Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

P1. NHẬT KÝ TÌM MỘ LIỆT SĨ Ở SÂN BAY BIÊN HÒA

Bản đồ đánh dấu vị trí do nhân chứng cung cấp.
Lời dẫn: Theo Cổng Thông tin điện tử UBND tỉnh Đồng NaiĐúng 0 giờ đêm 30 tết nhằm ngày 31/1/1968 cách đây 49 năm, cuộc tổng tấn công của quân và dân ta đã diễn ra đồng loạt ở 36 trong 44 tỉnh của miền Nam Việt Nam. Tại mặt trận Biên Hòa, đúng vào giờ G đêm 30 tết, pháo tên lửa ĐKB của Trung đoàn 724, pháo binh Miền bắt đầu nổ súng báo hiệu cho cuộc tổng công kích. Trên 100 quả đạn liên tục bắn phá vào sân bay Biên Hòa, gây thiệt hại nặng cho sân bay, khiến máy bay địch không thể cất cánh được.
Qua 2 ngày chiến đấu kiên cường với lực lượng Mỹ - Ngụy đông gấp nhiều lần, có sự chi viện tối đa của vũ khí trang bị hiện đại (xe tăng, thiêt giáp, máy bay, pháo binh...), ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt 49 xe tăng, thiết giáp, phá hủy 5 máy bay, đốt cháy 2 kho đạn và làm thương vong hàng trăm Mỹ, Ngụy. Tuy nhiên còn hàng trăm liệt sĩ hy sinh mất tích sau 2 ngày chiến đấu đến nay vẫn chưa được tìm thấy.
Vào tháng 5/2016, ông Nguyễn Trọng Khiêm nguyên phân đội trưởng thuộc tiểu đoàn 1, U1 Biên Hòa là cựu chiến binh hiện sinh sống tại Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh cho biết, ông là người trực tiếp chỉ huy một phân đội phối hợp với lực lượng Trung đoàn 4, Sư đoàn 5 trực tiếp tấn công đến đường băng sân bay Biên Hòa vào đêm 31/1/1968; lúc bị thương nặng địch bắt đưa về giam nhà lao Tân Hiệp và chữa trị vết thương tại bệnh viện Nguyễn Hữu Trí (nay là bệnh viện đa khoa thành phố Biên Hòa). Trong lúc điều trị vết thương, có một số y sĩ, điều dưỡng có kể lại về một hố chôn tập thể tại khu vực sân bay. Qua thông tin này, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo Phòng chính trị tìm kiếm nhân chứng (các y sĩ, điều dưỡng do ông Khiêm cung cấp) nhưng do thời gian quá lâu năm (từ 1968 đến nay) nên chưa tìm được.
Tháng 10/2016 thông qua ông Chế Trung Hiếu nguyên là Đại đội trưởng trinh sát thuộc tỉnh Quảng Nam giới thiệu về ông BOB Connor nguyên Trung sỹ cảnh sát Bảo vệ Sân bay Biên Hòa (năm 1967, 1968) hiện đang sinh sống tại nước Mỹ và ông Martin E Strones nguyên Đại tá phụ trách quốc phòng, trực tiếp đánh giá tình hình thương vong sau trận chiến vào ngày 31/1/1968 tại sân bay Biên Hòa. Đồng thời ông là người trực tiếp chỉ đạo tổ chức hố chôn tập thể liệt sỹ. Hai ông BOB và Martin đã nhiều lần cung cấp thông tin và khẳng định có hố chôn tập thể tại sân bay Biên Hòa, số lượng khoảng 153 người.
Google.tienlang trân trọng giới thiệu loạt bài nhiều kỳ NHẬT KÝ TÌM MỘ LIỆT SĨ Ở SÂN BAY BIÊN HÒA của Cựu Chiến binh Chế Trung Hiếu.

 NHẬT KÝ TÌM MỘ LIỆT SĨ Ở SÂN BAY BIÊN HÒA.
Tôi đang viết dở "Ký sự Campuchia" và "Tôi viết về Thành phố Hải Phòng của tôi."
Nhưng phải tạm dừng để viết về Nhật Ký đi tìm mộ Liệt sĩ ở Sân Bay Biên Hòa (Đồng Nai) nhân kỷ niệm 70 năm ngày TBLS 27/7/2017.
Kỳ 1:
PANORAMIO VÀ NHỮNG COMMENT BẤT NGỜ:
Panoramio.com là một trang web mạng xã hội có từ 3/2007 để những người yêu thích ảnh địa lý toàn cầu có thể chia sẻ ảnh cho nhau, kết bạn và bình luận về những ảnh mà mình yêu thích.
Chúng tôi có 3 hội ảnh Panoramio lớn ở VN đó là Panoramio Hải Phòng, Panoramio Hà Nội và Panoramio Tp HCM....hoạt động đồng thời với nhau kể từ 3/2007...
Chúng tôi thường gặp mặt nhau mỗi năm vài lần với trò chuyện, thăm hỏi, chia sẻ các bài viết và ảnh trên trang Panoramio này.
Rất tiếc, ngày 17/11/2016 Trang Panoramio.com đã đóng cửa, bây giờ chỉ cho ta nhìn thấy những bức ảnh của người chơi mà không được đăng tiếp nữa. Và đến tháng 11/2017 khi mà toàn bộ các dữ liệu ảnh được tự động copy sang Google Pictures Files thì trang Panoramio hoàn toàn khóa....có lẽ với hơn 600 triệu nick thành viên và khối ảnh khổng lồ hàng mấy tỉ bức ảnh đã chiếm dung lượng quá lớn (ảnh trên Pano được giữ nguyên kích thước- hiếm thấy ở bất kỳ một mạng xã hội free nào) nên họ phải dừng thôi !
Trong những người chơi ảnh ở Panoramio Tp.Hồ Chí Minh có một thành viên đặc biệt thích chơi không ảnh, ảnh các loại máy bay, ảnh chiến sự, ảnh căn cứ Mỹ, Ngụy trong thời chiến tranh ở Việt Nam, ảnh cũ ở VN sưu tầm được....Người đó là Nguyễn Xuân Thắng nick Pano là OV10...
Một hôm, khoảng 5/10/2016 Thắng gọi điện cho tôi bảo, "Anh Hiếu ơi, em đăng cái ảnh này gần 10 năm rồi mà chẳng có ai comment, sao bữa nay em thấy có một ông Mỹ, hình như ông đó bảo có đánh đấm gì ở đây, có cả email của ông ta...Anh dịch thử và xem nó nói gì nhé..."

Tôi cũng thuộc motip của Thắng nên nhận lời và dịch ngay...
(nội dung email của một CCB Hòa Kỳ và bức ảnh được đăng kèm - Bản dịch là do OV10 dịch qua Google Translate)
(Còn tiếp - kỳ 2: Những email qua lại như con thoi...và những thông tin bất ngờ cho mọi người !)

Kỳ 2: Những email qua lại như con thoi...
Nội dung lời comment của Thượng sĩ Mỹ Robert dưới Bức ảnh SB Biên Hòa của Nguyễn Xuân Thắng như sau:
As look up the road, where it makes the hard right, At that intersection is where the 3th Security Police manned Banker Hill10 significant battle took place here at the start of the TET Offensive ’68. Those VC killed had to buried in a mass grave at the end of the runway. From November 67 till about 68 I worked nights atop the base water tower (aka Delta 18) near the Bx I would spot the mortar and rocket flashes as the incoming start. The base siren would be set off giving those sleeping about 7 seconds to wake up and get to a bunker. Sgt. Robert 3rd Security Police Sp 4/5/67-4/5/68
Bản dịch đại ý:
Nếu bạn nhìn lên phía con đường, nơi có chỗ rẽ phải, tại ngay ngã ba đó Đơn vị Quân Cảnh số 3 -3rd Security Police (Một trong các lực lượng QĐ Mỹ bảo vệ Sân Bay BH) làm nhiệm vụ phòng thủ tại Lô cốt Hill 10. Tại đây đã xảy ra trận chiến vô cùng ác liệt, khi chiến dịch Tổng tấn công Mậu Thân bắt đầu. Sau khi trận đánh kết thúc thì những người lính VC bị chết được chôn ở phía cuối đường băng. Từ tháng 11/1967 đến năm 68 tôi làm nhiệm vụ trực đêm trên đỉnh tháp nước trong Sân bay (Mật danh là Delta 18) Tôi có nhiệm vụ phát hiện và đánh dấu tia chớp của đạn cối hoặc tên lửa khi đối phương bắn tới. Lúc đó tôi phải nhấn còi báo động cho lính đang ngủ phải bật dậy ra chiếm lĩnh vị trí chiến đấu sau 7 giây
Sgt. Bob 3rd Security Police Sp 4/5/67-4/5/68
--------------------
Tôi lập tức viết thư hỏi Robert như sau:
From: Che Trung Hieu
Sent: Sunday, October 02, 2016 12:16 PM
To: Robert.
Subject: Please, Help us to mark where the place you buried the deads of VC...
Dear Mr. Sgt. Robert,
By chance we've read your comment on the picture of Bien Hoa Airfield
You said that: on the Tet Offensive '68. There were many VC killed at the Airfield and then you and your friends had to bury in a mass grave at the end of the runway...
After serious war Viet Nam Government try to find out the MIA (our side) but still many we can't find out...meanwhile we don't have many information about missing troops.
If you could remember the point you buried the deads, please, help us to mark on the picture (it may nearly exact)... if you could do that it will be the great bonus that you give us and families of the MIA...that is the way to bring them home for along time !
Vietnam side has helped US Government find out and collect thousands of MIA...and the relation between two countries now rather good than before !
I send you the picture of the Biên Hòa airfield and you try to remember to help us as soon as possible...
You are welcome to visit Viet Nam
Best Regards
Che Trung Hieu Viet nam Veteran
Bản dịch:
Robert thân mến,
Tình cờ tôi đọc được comment của bạn đăng trên bức ảnh Sân bay Biên Hòa, bạn nói rằng trong đợt Tấn công Mậu Thân có một số lính VC hy sinh trong sân bay và bạn đã cùng với bạn bè chôn cất những người này trong một ngôi mộ chung nằm ở phía cuối đường băng.
Sau chiến tranh khắc nghiệt, chính phủ VN đã hết sức tìm kiếm các chiến sĩ mất tích nhưng vẫn còn nhiều người chưa được tìm thấy. Và chúng tôi cũng không có được nhiều thông tin về những người lính của chúng tôi mất tích này. Nếu bạn có thể còn nhớ vị trí chôn cất các chiến sĩ, xin giúp chúng tôi đánh dấu vị trí lên bức ảnh này (chỉ cần gần chính xác cũng được)…Nếu bạn làm điều này, thì đó chính là phần thưởng lớn lao đối với chúng tôi và gia đình họ, đó là cách đưa các anh ấy trở về với gia đình mình sau bao năm vẫn chưa tìm thấy !
Về phía Việt Nam cũng đã giúp đỡ để quy tập nhiều quân nhân Mỹ chết trong chiến tranh ở VN và đưa họ về nước. Giờ đây quan hệ giữa hai nước chúng ta đã tốt hơn trước rất nhiều !
Tôi gửi cho Robert bức ảnh về Sân bay Biên Hòa và mong anh cố gắng chỉ cho chúng tôi càng sớm càng tốt.
Chúng tôi luôn luôn chào đón bạn trở lại thăm Việt Nam.
Thân mến
Chế Trung Hiếu.

Kỳ 3: Sau 50 năm, Các CCB Hòa Kỳ còn nhớ được gì ?
Thư Robert trả lời
From Robert
Dear Mr. Che Trung Hieu,
I am surprised this information was not passed on following the war. I think I can appreciate a family not knowing the fate of the person/people they knew and loved. I can only relate to those I knew while at Bien Hoa fighting this one specific battle. I can still clearly picture the condition of the bunker later that day and more importantly the loss of life.
I was not at the specific site of when the VC were buried but only where the area was being prepared. The shaded grassy area in the photo just prior to where the planes would turn left onto the first runway. The second runway was not yet constructed in 1/68.
I’ve thought about a return to Viet Nam just to pay tribute to all solders who died that day at Bien Hoa. Next year (April) will be 50 years since the start of my tour. Standing by where the bunker was with my wife, son and daughter and looking back at the water tower where I saw the first mortar round being fired. Still gives me a chill and at the same time a sad memory of what a war can cause.
Hopefully you will find this information as valid and enable closure for the affected families.
May the progress of the opened minded members of our respective Governments continue so all may benefit.
Sincerely,
Bob Connor
--------------
Tạm Dịch:
Kính gửi ông Chế Trung Hiếu
Tôi rất lấy làm ngạc nhiên về thông tin này. Tôi nghĩ việc tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh đã làm xong sau ngay khi chiến tranh kết thúc rồi chứ. Chúng ta có lỗi với các gia đình mà có người thân mất tích vẫn chưa rõ số phận của họ ra sao. Tôi vẫn có thể hình dung rõ ràng cảnh vật chung quanh Lô Cốt Hill 10 sau cái ngày xảy ra trận đánh, điều quan trọng hơn cả là những người đã chết ở đây.
Lúc chôn các thi thể VC bị chết thì tôi không có mặt ở đó, nhưng chỗ họ chuẩn bị chôn thì tôi biết. Vùng có cỏ màu tối đó chính là nơi máy bay bắt đầu rẽ trái để chạy ra đường băng thứ 1. Đường băng thứ hai hồi tháng giêng năm 1968 chưa được xây dựng…
Tôi vừa nghĩ về một chuyến sẽ đi thăm lại Việt Nam cũng để tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống ở Sân bay Biên Hòa. Sang năm (tháng 4) sẽ là 50 năm tôi sang Việt Nam. Đứng bên cạnh Lô cốt Hill10 với vợ tôi, cả con trai và con gái nữa, nhìn về phía tháp nước nơi tôi đã từng nhìn thấy vầng lửa cầu vồng của quả đạn cối đầu tiên bay tới. Cảm giác lạnh người vẫn hãy còn đây với một kỷ niệm thật buồn là chiến tranh này đã xảy ra tại vì đâu ?
Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy thông tin này chính xác để khép lại nổi đau cho các gia đình…
Thân mến
Robert.
______________
Thư tôi Nói lời cảm ơn khi Robert đã đánh dấu vị trí ngôi mộ (Trên bản đồ kèm theo)
Nơi các máy bay rẽ trái để ra đường băng, và cỏ có màu sẩm hơn là vị trí ngôi mộ !

Lô cốt Hill 10 sau khi bị tấn công.

Lô cốt Hill 10 được khôi phục sau trận tấn công

Ảnh một vụ tấn công sân bay Biên Hòa (16/5/1965)

QGP liên tục tân công Sân bay Biên Hòa.

Sân Bay Biên Hòa sau mộ trận Pháo kích dữ dội của QGP


Tháp nước trong sân bay Biên Hòa (Dela 18) nơi mà Thượng Sĩ Robert cùng đơn vị: 3rd Security Police quan sát, bảo vệ sân bay...nay vẫn còn nguyên

Các vệ binh thuộc Security Police 3nd đứng quan sát chung quanh Sân bay 24/24 giờ. (Trên đỉnh tháp nước Delta18)

Sân Bay Quân sự Biên Hòa là một sân bay lớn nhất Việt Nam có tầm vóc Thế giới của Mỹ suốt trong thời chiến tranh Việt Nam...Lúc nào cũng ồn ào máy bay cất cánh thực hiện các phi vụ ném bom bắn phá xuống cùng chung quanh Sài Gòn..., không lặng lẽ một giây nào...

Huớng tấn công của Trung đoàn 274 – Sư đoàn 5 Quân đội nhân dân VIệt Nam vào sân bay Biên Hòa, Long Thành trong chiến dịch Tổng tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân....1968

Nhiều máy bay phản lực trong Sân bay Biên Hòa bị phá hòng trong đêm 31/1/1968.

Thân gửi Bob:
Cảm ơn ông đã chỉ ra vị trí ngôi mộ các liệt sĩ của chúng tôi hy sinh trong trận Mậu Thân...
Đúng là ông ngạc nhiên vì chúng tôi chưa tìm hết những chiến sĩ đã mất tích trong chiến tranh:
Sau khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi phải lo tái định cư cho hàng triệu người bị đị sơ tán thời chiến tranh trở về. Chúng tôi phải xây dựng lại nhà cửa, cơ sở hạ tầng cho các đô thị...
Hơn 45 ngàn người bị chết và có tới 170 ngàn người bị thương do bom mìn từ chiến tranh còn sót lại. Chúng tôi phải khắc phục bom mìn mới có đất cho nhân dân canh tác…Chúng tôi phải lo sản xuất để vượt qua cơn thiếu đói do cấm vận của Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam còn phải đối phó với cuộc chiến tranh Tây Nam của Polpot và phía Bắc của Trung Quốc. Phải đến tận 1996 thì tình hình kinh tế của VN mới dần được cải thiện. Chính phủ ngay lập tức phát động việc tìm kiếm các liệt sĩ và mất tích trong chiến tranh…nhưng còn hàng mấy chục vạn người chưa được tìm thấy!
Chúng tôi rất cảm động vì sự giúp đỡ của ông trong việc đánh dấu vị trí ngôi mộ trong Sân Bay Biên Hòa này…và mong rằng ông sẽ tiếp tục giúp đỡ chúng tôi !
Thân mến !
Chế trung Hiếu.

Kỳ 4: Tôi và Nguyễn Xuân Thắng quyết định báo cáo thông tin về các ngôi mộ Liệt sĩ lên Bộ Chỉ Huy Quân sự Đồng Nai,
Như đã nói ở trên, tôi và ông Robert liên tục gửi thư cho nhau hàng mấy chục email liền để xác định thêm vị trí, cái gì tôi biết thì tôi trả lời ngay, ví dụ như tình kinh tế, xã hội của VN nói chung và của Biên Hòa nói riêng, tôi gửi cho ông Robert rất nhiều ảnh về Thành phố Biên Hòa hôm nay, về cuộc sống sôi động của Thành phố …Còn những thứ tôi không biết thì tôi gọi điện hay inbox ngay cho Nguyễn Xuân Thắng ở TP. HCM để hỏi ngay, ví dụ như mật độ xây dựng dân cư chung quanh sân bay (ông hàm ý hỏi để ông tiết lộ thêm rằng sau ngôi mộ này sẽ còn có thể có vài ngôi mộ lớn nữa ở phía ngoài sân bay mà ông có thông tin…) hay từ trước tới nay phía các ông có khai quật được ngôi mộ nào ở khu vực này chưa, thì tôi đều hỏi Thắng…!
Vị trí Lô cốt Hill 10 Nơi cửa mở chính vô cùng khó khăn, mũi này lên bị tà...(bị hy sinh không lên được, trong đặc công gọi là tà) .Chỉ huy ta quyết lập mũi khác tiến lên cho bằng được..Địch trong lô -cốt 3 tầng trang bị nhiều đại liên và hỏa lực cực mạnh
Ảnh chụp gần đây phía Sân bay ở phía Nam đường tuần tra, bức tường nhìn thấy là hàng rào Sân Bay

Máu đã đổ, và chiến thắng đã về. Quân ta tiến vào Sân Bay ngày 30/4/1975 như sóng trào, thác đổ

Đại tá Mai Xuân Chiến trao đổi với Đại tá Martin Strones ngay tại hiện trường gần ngôi mộ tập thể của các Liệt sĩ hy sinh trong trận Mậu Thân. — tại Biên Hòa.

Bác Nguyễn Khiêm (Đình Bảng, Bắc Ninh) người chiến sĩ Tiểu đoàn 5 đặc công bị địch bắt, người duy nhất còn lại hôm nay cũng được mời về Cục Chính Sách báo cáo lại sự kiên đêm 31/1/68

Tác giả Chế Trung Hiếu xuống máy bay đã có Nguyễn Xuân Thắng chào đón

KTS Nguyễn Xuân Thắng (trái) và tác giả Chế Trung Hiếu tại Biên Hòa

LỜI NÓI DỐI KHÔNG NÊN CHÊ TRÁCH:
Cho đến ngày 8/10/2016 thì đột ngột Robert hỏi qua inbox: "Thế cấp trên của ông Chế là ai, tôi có được phép liên lạc với người ấy không”. (Trong suy nghĩ của Robert, tôi là người đang tại chức, làm công việc tìm kiếm thông tin liệt sĩ mất tích). Tôi trả lời rằng sẽ báo cáo ngay với ông Đại Tá phụ trách vùng Biên Hòa…(Thực ra chỗ này là tôi nói dối, vì tôi chẳng biết tên tuổi hay cấp bậc một vị nào ở Biên Hòa cả. Tôi inbox cho Thắng hỏi, Thắng cũng không biết nên tôi đành nói dối vậy. Tại sao phải nói dối, vì trước đó tôi quên chưa giới thiệu với Robert về mình rằng đã về hưu được chục năm rồi…nếu bây giờ mình nói đã về hưu thì ông ta sẽ tưởng mình chỉ là người tìm hiểu vu vơ cho vui thôi chứ không phải người là có trách nhiệm gì thì cái sự ấy sẽ giảm nhiệt thành của ông và có khi ổng sẽ cắt đứt câu chuyện này thì chuyện gì sẽ xảy ra nên đành phải nói dối thế…
Sáng ngày 9/10/2016 Nguyễn Xuân Thắng điện hỏi vị sĩ quan Trần Khương Bộ Tư lênh Sư đoàn 302 QK7, vì trước đó hai người có biết sơ qua do một số ảnh Panoramio của Nguyễn Xuân Thắng tại khu vực căn cứ Hoàng Diệu nơi mà Sư đoàn 302 cũng nhờ nhiều nguồn thông tin của một vài cựu quân nhân VNCH và có cả ảnh Panoramio đưa lên mạng mà phân tích nên tìm rất chính xác ngôi mộ chung hơn 30 Liệt sĩ (2014). Anh Trần Khương liền gọi cho Đại tá Mai Văn Chiến, Phó chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự Đồng Nai. Bắt được tin này cả Bộ chỉ Huy Quân sự Đồng Nai từ Chỉ huy trưởng đến các phòng ban trong BCH mừng vui khôn xiếc...,và Đại tá Mai Xuân Chiến gọi điện ngay cho Nguyễn Xuân Thắng hẹn gặp nhau nhằm cập nhật ngay những tin tức sốt dẻo về ngôi mộ chung của các Liệt sĩ của ta hy sinh tại Sân bay Biên Hòa trong đêm Tổng tấn công Tết Mậu Thân 31/1/196

Kỳ 5:
A/ Xác định vị trí chính xác để tiến hành khai quật đưa các anh trở về là công việc khó khăn, vất vả nhưng đòi hỏi khẩn trương để chạy đua với mùa mưa ở miền Đông
Đại Tá Chiến và toàn Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Đồng Nai khi tiếp nhận thông tin về ngội mộ chung của các LS ở Sân bay Biên Hòa thì toàn bộ cơ quan Bộ chỉ huy sôi động hẳn lên, không khí khẩn trương tràn lan khắp đơn vị 1237 (Đội thực hiện chính sách tìm kiếm Liệt sĩ ). Một mặt Ban Chỉ huy liên tục nắm giữ liên lạc với ông Robert một mặt báo cáo tình hình lên UBND và Tỉnh ủy, lên BCH Quân Khu7 và Cục chính sách BQP v.v…
Từ trước đến nay chúng ta đã biết có nhiều Chiến sĩ đặc công của Tiểu đoàn 4, tiểu đoàn 5 Đặc công của Sư đoàn 5 hy sinh ở đây đêm Mậu Thân ác liệt nhưng không biết rõ các anh đã được chôn cất ở đâu, bởi vì khi địch phản công, quân ta rút lui về hậu cứ, rồi chiến trường miền Nam nói chung và chiến trường miền Đông Nam bộ nói riêng ngày càng ác liệt, thậm chí chúng ta không còn chỗ đứng quân, đã phải bật khỏi vùng đồng bằng rút về vùng núi xa xôi, tin tức của các liệt sĩ vì thế là mờ dần …cho đến hôm nay !
Đại tá Chiến đã viết ngay một bức thư (Xem Nội dung thư ở phần ảnh chụp) cảm ơn Robert. 
 

Ngay lập tức ông Chiến cũng nhận được thư phúc đáp của Robert khi biết mình đã liên lạc với các cán bộ cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam…Ông Robert viết:
"Thưa ông Đại tá Chiến,
Tôi rất lấy làm vinh dự khi nghe trực tiếp từ ông. Từng cá thể MIA của chúng ta là rất quan trọng đối với từng gia đình. Mỗi phát hiện khả tín cần phải giải quyết. Những người lính đã ngã xuống cho niềm tin của họ đó là lý do Chính đáng và trong sáng. Gia đình của họ có thể cầu nguyện cho họ trở về an toàn. Chúng ta mắc nợ họ !
Tôi khẳng định lại là khả năng chính xác nhất, chi tiết nhất của ngôi mộ chung khi có được thông tin này tôi sẽ chuyển cho ông. Nói chung, khu vực mộ ở cuối căn cứ nó ớ giữa đường lăn và đường băng cũ khi ta đứng nhìn theo hướng bắc. Xem khu vực đánh dấu trong bức ảnh đã gửi. Ít nhất là có 153 Liệt sĩ VN đã nằm ở đó. (*)
Tôi sẽ cố gắng để có thêm chi tiết vào tuần này.
Chúc ông khỏe và tôi sẽ viết thư nữa cho ông."


Colonel Chien Sir,
I am honored to hear from you directly. Our respective MIAs are important to all their respective families. Every feasible effort needs to be resolved. The individual solder died for what they believe was a just cause. Their families could only pray for their safe return. We owe it to them.
I am reconfirming as best a possible, the detailed site of the grave. As soon as I can obtain this information I will pass it on to you. In general, the area is on the East end of the base. It should between the taxiway and first (oldest) runway as you look north. See the shaded area within the photo. At least 153 Vietnamese should at this site.
I will try to have the details this week if feasible. Regardless I will write again.
Sincerely,
Robert

B/ Ông Đại Tá Martin Strones CCB Hoa Kỳ là ai trong trận Biên Hòa.
Lúc trận đánh Sân bay Biên Hòa xảy ra Robert chỉ là Trung Sĩ của đơn vị số: “3rd Security Police”, vì thế thông tin đến với Robert cũng hạn chế hơn những người chỉ huy của mình.
Về phía mình ông cẩn thận báo cáo toàn bộ sự việc cho ông Martin Strones nguyên Đại tá trong Lực lượng tình báo Quân đội Hoa Kỳ rằng, ở Biên Hòa người ta đang cần chúng ta (phía Hoa Kỳ) xác định thật chính xác vị trí hố chôn các Liêt sĩ trong trận đánh đêm 31 rang 1/1968 nói trên…Robert cũng mạnh dạn báo cho Đại Tá Mai Xuân Chiến biết rõ về ông Martin người đã chỉ huy trận phản công này, lúc chỉ huy trận phản công và ra lệnh lính của mình chôn cất các liệt sĩ ta tử trân thì ông Martin Strones đang giữ cấp Đại úy là Sĩ quan chỉ huy bay, đã phối hợp cùng Sư đoàn Không vận 101 chống trả, phản ứng lại trận tấn công của Quân Giải phóng vào căn cứ này… (xem toàn bộ về trận phản công do M. Strones phụ trách trong ảnh chụp phía dưới.)
"Lý lịch" của ông Martin strones được đề cập tại trận đánh Biên Hòa trong Tổng tấn công Mậu thân (xem chi tiết tai trang web gửi kèm)

Các kho bom lớn của Quân đội Mỹ ở Sân bay Biên Hòa lúc nào cũng đầy ắp để ném xuống làng mạc ruộng đồng của chúng ta!

Lính Mỹ chất bom lên máy bay tại SB Biên Hòa để thực hiện oanh tạc tại các vùng có chiến sự hoặc vùng giải phóng.

Một cảnh lính Mỹ xếp bom lên máy bay trước khi thực hiện phi vụ bắn giết !

Lính Mỹ nạp đạn 20mm lên máy bay trước khi đi bắn giết!

Khách sạn Auraro Plaza nơi ăn nghỉ của hai CCB Hòa Kỳ trong lúc cùng Viêt Nam tìm kiếm mộ Liệt sĩ ở Biên Hòa
Do đó ông M. Strones phối hợp với Robert thì việc xác định vị trí hố chôn các Liệt sĩ dễ dàng hơn…
Trí nhớ của con người thường bị thời gian làm cho phai nhòa…như Robert thú nhận với tôi trong một lá thư riêng: “Chế ơi, đã 433.650 giờ kể từ đêm xảy ra trận đánh…làm sao chúng ta có thể nhớ hết được những gì đã xảy ra trong cái đêm kinh hoàng và đau thương ấy. Nhưng dù cho thế nào, chúng ta nhất định phải đưa họ trở về với gia đình, ta không thể mắc nợ họ mãi…"
(Còn tiếp)
Kỳ 6:
Martyn Strones và Robert Connor đã trở lại Việt Nam giúp tìm kiếm mộ Liệt sĩ.


Tác giả Chế Trung Hiếu
Người đăng lên Google.tienlang
Hoàng Minh Tâm

8 nhận xét:

  1. Cựu binh Mỹ tới Sân bay Biên Hòa giúp tìm hài cốt 150 liệt sĩ

    Cập nhật lúc 23:33, Thứ Tư, 15/03/2017 (GMT+7)
    (ĐN)- Đại tá Mai Xuân Chiến, Phó chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Phó ban thường trực Ban Chỉ đạo 1237 tỉnh, cho biết tối 15-3 2 cựu binh Mỹ là ông Bob Connor, nguyên là trung sĩ cảnh sát bảo vệ Sân bay Biên Hòa và Martin E.Strones, nguyên đại tá phụ trách quốc phòng của Mỹ, có mặt tại Biên Hòa để giúp tỉnh bắt đầu triển khai đợt tìm kiếm hố chôn liệt sĩ tập thể quy mô lớn.

    Đợt tìm kiếm sẽ được triển khai từ sáng 17-3 cho tới khi kết thúc. 2 cựu binh Mỹ sẽ cung cấp vị trí nơi chôn cất hố chôn tập thể khoảng 150 bộ đội ta hy sinh trong trận đánh Sân bay Biên Hòa vào Tết Mậu Thân 1968. Sau khi chỉ vị trí chôn cất cho lực lượng tìm kiếm, dự kiến ngày 20-3 hai ông sẽ lên đường về Mỹ.

    Đại tá Mai Xuân Chiến cho biết tới nay việc chuẩn bị cho đợt tìm kiếm hố chôn liệt sĩ tập thể tại Sân bay Biên Hòa đã cơ bản xong, trong đó quan trọng nhất là công tác rà phá bom mìn để đảm bảo an toàn trong quá trình tìm kiếm khai quật. Hiện các lều bạt phục vụ lực lượng tìm kiếm đã được dựng xong.

    http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201703/cuu-binh-my-toi-san-bay-bien-hoa-giup-tim-hai-cot-150-liet-si-2791277/

    Trả lờiXóa
  2. https://www.facebook.com/profile.php?id=100000088564782&hc_ref=NEWSFEED

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn Lão đ/c Du kích Quảng Ngãi!
    Tôi được cháu Ngân Thương trao đổi qua điện thoại rằng Lão đ/c 72 tuổi, thương binh nặng (Hạng 2/4, mất 62% sức khỏe). Vậy mà không biết bác lấy đâu ra nghị lực để vượt lên khó khăn, làm bao nhiêu việc có ích cho cộng đồng đến vậy!
    Cảm ơn bác.
    Tôi biết địa chỉ của bác rồi.
    Thế nào một vài ngày tới, tôi cũng sẽ đến tận nhà bác để rủ đi nhậu một chuyến.
    Đừng từ chối nhé!

