Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

THÔNG BÁO: BAN TUYÊN GIÁO ĐANG PHẢI GIẢI TRÌNH VỚI BAN BÍ THƯ VÀ BỘ CHÍNH TRỊ VỀ BỘ SÁCH LỊCH SỬ DO ÔNG PHAN HUY LÊ CHỦ BIÊN

THÔNG BÁO
Hiện nay có một số người đang tích cực rêu rao trên mạng rằng quá trình soạn thảo và xuất bản Bộ sách Lịch sử 15 tập do ông Gs Phan Huy Lê làm Tổng Chủ biên đã có sự "chỉ đạo", "giám sát" của Chủ tịch nước, chuyên viên văn phòng CT nước khen ngợi, rồi nào là Ban Tuyên giáo do ông Võ Văn Thưởng trực tiếp chỉ đạo v...v... Vì vậy, theo ý kiến của những người này thì việc lên tiếng chỉ trích Gs Phan Huy Lê cùng Nhóm Chủ biên bộ sách là chống Đảng, Nhà nước, thậm chí theo họ, có thể do chỉ đạo của Trung Quốc!
Google.tienlang xin 
THÔNG BÁO:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn đã trực tiếp làm việc với Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và đã Chính thức khẳng định với Lãnh đạo Ban Tuyên giáo rằng Hội đồng Biên soạn bộ sách đã qua mặt Ban khi xuất bản bộ sách này.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo đang chỉ đạo xử lý và báo cáo với Ban Bí thư và Bộ Chính trị.


T/M Nhóm Biên tập Google.tienlang

Trưởng Nhóm
Lê Hương Lan

================
Xem trên fb:
1

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=375225736229564&id=100012264212885
2.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=376101752808629&id=100012264212885

Mời xem bài liên quan:

Về ông Trần Công Trục:

69 nhận xét:

  1. Tuyệt vời ông mặt giời. Hóng các bước tiếp theo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cần chung sức và chung lòng đưa vấn đề biên tập “LSVN “, thành Vụ án lớn nhất thời kỳ hiện đại .( do hạn chế số chữ nên phãi đăng 2 đoạn kết tiếp )
      Tôi rất mừng khi nhân được “ Giấy báo phát “ cũa Bưu điện Đông hà Số RO 082 877 596 VN ,dấu BĐ Hà nội .ngày 18/9/2017 .Đơn tôi tố cáo ban BT bộ sách LSVN mà tập trung vào ông Phan Huy Lê Chũ Biên .Theo các điều luật Tố cáo..: Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tố cáo Đ 4 : Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan…điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm Đ8:. Cản trở, gây khó khăn, 2. Thiếu trách nhiệm..
      Nỗi mùng được nhân đôi vì sau khi tôi gữi đơn 10 ngày thì sãng ấy VTV1 đưa tin ra mắt bạn độc 15 tập sách LSVN,mấy ngày qua tôi xem trên mạng ttđc thấy dày đặc tinh về sự phãn đối dữ dội nội dung quyễn sách đó .NghĩA là cuộc tố cáo cũa tôi không đơn độc nưa , đã Xã hội hóa việc tố cáo LSVN
      Đây là vụ án lịch sữ nói chung lớn nhất từ sau CMKC đến nay .Vì :Như tôi đã viết nhiều bài nói rõ rồi... Rất may mà Việc Mộ dân lập ấp là do Ngaì Tỗ Họ Bùi chúng tôi là Chánh Đề lĩnh Hầu (tước hàu) Bùi Bằng Trực ,thực hiện mà Nguyễn Hoàng phân công Ngày trước các sữ sách nói về các Chúa Nguyên trong các cuộc đánh nhau với Chiêm Thành mà thôi ,còn việc mộ dân lập ấp thì không ai đễ ý Thế nhưng toàn bộ Đàng trong là dùng biện pháp nầy tạo nên .Ngay trên giãi đất từ Phú yên trỡ ra do 4 Triều đại lấy được cũng mới có chính quyền cấp Tĩnh .Người dân cũng không có giấy quyền sữ dụng đất nên bất hợp pháp . Trong khi đó Ông Tỗ chúng tôi có đễ lại Gia Phã nói lên nhiệm vụ cũa Ngài là Mộ dân lập ấp và được Chúa Nguyễn Hoàng ban tặng cho . .Việc ấy có bằng chứng nay vẫn còn nguyên :Miếu thờ Ngài .Câu đối do Làng cũng ghi ỡ Miếu và cã Đình làng cã 8 Phường Mai xá cách đó (Mộ dân lập ấp đôi nơi Chánh xã là trước , Bái Trời là sau ..Ruộng hơn ngàn mấu Đinh hầu trăm dư ...Trong đơn tôi trình bày là tài liêu nay tôi kết hợp với các tư liệu lịch sữ chung vv mà đóng thành sách .Gia trị độc đáo vô cùng quý giá đó là chĩ tôi có và chĩ có tôi làm được mà thôi .Tôi nói rõ Tỗ Tiên chúng ta Mỡ Cõi có 2 giai đoạn Đoạn đầu là Chiến tranh với Chiêm thành thời Chế Bồng Nga .Nguyên nhân là sau khi ta cứu được Công Chúa Huyền Trân về thì Chế Bồng Nga cho ta là Phãn bôi nên y đã chũ đông tiêu diệt ta .Cuộc chiến 20 năn ,có 13 lần chạm trán Chiêm đánh ta 7 lần ,Chế Bồng Nga chết trận tại Thanh hóa Ta đánh vào 5 trận .có vua nhà Trần chết trong Kinh đô Chiêm thành Cũng rất may cho dân tộc ta ,khi ấy Nhà Trần rệu rã nhưng Trung quốc cũng bị quân Mông cố qua Xâm lược nên TQ không cứu giup Chiêm thành ,không làm gì được ta.Còn 8/9 đời Chúa thì mộ dân lập ấp mà lấy cã đất Đàng trong mà không tốn xương máu .Tôi tóm tắt : Mục đích Mỡ Cõi cua Tỗ Tiên ta là thoat sự bành trướng khi mà ranh giới ta tại đèo Ngang còn 2 mạt kia núi và biễn 2 là khi Các chúa Nguyễn dùng biện pháp hòa bình .Thế mà LSVN không hề nói đến mục đích cũa Đại việt là tránh bị TQ diệt chũng ta.Như vậy là che dấu sự thật lịch sữ gây hậu quá nghiêm trọng BBT đứng về phe TQ cố ý làm hại Dân tộc ta ,Tôi nghi không thế không có bàn tay TQ .Hai là nguy hại hơn là ta dùng chiến tranh tiêu diệt Chiêm thành lấy đất đó cho người Việt vào quá đông ỡ và quân Chúa Nguyễn qua Nhiều Như vậy Đai việt xâm lược Chiêm .. Trong sữ không hề ghi như vậy Đây là sự bịa đặt độc ác và vô liêm sỹ cũa B BT. Tôi yêu cầu Khỡi tố vụ án theo yêu cầu người bị hai tại đ 155 bộ luật TTHS .
      Ông Thũ Tướng Lê Hữu Phúc từ ngày lên nắm quyền đến nay được lòng dân là do giãi quyết các nạn tham nhũng ,Chẵng lẽ việc nầy vùa có sự phẫn đối dư dội cũa công chúng trong đó có các ông Trung tuwownh n,Thượng tướng và về pháp lý có đơn cũa tôi mà Văn phòng CP đã nhận ngày 18/9 vừa qua Đây là vụ án nhằm làm sáng tõ những oan nghiệt do BBT gây ra Đây là dịp hiếm có mà toàn dân đang trông chờ .mà chính ông TTCP không làm tốt được Ngày 23/9/2017 kts .Bùi Hiêt

      Xóa
  2. Cuộc chiến đấu bảo vệ chân lý, bảo vệ SỰ THẬT LỊCH SỬ của các bạn chủ trang thật gian nan.
    Đó là điều tất nhiên bởi việc biên soạn bộ sách này không phải là việc làm lén lút mà là làm công khai trong suốt 9 năm trời, tổ chức nhiều hội thảo.
    Chắc chắn họ phải có kẻ rất có thế lực chống lưng.
    Giờ phải thu hồi bộ sách thì đương nhiên nhóm biên soạn cùng kẻ chống lưng kia chắc chắn không chịu tự nguyện bó tay chịu trói.

    Trả lờiXóa
  3. Phóng viên Tự dolúc 12:29 23 tháng 8, 2017

    Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng
    20/08/2017 21:25 GMT+7
    TTO - Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
    Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng
    TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền
    Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình.

    Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục

    TS Nguyễn Nhã
    TS Nguyễn Nhã cho rằng, về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử, Việt Nam cộng hòa là một thực thể chính trị rất hiển nhiên không thể chối cãi. Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là chuyện thường tình.

    Song chính trị thì có thể thay đổi, nhất là khi đất nước đã được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát triển hùng cường và đấu tranh chống các nguy cơ từ nguy cơ trở thành thuộc quốc hay nguy cơ tụt hậu”.

    Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.

    Không chỉ thế, theo ông Nhã, “... Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.

    Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng
    TS Lê Trung Tĩnh - Ảnh: LTT cung cấp
    Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.

    Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế.

    TS Lê Trung Tĩnh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 12:31 23 tháng 8, 2017

      Tác động tích cực với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

      Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn.

      Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.

      Như lời trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện Sử học, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, đã nói: "Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn".

      Nhiều tác giả, đặc biệt là Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qua các bài viết của TS Dương Danh Huy, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

      Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc.

      Và đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay, so với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam.

      Nhận định Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế theo nghiên cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng.

      Giáo sư James Crawford, giáo sư hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm The Creation of States in International Law, đã cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia.

      Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia. Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam.

      Ngoài ra sau này trong Hiệp định Paris 1973, Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cũng được xem như hai thể chế trong việc sử dụng quân sự, tự khẳng định đối nội và đối ngoại, đáp ứng được các điều kiện có chính phủ và khả năng có quan hệ với các chính phủ khác.

      Thật ra việc công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính thể quan trọng trong việc gìn giữ chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa đã được lãnh đạo Việt Nam đề cập trong các phát biểu quan trọng.

      Xóa
    2. Phóng viên Tự dolúc 12:31 23 tháng 8, 2017

      Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011 đã lặp lại không dưới ba lần từ "Việt Nam cộng hòa" và khẳng định: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp".

      "Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản năm hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản".

      Cũng cần nhắc lại là ngày 19 và 20-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc, 74 binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.

      Đó đơn giản là những người con của nước Việt, cũng như Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam cùng với Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

      Ý nghĩa của điều đó rất rõ và trường tồn đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã từng đấu tranh 1.000 năm để có một lãnh thổ, và 1.000 năm để giữ gìn lãnh thổ.

      TS Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)

      Tiền đề thống nhất nhân tâm

      Chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975. Đã đến lúc dân tộc phải tiến hành công cuộc hòa giải. Thống nhất đất nước phải là tiền đề cho thống nhất nhân tâm, thống nhất tinh thần dân tộc...

      Có như thế dân tộc mới mạnh, mới đoàn kết để chống xâm lược, để giữ gìn giang sơn, đất trời và biển.

      Ai cũng vui mừng vì đã đến lúc ta phải gọi cho đúng tên các thực thể dân tộc trong quá khứ.

      Việt Nam cộng hòa là một thực thể lịch sử. Thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa như nó đã tồn tại ta sẽ làm giàu có thêm cho dân tộc vì đã có một nền giáo dục, một nền văn học, pháp chế, kinh tế... mà chúng ta cần nghiên cứu để thừa kế những giá trị và gạt bỏ những khuyết điểm, những yếu kém...

      Và trên hết là hòa giải dân tộc, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong cuộc cạnh tranh và sống còn trong một thế giới còn nhiều thách thức.

      Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc

      LAM ĐIỀN ghi
      http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20170820/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-buoc-tien-quan-trong/1372210.html

      Xóa
    3. Phóng viên Tự do12:31 23 tháng 8, 2017

      Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011 đã lặp lại không dưới ba lần từ "Việt Nam cộng hòa" và khẳng định: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp".

      "Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản năm hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản".

      Cũng cần nhắc lại là ngày 19 và 20-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc, 74 binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam
      -------------------------------------------------
      Sự thật sáng ngời ngời thế này rồi còn cố cãi chày cãi cối. Chắc định phủi công ơn và sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH hy sinh bảo vệ biển đảo và sự chuyển giao chủ quyền biển đảo từ tay chế độ VNCH sang cho Cộng Sản thôi mà.
      Nói gọn là thế này: nếu không công nhận chế độ VNCH thì chẳng lẽ công hàm Phạm văn Đồng 1958 đã đồng ý "bán đứng" chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho nước bạn TQ hay sao?
      Các bạn Việt Cộng thù dai sa lầy nặng rồi, kiểu nào cũng chết hết á. Mến!

      Xóa

    4. . Tôi nghi xem xét vấn đề quan trọng nầy cũng đơn giữn thôi .Có 2 việc :Một là các cơ quan chức năng về tại địa phương tôi đễ xác minh những ý tôi nêu trong đơn có đúng không :Có Miếu Ngài ,có đình là có nhà thờ ,có lăng mà trong đó có các câu đối xưa hay không .Có tám phương Mai xá ỡ vùng Cồn tiên hay không vv .Kết luận .Nếu đúng thì tôi dung .Nếu sai thì tôi bịa đặt sự thật lịch sữ.Hai là :Ai là người chũ trương vùi dập các thông tinh có lợi cho Dân tộc ta và che đậy sự tàn nhẫn cũa TQ trong quá khứ đễ lừa dối nhân dân Như vậy là Khỡi tố vụ án Hình sự theo điều : Đ 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Bộ luật TTHS Vấn đề cần xem xét là tôi có phãi là người bị hai hay đại diện cho người bị hại hay không .Ông tỗ cúa tôi và toàn họ chúng tôi có công mà nay có người vùi lấp .ngoài ra tôi có thễ đại diện cho hậu Duệ cũa Chúa Nguyễn Hoàng và hậu duệ cũa hàng chục triều nhân dân từ Thanh hóa vào đến Phú yên và 4 Triều đại Lý,Trần,Lê ,Hồ .Ngược lại thì tôi bị các người tôi tố cáo họ tố cáo tôi vu khống họ theo Đ 122 ,Bộ hS .Việc nầy đã tõa họa ra rồi không dập tắt được đâu
      Sau đây là đơn cũa tôi Đơn tố cáo



      Xóa
  4. Cũng cần điểm lại vài nét lịch sử, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và toàn bộ miền Nam Việt Nam thuộc kiểm soát của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cùng nhau tiến hành cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 25 tháng 04 năm 1976 để bầu ra Quốc hội và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền.

    Vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội mới gồm đại biểu từ cả hai miền đã quyết định thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kế thừa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu công nhận VNCH là một chính thể với lý lẽ vì nó có quốc hội, có chính phủ, có quân đội, có ngoại giao vv,... Có nghĩa là nó có đủ thứ, nó là có thật chứ không phải là bóng ma, vậy nên công nhận nó mà không cần biết là nó có chính danh hay không, có chính nghĩa hay không, thì đấy có phải là khoa học không?
    Từ khởi đầu đã không công nhận nó, nay nó chết rồi lại công nhận nó thì có ngộ nhận đến mức vô lý không,vì nếu còn nó nó không cùng công nhận VNDCCH thì sao. Chẳng lẽ bây giờ lại dưng lại nó thì cái trò mèo này đánh lừa được ai ?
    Trung Quốc là một bên cùng ký hiệp đinh Gioneve, họ quá hiểu về mọi tính pháp lý nội dung của hiệp định. Anh đơn phương giải thích hiệp định theo ý anh thì ai nghe? Với Trung Quốc họ còn vả vào mặt cho chứ họ nể gì.
    Việc tiến hành cuộc cách mạng chống Mỹ xâm lược và bọn tay sai trên danh nghĩa và cũng cả trên thúc tế là nhân dân Miền Nam đai diện là Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam và Chính phủ cảnh mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam .
    Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và bàn giao cho Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam. Vậy Chính phủ lâm thời Miền nam Việt Nam có quyền tiếp quản và thừa kế mọi mặt từ VNCH. Sau 1975 Cộng hoà miền nam tự nguyện sát nhập với VNDCCH thành CHXHCNVN. Thì CHXHCNVN thừa kế toàn bộ. Trong đó có cả chủ quyền về biển đảo, không cần đến bóng ma VNCH.

    Một thực tế cũng thấy là Trung Quốc có tham vọng về Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế. Do đó biện pháp pháp lý không phải là duy nhất, không phải là lá bùa hộ mệnh để đấu trang giành lại chủ quyền biển đảo với Trung Quốc để đánh đổi mọi thứ, để rồi "xôi hỏng bỏng không", "mất cả chì lẫn chài"

    Qua đây để thấy được rằng cả một mớ giáo sư "miệng nam mô bồ tát, bụng một bồ giao găm"

    Đã gọi là Cách mạng ắt phải có kẻ thù. Điều này chẳng có gì là lạ.

    Trả lờiXóa
  6. Lí sự cùn. Nay nước nhà thống nhất, chỉ có 1 nước Việt Nam là CHXHCHVN thì đương nhiên mọi thứ trước đây do VNCH quản lí phải thuộc chủ quyền quản lí của CHXHCN Việt Nam. Tại sao lại nói chuyện đảo? Thế Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng ... trước đây do VNCH quản lí giờ thuộc quyền của CHXHCHVN đấy thôi. Cớ gì lại tách mấy cái đảo ra?

    Trả lờiXóa
  7. Uong nuoc nho nguon.Lich su la de cho doi minh va cac doi sau ghi nho va tu hao ve mot dan toc VIỆT NAM voi bon nghinnam lịc su ko mot aico thể bẻ cong lich su va xoa het cong lao xay dung dat nhoc cua cac the hệ nguoi VIỆT NAM.......

    Trả lờiXóa
  8. Con lợn muốn gọi là heo,là hợi,là con ủn ,con ỉn cũng đều được.
    Ngụy Quyền SG gọi là VNCH ...cũng đều được cả.Có gì mà phải tranh cãi ầm ĩ.
    Cái quan trọng là tính chính nghĩa của cái thực thể đó.
    Qua chiến thắng Điện Biên Phủ,rồi tiếp theo là chiến thắng 30/4/1975 đã thể hiện Đảng Cộng Sản có đầy chính nghĩa khi đánh đuổi quân xâm lược Pháp,Mỹ và bon tay sai[Ngụy quyền] để giành lại độc lập và thống nhất đất nước.
    Chuyện lịch sử đã rõ ràng.
    Chẳng cần phải tranh luận ầm ĩ.
    Lôi cổ bọn phản động ra xử lý theo Pháp Luật,không thể thương hại gì bọn này.Chúng chỉ là những tàn dư của thực dân,và đế quốc luôn luôn chống phá lại đất nước chúng ta

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VNCH là một danh từ riêng [nom propre],như là một cái tên riêng.
      Nó chưa thể hiện gì cái tính chất của thực thể đó.Còn bản chất của VNCH là tay sai cho ngoại bang,không có chính nghĩa nên gọi là ngụy quyền [chính quyền ngụy].
      Chính quyền=Quyền lực chính trị.Chữ "chính"là chính trị chứ không phải là chính nghĩa.
      Cũng vậy ,nói ngụy quân VNCH là nói quân đội ngụy VNCH.

      Xóa
    2. Khoái đàn bà sạchlúc 09:03 24 tháng 8, 2017

      Nói lại cho đúng để mọi người cùng nói đúng:
      -Việt Nam Cộng Hòa: Gồm tên nước Việt Nam và thể chế chính trị mà nhà cầm quyền trong giai đoạn ấy lựa chọn. Pháp ngữ thì phải viết République Vietnam. Đây là sự tiếm danh, lạm xưng. Chính xác là ngụy danh.
      -Hoặc là chính quyền, hoặc là ngụy quyền. Không ai gọi chính quyền ngụy. Vì đã là ngụy, nghĩa của nó, mọi hình thức gần giống như cái chính, mượn ở cái chính để che giấu
      bản chất gian tà.
      -Trong các từ: Chính trị, chính quyền, chính danh, chính thống, chính phủ...thì từ chính đều có nét nghĩa gốc là ĐÚNG.
      -Trong diễn giải sự kiện, nhân vật, địa danh, thời gian lịch sử, có thể viết Chế độ Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn để thay cho Chế độ VNCH, quân đội VNCH, ngụy quyền, ngụy quân...Nhưng gọi chính quyền Sài Gòn đã là cách gọi sai. Vì nó không có cái gì là chính, là đúng cả.

      Xóa
    3. VNCH=République du Viet-Nam
      =Republic of Viet-Nam
      Chính quyền=Political power.

      Xóa
  9. Hội đồng lý luận TW, Ban Tuyên giáo, Bộ TTTT, Cục xuất bản đâu cả rồi? Dư luận đang chờ câu trả lời của các cơ quan chức năng về vệc để lọt tội phạm trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa như vậy.

    Trả lờiXóa
  10. Ban Tuyên giáo nên quay trở về tên gọi cũ là Ban Tư tưởng văn hóa trung ương như thời Tố Hữu, Hữu Thọ, Trần Trọng Tân đi thôi.

    Trả lờiXóa
  11. "Nếu ông Trục, ông Cương là người DỐT, vô tình nêu ra quan điểm trên thì còn có thể tạm tha thứ vì đó là lỗi vô ý. Nhưng Thương không nghĩ ông Trục, ông Cương không biết cái quy phạm sơ đẳng trong Luật pháp quốc tế nêu trên.
    Không phải chỉ có 1 mình ông Trần Công Trục, Lê Văn Cương nêu ra cái quan điểm sai trái trên. Ngoài ra còn có các ông Trần Duy Hải- đương kim Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới của Chính phủ, ông Nguyễn Thanh Sơn- nguyên Thứ trưởng ngoại giao, nay mất chức, xuống làm Đại sứ VN tại Nga. Và, mới đây còn có ông Nguyễn Nhã phát biểu trên Tuổi trẻ.

    Và bây giờ, nhai lại quan điểm sai lầm của ông Trần Công Trục, ông Lê Văn Cương như đã phân tích trên (v/v công nhận VNCH là một Nhà nước) là Nhóm tác giả Bộ sách Lịch sử 15 tập, đứng đầu là ông Phan Huy Lê- Tổng Chủ biên.
    Từ các phân tích trên, chúng tôi xin khẳng định, quan điểm "THỪA NHẬN VNCH ĐỂ ĐÒI HOÀNG SA" của nhóm các ông Phan Huy Lê, Trần Công Trục, Lê Văn Cương ... là phản động. Nêu ra chiêu bài "THỪA NHẬN VNCH ĐỂ ĐÒI HOÀNG SA" chỉ là nhằm đánh lừa dư luận để che đạy một dã tâm xấu xa: RỬA MẶT CHO CHẾ ĐỘ NGỤY SÀI GÒN CÙNG BÈ LŨ XÂM LƯỢC MỸ!"

    _____
    - Yêu cầu các ông Phan Huy Lê, Trần Công Trục, Lê Văn Cương, Nguyễn Nhã;
    - Yêu cầu các ông Tổng biên tập các tờ báo Tuổi trẻ, Thanh niên- (nơi cho các ông kia phát ngôn xằng bậy):

    Các ông phải lên tiếng trả lời công luận.

    1. Nếu các ông nhận mình là ngu dốt, vô tình không biết các quy định của luật pháp quốc tế như bài này phân tích THÌ các ông quỳ xuống xin lỗi, nhân dân sẽ tha cho;

    2. Bằng không thì yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra rõ vì sao lại bỏ lọt tội phạm tầy đình trên mặt trận Tư tưởng Văn hóa như vậy?
    Đảng ta luôn nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh Chống Diễn biến Hòa bình. Diến biến hòa bình là cái gì? Là Nó đó!
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2017/08/quan-iem-thua-nhan-vnch-e-oi-hoang-sa.html?showComment=1503543272624#c4510790247458836853

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kính thưa bác Cựu Chiến binh!
      Bác đã nói đến hai anh là Tổng Biên tập hai báo Tuổi trẻ và Thanh niên nhưng bác lại bỏ lọt một anh Tội phạm to đùng là anh Trần Bình Minh ở VTV.
      Ông Trần Công Trục rất nhiều lần lợi dụng Sóng truyền hình quốc gia mà Nhà nước giao cho anh Trần Bình Minh quản lý, khai thác để ông Trục tuyên truyền phản động.
      Bằng chứng là các clip mà Google.tienlang còn lưu đầy đủ, đã công bố ngay trong bài của bạn Thương đó ạ!

      Xóa
  12. "- Yêu cầu các ông Phan Huy Lê, Trần Công Trục, Lê Văn Cương, Nguyễn Nhã;
    - Yêu cầu các ông Tổng biên tập các tờ báo Tuổi trẻ, Thanh niên- (nơi cho các ông kia phát ngôn xằng bậy):

    Các ông phải lên tiếng trả lời công luận.

    1. Nếu các ông nhận mình là ngu dốt, vô tình không biết các quy định của luật pháp quốc tế như bài này phân tích THÌ các ông quỳ xuống xin lỗi, nhân dân sẽ tha cho;

    2. Bằng không thì yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra rõ vì sao lại bỏ lọt tội phạm tầy đình trên mặt trận Tư tưởng Văn hóa như vậy?
    Đảng ta luôn nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh Chống Diễn biến Hòa bình. Diến biến hòa bình là cái gì? Là Nó đó !"

    Đọc ý kiến này mà Tư tui rất lấy làm tâm đắc ! Công luận và Nhân dân ở đây là ai vậy hả ông Cựu chiến binh ? Nếu chỉ là một nhóm dư luận viên nào đó thì không ăn thua, ông nên thỉnh cầu hay thỉnh nguyện... để Đảng - Người lãnh đạo duy nhất (nhưng cấm nói độc quyền nhé !?) - chịu trưng cầu dân ý một cách công khai, minh bạch về những vấn đề quốc gia trọng đại thì sẽ biết ngay lòng dân hiện nay như thế nào ấy mà

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  14. Ngụy sử 1: Lí lịch “Việt Nam Cộng hòa cuốc”


