Lời dẫn: Google.tienlang xin mượn lời bạn đọc- bác Cựu Chiến binh làm Lời dẫn ở bài này.
Cựu Chiến binh 13:01
Ngày 08 tháng 01 năm 2016
Liên quan đến chủ đề Việt Tân-
tức vịt tàn- Tàn quân của Việt Nam Cộng hòa, nhân dịp những ngày này 41 năm về
trước, Quân Giải phóng Miền Nam VN đã tiến hành thắng lợi “Đòn trinh sát chiến
lược” Đường 14-Phước Long, giải phóng hoàn toàn 1 tỉnh là tỉnh Phước Long, cửa
ngõ Sài Gòn, tôi đề nghị chủ nhà Google.tienlang cho đăng loạt bài liên quan.
Tôi rất thích chủ trương của các bạn trẻ chủ trang khi nói đến các sự kiện lịch sử. Các bạn thường đào sâu, tổng hợp các nguồn tin đa chiều, kể cả chiều "từ phía bên kia" như khi viết về chủ đề
"THẢM SÁT MẬU THÂN- HUẾ 1968- SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ"
Tôi rất thích chủ trương của các bạn trẻ chủ trang khi nói đến các sự kiện lịch sử. Các bạn thường đào sâu, tổng hợp các nguồn tin đa chiều, kể cả chiều "từ phía bên kia" như khi viết về chủ đề
"THẢM SÁT MẬU THÂN- HUẾ 1968- SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ"
http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/tham-sat-mau-than-hue-1968-su-that.html
Đại tá Ngụy Nguyễn Trọng Luật: NHÌN LẠI TRẬN ÐÁNH BAN MÊ THUỘT 1975
Đại tá Ngụy Nguyễn Trọng Luật: NHÌN LẠI TRẬN ÐÁNH BAN MÊ THUỘT 1975
http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/03/ai-ta-nguy-nguyen-trong-luat-nhin-lai.html
Trên tinh thần đó, nhân dịp kỷ niệm 41 năm Giải phóng Phước Long, tôi đề nghị Google.tienlang đăng bài của Đại tá ngụy Phạm Bá Hoa.
Phạm Bá Hoa, sinh năm 1930 tại làng Đại Ngãi, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Nhập ngũ ngày 12 tháng 5 năm 1954 vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, thuộc tài nguyên sĩ quan trừ bị khóa 5. Vì không đủ cơ sở, được gởi lên học Trường Võ Bị Liên Quân/Đà Lạt. Trở về Thủ Đức dự lễ tốt nghiệp khóa Vì Dân cuối tháng 1 năm 1955, với cấp bậc Thiếu Úy.
Trên tinh thần đó, nhân dịp kỷ niệm 41 năm Giải phóng Phước Long, tôi đề nghị Google.tienlang đăng bài của Đại tá ngụy Phạm Bá Hoa.
Phạm Bá Hoa, sinh năm 1930 tại làng Đại Ngãi, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Nhập ngũ ngày 12 tháng 5 năm 1954 vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, thuộc tài nguyên sĩ quan trừ bị khóa 5. Vì không đủ cơ sở, được gởi lên học Trường Võ Bị Liên Quân/Đà Lạt. Trở về Thủ Đức dự lễ tốt nghiệp khóa Vì Dân cuối tháng 1 năm 1955, với cấp bậc Thiếu Úy.
Trung Úy, tháng 2 năm 1957.
Đại Úy, tháng 11 năm 1961.
Thiếu Tá, tháng 11 năm 1963.
Trung Tá, tháng 12 năm 1965.
Đại Tá, tháng 9 năm 1969.
Khi ta Giải phóng Phước Long, Đại
tá ngụy Phạm Bá Hoa đang giữ chức Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ Tổng
Tham Mưu QLVNCH dưới quyền chỉ huy của Trung Tướng ngụy Đồng Văn Khuyên, Tham
Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Trong Hồi ký "Những Tháng Cuối Cùng của cuộc chiến 1954-1975", Đại tá ngụy Phạm Bá Hoa dành chương Tám đề kể về "Tỉnh Phước Long thất thủ"
Đọc Chương Tám này, dù là Đại tá ngụy nhưng ta thấy một bức tranh ảm đạm, rệu rã của bè lũ đánh thuê khi không còn ông chủ Mỹ bên cạnh! Đây là lý do khách quan, tất yếu dẫn đến thất bại của VNCH nhưng ngày nay, không ít bọn rận chấy vì hám tiền của Việt Tân nên vẫn ca tụng cái chế độ ngụy quyền Sài Gòn- muốn phục dựng lại cái thây ma đã thối rữa 41 năm nay!
