Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Ucraina chưa bình yên

Suốt cả tuần qua, đặc biệt là 2 ngày cuối tuần, tại vùng phía Đông và phía Nam Ucraina liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình chống những người tiếm quyền ở Thủ đô Kiep. Odessa, Donetsk, Kharcop, Mariupol, Lugansk... người dân đổ xuống đường giương cao quốc kỳ Nga và những khẩu hiệu phản đối chính quyền hiện nay ở Kiep.


митинг, митинга на площади, референдум, федерализациямитинг, митинга на площади, референдум, федерализация
митинг, митинга на площади, референдум, федерализациямитинг, митинга на площади, референдум, федерализация

Xem video clip:
 Ucraina chưa bình yên

 


Khắp các thành phố phía Đông và phía Nam sục sôi:

Bản đồ các thành phố lớn ở Ukraina. Những cuộc biểu tình đòi tiến hành trưng cầu dân ý tách ra khỏi Ucraina đã diễn ra ở các thành phố lớn Odessa, Mykolaiv, Kherson, Kharkop, Donetsk. Trong 2 ngày cuối tuần qua còn có thêm 2 thành phố là Luhansk và Mariupol- đây đều là 2 thành phố công nghiệp nằm trong tốp 10 thành phố lớn nhất ở Ucraina.

Khoảng cách từ Mockva đến Luhansk (đoạn tô màu tím từ A đến B) chỉ có 978 km

KHARKOP:

 

Xem video clip:
 
Hơn hai nghìn rưỡi người đã đổ ra Quảng trường Tự do ở Kharkov trong cuộc miting ủng hộ liên bang hóa Ucraina, Status Quo đưa tin. Theo thông tin của ấn phẩm, người dân vẫy cờ của Nga, Ucraina, Belarus, Kharkov, và của hải quân Nga.
 Bên tượng đài Lenin tại quảng trường đã xuất hiện những biểu ngữ "Kharkov yêu cầu trưng cầu dân ý" ,"Yanukovych - tổng thống hợp pháp". Các nhà hoạt động đã đổ ra đường phố và kêu gọi chính quyền địa phương lắng nghe ý kiến ​​của họ. Những người dân thành phố yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý, duy trì tiếng Nga, cũng như phản đối xích lại với NATO và Liên minh Châu Âu.
Trong thời gian miting, những người biểu tình đã đọc nghị quyết, trong đó nhấn mạnh rằng Kharkov "không tuân theo chính quyền" và từ chối công nhận tính hợp pháp của Igor Balut là thống đốc (ông được bổ nhiệm tới vào đầu tháng ba). 
Ngoài ra, những người biểu tình cũng đòi Hội đồng tỉnh tiến hành hội nghị bất thường, cũng như việc bãi bỏ các cuộc bầu cử tổng thống Ucraina trước thời hạn được ấn định vào ngày 25 tháng Năm.

ODESSA:



 Odessa ủng hộ trưng cầu dân ý

 Xem video clip:
Khoảng 4 ngàn người tham gia biểu tình tại Odessa. Những người tổ chức nói rằng đã có 25 ngàn người tham gia cuộc biểu tình này. Người dân Odessa  kêu gọi Tổng thống hợp pháp Ucraina Vichtor Yanukovich hãy nhanh chóng trở về để cứu Tổ quốc. Theo họ, trên khắp đất nước rất cần lập lại trật tự pháp luật.
DONETSK:


Sự kiện tương tự diễn ra ngày hôm qua tại Donetsk. Khoảng bốn nghìn người biểu tình tụ tập tại quảng trường Lê Nin và yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý để xác định số phận của Donbas trong tương lai. Một số người dân thành phố đã tuyên bố sự cần thiết trở về Ucraina của tổng thống hợp pháp Viktor Yanukovych, bởi vì trong nước hiện tại không có kỷ cương.

LUGANSK:

 Khẩu hiệu: Nói KHÔNG với những kẻ tiếm quyền
Lugansk đã thu thập được 100 nghìn chữ ký ủng hộ sáp nhập vào Nga. 

Những người tham gia cuộc "Trưng cầu dân ý" ở Lugansk đã thu thập được hơn 100 nghìn chữ ký để tỉnh Lugansk sáp nhập vào Nga. "Trưng cầu dân ý của tỉnh Lugansk" được tổ chức như một cuộc điều tra xã hội học​​. Nó bắt đầu vào ngày 16 và sẽ tiếp tục trong một tuần nữa. Những kết quả đầu tiên đã được công bố ngày hôm nay tại một cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố.
Gần nghìn người tụ tập bên ngoài trụ sở của Cục an ninh. Những người dân của tỉnh Lugansk đã yêu cầu Yanukovich bảo vệ và lập lại trật tự ở trong nước, ITAR-TASS  dẫn các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin. Ngày 16 tháng Ba, tại Lugansk đã diễn ra "cuộc trưng cầu dân ý nhân dân". Mặc dù bị tòa án cấm đoán, nhưng hàng nghìn người đã tập  trung trên  quảng trường Những người anh hùng của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Cư dân thành phố được đề nghị trả lời những câu hỏi về sự tin cậy đối với ban lãnh đạo hiện nay của Ucraina, khả năng gia nhập Liên minh thuế quan, cũng như thay đổi quy chế của tỉnh Lugansk như "chủ thể của liên bang trong thành phần của Ucraina".

MARIUPOL


 жители Мариуполя потребовали прекратить уголовное преследование активистов и вернуть Виктора Януковича в президентское кресло
 Cư dân Mariupol yêu cầu ngăn chặn việc truy tố các nhà hoạt động và trả lại chức vụ Tổng thống cho Viktor Yanukovych
 
 Виктор Янукович срочно на работу! Cпасай страну!
 Viktor Yanukovych khẩn trương trở lại làm việc! Hãy cứu Đất nước!
 Nói KHÔNG với bọn phát xít

 Tổng thống hợp pháp của chúng tôi, hãy cứu nhân dân của mình!
================

Lãnh đạo Crimea kêu gọi chống chính quyền Kiev
Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov. (Ảnh: Reuters)
Theo AFP, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov ngày 23/3 đã hối thúc những người Nga ở khắp Ukraine đứng lên chống lại chính quyền Kiev, đồng thời hoan nghênh Nga đã bất chấp sự giận dữ của Phương Tây.
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh các nhà cầm quyền được Phương Tây ủng hộ ở Kiev ngày càng lo lắng về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sắp ra lệnh tấn công tổng lực nhằm vào Ukraine.

