Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

Hôm nay, Lula da Silva chiến thắng, trở lại làm Tổng thống Brazil: SỰ KIỆN NÀY SẼ ẢNH HƯỞNG TỚI CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA NHƯ THẾ NÀO?

Lula da Silva

Lời dẫn: Theo kết quả chính thức được Tòa án Bầu cử tối cao Brazil (TSE) công bố sáng 31/10/2022, ứng cử viên cánh tả Lula da Silva, 77 tuổi, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai với hơn 60,3 triệu phiếu ủng hộ (50,88% số phiếu). Trước đây, ông Lula da Silva đã từng làm Tổng thống Brazil thứ 35 từ năm 2003 đến năm 2011. Ông Lula da Silva cũng là người chịu ảnh hưởng của Lãnh tụ Fidel Castro. 
Lula da Silva & Fidel Castro
Trong những tháng năm thăng trầm của cuộc đời, nếu không có lời khuyên, lời cổ vũ của người anh, người bạn chân thành Fidel Castro thì hẳn Lula da Silva đã bỏ cuộc, rút khỏi đời sống chính trị.
Brasil là quốc gia lớn nhất châu Mỹ La tinh, thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 214 triệu người. Brasil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới và là một trong bốn nước sáng lập khối BRICs (các nền kinh tế mới nổi) gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India) và Trung Quốc.
Ông Lula da Silva sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Brasil vào ngày 01.01.2023 nhưng ngay từ hôm nay, sự kiện ông Lula da Silva đắc cử chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề nóng bỏng nhất trên hành tinh lúc này: Chiến tranh ở Ukraina!
Google.tienlang có niềm tin như trên là bởi ngay từ hồi tháng 5 năm nay, ông Lula da Silva đã nói rõ quan điểm của mình về cuộc chiến ở Ukraina trên Tạp chí The Time một tạp chí tin tức hàng đầu của Mỹ được phát hành trên khắp thế giới. Quan điểm của ông Lula da Silva khá trùng hợp với quan điểm của Cựu Thủ tướng Ý Berluskoni và cũng khá trùng hợp với quan điểm của Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mà Google.tienlang đã giới thiệu ở bài CỰU TỔNG THỐNG PHÁP SARKOZY CÔNG KHAI LÊN ÁN SỰ LỆ THUỘC CỦA CHÂU ÂU VÀO MỸ VÀ KÊU GỌI CHÂU ÂU ĐÀM PHÁN VỚI PUTIN
Với ai biết tiếng Anh, xin mời đọc bản gốc bài trên Tạp chí The Time với tiêu đề Lula Talks to TIME About Ukraine, Bolsonaro, and Brazil's Fragile Democracy- Dịch: Lula nói chuyện với TIME về Ukraine, Bolsonaro và nền dân chủ mong manh của Brazil
Dưới đây, Google.tienlang xin lược dịch bài viết quan trọng này (Google.tienlang lược bớt phần đầu vì quá dài)....
*****
Lula Talks to TIME About Ukraine, Bolsonaro, and Brazil's Fragile Democracy- Dịch: Lula nói chuyện với TIME về Ukraine, Bolsonaro và nền dân chủ mong manh của Brazil
NGÀY 4 THÁNG 5 NĂM 2022 

“Tôi không hiểu ông tổng thống Ukraina. Nhưng thái độ của ông ta thì rất kỳ dị. Có vẻ ông ta chính là một phần của bối cảnh này. Ông ta đối diện Nghị viện Anh, nghị viện Đức, nghị viện Pháp, nghị viện Ý cứ như thể ông ta đang đi vận động một chiến dịch chính trị vậy. Chỗ của ông ta lẽ ra nên ở bàn đàm phán thì hơn”,- Lula da Silva

Luiz Inácio Lula da Silva phát biểu trước các công nhân công đoàn tại Praça Charles Muller, São Paulo, nhân ngày Quốc tế Công nhân, ngày 1 tháng 5 năm 2022- Hình trên Tạp chí TIME

Time: Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông, dầu mỏ là một trong vài mặt hàng đã mang lại những thành tựu kinh tế. Hôm nay, với cuộc khủng hoảng khí hậu, chúng ta đang cố gắng tiêu thụ ít dầu mỏ lại. Ứng viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử vào tháng Năm tới ở Colombia là Gustavo Petro đã đề xuất một chương trình hạn chế thăm dò, khai thác dầu mà trong đó, các quốc gia nên lập tức thực hiện việc thăm dò dầu mỏ. Ông sẽ hưởng ứng chứ?

Lula da Silva: Xem nào. Petro có quyền đề xuất bất kỳ thứ gì ông ấy muốn. Nhưng, trong tình hình của Brazil, có vẻ đề xuất này không thực tế. Trong tình chung của thế giới, nó cũng không thực tế nốt. Chúng ta vẫn còn cần dầu thêm một thời gian nữa. Chúng ta không thể chỉ… (phóng viên ngắt lời).

– Time: Ý tưởng là vẫn khai thác và sử dụng những mỏ dầu mà họ đã thăm dò xong và ngừng các cuộc thăm dò tiếp tục. Ông có cân nhắc chứ?

Lula da Silva: Không, chừng nào bạn chưa có năng lượng thay thế, bạn sẽ vẫn phải sử dụng những năng lượng bạn đang có. Hãy nghĩ về nước Đức nhé: Angela Merkel quyết định đóng cửa mọi nhà máy điện hạt nhân. Bà ta không hề tính đến việc chiến tranh Ukraina sẽ nổ ra. Và hôm nay, châu Âu lệ thuộc vào năng lượng từ Nga. Những gì bạn có thể làm chỉ là bắt đầu một tiến trình cắt giảm lâu dài (nhu cầu sử dụng dầu) khi mà bạn nâng tỷ lệ các năng lượng thay thế lên. Bạn sẽ không thể hình dung được viễn cảnh nước Mỹ sẽ dừng nhu cầu tiêu thụ sử dụng dầu của nó đâu.

Time: Tôi muốn nói về chiến tranh Ukraina. Ông luôn tự hào rằng mình có thể đối thoại với bất kỳ ai – Hugo Chavez cho tới George Bush. Nhưng thế giới hôm nay đã trong tình trạng rạn vỡ ngoại giao rất nặng nề. Tôi băn khoăn là liệu cách tiếp cận của ông còn hiệu quả nữa hay không. Ông có còn có thể nói chuyện với Vladimir Putin sau những gì ông ta làm ở Ukraina?

