Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

Mồng 4 Tết Nghe NHẠC XUÂN TRỮ TÌNH CỦA CA SĨ GIÁNG TIÊN SẼ SUNG TÚC CẢ NĂM!

Giáng Tiên tên thật Nguyễn Thị Thủy Tiên, là cô gái xinh đẹp, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Đồng Tháp, miền Tây Nam Bộ. Phong cách, giọng hát, tính cách ca sĩ Giáng Tiên rất đậm chất của 1 cô gái miền Tây, nhẹ nhàng, dịu dàng, thuỳ mị…
Google.tienlang thấy bạn Thủy Tiên giới thiệu trên Trang Youtube Chính thức của mình video clip với tên gọi "Mồng 4 Tết Nghe NHẠC XUÂN TRỮ TÌNH Này Sung Túc Cả Năm - CA NHẠC TẾT Giáng Tiên Hay Nhất". Chả biết có đúng hay không nhưng ta cứ thử xem!
Với gương mặt xinh xắn và chất giọng hay, truyền cảm xúc tới người nghe, Giáng Tiên đang khẳng định được tên tuổi của mình trong thể loại nhạc dân ca và trữ tình. Sinh ra ở một miền quê sông nước miền Tây dạt dào tình cảm với những lời ru, câu hò, điệu hát của Bà, của Mẹ với đồng lúa mênh mông, quê hương dạt dào đã góp phần tạo nên một ca sĩ Giáng Tiên với chất Giọng ngọt ngào, sâu lắng.
Mời bạn đọc thưởng thức ca khúc Tình ấm chiều quê
Sáng tác Nhạc sĩ: Nguyễn Ngọc Thiện
Lời bài hát Tình ấm chiều quê
Nhạc sĩ: Nguyễn Ngọc Thiện
Trên bên sông chiều nay tiếng ai hò nghe bâng khuâng
Con nước xuôi êm đềm chợt xôn xao
Ơi cô em làng quê tóc phiêu bồng trong nắng gió
Có hay không người lòng anh muốn quên lối về
Thôi anh ơi đừng khen nắng sẽ hồng trên môi em
Em chỉ như hoa đồng mọc ven sông
Ơi cô em dễ thương biết cho lòng trai tha phương
Sóng xô dâng trào dường như kiếp nào ta gặp nhau
Ơi chiều ơi nắng vàng soi đẹp tình ta
Anh muốn quên đi bao ngày dãi dầu mưa nắng ngược xuôi
Nhớ nghe anh mối tình nồng nàn duyên trao
Anh chớ quên bao câu thề muôn đời ta mãi gần nhau
Em không mong gì hơn có anh kề bên sớm tối
Như tiếng ve sau hè gọi vang vang
Ơi em thương thật thương chớ nghi ngờ tình anh trao
Gió mây xin đừng gọi ta lãng du trời xa.
Không phải khó khi Giáng Tiên truyền tải được tất cả tình cảm của những ca khúc mang âm hưởng dân ca, trữ tình đến người nghe.
Giáng Tiên tâm sự khi được hát trên quê hương hay lưu diễn các tỉnh miền Tây là có rất nhiều cảm xúc, như được sống lại những ngày thơ ấu, sự yêu thương của khán giả cũng giống như tình cảm ấp áp nơi chính gia đình mình.
Giáng Tiên không chỉ làm mê mẩn người nghe bởi những ca khúc dân ca miền Tây Nam Bộ, công chúng còn biết đến một Giáng Tiên nhí nhảnh, hài hước trong các video ca nhạc hài, cùng diễn với nghệ sĩ hài Bảo Chung, Dũng Nhí, Nguyên Dũng:
Đầu Xuân, Mời bạn đọc thưởng thức Nhạc cảnh vui Về quê ngoại.
 Dù là Hài nhưng giọng ca Giáng Tiên ở đây cũng thật đằm thắm, thiết tha, thật mê ly...

