Đây- "công lao" của Giáo sĩ Đắc Lộ-
Chú thích trong hình (Tiếng Pháp)- "Tonkin - Les dieux s'en vont":
Representing Christianity abolishes indigenous religions
“Xứ Bắc Kỳ- Các vị thần đang bị phế bỏ”- KITO GIÁO PHẾ BỎ CÁC TÔN GIÁO BẢN ĐỊA
******
Kính gửi: Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân Thành phố Đà Nẵng
Đồng kính gửi: Sở Văn hoá và Thể thao Đà Nẵng
Được biết Thành phố Đà Nẵng đang lấy ý kiến về đặt
và đổi tên đường, trong đó điểm đáng chú ý là thành phố dự kiến lấy tên 2 linh
mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina đặt tên cho 2 tuyến đường ở
thành phố Đà Nẵng trong số 137 tuyến đường vào dịp này; chúng tôi, một số nhà
nghiên cứu xin đề đạt đến các cấp lãnh đạo và quản lý thành phố một số ý kiến:
Thưa các đồng chí!
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp muốn người dân
thuộc địa biết ơn mẫu quốc đã có công “khai hóa”, nên tôn vinh Alexandre de
Rhodes là người sáng tác chữ quốc ngữ. Sau ngày bại trận ở Điện Biên Phủ
(7-5-1954), thực dân Pháp cuốn gói về nước, nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có cả
những linh mục, đã chứng minh Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tác
chữ quốc ngữ. Chúng tôi xin trích dẫn ý kiến của một số nhà nghiên cứu:
1.“Giáo-sĩ Đắc-Lộ (tức Alexandre de Rhodes) thật ra
không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ.
Trước ông, đã có nhiều người đã cố gắng tìm cách phiên âm tiếng nói của dân Việt
bằng vần La-tinh và chính ông cũng đã bao lần trong những tác phẩm của ông nói
đến nhiều sách vở được viết ra trước ông bằng tiếng Việt (...). Và đồng thời với
giáo sĩ Đắc-Lộ, chắc chắn cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề phiên
âm: Đó là lẽ dĩ nhiên vì công cuộc phiên âm là một lợi khí rất lớn cho việc
truyền giáo. Vậy thì không còn ai có thể bào chữa thuyết cho rằng giáo sĩ Đắc-Lộ
là ông tổ và ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ” (Giáo sư, Tiến sĩ Trương Bửu
Lâm, trong Việt Nam khảo cổ Tập san, số 2-1961, tr. 11).
2. “Đắc-Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học
tiếng Việt, cũng không phải người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào
năm 1636 Đắc-Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số
Linh mục Dòng tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành
hình chữ quốc ngữ, Đắc-Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà
rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên” (Linh mục Đỗ
Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn, 1972, tr. 78).
3. “Đắc Lộ đã tiếp thu, thừa kế, sắp đặt lại cho
hoàn chỉnh tất cả các thành tựu của các nhà truyền giáo tiền phong hay đồng thời,
dựa trên những trợ giúp quý giá, không thể thiếu được của các tín đồ người Việt
tiếp xúc gần gũi với ông, chia sẻ chí hướng của ông (...). Thực sự công trình
sáng tạo chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh là một công trình tổng hợp có tính chất
tập thể quốc tế, trong đó Đắc Lộ là người đã có một vị trí cốt yếu khi sử dụng
rộng rãi thứ chữ mới này trong các tác phẩm in trình bày những kiến thức sâu rộng.
Các bậc thức giả như Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Nguyễn Khắc Xuyên, Thanh
Lãng, Đỗ Quang Chính, Võ Long Tê đều khẳng định chữ quốc ngữ là một công cuộc
chung của nhiều người” (Đỗ Hữu Nghiêm, Đắc Lộ trong lịch sử hình thành chữ quốc
ngữ, báo Công giáo và dân tộc, số 798,17/3/1991, tr. 14).
Vậy nên tôi đã mạo muội viết bài này và gửi cho các chị chủ trang từ hôm qua.
Tôi biết, tôi không quen việc viết lách nên viết không hay.
Nếu vì lý do đó mà các chị chủ trang không cho đăng thì cũng nên cho tôi biết ý kiến!"