Đại tá ngụy Phạm Bá Hoa: "Tỉnh Phước Long thất thủ ngày 7 tháng 1 năm 1975”
Trong Hồi ký "Những Tháng Cuối Cùng của cuộc chiến 1954-1975", Đại tá ngụy Phạm Bá Hoa dành chương Tám đề kể về "Tỉnh Phước Long thất thủ"
Đọc Chương Tám này, dù là Đại tá ngụy nhưng ta thấy một bức tranh ảm đạm, rệu rã của bè lũ đánh thuê khi không còn ông chủ Mỹ bên cạnh! Đây là lý do khách quan, tất yếu dẫn đến thất bại của VNCH nhưng ngày nay, không ít bọn rận chấy vì hám tiền của Việt Tân nên vẫn ca tụng cái chế độ ngụy quyền Sài Gòn- muốn phục dựng lại cái thây ma đã thối rữa 41 năm nay!
Đại tá ngụy Phạm Bá Hoa: "Tỉnh Phước Long thất thủ ngày 7 tháng 1 năm 1975”
**************************
*****
Chương 8: Tỉnh Phước Long thất thủ ngày 7 tháng 1 năm 1975.
Tỉnh Phước Long ở phía Bắc Đông Bắc Sài Gòn, sát biên giới Việt
Nam-Cam Bốt, là một trong những tỉnh được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô
Đình Diệm, trong chiến lược phòng thủ quốc gia. Nơi đây là vùng đất chuyển tiếp
của địa hình cao nguyên cuối dãy Trường Sơn xuống đồng bằng miền Nam . Vì vậy mà
Phước Long núi không cao, rừng không rậm rạp như rừng già Cao Nguyên. Cư dân
hầu hết là người miền núi thuộc nhiều bộ tộc khác nhau. Thời thực dân Pháp cai
trị, địa phương này có cái tên mà bất cứ người dân bình thường nào cũng khiếp
đảm khi nghe đến, đó là trại tù Bà Rá.
Sự ra đời của tỉnh Phước Long và tỉnh Bình Long trong phạm vi lãnh
thổ Quân Đoàn III/ Quân Khu III, do quan niệm của Tổng Thống Diệm chuẩn bị
chống chiến tranh xâm lược của cộng sản miền Bắc dưới tên nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa. Bởi theo Hiệp Định Đình Chiến mà thực dân Pháp, cộng sản Liên Xô,
cộng sản Trung Hoa, và cộng sản Việt Nam ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại
Genève, Thụy Sĩ, thì hai năm sau đó -tức năm 1956- sẽ tổng tuyển cử thống nhất
Nam Bắc, nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã chánh thức công bố là không chấp
nhận tổng tuyển cử vì chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa không ký vào Hiệp Định đó. Mà
thật ra, trong tình hình lúc bấy giờ, nếu tổng tuyển cử thì nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa có cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử đó, có nghĩa là khối Tự Do
do Hoa Kỳ lãnh đạo nói chung và Việt Nam Cộng Hòa chúng ta nói riêng, bị trúng
kế của khối cộng sản do Liên Xô lãnh đạo. Và như vậy, Việt Nam chúng ta từ
Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau sẽ bị cộng sản cai trị bằng chế độ độc tài từ đó.
Hẳn là Tổng Thống tin rằng nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam sẽ bắt đầu chiến
tranh xâm chiếm Việt Nam Cộng Hòa, mà bước đầu là một lực lượng lên đến hằng
chục ngàn cán bộ do chúng cài lại miền Nam bằng cách sống chen lẫn trong gia
đình, hay trong đồng bào nông thôn miền Nam khi chúng tập kết chuyển ra Bắc
theo Hiệp Định Đình Chiến qui định. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt gây chiến trên
lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa chúng ta.
Mục tiêu thành lập các tỉnh tại những vùng mà trong cuộc chiến
tranh giữa Pháp thực dân với Việt Minh cộng sản 1946-1954 mà quân Pháp không
kiểm soát được, để có các cơ quan hành chánh lẫn quân sự hoạt động vừa bảo vệ
dân vừa ngăn chận quân cộng sản thiết lập hạ tầng cơ sở cho cuộc chiến tranh
ước tính là rất có thể sẽ xảy ra. Một đoạn trên quốc lộ 14 từ thị trấn Chơn
Thành thuộc tỉnh Bình Long, chạy ngang thị trấn Đồng Xoài -tức quận Đôn Luân-
thuộc tỉnh Phước Long lên hướng Đông Bắc sẽ đến tỉnh lỵ Ban Mê Thuột của tỉnh
Darlac. Ban Mê Thuột được xem là thủ phủ Cao Nguyên Miền Trung. Từ đây thẳng
lên hướng Bắc sẽ đến Plei Ku, và tiếp tục thêm khoảng 40 cây số nữa sẽ đến Kon
Tum, tỉnh cuối cùng của quốc lộ 14 trên dãy Trường Sơn. Do vậy mà tỉnh Phước
Long có tầm quan trọng về mặt chiến lược quân sự lẫn chính trị trong
chiến tranh chống cộng sản, một loại chiến tranh mà nhà cầm quyền không dễ gì
nhận ra địch quân vì chúng sống trà trộn trong đồng bào, thậm chí là chúng có
thể chen vào trong các cơ quan nữa.