Nguyễn Hoàng Thư Lê Giới thiệu
=====
Mời xem các bài liên quan:

23 nhận xét:

  1. Tất nhiên, tui cũng như các chị chủ Google.tienlang không hề mê tín dị đoan.
    Song Đầu Xuân nghe những làn điệu dân ca về quê hương, đất nước, về những phong tục cổ truyền của ông bà được thể hiện qua giọng ca tuyệt vời của bạn Giáng Tiên thì chắc ai ai cũng thấy trong lòng thư thái, yêu đời...
    Đây là động lực cho mọi người chuẩn bị bước vào Năm mới 2020 ...
    Cảm ơn Google.tienlang, cảm ơn bạn Giáng Tiên!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng đó, đầu xuân nghe bài nhạc trữ tình này thì còn gì bằng

      Xóa
  2. Nhân dịp Trang-Saigon nói không mê tín dị đoan, tôi thố lộ tâm tình sau:
    Tôi sinh ra trong một gia đình ông cố, ông nội, cha, chú ruột, em ông nội đều làm nghề Đông y, nội tôi còn làm thầy Pháp nữa nên nhà nội có đến mười cái bàn thờ, trang thờ từ Phật tổ, Phật Bà Quan Âm, thờ Tổ, thờ Âm binh, thờ ông bà. Khi nội tôi qua đời, ba tôi là trai trưởng về ở "từ đường" lo thờ tự cúng kỵ như lúc nội còn sống, tôi từng phụ làm nhiệm vụ "công phu" (thắp nhang) mỗi tối lên bàn thờ, lo việc cúng tế nhiều năm khi chưa xa gia đình. Nói dài như vậy để các bạn thấy tôi có chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến và duy tâm không ít?

    Như Phật giáo thì con người phải có kiếp luân hồi, khi chết bị đày ở âm phủ, chuộc hết tội mới được đầu thai kiếp khác. Theo tôi, rất khó tin vì thiếu cơ sở khoa học chứng minh. Ngày Tết gia đình nào cũng cúng rướt ông bà về ăn Tết với con cháu. Theo như lý thuyết Phật giáo nói ở trên kia thì ông bà đã được đầu thai sang kiếp khác rồi thì còn đâu mà về ăn Tết với con cháu? Tôi nghĩ việc cúng Tết mời ông bà về ăn Tết là một tục lệ hiếu thảo của con người, một phong tục hay phải giữ để tưởng nhớ tổ tiên thôi, chứ chưa chắc có thật chuyện ông bà "về" ăn Tết với con cháu hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Đức Kiênlúc 10:27 29 tháng 1, 2020

      Đa phần người Việt mình, dù ở Bác hay Nam đều có chung suy nghĩ như cụ Thép: "Tôi nghĩ việc cúng Tết mời ông bà về ăn Tết là một tục lệ hiếu thảo của con người, một phong tục hay phải giữ để tưởng nhớ tổ tiên thôi, chứ chưa chắc có thật chuyện ông bà "về" ăn Tết với con cháu hay không?"

      Xóa
  3. Giáng Tiên đẹp quá!
    Lại hát hay nữa!

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 12:43 29 tháng 1, 2020

    Đất nước đang Vào Xuân.
    Cảm ơn ca sĩ Giáng Tiên (đẹp như cô Tiên) vì lời ca ngọt ngào, nồng thắm.

    Trả lờiXóa
  5. Lão bà miền Tâylúc 14:29 29 tháng 1, 2020

    Trong không khí của những ngày đầu năm mới, hãy cùng dành ít phút thoải mái và thư giản để thưởng thức giọng ca vô cùng trong trẻo và ngọt ngào của nữ ca sĩ Giáng Tiên với ca khúc Hồn Quê - ca khúc vô cùng vui tươi, ắt hẳn sẽ mang đến những phút giây tuyệt vời cho mọi người. Bài hát nằm trong tuyển tập những ca khúc hay nhất của Giáng Tiên.
    https://www.youtube.com/watch?v=ae2k-SHuTlY&list=RDae2k-SHuTlY&start_radio=1&t=14

