Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

TOÀN VĂN PHÁT BIỂU CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG KHAI MẠC HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 14 SÁNG NAY

Như Google.tienlang đã đưa tin, sáng 11/1, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu khai mạc Hội nghị. Google.tienlang trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này:
********************************

"Thưa các đồng chí, 
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đã về dự Hội nghị Trung ương 14. Xin gửi tới các đồng chí lời chúc tốt đẹp nhất. 
Theo Chương trình vừa được Trung ương thông qua, tại hội nghị lần này, chúng ta sẽ bàn về các nội dung: Thảo luận, thông qua chủ trương ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khoá XII; thông qua dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội XII. 
1- Về việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 
Chúng ta đều đã biết, trong nhiều năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia, nước ta đã chủ động, tích cực đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, huy động nguồn lực cho phát triển. 
Sau hơn 5 năm đàm phán với 30 phiên làm việc cấp chuyên gia và hơn 10 cuộc đàm phán cấp bộ trưởng, ngày 5/10/2015 Việt Nam và 11 nước Châu Á Thái Bình Dương đã chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có yêu cầu cao hơn nhiều so với các hiệp định thương mại tự do đã ký kết trước đây, có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, bao gồm không chỉ các vấn đề về thương mại và đầu tư mà còn nhiều vấn đề liên quan như: lao động - công đoàn; môi trường; doanh nghiệp nhà nước; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… Đây được xem là một hiệp định mà các nước tham gia, nhất là cộng đồng các doanh nghiệp và người lao động đặc biệt quan tâm, đặt nhiều kỳ vọng. 
Tại Hội nghị Trung ương 13 (tháng 12-2015), theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ đã có Báo cáo Kết quả đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trình Trung ương nghiên cứu. Ngày 30/12/2015, Bộ Chính trị đã họp nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo và tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị trình Trung ương về việc chuẩn bị ký kết Hiệp định TPP để Trung ương xem xét, quyết định. 
Đề nghị các đồng chí nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến về kết quả đàm phán; phân tích, đánh giá tác động khi tham gia TPP; nêu rõ những tác động tổng thể cũng như cụ thể về chính trị và an ninh quốc gia, những thuận lợi và thời cơ, các khó khăn và thách thức; những vấn đề đặt ra liên quan đến điều chỉnh luật pháp, chính sách, biện pháp như nêu trong Báo cáo và Tờ trình của Bộ Chính trị. 
Đồng thời cho chủ trương về việc chính thức ký kết Hiệp định; chuẩn bị trình Quốc hội phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch, Chương trình hành động thực thi Hiệp định, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, vì lợi ích của dân tộc. 
2- Tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII
Tại Hội nghị Trung ương 12 và Hội nghị Trung ương 13 khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định những nội dung quan trọng của công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, bao gồm: Việc đề cử các đồng chí mới tham gia lần đầu (cả chính thức, dự khuyết); đề cử các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI tái cử khóa XII và đề cử nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII. 
Đồng thời, tại Hội nghị Trung ương 13, các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI đã viết phiếu giới thiệu các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi ứng cử vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Sau Hội nghị Trung ương 13, trên cơ sở kết quả giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương, ý kiến giới thiệu của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc kỹ và thống nhất giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII bao gồm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi và trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII. 
Tiếp thu ý kiến của Trung ương tại Hội nghị Trung ương 13, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị cũng đã nghiên cứu, xem xét, cân nhắc và đề nghị giới thiệu thêm một số đồng chí Uỷ viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII. Đề nghị các đồng chí nghiên cứu kỹ Tờ trình của Bộ Chính trị, thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh Báo cáo công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XI trình Đại hội XII; đồng thời xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XII. 
Tại Hội nghị lần này, căn cứ Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị trình Trung ương dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội XII của Đảng. Đề nghị Trung ương cho ý kiến, thông qua để trình Đại hội XII của Đảng xem xét, quyết định. 
Thưa các đồng chí, 
Với nội dung Chương trình trên đây, Hội nghị Trung ương lần này thời gian họp không dài, nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta đang bàn và quyết định những phần việc còn lại để tiếp tục chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đề nghị các đồng chí Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, đất nước, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thành tốt nội dung, chương trình đề ra. 
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. 
Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp. 