Lula da Silva: Những chính trị gia chúng tôi gieo gì thì gặt nấy thôi. Nếu tôi gieo thiện chí, hữu nghị, sự hoà hợp thì tôi sẽ gặt những thứ tốt đẹp. Nếu tôi gieo bất hoà, tôi sẽ gặt tranh chấp. Putin lẽ ra không nên xâm lược Ukraina. Nhưng đâu phải một mình Putin có lỗi. Nước Mỹ, EU cũng có lỗi tương xứng. Nguyên nhân của cuộc xâm lược Ukraina là gì? Tham gia NATO phải không? Vậy thì lẽ ra Mỹ và châu Âu cần phải tuyên bố “Ukraina sẽ không gia nhập NATO”. Điều đó hẳn sẽ giải quyết được vấn đề.

Time: Ông cho rằng mối đe doạ Ukraina gia nhập NATO là nguyên nhân chính để Nga xâm lược?

– Lula da Silva: Nó là cái mâu thuẫn được họ đẩy cho leo thang. Nếu họ có thêm lý do bí ẩn nào khác, chúng ta không biết. Vấn đề khác nữa là Ukraina gia nhập EU. EU cũng lẽ ra nên tuyên bố “Không, bây giờ không phải lúc Ukraina gia nhập EU, đợi cái đã”. Họ thực ra không nên đổ thêm dầu vào lửa đối đầu như vậy.

– Time: Nhưng tôi nghĩ là họ cũng đã cố gắng đối thoại với Nga.

– Lula da Silva: Không, họ không hề. Đối thoại là cực ít. Nếu bạn muốn có hoà bình, bạn phải kiên nhẫn. Họ hoàn toàn có thể ngồi xuống đàm phán 10, 15, 20 ngày, thậm chí cả tháng, cố gắng tìm giải pháp. Tôi nghĩ là đối thoại chỉ hiệu quả khi đối thoại được tiến hành nghiêm túc.

– Time: Nếu ông là Tổng thống bây giờ, ông sẽ làm gì? Ông liệu có khả năng tránh được xung đột?

– Lula da Silva: Tôi không biết liệu mình có khả năng làm được điều đó hay không. Nhưng nếu tôi là Tổng thống, tôi sẽ điện đàm với Biden, và Putin, và Đức, và Macron. Bởi vì chiến tranh không phải là giải pháp. Tôi cho rằng vấn đề nằm ở chỗ nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ không giải quyết được các rắc rối. Và cơ bản là bạn phải nỗ lực, phải thử.

Thỉnh thoảng tôi cảm thấy lo ngại. Tôi quan ngại khi Mỹ và EU đã đỡ đầu để Juan Guaido (khi ấy đang là người đứng đầu Quốc hội Venezuela) trong vai tổng thống năm 2019. Không giở trò với dân chủ như thế được. Để Guaido lên làm tổng thống, ông ấy cần phải được bầu. Sự quan liêu không thể được dùng thay thế cho chính trị. Trong chính trị, hai cơ quan đứng đầu nhà nước (Chủ tịch Quốc hội và Tổng thống) phải là hai cơ quan đều do dân bầu nên, phải biết ngồi xuống đàm phán với nhau, nhìn vào mắt nhau mà đối thoại.

Và hôm nay, nhiều khi tôi ngồi và xem tổng thống Ukraina nói chuyện trên truyền hình, được vỗ tay, được cổ vũ, được vinh danh bởi tất cả các nghị viện. Gã này phải chịu trách nhiệm ngang bằng với Putin cho cuộc chiến này. Bởi vì trong chiến tranh, không thể chỉ có một bên phạm lỗi. Saddam Hussein cũng phải có tội ngang với Bush (về cuộc chiến 2003 ở Iraq). Bởi vì Hussein hoàn toàn có thể nói “Các bạn có thể đến và kiểm tra và tôi sẽ chứng minh rằng tôi không có vũ khí huỷ diệt”. Nhưng ông ta lừa dối nhân dân của chính mình. Và hôm nay, Tổng thống Ukraina cũng có thể nói “Nào hãy không nói về câu chuyện NATO nữa, không nói về việc tham gia EU trong một thời gian nữa. Hãy thảo luận với nhau trước đã”.

– Time: Vậy là Volodomyr Zelensky lẽ ra nên đối thoại với Putin nhiều hơn, ngay cả khi 100 ngàn lính Nga đã ở biên giới Ukraina rồi ư?

– Lula da Silva: Tôi không hiểu ông tổng thống Ukraina. Nhưng thái độ của ông ta thì rất kỳ dị. Có vẻ ông ta chính là một phần của bối cảnh này. Ông ta đối diện Nghị viện Anh, nghị viện Đức, nghị viện Pháp, nghị viện Ý cứ như thể ông ta đang đi vận động một chiến dịch chính trị vậy. Chỗ của ông ta lẽ ra nên ở bàn đàm phán thì hơn.

– Time: Ông có thể nói thẳng điều đó tới Zelensky chứ? Ông ta đâu có muốn cuộc chiến, cuộc chiến nó ập vào ông ta mà.

– Lula da Silva: Ông ta CỰC muốn cuộc chiến này. Nếu ông ta không muốn chiến tranh, ông ta đã đàm phám nhiều hơn. Cơ bản là thế. Tôi đã phê phán Putin khi tôi đang ở Mexico City hồi tháng 3, nói thẳng rằng ông ta đã sai lầm khi xâm lược. Nhưng tôi không nghĩ ra được một ai đang nỗ lực kiến tạo hoà bình cả. Dư luận bị dẫn dắt để thù ghét Putin. Cách làm này chả giải quyết được gì cả. Chúng ta cần đạt được các thoả thuận. Nhưng mọi người thì lại cổ vũ chiến tranh. Các bạn cổ vũ gã này (Zelensky), và nghĩ rằng hắn ta chính là “trái cherry trên chiếc bánh của mình”. Chúng ta nên có những đối thoại nghiêm túc kiểu “OK, ông là một diễn viên hài đáng yêu. Nhưng đừng để chúng tôi thì đi tham chiến trong khi ông lại đi trình diễn mình trên truyền hình”. Và chúng ta cũng cần nói với Putin: “Ông thì lắm vũ khí đấy nhưng ông không cần phải dùng chúng ở Ukraina. Hãy đối thoại đi nào”.