    Trả lờiXóa
  6. Nòi chuyện khác có lạc đề, nhưng cũng có lợi cho ai quan tâm.
    Ở tuổi 80, sức khỏe của tôi tất nhiên suy giảm nhiều. So với vài năm trước, trí nhớ giảm thấy rõ. Mắt mờ, tai điếc, ngủ ít, ăn ít nhưng vẫn còn ngon miệng, tất nhiên tôi kiên nhiều thứ để không gây hại một số bệnh mãn tính của người già.
    Trí nhớ giảm biểu hiện hay quên của người tuổi già là tất yếu. Một hôm bà xã đi vắng, tôi ở nhà ngồi ở bàn ngay ngoài cửa vào phòng bếp gõ vi tính, trong bếp nấu nồi khoai lang (món ăn hàng ngày của tôi để được nhuận trường). Mãi gõ bài quên luôn nồi khoai, đến quá thời gian nấu vào nhà mới trực nhớ nồi khoailang thì khi mở nắp nồi, nước trong xoong hết sạch đã cháy đen ở đít nồi cháy vào cả từng củ khoai khá sâu. Thế là mỗi củ khoai chỉ còn lại 1/3 ăn được, hơn cả khoai lang lùi trong đống lửa bị cháy hồi nhỏ khi chăn bò thường xảy ra như thế.
    Có điều là, như cách quên này thì tôi sẽ không còn khả năng tư duy được sáng suốt nữa. Nhưng không, tôi vẫn còn viết tốt. Trí nhớ giảm nhưng tư duy còn khỏe này khiến tôi tự thắc mắc do vì sao? Tôi tự lý giải: Nhờ thường xuyên viết nên đầu óc không bị lão hóa nhanh như người không làm việc bằng trí não. Tôi nghĩ như vậy chắc không sai. Vây tôi khuyên các bạn nên làm việc động não thường xuyên để giữ sự minh mẫn cho bản thân khi về già. Các bạn có ý kiến thế nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghỉ ngơi, dưỡng bịnh đi ông Thép, ai (ngoài mấy đứa ở đây) đọc ông nữa đâu mà viết.

      Xóa
    2. 80 mà vãn gõ máy đc, vẫn còn minh mẫn như vậy là hiếm đó bác, lại còn đọc đc chữ trên máy tính đúng là kính phục.

      Xóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi có một người bạn nhỏ hơn tôi đúng một con giáp, mới mất vài năm do bị suy thận phải chạy thận một tuần 3 ngày. Tôi gọi người này bằng chú em. Lúc còn sống tôi và chú ấy thường gặp nhau trao đổi chuyện đời. Chú ấy rất tin theo niềm tin Phật giáo. Tôi thì không tin như chú ấy nên có lần tôi hỏi chú: Nói người chết rồi luân hồi đầu thai kiếp khác. Nếu luân hồi thì bao nhiêu đó chết đi rồi đầu thai hóa kiếp thì cũng không tăng lên nhiều (như cách nay mấy thế kỷ, cả thế giới có mấy tỷ người, nay tới hơn 6 tỷ) luân hồi thì lấy đâu ra số lượng người càng tăng rất cao như vậy? Nếu nói kể cả các loài động vật khác nữa cũng là sinh linh được tính chung, thì cũng không ổn vì một số loài tuyệt chủng tức mất đi, nhưng nhiều loài khác sinh sản tăng rất nhiều chứ có giảm đâu mà cho rằng loài vật ấy thành người nên lượng người tăng lên.
      Giữa duy tâm và duy vật còn nhiều điều tranh cãi, người quan niệm duy vật thì để tin được điều đó phải được chứng minh rõ ràng, điều trừu tượng mơ hồ họ không tin. Người duy tâm thì tin những chuyện không chứng minh được, từ đó có khi sa vào mê tín dị đoan. Bây giờ tình hình người ta tin theo TÂM LINH hơi thái quá dẫn đến có người lợi dụng buôn thần bán thánh. Nhiều chùa họ khai thác sự tin tưởng ấy để "kinh doanh" nguồn thu rất lớn, "thầy" tu ngày nay ở nhà lầu có phòng gắn máy lạnh, đi ô tô sang chảnh...khác xa quá so với Đức Phật Thích ca mâu ni.
      Tôi cũng có thờ tượng Phật Bà trong nhà, nhưng để yên tâm chứ không thái quá như người ta. Khi cất nhà tôi cũng chọn ngày tốt, tôi quan niệm nếu có ngày tốt thật thì mình có lợi nhưng không hại ai cả thì không hề gì, nếu bình thường thì cũng không mất gì đáng nói nên việc coi chọn ngày tốt là để yên tâm. Tôi có nghiên cứu về tử vi, nhận thấy đây là tổng kết kinh nghiệm của con người Á Đông, liên hệ với mình và bạn bè thì thấy có những điểm tử vi nói trúng. Người cẩn trọng thì trước khi làm một việc quan trọng phải cân nhắc kỹ sẽ tránh được nhiều rũi ro. Ví dụ: Trước khi ra khỏi nhà, ngồi lên xe đi, trong đầu tự nhắc phải cẩn thận thì làm cho mình tỉnh táo lái xe đi kỹ càng sẽ tránh được bất lợi, còn nếu không tự nhắc cẩn thận mà lái xe chạy ẩu thì dễ bị tai nạn. Đó là thực tế. Cho nên con người có sự tự tin chính mình bao giờ cũng sẽ thu được nhiều thành công hơn là trông chờ vào người khác. Nếu phân tích theo triết học duy vật biện chứng thì nguyên nhân chủ quan có tính quyết định, khách quan hỗ trợ có tính quan trọng chứ không thể thay cho chủ quan.
      Tóm lại:
      Ai làm việc có kế hoạnh, khoa học, có bước đi phù hợp sẽ dành thắng lợi.
      Ai tin tưởng vào người khác một cách mù quáng dễ thất bại.

      Xóa
    2. Đọc bình luận bác Thép, cháu chợt nghĩ đến nhà khoa học & triết học Alan Wallace, người một thời đã làm xao động trong giới khoa học vì đã dùng ngôn ngữ robotics ("máy học" theo cách dịch trong nước?) để "giải minh" triết học Tánh Không của đạo Phật. Trong một tác phẩm về tư tưởng Phật giáo và khoa học Tây phương có tên là "Reasoning into Reality", ông ấy có nhắc đến một phê phán đạo Phật tương tự như điều bác Thép đã nói về luân hồi, đó là
      "Nói người chết rồi luân hồi đầu thai kiếp khác. Nếu luân hồi thì bao nhiêu đó chết đi rồi đầu thai hóa kiếp thì cũng không tăng lên nhiều (như cách nay mấy thế kỷ, cả thế giới có mấy tỷ người, nay tới hơn 6 tỷ) luân hồi thì lấy đâu ra số lượng người càng tăng rất cao như vậy? Nếu nói kể cả các loài động vật khác nữa cũng là sinh linh được tính chung, thì cũng không ổn vì một số loài tuyệt chủng tức mất đi, nhưng nhiều loài khác sinh sản tăng rất nhiều chứ có giảm đâu mà cho rằng loài vật ấy thành người nên lượng người tăng lên."
      Cháu tháy có vài câu trả lời, nhưng để nói đến cái được Wallace đưa ra, đơn giản hơn cả, thì, phê phán đó không áp dụng được cho đạo Phật vì nó không nói thế giới này thế giới độc nhất, mà còn vô số thế giới khác trong Vũ trụ ("tam thiên đại thiên thế giới"), riêng trong thế giới này thì còn bị phân thành 6 cõi giới nữa ("lục đạo", đo là cõi Trời, Người, Atula, Quỉ đói, Súc Sinh vv.), trong đó hiển nhiên chỉ có cõi Người và Súc Sinh (sinh vật khác con người) là được nhận biết bởi người phàm mắt thịt :-). Thế thì sự việc tăng giãm dân số trong cõi người và các sinh vật khác không có nghĩa là ý niệm luận hồi / tái sinh không còn chỗ đứng.
      Lq. chuyện này, xin kể thêm một điều có thể lí thú, đó là các cõi giới đó không bị cho là ngăn cách, biệt lập, mà có khi có sự giao thoa, đan xen nhau (khiến người "yếu bóng vía" có khi thấy ma, chắc vậy! :-)). Đặc biệt là theo từ nguyên tiếng Phạn, "cõi giới" cũng là "trạng thái", theo đó dù ta thuộc cõi người nhưng có một ít ác nghiệp thì có khi bị rơi xuống các cõi dưới, chẳng hạn cõi quỉ đói hay súc sinh - đó là lúc ta sống hoàn toàn trong sự thèm muốn, khao khát vật chất như quỉ đói, hoặc sống hoàn toàn theo bản năng - đói, thiếu vv. thì tranh cướp, giành giật, giải quyết vđ. của mình bằng mọi cách như thú vật. Trái lại, có phước báu thì theo đó có khi ta tạm lọt vô cõi giới của các vị trời - quí cụ này không có những lo âu phiền muộn hay thèm muốn phàm tục, chỉ có mỗi ảo tưởng rằng họ là chủ tể tạo ra các thế giới thấp hơn, và trường tồn mãi mãi chứ không nghĩ rằng họ cũng nằm trong qui luật thành, trụ, hoại, diệt. Nếu không đủ phước báu như vậy, con người có lúc cũng lên được một cõi giới khá hơn cõi người - đó là cõi giới của các Atula, một chủng loại cõi trên mà phái nam có sức mạnh và ưa chuyện tranh đua, giành phần thắng, còn phái nữ thì cô nào cũng tuyệt đẹp... Nói đến đây, liên tưởng đến cõi giới Googletienlang.... :-)