15 nhận xét:

  1. Tốt lắm, các bạn chủ trang.
    Cứ kịp thời công khai như thế này cho các anh rận khỏi tù mù đoán mò rồi chém gió chém bão!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế ,công khai minh bạch là tiền tố của xã hội văn minh,rất đáng ca ngợi.

      Xóa
  2. Mọi người chắc là quan tâm nhất đến nội dung "đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XII."

    ========================
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị tại Hội nghị Trung ương 14, Ban Chấp hành Trung ương nghiên cứu Tờ trình của Bộ Chính trị một cách kỹ lưỡng, thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh Báo cáo công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trình Đại hội XII; đồng thời xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XII.

    Trả lờiXóa
  3. Học sinh mẫu giáo vùng caolúc 18:03 11 tháng 1, 2016

    "Rân chủ mù xem voi".
    Chuyện kể về năm ông "rân chủ" mù cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sề… không ai chịu ai, các "rân chủ" xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Rân chủ" xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể và ngu đần, dốt nát nhưng hay "NỔ".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không ai nổ đâu bác vùng cao.

      Là người ai cũng có ý tưởng riêng ,người dân có quan tâm đến những vấn đề của xã hội thì xã hội mới có cơ hội tiến bộ .

      Có hàng ngàn ý tưởng riêng được phát biểu thì đấy chính là những ước vọng ,dư luận xã hội ,thứ quý giá mà không phải nhà nước nào cũng tự nhiên mà có được.

      Rất nhiều quốc gia phải bỏ tiền thăm dò để biết được dư luận xã hội đó bạn.

      Xóa
  4. một cách thẳng thắn thì chắc còn lâu vn mới có sự công khai minh bạch.ví dụ hôm vn báo chính phủ nói về vụ tố cáo đồng chí cao cấp của chính phủ.viết như thế ko khác vụ thủ tướng kí quyết định chặn trang x(tôi quên tên)càng làm trang đó được truy cập hơn

    Trả lờiXóa
  5. Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đôlúc 19:53 11 tháng 1, 2016

    Một diễn văn khai mạc ngắn gọn, đầy trách niệm, hàm súc tính dự báo.
    -TPP sẽ được ký kết. Điều đó đủ biết, Đảng CSVN nói và làm luôn song hành. Mở cửa và hòa nhập cùng thế giới để phát triển kinh tế đất nước. Nhưng trước khi ký kết phải rõ những khó khăn và thách thức khi bị ràng buộc TPP để có những điều chỉnh đối sách, luật pháp phù hợp và ngăn ngừa việc khai thác và lợi dụng việc hình thành hội đoàn của người lao động, không hướng đến quyền lợi của công nhân mà nhằm phá hoại an ninh tổ quốc.
    -Nhân sự BCT, đặc biệt là nhân sự chủ chốt, cần phải bàn bạc dân chủ trong Đảng. Bàn bạc để mọi UVBCHTW tránh phiêu lưu, cảm tính, cảm tình, đồng thuận với ý kiến chỉ đạo của BCT, đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng. Người không được tiếp tục phục vụ Đảng cũng tự soi rọi khuyết điểm của bản thân mình, hoan hỷ"hy sinh" cái cá nhân của mình cho lợi ích đại cuộc. Người được tái cử hoặc tín cử cũng tự hào, tự tin, xác định trách nhiệm nặng nề của mình được Đảng, nhân dân yêu nước trao phó.
    -Không đổ hết cho lực lượng chuyên khai thác, bịa đặt thông tin trong thời điểm nhạy cảm này nhằm bôi xấu một số lãnh đạo Đảng được. Phải khách quan, chân xác nhìn nhận: Tài liệu từ tàng thư lưu trữ được quản thủ, bảo mật của ngành CA bị một vài cá nân cho "xì" ra nhằm những mưu đồ bẩn, vi phạm qui định của ngành, vi phạm pháp luật.
    -Tôi mong sao có được 1/100 khối lú của Bác Cả Trọng để nhìn đời, để khoái cái bụng, thỏa cái lòng, khi thấy lửa cuồng quyền lực của ai đó lịm dần, tự lặng lẽ ra đi như cái Sapa lặng lẽ...