Từ khi vùng rừng núi này trở thành tỉnh, dân số gia tăng dần lên
với số người từ Sài Gòn cũng như các tỉnh khác đến đây khai phá đất ba-dan
trồng các loại cây kỹ nghệ, và buôn bán làm ăn với đồng bào sắc tộc. Tuy chưa phải
là nhộn nhịp như các tỉnh vùng đồng bằng Cửu Long hay dọc miền duyên hải, nhưng
cũng tạo được bộ mặt đầy đủ của một tỉnh lỵ cũng như các thị trấn quận và xã.
Đầu năm 1957, quân cộng sản gài lại trên lãnh thổ Việt Nam Cộng
Hòa -nhiều nhất là các tỉnh cực Nam
đồng bằng Cửu Long- bắt đầu quấy rối trên toàn lãnh thổ. Lúc ấy, tỉnh Phước
Long cũng trong tình trạng như vậy. Những năm đầu, hoạt động của cộng sản tập
trung vào phạm vi kinh tài và đấu tranh chính trị với những cuộc biểu tình lẻ
tẻ ở nông thôn, hoặc vùng ngoại ô các thị trấn hay tỉnh lỵ, phản đối những cuộc
hành quân bình định, hoặc yêu sách những tên cộng sản bị bắt. Cuối năm 1960,
quân cộng sản bắt đầu hoạt động với lực lượng du kích cấp Trung Đội trang bị
thô sơ, và từng bước chúng tiến lên hoạt động cấp Đại Đội.
Trong những năm 60, lực lượng cấp Trung Đoàn, rồi Sư Đoàn, được
cộng sản Liên Xô và cộng sản Trung Hoa trang bị nhiều loại dụng cụ chiến tranh
được xem là thế hệ mới. Từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phía Bắc vĩ tuyến 17,
luồn theo dãy Trường Sơn xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và thực
hiện những trận đánh cấp Trung Đoàn vào đầu những năm 70. Cho đến tháng 3 năm
1973, lực lượng cộng sản quanh quẩn trong vùng rừng núi của Phước Long và các
tỉnh lân cận lên đến cấp Sư Đoàn, nhưng chưa làm gì được Phước Long. Rồi ngay
sau ngày Hiệp Định Paris
(tháng 3 năm1973) có hiệu lực, quân cộng sản vẫn tiếp tục chiến tranh, có nghĩa
là chúng ngang nhiên vi phạm Hiệp Định này.
Ngày 13 tháng 12 năm 1974, một đơn vị có thể là cấp Tiểu Đoàn trở
lên, tấn công quận lỵ Đôn Luân, vị trí án ngữ quốc lộ 14 lên Ban Mê Thuột hay
xuống Bình Long, và liên tỉnh lộ 1 lên Phước Long, bị quân trú phòng đẩy lui.
Nhưng cuộc tấn công kế tiếp thì Đôn Luân thất thủ. Sau đó, một lực lượng khác
của cộng sản đánh chiếm quận Bố Đức (?) với quận Đức Phong (có thể tôi nhớ
không chính xác về tên Quận). Một lực lượng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh được Bộ Tổng
Tham Mưu điều động tăng cường tỉnh lỵ, trong khi yểm trợ hỏa lực không quân
được tập trung cho Phước Long, kể cả điều động từ Sư Đoàn 4 Không Quân ở Cần
Thơ tăng cường.
Cuộc tiếp tế cho các đơn vị hành chánh, quân sự, lẫn đồng bào
trong tỉnh lỵ trở nên khó khăn, thậm chí là rất khó khăn vì quân cộng sản sử
dụng nhiều lực lượng nhỏ phục kích nhiều ngày mà chúng gọi là “đóng chốt” tại
các đoạn đường hiểm trở dọc theo đường liên tỉnh số 1 dẫn lên tỉnh lỵ. Tình
trạng này làm cho công tác chuyển vận các loại tiếp liệu bằng đường bộ không sử
dụng được, trong khi tiếp tế bằng phi cơ rất hạn chế từ sau khi Đệ Thất Không
Lực Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam theo qui định trong Hiệp Định Paris. Trong cùng
thời gian, quân cộng sản pháo kích mạnh vào phi trường Lai Khê -nơi hoạt động
rộn rịp của Sư Đoàn 5 Bộ Binh tiếp viện Phước Long- và phi trường Sông Bé, tỉnh
lỵ Phước Long.
Ngày 24 tháng 12 năm 1974, chiếc trực thăng Chinook 47 chở chuyên
viên từ Sài Gòn lên tỉnh lỵ Phước Long sửa chữa chiếc phi cơ vận tải C.130 bị
hư đang nằm tại phi trường ngoại ô tỉnh lỵ, sau khi chở tiếp tế thực phẩm và
nhiên liệu đến nơi. Lượt về, chiếc Chinook 47 đã bị hỏa lực phòng không của
quân cộng sản bắn hạ sau khi cất cánh chưa đầy 5 phút. Các phi tuần khu trục
phản lực A.37 được điều động từ Sư Đoàn 4 Không Quân ở Cần Thơ lên tăng cường
yểm trợ hỏa lực cho lực lượng phòng thủ Phước Long, một trong số các phi công phản
lực A.37 -Thiếu Tá Trần Quốc Tuấn- đã nói với tôi rằng:
“… Em chưa bao giờ gặp hỏa lực phòng không dày đặc bố trí chung
quanh tỉnh lỵ Phước Long. Phải nói rằng, một lưới lửa đỏ cả một vùng rộng lớn
đã gây trở ngại đáng kể cho các phi tuần khu trục yểm trợ Phước Long
…”
Ngay ngày đầu năm 1975, quân cộng sản pháo kích khá mạnh vào căn
cứ không quân Biên Hòa, để ngăn chận những phi tuần khu trục của Sư Đoàn 3
Không Quân cất cánh yểm trợ Phước Long. Cũng trong những ngày đầu năm 1975, các
đơn vị cộng sản gia tăng áp lực chung quanh tỉnh lỵ với lực lượng ghi nhận là
cấp Sư Đoàn, đặc biệt sự ghi nhận về lực lượng phòng không của chúng rất mạnh.
Đang trong tình hình hết sức nguy hiểm cho lực lượng trú phòng, thì sự bất đồng
quan niệm hành quân giải tỏa Phước Long giữa Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh
Quân Đoàn III/Quân Khu III, với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong phiên họp tại
Phủ Tổng Thống, Trung Tướng Đống xin tăng cường lực lượng tổng trừ bị nhưng
không được chấp thuận. Xin nói thêm, lực lượng tổng trừ bị dưới quyền điều động
của Bộ Tổng Tham Mưu, gồm: Sư Đoàn Nhẩy Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Liên
Đoàn 81 Biệt Cách Dù, và Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân.
Sự bất đồng quan điểm này, tôi nghĩ, không phải là vấn đề lớn đến
nỗi gây bất bình cho Trung Tướng Dư Quốc Đống. Ông từng là Tư Lệnh Sư Đoàn Nhẩy
Dù, từng được Bộ Tổng Tham Mưu tăng cường cho Quân Đoàn I, Quân Đoàn II, trong
những tình hình chiến sự tại đó, chắc ông dễ dàng thông cảm với Bộ Tổng Tham
Mưu khi sử dụng lực lượng tổng trừ bị. Về phía Quân Đoàn III, xin thì ông cứ
xin, nhưng còn chấp thuận hay không còn phải tùy thuộc tình hình khắp các Quân
Đoàn mà chỉ Bộ Tổng Tham Mưu mới nắm vững. Trong thời gian Phước Long bị tấn
công gần như toàn tỉnh, thì tình hình tại Quân Đoàn I và Quân Đoàn II cũng
không phải là yên tỉnh, và cho dù có yên tỉnh đi nữa thì Phòng 2/Bộ Tổng Tham
Mưu là cơ quan có trách nhiệm cập nhật hoá “bản nghiên cứu và ước tính tình
báo” cung cấp thường xuyên cho vị Tổng Tham Mưu Trưởng về tình hình tại các
vùng lãnh thổ các Quân Đoàn trách nhiệm. Nghĩa là vị Tổng Tham Mưu Trưởng, lúc
nào cũng theo dõi thấu hiểu tình hình quân sự khắp nơi trên lãnh thổ.
Chỉ nhìn từ bên ngoài thôi, lực lượng trú phòng vùng giới tuyến
phải luôn luôn trong thế sẳn sàng chống trả những cuộc tấn công của một lực
lượng cộng sản nhất thiết là mạnh hơn các vùng lãnh thổ khác, vì bất cứ lúc nào
chúng cũng có thể từ bên trên vĩ tuyến 17 xua quân tràn xuống tấn công chúng
ta. Có lẽ vì vậy mà Bộ Tổng Tham Mưu tăng cường dài hạn cho Quân Đoàn I, cả lực
lượng của Sư Đoàn Nhẩy Dù lẫn Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, trong khi Phước Long
bị mất một số Quận nhưng vẫn không đưa ra quyết định rút một phần lực lượng
tổng trừ bị từ Quân Đoàn I về tăng viện cho Quân Đoàn III, ắt phải có nguyên
nhân chính đáng, trừ khi có nguyên nhân sâu xa nào đó đằng sau quyết định của
Tổng Thống không chấp thuận đề nghị của Trung Tướng Tư lệnh Quân Đoàn
III.
Theo lời của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng
Tham Mưu nói lại trong buổi họp tham mưu của Tổng Cục Tiếp Vận, thì Trung Tướng
Dư Quốc Đống xin từ chức ngay trong buổi họp tại Phủ Tổng Thống, nhưng Tổng
Thống không chấp thuận. Lý do mà Trung Tướng Đống xin từ chức, theo lời của cựu
Đại Tướng Cao Văn Viên thì sau khi trình bày tình hình quân sự tại Phước Long
là ông xin từ chức ngay vì ông tự thấy không đủ khả năng.
Vậy, sự thật là Trung Tướng Đống xin từ chức trước khi hay sau khi Tổng Thống không chấp thuận tăng cường lực
lượng cho Phước Long theo đề nghị của Trung Tướng Dư Quốc Đống? Nếu Trung Tướng
Dư Quốc Đống xin từ chức trước khi Tổng Thống không chấp thuận tăng cường lực
lượng giải tỏa áp lực cộng sản tại Phước Long, thì tại sao ông không từ chức
trước khi Phước Long thật sự bị áp lực của quân cộng sản mà chờ đến lúc Phước
Long nguy ngập mới xin từ chức với lý do không đủ khả năng giải quyết tình hình
trong vùng trách nhiệm? Chẳng lẽ ông sợ chiến trường Phước Long? Còn nếu Trung
Tướng Dư Quốc Đống xin từ chức vì không được Tổng Thống tăng cường lực lượng,
tôi nghĩ, cũng không nên. Tại sao? Tại vì có thêm quân thì tiếp tục làm Tư
Lệnh, không có thêm quân thì xin nghỉ, mà là xin nghỉ trong khi Phước Long với
hằng chục ngàn quân lẫn dân, viên chức lẫn cán bộ các ngành, đang trong tình
trạng gần như hấp hối, nỡ lòng nào xin từ chức để không còn trách nhiệm với
hằng chục ngàn con người bằng xương bằng thịt mà ít ra trong chức vụ Tư Lệnh
Quân Đoàn III, ông đã có đôi ba lần được Họ đón tiếp để nghe ông ban những huấn
lệnh!
Xin nhắc lại là tôi rất ngưỡng mộ Trung Tướng Dư Quốc Đống, lúc
ông là Chuẩn Tướng, thành viên trong Hội Đồng Kỷ Luật Đặc Biệt họp ngày 8 và 9
tháng 7 năm 1966 tại Bộ Tổng Tham Mưu, để giải quyết 5 vị Tướng liên quan đến
sự kiện khủng hoảng miền Trung từ ngày 9 tháng 3 (1966) đến 15 tháng 5 năm
1966. Chuẩn Tướng Dư Quốc Đống đã dõng dạc nhận mình là người bỏ phiếu trắng,
có nghĩa là riêng ông không chống lại Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi dù ông công
nhận Trung Tướng Thi đã có lời phát biểu cũng như những hành động sai trái
trong sự kiện khủng hoảng đó. Lý do mà ông trình bày vì ông kính trọng Trung
Tướng Thi là bậc Thầy của ông. Đồng thời ông xin Hội Đồng quyết định về chức vụ
Tư Lệnh Nhẩy Dù của ông.
Nhưng sao bây giờ lại như vậy? Chẳng lẽ một vị Tướng, lại là vị
Tướng trong binh chủng Nhẩy Dù mà sợ trận chiến Phước Long này sao? Hay là đằng
sau của lời xin từ chức của ông, có điều gì uẫn khúc?
Tôi nghĩ, cho dù Tổng Thống có chấp thuận hay không chấp thuận về
đề nghị của ông xin tăng viện cho Phước Long, ông cũng không nên từ chức. Nói
cho cùng, cho dẫu trận chiến Phước Long có đưa ông vào ngõ cụt, ông vẫn phải
dấn thân. Đơn giản, vì ông là Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III, mà một phần
lãnh thổ trách nhiệm của ông đang trong tình thế nguy ngập!
Đến ngày 7 tháng 1 năm 1975, toàn tỉnh Phước Long vào tay quân
cộng sản!
Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù là một trong những đơn vị rất tinh nhuệ
của quân đội, đã phải băng rừng tháo chạy với tổn thất khá nặng, vì được Bộ
Tổng Tham Mưu tăng cường vào lúc tỉnh lỵ lâm nguy nhất. Với lại cho dù thiện
chiến đến đâu đi nữa, thì quân số của Liên Đoàn đặc biệt này cũng không sao
chống nỗi một địch quân đông vào khoảng 2 Sư Đoàn, cho nên trong trường hợp này
sự thất bại trong nhiệm vụ của Liên Đoàn là điều không thể tránh được. Liên
Đoàn 81 Biệt Cách Dù do Đại Tá Phan Văn Huấn chỉ huy trưởng, đặc biệt nổi danh
trong trận chiến khốc liệt mùa hè 1972 trong nhiệm vụ phòng thủ tỉnh lỵ An Lộc
thuộc tỉnh Bình Long. Hồi ấy, báo chí gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” để chỉ 3 mặt
trận chính: Đông Hà/Quảng Trị, Tân Cảnh/Kon Tum, Lộc Ninh với An Lộc/Bình Long,
và mặt trận phụ là Hà Tiên/Kiên Giang. Cả 3 mặt trận chính đều do những Sư Đoàn
quân chính qui của cộng sản từ lãnh thổ nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
trên miền Bắc tràn xuống tấn công.
Trận chiến “mùa hè 1972” này làm tôi nhớ lại vào những năm cuối
của thập niên 50, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đang từ cấp Tiểu Đoàn là cao nhất,
được tổ chức lên đến cấp Trung Đoàn, Sư Đoàn, rồi Quân Đoàn. Trang bị thống
nhất với toàn bộ dụng cụ chiến tranh do Hoa Kỳ cung cấp. Lúc bấy giờ là năm
1958, sau khi tôi học xong khóa Đại Đội Trưởng tại chi nhánh Trường Võ Bị Liên
Quân Đà Lạt trở về Tiểu Đoàn 2/Trung Đoàn 35/Sư Đoàn Khinh Chiến 12 đồn
trú ở Catecka, cách thị xã Plei Ku khoảng 8 cây số về phía Nam. Lại dự khóa
huấn luyện bổ túc Đại Đội Trưởng tại Kon Tum do Ban Cố Vấn Sư Đoàn Khinh Chiến
12 tổ chức trong 3 tháng. Xong khóa học, tôi chuyển lên Bộ Chỉ huy Trung Đoàn
35, giữ chức Trưởng Ban 3 kiêm Trưởng Ban 5 Trung Đoàn. Toàn bộ Sư Đoàn Khinh
Chiến 12 gồm Trung Đoàn 34, Trung Đoàn 35, và Trung Đoàn 36, cùng các đơn vị
yểm trợ đang trong giai đoạn cuối của chương trình huấn luyện, và chuẩn bị vào
chương trình hành quân thao dượt để Bộ Tổng Tham Mưu trắc nghiệm kết quả huấn
luyện.
Cuộc hành quân thao dượt diễn ra trong phạm vi tỉnh Kon Tum theo
quốc lộ 14 xuống Plei Ku, với tình hình giả định là vào thời gian nào đó, quân
cộng sản từ bên trên vĩ tuyến 17 mở cuộc tấn công vào Việt Nam Cộng Hòa với 2
mặt trận chính: mặt trận thứ nhất là vượt sông Bến Hải tấn công vào Đông Hà và
Quảng Trị, mặt trận thứ hai là từ lãnh thổ Cam Bốt -sườn Tây Việt Nam- tấn công
vào Dak To và Kon Tum. Trung Đoàn 34 và Trung Đoàn 35 Bộ Binh, có nhiệm vụ “trì
hoản chiến” từ mặt trận Kon Tum xuống Plei Ku trong khi chờ lực lượng tổng trừ
bị tăng cường phản công. Còn Trung Đoàn 36 Bộ Binh là lực lượng trừ bị của Sư
Đoàn. Lúc ấy, các sĩ quan tham mưu chúng tôi cho rằng, quan niệm về một tình
hình giả định như vậy là không thực tế với chiến trường Việt Nam, vì sở trường
của quân cộng sản là đánh du kích, có quá lắm là lên đến vận động chiến cấp
Trung Đoàn thôi.
Nhưng 14 năm sau, tức năm 1972, chiến trường đã diễn ra gần đúng
như tình hình giả định trong cuộc hành quân thao dượt của Sư Đoàn Khinh Chiến
12 vào năm 1958 vậy.
Trở lại tình hình hậu Phước Long! Trong buổi chiều cùng ngày 7
tháng 1 năm 1975, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu
kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, mời tất cả các đơn vị trưởng trong phạm
vi Quân Trấn Sài Gòn và vùng phụ cận đến câu lạc bộ/Bộ Tổng Tham Mưu, để nghe
ông tóm tắt diễn biến tình hình toàn tỉnh Phước Long, và ông nói rằng: sự thất
thủ của tỉnh này -Trung Tướng Khuyên không nói là điều may, mà ông nói- là giảm
đi cái ung nhọt trên cơ thể, vì với khả năng không vận hiện này mà chiến trường
Phước Long cần đến thì Bộ Tổng Tham Mưu không thể thỏa mãn nỗi. Câu kết của
Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, đã làm cho cả hội trường gần như đồng thanh “ồ”
lên một tiếng, và tiếp đến là những âm thanh xì xào mà tôi chắc là các cử tọa
đang bất mãn về lời sau cùng của Trung Tướng Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu.
Chính bản thân tôi cũng nhận thấy Trung Tướng Khuyên đã không chuẩn bị trước
cho buổi họp này, nên đã nói một câu tuy ngắn ngủi nhưng làm đau lòng những
chiến sĩ trú phòng cũng như tiếp viện Phước Long còn sống sót, và làm tổn
thương vong linh những chiến sĩ đã ngã xuống cho sự sống còn của Phước Long!
Xin nói thêm rằng, ngoài 4 năm phục vụ trong văn phòng Tổng Tham
Mưu Trưởng, tôi có gần 7 năm phục vụ dưới quyền trực tiếp của Trung Tướng Đồng
Văn Khuyên, thường khi bàn thảo với ông về những quan niệm cùng những kế hoạch
cải tiến ngành Tiếp Vận, và qua đó, tôi nhận thấy Trung Tướng Đồng Văn Khuyên
là vị Tướng rất có kinh nghiệm trong nhiều lãnh vực hoạt động của quân đội, và
một số lãnh vực về kinh tế. Mỗi khi ông đề cập đến vấn đề nào thì ông diễn đạt
được những gì ông nghĩ, nhưng có điều là ông nghĩ đến đâu trình bày đến đó chớ
không hoàn toàn tuần tự từ A đến Z, nói chung là không mạch lạc. Ông vừa
có kinh nghiệm và vừa có nét nhìn xa về tương lai của quân đội, nhưng là
nghiêng về quản trị con người, quản trị hành chánh, quản trị tiếp vận, hơn là
về chiến lược chiến thuật. Chẳng hạn như chương trình cải tổ sâu rộng về tổ
chức và điều hành trong toàn ngành Tiếp Vận trong năm 1973-1974, ông đã dám
nghĩ và dám làm trong hoàn cảnh vừa tái tổ chức vừa yểm trợ, và bước đầu được
đánh giá là thành công. Nét nhìn xa của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên được thể
hiện trong Quỹ Tương Trợ Và Tiết Kiệm Quân Nhân, mà tôi trình bày ở một đoạn
trong chương bảy.
Vì Trung Tướng Khuyên nghĩ sao thì nói vậy, nói một cách chân
thành về những điều mà ông nghĩ, nên tôi và những sĩ quan tham mưu trong Tổng
Cục Tiếp Vận có mặt lúc bấy giờ, hiểu và thông cảm về câu nói mà lẽ ra ông
không nên nói, cho dẫu điều ông nói có là sự thật đối với khả năng của Bộ Tổng
Tham Mưu cũng vậy. Tôi có nghe nói đến “chứng lapsus” và được giải thích rằng,
khi người nào có chứng này thì trong những lúc bất chợt “lời nói thường là
không đúng như điều đang nghĩ trong đầu”. Không biết có phải Trung Tướng Đồng
Văn Khuyên trong trường hợp này vào buổi chiều ngày 7 tháng 1 năm 1975 trong
câu lạc bộ Bộ Tổng Tham Mưu hay không?
Đúng là khả năng chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị suy
giảm, nhưng không phải suy giảm đơn thuần do tinh thần chiến đấu của Quân Nhân,
mà do những nguyên nhân khách quan, trước mắt là khối lượng dụng cụ chiến tranh
vào hàng tối tân do 500.000 quân Đồng Minh sử dụng, đã bị Hiệp Định Paris đẩy
ra khỏi chiến trường Việt Nam. Đó là khối hỏa lực mà quân cộng sản từng khiếp
đảm, bỗng dưng không còn nữa! Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang đánh giặc theo
“kiểu nhà giàu” hay ít ra cũng là “dựa hơi nhà giàu”, nay đánh nhau theo “kiểu
nhà nghèo” thì ảnh hưởng đến tinh thần Quân Nhân là điều khó tránh khỏi!