      Xóa
  8. @Nguyễn Đức Kiên.
    Theo như khảo cổ học cho biết, các nền văn hóa / cộng đồng người cổ sơ đều có tin tưởng rằng chết không phải là hết. Từ đó, người ta nghĩ phải có một thế giới khác, nơi linh hồn người chết sẽ đến ở .như trường hợp tín ngưỡng Babylon, Ai cập và sau đó Do thái và Kitô giáo. Người Ấn cổ thì cho là sau khi chết, linh hồn sẽ tái sinh vào thế giới này hay thác sinh vào nhiều thế giới khác tùy theo việc làm thiện, ác ra sao ở đời này. Người Việt thì có bằng chứng là ngay từ thời Đông Sơn tổ tiên chúng ta đã cho rằng người chết ở lẩn khuất đâu đó trong thế giới này dù người sống (thường( không nhìn thấy họ. Tục thờ cúng, với niềm tin là người đã khuất về ăn cỗ, ăn Tết với con cháu.... từ đó mà có. Khi đạo Phật truyền đến VN (và các nước Á đông khác), tục lệ này vẫn được duy trì nhưng được nhấn mạnh tằng đó là sự tưởng nhớ, kính trọng, thể hiện kéo dài của đức tính hiếu thảo với tổ tiên. Chứ "hồn" đã lìa khỏi xác thì những "cái biết" có quan hệ với thân xác cũng không còn, làm gì còn biết đường lối hay người thân mà tìm về hay biết ăn uống như người sống tưởng tượng? :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói như thế thì dễ tạo hiểu lầm rằng đạo Phật cũng chủ trương một linh hồn bất tử như trong các tín ngưỡng cổ sơ và các tôn giáo khác hiện còn. Do đó ... nói tiếp cho vui ba ngày tết, dựa vào câu nói của bác Người Đất Thép, "Như Phật giáo thì con người phải có kiếp luân hồi, khi chết bị đày ở âm phủ, chuộc hết tội mới được đầu thai kiếp khác."

      Theo cháu (dân khoa học tự nhiên nhưng có đam mê tìm hiểu ngành tôn giáo học), điều bác Thép nói như trên (....) chỉ có thể là sự bày vẽ ra để "minh họa" những ý niệm cơ bản vốn rất trừu tượng, khó nắm bắt, trong tư tưởng Phật giáo.

      Phật cho rằng mọi "dharma" / "dhamma" hay "pháp" (Sankrit/ Pali / Hán-Việt, nghĩa là "hiện tượng", cái có thể nắm bắt bằng đo lường cụ thể cũng như qua sự suy lí) đều bị chi phối bởi qui luật vô thường (không thường tại, cố định, bất biến, tuyệt đối), mặt khác sự vô thường tự nó cũng là một "pháp", cũng không phải là tuyệt đối. Theo đó, mọi pháp (mọi cái thật có) không thật sự sinh ra và mất đi, mà chỉ thay đổi, chuyển biến từ dạng này qua dạng khác. Tất nhiên ta biết vật lí cũng chỉ nói vậy (định luật bảo toàn năng-chất). Thế thì chúng ta không phải là một linh hồn hay thực thể bất tử, bất biến trong một thân xác thay đổi, chuyển biến theo thời gian. Mặt khác, cái chết cũng không phải là hết, sự chấm dứt tuyệt đối.

      Trong đạo Phật, một "sinh linh" (mọi sinh vật đều là "sinh linh, và con người được cho là sinh linh cao cấp nhất) là một phức hợp tâm-thân, trong đó tâm có thể hình dung như không khí và thân là bình chứa. Ở bầu thì tròn ở ống thì dài -tâm có hình dạng thế này hay thế kia và cao cấp, ít nhiễm ô như người hay thấp... cấp, nhiều giới hạn như ở sinh vật khác, đó là do bình chứa có hình dạng thế nào và thành phần vật lí cấu tạo nó ra sao. Cái chết theo đó là một tiến trình, tiến trình tháo rời tâm và thân, và trong tiến trình đó nghiệp (karma, xung lực của những hành động, lời nói, ý nghĩ của một tâm-thân, của một người khi còn sống) sẽ đưa đẩy tâm "đi lên" một cảnh sống tốt lành hơn trong cõi cõi người hay "đi xuống" cõi của các sinh vật thấp kém hơn, tùy thuộc vào nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện mà ta đã làm (thiện theo định nghĩa là có lợi cho ta lẫn cho sinh linh khác).

      Đại khái là vậy. Và thật khó mà nghĩ là những con người dân dã chất phác, ít học có thể tiếp thu được giáo thuyết như phác họa ở trên, đành là nói chuyện làm ác thì khi chết xuống âm phủ chịu khổ hình trả nợ đời trước khi đi đầu thai -cho dễ hiểu! :-)

      Xóa
  9. Thật là LẠ với cái trang Google.tienlang!
    Khi thì có vẻ thư thái với các bài bình luận âm nhạc như bài này.
    Nhưng khi thì hừng hực máu lửa đưa tin chi tiết về chiến tranh như bài
    Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014
    83 BINH SĨ CÒN SỐNG SÓT CỦA LỮ ĐOÀN 30 UKRAINA: CHÚNG TÔI ĐÃ BỊ QUẲNG XUỐNG ĐỊA NGỤC

    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/08/83-binh-si-con-song-sot-cua-lu-oan-30.html

    Chẳng có bất cứ tờ báo nào hay trang mạng nào có những thông tin chi tiết về Ukraina, về Donbass như Google.tienlang!

    Trả lờiXóa
  10. Phải thừa nhận rằng hầu hết các nhận định, dự báo của trang Google.tienlang về Ukraina đều chính xác.
    Lý do là bởi Google.tienlang dựa trên những phân tích hợp lý, hợp tình.
    Tôi rất ấn tượng khi đọc bài
    Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014
    UCRAINA ĐANG MẤT DẦN CRƯM.

    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/ucraina-ang-mat-dan-crum.html

    Lưu ý, đây là bài đăng vào ngày Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014. Thời điểm này Crưm vẫn thuộc Ukraina.
    Nhưng giờ thì ai cũng biết.
    Ukraina đã vĩnh viến mất Crưm!

    Trả lờiXóa
  11. Các nhà báo VN nên đọc hết các bài trên Google.tienlang để biết thực sự chuyện gì đã, đang xảy ra ở Ukraina
    ---

    1- Putin có đưa quân vào Ukraina?
    2- UCRAINA ĐANG MẤT DẦN CRƯM
    3- BÁO CHÍ VN NÊN KHÁCH QUAN VỀ TÌNH HÌNH UCRAINA
    4- Video: NỘI DUNG CUỘC HỌP BÁO TẠI NGA CỦA TỔNG THỐNG VICTOR YANUKOVICH
    5- Слава Украине! Ленину слава!
    6- MỸ CÙNG NATO CÓ DÁM?
    7- Bằng chứng lật tẩy chuyện truyền thông phương Tây xuyên tạc ở Ucraina..

