Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Thiếu tướng Hoàng Kiền: ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH - LỆNH KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG NHƯ THẾ NÀO?

Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đọc Lời thề "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".
Hình chụp Tại đảo Trường Sa lớn, chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma rạng sáng 14/3/1988 làm 64 chiến sĩ hy sinh.
.........
Lời dẫn của Thiếu tướng Hoàng Kiền: Những năm vừa qua, trên mạng xã hội đã lan truyền một video clip nói về sự kiện Gạc Ma với lời lẽ hung hăng kết tội một vị chỉ huy cấp cao của BQP có lệnh “không được nổ súng” nên 64 chiến sĩ bị chết oan và để Trung Quốc chiếm mất đảo Gạc Ma, thậm chí họ còn ám chỉ thẳng là Đại tướng Lê Đức Anh đã ra lệnh “không được nổ súng” để dâng đảo Gạc Ma cho Trung Quốc, rồi có các bài viết phụ họa tiếp theo với lời lẽ đầy phản động.
Gần đây, cuốn sách Gạc Ma vòng tròn bất tử họ đã dùng thủ đoạn xấu để đưa ra chứng cứ anh hùng Nguyễn Văn Lanh câu nói: “do có lệnh không được nổ súng ... “, rồi họ kết luận cũng đút vào miệng anh hùng Lanh là 64 cán bộ chiến sĩ bị “chết oan uổng” ở Gạc Ma viết trong quyển sách này. Những từ, cụm từ chèn vào tinh vi, xảo quyệt chứa đựng một mưu đồ vô cùng đen tối, người đọc không có nhãn quan chính trị không để ý tới. Thực chất họ đổ tội cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam đã để 64 cán bộ, chiến sĩ chết oan uổng để dâng Gạc Ma cho Trung Quốc.
Trắng trợn hơn họ vừa có bài viết đưa lên mạng Facebook nói rõ là “Trong cuộc họp Bộ chính trị, ông Nguyễn Cơ Thạch đập bàn hỏi: ai ra lệnh không được bắn, ông Lê Đức Anh nói tôi, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh không nói gì...”
Rất nhiều kẻ lên tiếng bảo vệ cho cuốn sách có nội dung sai trái nghiêm trọng này với lệnh “Không được nổ súng”, rất nhiều người không thấy được mưu đồ xấu xa của những kẻ chủ mưu viết sách nên ngộ nhận và ủng hộ hoặc có những bài viết trên mạng với lời lẽ xấu xa, mu muội hoặc ngông cuồng.
Bọn xấu đã kích động cho là các tướng tá đánh nhau trên mạng. Tôi đã xóa bài viết của mình, không tranh luận, không muốn để chúng lợi dụng làm tổn hại đến danh dự, uy tín của sĩ quan cao cấp, đến phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, đến Quân đội nhân dân Việt Nam. Đã có rất nhiều bài phản bác mạnh mẽ, tôi đã xem, hoan nghênh, nhưng chưa đủ, chưa vạch mặt hết tâm đen của kẻ thù, chưa làm cho những người đọc trên mạng xã hội hiểu thấu vấn đề, chưa làm cho bọn xuyên tạc bịa đặt câm miệng xác đáng.
**********

Thiếu tướng Hoàng Kiền

TÔI QUYẾT ĐỊNH VIẾT BÀI NÀY

1. Tại sao họ lại xoáy vào sự kiện Gạc Ma, gọi đây là cuộc chiến Gạc Ma. Tại sao họ lại xoáy vào Đại tướng Lê Đức Anh với lệnh “không được nổ súng”?

Năm 1975 ta giải phóng 5 đảo nổi ở Trường Sa do quân ngụy Sài Gòn đóng giữ, năm 1978 ta đóng tiếp 4 đảo nổi còn lại tổng cộng là 9 đảo nổi và cũng hết các đảo nổi.

Trước âm mưu của Trung Quốc và một số nước xâm chiếm đảo chìm, còn gọi là bãi đá ngầm, từ năm 1986 chúng ta đã triển khai các phương án đóng giữ đảo chìm. Khi Trung Quốc đưa lực lượng hải quân mạnh, số lượng tàu chiến đông xuống xâm chiếm các đảo chìm, Hải quân Việt Nam với khả năng rất hạn chế, chỉ dùng tàu vận tải, tàu đổ bộ, các biện pháp công trình và các lực lượng ra đóng chốt giữ đảo. Một chiến dịch CQ88 được mở ra, CQ là chủ quyền. Dưới sự lãnh đạo của BCT, QUTW, sự chỉ đạo của Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân đã huy động toàn bộ khả năng của mình để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Kết quả ta giữ được 12 đảo chìm, Trung Quốc chiếm mất 7 đảo chìm, về tương quan lực lượng, chúng ta giữ hơn họ 5 đảo sao bọn phản động không nói gì?

Trong sự kiện 14/3/1988 họ quyết tâm chiếm 3 đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, trong khi họ huy động các tàu chiến lớn, vô cùng hung hăng, bắn chìm tàu HQ 604 ở Gạc Ma, bắn cháy tàu HQ 505 ở Cô Lin, bắn chìm tàu HQ 605 ở Len Đao, họ chỉ chiếm được Gạc Ma, chúng ta vẫn giữ được Cô Lin và Len Đao, ta hơn Trung Quốc chứ, sao chúng không nói?
Có nhiều người tranh luận với tôi là tại sao không giữ được Gạc Ma, tôi nói các ông có nhờ Mỹ giúp cũng không ngăn được Trung Quốc chiếm Gạc Ma.

Họ đưa lên sự kiện Gạc Ma nhằm xóa nhòa thành tích mà Hải quân nhân dân Việt Nam đã giành được trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc nói chung và quần đảo Trường Sa nói riêng.

Họ đưa ra sự kiện Gạc Ma là một cuộc hải chiến, Việt Nam thua, là một âm mưu xấu xa. Không có cuộc hải chiến, chúng ta không dùng tàu chiến, chúng ta chủ trương đóng giữ đảo một cách hòa bình, không khiêu khích, không gây chiến, không mắc mưu đối phương, không nổ súng trước,
nhưng quyết tâm bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Qua tài liệu giải mã của CIA về sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc đổ vấy cho Việt Nam là nổ súng trước, họ đã đổi trắng thay đen, sao những người viết sách không đọc mà đưa vào, cứ bịa ra lệnh "Không được nổ súng".

Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đại tướng Lê Đức Anh, sự chỉ huy trực tiếp của Phó đô đốc - Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương chúng ta giữ được Cô Lin và Len Đao, cùng với 10 đảo chìm và 9 đảo nổi nữa, không để Trung Quốc tạo cớ lấn tới. Đây là thành công trong điều kiện tương quan lực lượng hai bên khi ấy bất lợi cho Việt Nam.