Trong bài viết gây xúc động trên trang mạng xã hội Facebook và được đọc trên truyền hình Crimea, ông Aksyonov cho rằng bán đảo nằm bên bờ Biển Đen này đã bắt đầu phải đối mặt với "số phận buồn" trong thời gian ba tháng diễn ra biểu tình đẫm máu với sự tham gia của cả lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc và lực lượng ủng hộ Phương Tây từng lật đổ chính quyền ủng hộ Điện Kremlin ở Kiev.

Ông Aksyonov viết: "Tuy nhiên, chúng ta đã kháng cự và giành chiến thắng. Đất mẹ của chúng ta - nước Nga - đã mở rộng vòng tay giúp đỡ. Vì vậy, hôm nay, tôi kêu gọi các bạn đấu tranh. Tôi kêu gọi các bạn phản đối lựa chọn do một nhóm chính đảng được các đầu sỏ chính trị tài trợ, sắp đặt cho các bạn." Aksyonov cũng cho biết ông "tin chắc" rằng tương lai của khu vực Đông Nam Ukraine sẽ thoải mái trong một liên minh gần gũi với Liên bang Nga - một liên minh chính trị, kinh tế và văn hóa"./.
=========


Mời xem các bài liên quan:

30 nhận xét:

  1. http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28419.90.html

    Trả lờiXóa
  2. Ô bá mà gay rùi!
    Kiến nghị để Alaska trở lại về Nga sau hai ngày đã có 7,5 nghìn người ủng hộ
    Петицию за возвращение Аляски России за 2 дня поддержали 7,5 тысячи человек

    Kichbu theo: bfm.ru

    Nếu gần trong một tháng, sẽ thu được thêm 92.500 phiếu, nó sẽ được chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ xem xét.

    Kiến nghị ủng hộ sự trở lại của Alaska về Nga, công bố trên website của Nhà Trắng, sau 2 ngày đã thu được 7,5 nghìn phiếu bầu ủng hộ. Để chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ xem xét vấn đề này, đến ngày 20 tháng Tư cần có 100 nghìn người ủng hộ sang kiến này.

    Новость на Newsland: Петицию о присоединении Аляски к РФ подписали 12 тысяч человек

    Trong kiến nghị nói, những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Mỹ là người Nga - "họ là những thành viên của thủy thủ đoàn tàu “Svitoi Gabriil”, Sự kiện quan trọng này xảy ra vào ngày 21 tháng Tám năm 1732, trong khuôn khổ của đoàn thám hiểm của Shestakov Athanasius và Dmitry Pavlutski trong giai đoạn 1729-1735. Các tác giả bản kiến ​​nghị cũng nhắc lại rằng trong thời cổ đại, "một nhóm người Nga Siberi" đã vượt qua eo biển Bereng hiện nay, và những người này bắt đầu định cư trên bờ biển Bắc Cực, tại Aleut và quần đảo Aleut.

    Trước đó ngày hôm nay, ngày 23 tháng Ba, đại diện thường trực của Nga tại Liên minh Câu Âu, Vladimir Chizhov, đã nói đùa rằng thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ John McCain «hãy trông coi Alaska», nó từng một thời là của Nga.
    Kichbu

    Trả lờiXóa
  3. Ukraina nên trung lập,thằng nào cũng chơi hết sẽ vừa có tiền của Nga và Mỹ, EU vừa ổn định được tình hình hiện tại. Nếu làm vậy ngay từ đầu thì không mất Crimea. Khó là không có nhân vật đủ uy tín với 2 miền đông và tây.

    Các thành phố miền đông và nam đừng nên sáp nhập vào Nga vì sẽ gây ra tiền lệ rất xấu, Mỹ và EU sẽ không ngồi yên đâu. Ông Putin thừa thông minh để hiểu và ông ấy không cần sáp nhập vì đông và nam chịu ảnh hưởng của Nga từ lâu rồi.

    Một vấn đề đáng lo ngại nữa là mấy anh nghị đảng phát xít Swodoba đòi tái khởi động vũ khí hạt nhân. Mấy anh này mà có vũ khí hạt nhân thì không biết hậu quả sẽ như thế nào ?

    Trả lờiXóa
  4. Triển vọng gần: Thăm Việt Nam một tháng không cần visa

    Các nhà kinh doanh du lịch Nga tham gia Triển lãm-Hội chợ quốc tế "Lữ hành và du lịch - MITT" trong tâm thế chờ đợi những tin tức mới tốt lành.

    Thời hạn miễn thị thực với du khách Nga lưu trú trên đảo Phú Quốc của Việt Nam đã được tăng thêm, từ hai tuần thành một tháng.

    Thông tin này do các đồng nghiệp Việt Nam tham gia Triển lãm loan báo. Phải nói ngay rằng các đại biểu từ Việt Nam là thành viên không thể thiếu của toàn bộ những đợt trưng bày quảng bá du lịch tiến hành ở Nga. Hoạt động tích cực của họ là một trong những nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh chóng lưu lượng khách du lịch Nga đến thăm và nghỉ dưỡng tại đất nước phương Nam ấm áp, - như nhận định của ông Nguyễn Quốc Hưng từ ban lãnh đạo cơ quan du lịch Việt Nam. Bởi nếu trong năm 2011, Việt Nam đón 100.000 khách Nga, thì trong năm qua – con số này đã là xấp xỉ 300.000 người.

    Ông Nguyễn Quốc Hưng cho rằng tại Việt Nam các vị du khách Nga luôn được đón chào nồng nhiệt hơn ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Bởi đối với nhân dân Việt Nam thì người Nga không chỉ thuần túy là khách du lịch. Các du khách Nga còn là sứ giả của đất nước mà Việt Nam gắn bó bằng mối liên hệ hữu nghị lâu năm. Minh chứng về điều đó là cả tượng đài vinh danh tri ân những người Nga và người Việt đã hy sinh trong cuộc đấu tranh chung vì tự do và độc lập của đất nước Việt Nam. Tượng đài độc đáo này được dựng ở Cam Ranh - một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của Việt Nam.

    Xin nói thêm rằng trong vịnh Cam Ranh ngay vào đầu thế kỷ 20 đã có các tàu Nga ghé thăm khi trên đường vùng chiến sự của cuộc chiến Nga-Nhật thời đó. Còn hồi cuối thế kỷ qua, trong suốt hai thập niên tại Cam ranh có căn cứ hải quân Nga.