    Trả lờiXóa
  6. TBT Trọng ‘ở lại thêm một năm’?
    Lê Quỳnh

    Hiện chưa rõ các ứng viên chính thức cho bốn chức vụ hàng đầu ở Việt Nam
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘được Bộ Chính trị đề cử’ để ở lại thêm một năm, trong phương án đệ trình ra Hội nghị Trung ương 14, theo một số nguồn tin từ Việt Nam.
    Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI đã khai mạc ngày 11/1, dự kiến kéo dài đến 13/1.
    Nhưng trước khi bước vào Hội nghị, tại cuộc họp cuối tuần trước, 16 thành viên Bộ Chính trị đã chọn phương án giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, ở lại một năm.
    Theo phương án này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ nghỉ hưu.
    Ông Trọng sẽ ở lại một năm, và một tân Tổng Bí thư sẽ do Bộ Chính trị khóa mới (khóa 12) lựa chọn.
    Tuy nhiên, đây chỉ mới là phương án được Bộ Chính trị đưa ra Hội nghị 14 thảo luận.
    Lá phiếu của Ban Chấp hành Trung ương sẽ quyết định liệu phương án này có được chọn hay không.
    ‘Đặc biệt tái cử’
    Phát biểu khai mạc Hội nghị ngày 11/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói hội nghị này “thời gian họp không dài, nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”.
    Diễn văn của ông Nguyễn Phú Trọng cho biết sau kết quả thảo luận của hội nghị 13, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã “thống nhất giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt khoá XII bao gồm các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi và trường hợp ‘đặc biệt’ tái cử khoá XII”.
    Ngoài ra, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị cũng “đề nghị giới thiệu thêm một số đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XI thuộc trường hợp ‘đặc biệt’ tái cử khoá XII”.
    Bên cạnh phương án về chức vụ Tổng Bí thư, Hội nghị 14 cũng sẽ xem xét, đề cử nhân sự cho ba chức khác trong ‘Tứ trụ’: Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.
    Đại hội XII của Đảng Cộng sản sẽ tổ chức phiên trù bị ngày 20/1 và khai mạc chính thức ngày 21/1.
    Việc Đảng Cộng sản vẫn chưa quyết định xong ứng viên cho vị trí ‘Tứ trụ’ dù đã sát ngày Đại hội cho thấy sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của chính trường Việt Nam lần này.
    Những diễn biến này cũng được giới quan sát quốc tế ghi nhận.
    Tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong cho rằng “tính quyết tâm của ông Nguyễn Phú Trọng” lần này đã khiến các đối thủ của ông “bị bất ngờ”.
    Trước đó, trong một bài dự báo các sự kiện lớn ở châu Á năm 2016, Joshua Kurlantzick từ Hội đồng Đối ngoại (Council for Foreign Relations), một tổ chức nghiên cứu đặt ở Mỹ, viết trong dự đoán thứ 8 là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam “sẽ lên làm tổng bí thư Đảng”.
    Ông Kurlantzick viết rằng: “Một số nhân vật bảo thủ tức tối vì ông Dũng đã dẫn dắt Việt Nam gia nhập TPP, điều sẽ buộc Hà Nội phải tự do hóa một số doanh nghiệp nhà nước và nâng cấp quyền của người lao động...Nhờ TPP, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 37% đến năm 2025, theo một đánh giá của Viện Peterson..."
    Ý kiến của GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam từ Úc, cũng thiên về khả năng chức tổng bí thư có thể sẽ về tay ông Nguyễn Tấn Dũng.
    Tuy nhiên, những diễn biến gần sát ngày Đại hội Đảng XII cho thấy nội tình chính trị Việt Nam có thể bất ngờ hơn các dự đoán trước đây.
    Còn phải chờ xem Hội nghị 14 và chính kỳ họp Đại hội XII đem lại kết quả ra sao về chức tổng bí thư.

    BBC
    http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/01/160111_hoi_nghi_14_khai_mac

    Trả lờiXóa
  7. Bộ Chính trị đề cử nhân sự bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt
    Thứ Hai, ngày 11/1/2016 - 20:30

    (PLO)- Trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng, trung ương đã nghe dự thảo tờ trình của Bộ Chính trị về công tác nhân sự.

    Theo TTXVN, phiên làm việc buổi chiều ngày 11-1 của Hội nghị trung ương 14 do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Bộ Chính trị điều hành.
    Trong phiên họp này, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị đọc các Tờ trình của Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến của Trung ương tại Hội nghị Trung ương 13 để bổ sung nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XII; về dự kiến Danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
    Sau đó, Trung ương về tổ thảo luận về các nội dung trên.

    Trước đó, thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc sáng 11-1 tại Thủ đô Hà Nội.

    Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
    Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên khai mạc.
    Buổi sáng, Trung ương làm việc tại Hội trường. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Bộ Chính trị đọc Báo cáo của Bộ Chính trị về kết quả đàm phán và xin chủ trương ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau đó, Trung ương về tổ thảo luận về nội dung trên.

    Trả lờiXóa
  8. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 20:51 11 tháng 1, 2016

    Bộ Chính trị công bố đề cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa tới
    Thông cáo báo chí về ngày làm việc đầu tiên Hội nghị Trung ương 14 nêu rõ, thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã khai mạc sáng ngày 11/01/2016, tại Thủ đô Hà Nội.

    Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.

    Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên khai mạc.

    Buổi sáng, Trung ương làm việc tại Hội trường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thay mặt Bộ Chính trị đọc Báo cáo của Bộ Chính trị về kết quả đàm phán và xin chủ trương ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

    Sau đó, Trung ương về tổ thảo luận về nội dung trên.

    Buổi chiều, Trung ương làm việc tại Hội trường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

    Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương - Đồng chí Tô Huy Rứa, thay mặt Bộ Chính trị đọc các Tờ trình của Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến của Trung ương tại Hội nghị Trung ương 13 để bổ sung nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XII; về dự kiến Danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

    Sau đó, Trung ương về tổ thảo luận về các nội dung trên.

    Trả lờiXóa
  9. Ông Nguyễn Phú Trọng ở lại còn Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng nghỉ hưu?
    Thằng BBC nói đúng?

    Trả lờiXóa
  10. Nếu BBC nói đúng thì đó là một thất bại trong công tác cán bộ của BCT.

    Nói là thất bại bởi bác Trọng cao tuổi nhất ,lẽ ra phải được nghỉ ngơi thì vẫn phải cố thêm một năm nữa mà lý do duy nhất có thể hiểu là ba bác trong tứ trụ khóa XI còn lại,trẻ hơn bác Trọng tới 5 tuổi nhưng lại chưa có ai được đào tạo để có đủ tầm cho Trọng yên tâm về nghỉ ,rồi cả gần chục UVBCT còn lại trong độ tuổi cũng chưa ai đủ uy tín để BCT có thể yên tâm thuyết phục TW đồng thuận là ứng cử viên TBT khóa mới .

    Công tác đào tạo ,quy hoạch cán bộ cao cấp mà nước đến chân vẫn chưa "nhảy" được như vậy , nhân dân có chưa thấy an tâm thì cũng có thể hiểu được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin bổ sung một chữ bác ở dòng thứ 4 từ trên xuống ,sau chữ cho.

      Xin được thứ lỗi.

      Xóa
    2. van lam oi dau phai bao bbc,;bu bui cho ;nam trong bo chinh tri cua dang csvn dau ma phan bon no chi doan mo thoi ma nhung ke nao ngu muoi moi tin vao bbc ,rfa.voa,,phien bang tieng viet,nam o hai ngoai

      Xóa
    3. @ bác phúc nguyên :văn lâm dùng chữ nếu cũng chỉ để bình luận cho một ý kiến được nêu lên trong trang này thôi,là ý kiến của BBC chứ đâu có nói hãng BBC.

      văn lâm quan tâm đến nội dung các ý kiến chứ không mấy quan tâm đến đấy là ý kiến của ai bởi nhận thức của mỗi người luôn thay đổi với năng lực chắt lọc , hấp thụ sự thật trong thế giới thông tin đa chiều.

      Xóa