Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

HỒ SƠ NGUYỄN XUÂN DIỆN- Kỳ 2

 Cách đây 20 năm, một người bạn của ông Nguyễn Xuân Diện đã khen tặng:  
“Tương lai ngành Hán- Nôm chờ đợi ở những người như bạn đấy Diện ạ!”.

Trích blog Nguyễn Xuân Diện ngày 9/4/2011 tại địa chỉ: http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/04/ho-so-chu-xuan-giao-ky-2.html
Lời dẫn: Còn nhớ lần ở blog cũ đã bị hack, khi chúng tôi đưa chùm bài "HỒ SƠ NGUYỄN XUÂN DIỆN" từ blog yahoo Biển Nhớ về Google.tienlang, chúng tôi đã nói: Yahoo blog sắp đóng, talawas- nơi lưu giữ bài của ông Phạm Hoàng Quân chỉ ra cái sai của ông Diện khi đó cũng không còn quỹ bảo trì nên có thể talawas cũng sẽ biến mất. Điều lo lắng của chúng tôi đến giờ đã thành sự thật: Hiện giờ, blog Yahoo Biển Nhớ cùng talawas đã biến mất. Blog Google.tienlang cũ của chúng tôi bị hack. Đặc biệt, bản thân ông Nguyễn Xuân Diện dù đã thừa nhận sai của mình trên talawas và trên blog Biển Nhớ nhưng ông ta chưa có lời chính thức, công khai trên báo chính thống để rút lại quan điểm trong bài báo "Hai bản đồ quý khẳng định chủquyền Việt Namở Trường Sa và Hoàng Sa"- bài báo của chính ông Diện công bố cái "công trình khoa học" đáng ghê tởm của ông ta cùng sư phụ Ngô Đức Thọ. Bài báo "Hai bản đồ quý khẳng định chủquyền Việt Namở Trường Sa và Hoàng Sa" đăng trên báo Lao động số ra ngày 19.3.2009 tại địa chỉ http://www.laodong.com.vn/Home/Hai-ban-do-quy-khang-dinh-chu-quyen-Viet-Nam-o-Truong-Sa-va-Hoang-Sa/20093/130720.laodong. Bài báo này hiện này cũng không còn trên báo Lao động nhưng có lẽ do Ban Biên tập Báo Lao động tự thấy nó sai nên lẳng lặng hạ xuống chứ không phải là từ lời nhận lỗi chính thức của ông Nguyễn Xuân Diện. Tuy bài "Hai bản đồ quý khẳng định chủ quyền Việt Namở Trường Sa và Hoàng Sa" không còn trên báo Lao động nhưng nó đã được copy sang hàng loạt báo/blog khác. Đặc biệt, toàn bộ hồ sơ của cái "công trình khoa học- vũ khí cho Trung Quốc này chắc chắn vẫn đang được lưu giữ tại Thư viện Viện Hán Nôm.

Từ những lý do trên, theo đề nghị của bạn đọc ở Đây, ở Đây và ở Đây, Google. tienlang xin đăng lại HỒ SƠ NGUYỄN XUÂN DIỆN. 
========== 

HỒ SƠ NGUYỄN XUÂN DIỆN- Kỳ 2

Thưa các bạn, có thể có ai đó cho rằng tôi lập HỒ SƠ NGUYỄN XUÂN DIỆN là để giúp ông Chu Xuân Giao phản pháo sau khi ông Diện đăng 4 kỳ Hồ sơ Chu Xuân Giao? Xin thưa là không! Ngược lại là khác! Ngay khi ông Giao viết đến kỳ 5 ở blog của ông Giao về vụ Hà Minh Thành, tôi đã để lại còm tại đó đại ý: “Nhảm quá, ông Giao ơi”, ông Giao trả lời: “Bạn thấy nhảm thì đừng quan tâm nữa.” Vâng, từ đó tôi đã không vô trang blog của ông Giao. Tôi lại càng thấy nhảm nhí hơn khi 1 ông Tiến sỹ lại đăng những 4 kỳ về ông Giao với toàn những chuyện vụn vặt, chỉ trích cá nhân.
Chính điều đó khiến tôi để ý đến ngài Tiến sỹ này. Hoá ra, ông Diện là người khá nổi tiếng trong giới bloger VN bởi những bài viết, những phát ngôn ồn ào mà đa phần là ngoài lĩnh vực chuyên môn nghiên cứu Hán Nôm của ông.
Vậy ngài Tiến sỹ (cao hơn vài bậc so với Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc như ông Diện công bố trong blog của ông) đã làm được gì trong chuyên ngành của mình để giúp ích cho đời, cho Tổ quốc Việt Nam? Vâng, có thể ông đã bảo vệ thành công và được đánh giá xuất sắc với điểm 10/10 hay 100% dăm ba cái luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ hay tiến sỹ về câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh gì gì đó.
Còn gì nữa? Còn! Đó là công trình nghiên cứu mà ông đã vất vả bỏ ra suốt 4 năm trời, sang tận Bắc Kinh, Đài Bắc, sục sạo các thư viện và để làm ra 1 sản phẩm mà giới chuyên môn đánh giá là có hại cho đất nước như bài viết dưới đây:

Di họa của việc sử dụng sai mục đích “An Nam đồ” đối với việc nghiên cứu Hoàng Sa – Trường Sa

22/03/2009 | 3:24 sáng | 7 phản hồi
Tác giả: Phạm Hoàng Quân
Có một “cuộc hội ngộ đòi chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa” của nhiều giới liên quan, do một cơ quan Nhà nước lần đầu tiên công khai tổ chức là một tín hiệu đáng mừng, dù muộn. Trên cơ sở bài viết của tác giả Xuân Thi đăng trên Sài Gòn tiếp thị ngày 18-3-2009, chúng tôi thấy có nhiều điểm sai trật cần phải góp ý, vấn đề liên quan đến tường thuật và trích ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện: “Phát hiện mới nhất của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, viện nghiên cứu Hán Nôm là một ví dụ điển hình. Ông cùng một số nhà nghiên cứu đã mất bốn năm để tiếp cận được ba trang tư liệu An Nam đồ đang nằm ở Bắc Kinh và một phần tại Đài Bắc (Đài Loan). ‘Tấm bản đồ có niên đại năm 1608 này do ông Đại Trung, phó tổng binh trấn thủ châu Quỳnh Nga hay đảo Hải Nam ngày nay soạn ra có tham khảo hệ thống bản đồ của Tiền Đại Khâm, một nhà địa chính học nổi tiếng đời Thanh. Trong này có ba trang ghi tên cửa biển Đại Trường Sa của nước ta như một minh chứng rõ ràng về sự thừa nhận của nhà Minh với chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’, ông Diện giải thích” (trang 34)[[1]]. Trong đoạn văn này có những điểm sai cần phải bàn như sau:
A. Sai về nhân danh, địa danh:

  1. Tác giả An Nam đồ tên Đặng Chung (鄧 鍾), đã viết sai thành Đại Trung.
  2. Châu Quỳnh Nhai (瓊 崖), tên hợp xưng của châu Quỳnh ở phía Bắc và châu Nhai ở phía Nam đảo Hải Nam, đã viết sai thành châu Quỳnh Nga.
  3. Học giả Tiền Đại Hân (錢 大 昕), đã viết sai thành Tiền Đại Khâm.
B. Xác định sai ngành học/địa hạt nghiên cứu:

Tiền Đại Hân (1728-1804) không phải là nhà “địa chính học” mà là một học giả kinh học, sử học, đỗ tiến sĩ năm 1751, làm việc ở Viện Hàn lâm, sau làm Học chính tỉnh Quảng Đông. Tiền Đại Hân đọc rộng và có thực học, khảo cứu tận gốc nhiều lĩnh vực như: nghĩa lý kinh sử, ngôn ngữ, khảo cổ, lịch pháp Trung-Tây, toán học, lịch sử địa lý, điển chương chế độ… ưu thế ở lĩnh vực sử học và phép khảo chứng, hiệu khám[[2]].

Lịch sử học thuật đời Thanh [và cho đến nay] ở Trung Quốc chưa có ngành “Địa chính học”, có thể tiến sĩ Diện muốn nói họ Tiền là nhà “Địa chính trị học/Political geography”, mà Trung Quốc gọi là “Địa duyên chính trị học” hoặc gọi “Địa lý chính trị học” (theo Từ Hải). Tuy nhiên, thuật ngữ Political geography chỉ mới được đề xuất năm 1917 bởi Johan Rudolf Kjellen và học giới Trung Quốc thì đến năm 1924 mới hiểu sơ bộ lý thuyết của ngành học này qua sách Thái Bình Dương địa duyên chính trị học của Karl Haushofer.

C. Sai về trục thời gian:

Đặng Chung, như tiến sĩ Diện phát biểu, là người soạn/vẽ An Nam đồ năm 1608 (đời Minh), không hiểu sao lại “có tham khảo hệ thống bản đồ của Tiền Đại Khâm, một nhà địa chính học nổi tiếng đời Thanh” (sic), chẳng khác nào ta nói: Phan Huy Chú soạn Lịch triều hiến chương loại chí có tham khảo một số sách của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện vậy!?

D. Sai về tọa độ địa lý:

Dùng địa đồ cổ Việt Nam để chứng minh Hoàng Sa – Trường Sa không thuộc chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử là một trong nhiều “mũi tiến công” của học giới Trung Quốc. Ngoài bức An Nam đồ – mà tiến sĩ Diện và đồng sự đã tốn nhiều năm để tiếp cận – theo chúng tôi biết, còn có 9 bức địa đồ An Nam/Việt Nam khác[[3]] được soạn/vẽ trong thời Minh-Thanh, việc này đã được phía Trung Quốc công bố ngày 20-9-1979 trên tập san Trung Quốc Khoa học viện đồ thư quán (Thư viện Viện Khoa học Trung Quốc) qua bài viết của Quách Vĩnh Phương với tiêu đề “Việt Nam sử tịch ký tải đích Hoàng Sa – Trường Sa quyết phi ngã Tây Sa – Nam Sa quần đảo” (Hoàng Sa – Trường Sa biên chép trong sử tịch Việt Nam không phải là quần đảo Tây Sa – Nam Sa của nước ta). [Việc này, chúng tôi đã tường thuật khá chi tiết trên tạp chí Nghiên cứu và phát triển (Thừa Thiên - Huế) số 5 tháng 10-2008, trang 92-93 và 101-103].

Họ Quách cho rằng, 10 bức địa đồ cổ Việt Nam này tiêu danh Đại Trường Sa, hoặc Đại Trường Sa, Tiểu Trường Sa ở vị trí các cửa biển hoặc bãi cát ven bờ từ Quảng Trị đến Thuận Hóa. Họ Quách phối hợp các mô tả trong nhiều bộ sử thư và địa phương chí Việt Nam như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Ô châu cận lục, Phủ biên tạp lục [[4]]… để củng cố lý luận và đi đến kết luận đại ý rằng “quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà học giới Việt Nam ngày nay đề cập ứng với Đại Trường Sa và Tiểu Trường Sa mà các địa đồ cổ và sử tịch Việt Nam đã miêu tả, tức là chỉ các nơi ven bờ biển từ Quảng Trị đến Thuận Hóa”. Ngay trong đoạn văn mô tả của tiến sĩ Diện, chúng ta vẫn thấy từ “cửa biển” đứng trước địa danh Đại Trường Sa, và kiểm tra lại các bộ sử mà họ Quách đã nêu, quả thực, các địa danh Đại Trường Sa và Tiểu Trường Sa là những bãi cát ven bờ (xem lại chú thích số [4]).

Vấn đề đang nêu cần phải được xem xét và biệt biện cẩn thận, nên nhìn sự trùng hợp địa danh này gắn ở bối cảnh lịch sử. Trước mắt, cần phải có hướng nhận định rằng:

+ Một là: các địa đồ An Nam do người Trung Hoa thời Minh-Thanh soạn/vẽ chỉ mang tính ước lệ vì không trên cơ sở thực địa, không đáng tin cậy và tránh việc nhìn nhận hoặc đánh giá cao các địa đồ ấy;

+ Hai là: có sự trùng hợp các địa danh gần bờ biển với các hải đảo vì không thể loại trừ trường hợp người Việt Nam xưa lấy tên đã có trước từ đất liền đề đặt/gọi cho các quần đảo;

+ Ba là: về nguồn gốc, các địa danh Đại Trường sa, Tiểu Trường Sa để chỉ các dãi cát ven bờ đã xuất hiện trong sử thư Việt Nam từ thế kỷ 16, vẫn tồn tại trong nhiều sách được viết ở thề kỷ 19. Tuy nhiên, các địa danh được ghi nhận khác biệt so với địa danh 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa cũng được ghi nhận trong sử thư Việt Nam.

E. Vài gợi ý:

Việt Nam đã có rất nhiều sử liệu (triều Nguyễn) chắc chắn về chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, không cần thiết hoặc phải rất cẩn trọng trong việc thâu thập các cứ liệu mới, nhất là các cứ liệu mà học giới Trung Quốc đã/đang sử dụng và lý luận theo chiều hướng có lợi cho họ.

Nói cách khác, chỉ khi nào trông thấy địa đồ Việt Nam do người Trung Hoa xưa thực hiện mà trong đó có vẽ 2 quần đảo cụ thể, cách xa bờ, và tiêu danh Hoàng Sa – Trường Sa thì mới nên dựa vào để nghiên cứu, phân tích và đi đến kết luận. Nhận định hồ đồ của tiến sĩ Diện và đồng sự của ông ở Viện Hán-Nôm lặp lại sai lầm của ông Nguyễn Phúc Giác Hải hơn một năm trước đây trên báo Tiền phong (số ra ngày 10-1-2008[[5]]). Việc ông Giác Hải, chúng tôi đã phản ánh trên tạp chí Nghiên cứu và phát triển (số 5, tháng 10-2008, trang 103). Một lần nữa, chúng tôi lưu ý các vị rằng, việc thừa nhận giá trị bức An Nam đồ hoặc các bức đồng dạng và sử dụng chúng như một phần chứng lý chủ quyền lịch sử Hoàng Sa – Trường Sa sẽ di họa khôn lường vì đã đi vào đúng hướng lý luận của học giới Trung Quốc.

Về việc sưu tầm tài liệu, nếu như kho sách cổ Trung Quốc của Thư viện Xã hội thuộc Ủy ban KHXH Việt Nam thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn nằm đâu đó ở các viện nghiên cứu thuộc Viện KHXH hiện nay (và được bảo quản cẩn thận) thì chúng ta còn có 4.640 tựa sách gồm 30.023 cuốn, cùng nhiều địa đồ và tranh ảnh các loại khác. Trong số đó có bức An Nam đồ in trong sách An Nam đồ thuyết của Đặng Chung hoặc nhiều bức khác được sao lại từ bức của Đặng Chung (niên đại trong khoảng Minh, Vạn Lịch 1573-1679) hoặc An Nam quốc đồ (1562) của Trịnh Nhược Tăng và nhiều bức đồng đại. Chúng nằm lẫn trong các sách thuộc bộ Trung ngoại địa dư đồ thuyết tập thành (ký hiệu P.121), đây là công trình sưu tập nhiều sách địa dư, địa đồ tập và địa đồ lẻ tẻ in thành bộ, do Đồng Khang Lư chủ trương, Thượng Hải Tích Sơn thư cục xuất bản năm 1894[[6]]. Tiến sĩ Diện và đồng sự có thể chỉ mất khoảng 1 tháng là sẽ có được nhiều bức để nghiên cứu một cách có hệ thống, và mặc dù, chúng không có giá trị pháp lý cho Nhà nước Việt Nam về vấn đề chứng cứ lịch sử Hoàng Sa – Trường Sa, nhưng sẽ cần cho học giới ở nhiều lĩnh vực khác.

Tóm lại, 5 điều sai lầm trong một đoạn văn khoảng 150 chữ nhằm diễn tả một cái nhìn phiến diện qua việc kê cứu cẩu thả và kết luận vội vàng, tác giả bài báo và tiến sĩ Diện nên chia nhau đính chính.

Các bài viết của học giới Trung Quốc trong việc phản bác các lý luận của học giới Việt Nam cho thấy họ rất chuẩn trong việc trích lục, dẫn nguồn, cũng như nhân danh, địa danh xưa nay ở Việt Nam đều được viết khá chính xác. Những yếu tố cơ bản được thể hiện một cách khoa học đã làm cho các luận văn của học giới Trung Quốc dễ khiến người đọc sa vào lưới ngụy biện của họ.

Nếu có một “cuộc chiến” giữa học giới Việt Nam và Trung Quốc về sử học quanh việc chủ quyền hai quần đảo, những bất cập vừa nêu cho thấy sự không cân sức là điều đáng phải lưu ý[[7]].

© 2009 Phạm Hoàng Quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét