Phó Thủ tướng
Trương Hòa Bình đến tận hiện trường hỏi han ông CCB Hoa Kỳ Đại tá Martin và anh
em làm công tác chuẩn bị khai quật!
Lời dẫn: Theo Cổng Thông tin điện tử UBND tỉnh Đồng Nai, Đúng 0 giờ đêm 30 tết nhằm ngày 31/1/1968 cách đây 49 năm, cuộc tổng tấn công của quân và dân ta đã diễn ra đồng loạt ở 36 trong 44 tỉnh của miền Nam Việt Nam. Tại mặt trận Biên Hòa, đúng vào giờ G đêm 30 tết, pháo tên lửa ĐKB của Trung đoàn 724, pháo binh Miền bắt đầu nổ súng báo hiệu cho cuộc tổng công kích. Trên 100 quả đạn liên tục bắn phá vào sân bay Biên Hòa, gây thiệt hại nặng cho sân bay, khiến máy bay địch không thể cất cánh được.
Qua 2 ngày chiến đấu kiên cường với lực lượng Mỹ - Ngụy đông gấp nhiều lần, có sự chi viện tối đa của vũ khí trang bị hiện đại (xe tăng, thiêt giáp, máy bay, pháo binh...), ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt 49 xe tăng, thiết giáp, phá hủy 5 máy bay, đốt cháy 2 kho đạn và làm thương vong hàng trăm Mỹ, Ngụy. Tuy nhiên còn hàng trăm liệt sĩ hy sinh mất tích sau 2 ngày chiến đấu đến nay vẫn chưa được tìm thấy.
Vào tháng 5/2016, ông Nguyễn Trọng Khiêm nguyên phân đội trưởng thuộc tiểu đoàn 1, U1 Biên Hòa là cựu chiến binh hiện sinh sống tại Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh cho biết, ông là người trực tiếp chỉ huy một phân đội phối hợp với lực lượng Trung đoàn 4, Sư đoàn 5 trực tiếp tấn công đến đường băng sân bay Biên Hòa vào đêm 31/1/1968; lúc bị thương nặng địch bắt đưa về giam nhà lao Tân Hiệp và chữa trị vết thương tại bệnh viện Nguyễn Hữu Trí (nay là bệnh viện đa khoa thành phố Biên Hòa). Trong lúc điều trị vết thương, có một số y sĩ, điều dưỡng có kể lại về một hố chôn tập thể tại khu vực sân bay. Qua thông tin này, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo Phòng chính trị tìm kiếm nhân chứng (các y sĩ, điều dưỡng do ông Khiêm cung cấp) nhưng do thời gian quá lâu năm (từ 1968 đến nay) nên chưa tìm được.
Tháng 10/2016 thông qua ông Chế Trung Hiếu nguyên là Đại đội trưởng trinh sát thuộc tỉnh Quảng Nam giới thiệu về ông BOB Connor nguyên Trung sỹ cảnh sát Bảo vệ Sân bay Biên Hòa (năm 1967, 1968) hiện đang sinh sống tại nước Mỹ và ông Martin E Strones nguyên Đại tá phụ trách quốc phòng, trực tiếp đánh giá tình hình thương vong sau trận chiến vào ngày 31/1/1968 tại sân bay Biên Hòa. Đồng thời ông là người trực tiếp chỉ đạo tổ chức hố chôn tập thể liệt sỹ. Hai ông BOB và Martin đã nhiều lần cung cấp thông tin và khẳng định có hố chôn tập thể tại sân bay Biên Hòa, số lượng khoảng 153 người.
Google.tienlang trân trọng giới thiệu loạt bài nhiều kỳ NHẬT KÝ TÌM MỘ LIỆT SĨ Ở SÂN BAY BIÊN HÒA của Cựu Chiến binh Chế Trung Hiếu.
Google.tienlang trân trọng giới thiệu loạt bài nhiều kỳ NHẬT KÝ TÌM MỘ LIỆT SĨ Ở SÂN BAY BIÊN HÒA của Cựu Chiến binh Chế Trung Hiếu.
NHẬT
KÝ TÌM MỘ LIỆT SĨ Ở SÂN BAY BIÊN HÒA.
Kỳ
6: Ông Robert và Martin đã trở lại Việt Nam
Qua
bấy nhiêu thư từ giữa ông Bob với tôi với Đại tá Chiến bao nhiêu ảnh và bản đồ
do Nguyễn Xuân Thắng dày công sưu tầm trên các trang web về tình hình trước và
sau trận đánh Sân bay Biên Hòa…để nhằm tìm kiếm thêm thông tin của đối phương
so sánh có phù hợp không rồi QK7 và Tỉnh Đồng Nai mới quyết định khai quật.
Đại
tá Chiến quyết định viết giấy mời hai ông Bob và Marin qua Biên Hòa ra tận hiện
trường chỉ hố chôn Liệt sĩ là một phương án tích cực nhất.
Giấy
mời được UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý và được phát đi.
Đồng
thời Bộ Chỉ Huy Tỉnh đội Đồng Nai phối hợp với Quân chủng Phòng không Không
quân và Sân bay Biên Hòa tiến hành xây dựng lán trại, chuẩn bị cơ sở vật chất,
công tác rà phá bom mìn tiến hành rất khẩn trương. Khu vực dự đoán là có mộ
chung của 153 Liệt sĩ rất rộng lớn nhưng cây cối mọc um tùm, rất khó khắn cho tầm
nhìn. Ngồi ở nhà nhìn qua bản đồ thì thấy đơn giản, dễ dàng lắm nhưng khi đến
hiện trường thì hoàn cảnh thực tế đập vào mắt chúng ta rất dễ gây tiêu cực, thụ
động. Khu đất rộng hơn 75 hecta (Mỗi chiểu hơn 800 mét) thật là rộng lớn…
Lấy bản
đồ ra so sánh..phải mất nhiều thời gian mới xác định được vị trí mà ông Bob và
chiến hữu của ông đã cung cấp !
Lúc
đến hiện trường tôi vô cùng xúc động, nhìn thấy bộ đội cắm cúi dò tìm bom mìn
còn sót lại trên hiện trường, nơi nào có cờ xanh là đã an toàn, nơi cờ vàng là
đang được tìm kiếm, nơi cắm cờ đỏ là vùng chưa khắc phục.
Nhìn những lá cờ nhỏ
đủ màu tung bay trong gió chiều, mà lòng liên tưởng đến những ngày còn chiến
tranh, các anh nằm ở đây ư, ở dưới lớp đất lạnh này ư đã hơn 49 năm rồi trong
cô quanh, không hương khói, không ai viếng thăm, ở ngoài kia, chỉ cách mấy bước
chân là cuộc sống ồn ào sôi động, ngựa xe qua lại như nước, trang phục xinh đẹp
đủ màu sắc…Có ai biết là ở tại nơi đây mấy trăm người trai tráng, tuổi mới mười
tám đôi mươi đã không ngần ngại ngã xuống để gìn giữ mảnh đất này cho cuộc sống
tươi đẹp, cho vườn xanh cây ngọt, trái lành xao xuyến hôm nay??? Tôi và Thắng
vào ngôi miếu nhỏ thắp hương cầu nguyện cho các anh sớm được trở về mà không cầm
lòng được, nước mắt cứ tràn ra giàn dụa, tôi thấy đau đớn và bi thương nghẹn
ngào trong tim, các anh đã nằm lại nơi này suốt nửa thể kỷ mà chả ai biết tới…Nhớ
lại thời ấy chúng tôi là bộ đội đặc công đã ra trận là cùng nhau nhận về mình
cái chết, khác với các binh chủng khác chúng tôi là những người lính “đặc biệt”
như lời Bác Hồ đã căn dặn: Bác nói: "…Đặc công tức là công tác đặc biệt,
là vinh dự đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt, các chiến sĩ đặc công được tin
tưởng đặc biệt, bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn
thành và hoàn thành cho tốt. Bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng phải vượt qua,
cũng phải khắc phục cho kỳ được…"
Thời
ấy Bộ đội đặc công rất thiệt thòi so với những bình chủng khác, nhưng trong
lòng chúng tôi rất lấy làm vinh dự bởi mình là lính đặc công…bởi vì các binh chủng
khác khi ra trận thì thường có các đơn vị yểm trợ còn chúng tôi thì không,
chúng tôi “đi không tiếng về không tăm” tự chuẩn bị chiến trường, tự lên phương
án tác chiến, tự đi đánh, tự làm công tác thương binh liệt sĩ…tự mình tất cả!
Lính
đặc công rất anh dũng, nhưng lại “rất không dài hơi” nghĩa là khi tại cửa mở
khi bộc phá thổi cắt đứt hàng rào địch, chiến sĩ Đặc công bật lên xông vào tung
thâm, những quả thủ pháo hay lựu đạn những loạt AK đanh, ngắn phải rơi đúng vào
lô cốt giặc, phủ đầu chúng xuống mà tiêu diệt…nếu không làm được điều này coi
như Đặc công sẽ gặp khó khăn, một chiến sĩ Đặc công khi ra trận chỉ mang hai cơ
số đạn (3-4 băng đạn AK , 2- 3 quả thủ pháo, 2-4 quả lựu đạn và với 1 dao găm
là hết)…nếu địch không bị diệt mà còn phản công lại, với chừng đó vũ khí thì gặp
khó khăn rồi…, "ngắn hơi” là vậy !!! Cho nên tôi hiểu, tôi thương cho đồng đội
mình đang nằm đây trong hiu quạnh là vậy đấy !
*
*
*
Bão
tuyết ở Chicago làm chậm chuyến bay của hai ông CCB Hoa Kỳ, lẽ ra các ông ấy phải
đến Biên Hòa ngày 14, nhưng mãi tối 16 hai vị đó mới đến được vì các chuyến bay
đều phải hủy bỏ cả một ngày do bão tuyết.
Đại tá Mai Xuân
chiến và Đại tá Martin đang trao đổi công việc — tại Aurora Hotel Plaza Biên Hòa Đồng Nai.
Tác giả Chế Trung Hiếu (bìa trái) cùng Đại tá Mai Xuân Chiến và hai cựu binh Mỹ
Lãnh đạo Quân Khu 7, Bộ
Chỉ Huy Quân Sự Đồng Nai và hai ông CCB Hoa Kỳ ra hiện trường nơi có mộ Liệt sĩ
Chiều
17/3 Tôi , Thắng và Bob, Martin và toàn bộ Lãnh đạo QK7, Bộ Chỉ huy Quân sự Đồng
Nai lại ra hiện trường để xác nhận vị trí ngôi mộ lần cuối để ngay 18/3/2017 bắt
đầu khai quật!
Kỳ
7: Tiến hành khai quật và đưa các anh trở về.
Sáng
18/3/2016 những nhát cuốc đầu tiên được nhẹ nhàng buông xuống đất nơi cho là chỗ
các anh nằm. Trên đường tuần tra, gần chỗ khai quật đông nghịt người của các
đơn vị gồm Bộ Chỉ Huy QK7, Sư đoàn 5, BCH Đồng Nai, đại diện Tỉnh Ủy, UBND và
Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 4, Sư đoàn 5 là đơn vị đã có chiến sĩ hy sinh ở Sân
bay này đều có mặt. Mọi người yên lặng trong không khí vô cùng xúc động và
thiêng liêng, Ông Martin và Robert, cùng Đại Tá Chiến chạy qua, chạy lại, hồi hộp
theo dõi từng nhát gàu, nhẹ nhàng thận trọng như sợ làm các anh đau thêm một lần
nữa…diện tích đào càng sâu, càng mở rộng theo sự hướng dẫn của Martin rằng…Mộ
chỉ cách đường tuần tra 10 mét, chiều dài hố đào chỉ khoảng 40-50 mét, độ sâu từ
5 feet đến 7 feet (tức 1,5 đến 2,1)…
Ông
Martin tự tin nói rằng, mộ của các liệt sĩ không quá xa so với lôt-cốt Hill 10
- nơi mà được coi là cửa mở chính, các anh quyết tâm đánh gục mà không được -
…và khu vực chôn chất là khô ráo (nhằm gợi ý anh em không đào gần hồ nước phía
đông Sân bay…
Cả
ngày 18, 19 và 20/3/2017 lực lượng tìm kiếm đào qua, xới lại vị trí của ông
Martin chỉ mà không thấy có dấu vết gì…Tình hình rất căng thẳng vì phải chạy
đua với mùa mưa, năm nay ở miền Đông mùa mưa đến sớm quá, ở Biên Hòa cứ 3 giờ
thì trời sập sùi đổ mưa, các anh trong Bộ Chỉ Huy ra lệnh huy động ngay các nhà
tăng, bạt để che hố đào, phòng bị trước khi mưa để các Liệt sĩ khỏi ướt, nhiều
máy bơm cũng được huy động để sẵn sàng bơm nước ra khỏi hố .đào…
Đêm
21/3/2017 hai ông CCB Hoa Kỳ phải rời Việt Nam trong khắc khoải vì chưa tìm được
hài cốt nào của các liệt sĩ. Chúng ta biết rằng, lịch đi của hai ông cũng rất đặc
biệt sít sao thời gian, ông Martin phải tham dự một cuộc họp quan trọng do ông
chủ trì ngày 23/ 3 ở New York cũng liên quan tới vấn đề MIA, còn ông Robert
không thể ở lâu được vì vợ của ông bị bệnh nặng, mỗi tuần bản thân ông phải đưa
vợ đi lọc máu ở bệnh viện 3 lần. Vắng đợt 5 ngày này ông phải gọi con gái lấy
chồng xa về để giúp đưa mẹ đi viện lúc ông đi Việt Nam…
Ngày
19/3/2017, khi được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đến thăm hiện trường và sau
đó trong bữa cơm chiều, ông Martin và Robert rất xúc động, không ngờ rằng mình
được một Ủy viên BCT Đảng và là PTT chính phủ Việt Nam đến động viên và cảm ơn,
hai ông hứa dù khó khăn đến đâu ông cũng sẽ tiếp tục đưa thêm những thông tin về
ngôi mộ này cũng như các ngôi mộ khác...
Đến
tận hiện trường còn có bác Bí thư tỉnh hủy Đồng Nai, Nguyễn Phú Cường; Thiếu tướng
Nguyễn Minh Hoàng, Phó chính ủy QK7 và nhiều cán bộ trong UBND, HĐND, MTTQ tỉnh
đã đến động viên đội khai quật….
Bác Nguyễn Phú
Cường, Bí thư TU Đồng Nai thường xuyên xuống hiện trường chỉ đạo và động viên Đội
tìm kiếm làm việc.
Khi
về đến Hoa Kỳ rồi, 7 ngày sau ông Martin và Robert không có email nào cho tôi
và anh Chiến, có lẽ hai ông rất hồi họp chờ tin từ hiện trường tìm kiếm, tôi
đoán hai ông CCB này cũng rất lo lắng và hơn nữa là sợ uy tín của mình, nếu
không tìm được thì sao…?
Từ
mục tiêu hai ông khẳng định là có hố chôn liệt sĩ, cán bộ chiến sĩ ta lấy đó
làm trung tâm mà đào rộng ra theo các chiều nhằm tránh sai lệch mục tiêu đã được
xác định, đào mãi, đào mãi không nhụt ý chí, không ngại gian khổ đó là quyết
tâm của Bộ Chỉ huy Đồng Nai đã biến thành hành động của đội 1237!….
Đến
ngày 12/4/2017 tức là đã 26 ngày đào bới tìm kiếm hơn 30,000 mét vuông đất đã
được đào lên với độ sâu từ 2-3 mét với các động tác nhẹ nhàng thận trọng, đội
tìm kiếm 1237 này đã có quá nhiều kinh nghiệm đào bới, tìm kiếm cất bốc liệt sĩ
trên địa bàn QK 7 từ sau chiến tranh tới giờ… nhưng các Liệt sĩ của chúng ta vẫn
bặt vô âm tín…!
MỘT
SÁNG MÙA XUÂN, BỖNG HẠNH PHÚC TRÀN VỀ!
Chiều
12/4 Bộ Tư lệnh PKKQ thông báo cho Bộ chỉ huy QS Đồng Nai là ngày 13/4/17 sẽ có
các cuộc bay tập theo lịch đã được duyệt, nên yêu cầu đội tìm kiếm hoặc là tạm
nghỉ hoặc phải chuyển vị trí tìm kiếm dịch sang về hướng Nam mục tiêu hơn 100
mét để tiếp tục vì mục tiêu khai quật đang nằm ngay dưới cuối đường băng nơi
máy bay cất hạ cánh rất mất an toàn cho cả hai phía…Quyết tâm không lay chuyển
Bộ Chỉ Huy Đồng Nai và đội công tác không nghỉ mà dịch về phía Nam nam để tiếp
tục tìm kiếm. …
Đúng
9:45 phút sáng 13/4/2017 toàn đội 1237 và những người có mặt trên hiện trường vỡ
hòa trong sung sướng, nghẹn ngào xúc động, ai cũng giàn dụa nước mắt, những di
vật của các anh đã được tìm thấy dưới lớp ni lông bị cháy chôn sâu gần 3 mét đất
đây rồi….những chiến dép nhựa, một vài dây đeo súng, những mẫu xương đã mục và
quần áo…trang phục của các anh!!!
Chỉ một chiếc
dép nhựa của Sĩ quan ta hy sinh trong trận đánh, đội tìm kiếm nhận ra đầu tiên
là niềm vui vỡ òa cả một góc sân bay!
Đại
tá Chiến đang họp ở Hố Nai, cũng nghẹn ngào rời cuộc họp chạy về Sân Bay để
cũng với đội tìm kiếm chia sẻ niềm vui và động viên mọi người để công việc được
tiếp tục.
Hơn
mười ngày sau tất cả 153 Liệt sĩ hy sinh anh dũng trong đêm Tổng Tấn Công và Nổi
dậy 31/1/1968 tại Sân Bay Biên hòa được tìm thấy và đem về quàn tạm tai Nghĩa
trang LS Biên Hòa.
Bàn thờ các anh
lúc nào cũng nghi ngút hương khói ngay bên hiện trường.
Các anh nằm sâu
nữa, dưới lớp ni lông này....
Bòn từng chút đất,
nhặt từng mẩu xương...đưa các anh về sao cho đầy đủ!
Các anh nằm sâu
dưới 3 mét đất, trong rừng tràm 50 năm nay mới được trở về.
Một đoạn dây cáp
thông tin nằm ngay dưới đáy mộ cũng bị hủy hoại bởi ngọn lửa hung tàn
Di hài một Liệt
sĩ được tìm thấy trong một túi ni lông
Chúng ta tự hào
về các anh trong nước mắt
Những chiếc nhẫn
vàng tây có khắc lóng trúc, đó là vật kỷ niệm hay là đồ đính ước của những đôi
trai gái đang tuổi yêu đương, thời 1960-1967 ở miền Bắc chúng ta
Tôi gọi điện ngay cho Robert và Martyn, ở bên kia đầu dây tôi thấy hai người cũng nghẹn ngào xúc động không kém…họ như vừa trút được một gánh nặng đè lên vai hai người CCB tốt bụng… cũng như tôi, niềm vui và hạnh phúc hiếm hoi đột ngột ùa về như chúng tôi vừa làm được điều gì nhỏ bé nhưng có nhiều ý nghĩa vậy….nó đang mang đến niềm vui bất ngờ đang tràn ngập tâm hồn của chúng tôi, của những người mà tuổi tác đã bước sang tuổi xế chiều….!
(còn
tiếp)
Kỳ
8: Các anh còn nằm ở đâu nữa trong đất mẹ, hãy trở về !
1/TẠI
SAO LẠI MÙNG BA THÁNG 10
Nguyễn Xuân Thắng đăng bức ảnh Sân Bay Biên Hòa khoảng 10 năm trước đây, khi mới bắt đầu
có trang mạng xã hội dành cho người chơi ảnh www. Panoramio. com. Trong khi có
rất nhiều người vào xem bức ảnh này. Nhưng mãi đến ngày 3/10/2016 mới có một
comment đầu tiên đó là ông Robert Connor như đã nói ban đầu…
Thế
tại sao mãi đến 10/2016 ông Robert mới xem bức ảnh và viết comment này ?
Thật
thú vị khi ông trả lời câu hỏi của tôi, ông nói :”Khi về Mỹ và sau khi xuất ngũ
rồi phải đương đầu với bao công việc để kiếm sống, cưới vợ, sinh con bươn chải
trên đường đời. Cuộc đời làm lính ngắn ngủi nhưng đã đọng lại trong lòng ông
bao nhiêu nổi đắng cay, gian nan và nguy hiểm, tưởng chừng khó sống để quay về…như
có lần ông đã nói với tôi:
"Tôi
vừa nghĩ về một chuyến sẽ đi thăm lại Việt Nam cũng để tưởng nhớ những người
lính đã ngã xuống ở Sân bay Biên Hòa. Sang năm (tháng 4) sẽ là 50 năm tôi sang
Việt Nam. Đứng bên cạnh Lô cốt Hill10 với vợ tôi, cả con trai và con gái nữa,
nhìn về phía tháp nước nơi tôi đã từng nhìn thấy vầng lửa cầu vồng của quả đạn
cối đầu tiên bay tới. Cảm giác lạnh người vẫn hãy còn đây với một kỷ niệm thật
buồn là cuộc chiến tranh này đã xảy ra tại vì đâu?”
2/
HỘI CCB “AN NINH KHÔNG QUÂN MỸ” (USAF POLICE ALUMNI ACCOCIATION) ĐƯỢC THÀNH LẬP
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGÔI MỘ Ở SB BIÊN HOA:
Về
già những ký ức thuở trẻ hay hiện về, có khi nó làm mình như sống lại khoảnh khắc
đó, hầu như ai cũng từng trải qua những tình cảm này…không kể người đó là Á..Âu
Hội
Cựu Chiến Binh Ngành An ninh Không quân Mỹ 3rd SPS vừa thành lập tháng 10/2016
trước đó công tác chuẩn bị cũng mất nhiều thời gian, theo Robert nói thì phải
tìm kiếm những người từng chiến đấu ở cùng đơn vị trên một địa bàn rất mất thời
gian, vì họ sống rải rác trên toàn nước Mỹ…cuối cùng con số đó lên tới mấy trăm
người…họ đều có mặt ở Sân bay Biên Hòa trong những năm quân Mỹ chiếm đóng thành
phố, đó là Sân bay quân sự sôi động nhất thế giới thời ấy (xem http://www.
usafpolice. org/the-battle-for-bien-hoa-tet-1968.html)... Và Robert Connor bỗng
nhớ về nơi ông đã từng sống trong thời kỳ ác liệt nhất của cuộc đời làm lính viễn
chinh của ông,vi cuộc sống khó khăn sau giải ngũ nên ông chưa bao giờ trở lại
thăm chiến trường VN , thôi đành phải ngồi vào bàn và xem bản đồ Google Maps vậy...!
Đó
là những đêm 1, 2 và 3/10/2016 ông lật giở từng bức ảnh được đăng trên Google
Earth liên thông từ Panoramio.com và bỗng ông Bob phát hiện ra bức ảnh của Nguyễn Xuân Thắng về Sân Bay Biên Hòa và ông đã có comment như tôi đã nói ở phần đầu…
Gần 40.000 m2 đất đào xới hơn một
tháng trời dưới nắng mưa miền Đông chúng ta mới đưa được các anh ấy trở về.
Ở địa hình đặc biệt khó khăn
(ngay trong nền nhà của người dân) chúng ta phải đào những hố nhỏ thăm dò...
Sau khi bốc xong ngôi mộ chung
trong SB Biên Hòa, Robert và Martin tiếp tục chỉ cho Bộ chỉ huy Đồng Nai một
ngôi tập thể mộ mới.
Trong ảnh đoàn 1237 đi ra hiện trường xác định theo bản đồ của Robert và Martin.
Hố chôn mới phát hiện theo thông
tin của CCB Mỹ thì đó có thể ở dưới nền ngôi nhà này.....
Thật may lắm, như là một điều tâm linh hiển hiện, tôi không tin vào các phương pháp tìm mộ bằng ngoại cảm, tâm linh nhưng hôm nay thấy như có một báo hiệu nào đó để cho những người từ hai phía cảm thông cho nhau, tạm khép lại phía sau một quá khứ thù hận để cùng nhau nhìn về phía trước làm được những gì cho dù thật nhỏ mà có lợi cho việc làm giảm đi nổi đau của chiến tranh trong từng gia đình mất người thân thì mình cũng nên làm…!
NHẬT
KÝ TÌM MỘ LIỆT SĨ Ở SÂN BAY BIÊN HÒA.
(Kỳ
cuối )
1/
NHỮNG THÔNG TIN VỀ CÁC NGÔI MỘ LIỆT SĨ MỚI.
Ở
trên tôi đã giới thiệu về ông Robert Connor, bây giờ xin được giới thiệu về ông
Martin Strones:
Đêm
31 rạng ngày 1/2/1968 trong cuộc tấn công vào Sân bay Biên Hòa của 2 đại đội Đặc
công thuộc trung đoàn 4 Sư đoàn 5, chỉ ngay mấy phút đầu, quân ta đã tràn ngập
vào sân bay theo mũi chính (mũi chủ yếu) ở hướng đông và mũi thứ yếu ở Đông Nam,
tuy nhiên lô cốt Hill 10 vẫn chưa bị dập tắt.
Thật
ra quân Mỹ phòng thủ ở Sân bay không mạnh như họ khoe khoang sau này, ban đầu
khi tên lửa và súng cối của ta tấn công dữ dội vào sân bay, mấy phút đầu toàn bộ
sân bay tê liệt, hệ thống thông tin liên lạc bị phá hủy hoàn toàn. Đến khi quân
ta tràn vào thì quân Mỹ ở đây mới biết là quân ta tấn công bằng bộ binh mặt đất
chứ không phải là pháo kích như chúng nghĩ ban đầu. Tại khu để máy bay quân ta
đã bắn phá và tiêu diệt nhiều máy bay, đốt cháy 2 kho đạn, bắn cháy hơn 40 xe
tăng và xe bọc thép làm cho SB Biên Hòa không thể sử dụng được đến mấy ngày
sau.
Lúc
5 giờ 10 sáng, một quả B40 của quân ta bắn đúng vào phía trong Lô cốt Hill 10
làm cho Đại Úy Reginald V. Maisey 39 tuổi chỉ huy Phân đội 3rd Security Police
và một thượng sĩ nữa chết ngay tại chỗ. Trước tình hình đó Trung tá Miller chỉ
huy trưởng các lực lượng Mỹ tại Sân bay đã phái ông Martin Strones vốn là một
sĩ quan chỉ huy bay ra thay thế chỉ huy cho đến kết thúc trận đánh. Và chính
ông Martin là người chỉ huy lính Mỹ thực hiện các công việc sau trận đánh như
thu dọn chiến trường, chôn cất các tử sĩ đối phương.
Do
ban đầu tôi chỉ liên hệ được với ông Robert Connor và vì chưa xác định được
chính xác khu mộ chung các liệt sĩ của ta ở Sân bay Biên Hòa như ông đã nói rẳng,
ông chỉ thấy nơi mà quân Mỹ chuẩn bị chôn cất liệt sĩ nhưng khi chôn thì ông
không có mặt vì sự điều chuyển bất ngờ ông phải về Tây Ninh 1 tuần! nên vì
cùng trong một "Hội CCB An Ninh Không Quân Mỹ tại Biên Hòa" vừa thành
lập nên ông Robert liền thông báo cho ông Martin để cùng nhau chia sẻ thông tin
về các ngôi mộ thì sẽ chính xác và đầy đủ thông tin hơn.
Và
thế là từ đó cùng Martin nhập cuộc, đội ngũ vì MIA cho cả hai bên ngày càng
đông, nhiều nguồn tin hơn, nhiều nhân chứng hơn…
Sau
đây là một vài nguồn tin liên quan đến các ngôi mộ chung của Liệt sĩ hy sinh
trong trận Mậu Thân mà hai ông Martin và Robert đã nhận được từ những CCB Hoa Kỳ
cung cấp. Những nguồn tin này đã được báo cáo lên Bộ Chỉ Huy Quân sự Địa phương
Đồng Nai các anh ấy đang vào cuộc ngay, nhanh chóng và cẩn trọng như đang chiến
đấu (xem phần ảnh đăng kèm).
Một ngôi mộ LS mới phát hiện, bản
vẽ nháp do ông Martin Strones cung cấp (khu vực ở bắc Sân bay Biên Hòa khoảng
400m . Biên Hòa đang xác minh làm rõ!
Một ngôi mộ LS mới với số lượng lớn
ở Hố Nai hy sinh đêm 31/1/1968, do ông Robert cung cấp, Biên Hòa đang xác minh
và thu thập thêm chứng cứ.
Ngôi mộ LS có số lượng lớn ở Căn
cứ Sân bay Lộc Ninh do ông Pat, chiến sĩ của Robert cung cấp, hiện đang khai quật.
Mộ chung các Liệt sĩ hy sinh tại
Sân bay Tân Sơn Nhất đêm 31/1 rạng ngày 1//2/1968 do Đại tá Strones cung cấp.
Người ta cũng thấy có một bản đen nội dung dòng chữ giống như thế này,có 2 lính
Mỹ đứng nhận lệnh và chào, nhưng cây cỏ um tùm. có lẽ đó là lính Mỹ dựng lên để
quay phim chứ chưa chắc đã có thật...
Sơ đồ vị trí Mộ LS hy sinh tại
Sân bay TSN do đại tá Strones cung cấp, đang được xác minh và khảo nghiêm.
Còn hơn 300.000 Liệt sĩ chưa tìm thấy, các anh nằm
rải rác khắp nơi trên mảnh đất yêu thương này, việc quy tập và tìm kiếm các
anh, chúng ta đang làm và cố gắng làm cho tốt…và chắc có nhiều trường hợp chúng
ta không thể nào tìm thấy được, vì các anh hy sinh nơi rừng sâu, núi thẳm, hay
trong đầm lầy bưng biền một mình cô quạnh.
Tôi
mãi mãi không bao giờ quên được những kỷ niệm đau buồn trong những ngày chiến
tranh ác liệt, anh em hi sinh nằm rải rác dọc các con đường mòn về đồng bằng do
Biệt kích Mỹ-Ngụy phục kích, chúng giữ xác vài ba ngày nhằm chờ cho đồng đội đến
lấy thì chúng sẽ bắn giết tiếp…Khi quân địch rút đi rồi thì xác các anh cũng đã
bị phân hủy theo mưa nắng, người đi qua ai có lòng thì phủ lên một tấm ni lông
với vài ba hòn đá…Mưa rào Trường Sơn dữ dội biết bao nó làm giạt di cốt của các
anh xuống suối…vắt vẻo bên bờ lau lách. Quân thù lại quay lại ném vài quả bom
napan để phát quang, rừng mùa khô cháy như tẩm xăng mà đốt… thế là còn gì đâu
mà cho người sau tìm kiếm !
2/
CUỘC TỔNG TẤN CÔNG MẬU THÂN GIÀNH CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ:
Mời
xem tại:
Chiến
Dịch Tổng tấn công Mậu thân 1968, quân Giải phóng đã tung ra trên chiến trường
hơn 70K chiến sĩ để tiến công dữ dội một loạt vào hơn 100 căn cứ và các thành
phố, thị xã ở miền Nam. Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo cuộc tấn công với hai mục
tiêu rõ rệt:
Một là, phát động phong trào nổi dậy từ
khắp nông thôn đến thị thành ở miền Nam, nhằm giành chính quyền về tay Nhân dân
từ tay bọn Mỹ-Ngụy..tạo thời cơ và phát động khí thế quần chúng vùng lên diệt
giặc.
Hai là, làm cho quân Mỹ phải nhụt ý chí
xâm lược và giảm bớt sự chi viện cho quân Ngụy và chính quyền Sài gòn…tạo cơ hội
cho quân dân ta tiến lên Giải phòng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Mặc
dù cuộc tấn công đã bị lực lượng quân đội Mỹ và VNCH kiềm chế và phản công.
Nhưng những làn sóng tin tức từ cuộc Tổng tấn công này (Nhất là việc Thành phố
Huế bị Quân Giải phóng chiếm giữ dài ngày) đã làm cho nhân dân Mỹ và dư luận thế
giới bị sốc nặng, điều này đã làm xói mòn nổ lực ủng hộ sự chiếm đóng của quân
đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Mặc
dù bị một số tổn thất (*), nhưng Quân Giải phóng đã giành được một Chiến thắng
Chiến lược từ cuộc Tổng tấn công Mậu thân này, cuộc tấn công đánh dấu một bước
ngoặt trong chiến tranh Việt Nam để cho quân Mỹ bắt đầu phải chầm chậm rút lui
trong đau đớn và tủi nhục!
Sau
cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, chúng ta liên tiếp nện cho kẻ thù nhiều đòn trời
giáng tiếp theo đó là T26 - mở màn ngày 25/2/1968 và trận bồi nặng nề nữa vào
giữa tháng 8/1968…Tháng 9…tháng 10…
Từ
một tổ chức mà Mỹ-Ngụy đặt ra “ngoài vòng Pháp luật” chúng gọi quân Giải phóng
bằng những từ ngữ đê tiện là Cộng Nô, Cộng Quân, Cộng Phỉ, Việt Cộng…Nhưng cuối
cùng chúng phải nhượng bộ, vào ngồi đàm phán với chính phủ VNDCCH và
MTDTGPMNVN. Ta buộc Mỹ phải chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 20
trở ra thì ta mới chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán, Tổng thống Mỹ Jonhson không
dám ra ứng cử nhiệm kỳ 69-74, tuyên bố trước Quốc hội Mỹ là phải rút quân Mỹ từng
phần và tiến hành “Việt nam hóa chiến tranh”...
(hết)
----------------------------------------------------------
(*)
Cuộc tổng tấn công Mậu Thân được chuẩn bị vô cùng cẩn thận và chu đáo, khí thế
của QGP và nhân dân miền Nam như trời long, đất lở, quyết tâm tiêu diệt quân
thù tận nơi hang ổ của chúng nhằm giành quyền làm chủ nông thôn và nhiều thành
thị.
Nhưng
cuộc Tổng tấn công có gặp một trở ngại lớn vì “Ngày N –ngày nổ súng” bị một số
nơi đã hiểu nhầm…(cứ nói là đêm giao thừa Mậu Thân- Nhưng họ không hiểu năm ấy
hai miền có hai giao thừa khác nhau)
Lịch thế kỷ 20 chỉ rõ đêm giao thừa
của hai miền là khác nhau (bên phải là Giao thừa miền Nam theo lịch TQ, bên
trái là Giao thừa miền Bắc lịch VN- Ngày dương cột ngoài cùng của 2 lịch thì
không thay đổi) hai giao thừa lệch nhau 24 tiếng.Tết miền Nam có 30 tết, Tết miền
Bắc chỉ có 29... Điều này gây ra nhầm lẫn ngày N của nhiều vùng trong chiến dịch
Mậu Thân 1968, dẫn đến nhiều tổn thất cho QGP
Năm
ấy ở miền Bắc vào tháng 8/1967 Chính phủ ra Quyết định 121/CP ngày 8/8/1967
thay đổi lịch, và như vậy miền Bắc ăn tết khác và trước miền Nam một ngày. Nếu
như toàn mặt trận nhận lệnh ngày N là tối 30 rạng 31/1/1968 trùng vào Giao thừa
của miền Nam thì không có vấn đề gì, nhưng ở một số Mặt trận như Huế, Quảng Trị,
Komtum, Dakto, Ban Mê Thuột, Khánh Hòa, Đà Lạt lại nổ súng theo giao thừa miền
Bắc tức đêm 29 rạng 30/1/1968 (trước 1 ngày) điều này làm cho bí mật của Chiến
dịch không giữ được trước 24 giờ, các nơi ra trận sau hầu hết bị địch đã báo động
đỏ (Red Alert), cấm trại… chuẩn bị đối phó rất hung bạo như ở các tỉnh miền
Đông bao gồm khu Sài gòn-Chợ Lớn, vùng Biên Hòa, Long Khánh và nhiều tỉnh miền
Tây... và kết quả những nơi này chúng ta chịu nhiều tổn thất.
=======
Xem Phần một
Xem Phần một
Không thấy anh Bui Co Tu - XYZ vào đây chém gió chém bão nữa nhỉ?
Trả lờiXóa