    ------------

    Bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập (Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội chủ biên) mới được công bố phát hành đã bị dư luận phê phán tơi bời.
    Một trong những chi tiết gây tranh cãi là ở chỗ bộ sách này cho rằng: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm”, do đó những người biên tập đã “không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn”.
    Lí do?
    Một trong các nhà “dziết sử”, ông Viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, giải thích rằng “Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.
    Ô hay, thì xưa nay có ai yêu cầu các nhà sử học phải “không được khách quan”? Đã thế còn cứ khăng khăng phải viết sử để mọi người chấp nhận, thì sử do các ông viết ra liệu có còn khách quan?
    Và chả biết các ông làm cách nào để có thể đạt đến cái “chỉ tiêu vĩ đại” là mọi người chấp nhận kia. Thực tế đã có hàng chục triệu người không chấp nhận cái kiểu “không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước” của các ông.
    Chính quyền đó là chính quyền tay sai, quân đội ấy là quân đội tay sai, thì dân người ta gọi là ngụy quyền, ngụy quân, có thế thôi.
    Có sơn vàng thếp bạc cái tên của cái chính quyền ấy, quân đội ấy thì cũng không thay đổi được cái bản chất ngụy của chúng.
    Nhưng các ông bảo phải dziết sử phải khách quan, ừ thì hãy khách quan mà tìm hiểu xem cái gọi là “Chính quyền Việt Nam cộng hoà” ra đời từ đâu?
    Này nhé, người “khai sinh” ra cái “Việt nam cộng hòa cuốc” là ông Ngô Đình Diệm, đúng chưa? Diệm là con ông Ngô Đình Khả, người mà có trát vàng vào mặt thì bàn tay vẫn không thể gột sạch máu của những nghĩa quân yêu nước trong phong trào Phan Đình Phùng. Điều này do chính anh trai ông Diệm là Ngô Đình Thục (đủ khách quan chưa?) kể lể công lao toàn gia làm chó săn cho thực dân Pháp nhé:
    “…thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ- an và Hà-tĩnh …” (Thư của Giám mục Ngô Đình Thục gởi Toàn Quyền Decoux, 21 – 08 – 1944).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Diệm lại vốn là thủ tướng dưới trướng Quốc trưởng Bảo Đại, thời “Quốc gia Việt Nam”, thể chế này do Pháp nặn ra năm 1948, để cố kéo dài ách đô hộ Việt Nam sau cuộc Cách mạng long trời nổ đất tháng Tám 1945. Cái gọi là “Quốc gia” này cóc có Hiến pháp, và việc kiểm soát từ tài chính, thương mại cho đến các chính sách đối ngoại và quân sự đều do ông chủ Pháp điều hành. Thế thì gọi là ngụy quân, ngụy quyền được chưa?
      Vậy là từ dòng dõi cho đến chánh tích của ông Diệm, ngay từ trước khi thành lập cái “Việt Nam cộng hòa cuốc”, đã ngụy rặt rồi nhé.
      Bây giờ ta lại khách quan mà xem tiếp quá trình ông Diệm đẻ ra cái “Việt Nam cộng hoà cuốc” nó như thế nào.
      Tại miền Nam Việt Nam, ngày 4-10-1955, đại diện của 15 đoàn thể chính trị, tôn giáo (hầu hết do gia đình ông Diệm lãnh đạo) đã lập ra một ủy ban mang tên “Ủy ban Trưng cầu dân ý”, kiến nghị đòi truất phế quốc trưởng Bảo Đại kèm suy tôn ông Diệm. Thế là chỉ hai ngày sau (6-10), ông Diệm, lờ tịt “sếp” mình, là quốc trưởng Bảo Đại, người mà ông đã từng “lạy lục khú lụ không thể tưởng tượng được, để xin được làm thủ tướng” (đó là nguyên văn chữ của người đương thời, là nhà sử học Hoàng Xuân Hãn đấy nhé), đích thân đứng ra chấp thuận “nguyện vọng quốc dân”. Huỵch tẹt ra, ông Diệm tiếm quyền “quốc trưởng”, chấp thuận “kiến nghị của quốc dân”, mà “quốc dân” ở đây… thì toàn là em ruột, em dâu, họ hàng nhà ông Diệm. Hài hơn nữa, ông Diệm chấp thuận luôn cả cái mục “suy tôn” chính ông, có trong nội dung “kiến nghị”.
      Ông Diệm chọn ngày, chưa đầy 2 tuần sau, là ngày 23-10-1955 để tổ chức “trưng cầu dân ý”.
      Trước khi trò hề “trưng cầu” diễn ra, Đại tá Edward Lansdale, trùm CIA Mỹ và là tổng đạo diễn, ngượng quá, phải chuồn về Mỹ lánh mặt. Lansdale dặn dò ông Diệm: “Trong lúc tôi vắng mặt, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin ông đắc cử với tỉ số 99.99 phần trăm số phiếu”. Rõ là khách quan nhé?
      Ấy thế mà kết quả “trưng cầu dân ý” ngày 23-10-1955 cho thấy ông Diệm đắc cử với số phiếu chiếm tỉ lệ 98.2%, còn 1,1% là tỷ lệ số phiếu bầu cho “Quốc trưởng” Bảo Đại. Bớt được những hơn 1%, ông Diệm kể ra cũng ngoan, biết nghe lời chủ Mỹ đấy chứ!
      Có sự gian lận đáng xấu hổ như Edward Lansdale lo xa hay không, hãy nhìn vào số phiếu bầu cho ông Diệm tại khu vực Sài Gòn thời ấy thì rõ:
      Thống kê của chính quyền bấy giờ nhé: kết quả kiểm phiếu tại khu vực Sài Gòn, ông Diệm được bầu những 605.025 phiếu trong khi chỉ có 450.000 cử tri ghi tên. Tỷ lệ “kinh dị” xấp xỉ 130%, (đấy là với điều kiện cả 450.000 người ghi danh đều đi bỏ phiếu chứ còn con số thực sẽ luôn phải thấp hơn nhiều).
      Bỏ rẻ, cứ 10 người Sài Gòn đi bầu, thì có ít nhất 13 “người” bỏ phiếu cho ông Diệm! Ba con ma kia ở đâu ra? Có gian lận hay không, có giả dối hay không, có ngụy hay không đã rõ rồi nhé!
      (Quá trình ông Diệm mang thai cái “Việt Nam cộng hòa quốc” bạn đọc có thể xem chi tiết hơn ở hai bài đã đi trên blog này:
      https://locliec.blogspot.com/2015/06/chuyen-cu-diem-trung-cau-dan-y-1.html và https://locliec.blogspot.com/2015/06/chuyen-cu-diem-trung-cau-dan-y-2.html ).
      Ba ngày sau, 26-10-1955 ông Diệm tuyên bố khai sinh ra cái “Việt Nam Cộng hòa cuốc”, đồng thời cứ tự phong mình làm Tổng thống cái đã, trong khi bộ sậu gia đình dòng họ vẫn chưa kịp sản xuất ra Hiến pháp cho “cuốc ra” mới. Như thế cũng có nghĩa là đã có “hiến” với “pháp” quái đâu để bảo rằng cái chức Tổng thống của ông Diệm là hợp hiến hay hợp pháp. Mà thôi, đã bảo là ngụy mà lại, có oan đâu, thậm chí đến cái “cuốc ca” của “Việt Nam cộng hòa cuốc” cũng phải đi thó từ bài Tiếng gọi sinh viên của cộng sản Lưu Hữu Phước kia mà.
      Đấy, cái “thực thể” “Việt Nam cộng hòa cuốc” ra đời từ một cuộc “trưng cầu dân ý” đại bịp bợm và tiếu lâm như thế, lại do một ông, có thể nói là ngụy chính tông, ngụy toàn gia, ngụy cha truyền con nối, ngụy có nòi luôn, đẻ ra và làm lãnh đạo.
      Vậy thì, thưa các nhà “dziết sử”.
      Xuất thân của cái “Việt Nam cộng hòa cuốc” nó là như thế, đòi mọi người không gọi đích danh là ngụy thì làm sao đảm bảo tính khách quan đây, hả các quý ngài?

      Xóa
  15. Ai trả lời đúng được câu hỏi này, để lại địa chỉ liên lạc ở đây, tôi thưởng nóng 100 triệu

    Câu hỏi: Kể từ ngày 7/12/1947 (ngày Pháp với Bảo Đại kí kết Hiệp ước Sơ bộ Vịnh Hạ Long) đến ngày 4/6/1954 (ngày Nguyễn Phúc Bửu Lộc và Thủ tướng Pháp Joseph Laniel kí Hiệp ước Matignon), Pháp và Quốc gia Việt Nam đã kí bao nhiêu hiệp ước trong đó khẳng định Pháp công nhận độc lập của Quốc gia Việt Nam?

    Trả lờiXóa
  16. Lịch sử cần phải ghi đúng sự thật: ngụy là ngụy - để các thế hệ mai sau không nhầm lẩn, mơ hồ.

    Trả lờiXóa
  17. Khoái đàn bà sạchlúc 19:14 24 tháng 8, 2017

    Tôi nghĩ yêu cầu truy tố trước pháp luật ông chủ biên, ban biên tập Bộ Lịch Sử Việt Nam, rồi lôi những Trần Công Trục, Lê Văn Cương, Nguyễn Nhã, suy ra đến ông Trần Bình Minh và tự xoẹt một vòng tròn, kết luận những vị ấy là tội phạm...phản quốc là một yêu cầu bất khả thi, không hợp với tình hình thực tế. Đề nghị BCT, Ban Tuyên Giáo TƯ, thu hồi vài ba tập cận hiện đại, 1778-1975, chỉ ra những điều không đúng sự thật để chủ biên và ban biên tập thấm được cái sai và tự tay viết lại. Thế là đủ, là tốt. Có một điều cần lưu ý, thay thế gọi ngụy quân bằng quân đội Sài Gòn cho dễ nghe nhưng gọi chính quyền Sài Gòn thì không ổn( vì từ CHÍNH) mà phải gọi (Nhà cầm quyền Sài Gòn).
    Còn Hoàng Sa, phải cắn răng chấp nhận tình cảnh hiện nay, có thể lãnh thổ thân yêu đó phải bị TQ chiếm giữ những 5,7 chục năm nữa. Thời cơ có, cháu chắt chúng ta sẽ lấy lại. Bây giờ tập trung gìn giữ Trường Sa. Việc mất đảo là nổi đau nhược tiểu. Đã nhược tiểu mà anh em trong nhà không ý thức hết tầm quan trọng của đảo biển, coi thường, không cảnh giác bọn nước lớn. Việc thay đổi các thực thể chính trị dân tộc đã qua mà nêu lý do để "đòi lại Hoàng Sa, gìn giữ Trường Sa" thì không thể thuyết phục được tầng lớp nhân dân có hiểu biết lịch sử, xã hội. Trong sáng. Đừng âm mưu gì cả. Vô ích. Nhân dân đang rất tĩnh thức.

    Trả lờiXóa
  18. Năm qua thắng lợi vẻ vang
    Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
    Vì Độc lập vì Tự do
    Đánh cho Mỹ cút đánh.cho Ngụy nhào
    Tiến lên chiến sỹ đồng bào
    Bắc - Nam xum họp xuân nào vui hơn.

    Đố ông Võ Văn Thưởng, uỷ viên BCT trưởng ban tuyên giáo TW bài thơ trên là của ai đấy?

    Trả lờiXóa
  19. Ủng hộ Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn đến cùng! Không một ai có quyền bóp méo lịch sử! VNCH nó chẳng là cái gì cả, chỉ đi làm tay sai với dã tâm quyền lực và sự ngu muội tin theo đế quốc! Còn nếu theo ông Phan Huy Lê, chắc lần lượt sau này sẽ công nhận cả Đề Ga tự trị nữa cho đủ bộ!

    Trả lờiXóa
  20. 1, Cách gọi chính quyền ngụy, quân đội ngụy có căn cứ từ bản chất định tính của cái gọi là "chính quyền VNCH". Đối với tuyệt đại đa số người dân VN đó đã là sự khẳng định. Bản chất thì không thay đổi được.
    - Năm Kỉ Dậu (1789) trong lịch sử VN ghi nhân ông vua bán nước Lê Chiêu Thống.
    - Quang thời gian 1954-1975, lịch sử VN ghi nhận chính quyền bù nhìn tay sai Mỹ "VNCH".
    Đây chính là sự khách quan của lịch sử.
    2, Trong Hiệp định Geneve về VN dùng cụm từ "The French Union" (Liên hiệp Pháp) có nghĩa là Pháp và đám tay sai bản xứ người Việt , tức là không thừa nhận "quốc gia VN" là 1 thành phần chính trị. Liên quan đến Hiệp định chỉ có VNDCCH và Liên hiệp Pháp, thời gian là trong 300 ngày.
    Đây chính là thời điểm, Mỹ tung ra con bài Ngô Đình Diệm, hất cẳng và thay thế vai trò thực dân của Pháp tại VN , theo đúng thông tin mà bạn Nặc danh 17:17 24/8 đưa ra ở trên.
    Do vậy, đối với Hiệp định Geneve,chính quyền VNCH (Ngô Đình Diệm) do Mỹ dựng lên, là phi pháp. Đã phi pháp thì không có tính pháp lý gì cả.
    - Do vậy các luận điệu của Phan Huy Lê, Nguyễn Nhã và 1 vài tay khác chỉ là chiêu bài, che giấu 1 ý đồ nào đó.
    Dây cũng là sự khẳng định, căn cứ vào thực tế.

    * Thể hiện suy nghĩ của rất nhiều người, trong đó có tôi, là bài viết của blog Sân Đình, tôi xin dẫn lại nguyên văn.

    " Sau vụ “tổng phục dựng” thây ma vừa qua, trong đó có ý kiến rằng Nhà nước Việt Nam phải phi nghĩa hóa cuộc chiến tranh trước năm 1975 để công nhận tính “hợp pháp” của cái gọi là “VNCH” thì mới vô hiệu hóa được công hàm Phạm Văn Đồng và công nhận “quyền sở hữu hợp pháp” của “VNCH” ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Trước hết phải nói đây là một ý kiến ngớ ngẩn, vô duyên, ngu xuẩn và dốt nát hiếm thấy ở một người làm báo. Nó như là một báo động đỏ về những gì đang xảy ra trong nội bộ báo Thanh Niên và những khuất tất, kém nghiệp vụ và tri thức, thậm chí cả đạo đức nghề báo.
    Thứ nhất: Làm sao Đảng, Nhà nước, Chính phủ VN hiện tại có thể công nhận hay không công nhận, thừa nhận hay không thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn?
    Muốn biết nó hợp pháp hay không thì phải căn cứ vào luật pháp Việt Nam trong giai đoạn chính quyền Sài Gòn tồn tại (1949-1955-1975). Tức là căn cứ vào luật pháp Việt Nam từ năm 1946 khi nước Việt Nam có Quốc hội và Hiến pháp đầu tiên, trong lúc trên lãnh thổ Việt Nam không tồn tại một quốc gia, nhà nước, quốc hội, hiến pháp, luật pháp nào khác!
    Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 đã khẳng định chủ quyền một cách xuyên suốt toàn bộ nước Việt Nam theo các hiến pháp Việt Nam đến nay, bắt đầu từ hiến pháp 1946 được thông qua bởi Quốc hội Việt Nam khóa I. Năm 1959, cái gọi là “VNCH” gián tiếp bị đưa vào diện phản bội Tổ quốc vào trong Hiến pháp qua chương I điều VII: “Nhà nước nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.” Các hiến pháp sau năm 1975 cũng nói về hai cuộc kháng chiến với ý nghĩa là những cuộc kháng chiến chống xâm lược!
    Do đó, nếu bảo “VNCH” là hợp pháp thì phải cạo sửa lịch sử, cạo sửa lại các hiến pháp đó và nói về hai cuộc kháng chiến với ý nghĩa là những cuộc chiến tranh xâm lược! Đồng thời phải làm một cuộc “đốt sách chôn nho” hoặc cách mạng văn hóa, đốt hủy sạch sẽ những văn kiện chính trị, văn kiện pháp lý của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam trong thời gian đó, chẳng những ở Việt Nam, mà còn cả thế giới.
    Bởi vì không chỉ có luật pháp, hiến pháp trong nước, mà các văn kiện chính trị, văn kiện ngoại giao, các bức thơ ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí Minh gởi cho các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đều thể hiện rằng các chính quyền Bảo Đại, Diệm, Thiệu là các ngụy quyền bù nhìn tay sai của giặc xâm lược Pháp – Mỹ, và sau này Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là đại diện chân chính duy nhất của miền Nam Việt Nam.
    (còn tiếp)


    Trả lờiXóa
  21. Tiếp.

    Trên thực tế, trong thời gian tồn tại của ngụy quyền 1949-1975, không có luật nào của Việt Nam công nhận họ. Luật pháp Việt Nam, hiệp định Genève 1954, hiệp định Paris 1973 đều không có cái nào công nhận họ.
    Xin lưu ý hiệp định Genève 1954 và Paris 1973 không hề công nhận “Quốc gia Việt Nam” và “Việt Nam Cộng hòa” là các quốc gia, nhà nước. Thậm chí hiệp định Genève còn không công nhận “Quốc gia Việt Nam” là một thành phần chính trị, mà chỉ quy định nước Việt Nam tạm thời bị chia làm hai vùng tập trung quân sự và hai vùng kiểm soát, quản lý trong thời hạn 2 năm! Quân đội Liên hiệp Pháp (gồm cả ngụy Pháp) tập trung về phía nam vĩ tuyến 17. Quân đội Việt Nam tập trung về phía bắc vĩ tuyến 17.
    Còn hiệp định Paris chỉ nhượng bộ và công nhận chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là một thành phần chính trị trong cuộc tổng tuyển cử thành lập chính phủ ba thành phần dự kiến sẽ diễn ra theo điều khoản trong hiệp định này.
    Nhưng Mỹ sau khi an toàn rút thực binh chiến đấu về nước, họ liền trở mặt, bội ước và phá hoại hiệp định Paris. Mỹ-ngụy đã không tuân thủ và thực thi đầy đủ các điều khoản khác trong hiệp định này, trong đó có điều quy định tổ chức tổng tuyển cử thành lập chính phủ ba thành phần. Do đó, hiệp định này không còn giá trị, không còn hiệu lực.
    Như vậy, “VNCH” có hợp pháp hay không là phải căn cứ trên luật pháp Việt Nam trong thời gian “VNCH” tồn tại, chứ làm sao Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam ngày nay có thể làm gì được trước sự thật lịch sử rành rành? Nếu Nhà nước, Quốc hội VN ngày nay có thể công nhận với không công nhận tính hợp pháp của “VNCH” thì hóa ra luật pháp VN là luật rừng sao?
    Thứ hai: Chẳng những ý kiến “công nhận tính hợp pháp” nói trên là một ý kiến điên rồ, hoang tưởng, phi thực tế, bất khả thi, thuộc diện thần kinh chính trị, mà nó còn gây hại đến chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Một là vì trong thời gian “VNCH” chiếm đóng, kiểm soát, quản lý hai quần đảo này, Trung Quốc, Đài Loan và Philippines đã “gặm nhấm” một phần rất lớn, và nhiều lần “VNCH” không hề lên tiếng phản đối trong khi những nơi đó đang trong vùng kiểm soát của họ.
    Hai là vì bản thân “VNCH” ngày nay đã không còn tồn tại. Nếu bảo “VNCH” là người “sở hữu” Hoàng Sa, thì ngày nay Trung Quốc phải trả Hoàng Sa lại cho ai?
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  22. Tiếp

    Khi cố gắng lừa dối bản thân rằng “VNCH” là một quốc gia, thì làm cách nào chuyển giao “chủ quyền” (danh nghĩa) của chính quyền Sài Gòn về tay CHXHCN Việt Nam, làm cho nó trở thành chủ quyền của CHXHCNVN? Rất khó! Bởi vì kiểu nào cũng nói không xuôi: Nếu lập luận rằng chính quyền Sài Gòn đã bàn giao chính quyền lại cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong đó có chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, vì vậy Trung Quốc phải trả lại Hoàng Sa cho CHXHCN Việt Nam, thì cũng không ổn. Bởi lẽ:
    – Thực tế không hề có một cuộc bàn giao chính quyền hay bàn giao quyền lực nào cả. Như đại úy Phạm Xuân Thệ đã tuyên bố tại dinh tổng thống ngụy quyền: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Các ông không còn gì để bàn giao”.
    – Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không kết thúc bằng một cuộc đầu hàng thật sự và sau đó bàn giao chính quyền, mà kết thúc bằng một chiến dịch quân sự và giành lại chính quyền, theo cách nói khi đó là “cướp chính quyền”, dĩ nhiên cướp ở đây là cướp lại chính quyền từ tay Mỹ.
    Ngụy quyền chỉ đầu hàng trong sự thoi thóp sau khi ngụy quân đã tháo chạy và sắp tan rã, và họ không còn năng lực chống trả. Sự làm chủ hoàn toàn miền Nam của VNDCCH và CHMNVN là thành quả của một chiến dịch quân sự, một biện pháp vũ lực, sử dụng quân đội và các lực lượng vũ trang và giành chiến thắng, chứ không phải là từ một sự đầu hàng tự nguyện và sát nhập hòa bình. Khi đó ở Sài Gòn có rất nhiều phóng viên chiến trường quốc tế và ai cũng thấy được chuyện gì đã diễn ra.
    – Đặt giả thuyết có thể miễn cưỡng coi như là “tổng thống” Dương Văn Minh đầu hàng thì có thể tạm coi là “bàn giao chính quyền”, thì nó vẫn chỉ có giá trị ở những vùng mà ngụy quân phụ trách kiểm soát và ngụy quyền phụ trách quản lý thay cho Mỹ. Hoàng Sa lúc đó ở ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Dương Văn Minh, mà lúc đó đang do Trung Quốc chiếm đóng, kiểm soát, quản lý.
    Bà Monique Chemillier-Gendreau, giáo sư ngành công pháp và chính trị học của trường Đại học Paris VII – Denis Diderot của Pháp, trong một tài liệu về chủ quyền Hoàng Sa và pháp lý quốc tế, đã ghi nhận: “Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát, quản lý.” Năm 1975, ngụy quyền Sài Gòn không kiểm soát, quản lý Hoàng Sa. Do đó họ không thể chuyển nhượng hay bàn giao chủ quyền đối với Hoàng Sa lại cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
    OOo

    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  23. Tiếp

    Nếu giải quyết theo cách thừa nhận rằng Hoàng Sa là chủ quyền lãnh thổ thuộc sở hữu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam đang bị Mỹ-ngụy xâm lược chiếm đóng, thì dù vẫn khó khăn, nhưng ít ra còn có đối tượng rõ ràng cho Trung Quốc trả lại Hoàng Sa: CHXHCN Việt Nam, thừa kế của VNDCCH và CHMNVN.
    Tuy nhiên, giả sử nếu có tranh tụng tại tòa án quốc tế, thì đương nhiên tòa sẽ áp dụng luật quốc tế, chứ làm sao có thể dùng luật pháp của một phía Việt Nam? Luật pháp quốc tế sẽ xem cả 3 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, và “VNCH” với tư cách là 3 quốc gia với các chính phủ, quân đội, quốc kỳ, quốc ca, đồng bạc, và vùng kiểm soát, quản lý khác nhau, và đều có sự công nhận và quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
    “VNCH” nhờ được Mỹ dùng sức mạnh ngoại giao và quyền lực mềm của họ an bài, nên cũng được nhiều nước trên thế giới “quan hệ ngoại giao” xuất phát từ sự áp đặt của Mỹ. Nếu có tranh tụng, thì sẽ áp dụng luật pháp quốc tế, trong khi đó một số chính phủ quốc tế đã công nhận và gọi “VNCH” là một “quốc gia” rồi, thì tại sao Nhà nước VN cần phải công nhận nữa?
    Nếu ngụy quyền Sài Gòn quả thật đúng là có chính nghĩa, chính danh, chính thống, hợp pháp, thì cần gì Nhà nước VN phải công nhận hay không? Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam có cần “VNCH” công nhận mình đâu? Thậm chí, họ chỉ quan tâm tới việc chống Mỹ, nói chuyện với Mỹ, chứ quan tâm gì tới “VNCH”? Suốt thời gian hội nghị Paris về Việt Nam, có người nào bên phía VNDCCH và CHMNVN nói 1 câu nào với đại biểu “VNCH” đâu?
    Điểm sai lầm then chốt nghiêm trọng là thật ra chưa bao giờ tồn tại khái niệm “2 nước Việt Nam”, “2 nhà nước VN” hay “2 quốc gia VN”. Đó là một khái niệm hoang tưởng, phản khoa học, bởi vì làm sao có thể tồn tại cái khái niệm “2 nước Việt Nam”?
    Đó là sự ngộ nhận then chốt nghiêm trọng của một số người đang nghiên cứu về vấn đề pháp lý quốc tế liên quan đến luật biển và tranh chấp chủ quyền. Sở dĩ họ nhầm lẫn như nói trên là vì họ ngộ nhận các danh từ “North Vietnam”, “South Vietnam” mà các chính phủ nước ngoài gọi hai miền Việt Nam với ý nghĩa là hai đất nước, quốc gia khác nhau và “độc lập” với nhau. Nhưng các “nhà nghiên cứu” nghiệp dư này lại lầm tưởng các danh từ này được các chính phủ nước ngoài gọi với ý nghĩa là gọi 2 miền của 1 nước Việt Nam, hay là 2 nước Việt Nam. Các “nhà nghiên cứu” này thấy có chữ “Vietnam” trong đó nên đã lầm tưởng như vậy, vô tình gây ngộ nhận cho độc giả.
    Xin lưu ý là các chính phủ nước ngoài gọi “Bắc Việt Nam” (North Vietnam), “Nam Việt Nam” (South Vietnam) như một danh từ, một tên nước không chính thức, và có ý nghĩa chính trị. Một số báo chí và cả đài truyền hình trong nước khi chuyển ngữ đã nhầm lẫn với từ “miền Bắc Việt Nam” (northern Vietnam), “miền Nam Việt Nam” (southern Vietnam), và có ý nghĩa vùng miền địa lý.
    Thời Pháp, các chính phủ nước ngoài nói rằng tại Việt Nam có 2 nhà nước, Nam Kỳ là của nhà nước Đại Pháp, và nhà nước Đại Nam ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ do Pháp “bảo hộ”. Họ nói rằng Việt Nam có 3 chế độ cai trị Bắc – Trung – Nam khác nhau. Nhưng đối với quan điểm và lập trường của đại khối dân tộc Việt Nam thì chỉ có 1 nước Việt Nam bị thực dân Pháp cai trị.
    Thời Mỹ, các chính phủ nước ngoài nói rằng ở Việt Nam có 2 quốc gia khác nhau: Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam. Nhưng đối với quan điểm và lập trường của đại khối dân tộc Việt Nam thì chỉ có 1 nước Việt Nam bị giặc Mỹ xâm lược, và nửa bờ cõi Việt Nam bị đế quốc Mỹ thống trị.
    Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4, tháng 4 năm 1956, chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị, đã kết luận: “Chúng ta phải nhớ rằng, kẻ thù của nhân dân ta là đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng còn chiếm giữ một nửa đất nước ta và chúng đang chuẩn bị chiến tranh vì vậy chúng ta cần phải luôn luôn nắm vững ngọn cờ hòa bình, nhưng đồng thời phải luôn luôn nâng cao đề phòng và cảnh giác."

    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  24. Tiếp

    Là công dân Việt Nam nên nhớ: Trên lãnh thổ Việt Nam thì luật pháp Việt Nam là cao nhất, lớn nhất! Còn luật pháp quốc tế là một nguồn tham khảo quan trọng. Luật pháp quốc tế không đứng trên luật pháp và đạo lý Việt Nam.
    Trong một số tranh chấp chủ quyền, các bên có thể sẽ phải căn cứ trên luật pháp quốc tế để tranh tụng tại tòa, nhưng điều đó không có nghĩa ông dựa vào đó rồi ông tự cho mình cái quyền đi lợi dụng chức quyền báo chí của mình để tuyên truyền thông điệp hạ thấp luật pháp và đạo lý Việt Nam, đặt quan điểm luật pháp và góc nhìn của nước ngoài lên trên nước nhà, đầu độc thế hệ trẻ.
    Tại sao phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng?
    Công hàm Phạm Văn Đồng là một công hàm có nội dung cho biết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ tôn trọng 12 hải lý lãnh hải Trung Quốc đúng theo thông lệ quốc tế, và thực tế sau này con số 12 hải lý đó đã được quy định trong pháp lý quốc tế, luật biển Liên Hiệp Quốc.

    Công hàm của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi ông Chu Ân Lai năm 1958. Công hàm đó không phải là một công hàm chuyển giao Hoàng Sa cho Trung Quốc, vì nội dung công hàm không có ý nghĩa như thế. Nội dung công hàm không có một chữ nào nói về vấn đề chuyển nhượng chủ quyền hay vấn đề Hoàng Sa.
    Văn bản hành chính là xác lập là cụ thể với từng ngữ nghĩa được nêu , tuyệt đối không được suy diễn nội dung trong văn bản hành chính dù chỉ suy diễn bậc nhất...huống hồ còn suy diễn lòng vòng.
    Chủ quyền lãnh thổ là việc của Quốc hội, không phải việc của Thủ tướng. Thủ tướng không phải là người quyết định chủ quyền. Do đó, bức thơ này của thủ tướng Phạm Văn Đồng không có ý nghĩa về chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam.
    Đó là các vấn đề chính, nội dung chính trong bản công hàm. Còn tất cả những cái khác đều là Trung Quốc suy diễn, xuyên tạc, tuyên truyền theo lợi ích vị kỷ của họ. Bọn tàn dư ngụy là bọn bán nước, nên không có gì lạ khi bọn họ hùa theo trò xuyên tạc của Trung Quốc, giúp chứng minh Hoàng Sa đã bị bán cho Trung Quốc, có nghĩa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, giúp Trung Quốc củng cố chủ quyền trái phép. Ngoài Trung Quốc và bọn bán nước người Việt ra, không một ai trên thế giới này diễn giải ý nghĩa công hàm Phạm Văn Đồng theo kiểu xuyên tạc trắng trợn và lố bịch đó.
    12 hải lý theo quyền hạn quốc gia căn cứ trên luật biển quốc tế. Nguồn số liệu: United Nations Convention on the Law of the Sea – Luật biển Liên Hiệp Quốc
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  25. Tiếp

    Vậy tại sao cần phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng, tại sao cần phải vô hiệu hóa vấn đề Việt Nam tôn trọng 12 hải lý lãnh hải Trung Quốc, điều đó có gì sai?
    “12 hải lý” là một nội dung cụ thể được định rõ (definite) và không thể suy diễn. Tất cả những nội dung khác không phải là nội dung cụ thể được định rõ, nên không có tác dụng, không có giá trị pháp lý, không có hiệu lực pháp lý khi tranh tụng tại tòa án quốc tế, dù cho các nội dung đó bị Trung Quốc lợi dụng, suy diễn, uốn nắn nội dung, vặn vẹo chữ nghĩa, vặn vẹo nội dung công hàm.
    Trung Quốc lâu nay chỉ có các “bằng chứng” về sự thám hiểm và khám phá của họ, chứ không có những bằng chứng về sự xác lập chủ quyền của họ như các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn triều Minh Mạng của Việt Nam đã làm. Do đó họ bị yếu lý luận và đành phải bám vào bất cứ “chiếc phao” nào có thể.