    Trả lờiXóa
  4. Rận xĩ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mầ được rận xĩ!lúc 21:50 20 tháng 6, 2017

    Xin lỗi các cô chủ nhà và các bác, tôi chửi thằng đê tiện kia phát!
    ----
    Thien tranvan! Mày là thằng đê tiện. Loại cặn bã như mày không đủ tư cách ngồi ở chiếu Google.tienlang, đặc biệt là tại chủ đề về anh linh các Anh hùng Liệt sỹ như thế này.
    Bên kia, có người đã chửi mày, mày không biết nhục sao mà còn lê liếm sang đây?
    -----
    Nặc danh14:29 19 tháng 6, 2017
    Còn đây là hình ảnh của ông thien tranvan trên MXH Facebook, ngoài những điều trên chả ai biết ông này ngoài đời là ai, bao nhiêu tuổi, làm gì... khác hẳn với ông Chế Trung Hiếu người thật, việc thật, nhiều người biết, từ cô gái người Lào cho tới UBND tỉnh Đồng Nai:

    Thien Tran Van Hoàng Ngân Thương Mày sẽ lấy chồng bị nó đánh cho suốt này, một con bé owats co n , cơ hội
    Thích · Trả lời · 16 Tháng 6 lúc 20:40 · Đã chỉnh sửa

    Thien Tran Van ChÚ chế chén em rồi nhỉ
    Thích · Trả lời · 16 Tháng 6 lúc 20:41

    Thien Tran Van ngon chứ
    Thích · Trả lời · 16 Tháng 6 lúc 20:41

    Thien Tran Van Hoàng Ngân Thương thích khjoong

    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=344702775948527&id=100012264212885&comment_id=345413642544107&reply_comment_id=345415765877228&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D

    Thế nào là "luôn lên mặt dạy đời , nói xấu , tấn công cả đồng đồng" (đồng đội hoặc đồng chí) hả ông thien tranvan? TBT Nguyễn Phú Trọng, nguyên CTN Trương Tấn Sang chống tham nhũng chắc cũng thuộc diện này nhỉ?

    Ông cũng mau quên thật đấy nhỉ! Rõ ràng là các ông DAHL, Tran Quoc Hung, Lê Văn Lực viết bài nói xấu ông Chế trước mà? Ông CTH chỉ viết đúng 1 bài duy nhất trên trang nhà của ông ta sau bài của Hoàng Ngân Thương thôi, còn trước đó ông ta đi bình luận ở trang của các người khác (DAHL, Tran Quoc Hung, Hoàng Ngân Thương). Ở nhà ông DAHL, ông CTH lúc đầu chỉ chỉ ra cái sai cho ông ta biết, sau rồi các ông chọc cho ông ta bực lên, tới lúc tranh luận thua thì lại kéo về trang Tran Quoc Hung, Lê Văn Lực để thủ dâm. Giả sử việc làm của ông CTH là nói xấu, vah65 ông trả lời hộ một cái, ai nói xấu ai trước nhỉ?
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2017/06/ngay-thuong-cua-lao-c-du-kich-quang.html?showComment=1497857366932#c7917230733677330480

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận xĩ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mầ được rận xĩ!lúc 21:52 20 tháng 6, 2017

      Nhấn nút gửi xong tôi mới thấy cái còm mất dạy của thằng Thien Tranvan đã bị chủ nhà xóa!

      Xóa
  5. Trần Văn Thắng (Hà Nội)lúc 22:05 20 tháng 6, 2017

    50 năm chiến thắng sân bay Biên Hòa
    (09:21 | 31-10-2014)
    Cách đây tròn nữa thế kỷ, với một đòn đánh tập kích bất ngờ vào đêm 31/10/1964 của quân dân Biên Hòa và lực lượng pháo binh miền Đông (tiền thân của Lữ đoàn Pháo binh 75, Quân khu 7 ngày nay) đã giáng một đòn choáng váng vào kẻ thù, làm rung động tinh thần địch cũng như tiêu hao nhiều sinh lực địch. Có thể nói chiến thắng sân bay Biên Hòa vào đêm 30, rạng sáng 31/10/1964 được cả thế giới biết đến như là trận "Trân Châu Cảng" đã từng xảy ra trong thế chiến thứ 2.


    Tượng đài chiến thắng sân bay Biên Hòa

    Cách nay vừa tròn nửa thế kỷ, được sự phối hợp của quân dân Biên Hòa, đoàn pháo binh miền Đông đã bí mật vượt qua sông Đồng Nai và tiến đến sát bên hàng rào sân bay Biên Hoà chỉ cách khoảng hơn 1 cây số để chuẩn bị 1 trận đánh mang tầm vóc. Đúng 23 giờ 40 phút đêm 30, rạng sáng 31/10/1964, pháo binh của ta đã dội bão lửa vào đầu kẻ thù. 136 quả đạn cối 81 rơi chính xác vào căn cứ địch đã gây nhiều tổn thất cho địch.

    Kết quả, ta đã thiêu hủy được 59 chiếc máy bay địch, trong đó có 21 chiếc B.57; 1 chiếc U2; 11 chiếc AD 6; 1 kho đạn pháo 105 ly; 1 kho xăng; phá sập 18 trại lính. Trận đánh kết thúc nhanh gọn, thắng lợi vượt xa dự kiến và sau đó quân ta rút về căn cứ an toàn trước khi trời sáng. Đối với những người dân sống tại Biên Hòa lúc bấy giờ, sự kiện này sẽ không bao giờ phai dù nữa thế kỷ đã trôi qua.

