Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2022

Kỳ 2: BA BÀI BÁO GIỮA LÒNG CHÂU ÂU VẠCH TRẦN ÂM MƯU CỦA MỸ KHƠI MÀO CUỘC CHIẾN UKRAINA ĐỂ GIÀNH LẠI VỊ TRÍ BÁ CHỦ THẾ GIỚI

 

Thật là “không hẹn mà gặp”! Google.tienlang bất ngờ khi thấy ba bài báo của ba tác giả ở 3 quốc gia khác nhau là Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan, chắc chắn họ không quen biết nhau nhưng những điều họ viết ra đều thống nhất chỉ ra một điều: Chính người Mỹ đã cố ý chuẩn bị và khơi mào cuộc chiến ở Ukraina, xúi bẩy cả châu Âu đánh quỵ nước Nga. Để rồi người Mỹ đứng ngoài cổ vũ. Mỹ chả cần phải ra tay, chả phải hao binh tổn tướng nhưng kẻ thù của Mỹ (nước Nga) bị đánh quỵ và Mỹ vẫn giành lại được vị trí bá chủ thế giới!

Ba bài báo này, Google.tienlang xin dịch và giới thiệu trong ba kì dưới đây:

Bài 1- Bài báo Pháp: Les programmes militaires secrets ukrainiens- Dịch: Các chương trình quân sự bí mật của Ukraine

Bài 3- Bài báo Ba Lan:
*****
Bài 2- Bài báo Tây Ban Nha: Ucrania, la doble jugada de EEUU- Dịch: Ukraine, trò chơi kép của Hoa Kỳ
Homar Garces | 06/02/2022

Đối với đế quốc Hoa Kỳ - kẻ luôn cảm thấy bất an trong một cuộc đối đầu gay gắt với Nga và Trung Quốc. Cuộc xung đột nổ ra ở Ukraine chính là cơ hội tuyệt vời cho phép Hoa Kỳ tái định vị mình như một cường quốc duy nhất trong một thế giới đơn cực. Thực tế là, trong những năm gần đây, Nga và Trung Quốc, cùng với các quốc gia khác thể hiện sự bùng nổ kinh tế quy mô lớn, đã vượt mặt Hoa Kỳ, hoặc đe dọa vị thế bá chủ của Hoa Kỳ ở lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác. Điều này đã khiến giới cầm quyền Hoa Kỳ phải tìm mọi phương cách bảo vệ vị trí bá chủ của mình trên khắp thế giới. Đây là điều không cần phải phân tích nhiều, vì đây là mục tiêu được đặt ra từ lâu, được đóng khung trong cái mà Hoa Kỳ đã tự gán cho mình như một định mệnh hiển nhiên. 

Cùng với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Hoa Kỳ đang hỗ trợ về quân sự, chính trị và kinh tế cho chế độ Ukraine nhằm làm suy yếu sự hiện diện và ảnh hưởng của Nga ở châu Âu. Để đạt được điều này, họ đã sử dụng các nguồn lực tư tưởng-tuyên truyền, sử dụng nhiều yếu tố được sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, gây ra nỗi sợ hãi người Nga ở các nước châu Âu, bất chấp những biểu hiện hòa bình và khẳng định của Nga là không muốn mở rộng lãnh thổ hoặc theo bất kỳ cách gây hấn nào khác vì điều đó đe dọa an ninh của chính họ. Điều này giải thích tại sao chính phủ của một số quốc gia có biên giới với Nga đang yêu cầu gia nhập NATO trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine thay vì nỗ lực vì hòa bình trên lục địa này. Về phần mình, chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ thực hiện một chiến lược quân sự cho phép họ chiến đấu chống lại người Nga mà không cần phải tham gia trực tiếp, chỉ cần cố vấn và trang bị cho các lực lượng Ukraine, trong một cuộc chiến tranh tiêu hao sẽ làm mất vĩnh viễn cơ hội chiến thắng của Nga, cũng như làm suy yếu nền kinh tế nước Nga.

Tương tự như vậy, không thể loại trừ rằng cuộc chiến ở Ukraine có một mục tiêu khác của Mỹ để thăm dò lập trường của Trung Quốc, trong bối cảnh các đại gia châu Á không công nhận sự độc lập của đảo Đài Loan nhưng Hoa Kỳ lại muốn điều đó. Thêm vào đó là nỗi sợ hãi của Nhật Bản đối với sự tiến bộ về địa chính trị của Trung Quốc trong tiềm thức người châu Á, vốn gợi nhớ lại những gì đã xảy ra trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ và thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Nhiều năm nay, quan điểm của Lầu Năm Góc là đối đầu với Trung Quốc nhiều hơn hơn là với Nga cho nên từ lâu Mỹ đã thực hiện chiến lược “Xoay trục sang châu Á”. Nhưng chiến lược của Mỹ, dù "xoay trục" sang châu Âu hay châu Á chăng nữa thì vẫn luôn làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới với hậu quả thảm khốc cho tất cả mọi người khi xét đến các liên minh và kho vũ khí tiên tiến mà mỗi bên tham gia.

Bất chấp mức độ nguy hiểm nói trên đối với hòa bình thế giới, hệ thống phân cấp chính trị, kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục với các kế hoạch của mình. Mục tiêu thống trị hành tinh của Mỹ đã thúc đẩy họ ta thành lập vô số các căn cứ quân sự ở nhiều khu vực khác nhau, giàu tài nguyên thiên nhiên chiến lược, chẳng hạn như ở gần kề các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi có thể có một chế độ bị coi là kẻ thù. Ví dụ như với trường hợp của Venezuela, Nhà trắng  lại coi Colombia là đối tác chiến lược của NATO. Điều này đặt ra một tiền lệ xấu cho hòa bình ở châu Mỹ của chúng ta. Trong mọi thời điểm, lợi ích mà Hoa Kỳ theo đuổi không thể được coi là chuẩn mực nhưng họ tuyên truyền theo kiểu để tất cả mọi người đều tin như vậy. Ví dụ là rất nhiều. Chỉ cần kể tên một số cuộc can thiệp của chủ nghĩa đế quốc là đủ hiểu điều đó: Cuộc xâm lược Panama, Iraq, Libya, Syria và các cuộc đảo chính kinh điển gây ra ở châu Mỹ của chúng ta, trong đó có Venezuela vào đầu thế kỷ này.

Dương Thành- Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và giới thiệu 

======

1 nhận xét:

  1. Bài trên báo Tây Ban Nha:
    Kỳ 2: BA BÀI BÁO GIỮA LÒNG CHÂU ÂU VẠCH TRẦN ÂM MƯU CỦA MỸ KHƠI MÀO CUỘC CHIẾN UKRAINA ĐỂ GIÀNH LẠI VỊ TRÍ BÁ CHỦ THẾ GIỚI
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/06/ky-2-ba-bai-bao-giua-long-chau-au-vach.html
    "Hoa Kỳ thực hiện một chiến lược quân sự cho phép họ chiến đấu chống lại người Nga mà không cần phải tham gia trực tiếp, chỉ cần cố vấn và trang bị cho các lực lượng Ukraine, trong một cuộc chiến tranh tiêu hao sẽ làm mất vĩnh viễn cơ hội chiến thắng của Nga, cũng như làm suy yếu nền kinh tế nước Nga."- Đây là Ukraina hóa chiến tranh, tương tự Việt Nam hóa chiến tranh!

    Trả lờiXóa