chuyển giao" này là bất hợp pháp. Người Mỹ biết lãnh đạo Liên Xô sẽ có phản ứng như vậy, họ nhanh chóng chiếm lấy vùng nước này và kiểm soát nó. Dường như vì sự “giúp đỡ” này mà Shevardnadze và Gorbachev đã được thưởng công rất nhiều tiền.

      Rõ ràng, lãnh đạo KGB Kryuchkov biết về thỏa thuận đáng ngờ này, nhưng ông ta chẳng thèm bận tâm công khai tuyên bố Gorbachev và Shevardnadze phản bội Liên Xô. Đành rằng 2 kẻ này kiếm được nhiều tiền vì “bán nước”, nhưng tại sao Kryuchkov im lặng? Ngoài ra, Nga ngày nay cũng có sự "thông đồng im lặng" về biến cố này.


      Những năm gần đây, thực tế tham nhũng của giới cai trị nước Mỹ “tự do độc lập” đã rất hiệu quả và ghê gớm. Iraq, Afghanistan, Tunisia, Libya, Ai Cập … và ví dụ gần đây nhất là Ukraina. Các nhà khoa học chính trị Nga cho rằng, vị thế không chắc chắn của Yanukovych trước cơn thịnh nộ Maidan gây ra bởi cái mà nhiều kẻ cho là tham vọng muốn cất giấu 1 tỷ tờ “bạc xanh” ở Mỹ. Những niềm hy vọng vô ích. Ở Mỹ chẳng có tiền nào của cựu vương Iran M. Reza Pekhlevi, của cựu TT Philippines F. Marcos, cựu TT Iraq Saddam Hussein, hay cựu TT Ai Cập H. Mubarak và các cựu “bạn bè” khác của Mỹ.

      Xóa
    4. Hoàn cảnh và khả năng làm ăn không tồi xung quanh các đời TT Ukraina. Phần lớn giới bề trên đã giã từ quê hương mình ở Kiev đến các "bãi đáp dự phòng" tương tự như “nhà yêu nước Ura Nga”, cựu thị trưởng Moskva Yury Luzhkov đã tạo cho mình ở Áo và London. Không có gì phải nghi ngờ là phần lớn giới bề trên Nga, trong trường hợp tình hình xấu đi cũng sẽ theo gương các “đồng nghiệp” Ukraina. Tiện lợi là các "bãi đáp dự phòng" của họ cũng đã thực sự có từ lâu.

      Giải bạc thứ 30 của Gorbachev

      M. Gorbachev cũng đã kiếm được những món tiền lớn nhờ phản bội tổ quốc. Điều này là như thế nào đã rõ từ 2007 qua lời kể của ông Paule Creg Roberts – nhà kinh tế và nghiên cứu người Mỹ, cựu trợ lý tài chính cho CQ Reagan trên tờ Izvestiya. Ông Roberts nhớ lại thời kỳ khi 1 lãnh đạo nghiên cứu của ông được bổ nhiệm làm trợ lý thư ký QP Mỹ về các vấn đề quốc tế (lúc đó Melvin Laird là BT). Chớp cơ hội, ông Roberts đã hỏi, làm thế nào để Mỹ buộc 1 quốc gia phải nhảy múa theo điệu nhạc của họ? Câu trả lời đơn giản: “Chúng ta cho lãnh đạo của họ tiền. Chúng ta mua lãnh đạo của họ!".

      Có thể lấy cựu Ttg Anh Tony Blair làm ví dụ cho ông Roberts. Ngay khi ông ta từ chức, Tony Blair được bổ nhiệm làm cố vấn 1 tập đoàn tài chính với lương 5 triệu bảng. Ngoài ra, Mỹ giúp ông ta tổ chức 1 loạt các buổi đọc diễn văn, mỗi buổi ông ta kiếm 100-250 nghìn đô. Biết rằng, bộ ngoại giao Mỹ cũng thu xếp các chương trình tương tự như vậy cho cựu Gorbachev.

      Tuy nhiên, Gorbachev giải thích ông ta tham gia vào các hoạt động quảng cáo là do thiếu tiền cho quĩ Gorbachev. Có thể, có thể là… Tuy nhiên người ta biết Gorbachev đã nhận được khoản bồi thường không hề nhỏ từ Yeltsin vì đã "không gây sự" với điện Kremlin. Tháng 9 2008 Gorbachev nhận huân chương Tự do vì "kết thúc chiến tranh lạnh" từ Mỹ kèm 100 nghìn đô la. Thêm vào cái huân chương Nobel hòa bình năm 1990 vì đã "xin xỏ" R. Reagan. Tuy nhiên không phải nghi ngờ, đó chỉ là phần biết đến của sự giàu có vật chất mà Mỹ đã chu cấp cho cựu TT duy nhất của Liên Xô.

      Khả năng tài chính của ông cựu Gorbachev được chứng tỏ trong đám cưới tân thời của cô cháu Ksenia năm 2003, tại nhà hàng sang trọng ở Moskva "Gostiny dvor", vây quanh là hàng rào cảnh sát, và đăng tải trên media là "không kiểu cách". Trên bàn tiệc lạnh là hình trái tim được xếp bằng gan ngỗng sống và quả vả, trứng cá đen trên khay đá với bánh kếp nóng, gà nấu nấm bọc bột xốp mỏng. Gà gô nướng và lưỡi nai. Bánh cưới 3 tầng cao 1 mét rưỡi.

      Năm 2007, thiên hạ thật ấn tượng khi thấy Gorbachev sống trong lâu đài ở Bavaria. Lâu đài Hubertus trước đây là 1 trong 2 công trình lớn làm trại trẻ mồ côi Bavaria, trên giấy tờ nó thuộc về cô con gái ông ta, Irina Virganskaya. Ngoài ra, ông ta còn sở hữu 2 ngôi nhà khác, 1 ở San Francisco và 1 ở Tây Ban Nha (gần nhà ca sĩ V. Leontyev). Ông ta vẫn còn bất động sản ở Nga - nhà nghỉ Dacha ngoại ô Moskva "Moskva River 5" rộng 68 ha.

      Cần nói thêm, năm 2011 ông ta tổ chức sinh nhật lần thứ 80 xa hoa của mình với 1 dàn siêu sao tên tuổi thế giới, chỉ mỗi tội là ở London. Đã lâu ông ta không dám về nước vì sợ nhiều thứ.


      Chẳng nghi ngờ gì ông ta còn có thể tổ chức đám cưới xa hoa cho 1 số cô cháu nữa. Nhưng ông ta bị trừng phạt cả cuộc đời còn lại, như ông ta phải chịu đựng. Ngoài tòa án lương tâm, còn có các tòa án khác sớm hay muộn muốn xét xử người hùng bạc thứ 30 của thế kỷ XX nhưng thực chất là tội đồ phản bội kinh tởm nhất của Liên Xô và các nước cựu XHCN. Lúc đó, Mỹ cũng chẳng giúp được quí ông Gorbachev.

      http://www.specnaz.ru/articles/209/27/1988.htm
      http://genocid.net/news_content.php?id=3919
      http://pandoraopen.ru/2015-07-15/kak-parazity-prodavali-sssr/comment-page-1/

      Xóa
    5. Xem video clip:
      Как Горбачев продал СССР
      Военная Тайна Как Горбачёв продал СССР
      https://www.youtube.com/watch?v=o4AdqTM_dKo

      Xóa
  3. Xem thêm cuộc thảo luận của các tv Diễn đàn nước Nga
    http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=525&page=2

    Trả lờiXóa
  4. ĐCSLX tan rã . chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ là bài học sâu sắc cho các ĐCS chân chính , cho ĐCS VIỆT NAM .

    Trả lờiXóa
  5. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:56 28 tháng 1, 2016

    Tôi đồng tình với bạn Nặc danh 15:03 Ngày 28 tháng 01 năm 2016. Trong cái khó ló cái khôn. Liên Xô sụp đổ là bài học, chứng minh bản lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Liên Xô sụp đổ mất chỗ dựa quan trọng của chúng ta, nhưng lại mở ra cơ hội cho Việt Nam Đổi mới. Nếu còn Liên Xô, liệu Việt Nam có được như ngày nay ko? Còn Liên Xô ít nhiều gì VN cũng phải theo cách của họ, chắc có cản ngại chứ? Tôi chỉ nêu nhấn mạnh: trong tình huống xấu nhất, VN vẫn trụ được và vươn lên, hoàn toàn ko vui chuyện LX sụp đổ.

    Trả lờiXóa
  6. Tội đồ gì chứ đó chính là quy luật tất yếu của xã hội ,khi một chế độ đã bước vào thời kỳ suy tàn ( chính các nhà lãnh đạo liên xô thời đấy cũng đã nhận thấy sự thối nát của nó) sớm hay muộn thì nó cũng phải tan rã ra để hình thành một chế độ mới phát triển hơn.

    Trả lờiXóa
  7. Trước cảnh "các cửa hàng sạch như chùi" thì cái kết quả sau mấy chục năm cách mạng vô sản của Đảng CS Liên xô không thể nói là đáng tự hào được.

    Gorbachov cũng chỉ là nạn nhân của lịch sử,buộc phải thi thố lèo lái con tầu Liên xô đã sắp chìm nghỉm mà tôi và phút chót,với Liên xô thì đừng bác thuyền trưởng nào vỗ ngực tài giỏi,nhảy khỏi con tầu mà nước đã ngập tràn ống khỏi là cách duy nhất đúng .

    Bài học cho Đảng CSVN chính là mấy chữ trong ngoặc kép nói trên:Đừng để "các cửa hàng sạch như chùi",hay theo cách nói của người VN là đừng để dân phải "treo niêu,làm tôi đòi thiên hạ" .

    Sẽ chẳng có ai tranh quyền lãnh đạo Nhà nước VN nếu người VN thôi cảnh phải chen chúc chui lủi làm osin cho đủ loại sắc tộc trên thế giới!

    Trả lờiXóa