    (Phan Huy Lê là em trai ông Phan Huy Quát, thủ tướng VNCH “Đã chết trong tù năm 1979, sau khi bị bắt vì tội phản loạn, cũng như vượt biên. Phan Huy Lê thề trả thù cho anh, và giờ hắn đã và đang làm đảo điên lịch sử Việt Nam với việc xuyên tạc về Lê Văn Tám... và nhiều thứ khác.) - Phần trong ngoặc là chú thích ảnh của tác giả bài viết này.)

    Bọn chống cộng cực đoan không biết gì nên phụ họa hùa theo Trung Quốc đã đành, đàng này nhiều kẻ do non kém chính trị và nghiệp vụ đã phụ họa đi theo một nhóm phản động phá hoại đất nước tiếm danh “nhân sĩ, trí thức”, đi đầu trong nỗ lực cào bằng “quân bình hóa” các giá trị lịch sử, “đốt đền thờ”, đánh thức, vực dậy và phục dựng cái thây ma gọi là “VNCH”?
    Họ làm vậy là do họ ngộ nhận, không hiểu biết, vô ý thức, vô trách nhiệm, hay họ là một nhóm lợi ích trong ngành báo, vì lợi ích nhóm nào đó nên muốn tìm kiếm “liên minh” với đám tàn dư ngụy đầu sỏ phản động lưu vong trên đất Mỹ?

    Hết.

    Trả lờiXóa
  26. Theo nội dung bạn Nghĩa Xuân Lê đã chia sẻ :
    "Các bạn tin rằng bộ sử vừa tái bản bị thu hồi sao?

    Trích:
    Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng bày tỏ “mong muốn Bộ Lịch sử Việt Nam triển khai theo tinh thần kết luận của Ban Bí thư sớm được hoàn thành. Đây không chỉ thể hiện quan điểm nghiên cứu khoa học lịch sử của các nhà sử học mà còn thể hiện quan điểm của Đảng với việc nhìn nhận, đánh giá lịch sử dân tộc, khoa học hóa tri thức lịch sử. Việc trao đổi, phản biện để nhận diện chân lý lịch sử là cần thiết để nói cho rõ, nói cho đúng và nói cho hết. Ban Tuyên giáo Trung ương luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những tri thức khoa học mà các nhà sử học cung cấp”.

    Chúng ta hãy chờ ý kiến chính thức của Đảng . Xin đừng đua nhau chửi nữa . Chỉ tạo cơ hộ cho bọn phản động lẻn vào nói bậy , chửi bậy .

    Trả lờiXóa
  27. @Các bạn .
    Có một số bạn dẫn các trang mạng phản động để cho rằng Bộ Quốc Sử đã làm cho giặc vui sướng và đả kích chúng ta !? Các bạn nhầm to bởi lẽ :
    Chả có gì lạ .Bọn chống cộng cực đoan này chỉ tồn tại vài nhúm cỏn con nhưng hay hò la trống mõ rền trời nghe náo nhiệt vậy thôi chứ bọn chúng có lực lượng chẳng đáng bao nhiêu trong cộng đồng người Việt hải ngoại . Nghị quyet 36BCT đã đánh trúng huyệt bọn phản quốc và làm tan rã thành nhiều mảng các tổ chức chống cộng cực đoan .Làm thức tỉnh lương tâm của đa số kiều bào yêu nước .
    Bộ LSVN mới ra đời là tiếp nối tinh thần NQ36 khiến lũ chống cộng hoang mang cực độ nên chúng tìm mọi cách liên kết và ủng hộ các nhóm ấu trĩ cực đoan mù mờ về sách lược của Đảng và các nhóm quyền lực mờ ám có lợi ích đối nghịch với BCT khóa mới để kích động chống phá nhằm vô hiệu hóa chiến lược vô cùng sáng suốt của tw Đảng ta.
    Từ xưa đến nay bất cứ chúng ta làm gì .Dù là vá núi lấp biển hay đến cả ...hắt xì hơi (��) thì chúng cũng xuyên tạc chống đối mà .
    Đừng ngạc nhiên .
    Đừng lo lắng .
    Đừng mắc mưu các thế lực mờ ám TRONG và NGOÀI nước mà nghi ngờ quyết sách chính trị của các vị lãnh đạo Đảng ta

    Trả lờiXóa
  28. Hội khoa học lịch sử chỉ là một hội Xã hội-nghề nghiệp, không phải là một tổ chức chính trị hoặc tổ chức Chính trị-Xã hội nên các quan điểm, các tài liệu, sách vở của nó xuất bản đều không phải là chính thống. Tuy nhiên nếu nó trái với đường lối, quan điểm của Đảng và nhà nước thì phải STOP

    Trả lờiXóa
  29. Bộ sử VN là 1 công trình đồ sộ, nên để đánh giá cũng cần phải có 1 công trình. Chúng ta là bạn đọc và chỉ thảo luận, đánh giá những chi tiết đã biết.
    Ông PGS.TS Trần Đức Cường người có vai trò quan trọng trong việc ra đời bộ sử này, thông qua báo chí có nói, trong đó có mấy ý sau đây :
    * Ý kiến theo đúng thực tế khách quan của lịch sử, đúng bản chất của sự việc của ông Cường :
    - "..Trên lãnh thổ Việt Nam từng tồn tại những thực thể chính quyền. Thời chống Pháp (1945 - 1954) ngoài chính thể là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì ở các đô thị lớn thuộc vùng tạm chiếm, Pháp đã thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau Hiệp định Giơnevơ, ở miền Nam cũng có chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Dĩ nhiên, thực thể này không chính danh, không hợp pháp..."
    và ông cũng nói :..."Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả..".Và ông tiếp : "..Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây."...

    * Ý kiến có vấn đề của ông Cường, nếu không muốn gọi là sai trái :
    - Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn."
    Chính từ cách nghĩ sai lệch này, ông Cường nói rằng, đại ý : "bỏ không dùng từ "nguỵ quyền , ngụy quân" nữa"

    Lịch sử được viết theo lối 'trung tính" là thế nào ?
    - Nhận xét : 1 kiểu xảo biện.

    * Theo thứ tự, tiêu chuẩn hàng đầu của viết sử là SỰ TRUNG THỰC và KHÁCH QUAN. Từ 2 tiêu chuẩn đó, trên thực tế, viết sử phải thể hiện quan điểm chính thống, tức là ý chí của 1 chế độ xã hội.
    Có lẽ không có ngoại lệ.

    Trả lờiXóa
  30. Hội KHLSVN VI HIẾN

    Hiến Pháp năm 1946 của nước VNDCCH, nay là CHXHCNVN xác lập nước VNDCCH là thống nhất, bao gồm cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
    Vậy nên HKHLSVN công nhận chính quyền Nguỵ Sài Gòn là một chính thể là vi hiến.
    Nhà nước pháp quyền mọi tổ chức, cá nhân phải thượng tôn Pháp Luật.
    Phải đưa sự vi phạm này ra ánh sáng pháp luật và phải xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiến pháp 1946 không có hiệu lực vì chính nó qui định nó chỉ có hiệu lực khi nào đã được nhân dân "phúc quyết" nhưng thực tế chưa đưa ra cho nhân dân "phúc quyết" thì chiến tranh đã xảy ra, cuộc "trường kỳ kháng chiến 9 năm" bắt đầu nên nhân dân không thể "phúc quyết". Đây là bản Hiến pháp có rất nhiều điểm tiến bộ do "sao chép có chỉnh sửa chút đỉnh" từ Hiến pháp của những Quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ. Bản Hiến pháp này qui định quyền hạn của Chủ tịch Nước na ná như quyền hạn của Tổng thống. Bởi vậy sau khi "nằm vùng" ở Miền Nam mấy năm sau Hiệp định Genève, khi ra Bắc việc đầu tiên ông Lê Duẩn làm là cho ra đời Bản hiến pháp mới, trong đó quyền hạn của Chủ tịch nước bị "cắt" rất nhiều so với Hiến pháp 1946, đồng thời tăng quyền hạn của "tập thể lãnh đạo" lên cao ngất ngưỡng, mà "tập thể lãnh đạo" này lại do Lê Duẩn - Lê Đức Thọ cầm chịch, cặp bài trùng này đã khuynh đảo chính trường Bắc Việt trong mấy chục năm trời, đến nổi khai quốc công thần tiếng tăm lừng lẫy cả 5 châu như Võ Nguyên Giáp cũng đành thúc thủ, có lúc phải bỏ cả sở trường quân sự để qua lãnh đạo chị em "kế hoạch hoá gia đình" !

      Xóa
    2. Xin nói thêm là, Hiến Pháp năm 1946 tuy chưa được " nhân dân phúc quyết" nhưng không phải vì vậy mà Hiến Pháp 1946 không có hiệu lực, bởi vì là hiến pháp đầu tiên nên trong khi chờ "phúc quyết" thì hiến pháp vẫn có giá trị . Chính vì vậy mà trong thời gian chờ "phuc quyết" mọi vấn đề cơ bản trong đối nội, đối ngoại của đất nước đều trên cơ sở Hiến Pháp 1946.
      Hơn nữa, các hiến pháp sau đêu xác định kế thừa hiến pháp trước. Hiến pháp năm 1959, ngay từ điều1 của hiến pháp đã xác lập là : Nước Việt Nam là thống nhất từ Bắc tới Nam, không chia cắt. Tất cả các hiến pháp trước và sau 1975 đêu xác định nhất quán như hiến pháp năm 1946 . Do vậy công nhận VNCH là một chính thể, tức là một nước độc lập có chủ quyền thì không những vi hiến hiến pháp năm 1946 mà là tất cả hiến pháp trước và sau 1975, kể cả hiến pháp hiện hành.

      Xóa
    3. Hiến pháp 1946
      Điều 2: "Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia"
      Hiến pháp năm 1959
      Điều 1: "Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt"
      Hiến pháp 2013
      Điều 1: "Nước CHXHCNVN là nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Bao gồm đất liền, hải đảo, vùng trời và vùng biển".

      Xóa
    4. @ TƯ TRỜI BIỂN : Phúc quyết hiến pháp hay Trưng cầu dân ý hay Toàn dân bỏ phiếu ( về 1 v/đ gì đó ), là 1 trong những xu hướng tiến bộ. Dư luận và quốc hội VN cũng đang bàn luận v/đ này. Có nhiều cách thức trưng cầu dân ý,tùy theo mỗi nước, thường là phải do chính Quốc hội quyết định. Ở cấp quốc gia Mỹ và 1 số nước gần VN cũng chưa có trưng cầu dân ý : thí dụ Nhật Bản, Ấn độ, TQ, Indonesia, Mã lai,...(theo tài liệu gần đây).Thái Lan 2016 mới có trưng cầu dân ý. Trong rất nhiều trường hợp, kết quả trưng cầu dân ý đối với quốc gia đó là 1 thảm họa, thì dụ gần nhất là "vụ Brexit" tại Anh. Và rất nhiều trường hợp thí dụ tại miền Nam 1955, Trưng cầu dân ý được tổ chức 1 cách gian lận, với kết quả "bỏ túi" là cho ra 1 tay gọi là "tổng thống" đại bịp - Ngô Đình Diệm và 1 chế độ bù nhìn tay sai Mỹ gọi là "VNCH". Qua đó cho thấy mức độ rủi ro và những hạn chế của hình thức Trưng cầu dân ý này. Hiện nay xu thế với hình thức dân chủ gián tiếp thông qua các đại biểu quốc hội (nghĩ sỹ) được nhiều nước áp dụng và lấn lướt hình thực dân chủ trực tiếp - trưng cầu dân ý.
      Bạn Tuyến ở trên đã giải thích và tôi xin nói thêm : tại các nước chưa có Trưng cầu dân ý như trên tôi dẫn, Mỹ chẳng hạn, hiến pháp của họ vẫn có hiệu lực.

      Xóa
  31. Xin lập lại, chính bản Hiến pháp 1946 qui định rằng HP 1946 chỉ có hiệu lực khi được nhân dân "phúc quyết", vậy đương nhiên khi nào nhân dân còn chưa "phúc quyết" thì HP 1946 còn không có hiệu lực. Dễ hiểu vậy mà ông Tuyến lại vẫn hiểu rằng "Hiến Pháp năm 1946 tuy chưa được " nhân dân phúc quyết" nhưng không phải vì vậy mà Hiến Pháp 1946 không có hiệu lực, bởi vì là hiến pháp đầu tiên nên trong khi chờ "phúc quyết" thì hiến pháp vẫn có giá trị." ! Nội dung này chỉ do ông Tuyến đặt ra một cách vi hiến chứ Hiến pháp 1946 không qui định vậy.