Sau sự kiện Gạc Ma 14/3/1988, nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam, trong một chuyến đi kiểm tra quần đảo Trường Sa năm 1988, Đại tướng Lê Đức Anh là Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên ra trường Sa đã dự lễ kỷ niệm vào ngày 7/5/1988 tại đảo Trường Sa, ông đã đọc lời thề: Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

Các thế lực thù địch đang bám vào quyển sách "Gạc Ma - vòng tròn bất tử" để xuyên tạc nói là Đảng Cộng sản Việt Nam bán Trường Sa cho Trung Quốc. Mưu đồ vô cùng xấu xa. Chúng đang kích động hận thù giữa nhân dân hai nước, với chiêu bài phò Mỹ bài Trung.

Thực chất chúng muốn hạ uy tín của Đảng ta, quân đội ta, làm mất niềm tin của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Chúng nhằm vào Đại tướng Lê Đức Anh, nhưng lại đưa ra các dẫn chứng ngu si.

Tại cuộc họp Bộ chính trị, ông Nguyễn Cơ Thạch đập bàn..
BCT là cái chợ, là đám hẩu lốn hay sao mà họp cá nhân dám đập bàn hỏi một người khác.

Tại sao ông Lê Đức Anh nhận là “tôi ra lệnh không được nổ súng” mà Bộ chính trị lại giới thiệu để BCHTW giới thiệu tiếp theo là Quốc hội bầu ông làm Chủ tịch nước vào năm 1992.
Hỡi các những kẻ hận thù, phản động, thoái hóa biến chất, cơ hội, bất mãn hãy trả lời câu hỏi này đi.

Chỉ có lệnh “không được nổ súng trước”, chỉ có bản lĩnh, tài năng chỉ đạo không cho Trung Quốc lấn tới, giữ được Trường Sa như hiện nay, Đảng, Nhân dân, Quân đội mới tín nhiệm bầu Đại tướng Lê Đức Anh làm Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lên làm Chủ tịch nước.
Đại tướng Lê Đức Anh, người chỉ huy cuối cùng còn lại trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Những thế lực thù địch không bao giờ hết cay cú, bọn phản động, bọn cơ hội, thoái hóa biến chất, bọn bất mãn đang hùa nhau đả kích ông hạ uy tín những người Cộng sản kiên trung đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào để chúng dựng ngọn cờ ba que hòng mưu đồ cuộc cách mạng màu qua diễn biến hòa bình.

3. Đại tướng Phạm Văn Trà nói về Đại tướng Lê Đức Anh.
Trong một lần về thăm Bảo Tàng Đồng Quê, Đại tướng Phạm Văn Trà kể cho tôi nghe rất nhiều về Đại tướng Lê Đức Anh với sự ca ngợi và kính trọng.

Sau chiến dịch Mậu Thân năm 1968, địch phản công càn quét, tình hình chiến trường nói chung, Nam Bộ nói riêng vô cùng khó khăn, không bảo đảm được các mặt, trên chỉ đạo tạm thời giải tán các đơn vị chủ lực. Đồng chí Lê Đức Anh - TL QK9 nghiên cứu quyết định không giải tán, trong đó có Trung đoàn do đồng chí Phạm Văn Trà làm Trung đoàn trưởng, chia nhỏ ra ẩn vào dân, vẫn giữ được lực lượng sau nhanh chóng củng cố lại. Với quyết tâm như vậy, năm 1974 Đại tá Lê Đức Anh được thăng quân hàm vượt cấp lên Trung tướng.

Khi chúng ta theo Liên Xô, thực hiện chế độ bỏ đảng ủy, bỏ chính ủy, chính trị viên mà chỉ có Hội đồng chính trị, Đại diện của Bộ Quốc phòng sang Campuchia truyền đạt với đồng chí Lê Đức Anh để triển khai. Đồng chí yêu cầu phái viên về ngay, mặt trận Campuchia không thực hiện, nếu thực hiện như vậy quân đội làm sao chiến đấu được. Đồng chí đã đúng. Sau đó đồng chí được bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 1992 được bầu làm Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Một con người như thế là mục tiêu tấn công nhằm hạ uy tín, danh dự của các thế lực thù địch, phản động, thoái hóa biến chất, cơ hội, bất mãn là một thực tế.

Hãy đấu tranh vạch mặt chúng, bác bỏ những luận điệu vu khống, xuyên tạc xấu xa bỉ ổi.

4. ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH - VỊ CHỈ HUY TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH CÒN LẠI

Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Tư lệnh chiến dịch ngày ấy gồm 8 người, nay chỉ còn lại đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, lúc đó ông là Trung tướng, Phó Tư lệnh. Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tư lệnh chiến dịch), Chính ủy Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh gồm: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Đinh Đức Thiện; Phó Chính ủy là Trung tướng Lê Quang Hòa và quyền Tham mưu trưởng là Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền đều đã mất.

Lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch của ta gồm 5 quân đoàn có trên dưới 15 sư đoàn. Các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 có đủ các binh chủng hợp thành, cùng các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và lực lượng nổi dậy của quần chúng ở nông thôn cũng như thành thị. Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh xác định phải đánh nhanh, quyết liệt, không cho địch co cụm về Sài Gòn; ngược lại, không để cho quân địch ở Sài Gòn chạy về miền Tây. Các cánh quân phải tổ chức các mũi thọc sâu, mũi đánh vòng ngoài kết hợp giữa chủ lực với bộ đội địa phương và kết hợp giữa bộ đội với quần chúng nhân dân, đột phá liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung tướng Lê Đức Anh còn được giao đảm trách chỉ huy và lãnh đạo cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn (đoàn 232), một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Thời điểm đó, Bộ Chỉ huy Miền (B2) nhận định hướng Tây - Tây Nam là nơi khó nhất vì sình lầy, nhưng đây là một hướng tiến công rất quan trọng vì nhất định ta phải nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến quốc lộ số 4 để quân địch ở Sài Gòn không thể co cụm xuống cố thủ ở Tây Đô (Cần Thơ).

Đoàn 232 gồm các Sư đoàn 3, 5 và 9; bốn trung đoàn độc lập, một trung đoàn đặc công có 3 nhiệm vụ: chia cắt hai lực lượng Sài Gòn và miền Đông với lực lượng ở đồng bằng sông Cửu Long; tấn công Biệt khu Thủ đô và tấn công Tổng nha cảnh sát, sau đó hợp điểm tại Dinh Độc Lập.

Đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các đơn vị hướng Tây - Tây Nam tiến công. Sư đoàn 5 cắt đoạn Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cắt lộ 4 từ Mỹ Tho tới bờ sông Tiền. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, vượt sông Vàm Cỏ. Sư đoàn 9 vượt sông Vàm Cỏ tập kết tại Cầu Bông, Mỹ Thạnh, Đức Hòa.

Ngày 30-4, cánh quân hướng Tây - Tây Nam đã đánh chiếm Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia, Tổng nha cảnh sát, cảnh sát đô thành, các quận Tân Bình, Bình Chánh, hợp điểm tại Dinh Độc Lập.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, từ nay đất nước thống nhất, non sông liền một dải.

Đối với dân tộc ta, đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm kháng chiến, cứu nước, giải phóng miền Nam, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. “Thắng lợi trọn vẹn của chúng ta có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân to lớn nhất, cơ bản nhất, gốc rễ nhất là tư tưởng “Nhân ái”. Tư tưởng “nhân nghĩa” của thời đại Hồ Chí Minh là bắt nguồn truyền thống chí nhân chí nghĩa của dân tộc, như Nguyễn Trãi từng viết trong “Đại Cáo Bình Ngô”: “Lấy chính nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. Tư tưởng nhân nghĩa là một yếu tố cơ bản trong nền văn hóa của dân tộc, nó chuyển hóa thành lời, trong ý nghĩ thành tư tưởng chiến lược; tư tưởng này đã kết tinh trong thời đại của chúng ta là ở Chủ tịch Hồ Chí Minh” (trích hồi ký của Đại tướng Lê Đức Anh).

Những lần vượt qua hiểm nguy

Trong cuộc đời tham gia hoạt động cách mạng của mình, cũng như lúc trong cuộc sống đời thường, nhiều lần Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã vượt qua những cơn hiểm nghèo một cách kỳ diệu. Lần thứ nhất ông đã thoát chết là ngay trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, vào ngày 28-4-1975. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông làm việc trong cái chòi nhỏ sát mép sông ở Sở Chỉ huy của cánh quân hướng Tây - Tây Nam ngay bên bờ sông Vàm Cỏ thuộc huyện Đức Hòa (Long An).

Buổi sáng hôm đó vô ăn cơm, chỗ ăn là cái nhà họp của địa phương làm nửa chìm nửa nổi. Trong hồi ký của mình, Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh kể: “Chính ủy Hai Tưởng đặt vị trí ở đây; vừa ăn xong, tự nhiên anh Tưởng bảo tôi: “Anh hãy nán lại, nằm trên võng của tôi mà nghỉ, nghỉ mươi phút rồi hẵng ra đó!” Tôi nghe anh. Vừa ngả lưng thì ở ngoài chòi của tôi một quả bom từ máy bay địch ném trúng, cái chòi bay mất, cậu lái xe hy sinh, cậu Nguyễn Hồng Thái, chiến sĩ bảo vệ bị thương. Nếu hôm đó ăn xong tôi ra liền thì nhất định “cái chuyện thường” đã xảy ra với tôi. Và hôm nay chẳng còn ngồi để mà viết ra những dòng chữ này! Chiến tranh nó có chừa ai, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên nhiều khi không thể mang “tính quy luật” ra mà giải thích!”. Chiến tranh là thử thách cao nhất, nghiệt ngã nhất đối với con người. Nhiều lúc bom đạn ác liệt quá, ông vẫn từng nói vui với anh em: “Bom đạn đầy trời thế này, chết là chuyện thường, còn sống thì mới kỳ!”.

Lần thứ hai vào năm 1996 khi đang là Chủ tịch nước, ông bị tai biến rất nặng. Các cơ quan có thẩm quyền khi đó đã chuẩn bị các việc cần thiết cho việc ông qua đời và thông báo cho gia đình. Thế nhưng, bằng sức mạnh phi thường của bản thân, ông đã vượt qua cơn bạo bệnh một cách thần kỳ và trở lại làm việc bình thường trên cương vị Chủ tịch nước.

Lần thứ ba là vào đầu năm 2018 sức khỏe của ông cũng suy giảm nghiêm trọng, các cơ quan báo chí đã chuẩn bị bài để viết về cuộc đời ông... Thế nhưng, một lần nữa ông đã vượt qua cơn nguy kịch một cách thần kỳ, ngoài mọi tiên liệu của các bác sĩ. Nhiều người phải thốt lên thán phục: “Ông đúng là tướng đánh trận, chỉ có tướng trận mới có sức sống kỳ diệu, sức đề kháng phi thường như thế!”.

Luôn trở về trong chiến thắng

Đại tướng Lê Đức Anh thực sự là một tướng trận. Ông là một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh và xung đột từ năm 1945 - 1989. Ông có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng: tham gia 9 năm kháng chiến chống Pháp, đi chiến trường miền Nam 11 năm (1964 - 1975), chỉ huy chiến trường Campuchia 7 năm (1979 - 1986), ổn định tình hình biên giới phía Bắc (1986 - 1989).

Ông trực tiếp tham gia những trận đánh, những sự kiện mang tính bước ngoặt của chiến tranh: Mậu Thân 1968, chống lấn chiếm 1973, Phước Long 1974, chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch giải phóng Campuchia; chấm dứt xung đột biên giới với Trung Quốc; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc: Ngày 6-11-1987 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh số 1679/ML-QP về việc bảo vệ quần đảo Trường Sa; ngày 29-3-1989 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh số 167/ML-QP về đóng giữ, bảo vệ khu vực biển thềm lục địa, bãi đá ngầm (khu DK1).

Chiến dịch Hồ Chí Minh trong mùa đại thắng 1975 đã giải phóng Sài Gòn, kết thúc tròn vẹn cuộc chiến tranh. Cứ đến ngày 30 tháng 4 mỗi năm, cả đất nước ta lại long trọng kỷ niệm ngày đất nước thống nhất. Đây là dịp để chúng ta cùng tưởng nhớ, trân trọng những nhân vật lịch sử, qua những con người cụ thể, nhân vật cụ thể, trong đó có Đại tướng Lê Đức Anh, người đã cùng viết nên bài học vẻ vang của lịch sử dân tộc.


Sáng 03/8/2018
Thiếu tướng Hoàng Kiền
=================
Mời xem trên fb
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=545770835841719&id=100012264212885


23 nhận xét:

  1. Xin cảm ơn bạn! Những thông tin này phải được phổ biến rông rãi. Nhất là trên Facebook- Nơi có rất nhiều bạn trẻ sử dụng, họ không có những tư liệu này.

