Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Tổng thống Nga họp báo ngày 4 tháng ba về vấn đề Ucraina

Tổng thống Putin tại cuộc họp báo ngày 4/3 về vẫn đề Ucraina

Mời xem video clip

Tổng thống Nga họp báo ngày 4 tháng ba về vấn đề Ucraina 

Google.tienlang cảm ơn bác Koc Khơ Me chuyển đến bản dịch của bạn Nina dưới đây:

  ****** 

Tổng thống Nga họp báo ngày 4 tháng ba về vấn đề Ucraina 

Về tin đồn Yanukovich đã chết
Tôi gặp ông ta hai hôm trước đây, ông ta hoàn toàn khỏe mạnh. Mà chắc ông ta sẽ còn bị cảm tại đám tang những người tung tin đồn này.
Kết thúc cuộc họp báo, Vladimir Putin nhấn mạnh rằng nước Nga sẽ theo dõi chăm chú về việc quyền công dân trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine được bảo đảm như thế nào.
Cần phải truyền đạt thông điệp này của chúng tôi đến với tất cả các công dân Ukraine, chúng tôi không có kẻ thù ở đó, đó là một quốc gia thân thiện - Putin kết luận

----
Về việc triệu hồi đại sứ Nga ở Mỹ về nước

Chúng ta thấy tuyên bố của các nhà chính trị khác nhau. Triệu hồi đại sứ là biện pháp cuối cùng, nếu cần thiết thì chúng tôi sẽ làm. Nhưng tôi thì không muốn lắm. Không chỉ có nước Nga quan tâm tới hợp tác quốc tế, các đối tác của chúng tôi cũng quan tâm đến việc hợp tác với Nga, điều này có thể phá hủy dễ dàng.

Còn về vụ giảm giá khí đốt Nga, thì chính sách này có thể bị cắt, nếu Ukraine không trả hết nợ. Trong trường hợp nếu như chuyến hàng tháng 2 không được trả tiền, thì tiền nợ của Ukraine sẽ khoảng gần 2 tỷ USD.

Về Viktor Yanukovich?
Ông ta không có tương lai chính trị. Việc chúng tôi quan tâm tới số phận Yanukovich, thì hoàn toàn vì những cân nhắc nhân đạo... Tôi nghĩ rằng, người ta đã có thể đơn giản là giết ông ta ở đó. Ông ta không từ chối ký kết hiệp ước về EU, ông ta hành động trong khuôn khổ thẩm quyền của mình

Về việc giúp đỡ tài chính cho Crimea

Tất nhiên là chúng tôi sẽ giúp.

Về số phận Crimea.

Việc sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga hiện nay không được xem xét. Người dân Crimea trong điều kiện tự do bày tỏ ý kiến có quyền quyết định số phận của mình. Không ai tước quyền tự quyết của dân tộc cả. Chỉ có bản thân những công dân sinh sống tại những lãnh thổ xác định có quyền quyết định số phận của mình.

Về tình hình thị trường

Như các bạn đã biết, thị trường (ý nói chứng khoán trên thế giới) thực tế đã giảm từ trước khi có khủng hoảng ở Ukraina và nó liên quan đến những chính sách tài chính của nước Mỹ. Họ làm tăng mức hấp dẫn của đầu tư vào Mỹ, và các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn từ các thị trường đang phát triển. Tất nhiên là chính trị thì luôn luôn ảnh hưởng đến thị trường, tiền luôn thích sự yên lặng. Nhưng đó là hiện tượng nhất thời.

Về phản ứng quốc tế
Người ta kết tội chúng tôi rằng các hành động của chúng tôi không hợp pháp, nhưng chắc cũng nên nhắc về các hành động của Mỹ ở Iraq và Libya, nơi họ hành động hoặc hoàn toàn chẳng có sự phê chuẩn nào (của LHQ), hoặc làm biến dạng hoàn toàn các phê chuẩn này. Các đối tác của chúng tôi (Mỹ) luôn luôn đặt các mục đích địa chính trị của mình rất rõ ràng. Rồi sau đó bắt cả thế giới còn lại đi theo mình, còn ai không chịu theo thì họ chế nhạo. Những hành động của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quyền quốc tế, bởi vì chúng tôi có lời đề nghị của tổng thống chính thống, và phù hợp với những lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi giúp đỡ những người gắn bó với chúng tôi về phương diện văn hóa và lịch sử.

Về những sự trừng phạt có thể đối với nước Nga
Trước hết những người định đưa ra trừng phạt ấy cần phải nghĩ về hậu quả của các biện pháp trừng phạt này. Khi mà tât cả đều phụ thuộc vào nhau thì những biện pháp này có thể gây thiệt hại, nhưng đó sẽ là thiệt hại của cả 2 bên. Các đối tác của chúng tôi ủng hộ đảo chính phi hiến pháp, họ cho đó là những người chính thống. Tôi cho rằng các đe dọa đối với nước Nga là phi xây dựng và có hại.

Còn vụ G8 ấy hả - họ không muốn đến thì cũng chả cần đến.

Về tình hình ở Ukraine.
Chỉ có thể có một đánh giá: đó là cuộc đảo chính vũ trang. Câu hỏi đối với tôi: để làm gì? Yanukovich ngày 21/2 qua trung gian các bộ trưởng ngoại giao đã ký cái thỏa thuận, mà theo đó hầu như ông ta đã buông chính quyền - ông ta đồng ý với tất cả những gì phe đối lập đòi hỏi - cả bầu cử tổng thống và quốc hội trước thời hạn, quay lại hiến pháp 2004. Ông ta đã đồng ý không dùng vũ lực. Hơn thế, ông ta ra lệnh cho cảnh sát rút. Khi ông ta vừa đi Kharkov, người ta liền chiếm nhà của ông ta. Ông ấy không có cơ hội nào được bầu lại, ai cũng đồng ý với điều này. Thế thì tại sao người ta còn phải kéo cả nước vào cái hỗn loạn hiện giờ? Không có câu trả lời. Họ muốn phô diễn quyền lực - theo tôi, đó là một hành động ngu ngốc. Những hành động ấy đã làm chấn động phía nam và đông nam Ukraine. 

Tình huống này là tình huống cách mạng được tạo dựng từ những ngày độc lập đầu của Ukraine. Người dân Ukraine đơn giản đã chịu nhiều khổ sở cả dưới thời Nikolay II (đấm máu), cả dưới thời Kravchuk lẫn Yuschenko. Nhân dân muốn thay đổi, nhưng không nên khuyến khích những thay đổi bất hợp pháp. Trên lãnh thổ hậu Xô viết thì nền kinh tế còn yếu, không nên hành động bằng con đường vi phạm hiến pháp.

Tôi hiểu những người ở Maidan, những người đến tận giờ vẫn đòi hỏi sự thay đổi không chỉ mặt ngoài của chính quyền, mà là những thay đổi triệt để.

Còn ở Dnepropetrovsk thì người ta đã đưa Kolomoisky đến chính quyền, mà người này là một gã lừa đảo độc nhất vô nhị. Anh ta lừa được cả nhà tài phiệt Abramovich. Đưa một kẻ như thế làm thống đốc - tất nhiên là người dân sẽ không hài lòng. Cần phải cho người dân quyền quyết định số phận gia đình mình, khu vực của mình, đất nước của mình.

Quốc hội Ukraine một phần thì là chính thống, tất cả những thứ còn lại thì không. Quyền tổng thống Ukraine hiện giờ chẳng có gì chính thống cả. Chỉ có một tổng thống, tất nhiên ông ta là không có chính quyền, nhưng về mặt luật Yanukovich là tổng thống chính thống của Ukraine.