    Còn ông Lê Trọng Thắng thì không biết vô tình hay cố ý quên Tư tui đang nói về vấn đề gì nên ông đã nói qua chuyện khác hơi bị nhiều ! Tư tui chỉ nói Hiến pháp 1946 qui định nó chỉ có hiệu lực khi nào được nhân dân "phúc quyết", do đó nó không có hiệu lực vì thực tế chưa được nhân dân "phúc quyết", vậy thôi ! Nhưng vì ông đã nói nên Tư tui xin mạo muội góp lời, Tư tui cũng rất đồng tình với kiểu dân chủ gián tiếp nhưng với điều kiện đại biểu quốc hội phải thật sự do dân bầu từ những công dân ưu tú mà họ thừa nhận và tin tưởng, chứ còn bầu cử kiểu "Đảng cử, dân bầu", chưa kiểm phiếu đã biết ai trúng cử, ai thất cử, tệ hại hơn, chưa có quốc hội đã có chính phủ thì làm gì có dân chủ mà trực tiếp hay gián tiếp!?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiến Pháp 1946
      Điều 32: "Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết. nếu hai phần ba tổng số nghị viện đồng ý.
      Hình thức phúc quyết là do luật định"

      Do chưa thực hiện được việc phúc quyết như quy đinh trên mà nói Hiến Pháp năm1946 không có hiệu lực là không đúng. chỉ chưa thực hiện được điều 32 thôi.

      Hiến pháp năm 1946 có hiệu lực cho tới khi có hiến pháp mới thay thay thế.

      Xóa
    2. @Tư Trời Biển (TTB) :
      http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=536
      Điều thứ 21
      Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70.
      Điều thứ 32
      Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.
      Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.
      - Giải thích : phúc quyết Hiến pháp thường được tổ chức với hình thức trưng cầu dân ý. Theo điều 32 nếu không có 3/2 số nghị viên Quốc hội đồng ý thì việc trưng cầu dân ý sẽ (phúc quyết Hiến pháp) sẽ không được tổ chức và dĩ nhiên Hiến pháp vẫn có hiệu lực. Điều này có nghĩa : việc phúc quyết có thể diễn ra và có thể không. Không có điều luật nào và không có ở đâu giải thích điều bạn @TTB nói "... chính bản Hiến pháp 1946 qui định rằng HP 1946 chỉ có hiệu lực khi được nhân dân "phúc quyết", vậy đương nhiên khi nào nhân dân còn chưa "phúc quyết" thì HP 1946 còn không có hiệu lực.".
      Nói theo kiểu @TTB thì hiến pháp Mỹ (và rất nhiều nước) không được phúc quyết do đó hiến pháp Mỹ không có hiệu lực.???
      Tuy nhiên ở đây vẫn có thể ghi nhận , bảo lưu ý kiến của 1 người dân là @ Tư Trời Biển về v/đ này (thí dụ vậy).
      Lưu ý : khái niệm 1 "người dân Tư Trời Biển" không có nghĩa là khái niệm Nhân dân VN

      Xóa
    3. Theo điều 32 là chỉ đưa ra nhân dân phúc quyết những vấn đề hệ trọng đến vận mệnh quốc gia chứ không phải là phúc quyết toàn bộ hiến pháp,và những vấn đề đưa ra nhân dân phú quyết đó phải được 2/3 tổng số nghị viện đồng ý, nếu dưới 2/3 thì không đưa ra.
      Hiến pháp 1946 không có quy định "Hiến pháp 1946 chỉ có hiệu lực khi được nhân dân phúc quyết"
      Hiến pháp 1946 có hiệu lực và có hiệu lực cho tới khi có hiến pháp mới thay thế

      Xóa
    4. Xin lỗi , sửa chữ phủ thành chữ phúc (dòng thứ ba trên xuống)

      Xóa
    5. Ông Lê Trọng Thắng giải thích điều 21 HP 1946 thoáng nghe qua có vẻ thuyết phục nhưng đọc kỹ sẽ thấy ông giải thích sai. Đ21 HP 1946 qui định nhân dân có quyền phúc quyết đối với 2 đối tượng là HP và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Trong khi Đ 32 HP 1946 chỉ qui định (nguyên văn) : "những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý", nghĩa là Đ 32 hoàn toàn không đề cập tới việc phúc quyết HP, vậy nên việc ông cho rằng : "Theo điều 32 nếu không có 3/2 số nghị viên Quốc hội đồng ý thì việc trưng cầu dân ý sẽ (phúc quyết Hiến pháp) sẽ không được tổ chức.." và như sợ người đọc chưa hiểu ý mình, ông còn thêm : "Điều này có nghĩa : việc phúc quyết có thể diễn ra và có thể không. Không có điều luật nào và không có ở đâu giải thích điều bạn @TTB nói" là ông hoặc đã hiểu sai HP 1946 hoặc đã cố tình đánh tráo khái niệm, điều mà nhiều người hay áp dụng khi tranh luận hiện nay.

      Đ 21 qui định nhân dân có quyền phúc quyết HP mà không kèm theo một điều kiện, giới hạn nào. Bởi là quyền nên trừ khi nhân dân tự từ bỏ quyền của mình, còn lại phải để nhân dân thực hiện. Chúng ta nên bàn qua thuật ngữ "phúc quyết" mới giải quyết được vấn đề, ví dụ theo Luật định trong vụ án dân sự, khi đương sự thực hiện quyền kháng cáo đối với Bản án sơ thẩm thì cấp phúc thẩm phải xét xử lại vụ án, nếu Bản án phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm thì Bản án sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật, còn tuyên huỷ để xét xử lại thì Bản án sơ thẩm bị huỷ và xét xử sơ thẩm lại từ đầu. Tương tự, Đ 21 HP 1946 qui định nhân dân có thẩm quyền phúc quyết HP, tức HP tuy đã được Quốc hội Quyết định thông qua nhưng vẫn chưa có hiệu lực mà phải được nhân dân phúc quyết và đưa ra Quyết định phúc quyết chấp nhận thông qua thì HP 1946 mới có hiệu lực, trường hợp Quyết định phúc quyết không chấp nhận thông qua thì Quốc hội phải làm lại HP.

      Dễ hiểu như vậy nên hầu hết mọi người đều biết HP 1946 không có hiệu lực do hoàn cảnh chiến tranh nhân dân chưa thực hiện quyền phúc quyết để ra Quyết định phúc quyết có chấp nhận thông qua hay không.

      Xóa
    6. @ Tư Trời Biển : nếu tôi là bạn , sau còm của Lê trọng Thắng 08:50 ở trên, tôi sẽ không cố vớt vát để nói chữa gì nữa.
      - Tôi sẽ kiên nhẫn với bạn . Ở còm trên, tôi không những dẫn link mà còn trích dẫn ra bằng chữ cụ thể, dễ thấy.
      Dán xuống :
      Nguyên văn :

      Điều thứ 21
      Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70.

      Tôi để cách những khoảng trống cho dễ đọc, giấy trắng mực đen.
      Chữ tiếng Việt Nam : ...theo điều thứ 32 và 70.
      - Có nghĩa là điều thứ 21 được điều chỉnh theo điều thứ 32 và 70. và có liên hệ điều chỉnh với nhau.
      - Điều 21 xác định quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia của người dân. Hiến pháp là đối tượng cụ thể, đích danh được đặt cạnh và nằm trong khái niệm "những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia" và cùng nằm trong điều thứ 21.
      Tôi nhắc lại : Theo điều 21 được điều chỉnh theo điều 32 nếu không đủ 2/3 nghị viên (ĐBQH) đồng ý thì việc tổ chức cho nhân dân phúc quyết Hiến pháp sẽ không được tiến hành.
      Ở đây có ít nhất 2 khả năng : được phúc quyếi và không được phúc quyết
      Vậy kết luận : không có chuyện như bạn @TTB nói ..hiến pháp phải được nhân dân phúc quyết mới có hiệu lực...
      * Tôi và bạn Tuyến bác bỏ ý kiến (ở đây tôi không dùng từ luận điệu) của bạn @TTB.
      Bạn đã thông chưa ?

      Ghi chú : Tại sao Hiến pháp 1959 không tổ chức cho nhân dân phúc quyết ? - Rất đơn giản, theo điều 21 được điều chỉnh bởi điều 32, vì không đủ 2/3 nghị viên đồng ý.

      Xóa
    7. Tôi vớt vát hay bạn vớt vát ? Chuyện điều 21 liên quan tới điều 32 thì ai không biết, nói theo chuyên môn thì điều 21 chỉ dẫn tới điều 32 và 70, vậy phải coi điều 32 qui định thế nào để mà thực hiện theo, đúng không ? Vậy Điều 32 chỉ qui định "những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia" mới phải cần 2/3 Nghị viên đồng ý trước, tại sao bạn lại gán ghép, đánh tráo khái niệm luôn cho HP ? Nói cách khác, Đ 21 và 32 qui định nhân dân có quyền phúc quyết đối với HP và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, trong đó muốn phúc quyết việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia phải được 2/3 nghị viên đồng ý trước. HP qui định như vậy thì đương nhiên HP không cần phải được 2/3 Nghị viên đồng ý mới phúc quyết.

      HP 1959 không đủ 2/3 Nghị viên đồng ý vậy dự thảo của nó khỏi cần đưa ra quốc hội thông qua sao? Thời điểm này đâu giống thời điểm "ngàn cân treo sợi tóc" 1945 - 1946 để tới nổi HP phải ra đời 1 cách vội vã ? Quá vô lý như vậy mà bạn cũng nói được ! Giống như Trung cộng tuyên bố lãnh hải của nó rộng 12 hải lý, áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ Trung cộng, gồm cả "Tây sa" và "Nam sa" (tức Hoàng sa và Trường sa của ta) rồi CH 1958 "tôn trọng và tán thành tuyên bố" đó của Trung cộng nhưng vẫn có người cãi rằng CH 1958 không công nhận Hoàng sa, Trường sa của Trung cộng. Chẳng qua quí vị cố cãi cùn để bảo vệ cho cái sai đã rành rành trước mắt.

      Xóa
    8. @ Tư Trời Biển :
      Đọc và hiểu là kỹ năng quan trọng. Trong các văn bản Hiến pháp , hay luật,..thường được trình bày theo điều khoản, đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Nhưng lưu ý , các văn bản này sắp xếp các điều khoản theo các tiểu mục, có tiêu đề gọi là Chương, trong Chương có thể có Mục. Nếu đọc lướt qua , chỉ chú ý đến Điều mà không liên hệ đến Chương, thì sẽ có thể không hiểu đầy đủ về nội dung, trong nhiều trường hợp có sự nắm bắt lệch xa bản chất của nội dung.
      Cụ thể, thí dụ
      a, Điều thứ 21 nằm trong chương 2 - NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CÔNG DÂN , mục C - BẦU CỬ, BÃI MIỄN VÀ PHÚC QUYẾT. Chương này như tên gọi, liên quan đến NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CÔNG DÂN. Nhắc lại, như vậy điều 21 đã xác định và thiết lập quyền Phúc quyết... của nhân dân.
      b, Nhưng điều 32 nằm trong chương 3 - NGHỊ VIỆN NHÂN DÂN. Chương này xác định quyền, nghĩa vụ và chức năng, công việc của NGHỊ VIỆN NHÂN DÂN ( Quốc hội). Điều 32 của chương 3 quy định công việc phải làm của Nghị viện nhân dân là " Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.Cách thức phúc quyết sẽ do luật định."
      Giải thích : ở đây, bản hiến pháp quy định cụ thể về nhiệm vụ phải làm của nghị viện tại điều 32 khi cần đưa ra nhân dân phúc quyết. Tuy điều 32 không ghi từ Hiến pháp, nhưng xét từ nhiệm vụ được giao của Nghị Viện, nếu không phải Nghị Viện thì ai tổ chức cho nhân Phúc quyết Hiến pháp ?
      Giải thích : Vậy nghị viện khi cần , sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết những vấn đề gì ? - Những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia. - Vậy những v/đ liên quan đến vận mệnh quốc gia đó là gì ? - Đó có thể là tổ chức cho nhân dân phúc quyết Hiến pháp, đó có thể là liên quan đến việc công bố lệnh tổng động viên, hay tình trạng chiến tranh , đó có thể là những quyết rất định quan trọng về xã hội , kinh tế,...
      * Ở đây điều không cần bàn cãi, đã là sự khẳng định :
      - Bản Hiến pháp xếp hàng đầu trong " những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia"

      * Do ở trên phải viết đầy đủ, có thể hơi dài dòng, nhưng là cần thiết nhất là để riêng cho @ TTB có thể hiểu được( mong bạn đọc thông cảm)
      Tôi xin viết gọn lại 2 ý chính :
      - Hiến pháp 1946 trong Chương 2 NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CÔNG DÂN, điều 21 có xác định và thiết lập quyền Phúc quyết của người dân, việc tổ chức thực hiện quyền này theo điều 32 và 70.
      - Hiến pháp 1946 trong Chương 3 NGHỊ VIỆN NHÂN DÂN, điều 32, có quy định trách nhiệm và công việc của NGHỊ Viện là tổ chức đưa ra nhân dân Phúc quyết.

      * @ TTB nói : ".. vậy phải coi điều 32 qui định thế nào để mà thực hiện theo, đúng không ?..." và TTB tiếp : "...Vậy Điều 32 chỉ qui định "những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia" mới phải cần 2/3 Nghị viên đồng ý trước, tại sao bạn lại gán ghép, đánh tráo khái niệm luôn cho HP ?.."
      - Ở đây @TTB đã cắt xén đoạn "..sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết nếu ..." , cố tạo sự lệch lạc trong cách hiểu.
      * @TTB ở đây còn cố đưa "công hàm 1958" vào. Tôi sẽ trao đổi với bạn về v/đ này ngay sau khi ta có sự gọi là "tổng kết phần tranh luận" này.
      Ai đúng ai sai. Đàng hoàng. Tôi vẫn đang nói chuyện tử tế với bạn.



      Xóa
    9. Ngồi uống trà chờ. Xem lại thấy nhiều cái 'hay ho" của bạn @TTB, tôi biên lại ra đây. để bãn đọc thưởng lãm.

      TƯ TRỜI BIỂN 00:43 26 tháng 8, 2017
      Tư tui chỉ nói Hiến pháp 1946 qui định nó chỉ có hiệu lực khi nào được nhân dân "phúc quyết", do đó nó không có hiệu lực vì thực tế chưa được nhân dân "phúc quyết", vậy thôi

      TƯ TRỜI BIỂN 19:53 26 tháng 8, 2017
      Đ 21 qui định nhân dân có quyền phúc quyết HP mà không kèm theo một điều kiện, giới hạn nào.