Lula tại một sự kiện ở Sao Bernardo Do Campo trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1989 của mình. Hình trên TIME

– Time: Ông nghĩ gì về Biden?

Lula da Silva: Tôi đã từng có phát biểu khen ngợi Biden khi ông ta công bố chương trình kinh tế của mình. Nhưng vấn đề là công bố chương trình thì chẳng đủ, cần phải thực thi nó. Tôi cho rằng Biden đang trong một giai đoạn khó khăn đấy.

Và tôi không nghĩ ông ta quyết định đúng trong chuyện chiến tranh Nga – Ukraina. Mỹ có rất nhiều ảnh hưởng chính trị. Và Biden lẽ ra đã có thể tránh cuộc chiến, lẽ ra có thể không kích động nó. Ông ta lẽ ra nên đối thoại nhiều hơn, tham gia nhiều hơn. Biden có thể bay tới Moskva đối thoại với Putin. Đấy mới là thái độ mà ta mong đợi ở một lãnh đạo. Phải can thiệp để mọi thứ không đi lệch hướng. Nhưng tôi không nghĩ là ông ta đã làm thế.

– Time: Biden có nên nhượng bộ Putin không?

Lula da Silva: Không. Giống như cái cách người Mỹ thuyết phục Xô-viết không đặt tên lửa ở Cuba năm 1961 vậy, Biden nên phát biểu “Chúng ta sẽ đối thoại nhiều hơn nữa. Chúng tôi không muốn nhận Ukraina vào NATO, dừng lại đi”. Đó không phải là nhượng bộ. Để tôi nói bạn nghe điều này. Nếu tôi là tổng thống Brazil và họ bảo tôi “Brazil có thể tham gia NATO” thì tôi sẽ trả lời là Không.

– Time: Tại sao?

Lula da Silva: Bởi vì tôi là một người chỉ nghĩ đến hoà bình chứ không phải chiến tranh. Brazil không có mâu thuẫn với quốc gia nào cả: không phải Mỹ, không phải Trung Quốc, hay Nga, Bolivia, Argentina, Mexico. Và thực tế việc Brazil là một nước hoà bình sẽ cho phép chúng ta tái tạo những mối quan hệ mà chúng ta từng kiến tạo hồi 2003-2010. Brazil sẽ lần nữa trở thành vai chính trên bàn cờ toàn cầu bởi vì chúng ta sẽ chứng tỏ rằng hoàn toàn có thể tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.

– Time: Ông làm vậy bằng cách nào?

Lula da Silva: Chúng ta cần kiến tạo một Cơ quan toàn cầu. Hôm nay Liên hợp quốc chẳng còn đại diện được cho thứ gì nữa rồi. Các chính phủ cũng chẳng coi trọng Liên hợp quốc nữa khi mà mỗi bên đều tự đưa quyết định mà không hề tôn trọng LHQ. Nước Mỹ quá quen với việc đi xâm lược các nước khác mà chẳng thèm hỏi ý kiến ai và xem thường Hội đồng bảo an. Chúng ta cần xây dựng lại Liên hợp quốc, với thêm nhiều quốc gia, nhiều cá nhân. Nếu chúng ta làm điều đó, chúng ta sẽ cải thiện được tình hình thế giới.

Tác giả CIARA NUGENT

Cẩm Quỳ- Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu
====

15 nhận xét:

  1. Chuyên gia: Tổng thống Brazil có thể giúp giải quyết vấn đề Ukraina
    22:21 31.10.2022
    MATXCƠVA (Sputnik) - Tổng thống mới của Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, có thể đóng góp vào việc giải quyết tình hình xung quanh Ukraina, Viktor Kheifets - Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Giáo sư Viện Hàn lâm Khoa học Nga, tin tưởng.
    "Nhiều khả năng, Brazil ... sẽ tiếp tục bỏ phiếu ủng hộ (bảo toàn) sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, không công nhận 4 khu vực trở thành một phần của Nga. Đồng thời, Brazil, theo tôi, sẽ duy trì lập trường trừng phạt kinh tế không thể được áp dụng một cách đơn phương", ông lưu ý.
    Giáo sư nhắc lại trong chiến dịch tranh cử, Lula da Silva nói ông nhìn thấy khả năng giải quyết xung đột ở Ukraina thông qua các cuộc đàm phán.
    “Tôi sẽ không loại trừ chính phủ của ông ấy, khi lên nắm quyền, sẽ cố gắng trở thành một nhà đàm phán”, Kheifets nói.
    Chuyên gia bày tỏ tin tưởng Lula da Silva sẽ duy trì quan hệ kinh tế với Nga, nước cung cấp phân bón chính cho quốc gia Mỹ Latinh. Ngoài ra, Brazil muốn trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nên cần có quan hệ tốt, kể cả với Nga.
    "Brazil nên không chỉ là một quốc gia trong khu vực mà còn đóng vai trò toàn cầu, Brazil muốn duy trì quan hệ hữu nghị với tất cả các đối tác. Trong trường hợp này, Brazil thích hòa bình hơn (trong số đó có Ukraina). Đồng thời, Brazil muốn tránh sự lựa chọn giữa phương Tây và Nga, bởi vì cả Nga và BRICS, và phương Tây đều quan trọng như nhau đối với họ", giáo sư nói thêm.

    Ông nhấn mạnh Brazil dưới thời Lula da Silva sẽ cố gắng tìm kiếm sự cân bằng trong chính trường quốc tế.

    "Brazil sẽ cố gắng không ngả về khối này hay khối khác. Brazil sẽ muốn duy trì sự cân bằng", chuyên gia nói.

    Trả lờiXóa
  2. Putin đã nhận: Phương Tây không ngờ về Huân chương cao nhất dành cho TBT Nguyễn Phú Trọng
    22:51 31.10.2022
    Chủ tịch Tập Cận Bình vừa đích thân trao Huân chương Hữu nghị, huân chương đối ngoại cao quý nhất của chính quyền Trung Quốc, cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, điều mà phương Tây không hề ngờ tới trước thềm chuyến thăm Bắc Kinh của nhà lãnh đạo Việt Nam.
    Huân chương Hữu nghị được thiết lập năm 2016 và Tổng thống Nga Vladimir Putin chính là người đầu tiên được Trung Quốc trao huân chương đối ngoại cao nhất này.
    Phương Tây không ngờ đến Huân chương Hữu nghị dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tối 31/10/2022, Lễ trao tặng Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh.
    Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự buổi lễ.
    Huân chương Hữu nghị này là huân chương đối ngoại cao quý nhất của Trung Quốc, được thiết lập vào năm 2016. Đặc biệt, Tổng thống Nga Vladimir Putin là người đầu tiên được Trung Quốc trao huân chương đáng quý này.
    Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, không một chính trị gia phương Tây hay bất cứ nguồn tin nào từ báo chí đưa về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được trao huân chương cao quý nhất về đối ngoại của chính quyền Bắc Kinh như đã từng dành cho Tổng thống Putin.
    Nhà lãnh đạo Việt Nam là lãnh đạo chính trị nước ngoài thứ tám mà Trung Quốc trao Huân chương Hữu nghị nhưng là cá nhân nước ngoài thứ mười nhận được sự vinh danh này.
    Huân chương Hữu nghị là sự ghi nhận và vinh danh cao quý nhất của Trung Quốc đối với người nước ngoài, được trao cho các cá nhân có đóng góp xuất sắc trong việc hỗ trợ sự nghiệp hiện đại hóa của Trung Quốc, thúc đẩy giao lưu và hợp tác giữa Trung Quốc với các nước cũng như duy trì hòa bình thế giới.
    Thiết kế của Huân chương Hữu nghị hết sức đặc biệt và mang nhiều hàm ý - gồm hai màu vàng và xanh lam, thể hiện các biểu trưng cho thông điệp hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển như chim bồ câu, Trái đất, cử chỉ bắt tay và đoá hoa sen.
    Riêng phần dây đeo huân chương thể hiện các nút thắt dây truyền thống của Trung Quốc cùng các hình ảnh chạm khắc hoa lá với ý nghĩa cầu chúc cho tất cả các nước trên thế giới đều thịnh vượng, phát triển, vì một thế giới tốt đẹp hơn.
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người bạn tốt của Trung Quốc
    Phát biểu tại buổi lễ đặc biệt tại Đại lễ Đường nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình biểu dương vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
    “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người bạn tốt, người bạn chân thành của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc”, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ.
    Người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người kiên định chủ nghĩa Marx, kiên định duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống Trung Quốc và Việt Nam.
    Ông Nguyễn Phú Trọng cũng là người định hướng và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên, củng cố tin cậy về mặt chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam.
    “Đối với Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là đồng chí thân thiết”, ông Tập khẳng định.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà lãnh đạo Việt Nam được trao huân chương cao quý nhất cho thấy điều gì?
      Theo ông Tập Cận Bình, việc trao Huân chương hữu nghị tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện tình cảm hữu nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung quốc đối với cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhân dân Việt Nam.
      “Đây là biểu tượng cho tình cảm sâu sắc nồng thắm vừa là đồng chí vừa là anh em giữa Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời bao hàm niềm hy vọng tha thiết của hai Đảng và nhân dân hai nước cùng theo đuổi tương lai tốt đẹp hơn nữa trong thời gian tới”, Chủ tịch Tập bày tỏ.
      Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nêu rõ, Đảng Cộng sản Trung Quốc nguyện cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa tốt tình hữu nghị truyền thống do các nhà lãnh đạo thế hệ trước như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân gây dựng và dày công vun đắp, cùng nhau định hướng cho quan hệ Trung Quốc - Việt Nam có được bước phát triển to lớn hơn.
      Phát biểu tại buổi lễ đặc biệt này, bày tỏ vinh dự đón nhận Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời cảm ơn chân thành biết tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc anh em.
      Ông Trọng cảm ơn vì Trung Quốc đã dành cho Đất nước Việt Nam nói chung và cá nhân Tổng Bí thư nói riêng thể hiện những tình cảm rất sâu nặng, rất có ý nghĩa, một nhân tố quyết định cho sức mạnh và mỗi đảng mỗi nước, cũng như trong quá trình xây dựng phát triển của 2 nước Việt Nam – Trung Quốc.
      Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh việc quyết định trao tặng huân chương cao quý của Trung Quốc không chỉ là vinh dự dành cho cá nhân ông, mà còn thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước Trung Quốc và cá nhân Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
      Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tin rằng phần thưởng cao quý này là nguồn động viên rất lớn đối với việc hai bên tiếp tục củng cố, phát triển hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
      “Cá nhân tôi cũng sẽ cố gắng trên cương vị công tác của mình cùng với tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước toàn thể nhân dân Việt Nam cố gắng làm hết sức mình để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh văn minh hiện đại và cùng với nhân dân Trung Quốc anh em kết thành một khối đoàn kết thống nhất và mối quan hệ của những người ta hay nói là mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng bày tỏ.
      Được biết, như truyền thống, trong chiều cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thân mật mời tiệc trà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
      Đối với văn hoá ngoại giao Trung Quốc, tiệc trà là một hình thức lễ tân rất đặc biệt, thể hiện sự gần gũi, thân tình.
      Hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tập Cận Bình đã cùng thưởng trà, trao đổi, đàm đạo về văn hóa trà của hai nước cũng như quan hệ song phương ngày càng tốt đẹp giữa hai Đảng, hai Nhà nước trong không khí thân mật, gần gũi, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.

