Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

TRAO ĐỔI VỚI GS PHAN HUY LÊ VỀ LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN

Lời dẫn: Đa phần với công chúng VN mới chỉ biết đến Bộ sách đồ sộ lịch sử VN 15 tập (do ông Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN làm Tổng Chủ biên) từ hôm kia, 18/8/2017 qua Lễ ra mắt tưng bừng, hoành tráng trên báo chí. Thế nhưng với Tòa soạn Tuần báo Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh thì họ lại có được “vinh hạnh” được biết từ thangs 5/2017 qua sự “khiển trách, nhắc nhở” bằng Văn bản của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, rằng Tuần báo này không chịu “cập nhật” thông tin mới nên có những bài viết trái ý Hội KHLSVN!
Google.tienlang xin giới thiệu bài viết của Luật gia – nhà báo Hoàng Phương đăng trên Tuần báo VN TPHCM ngày 01/6/2017, tức là ngay trong giai đoạn hoàn thiện Bộ sánh 15 tập để rồi ra mắt chính thức mới đây. Bài viết này, tác giả mới chỉ trao đổi với ông Phan Huy Lê cùng nhóm tác giả Bộ sách xoay quanh nội dung bộ sách về Nhà Nguyễn. Google.tienlang sẽ có bài phản biện riêng về nội dung Bộ sách nói tới giai đoạn lịch sử sau Cách mạng Tháng Tám.
***************************
Chỉnh sửa sách giáo khoa sử học và biên soạn bộ quốc sử như thế này sao?
01/06/2017
Mới đây, tôi nhận được văn bản số 51/HSH ngày 18-5-2017 của Hội Khoa học lịch sử (KHLS) do tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh photocopy chuyển; văn bản có đoạn: “Trong thời gian qua, trên tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh của Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã có một số bài viết đề cập đến một số vấn đề lịch sử. Sau khi đọc những bài viết đó, theo chúng tôi, có thể do chưa cập nhật được một cách đầy đủ các kết quả nghiên cứu mới nhất, các tác giả đã có những đánh giá chưa thật xác đáng về kết quả nghiên cứu, từ đó có những biểu hiện phê phán cá nhân, qui chụp chính trị không đáng có…”.

Tôi đã từng viết bài được đăng trên tuần báo Văn nghệ và báo Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh: “sau ngày 30-4-1975, khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, giang sơn thu về một mối, các tên đường, tên trường do chế độ cũ đặt như: Gia Long, Minh Mệnh, Tự Đức, Khải Định, Đồng Khánh, Thiệu Trị… đến các cộng sự đắc lực của các triều đại ấy như: Lê Văn Duyệt, Võ Tánh, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký… đều được thay thế bằng những tên mới như Lý Tự Trọng, Ngô Gia Tự, Trần Hưng Đạo, Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ, Hoàng Văn Thụ… Các trường học: Gia Long nay là Nguyễn Thị Minh Khai; Petrus Ký nay là Lê Hồng Phong… Ngay cả sử sách ca ngợi Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định… đến các cộng sự đắc lực của họ đều bị tiêu hủy. Phải chăng Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã biên soạn lịch sử sai, không mở được khâu “đột phá nhận thức về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn” như một số người trong Hội KHLS mà đứng đầu là hai ông Phan Huy Lê và Dương Trung Quốc đã làm và tự rêu rao? Tôi không tin điều đó. Sự thật lịch sử do Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn được tham khảo từ hàng trăm tài liệu của nước ngoài như: Pháp, Anh, Trung Quốc với các tác giả như Alexandre De Rhodes, Barrow… và nhiều tài liệu trong nước của những bậc thầy như: Lê Quý Đôn, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu…

Tôi sinh ra và lớn lên thời Mỹ – Ngụy tạm chiếm miền Nam, tôi thấy sách báo ở miền Nam đều ghi chép theo Quốc sử quán triều Nguyễn luôn bênh vực vua quan nhà Nguyễn đứng đầu là vua Gia Long – vị vua khai sáng triều Nguyễn – song sự bênh vực của họ, theo tôi là họ còn có chút liêm sỉ và lòng tự trọng “… Về việc chính trị, Gia Long đã khéo giao hữu với các nước Xiêm La, Cao Miên và Lào để họ đem quân lực giúp mình diệt trừ Tây Sơn (!). Lại cho con trưởng theo Giám mục Bá Đa Lộc sang cầu viện với Pháp. Hành động này tuy không được tán thưởng là đem người ngoài cuộc để tranh giành ảnh hưởng với người nhà, nhưng sau khi thâu hồi được sự nghiệp, vua Gia Long đã biết cách kiềm chế để cho người ngoại quốc không thể chen vào nội bộ, tránh cảnh “rước voi giày mả tổ” (!?). Có những ưu điểm như trên, vua Gia Long cũng không tránh được những khuyết điểm. Đối với những người bề tôi có công trận lớn, vì quá nghe lời sàm tấu, vua Gia Long đã đối xử với họ rất tàn nhẫn và bạc bẽo. Đỗ Thành Nhân, Lê Văn Câu, Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường đều bị chết một cách oan uổng. Lại việc chủ trương bế quan tỏa cảng làm cho nền kinh tế không thể phát triển, và do đó đưa đến cái họa mất nước sau này. Bắc Hà là cội rễ của dân tộc ta gần 20 thế kỷ, ruộng đất phì nhiêu, anh tài sẵn có, dù ở thời nào, thế mà nhà vua lại dời về Phú Xuân, lấy mảnh đất gầy, dân thưa để làm kế lâu dài. Hơn thế nữa về phương diện quân sự, đất Phú Xuân đều không thuận lợi cho cả hai vị trí đóng quân về thủy cũng như về bộ. Vua Gia Long lại cố chấp đào mả của vua Thái Đức nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và vua Thái Tổ nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ, thây thì vứt đi, còn đầu bỏ vào chum giam vào ngục tối. Những văn thần của Tây Sơn cũng bị trả thù, bằng cách căng nọc ra đánh trước nhà Văn Miếu ở Bắc thành để làm nhục, đó là trường hợp của Ngô Thời Nhiệm và Phan Huy Ích. Các phạm nhân của Gia Long đều bị mang về làm lễ hiến phù ở Thái Miếu vào tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802) rồi bị xử lăng trì (nghĩa là tội nhân bị xẻo từng miếng thịt, một hình phạt hết sức dã man). Hành động tàn ác này đã khiến cho nhân sĩ Bắc Hà vô cùng phẫn nộ và oán ghét Gia Long.




Về những công cuộc qui mô lập quốc, vua Gia Long cũng có làm nhiều việc chứng tỏ sự liêm cần của nhà vua, nhưng không có gì đặc biệt lắm so với các triều đại trước” (Theo “Thành-ngữ Điển-tích Danh-nhân Từ- điển” của GS Trịnh Văn Thanh, NXB Hồn Thiêng, Sài Gòn – 1966, trang 350, 351).

Khi Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, vua Xiêm lợi dụng cơ hội để âm mưu chiếm đất Gia Định và thôn tính Chân Lạp, đã cử Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 5 vạn quân theo hai đường thủy bộ cùng với tàn quân của Nguyễn Ánh tiến đánh Gia Định. Đêm 19 rạng ngày 20-1-1785, Nguyễn Huệ đã lãnh đạo quân và dân ta đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Còn ở Đàng ngoài, cuối năm 1788 quân Thanh đã chiếm đóng thành Thăng Long. Nguyễn Huệ lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị tấn công quân Mãn Thanh thì Nguyễn Ánh cho người mang thư và chở 50 vạn cân gạo ra giúp quân xâm lược Mãn Thanh. Trời bất dung gian, cả đoàn thuyền bị một cơn bão nhấn chìm xuống biển Đông, nhưng hành động này nói lên bản chất cực kỳ phản động của y.

Giúp quân Thanh giày xéo đất nước ta ở phía Bắc, rước quân Xiêm xâm lược đất nước ta ở phía Nam, rồi lại cầu cứu rước tư bản phương Tây, đặc biệt là tư bản Pháp vào xâm lược nước ta, tròng vào cổ nhân dân ta xích xiềng nô lệ kéo dài suốt 80 năm. Còn vua Quang Trung đánh tan quân Xiêm ở phía Nam, đánh tan quân Thanh ở phía Bắc. Rõ ràng thời vua Quang Trung đất nước ta đã độc lập, thống nhất.

Từ những thập niên 20 của thế kỷ XX, cụ Ngô Đức Kế đã: “Hỏi Gia Long: Ai về địa phủ hỏi Gia Long/ Khải Định thằng này phải cháu ông?/ Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ/ Trăm gia ba chục khổ nhà nông/ Mới rồi ngoài Bắc tai liền đến/ Năm ngoái qua Tây ỉa vãi cùng!/ Bảo hộ trau dồi nên tượng gỗ:/ Vua thời còn đó, nước thời không!/ Nước thời không có, có vua chi?/ Có cũng như không chả ích gì/ Người vét đinh điền còn bạch địa/ Ta khoe dụ chỉ tự đan trì/ Cấp tiền nguyệt bổng vinh nào đó/ Ăn của, quan trường tệ lắm ri!/ Thọ lắm lại càng thêm nhục lắm/ Nhỏ cu-li, lớn cũng cu-li!/ Cu-li đành phận chớ ra oai/ Chuyên chế ăn quen thói cũ hoài/ Quân chủ cờ bay vui trước mắt/ Dân quyền trống đánh chán bên tai/ Bài, Liêm giảo hiểm khoa tài trí/ Huề, Thụ thông minh gọi bất tài/ Cấm hết công môn tiền hối lộ/ Ngoài ra Tiềm-để mặc lòng ai/ Mặc lòng ai thảo với quân vương/ Lớp để xây lăng, lớp tậu vườn/ Mặc kệ dân gian chìm nước lụt/ Trối thây sĩ tử thiếu nhà trường/ Một mình mê mẩn nghề ca xướng/ Các nước lăng xăng nghiệp phú cường/ Một lệ tứ tuần thu nặng túi/ Ngọc ngà châu báu có trăm rương!”.

Sử sách còn ghi chép: Ngày 28/11/1787, Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn Anh kí kết với chính phủ Pháp hiệp định Véc-xây nhượng hẳn đảo Côn Lôn, cửa biển Hội An và cam kết để cho Pháp độc quyền buôn bán trên cả nước, cung cấp binh lính và lương thực cho Pháp khi có tranh chấp giữa Pháp với một nước ở phương Đông. Chính phủ Pháp nhận giúp đỡ Nguyễn Anh 4 tàu chiến và một đội quân gồm 1.650 người. Đây là một trong những bản hiệp ước bán nước. Gần 75 năm sau – ngày 5/6/1862, Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp có Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn đã ký với Bonard và Palanca một hiệp ước gọi là hòa ước năm Nhâm Tuất cắt đứt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, bồi thường chiến phí trong 10 năm, mỗi năm 400 ngàn quan cho đại diện của Pháp ở Sài Gòn. Tự Đức thấy “thành quả” của hiệp ước đã trách Phan – Lâm: “ Ôi con dân mấy triệu, tội gì mà khổ thế? Thật là đau lòng. Hai người không những chỉ là tội nhân của triều đình mà còn là tội nhân muôn đời của hậu thế”.

Không chỉ bán nước, vương triều Nguyễn còn trở thành tay sai đắc lực của Pháp trong việc chống lại nhân dân, hãm hại những người yêu nước. Hãy xem mật thơ của “Tổng đốc Vĩnh Long” Phan Thanh Giản gởi Trung tướng Hải quân Bonard Thống đốc kiêm Tư lệnh”: “Vĩnh Long ngày 7/2/1863. “Tên Trương Định đã đóng quân vi pháp trên đất Tân Hòa (Gò Công). Tại đây, y đã tự đặt vào vị thế chống lại chính phủ An Nam, tuyển mộ binh lính; vì đã từ lâu y không có liên lạc nào với tôi nên tôi không thể đoán trước rằng ngày 18 tháng này (5/2/1863) có tên Quang do y sai đem tới một văn thơ và yêu cầu tôi tường lãm… Đọc bản tuyên ngôn đính theo đây, tôi đã nhận thấy sự kiêu hãnh và ngạo mạn cao độ của con người dám phủ nhận cả đương triều. Quân đội thuộc quyền các hạ mà còn chưa diệt trừ được tên ấy thì lòng kiêu hãnh của y cứ gia tăng. Tôi đã cho bắt giữ tên Quang do Trương Định sai tới và giam giữ ngặt để đưa ra xét xử… Tôi xin đính theo mật văn này bản tuyên ngôn đã nhận được để các hạ tri tường. Đây là mật văn của tôi. Năm thứ 15 triều vua Tự Đức, ngày 20 tháng 12” (Chân dung Phan Thanh Giản của Nguyễn Duy Oanh – tủ sách sử học do Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên của chế độ cũ ấn hành năm 1974 (Sđd., trang 155, 156, 157).

Sau khi chiếm đóng 3 tỉnh miền Đông, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, lúc đó Phan Thanh Giản với chức Kinh lược toàn quyền quân sự và dân sự 3 tỉnh miền Tây, song Phan Thanh Giản đã đầu hàng, theo lệnh của Lagrandiere Phan gởi công thơ cho quan Tổng đốc An Giang, Hà Tiên như sau: “Hỡi các quan và dân chúng!… Bản chức van vái trời, bản chức nghe theo lẽ phải và tự nhủ: “Mình còn ngốc khi mình đánh người Phú lang sa bằng võ khí, cũng như con nai con muốn bắt con cọp. Mình lại kéo về phe mình một cách vô ích những tai họa lớn, để tai hại ấy đè lên đầu dân mà trời đã giao cho mình chăn. Vậy bản chức viết công thơ cho các quan văn cũng như các tướng võ hãy bẻ gãy giáo và gươm giao thành trì khỏi chống lại…” (Sđd., trang 253).

Phan Thanh Giản yếu hèn như thế, vương triều nhà Nguyễn cũng chẳng kém gì hơn, ngay cả sử sách của chế độ cũ và nhiều tài liệu đang được lưu giữ ở Á châu (ASIE) – Văn khố Bộ Ngoại giao Paris, các Bảo tàng Lịch sử còn lưu truyền cũng không mở được khâu “đột phá nhận thức về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn”, chưa cập nhật được một cách đầy đủ các kết quả nghiên cứu mới nhất, như một nhóm người của Hội KHLS đã làm. Sự thật lịch sử dù cho có các nghiên cứu mới nhất cũng không thể hô “biến” là kẻ bán nước trở thành người yêu nước. Theo GS Phan Huy Lê: “Nhà Nguyễn cũng là triều đại đã định hình xong lãnh thổ của Việt Nam và cơ bản giống lãnh thổ Việt Nam hiện nay, từ cực Bắc tới Cà Mau, từ Tây Nguyên ra tới biển và quan trọng hơn cả là đã bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa… Bên cạnh đó, việc trình bày lịch sử chống ngoại xâm cũng mới chỉ trình bày một mặt là mặt phía ta, mặt thắng lợi còn phía địch thì chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Trong khi đó, việc trình bày lịch sử xây dựng đất nước vẫn còn nặng về chính trị… Theo GS Phan Huy Lê, trong bộ Lịch sử Việt Nam đang được biên soạn, cần phải trình bày về lịch sử Việt Nam theo quan điểm đầy đủ, toàn diện… (Theo Vietnamnet, ngày 23/2/2017).

Sự thật, sau khi vua tôi nhà Nguyễn ký hàng ước hiến dâng nước ta cho thực dân Pháp. Theo sắc lệnh ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, năm đó mới bao gồm có Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và Kampuchia trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa. Ngày 19-4-1899, Tổng thống Pháp Emile Loubet ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương, đất nước ta bị chia cắt làm 3 kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau. Bắc kỳ và Trung kỳ là hai xứ bảo hộ, chính quyền phong kiến vẫn còn được giữ lại về mặt hình thức. Nam kỳ là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp quản lý cùng với Lào và Kampuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp. Bằng thủ đoạn này, thực dân Pháp đã xóa bỏ tên Việt Nam hoặc Đại Nam, Lào và Kampuchia trên bản đồ thế giới. Đứng đầu Liên bang Đông Dương có Toàn quyền Đông Dương là người thay mặt chính phủ Pháp cai trị Đông Dương về mọi mặt. Dưới Toàn quyền Đông Dương là Thống đốc Nam kỳ; Thống sứ Bắc kỳ; Khâm sứ ở Trung kỳ, Lào và Kampuchia (Theo Đề cương Lịch sử Việt Nam toàn tập của GS Trương Hữu Quýnh – GS Đinh Xuân Lâm – PGS Lê Mậu Hãn – NXB Giáo dục, trang 532, 566). Rõ ràng, thời Pháp thuộc nhân dân ta là vong quốc nô, làm gì có Tổ quốc, làm gì có Việt Nam hoặc Đại Nam, làm gì có “lãnh thổ của Việt Nam và cơ bản giống lãnh thổ Việt Nam hiện nay”.

Thưa GS Phan Huy Lê!

Giáo sư cho rằng việc trình bày lịch sử xây dựng đất nước vẫn còn nặng về chính trị… trong bộ Lịch sử Việt Nam đang được biên soạn, cần phải trình bày về lịch sử Việt Nam theo quan điểm đầy đủ, toàn diện… Dư luận cho rằng, việc trình bày lịch sử xây dựng đất nước không thôi chưa đủ mà còn phải có lịch sử bảo vệ đất nước, có chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Khi còn sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đã là người Việt Nam thì ở đâu cũng phải biết lịch sử của nước mình vì đó là đạo lý muôn đời của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, những người viết lịch sử không chỉ viết một vài sự kiện, một vài chiến công nói về tiến trình đi lên của dân tộc hoặc để ghi nhớ công lao của một số người đã làm nên những sự nghiệp to lớn mà còn phải biết tìm hiểu, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Không thể có trong bộ Lịch sử Việt Nam đang được biên soạn, cần phải trình bày về lịch sử Việt Nam theo quan điểm đầy đủ, toàn diện… Quan điểm đầy đủ, toàn diện… là quan điểm gì, thấy sao mơ hồ quá!

Hãy xem Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về nhà Nguyễn: Trong thư gửi ông Utơlây, ngày 16-10-1919, Nguyễn Ái Quốc viết: “Ngay trong cái cung điện Huế cũ kỹ và tối tăm, mà cuộc sống tù hãm, trụy lạc đã nhấn chìm những người sống trong đó vào sự nhu nhược, đến nỗi họ dửng dưng trước mọi việc diễn ra bên ngoài…”.

- Trong “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản” ngày 21-9-1923, Nguyễn Ái Quốc viết: “‘Triều đình và vua quan (nhà Nguyễn) lệ thuộc tuyệt đối vào chính quyền Pháp. Họ bị chủ Pháp khinh bỉ và nhân dân ghét”.

- Trong bài “Nên học sử ta” đăng trên báo Việt Nam độc lập, ngày 1-2-1942, Nguyễn Ái Quốc viết: “Trước khi vua Gia Long bán nước cho Tây, nước ta vẫn là nước độc lập”. “Vì muốn giành làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là giang san gấm vóc tan tác tiêu điều, con Lạc cháu Hồng hóa làm trâu ngựa”.

- Trong bài diễn ca “Lịch sử nước ta”, do Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản, tháng 2-1942, Nguyễn Ái Quốc đã viết về vua Gia Long như sau:

“Gia Long lại dấy can qua/ Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài/ Tự mình đã chẳng có tài/ Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây/ Nay ta mất nước thế này/ Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà/ Khác gì cõng rắn cắn gà/ Rước voi giày mả, thiệt là ngu si”.

Và Nguyễn Ái Quốc đã viết về vua Tự Đức như sau: “Nay ta mất nước nhà tan/ Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn/ Năm Tự Đức thập thất niên/ Nam kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây/ Hăm lăm năm sau trận này/ Trung kỳ cũng mất, Bắc kỳ cũng tan/ Ngàn năm gấm vóc giang san/ Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!/ Tội kia càng đắp càng dày/ Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng”.

- Trong “Báo cáo đọc tại Đại hội các đoàn thể cách mạng Việt Nam ở nước ngoài” họp tại thành phố Liễu Châu (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), vào tháng 3-1944, Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu: “Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước bán nước, cắt nhượng ba tỉnh Sài Gòn, Biên Hòa, Mỹ Tho cho giặc Pháp”.

- Trong “Trả lời điện phỏng vấn của Dân quốc Nhật báo” (Trung Quốc), ngày 3-4-1949, Hồ Chủ tịch đã viết bài về Bảo Đại – ông vua cuối cùng của vương triều Nguyễn như sau: “Vĩnh Thụy trở về nước với hơn 10.000 viện binh Pháp để giết hại thêm đồng bào Việt Nam. Vĩnh Thụy cam tâm bán nước. Vĩnh Thụy làm tay sai cho thực dân, là một tên phản quốc”.

- Trong quyển “Thường thức chính trị” do NXB Sự thật ấn hành lần đầu năm 1954, Bác Hồ chỉ rõ: “Hơn 80 năm trước đây, đế quốc Pháp thấy nước ta người đông, của nhiều, bèn dùng vũ lực sang cướp nước ta. Giai cấp phong kiến (vua, quan) thì hủ bại hèn nhát, chỉ biết bán nước, không dám chống giặc”.

- Trong “Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi” tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa I, ngày 18-12-1959, Bác Hồ viết: “Giữa thế kỷ XIX, đế quốc Pháp bắt đầu xâm lược nước ta: Bọn vua quan phong kiến đã đầu hàng giặc ngoại xâm và bán nước ta cho đế quốc Pháp. Trong gần một thế kỷ, đế quốc Pháp đã cấu kết với giai cấp phong kiến để thống trị nước ta một cách vô cùng tàn bạo”.

- Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng (27-31/3/1935), đồng chí Tổng bí thư Lê Hồng Phong chỉ rõ: Chính sách mới của đế quốc Pháp và mưu mô mới của bọn thống trị bản xứ là “trả quyền cho bù nhìn Bảo Đại, cải cách Nam triều, lập nguyên lão nghị viện. Thi hành các chính sách ấy, không phải trở lại điều ước nô lệ năm 1884 như nhiều người đã tưởng mà là kiên cố quyền thống trị của đế quốc Pháp”.

- Trong Nghị quyết của cuộc Hội nghị Trung ương lần thứ VI nổi tiếng (6-8/11/1939), do đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ trình bày, đã phân tích kỹ: “Chính phủ Nam triều Bảo Đại đã hoàn toàn bán mình cho đế quốc Pháp, làm tay sai đắc lực cho đế quốc trong cuộc đàn áp phong trào cách mệnh năm 1930-1931”. “Bảo Đại đã hoàn toàn làm nô lệ một cách vô liêm sỉ cho đế quốc” (website Đảng Cộng sản Việt Nam).

Không chỉ Bác Hồ, trong thế kỷ XX, các đồng chí lãnh đạo lỗi lạc của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta như: Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… cũng đều đánh giá vương triều nhà Nguyễn và đều hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization), gọi tắt là UNESCO, Khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris, từ ngày 20-10 đến 20-11-1987, đã thông qua các nghị quyết về việc tổ chức lễ kỷ niệm các nhân vật kiệt xuất và các sự kiện lịch sử, trong đó có Nghị quyết 24C/18.65 về việc Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư cách là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh như vậy. Vậy mà, được sự “phù phép” của tạp chí Xưa & Nay – cơ quan của Hội KHLS do GS Phan Huy Lê làm Chủ tịch danh dự, ông Dương Trung Quốc làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký kiêm Tổng biên tập, ông Nguyễn Hạnh – Phó Tổng biên tập tạp chí Xưa & Nay. Tạp chí Xưa & Nay làm “bà đỡ”, ông Đặng Phước Thành xây… “nhà thờ họ” gọi là “Nam phương Linh từ” tọa lạc tại xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Thờ đến 125 người mà ông Đặng Phước Thành và những người của tạp chí Xưa & Nay lẫn Hội KHLS cho là có công khai mở, giữ gìn và làm rạng danh vùng đất phương Nam như Nguyễn Ánh (Gia Long), Minh Mạng, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Lê Văn Duyệt… Theo văn bản số 72/X&N ngày 2-7-2014 của tạp chí Xưa & Nay, trong danh sách các vị xét để thờ, không có thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh! Mọi người còn nhớ, “Trong lễ quốc tang Bác Hồ năm 1969, ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lúc bấy giờ đọc bài “Điếu văn” trong đó có đoạn: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta…” . Một tác giả khuyết danh trước đây ở Sài Gòn trân trọng điếu Hồ Chủ tịch: “Thế giới đạo tiến trình. Âu Á kim vô hậu bối; Vĩ nhân tân xã hội, Mã liệt chi hận hữu tiên sinh”, nghĩa là: “Vạch ra con đường lên thế giới mới, Xưa nay Âu Á chưa từng có như Người, Vĩ nhân của xã hội mới, sau Các Mác, Lê Nin chỉ có Người mà thôi” (Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế, NXB Văn hóa 1993 – trang 630). Ai cho phép tạp chí Xưa & Nay, cơ quan của Hội KHLS có chức năng tuyển chọn, bình xét những người là anh hùng dân tộc hoặc có công với nước để thờ, để cho lớp trẻ học tập mà không thờ Bác Hồ?! Lại thờ Nguyễn Ánh (Gia Long), Minh Mạng, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Lê Văn Duyệt… Bấy nhiêu đó, đã nói lên lập trường, quan điểm của Hội KHLS. Mặt khác, hơn 10 năm qua, toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân ta tích cực thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thiết nghĩ, một nhóm người trong Hội KHLS không có tư cách để nói khác lịch sử, nói khác với Cụ Ngô Đức Kế và Bác Hồ, nói khác sự đánh giá vương triều nhà Nguyễn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và của những đồng chí lãnh đạo lỗi lạc của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.

Những người viết lịch sử chân chính, chính là người làm tốt công tác chính trị tư tưởng, là người góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho mọi công dân theo mục tiêu: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện được thông qua người viết lịch sử, người dạy lịch sử và mọi công dân tiếp thu lịch sử chứ không thể có trong bộ Lịch sử Việt Nam đang được biên soạn, cần phải trình bày về lịch sử Việt Nam theo quan điểm đầy đủ, toàn diện… chung chung được. Dư luận hoàn toàn không yên tâm nếu giao cho một nhóm người của Hội KHLS chỉnh sửa sách giáo khoa Sử học và biên soạn bộ quốc sử của nước nhà, Hội KHLS sẽ đứng trên lập trường, quan điểm như vừa nêu trên chắc chắn sẽ gây ra cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta những tổn thất không nhỏ trong lĩnh vực giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi công dân.

Rõ ràng, Hội KHLS chỉnh sửa sách giáo khoa Sử học và biên soạn bộ quốc sử nước nhà là không chấp nhận được.

Luật gia – nhà báo Hoàng Phương
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 451
http://tuanbaovannghetphcm.vn/chinh-sua-sach-giao-khoa-su-hoc-va-bien-soan-bo-quoc-su-nhu-the-nay-sao/
------------------
Xem trên fb:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=374321196320018&id=100012264212885

19 nhận xét:

  1. Phóng viên Tự dolúc 23:01 20 tháng 8, 2017

    Luôn nhìn vào lịch sử để nhận ra bài học xây dựng, bảo vệ đất nước
    23/02/2017 15:36 GMT+7
    - Mối liên quan giữa lịch sử và chính trị là vấn đề lớn. Các cơ quan lãnh đạo luôn nhìn vào lịch sử để nhận ra bài học về xây dựng bảo vệ đất nước, đối ngoại, ứng xử với vấn đề của thế giới.

    nghiên cứu lịch sử Việt Nam, sử học việt nam, lịch sử Việt nam, giáo sư phan huy lê, Võ Văn Thưởng
    Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: XT.
    Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã khẳng định như vậy tại buổi thông tin khoa học "Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam" tổ chức sáng 22/2.

    Theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, những gì các nhà sử học băn khoăn cũng là những vấn đề mà người làm công tác tuyên giáo phải đối mặt, trao đổi để giải quyết, thậm chí cũng tranh luận gay gắt với nhau.

    Trưởng ban Tuyên giáo cũng mong muốn, bộ Lịch sử Việt Nam đang được biên soạn sẽ trở thành bộ sử có tính chất thống nhất, chính thống thể hiện sự nhìn nhận khách quan, công tâm, trung thực đối với sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, diễn tiến của cả quá trình lịch sử của dân tộc.

    “Việc tranh luận là cần thiết để giải quyết vấn đề và cũng có thể coi đó như một phần không thể thiếu, tiến tới góp phần cho bộ sử hoàn thành, khi ra đời nhận được sự đồng thuận của nhân dân” – Trưởng ban Tuyên giáo khẳng định.

    Đã đến lúc làm rõ công tội của nhà Nguyễn

    Trong bài trình bày trước đó, GS Phan Huy Lê điểm lại nhiều thành tựu nghiên cứu mới của giới sử học Việt Nam theo suốt chiều dài lịch sử từ thời cổ đại cho tới hiện nay.

    Chẳng hạn về thời kỳ cổ đại, chúng ta có các nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh và Óc Eo của các dân tộc thiểu số, hay thời kỳ Bắc thuộc đã có phát hiện mới về cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan…

    Nhiều hiện tượng, sự kiện, nhân vật trong lịch sử cũng đã được nhìn nhận lại, như công tội đối với nhà Hồ, nhà Mạc, hay đặc biệt là với nhà Nguyễn và các phong trào đầu thế kỷ 20.

    GS Phan Huy Lê dành khá nhiều thời gian để nói về “công - tội” của nhà Nguyễn. Ông cho biết, vừa qua đã có một cuộc hội thảo quy tụ tới 500 nhà khoa học trong cả nước về nhà Nguyễn, tranh luận khá gay gắt.

    Theo GS Phan Huy Lê, thời kỳ chúa Nguyễn có nhiều công lao tích cực phải nhìn nhận như việc khai phá phía nam, mở mang bờ cõi. Đến thời nhà Nguyễn đã có công khai phá Đồng bằng Sông Cửu Long.

    Nhà Nguyễn cũng là triều đại đã định hình xong lãnh thổ của Việt Nam và cơ bản giống lãnh thổ Việt Nam hiện nay, từ cực Bắc tới Cà Mau, từ Tây Nguyên ra tới biển và quan trọng hơn cả là đã bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.

    “Công lao của nhà Nguyễn về phương diện này không ai có thể chối cãi” – GS Lê khẳng định. Ngoài ra, nhà Nguyễn cũng có vai trò trong việc thống nhất đất nước cũng như xây dựng hệ thống hành chính quốc gia chặt chẽ.

    “Gia Long cũng là ông vua đầu tiên với tư cách là hoàng đế của Việt Nam công bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó, chúng ta đã thực thi chủ quyền nhưng chưa công bố” - lời GS Lê.

    GS Phan Huy Lê cũng cho biết, việc triều Nguyễn đặt Hoàng Sa, Trường Sa trực tiếp dưới sự quản lý của triều đình trung ương cho thấy vị trí quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời để lại kho tư liệu cục kỳ quý giá phục vụ việc tăng cườngcông bố chủ quyền đối với 2 quần đảo này.

    GS cũng cho biết, trước đây, trong những bối cảnh lịch sử nhất định, chúng ta chủ yếu phê phán nhà Nguyễn, do đó, đã đến lúc phải nhìn rõ công tội của nhà Nguyễn.

    “Nhìn nhận về lịch sử phải hết sức khách quan và chỉ những gì là khách quan của lịch sử mới tồn tại lâu dài được. Còn những điều mà trong một tình thế nào đó ta phải tôn vinh hoặc hạ thấp thì chỉ tồn tại trong điều kiện nhất định nào đó" - GS Phan Huy Lê nói.

    "Sứ mạng cao cả nhất của sử học là làm thế nào để tạo nên được những trang sử trung thực, khách quan. Chỉ có sử liệu lịch sử thực sự mới có sức thu hút bạn đọc" - ông nói thêm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 23:02 20 tháng 8, 2017

      Những khoảng trống lịch sử nguy hiểm

      Theo Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, hiện nay, nhận thức lịch sử chưa thực sự là toàn bộ và toàn diện.

      Khi chúng ta viết lịch sử Việt Nam, vẫn chưa vượt qua được quan điểm truyền thống, nặng về lịch sử người Việt chứ chưa nhắc tới các dân tộc khác dù Việt Nam có tới 54 dân tộc.

      Bên cạnh đó, trên cả nước, chỉ có lịch sử miền Bắc được trình bày ngọn nguồn từ thời nguyên thủy còn lịch sử của Nam Bộ thì chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 16. Toàn bộ thời gian trước đó chúng ta bỏ trống.

      “Điều này đã tạo nên một khoảng trống lịch sử cực kỳ nguy hiểm” – GS Lê cho hay.

      “Khoảng trống này dẫn đến nhận thức hết sức tuỳ tiện và đặc biệt nguy hiểm. Không ít người tận dụng cơ hội đó để đưa ra những luận điểm bất lợi cho chủ quyền lãnh thổ Việt Nam hiện nay” – GS nhận định.

      Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam kể, sau 1975 ông vào miền Nam thì có trí thức nói với ông rằng, họ băn khoăn vì sống ở miền Nam nhưng khi nhân dân hỏi không biết trả lời thế nào.

      “Nếu nói từ thế kỷ 17 người Việt vào khai phá Nam Bộ thì người ta sẽ đặt câu hỏi ngược lại: Vậy lịch sử của Nam Bộ, của Sài Gòn trước đó thế nào? Không lẽ từ trên trời rơi xuống?” – GS Phan Huy Lê nói.

      GS cho rằng, nhận thức như vậy là sai ở hai bình diện: Thứ nhất nước ta có 54 dân tộc anh em mà chỉ viết về lịch sử người Việt, gạt bỏ các dân tộc khác, không tôn trọng sự đóng góp của họ. Thứ hai, lịch sử của bất cứ quốc gia dân tộc nào đều phải xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử chứ không thể từ một bộ phận nào hay từ một phía nào.

      “Điều này chúng tôi phải tự nhân trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước” – GS Lê bày tỏ.

      Từ đó, GS Lê cho rằng, cần phải xác lập một nguyên lý mới trong nhận thức lịch sử: Đó là nhận thức toàn bộ và toàn diện về lịch sử Việt Nam.

      Có thể tóm tắt là xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được khẳng định và được nhiều tổ chức quốc tế công nhận, tất cả những gì diễn ra trên lãnh thổ này, kể cả đất liền, hải đảo và hải phận đều là một bộ phận của lịch sử và văn hoá Việt Nam.

      Vì vậy, lịch sử Việt Nam không chỉ là lịch sử của một bộ phận người Việt mà là lịch sử của tất cả các dân tộc nằm trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, trong đó bao gồm cả các dân tộc trước đây đã từng có nhà nước riêng như người Chăm, người Khmer.

      "Tất cả các nền văn hoá đã từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam đều là di sản của văn hoá VN, đều là bộ phận tạo thành của văn hoá Việt Nam" - GS Phan Huy Lê nói.

      GS cho rằng, nhận thức như vậy sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề từ lịch sử cổ đại cho tới hiện đại của Việt Nam.

      Lịch sử hiện đại của chúng ta thiên về lịch sử chống ngoại xâm. Theo GS Lê, việc viết về lịch sử chống ngoại xâm nhiều là đúng vì có tới hơn một nửa thời gian tồn tại của nhà nước Việt Nam là chống ngoại xâm và đô hộ. Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam không chỉ có chống ngoại xâm mà phải gồm cả lịch sử xây dựng đất nước.

      Bên cạnh đó, việc trình bày lịch sử chống ngoại xâm cũng mới chỉ trình bày một mặt là mặt phía ta, mặt thắng lợi còn phía địch thì chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Trong khi đó, việc trình bày lịch sử xây dựng đất nước vẫn còn nặng về chính trị.

      Theo GS Phan Huy Lê, trong bộ Lịch sử Việt Nam đang được biên soạn, cần phải trình bày về lịch sử Việt Nam theo quan điểm đầy đủ, toàn diện. “Khuynh hướng hiện nay là lịch sử xã hội, đi vào cuộc sống của con người trong cộng đồng xã hội. Chúng ta có tới 54 dân tộc, điều này không dễ nhưng phải cố gắng làm được” – GS Lê nói. “Đó là tính toàn bộ và toàn diện của lịch sử”.

      Lê Văn
      VnNet

      Xóa
    2. Ồ, không ngờ nhà Nguyễn có công lao to lớn đến thế. Nhờ nhà Nguyễn mở mang, khai phá đất phương Nam để sau này chế độ Việt Nam Cộng Hòa xây dựng thành Hòn ngọc Viễn Đông. Việt Cộng đánh chiếm miền Nam VNCH tức là cướp đất của nhà Nguyễn chứ gì nữa? Cũng may là Đức vua Bảo Đại đã vì đại nghĩa muốn chấm dứt cảnh bom đạn để cứu sống muôn dân nên Ngài đã đồng ý chuyển giao giang sơn cho các bạn Việt Cộng thống nhất đất nước. Thế mà các bạn Việt Cộng vẫn không công nhận công lao nhà Nguyễn, lại còn chửi bới nhà Nguyễn thì có phải là các bạn Việt Cộng vô ơn với nhà Nguyễn quá đáng không? Bác Hồ đã dạy: ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây, nước Việt Nam có được bờ cõi như hôm nay là nhờ công ơn nhà Nguyễn cả đấy. Con cháu, hậu duệ nhà Nguyễn vẫn còn rất nhiều, nếu tiếp các bạn Việt Cộng còn tiếp tục vô ơn với tổ tiên thì hậu duệ nhà Nguyễn sẽ kiện lên Liên Hiệp Quốc đòi lại đất đai miền Nam đấy nhé. Đòi lại cả Hoàng Sa, Trường Sa luôn. Các bạn Việt Cộng về lại hết bên kia sông Bến Hải mà làm nô tài cho Tàu Khựa đi. Các bạn Việt Cộng có muốn thế không?

      Xóa
    3. Nặc danh03:00 21 tháng 8, 2017
      Khai phá ra rồi đem bán cho Pháp, công ơn to lớn thật đấy. Thời Tây Sơn, công nghệ hàng hải quân sự đã cực kì phát triển, đóng được nhiều loại tàu chiến không kém so với phương tây, chỉ cần thêm 20-30 năm Việt Nam mở rộng được đâu, thứ bán nước như nhà Nguyễn sao có thể so sánh
      Nước VN ngày nay do chính Người Việt giành lấy từ tay Pháp, Nhật, Mỹ, chứ không kế thừa từ Nhà NGuyễn nào cả. Ngụy biện cũng có mức độ. Nói về độ vô ơn, những kẻ sống trong hòa bình từ xương máu những người đi trk lại luôn tim cách chống phá nhà nước là cái gì, vô ơn cùng cực ak?

      Hậu duệ nhà Nguyễn nha, ai vậy, Bảo đại sao, sợ quá cơ!

      Xóa
    4. ***** Cần chung sức và chung lòng đưa vấn đề biên tập “LSVN “, thành Vụ án lớn nhất thời kỳ hiện đại .( do hạn chế số chữ nên phãi đăng 2 đoạn kết tiếp )
      Tôi rất mừng khi nhân được “ Giấy báo phát “ cũa Bưu điện Đông hà Số RO 082 877 596 VN ,dấu BĐ Hà nội .ngày 18/9/2017 .Đơn tôi tố cáo ban BT bộ sách LSVN mà tập trung vào ông Phan Huy Lê Chũ Biên .Theo các điều luật Tố cáo..: Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tố cáo Đ 4 : Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan…điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm Đ8:. Cản trở, gây khó khăn, 2. Thiếu trách nhiệm..
      Nỗi mùng được nhân đôi vì sau khi tôi gữi đơn 10 ngày thì sãng ấy VTV1 đưa tin ra mắt bạn độc 15 tập sách LSVN,mấy ngày qua tôi xem trên mạng ttđc thấy dày đặc tinh về sự phãn đối dữ dội nội dung quyễn sách đó .NghĩA là cuộc tố cáo cũa tôi không đơn độc nưa , đã Xã hội hóa việc tố cáo LSVN
      Đây là vụ án lịch sữ nói chung lớn nhất từ sau CMKC đến nay .Vì :Như tôi đã viết nhiều bài nói rõ rồi... Rất may mà Việc Mộ dân lập ấp là do Ngaì Tỗ Họ Bùi chúng tôi là Chánh Đề lĩnh Hầu (tước hàu) Bùi Bằng Trực ,thực hiện mà Nguyễn Hoàng phân công Ngày trước các sữ sách nói về các Chúa Nguyên trong các cuộc đánh nhau với Chiêm Thành mà thôi ,còn việc mộ dân lập ấp thì không ai đễ ý Thế nhưng toàn bộ Đàng trong là dùng biện pháp nầy tạo nên .Ngay trên giãi đất từ Phú yên trỡ ra do 4 Triều đại lấy được cũng mới có chính quyền cấp Tĩnh .Người dân cũng không có giấy quyền sữ dụng đất nên bất hợp pháp . Trong khi đó Ông Tỗ chúng tôi có đễ lại Gia Phã nói lên nhiệm vụ cũa Ngài là Mộ dân lập ấp và được Chúa Nguyễn Hoàng ban tặng cho . .Việc ấy có bằng chứng nay vẫn còn nguyên :Miếu thờ Ngài .Câu đối do Làng cũng ghi ỡ Miếu và cã Đình làng cã 8 Phường Mai xá cách đó (Mộ dân lập ấp đôi nơi Chánh xã là trước , Bái Trời là sau ..Ruộng hơn ngàn mấu Đinh hầu trăm dư ...Trong đơn tôi trình bày là tài liêu nay tôi kết hợp với các tư liệu lịch sữ chung vv mà đóng thành sách .Gia trị độc đáo vô cùng quý giá đó là chĩ tôi có và chĩ có tôi làm được mà thôi .Tôi nói rõ Tỗ Tiên chúng ta Mỡ Cõi có 2 giai đoạn Đoạn đầu là Chiến tranh với Chiêm thành thời Chế Bồng Nga .Nguyên nhân là sau khi ta cứu được Công Chúa Huyền Trân về thì Chế Bồng Nga cho ta là Phãn bôi nên y đã chũ đông tiêu diệt ta .Cuộc chiến 20 năn ,có 13 lần chạm trán Chiêm đánh ta 7 lần ,Chế Bồng Nga chết trận tại Thanh hóa Ta đánh vào 5 trận .có vua nhà Trần chết trong Kinh đô Chiêm thành Cũng rất may cho dân tộc ta ,khi ấy Nhà Trần rệu rã nhưng Trung quốc cũng bị quân Mông cố qua Xâm lược nên TQ không cứu giup Chiêm thành ,không làm gì được ta.Còn 8/9 đời Chúa thì mộ dân lập ấp mà lấy cã đất Đàng trong mà không tốn xương máu .Tôi tóm tắt : Mục đích Mỡ Cõi cua Tỗ Tiên ta là thoat sự bành trướng khi mà ranh giới ta tại đèo Ngang còn 2 mạt kia núi và biễn 2 là khi Các chúa Nguyễn dùng biện pháp hòa bình .Thế mà LSVN không hề nói đến mục đích cũa Đại việt là tránh bị TQ diệt chũng ta.Như vậy là che dấu sự thật lịch sữ gây hậu quá nghiêm trọng BBT đứng về phe TQ cố ý làm hại Dân tộc ta ,Tôi nghi không thế không có bàn tay TQ .Hai là nguy hại hơn là ta dùng chiến tranh tiêu diệt Chiêm thành lấy đất đó cho người Việt vào quá đông ỡ và quân Chúa Nguyễn qua Nhiều Như vậy Đai việt xâm lược Chiêm .. Trong sữ không hề ghi như vậy Đây là sự bịa đặt độc ác và vô liêm sỹ cũa B BT. Tôi yêu cầu Khỡi tố vụ án theo yêu cầu người bị hai tại đ 155 bộ luật TTHS .
      Ông Thũ Tướng Lê Hữu Phúc từ ngày lên nắm quyền đến nay được lòng dân là do giãi quyết các nạn tham nhũng ,Chẵng lẽ việc nầy vùa có sự phẫn đối dư dội cũa công chúng trong đó có các ông Trung tuwownh n,Thượng tướng và về pháp lý có đơn cũa tôi mà Văn phòng CP đã nhận ngày 18/9 vừa qua Đây là vụ án nhằm làm sáng tõ những oan nghiệt do BBT gây ra Đây là dịp hiếm có mà toàn dân đang trông chờ .mà chính ông TTCP không làm tốt được hay sao . Ngày 23/9/2017 kts .Bùi Hiêt

      Xóa
  2. Bọn lưu manh đốt đền, giết sử và bọn báo chí mất dạy Tuổi trẻ hôm nay tiếp tục lu loa "Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng"

    http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20170820/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-buoc-tien-quan-trong/1372210.html

    Thông tin thêm: Phan Huy Lê là em ruột cùa Phan Huy Quát, tên sát nhân Thủ tướng Nguỵ, Trưởng ban Chống Cộng Á Châu và trong BCT có 1 người là con trai của Võ Đen Kịt "triệu người dzui, triệu người bùn"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Việt Nam cộng hòa" --> Việt Nam Cộng Hòa
      "Thủ tướng Ngụy" --> thủ tướng VNCH, thủ tướng Quốc Gia (theo quan điểm bác Thép non)
      "Võ Đen Kịt" ---> Thủ tướng Võ Văn Kiệt

      Bạn Nặc 00:12 ăn nói giữ mồm giữ miệng nhé. Bạn có thể sẽ bị khởi tố vì tội xúc phạm, bôi nhọ lịch sử nhé đấy, bạn Việt Cộng ạ. Chào Bạn!

      Xóa
    2. Nặc danh03:08 21 tháng 8, 2017
      trừ nói thủ tướng Võ Văn Kiệt, còn lại tôi thấy bạn kia nói không việc gì phải sửa. Hòa hợp dân tộc cũng có mức độ của nó. Đừng đc 1 tấc lại muốn một thước. Ngụy quân ngụy quyền, mãi mãi không cần sửa.

      Biết vì sao tụi ba que không bao giờ nhắc tới thời trk 54 không, bởi vì tiền thân của ngụy quyền sài gòn là đám tay sai chạy vào nam của ng Pháp, không gì thay đổi được điều đó

      Xóa
    3. Tôi nghi xem xét vấn đề quan trọng nầy cũng đơn giữn thôi .Có 2 việc :Một là các cơ quan chức năng về tại địa phương tôi đễ xác minh những ý tôi nêu trong đơn có đúng không :Có Miếu Ngài ,có đình là có nhà thờ ,có lăng mà trong đó có các câu đối xưa hay không .Có tám phương Mai xá ỡ vùng Cồn tiên hay không vv .Kết luận .Nếu đúng thì tôi dung .Nếu sai thì tôi bịa đặt sự thật lịch sữ.Hai là :Ai là người chũ trương vùi dập các thông tinh có lợi cho Dân tộc ta và che đậy sự tàn nhẫn cũa TQ trong quá khứ đễ lừa dối nhân dân Như vậy là Khỡi tố vụ án Hình sự theo điều : Đ 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Bộ luật TTHS Vấn đề cần xem xét là tôi có phãi là người bị hai hay đại diện cho người bị hại hay không .Ông tỗ cúa tôi và toàn họ chúng tôi có công mà nay có người vùi lấp .ngoài ra tôi có thễ đại diện cho hậu Duệ cũa Chúa Nguyễn Hoàng và hậu duệ cũa hàng chục triều nhân dân từ Thanh hóa vào đến Phú yên và 4 Triều đại Lý,Trần,Lê ,Hồ .Ngược lại thì tôi bị các người tôi tố cáo họ tố cáo tôi vu khống họ theo Đ 122 ,Bộ hS .Việc nầy đã tõa họa ra rồi không dập tắt được đâu
      Sau đây là đơn cũa tôi Đơn tố cáo
      ***

      Xóa
    4. tôi tiếp bài trên :Phần sau cũa bài Tập sách Lịch sữ VN lợi ít hại nhiều ***


      • A-Tác giã cố ý dẫn dắt người độc ,xem thường ,hạ thấp vị trí vai trò,thậm chí không thừa nhận khái niệm (ý niệm ) Mở Cõi (MC), trong lịch sữ xây dựng bão vệ Tỗ quốc) đúng như thực tế đã được bao đời nay thừa nhận cũa Tỗ Tiên Dân tộc ta , một công cuộc có giá trị trong những công cuộc quan trọng nhất cũa lịch sư Dân tộc Họ ,vô ơn bội nghĩa với các bặc Tiền nhân đi MC.


      o Thời kỳ Mở Nước (Mỡ Cõi ) là trọng tâm mà đáng ra tập sách cần làm rõ .
      o Thời kỳ Mỡ Nước :Tôi trình bầy như sau :
      Có 2 thời kỳ tách biệt ,khác hẵn nhau .
      A *Thời kỳ chiến tranh kết hợp Hòa mình.
      + Mục đích MC : Các nhà nghiên cứu lịch sữ đã viết “ Bối cảnh lịch sử, những nguyên nhân của cuộc Nam tiến. Từ trước đến nay khi nói đến nguyên nhân đưa đến cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, chúng ta thường thấy nói rằng: vì nước Việt Nam phía Bắc đối diện với Trung Quốc hùng mạnh, lúc nào cũng đe dọa đến sự tồn vong, đến nền độc lập Đại Việt. Do đó để phát triển lãnh thổ, cũng như tăng cường sức mạnh, tạo ra những đề kháng trước phương Bắc (Trung Quốc), tổ tiên chúng ta phải Nam tiến, vì phía Tây nước ta giáp với Lào có dãy Trương Sơn hùng vĩ ngăn trở, địa hình khó khăn để đi qua và liên kết, trong khi nhìn về phía Đông lại là biển nên người Việt không thể mở ra. Chỉ có phương Nam là dể tiếp xúc, dễ liên kết, phương Nam lại là vùng đất mới tuy là lãnh thổ của dân tộc khác, nhưng đất đai chưa khai phá hết, càng về phương Nam đất đai lại càng trù phú, người Việt chỉ có thể mở cõi về phương Nam, để mưu cái lợi sau .
      …”
      Quyết định cần nỗi rõ các phần sau đây :
      *1-Trong quá trình xây dụng và bão vệ Tỗ quốc ,thì Mở Cõi là công cuộc vĩ đại ,có giá trị nhất sau thời kỳ dựng nước Văn langcũa Dân tộc ta .Sách Lịch sữ VN là một tập tài liệu có giá trị khoa hóc và pháp lý.Tài liệu ấy nói lên MC làm cho Dân tộc ta thoát nạn diệt chũng mà còn tạo nên một Giang sơn gẫm vóc ngày nay , sau Hiễn pháp mà thôi , nên phãi đặt MC có vị trí quan trọng ,rõ ràng tập LSVN.

      *3-Sách LSVN cố ý lãnh tránh sự thật vô cùng quan trọng MC ấy , nhằm che lấp sự can thiệp cũa Trung quốc ,có nghĩa là cố ý bao che tội ác cũa TQ trong quá trinhg MC .Đó là hành vi che dấu sự thật ,Được ghep vào khung phạt Bộ Luật HS .
      *-4 Sách LSVN đã viết Chúa Nguyễn dung các trận đánh đễ lấy đất cho dân Việt ỡ vì dân vào quá đông và quân đội cũa chúa Nguyễn phát triễn có Tỗ chức cao hơn Đó là một kết luận sai sự thật lịch sữ cũng là tố cáo quân
      Đại việt Xâm lược và diệt chũng
      *5-Trong quá trình MC thì Chiêm thành câu kết với TQ cũng như TQ tìm cách dùng Chiêm thành bóp chết Dân tộc ta thì các nhà viết sách tìm cách che dấu sự thật ấy .Đó là hành vi phãn bội Dân tộc .
      *6-Đễ thực hiện được hành vi tội ác ấy ,các người viết sách lạm dụng chưc năng nhiệm vụ,quyền hạn cũa mình cố ý vùi lấp những thông tinh chính thức , có giã trị thực tế trong quá khứ diễn ra trong một diện cã Đàng trong ,__________

      Xóa
  3. Theo Phan Huy Lê và Nhóm xét lại, Lật sử, rồi đây sẽ xây tượng cho Nguyễn Ánh (Cõng rắn cắn gà nhà), Anh em họ Ngô, Nguyễn Văn Thiệu...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xuyên tạc lịch sữ một vách trâng tráo .Họ viêt ra sữ mà không hiễu nỗi ý cua mình viết ra :Như đã dẫn thì Chúa Nguyễn dùng quân đội tiến hành các cuộc chiến tranh với Chăm pa đễ lấy đất cho dân Việt ỡ vì họ vào quá đông và quân đôi lớn manh .Thế thì Chúa Nguyễn xâm lược rồi còn gì nưa ,.Trong sách sữ không ghi như vậy . "Thế nhưng sách LSVN viết : “Các thời kỳ Nam tiến của người Việt “ Dấu ấn về việc mở rộng đất nước trong thời kỳ phong kiến này chính sự bành trướng xuống phương Nam, cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nông nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng dân số của Đại Việt. Với một quân đội có tổ chức tốt hơn, từ thế kỷ 11 đến thể kỷ 15, sau các cuộc chiến tranh cũng như hôn nhân chính trị giữa Đại Việt và Chăm Pa, lãnh thổ Đại Việt đã được mở rộng thêm từ dãy Hoành Sơn (bắc Quảng Bình) tới đèo Cù Mông (bắc Phú Yên)..”.
      Sự xuyên lịch sữ cũa các nhà viết sữ là quá độc ác và trâng tráo .Mục đích cũa Đại Việt là kéo thêm không gian xa TQ phòng khi TQ đánh sang và cũng không có việc đưa người vào quá đông ,Lại nữa quân đội thời nầy là cũa Bắc việt ỡ Bắc .chứ có ỡ Nam đâu .Công cuộc thời này thuộc 4 Triều đại Lý,Trần , Lê ,Hồ kIa mà .
      Chưa hết ,sách viết “:” Từ thế kỷ 17, Đàng Trong là một lãnh thổ, chính quyền riêng biệt với Đàng Ngoài. Nhằm tiếp tục tìm kiếm thêm diện tích đất đai cho sự gia tăng dân số, cũng như tăng cường quyền lực các chúa Nguyễn đã lần lượt tiến hành các cuộc chiến tranh với Chăm Pa và sát nhập hoàn toàn phần lãnh thổ còn lại của người Chăm (từ Phú Yên tới Bình Thuận) vào năm 1693. .Tiếp đó, sau các cuộc di dân của người Việt từ Đàng Trong vào sinh sống ở vùng đất của người Khmer, các chúa Nguyễn lần lượt thiết lập chủ quyền từng phần trên vùng đất Nam Bộ, sau các cuộc chiến với vương quốc Khmer, vương quốc Ayutthayacũng như các yếu tố chính trị khác, từ năm 1698 đến năm 1757 chính quyền Đàng Trong đã giành được hoàn toàn Nam Bộ ngày nay vào sự kiểm soát của mình.” Ys nầy ăn cắp ý trong sách cũa tôi

      Xóa
  4. Triều đại Nguyễn nên phân ra làm hai thời kỳ.
    - Thời kỳ lập Triều : 1802-1858.
    - thời kỳ mạt vận. : 1958- 1945..
    Thời kỳ sau là thời kỳ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và vua quan nhà Nguyễn bán nước, làm tay sai cho Pháp đô hộ Việt Nam.
    Gần 100 năm Pháp đô hộ Việt Nam cũng là gần 100 năm vau quan nhà Nguyễn làm tay sai cho giặc. Đây cũng là cả thời kỳ là thuộc địa trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh bảo thế cũng chưa cẩn thận, vì trước 9/1945 VN lù mù trên bản đồ indochina, đốt đuốc rọi cũng không thấy.

      Cụm từ tay sai, được hiểu như một chế độ, một đám người chấp nhận sự sai khiến của kẻ khác.. Vậy suy cho cùng, tuy có danh xưng đấy, có quốc huy quốc hiệu đấy, nhưng cái quyết định 'vận mệnh' chưa bao giờ tữ chủ một cách đúng nghĩa, tất cả điều đó đến từ những quyết định ngoài biên giới.

      Cụ thể 1000 năm dưới sự đô hộ của phường Bắc, 100 dưới ách thực dân Pháp. Và sau này, thời Nam Bắc phân tranh để đi đến độc lập cũng vậy, Bắc - Tàu/ Nga xô, Nam - đế quốc Mỹ và đồng minh.

      Vì thế, ngẫm lại sử annam lồi lõm quá, thiên vị thì sinh ra bất bình, đề cao thì sinh ra ngụy biện. Trung dung thì sinh ra ba phải đời sau sẽ cười chê ... các bút lục toàn thư còn đó, gần như nguyên trạng tình hình chuyện đang bàn, kẻ khen người chê, thật giả khó phân minh.
      Đúng như pak trên hài hước ... làm sử khó như vẻ lồn: chuẩn chung thì có, nhưng riêng thì khó đoán.

      Xóa
  5. Lich sử Việt Nam có tới 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, gần 100 năm là thuộc địa của Pháp.
    Khi bị đô hộ và là thuộc địa thì mất quyền độc lập dân tộc.
    Vì vậy đấu tranh để giành lại quyền độc lập cho dân tộc là chính đáng, là chính nghĩa.
    Cũng bởi vậy người nào, tổ chức nào, lực lượng nào đứng lên thực hiện sứ mệnh đó là chính danh, chính nghĩa. Ngược lại, kẻ thù xâm lược và những người làm tay sai cho giặc dù núp dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều là không chính danh, là phi nghĩa.
    Nếu đã là không chính danh, không chính nghĩa mà gọi theo chữ Hán thì là Nguỵ Triều, Nguỵ Quyền, Nguỵ Quân, còn gọi theo chữ Việt thì là Triều Đình bù nhìn, chính phủ bù nhìn, quân bù nhìn.
    Gọi thế nó chỉ rõ bản chất của Triều đại đó, của chính quyền đó.
    Chính nghĩa, phi nghĩa phân định rõ ràng thì sao lại có chuyện viết sử để hai bên chấp nhận được .
    Buồn cười vãi cả ra.

    Trả lờiXóa
  6. Đơn bỗ sung (trích )
    Lý do mà tôi yêu cầu khỡi tố là vì :Vấn đề tôi đưa ra quá rõ ràng ,có bằng chứng mà thông tinh ấy đã làm bừng sáng những gì xưa nay rất mờ mịt dẫn đến là uẫn khúc có hại cho công cuộc MC cũa Tỗ Tiên chúng ta Cụ thễ tôi trình bày 8/9 đời các Chúa Nguyễn là có công lớn đưa đất nước Chiêm thanhf từ chỗ chũ yếu hoang sơ thành một xã hội Đất Nước Đàng trong phồn vinh ,có Hội an .Có Kinh đô Huế Nghĩa là một đất nước ỡ một tầm cao mới mà chĩ bằng biện pháp Mộ dân lập ấp ,”Dân đi trước làng nước theo sau “,làm gì có chuyện chết chóc như LSVN xuyên tạc rằng Chúa Nguyến dùng quân đôi đánh lấy đất cho người vào quá đông và quân dội nhiều trưỡng thành .Họ bóp méo lịch sữ một cách độc ác và trâng tráo ..Một bên vùi dập và bó qua cúng có nghĩa ấy thì việc MC như sách LSVN đưa ra là Đại việt xâm lược tiêu diệt dân tộc Chiêm thành Chân lạp .Hai bằng chứng lich sữ trái ngược nhau .Tôi cũng nói thẵng ra rằng trong sách tôi gữi đến 9 Nhà Thờ Họ Bùi chúng tôi ỡ các tĩnh ,ttoi có ghi rằng họ cần chúng ta chứ chúng ta chẵng cần ai cã .Vì tôi tinh rằng có hàng triệu ,hàng chục triệu người còn băn khoăn về quá khứ MC cũa Tố Tiên mình thì nay nghe được tinh ấy tức khắc họ tìm đến .Hóa ra họ biết và họ vùi dập .Sự đời oái oăm thay .
    Tôi đã gưi đơn thêm nội dung là yêu cầu Khỡi tố vụ án hình sự theo điều Đ 155 Bộ Luật TTHS .Ngày 15/9/2017 tôi đã gưix đơn đến 5 Cơ qua : Thũ TCP.Viện KSNDTc , bộ Công an ..tố cáo Ban biên tập sách LSVN ra mắt tháng 9 nầy Vùa qua tôi lại gữi tiếp đơn bỗ sung thêm : yêu cầu Khỡi tố vụ án hình sự theo điều Đ 155 Bộ Luật TTHS .Vì tôi xét thấy các bằng chứng đưa ra và mức hậu quã thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng . Tôi nghi xem xét vấn đề quan trọng nầy cũng đơn giữn thôi .Có 2 việc :Một là các cơ quan chức năng về tại địa phương tôi đễ xác minh những ý tôi nêu trong đơn có đúng không :Có Miếu Ngài ,có đình là có nhà thờ ,có lăng mà trong đó có các câu đối xưa hay không .Có tám phương Mai xá ỡ vùng Cồn tiên hay không vv .Kết luận .Nếu đúng thì tôi dung .Nếu sai thì tôi bịa đặt sự thật lịch sữ.Hai là :Ai là người chũ trương vùi dập các thông tinh có lợi cho Dân tộc ta và che đậy sự tàn nhẫn cũa TQ trong quá khứ đễ lừa dối nhân dân Như vậy là Khỡi tố vụ án Hình sự theo điều : Đ 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Bộ luật TTHS Vấn đề cần xem xét là tôi có phãi là người bị hai hay đại diện cho người bị hại hay không .Ông tỗ cúa tôi và toàn họ chúng tôi có công mà nay có người vùi lấp .ngoài ra tôi có thễ đại diện cho hậu Duệ cũa Chúa Nguyễn Hoàng và hậu duệ cũa hàng chục triều nhân dân từ Thanh hóa vào đến Phú yên và 4 Triều đại Lý,Trần,Lê ,Hồ .Ngược lại thì tôi bị các người tôi tố cáo họ tố cáo tôi vu khống họ theo Đ 122 ,Bộ hS .Việc nầy đã tõa họa ra rồi không dập tắt được đâu …( Thũ Tướng CP ,Biênlai BĐ:RC 526 553 875 VN, ;,UBTVQH , ,RC 526 553 889 VN Bộ Công an RC 526 553 889 VN , Viện KSTC RC 517 553 977 VN Bộ tt và TT RC 526 553 985 VN)
    Đông hà Ngày 19/9/2017 Người làm đơn KTS Bùi Hiệt

    Trả lờiXóa
  7. DUCTUQUANG16@GMAI.Ccm VỀ VIỆcj GỌI ngụy QUÂN NGỤỵ QUYỀN GAY GỌI vnch .Theo tôi :pHÁP VÀ MỸ NỐI TIẾP NHAU XÂM lược NƯỚC tacho đến Mùa xuân 1975.Điều đó đã được Nhân dân ta công nhận và các văn bãn quốc tế ghi nhận .Ta quay trỡ lại 1000 năm Bắc thuộc chúng cũng đặt ra bội máy chính quyền đễ cai trị dân ta ,Nhưng ngững tỗ chức và tên cầm đầu nhân dân ta có công nhận đâu Mà họ chĩ ghi vào Lịch sữ dựng nước báo vệ TQ LÀ Đinh,lÊ, lÝ Trần Lêvv mà thôi .Thế thì bọn tay sau do Pháp Mỹ dựng lên đễ phục vụ cho chúng đàn áp Dân ta thì gọi là Ngụy mà thôi .Làm sao gọi VNCH được Ngày 22/9/2017 Bùi Hiêtj

    Trả lờiXóa