Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

CHƯA CÓ AI CẤP PHÉP XÂY DỰNG "KHU TƯỞNG NIỆM NGHĨA SĨ HOÀNG SA"


Hôm qua, ngày 17/01/2016, tại huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, ông Đặng Ngọc Tùng- Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiêm chủ Dự án "Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa" chủ trì Lễ "đặt viên gạch đầu tiên" khởi công Dự án. Điều chúng tôi bất ngờ là cho đến giờ, dù Dự án tầm cỡ quốc gia, với mức đầu tư trên 70 tỷ đồng và Dự án đã khởi công nhưng chưa hề có bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào cấp phép cho Dự án! Phải chăng ông Đặng Ngọc Tùng cho rằng số tiền 70 tỉ đó là do ông tự quên góp được chứ không phải tiền ngân sách nhà nước nên ông có quyền tự xây dựng Dự án, tự "cấp phép" cho Dự án?
Chúng ta hẳn còn nhớ, ngay vừa mới đây, một doanh nghiệp phía Nam là Công ty CP Thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (có trụ sở tại TP.HCM) cũng xin phép tự bỏ 30 tỉ đồng để xây dựng một khu vui chơi giải trí tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã từ chối cấp phép xây dựng công trình này bởi công trình quan trọng nhất để tạo điểm nhấn, thu hút của khu du lịch là tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) với chiều cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép! Theo ông Hiếu, nếu khu du lịch hoàn thành sẽ trở thành điểm nhấn trong hệ thống các khu du lịch tâm linh liên tỉnh khác, đồng thời tạo được việc làm cho người dân và khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, với đề xuất của đơn vị đầu tư là xây tượng Quan Công trong khu du lịch này thì Chủ tịch Hiếu không đồng ý mà gợi ý chủ đầu tư thay thế bằng các tượng khác phù hợp, có thể là tượng Phật Quan Âm. Trước đó, Ban Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cũng đã có ý kiến về công trình trên, cho rằng nên xây dựng thờ Quốc tổ như Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng hay những vị anh hùng của dân tộc, phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa đạo đức xã hội Việt Nam.
Đó, một Dự án dẫu không phải vốn đầu tư từ ngân sách và dẫu chỉ ở cấp tỉnh nhưng chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã thể hiện chức năng quản lý nhà nước của mình để từ chối cấp phép. Còn Dự án “Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa” ở tầm cỡ cấp quốc gia mà ông Đặng Ngọc Tùng phớt lờ cơ quan cấp phép?

