Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

VIỆT KIỀU HOÀNG DUY HÙNG PHẢN BIỆN QUAN ĐIỂM “NGẢ VÀO LÒNG BU MỸ” CỦA LÊ MÃ LƯƠNG

Chính sách “BA KHÔNG” quốc phòng Việt Nam bao gồm:
- Không tham gia các liên minh quân sự,
- Không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào,
- Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Chính sách “BA KHÔNG” này thực chất là chính sách quốc phòng hòa bình, mong muốn hòa bình, tin cậy lẫn nhau… nằm trong đường lối đối ngoại của Đảng là “muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh- thứ trưởng QP không ít lần nhấn mạnh, biển Đông càng phức tạp thì Việt Nam càng phải kiên trì chính sách “BA KHÔNG”!
Chính sách đó được sự đồng lòng, ủng hộ của toàn thể nhân dân Việt Nam cùng bè bạn khắp năm châu.
Thế nhưng, gần đây, ông Lê Mã Lương cùng đồng bạn rận chấy lớn lối đe dọa, kết tội những vị lãnh đạo đất nước chủ trương chính sách  “BA KHÔNG”, đòi Việt Nam phải “NGẢ HẲN VÀO LÒNG BU MỸ” với hy vọng Mỹ sẽ giúp VN đánh TQ!

(Xin xem bài KẺ LẬT SỬ LÊ MÃ LƯƠNG MUỐN “NGẢ VÀO LÒNG BU MỸ” THÌ ĐÂU CÓ KHÁC CÙ HUY HÀ VŨ?)

Quan điểm “HĂNG MÁU VỊT” của Lê Mã Lương cùng đám đồng bạn rận chấy đã vấp phải sự chỉ trích của đông đảo tướng lĩnh QĐND cùng quần chúng nhân dân Việt Nam.
Dù không phải là công dân Việt Nam mà lại là công dân Mỹ, sống và làm việc tại Mỹ, ông Việt kiều- Ls Hoàng Duy Hùng đã đưa ra những lập luận khách quan, chặt chẽ với các chứng lý thuyết phục để bác bỏ cái quan điểm muốn “NGẢ VÀO LÒNG BU MỸ” của Lê Mã Lương cùng đám rận chấy.
Mời các bạn xem video clip vừa mới đăng trên Phố Bolsa TV- một Kênh TV của một Việt kiều khác- anh Vũ Hoàng Lân.
91.963 lượt xem•21 thg 10, 2019

Google.tienlang xin bổ sung chút thông tin về Ls Hoàng Duy Hùng.
Hoàng Duy Hùng sinh năm 1962, là con của một sĩ quan ngụy VNCH có quê gốc tại Ninh Thuận, Việt Nam, theo gia đình sang tỵ nạn ở Mỹ năm 1975 khi 13 tuổi. Hiện nay ông hành nghề luật sư tại thành phố Houston, thuộc tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
Ông từng đắc cử nghị viên hội đồng thành phố Houston, thuộc tiểu bang Texas trong cuộc bầu cử năm 2009.
Hoàng Duy Hùng trở về Việt Nam hoạt động năm vào năm 1992. Vì từng sinh hoạt với đảng Đại Việt, Hoàng Duy Hùng bị nhà chức trách Việt Nam bắt giam 15 tháng với tội vận động chính trị bên ngoài phạm vi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông được thả vào Tháng Bảy năm 1993. Năm 2001, lần thứ hai Hoàng Duy Hùng về Việt Nam dự tính tổ chức đánh bom ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng sau cùng ông đã quyết định từ bỏ kế hoạch này. Khi quay trở về Hoa Kỳ, Hoàng Duy Hùng gặp các nhân viên tình báo Hoa Kỳ ở sân bay Los Angeles và phía Hoa Kỳ đã yêu cầu ông ngưng các kế hoạch tấn công khủng bố vì Hoa Kỳ và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao.
Sau lần đánh bom không thành năm 2001, Hoàng Duy Hùng thay đổi lập trường. Ông chuyển sang đối thoại với Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc Việt Nam. Tháng 3 năm 2013, Hoàng Duy Hùng là một thành viên trong đoàn nghị viên Hội đồng thành phố Houston đến thăm Việt Nam theo lời mời của giới ngoại giao trong nước.
Dù ông luôn là cái gai trong mắt những kẻ chống cộng cực đoan nhưng từ đó đến nay, LS Hoàng Duy Hùng ngày càng nổi tiếng và ngày càng chiếm được thiện cảm của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ bởi hoạt động sôi nổi nhiệt thành của ông trong cộng đồng.

Bùi Ngọc Trâm Anh
--------
Mời xem bài liên quan
1. KẺ LẬT SỬ LÊ MÃ LƯƠNG MUỐN “NGẢ VÀO LÒNG BU MỸ” THÌ ĐÂU CÓ KHÁC CÙ HUY HÀ VŨ?..
2. Clip nóng- VTV LÊN ÁN "BỆNH CÔNG THẦN" CỦA LÊ MÃ LƯƠNG...
3. VIỆT KIỀU HOÀNG DUY HÙNG PHẢN BIỆN QUAN ĐIỂM “NGẢ VÀO LÒNG BU MỸ" CỦA LÊ MÃ LƯƠNG ...

44 nhận xét:

  1. Trần Thị Thuậnlúc 22:20 23 tháng 10, 2019

    Tôi đã dành gần 1 giờ nghe hết video clip này.
    Cảm ơn Google.tienlang.
    Cảm ơn Ls Hoàng Duy Hùng.
    Trong clip này, Ls Hùng nói đến ông Cù Huy Hà Vũ chứ không nói đến Lê Mã Lương.
    Nhưng tôi hiểu, Google.tienlang trong tit bài và trong lời giới thiệu chỉ nói đến Lê Mã Lương là bởi trong video clip này chủ yếu là nói tới cái QUAN ĐIỂM "NGẢ VÀO LÒNG BU MỸ" của bất cứ ai, chứ không tấn công cá nhân bất cứ ai.
    Trong thực tế thì ông Lê Mã Lương cùng ông Cù Huy Hà Vũ đều có quan điểm như nhau mà tôi, đều ngây thơ muốn rước Mỹ vào VN để oánh TQ.

    Ông Ls Hoàng Duy Hùng đã đưa ra dẫn chứng trong lịch sử, dẫn chứng ngay trong thời đại ngày nay để chứng minh quan điểm muốn rước Mỹ vào VN để oánh TQ là cực kỳ sai lầm!
    Nghe hết video clip, tôi thấy ông LS Hùng là con người có kiến thức sâu rộng. Những lý lẽ đưa ra rất thuyết phục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải nói thẳng nước Mỹ không giúp nước nào mà không có điều kiện cả

      Xóa
  2. Bình luận - Phê phán
    Nghị quyết 36 và một nhà báo người Mỹ gốc Việt
    Thứ Sáu, 04/10/2019, 02:53:40
    Năm 2006, hai năm sau khi Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (Nghị quyết 36) được ban hành, nhà báo Etcetera Nguyễn Quang Trường ở tuần báo Viet Weekly (Mỹ) lần đầu tiên từ nước Mỹ về Việt Nam tác nghiệp.

    Từ đó, qua tiếp xúc, quan sát, suy nghĩ, anh tự nhận ra mình đã sai lầm, để rồi từ sự thay đổi về nhận thức cũng như tình cảm và trách nhiệm đối với Tổ quốc, Bác Hồ và dân tộc... anh quyết định thường xuyên về Việt Nam lặn lội làm báo để thông tin kịp thời với bạn đọc ở Mỹ và bạn bè quốc tế về tình hình đất nước và làm từ thiện. Qua hàng nghìn video-clip do anh thực hiện trên mọi miền đất nước được công bố trên Văn hóa Việt Nam TV, có thể thấy Etcetera Nguyễn Quang Trường là người rất nặng lòng với quê hương và văn hóa Việt Nam. Bài viết gồm hai kỳ của Etcetera Nguyễn Quang Trường gửi đến Báo Nhân Dân vừa là tâm sự, vừa cho thấy tinh thần của Nghị quyết 36 đã giúp một người Mỹ gốc Việt thay đổi như thế nào. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

    (Kỳ 2)

    Năm 2003, tuần báo Viet Weekly của một nhóm người Mỹ gốc Việt đã ra đời tại Mỹ, với tôn chỉ đưa tin một cách khách quan và tạo diễn đàn đa chiều cho nhiều khuynh hướng xã hội, chính trị khác nhau. Ðó là lý do vào dịp hội nghị APEC diễn ra tại Việt Nam vào năm 2006, tôi đăng ký với cơ quan chức năng để về nước tác nghiệp. Cùng về với tôi lần đó còn có một số nhà báo người Mỹ gốc Việt khác. Trong sơ yếu lý lịch cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu kê khai, có các mục như đã làm gì, đã cộng tác với ai…

    Dù không bị bắt buộc phải kê khai như thế nào, tôi thấy bản thân cần có trách nhiệm, và đã kê khai rất đầy đủ. Tôi nghĩ cơ quan an ninh Việt Nam thừa biết tôi từng là người chống cộng nhưng họ không gây khó khăn, suốt thời gian tác nghiệp tại Việt Nam tôi cũng không bị giám sát. Vì thế anh em ở Viet Weekly đã có cơ hội được phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt (1922 - 2008). Hình ảnh ông Võ Văn Kiệt trên trang bìa và bài phỏng vấn in trang trọng trong trang báo, cùng thông tin và bình luận khách quan về APEC 2006, phóng sự về cuộc sống của đồng bào ở Tây Nguyên; sau đó là bài phỏng vấn Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi ông tới thăm nước Mỹ,… được đăng tải trên Viet Weekly đã trở thành "giọt nước tràn ly tức tối" của những người chống cộng ở Mỹ. Họ lấy đó làm cơ sở vu cáo Viet Weekly "thân cộng, làm lợi cho cộng sản".

    Họ tụ tập để phê phán, chửi bới, tổ chức biểu tình nhiều tuần trước tòa soạn của Viet Weekly, đồng thời kêu gọi "không mua, không đọc, không quảng cáo cho Viet Weekly". Nghĩa là họ quyết triệt đường sinh nhai để "bóp chết" tờ báo của chúng tôi. Ðến nay nhớ lại, tôi vẫn thấy kinh sợ, không hiểu vì sao họ có thể hành xử như vậy với đồng hương ở nơi đất khách quê người? Vì sao họ kêu gào đòi tự do báo chí ở Việt Nam, nhưng lại tiến công, chà đạp một tờ báo có ý kiến khác họ?

    Từ năm 2006, tôi tiếp tục về nước nhiều lần nữa để tham dự một số lễ hội, sự kiện lớn được tổ chức ở Việt Nam. Sau mỗi lần trở về, tôi lại "ngộ" ra nhiều điều và luôn cố gắng đưa thông tin khách quan về đất nước đến với người Việt ở Mỹ. Có một sự kiện quan trọng đến với tôi là năm 2012, được cùng một số nhà báo người Mỹ gốc Việt ra thăm quần đảo Trường Sa theo lời mời của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyến đi này và các chuyến đi trong những năm sau đó giúp tôi hiểu Nhà nước cùng nhân dân Việt Nam đã và đang rất quyết tâm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước luôn đồng lòng hướng về biển đảo của Tổ quốc, đặc biệt gây xúc động và in đậm dấu ấn trong tôi là hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày đêm vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ để đứng vững ở nơi đầu sóng ngọn gió...

      Trong tâm trí tôi diễn ra cuộc tự vấn nghiêm khắc xem có thực lòng tận tâm với quê hương hay không, và tôi đi từ chỗ manh nha đến chỗ quyết định trở về để được làm một việc gì đó dù nhỏ cho quê hương.

      Từ đó, mỗi năm tôi về Mỹ một thời gian thăm gia đình, giải quyết một số việc cá nhân, còn lại chủ yếu ở Việt Nam. Hồi mới về và đến hôm nay, mỗi khi rảnh rang là tôi ngồi bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) vẽ tranh chân dung cho khách. Biết tôi từ Mỹ về, anh em họa sĩ làm việc ở đó từ trước đã vui vẻ nhường cho tôi một chỗ ngồi. Mỗi bức tranh giá chỉ một hai trăm nghìn đồng song tôi thích thú, vì vừa đem lại niềm vui cho người khác, vừa là thu nhập từ lao động chân chính. Rồi tôi lang thang khám phá để vẽ tranh phố phường Hà Nội, một thành phố dù tìm hiểu rất nhiều nhưng tôi chưa thỏa mãn. Hà Nội đẹp và người Hà Nội thân thiện. Tôi nhận được từ họ lòng nhân ái, niềm vui và sự khích lệ, mà sống trong cộng đồng ở Mỹ rất ít khi tôi có được.

      Rồi tôi cộng tác vẽ tranh minh họa hơn mười cuốn sách của NXB Kim Ðồng, làm chủ biên cuốn Ký sự Trường Sa, Hoàng Sa tập hợp 19 bài báo của tôi và các tác giả là người Việt ở trong nước và ngoài nước, do NXB Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2015. Ðồng tiền gom góp từ những việc làm này, phần giúp tôi sinh sống hằng ngày, phần là kinh phí cho các chuyến đi thực tế làm báo, không nhận tài trợ từ bất cứ cơ quan hay doanh nghiệp nào.

      Với tâm nguyện tôn trọng sự thật, trên đủ loại phương tiện từ xe "ôm", xe máy, đến xe khách đường dài, tàu hỏa,... tôi đeo ba-lô đến mọi miền tìm tòi, phát hiện những giá trị nhân văn, văn hóa, con người, kết nối yêu thương qua chuyển những món quà từ thiện đến người có hoàn cảnh khó khăn. Trên lộ trình đó, tôi được bà con dọn cho chỗ ngủ trên nhà sàn giữa núi rừng hiểm trở, nấu cho bữa cơm sau khi vượt qua chặng đường vượt đèo dốc tưởng như bị hụt hơi. Có buổi chiều tối, anh em bộ đội ở một đồn biên phòng rất heo hút đã nhận ra tôi, tay bắt mặt mừng, họ mời ăn nghỉ, dặn dò về luật pháp nơi biên giới. Nụ cười ấm áp của các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa. Nghị lực, ý chí của thầy cô giáo ở điểm trường cheo leo đỉnh núi, không chỉ xa nhà mà còn ở xa nơi trung tâm hàng chục cây số...

      Tất cả cho tôi thấy Nhà nước dành rất nhiều tiền của, công sức để đưa ánh sáng văn minh, thành tựu khoa học đến với đồng bào nghèo, đến cả nơi hẻo lánh nhất, giúp bảo đảm cuộc sống, tạo cơ hội phát triển. Các hệ thống điện - đường - trường - trạm tôi gặp trên nẻo đường Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,... giúp tôi hiểu cụ thể về nỗ lực này. Và đồng bào của tôi cũng vậy, ở đâu tôi cũng gặp những nụ cười, tâm sự lạc quan, gặp những con người đang nỗ lực học tập nâng cao tri thức, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo... Cho nên, dù từng gặp một số sự việc không thể khích lệ, gặp một số con người có hành vi cần phê phán, tôi vẫn không coi đó là hình ảnh đất nước, không dựa vào đó để bình luận tiêu cực, bởi với chiều hướng phát triển chung, mọi sự việc và hành vi đó rồi sẽ bị đào thải khỏi cuộc sống.

      Xóa
    2. Kết quả những chuyến đi của tôi đã công bố trên trang Văn hóa Việt Nam TV. Hơn 50 nghìn người đăng ký trang mạng này làm cho tôi thấy việc làm của mình đã có ý nghĩa nhất định. Phải chăng vì thế tôi đã làm "mếch lòng" một số người không muốn tôi đưa lên internet (in-tơ-nét) các hình ảnh tốt đẹp về đất nước, nên gần đây có người tiến công làm giảm uy tín của tôi? Họ quyết liệt đến mức mới rồi cha tôi gọi điện bảo: "Họ không chấp nhận, họ ngộ nhận về con thì về đi. Không có việc làm, cha mẹ sẽ nuôi, anh chị em bao bọc. Cộng đồng ở đó chống con thì về với cha mẹ, không ai bỏ con đâu!". Ở tuổi 50, nghe cha nói tôi rơm rớm, nhưng vẫn trả lời: "Cha để con đi trên con đường đã chọn. Về là con tự nhận thất bại. Họ sẽ phỉ nhổ, sẽ nói: Cộng sản đuổi mày về đấy, mày thua cuộc rồi".

      Và tôi kể cho cha nghe về lòng nhân ái, chia sẻ, động viên, khuyến khích của mọi người ở Việt Nam dành cho tôi sau khi biết tôi bị kẻ xấu cố tình bêu riếu, xúc phạm... Ðó là yếu tố giúp tôi thấy quyết định trở về quê hương luôn là một lựa chọn đúng.


      Trở lại với Nghị quyết 36. Nhằm xuyên tạc quan điểm nhân văn, rộng mở của Việt Nam, người chống cộng ở hải ngoại rêu rao Nghị quyết 36 là thủ đoạn "xâm nhập, lôi kéo, lũng đoạn cộng đồng người gốc Việt". Nhưng 44 năm qua chính họ mới là kẻ đã phá hoại cộng đồng, như mới đây ông Ðặng Văn Phong (cựu thiếu tá không quân VNCH trước đây), nói: "Hiện giờ ở hải ngoại niềm tin không còn nữa... bị lừa đảo quá nhiều rồi, họ không còn tin ai được nữa". Tôi là một trong những người không còn tin vào họ, nên tôi tìm cho mình đường về với Tổ quốc. Trên những nẻo đường đã qua, tôi gặp rất nhiều người Việt Nam từ nhiều nước khác nhau. Ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,... đọc banner quảng cáo chương trình biểu diễn nghệ thuật có tên một số nghệ sĩ từ hải ngoại trở về tôi thấy vui.

      Vui bởi trong đó có nghệ sĩ đã từng bỏ nước ra đi, vì miếng cơm manh áo mà từng phải đứng dưới "cờ vàng" và tôi cũng phỏng vấn họ đăng trên Viet Weekly. Giờ họ về nước biểu diễn, tức là Nhà nước Việt Nam rất rộng lượng, không lấy sai lầm của hàng chục năm trước làm căn cứ để đánh giá họ hôm nay. Mà người như thế nhiều lắm. Kinh doanh, làm ăn tử tế không bị cấm cản. Giảng dạy, nghiên cứu nghiêm túc được khuyến khích. Làm từ thiện, hỗ trợ người nghèo luôn được biểu dương. Người cao tuổi được tạo điều kiện về nước vui cùng con cháu... Người yêu nghề báo như tôi thì được vác máy, đeo ba-lô tới mọi vùng miền, không ai ép buộc phải làm gì, miễn là luôn trung thực, tuân thủ luật pháp, bảo đảm đạo đức người làm báo. Ðiều này không chỉ là yêu cầu đối với người làm báo ở Việt Nam, mà ở nước nào cũng vậy.

      Hồi mới về nước, lần đầu tiên tiếp xúc với mệnh đề "đưa nghị quyết vào cuộc sống", quả thật tôi không hiểu. Rồi tìm hiểu, tôi phát hiện đó là điều rất thú vị. Vì mọi nghị quyết chỉ có ý nghĩa, giá trị khi đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Khi Nghị quyết 36 được đưa vào cuộc sống, người Việt Nam ở nước ngoài biết cụ thể, đầy đủ về quan điểm của Nhà nước Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài, từ đó mỗi người tùy vào hoàn cảnh mà trở về quê hương, hoặc thăm ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, hoặc đầu tư kinh doanh, đóng góp xây dựng Tổ quốc, an vui tuổi già...

      Và khi Nghị quyết 36 được đưa vào cuộc sống thì tôi, một người Việt Nam ở nước ngoài, mới có niềm vui được làm việc, được góp phần nhỏ của mình vào sự phát triển của quê hương, nguồn cội.

      Nghị quyết 36 và một nhà báo người Mỹ gốc Việt

      (*) Xem Báo Nhân Dân từ số ra ngày 1-10-2019.

      NGUYỄN QUANG TRƯỜNG
      https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/41781002-nghi-quyet-36-va-mot-nha-bao-nguoi-my-goc-viet.html

      Xóa
  3. Nghị quyết 36 và một nhà báo người Mỹ gốc Việt
    Thứ Ba, 01/10/2019, 01:29:22
    Năm 2006, hai năm sau khi Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (Nghị quyết 36) được ban hành, nhà báo Etcetera Nguyễn Quang Trường ở tuần báo Việt Weekly (Mỹ) lần đầu tiên từ nước Mỹ về Việt Nam tác nghiệp. Từ đó, qua tiếp xúc, quan sát, suy nghĩ, anh tự nhận ra mình đã sai lầm, để rồi từ sự thay đổi về nhận thức cũng như tình cảm và trách nhiệm đối với Tổ quốc, Bác Hồ và dân tộc... anh quyết định thường xuyên về Việt Nam lặn lội làm báo để thông tin kịp thời với bạn đọc ở Mỹ và bạn bè quốc tế về tình hình đất nước và làm từ thiện. Qua hàng nghìn video-clip do anh thực hiện trên mọi miền đất nước được công bố trên Văn hóa Việt Nam TV, có thể thấy Etcetera Nguyễn Quang Trường là người rất nặng lòng với quê hương và văn hóa Việt Nam. Bài viết gồm hai kỳ của Etcetera Nguyễn Quang Trường gửi đến Báo Nhân Dân vừa là tâm sự, vừa cho thấy tinh thần của Nghị quyết 36 đã giúp một người Mỹ gốc Việt thay đổi như thế nào. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
    (Kỳ 1)
    https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/chinhtri/item/41744302

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất mong có nhiều người như Nguyễn Quang Trường

      Xóa
  4. 22.10.2019]LIVE_LS Hoàng Duy Hùng từ Hoa Kỳ về Việt Nam
    https://www.youtube.com/watch?v=kOY0tGv83p0

    Trả lờiXóa
  5. Chúng ta tin tưởng chính sách đối ngoại quốc phòng "Ba Không" của Đảng.
    Tin tưởng ông Nguyễn Chí Vịnh.
    Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói 'càng căng thẳng Việt Nam càng không liên minh'
    https://www.youtube.com/watch?v=bORKhKLnAJM

    Trả lờiXóa
  6. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 14:09 24 tháng 10, 2019

    Tôi bị lãng tai nặng không nghe được tiếng ông Hùng nói trên đây.
    Sau đây, xin nêu ý kiến theo hiểu biết của tôi.

    1. Tại sao Đảng, Nhà nước ta chủ trương chính sách đối ngoại quốc phòng "Ba Không"?
    Mọi người còn nhớ năm 1988 xảy ra việc Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của ta ở Quần đảo Trường Sa. Thời bấy giờ lực lượng Hải quân ta còn yếu, nhưng ta có Hiệp ước ký với Liên Xô về giúp nhau về quân sự khi bị nước khác tiến công. Năm 1979, Trung Quốc đánh biên giới của ta thì Liên Xô có chi viện, giúp ta chuyển quân từ Nam ra Bắc, viện trợ vũ khí và cử chuyên gia sang giúp ta hoạch định chống Trung Quốc. Họ còn tập trung lực lượng quân sự lớn ở biên giới Xô-Trung, Hải quân tập trận ngoài biển gây sức ép với Trung Quốc...Nhưng vụ Gac Ma, Liên Xô dù có Hải quân đang đóng ở Quân cảng Cam Ranh nhưng họ áng binh bất động.

    Thực tế đó đã giúp Đảng ta nhận ra việc dựa vào lực lượng nước khác để bảo vệ nước mình là không phải dễ dàng, không chủ động được.

    Mặt khác, Trung Quốc là nước lớn, liền đất liền biển với ta họ ỷ mạnh hay tìm cách gây sức ép ta khi ta có liên kết quân sự với nước khác.
    Từ bối cảnh ấy Đảng ta đề ra chủ trương không liên kết quân sự với nước này để chống nước kia, không cho nước khác đặt căn cứ quân sự trên đất nước ta. Chủ trương này nhằm nâng cao quyền tự chủ của ta và làm giảm mâu thuẫn với Trung Quốc. Chủ trương này được thực hiện từ khi đề ra tới nay là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta.

    2. Đối với Mỹ:
    Có người muốn Việt Nam nghiêng hẳn dựa vào Mỹ về quân sự để đối phó với Trung Quốc. Điều đó không xảy ra đâu, vì nó hoàn toàn đi ngược chủ trương về quân sự của Đảng như nói ở trên.
    Làm bạn với ai cần phải hiểu người ta cho rõ để không bị bạn phản bội, thất bại. Đối với người Mỹ, họ là nước lớn rất thực dụng, luôn vì lợi ích của họ trước tiên, họ không vì nước khác mà chịu thiệt thòi về phía họ từ xưa tới nay chưa hề có bao giờ. Chuyện họ bỏ rơi chính quyền VNCH không phải là điều duy nhất. Ngay lúc này đây họ đang rút quân bỏ người Kurk ở Syri để cho Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt lực lượng này. Mới nhất, tổng thống Trump vừa tuyên bố hủy bỏ lệnh trừng phạt Thỗ Nhĩ Kỳ vì nước này đánh người Kurd.

    3. Thử đặt trường hợp Việt Nam nghiêng hẳn dựa vào Mỹ chống Trung Quốc. Khi giữa Mỹ và Trung Quốc họ bắt tay nhau vì hai nước lớn có những quyền lợi với nhau, lúc đó Việt Nam ở thế hoàn toàn bị động, sẽ bị Trung Quốc gây khó khăn hơn nữa.

    4. Việt Nam mong muốn giữ đất nước hòa bình nên không bao giờ gây chiến với các nước láng giềng, nền quốc phòng Việt Nam là quốc phòng tự vệ chứ không để tiến công ra nước ngoài. Điều này Trung Quốc họ biết, họ cũng muốn có hòa bình không muốn xảy ra chiến tranh, vì chiến tranh cả hai cùng thua, như Đại tướng Trần Đại Quang từ nói.

    4. Là tướng lĩnh mà ông LML sao có tư duy thiếu thông minh, sáng suốt, không bằng nhận thức của một người bình thường? Như vậy ông ấy chỉ có dư âm việc làm, lời nói thời chống Mỹ chứ bây giờ ông không còn giá trị gì nữa rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Thép nói rất đúng đó, tôi cũng nghĩ như vậy

      Xóa
  7. Tôi hoàn toàn nhất trí với cụ Thép!
    Những lập luận của cụ Thép cũng khá trùng với lập luận của ông Vk Hoàng Duy Hùng.
    Chỉ khác chút là Vk HDH phân tich kỹ hơn, đưa ra các dẫn chứng chi tiêt cụ thể thôi.

    Nói nhỏ với cụ Thép.
    Ở điểm 1, cụ viết "Nhưng vụ Gac Ma, Liên Xô dù có Hải quân đang đóng ở Quân cảng Cam Ranh nhưng họ áng binh bất động."

    Điều này cần nói cụ thể hơn một chút.
    Trận Gạc Ma diễn ra năm 1988.
    Ta hãy xem thời điểm 1988 ở Liên Xô ra sao.
    Đó là thời điểm mà tên phản bội Gorbachov đã cầm quyền được 3 năm, thời đó là cao trào của của Cải tổ. Phe phái đâu đá nhau. Và chỉ thời gian ngắn sau đó thì Liên Xô tan rã.

    Chúng ta thử đặt mình vào vị trí các chiến sĩ Hải quân Liên Xô đóng tại Cam Ranh năm 1988 xem sao?
    Lãnh đạo đất nước còn mải đánh nhau phe phái, có ai quan tâm đến đời sống binh sĩ ở Cam Ranh đâu? Có ai ra lệnh gì đâu? Vậy thì những người lính án binh bất động là đúng rồi!

    Trả lờiXóa
  8. Không thể phủ nhận đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta

    Độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa là đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ
    Đường lối đó đã tạo được sự đồng thuận cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và được dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ.

    Nhờ thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, nhất là vấn đề Biển Đông, trên một số trang mạng xã hội facebook xuất hiện những quan điểm sai trái, thù địch của một số người tự xưng là “người yêu nước”, “nhà dân chủ”, “học giả”... dưới các hình thức “lời kêu gọi”, “tư vấn”, “phản biện”, “kiến nghị” “góp ý”... nhằm phê phán, bác bỏ đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay.

    Họ cho rằng: Nếu Đảng, Nhà nước vẫn “kiên định”, vẫn “khăng khăng” giữ chính sách quốc phòng “ba không” (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia) như thế là “dân đi một đường, Đảng đi một nẻo”(!)...

    Vậy, bản chất những quan điểm, luận điệu đó thế nào? Đây là lời “trung thành” hay là dụng ý thâm độc của những kẻ cơ hội? Đây là sự phiến diện, lệch lạc do hạn chế về nhận thức, xử lý thông tin hay là sự xuyên tạc, đổi trắng thay đen, bóp méo sự thật lịch sử?

    Đây có phải là sự nham hiểm, tinh vi, trắng trợn của các thế lực thù địch, phản động trong thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đen tối, là biểu hiện của sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng chỉ ra?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như vậy, thực chất đây là những tư tưởng, quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đáng lưu ý có người hồ đồ nói rằng, Việt Nam đang có sự điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại nhằm tìm kiếm đối tác chiến lược, thiết lập liên minh mới để đối phó với những quốc gia đang gây áp lực với mình... Lại có kẻ còn trắng trợn nói rằng, Việt Nam đang ngấm ngầm “theo chân” nước này để chống nước kia...

      Một điều chúng ta chẳng lạ là trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam, đối ngoại là lĩnh vực trọng điểm mà các thế lực thù địch, phản động nhằm vào để chống phá.

      Bằng nhiều chiêu trò, chúng mưu toan đẩy mạnh tuyên truyền, tán phát những thông tin sai lệch, bịa đặt, phủ nhận những thành tựu của công tác đối ngoại, xuyên tạc quan điểm, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và quan hệ của Việt Nam với các nước đối tác; xuyên tạc đường lối, phương châm đối ngoại, hòng gây nghi kỵ quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế...

      Những động thái nói trên không có gì mới và không nhằm mục đích nào khác là tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đi ngược lại lợi ích quốc gia-dân tộc, chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước đối tác, nhất là các nước lớn, các nước láng giềng, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam.

      Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng những năm qua, đặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng trong công tác đối ngoại.

      Quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

      Quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được mở rộng và tăng cường với các chính đảng ở nhiều nước theo hướng đa phương và đa dạng hóa các quan hệ.

      Công tác đối ngoại của Đảng cùng ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được kết hợp hài hòa đã tạo nên những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, góp phần tạo nên môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước...

      Dù có giở chiêu trò gì đi chăng nữa, các thế lực thù địch, phản động cũng không thể phủ nhận được những thành tựu trong công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

      Quan điểm, chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam là rất rõ ràng. Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn kiên trì phương châm là bạn với tất cả các nước, đa phương hóa, đa dạng hóa trên cơ sở độc lập tự chủ và nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

      Mục đích của Việt Nam là tạo được lợi ích chung với các nước - đó là duy trì hòa bình, ổn định. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ. Việt Nam không bao giờ liên minh, liên kết với một nước khác để chống lại nước thứ ba, không đi với nước này để chống nước kia.

      Xóa
    2. Trong giải quyết những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định là phải trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt đường lối đối ngoại hòa bình hữu nghị, độc lập, tự chủ... bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế... Chủ trương và cách giải quyết đó của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân cũng như toàn xã hội, được dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ.

      Trước những diễn biến mới của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại được Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII là: “Bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi.

      Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”(1).

      Như vậy có thể thấy, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là rất rõ ràng, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

      Những gì đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng định: Việt Nam không bao giờ liên minh với một nước khác để chống lại nước thứ ba.

      Nếu ai đó nói rằng Việt Nam dựa vào nước này để chống nước kia thì đó là hành động cố tình xuyên tạc, bịa đặt nhằm mưu đồ xấu, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, hòng làm cho tình hình thêm phức tạp, gây hoài nghi, mất ổn định, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

      Đại tá, PGS, TS Trần Nam Chuân/ báo Công an Nhân dân

      Xóa
  9. Các bạn chủ trang nói buổi tọa đàm về bãi Tư chính là do các rận xĩ tổ chức.
    Tui không phục.
    Đứng ra tổ chức là Viện pháp luật gì đó của Liên hiệp các Hội KHKT VN do ông GSTS Hoàng Ngọc Giao làm viện trưởng.

    Trả lờiXóa
  10. Ông Dương Trung Quốc lại phát biểu gây "nổi sóng" ở Nghị trường Quốc hội về nhân tài...
    Google.tienlang nên có bài phân tích về vấn đề này để dẫn dư luận đúng hướng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy ông Dương Trung Quốc không xứng đáng là đại biểu quốc hội nữa

      Xóa
  11. 1 - Bạn Huỳnh Phước17:41 25 tháng 10, 2019 thắc mắc "Tui không phục" khi "Các bạn chủ trang nói buổi tọa đàm về bãi Tư chính là do các rận xĩ tổ chức."
    Bạn bổ sung "Đứng ra tổ chức là Viện pháp luật gì đó của Liên hiệp các Hội KHKT VN do ông GSTS Hoàng Ngọc Giao làm viện trưởng.".

    Mình nghĩ, xưa nay Google.tienlang luôn phát ngôn có chứng lý rõ ràng. Ông GSTS Hoàng Ngọc Giao là ai, có lẽ bạn Huỳnh Phước chưa tìm hiểu kỹ thôi!

    2. Bạn Nặc danh19:05 25 tháng 10, 2019 viết rất đúng.
    "Ông Dương Trung Quốc lại phát biểu gây "nổi sóng" ở Nghị trường Quốc hội về nhân tài...
    Google.tienlang nên có bài phân tích về vấn đề này để dẫn dư luận đúng hướng."

    Dương Trung Quốc đã rận hóa từ lâu, ông ta là gương mặt khá "thân quen" trên Google.tienlang!
    Hãy cứ hỏi ông Gúc từ khóa "Google.tienlang Dương Trung Quốc"!

    Trả lờiXóa
  12. Trên báo Dân trí, Dương Trung Quốc công khai gọi cuộc Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước là Nội chiến.
    Ông ta ví von với Nội chiến ở Mỹ.
    Trích
    ----
    "PV: Trong những ngày này, câu chuyện về cuộc nội chiến của nước Mỹ đầu thế kỷ thứ 19 được mọi người khá chú ý dưới khía cạnh cách hóa giải hận thù, hòa hợp dân tộc của họ. Đó là sự tôn trọng mà binh lính miền Bắc dành cho vị tướng của miền Nam đầu hàng, đó là một khu vực dành riêng cho những tử sỹ là người miền Nam tại nghĩa trang liên bang Arlington… Thưa ông, những câu chuyện đó có giúp ích được gì cho chúng ta?


    Ông Dương Trung Quốc: Tôi đã từng viết bài về vấn đề này. Tôi đã sang tận chiến trường nơi diễn ra cuộc đánh giữa miền Nam và miền Bắc nước Mỹ. Tuy nhiên, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của chúng ta còn có nhiều yếu tố khác với nước Mỹ.

    Cuộc nội chiến của Mỹ bắt đầu từ hoàn cảnh địa lý của mỗi vùng khác nhau. Hồi đó, vùng miền Bắc cho rằng phát triển đất nước phải bằng phát triển kinh tế công nghiệp trong khi đó vùng phía Nam vẫn phát triển nông nghiệp. Vì thế việc xóa bỏ chế độ nô lệ trở thành vấn đề mâu thuẫn ở Mỹ khi đó. Khi ông Abraham Lincoln đưa ra cương lĩnh ứng cử tổng thống là chống lại chế độ nô lệ và thắng lợi, trở thành tổng thống thì ngay lập tức nảy sinh mâu thuẫn với người ở những bang phía Nam. Đó là nguyên nhân biến thành cuộc nội chiến."

    https://dantri.com.vn/xa-hoi/nha-su-hoc-duong-trung-quoc-hoa-giai-dan-toc-la-qua-trinh-lau-dai-1431117300.htm
    -----
    Chị Thúy Hoa Nguyễn- Thành viên BBT Google.tienlang đã phân tích , "Thúy Hoa Nguyễn Theo tôi, qua đoạn trên tôi thấy rằng ông DTQ luôn nghĩ cuộc chiến tranh ở VN là cuộc nội chiến giữa 2 miền Nam-Bắc, tương tự như nội chiến ở Mỹ.
    Đây là luận điểm sai trái cơ bản của ông Quốc. Đây cũng là quan điểm của các cụ cờ vàng suốt 40 năm qua. Họ cho rằng CSBV xâm lược m Nam. Và ông Quốc cũng ăn phải bả khi nhai lại luận điểm cờ vàng.
    Trong khi đó, quan điểm trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta thể hiện dứt khoát, rõ ràng qua bài phát biểu của Thủ tướng ngày 30.4 vừa qua. Cuộc chiến tranh mà VN tiến hành là Cuộc kháng chiến của cả dân tộc VN chống sự xâm lược của Mỹ và bè lũ tay sai của chúng. Chả có cuộc nội chiến nào như ông Quốc nghĩ."
    Xem bài
    "NHÀ SỬ HỌC" DƯƠNG TRUNG QUỐC CÓ THỂ BỊ ĐỨT MẠCH MÁU NÃO VÌ PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG NGÀY 30.4.2015
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/05/nha-su-hoc-duong-trung-quoc-co-bi-ut.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Dương Trung Quốc có hiểu hay không mà phát biểu cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược là nội chiến

      Xóa
  13. Tên Dương T Quốc đã mượn nhiều nơi,nhiều cơ hội qua vai trò là đại biểu QH để phát biểu nhiều lần những dại miệng của hắn mà rất ít khi được phản biện để dạy cho Quốc những bài học cần thiết để hắn mở cái não cạn và dốt dại nhưng lại ngông nghênh trong bày đàn được sự dẫn dắt của chủ chăn ở Đồng Nai.
    Đúng như ĐBQH Huỳnh Hữu Phước đã nói về "tứ đại ngu".
    Không biết còn nói gì về cái ÔNG DTQ này nữa...Bó tay!!!

    Trả lờiXóa
  14. Tại sao lại muốn liên minh quân sự với Mỷ ?
    Xin hảy nhìn lại VNCH, Phi Luật Tân và Khurd mới đây nhất để biết thế nào là Mỷ,có lẻ quý vị nghỉ sau khi làm tan nát quê hương VN và làm hơn 58000 người Mỷ bỏ thây tại VN, Mỷ hối hận vì việc nầy nên muốn giúp VN sao ?!
    Hay vì thù cay cú nên muốn hủy hoại đất nước cựu thù VN và làm suy yếu Trung Quốc( Đang là đối thủ đáng gờm cả về kinh tế và quân sự ) , thì điều hay nhất là xúi dục và khởi động cuộc chiến Trung Việt, Xin chớ để quê hương bất hạnh nầy của chúng ta lại một lần nửa bị xâu xé bởi các bàn tay lông lá, sợ rằng ta sẻ không còn cơ hội gượng đứng dậy một lần nửa đâu, đừng chết cho sự ngu dốt và ảo tưởng nửa

    Trả lờiXóa
  15. Nguyễn Đức Kiênlúc 18:03 27 tháng 10, 2019

    Gửi ông Hoàng Duy Hùng!

    Trong clip
    "Ls Hoàng Duy Hùng từ Mỹ tâm tình với Thiếu tướng QĐNDVN Lê Mã Lương"

    Ông Ls Hoàng Duy Hùng phân tích để kết luận rằng ông Lê Mã Lương xuyên tạc bịa đặt về trận Gạc Ma.
    Trích
    "Ông Giáp Văn Cương mất tháng 3/1990. Ông Lê Mã Lương được thăng Thiếu tướng năm 2016.
    Vậy trước khi ông Giáp Văn Cương mất thì ông Lương chỉ là cấp tá lại là sĩ quan bộ binh. Vậy thì không thể có chuyện một sĩ quan cấp tá mà lại được ông đề đốc Hải quân, tương đương Thượng tướng tâm sự những chuyện "thầm kín" ở trận Gạc Ma..."

    https://www.youtube.com/watch?v=rmSc7EuZtDI

    Phân tích rất hay.
    Nhưng...
    Ông Hoàng Duy Hùng hơi bị nhầm về thời điểm phong thiếu tướng của ông Lê Mã Lương.
    Không phải năm 2016 mà là tháng Hai năm 2017.
    ----
    Quyết định số 187/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về việc thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với đồng chí Lê Mã Lương

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    ________

    Số: 187/QĐ-TTg

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ______________________________________________

    Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2007

    QUYẾT ĐỊNH

    Về việc thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng

    đối với đồng chí Lê Mã Lương
    _____

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999;

    Căn cứ Kết luận của Ban Bí thư tại văn bản số 1262-CVNS/BTCTW ngày 06 tháng 02 năm 2007;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại văn bản số 5234/TT-BQP ngày 10 tháng 10 năm 2006; của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại văn bản số 4013/TTr-BNV ngày 08 tháng 11 năm 2006,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với đồng chí Lê Mã Lương, Giám đốc Viện Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

    Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thiếu tướng Lê Mã Lương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    Nơi nhận :

    - Như Điều 3;

    - Ban Bí thư (để báo cáo);

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;

    - Các Ban: Tổ chức TW, Nội chính TW;

    - Cục Cán bộ (Bộ Quốc phòng);

    - VPCP: BTCN, PCN Kiều Đình Thụ,

    các Vụ NC, TCCB;

    - Lưu : VT, VPBCS (2), H23

    Trả lờiXóa
  16. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 18:31 27 tháng 10, 2019

    @ Bạn Đức Kiên,

    Kiên có nhầm năm Thủ tướng thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng cho ông Lê Mã Lương không vậy?
    Kiên nói ông Hòang Duy Hùng nói năm (2016) là nhầm, năm 2017 mới đúng.
    Nhưng Quyết định số 187/QĐ-TTG bên dưới thì ghi ngày 07 tháng 02 năm 2007.
    Nếu ông LML "lên lon" năm 2017 thì ông ấy nghỉ hưu năm nào?
    Đúng là bạn Kiên gõ nhầm rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Đức Kiênlúc 18:38 27 tháng 10, 2019

      Cảm ơn bác Thép.
      Tôi gõ nhầm.
      Ông Hoàng Duy Hùng nói Lê Mã Lương được phong tứơng năm 2006.=> SAI!
      Đúng phải là Tháng Hai năm 2007.
      https://www.youtube.com/watch?v=rmSc7EuZtDI

      Xóa
  17. Anh Nông Dân đã chia sẻ một bài viết.
    12 tháng 10, 2017 ·

    Thông Phạm
    12 tháng 10, 2017 ·
    Đây các bạn một cộng tác viên của Google.tienlang đã nói về Dương Trung Quốc:

    Bạn đọc Google.tienlang lập bản tổng hợp thành tích của ”Nhà sử học” Dương Trung Quốc
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/03/ban-oc-googletienlang-lap-ban-tong-hop_17.html

    · Huỳnh Trọng Đô 13:45 Ngày 09 tháng 10 năm 2014
    Ông Dương Trung Quốc chỉ được cái hoạt ngôn, dẻo mỏ nhưng kiến thức chuyên ngành lịch sử thì rỗng tuyếch cộng thêm cái tư duy phởn động.
    Tôi nói là có dẫn chứng chứng minh chứ không chụp mũ nói liều. Nếu ai đã từng theo dõi kỹ Google.tienlang kể cả thời kỳ ở blog cũ thì hẳn sẽ thấy những chứng cứ cho điều tôi nói.
    1- Về giai đoạn lịch sử VN trước CM Tháng Tám.
    Tôi nhớ ở blog cũ có bài tranh luận nảy lửa tới hơn 200 ý kiến về cái vụ ông Dương Trung Quốc khen cái video clip "Hoạt Hình Lịch Sử Xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam"

    Thôi thì một clip có sai trái gì đó tung lên mạng cũng chả có gì đáng nói bởi trên mạng có quá nhiều thông tin xuyên tạc bịa đặt của dzận xĩ. Điều đáng bàn ở đây là ông Dương Trung Quốc- Tổng thư ký Hội sử học VN- tức là người đứng thứ hai- sau Phan Huy Lê- ngành sử nước nhà khi xem cái video này lại khen nức khen nở trên báo chí và không thể phát hiện ra những nội dung sai trái của nó, đặc biệt là bịa đặt chuyện vùng Điện Biên- Lai Châu vốn là của Trung Quốc nhưng Việt Nam núp sau Pháp để xâm lược TQ theo Hiệp ước Pháp- Thanh? Rồi VN xâm lược Campuchia vùng lục tỉnh Nam bộ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2- Về lịch sử Kháng chiến Chống Pháp.
      Điều này thì Google.tienlang mới có bài:
      GỬI DƯƠNG TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG KẺ ĐỒNG CHỦNG LOẠI
      " Lời dẫn: Tại bài CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: CHỦ TRƯƠNG HOÀN TOÀN ĐÚNG ĐẮN, tác giả Luật gia Lê Thanh đã chỉ ra: "Trên đài phản động BBC, “sử gia” Dương Trung Quốc đặt ra câu hỏi: liệu “có cần thiết phải làm một cuộc phát động long trời lở đất như thế, dẫn đến những việc làm cực đoan như thế và để lại những hậu quả nặng nề như thế hay không?". Theo ý kiến của “sử gia” này thì chủ trương Cải cách ruộng đất ở Việt Nam đơn giản chỉ là “Việt Nam phải tiến hành cái đó để đánh đổi lại sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, không phải chỉ riêng Trung Quốc mà cả Liên Xô nữa."
      Quan điểm này là hồ đồ, là phủ nhận toàn bộ chủ trương của chính sách Cải cách ruộng đất của Đảng.
      Ở Việt Nam, sự câu kết giữa đế quốc và phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa. Do đó, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc xâm lược gắn liền với mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chế độ phong kiến, chỗ dựa cho ách thống trị và bóc lột, của chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thể tách rời nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc nhất thiết phải bao hàm nội dung dân chủ."
      Như vậy, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai nhiệm vụ “chống đế quốc” và “chống phong kiến” tuy hai mà một. Trong đó, nhiệm vụ “chống phong kiến” không thể hoàn thành nếu không có Cải cách ruộng đất. Phủ nhận cuộc Cải cách ruộng đất cũng chính là phủ nhận toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp.
      Quan điểm của ông Dương Trung Quốc chính là quan điểm phủ nhận cuộc kháng chiến chống Pháp- cái quan điểm mà ta vẫn thường thấy ở các trang báo/web/blog của bọn phản động hải ngoại cũng như của những kẻ vỗ ngực tự xưng là những “nhà dân chủ” nhưng kỳ thực là những kẻ rắp tâm làm tay sai cho ngoại bang- những kẻ sống không cần não và cũng chẳng cần trái tim, những kẻ vẫn thường rêu rao trên mạng, đại khái là: Nếu như không có Cách mạng Tháng Tám, nếu như không có Kháng chiến Chống Pháp, không có Điện Biên Phủ, không có 30/4 thì giờ này đất nước chúng ta đã thành con rồng, con hổ rồi...
      Blogger Meo Meo ở Agoura Hills, CA, USA cũng đã có câu trả lời cho một kẻ thuộc chủng loại đó qua bài Mèo dạy đời trí thức mà không có khả năng tri lý. Google.tienlang xin giới thiệu bài viết này để gửi cho ông Dương Trung Quốc và những kẻ đồng chủng loại ..."
      http://googletienlang2014.blogspot.com/…/gui-duong-trung-qu…

      Xóa
    2. 3- Về Lịch sử Chống Mỹ

      Dương Trung Quốc và một vài ông cán bộ cốp đương chức cho rằng để đấu tranh đòi Hoàng Sa thì phải công nhận tính chính danh của chế độ ngụy quyền VNCH. Ông cho rằng cần vinh danh những người lính VNCH chết trong trận Hải Chiến Hoàng Sa vì nói chung, người lính VNCH "cũng có lý tưởng của họ".
      Về điều này thì Google.tienang đã có rất nhiều bài viết chỉ ra rằng nếu theo quan điểm của ông Quốc thì đúng là giai đoạn 1954- 1975 ở VN là cuộc Nội chiến- đúng như quan điểm của mấy anh chống cộng Cali. Nói vậy là cào bằng lịch sử, là phủ nhận cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
      4- Lịch sử chiến tranh chống xâm lược Trung Quốc ở Biên giới phía Bắc
      Bọn phản động xưa nay thường xuyên tạc rằng chính quyền ta hèn với TQ, quên những người lính hy sinh ở biên giới phía Bắc.
      Ông Dương T Quốc cũng hùa theo luận điệu này khi mới hồi tháng Hai vừa qua dõng dạc trả lời trên báo chí rằng "đã đến lúc Nhà nước ta cần đưa thông tin về cuộc chiến bảo vệ BG Phía Bắc vào sách giáo khoa để dạy cho thế hệ trẻ...."
      Than ôi, một người đứng đầu ngành sử nước nhà mà lại không hề biết tới kiến thức Lịch sử cấp Phổ thông Cơ sở? Bởi ngay trong sách Lịch sử Lớp 9 từ lâu đã có những bài học về chiến tranh Biên giới phía Bắc rồi. Ông Quốc dốt, không biết nên kiến nghị xằng....

      NGâN tHƯƠnG 15:30 Ngày 09 tháng 10 năm 2014
      Bác Huỳnh Trọng Đô nói trên kia là đúng.
      Đây là lời ông Dương Trung Quốc trên VnExpress:
      --------
      Thứ hai, 17/2/2014 | 01:00 GMT+7
      ‘Cần tôn vinh thế hệ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979’
      .......
      - Ông nghĩ sao về việc nhiều năm nay giai đoạn lịch sử này gần như biến mất khỏi chính sử, sách giáo khoa, giáo trình đại học?
      - Hiện tượng nêu trên là có thật. Trong các bảo tàng lịch sử hiện đại, khoảng trống này đôi khi đặt ra những câu hỏi rất đáng suy nghĩ của các khách tham quan, nhất là các bạn trẻ.
      Tôi tin, trong công tác nghiên cứu, chiến tranh biên giới phía Bắc vẫn được quan tâm vì quan hệ với Trung Quốc mãi mãi là một nhân tố rất quan trọng. Những tài liệu lưu trữ hay hiện vật lịch sử có thể còn, nhưng việc không được đưa vào giảng dạy, trưng bày và để cho các thế hệ biết tới, theo tôi là sai lầm."

      https://www.facebook.com/anhnongdanvn/posts/1657948580906120?__xts__%5B0%5D=68.ARBYGHv8aweaKBqSzYgGEsFyXNBYNwTwX6d2TsCYNnPebFWUYTGycBy6xiW5YHWHOTlDcagaKIjANE-sTYogFP96vcC0XCZEVLh-XXJT7ZTdrchP8JlzLkUHHC0TywYL1oa5RY43Z0FPPnDXlTthssp5eIv-0Q1-Pc5L-Ex-Vln-S-wf-iQTmuatBpmhSNshNj4y1P6SUSwguPHrs1NOnvXBd6tbsLJkAWZHBVJeEiHZO78li9KH_EEz9fOA9eut0QfS-1ER0z6csItXGYZj68parghAXL-NKYFlHV9LqwMb6M3TJ-RzlS0Ymq7lTLt9K3kIjrIGkjbP7FhrDP3-t4sOs7oF&__tn__=-R

      Xóa
  18. Đến ngay một công dân Mỹ, lớn lên, trưởng thành ở Mỹ như ông Hoàng Duy Hùng mà còn biết Mỹ chuyên lật lọng, lừa đảo. Và SỰ THẬT ĐÚNG NHƯ VẬY!

    Thế mà ông Lê Mã Lương lại muốn NGẢ VÀO ÒNG BU MỸ là sao?

    Trả lờiXóa
  19. VN có muốn ngả vào lòng Mĩ, Mĩ nó cũng đẩy ra thôi. Chó nó chơi với VN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rân trủ thì phải ngu, Chỉ có ngu mới đi mần rân trủlúc 18:36 29 tháng 10, 2019

      Anh bạn rận vàng này thậm ngu!
      Nói như cậu thì tức là cậu đang chửi cả cái dân tộc VN này, trong đó có bố mẹ cậu đấy!

      Xóa
  20. Luât sư hoàng duy hùng đã có bài viêt đăng trên báo nhân dân điện tử đây cá anh chị chủ trang

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LS Hoàng Duy Hùng có rất nhiều bài phản biện rất hay

      Xóa
  21. Tên bài viêt là một góc nhìn về tổ chức chính trị của ngườ việt ở hải ngoại. Đoc bài này xong thì nên xem luôn clip ong hùng nói về bài viêt này trên bonsa tv có chi tiết thú vij hồi ông hùng về đà nẵng được cụ triết che nắng cho. Xin lỗi vì khong viết được chữ hoa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Lý đi đâu mà lâu thế không cập nhật bài mới vậy?
      Anh em bên này, kể cả các bạn trẻ chủ nhà nhớ Cụ Lý hoài!
      Bao nhiêu vấn đề cần Cụ Lý.
      - Đà Nẵng vinh danh tên Việt gian Alexandre de Rhodes.
      - Chuyện cụ Võ Văn Kiệt (có thể là vô tình hoặc hữu ý) chống lưng cho lũ lật sử ...

      Xóa
    2. Bài của Ls HDH trên báo Nhân dân, tôi đã đọc.
      Một góc nhìn về tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại
      https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/42061102-mot-goc-nhin-ve-to-chuc-chinh-tri-cua-nguoi-viet-o-hai-ngoai.html

      Xóa
  22. Một góc nhìn về tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại
    Thứ Ba, 29/10/2019, 03:20:15
    Luật sư Hoàng Duy Hùng là người Mỹ gốc Việt ở Houston (Hiu-xtơn, Mỹ) và là cựu Ủy viên Hội đồng của thành phố này. Như đã đôi lần công khai tâm sự, ông cho biết mấy chục năm trước từng hoạt động chống đối Việt Nam, song từ khi nhận ra lòng yêu nước của mình đặt không đúng chỗ, ông đã tự điều chỉnh và thay đổi.

    Trong bài viết gửi Báo Nhân Dân mới đây, ông phác họa bức tranh về các tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại, hy vọng qua đó mong giúp các bạn trẻ có thêm kinh nghiệm, đồng thời có thể rút ra một số bài học, tránh đi vào vết xe mà ông đã trải qua. Báo Nhân Dân coi đó là thái độ chân thành và có trách nhiệm, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

    Năm 1975, khi đang là cậu bé 13 tuổi, tôi cùng gia đình sang Mỹ. Là hậu duệ của “Việt Nam cộng hòa” (VNCH) nên lúc đó tôi suy tư theo cách suy tư của người VNCH chống lại cộng sản. Năm 1983 vào đại học, tôi tiếp xúc với nhiều đảng phái, tổ chức của người Việt ở hải ngoại. Tổ chức đảng phái nào cũng mong muốn có những người “trẻ” như tôi lúc đó tham gia để phát triển tổ chức. Cuối cùng tôi tham gia “Mặt trận Việt Nam tự do” của các ông Hà Thúc Ký, Nguyễn Văn Kim. Đến năm 1996, tôi gia nhập “Đại Việt cách mạng đảng” của ông Hà Thúc Ký. Cuối năm 1999, tôi chính thức rời khỏi đảng này vì thấy lãnh đạo của tổ chức “tranh giành quyền lực” hơn là “lo cho nước, cho dân” như họ vẫn tuyên truyền. Những gì tôi viết trong bài này là trải nghiệm của bản thân tôi trong hơn 30 năm để chia sẻ với các bạn trẻ, ngõ hầu giúp các bạn tránh đi vào vết xe mà tôi đã đi, tốn biết bao nhiêu công sức, thời giờ, tâm huyết, tưởng là mình đóng góp xây dựng đất nước mà trên thực tế lại làm công cụ cho những mưu đồ tham vọng của nhóm này, người nọ.

    1 Về các đảng phái trước năm 1975: Các đảng phái thành lập trong thời chống Pháp dù chưa đi đúng hướng như “Việt Nam Quốc dân đảng” với người sáng lập như Nguyễn Thái Học đều là những người yêu nước, nhưng khi ra hải ngoại, những người kế thừa lại phân hóa trầm trọng. Họ sử dụng tổ chức và đảng phái làm công cụ cho mưu đồ tranh giành quyền lực cá nhân, phe nhóm. “Đại Việt” có chủ trương “lãnh tụ chế” với lý do cộng sản là tổ chức chặt chẽ thì đấu tranh chống cộng cần có một lãnh tụ để bảo vệ bí mật. Điều này là nghịch lý và gây phân hóa trầm trọng để rồi ngày càng tách thành nhiều hệ phái, nhiều lãnh tụ, ai cũng cho rằng chỉ có họ mới giỏi nhất, mới làm đúng đường lối nhất, những người khác là sai, hoặc là theo “đơn đặt hàng của cộng sản”, dẫn tới mâu thuẫn và hệ lụy như:

    - Họ kêu gọi đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhưng lại coi cá nhân lãnh tụ là quyền lực tối thượng như thần thánh, bất khả xâm phạm, hầu như kế sách vạch ra chỉ để chiều theo ý muốn của lãnh tụ. Tôi từng góp ý với ông Hà Thúc Ký để phê phán tiêu cực, hoặc góp ý xây dựng ý tưởng tích cực mà không theo bè phái thì lập tức bị trù dập, bị chụp “cái nón cối”, vì thế tôi quyết định lập tức rời khỏi tổ chức này. Trước khi ra khỏi tổ chức, tôi viết thư gửi ông Hà Thúc Ký, đóng dấu văn phòng của tôi để chứng nhận điều tôi viết, đề nghị trong lúc ông Hà Thúc Ký còn sống thì công khai trực diện với tôi, còn không thì sau khi ông mất, những gì tôi viết về ông là từ lương tâm của tôi chứ không phải từ động lực nào khác. Và tôi không có chút áy náy.

    - Vì xây dựng trên quan niệm “lãnh tụ chế” nên lãnh đạo các đảng phái của người Việt ở hải ngoại sống trong ảo tưởng, họ nghĩ rằng một ngày nào đó mình nắm quyền điều hành đất nước, quyền sinh sát trong tay, nên, dù chưa nắm quyền hành gì, cách hành xử của các vị này rất trịch thượng, kiêu căng, vì sống trong ảo mộng. Ai không làm theo ý thì tìm cách triệt hạ, dù người bất đồng là thành viên đóng góp tâm huyết một cách không vụ lợi; do vậy, nạn quăng “nón cối” lên đầu thành viên lại từ lãnh đạo, và đảng phái bị tách ra làm 2, rồi làm 4, rồi làm 8.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện nay, mỗi đảng phái như vậy chí ít cũng có 5 hệ phái, có hệ phái chỉ vài người, hệ phái khá nhất cũng chỉ khoảng trăm người. Năm 1990, trong cuộc họp ở San Francisco (San Phran-xít-cô), lãnh đạo “Đại Việt cách mạng” và “Đại Việt quốc dân” quyết định hợp nhất, nhưng vì quan niệm “lãnh tụ chế” nên không ai chịu nhường ai, để rồi cả hai trở thành “đồng chủ tịch” trong thời gian ngắn, sau đó thì lại tách ra, làm trò cười cho thiên hạ. Điều này làm cho tôi hiểu tại sao trước năm 1975, “Việt quốc” chủ trì vùng Quảng Nam, “Đại Việt” chủ trì ở Thừa Thiên, thành viên nào bước qua vùng bên kia thì bị trù dập không nương tay. Nên tôi tự hỏi, họ lo cho dân cho nước hay lo cho quyền lợi và quyền lực cá nhân, phe nhóm?

      - Đa phần thành viên các đảng phái này lúc đầu muốn cống hiến tâm huyết cho việc chung, nhưng qua thời gian, bị lãnh đạo lạm dụng và qua bao biến thiên, họ thấy không đi về đâu nên nản chí, quay về sống thụ động, không dám nói gì hết, vì nói ra thì bị kết án là phản đảng, bị cộng sản mua chuộc; ai không khuất phục, quyết tìm con đường hợp với suy tư của mình thì trở thành kẻ thù, và bị thù còn hơn thù cộng sản. Tôi là một trong các nạn nhân của bối cảnh và mâu thuẫn này trong 20 năm qua.

      Xóa
    2. 2 Về các tổ chức, đảng phái sau năm 1975: Sau chiến thắng của những người cộng sản vào ngày 30-4, nhiều quân nhân của “quân lực VNCH” di tản sang nước ngoài, họ quây quần lại với nhau, lúc đầu thành lập nhóm sau dần thành “mặt trận”, có nhóm thành lập tổ chức, trong đó phải kể đến “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” (“mặt trận”) của Hoàng Cơ Minh. Với thành viên lúc đầu là cựu quân nhân của “quân lực VNCH”, tổ chức của Hoàng Cơ Minh chủ trương bạo lực, và khi Hoàng Cơ Minh bị tiêu diệt tại Lào năm 1987, thì “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” đã biến hình, để tới năm 2001 thành “đảng Việt tân” (chính quyền Việt Nam coi “Việt tân” là tổ chức khủng bố).

      “Việt tân” có nguồn lực tài chính vì trước đó “mặt trận” đã quyên góp được chút tiền bạc rồi kinh doanh có lời, nên tài chính là huyết mạch giúp “Việt tân” có thể sống tới ngày hôm nay, cho dù bị chính người hải ngoại đã có nhiều đợt và nhiều cao trào tẩy chay. Khi tẩy chay “Việt tân”, họ cho rằng tổ chức này có quá nhiều thủ đoạn, không thành thật trong vụ quyên tiền, không thành thật về cái chết của Hoàng Cơ Minh, gian dối tuyên truyền thổi phồng lực lượng, thủ đoạn với chính các thành viên... thậm chí nhiều người còn khẳng định rằng, nếu “Việt tân” may mắn được nắm quyền chắc chắn sẽ đưa đất nước vào nội loạn, nồi da xáo thịt. “Việt tân” chủ trương “đa đảng” nhưng kiểu dân chủ đa đảng vô trật tự, tiêu biểu nhất là tại Hội đồng TP Westminster (Oét-min-tơ) hiện nay lục đục, nát như tương.


      Xóa
    3. 3 Về các thứ “chính phủ”: Một số người Việt ở hải ngoại hám danh sống trong ảo tưởng, tự lập “chính phủ” và tự phong mình làm “thủ tướng”, có “chính phủ” chỉ có một người nhưng dành cả thời giờ lên mạng tung đủ tin giả ồn ào chỉ đánh bóng cái danh hão của bản thân. Có “chính phủ” quy tụ vài trăm người. Như “chính phủ” của ông Nguyễn Hữu Chánh, được dư luận gọi là “chú phỉnh”, vì ông Nguyễn Hữu Chánh lập “chính phủ” chỉ để ai nhẹ dạ nghe theo thì mất tiền. Hết năm 2001, đến năm 2002, đến năm 2008,... Nguyễn Hữu Chánh tuyên bố về tiếp thu “chính quyền”, rồi không có gì, nay lại nói là đã thành lập “đảng dân tộc” có khoảng hơn vài chục người với những ông già trên 80 tuổi, tuyên bố sẽ dẫn phái đoàn đi Hoàng Sa, Trường Sa. Nói mãi ai nghe cũng sượng sùng, vì bịp quá trắng trợn.

      Gần đây ồn ào nhất là “chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” phường chèo của Đào Minh Quân (chính quyền Việt Nam cũng coi “chính phủ” này là một tổ chức khủng bố). Đào Minh Quân không có thực lực như Nguyễn Hữu Chánh, nhưng có khả năng phịa chuyện trên mạng, một số người dân trong nước không biết lại tưởng là thật, liền bị sập bẫy giống như gia đình ông Vương Văn Thả ở miền tây. Đào Minh Quân bỏ ra ít tiền thuê mấy em trẻ đặt bom khủng bố ở phi trường Tân Sơn Nhất, các em trẻ bị bắt, bị kết án ở tù, Đào Minh Quân phủi tay. Bà Angel Phan ở San Diego (San Đi-ê-gô), nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của Đào Minh Quân, lò mò về Việt Nam theo chỉ đạo từ Đào Minh Quân. Angel Phan bị bắt và phải nhận án tù, Đào Minh Quân lập tức tránh xa gia đình bà, tảng lờ như không biết. Ở Nam California (Ca-li-pho-ni-a), Đào Minh Quân tới đâu đều bị coi như “ghẻ”, các tổ chức và hội đoàn biết Đào Minh Quân chuyên môn chơi trò “chôm credit (tín dụng)” nên tẩy chay, và đuổi Đào Minh Quân như đuổi tà.

      Vì một số người muốn được làm “thủ tướng, tổng thống” mà bây giờ tại hải ngoại “chính phủ” mọc ra như nấm, tựu trung chỉ vì muốn làm “lãnh tụ” để khoe trên mạng, không cần biết hệ lụy tới đâu, như “nhà tiên tri vũ trụ”, “chính phủ pháp định”,... rồi nay “chính phủ” này ra thông báo đánh nhau với “chính phủ” kia, mai “chính phủ” kia ra tuyên bố kết án “chính phủ” nọ làm tay sai cho nước này nước khác. Họ tính truyền bệnh tâm thần vào người dân Việt Nam ở trong nước, nên mong bà con hãy tỉnh táo. Mấy cái thứ “chính phủ” này về Việt Nam thì không biết đâu mà lần, và sẽ loạn ngay.

      Lời kết: Chuyện đất nước là chuyện hệ trọng, phải cân nhắc kỹ lưỡng, và không phải là chuyện đùa, hoặc vô tổ chức. Người Việt ở nước ngoài có quá nhiều đảng phái, tổ chức, hội đoàn, chính phủ, nhóm, không ai phục ai, ai cũng muốn làm “lãnh chúa trong giang san CÁI TÔI” đầy kịch tính của họ, mà họ còn muốn mang cái quan niệm này về áp dụng cho đất nước, thì đó là mầm họa loạn lạc của dân tộc đưa đến mất nước. Sự loạn lạc đó đã và đang được chứng minh qua hoạt động chính trị của một số người trong các cộng đồng Việt Nam trên thế giới, không có quyền, không có tài chính, chỗ nào cũng phân hóa chia năm xẻ bảy, phe này “choảng” phe kia hằng ngày. Chỗ nào có chút thực quyền và lợi ích như hội đồng thành phố thì nạn chụp mũ, phân hóa như đang xảy ra ở Westminster, làm ô nhục cộng đồng gốc người Việt. Đa đảng dân chủ kiểu này mang về áp dụng cho Việt Nam thì đất nước sẽ loạn, nước ngoài sẽ lợi dụng phân hóa, nguy cơ mất nước không còn là giả thuyết. Vì thế tôi kêu gọi các bạn trẻ hãy cảnh tỉnh cao độ trước cảnh đa đảng, dân chủ loạn cào cào này, vì đó sẽ là sự tiêu vong của dân tộc Việt.


      HOÀNG DUY HÙNG
      (Houston, ngày 21-10-2019)
      https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/42061102-mot-goc-nhin-ve-to-chuc-chinh-tri-cua-nguoi-viet-o-hai-ngoai.html

      Xóa
  23. Từng chống Cộng kịch liệt, nay viết bài báo đảng CSVN, ls Hoàng Duy Hùng nói gì?
    PhoBolsaTV
    https://www.youtube.com/watch?v=cCKm9_aXGfE

    Trả lờiXóa
  24. LS Hoàng Duy Hùng đã chuyển mình khi nhận ra những sai lầm mà ông đã vấp phải

    Trả lờiXóa