    Trả lờiXóa
  2. Rất cụ thể rõ ràng mạch lạc, cảm ơn thiếu tướng. Quả thật chúng tôi (nguyên lính lục quân) càng ngày càng hiểu hơn những chiến công của anh em Hải quân ở những thời kỳ khó khăn, ở những nhiệm vụ có tính nhạy cảm. Có thể sau khi bình thường hóa quan hệ với TQ chúng ta đã có chủ trương không tuyên truyền rộng rãi, kích động hận thù nên đã bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc bôi nhọ kích động. Tôi thiển nghĩ đây là lúc các tướng lĩnh, sỹ quan, CCB Hải quân cần lên tiếng, lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa, công khai minh bạch hơn nữa để cho những kể cơ hội hết đường xuyên tạc bôi nhọ kích động. Cảm ơn và chúc thiếu tướng mạnh khỏe.

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 21:45 3 tháng 8, 2018

    Bạn Hoàng Ngân Thương trên fb có nhận xét rất hay.
    -----
    Hoàng Ngân Thương Tóm lại,
    Vụ làm sách Gạc Ma lần này cũng là bước tiếp theo của Bộ sử 15 tập, đều là nhóm thù địch thực hiện, đều vì mục tiêu “BÀI TRUNG, PHÒ MỸ, VIẾT LẠI SỬ, DỰNG CỜ VÀNG, HẠ CỜ ĐỎ” như Thượng tướng Võ Tiến Trung, nick Trung Vo từng cảnh báo.
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/09/ve-bo-su-15-tap-thuong-tuong-vo-tien.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 21:47 3 tháng 8, 2018

      Hoàng Ngân Thương NÓI THÊM VỀ LẬT SỬ.

      Theo nhận định của Thương và của Nhóm Google.tienlang nói chung thì quá trình hoạt động lật sử, “BÀI TRUNG, PHÒ MỸ, VIẾT LẠI SỬ, DỰNG CỜ VÀNG, HẠ CỜ ĐỎ” không chỉ từ Bộ sử 15 tập, không chỉ từ cuốn sách Gạc Ma- vòng tròn bất tử, mà ít nhất là từ đầu năm 2014, dịp mà bọn cờ vàng ba que kỷ niệm 40 năm cái gọi là "Hải chiến Hoàng Sa" 19/1/1974- 19/1/2014.

      Các bác có thấy bất thường không? Dịp đó trên một loạt tờ báo chính thống của chúng ta bỗng dưng đồng loạt ca ngợi sự chiến đấu của các binh lính VNCH!
      Đến một anh bạn trẻ - gảng viên ở Khoa luật- Đại học quốc gia HN cũng được ai đó nhờ đứng tên một bài báo xuyên tạc bậy bạ trên ViệtNamExpress
      Đó là cậu con trai ông Nguyễn Bá Diến, tức cậu Nguyễn Hùng Cường, nick fb Nguyen Ba Cuong.

      Tình cờ hôm nay em mới biết nick này chính là thầy Ngô Huy Cương, nick Cuong Huy Ngo- kẻ bị Nguyễn Hùng Cường dọa giết, chuyện mà Nhóm Google.tienlang của bọn em đã nhắc đến trong một bài viết từ năm 2014.
      -----
      NGUYỄN HÙNG CƯỜNG- CẬU CON TRAI ÔNG NGUYỄN BÁ DIẾN CŨNG XUYÊN TẠC LỊCH SỬ
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/nguyen-hung-cuong-cau-con-trai-ong.html

      Lời dẫn: Với những người từng là sinh viên luật thì không ai không biết bố con ông Nguyễn Bá Diến- Nguyễn Hùng Cường. Cặp đôi này không nổi tiếng vì sự tài hoa mà vì những bê bối, tai tiếng tại Khoa Luật (Đại học Quốc gia HN). Blogger Thiếu Long hẳn sẽ không thấy băn khoăn về nhân cách Nguyễn Hùng Cường khi thấy "những câu phán khùng điên ba trợn" của người này nếu bác Thiếu Long biết Nguyễn Hùng Cường đã từng dọa giết một thầy giáo cùng cơ quan là thầy Ngô Huy Cương- Tổ trưởng Thổ Thanh tra! Chúng tôi cũng không hiểu vì sao sau biết bao bê bối, tai tiếng như vậy mà bố con ông Diến vẫn được đứng trên bục giảng ở một nơi đáng ra cần sự tôn nghiêm như Khoa Luật- Đại học Quốc gia HN!

      Để rồi bây giờ, cậu cả Nguyễn Hùng Cường bôi xấu Khoa Luật, bôi xấu báo VnExpress bằng loạt bài mà bác Thiếu Long phải nhận xét là "không biết về lịch sử, không biết về quân sự nên mới nhai lại mấy bài tuyên truyền trên mấy tờ báo lá cải miễn phí bên Mỹ nhai lại từ luận điệu tuyên truyền của ngụy quyền Sài Gòn"; thậm chí "lên gân như một anh AQ Ba Tàu cào mặt ăn vạ, đăng entry ca ngợi, bốc thơm quân đội Sài Gòn, chụp mũ chửi bới những người có lòng tốt góp ý chỉ ra những khuyết điểm của ông ta và trao đổi lý lẽ khách quan vào đúng đề tài với ông ta, là những người "giáo điều", "nhỏ mọn".
      Tiếp theo Phần 1 với nội dung phân tích về việc ĐỖ HÙNG MƯỢN BÁO THANH NIÊN "VỰC DẬY THÂY MA" nay blogger Thiếu Long- một người Việt đang định cư tại Hoa Kỳ có Phần 2 với nội dung phân tích tiếp về Nguyễn Hùng Cường trên báo VnExpress và trên fb.

      https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=545770835841719&id=100012264212885&comment_id=545922049159931&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R4%22%7D

      Xóa
    2. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 21:47 3 tháng 8, 2018

      Hoàng Ngân Thương Xem trên trang của thầy Cuong Huy Ngo,
      Thương biết thêm thông tin về bố con ông Nguyễn Bá Diến- Nguyễn Hùng Cường.
      Đặc biệt là biết thêm thông tin từ một stt của Luật sư LS. Giang Quyết cho biết rằng anh bạn Nguyễn Hùng Cường đang bị nhiều sinh viên tố cáo nhắn tin gạ sex!
      https://www.facebook.com/meo.gia.963/posts/2646511638908337

      Xóa
    3. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 21:50 3 tháng 8, 2018

      Hoàng Ngân Thương Một con người có vấn đề về tư cách, nhân phẩm, trình độ, yếu kém về nhận thức, kiến thức lịch sử và ý thức chính trị như Nguyễn Hùng Cường thế này thì liệu có phù hợp để làm những việc to tát? Anh ta sẽ dạy những gì cho lớp trẻ?

      Xóa
  4. Cựu Chiến binhlúc 04:52 4 tháng 8, 2018

    Tư tưởng “không nổ súng trước” của Việt Nam


    Không nổ súng trước không có nghĩa là sợ kẻ thù, sợ chiến tranh mà Việt Nam muốn hòa bình, không muốn chiến tranh.
    Đã 54 năm, kể từ ngày 2/8/1964, “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” đã mở màn cho một chiến dịch ném bom của không quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam, một chiến dịch ném bom hung bạo, ác liệt nhất trong lịch sử, hòng đưa dân tộc Việt trở về “thời kỳ đồ đá” mở màn...
    Tất nhiên, tiếc thay, đến nay vẫn có người cho rằng “Việt Nam khiêu khích”, “Việt Nam nổ súng trước” như giới truyền thông Mỹ lu loa một thời…đồng thời một số kẻ cũng lu loa đồn thổi lên rằng là có một lệnh cấm nổ súng nào đó trong chiến dịch CQ-88 của Việt Nam để hòng chứng tỏ Đảng CSVN, Quân đội Việt Nam yếu hèn…

    Tư tưởng “không nổ súng trước” và cơ hội hòa bình…
    Tư tưởng “không nổ súng trước” chỉ xuất hiện trong tình thế khi 2 quốc gia đang bị đe dọa bởi chiến tranh, trong tình huống 2 lực lượng vũ trang của họ đang đối đầu mà bất kỳ bên nào nổ súng trước thì chiến tranh sẽ xảy ra.
    Tư tưởng “không nổ súng trước” của Việt Nam chỉ xuất hiện trong hòa bình, khi cơ hội cho hòa bình vẫn còn và tư tưởng đó sẽ mất đi khi chúng ta xác định không còn cơ hội nào cho hòa bình, bởi kẻ thù muốn chiến tranh, có dã tâm xâm lược Tổ quốc, giang sơn.
    Do đó, với tinh thần yêu chuộng hòa bình, Việt Nam chỉ “rút kiếm” khi chỉ khi không còn một cơ hội hòa bình nào. Và, thực tế, dân tộc Việt trong suốt hơn 4000 năm giữ nước luôn luôn là người rút kiếm sau, bị buộc phải rút kiếm nhưng là “người cuối cùng tra kiếm vào vỏ”.
    Tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra vào tháng 12/1946? Hãy đọc lời kêu gọi của Bác Hồ: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhương kẻ địch càng lấn tới vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa…”
    Phải, chúng ta đã nhân nhượng để kéo dài môi trường hòa bình, để tìm kiếm cơ hội hòa bình. Chúng ta phải cắn môi chảy máu trước sự hung hăng, khiêu khích trắng trợn của thực dân Pháp, và khi không thể còn cơ hội hòa bình nào thì Việt Nam phải rút kiếm.
    Sau hiệp định Genava 1954, Việt Nam vẫn hy vọng hào hợp dân tộc để tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất 2 miền Nam-Bắc, nhưng chỉ khi Mỹ-Diệm lê máy chém khắp miền Nam, đặt những người Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật thì lúc đó chúng ta mới tiến hành đấu tranh bằng vũ trang.
    Rõ ràng, đối lập với tư tưởng “không nổ súng trước” là tư tưởng “nổ súng trước” là hành động gây chiến tranh. Và, tất nhiên, tư tưởng “nổ súng trước” luôn là tư tưởng của những quốc gia xâm lược, nước lớn, bành trướng lãnh thổ, lãnh hải.
    Việt Nam, như đã nói, yêu hòa bình, ghét chiến tranh nên luôn có tư tưởng “không nổ súng trước”, tuy nhiên, có lúc buộc chúng ta phải “hành động nổ súng trước” mà “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” là điển hình…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cựu Chiến binhlúc 04:54 4 tháng 8, 2018

      “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” bài học nguyên giá trị!

      Về so sánh lực lượng. Nếu như nói rằng lúc đó, so sánh về lực lượng không quân và hải quân, Mỹ hùng mạnh như thế nào thì không cần đặt ra con số, chỉ biết rằng, Việt Nam chẳng có gì để so sánh với Mỹ. Vùng trời, vùng biển Việt Nam bị Mỹ khống chế, Mỹ như “múa gậy vườn hoang”.
      Về tình thế, Mỹ đã lập sẵn kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ mọi cơ sở vật chất, kỹ thuật để ném bom miền Bắc Việt Nam, cứu nguy cho chế độ tay sai sắp tan rã. Vấn đề là cần có cớ để ra tay và tàu khu trục SS Maddox được giao thực hiện nhiệm vụ đó.
      Quyết định của Việt Nam. Hơn ai hết, chúng ta quá rõ âm mưu này nhưng vẫn quyết định tấn công vào Maddox. Vì sao?
      Thực ra, đánh đuổi tàu Maddox ra khỏi vùng biển chủ quyền hay thậm chí đánh chìm nó với Việt Nam không phải là điều gì quá to tát, hệ trọng, bởi lẽ, tàu Maddox trong cuộc đối đầu sắp tới của Việt Nam và Mỹ trên bầu trời miền Bắc, chỉ là “con tép riu”, là chuyện nhỏ. Cả miền Bắc Việt Nam phải đối đầu với cuộc tấn công của không lực Mỹ, của hạm đội 7 Hải quân Mỹ mới là hệ trọng, mới là chuyện vô cùng lớn mang tính sống còn.
      Nhưng, Việt Nam quyết định tấn công, đánh đuổi tàu Maddox khi nó ngang ngược xâm phạm lãnh hải, chủ quyền, có nghĩa là chấp nhận cuộc đối đầu đó – cuộc đối đầu mà Mỹ muốn có bằng mọi cách gây cớ, với mọi khiêu khích trắng trợn, ngang ngược, nhất định sẽ xảy ra…, khi đã xác định không còn cơ hội nào để tìm kiếm cho hòa bình dù rất mỏng manh.
      Điều rút ra từ quyết định của Việt Nam và ý nghĩa mang tính thời sự nóng cho hiện tại của “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” là:
      Thứ nhất, về quan điểm quân sự, Hải quân Việt Nam dám đánh bất cứ lực lượng Hải quân nào đông, mạnh cỡ nào dù về lý thuyết là không ai dám.
      Thứ hai, về quan điểm chính trị, đụng đến chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thì dù có bị trở về “thời kỳ đồ đá”, dù phải hy sinh tất cả, dân tộc Việt cũng không bao giờ khuất phục, quyết bảo vệ toàn vẹn giang sơn.
      “Dám đánh”, “Không sợ bất cứ kẻ thù xâm lược nào”…là tính cách, là nét văn hóa, đã trở thành bản chất, truyền thống, gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của dân tộc Việt, quân đội Việt mà “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” là cảnh báo cho bất kỳ lực lượng nào trong hiện tại và tương lai…
      Chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng, khi sự khiêu khích trắng trợn, ngang ngược, nguy hiểm của bất kỳ kẻ thù nào, khi cơ hội hòa bình đã không còn thì Việt Nam buộc phải “rút kiếm”...
      Cuộc chiến đó dù có phải kéo dài “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa…” thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về dân tộc Việt Nam như lịch sử đã chứng minh trong hàng ngàn năm qua.

      Xóa
    2. Cựu Chiến binhlúc 04:55 4 tháng 8, 2018

      Như vậy, có thể nói, tư tưởng “không nổ súng trước” luôn xuyên suốt trong quá trình dựng nước giữ nước và thể hiện rõ nét thời Đảng CSVN lãnh đạo. Tư tưởng đó thể hiện sự yêu chuộng hòa bình không muốn chiến tranh, luôn tìm cơ hội hòa bình để ngăn ngừa chiến tranh nhưng không sợ chiến tranh.
      Từ “Sợ” không có trong từ điển quân sự Việt Nam.
      Vậy “…lệnh cấm nổ súng” là gì?
      Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh quần đảo Trường Sa
      Tổ quốc Việt Nam phía Trường Sa
      Tư tưởng “không nổ súng trước” khi triển khai tổ chức thực hiện thì không chỉ bằng hoạt động quân sự mà bao gồm cả ngoại giao, chính trị và kinh tế…nhằm để giữ vững hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh.
      Một biểu hiện trong hoạt động quân sự là hành động của một đơn vị nào đó trong tình huống đối đầu với kẻ địch là lệnh “không nổ súng trước”.
      Lệnh không nổ súng trước là hoàn toàn khác nhau về bản chất, về tình thế, tình huống và tầm ý nghĩa với lệnh cấm nổ súng.
      Lệnh cấm nổ súng chỉ là một hành động trong tác chiến để nhằm một mục đích nào đó chứ không phải là tư tưởng.
      Lệnh “cấm nổ súng” (người ta chỉ hay nói là lệnh không được nổ súng) chỉ xảy ra khi nhằm mục đích là phải bắt sống đối tượng hoặc để tránh gây thương vong cho dân khi lực lượng có súng đang làm nhiệm vụ…
      Còn khi 2 lực lượng vũ trang của 2 quốc gia đang đối đầu nhau, khi kẻ địch đã nổ súng, máu của người dân, binh lính đã đổ, chủ quyền đã bị xâm hại thì “lệnh cấm nổ súng” đồng nghĩa với lệnh đầu hàng.
      Trong lịch sử chống quân xâm lược, không thiếu kẻ đầu hàng giặc, từ thường dân đến vương tướng như Trần ích Tắc, Lê Chiêu Thống…Và, thật đau đớn đầu hàng giặc ngoại xâm, cắt đất cho giặc…cấp nhà nước thì từ năm 1858 đến nay đã có triều Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp.
      Gần đây, nếu như gọi chế độ VNCH thay vì không muốn gọi là chế độ tay sai Mỹ, dâng Hoàng Sa của tổ tiên cho Trung Quốc, cũng là một sự đầu hàng giặc cấp nhà nước thứ hai.
      Vậy nên, đừng so sánh khập khiểng với những chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng tại đảo Gạc ma.
      Đúng! Chính những người lính đó đã tạo nên “Vòng tròn bất tử” để Hải quân Việt Nam quyết tâm biến đau thương, căm thù thành hành động, thực hiện chiến dịch CQ-88 thành công lớn.
      Mất một Gạc ma, chúng ta có thêm hàng chục Gạc ma sừng sững hiên ngang trên quần đảo Trường Sa giữa Biển Đông. Tổ quốc Việt Nam rộng dần về phía Trường Sa là không thể phủ nhận.

      Lê Ngọc Thống

      Xóa
    3. Dùng từ"có thêm hàng chục Gạc Ma sừng sững" là phản quốc, bậy bạ hơn cả đám bậy bạ phản quốc.

      Xóa
  5. Ông Phan Trí Đỉnh kể lại rằng ông Lê Đăng Doanh chứng kiến cảnh ông Nguyễn Cơ Thạch giận dữ đập bàn, rằng ông Lê Đức Anh xác nhận đã ra lệnh không nổ súng, rằng ông Nguyên Văn Linh im lặng. Đến nay vẫn chưa thấy ai chứng minh được ông Đỉnh "nhét chữ vào miệng ông Doanh" ngoài những lời lẽ nặng nề thô tục lên án hai ông ấy phản động, trở cờ,kết giao với bọn rận bọ nên không đáng tin, thế kia thế nọ, thế lọ thế chai. Nếu ông Doanh bị vu khống thì sao không thấy ông lên tiến phản đối hành vi hại bạn của ông Đỉnh, một chuyện động trời như thế chứ có phải đùa đâu. Nhẽ ông bị tâm thần!! Ông Lê Đức Anh thì nay chẳng khác nào chết chưa chôn. Biết tin ai đây.
    Tướng Hoàng Kiền kể lể công lao, tài đức của ông đại tướng để suy ra ông đã không hề ra cái lệnh đừng bắn kia. Biết đâu ông đại tướng cũng có lúc sai lầm thì sao? Tài tình như Đảng ta mà làm cho cả nửa nước đói khổ triền miên vì phải làm ăn tập thể, sau này lại cả nước nuốt bo bo trợn cả mắt nên phải đổi mới đấy thôi.
    Vụ này phải bắt đích thân ông Doanh lên tiếng mới được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Là chuyện "động trời" nhưng chưa biết đúng, sai, chưa được thẩm định mà đã viết thành sách là bố láo.
      Phải trị nghiêm những kẻ làm bậy này.
      Vì sao nhà xuất bản cuốn sách Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử đã đính chính là không có cái lệnh "không được nổ súng" như sách đã in nhưng vẫn còn có những kẻ vẫn nói là có theo lời ông này ông kia để mà tiếp tục phê phán Đảng, nhà nước và quân đội là "hèn với giặc" này lọ. Điều này nói lên sự cố ý xuyên tạc nhằm mục đích phá hoại của kẻ địch và cũng nói lên sự đính chính như đã làm là không đủ khả năng khắc phục hậu quả xấu của cái sai sót này.
      Vì vậy thu hồi cuốn sách để sửa chữa triệt để những sai sót để không cò ai lợ dụng được là đúng nhất. Đặc biệt đó còn là sự vô hiệu hoá bản quyền mà nhà xuất bản đã bán cho nước ngoài để tránh họ lợi dụng nhằm mục đích xấu.