    Vậy là, từ nay các du khách Nga lên đường tới đảo Phú Quốc nghỉ ngơi cả tháng cũng không cần làm thủ tục xin cấp visa nữa. Liệu có thể mong đợi áp dụng chế độ như vậy với toàn thể khách du lịch Nga đến Việt Nam? Trả lời câu hỏi này của phóng viên đài "Tiếng nói nước Nga", ông Nguyễn Quốc Hưng cho biết cơ quan ông cũng đã nêu đề đạt tương tự với tổ chức Chính phủ có trách nhiệm của Việt Nam. Nhiều hy vọng rằng vấn đề kéo dài thời hạn miễn visa cho công dân Nga tại Việt Nam thành một tháng rồi đây sẽ được giải quyết tích cực trong tương lai gần.

    Như vậy, có đủ mọi cơ sở để tin rằng lưu lượng dòng chảy du lịch Nga đến Việt Nam sẽ tăng đáng kể. Như nhận xét của ông Nguyễn Quốc Hưng, viễn cảnh đó cũng rất quan trọng đối với Việt Nam, bởi trong thời gian lưu lại nghỉ dưỡng thăm thú đất Việt, các vị khách Nga thường tiêu nhiều tiền hơn phần đông người từ các nước khác.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_03_24/270133261/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ukraina đã giảm đột ngột lượng điện cung cấp cho Crưm xuống còn 50%, - như tuyên bố của ông Rustam Temirgaliev Phó Thủ tướng nước Cộng hòa.

      Buổi tối ngày 23 tháng Ba điện bị ngắt trong một số quận ở thủ phủ hành chính của Crưm là Simferopol, - như ITAR-TASS phản ánh.

      Theo lời ông Temirgaliev, nước Cộng hòa kết nối với Ukraina ba đường dây tải điện cao áp. “Theo những đường dây tải này hãng cung cấp của Ukraina là "Ukrenergo" đã hạ thấp công suất – giảm hai lần lượng điện cung cấp. Tức là bây giờ bán đảo chỉ nhận 50% lượng điện kế hoạch”, - ông giải thích.

      Đồng thời ông Temirgaliev cũng cho biết Crưm đã sẵn sàng trước bước đi như vậy của Kiev và kịp thời đối phó với thực tế giảm cung cấp. "Vào thời điểm này chúng tôi có khoảng 900 đơn vị phát điện diesel cơ động bố trí khắp bán đảo. Một phần số này đã làm việc để đảm bảo điện cho các bệnh viện, vận hành trạm bơm duy trì nguồn cung cấp nước ổn định cũng như các cơ quan chính quyền để điều phối công tác”, - Phó Thủ tướng thứ nhất của nước Cộng hòa tuyên bố.
      Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_24/270103779/

      Xóa
  5. 15 năm vụ oanh tạc Nam Tư

    Photо: EPA

    15 năm trước đây trên bản đồ châu Âu xuất hiện điểm nóng - ngày 24 tháng Ba 1999 không quân Hoa Kỳ và NATO bắt đầu dội bom Nam Tư và chiến dịch oanh tạc dã man kéo dài hơn hai tháng.

    Hành động xâm lược của phương Tây đã giết chết gần hai nghìn thường dân.

    Cuộc xâm lược của Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương chống Nam Tư trong năm trước ngưỡng cửa thế kỷ XX đã là đòn chung cục trong quá trình chiến dịch kéo dài nhiều năm của phương Tây chống lại quốc gia vùng Balkan này. Bom và roc-ket dội xuống các thành phố Serbia hoàn thành hình dạng mới của bản đồ Đông Âu.

    Một trong những mục tiêu chính của Hoa Kỳ là phô trương cho thế giới thấy rằng người Mỹ có thể áp đặt ý muốn và quyền phân định lãnh thổ tại bất cứ nơi nào ở châu Âu. Như vậy, từ cố gắng của Washington đã xuất hiện Cộng hòa Kosovo kỳ dị, mà vai trò thực sự chỉ là vị trí một bàn đạp kế tiếp của Mỹ, - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chiến lược Nga, ông Vasily Kashyrin nhận xét.

    “Đó là nước chư hầu tin cẩn và trung thành của phương Tây. Tại đó có căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất trên tòan lục địa Âu. Hoa Kỳ xây dựng cả một pháo đài-thành trì quân sự thực thụ. Họ đã bám trụ trong nhiều thập kỷ và không sửa soạn rời đi”.

    Liên bang Nam Tư đã bị chia xẻ thành mấy nước Cộng hòa nhỏ và các vùng đất riêng biệt, nhưng phương Tây không dừng lại. "Đôi cánh dân chủ” của người Mỹ còn gieo rắc sự tàn phá hủy diệt cả ở Iraq, Afghanistan và Libya. Bây giờ, họ đã sẵn sàng chinh phạt một Syria không chịu khuất phục, nhưng cơ chế thế lực đơn cực đột nhiên bị chặn lại – trên con đường bành trướng chính sách châu Âu-Atlantic đã vấp phải sự phản đối kiên quyết của Nga, - chuyên viên Vasily Kashyrin nói.

    “Đã thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới. Nga không còn là nước bạc nhược yếu kém như vào năm 1999, và năm qua Nga đã chứng tỏ rõ rệt điều đó trong quá trình cuộc khủng hoảng Syria, khi Matxcơva bằng chính sách ngoại giao hợp lý và lập trường có tính nguyên tắc đầy trọng lượng đã không cho phép phương Tây khởi động chiến dịch xâm lược quân sự chống Syria”.

    Sai lầm và thất bại tiếp theo của chủ nghĩa bạo lực châu Âu-Đại Tây Dương là Crưm. Hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu dưới góc độ nhân văn, cộng đồng cư dân trên bán đảo nói tiếng Nga đã yêu cầu Matxcơva giúp đỡ khỏi sự lộng hành của thế lực cực đoan hiếu chiến thân phương Tây ở Ukraina. Còn kết quả hoạt động thể hiện ý chí tự do của nhân dân Crưm về việc gia nhập vào thành phần Nga thì ở châu Âu lại coi như vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước Ukraina. Chuyên viên Vasily Kashyrin kết luận, thái độ như thế của Tây Âu và Hoa Kỳ rõ ràng là hiệu ứng của chính sách tiêu chuẩn kép.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_03_24/270114818/

    Trả lờiXóa
  6. Chính khách Mỹ- Romney: Obama thiển cận trong quan hệ với Nga làm Hoa Kỳ gặp hàng loạt vấn đề

    © Collage: «The Voice of Russia»

    Ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ từ đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2012 là ông Mitt Romney cho rằng ông Barack Obama lẽ ra có thể ngăn chặn một số sự kiện ở Ukraina nếu như có tầm nhìn xa hơn.

    "Không cần nghi ngờ gì, sự thiển cận của Tổng thống trong quan hệ với Nga và phán đoán không chính xác của ông về dự định và mục tiêu của Matxcơva đã khiến chúng ta phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trong chính sách đối ngoại", - ông Romney tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Mỹ CBS.

    "Đáng tiếc là do không đoán được ý định của Nga, ông (Barack Obama) đã không thực hiện những bước đi lẽ ra ngăn được những trường hợp mà ta đang thấy bây giờ ở Ukraina và Syria”, - ông Romney nói thêm.

    Theo cựu ứng viên Tổng thống, ông Obama cần sớm bắt đầu công việc với các đồng minh của Mỹ để xác định rõ "sự can thiệp vào Ukraina sẽ có hậu quả gì đối với Nga”.

    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_24/270109822/

    Trả lờiXóa
  7. Công Nông đối thoạilúc 21:04 24 tháng 3, 2014

    Chưa thể bình yên được một khi những kẻ được Mỹ và phương Tây vẫn yên vị ở Kiep để điều hành 1 bộ máy nhà nước theo kiểu côn đồ.

    Rõ ràng chúng đã và đang mất quyền kiểm soát cả khu vực rộng lớn ở phía Đông& Nam đất nước.

    Còn ngay ở phía Tât và Trung cũng loạn lạc không kém. Ở đây ng dân không chống chính quyền Kiep nhưng họ cũng không tôn trọng. Vô chính phủ, vô luật pháp.

    Trả lờiXóa
  8. Chó ghẻ Xích lô cởi áo của mình đóng vai "cháu ngoan" đi nịnh Lồn chủ nhà mà ko bít nhục. bộc lộ bản sắc của lũ chó "dân chủ" nhục nhã vô cùng nhục hơn chui gầm bàn ăn của lũ Việt Tân Đcm mày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Nặc danh 21:12 : Sao ông không một lần hỏi thẳng Admin của trang này xem có phải Xích Lô và cháu ngoan là một không mà ông cứ hậm hực với cháu mãi thế ? Ông thử đọc các còm từ trên xuống dưới xem có ai dùng từ ngữ như ông không ? Cháu không giận khi ông nổi nóng nhưng viện cớ đó để xử dụng ngôn từ mà ông quen dùng hằng ngày thì cháu chẳng phục ông tẹo nào. Chắc những người khác cũng thế !

      Xóa
    2. Tôi không nghĩ cháu ngoan là Xích Lô, tôi nghĩ đây là nick khác của Sinh viên. Những nick này là của một kẻ chuyên giả nai.
      Nhưng mà chuyện nick nọ nick kia đâu có gì là quan trọng. Không quan tâm.

      Xóa
  9. Càng ngày càng thấy google.tienlang đúng.
    Mấy tên tiếm quyền ở Kiep không nghe lời khuyên (quên Crưm đi) để lo giữ Kiep...
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/ucraina-hay-quen-crum-i-khan-truong-va.html

    Trả lờiXóa
  10. Kể từ khi bắt đầu tình trạng bất ổn tại Kiev, hơn 1.500 nạn nhân đã xin trợ giúp y tế, báo cáo của Bộ Y tế Ukraine cho biết.

    "Từ ngày 18 tháng Hai, khi bắt đầu bạo loạn ở trung tâm Kiev, hơn 1500 nạn nhân đã đến các đội chăm sóc y tế khẩn cấp và các tổ chức y tế công cộng tại Kiev để xin hỗ trợ, 980 người trong số đó đã nhập viện," – Bộ y tế cho biết. Trong mấy ngày gần đây, có sáu người đến đề nghị giúp đỡ y tế, ba người trong số đó còn ở bệnh viện. Từ khi bắt đầu tình trạng bất ổn ở Ukraine, có 103 người thiệt mạng, trước đây có tin về 1440 nạn nhân, theo RIA Novosti.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_24/270128355/

    Trả lờiXóa
  11. Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Ucraina: Khả năng xảy ra chiến tranh với Nga đang ngày một

    Khả năng xảy ra chiến tranh trên thực tế giữa Ucraina và Nga đang ngày một gia tăng, Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Ucraina Andrei Deshitsa tuyên bố trên kênh truyền hình Mỹ ABC News, Đài phát thanh “Tự do” đưa tin.

    “Chúng tôi không biết trong đầu Putin nghĩ gì và ông ấy sẽ có quyết định thế nào. Vì vậy, tình hình đã trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với tuần trước”, - ông Deshitsa nói.

    Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Ucraina nhấn mạnh, tình hình thực tế đang hết sức căng thẳng, mặc dù cộng đồng quốc tế đã nỗ lực giúp đỡ Ucraina ngăn cản Nga bằng các biện pháp trừng phạt và hoạt động ngoại giao.

    Trả lờiXóa
  12. Nhiều chính trị gia Ucraina vẫn đang nhận chỉ đạo của Yanukovich từ Nga (thông tin báo chí)

    Hàng tuần, có những chính trị gia Ucraina thường xuyên đến Barvikha (ngoại ô Matxcơva) để nhận chỉ đạo của Tổng thống bị truất quyền Victor Yanukovich. Hãng thông tấn “Vesti” đưa tin, dẫn lời nguyên Chủ tịch khu vực hành chính Bắc Matxcơva, Chủ tịch Hội đồng trung ương đảng “Liên minh Xanh - Đảng Nhân dân” (Nga) Oleg Mitvol.

    “Theo như tôi được biết, ông ấy đang tư vấn về kỳ bầu cử sắp tới”, - ông Mitvol cho biết và nói thêm rằng cựu Tổng thống Ucraina Victor Yanukovich cũng không ít lần rời dinh thự ở Barvikha để thực hiện các chuyến đi trong Nga.

    Sống cùng với ông Yanukovich ở Nga có bà vợ ngoài hôn thú Liubov Polezai và con gái của bà này. Thông tin dường như được cung cấp bởi những người coa quan hệ thân thiết với cha đẻ của bà Polezai - ông Leonid Sadykov.

    “Cách đây một tuần, ông ấy nói là Nadya (đầu bếp của ông Yanukovich, chị ruột bà Liubov Polezai) có gọi điện và bảo đừng lo lắng gì và cho biết là Liubov đang ở ngoại ô Matxcơva”, - một phụ nữ hàng xóm của ông Sadykov cho biết.

    Trả lờiXóa
  13. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ucraina chỉ trích quân đội yếu kém tinh thần
    Các quân nhân Ucraina từ lâu đã nhận được lệnh phòng thủ và được quyền sử dụng vũ khí. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ucraina Igor Teniukh thông báo trên truyền hình, hãng UNN đưa tin.

    Theo lời ông Teniukh, trạng thái bất động thủ của các quân nhân Ucraina trong thời gian vừa qua cho thấy sự yếu kém trong công tác huấn luyện của quân đội. Trong một chương trình truyền hình trực tiếp, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ucraina đã mắng một sỹ quan - Phó tiểu đoàn trưởng lính thủy đánh bộ ở Kerchi (Crưm): “Thứ nhất - các anh là quân nhân, và nếu muốn phản bội lời thề thì cứ nói thẳng ra, đừng có lòng vòng. Các anh cần phải chịu đựng mọi khó khăn vất vả. Khóc lóc không phải là việc của đàn ông, hơn nữa, càng không phải việc của lính thủy đánh bộ. Khi tuyển quân hợp đồng, lẽ ra cần phải nghĩ đến những thời điểm như hiện nay, chứ không chỉ để tuyển đủ người”.

    Ông Teniukh cũng chỉ trích Quốc hội Ucraina đã có lỗi khi không chỉ dẫn cho quân đội phải hành động như thế nào trên bán đảo Crưm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại Krimea, Ukraina có 18.000 lính nhưng sau khi hạ vũ khí, chính quyền Ucr cam kết sẽ đón số binh lính này về Ucr, cấp nhà chọ và gia đình họ. Thế nhưng hiện chỉ có chưa đến 2000 người đăng ký trở về Ucr.
      Số còn lại, xin cư trú tại Crimea.

      Xóa
    2. Gần một nửa lực lượng quân đội Ucraina ở Crưm đã theo phía Nga

      Đến ngày hôm nay, gần 50% lực lượng quân đội Ucraina ở Crưm đã ký hợp đồng tham gia các lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ucraina Alexandr Rozmaznin thông báo tại một cuộc họp báo ở Kiev, hãng UNN đưa tin.

      “Chúng tôi có số liệu, có họ tên của hầu hết những người đã chuyển sang ký hợp đồng với quân đội Nga, đặc biệt là các sỹ quan chỉ huy… Nếu tính về tỉ lệ, đến ngày hôm nay là khoảng 50/50”, - ông Rozmaznin cho biết.

      Trước đó, từng có thông tin rằng quân Nga đã nhận lệnh đến 25 tháng 3 phải “làm sạch” bán đảo Crưm.

      Buổi sáng hôm nay, căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến Ucraina tại thành phố Feodosia đã thuộc về tay quân Nga, sau một cuộc tấn công có thiết giáp yểm trợ.

      Xóa
  14. Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Syria, Venezuela và Triều Tiên cũng đã lần lượt thể hiện sự ủng hộ đối với quyền tự quyết của người dân ở Crimea.
    Như vậy, các nước này đã công nhận Crimea thuộc về Nga.

    Trả lờiXóa
  15. Các thành phố Mykolaiv, Kherson và Odessa. muốn gia nhập cộng hòa tự trị Crimea

    Một nhà lập pháp cấp cao của Crimea hôm qua cho biết, đại diện của 3 thành phố phía nam Ukraina mong muốn trở thành một phần của bán đảo tự trị. Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga dẫn lời ông Serhiy Tsekov, Phó chủ tịch Hội đồng tối cao Crimea, cho biết, giới chức bán đảo tự trị nhận yêu cầu từ “đại diện của cơ quan hành chính” các thành phố Mykolaiv, Kherson và Odessa.

    Theo ông Tsekov, chính quyền các thành phố này "bày tỏ mong muốn trở thành một phần của Crimea" nếu cuộc trưng cầu dân ý ngày 30/3 quyết định bán đảo trở thành một quốc gia có chủ quyền.

    Trong khi đó, những người ủng hộ Nga tụ tập phía trước một tòa nhà công quyền ở thành phố công nghiệp Donetsk của Ukraina hôm 3/3. Bất ổn vẫn tiếp tục leo thang ở những khu vực phía đông và đông nam đất nước, khi người dân phản đối tính hợp pháp của chính quyền lâm thời Ukraina. Đây là khu vực luôn ủng hộ mối quan hệ Kiev - Moscow.

    Nga khẳng định họ có quyền triển khai các hoạt động quân sự ở Ukraina để bảo vệ người Nga và các lợi ích của Moscow. Ngày 3/3, bộ Quốc phòng Ukraina cáo buộc phản lực chiến đấu Nga xâm phạm không phận nước này trên biển Đen hai lần. Hãng thông tấn Interfax cho hay, không quân Ukraina đã điều động chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 để chặn máy bay Nga và đề phòng mọi “hành vi khiêu khích”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ukraine: Không chỉ Crimea muốn sát nhập Nga
      23.03.2014 13:52

      Xem hình
      Người dân Crimea ăn mừng sau khi bán đảo này chính thức sáp nhập vào Nga - Ảnh: Reuters
      Tỉnh Kherson thuộc Ukraine đang xúc tiến cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga như Crimea. Trong khi chính quyền Kiev bất lực trước việc Crimea sáp nhập vào Nga, nhiều người dân ở tỉnh Kherson cũng đang xúc tiến cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai khỏi Ukraine. Theo Đài Fox News (Mỹ), đứng sau cuộc vận động là các chính trị gia địa phương gốc Nga.

      Trước nguy cơ này, trong cuộc họp ngày 21/3 của Hội đồng thành phố Kherson, thủ phủ của tỉnh cùng tên, Thị trưởng Mykola Mikolayenko cảnh báo: “Chúng tôi sẽ không cho phép đất nước bị chia nhỏ thêm nữa. Nếu các thành viên (thân Nga) Hội đồng thành phố muốn Kherson sáp nhập vào Nga, họ nên suy nghĩ lại. Điều này sẽ không được tha thứ. Đó là tội phản quốc”.