      TƯ TRỜI BIỂN 09:09 27 tháng 8, 2017
      Nói cách khác, Đ 21 và 32 qui định nhân dân có quyền phúc quyết đối với HP và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, trong đó muốn phúc quyết việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia phải được 2/3 nghị viên đồng ý trước. HP qui định như vậy thì đương nhiên HP không cần phải được 2/3 Nghị viên đồng ý mới phúc quyết.

      Xóa
    10. Giải thích mới của ông Thắng tuy dài nhưng tôi chỉ quan tâm tới 1 tình tiết "Tuy điều 32 không ghi từ Hiến pháp, nhưng xét từ nhiệm vụ được giao của Nghị Viện, nếu không phải Nghị Viện thì ai tổ chức cho nhân Phúc quyết Hiến pháp ?" là đủ. Chỉ cần ông thừa nhận Đ 32 không ghi HP là đủ để chứng minh ông đã đánh đồng HP và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia là một để đánh tráo khái niệm, tuỳ tiện suy diễn thêm HP vào điều 32.

      Tôi đồng ý đọc và hiểu là 2 kỹ năng quan trọng. Đáng tiếc là ông nói vậy nhưng thực tế ông chưa chăm chút 2 kỹ năng đó cho mình. Tôi khẳng định "Đ 21 và 32 qui định nhân dân có quyền phúc quyết đối với HP và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, trong đó muốn phúc quyết việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia phải được 2/3 nghị viên đồng ý trước" nhưng ông lại cho rằng "Ở đây @TTB đã cắt xén đoạn "..sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết nếu ..." thì hoặc là kỹ năng đọc và hiểu của ông chưa được tốt, hoặc là ông cố tình hiểu sai tôi!?

      Một vấn đề nữa : trong khi Đ 32 qui định "Cách thức phúc quyết sẽ do luật định." tức cần phải ban hành Luật để qui định cách thức phúc quyết, có lẻ cũng cần phải nói rõ cách thức gồm thẩm quyền, trình tự, thủ tục...v..v.. (giống như Luật tố tụng bây giờ) thì ông lại tuỳ tiện "sửa" HP rằng "Tuy điều 32 không ghi từ Hiến pháp, nhưng xét từ nhiệm vụ được giao của Nghị Viện, nếu không phải Nghị Viện thì ai tổ chức cho nhân Phúc quyết Hiến pháp ?". Như vậy, một lần nữa nếu không phải do kỹ năng đọc và hiểu của ông cần phải chăm chút hơn thì ông cũng đã "cầm đèn chạy trước ô tô", chúng ta chưa kịp có Luật nào qui định cách thức phúc quyết thì đã phải đi vào cuộc kháng chiến 9 năm, vậy mà ông đã biết Luật đó nếu có sẽ qui định Nghị viện có thẩm quyền tổ chức phúc quyết !? Tôi nói thêm với ông về điều cơ bản này : Nghị viện là cơ quan lập pháp, Nghị viện có quyền làm ra Luật về cách thức phúc quyết như HP đã qui định nhưng tổ chức thực hiện (tổ chức phúc quyết) Luật đó thì thuộc thẩm quyền của Cơ quan Hành pháp, có lẻ chưa hiểu điều này nên ông mới cho Cơ quan lập pháp có quyền hành pháp.

      Tôi đưa CH 1958 vô là có dụng ý mà tôi đã nói rõ từ bài trước rồi, đó là tôi muốn chứng minh không chỉ riêng vấn đề chúng ta đang bàn mà ở một số vấn đề khác, tuy sự thật, câu chữ rành rành và rất dễ hiểu nhưng vẫn có người cố cãi lấy được bởi không phải họ cãi nhằm mục đích tìm ra chân lý mà là để bảo vệ cho cái sai. Ông yên tâm, Tư tui biết phép xã giao và rất thích đàm đạo với những người có văn hoá.

      Xóa
    11. @TƯ Trời Biển : tôi vẫn kiên nhẫn cho đến khi bạn được thông.
      - Nhắc lại : Còm trên tôi lưu ý bạn về Chương..
      Điều 32 nằm trong chương 3, với tiêu đề NGHỊ VIỆN NHÂN DÂN (tức Quốc hội).
      Nhắc lại :
      " Điều thứ 32
      Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.
      Cách thức phúc quyết sẽ do luật định. "
      - Giải thích : Chương này Hiến pháp quy định nhiệm vụ quyền hạn, công việc,..cho NGHỊ VIỆN NHÂN DÂN ( tức cơ quan lập pháp) và đoạn cuối ghi rõ : trích : " ...nếu 2/3 tổng số nghị viên (tức ĐBQH) đồng ý...". Nghị viên (ĐBQH) là những nhân tố cấu thành Nghị viện (Quốc Hội), thuộc về Nghị viện. Nghị viện có nhiệm vụ tổ chức lấy phiếu nên mới có con số 2/3 ở trên. Nếu 1 sự kiện "quan hệ đến vận mệnh quốc gia" được 2/3 số nghị viện tán thành sẽ được đưa ra nhân dân phúc quyết. Đây là điều kiện cần, có tính tiên quyết. Không có điều điều kiện "cần" sẽ không có điều kiện "đủ" ở đoạn sau : "..cách thức phúc quyết sẽ do luật định..". Đây là nhiệm vụ của Quốc Hội do Hiến pháp quy định. Tức là khi có việc Quốc Hội sẽ 'tổ chức thực hiện' trước hết là lấy phiếu đồng ý của các ĐBQH nếu đủ số phiếu thì việc tổ chức cho nhân dân Phúc quyết sẽ được tiến hành.
      Còm Lê trọng Thắng 11:44 còn đó ngay ở trên , trích nguyên văn :
      "... - Hiến pháp 1946 trong Chương 2 NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CÔNG DÂN, điều 21 có xác định và thiết lập quyền Phúc quyết của người dân, việc tổ chức thực hiện quyền này theo điều 32 và 70.
      - - Hiến pháp 1946 trong Chương 3 NGHỊ VIỆN NHÂN DÂN, điều 32, có quy định trách nhiệm và công việc của NGHỊ Viện là tổ chức đưa ra nhân dân Phúc quyết...."
      @ TTB nói : trích nguyên văn : "...Nghị viện có quyền làm ra Luật về cách thức phúc quyết như HP đã qui định nhưng tổ chức thực hiện (tổ chức phúc quyết) Luật đó thì thuộc thẩm quyền của Cơ quan Hành pháp, có lẻ chưa hiểu điều này nên ông mới cho Cơ quan lập pháp có quyền hành pháp..."
      Tôi nói "...Cơ quan lập pháp có quyền hành pháp..." ở đâu ? @TTB ? - Quen dối trá, lươn lẹo quá rồi phải không bạn ?

      * Quyền Phúc quyết được hiến pháp 1946 thiết lập và xác định cho nhân dân , điều chỉnh (hay ràng buộc) bởi điều 32.
      Bạn @TTB nói "... Chỉ cần ông thừa nhận Đ 32 không ghi HP là đủ để chứng minh ông đã đánh đồng HP và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia là một để đánh tráo khái niệm, tuỳ tiện suy diễn thêm HP vào điều 32...." , viết tắt HP ở đây có lẽ là Hiến Pháp, và theo đó @TTB khẳng định điều 32 không liên quan gì đến Hiếp Pháp, do tôi "..suy diễn thên HP vào điều 32...". Tức là @TTB khẳng định điều 32 không liên quan, không điều chỉnh gì tới Hiến Pháp. Đến đây lý luận cùn này của @TTB mâu thuẫn, đi vào ngõ cụt có thể gọi cách khác là bác bỏ điều 21, vì điều 21 quy định việc phúc quyết Hiến pháp của nhân dân "...theo điều 32 và 70...".
      - Nói hình tượng nôm na dễ hiểu : điều 32 hô to : trong tôi không có, thậm chí không có khái niệm về "anh" Hiến Pháp tại sao các người lại đưa "anh" Hiến Pháp từ điều 21 theo qua đây ? -
      Thành ra "anh" Hiến Pháp không có ai chứa, không có ở đâu, ở điều nào thừa nhận để Phúc quyết cho "anh ta'.

      @ TTB : đừng tìm cách lươn lẹo, đánh tráo. Chữ nghĩa của bạn còn đó.

      Việc "...chưa kịp có luật.." do kháng chiến hay gì gì đó, không liên quan đến việc bạn nói ở còm trước là
      "...Tư tui chỉ nói Hiến pháp 1946 qui định nó chỉ có hiệu lực khi nào được nhân dân "phúc quyết", do đó nó không có hiệu lực vì thực tế chưa được nhân dân "phúc quyết", vậy thôi ..."
      - Biết nói với bạn cũng như không, nhưng tôi khuyên thế này :
      Đừng lươn trạch, hãy cố trung thực, trước hết là với chính mình.

      Xóa
    12. Bây giờ thì cái mặt nạ "lịch sự, văn hoá" của ông Thắng đã bắt đầu rơi rụng để dần hiện nguyên hình khi ông bắt đầu sử dụng những từ như lươn lẹo, lươn trạch!? Nhưng, thưa với ông Thắng, với ai thì ông còn có thể chứ với Tư tui, chắc ông đã thừa biết, không dễ để ông khua môi múa mép được đâu.

      Đọc bài viết của tôi, chỉ cần có kỹ năng đọc và hiểu ở mức trung bình đã hiểu tôi nói điều 32 không qui định HP sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết nếu 2/3 tổng số nghị viên đồng ý, nhưng ông lại cho rằng "theo đó @TTB khẳng định điều 32 không liên quan gì đến Hiếp Pháp, do tôi "..suy diễn thên HP vào điều 32...". Tức là @TTB khẳng định điều 32 không liên quan, không điều chỉnh gì tới Hiến Pháp", rõ ràng đây là suy diễn theo kiến thức Luật thấp kém của cá nhân ông để ông lu loa lên hòng qui chụp Tư trời biển, một thủ đoạn hèn hạ quá quen thuộc của những kẻ gọi là DLV đã được ông áp dụng mà ông còn lớn tiếng nói tôi lươn lẹo.

      "Tuy điều 32 không ghi từ Hiến pháp, nhưng xét từ nhiệm vụ được giao của Nghị Viện, nếu không phải Nghị Viện thì ai tổ chức cho nhân Phúc quyết Hiến pháp ?" đó là ý kiến của ông, ông nói vậy thì người đọc chỉ có 1 cách hiểu duy nhất là ông khẳng định Nghị viện là người tổ chức cho nhân dân phúc quyết, chắc ông đủ kiến thức để biết Nghị viện (quốc hội) là cơ quan lập pháp, còn tổ chức cho nhân dân phúc quyết là hành pháp (bởi Đ 32 qui định cách thức phúc quyết sẽ do Luật định, mà Luật phải do cơ quan hành pháp tổ chức thực hiện), vậy ông nói Nghị viện là người tổ chức cho nhân dân phúc quyết thì không "trao quyền" hành pháp cho cơ quan lập pháp thì là gì ? Một lần nữa cho thấy ông mới chính là lươn lẹo và lươn trạch (chối bỏ, lẫn trốn với chính phát ngôn của mình).

      Tôi thành thật khuyên ông nên cẩn trọng khi tranh luận, đặc biệt là tranh luận với Tư trời biển. Tôi xin đưa ra một ví dụ để bắt chước ông lu loa nghe chơi : giả sử điều 21 Luật X qui định "đương sự có quyền kháng cáo Bản án sơ thẩm và Quyết định sơ thẩm theo qui định tại điều 32" và Điều 32 qui định " Quyết định sơ thẩm được kháng cáo nếu còn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định đó" thì người ngay thẳng, trung thực và có kiến thức sẽ hiểu điều 32 chỉ qui định thời hạn kháng cáo 10 ngày cho riêng QĐ sơ thẩm chứ không qui định điều đó đối với Bản án sơ thẩm, còn người lươn lẹo, lươn trạch để bảo vệ cho cái sai nào đó thì sẽ hiểu thời hạn 10 ngày này áp dụng luôn cho Bản án sơ thẩm ! Tất nhiên người ngu dốt cũng có thể sẽ hiểu tương tự.

      Tại sao nhân dân chưa phúc quyết thì HP 1946 không có hiệu lực tôi đã phân tích rồi nên không lập lại.

      Xóa
    13. @ Tư Trời Biển : dối trá,lươn trạch, lươn lẹo căn cứ vào tính cách bộc lộ của bạn mà tôi dẫn ra cụ thể ở trên.
      Tôi vẫn sẽ kiên trì thông não cho đối tượng này. Sẽ cần phải dài dòng do dẫn chứng cụ thể, giấy trắng mực đen.
      Ta cùng xem anh bạn @TTB này còn vớt vát vãi cùn ở luận điệu còn lại nào ?
      Ta chia làm 2 phần :
      A/ Còm lúc nửa đêm của TƯ TRỜI BIỂN 00:07 28 tháng 8, 2017 nói :
      # "...Đọc bài viết của tôi, chỉ cần có kỹ năng đọc và hiểu ở mức trung bình đã hiểu tôi nói điều 32 không qui định HP sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết nếu 2/3 tổng số nghị viên đồng ý,..."
      Nhưng trước đó thì sao ?
      - Sau khi @TTB nói "...Đ 21 qui định nhân dân có quyền phúc quyết HP mà không kèm theo một điều kiện, giới hạn nào...."
      và bị tôi đưa ra dẫn chứng khẳng định là nói láo, bạn này chuyển thành "con lươn" cố vớt vát như sau đây : "...Chuyện điều 21 liên quan tới điều 32 thì ai không biết, nói theo chuyên môn thì điều 21 chỉ dẫn tới điều 32 và 70, vậy phải coi điều 32 qui định thế nào để mà thực hiện theo, đúng không ?..."

      - Đến đây TƯ TRỜI BIỂN 09:09 27 tháng 8, 2017 bám víu lái qua điều 32 với luận điệu :
      * "...Vậy Điều 32 chỉ qui định "những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia" mới phải cần 2/3 Nghị viên đồng ý trước, tại sao bạn lại gán ghép, đánh tráo khái niệm luôn cho HP ?.."
      - TƯ TRỜI BIỂN 00:07 28 tháng 8, 2017
      * "...Đọc bài viết của tôi, chỉ cần có kỹ năng đọc và hiểu ở mức trung bình đã hiểu tôi nói điều 32 không qui định HP sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết nếu 2/3 tổng số nghị viên đồng ý.."

      Tôi để sát nhau và chúng ta dễ nhận thấy rằng @Tư Trời Biển ở 2 phần * (hoa thị) tự tát vào mồm nhau. Hay cách khác : trước đó @TTB nói ra và ngay sau đó tự lấy tay mình tát vào chính cái mồm của mình.
      Giấy trắng mực đen.

      B/ Tôi nhắc lại : tại Hiến pháp 1946, ở điều 32 trong Chương 3 quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Nghị Viện " Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.Cách thức phúc quyết sẽ do " luật định."
      ( Sẽ bàn đến khái niệm "những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia" ở phần sau ).
      Như tôi đã diễn giải ở các còm trên và bản thân điều 32 cũng rất rõ ràng : Hiến pháp 1946 quy định nhiệm vụ, công việc mà Nghị Viện cần làm.
      Vậy khi cần đưa ra nhân dân phúc quyết việc gì đó, việc đầu tiên Nghị Viện cần làm gì ?
      - Công việc đầu tiên Nghị Viện phải làm theo HP quy định là : tổ chức bỏ phiếu , ở đây dĩ nhiên là tại Nghị Viện, cuộc bỏ phiếu này nếu đủ số 2/3 Nghị viên đồng ý thì bước tiếp theo sẽ là căn cứ vào luật để đưa ra Nhân dân Phúc quyết. Đây là nhiệm vụ và công việc cần làm đầu tiên của Nghị Viện.
      Vậy nhưng @TTB nói rằng : trích : "... có lẻ chưa hiểu điều này nên ông mới cho Cơ quan lập pháp có quyền hành pháp...".
      Do đó tôi nói @TTB nói dối và nói láo trắng trợn. Không hề oan .
      (Còn tiếp)

      Xóa
    14. Tiếp.

      Note :
      Diễn giả thêm về điều 21 và 32.
      Việc văn bản Hiến Pháp, pháp luật,.. (nói chung) , Hiến pháp 1946 nói riêng là cần thiết, với Chương, mục,.. theo các tiêu đề cho từng đối tượng khác nhau.
      * Điều 21 nếu chỉ xác định quyền phúc quyết Hiến pháp mà bỏ đi dòng chữ "và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia" (cho ngắn gọn) thì sẽ không đủ , nếu có người hỏi : vậy "những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia" khác nhân không được phúc quyết hay sao ?
      Đó là lý do điều 21 (đối tượng là Nhân dân) xác định quyền Phúc quyết của nhân dân phải ghi đủ "Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia,...".
      Mặt khác điều 21 với đối tượng là người dân, nên đoạn sau ghi "..theo điều 32 và 70 .." là chính xác đến từng câu chữ. Nếu thay vào đó ghi : 'nếu đủ 2/3 số nghị viên đồng ý' thì sẽ không hợp lý vì đối tượng nhắm đến ở điều này là người dân.
      * Điều 32 nằm trong chương 3 quy định quyền hạn, nhiệm vụ của Nghị Viện Nhân Dân, đối tượng ở đây là NVND. Với nhiệm vụ của Nghị Viện là đưa ra nhân dân phúc quyết những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Nhưng khác với điều 21 điều 32 chỉ cần ghi "..những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia.." là đủ ý mà vẫn chính xác đến từng câu chữ. Đơn giản vì Phúc quyết Hiến Pháp là hàng đầu trong khái niệm Phúc quyết " những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia" .
      * Mặt khác, như Hiến Pháp đã quy định, khi nói đưa ra nhân dân Phúc quyết, thì chủ thể đón nhận và thực hiện nhiệm vụ là Nghị Viện. Nhiệm vụ ở đây là tổ chức bỏ phiếu xem có đủ con số 2/3 hay không. Trong việc này,công việc đầu tiên, quyết định là của Nghị Viện ( Quốc hội).

      Xóa
    15. * Cái gì ra cái nấy, rõ ràng, minh bạch nên tôi xin trở lại điểm qua, xung quanh việc trao đổi với "anh bạn ta" @ Tư Trời Biển :
      Bắt đầu từ :
      TƯ TRỜI BIỂN 15:54 25 tháng 8, 2017
      Hiến pháp 1946 không có hiệu lực vì chính nó qui định nó chỉ có hiệu lực khi nào đã được nhân dân "phúc quyết" nhưng thực tế chưa đưa ra cho nhân dân "phúc quyết" thì chiến tranh đã xảy ra, cuộc "trường kỳ kháng chiến 9 năm" bắt đầu nên nhân dân không thể "phúc quyết"
      Ở những còm đầu, tôi và 1 bạn đọc, căn cứ vào thái độ của đối tượng lúc này, nên gọi nhẹ nhàng: là bác bỏ ý kiến sai trái của @TTB bằng những lập luận và dẫn chứng cụ thể. Riêng @TTB thì như thường lệ không có bất cứ 1 dẫn chứng nào để phản bác, ngoài sở trường quen thuộc là nói đổng kiểu cảm tính.
      - Ở các còm trao đổi tiếp theo, anh bạn @TTB nhà ta tiếp tục lòi ra nhiều luận điệu bậy bạ, bắt đầu nói ...tiếng mán và đều được tôi đưa ra những dẫn chứng và lập luận để tiếp tục bác bỏ toàn bộ.
      Đến đây, lúc này @ TTB cà lăm, lươn trạch, và chuyển sang nói giọng khác bằng tiếng ... Đan Mạch.
      Toàn bộ quá trình trao đổi qua lại này vẫn còn nguyên ở phía trên.
      - Qua đó điều có thể khẳng định:
      Không có chuyện như luận điệu của @ Tư Trời Biển sau đây :
      - "...Hiến pháp 1946 không có hiệu lực vì chính nó qui định nó chỉ có hiệu lực khi nào đã được nhân dân "phúc quyết.."
      - "... Đ 21 qui định nhân dân có quyền phúc quyết HP mà không kèm theo một điều kiện, giới hạn nào..."
      - Không có chuyện như @TTB nói về điều 32 (như ở trên tôi dẫn)
      - Và không có chuyện @TTB nói láo, dối trá về lời nói của người khác.


      - 1 tên lưu manh sẽ chối cãi đến khi người ta đưa ra bằng chứng.
      - 1 tên 'đấu tranh, dân chủ, nhân quyền' đểu , luôn chối cãi chạy tội, kể cả khi đã đưa ra đủ bằng chứng kết tội.
      * Nhưng... án tại hồ sơ.

      Xóa
    16. Giờ thì ông Thắng định chơi chiêu "cả vú lấp miệng em" !? Tính viết tràn gian đại hải để làm loãng đi vấn đề trọng tâm sao ? Thiết nghĩ, với cái ví dụ mà tôi "lu loa" ở bài trước thì tăm tối tới đâu cũng phải sáng ra rồi, không ngờ ....

      Mới đầu ông nói "Tuy điều 32 không ghi từ Hiến pháp, nhưng xét từ nhiệm vụ được giao của Nghị Viện, nếu không phải Nghị Viện thì ai tổ chức cho nhân Phúc quyết Hiến pháp ?" tức ông nói Nghị viện tổ chức cho nhân dân phúc quyết, khi bị tôi vạch trần như vậy là giao quyền hành pháp cho cơ quan lập pháp (điều chỉ có ở những người không hiểu biết Luật) thì bây giờ lại "Mặt khác, như Hiến Pháp đã quy định, khi nói đưa ra nhân dân Phúc quyết, thì chủ thể đón nhận và thực hiện nhiệm vụ là Nghị Viện. Nhiệm vụ ở đây là tổ chức bỏ phiếu xem có đủ con số 2/3 hay không. Trong việc này,công việc đầu tiên, quyết định là của Nghị Viện ( Quốc hội)." Hãy thôi trò đánh lận con đen, đánh tráo khái niệm đi ông Thắng ạ, bởi trình độ của ông chưa thể đảm đương được vai đó mà ông cứ diễn, thành ra diễn quá tồi. Giả sử như cái quan điểm bậy bạ của ông là đúng thì tệ lắm ông cũng phải hiểu việc 2/3 Nghị viên đồng ý là việc phải làm trước, đó là công việc của Nghị viện, phải xong khâu này thì mới chuyển qua giai đoạn tổ chức cho nhân dân thực hiện quyền phúc quyết, tức đã tới phần việc của cơ quan hành pháp, nhưng ông lại lươn lẹo dùng từ ngữ mù mờ không rõ nghĩa rằng "Trong việc này,công việc đầu tiên, quyết định là của Nghị Viện ( Quốc hội)." nhằm đánh đồng 2 thủ tục hoàn toàn khác nhau đó làm 1 để chối quanh việc ông đã tệ hại tới mức chẳng phân biệt đâu là hành pháp đâu là lập pháp nên đã "giao quyền" hành pháp cho cơ quan lập pháp. Tôi chỉ đưa ra 1 "cái mới" như vậy trong cả "rừng" ý kiến lập lại của ông ở trên đã đủ kết luận ông luôn chơi trò suy diễn, lươn lẹo khi tranh luận

      Những nhận định của ông về 1 tên lưu manh là đúng nhưng chưa đủ, để chối cãi một việc gì đó, những tên lưu manh còn sẵn sàng sử dụng nhiều thủ đoạn từ "giả nai" làm người "lương thiện" có bề ngoài ra vẻ lịch sự, văn hoá cho tới trơ lỳ cảm xúc dù người đối thoại gần như đã dán chứng cứ vô giữa mặt, thậm chí còn hèn hạ qui chụp người khác.

      Nghe đồn cán bộ, công chức ở ngoài Bắc có câu cửa miệng là "án tại hồ sơ", Tư tui có lần tìm hiểu thì được biết đó là câu "thần chú" ra vẻ uyên thâm của những vị có quyền nhưng trình độ không tương xứng mỗi khi bị dân bắt bí mà bản thân không thể giải thích được bằng Luật. Hoá ra cái câu "án tại hồ sơ" nghe rổn rảng vậy mà lại là câu chữa thẹn khoả lấp cho sự yếu kém. Mới đầu Tư tui hổng tin, sau kiểm chứng lại bằng thực tế trong những lần ra Bắc thì thấy y chang ! Bản thân ông còn phải học hỏi rất nhiều, từng thuật ngữ chuyên môn ông còn sử dụng sai nữa là "thông não" cho ai, có mà "thông...." ! Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy nó mới phù hợp ông ạ, lời dạy của ông bà mình mà, cho nên khi cái mặt nạ "lịch sự, văn hoá" của ông mang khi diễn bị rơi xuống dĩ nhiên tôi cũng phải thay đổi cách đối đáp cho nó phù hợp chớ, chuyện cỏn con và đương nhiên vậy mà ông cũng "mỉa mai" tôi dùng tiếng Đan Mạch chi vậy ?

      Xóa
  32. Ngoài điều 32 ra còn điều 21 : "Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70" và điều 70 : "Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:

    a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.

    b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.

    c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết."

    Mà thôi, miễn ông thừa nhận chưa thực hiện được điều 32 qui định nhân dân có quyền "phúc quyết" là đủ rồi, nếu nhân dân "phúc quyết" mà đồng ý thì đó là bản Hiến pháp của Nhân dân, còn như nhân dân chưa "phúc quyết" thì đó mới chỉ là bản Hiến pháp của những người soạn thảo. Ông chú ý điểm c điều 70 nhé, nếu HP 1946 có hiệu lực như ông hiểu thì khi sửa đổi thành HP 1959 phải đưa ra cho toàn dân phúc quyết rồi ! Tại sao HP 1959 cũng không đưa ra cho toàn dân phúc quyết ? Vì HP 1946 không có hiệu lực nên người ta không cần phải tuân thủ qui định của nó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Điểm c điều 70 về sửa đổi hiến pháp, quy định là những điều mà nghị viện đã ưng chuẩn thay đổi thì phải đưa những việc nghị viên ưng thuận thay đổi đó ra toàn dân phúc quyết.không phải là phúc quyết toàn bộ lại hiến pháp
      Hiến pháp năm 1959 là do quốc hội mới ban hành,việc phúc quyết là do hiến pháp mới quy định.

      Xóa
    2. Thưa với ông Tuyến rằng, nội dung Đ 70 có ý nghĩa là trong trường hợp nhận thấy HP 1946 không còn phù hợp, cần phải thay thế bằng HP mới thì Nghị viện (quốc hội) phải lập ra một ban soạn thảo dự thảo HP mới (trên cơ sở sửa chữa, bổ sung bản HP cũ mà ta vẫn quen gọi là kế thừa HP cũ), xong khâu dự thảo, Nghị viện phải họp lại để quyết định, nếu Nghị viện ưng chuẩn với bản dự thảo HP mới thì phải đưa ra cho toàn dân phúc quyết dự thảo đó, nếu toàn dân đồng ý thông qua cho nó thay thế HP cũ thì mới thay thế, còn không thì phải làm lại. Trình tự ban hành HP 1959 đã không có thủ tục này, chứng tỏ HP 1946 không có hiệu lực nên không cần phải tuân thủ. Ý của tôi là vậy ông à.

      Xóa
    3. Ông Tư hiểu vậy là không đúng rồi.Cố gắng nghiên cứu kỹ lại đi.

      Xóa
    4. Tôi không phải là Đ viên nhưng tôi lại là người rất thích và luôn làm theo khẩu hiệu "cuộc đời là cái thang không nấc chót, việc học là quyển vở không có trang cuối cùng".Chắc ông Tuyến cũng đã cảm nhận được điều này từ tôi khi chúng ta trao đổi, tranh luận ?

      Xóa
  33. Phan Huy Lê âm thầm xây dựng tổ chức chống đối nhà nước Việt Nam, ươm mầm xây tướng tiêu biểu là: Trần Trung Hiếu – giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu- Nghệ An và nhiều đối tượng khác khắp nơi trên toàn quốc.

    Trả lờiXóa