      Việc truy xét người phát ngôn như ông Đỉnh nói không khó nhưng đó là chức năng của cơ quan có chức năng điều tra khi mà sự việc này thuộc phạm vi an ninh và cũng có thể là hình sự.

      Xóa
  6. CSVN? Chỉ mỗi cái việc gia đình Diệm kể lể công trạng với quan thầy Pháp công trạng từng truy diệt, tham gia gia đào mồ quật mả Phan Đình Phùng thì sẽ suy rộng ra CSVN sáng ngời chính nghĩa như thế nào. Không thể bào biện, chống chế công huân đuổi xâm lược, thống nhất non sông, bảo vệ cõi bờ của CSVN từ khi lực lượng này xuất hiện. Và không thể vơ đũa cả nắm hết thảy hàng lãnh đạo cao cấp CSVN đã qua và đang tồn tại là dốt nát, độc đoán, ác tâm, tham lam và phù Hoa được. Khá nhiều người tốt, thông minh, xuất chúng, một lòng một dạ vì dân tộc, vì đất nước. CSVN? Không sai khi mang cái chủ nghĩa Mác xây dựng trên một đất nước lúa nước, bần nông, lạc hậu mà sai ở chỗ BIẾT KHÔNG THỂ ÁP CÁI LẠ LẪM ẤY VÀO KHUÔN MÀ VẪN CỨ CỐ, rồi sai tiếp ở cái chỗ NGỤY BIỆN CHO VIỆC ÁP KHUÔN BẰNG NÓI LÁO, NÓI BẬY. Dân Việt hôm nay nhìn chung rất THUẦN. Họ tri ơn CSVN vì dù sao cũng đã giúp đất nước này gìn giữ non sông, dù sao cũng không đi theo giặc, (còn phù Hoa, phù Mỹ, phù Nga thì cá biệt trong chóp bu, là có), với lại bọn Việt Tân, bọn theo Mỹ hoàn toàn ngụy nghĩa. Chúng nói láo, nói phét, thủ đoạn còn hơn CSVN.
    Nhìn đất nước tan hoang, kinh tế suy kiệt, văn hóa suy đồi Dân Việt đau xé lòng, tức ói máu. Không thể tin nổi mới khơi lát cuốc mào đầu mà đã chục ông Tướng cỡ bự, CA có, quân đội có, giềng mối của các lĩnh vực quan trọng tổ quốc, phạm những trọng án mà trong lịch sử hành chánh các thời kỳ chưa hề có. Dân Việt chưa đến lúc chín để thay đổi
    chế độ do THAY CÁI NÀY BẰNG CÁI NÀO chứ không phải không dám thay, không biết cách thay. Còn Dân Việt không thể và không phải là đám ba que xỏ lá, không phải là đám lu loa đầu đường xó chợ. Hãy bình tĩnh sửa sai, trong sáng trong lãnh đạo. Nếu cứ thế này, ngày ấy sẽ không xa. Đừng khi dân, chống dân, hỗn láo với dân. Lửa của núi lửa đấy. Bài viết này Tướng Kiền viết tốt. Sẽ tốt hơn nhiều khi giảm đi việc kể lể công trạng của ông LĐA. Một sĩ quan QĐNDVN bình thường, khi cần vinh công, sẽ thừa yếu tố xung quanh để viết, lách còn hơn thế. Trong quân đội có tổ chức, có kỷ luật nghiêm minh. Đ/c, đồng ngũ, đồng cấp mình sai, cần đấu tranh thì phải đấu tranh đúng chỗ, đúng nơi, đúng diễn đàn Anh Kiền ạ. Đừng thích khen trên MXH Anh ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng Sao Vạch (phải gọi bằng thằng vì tư cách nó đáng như vậy) cũng chính là tên ngụy già ba que XYZ, TTB, Khoái đàn bà sạch,.. nên ai ở đây cũng quá rành. Dùng chiêu trò không mới là bày đặt cũng chửi ngụy, chửi Diệm, chửi bọn ba que (dễ thấy ở giọng điệu, dù là chửi ngụy nhưng chửi rất cực đoan). Tức là tên cặn bã này phải thừa nhận những cái đương nhiên, quá rõ không cần bàn cãi về chế độ ngụy, nhung là để lồng ghép sự xuyên tạc hay nói láo vào và đó là mục đích xuyên suốt của tên ba que giẻ vàng vẫn đeo bám ở GTL này.
      Vài ví dụ ở đoạn còm của tên Sao Vạch :
      ".. Không sai khi mang cái chủ nghĩa Mác xây dựng trên..."
      Hay : ".. Nhìn đất nước tan hoang, kinh tế suy kiệt, văn hoá suy đồi.."
      Và 1 vài điểm khác nữa.
      Đó toàn là những luận điệu của số nhỏ bọn ba que cờ vàng mà ngay tại GTL, chủ trang và các bạn đọc cũng rất nhiều lần phân tích phải trái, chỉ rõ sự xuyên tạc.

      Xóa
  7. Tôi công nhận rằng cuốn sách có thể sẽ phải xem lại cho chính xác về mặt lịch sử, vì đây là một cuốn sách tư liệu lịch sử quan trọng, không thể hời hợt. Nhưng với tư cách là trung tướng cựu Cục trưởng Cục tuyên huấn của Bộ quốc phòng như trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, ông không thể có một bài viết chững chạc hơn, thấu đáo hơn, lịch sự hơn, thay vì là một bài viết gào lên như quạ mất tổ vậy sao hở ông Tuấn? Ông xem lại bài của thiếu tướng Hoàng Kiền đi, cũng là phản biện, nhưng người ta nói có chừng có mực, có lập luận, có tình lý, đúng là bài viết của một thiếu tướng. Còn ông, ông là cựu Cục trưởng Cục tuyên huấn mà sao ông viết như vậy sao? Như vậy ở đây ai làm mất uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam? Thiếu tướng Lê Mã Lương hay là ông? Ông Tuấn nên qua bài phản biện của tướng Hoàng Kiền để nhìn lại sửa chữa bản thân cho chững chạc hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc Danh 12:21-4/8 chơi trò khiêu khích để chia rẽ nội bộ nhưng quá lộ liễu, trẻ con, tiểu nhân thì chỉ làm mọi người thêm kinh. Không những khinh Nặc mà còn khinh cả họ phản động nhà Nặc.
      Với những người như tướng Hoàng Kiền, Nguyễn Tuấn thì Nặc chỉ là đồ nhãi nhép họ đâu thèm để ý.
      Ai còn lạ gì lởi khen, chê của kẻ địch., chưa nói gì đó lại là của trẻ trâu.

      Xóa
  8. Càng tranh cãi chỉ càng làm sáng ngời thêm về hình ảnh tử sĩ Hoàng Sa mà thôi. Đâu có ai tranh cãi Hải chiến Hoàng Sa có lệnh "không được nổ súng" hay không? Bởi vì Hải quân VNCH biết nhận rõ ai bạn, ai thù và làm tròn nhiệm vụ của người lính để bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền biển đảo. Bởi vì hành động theo phương châm Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm nên người lính VNCH luôn có chính nghĩa sáng ngời dẫn đường và ghi lại những chiến công hiển hách. Hải chiến Hoàng Sa đã đi vào lịch sử giữ nước vẻ vang của dân tộc VN. Còn như cứ phải bao biện "bắn trước, bắn sau" là vì thiếu chính nghĩa rồi chứ gì nữa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm" cái éo gì mà để mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ? Với quần đảo Trường Sa cũng để mất nhiều đảo vào tay nước khác trong khi súng đạn lại giành để giội lên đầu người dân mình ?
      Nói nà không biết nhục sao ?

      Xóa
    2. Thông não nặc 13:21 :
      Tháng 9/1940, quân Nhật Bản từ TQ tràn vào Lạng Sơn để chiếm Đông dương thuộc Pháp. Quân Pháp trong đó có số lính khố xanh người Việt không chống cự nổi,chết và bị thương rất nhiều. Đây bản chất là cuộc chiến tranh giành thuộc địa giữa Nhật và Pháp, người lính Việt chết vì quyền lợi của nước mẹ Pháp thực dân và là những cái chết vô nghĩa, xét trên mặt quốc gia, vì ngay cái tên nước VN lúc này cũng không còn.?
      - Tương tự là cái chết của những người lính của chế độ ngụy tay sai Mỹ ở Hoàng sa. Vô nghĩa.

      Xóa
  9. Bác Trọng ơi! Bác hay đứa nào dưới Bác lại đẻ ra chi cái lũ DLV này. Lợi một hại mười cho chế độ Bác ơi. Đảng ta tồn tại trong nhân bằng sự sáng trong, kính trọng nhân dân. Đảng ta không thể và sẽ không còn tồn tại được trong nhân dân bởi lũ dị nhân DLV hỗn láo và ngu dốt như thế này. Anh Thưởng, 0902.018.XXX hãy tìm và diệt gấp bầy chó ghẻ này. Anh đọc kỹ những dòng chúng nói về Anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngay cái còm này đã rất hỗn láo, vậy còn nói ai hỗn láo ?

      Đồ ngơm.

      Xóa
    2. Tên nguỵ già 17:39 này nó hơi man man, chuyên làm trò hề, dù với bất cứ nick nào. Nó còn diễn trò ở đây, nhiều năm rồi.

      Xóa
  10. Nhận xét của các bạn chủ trang hoàn toàn logic và đúng với thực tế, đúng với nhận xét của Thiếu tướng Hoàng Kiền.
    ----
    Lời dẫn, Phản ứng của cộng đồng facebook xung quanh cuốn sách "Gạc Ma- vòng tròn bất tử" ngày càng dữ dội, chiếc mặt nạ giả tạo mà họ đang đeo rằng làm cuốn Gạc Ma - VTBT để tri ân các anh hùng liệt sĩ, để giáo dục thế hệ trẻ yêu từng tấc đất Tổ quốc bla bla... đang bị rớt xuống. Cộng đồng ngày càng hiểu ra cái sự thật mà những người làm sách đang rắp tâm thực hiện là “BÀI TRUNG, PHÒ MỸ, VIẾT LẠI SỬ, DỰNG CỜ VÀNG, HẠ CỜ ĐỎ.”
    Trước tình hình trên, những người làm sách cầu cứu đồng bọn là ông Phan Trí Đỉnh.
    Đến lượt mình, Phan Trí Đỉnh lại bố láo đang nhét chữ vào mồm ông Lê Đăng Doanh nói láo về việc ông Nguyễn Cơ Thạch chất vấn ông Lê Đức Anh và ông Lê Đức Anh nhận mình là người ra lệnh không được nổ súng!
    Bác Nguyễn Phê nhận xét chính xác “Mấy lão này chỉ thẩm du, bao bọc lẫn nhau chứ không hề có tư liệu, bằng chứng nào về việc này. Nói không có sách mà mách không có chứng."

    Thứ nhất, Những người bình thường hẳn phải biết, ông Nguyễn Cơ Thạch- nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Ông Thạch là cha đẻ của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đương nhiệm) là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Vậy thì chuyện “đập bàn đập ghế”, quát tháo người đồng cấp của ông Thạch giữa cuộc họp của Bộ Chính trị là chuyện không thể có.
    Thứ hai, Chiến dịch CQ-88 là một chiến dịch cực lớn, cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh khi đó Việt Nam đang cực kỳ khó khăn, “tứ bề thọ địch”. Chính vì vậy Chủ trương của Chiến dịch CQ-88 dứt khoát phải được xem xét, thông qua ở cấp cao nhất Đất nước là Bộ Chính trị với sự tham gia của ông Nguyễn Cơ Thạch chứ không thể là một quyết định của cá nhân ông Lê Đức Anh- khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng.
    Vậy tại sao ông Phan Trí Đỉnh lại có thể “nhét chữ vào mồm ông Lê Đăng Doanh” được? Bởi vì ông Lê Đăng Doanh lâu nay đã bị rận hóa. Cộng đồng mạng hẳn không còn lạ gì cái tên Lê Đăng Doanh nữa, phải không? Ông này “tuần chay nào cũng có nước mắt”. Ông Doanh đàn đúm với đồng bạn rận bọ như Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đình Cống, Chu Hảo, Tương Lai, tức Nguyễn Phước Tương, Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Trung… Ông Doanh từng Ký tên đòi thả “Em bé cờ vàng Nguyễn Phương Uyên”, ký tên đòi “Bạch hóa mật ước Thành Đô”, "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992"…
    Ngày 9.12.2015, ông Lê Đăng Doanh cùng với nhóm người trên đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những “tù nhân lương tâm” bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp"… Đồng thời họ khẳng định bậy bạ, rằng "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin".
    Về ông Phan Trí Đỉnh, xưa nay cộng đồng ít được biết tới.
    Vậy Phan Trí Đỉnh là ai?
    Kính mời bạn đọc theo dõi cuộc trao đổi trực tiếp của Hoàng Ngân Thương- đại diện của Google.tienlang trên fb với ông Phan Trí Đỉnh.
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2018/08/phan-tri-inh-ke-benh-vuc-cuon-gac-ma.html

    Trả lờiXóa