      Xóa
  3. Điều ẩn sau cuộc hội ngộ ở Bắc Kinh: Sẽ có thay đổi trong quan hệ Việt - Trung
    22:09 31.10.2022
    Trung Quốc đã bắn 21 phát đại bác chào mừng nhà lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh. Điều gì ẩn sau cuộc hội ngộ ở Đại lễ đường Nhân dân sau 5 năm kể từ APEC 2017 Đà Nẵng?
    Tại cuộc hội đàm cấp cao ở Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng, chuyến thăm của nhà lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng “có ý nghĩa đặc biệt” đối với hai nước. Với những ưu tiên được đặt lên bàn đàm phán, dự kiến, sẽ có những thay đổi tích cực trongquan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
    Gặp gỡ ở Bắc Kinh: Trung Quốc bắn 21 loạt đại bác chào mừng
    Chiều 31/10, để khẳng định quan hệ thân thiết Việt Nam – Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình và lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh đã dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam nghi thức tiếp đón cao nhất đối với nguyên thủ quốc gia tại Đại lễ đường Nhân dân với 21 loạt đại bác bắn chào mừng.
    Phát biểu mở đầu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc, bày tỏ vui mừng được gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 5 năm. Cần nhắc lại rằng, cuộc hội ngộ ở Bắc Kinh lần này mang nhiều dấu ấn. Lần gần nhất hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình gặp nhau là vào năm 2017 tại Hà Nội sau Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng (khi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đảm nhiệm trọng trách nguyên thủ quốc gia).
    Ông Tập khẳng định việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo đầu tiên Trung Quốc được đón tiếp sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc và việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc đầu tiên sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện “sự coi trọng cao độ quan hệ hai đảng, hai nước”.
    Đáp lại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp chu đáo, trọng thị, thân tình và hữu nghị dành cho phái đoàn Việt Nam.
    Trong bầu không khí chân thành, thẳng thắn, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước và quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Nhìn tổng thể xuyên suốt cuộc gặp tại Bắc Kinh, có thể thấy thế cân bằng quyền lực giữa hai nhà lãnh đạo cũng như thái độ cởi mở, tin cậy, gần gũi.
    Lễ trao tặng Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2022
    Lễ trao tặng Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
    © Ảnh : Lê Trí Dũng - TTXVN
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về chính sách đối ngoại của Việt Nam
    Phát biểu tại cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa chúc mừng thành công của Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúc mừng đồng chí Tập Cận Bình được Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc tín nhiệm tiếp tục bầu làm Tổng Bí thư khóa XX.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh điều này xác lập là "hạt nhân lãnh đạo" của Trung ương Đảng và trong toàn Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời, đánh giá Đại hội XX là kỳ đại hội quan trọng, có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của Trung Quốc, mở ra hành trình mới xây dựng đất nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc vào năm 2035, hướng tới thực hiện mục tiêu "100 năm thứ hai".
      Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tình hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các vị tiền bối cách mạng hai nước dày công xây dựng và vun đắp là tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.
      Theo Tổng Bí thư, Việt Nam cảm ơn sâu sắc về những giúp đỡ to lớn, quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay.
      “Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nói.
      Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đề cập với lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh về chính sách đối ngoại của Hà Nội.
      “Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương quan hệ; kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, Tổng Bí thư nêu rõ.
      Ông Tập Cận Bình nhiệt liệt chúc mừng thành tựu mà Việt Nam đã giành được và đánh giá cao việc đại hội Đảng Cộng sản 13 ã đề ra những mục tiêu phát triển, đường lối trong các lĩnh vực cho các giai đoạn đến năm 2025, năm 2030 và đến năm 2045 – dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước.
      Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu - sẽ sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
      Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam. Theo thông cáo mà TTXVN phát đi, Chủ tịch Tập nhấn mạnh, Trung Quốc mong muốn và sẵn sàng nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giếng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", không ngừng đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
      Từ đầu năm 2020 đến nay, 2 Tổng Bí thư đã 4 lần điện đàm và nhiều lần trao đổi thư, điện nhân các sự kiện chính trị quan trọng của mỗi bên. Hợp tác giữa các ban, ngành của Đảng, Chính phủ, Quốc hội (Nhân đại), Mặt trận Tổ quốc (Chính hiệp), quốc phòng, công an được thúc đẩy hiệu quả, thực chất. Các địa phương của hai nước, nhất là các địa phương ở khu vực biên giới, đã nỗ lực duy trì hợp tác thiết thực, tăng cường quan hệ hữu nghị. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là điểm sáng trong quan hệ hai nước.
      Việt Nam liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và thương mại Việt-Trung chiếm 1/4 tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN, đối tác thương mại thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới. Vướng mắc trong một số dự án hợp tác giữa hai nước được tháo gỡ, trong đó Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã chính thức đưa vào sử dụng, vận hành hiệu quả. Hợp tác phòng, chống COVID-19 đạt hiệu quả thiết thực.

      Xóa
    2. Đáng chú ý, tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí cho rằng trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng và bất ổn đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay, sự phát triển ổn định và những thành tựu mà Việt Nam và Trung Quốc đạt được có ý nghĩa rất quan trọng đối với hai nước và nhân dân hai nước.
      Duy trì cục diện hữu nghị
      Xuyên suốt hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về các định hướng lớn nhằm tăng cường tin cậy, củng cố hữu nghị, nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững trong thời gian tới.
      Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, kịp thời trao đổi, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ song phương, duy trì cục diện hữu nghị và đà phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt - Trung.
      Hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường và phát huy vai trò định hướng chiến lược của quan hệ kênh Đảng, đi sâu hợp tác trao đổi lý luận giữa hai Đảng, triển khai hiệu quả Kế hoạch Hợp tác giữa hai Đảng và Kế hoạch Hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng giai đoạn 2021-2025.
      Đặc biệt, hai bên tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác cán bộ, phòng, chống tham nhũng, cũng như kinh nghiệm về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
      Hai Tổng Bí thư đồng ý sẽ phát huy và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có giữa hai Đảng, hai nước, nhất là gặp gỡ cấp cao, Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung, nhằm xác định phương hướng và trọng tâm hợp tác phù hợp với nhu cầu và lợi ích của hai bên, góp phần thực hiện hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước. Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, trao đổi giữa Quốc hội Việt Nam với Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp Trung Quốc.
      Việt Nam và Trung Quốc cũng nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác giữa các lực lượng biên phòng và thực thi pháp luật hai nước, phối hợp hiệu quả tại các diễn đàn đa phương.
      Trong cuộc hội đàm, hai Tổng Bí thư cũng đi sâu trao đổi về các lĩnh vực hợp tác thực chất, nhất trí cần thúc đẩy mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển quan hệ song phương; nhấn mạnh Việt Nam – Trung Quốc là đối tác thương mại rất quan trọng và giàu tiềm năng của nhau.
      Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2022
      Việt Nam thể hiện thái độ quan tâm đối với Trung Quốc
      30 Tháng Chín, 22:18
      Ưu tiên của Việt Nam
      Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh với Chủ tịch Tập rằng, Việt Nam đặc biệt coi trọng thị trường Trung Quốc.
      Việt Nam mong muốn tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, mong muốn Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ triển khai thủ tục mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, đồng thời duy trì thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa và tạo thuận lợi thông quan giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và nâng hạn mức hàng hóa Việt Nam quá cảnh Trung Quốc đến nước thứ ba bằng đường sắt.

      Xóa
    3. Hà Nội cũng mong Bắc Kinh tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn, có trình độ khoa học công nghệ cao của Trung Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
      Về phần mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ nỗ lực để duy trì đà phát triển quan hệ thương mại Trung - Việt theo hướng ngày càng cân bằng hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
      Hai bên nỗ lực giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ hai nước, tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất và tích cực thúc đẩy kết nối khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường" trên cơ sở phù hợp với nhu cầu, lợi ích và chiến lược phát triển bền vững của mỗi bên; nhất trí mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, khoa học công nghệ, y tế. Phía Trung Quốc cam kết cung cấp cho Việt Nam không dưới 1.000 suất học bổng chính phủ, đào tạo không dưới 1.000 giáo viên tiếng Trung cho Việt Nam.
      Về biên giới lãnh thổ và vấn đề Biển Đông
      Hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi nhiều vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Hai Tổng Bí thư nhấn mạnh, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước là nền tảng xã hội và là nguồn sức mạnh cho quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp, bền vững lâu dài.
      Hai Tổng Bí thư đề nghị mỗi bên tiếp tục tạo điều kiện đi lại cho người dân hai nước, sớm khôi phục các chuyến bay thương mại, hợp tác du lịch, giao thương; tiếp tục tạo điều kiện để các địa phương, nhất là các địa phương biên giới hai nước, tăng cường giao lưu, hợp tác, đồng thời mở rộng hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với một số địa phương giàu tiềm năng của Trung Quốc.
      Về vấn đề biên giới, lãnh thổ, hai bên nhất trí tăng cường quản lý hiệu quả đường biên giới theo các văn kiện, thỏa thuận ký kết giữa hai bên, thúc đẩy sớm vận hành thí điểm hợp tác du lịch tại khu cảnh quan Thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc).
      Về vấn đề trên biển, đáng chú ý, hai Tổng Bí thư cùng thừa nhận, đây là vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, nhưng đồng thuận rằng - việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cả hai Đảng, hai nước.
      Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên tuân thủ nhận thức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, phát huy tốt các cơ chế đàm phán trên biển, thúc đẩy phân định và bàn bạc về hợp tác phát triển; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
      Sau hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng chứng kiến lễ ký 13 văn kiện trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, tư pháp, thương mại, hải quan, môi trường và du lịch giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Trung lên tầm cao mới với nhiều thay đổi tích cực.

      Xóa
  4. Phạm Hoàng Đứclúc 03:15 1 tháng 11, 2022

    "– Lula da Silva: Chúng ta cần kiến tạo một Cơ quan toàn cầu. Hôm nay Liên hợp quốc chẳng còn đại diện được cho thứ gì nữa rồi. Các chính phủ cũng chẳng coi trọng Liên hợp quốc nữa khi mà mỗi bên đều tự đưa quyết định mà không hề tôn trọng LHQ. Nước Mỹ quá quen với việc đi xâm lược các nước khác mà chẳng thèm hỏi ý kiến ai và xem thường Hội đồng bảo an. Chúng ta cần xây dựng lại Liên hợp quốc, với thêm nhiều quốc gia, nhiều cá nhân. Nếu chúng ta làm điều đó, chúng ta sẽ cải thiện được tình hình thế giới."
    ===
    Lời ông Lula thật đúng với suy nghĩ của tôi, đúng với những bài gần đây của Google.tienlang, ví dụ
    1. Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022
    Bạn nên biết: CỰU TỔNG THỐNG HOA KỲ JIMMY CARTER KHẲNG ĐỊNH “HOA KỲ LÀ QUỐC GIA HIẾU CHIẾN NHẤT THẾ GIỚI”

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/06/ban-nen-biet-cuu-tong-thong-hoa-ky.html?showComment=1660807542496
    2. TOÀN VĂN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA STALIN VỚI BÁO SỰ THẬT- PRAVDA NGÀY 17/2/1951 VỀ LHQ VÀ CHIÊN TRANH
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/09/toan-van-tra-loi-phong-van-cua-stalin.html

    Trả lờiXóa
  5. Tổng thống Putin: Định trước quan điểm đàm phán không phải lúc nào cũng có lợi
    06:19 01.11.2022
    MOSKVA (Sputnik) - Định trước quan điểm của mình không phải lúc nào cũng có lợi, nhưng để đạt được kết quả cần phải ngồi vào bàn đàm phán, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết khi nói về khả năng đàm phán với Kiev.
    "Để bắt đầu đưa ra các đề xuất đàm phán thì trước hết nó phải diễn ra đã. Không phải lúc nào cũng có lợi khi đưa ra toàn bộ và định ra từ trước quan điểm của mình trên bàn đàm phán. Để đạt được mục tiêu quốc gia của mình, đôi khi cần phải làm điều đó sau cùng hoặc đưa ra những yêu cầu mà các nhà ngoại giao gọi là "bắt buộc", rồi dần dần tiến tới một mẫu số chung có thể làm hài lòng cả hai bên", - ông Putin nói với các nhà báo.

    Theo Tổng thống Nga, để đạt được các thỏa thuận thì “cần phải ngồi vào bàn đàm phán và thương lượng”.
    Ông Putin cũng nhắc lại rằng Kiev không có ý muốn ngồi vào bàn đàm phán.
    "Khi đó chúng tôi đã thỏa thuận với họ ở Istanbul, họ đã cam kết rồi sau đó vứt tất cả vào sọt rác, còn bây giờ thì như các vị nhận xét rất đúng, tự họ cầm bản thân mình nói bất cứ điều gì đó với chúng tôi. Làm sao bây giờ chúng tôi có thể bàn luận về khả năng đạt được thỏa thuận khi phía bên kia thậm chí còn không muốn nói chuyện với chúng tôi", - ông Putin nói.
    “Chúng tôi sẽ đợi, có thể đến lúc nào đó những điều kiện cần thiết sẽ chín muồi, còn thiện chí của chúng tôi mọi người đều biết, thiện chí đó không thay đổi và không thể nghi ngờ”, - Tổng thống nói thêm.

    Trả lờiXóa
  6. "Đã đến lúc rồi": Độc giả Mỹ yêu cầu Biden ngừng giúp Zelensky
    03:48 01.11.2022
    MATXCƠVA (Sputnik) - Người dùng Internet phản ứng về chi tiết cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và nguyên thủ Ukraina Zelensky, trong đó nhà lãnh đạo Mỹ "mất bình tĩnh" trước yêu cầu viện trợ nhiều hơn cho chế độ Kiev.
    Trên tài khoản Twitter của NBC News, các bình luận lưu ý đã đến lúc Nhà Trắng cần xem xét liệu việc tài trợ cho Ukraina có xứng đáng với hành vi như vậy của chính quyền Kiev hay không.
    "Ngay từ đầu đã không nên đưa cho họ hàng tỷ USD", JulieRad viết.

    "Đó là vào tháng Sáu, hoặc là 70 tỷ đô la trước đây ... Thậm chí sau đó đáng lẽ phải dừng lại!", AustinHebert89 đã phẫn nộ.
    "Thật tuyệt, tôi rất vui khi biết tổng thống cuối cùng cũng hành động như một người đàn ông! Đó là tiền của CHÚNG TÔI mà bạn đang cho đi. Chúng ta đã trả đủ rồi", theo Arlene Delgado, cố vấn cấp cao cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump.

    "Tôi sẽ ấn tượng hơn nếu ông ấy ngừng trả tiền cho họ vì làm ông mất bình tĩnh", LetsGroupHug phàn nàn.

    "Zelensky đang hành động như thể chúng talà quỹ tiền cá nhân của ôngta. Tôi nhớ cách đây rất lâu, phương tiện truyền thông gọi chính phủ Ukraina - dưới thời Zelensky - một trong những nơi tham nhũng nhất thế giới. Và bây giờ họ nhận hàng tỷ và thiết bị của chúng ta, không chịu bất kỳ trách nhiệm nào, và rửa sạch chúng", - notmycircus nhớ lại.
    Bơm vũ khí cho Ukraina
    Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov trước đó đã nói rằng việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraina chỉ kéo dài xung đột, kéo dài sự thống khổ của chế độ Kiev và làm gia tăng số lượng nạn nhân. Liên bang Nga trước đó đã gửi công hàm tới tất cả các nước, trong đó có Mỹ, về việc cung cấp vũ khí cho Ukraina. Ngoại trưởng Lavrov lưu ý rằng bất kỳ chuyến hàng nào chở vũ khí cho Ukraina sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga.

    Trả lờiXóa
  7. Ông Lula da Silva dúng là nhà chính trị lão luyện, cái hay của ông là tư tưởng bảo vệ hòa bình, thân thiện, nhìn nhận sự kiện xảy ra, con người trong cuộc một cách trung thực, thẳng thắn. Lời nói của ông đáng cho cả Zenleski, Putin, Biden...suy nghĩ.
    Sự tác động của ông Lula da Silva là bên ngoài không thể làm chuyển biến tính toán của những cái đầu chủ trì bên trong cuộc chiến ở Ukraine. Phải có phong trào "phản chiến" nổi lên mạnh mẽ ở Mỹ, EU thì mới tác động lớn đến quyết định của Biden, của các vị Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức v.v...Chừng nào ngăn được viện trợ tài chính, vũ khí cho Ukraine lúc đó mới mong có đàm phán giữa Nga-Ukraine lập lại hòa bình.
    Người ta hy vọng Đảng Cộng Hòa sẽ chiếm ghế ở hai nghị viện, sẽ ngăn Tổng thống Biden viện trợ cho Ukraine, điều này có thể xảy ra nhưng chỉ giảm bớt chứ không cắt đứt đâu. Tư tưởng chống Nga ở Mỹ còn mạnh lắm. Putin cứ chuẩn bị lực lượng duy trì cường độ "đánh" mạnh như hiện nay một thời gian nữa mới nói chuyện đàm phán chứ bây giờ hai bên (Nga-Ukraine) chưa gặp nhau cách giải quyết đâu mà hòa đàm.

    Trả lờiXóa
  8. Thú thật, tôi CỰC KỲ SẢNG KHOÁI khi đọc nhận xét của Cụ Thép ở trên!
    "NGƯỜI ĐẤT THÉP08:16 1 tháng 11, 2022
    Ông Lula da Silva dúng là nhà chính trị lão luyện, cái hay của ông là tư tưởng bảo vệ hòa bình, thân thiện, nhìn nhận sự kiện xảy ra, con người trong cuộc một cách trung thực, thẳng thắn. Lời nói của ông đáng cho cả Zenleski, Putin, Biden...suy nghĩ.
    Sự tác động của ông Lula da Silva là bên ngoài không thể làm chuyển biến tính toán của những cái đầu chủ trì bên trong cuộc chiến ở Ukraine. Phải có phong trào "phản chiến" nổi lên mạnh mẽ ở Mỹ, EU thì mới tác động lớn đến quyết định của Biden, của các vị Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức v.v...Chừng nào ngăn được viện trợ tài chính, vũ khí cho Ukraine lúc đó mới mong có đàm phán giữa Nga-Ukraine lập lại hòa bình.
    Người ta hy vọng Đảng Cộng Hòa sẽ chiếm ghế ở hai nghị viện, sẽ ngăn Tổng thống Biden viện trợ cho Ukraine, điều này có thể xảy ra nhưng chỉ giảm bớt chứ không cắt đứt đâu. Tư tưởng chống Nga ở Mỹ còn mạnh lắm. Putin cứ chuẩn bị lực lượng duy trì cường độ "đánh" mạnh như hiện nay một thời gian nữa mới nói chuyện đàm phán chứ bây giờ hai bên (Nga-Ukraine) chưa gặp nhau cách giải quyết đâu mà hòa đàm. "

    Trả lờiXóa
  9. Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 31/10
    Hoàng Phạm | 01/11/2022 09:39
    Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 31/10.

    Văn phòng Tổng thống Ukraine thông báo cắt điện khẩn cấp toàn quốc
    Thủ đô Kiev và nhiều thành phố Ukraine bị tập kích
    Ukraine tiếp tục thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc dù không còn Nga
    Thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga và Ukraine liệu có chết yểu?
    Ukraine muốn Mỹ gây sức ép lên Israel. Theo Đại sứ Ukraine tại Israel Evgeny Korniychuk, Mỹ là “quốc gia duy nhất mà Israel lắng nghe”, Washington cũng nên đảm bảo rằng đồng minh thân cận của họ tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

    Ông Korniychuk tiết lộ rằng ông gặp Đại sứ Mỹ tại Israel hàng tuần và gọi đùa ông Tom Nides là “vũ khí bí mật” trong chiến dịch lôi kéo sự ủng hộ của Israel. Đại sứ Ukraine thừa nhận, đã có một số “tiến triển tích cực” trong quan hệ với Israel - quốc gia gần đây đã cung cấp cho Kiev mình một hệ thống cảnh báo tên lửa. Tuy nhiên, Ukraine đang mong đợi nhiều hơn từ Israel. Ông bày tỏ hy vọng, sự hợp tác quân sự giữa Nga và Iran ở Ukraine sẽ khiến Israel thay đổi lập trường về cung cấp vũ khí cho Kiev.

    Nga tiết lộ chi tiết mới về cuộc tấn công bằng UAV ở Crimea. Máy bay không người lái (UAV) nhắm mục tiêu vào căn cứ của Nga ở Sevastopol đã được phóng từ một tàu di chuyển qua hành lang ngũ cốc, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

    Các chuyên gia Nga đã truy xuất mô-đun điều hướng của UAV bị tàu chiến và lực lượng hàng không hải quân Nga phá hủy. Thiết bị này do Canada sản xuất, lưu trữ dữ liệu về đường đi của UAV tới mục tiêu. Quân đội Nga cho biết, hầu hết các UAV được phóng từ bờ Biển Đen của Ukraine, không xa thành phố cảng Odessa. Các UAV sau đó đã di chuyển trong khu vực an ninh của hành lang ngũ cốc trước khi đổi hướng và hướng tới căn cứ hải quân Nga ở Sevastopol.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nga nêu lý do không thể đàm phán riêng với Ukraine. Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, nhưng bất kỳ thỏa thuận nào với Kiev cũng có thể bị phương Tây hủy bỏ, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ngày 30/10. Điều này có nghĩa là bất kỳ thỏa thuận giữa Nga và Ukraine cũng phải thảo luận trước với Mỹ.

      Phát biểu với kênh truyền hình Rossiya-1, ông Peskov cho rằng một giải pháp ngoại giao đơn phương giữa Nga với Ukaine sẽ không thành công vì “lá phiếu quyết định thuộc về Washington”. Theo ông Peskov, trong khi Nga cố gắng đạt được một số thỏa thuận với Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky dựa trên những gì đã diễn ra vào tháng 3, những thỏa thuận này là vô giá trị vì chúng có thể bị hủy bỏ ngay lập tức theo lệnh từ các tác nhân bên ngoài.

      Ngoại trưởng Nga nói Mỹ đang tìm cách làm suy yếu EU. Trong một cuộc phỏng vấn hôm 30/10, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, người dân châu Âu đang phải hứng chịu hậu quả từ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga “gấp nhiều lần so với Mỹ”.

      “Ngày càng có nhiều nhà kinh tế học, không chỉ ở Nga mà cả ở phương Tây, cho rằng mục tiêu của Mỹ là gây ảnh hưởng và phi công nghiệp hóa nền kinh tế châu Âu. Việc làm suy yếu châu Âu về mặt quân sự cũng được coi là lợi ích của Mỹ. Mỹ liên tục gây áp lực để châu Âu phải chuyển vũ khí cho Ukraine và lấp đầy kho vũ khí từ nguồn cung của Washington”, Ngoại trưởng Nga nói thêm.

      Nga đánh sập cầu, ngăn đà phản công của quân đội Ukraine. Người đứng đầu chính quyền quân quản tỉnh Lugansk của Ukraine Serhii Haidai cho biết quân đội Nga đã đánh sập một cây cầu bắc ngang qua sông Krasna nhằm ngăn chặn đà tiến công của quân đội Ukraine.

      "Người Nga đang hoảng sợ vì chúng tôi đang ở rất gần. Họ đã phá hủy cây cầu bắc ngang qua sông Krasna ở gần làng Krasnorichenske", ông Haidai viết trên trang Telegram cá nhân.

      Cũng trong ngày 30/10, quân đội Nga đã tổ chức nhiều đợt tấn công bằng trọng pháo vào thành phố Nikopol thuộc tỉnh Dnipropetrovsk, miền Nam Ukraine.

      Thủ đô Kiev và nhiều thành phố Ukraine bị tập kích. Ít nhất 5 tiếng nổ được nghe thấy ở thủ đô Kiev trong vòng 20 phút, từ 8h-8h20 sáng 31/10, theo AFP. Thị trưởng Kiev, ông Vitali Klitschko cho biết, nhiều cơ sở hạ tầng trọng yếu của thành phố đã bị tấn công khiến nhiều khu vực của thành phố mất điện. Người đứng đầu lực lượng quân sự khu vực, ông Oleksiy Kuleba cho biết “các cuộc tấn công tên lửa vẫn đang tiếp diễn” và phòng không Ukraine đang nỗ lực ngăn chặn các cuộc tấn công này.

      Trong khi đó, ông Ihor Terekhov, thị trưởng thành phố Kharkiv ở Đông Bắc Ukraine, nói rằng 2 tên lửa đã nhằm vào “cơ sở hạ tầng trọng yếu” trong khu vực, nhưng chưa cho biết thêm chi tiết. Truyền thông Ukraine thông báo nhiều tiếng nổ cũng được nghe thấy tại tỉnh Dnipro, Poltava, Kirovograd và Vinnytsia, miền trung Ukraine. Khu vực Kryvyi Rih và vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát tại tỉnh miền nam Zaporizhzhia cũng bị tập kích./.

      Xóa
  10. Tôi cũng cực kỳ đồng tình với nhận xét của Cụ Thép, từng chữ từng lời!

    Trả lờiXóa