    41- Арсен, бегите в Италию! Arsen, hãy chạy trốn sang Italy
    42- CHIẾN DỊCH TẤN CÔNG SLAVIANSK CỦA KIEV ĐÃ THẤT BẠI
    43- UKRAINA: GIÁM ĐỐC CIA MỸ CHỈ HUY CHIẾN DỊCH TẤN CÔNG SLAVIANSK
    44- CHIẾN DỊCH TẤN CÔNG SLAVIANSK CỦA KIEV ĐÃ THẤT BẠI...
    45- UKRAINA CHẤN ĐỘNG TIN ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG BỊ ĐÁNH ...
    46- MỸ THỪA NHẬN CHỈ ĐẠO CƠ QUAN AN NINH UKRAINA
    47- US-backed crackdown threatens civil war in Ukraine...
    47a- UKRAINA: PHÁ TƯỢNG LÊ NIN ĐỂ DỰNG TƯỢNG TRÙM PHÁT XÍT
    48- UKRAINA: LỘ RÕ BÀN TAY LÔNG LÁ CỦA CIA VÀ KIEP
    49- Tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk…
    50- Cuối tuần: Nhạc phẩm hot "Nyash Myash"
    51- VỤ THẢM SÁT Ở ODESSA- TỘI ÁC CHỐNG LOÀI NGƯỜI
    52- Кто поджигал и расстреливал Дом профсоюзов в Одессe? Ai đốt và bắn vào Nhà Công đoàn ở Odessa?
    53- Cùng nhà báo Mỹ vào tận nơi đồn trú của Tự vệ Slaviansk.
    54- ĐANG DUYỆT BINH TẠI SLAVIANSK 9/5
    55- Одарченко назвал Гитлера освободителем-- Thống đốc tỉnh Kheson gọi Hitle là “Người giải phóng”
    56- Bê bối ngoại giao: Gián điệp NATO giả danh thanh tra OSCE
    57- BÀI BÁO TIẾNG NGA XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VN ĐÃ BỊ GỠ
    58- Phóng sự của CNN từ Slovyansk làm người Mỹ rúng động
    59- Quân ngụy Kiev ném bom phốt pho- loại bom bị quốc tế cấm- xuống Slaviansk
    60- NHỮNG KỊCH BẢN LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN UKRAINA
    61- BÁO VIETNAM+ NHÉT CHỮ VÀO MIỆNG PUTIN
    61a- BÁO VNEXPRESS LẠI VU KHỐNG TỰ VỆ DONBASS
    62- NHÀ BÁO HỮU THỌ: "LÀM BÁO SAU LAPTOP, THƯỜNG LƯỜI ĐI THỰC TẾ...”
    63- BÁO CHÍ VN HIỆN NAY NHƯ BẦY VẸT MỸ?
    64- SLAVIANSK THẤT THỦ...
    65- NHỮNG HÌNH ẢNH KHÔNG CÓ TRÊN TRUYỀN THÔNG MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY
    66- Một bài khá khách quan trên báo Việt: Vì sao Ucraina ‘càng giãy càng đau’?
    67- Tổng thống Ukraina: "Chúng tôi cần phải dừng lại tất cả mọi thứ và bắt đầu đàm phán..”.
    68- Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk: Chúng tôi bác bỏ phương án ở lại thành phần Ukraina
    69- Rò rỉ clip thủ tướng Ukr Yatsenyuk hoảng loạn, phát khóc khi nghe tin quân Nga sang...
    70- KIEV QUYẾT ĐÌNH NGỪNG BẮN
    71- BẢN ĐỒ UKRAINA SẼ THẾ NÀO SAU HỘI ĐÀM CHIỀU MAI?
    72- Hội đàm ba bên tại Minsk: Ký kết Biên bản về ngừng bắn cho Ukraina

    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/bao-chi-vn-nen-khach-quan-ve-tinh-hinh.html

    Trả lờiXóa
  12. Sinh ra ở một miền quê sông nước miền Tây dạt dào tình cảm với những lời ru, câu hò, điệu hát của Bà, của Mẹ với đồng lúa mênh mông, quê hương dạt dào đã góp phần tạo nên một ca sĩ Giáng Tiên với chất Giọng ngọt ngào, sâu lắng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất hay, tôi cũng nghĩ người Miền tây dạt dào tình cảm

      Xóa
  13. Chuyện viết...

    Xin kể chuyện của tôi về viết...
    Tại trang G TL này, một lần tôi viết "ăn trên, ngồi trước", lập tức có người nghĩ tôi viết trật nên "sửa dùm" là "ăn trên ngồi trốc". Câu tục ngữ này tôi đã biết, nhưng không "xài" theo người ta, mà dùng theo ý mình là "ngồi trước". Câu "ăn trên ngồi trốc" này chỉ các ông quan lại ngày xưa ở làng xã khi có đám tiệc thì ngồi ăn bàn trên, hội họp thì ngồi bàn phía trước nhất. Vậy nên tôi viết "ngồi trước" cho rõ hơn dùng "trốc" - một cách nói trại chữ trước ra chữ trốc!

    Tôi có viết cuốn hồi ký "Chuyện đời tôi", cuốn sách chỉ dành cho người thân đọc, không đưa ra ngoài. Một lần nằm viện chung với một chú làm thầy giáo. Hôm đó có vợ chồng người quen với chú giáo viên đến thăm, gặp lúc đứa con trai út tôi mang thức ăn đến cho tôi. Sau khi vợ chồng người này ra về, chú giáo viên dọ hỏi và gợi ý ông bà này có đứa con gái muốn giới thiệu với con trai tôi. Về nhà tôi khuyên con nên đến nhà vợ chồng ông bà làm quen. Tôi có cảm tình muốn con tôi làm rể ông bà này, nhưng con trai tôi không chịu. Tôi vẫn dành tình cảm đặc biệt cho cô "dâu hụt" này, cho cháu đọc cuốn hồi ký của tôi. Cô này tính tình khá thẳng thắn, cháu xem và nói bác viết sai chỗ này: "Chó ăn đá, gà ăn sỏi" chứ sao bác viết "chó ăn đá, gà ăn muối"? nó sửa lại như vậy. Tôi phải giải thích: Câu thành ngữ này bác biết chứ, nhưng bác không dùng chữ sỏi mà dùng chữ muối với dụng ý riêng đặc biệt đó cháu. Vì cái làng nơi bác sinh ra người dân sống bằng nghề làm ruộng muối (diêm dân) nên bác nhấn mạnh đời sống cơ cực của người dân nơi quê bác như vậy. Mà cháu biết chuyện gà ăn muối không? Ở quê bác thỉnh thoảng có xảy ra mâu thuẫn giữa nhà này với nhà khác, họ tức giận có khi họ suốt chết gà nhà kia bằng cách trộn muối vào cơm cho gà ăn. Muối mặn gà khát nước, uống nước nhiều quá không chịu nổi nên phải chết. Bác có ý khác người vậy đó.

    Thế cho nên khi đọc bài người ta viết có cách dùng từ khác lạ cần phải tìm hiểu vì sao tác giả dùng như thế, đừng vội cho người ta sai.

    Hồi kháng chiến chống Mỹ, tôi dạy học, ở trong nhà cậu học trò ở vùng giải phóng. Hôm đó có nhà soạn kịch nổi tiếng ở miền Bắc vào chi viện miền Nam, công tác ở R xuống T4 đi thực tế lại vào ngay cái nhà tôi ở, vì nhà này có người con trai lớn làm du kích. Nhà biên kịch ngồi hỏi chuyện với hai du kích, khi nghe anh du kích nói tên "lính lác" ám chỉ thằng lính ngụy không có cấp bậc, anh nhà văn chớp ngay cái từ "lính lác" đưa vào một vỡ kịch. Vậy là từ đó cái từ lính lác thành phổ biến mà trước đó chưa hề xuất hiện.

    Hiểu nôm na đây là sáng tạo của nhà văn cũng được.

    Trả lờiXóa
  14. Ngày xuân mà được nghe các ca khúc trữ tình thì quá tuyệt vời, cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa