Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

CHUYỆN MỸ THÁO CHẠY VÀ TALIBAN CHIẾM THỦ ĐÔ KABUL- DƯ LUẬN ĐÃ BIẾT TỪ 30/4/1975!!!

Khói bốc lên gần khu vực Đại sứ quán Mỹ ở Kabul khi Taliban tràn vào thủ đô Afghanistan. Ảnh: AP
Mời xem video clip Taliban tiến vào Kabul:

Hai mươi năm, kể từ ngày người Mỹ mang bom đạn cùng binh lính đến Afghanistan nhằm "tiêu diệt khủng bố Taliban" và mang "dân chủ, tự do" đến cho người dân nơi đây. 
Chữ trong hình: "Chúng tôi đem tới dân chủ. Nhắc lại theo tôi nào: D-Â-N-C-H-Ủ"
(Xem bài: BỨC BIẾM HỌA CỦA NGƯỜI MỸ VỀ CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA MỸ Ở VN NAY VẪN NGUYÊN TÍNH THỜI SỰ )
Mỉa mai thay, trong 20 năm qua, đất nước Afghanistan ngày càng loạn lạc, chẳng những "khủng bố Taliban" không bị tiêu diệt như toan tính ban đầu của Mỹ mà họ càng đánh, càng mạnh hơn, khiến binh lính Mỹ ngày càng có nhiều thương vong. Rồi Mỹ phải ký với "khủng bố Taliban" một Thỏa thuận rằng "xin các ngài "khủng bố Taliban" đừng khủng bố nữa, đổi lại, Mỹ rút quân về nước!"
Thực chất là Mỹ không chịu được nhiệt, đã phải bỏ mặc cho số phận ngụy Kabul (Tổng thống do Mỹ dựng lên ở Afghanistan- Ashraf Ghani), tương tự như ngụy Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu hồi năm 1975.
Lực lượng đặc biệt lên tới 300.000 quân của Quân đội Afghanistan, mà Mỹ đã huấn luyện và trang bị trong 20 năm với chi phí khoảng 88 tỷ USD, bị Taliban đánh bại ở hết chỗ này đến địa phương khác.

Và chuyện gì đến đã phải đến. Chuyện Mỹ tháo chạy và Taliban chiếm Thủ đô Kabul- dư luận Thế giới đã biết từ ngày 30/4/1975!
Tối nay, 15/8/2021 (theo giờ Việt Nam), kênh truyền hình Al Arabiya đưa tin ngụy Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã từ chức và đáp máy bay chuồn sang Tajikistan. Taliban đã làm chủ Kabul và thành lập một chính phủ lâm thời do phong trào này đứng đầu.

Hãng tin Reuters, AP, Tass (Nga) dẫn nguồn tin từ Bộ Nội vụ Afghanistan xác nhận Tổng thống Ghani đã rời sân bay quốc tế ở thủ đô Kabul để sang quốc gia láng giềng Tajikistan, vài tiếng sau khi Kabul thất thủ trước lực lượng Hồi giáo Taliban.

Các tay súng Taliban trên đường tiến vào Kabul. Ảnh: AFP

Hội đồng Tối cao Hoà giải Dân tộc Afghanistan cũng cho biết ông Ghani cùng gia đình và các cố vấn thân cận đã rời đất nước.

Một nguồn tin đáng tin cậy nói với hãng tin Ria Novosti của Nga rằng ông Ghani đang trên đường tới Tajikistan và sẽ sớm tới một nước thứ ba.

Truyền thông Afghanistan và khu vực dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết Afghanistan sẽ sớm có chính phủ chuyển tiếp, và cựu Bộ trưởng Nội vụ Ali Ahmad Jalali dự kiến được chỉ định làm người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp. Taliban từ chối xác nhận tin này.

Hãng thông tấn Khaama Press cho biết, trong cuộc đàm phán chuyển giao quyền lực cho lực lượng Taliban đang được tiến hành tại Phủ Tổng thống ở Kabul, trung gian cho quá trình đàm phán là người đứng đầu Hội đồng hòa giải dân tộc tối cao Abdullah Abdullah.

Kênh truyền hình Al Arabiya cũng xác nhận thông tin phái đoàn của Taliban đến Phủ Tổng thống Afghanistan để đàm phán, đồng thời cho biết “chính phủ chuyển tiếp tại Afghanistan sẽ được thành lập trong vài giờ tới”. Phái đoàn của Taliban do lãnh đạo lực lượng Hồi giáo này là Mullah Abdul Ghani Baradar đứng đầu.

Tới tối 15/8 theo giờ Việt Nam, tất cả lực lượng Taliban án ngữ tại các cửa ngõ Kabul trước đó đã được lệnh tiến vào trung tâm thành phố. Theo phóng viên Reuters tại hiện trường, gần như không có giao tranh xảy ra.

Theo trang RT, quyền lực của Hội đồng Tối cao Hoà giải Dân tộc Afghanistan do cựu Tổng thống H. Karzai đứng đầu cũng được bàn giao cho các đại diện của Taliban. Về phần mình, ông Karzai kêu gọi các lực lượng Taliban bảo vệ sự an toàn cho người dân và không để xảy ra tình trạng phá hủy thành phố.

Nguyễn An Ninh- Cộng tác viên của Google.tienlang

19 nhận xét:

  1. "Ông Biden cho rằng quân đội Afghanistan phải tự chiến đấu trong khi Mỹ vẫn hỗ trợ quân sự và tài chính. Tổng thống Biden hôm 10-8 cho hay Mỹ đã mất hàng ngàn quân nhân, quân đội Afghanistan phải tự chiến đấu và chiến đấu vì quốc gia của họ."
    https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tong-thong-joe-biden-afghanistan-phai-tu-lo-lay-20210811071811833.htm

    Như vậy, Biden muốn áp dụng "chiến lược Afghanistan hóa chiến tranh"- cái "chiến lược" mà hơn nửa thế kỷ trước người tiền nhiệm của Biden là Nixon đã sử dụng và đã thất bại ở VN.

    "Việt Nam hóa chiến tranh (tiếng Anh: Vietnamization)" hay Đông Dương hóa chiến tranh là chiến lược của Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Richard Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, được áp dụng từ ngày 8/6/1969 trên toàn Đông Dương nhằm từng bước chuyển trách nhiệm chiến đấu cho chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa để Mỹ rút dần quân về nước; nhưng vẫn giữ được miền Nam Việt Nam, và cả bán đảo Đông Dương trong tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

    Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu bình luận chính xác: Người Mỹ đánh giặc ở đây không đánh được, đi về. Đặt ra một cái chương trình Việt Nam hóa, chúng ta chấp nhận, rồi cũng hổng “Việt Nam hóa”. Hổng “Việt Nam hóa” rồi, hứa rằng Cộng Sản xâm phạm thì sẽ phản ứng, hổng phản ứng. Thì chỉ còn một cái chuyện tối thiểu là đưa đồ cho người ta đánh, mà không đưa. Thì thử hỏi cái đó là cái gì? Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo đối với 1 “đồng minh” đang chịu đau khổ triền miên. Trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc."
    Ông ta nói, ngay cả Hoa Kỳ với nửa triệu lính, binh hùng, tướng mạnh, xài gần 300 tỷ đô la trong 6 năm trời, nhưng không thể thắng ở VN, đành tìm một lối thoát danh dự, thì với quân đội Nam VN, “súng thiếu, đạn thiếu, thuốc thiếu, xăng thiếu, máy bay thiếu, không có B52, lại bảo tôi làm cái chuyện đội đá vá trời thì có khác gì mấy ông cho tôi 3 mỹ kim và bảo, hãy đi máy bay hạng nhất. Họ không biết rằng thuê một phòng ngủ một ngày đã 30 mỹ kim. Không làm được, phi lý”.
    Xem bài:
    Ngày 21.4.1975- ‘Tổng thống’ Nguyễn Văn Thiệu ăn vạ chủ Mỹ
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/ngay-2141975-tong-thong-nguyen-van.html

    Trả lờiXóa
  2. Cái tên của nhóm 'Taliban' nắm quyền ở Afghanistan sau khi Liên xô rút quân, có nghĩa là gì?

    Trong tiếng Pashtun, một thổ ngữ ở Afghanistan, 'Taliban' có nghĩa là học sinh, hoặc người tốt nghiệp madrasahs (trường dạy kinh Koran) được tổ chức bởi những nhóm truyền đạo Wahhabi từ Saudi Arabia, với sự hỗ trợ của CIA.

    Hệ thống giáo dục ở Afghanistan trước thời chiến tranh chủ yếu là phi tôn giáo. Giáo dục do Mỹ tổ chức sau đó làm sụp đổ hệ thống giáo dục phi tôn giáo đó. Con số trường tôn giáo do CIA bảo trợ tăng từ 2.500 năm 1980 lên trên 39,000.
    Để đánh sập một nhà nước tiến bộ phi tôn giáo ở Afghanistan vì nhà nước này thân Liên xô. Mỹ và đồng minh Hồi giáo cực đoan đã biến Afghanistan trở thành một quốc gia Hồi giáo cực đoan.

    Và Bin Laden đã thừa thắng xông lên, mở rộng 'thánh chiến' sang Mỹ với nhiều lý do. Một trong những lý do đó là quân Mỹ dám đóng quân trên 'thánh địa Hồi giáo' ở Saudi Arabia, quê hương của Bin Laden. Nhưng Bin Laden có tấn công nước Mỹ thì tư bản súng đạn càng khoái, càng có lý do chụp mũ tấn công...Iraq, một mục tiêu mà Mỹ luôn thèm khát. Và dĩ nhiên khi Hồi giáo cực đoan tấn công Mỹ thì họ không còn là 'chiến sĩ tự do' nữa mà trở thành 'khủng bố'.
    Xem bài:
    HOA KỲ ĐÃ ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN “THẾ GIỚI DÂN CHỦ” NHƯ THẾ NÀO?
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/09/hoa-ky-ua-chung-ta-en-gioi-dan-chu-nhu.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các bạn muốn 'dân chủ hóa' Việt Nam có còn nhớ Lybia không nhỉ? Chắc chắn là không vì các đài công suất lớn của phương tây đã chuyển sang phát chương trình mới nhồi sọ các bạn cho một cuộc phiêu lưu quân sự địa chính trị ở chỗ khác rồi. Các bạn lại bận xem/nghe và cổ vũ chương trình mới theo thói quen đã được huấn luyện thôi. Lybia dân chủ bây giờ là một đống bầy nhầy chứ không phải là một quốc gia. Nó không có một chính quyền trung ương với quyền lực thực sự. Các phe phái trong đó có Hồi giáo cực đoan chiếm cứ những vùng khác nhau một cách rất là tự do dân chủ văn minh. Tổng thống Mỹ hãnh diện tuyên bố sau khi lật đổ Gaddafi rằng mình đã ngăn chặn được một cuộc thảm sát ở thành phố Benghazi nhưng năm ngoái, một nhóm vũ trang được NATO hỗ trợ trong cuộc chiến lật đổ Gaddafi đã xả súng vào một đoàn người biểu tình ở Tripoli làm chết 42 người. Nhóm này đã xả súng phòng không vào trẻ em. Không thấy có phản ứng đáng kể nào từ Washington, London, hay Paris và chắc chắn là các bạn tranh đấu cho 'dân chủ' theo kiểu hùa theo loa phóng thanh của Mỹ chẳng biết chuyện đó đâu! Bây giờ có biết cũng chẳng thèm lên án vì chưa được Mỹ kích hoạt!

      Các chiến binh Hồi giáo đã làm chủ thủ đô Tripoli của Libya. Người Mỹ và các nước phương Tây đã phải bỏ chạy khỏi đại sứ quán của họ.

      Xóa
  3. Ngày 11-9-2012, trong lúc người Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng khi hồi tưởng lại vụ tiến công khủng bố 11 năm về trước làm gần ba nghìn người thiệt mạng thì nước Mỹ phải đón nhận tin dữ: Đại sứ quán Mỹ tại Libya bị tiến công làm bốn người Mỹ thiệt mạng bao gồm: Đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens, một nhân viên ngoại giao và hai cựu đặc vụ SEAL.

    Vụ việc bắt đầu từ sự nổi giận của người Hồi giáo tại Libya trước những đoạn video của một bộ phim có nội dung phỉ báng đấng tiên tri Mohammad được lan truyền trên internet. Những đoạn video được đặt một số tên khác nhau trong đó có tên gọi “Innocence of Muslims” (Sự ngây thơ của người Hồi giáo) được cho là có nguồn gốc sản xuất từ Mỹ của một nhà sản xuất phim nghiệp dư.

    Theo các nguồn tin nước ngoài, vào lúc chạng vạng tối ngày 11-9, khoảng 19 giờ (theo giờ địa phương), không lâu sau khi người biểu tình Ai Cập phản đối bộ phim, đốt cờ Mỹ và tiến công đại sứ quán Mỹ tại Cairo, một đám đông tập trung trước lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Benghazi (Libya), hô vang những khẩu hiệu phản đối bộ phim và biểu lộ sự tức giận với Mỹ khi Washington không hành động để ngăn chặn những kẻ sản xuất ra bộ phim này.

    Tại một vài điểm, nổ súng bắt đầu diễn ra và một số người trong đám đông nghĩ họ bị bắn từ lãnh sứ quán. Đến khoảng 22 giờ, những phần tử bạo loạn đã tràn vào trong lãnh sứ quán; đạn, lựu đạn được tuồn vào và lửa bắt đầu bùng phát. Các quan chức Mỹ cho biết khoảng 22 giờ 15 phút những kẻ tiến công đã chiếm được cổng ra vào của tòa nhà chính.

    Mãi một giờ sau đó (23 giờ 20 phút), lực lượng an ninh Mỹ và Libya mới chiếm lại được tòa nhà chính và sơ tán toàn bộ đội ngũ nhân viên ngoại giao Mỹ đến một tòa nhà phụ cách đó một dặm. Tại thời điểm đó, người ta xác nhận được một nhân viên ngoại giao bị thiệt mạng và Đại sứ Christopher Stevens bị lạc.

    Sau đó, một cuộc đụng độ tiếp tục diễn ra tại tòa nhà phụ cho đến 2 giờ 30 phút ngày 12-9, khi lực lượng an ninh tiếp viện của Libya đến và chiếm lại quyền kiểm soát cả hai địa điểm. Cuộc đụng độ này đã khiến thêm hai cựu đặc vụ SEAL thiệt mạng.

    Trong lúc xảy ra cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và những kẻ tiến công, có thông tin cho rằng, Đại sứ Stevens được người dân địa phương tìm thấy và đưa đến một bệnh viện vào lúc khoảng một giờ sáng ngày 12-9. Một bác sĩ cho biết, ông không thể cứu được ông Stevens và xác định Đại sứ Mỹ tử vong do ngạt khói.

    Đến sáng sớm ngày 12-9, những người Mỹ sống sót trong vụ bao vây được một đoàn hộ tống người Libya đưa đến sân bay Benghazi và di chuyển về Tripoli an toàn.

    Vụ tiến công bất ngờ tại Benghazi đã khiến nước Mỹ và thế giới sửng sốt. Ngày 15-9, một số nguồn tin cho biết, nhóm khủng bố al Qeada đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tiến công này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ cung cấp thông tin sơ bộ về vụ tiến công và cho biết Mỹ đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc.
    https://nhandan.vn/ho-so-tu-lieu/tham-kich-ngoai-giao-my-vi-dau-nen-noi-390987

    Trả lờiXóa
  4. Ông Hoàng nhắc lại một bài báo của Google.tienlang
    HOA KỲ ĐÃ ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN “THẾ GIỚI DÂN CHỦ” NHƯ THẾ NÀO?
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/09/hoa-ky-ua-chung-ta-en-gioi-dan-chu-nhu.html

    Bài này cung cấp đủ các bằng chứng v/v Mỹ đã đẻ ra Taliban cũng như Bin Laden.
    Thế nhưng rất tiếc là báo chí tiếng Việt không có báo nào viết về vấn đề này.
    Do vậy tôi đề nghị Google.tienlang biên tập lại vấn đề này thành một bài mới để định hướng cho báo chí.
    Có thể lấy tit là: MỸ VÀ CON BÀI TALIBAN- "GẬY ÔNG LẠI ĐẬP LƯNG ÔNG"

    Trả lờiXóa
  5. Hãng Reuters tối 15.8 dẫn lời 2 quan chức Taliban cho biết sẽ không có chính quyền chuyển tiếp ở Afghanistan và lực lượng này muốn chính phủ trao toàn quyền.
    Lực lượng Taliban đã tiến vào thủ đô Kabul và một quan chức cho hay Tổng thống Ashraf Ghani đã rời thủ đô để đến Tajikistan. Theo các quan chức Taliban, lực lượng này đã kiểm soát dinh tổng thống.
    Phát biểu trong một đoạn video, Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Dân tộc Tối cao Afghanistan Abdullah Abdullah nói ông Ghani là “cựu tổng thống Afghanistan”, đồng thời chỉ trích nhà lãnh đạo này về tình hình hiện nay.
    Theo nhà báo Nick Paton Walsh của CNN, Taliban đã tiến vào thủ đô Kabul “một cách ôn hòa”.
    “Chúng tôi đang nghe tiếng súng đâu đó vang lên, nhưng chưa có thông tin về chiến đấu trên đường phố, hay lực lượng an ninh Afghanistan tập trung lại nhằm ngăn chặn”, ông cho biết.
    Ông nhận định rằng điều này là chưa từng thấy, một phần vì không ai tưởng tượng Taliban vào thành phố 6 triệu dân mà không bị cản trở và vì Tổng thống Afghanistan nói rằng ông muốn ở lại nhưng lại biến mất mà không có một chính phủ chuyển tiếp đảm nhiệm.
    Theo Reuters, một bệnh viện ở Kabul cho hay đang chữa trị cho hơn 40 người bị thương trong các vụ đụng độ ở vùng Qarabagh ven thủ đô, nhưng không nói rõ chi tiết về những người này.
    Hiện Đại sứ quán Mỹ và một số nước tạm dời đến sân bay ở Kabul. Tuy nhiên, theo Reuters, Đại sứ quán Mỹ vào tối 15.8 kêu gọi các công dân Mỹ tìm nơi trú ẩn vì tình hình an ninh thay đổi nhanh chóng, sau khi có thông tin sân bay Kabul hứng hỏa lực.

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Đức Kiênlúc 12:55 16 tháng 8, 2021

    NGƯỜI MỸ THÁO CHẠY KHỎI KABUL- LỊCH SỬ LẶP LẠI CẢNH SÀI GÒN NGÀY 29/4/1975
    Cùng lúc Taliban tiến vào Kabul và kiểm soát thành phố, các phái đoàn ngoại giao, công dân nước ngoài và một số người Afghanistan chạy về sân bay quốc tế Hamid Karzai để tìm đường rời khỏi đất nước.
    Trang The Drive đăng tải lại một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy binh sĩ Mỹ tại sân bay đã bắn chỉ thiên để giữ trật tự và một người hét lớn “lùi lại”. Những đoạn video khác cho thấy nhiều người tràn xuống sân bay để tìm cách lên máy bay.
    Quân đội Mỹ hiện kiểm soát hoàn toàn hoạt động tại sân bay và cho ngừng toàn bộ các chuyến bay thương mại. Một quan chức Afghanistan nói với tờ The Daily Beast rằng nhiều người đang tức giận vì phía Mỹ dừng toàn bộ các chuyến bay dân sự. “Phụ nữ, trẻ em và nhân viên chính quyền có thị thực không thể rời khỏi đất nước vì Mỹ đang cản trở họ”, vị quan chức nói.
    Hầu hết phái đoàn ngoại giao của các nước đã rời khỏi trung tâm Kabul để dời về gần sân bay, chuẩn bị cho việc sơ tán. Các nước cũng điều thêm máy bay quân sự đến sân bay Hamid Karzai để sơ tán công dân.
    Ít nhất 500 nhân viên chính phủ Mỹ được cho là đã rời đi trên các máy bay của quân đội và Bộ Ngoại giao Mỹ. Theo kế hoạch, lực lượng Mỹ sẽ giúp hàng ngàn người sơ tán mỗi ngày nhưng cần mất vài ngày để mở rộng tần suất các chuyến bay.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết quân đội Mỹ đang giữ an ninh quanh sân bay. Trước đó, Bộ Quốc phòng thông báo triển khai thêm 1.000 binh sĩ đến Kabul, nâng tổng số binh sĩ Mỹ tại đây lên thành 6.000 người.
    Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, toàn bộ nhân viên sứ quán Mỹ tại Kabul đã di chuyển về sân bay Hamid Karzai...

    Trả lờiXóa
  7. Hiện Mỹ đang ghi nhận khoảng 129.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, tăng 700% so với đầu tháng 7. Phát biểu trên chương trình Fox News Sunday ngày 15.8, Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), cho biết số ca nhiễm của Mỹ có thể tăng vọt trong vài tuần tới.
    “Tôi sẽ ngạc nhiên nếu số ca nhiễm của Mỹ không vượt qua mốc 200.000 ca mỗi ngày trong vài tuần tới”, ông Collins nói. Đây là mức ca nhiễm Mỹ từng ghi nhận trong tháng 1, 2.

    Trả lờiXóa
  8. Không chấp nhận việc chỉ thừa nhận sai lầm của chính quyền trong nhận định về tình hình Afghanistan, hiện nay, nhiều nghị sĩ Quốc hội yêu cầu chính quyền Tổng thống Biden cung cấp thêm thông tin mà tình báo Mỹ chuyển về Washington, theo CNN.

    Theo các nhà lập pháp Mỹ, đến giờ phút này không thể hiểu nổi tại sao mà tình báo Mỹ và các các đồng nghiệp phương Tây của họ lại có thể đánh giá tình hình an ninh và chính trị tại Afghanistan quá khác biệt so với thực tế đến vậy.

    Giới lập pháp Mỹ cũng đặt vấn đề là tại sao các kế hoạch dự phòng mạnh mẽ hơn để sơ tán người Mỹ và đồng minh lại không được đưa ra, đề đến khi Taliban áp sát Kabul thì mới tá hỏa cho đốt tài liệu và dùng trực thăng di tản.

    Taliban đã vào và tiếp quản Kabul trong khi vẫn còn rất nhiều người Mỹ chưa thể rời Afghanistan. Hiện nay, chính Taliban đang bảo đảm an toàn cho Mỹ rút quân và sơ tán nhân viên dân sự khỏi Afghanistan. Điều này khó chấp nhận với cường quốc Mỹ.

    Việc chính phủ Tổng thống Ashraf Ghani không thể ngăn được bước tiến của Taliban không phải là điều quá bất ngờ với chính giới Mỹ. Giới tình báo Mỹ, được biết, cũng đưa ra nhiều mốc thời gian khác nhau về sự sụp đổ của Kabul.

    Tuy nhiên, tất cả các mốc thời gian trong các kịch bản của tình báo Mỹ về việc sụp đổ của chính quyền Kabul, không có sai số 1 tháng hay 2 tháng, mà từ vài tháng trở lên. Mới đây, tình báo Mỹ còn nhận định Taliban sẽ bao vây Kabul khoảng 90 ngày.

    Chính nhận định của tình báo Mỹ-phương Tây khiến Tổng thống Biden đặt niềm tin vào chiến lược của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani bảo vệ các thành phố và các khu vực quan trọng trước Taliban, trong quá trình liên lạc giữa hai nhà lãng đạo.

    Thậm chí, Tổng thống Biden đã thực hiện một phiên hỏi và đáp tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng cách đây hơn một tháng, từ đó hạ thấp khả năng chính phủ Kabul có thể sụp đổ và Taliban có thể tiếp quản Afghanistan.

    Ngay tuần trước, phát biểu trước giới truyền thông, Tổng thống Biden cho rằng có khả năng giữ được chính phủ Afghanistan, cho rằng một chỉ huy quân sự mới được Tổng thống Ghani bổ nhiệm là "chiến binh nghiêm túc".
    Mới đây hôm 13/8, người đứng đầu Nhà Trắng và các cộng sự vẫn nhận định Kabul không nằm trong "tình trạng có mối đe dọa sắp xảy ra". Ông đã Biden khẳng định sẽ không có chuyện các nhân viên sứ quán Mỹ được sơ tán từ nóc tòa đại sứ.

    Cựu Tổng thống Donald Trump chỉ trích người kế nhiệm : “Những gì ông Joe Biden làm với Afghanistan là một huyền thoại. Đây sẽ trở thành một trong những thất bại vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ...Đã đến lúc ông Joe Biden phải từ chức", theo AFP.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tình báo Mỹ-phương Tây còn đất diễn?

      Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và cộng đồng tình báo Mỹ-phương Tây vốn rất tự hào về khả năng của mình, sau khi rút ra những bài học từ các thất bại trong cuộc chiến Việt Nam - nơi CIA và đồng nghiệp bị đối phương nhiều lần cho "phơi áo".

      Niềm tự hào càng mãnh liệt hơn khi CIA và tình báo Mỹ-phương Tây được xem là có góp công lớn trong việc làm thất bại cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, từ đó thúc đẩy Liên bang Xô Viết sụp đổ nhanh chóng hơn.

      Với những thành quả lớn không tưởng ấy - vừa lập công, vừa cướp công - CIA và các đồng nghiệp dường như đã tự huyễn hoặc chính mình, từ đó không cho phép mình thất bại và thế là những thất bại của họ luôn phải được che giấu.

      Tuy nhiên, khi khủng bố thực hiện cuộc tấn công kinh hoàng ngày 11/9/2001 ngay tại nước Mỹ thì trắng đen đã lộ rõ - CIA và các đồng nghiệp tình báo Mỹ-phương Tây chỉ là những "tay mơ" đối với các tay trùm khủng bố.

      Để rửa hận và lấy lại thanh danh, CIA và các đồng nghiệp được nhận diện đã thực hiện cùng lúc 3 phương án : 1. Tìm-diệt các thủ lĩnh khủng bố, 2. Nhổ bỏ những cái gai bị xem là mầm mống hậu họa, 3. Sử dụng khủng bố như lá bài chính trị.

      Vì đã lỡ huyễn hoặc chính mình, đã tạo ra ánh hào quang xung quanh mình nên CIA và các đồng nghiệp bất chấp mọi thủ đoạn để thực hiện các phương án, song thật tệ hại là không phương án nào giúp CIA và các đồng nghiệp lấy lại được thanh danh.

      Việc tiêu diệt các trùm khủng bố, như Osama Bin Laden, Abu Bakr al-Baghdadi hay các thủ lĩnh khủng bố khác, chủ yếu là do treo tiền thưởng lớn để mua chuộc những kẻ phản bội hơn là được thực hiện bằng nghiệp vụ tình báo.

      Thực hiện phương cách ấy, CIA và các đồng nghiệp ngày càng tin vào sức mạnh của đồng tiền thay vì nghiệp vụ và dường như đó cũng là lý do tình báo Mỹ cáo buộc tình báo Nga treo thưởng để Taliban giết hại người Mỹ.

      Trong việc nhổ bỏ những cái gai, CIA và các đồng nghiệp chịu ê chề hơn nhiều, vì phải sử dụng chiêu trò bẩn thỉu, mà việc dựa vào "niềm tin nội tại" khẳng định Tổng thống Iraq Saddam Hussein sở hữu vũ khí giết người hàng loạt là "vết đen" của CIA.

      Đã dùng tiền thay cho nghiệp vụ lại dựa trên niềm tin nội tại, nên khi CIA và đồng nghiệp gặp đối thủ là "chịu chết". Điều đó thể hiện rõ qua thất bại của CIA trước tình báo Nga khi không thể thực hiện được nhiệm vụ ám sát Tổng thống Syria Al-Assad.

      Còn trong việc sử dụng khủng bố như lá bài chính trị, CIA và đồng nghiệp luôn là "mất nhiều hơn được". Mất tiền bạc, mất thanh danh, mất cả lực lượng. Cay đắng nhất là việc để cho Taliban-Al Qaeda viết cáo trạng cho chính Mỹ-phương Tây.

      Khi không thể chịu nổi những thất bại đau đớn thì CIA và đồng nghiệp cáo buộc đối thủ chơi bẩn, mà việc cáo buộc tình báo Nga treo thưởng để Taliban giết hại người Mỹ ở Afghanistan là điển hình việc "cả vú lấp miệng em" của CIA và đồng nghiệp.

      Đến lúc này có thể khẳng định tình báo Mỹ ngày càng thua kém đối thủ, mà nguyên nhân thì có nhiều, song nguyên nhân căn bản nhất vẫn là sự chủ quan, xem thường đối thủ, khi CIA và các đồng nghiệp quá lạm dụng các "công cụ phản nghiệp vụ".

      Taliban than toc vao Kabul, tinh bao My-phuong Tay con dat dien?
      Taliban chiến thắng nằm ngoài mọi kịch bản của Mỹ-phương Tây.

      Xóa
    2. Bên cạnh đó, sự vô trách nhiệm trong việc bảo vệ điệp viên hai mang khi hết “giá trị sử dụng”, khiến cho CIA và các đồng nghiệp thường dính đòn “hồi mã thương” của những người "khác chiến tuyến nhưng đã chọn cùng chiến hào" với họ.

      Tuy nhiên, dù có liệt kê hàng loạt yếu điểm, nhược điểm của CIA và tình báo Mỹ-phương Tây, cũng không thể nào lý giải được sai lầm quá lớn của CIA và các đồng nghiệp trong đánh giá về chính quyền Kabul, Taliban, Al-Qaeda và các đối thủ khác.

      Trong khi tại Afghanistan, chính Taliban phải đảm bảo an toàn để Mỹ rút quân và sơ tán nhân viên dân sự, đặc biệt là đảm bảo an ninh cho lễ hạ cờ Mỹ, thì trong nước Mỹ, Tổng thống Biden và các cộng sự đang phải đối mặt với sức ép từ Capitol Hill.

      Rõ ràng, sai lầm của CIA và tình báo Mỹ-phương Tây đã khiến cho Tổng thống Biden không thể giữ được phần nào danh dự cho nước Mỹ ngay cả trong việc rời khỏi xứ A-phú-hãn.

      Ngọc Việt

      https://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/taliban-than-toc-vao-kabul-tinh-bao-my-phuong-tay-con-dat-dien-3437363/

      Xóa
  9. Cả các cồng sĩ ở Google.tienlang đều có các ý kiến chất lừ!

    Trả lờiXóa
  10. Theo Forbes, trong vòng 20 năm, kể từ ngày 11/9/2001, Mỹ đã chi hơn 2 nghìn tỷ cho cuộc chiến ở Afghanistan. Tính chi tiết, Mỹ bỏ ra 300 triệu USD mỗi ngày trong suốt 2 thập niên cho cuộc chiến tại quốc gia Nam Á này. Nói một cách khác, Mỹ chi cho mỗi người trong số 40 triệu dân Afghanistan là 50.000 USD.

    Xét về cơ bản, Mỹ đã bỏ ra nhiều tiền để tiêu diệt Taliban hơn so với giá trị tài sản ròng của Jeff Bezos, Elon Musk, Bill Gates và 30 tỷ phú giàu nhất Mỹ cộng lại.

    Trong số tiền Mỹ đã chi có 800 tỷ phí tổn chiến tranh trực tiếp, 85 tỷ USD để đào tạo quân đội Afghanistan. Theo ước tính của Dự án phí tổn chiến tranh của Đại học Brown, tổng số tiền Mỹ chi cho cuộc chiến Afghanistan là 2,26 nghìn tỷ USD.

    Con số thương vong của cuộc chiến này thậm chí còn lớn hơn nhiều, có 2.500 quân nhân Mỹ và gần 4.000 nhà thầu dân sự của Mỹ đã thiệt mạng tại Afghanistan. Ngoài ra, 69.000 cảnh sát và binh sĩ Afghanistan, 51.000 chiến binh đối lập đã thiệt mạng.

    Số dân thường Afghanistan thiệt mạng lên tới 47.245 người còn số binh sĩ và quân nhân thuộc các nước thành viên NATO là 1.144 người.

    Tính tới giờ, chi phí để chăm sóc cho 20.000 lính Mỹ thương vong từ cuộc chiến này đã lên tới 300 tỷ USD và dự kiến còn tăng.

    Số tiền mà Mỹ phải gánh sẽ còn tăng sau khi binh sĩ nước này rút khỏi Afghanistan. Bởi vì, Mỹ tài trợ cho cuộc chiến ở Afghanistan bằng tiền vay nên theo ước tính của các nhà nghiên cứu của Đại học Brown, Mỹ đã phải trả hơn 500 tỷ USD tiền lãi và con số này sẽ tăng tới 6,5 nghìn tỷ USD vào năm 2050.

    Các đoạn video ghi từ đường băng sân bay Kabul cho thấy, 6.000 lính được Mỹ cử tới đây đã không thể thiết lập một hàng rào quanh đường băng khi người Afghanistan chen nhau để lên máy bay.

    Trả lờiXóa
  11. Mỹ hết thời bá chủ thế giớilúc 21:58 17 tháng 8, 2021

    Nguyễn Đức Kiên12:55 16 tháng 8, 2021
    NGƯỜI MỸ THÁO CHẠY KHỎI KABUL- LỊCH SỬ LẶP LẠI CẢNH SÀI GÒN NGÀY 29/4/1975

    Hay!
    Rất mong Google.tienlang có bài như vậy!

    Trả lờiXóa
  12. Từ 18h ngày 16/8 đến 18h ngày 17/8, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 có thêm 9.605 ca, gồm 10 trường hợp nhập cảnh và 9.595 bệnh nhân do lây nhiễm trong nước. Tổng số mắc trong ngày tăng 951 ca so với hôm qua.

    Một số tỉnh, thành có số người mắc mới Covid-19 cao trong hôm nay gồm TP.HCM (3.559), Bình Dương (3.332), Long An (581), Tiền Giang (411), Đồng Nai (298), Cần Thơ (172), Đồng Tháp (170), Khánh Hòa (139), Đà Nẵng (124), Tây Ninh (88), Trà Vinh (79), Bà Rịa - Vũng Tàu (79); Vĩnh Long (76), Phú Yên (71), Hà Nội (61), Bình Thuận (55), Sóc Trăng (44), An Giang (33), Kiên Giang (31)...

    So với ngày 16/8, TP.HCM tăng 218 ca, Bình Dương tăng 810 ca, Tiền Giang tăng 259 ca, Long An giảm 18 ca, Đồng Nai giảm 290 ca...

    Như vậy, đến nay, nước ta đã phát hiện tổng 293.301 bệnh nhân Covid-19, đứng thứ 77/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4), Việt Nam có thêm 289.276 ca do lây nhiễm trong nước.

    6/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước, gồm Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng.

    5 tỉnh, thành phố không xuất hiện lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

    5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao nhất đợt dịch này gồm TP.HCM (156.386), Bình Dương (49.833), Long An (15.579), Đồng Nai (14.502), Bắc Giang (5.795).

    Về tình hình điều trị, ngày 17/8, thêm 4.331 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số đã chữa khỏi lên 111.308 trường hợp. Cả nước hiện có 600 ca nặng, đang điều trị ICU và 20 ca nguy kịch, phải can thiệp ECMO.

    Chiều nay, Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo, Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận thêm 331 ca Covid-19 tử vong tại 12 địa phương.

    Cụ thể: TP.HCM (285), Bình Dương (12), Long An (9), Tiền Giang (7), Đồng Nai (6), Cần Thơ (4), Đồng Tháp (3), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Khánh Hòa (1), Vĩnh Long (1).

    Trả lờiXóa
  13. Tại sao Mỹ thua ở Afgan???
    Rất nhiều ý kiến thanh minh thanh nga song chung quy lại, nhận xét của ông Lê Trọng là chính xác.
    =====
    Lê Trọng01:53 16 tháng 8, 2021
    "Ông Biden cho rằng quân đội Afghanistan phải tự chiến đấu trong khi Mỹ vẫn hỗ trợ quân sự và tài chính. Tổng thống Biden hôm 10-8 cho hay Mỹ đã mất hàng ngàn quân nhân, quân đội Afghanistan phải tự chiến đấu và chiến đấu vì quốc gia của họ."
    https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tong-thong-joe-biden-afghanistan-phai-tu-lo-lay-20210811071811833.htm

    Như vậy, Biden muốn áp dụng "chiến lược Afghanistan hóa chiến tranh"- cái "chiến lược" mà hơn nửa thế kỷ trước người tiền nhiệm của Biden là Nixon đã sử dụng và đã thất bại ở VN.
    ....
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/chuyen-my-thao-chay-va-taliban-chiem.html?showComment=1629053598922#c8566526424662569516

    Trả lờiXóa
  14. 'Mỹ sẽ tháo chạy ngay sau phát súng đầu tiên của Nga'?

    Những gì Mỹ thể hiện tại Afghanistan đã làm dấy lên lo ngại từ những đồng minh của họ ở châu Âu, sau Ukraine đến lượt Ba Lan bày tỏ nghi ngờ.

    Theo nhà phân tích của ấn phẩm Dziennik Polityczny Hanna Kramer, nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, Quân đội Ba Lan sẽ không thể chống lại các đối thủ tiềm tàng của mình.

    Tuy vậy chuyên gia Kramer tin rằng trong trường hợp quan hệ giữa Ba Lan và Hoa Kỳ nguội lạnh, nước này sẽ làm suy yếu sự hiện diện quân sự của họ trên các vùng đất của đối tác Đông Âu và an ninh của Warsaw sẽ bị đe dọa.

    "Hiện tại lãnh thổ Ba Lan được đồng minh Mỹ dùng làm vùng đệm chống lại Nga và cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm quân sự. Vì vậy lính Mỹ sẽ không đổ máu cho đối tác của mình".

    "Các nhà chức trách giấu giếm về việc những đối tác ở nước ngoài sẽ không bảo vệ người Ba Lan và sau phát súng đầu tiên của quân Nga, họ sẽ bỏ trốn giống như những gì diễn ra tại Afghanistan ...", nhà phân tích của ấn bản Ba Lan tin tưởng.

    Đồng thời quân nhân Hoa Kỳ đến Ba Lan trong 9 tháng và chủ yếu triển khai ở miền Tây của đất nước.

    Chuyên gia Kramer tin chắc rằng nếu trong trường hợp bị tấn công từ phía Đông, lính Mỹ không đến hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị Ba Lan và họ sẽ bị đánh bại hoàn toàn trong vòng 4 ngày.

    Sự yếu kém của Quân đội Ba Lan càng trầm trọng hơn do thiếu binh sĩ và sĩ quan chỉ huy. Giờ đây chỉ có 135 nghìn người phục vụ trong quân đội, trong khi với dân số 38 triệu người ở Ba Lan, ước tính khoảng 380 nghìn binh sĩ sẽ phải ở trong các đơn vị chiến đấu.

    Trước đó, một số chính trị gia Ukraine cũng bày tỏ lo ngại khi chính phủ đặt cược quá nhiều vào sự ủng hộ và viện trợ quân sự từ Mỹ trong trường hợp nổ ra chiến tranh toàn diện tại khu vực miền Đông.

    Trả lờiXóa
  15. "Hãy nhìn xem, đó là một sự lựa chọn, George. Khi bạn thấy chính phủ Afghanistan, lãnh đạo của chính phủ đó, lên máy bay cất cánh và đi đến một quốc gia khác; khi bạn chứng kiến ​​sự sụp đổ đáng kể của quân đội Afghanistan mà chúng tôi đã huấn luyện, lên đến 300.000 người trong số họ, chỉ để lại vũ khí và cất cánh rời khỏi đất nước thì bạn biết đấy, đó là những gì đã xảy ra. Đó chỉ đơn giản là những gì đã xảy ra" - ông Biden nói.

    Trong cuộc phỏng vấn với ABC, ông Biden đã lặp lại một số điểm từ hôm họp báo, nhấn mạnh rằng tình báo Mỹ không lường trước được việc Quân đội Quốc gia Afghanistan sẽ sụp đổ nhanh đến vậy.

    Tổng thống Mỹ cũng khẳng định sẽ hoàn tất việc sơ tán trước thời điểm 31/8.

    "Người dân Mỹ phải hiểu rằng chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện xong việc sơ tán trước thời điểm 31/8. Nhưng nếu vẫn còn công dân Mỹ ở Afghanistan, chúng tôi sẽ tiếp tục ở lại cho đến khi đưa tất cả họ đi” - ông Biden nhấn mạnh.

    “Hiện còn 10.000-15.000 công dân Mỹ, và khoảng 50.000-65.000 người dân Afghanistan cùng gia đình họ muốn được sơ tán. Để có thể kết thúc việc sơ tán trước thời điểm cuối tháng, thì nhiệm vụ di tản cần được thúc đẩy nhanh hơn. Trong trường hợp nâng số lượng người được di tản lên 7.000 cá nhân/ngày, thì tất cả sẽ đều được đưa đi”, ông Biden nói thêm.

    Theo đài ABC News, chính quyền Tổng thống Biden những ngày gần đây đã chịu làn sóng chỉ trích dữ dội do các vụ hỗn loạn xảy ra ở Afghanistan, cũng như việc chính quyền Kabul sụp đổ giữa lúc lính Mỹ đang tiến hành việc rút quân khỏi quốc gia này.

    Trả lờiXóa
  16. Mỹ hết thời làm bá chủ thế giớilúc 22:13 19 tháng 8, 2021

    Chuyên gia quân sự - Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng - ông Igor Korotchenko công bố trong chương trình tọa đàm mang tên "60 phút" trên kênh truyền hình Russia 1:
    "Nước Mỹ ngày nay không còn là một siêu cường nữa - họ chỉ còn là một cường quốc bình thường trong khu vực, vị thế vĩ đại của Washington trong thời gian dài vừa qua đã hoàn toàn kết thúc!"

    Trả lờiXóa