Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Nhân 27/7: CCB CHẾ TRUNG HIẾU GIAO LƯU VỚI KHÁN GIẢ TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG

Cựu Chiến binh Chế Trung Hiếu (phải) giao lưu với khán thính giả Đài PTTH Hải Phòng trong Chương trình "Đồng đội ơi... tôi nhớ"

Nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, vừa mới đây Đài Phát thanh và Truyền hình TP Hải Phòng tổ chức truyền hình trực tiếp buổi Giao lưu nghệ thuật với tên gọi “Đồng đội ơi… tôi nhớ”. Tham dự buổi giao lưu có lãnh đạo thành phố cùng đông đảo Cựu chiến binh, mẹ VN Anh hùng cùng thân nhân các Anh hùng Liệt sĩ và các văn nghệ sĩ Thành phố Hoa Phượng Đỏ.

Tại buổi Giao lưu, khán thính giả được nghe các vị khách mời của Chương trình kể lại những kỷ niệm “Nghĩa tình đồng đội” thời chiến tranh và những hành trình “Đi tìm đồng đội" trong thời bình. Khách mời là các Cựu Chiến binh đang sống ở Hải Phòng, các CCB đến từ Thủ đô Hà Nội và từ Thành phố Hồ Chí Minh...
Cựu Chiến binh Chế Trung Hiếu (Sinh năm 1947) – nguyên Đại đội trưởng đặc công Bộ đội tỉnh Quảng Ngãi là một trong số vị khách mời này. Bác Chế Trung Hiếu cũng là một trong những cây bút thân quen với bạn đọc Google.tienlang. Bác sinh ra và lớn lên ở Quảng Ngãi thời chiến tranh khói lửa. Ngay từ khi còn là cậu bé 12- 13 tuổi, khẩu súng còn dài hơn chiều cao cơ thể, bác Chế Trung Hiếu đã “lên Xanh” theo Cách mạng. Trưởng thành qua từng trận đánh, bác Hiếu từng giữ chức Đại đội trưởng Đại đội Đặc công thuộc Chủ lực tỉnh, chỉ huy những trận đánh làm cho Mỹ ngụy bạt vía kinh hồn. Trong một trận đánh, bác Hiếu bị thương nặng, bỏ lại một chân ở chiến trường quê hương Quảng Ngãi. Bác phải chuyển ra Bắc điều trị, rồi học Đại học. Ra trường bác được điều về công tác tại Hải Phòng. Từ đó đến nay, bác Hiếu coi thành phố Hoa Phượng là quê hương thứ hai của mình. 
Và từ đây, bác Chế Trung Hiếu coi việc tìm kiếm hài cốt đồng đội năm xưa là công việc chính cả đoạn cuộc đời còn lại của mình.

CCB Chế Trung Hiếu tìm kiếm thông tin về liệt sĩ trên mạng

Tìm kiếm trên thực địa

CCB Chế Trung Hiếu trong một lần đến thăm gia đình Liệt sĩ ở huyện An Lão Tp Hải Phòng. Nhờ thông tin do CCB Chế Trung Hiếu cung cấp, gia đình đã tìm được hài cốt Liệt sĩ đưa về quê.

Hôm nay trên truyền hình, bác Hiếu kể cho chúng ta nghe hành trình cùng với một Cựu binh Mỹ tìm ra được một hố chôn tập thể 153 hài cốt Liệt sĩ – bộ đội ta trong Tết Mậu Thân 1968 tại một trận đánh vào sân bay Biên Hòa. Về vụ việc này, trên Google.tienlang cũng như khắp các tờ báo ở VN, kể cả VTV đã đưa tin.

Cựu Chiến binh Chế Trung Hiếu (phải) giao lưu với khán thính giả Đài PTTH Hải Phòng trong Chương trình "Đồng đội ơi... tôi nhớ"
Bác Chế Trung Hiếu cũng là một chiến sĩ xung kích trong cuộc chiến chống luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng từ ngày VN có internet đến nay.
Từ ngày nghỉ hưu cho đến bây giờ, tuy đã ngoài 70, lại là Thương binh chỉ còn một chân, ngoài việc tích cực tham gia công tác Đảng ở Tổ dân phố, những lúc rảnh rỗi, bác Hiếu thường cùng bè bạn Cựu Chiến binh, trên con “ngựa sắt” cùng với chiếc máy ảnh, rong ruổi khắp mọi miền của Tổ quốc mày mò tìm kiếm thông tin về hài cốt liệt sĩ. Từ Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, thoắt cái đã thấy bác Hiếu báo tin đang ở Hà Tiên, tận cùng Tổ quốc. Nhiều lần, cũng trên “con ngựa sắt” cà tàng, bác Hiếu còn “phi” cả sang cả Lào, Campuchia!
Bác Hiếu vừa rông ruổi chuyến hành trình cả tháng trời ở miền Trung, trở về Hải Phòng mới có mấy ngày nhưng khi viết những dòng này, tôi vừa được biết tin, bác Hiếu đang trên đường cùng một nhóm bạn CCB về tận Quảng Bình thăm viếng bác Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Người mãi mãi được gọi là Người Anh Cả của những Người lính Cụ Hồ…
Nhiều lần tôi băn khoăn tự hỏi, không hiểu bác Hiếu lấy sức ở đâu nhỉ? Ở Việt Nam ta liệu còn “phượt thủ” thứ hai tương tự bác Hiếu không nhỉ? Thanh niên trai tráng đi xe máy đường trường chắc cũng mệt mỏi, không thể đua được với cụ Thương binh một chân, ngoài 70 Chế Trung Hiếu!

15 nhận xét:

  1. Ông Chế Trung Hiếu đúng là người Cựu Chiến binh gương mẫu, một NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ, một Người Lính vừa hồng vừa chuyên.

    Bài nào của ông Chế tôi cũng thích nhưng thích nhất bài là bài BỎ CHỮ “NGỤY”, “BÙ NHÌN” ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN VÀ QUÂN ĐỘI TAY SAI CỦA MỸ LÀ PHẢN BỘI LẠI SỰ HY SINH TO LỚN CỦA NHÂN DÂN TA.
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2018/11/bo-chu-nguy-bu-nhin-oi-voi-chinh-quyen.html

    Trả lờiXóa
  2. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 13:59 26 tháng 7, 2019

    Tết Nguyên đán Mậu Thân 1968, Quân Giải Phóng tấn công toàn miền Nam, địch hoảng hốt sợ ta giải phóng tù, vội chở chúng tôi đang bị giam ở Hố Nai (Biên Hòa) ra đảo Phú Quốc. Địch đưa chúng tôi vào trại giam mới cất chưa có người ở nên còn có tù nơi khác nữa, trong đó có một ông già ở Côn Đảo về đây, ông tên Năm Thâu, khoảng gần 60 tuổi. Tôi làm quen với bác Năm và được ông đọc cho chép một bài thơ về Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu. Bài thơ dài tới 284 câu, 1658 chữ, thể thơ 5 chữ, nhiều câu tới 7,8 chữ, có câu tới 10 chữ, thành thơ tự do, rất khó nhớ. Thế mà bác Năm Thâu nhớ đọc cho tôi ghi và học cũng thuộc khá nhiều, nhưng chưa thuộc hết cả bài. Rồi phải lo đấu tranh chống lại nhiều âm mưu thâm độc của quân thù, bảo vệ khí tiết cho bản thân và đồng chí đồng đội, không có dịp ôn lại bài thơ này.
    Sau ngày hòa bình lo công tác cũng không có dịp nhớ lại bài thơ học được trong tù. Khi nghỉ hưu, có thì giờ viết báo, nhớ lại những kỷ niệm ngày bị giam cầm, bài thơ cũng sống lại trong tâm thức của tôi, nhưng không thể nhớ toàn bài. Vào mạng nhiều lần tìm bài thơ, nhưng phải đành chịu thất bại vì không còn nhớ nhan đề nên khác chi mò kim đáy biển.
    Mới đây, một lần đọc bài trên mạng, tôi gặp bài thơ đọc thấy quen quen, đọc thêm thì nhận ra bài thơ mình học trong trại giam Phú Quốc đang tìm lại lâu nay. Mừng như bắt được vàng, tôi tải về máy, in ra đếm mới có số câu chữ như nêu ở trên kia.
    Bài thơ này của Phùng Quán, in trên báo Tiền phong, năm 1955. Nhan đề: TIẾNG HÁT TRÊN ĐỊA NGỤC CÔN ĐẢO, tôi đã gửi cho cô Hương Lan cách nay hơn nửa tháng, không thấy cô ấy hồi âm, không biết có đăng vào ngày mai 27-7, này không?

    Theo tôi, GOOGLE TIENLANG nên đăng để chúng ta cùng nhớ về nữ Anh hùng VÕ THỊ SÁU!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháu đã đọc ý kiến của bác Thép.
      Cháu mong các chị chủ trang quan tâm, thực hiện đề nghị của bác Thép.

      Nói về chị Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám cùng các Anh hùng Liệt sĩ khác trong hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ không bao giờ là đủ, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay bè lũ lật sử ngày càng nhiều, loang cả vào nghị trường Quốc hội nhưng không có một cơ quan báo chí chính thống nào dám lên tiếng phê phán!!!

      Xóa
  3. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 19:44 26 tháng 7, 2019

    Nói về Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, nhiều người nhớ ngay bài hát "Biết ơn chị Võ Thị Sáu" của NS Nguyễn Đức Toàn, và bài thơ TIẾNG HÁT TRÊN ĐỊA NGỤC CÔN ĐẢO. Nhưng bài hát nhiều người biết hơn vì âm nhạc dễ phổ cập. Còn bài thơ này ra đời đã lâu không nhiều người biết. Nhưng ai đọc bài thơ cũng sẽ không nén được xúc động.

    Tôi nhớ nhất các câu:
    ...
    -Bao giờ tóc con chấm ngang lưng
    Mẹ mua cho con chiếc khăn màu thiên lý
    - Thôi mẹ đừng mua nữa!
    Tóc con sẽ không bao giờ dài.
    Còn mười lăm phút nữa thôi,
    Tim con sẽ ngưng đập!
    Tóc con, giặc nó sẽ chôn xuống đất.
    Nó muốn chôn hết những gì mẹ quý mẹ thương.
    Nhưng mẹ ơi đừng buồn!
    Mẹ mất một mái tóc của con,
    Cho muôn mái tóc xanh hơn thế này.
    Tóc con mục nát nơi đây,
    Tóc em con đẹp gió bay đến trường...

    Chị Sáu (và các liệt sĩ khác) hy sinh để cho chúng ta có những mái tóc đẹp...hưởng hạnh phúc hôm nay...Làm người mà không biết nhớ ơn những người mang hạnh phúc cho mình, những người ấy có xứng là người không? Nói chi những người phủ nhận sự hy sinh của chị Sáu bằng những bịa đặt điều mà là người có lương tri không thể tha thứ nói chi có chấp nhận nghe theo.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Đức Kiênlúc 09:33 27 tháng 7, 2019

    Những người dân Việt Nam yêu nước đọc các bài của trang Google.tienlang luôn cảm thấy ấm lòng.

    Cảm ơn ông Chế Trung Hiếu.
    Cảm ơn các bạn trẻ chủ trang!

    Trả lờiXóa
  5. Đồng Thị Kim Thanhlúc 10:22 27 tháng 7, 2019

    Mời mọi người xem video clip Chương trình Giao lưu nghệ thuật của Đài PTTH "Đồng đội ơi tôi nhớ" trên Trang chủ của Đài PTTH Hải Phòng.
    http://thhp.vn/tin-tuc-n28665/van-nghe-hai-phong-2672019.html

    Trả lờiXóa
  6. Trong bài của Thương, mình thích và đồng cảm nhất đoạn này
    ----
    "Nhiều lần tôi băn khoăn tự hỏi, không hiểu bác Hiếu lấy sức ở đâu nhỉ? Ở Việt Nam ta liệu còn “phượt thủ” thứ hai tương tự bác Hiếu không nhỉ? Thanh niên trai tráng đi xe máy đường trường chắc cũng mệt mỏi, không thể đua được với cụ Thương binh một chân, ngoài 70 Chế Trung Hiếu!
    Có lẽ phải ghi vào Ghi nét VN?"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất chuẩn, những người như bác Hiếu không nhiều đâu

      Xóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Cảm ơn Hoàng Ngân Thương và Google Tiên lãng nhé...chúng ta là những người Trung Hiếu với Nhân dân, phải quyết giữ cho được Đảng này, Tổ Quốc này !

    Trả lờiXóa