Phải chi những vị lãnh đạo của chúng ta -nhất là thời Trung Tướng
Nguyễn Khánh 1964- có bản lãnh chính trị vững vàng, biết đâu có thể đã thuyết
phục được đồng minh Hoa Kỳ, thay vì đưa quân sang Việt Nam thì họ nhiệt tình giúp
chúng ta các loại chiến cụ để chính chúng ta chiến đấu cho đất nước chúng ta,
thì chính nghĩa trọn vẹn trong tay chúng ta. Trong trường hợp đó, rất có thể
không có cái “Hiệp Định Paris 1973 kỳ cục”, cùng với “sự bảo đảm cũng kỳ cục”
của 13 quốc gia và tổ chức Liên Hiệp Quốc, chỉ nhằm hỗ trợ cho quân cộng sản
đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa chúng ta. Đó là một thứ bảo đảm không công bằng,
bởi vì khi quân cộng sản vi phạm Hiệp Định, thậm chí khi chúng xua quân chính
qui từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tràn xuống vĩ tuyến 17 đánh chiếm Việt
Nam Cộng Hòa chúng ta, cũng chẳng có thành viên nào trong con số 13 thành viên
đó phản đối cả!
Sau đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn
thay thế Trung Tướng Dư Quốc Đống, trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, tháng 12 năm 1974,
bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn II cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, vì theo Phó
Tổng Thống Trần Văn Hương, Trung Tướng Toàn bị tố cáo tham nhũng. Trước đó,
trong thời gian giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh đồn trú tại Quảng Ngãi,
Trung Tướng Toàn đã bị báo chí nói đến như là một Tướng Lãnh có quá nhiều tai
tiếng không tốt. Nhưng sau khi rời khỏi Sư Đoàn 2 Bộ Binh, ông được Tổng Thống
cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn II ở Plei Ku. Sau khi bàn giao Quân Đoàn II,
Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn nhận chức Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Thiết Giáp. Và
tháng 2 năm 1975, từ Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp, ông nhận chức Tư lệnh Quân Đoàn
III.
"Phải chi những vị lãnh đạo của chúng ta -nhất là thời Trung Tướng Nguyễn Khánh 1964- có bản lãnh chính trị vững vàng, biết đâu có thể đã thuyết phục được đồng minh Hoa Kỳ, thay vì đưa quân sang Việt Nam thì họ nhiệt tình giúp chúng ta các loại chiến cụ để chính chúng ta chiến đấu cho đất nước chúng ta, thì chính nghĩa trọn vẹn trong tay chúng ta. Trong trường hợp đó, rất có thể không có cái “Hiệp Định Paris 1973 kỳ cục”, cùng với “sự bảo đảm cũng kỳ cục” của 13 quốc gia và tổ chức Liên Hiệp Quốc, chỉ nhằm hỗ trợ cho quân cộng sản đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa chúng ta."
Trả lờiXóaChính nghĩa nào cho những kẻ bán nước, nhưng trớ trêu thay bán nước cũng không thành, thật nhục nhã!
Hôm nay kỉ niệm chiến Hoàng Sa
Trả lờiXóaTưởng nhớ đến anh Ngụy Văn Thà
Dẫu đã ra đi vào biển cả
Anh còn sống mãi với lời ca...
Hoàng Sa trong mắt chúng ta
XóaBắn Tàu chẳng bắn, tầu ta bắn mình
Mĩ bu gần đó chình ình
Thấy con gặp nạn "bất bình" đứng im
Tổng Thiệu mắt nhắm lim rim
"bạn không đồng ý, chúng chìm cũng thôi!"
Hoàng Sa trong mắt người đời,
Mất là do lũ: Ngụy "bơi" ngu đần
Mỗi năm lại có một lần
Bọn rồ, dốt nát rân rân ngậm ngùi.
Lại đang sắp vào Mùa Kỷ niệm thứ 42 Hải chiến Hoàng Sa...
Trả lờiXóaHoàng Sa ơi!
Hoàng Sa ngủ vùi trong biển sóng
Vô tận dập dồn con nước trong
Cù Lao Chàm thương yêu vẫy gọi
Đà Nẵng bến cảng tình chờ mong
Bắc phương cướp rồi quân xâm lược
Hoàng Sa máu thịt Việt Nam hồng
Đảo nửa nụ cười nửa giọt lệ
Ngày mai giải phóng hận đảo vong
Paris, Đông 1985
- Đêm chợt nhớ tiếng gọi Hoàng Sa
Anh này chắc dân cờ vàng ở bển
XóaCảm ơn đề xuất hợp tình hợp lý của bác Cựu Chiến binh.
Trả lờiXóaBài này hơi dài, tối tôi sẽ đọc hết! Nhưng ngay khi chưa đọc, tôi cũng thấy cần cảm ơn chủ nhà cho đăng cả các tư liệu của "phía bên kia".
Chúng ta chả việc gì phải sợ. Ngày nay, thế giới phẳng, mọi cái đều có trên internet. Google.tienlang không đăng thì mọi người vẫn có thể tìm đọc ở nơi khác.