      Trước đó một ngày, ông Mikolayenko tiết lộ ông nhận được một cuộc điện thoại bí ẩn nói rằng các thành viên hội đồng thuộc đảng Các khu vực của tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý kiểu Crimea. Ngoài ra, Fox News dẫn lời nữ phát ngôn viên Olesya Mikheeva của Hội đồng thành phố Kherson cho hay các nghị sĩ và nhà hoạt động thân Nga đang yêu cầu hội đồng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga.

      Tỉnh Kherson có diện tích hơn 28.000 km2, nằm ngay phía bắc Crimea, kết nối bán đảo này với lục địa Ukraine bằng đường sắt và đường bộ. Kherson cung cấp phần lớn thực phẩm, điện và nước ngọt cho Crimea. Ngoài ra, phần lớn trong dân số 1,2 triệu người ở Kherson nói tiếng Nga. Do đó, nếu một cuộc trưng cầu dân ý ở Kherson thật sự xảy ra, kết quả có thể cũng sẽ bất lợi cho Kiev như những gì đã diễn ra ở Crimea, theo Fox News.

      Thông tin trên được tiết lộ sau khi Ukraine ký thỏa thuận liên kết chặt chẽ hơn về chính trị và kinh tế với EU, còn Tổng thống Nga Vladimir Putin ký luật phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga. Ngày 21/3, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk ước tính việc Crimea sáp nhập vào Nga có thể khiến Kiev mất hàng trăm tỉ USD, theo hãng tin Interfax.

      Cùng ngày, EU đưa thêm 12 cá nhân ở Nga và Ukraine vào danh sách những người bị liên minh này đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh, theo Reuters. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích trừng phạt của EU là không thực tế và tuyên bố Moscow có quyền đáp trả sự trừng phạt đó. Mặt khác, Bộ Ngoại giao Nga hôm qua bày tỏ hy vọng rằng việc gửi nhóm quan sát viên thuộc Tổ chức Hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE) đến giám sát tình hình ở Ukraine sẽ giúp ngăn chặn khuynh hướng cực đoan và làn sóng quá khích của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở đây. Tuy nhiên, Moscow nhấn mạnh sứ mệnh đó không được “mở rộng đến Crimea và Sevastopol, vốn thuộc một phần của Nga”, theo AFP.

      Nga tịch thu tàu ngầm Ukraine

      Các lực lượng Nga hôm qua đã chiếm quyền kiểm soát chiếc tàu ngầm duy nhất của Ukraine tại Crimea, theo người phát ngôn Vyacheslav Trukhachyov của Hạm đội biển Đen. Hãng AFP cho hay cờ Ukraine trên tàu ngầm Zaporozhye đã được thay thế bằng cờ hải quân Nga. Trước đó, các lực lượng Nga đã kiểm soát trụ sở Bộ Tư lệnh hải quân Ukraine ở thành phố Sevastopol và chiếm một số tàu của Ukraine.

      Xóa
  16. Bộ Nội vụ Ukraina đã khởi tố vụ án hình sự về vụ giết chết một chiến binh của phong trào Right Sector Александра Музычко, biệt danh là Сашко Билый. Vụ hạ sát xảy ra cạnh quán café " Dzhereltse " ở làng Barmak thành phố Rivne phía Tây Ukr gần nhà ông ta vào khoảng nửa đêm (khoảng 5h sáng ngày 25.03.2014 theo giờ Hà Nội). Nhóm sát thủ đến nơi trên 3 chiếc xe con, hạ sát Сашко Билый đồng thời bắt đi theo 6 người làm con tin.

    Đồng thời ngày 07.03.2014, Ủy ban điều tra LB Nga cũng ra cáo buộc chống Музычко, sau khi có căn cứ để xác định rằng Музычко đã tham gia vào việc sát hại ít nhất 20 binh sĩ Nga ở Chechnya vào những năm 1994-1995.

    Музычко và các chiến binh “Quân đoàn dân binh Ukraina” (УНА-УНСО)
    đã tham gia vào các trận đánh chống lại binh sĩ LB Nga trong vụ tấn công vào Grozny. Theo các nhân chứng, vào tháng giêng năm 1995, Музычко đã hành hạ dã man các binh sĩ Nga bị bắt giữ trước khi giết chết. Trong lúc tra tấn, ông ta đã làm dập nát các ngón tay của các sĩ quan, móc mắt, rút móng tay và bẻ gãy răng của họ, một số bị cắt cổ, một số bị bắn.

    Ngoài ra một thành viên cao cấp khác của Right Sector là Dmitry Yarosh (Дмитрии Ярош) cũng đang bị LB Nga truy nã quốc tế vì Ярош đã công khai kêu gọi thực hiện các hoạt động bài Nga bằng các hành động cực đoan và khủng bố ngay trên lãnh thổ LB Nga….

    p/s: Tên Музычко mới đây cũng từng xung đột cá nhân với Bộ trưởng Nôi vụ "Maidan" Arsen Avakov khi không đồng ý thực hiện việc giải giáp vũ khí của các chiến binh, trong khi phó thủ tướng Ukr Vitaly Yarema tuyên bố sẽ mạnh tay với những ai không chịu thực hiện việc giải giáp khí giới này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nhóm sát thủ" chính là các nhân viên an ninh Ukraina, do Музычко chống lại bằng vũ khí nên đã bị bắn hạ!

      Xóa
  17. Nga coi Ukraine đang trong tình trạng vô chính phủ

    Bộ Ngoại giao Nga ngày 24/3 cho biết Moskva coi tình hình hiện nay ở Ukraine là vô chính phủ, không liên quan đến một nhà nước pháp quyền.

    Tuyên bố của bộ trên nhấn mạnh: “Có vẻ như tình trạng vô chính phủ của đầu thế kỷ 20 đã tái diễn ở Ukraine”. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ám chỉ một chuyến tàu từ Moskva đến thủ đô Chisinau của Moldova đã bị chặn lại. Con tàu bị chặn hôm 21/3 ở thành phố Vinnitsa của Ukraine và hành khách trên tàu bị một nhóm vũ trang Ukraine lục soát. Những người Ukraine này mặc đồng phục của Quân đội Nổi dậy Ukraine, một nhóm bán vũ trang đã tiến hành một loạt cuộc xung đột nổi dậy trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

    Những người ủng hộ Nga tuần hành tại thành phố Odessa, ngày 23/3. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo bộ trên, các phần tử vũ trang đã cướp đồ của những hành khách “hoảng sợ” mang hộ chiếu Nga và cảnh sát địa phương đã từ chối can thiệp. Điều này cho thấy một nhà nước "pháp quyền" như thế nào đang được hình thành ở Ukraine.

    Trước đó, Cục trưởng Cục An ninh và Giải trừ quân bị thuộc Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Ulyanov ngày 23/3 tuyên bố việc Crimea (Crưm) sáp nhập vào Nga không hề vi phạm sự bình ổn chính trị-quân sự ở châu Âu.

    Ông Ulyanov nêu rõ: "Quân số và số vũ khí ở Crimea là không đáng kể để có thể nói về sự vi phạm cân bằng nào đó…Mối quan ngại của một số đối tác phương Tây trên bình diện này là hoàn toàn không có cơ sở”.

    Theo quan điểm của nhà ngoại giao này, đáng chú ý là việc Crimea trở về Nga có tác động thế nào với chức năng chế độ kiểm soát vũ khí và biện pháp tin cậy ở châu Âu. Ông Ulyanov khẳng định việc Crimea sáp nhập Liên bang Nga không gây tác động đáng kể nào đến các chế độ này.
    Tin tức/TTXVN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ukraine bác đơn từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng
      05:13 ngày 25/03/2014

      Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyukh đã xin từ chức liên quan đến cách thức ông xử lý vụ Nga sáp nhập Crimea (Crưm), tuy nhiên đơn từ chức của ông này đã ngay lập tức bị Quốc hội bác bỏ.

      Xóa

    2. Lầu Năm Góc 'nuôi' quân đội Ukraine


      Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby, thực phẩm sẽ được chuyển đến Trung tâm quốc tế về hòa giải và an ninh ở Yarov thuộc tỉnh Lvov.

      Trả lời câu hỏi tại sao lựa chọn hình thức viện trợ này, ông Kirby cho hay: "Họ đã đề nghị như vậy", đồng thời nêu rõ rằng các yêu cầu hỗ trợ quân sự khác của Ukraine cũng đang được xem xét. Trong khi đó, theo quan điểm của nhiều cơ quan khác nhau của Mỹ thì cần lưu tâm đến các hạng mục phi quân sự.

      T.N

      Xóa
  18. Phạm Hoàng Đứclúc 19:13 25 tháng 3, 2014

    Cuộc xung đột Ukraine sẽ nóng trở lại?

    Trong bài phát biểu trước Quốc hội Nga mới đây, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng Moskva không muốn Ukraine bị chia cắt. "Chúng tôi luôn luôn tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine... Xin hãy đừng tin những ai lấy nước Nga ra để dọa nạt các bạn, những ai đang lớn tiếng rằng tiếp theo Crimea (Crưm) sẽ là những khu vực khác. Chúng tôi không muốn chia cắt Ukraine, chúng tôi không cần điều đó", ông Putin nói.

    Nhưng Ukraine thực sự đã bị chia cắt, nếu không nói là về mặt địa lý, thì rất nhiều người Nga và các dân tộc nói tiếng Nga ở phía đông Ukraine vẫn không hài lòng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ và chống Nga tại Kiev cùng một số tỉnh miền tây.

    Các vùng như Kharkov, Lugansk và Donetsk từng là các tỉnh của Nga cho đến khi chúng được sáp nhập vào Ukraine năm 1918 vì lý do chính trị và ý thức hệ.

    Không thể nói rằng hầu hết tất cả mọi người ở những khu vực trên đều có nhu cầu sáp nhập lại với Nga. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1991, phần lớn các tỉnh phía đông Ukraine đã bỏ phiếu tách ra khỏi Liên Xô, không giống như người dân Crimea trong cuộc trưng cầu mới đây.

    Nhưng kể từ đó (năm 1991), đã xuất hiện những thăng trầm trong mối quan hệ giữa các tỉnh miền đông Ukraine với các chính phủ tại Kiev. Các chính quyền được lập lên ở Kiev đã không có chính sách nhất quán đối với khu vực này, lúc thì lạnh nhạt, lúc thì mạnh mẽ.

    Nhìn chung, khu vực miền Đông đã có một sự tự chủ nhất định và có mối quan hệ gần gũi với Nga để tạo ra công ăn việc làm, thu nhập trong khi vẫn nộp thuế cho Kiev. Tiếng Nga cũng đã được công nhận là ngôn ngữ chính thức trong khu vực, bên cạnh tiếng Ukraine.

    Tuy nhiên, tình hình bạo lực diễn ra tại Kiev vào tháng 2 vừa qua đã thay đổi nguyên trạng. Những nỗ lực nhằm xóa bỏ luật ngôn ngữ ngay lập tức và thay thế lãnh đạo người địa phương bằng những người thân phương Tây của Kiev đã dẫn đến tình trạng bất ổn. Điều này đã hạ thấp uy tín của Kiev và gây ra mối quan ngại từ Moskva.

    Kharkov, Lugansk và Donetsk từng là các tỉnh của Nga cho đến khi chúng được sáp nhập vào Ukraine vào năm 1918. Ảnh: Reuters

    Tổng thống Putin bày tỏ mối ngại này trong bài phát biểu trước lưỡng viện Nga: "Hàng triệu người Nga, người dân nói tiếng Nga đang sinh sống và sẽ tiếp tục sống ở Ukraine. Nga và sẽ luôn luôn bảo vệ lợi ích của họ bằng tất cả các phương tiện chính trị, ngoại giao và pháp lý. Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu vẫn là chính Ukraine, quyền và lợi ích của những người này nên được quan tâm và đảm bảo - đây chính là cách thức để đảm bảo sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hoàng Đứclúc 19:14 25 tháng 3, 2014

      Đồng tình với quan điểm của Tổng thống Putin, ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ AST có trụ sở tại Moskva nói thêm rằng, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào Ukraine và một phần vào cộng đồng quốc tế . "Ukraine về cơ bản là một quốc gia bị thất bại và nếu chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy mạnh mẽ, củng cố quyền lực và gây đổ máu ở đông Ukraine, Nga sẽ không ngồi yên. Moskva sẽ làm những gì được cho là đúng", ông Pukhov nói.

      Nhìn từ quan điểm quân sự thuần túy, có vẻ như không có gì trở ngại thực sự nếu các lực lượng của Nga tiến vào Ukraine. Quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyukh thừa nhận rằng quân đội Ukraine đang trong tình trạng khó khăn. Điều này được chứng minh qua việc lực lượng ủng hộ Nga đã tiếp quản nhanh chóng tất cả các căn cứ quân sự Ukraine ở Crimea.

      Ông Tenyukh cho rằng Ukraine không thể đáp trả vì không có lời tuyên chiến chính thức từ Nga và bất kỳ hành động quân sự nào từ phía Kiev cũng sẽ bị cho là sự gây hấn và khiêu khích. Hơn nữa, lòng trung thành của các sĩ quan và binh sĩ quân đội Ukraine lại đang bị lung lay.

      Chuyên gia Ruslan Pukhov cũng tại AST nhận định: "Nếu dân Nga ở Ukraine bị ngược đãi, Moskva sẽ không có lựa chọn nào khác là phải can thiệp, như cách đã làm với Crimea. Nga chắc chắn đã có không có kế hoạch để sáp nhập Crimea và những gì xảy ra là một sự phản ứng phù hợp với các mối đe dọa từ chính phủ dân tộc cực đoan ở Kiev”.

      Theo tướng Yevgeniy Lobachev, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh liên bang (FSB), nếu lực lượng Vệ binh Quốc gia mới được thành lập ở Ukraine có các thành phần chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bắt đầu các hành động khiêu khích, Moskva sẽ có căn cứ pháp lý để can thiệp nhằm bảo vệ thường dân Nga sinh sống tại các khu vực khác của Ukraine.

      Xóa
  19. Nhân nói về Ukraina, chợt nhớ lại vài sự kiện nước ta.

    Trước hết phải thẳng thắn nhìn nhận là mưu đồ độc chiếm biển Đông của TQ là xuyên suốt nhất quán qua 5 đời lãnh đạo kể từ khi có cách mạng TQ, tùy từng giai đoạn mà có các biểu hiện khác nhau, lúc thì tuyên bố, khi thì công bố, lúc thì cưỡng chiếm…

    Hoàng Sa thì TQ cưỡng chiếm 2 lần. Lần đầu vào tháng 4/1956 khi quân Pháp thực thi hiệp định Genever rút quân về nước. Cho dù đã tuyên bố khẳng định chủ quyền tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, chính quyền Quốc gia VN lại chậm chân tiếp quản để rồi khi đến khu vực cụm đảo phía Đông Hoàng Sa đã thấy quân Trung cộng có mặt từ trước, đành phải quay về cụm đảo phía Tây đồn trú. Tại cụm đảo phía Tây này có Trạm Khí Tượng, có trạm Hải Đăng đăng ký toàn cầu do người Pháp xây dựng từ năm 1938, có đơn vị Thủy quân lục chiến bảo vệ …

    Lần cưỡng chiếm thứ 2 xảy ra tháng 1/1974 sau tuyên bố chủ quyền của TQ. Sự kiện không bất ngờ, chính quyền Sài Gòn đã biết thông tin và có bước chuẩn bị để đối phó, nhưng cuối cùng thì thì thua trận nhục nhã vì:

    - Không có chiến thuật phòng thủ tự vệ đủ tầm do non kém trong nhận định ý đồ của TQ, thậm chí còn rút lực lượng TQLC tinh nhuệ khỏi cụm đảo, thay thế bằng lực lượng ĐPQ kém chuyên nghiệp hơn nhiều, không hiệp đồng tác chiến được giữa lực lượng trên đảo với các tàu hải quân trên biển…, đầu hàng nhanh chóng mà không kháng cự cầm chân để có giải pháp xoay chuyển..;

    - Dù đã kịp thời đưa các tàu chiến thuộc hàng số 1 ĐNÁ, ưu thế hơn hẳn tàu chiến Trung cộng, nhưng lại không chuẩn bị được chiến thuật tác chiến đối đầu đúng đắn, cụ thể rõ ràng, dẫn đến tình huống hoảng loạn khi nổ súng (mà thông tin cho là quân VNCH nổ súng trước?), không sử dụng được ưu thế về hỏa lực, thua chạy ngay loạt đạn đầu tiên, có 2 chiến hạm hoảng sợ đến mức chạy đến tận Philippines mới dám vòng lại Tổ quốc.

    Sự việc thì đã xảy ra rồi, trách nhiệm cụ thể để mất Hoàng Sa cũng đã rõ và không thể biện minh được, không thể đổ thừa cho ai được cả. Đổ thừa cho ai khi anh bị người khác cướp lấy món đồ mà anh đang cầm nắm trên tay ngoài sự non nớt, thiếu dũngcảm, thiếu lòng quyết tâm giữ gìn … của chính anh?

    Trước các diễn biến trên thế giới ngày nay, gần nhất là cuộc khủng hoảng chính trị-xã hội Ukraina, nhìn lại sự kiện TQ cưỡng chiếm HS ngày trước, thiết nghĩ bài học muôn đời cần khắc ghi là:

    Các nước lớn vì lợi ích thường bắt tay nhau trên lưng của các nước nhỏ, yếu thế hơn. Tháng 2/1972 Richard Nixon thăm TQ, tháng 12/1972 là trận hủy diệt nhằm đưa miền Bắc VN trở về thời kỳ đồ đá bằng siêu pháo đài bay B52, trả lễ lại là việc “buông” tay cho quân VNCH tự bơi từ vĩ tuyến 17 trở vào mà trận Hoàng Sa cũng không là ngoại lệ. Ukraina ngày nay cũng thế. Một lợi ích quốc gia có lợi cho cả 2, một vùng đệm an toàn cho cả 2, chờ đến lúc nào đó, cảm thấy đủ mạnh, đủ khỏe thì lại “trổi dậy” như một con mèo, con hổ hay con rồng là còn tùy vào cái “bản sắc” của dân tộc đó nữa! Thấy đó để biết phải làm gì cho đất nước…

    Trả lờiXóa
  20. Theo AFP, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov ngày 23/3 đã hối thúc những người Nga ở khắp Ukraine đứng lên chống lại chính quyền Kiev, đồng thời hoan nghênh Nga đã bất chấp sự giận dữ của Phương Tây.

    Trả lờiXóa