    Còn đối với những người từng trực tiếp tham gia trận đánh này, ký ức vẫn còn vẹn nguyên. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa là 1 trong 3 người đã trực tiếp hướng dẫn lực lượng đến sát sân bay nghiên cứu địa hình, mở trận địa pháo để đánh vào căn cứ của địch ở sân bay Biên Hoà. Vốn là người địa phương nên ông rất thông thuộc địa hình tại đây, vì thế khi được đơn vị cử trực tiếp nghiên cứu địa hình, những sơ đồ của ông được thể hiện khá tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ.

    Ngay trong đêm 30 rạng sáng 31/10/1964, tổ giao liên của ông đã hướng dẫn lực lượng pháo binh miền tiến sát vào gần sân bay Biên Hoà để chọn vị trí thích hợp bố trí trận địa đặt pháo. Nhờ công việc cẩn trọng trên, lực lượng pháo binh đã xác định chính xác cự ly toạ độ để dội pháo vào, góp phần làm nên một chiến công vang dội.

    Lập được kỳ tích chiến thắng sân bay Biên Hòa là nhờ nền tảng cuộc chiến tranh nhân dân phát triển đến cao độ, biết kết hợp hài hoà giữa 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích để làm nên chiến tích vang dội, thể hiện được một thế trận sâu trong lòng dân./.
    (Huỳnh Hiệp)
    http://www.dnrtv.org.vn/news/tin-dia-phuong/phong-su/45135/50-nam-chien-thang-san-bay-bien-hoa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Văn Thắng (Hà Nội)lúc 22:07 20 tháng 6, 2017

      Chiến thắng chấn động mặt trận Biên Hòa vào mùa Xuân Mậu Thân 1968
      (22:22 | 03-02-2013)
      Đúng 0 giờ đêm 30 tết nhằm ngày 31/1/1968 cách đây 45 năm, cuộc tổng tấn công của quân và dân ta đã diễn ra đồng loạt ở 36 trong 44 tỉnh của miền Nam Việt Nam. Cuộc tổng tấn công đã thực sự làm rung chuyển nhà trắng và Lầu năm góc, làm đão lộn hoàn toàn thế chiến lược của Mỹ, đẩy địch vào thế bị động, bế tắc trên chiến trường, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, tìm một giải pháp thương lượng hòa bình với ta tại bàn đàm phán.

      Tại mặt trận Biên Hòa, đúng vào giờ G đêm 30 tết, pháo tên lửa ĐKB của Trung đoàn 724, pháo binh Miền bắt đầu nổ súng báo hiệu cho cuộc tổng công kích. Trên 100 quả đạn liên tục bắn phá vào sân bay Biên Hòa, gây thiệt hại nặng cho sân bay, khiến máy bay địch không thể cất cánh được.


      Sau khi tiếng pháo vừa dứt, đại đội 1, tiểu đoàn 1 đặc công Biên Hòa và Trung đoàn 4 chủ lực Miền đồng loạt nổ súng, đánh chiếm một góc sân bay Biên Hòa. Địch phản kích ác liệt và cho máy bay từ Tân Sơn Nhất lên ứng cứu, ném bon dữ đội vào đội hình tiến công của quân ta. Xe tăng Mỹ từ căn cứ Hóc Bà Thức vào chi viện, bắn vào sườn Trung đoàn 4 để bịt lối ra. Lúc này cuộc chiến đấu trong sân bay Biên Hòa giữa ta và địch diễn ra rất ác liệt.

      Sáng ngày mùng một tết (tức 1/2/1968), ở khu vực Long Bình, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 5 và đặc công Sư đoàn 5 đã tấn công vào bãi đậu trực thăng của Sở chỉ huy bộ tư lệnh dã chiến II Mỹ, phá hủy nhiều máy bay trực thăng. Trong khi đó ở hướng bắc tổng kho Long Bình, một đại đội của tiểu đoàn 2 đặc công U1 do đồng chí Trần Văn Thái chỉ huy đã đột nhập vào kho Long Bình ở cao điểm 53, dùng thuốc nổ phá hủy 127 dãy nhà kho chứa bom, đạn của Mỹ. Tiếng nổ và đám cháy trong trận đánh kéo dài nhiều ngày liền làm chấn động thị xã Biên Hòa và các vùng lân cận.

      Sau một ngày đêm tiến công quyết liệt ở mặt trận Biên Hòa, Trảng Bom; Hưng Lộc, Dầu Giây; Long Thành; Nhơn Trạch và tại chi khu Công Thanh huyện Vĩnh Cửu, các lực lượng vũ trang Giải phóng đã tiêu diệt gần 10.000 quân Mỹ, ngụy, phá hủy và làm hư hỏng 120 máy bay, hàng chục xe tăng, 127 kho bom, đạn và nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Có thể nói chiến dịch xuân 1968, quân dân Miền Nam nói chung, Biên Hòa, Long Khánh nói riêng đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, trận đánh đã trở thành sự kiện vang dội trong và ngoài nước. Là đòn báo hiệu sự thất bại thảm hại không gì cứu vãn nổi của quân xâm lược Mỹ trên chiến trường Việt Nam./.
      (Quốc Vinh)
      http://www.dnrtv.org.vn/news/tin-dia-phuong/phong-su/14165/chien-thang-chan-dong-mat-tran-bien-hoa-vao-mua-xuan-mau-than-1968

      Xóa
  6. https://www.youtube.com/watch?list=PLE4IJH_K33IAHmpUbb8kIbZjbUoLQyYn4&time_continue=1&v=HNRrH785lhM

    Trả lờiXóa