Còn ở cấp tối cao tôi không có đồng nghiệp ở Ukraine, ở đó không có tổng thống cho tới cuộc bầu cử toàn dân.

Về tính chính thống của chính quyền Crimea: Quốc hội Crimea đã bầu thủ tướng mới tuân thủ đầy đủ các thủ tục và luật pháp tại phiên họp của Hội đồng tối cao. Tất nhiên điều này là chính thống, chẳng có gì vi phạm cả.

Những người lính Berkut đứng với khiên, và người ta bắn vào họ từ vũ khí chiến đấu. Ai hạ lệnh này thì tôi không biết. Tôi chỉ biết những gì Yanukovich nói với tôi, và ông ta nói với tôi rằng không hạ lệnh nào như thế. Hơn thế, ông ta còn gọi cho tôi, và tôi đã bảo ông ấy không làm thế.

Có cảm giác, người ta ngồi đâu đó ở Mỹ làm thí nghiệm với chuột bạch. Tại sao phải làm điều này? Chẳng có giải thích nào. Điều này cũng đã xảy ra ở Maidan lần 1, khi người ta không cho Yanukovich vào chính quyền, và tiến hành vòng bầu cử thứ ba. Đời sống chính trị Ukraine bị biến thành hài kịch. Chúng ta khiến người dân quen với ý nghĩ rằng nếu ai đó có thể vi phạm, thì những người khác cũng có thể. Mà cần điều ngược lại, phải giáo dục xã hội tôn trọng hiến pháp.

Tất cả các quan hệ kinh tế và nhân đạo của chúng ta chỉ có thể phát triển sau khi bình thường hóa tình hình và sau khi bầu tổng thống.

Gazprom sẽ không quay lại với giá cũ, họ không muốn tiếp tục chính sách giảm giá hiện thời, mà vốn đã có thỏa thuận rằng sẽ áp dụng hoặc không áp dụng theo quý. Còn về vụ giảm giá khí đốt Nga, thì chính sách này có thể bị cắt, nếu Ukraine không trả hết nợ. Trong trường hợp nếu như chuyến hàng tháng 2 không được trả tiền, thì tiền nợ của Ukraine sẽ khoảng gần 2 tỷ USD. Nga luôn luôn làm việc mang tính xây dựng với chính quyền Ukraine, dù quan điểm chính trị của họ có thế nào, thì Nga đã làm việc cả với Yulia Timoshenko đấy thôi. 

Về việc đưa quân đội vào Ukraine

Hiện giờ điều này là chưa cần thiết, nhưng có khả năng. Cuộc tập trận của chúng tôi vừa mới tiến hành thì chả liên quan gì đến các sự kiện ở Ukraine. Việc sử dụng quân đội là giải pháp bất đắc dĩ. Nhưng chúng tôi có đề nghị trực tiếp của tổng thống hợp pháp Ukraine đề nghị trợ giúp quân sự để bảo vệ các công dân Ukraine. Chúng ta thấy sự lộng hành của những kẻ phát xít mới, dân tộc chủ nghĩa, bài Do Thái ở một số địa phương Ukraine, trong đó có cả Kiev.

Chúng tôi cho rằng Ukraine - hàng xóm gần nhất của chúng tôi, một nước cộng hòa anh em. Quân đội của chúng ta - là những người đồng chí về vũ khí, bạn bè. Tôi tin rằng, các quân nhân Ukraine và Nga sẽ ở cùng một phía chiến hào. Gần như điều này đang diễn ra ở Crimea. Không có một cuộc đụng độ nào, không một phát súng nào. Điều duy nhất mà chúng tôi làm, đó là tăng cường bảo vệ các đối tượng của chúng tôi. Chúng tôi không định can thiệp, nhưng chúng tôi cho rằng tất cả các công dân Ukraine phải có quyền như nhau trong việc tham gia vận mệnh đất nước và xác định tương lai đất nước này.

Đó là các lực lượng tự vệ địa phương (về những người vũ trang ở Crimea). Chúng tôi không tham gia đào tạo những người này.

Chúng tôi không định chiến đấu, và sẽ không chiến đấu với nhân dân Ukraine. Tôi muốn mọi người hiểu tôi rõ ràng. Nếu chúng tôi thông qua quyết định đưa quân dội vào, thì chỉ để bảo vệ người dân Ukraine thôi. Chúng tôi không có mục đích buộc ai làm nô lệ, ép buộc ai đó làm gì đó, nhưng tất nhiên, chúng tôi sẽ không đứng yên nhìn cảnh những người dân nói tiếng Nga ở đó bị tiêu diệt, đàn áp, nhạo báng. Tôi rất muốn điều này không xảy ra.
Nina tạm dịch theo Ria.ru

=====
Mời tham khảo 1 bài viết khác bằng tiếng Nga cùng chủ đề

^^^^

Путин: Мы не рассматриваем вариант присоединения Крыма

Президент России заявил, что Россия оставляет за собой право использовать все имеющиеся средства для защиты граждан в восточных регионах Украины — но только в самом крайнем случае
Путин: Мы не рассматриваем вариант присоединения Крыма
Фото: Алексей Никольский/РИА Новости
Президент Владимир Путин об использовании вооруженных сил России на территории Украины
Президент России Владимир Путин сегодня провел в Ново-Огареве встречу с журналистами по Украине. Журналисты российских и иностранных агентств спросили, как президент оценивает легитимность киевских властей, возможно ли возвращение к соглашению от 21 февраля, какая помощь может быть оказана Крыму, в каких случаях может быть проведена военная операция и просчитал ли президент последствия военного решения.

Крым

Путин считает, что необходимости и желания вводить российские войска на Украину нет: «Мы не собираемся и не будем воевать с украинским народом». Но такая возможность есть. Причем это может произойти только в самом крайнем случае и полностью легитимно, несколько раз подчеркнул президент. У России есть обращение Януковича об использовании ВС для защиты жизни и здоровья украинцев. Решение будет правомерным и соответствующим интересам России. «Это будет гуманитарная миссия», — подчеркнул Путин.
Россия оставляет за собой право использовать все имеющиеся средства для защиты проживающих на востоке Украины людей. «Если мы увидим, что это [беспредел] происходит в восточных регионах, люди попросят нас о помощи, то мы можем использовать все возможные средства для защиты этих граждан», — заявил Путин. «И пускай попробует кто-то из числа военнослужащих стрелять в своих людей, за которыми мы будем стоять сзади. Не впереди, а сзади. Пускай они попробуют стрелять в женщин и детей», — сказал президент.
Путин настаивает, что люди, взявшие под контроль военные и инфраструктурные объекты в Крыму, — местные силы самообороны. Он прямо ответил на вопрос журналиста: «Это [в Крыму] были российские солдаты или нет?» «Это были местные силы самообороны. Посмотрите на постсоветское пространство — там полно формы, похожей на российскую. Да пойдите в магазины и купите. Нет, это силы местной самообороны», — сказал Путин.
Путин решительно отверг вариант присоединения Крыма к России: по его мнению, судьбу полуострова должны решать его жители, народ. «Напряженная ситуация в Крыму с возможным применением вооруженных сил — она просто исчерпана. В этом не было никакой необходимости», — заявил президент России, отметив, что в Крыму не было ни одного выстрела и не было жертв. По его убеждению, «всем гражданам Украины должны быть предоставлены равные права в определении будущего страны», но общенационального мандата у нынешних властей Украины на это нет.

Легитимность власти

В самом начале встречи Путин определил произошедшее на Украине как «антиконституционный переворот и вооруженный захват власти. Виктор Янукович фактически сдал власть в своей стране». Это, по мнению российского президента, означает, что Янукович остается легитимным президентом, хотя и без политических перспектив. Напротив, нынешние власти в стране нелегитимны, частично легитимна только Верховная рада.
На вопрос корреспондента о перспективах переговоров с и. о. премьер-министра Украины Арсением Яценюком Путин ответил, что три дня назад дал поручение возобновить контакты на правительственном уровне, а спикер Госдумы Сергей Нарышкин в контакте с исполняющим и. о. президента Украины Александром Турчиновым. Тем не менее все связи можно будет развивать только после выборов президента на Украине, сказал Путин. «На высшем уровне там [на Украине] у меня нет партнера и не может быть до всеобщих выборов», — отметил он. Что касается Крыма, там есть функциональный легитимный парламент.
На вопрос о нарушении Будапештских соглашений 1994 г., гарантирующих безъядерной Украине безопасность со стороны мировых держав, и о перерастании конфликта вокруг Крыма в глобальный Путин ответил: «Прежде чем что-то делать, мы думаем». По его мнению, возможно либо признание событий на Украине антиконституционным переворотом и Будапештских соглашений, либо признание событий революцией, а Украины — новым субъектом международного права. «Нам говорят: Нет, это революция”. Но тогда на территории Украины новое государство, с которым никаких договоренностей быть не могло», — отметил Путин.
На вопрос о возможном новом президенте Украины Путин не ответил: после таких событий это сложно прогнозировать. Он возложил прямую ответственность за произошедшее на «несколько поколений» украинской политики. «Простой украинский гражданин, простой украинский мужик, он страдал и при Николае Кровавом, и при Кравчуке, и при Кучме, и при Ющенко, и при Януковиче. <...> Коррупция достигла таких пределов, которые нам и не снились здесь, в России. Обогащение и расслоение общества, и у нас этих проблем предостаточно, и у нас они носят очень острый характер, а на Украине это еще острее, еще хуже, возведено в куб и в квадрат. В принципе народ, конечно, хотел перемен, но нельзя поощрять незаконные перемены».
Путь урегулирования на Украине президент России видит в президентских выборах. «По большому счету нужно составлять новую конституцию и принимать ее на референдуме. Но это, конечно, не наше дело», — сказал Путин.
На вопрос «Как вам видится судьба Януковича?» Путин ответил: «Политического будущего у него нет, я ему об этом сказал. Мы приняли участие в его судьбе, потому что иначе его — легитимного президента — просто бы убили. Соглашение с ЕС, по его мнению, было поводом для свержения законной власти. И такое происходит не первый раз. «Ну зачем это надо было делать? Объяснений нет никаких… политическую жизнь Украины превратили в фарс».

Реакция Запада

На вопрос журналиста «Известий» «Ожидали ли вы столь жесткой реакции от Запада?» Путин ответил, что разговоры политиков конфиденциальны и он не может их обнародовать. Но обращу внимание на следующее. На вопрос о легитимности он напомнил партнерам об Афганистане, США, Ливии. «Наши партнеры, особенно в США, всегда ясно, четко для себя формулируют свои геополитические и государственные интересы, преследуют их очень настойчиво, а потом, руководствуясь известной фразой кто не с нами, тот против нас”, подтаскивают под себя весь остальной мир. А кто не подтаскивается, того начинают сразу тюкать и в конце концов, как правило, дотюкивают», — отметил президент.
По его мнению, о последствиях санкций должны думать те, кто собирается их вводить, — в современном мире это будет взаимный ущерб. Со своей стороны Россия готова к саммиту G8 в Сочи, отметил Путин. В то же время было бы «верхом цинизма» подвергнуть опасности проведение Паралимпийских игр.
=====

16 nhận xét:

  1. Phạm Hoàng Đứclúc 04:35 5 tháng 3, 2014

    Chuyên gia Hoa Kỳ: Putin đang sử dụng những sai lầm như thế nào của Kiev
    Эксперт: какими ошибками Киева пользуется Путин

    Nếu chính quyền mới tại Kiev không thực hiện các biện pháp khẩn cấp để trấn an các vùng phía đông, đất nước có thể bị chia thành ba phần hoặc nhiều hơn, cựu nhân viên tình báo quân sự Hoa Kỳ, nhà ngoại giao Bruce Jackson cho hay.

    Chuyên gia nổi tiếng về chính trị ở Đông Âu cho rằng chính quyền Ucraina được thành lập sau chiến thắng tại Maidan đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng, mà bây giờ chính Vladimir Putin đang lợi dụng. Còn Jackson bác bỏ những tuyên bố rằng phương Tây đang nhượng bộ và tái diễn những sai lầm đã thực hiện với Adolf Hitler.


    Putin đã không bỏ lỡ cơ hội can thiệp

    Jackson xem sai lầm đầu tiên của chính quyền Ucraina mới là chính việc thành lập chính phủ mà trong thành phần của nó còn lại không chỉ Đảng Các khu vực, mà còn một phần quan trọng của phe đối lập.

    "Chính quyền mới có một vấn đề lớn với tính hợp pháp mà họ đã không giải quyết được. Và Putin đơn thuần sử dụng nó. Họ không được bầu. Họ tách tất cả các đảng phía Đông, các đảng phía Nam. Và người dân ở Crym và ở phía Đông Ucraina sợ họ. (...) Đây cần phải là chính phủ cân bằng. Nhưng nó lại không trở thành như vậy", - Jackson nói.
    Theo lời của ông, "Kiev chưa bao giờ là thủ đô - đó là một sự thỏa hiệp". " Chức năng của Kiev - đảm bảo để Donbass, Carpaty và Crym cảm thấy an toàn với nhau. Những gì xảy ra tại Maidan - đó chỉ là Tây Ucraina. Và họ thậm chí không đưa cả Vitaly Klitschko vào chính phủ ", - ông nói.

    Theo lời ông, Putin đã nhìn thấy một cơ hội để can thiệp , và đã không bỏ lỡ nó. " Tôi không hiểu những cơn cuồng loạn trên bán đảo Crym. Nó là của Nga, và đã luôn như thế. Nó đã tồn tại trong thành phần của Ucraina vì nhiều tài trợ từ Kiev kéo dài trong nhiều thập kỷ. Và vấn đề các dân tộc thiểu số và nỗi sợ hãi của họ. Bây giờ cấu trúc này không còn. Và người Nga sử dụng điều này. Nhưng Kiev đã không làm điều gì để họ ( những người nói tiếng Nga của Crym- chú thích của Ban biên tập) cảm thấy họ là một phần của Ucraina" , - Jackson nói.
    Thêm một sai lầm thô bạo khác, theo lời ông, là quyết định của Kiev bãi bỏ đạo luật, theo đó tiếng Nga được dành vị thế ngôn ngữ của khu vực.

    " Đó là điên rồ. Tự sát. Nếu muốn lập lại trật tự ở Ucraina – phải bỏ ngay đạo luật này. Ngay ngày mai. Điều này có thể cho thấy : có chỗ cho các vị ở Ucraina", - Jackson nhấn mạnh.

    Theo lời ông, nếu chính quyền Kiev muốn bảo vệ đất nước, cần phải ra ngay những quyết định.
    "Để xây dựng một chính phủ đại diện hơn, cần chìa tay ra cho Đông Ucraina và những người dân không tham gia vào chính phủ. Hình thành một chính phủ liên minh đoàn kết dân tộc. Quay lại đạo luật về tiếng Nga",- Jackson nói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hoàng Đứclúc 04:35 5 tháng 3, 2014

      Xung đột quân sự sẽ không xảy ra?

      Mặc dù Putin khua gươm múa súng ầm ỉ, Jackson không thấy trong tương lai một cuộc xung đột quân sự thực sự.

      "Nếu tình hình quân sự mất kiểm soát, sẽ có một vấn đề khác. Nhưng Ucraina sẽ không chiến đấu chống lại quân đội Nga – điều này không còn nghi ngờ gì nữa", - Jackson nói.

      Ông khẳng định rằng ông không nghĩ rằng Nga rất cần Crym. "Crym đối với Nga – điều này như Nam Florida đối với New York. Họ đến đó để nghỉ dưỡng, vì thời tiết, vì khách sạn. Họ có căn cứ quân sự đó – như thế là đủ", - chuyên gia nói.
      Theo lời ông, Donbass, nơi tập trung ngành công nghiệp mỏ và luyện kim, cần lo ngại nhiều hơn. "Trong khi đó ở đây Kiev đã không nói bất cứ điều gì tốt đẹp về Donbass. Chỉ nói rằng họ là những kẻ bịp bợm giàu có. Vì vậy , không hiểu tại sao lại sợ hãi", - Jackson nói.

      Xác suất của một cuộc chiến tranh thực sự, theo ý kiến ​​của ông, là không lớn. " Bây giờ, tôi hy vọng mọi người sẽ ngồi lại để đàm phán. Tôi không nghĩ rằng đó sẽ là cuộc đàm phán giữa Nga và Ucraina - đó sẽ là cuộc đàm phán giữa Nga và châu Âu", - ông dự đoán.

      Jackson thậm chí cũng không cho rằng mục tiêu của Putin - lật đổ chính quyền hiện nay ở Kiev. “Lật đổ chính quyền mà nó sẽ không tồn tại qua vài ba tháng để làm gì? " - ông nói, nhắc lại cuộc bầu cử ở Ucraina vào tháng Năm.
      Thủ đô cần phải đảm bảo để các dân tộc thiểu số cảm thấy an toàn.

      Theo ý kiến của ông, không phải là rất có khả năng rằng Nga sẽ quyết định "bằng các biện pháp của thế kỷ XIX" để sáp nhập một phần của Ucraina.
      "Nhiều khả năng, rằng điều này sẽ giống như Nam Tư - nhiều phân khúc. Carpaty, Crym, Donbass, Ucraina công giáo, Ucraina chính thống giáo. Đó có nhiều khả năng", - Jackson cho hay.

      Theo lời ông, một câu hỏi đặt ra - ở trong nước sẽ có thể bao nhiêu phân khúc. Ông cho rằng có thể có ba hoặc nhiều hơn hoặc có thể, năm.
      "Điều này còn chưa xảy ra. Nhưng thủ đô cần đảm bảo để các dân tộc thiểu số cảm thấy được an toàn. Nếu điều này không xảy ra, họ sẽ tách ra",- Jackson nói.

      Ngoại giao của Mỹ - “đánh vào mũi gấu bằng gậy”

      Đáp lại yêu cầu đánh giá sự phản ứng của EU và Hoa Kỳ đối với những hành động của Nga, Jackson đã chỉ trích chính quyền Obama nhiều hơn.

      "Tôi nghĩ rằng chính sách của Mỹ - đánh vào mũi gấu bằng gậy - đó là một thảm họa. Tôi cho rằng ngoại giao của châu Âu - có lẽ, ngoại giao của Đức - là tốt hơn. Và bây giờ có một cuộc đối thoại ráo riết giữa Nga và các nước châu Âu. Tôi nghĩ rằng đó tốt hơn nhiều so với Mỹ làm. Chúng ta chỉ quát mắng họ. Còn quát một con gấu – rất không hiệu quả", - ông nói.

      Nhắc lại rằng những hành động của Nga tại Crym đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Thậm chí ngay cả Trung Quốc cũng chỉ trích Moscow. Vào thứ Hai, các ngoại trưởng EU sẽ nói lên ý kiến của mình. Vào thứ Hai, tổng thống Litva Dalia Grybauskaite sẽ tổ chức hội nghị với thủ tướng, những người đứng đầu Đế chế và quân đội.
      Sarunas Černiauskas (Litva)

      Kichbu theo: inosmi.ru http://www.inosmi.ru/sngbaltia/20140304/218169595.html

      Xóa
  2. Cuộc chiến tranh không phải của chúng ta

    Thứ nhất, cho dù Viktor Yanukovych được mô tả cả như bạo chúa, ông ấy đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2010, còn các quan sát viên quốc tế đã công nhận cuộc bầu cử này là tự do và công bằng.

    Ông ấy, dĩ nhiên, cũng không phải là Marcus Aurelius, nhưng vẫn là tổng thống hợp pháp.

    Thứ hai, trong số các lý do tại sao Yanukovych chọn đề nghị của Nga tham gia Liên minh Hải quan - Putin đã đưa ra một hợp đồng có lợi hơn.
    Phe đối lập có mọi quyền để quyết định tương lai của đất nước trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo. Đây là loại dân chủ kiểu gì vậy, đó là một tổng thống được bầu dân chủ buộc phải từ chức vì đám đông?

    Tổng thống Obama kêu gọi chính phủ của Yanukovich phải tôn trọng những người chống đối. Nhưng Obama sẽ phản ứng như thế nào nếu như hàng nghìn người biểu tình chiếm đóng Capitol và sẽ yêu cầu ông hoặc từ chức hoặc hủy bỏ Obamacare? Ông sẽ phải thương lượng với họ như thế nào?

    Nga đã cáo buộc chúng ta can thiệp vào công việc nội bộ của Ucraina.

    Và khi người Nga nhìn thấy phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland tại Maidan, họ đã nghe bà ấy trao đổi với đại sứ Mỹ về người đầu tương lai của chính phủ Ucraina, không lẽ họ có thể có ý kiến ​​khác về vấn đề này?

    Để duy trì nền dân chủ, Mỹ đã giúp tạo ra các cuộc cách mạng màu ở Serbia, Ucraina, Gruzia và Kyrgyzstan, nhưng lại không thành công tại Belarus. Chúng ta có một hồ sơ lý lịch dài của những cuộc can thiệp.

    Nếu chiến tranh lạnh đã kết thúc, tại sao chúng ta chơi các trò này? Nhưng, để thẳng thắn, những gì đang xảy ra ở Ucraina, đối với Moscow quan trọng hơn so với đối với chúng ta. Như Barack Obama nói về Syria, đó là "cuộc nội chiến của người khác".

    *Tác giả Patrick Buchanan, nhà bình luận chính trị, nhà văn và chính khách, là một cố vấn cấp cao dưới thời Richard Nixon, Gerald Ford và Ronald Reagan
    ====
    Patrick Buchanan (Hoa Kỳ)

    Kichbu theo topwar.ru

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Hoàng Thư Lêlúc 06:38 5 tháng 3, 2014

    Ông Putin tuyên bố rằng phương Tây đã tiến hành ở Ukraina một cuộc thí nghiệm với những hậu quả không thể lường trước được
    Các nước phương Tây đã biến đời sống chính trị ở Ukraina thành một trò hề, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố với các nhà báo ở dinh thự Novo – Ogaryovo. Theo ông, điều tương tự đã xảy ra trong thời gian của cái gọi là “Cuộc Cách mạng Cam” năm 2004, khi chính ông Yanukovych không được lên nắm chính quyền.

    “Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng ở bên kia, đằng sau một vũng nước lớn, có những nhân viên phòng thí nghiệm đang ngồi đâu đó ở Mỹ, và, như trên những con chuột, tiến hành những thí nghiệm nào đó mà không hiểu gì về hậu quả của những việc họ đang làm”,- ông Putin nói.

    Tổng thống Putin tuyên bố rằng Ukraina cần phải thông qua hiến pháp mới qua một cuộc trưng cầu dân ý. Đồng thời, Nga không công nhận kết quả các cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraina nếu chúng sẽ được tổ chức trong tình hình hiện nay. Nói về số phận sau này của ông Yanukovych, ông Putin cho rằng nhân vật này không có tương lai chính trị. Đề cập đến động cơ bảo đảm an ninh cho nhà lãnh đạo bị thất sủng của Ukraina, Tổng thống Nga giải thích những mục tiêu nhân đạo là nguyên nhân của quyết định này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Hoàng Thư Lêlúc 06:43 5 tháng 3, 2014

      Như vậy, tôi nghĩ, ông Putin nói riêng và Nga nói chung chắc sẽ chả thèm ngồi đàm phán với mấy kẻ đảo chính.
      Mấy kẻ đó phải cuốn xéo khỏi Ucraina!
      Nga và EU sẽ đàm phán, dựng lên 1 chính phủ lâm thời nhưng không có mấy tên thủ lãnh biểu tình vừa rồi. Chính phủ này sẽ tổ chức bầu cử.

      Xóa
  4. Khủng hoảng tại Ukraina: Ai là người sẽ thu dọn chiến trường?

    (PetroTimes) - Trong chiến tranh, công việc khó khăn nhất là thu dọn chiến trường. Châu Âu và Mỹ sau khi có được Ukraina lại không muốn cứu trợ kinh tế cho nước này mà muốn đẩy trách nhiệm đó sang cho Nga.

    Kể từ sau khi chính quyền của Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych từ chối ký kết hiệp ước thương mại với Liên minh châu Âu và quay sang Nga cầu cứu viện trợ kinh tế, giới lãnh đạo ở Bruxelles đã tìm mọi cách để lật đổ chính thể Tổng thống Yanukovych và dựng lên một chính phủ thân châu Âu như chúng ta đã thấy hiện nay. Tuy nhiên, sau khi “chiến tranh” kết thúc, giờ là lúc thu dọn chiến trường. Đã có được cái mình muốn, châu Âu giờ đây lại không dự tính khẩn cấp giúp đỡ về tài chính cho Ukraina hiện đang ở bên bờ vực thẳm về kinh tế. Châu Âu không muốn và nếu có muốn thì cũng không thể cung cấp một khoản viện trợ tài chính khổng lồ mà Ukraina đang rất cần. Gánh nặng này ai phải gánh bây giờ?


    Biếm họa về cuộc khủng hoảng tại Ukraina

    Trở lại thời điểm trước khi nổ ra các cuộc biểu tình của phe đối lập tại Ukraina. Tháng 11/2013, kinh tế Ukraina mấp mé bờ vực phá sản. Nợ nước ngoài của Ukraina lên tới 73 tỉ USD (bằng gần 180% GDP). Dự trữ ngoại tệ chỉ còn đủ cho hai tháng rưỡi nhập khẩu. Các phe phái chính trị chưa có mâu thuẫn gì gây căng thẳng.

    Để cứu nguy nền kinh tế, Chính phủ Ukraina cần ít nhất 10 tỉ USD để khoản nợ 12 tỉ USD nợ đáo hạn trong năm nay 2014 (trong đó 2 tỉ chính quyền Kiev tự xoay sở). Chính quyền Yanukovych lúc đó đành “muối mặt” đi hỏi vay thêm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (trước đó Kiev đã có nợ IMF) số tiền 11,8 tỉ USD. Nhưng IMF (nơi giữ tiền đóng góp của Mỹ và EU là chủ yếu) “xua đuổi” vì cho rằng Ukraina tăng lương cho viên chức, giữ giá đồng tiền quá cao và không tạo thuận lợi cho kinh doanh…

    Bị IMF khước từ, Ukraina gõ cửa Liên minh châu Âu. Nhưng khối này chỉ hứa hẹn những khoản trợ giúp nhỏ bé (khoảng 2 tỉ USD) đi kèm với cả tá điều kiện vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, Ukraina không thuộc khối EU nên không được hưởng những quy chế cấp cứu của các thành viên. Kiev chỉ ký hiệp ước liên kết với EU. Thứ nữa, các thành viên EU lúc này cũng chia rẽ về khả năng cứu trợ Ukraina, nhiều nước giàu có thì đồng ý nhưng một số thành viên còn đang khủng hoảng nợ chẳng kém gì Ukraina thì nhất mực từ chối. Với lãnh đạo Ukraina, lúc này mà chờ được tiền của EU chắc nền kinh tế Ukraina “chết mất xác”.

    Có bệnh thì vái tứ phương. Trong tình thế cấp bách này, Ukraina cầu cứu Nga. Trái ngược với những điều kiện hà khắc đi kèm với những khoản vay “hà tiện” của EU, Nga sẵn sàng cấp cho chính phủ Kiev 15 tỉ USD vô điều kiện, đồng thời cũng cho biết sẽ giảm 1/3 giá bán khí đốt cho Kiev. Vì lợi ích người dân, vì sự tồn vong của kinh tế đất nước, đây là lúc lãnh đạo Ukraina từ chối ký một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu và thay vào đó đã quyết định thắt chặt quan hệ với Nga. Đây là một quyết định mà ngay cả giới quan sát viên phương Tây trung lập cũng cho là sáng suốt, phù hợp với lợi ích dân tộc. Tuy nhiên, đây cũng là quyết định làm bùng phát sự phản kháng của phe đối lập thân châu Âu và những gì tiếp theo chúng ta đã được chứng kiến trong suốt ba tháng rưỡi qua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trở lại tình hình hiện nay, kể từ khi một chính phủ thân châu Âu được lập lên tại Kiev, các nhà lãnh đạo châu Âu chưa hề thông báo sẽ giúp đỡ tài chính Ukraina như thế nào và khoản hỗ trợ đó là bao nhiêu. Bruxelles mới chỉ đưa ra những mục tiêu như trợ giúp Ukraina xây dựng một Nhà nước pháp quyền, vực dậy một nền kinh tế đang bên bờ vực thẳm. Pháp tuyên bố sẽ không cung cấp một khoản tài trợ nào cho Ukraina.

      Theo Paris, Ukraina “đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính, nhưng không ở bên bờ vực phá sản”, khoản thanh toán nợ đầu tiên trong năm nay là vào tháng 6/2014. Như vậy, vẫn còn vài tháng để Ukraina lập một chính phủ chuyển tiếp mà các nhà tài trợ quốc tế có thể chấp nhận được. Trong lúc này, chính quyền Kiev đã phải đi vay tín dụng ngắn hạn với lãi suất đang từ 5% tăng vọt lên thành 35%.

      Các khoản tài chính rất mờ ám và nạn tham nhũng trầm trọng của giới lãnh đạo Ukraina làm cho châu Âu thiếu tin tưởng vào nước này. Tại Kiev, các quan chức Ukraina tuyên bố cần 35 tỉ USD, từ nay đến 2015, để cho nước này không bị phá sản. Giới chuyên gia cho rằng con số này được thổi phồng và thẩm định là Ukraina chỉ cần tới 25 tỉ, tức là cái giá để cứu Ukraian còn nhẹ hơn rất nhiều so với 340 tỉ euro (hơn 400 tỉ USD), trong chương trình của châu Âu và IMF trợ giúp Hy Lạp.

      Tuy vậy, bị kiệt quệ do cuộc khủng hoảng kéo dài trong khu vực đồng euro, các nước châu Âu đã thẳng thừng chuyển gánh nặng Ukraina cho IMF. Ông Timothy Ash, chuyên gia kinh tế tại Standard Bank, ở London, Anh, nhắc lại: “IMF có những cái túi khá sâu và to để có thể một mình giúp đỡ Ukraina. Lãnh đạo IMF đã có ba chuyến công tác trong thời gian xảy ra khủng hoảng, nhưng không mang lại kết quả, bởi vì Ukraina đã không chấp nhận các cải cách”.

      Trong những ngày qua, cả Washington và Bruxelles đều ca ngợi IMF như là nhà tài trợ quốc tế duy nhất có khả năng áp đặt các điều kiện cho Ukraina. Có tin cho biết, ngay cả Nga cũng đồng ý để cho IMF can thiệp, với điều kiện là những cải cách mà tổ chức này đưa ra không đi ngược lại lợi ích của Moskva. Bộ trưởng phụ trách Ngân khố Mỹ Jack Lew kêu gọi IMF nhanh chóng giúp đỡ Ukraina. Đại diện Ngoại giao châu Âu, bà Catherine Ashton cũng đề cao vai trò của IMF và không loại trừ việc tổ chức một hội nghị quốc tế các nhà tài trợ, cho phép huy động nhanh chóng một khoản viện trợ, nếu tình hình trở nên khẩn cấp.

      Do bản thân còn đang bị nợ đầm đìa, các nước châu Âu không thể đi xa hơn, ngoài việc cung cấp một số tín dụng, thông qua Ngân hàng Đầu tư Châu Âu và trợ giúp kỹ thuật để hiện đại hóa bộ máy nhà nước Ukraina. Như vậy, kịch bản sắp tới có thể là châu Âu tiếp tục “hô to”, nhưng để cho IMF, Mỹ và Nga thanh toán hóa đơn.

      Theo nhận định của giới chuyên gia, trong thời gian tới, hỗ trợ tài chính của Nga đối với Ukraina đóng vai trò chủ chốt, nhưng cái gì cũng có giá của nó. Trong khuôn khổ viện trợ 15 tỉ USD đã cam kết với cựu Tổng thống Ukraina Viktor Ianoukovitch, hồi tháng 12 năm ngoái, Nga đã tháo khoán 3 tỉ và đình chỉ khoản giải ngân thứ hai trị giá 2 tỉ, sau khi ông Ianoukovitch bị phế truất. Một nhà ngoại giao châu Âu cho rằng, việc ngừng giải ngân là dễ hiểu vì Moskva muốn biết xem họ đưa tiền cho ai ở Kiev.

      Kể từ khi ông Ianoukovitch bị hạ bệ, các nước châu Âu và Mỹ liên tục tuyên bố là việc cứu giúp Ukraina nhất thiết phải có Nga. Theo Pháp, “Nga có các nguồn tài chính cần thiết và những đòn bẩy kinh tế vĩ mô quan trọng, nhất là về giá khí đốt. Nga còn ký hiệp định tự do mậu dịch với Ukraina. Không thể nào tính tới một tương lai ổn định cho Ukraina mà không có Nga”. Một số nhà quan sát tỏ ra lo ngại về viện trợ song phương Nga - Ukraina.

      Ông Timothy Ash nhận định: “Nếu Nga cấp một khoản tín dụng song phương, thì đương nhiên, họ sẽ đưa ra những điều kiện chính trị để kìm hãm hoặc ngăn cản Ukraina hội nhập vào châu Âu”. Điều này thật dễ hiểu cũng giống như những chính phủ khác muốn ăn tiền của phương Tây đâu phải dễ. Chính báo Pháp (Le Monde số ra ngày 27/2) viết rằng: “Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ đặt điều kiện gắt gao, trước khi bỏ tiền ra giúp Ukraina”.

      Xóa
  5. Năm thành phố Nga mit tinh ủng hộ Ukraine
    Các hoạt động ủng hộ Ukraine tiếp tục diễn ra ở Nga. Địa lý các hoạt động quần chúng ngày hôm nay bao trùm tất cả các khu vực LB Nga - xuống đường ủng hộ của nhân dân người dân Ucraine có cư dân của các vùng Viễn Đông, Siberia, khu vực Volga, Trung Nga, ITAR-TASS đưa tin.

    Các cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine và đồng bào sống ở đất nước này bắt đầu ở Nga vào ngày Chủ nhật. Sau đó mit tinh hàng chục ngàn người được thanh niên yêu nước và cựu chiến binh tổ chức ở Moscow, St Petersburg và Krasnodar. Trong các ngày 3-4 tháng Ba sự kiện được tổ chức tại các thành phố lớn, trong đó có các thành phố ở các khu vực Nga gần biên giới với Ukraine - Belgorod, Bryansk, Novocherkassk, Rostov -na-Donu và nhiều nơi khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngoại trưởng Nga hội đàm với bà Ashton về sự cần thiết phải cải cách hiến pháp ở Ukraine
      Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng việc bình thường hóa tình hình ở Ukraine cần dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định về giải quyết khủng hoảng ngày 21 tháng Hai. Tại cuộc gặp với người đứng đầu ngoại giao châu Âu, bà Catherine Ashton, diễn ra ở Madrid hôm thứ Ba, ông Lavrov ghi nhận rằng điều đó liên quan đến việc thực hiện cải cách hiến pháp có tính đến lợi ích tất cả các khu vực Ukraine. Ngoài ra, điều đó bao gồm việc thành lập chính phủ dân tộc thống nhất, giải trừ vũ khí của các nhóm vũ trang bất hợp pháp và loại bỏ chúng khỏi đường phố ở các thành phố Ukraina. Theo Bộ Ngoại giao Nga, ngoại trưởng Lavrov "đã đặc biệt lưu ý người đồng cấp về quan điểm của Nga” mà Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rõ hôm qua.

      Hôm thứ ba, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng ở Ukraine đã diễn ra cuộc đảo chính chống hiến pháp và chiếm chính quyền bằng vũ lực. Tổng thống lưu ý rằng phe đối lập Ukraine đã bỏ qua thỏa thuận với Tổng thống Yanukovych hôm 21 tháng Hai, để đạt được kết quả ngược lại và điều đó càng làm cho tình hình đất nước thêm mất ổn định. Tổng thống Putin nói rằng hiện nay không cần thiết phải đưa quân đội Nga vào lãnh thổ Ukraine.

      Xóa
  6. Thê đội tiên phong: Dân quân Crimea
    Posted on Tháng Ba 5, 2014 by amaritx

    Việc giới quân sự tại CH tự trị Crimea đồng loạt ủng hộ người dân và phe thân Nga đã đẩy chính quyền mới được dựng lên tại Kiev và phương Tây vào thế khó khi xử lý cuộc khủng hoảng tại đây.
    Các căn cứ quân sự ở Crimea đã bị bỏ lại cho lực lượng tự vệ Nguồn: Telegraph
    Theo thông tin mới từ thủ phủ Simferopol của khu vực Crimea, binh sỹ các lực lượng vũ trang Ukraine đóng tại đây đang rời đơn vị, đồng loạt nộp đơn từ nhiệm và lực lượng tự vệ sở tại đã tiếp quản các doanh trại, vũ khí, khí tài quân sự. Trước đó, từ ngày 27.2, trụ sở Hội đồng Tối cao (cơ quan lập pháp) và Hội đồng bộ trưởng (chính phủ) khu vực tự trị Crimea tại Simferopol đã trong quyền kiểm soát của lực lượng tự vệ nói tiếng Nga.

    Các doanh trại quân đội, trang thiết bị quân sự và kho vũ khí bị bỏ lại đã được chuyển sang đặt dưới quyền kiểm soát của lực lượng tự vệ, vốn mới được thành lập để duy trì việc trật tự cho khu vực. Trong khi đó, hãng tin Interfax cùng ngày đưa tin binh sỹ Ukraine đóng tại Crimea, đã đồng loạt quay sang ủng hộ phía chính quyền khu tự trị này. Trang mạng kênh truyền hình Russia Today bản tiếng Anh của Nga cũng đưa tin tàu chỉ huy của Hải quân Ukraine – khu trục hạm Hetman Sahaidachny đã ly khai với chính quyền tại Kiev và ủng hộ Tổng thống hợp hiến Viktor Yanukovych. Trang mạng này dẫn lời Thượng nghị sỹ Nga Igor Moroz khẳng định: “Cờ thánh St. Andrew’s (của Hải quân Nga) đã được kéo lên. Thủy thủ đoàn của tàu đã thực hiện lệnh của Tổng thống (Viktor) Yanukovych”. Khu trục hạm Hetman Sahaidachny đang quay trở về cảng Sevastopol sau khi tham gia cuộc tập trận chung với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

    Trước đó, Tư lệnh Hải quân Ukraine Denis Berezovsky tuyên bố trung thành với chính quyền CH tự trị Crimea, chỉ 1 ngày sau khi được Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksanr Turchynov bổ nhiệm vào chức vụ này. Trong tuyên bố phát trên truyền hình được đưa ra từ tổng hành dinh Hạm đội Biển Đen của Nga ở Crimea, ông Berezovsky nêu rõ: “Tôi xin thề sẽ trung thành với người dân khu Cộng hòa tự trị Crimea, những người anh hùng của thành phố Sevastopol. Tôi xin thề sẽ hoàn thành nhiệm vụ của một quân nhân, đó là bảo vệ cuộc sống và sự tự do của người dân tại Cộng hòa tự trị Crimea”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong bối cảnh tình hình tại Crimea khá căng thẳng và chính quyền tự trị đã quyết định đẩy nhanh kế hoạch tổ chức trưng cầu ý dân về mở rộng quy chế tự trị, quyền tự quyết vào ngày 30.3 tới, thay vì thời điểm 25.5 được ấn định trước đó, kết hợp với việc Thủ tướng Crimea chính thức đề nghị Nga hỗ trợ bảo đảm an ninh, theo giới phân tích quốc tế, những diễn biến này được nhìn nhận là khá thuận với chính quyền của Tổng thống hợp hiến Yanukovych. Đánh giá một cách đơn giản nhất, sự ủng hộ của quân đội Ukraine tại đây đối với chính quyền Crimea sẽ góp phần bảo đảm an ninh và không có các cuộc xung đột vũ trang “huynh đệ tương tàn” tại nước CH tự trị có đa số là người gốc Nga sinh sống này. Sâu xa hơn, đây là sự thể hiện thái độ của một phần lực lượng quân đội đối với hành vi phế truất Tổng thống hợp hiến Yanukovych của phe đối lập tại thủ đô Kiev.

      Hành động trên của quân đội Ukraine tại Crimea được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức đề nghị Quốc hội nước này phê chuẩn kế hoạch điều động quân nhân để bảo đảm an toàn cho công dân Nga tại Crimea theo đề nghị của chính quyền nước CH tự trị này. Trên góc nhìn này, có thể thấy Nga không cần buộc phải đưa bộ binh vào Crimea, hành động bị phương Tây lên án là xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, Moscow có thể tránh được búa rìu dư luận nhưng vẫn kiểm soát được tình hình tại đây. Tuy nhiên, quan trọng hơn, với quyết định đứng về chính quyền Crimea, quân đội Ukraine tại đây đã đẩy phương Tây vào thế khó khăn hơn trong giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia Đông Âu này. Ngay khi tình hình tại Crimea leo thang, việc Mỹ và NATO triển khai quân tới đây đã là điều “không tưởng”. Trước tiên, đó là vị trí địa lý không thuận lợi. Để tác động được đến Ukraine, phương Tây sẽ phải huy động Hạm đội 6 – có trụ sở tại Naples (Italy)- vào Biển Đen thông qua Eo biển Dardanelles và Bosphorus, một động thái mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phản đối và Nga sẽ coi như một mối đe dọa trực tiếp. Trong khi đó, miền Đông Ukraine không giống Mali, Chad hay Afghanistan. Chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya năm 2011 của Anh – Pháp chủ yếu là sử dụng không quân và cũng chỉ có thể thực hiện được với sự hỗ trợ của Mỹ. Các đường khác để vào Ukraine đều không khả thi khi phải vượt qua hệ thống phòng không của Nga và Belarus. Thêm vào đó, tiềm lực quân sự và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ và NATO đã sụt giảm đáng kể do các chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng của mỗi nước thành viên. Thêm vào đó, các chính quyền phương Tây không mấy hào hứng với giải pháp can thiệp quân sự do sự tốn kém và bài toán lợi ích đổi lại chi phối. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng cam kết rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông là để chấm dứt chiến tranh chứ không phải để khởi động các cuộc chiến mới, nên chắc chắn ông không thích thú gì với các cuộc xung đột vũ trang mới, dù ở Syria hay bất cứ nơi đâu.
      Thành An
      http://amaritx.wordpress.com/2014/03/05/the-doi-tien-phong-dan-quan-crimea/

      Xóa
  7. Ngoại trưởng Mỹ Kerry vừa lên tiếng phản ứng trước việc Nga đưa quân vào Crimea rằng:

    "Bạn không thể cứ xâm lược một nước khác bằng một cái cớ giả tạo nhằm mục đích khẳng định quyền lợi của mình. Đó là một hành vi của thế kỷ 19 trong thế kỷ 21."
    “You just don’t invade another country on a phony pretext in order to assert your interests. It’s really 19th century behavior in the 21st century.”.

    Trên fb, một anh bạn Occupy Wall St. nào đó vừa đăng 1 stt:
    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=702981779769799&set=a.217603604974288.57691.217514361649879&type=1&theater
    ----
    Occupy Wall St.

    John #Kerry: "“You just don’t invade another country on a phony pretext in order to assert your interests. It’s really 19th century behavior in the 21st century.”

    Question: who attacked, invaded, bombed, occupied, looted, devastated, gassed, nuked, droned, genocided the people in #Vietnam (about 2 mil. Civilian casualties), Laos, Cambodia, Grenada, Panama, Chile, Iraq, Afghanistan, Libya, Somalia, Sudan, Pakistan, Yemen, Syria?
    ----
    "Ai đã tấn công, xâm lược, bỏ bom, chiếm đóng, hôi của, tàn phá, dùng hơi ngạt, bom nguyên tử, đánh bom bằng drone, diệt chủng dân Việt Nam (khoảng hai triệu dân thường), Lào, Cam, Grenada, Panama, Chile, Iraq, Afghanistan, Libya, Somalia, Sudan, Pakistan, Yemen, Syria?"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những bình luận hàng đầu
      Lilia Ben Mahmoud, Jonas AnonPirate, Polina Asnva và 687 người khác thích điều này.
      555 lượt chia sẻ
      Manuela Manuela F****amerika!!!!
      62 · 3 Tháng 3 lúc 13:33

      6 trả lời · 7 giờ trước

      Roxane Rogers I know I saw this yesterday on the news and couldnt believe it!!!
      14 · 3 Tháng 3 lúc 13:37

      Nguyễn Ngọc Huy
      Ảnh của Nguyễn Ngọc Huy.
      19 · Hôm qua lúc 0:01

      Gonçalves Pereira america is the cancer
      6 · Hôm qua lúc 1:39
      Mutahar Irfan Hypocrisy, lies and deceit are the tools US govt uses on their people and all other nations. Vietnam or anywhere else... US mostly invades, kills pillages in the name of peace. They have hardly ever solved any problems. "When the axe gets too heavy it can fall on your own foot"
      6 · Hôm qua lúc 0:58

      Steve Edmunds F America
      And no place else!!
      6 · 3 Tháng 3 lúc 13:34

      Mutahar Irfan Brandon Weldon why is it always called intervention when it comes to USA? And not invasion, interference, intrusion ? The people of your country are innocent but ur government isn't. They are the witnesses of their own hideous crimes against humanity f...Xem thêm
      5 · Hôm qua lúc 0:51

      Konrad Kurzt and USA gets away with it all because their social engineering and media propaganda is the most efficient at making people ignore truth
      5 · Hôm qua lúc 0:29

      Zack Gentsch
      Ảnh của Zack Gentsch.
      13 · 3 Tháng 3 lúc 14:36

      Amr Yousef Let's not forget advocating what Israeli governments are doing to Palastinians !!!!!!!!
      4 · Hôm qua lúc 4:38

      Ayhan Ahmet Ozturk Genghis Han says never kill children and women in a war!
      3 · 3 Tháng 3 lúc 13:39
      Dcg Doggi Poor John , I Feel Really Sorry for Him , Now to see it all from an American Point of View ,.Who appointed that Man John Kerry as a US State Secretary ??? Cause that Statement he Made above there will Go Down in the History of Mankind as the Pinnacle of the US American Hypocrisy ,..At this Point America Not Only lost an Individual Respect to other Countries in the World Nut it loosing Dignity to Itself ,..
      2 · 3 Tháng 3 lúc 17:20 · Đã được chỉnh sửa

      Inga Nevagno America
      2 · 3 Tháng 3 lúc 13:42

      Iosif Chavez Arreola Meanwhile, in France
      Ảnh của Iosif Chavez Arreola.
      4 · 3 Tháng 3 lúc 13:41

      Valentin Costea all done by american jew sionists
      1 · Hôm qua lúc 6:53

      Shameema Mohamed War Corporations are the industry that owns the USA government. And they're partnered with the media corporations that feed viewers engineered lies until they believe it. I get patriotism tho... A society / population should be committed and be investe...Xem thêm
      1 · Hôm qua lúc 5:05

      Usman Janjua 4 million in iraq afganistan alone..
      1 · 3 Tháng 3 lúc 21:19

      Ibrahim Mohamed Americans are Basta*ds
      1 · 3 Tháng 3 lúc 20:01

      Djoe Man Lung He fought first and then he was against that war? He must have been very upset with himself
      1 · 3 Tháng 3 lúc 18:53

      Badescu Liviu Andrei But as you can see, they did not invade Israel..
      1 · 3 Tháng 3 lúc 15:40

      Samira Abdelkader The whole world is burning for the sake of Israel
      23 giờ trước

      Georgie Bray That John Kerry is a real swell guy hey Geoffrey ?
      1 · 3 Tháng 3 lúc 13:55
      PX Roth You are sick. You accept a war because other counties do war before. Go home you don't want peace, just looking and post pictures on Facebook. You are just a puppet and don't even know it. I hate the usa too but russia is more worst so rethink your stand!
      1 · 3 Tháng 3 lúc 13:45

      Xóa
    2. G Jehoseph Dick What about this?
      1 · 3 Tháng 3 lúc 13:33
      Albert Sedláček And now something about Starving on Ukraine 1933
      1 · 3 Tháng 3 lúc 13:32
      Gustavo Edmundo Ocariz Rocha bastardos.
      3 · 3 Tháng 3 lúc 20:27
      Mirwais Kakar Pakistan??????
      2 giờ trước
      Gloria Ocampo mmmmmmmm q tal pues
      11 giờ trước
      Armanda Pransiska Goddamned amer**a
      13 giờ trước
      Ysmael Alpha funny americans
      17 giờ trước
      Occupy Rosario ONE WORD "IRAQ"
      23 giờ trước
      Samy Maskell Isn't that platoon?
      23 giờ trước
      Mo McEown Sad but true
      Hôm qua lúc 6:39
      Lili Paul
      Hôm qua lúc 4:49
      Здравко Шормаз Yugoslavia?
      Hôm qua lúc 2:45
      Johnny Hagelberg Dident take it for real when Kerry said it..... US is a big joke!!
      Hôm qua lúc 2:29 · Đã được chỉnh sửa
      Angelo Rashid JAPAN
      3 Tháng 3 lúc 23:13
      Brandon Weldon There was not a single nuke used in any of the countries mentioned, as well, that picture is from a movie so is not an actual representation of America's intervention in Vietnam. Facts are fun for everyone, lies will lead to your demise. Please reform your comments.
      3 Tháng 3 lúc 21:42
      Ghany Nuris Alhakim This image is from the movie 'Platoon' production stills. See the Sgt. Barnes (Tom Berenger) with that scar? that's definitely from Platoon. I know, I'm only bragging about the picture, so.. Yeah
      3 Tháng 3 lúc 21:25
      Aidan Holmbraker Things like that just Kerry over into other countries.
      3 Tháng 3 lúc 20:06
      Dalia Moursy
      3 Tháng 3 lúc 19:55
      David Jorquera But seriously I just want to see evidence of this. I know most of what was stated is already true through my own research, but I'm specifically interested in the first five countries and Sudan.
      3 Tháng 3 lúc 19:02
      David Jorquera Can anyone back this up? And really? We didn't nuke Vietnam.. That was japan.
      3 Tháng 3 lúc 19:01
      Nicholas Zancanata I'm no fan of Kerry, but he was in fact an activist AGAINST the Vietnam war when he returned....
      3 Tháng 3 lúc 17:43
      Sateaunhaday Daukei its always been like this folks check it out
      Ảnh của Sateaunhaday Daukei.
      3 Tháng 3 lúc 17:24
      Abd Suleiman in Syria!! when did thay Attack Syria?
      3 Tháng 3 lúc 17:22
      Joao Carlos Correia Go Russia
      3 Tháng 3 lúc 17:14
      Sheila O'Leary U s
      3 Tháng 3 lúc 16:44
      Na Artem So that makes fascist, xenophobic, terroristic Russia's invasion of Ukraine okay? What's your point. Both are guilty, as we're the Portuguese, Brits, etc at one time. Agression is wrong. Period.
      3 Tháng 3 lúc 16:42

      Xóa

  8. Tổng thống Nga được đề cử nhận giải Nobel Hòa bình
    Tổng thống Nga được đề cử nhận giải Nobel Hòa bình

    Photo:RIA Novosti

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cử như ứng viên nhận giải Nobel Hòa bình.

    Đó là thông báo ở Oslo hôm thứ Tư của ông Geir Lundestad đứng đầu Viện Nobel.

    Năm nay có con số kỷ lục các ứng viên để xét trao giải thưởng. Trong danh sách gồm 278 chính trị gia, các nhân vật và tổ chức hoạt động xã hội, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Francis và người tố giác tình báo Mỹ Edward Snowden. Ủy ban Nobel sẽ công bố danbh tính người đoạt giải Hòa bình vào trung tuần tháng Mười.

    Trả lờiXóa