Vậy theo pháp luật thì vấn đề này quy định cụ thể ra sao?
Ngày 02 tháng 10 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2013/NĐ-CP quy định Về hoạt động mỹ thuật. Nghị định này quy định về hoạt động mỹ thuật, bao gồm: Thi sáng tác và triển lãm mỹ thuật; trưng bày, mua bán, sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật; tượng đài, tranh hoành tráng; trại sáng tác điêu khắc. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam. Theo Điều 3 của Nghị định thì Công trình Tượng đài, tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, kích thước lớn, có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng. Nghị định này dành toàn bộ Chương 4 với 13 điều từ Điều 20 đến Điều 32 để quy định chi tiết lĩnh vực quản lý nhà nước về tượng đài, từ công tác lập quy hoạch chung, từ công tác tổ chức sáng tác mẫu phác thảo tượng đài;  Thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự toán công trình; Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, đề nghị cấp phép xây dựng phần mỹ thuật công trình; Lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng với cá nhân, đơn vị thi công; Lựa chọn người giám sát thi công phần mỹ thuật, chỉ đạo nghệ thuật cho đến điều cuối cùng - Điều 32. Dỡ bỏ, di dời địa điểm, chuyển chất liệu tượng đài
Trường hợp cần xây dựng tượng đài cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh khi chưa có trong quy hoạch đã được phê duyệt, thì phải thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch theo quy định tại Khoản 6 Điều này trước khi lập dự án đầu tư (Điểm a Khoản 7 Điều 20). Trường hợp cần xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng cp quc gia hoặc cấp tỉnh khi chưa có quy hoạch thì chủ đầu tư làm hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận làm cơ sở thực hiện đầu tư xây dựng (Điểm b Khoản 7 Điều 20).
Nội dung cơ bản quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng:
a) Sự cần thiết lập quy hoạch;
b) Căn cứ lập quy hoạch;
c) Quan điểm và nguyên tắc;
d) Mục tiêu quy hoạch;
đ) Các tiêu chí nội dung, nghệ thuật, kỹ thuật, kiến trúc, quy mô quy hoạch;
e) Giải pháp thực hiện quy hoạch;
g) Tổ chức thực hiện quy hoạch.
Hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Tờ trình;
b) Thuyết minh nội dung quy hoạch và dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch;
c) Bản sao ý kiến đồng ý của các Bộ, ngành có liên quan (đối với quy hoạch cấp quốc gia), ý kiến đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với quy hoạch cấp tỉnh).
Theo những quy định trên đây thì Công trình “Khu Tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa” là loại công trình bắt buộc phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan chức năng và bắt buộc phải có Giấy phép của cấp nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình xem xét để cấp phép, Bộ Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Ngãi phải làm rõ được mục đích, ý nghĩa của công trình tượng đài trong Khu tưởng niệm. Cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra xem Công trình có vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 8 Nghị định này hay không:
----------
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong hoạt động mỹ thuật:
1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khốđại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường.
3. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
4. Sao chép, trưng bày, mua, bán, chuyển nhượng tác phẩm mỹ thuật vi phạm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
-----------
Không thể để một tổ chức chính trị- xã hội là Tổng Liên đoàn Lao động tùy tiện quyết định theo kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Luật gia Lê Thanh
----------------
Dưới đây, Google.tienlang công bố toàn văn Nghị định số 113/2013/NĐ-CP quy định Về hoạt động mỹ thuật.
=====
CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 113/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, xây dựng cơ bản ngày 29 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động mỹ thuật,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động mỹ thuật, bao gồm: Thi sáng tác và triển lãm mỹ thuật; trưng bày, mua bán, sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật; tượng đài, tranh hoành tráng; trại sáng tác điêu khắc.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, bao gồm:
a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;
b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;
c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;
d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác.
2. Triển lãm mỹ thuật là việc trưng bày, công bố, giới thiệu tác phm mỹ thuật đến công chúng, bao gồm triển lãm quy mô toàn quốc, khu vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; triển lãm do các tổ chức, cơ quan, nhóm, cá nhân thực hiện; triển lãm của Việt Nam tại nước ngoài và triển lãm của nước ngoài tổ chức tại Việt Nam.
3. Tượng đài, tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, kích thước lớn, có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng.
4. Mu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng là bản gốc để thể hiện và hoàn chỉnh tác phẩm.
5. Nghệ thuật sắp đặt là loại hình nghệ thuật sắp xếp các vật thể, hình thể, hình ảnh tĩnh hoặc động có nội dung và tính thẩm mỹ.
6. Giám định tác phẩm mỹ thuật là xác định giá trị nghệ thuật, nguồn gốc, tác giả và chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật.
7. Sao chép tác phẩm mỹ thuật là việc làm ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phát triển mỹ thuật
1. Phát triển mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phn phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước.
2. Bảo tồn và phát huy những giá trị của mỹ thuật truyền thng.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động mỹ thuật theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ, đặt hàng, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao, tác động tốt đến đời sống xã hội.
5. Tặng giải thưởng, phổ biến, giới thiệu và quảng bá các tác phm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao.
6. Đào tạo tài năng mỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ và mỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân.
7. Tài trợ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực mỹ thuật theo định hướng của Nhà nước.
8. Đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới bảo tàng mỹ thuật, nhà triển lãm mỹ thuật ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về mỹ thuật
1. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về hoạt động mỹ thuật; phổ biến, giáo dục pháp luật về mỹ thuật.
2. Nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý mỹ thuật.
3. Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động mỹ thuật.
4. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động mỹ thuật; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với cá nhân và tác phẩm mỹ thuật.
5. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động mỹ thuật.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động mỹ thuật.
Điều 6. Cơ quan quản lý nhà nước về mỹ thuật
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật theo thẩm quyền.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật tại địa phương.
Điều 7. Kinh phí mỹ thuật trong các công trình văn hóa, thể thao và du lịch
1. Kinh phí dành cho mỹ thuật của công trình văn hóa, thể thao và du lịch nằm trong tổng dự toán của công trình.
2. Các chi phí xây dựng dành cho mỹ thuật trong công trình thực hiện theo định mức ngành mỹ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn.
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong hoạt động mỹ thuật:
1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khốđại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường.
3. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
4. Sao chép, trưng bày, mua, bán, chuyển nhượng tác phẩm mỹ thuật vi phạm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chương 2.
Điều 9. Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật tại Việt Nam phải phối hợp với cơ quan, tổ chức của Việt Nam có chức năng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Quản lý tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô toàn quốc hoặc khu vực.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy mô cấp tỉnh.
Điều 11. Thủ tục thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức thi, sáng tác tác phẩm mỹ thuật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này.
2. Hồ sơ thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đề án tổ chức, thể lệ cuộc thi;
b) Trường hợp phối hp với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế phải kèm theo văn bản thỏthuận giữa các bên.
3. Tổ chức, cá nhân tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức cuộc thi.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
1. Thực hiện đúng đề án tổ chức.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thi, phải gửi báo cáo kết quả cuộc thi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp tổ chức triển lãm, trưng bày các tác phẩm dự thi sáng tác phải thực hiện các quy định về triển lãm tại Mục 2 Chương II Nghị định này.
4. Mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng của dự án tượng đài, tranh hoành tráng xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt; dự án tượng đài, tranh hoành tráng xây dựng ở trung tâm hành chính cấp tỉnh, phải tổ chức thi và thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
MỤC 2. TRIỂN LÃM MỸ THUẬT
Điều 13. Địa điểm tổ chức triển lãm
Địa điểm tổ chức triển lãm phải có diện tích, trang thiết bị đáp ứng với quy mô của triển lãm; đảm bảo các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, văn minh công cộng, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.
Điều 14. Thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép đối với:
a) Triển lãm mỹ thuật có quy mô toàn quốc, khu vực do các cơ quan Trung ương tổ chức;
b) Trin lãm mỹ thuật Việt Nam do tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tổ chức;
c) Trin lãm mỹ thuật nước ngoài tại Việt Nam do tổ chức Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam tổ chức;
d) Đưa tác phm mỹ thuật Việt Nam ra nước ngoài triển lãm mang danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với:
a) Triển lãm mỹ thuật tại địa phương do cơ quan, tổ chức thuộc địa phương, cá nhân, nhóm cá nhân người Việt Nam hoặc người nước ngoài tổ chức;
b) Đưa tác phẩm mỹ thuật Việt Nam ra nước ngoài triển lãm không mang danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nưc có thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này chịu trách nhiệm về nội dung triển lãm và kiểm tra, giám sát triển lãm.
Điều 15. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép triển lãm
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép triển lãm gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 1);
b) Danh sách tác giả, tác phẩm, chất liệu, kích thước tác phẩm, năm sáng tác;
c) Mỗi tác phẩm một ảnh màu kích thước 10x15 cm. Riêng đối với triển lãm nghệ thuật sắp đặt phải có ảnh chính diện, bên phải và bên trái tác phm, kèm theo văn bản trình bày ý tưởng nội dung tác phẩm. Trường hợp tác phm có chữ nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch;
d) Đối với triển lãm ngoài trời được tổ chức tại Việt Nam phải có văn bản của chủ địa điểm triển lãm cam kết đảm bảo các điều kiện về trật tự, an toàn xã hội, văn minh công cộng, vệ sinh, môi trường và phòng chống cháy n;
đ) Đối với trường hợp đưa tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài triển lãm, ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 2) và hồ sơ quy định tại các Điểm b và c Khoản này phải kèm theo giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận của đối tác nước ngoài và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định này xem xét cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Sau khi được cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật (mẫu số 3) nếu có thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm, thiết kế trưng bày trin lãm thì tổ chức, cá nhân tổ chức triển lãm phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép.
5. Giấy phép cấp cho triển lãm mỹ thuật đưa ra trưng bày ở nước ngoài (mẫu số 4) là căn cứ đểlàm thủ tục hải quan.
Chương 3.
TRƯNG BÀY, MUA BÁN, SAO CHÉP, ĐẤU GIÁ, GIÁM ĐỊNH TÁC PHẨM MỸ THUẬT
Điều 16. Trưng bày, mua bán tác phẩm mỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân trưng bày, mua bán, sao chép tác phẩm mỹ thuật phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và các quy định tại Nghị định này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hoạt động trưng bày, mua bán, sao chép tác phẩm mỹ thuật theo nội dung đăng ký quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 17. Sao chép tác phẩm mỹ thuật
1. Việc sao chép tác phẩm mỹ thuật thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Việc sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, ngoài việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Đối với sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép, trừ trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Chương IV Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân hành nghề sao chép, trưng bày tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ phải bảo đảm sự tôn kính.
3. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở tại. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 5);
b) Ảnh màu kích thước 18x24 cm chụp bản mẫu và bản sao;
c) Bản sao chứng thực hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm mẫu.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét cấp giấy phép (mẫu số 6); trường hp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 18. Đấu giá tác phẩm mỹ thuật
1. Việc đấu giá tác phẩm mỹ thuật thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, trừ những tác phẩm mỹ thuật không được phép mua bán.
2. Tác phẩm mỹ thuật trước khi đấu giá ở trong nước hoặc đưa ra đấu giá ở nước ngoài phải được giám định.
Điều 19. Giám định tác phẩm mỹ thuật
1. Việc giám định tác phẩm mỹ thuật quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị giám định phải trả phí giám định theo hợp đồng.
Chương 4.
TƯỢNG ĐÀI, TRANH HOÀNH TRÁNG
Điều 20. Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng
1. Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng là căn cứ để xây dựng kế hoạch, làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.
2. Thm quyền phê duyệt quy hoạch:
a) Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, trình Thủ tướng Chínphủ phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành liên quan;
b) Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Nội dung cơ bản quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng:
a) Sự cần thiết lập quy hoạch;
b) Căn cứ lập quy hoạch;
c) Quan điểm và nguyên tắc;
d) Mục tiêu quy hoạch;
đ) Các tiêu chí nội dung, nghệ thuật, kỹ thuật, kiến trúc, quy mô quy hoạch;
e) Giải pháp thực hiện quy hoạch;
g) Tổ chức thực hiện quy hoạch.
4. Hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Tờ trình;
b) Thuyết minh nội dung quy hoạch và dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch;
c) Bản sao ý kiến đồng ý của các Bộ, ngành có liên quan (đối với quy hoạch cấp quốc gia), ý kiến đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với quy hoạch cấp tỉnh).
5. Thời gian phê duyệt quy hoạch:
Trong thời hạn 30 ngày đối với quy hoạch cấp quốc gia, 15 ngày đối với quy hoạch cấp tỉnh, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt quy hoạch.
Trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian phê duyệt quy hoạch thì thời hạn tối đa là 60 ngày đối với quy hoạch cấp quốc gia và 30 ngày đối với quy hoạch cấp tỉnh.
6. Điều chỉnh quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng:
a) Việc điều chỉnh quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 5 Điều này.
b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch gồm:
Tờ trình;
Đề cương đề án công trình bao gồm: Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch, nội dung tượng đài, tranh hoành tráng, địa điểm xây dựng, dự kiến quy mô, chất liệu, hình thức đầu tư, dự kiến tổng mức đầu tư, nguvốn và thời gian thực hiện.
7. Xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng chưa có quy hoạch:
a) Trường hợp cần xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh khi chưa có trong quy hoạch đã được phê duyệt, thì phải thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch theo quy định tại Khoản 6 Điều này trước khi lập dự án đầu tư;
b) Trường hợp cần xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng cp quc gia hoặc cấp tỉnh khi chưa có quy hoạch thì chủ đầu tư làm hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận làm cơ sở thực hiện đầu tư xây dựng.
Điều 21. Chủ đầu tư công trình tượng đài, tranh hoành tráng
Ngoài việc thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư công trình tượng đài, tranh hoành tráng còn có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức thực hiện đầu tư theo quy định tại các Điều 25 và 26 Nghị định này;
2. Tổ chức sáng tác mẫu phác thảo;
3. Thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự toán công trình;
4. Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, đề nghị cấp phép xây dựng phần mỹ thuật công trình;
5. Lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng với cá nhân, đơn vị thi công;
6. Lựa chọn người giám sát thi công phần mỹ thuật, chỉ đạo nghệ thuật.
Điều 22. Tác giả tượng đài, tranh hoành tráng
1. Tác giả tượng đài, tranh hoành tráng là người trực tiếp sáng tác ra mẫu phác thảo được duyệt để xây dựng thông qua dự thi hoặc được chỉ định.
2. Tác giả được chỉ định sáng tác mẫu phác thảo phải đáp ứng điều kiện sau: Có trình độ đại học mỹ thuật trở lên; có ít nhất 02 công trình tượng đài, tranh hoành tráng đạt chất lượng loại A có xác nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Tác giả có mẫu phác thảo được chọn thông qua dự thi, không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của tác giả:
a) Chịu trách nhiệm về chất lượng nghệ thuật công trình từ khâu sáng tác mẫu phác thảo đến các bước thể hiện và hoàn thiện;
b) Giám sát hoặc giới thiệu người khác có đủ năng lực giám sát quá trình thi công thực hiện phần mỹ thuật công trình;
c) Được tham gia giới thiệu nhà thầu cho chủ đầu tư để lựa chọn thể hiện phần mỹ thuật côngtrình;
d) Được chỉ đạo nghệ thuật công trình;
đ) Được ghi danh vào công trình và các quyền lợi khác về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Điều 23. Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng
1. Thành lập Hội đồng nghệ thuật:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án phải thành lập Hội đồng nghệ thuật ngay khi triển khai dự án để tư vấn về nghệ thuật;
b) Số lượng thành viên Hội đồng nghệ thuật là số lẻ từ 07 đến 13 thành viên trong đó có chủ tịch và phó chủ tịch;
c) Hội đồng nghệ thuật phải có trên 2/3 số thành viên là các nhà điêu khắc, họa sỹ có trình độ từ đại học trở lên, có uy tín, có kinh nghiệm xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng, trong đó có 01 thành viên là kiến trúc sư; số thành viên còn lại là đại diện chủ đầu tư, ngành văn hóa, thể thao và du lịch và cơ quan khác có liên quan;
d) Tác giả, nhà thầu thi công không được tham gia Hội đồng nghệ thuật;
đ) Trước khi quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phải có văn bản xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh sách thành viên Hội đồng nghệ thuật.
Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản trả lời.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nghệ thuật:
a) Tư vấn cho chủ đầu tư:
Xét chọn mẫu phác thảo bước một và bước hai;
Góp ý kiến hồ sơ quy hoạch và thiết kế cơ sở mặt bằng, không gian tng thể công trình;
Nghiệm thu các bước thi công mỹ thuật và nghiệm thu toàn bộ phần mỹ thuật công trình.
b) Tư vấn cho nhà thầu trong quá trình thi công thể hiện phần mỹ thuật công trình.
3. Phương thức làm việc của Hội đồng nghệ thuật:
a) Hội đồng nghệ thuật làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ, bình đẳng, quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín; thực hiện theo quy chế, tiêu chí do chủ đầu tư ban hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Phiên họp của Hội đồng nghệ thuật phải có trên 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự mới hợp lệ; quyết định của Hội đồng có giá trị khi được trên 1/2 tổng số thành viên Hội đồng đồng ý;
c) Các thành viên Hội đồng nghệ thuật có quyền bảo lưu ý kiến nhưng phải chấp hành quyết định của Hội đồng.
4. Chi phí hoạt động của Hội đồng nghệ thuật do chủ đầu tư bố trí trong tổng dự toán công trình theo quy định.
Điều 24. Chuẩn bị đầu tư dự án xây dng tượng đài, tranh hoành tráng
1. Lập đề cương dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng:
a) Các dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phải lập đề cương dự án đầu tư xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền;
b) Đề cương dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng gồm: Nội dung chủ đề, hình thức nghệ thuật, quy mô, khối lượng các hạng mục, chất liệu và địa điểm xây dựng; hình thức đầu tư, dự kiến mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư và thời gian thực hiện.
2. Sáng tác và xét chọn mẫu phác thảo:
a) Căn cứ đề cương dự án quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ đầu tư xây dựng quy chế và thể lệ sáng tác mẫu phác thảo, việc sáng tác mẫu phác thảo được thực hiện theo hai bước:
Bước một: Mu phác thảo tượng đài có chiều cao từ 70 cm trở lên; mẫu phác thảo phù điêu, tranh hoành tráng có kích thước, tỷ lệ tương ứng với phần tượng; đối với tranh hoành tráng hoặc phù điêu không gắn với tượng (độc lập) thì phác thảo có diện tích 80 cm2 có thể thực hiện bằng chất liệu dự kiến xây dựng; kèm theo thuyết minh ý tưởng nghệ thuật và bản thiết kế cơ sở quy hoạch tổng thể.
Bước hai: Mu phác thảo tượng đài được thể hiện nâng cao từ mẫu phác thảo được chọn ở bước một, có kích thước từ 130 cm trở lên; mẫu phác thảo phù điêu, tranh hoành tráng có kích thước, tỷ lệ tương ứng với phn tượng; đối với tranh hoành tráng hoặc phù điêu không gắn với tượng (độc lập) thì phác thảo có diện tích 120 cm2; kèm theo thuyết minh ý tưởng nghệ thuật và bản thiết kế cơ sở quy hoạch tổng thể;
b) Mu phác thảo bước một và bước hai phải được Hội đồng nghệ thuật xét chọn;
c) Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt mẫu phác thảo bước hai đã được Hội đồng nghệ thuật chọn, làm căn cứ xây dựng dự án, dự toán, thiết kế thi công công trình;
d) Hồ sơ đề nghị phê duyệt mẫu phác thảo bước hai (02 bộ), gồm:
Tờ trình;
- Ảnh mẫu phác thảo bước hai được chọn chụp bốn chiều, kích thước 18x24 cm;
Biên bản làm việc của Hội đồng nghệ thuật.
đ) Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt mẫu phác thảo sau 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hp lệ.
Điều 25. Dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng
1. Dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phải có thiết kế cơ sở và thuyết minh theo các nội dung quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 24 Nghị định này.
2. Hồ sơ thiết kế cơ sở dự án bao gồm:
a) Bản thiết kế tổng thể mặt bằng, không gian và các hạng mục xây dựng phải tương ứng với tổng mức đầu tư và có tính khả thi;
b) Bản thiết kế tượng đài, tranh hoành tráng và ảnh chụp mẫu phác thảo bước hai đã được phê duyệt, đảm bảo xác định được khối lượng, trọng lượng, kích thước các chiều, diện tích bề mặt đủ điều kiện lập dự toán và triển khai các bước tiếp theo;
c) Thuyết minh thiết kế cơ sở để xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
3. Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
4. Kinh phí chuẩn bị đầu tư và sáng tác phác thảo được tính vào tổng mức đầu tư công trình.
Điều 26. Lập dự toán công trình tượng đài, tranh hoành tráng
1. Căn cứ lập dự toán: Theo yêu cầu nhiệm vụ thực hiện khối lượng, chất lượng, chất liệu và bố cục mẫu phác thảo bước hai được duyệt; quy trình công nghệ, giải pháp thi công, đơn giá, định mức ngành mỹ thuật và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan. Các hạng mục công việc không có tính chất mỹ thuật như đào, lấp, làm nền móng, trụ, áp dụng định mức theo quy định của pháp luật về xây dựng. Các hạng mục liên quan tới mỹ thuật thì áp dụng theo định mức ngành mỹ thuật.
2. Nội dung dự toán thể hiện các chi phí để sáng tác, thcông phần mỹ thuật bao gồm chi phí vật liệu, thiết bị, chi phí nhân công, nhuận bút, chi phí vận chuyển lắp đặt, thuế, phí dự phòng và các chi phí khác theo quy định.
3. Dự toán phải thể hiện rõ quy mô, kích thước, diện tích, khối lượng, trọng lượng, chất liệu của từng hạng mục mỹ thuật; biểu tổng hợp được thể hiện tại trang đầu có xác nhận của chủ đầu tư.
4. Giá đề nghị chỉ định thầu của nhà thầu là căn cứ để ký kết hợp đồng, thanh quyết toán công trình.
5. Tổng dự toán công trình tượng đài, tranh hoành tráng bao gồm dự toán phần mỹ thuật, dự toán phn đu tư xây dựng khác. Việc phê duyệt tng dự toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
6. Việc điều chỉnh dự toán phần mỹ thuật không làm thay đi dự án đã được phê duyệt và không được vượt tổng vốn đầu tư và chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Công trình hư hỏng bất khả kháng;
b) Thay đổi về giá vật liệu, tiền lương;
c) Thay đổi bố cục chất liệu tác phẩm do yêu cầu của Hội đồng nghệ thuật được chủ đầu tư chấp thuận.
7. Việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
8. Việc thẩm định dự toán tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện theo pháp luật về đầu tư xây dựng.
Điều 27. Cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi cấp phép xây dựng đối với các công trình tượng đài, tranh hoành tráng sau đây:
a) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng cấp quốc gia;
b) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng về Chủ tịch Hồ Chí Minh;
c) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng xây dựng trong khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép (02 bộ) gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 7);
b) Quyết định chọn mẫu phác thảo bước hai của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, kèm theo ảnh, phác thảo chụp bốn mặt cỡ ảnh 18x24 cm có kèm chú thích;
c) Các thành phần hồ sơ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
4. Thời gian cấp giấy phép:
a) Thời hạn cấp giấy phép (mẫu số 8) không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
b) Đối với các công trình tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Khoản 2 Điều này, thời hạn cấp giấy phép không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
5. Việc xin ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 02 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
Văn bản đề nghị;
Tóm tắt Đề án.
b) Trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản trả lời.
Điều 28. Chỉ định thầu thi công tượng đài, tranh hoành tráng
1. Việc chỉ định thầu thi công tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Nhà thầu được chỉ định thi công tượng đài, tranh hoành tráng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có các nhà điêu khắc, họa sỹ đủ năng lực, trong đó ít nhất 01 người đã chủ trì thi công từ 02 công trình tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh trở lên;
b) Đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhà xưởng để thi công;
c) Đủ năng lực tài chính;
d) Được sự thỏa thuận bằng văn bản của tác giả.
3. Công trình tượng đài, tranh hoành tráng quy mô nhỏ, giá trị tương đương 30% nhóm theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng thì tác giả được quyền trực tiếp nhận thầu nhưng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điểm b và c Khoản 2 Điều này.
4. Đơn vị được chỉ định thầu thi công tượng đài, tranh hoành tráng phải ký hợp đồng với chủ đầu tư. Nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của đơn vị được chỉ định thầu phần mỹ thuật được thực hiện theo pháp luật về đầu tư xây dựng.
Điều 29. Giám sát, chỉ đạo nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng
1. Giám sát thi công:
a) Giám sát thi công phần mỹ thuật do tác giả trực tiếp hoặc thuê người khác là nhà điêu khắc có trình độ đại học mỹ thuật trở lên có kinh nghiệm xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện;
b) Giám sát thi công thực hiện chất liệu do người có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hoặc là nghệ nhân có đủ điều kiện và năng lực giám sát thực hiện;
c) Giám sát thi công phần xây dựng do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng thực hiện.
2. Nội dung giám sát:
Theo dõi, kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ phần mỹ thuật công trình.
3. Chỉ đạo nghệ thuật:
a) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng trong quá trình thi công phần mỹ thuật phải có người chỉ đạo nghệ thuật;
b) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người chỉ đạo nghệ thuật:
Là tác giả, nhà điêu khắc, họa sỹ có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, có kinh nghiệm xây dựng từ 02 công trình tượng đài, tranh hoành tráng trở lên;
Kiểm tra, hướng dẫn, góp ý về quy trình, biện pháp, giải pháp nghệ thuật, đảm bảo các bước thể hiện đúng với mẫu phác thảo được duyệt và những góp ý chỉnh sửa nâng cao của Hội đồng nghệ thuật.
Điều 30. Thi công và nghiệm thu, bàn giao tượng đài, tranh hoành tráng
1. Thi công thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng được thực hiện theo các bước cơ bản sau: Thể hiện mẫu tỷ lệ 1/1; làm khuôn, tạo mẫu; thi công chất liệu; dàn dựng, lắp đặt.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư có trách nhiệm nghiệm thu công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình sau khi được nghiệm thu.
Điều 31. Bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng
1. Việc bảo hành thực hiện theo quy định sau:
a) Nhà thầu thi công phần xây lắp cung ứng thiết bị, có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng;
b) Nhà thầu thi công phần mỹ thuật có trách nhiệm bảo hành phần mỹ thuật bao gồm: Khắc phục, thay thế, sửa chữa, điều chỉnh những khiếm khuyết về kỹ thuật và nghệ thuật trong thời gian bảo hành. Thi công bảo hành phải có sự tư vấn của Hội đồng nghệ thuật theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức sở hữu hoặc được giao quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng có nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ.
3. Cơ quan, tổ chức sở hữu hoặc được giao quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng có nhiệm vụ quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả công trình tượng đài, tranh hoành tráng và không gian tượng đài.
Điều 32. Dỡ bỏ, di dời địa điểm, chuyển chất liệu tượng đài, tranh hoành tráng
1. Việc dỡ bỏ, di dời địa điểm, chuyển chất liệu tượng đài, tranh hoành tráng phải có dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt và phải có giấy phép theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
2. Loại công trình phải dỡ bỏ:
a) Công trình không phù hp với quy hoạch xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; quy hoạch xây dựng đô thị và phát triển nông thôn;
b) Công trình tượng đài, tranh hoành tráng không còn đáp ứng được yêu cầu về nội dung, hình thức nghệ thuật và chất liệu xây dựng.
3. Yêu cầu di đời, chuyển chất liệu:
a) Công trình di dời đến địa điểm mới hoặc chuyển chất liệu không được thay đổi về nội dung tác phẩm, đảm bảo chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật;
b) Phải có tư vấn về nghệ thuật của Hội đồng nghệ thuật theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
c) Trường hợp di dời, chuyển chất liệu công trình có chỉnh sửa v bố cục tác phẩm thì phải được sự đồng ý của tác giả hoặc người đại diện hợp pháp của tác giả.
Chương 5.
TRẠI SÁNG TÁC ĐIÊU KHẮC
Điều 33. Điều kiện tổ chức trại sáng tác điêu khắc
Cơ quan, tổ chức Việt Nam được cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc, phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật;
2. Có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
3. Có thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc.
Điều 34. Đề án tổ chức trại sáng tác điêu khắc
1. Nội dung đề án bao gồm:
Tên đề án, đơn vị tổ chức;
Mục đích, ý nghĩa của đề án;
Thời gian, địa điểm tổ chức trại;
Địa điểm kèm theo bản vẽ thiết kế mặt bằng trưng bày tác phẩm;
Kinh phí tổ chức;
Quy mô tổ chức trại: số lượng tác giả, tác phẩm;
Chất liệu, giải pháp thi công, nhân công thực hiện tác phẩm;
Cơ chế quản lý, phương án bảo vệ, bảo quản, tu bổ và khai thác sử dụng tác phẩm;
Trách nhiệm và quyền lợi của tác giả.
2. Hồ sơ đề án bao gồm:
a) Tờ trình;
b) Dự thảo đề án và thể lệ tổ chức trại sáng tác.
3. Thủ tục và trình tự phê duyệt đề án trại sáng tác điêu khắc thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Điều 35. Thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc
Thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc do chủ đầu tư ban hành bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Đơn vị tổ chức;
2. Mục đích, ý nghĩa;
3. Hình thức tổ chức trại sáng tác điêu khắc, địa điểmquy mô, số lượng trại viên, nội dung, chất liệu, kích thước phác thảo, tác phẩm; kế hoạch, thời gian thực hiện;
4. Hội đồng nghệ thuật;
5. Tiêu chí tác giả và phương thức tổ chức sáng tác tuyển chọn mẫu phác thảo;
6. Quyền lợi, trách nhiệm tác giả;
7. Quyền tác giả đối với tác phẩm sáng tác tại trại.
Điều 36. Cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc
1. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc không có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 9);
b) Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thể lệ.
3. Thời hạn cấp giấy phép:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Giấy phép (mẫu số 10) có hiệu lực trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký; quá thời hạn trên mà không tổ chức trại sáng tác, chủ đầu tư có nhu cầu tổ chức trại sáng tác phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép;
c) Sau khi được cấp giấy phép, muốn thay đổi nội dung giấy phép phải làm lại thủ tục xin cấp giấy phép.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nghiệm thu tác phẩm của trại sáng tác, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện đề án cho cơ quan cấp giấy phép.
Điều 37. Hội đồng nghệ thuật trại sáng tác điêu khắc
1. Thành lập Hội đồng nghệ thuật:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phải thành lập Hội đồng nghệ thuật;
b) Trước khi quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phải xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh sách thành viên Hội đồng nghệ thuật.
Trong thi gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản trả lời.
c) Số lượng thành viên Hội đồng nghệ thuật là số lẻ từ 05 đến 09 thành viên trong đó có chủ tịch và phó chủ tịch;
d) Hội đồng nghệ thuật:
Hội đồng nghệ thuật phải có trên 2/3 số thành viên là các nhà điêu khắc, họa sỹ, có trình độ từ đại học trở lên, có uy tín, trong đó có 01 thành viên là kiến trúc sư; số thành viên còn lại là đại diện chủ đầu tư, đại diện ngành văn hóa, thể thao và du lịch và cơ quan khác có liên quan.
2. Hội đồng nghệ thuật làm tư vấn cho chủ đầu tư trong việc duyệt mẫu phác thảo, quá trình thể hiện, thiết kế trưng bày tác phẩm, nghiệm thu tác phẩm và chấm giải thưởng.
3. Hội đồng nghệ thuật làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ, bình đẳng; quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết luận của Hội đồng nghệ thuật phải được trên 1/2 tổng số thành viên đồng ý.
Điều 38. Trại viên trại sáng tác điêu khắc
1. Trại viên trại sáng tác điêu khắc là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có mẫu phác thảo được Hội đồng duyệt chọn.
2. Trại viên có nhiệm vụ thực hiện các quy định của thể lệ tổ chức trại sáng tác điêu khắc.
Điều 39. Nghiệm thu, bảo quản tác phẩm
1. Chủ đầu tư căn cứ ý kiến tư vấn của Hội đồng nghệ thuật để tiến hành nghiệm thu tác phẩm.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm có nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng tác phẩm theo định kỳ.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 40. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.
2. Nghị định này bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Chương IV Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
b) Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin;
c) Quy chế hoạt động Triển lãm Mỹ thuật và Gallery ban hành kèm theo Quyết định s10/2000/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin;
d) Quy chế trại sáng tác điêu khắc ban hành kèm theo Quyết định số 90/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
đ) Các Điểm 1, 3 và 4 Mục III Điều 1, các Điểm 1, 3 và 4 Mục III Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thi hành các Điều 4, 9, 11, 12, 26, 29, 30 và 31 Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. Chính phủ
Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng
============================
Mời xem bài liên quan đến “Hải chiến Hoàng Sa”:
21. CHƯA CÓ AI CẤP PHÉP XÂY DỰNG "KHU TƯỞNG NIỆM NGHĨA SĨ HOÀNG SA

88 nhận xét:

  1. Đang nghĩ chẳng lẽ nhà nước mình bị gì rồi mà đồng ý xây cái thể loại này, may quá là không phải.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi nghĩ cần xác minh, thẩm tra xem những nghĩa sĩ hoàng sa này là ai. Có đám ngụy phản nước giết dân hay không hay chỉ có các nghĩa sĩ Hoàng sa thời Nguyễn.

    Nếu tôn thờ đám ngụy bán nước thì chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tùng là tên nội phản chiêu hồi với 1 đám chiêu hồi phản bội và mãi mãi bị lịch sử phỉ nhổ, mãi mãi mang danh bán nước, phản quốc, phản bội dân tộc, phản bội Cách Mạng.

    Hành vi thờ ngụy nếu có của Đặng Ngọc Tùng và bọn "Lao Động " rõ ràng đã đạp đổ nền văn hóa ngàn năm văn hiến dân tộc, đốt bỏ đền thờ Bác Hồ và vi phạm luật pháp, theo điều 3 "Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân." ĐẶNG NGỌC TÙNG hắn không thèm đọc các bài viết và phát ngôn của Hồ chủ Tịch về kháng chiến chống Mỹ, về Mỹ ngụy, tội ác Mỹ ngụy?

    Sự thật lịch sử, ít nhất ở quốc sử chính thống xưa nay từ thời Cụ Hồ, Cụ Giáp cho đến nay là quân dân Việt Nam ta chống lại Mỹ ngụy xâm lược để giải phóng miền Nam khỏi ách ngoại thuộc.

    Hành vi tôn thờ ngụy nói lên rằng ngụy là cũng có chính nghĩa, cũng "yêu nước", và khốn nạn hơn là "cũng chống ngoại xâm". Thật ra chúng là bọn bán nước cả làng cả nước đều thấy. Như thế rõ ràng là xuyên tạc sự thật lịch sử. Đồng thời phủ nhận luôn cả thành quả cách mạng của công cuộc giải phóng dân tộc, giành lại hoàn toàn độc lập thoát hẳn khỏi ách thống trị ngoại thuộc và quân bù nhìn.

    Nó cũng xúc phạm uy tín, danh dự của Bác Hồ, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Ban Tuyên giáo, báo chí trung kiên, Bộ Giáo dục, sách giáo khoa xưa nay, các viện bảo tàng, thư viện quốc gia, những người kháng chiến chống Mỹ, CCB, thương binh liệt sỹ, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân hóa học da cam, nạn nhân thảm sát Mỹ Lai và các thảm sát khác của tội ác Mỹ ngụy.

    Đặng Ngọc Tùng và bọn Lao Động tôn thờ lính ngụy là gián tiếp phủ nhận những gì những người trên đã nói và khẳng định họ nói láo. Như thế là xúc phạm danh dự, uy tín của nhiều người xưa nay. Tội lớn của hắn là xúc phạm danh dự uy tín của dân tộc, của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

    Trả lờiXóa
  3. Hoan nghênh Google.tienlang- một trang web chuyên về pháp luật kịp thời có bài phân tích thấu lý đạt tình.
    Ông Đặng Ngọc Tùng lợi dụng chiêu bài Hòa giải để Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; vi phạm khoản 3 Điều 8 Nghị định. Do vậy, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc ngăn chặn Dự án này, xử phạt hành vi của ông Tùng!
    ----
    Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
    Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong hoạt động mỹ thuật:
    1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
    2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường.
    3. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
    4. Sao chép, trưng bày, mua, bán, chuyển nhượng tác phẩm mỹ thuật vi phạm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

    Trả lờiXóa
  4. Thư gửi Phan Hưng Duy

    Dương Hoài Linh (Dân Luận) – Gởi Phan Hưng Duy.

    Hôm nay chú được xem clip hùng biện của cháu về việc cháu dự định sẽ tự tay đập bỏ tượng đài các tử sĩ VNCH đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa nếu nó được xây dựng. Nhiều người muốn cho cháu một bài học bằng hành động, chú thì không nghĩ thế. Chú xem đó là một quyền tự do ngôn luận của cháu bởi vì hành động chưa xảy ra. Tự do ngôn luận sẽ được phản biện bằng một quyền tự do ngôn luận khác. Chúng ta nên nói chuyện như những người đàn ông với nhau.

    Nói thật khi xem clip này chú buồn cháu một thì lại “khâm phục” các thầy cô dạy cháu mười. Chữ “khâm phục” trong ngoặc kép chắc cháu hiểu mức độ mỉa mai của nó. Đã từng qua các vị trí Tổng Phụ trách đội, bí thư đoàn,giáo viên dạy văn,sử trong các trường cấp 2,3 dưới chế độ mà cháu đang sống, trưởng thành nên chú rất hiểu quá trình nhồi nhét tư tưởng chính trị vào thế hệ trẻ. Những người như cháu chỉ là nạn nhân của một chính sách xuyên tạc lịch sử, gây hận thù dân tộc, nguỵ biện về chính nghĩa của những kẻ nắm trong tay quyền lực.

    Để phản biện những ý cháu nêu trong clip chú chỉ khuyên cháu nên tìm hiểu những ý chính sau đây:

    – Cuộc nội chiến Nam Bắc Mỹ và ý nghĩa của tượng đài Arlington. Chính sách của phe thắng trận đối với phe thua trận trong việc an táng và xây dựng tượng đài các tử sĩ miền Nam của nước Mỹ.

    – Tìm hiểu xem nước Mỹ đã từng xâm lược lấy đất đai của bất kỳ một nước nào trên thế giới?Tìm hiểu xem nhân dân Hàn Quốc nhân ngày quốc khánh của nước mình đã gởi lời cám ơn nước Mỹ ra sao. Tìm hiểu xem Nam Hàn và Nam Việt Nam có tương đồng hay không? Và đặc biệt là hiệp ước “liên minh quân sự” giữa Mỹ và Nam VN từ đó suy ra VNCH có phải là một đội quân bán nước và tay sai hay không?

    – Tìm hiểu xem Trung Quốc đã cướp chủ quyền Việt Nam những gì? Đất đai,biển đảo,tài nguyên và việc bảo vệ những tài sản này của QĐNDVN ra sao?

    – Tìm hiểu về Hải chiến Hoàng Sa một cách trung thực nhất qua các tài liệu của cả hai phía.

    Trong clip có nhắc đến các đoàn tàu không số tiếp vận vũ khí đánh miền Nam bằng bạo lực. Vậy thì hãy đặt câu hỏi nếu bây giờ Bắc Hàn đánh Nam Hàn cũng bằng cách như vậy thì nhân dân Nam Hàn sẽ đứng về phe nào ? Và việc hải quân Nam Hàn ngăn chặn những đoàn tàu như vậy có chính nghĩa hay không?

    Sự hy sinh cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đích thực là điều đáng ghi ơn trong lòng những thế hệ mai sau, cho dù sự hy sinh đó ở bất kỳ phía nào. Nhưng ai mới là kẻ xâm lược đích thực thì chú mong cháu hãy minh định cho rõ ràng.

    Giáng xuống đầu cháu những lời lẻ mạt sát, những lời hăm doạ đó là một điều rất dễ nhưng làm sao để cháu và những đứa trẻ như cháu hiểu rõ thực chất của vấn đề mới là điều khó. Chú mong cháu hãy bình tâm suy nghĩ thật kỷ vì clip này sẽ lưu dấu muôn đời trên mạng. Nó không chỉ gây xấu hổ cho cháu mà còn cho các thế hệ mai sau của cháu và đặc biệt nhất là cha mẹ và thầy cô những kẻ đã sinh ra và dạy dỗ cháu để có một clip như thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chi co bon phan boi to quoc om chan my moi mang on cua my con nguoi dan viet ca 2 mien cua chung toi thi khong bao gio co 2 chu cam on chien tranh da qua di noi dau va han thu danh gat lai mong vi su nghiep phat trien cua dat nuoc con noi dau mat mat thi khong bao gio quen

      Xóa
    2. Lại một tên rận chủ hoài linh hoài liếc gì đó,dở trò ngụy biện mà lại chẳng hiểu gì về lịch sử trong nước và ngoài nước lại đi dạy dỗ người khác.Còn cái anh Đ ặng ngọc Tùng thì nên cho hắn về vườn sớm càng tốt.Đúng là ăn cơm CS lại đi thờ ma quốc gia.Hình như dạo này trái gió sinh ra nhiều cẩu dại.

      Xóa
  5. Rất nhiều người đang phẫn hận. Đặng Ngọc Tùng dân đen chưa dám làm gì hắn vì có cái mác quan chức liên đoàn. Chứ cỡ giẻ rách như Dân luận, Dân làm báo mà đủ dũng khí dám vác mặt ra khỏi cái máy tính thì chắc chắn sẽ bị giết chết, 'giang hồ chém nhầm'. Các nạn nhân tội ác Mỹ Ngụy bán nước sẽ trả thù lũ khốn nạn này, lũ phản bội tổ quốc.

    Vụ Hoàng Sa là một vụ bán độ rẻ tiền, Mỹ Ngụy dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc. Ít nhất nó cũng là 1 vụ bán độ mờ ám mà nhiều nhân chứng VNCH đã ghi lại. Những con vật hoang tưởng như con chó Dương Hoài Linh gì đó chúng đui mù và sợ hãi sự thật nên không đọc các bài của bác Lê Văn Thự, nguyên trung tướng quân đội SG, cho thấy sự nhục nhã của trận Hoàng Sa, sự nhục nhã của lũ bán nước tự xưng 'VNCH', sự nhục nhã của lũ chó Dân làm báo và những kẻ sợ hãi trước sự thật, những kẻ cố ý mù thông tin.

    Nếu xây tượng đài thờ cúng bọn phản quốc, thảm sát dân sỉ nhục chúng bằng cách gắn mác 'tử sĩ' cho chúng thì chắc chắn sẽ bị đập. Bị đập là sự trừng phạt nhẹ nhất của nhân dân yêu nước dành cho lũ khốn nạn bán nước chó chết súc vật như lũ phản quốc Dân làm báo, tên giả Dương hoài linh nào đó sẽ bị hack vào máy và đập chết.

    Trả lờiXóa
  6. Điều gì hợp lòng dân thì dân làm thôi chính quyền muốn cấm cũng chẳng được. Lính VNCH là kẻ thù của đảng csản nhưng với dân thì lính VNCH có công chiến đấu hy sinh bảo vệ tố quốc chống tàu cộng xâm lược trong khi đảng cs phải nhờ vả ôm chân tàu cộng cõng rắn cắn gà nhà, rước voi dày mả tổ để cưỡng chiếm miền nam việt nam. Lính VNCH là kẻ thù của đảng chứ đâu phải là kẻ thù của dân. Bất kỳ ai dù là người nước ngoài mà có công hy sinh bảo vệ tổ quốc việt nam thì đều xứng đáng được tôn vinh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái thứ "dân" của anh cu
      Nặc danh03:00 Ngày 19 tháng 01 năm 2016 đích thị là "dân cờ vàng ba que" rồi.
      Bọn ngụy ba que đã chết từ 30/4.75 thì "dân" của anh cũng đi chết đi!
      Chết 42 năm rồi, đội mồ sống dậy mầ chi?

      Xóa
    2. vay nac danh ve quang ngai ,quang nam hoac binh dinh hay ve mien tay nhu ben tre ,dong thap ,long an hoi cac nguoi dan co thu che do vnch hay khong nha

      Xóa
    3. Gớm,bỏ dân bỏ nước chạy như cún ấy.Giờ lại còn bày đặt kẻ thù của Đảng với của dân.Của đáng tội,mấy thằng Ngụy có mỗi cái giải "HS-Thằng nào chạy không nhanh thì chết" nên cứ để chúng nó thẩm du đi,có mất gì đâu.Có điều muốn thẩm du cũng nên biết thân,biết phận.Chiến trường Lạng Sơn-Cao Bằng-Hà Giang từ 79-85 nhiều giải vô cùng,có muốn kể cũng không hết.Thân phận ngụy nô,thất trận mà cũng đòi dân với nước...

      Xóa
  7. CHẢ NHẼ VINH DANH CÁI ĐÁM NÀY?
    CỜ VÀNG – CHÉM GIÓ
    (amaritx)
    (...“Chém gió” một thuật ngữ mới xuất hiện mấy năm nay trên các diễn đàn cũng như trong xã hội người Việt ở trong nước, nếu tìm trong từ điển tiếng Việt thì các nhà ngôn ngữ học chưa đưa ra được định nghĩa chính thức, thôi thì đành chấp nhận sự giải nghĩa của “giang hồ” mạng vậy, đại để hiểu Chém gió là
    ” Nói dóc, nói xạo, ba xàm ba láp đủ thứ chuyện, dựng chuyện, cường điệu hóa vấn đề, nâng bản thân mình lên, ta đây hiểu biết, biến không thành có, Chém gió còn gọi là hù dọa người khác …

    Vậy mà nếu chúng ta rà suốt quá trình hình thành quân đội cờ vàng thì thấy có sự tương đồng kỳ lạ. Quân đội cờ vàng là một đội quân có nhiều cái nhất mà so với quân đội các nước khác trên hành tinh không thể nào sánh được. Thử thống kê ra vài cái nhất của đội quân cờ vàng chém gió này đó là.
    Một đội quân :
    – Đánh thuê được trang bị tận răng – hiện đại nhất .
    – Mang nhiều phiên hiệu dữ tợn nhất ( trâu điên, hắc báo, lôi hổ…….
    – Được BU (Mỹ ) cưng nhất, BU đưa tiền thì đánh, không tiền nghĩ chơi với BU
    – Ăn đường sóng nói đường gió, thề tử thủ đến người cuối cùng, Việt cộng sẽ bước qua xác tui thì mới zô được sài thành … bỏ chạy trước nhất, leo lên đầu dân để thoát thân.
    – Tiền đổ vào như gió vào nhà trống bao nhiêu cũng không đủ để giữ một mét đất lãnh thổ ( Bu bó tay, bó toàn thây)
    – Bỏ chạy nhanh nhất, nhanh như gió ( chạy vượt khỏi lãnh thổ quốc gia )
    – Tan rã nhanh như gió thổi qua, thảm bại nhất (lột cả giày , cởi cả quần áo , mặc quần xà lỏn mà chạy)
    -Sống dai nhất, đã khai tử 36 năm mà vẫn tồn tại.
    – Một quân đội không có dân, chính phủ , lãnh thổ, không vũ khí, khí tài ( chỉ có cái mồm hô hào và nổ, chém gió túi bụi)
    – Ngân sách quốc phòng duy nhất là vác thùng đi hù thiên hạ quyên tiền ….
    – vv và vv …
    Sơ qua một vài cái nhất của quân đội cờ vàng trước ngày được cờ vàng gọi là ngày “mất nước” và sau 36 năm lưu vong xứ người. Khi được BU cứu vớt trong sự hoảng loạn cho định cư, đám con ghẻ phá gia chi tử cờ vàng lại chứng nào tật đó, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời”, vẫn chém gió rần rần ở chốn tạm dung nổ điếc lỗ tai đến thần sét cũng phải chào thua cờ vàng...)

    Trả lờiXóa
  8. Cần xem xét lại tư cách đảng viên của ông Tùng. Chả làm nên việc gì mà chỉ gây rối loạn xã hội mà thôi

    Trả lờiXóa
  9. Các bác tức tối làm giề cho hại sức khỏe, ngày 19 tháng 1 năm nay khác những năm trước, sang năm lại còn khác hơn nữa. Hãy đón nhận sự thay đổi. Vui lên nhé. Sắp tết rồi.

    Trả lờiXóa
  10. oiOOng Tùng sau ĐH XII sẽ có hành đọng và lời nói như các ông L H Đằng, N Trọng Vĩnh hay Lê Mã Lương thôi. Hãy chờ xem

    Trả lờiXóa
  11. Nhiệm kỳ CT tổng liên đoàn lao đông VN của ông Tùng chỉ góp phần tạo ra những Công đoàn Đoàn kết kiểu Ba Lan. Khác hẳn thời Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Đức Thuận, Phạm Thế Duyệt

    Trả lờiXóa
  12. Không tính đến những con chó vàng phản quốc hí hửng mừng hụt, tiểu nhân đắc chí tưởng bở kiểu trẻ trâu đần độn thường vác mặt chó vào đây la liếm sủa lên những tiếng vu vơ tội nghiệp. Tao chỉ muốn nói với mày thằng Đặng Ngọc Tùng và đàn em tham nhũng của mày nếu mày vào đây đọc.

    Mày là thằng khốn nạn Đặng Ngọc Tùng ơi. Mày tiếp tay tôn thờ bọn bán nước kẻ thù dân tộc Việt, tay sai Pháp Mỹ gây bao nhiêu cuộc thảm sát đẫm máu, gây ra hàng triệu cái chết của đồng bào. Tay sai của giặc xâm lược chặt đầu bao người kháng chiến. Mày sẽ gặt hái báo ứng. Gia đình mày sẽ gặt lấy hậu quả thảm họa. Mày nghĩ đi, đến lúc mày không còn quyền lực nữa thì chuyện gì sẽ xảy ra với mày. Bọn giấu mặt sủa càn Đốt Đền thì chúng nó biết khôn chúng nó giấu mặt chó Đốt Đền sau máy tính vinh danh lũ ngụy đu càng nhục nhã năm xưa. Nhưng mày không giấu mặt, mày đã lộ mặt chó, lòi đuôi cáo ra rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Xuân Đức!
      Chúng tôi hiểu nỗi bức xúc của bác.
      Nhưng ở Google.tienlang từ xưa đến nay mọi người không quen ngôn ngữ, văn phong như bác vừa thể hiện!
      Vậy kính mong bác lưu ý: Lần sau, nếu bác vẫn dùng cách như trên thì ý kiến sẽ bị xóa mà không cần cảnh báo!

      Cảm ơn bác đã ghé thăm diễn đàn và để lại ý kiến!

      Xóa
    2. Ngụy tặc bám càng tự sướng 40 năm rồi, cho chúng khổ dâm 40 năm nữa có gì đâu. Thật ra ngày xưa thằng Bùi Tín đốt đền hơn thằng này gấp vạn triệu lần. Ít nhất thằng này còn chưa dám động đến Bác Hồ. Thằng Tín động đến cả Bác Hồ.

      Ngày nay bọn chúng phản nhưng không dám đến mức như ngày xưa nhất là thời điểm Xô - Âu đua nhau sụp đổ . Khi đó chúng nó hí hửng nhảy nhót ghê lắm. Cũng nói năng đắc ý y như bây giờ, rồi bị mọi người cười vào mặt ngu.

      Xóa
  13. Nếu đúng như tin Google Tiên Lãng ''Hôm qua, ngày 17/01/2016, tại huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, ông Đặng Ngọc Tùng- Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiêm chủ Dự án "Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa" chủ trì Lễ "đặt viên gạch đầu tiên" khởi công Dự án. Điều chúng tôi bất ngờ là cho đến giờ, dù Dự án tầm cỡ quốc gia, với mức đầu tư trên 70 tỷ đồng và Dự án đã khởi công nhưng chưa hề có bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào cấp phép cho Dự án! Phải chăng ông Đặng Ngọc Tùng cho rằng số tiền 70 tỉ đó là do ông tự quên góp được chứ không phải tiền ngân sách nhà nước nên ông có quyền tự xây dựng Dự án, tự "cấp phép" cho Dự án?'' thì Đặng Ngọc Tùng đã thoái hóa biến chất không xứng là đảng viên, ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Vì không thể có một người đảng viên Cộng sản, Chủ tịch tổng công đoàn lao động của một đất nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước lý, Nhân dân làm chủ lại trâng tráo coi thường pháp luật như vậy. Một người dân ở xã, (phường), huyện.*thị trấn) tỉnh (thành phố) xây dựng nhà của minh trên đất ở có chủ quyền của mình cũng phải có giấy phép xây dựng mới được xây dựng. Huống chi một đảng viên có chức vụ Đảng là Ủy viên Trung ương ương Đảng, chức vụ đoàn thể là Chủ tịch tổng liên đoàn lao động Việt Nam lại trắng trợn thách thức pháp luật như vậy khi chưa có giấy phép xây dựng mà lại xây dựng rồi khuyếch trương sự vi phạm của mình trên thông tin báo chí. Phải chăng Đặng Ngọc Tùng nghĩ mình luồn sâu leo cao tới chức UVTW Đảng, Chủ tịch tổng công đoàn lao động Việt Nam muốn làm gì thì làm theo ý đò cá nhân và sự chỉ đạo của quan thầy ngoại bang muốn gây chia rẽ, hỗn loạn xã hội Việt Nam để kiếm chác.

    Trả lờiXóa
  14. Nhưng nói thế cũng không phải quá lạc quan. Ngày xưa chúng nó phản là phản hẳn luôn. Như Bùi Tín, Dương Thu Hương các thứ. Ngày nay chúng nó 'phản có thẻ Đảng', 'phản có bảo kê' đàng hoàng nhá.

    Như vụ vinh danh quân đội ngụy Sài gòn là phạm pháp quá trắng trợn nhưng có xi nhê gì đâu. Vì 'phản có thẻ Đảng, có bảo kê' cơ mà.

    Ai làm trong báo Lao Động giương mắt đọc này :

    ' CÁC BÀI VIẾT CA NGỢI HẢI CHIẾN HS ĐÃ VI PHẠM LUẬT PHÁP, VI PHẠM ĐIỀU 88 BỘ LUẬT HÌNH SỰ.

    Các bài báo ca ngợi quân nguỵ việt gian cộng hoà, quân nực việt gian nguỵ tà của bộ phận báo chí VN đã xâm hại đạo đức truyền thống, gián tiếp ca ngợi chế độ nguỵ thời mỹ, nguỵ quyền bù nhìn bán nước Nguyễn văn Thiệu.

    Hầu hết thông tin trên các bài ấy có nguồn gốc xuất phát từ hồ sơ "Thế giới lên án Trung-Cộng xâm lăng Hoàng-Sa của Việt Nam Cộng hòa" của Tổng cục CHIẾN TRANH CHÁNH TRỊ, Cục TÂM LÝ CHIẾN, Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

    Điều 88 BL Hình Sự ghi rõ cụ thể các điều bị cấm: b) Tuyên truyền những luận điệu CHIẾN TRANH TÂM LÝ, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

    TÂM LÝ CHIẾN với CHIẾN TRANH TÂM LÝ đều là 1. Hãy làm thủ tục truy tố, bắt giữ rồi khởi tố hay tạm giam giữ điều tra những quan báo chí, tổng biên, nhà báo nào có trách nhiệm trong vụ "hải chiến Hs" này. '

    Trả lờiXóa
  15. Trần Thị Thuậnlúc 08:02 19 tháng 1, 2016

    Tôi tâm đắc với bài đã đăng ở Google.tienlang. Hy vọng ông Đặng Ngọc Tùng hay người tân của ông Tùng, cán bộ dưới quyền ông Tùng đọc được bài này:
    -------
    XÂY CÔNG TRÌNH TƯỞNG NIỆM LÍNH VNCH: TỘI ÁC ĐANG BIẾN THÀNH CÔNG TRẠNG
    Trong thế kỷ 20, lịch sử nước ta không ít lần xuất hiện cùng lúc nhiều kẻ thù, ngoại xâm và nội phản cấu kết với nhau, chúng đều là kẻ thù chung của dân tộc. Hàng chục năm, nhân dân ta đã phải chiến đấu hết mình để lật đổ bọn chúng, ấy vậy mà ngày nay, nhân dịp đổi mới, nhiều kẻ muốn bóp méo, xuyên tạc lịch sử, biến tội ác thành công trạng dưới vỏ bọc hòa hợp, hòa giải dân tộc.
    Nhớ lại năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, quân Pháp và binh lính người Việt theo Pháp, đã bị chết dưới họng súng của quân Nhật. Pháp đã bán đứng Đông Dương cho Nhật, nước ta lâm vào họa một cổ hai tròng
    Sau hiệp định Pari 1973, Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam, lược lượng Việt Nam cộng hòa “một mình” đối chọi với quân giải phóng. Mỹ - Trung cấu kết với nhau. Nhân cơ hội đục nước, bọn bành trướng Trung Quốc thả câu, tiến đánh Hoàng Sa. Bọn cướp nước dành lấy Hoàng Sa, bọn bán nước tháo chạy và chết dưới họng súng của quân Trung Quốc. Lúc đó Hoàng Sa cũng như nhiều vùng đất khác ở miền nam từng nằm trong tay Mỹ - ngụy. Lính VNCH chiến đấu cho chủ Mỹ bị chết tại Hoàng Sa bởi quân Trung Quốc cũng là chuyện thường tình, vì cùng lúc chúng phải đối phó với 2 kẻ thù là quân Trung Quốc và quân giải phóng Việt Nam. Chúng chết ở Hoàng Sa cũng giống như chết ở Quảng Trị hay Tây Nguyên…chết ở đâu thì cũng phục vụ cho mưu đồ chiếm giữ miền Nam, chia cắt đất nước. Đừng nghĩ rằng chúng chết ở Hoàng Sa là đang bảo vệ biển đảo, lãnh thổ của Tổ quốc ta. Nếu chúng không chiếm giữ miền Nam thì đâu có cảnh cả dân tộc phải lăn mình trong bom đạn. Nếu chúng không chiếm giữ Hoàng Sa thì chắc gì quân Trung Quốc đã dám đem quân nuốt chửng như năm 1974.
    Bọn lính người Việt làm việc cho ngụy quân, kể cả quân Pháp và quân Mỹ, bị chết dưới họng súng của quân Nhật và quân Trung Quốc là giống như nhau. Đó là cái chết của những thân phận lính đánh thuê, phục vụ cho mục đích của ngoai xâm, phục vụ cho chế độ phản động mà Pháp hoặc Mỹ nặn ra để làm tay sai cho chúng. Những cái chết đó đáng bị nguyền rủa, đáng bị lãng quên vì chúng đã tiếp tay cho tội ác, phản bội lại dân tộc.
    Trớ trêu thay, những năm qua, nhân dịp đổi mới, lợi dụng tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, nhiều kẻ đã xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử. Cái chết của những kẻ cầm súng bắn vào dân tộc, lại được một số tổ chức, cá nhân, hoài niệm, tôn vinh như là anh hùng. Mấy chục năm qua không thấy nhắc đến cái chết của lính VNCH tại Hoàng Sa, thì nay bỗng dưng kêu gọi vinh danh, tưởng nhớ, tri ân rầm rộ… đặt ngang công trạng của những người lính hải quân nhân dân Việt Nam hi sinh vì chủ quyền biển đảo quốc gia.
    Thời gian đang trôi qua, những người từng tham gia quân đội hay chính quyền Sài Gòn vẫn được sống bình yên trong đất nước mà họ đã một thời phản bội, như thế là tốt lắm rồi. Cách mạng không giơ lên đặt xuống vì quá khứ phản quốc xấu xa của họ là tốt lắm rồi. Đằng này lại kêu gọi vinh danh, ghi khắc công ơn, tri ân, giúp đỡ... Hình như người ta đang cố tình hiểu sai về lịch sử dân tộc hay đang âm mưu , ảo tưởng vào một tương lai sắp đến? Cho dù hòa hợp dân tộc là một điều đáng quý, nhưng không phải vì vậy mà lẽ phải bị bẻ cong. Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, “Mỹ cút” “ngụy nhào” là điều tất yếu. Bọn bán nước phải theo chân ngoại bang, tha phương cầu thực, cũng là một lẽ đương nhiên. Người dân Việt Nam chân chính, bước ra khỏi chiến tranh với tư cách là người chiến thắng. Ngoại xâm và nội phản đã bị đánh bại. Ở đây không có nội chiến, nên đừng bao giờ nhắc tới hòa giải dân tộc. Chỉ có xâm lược và chống xâm lược, chính nghĩa và phi nghĩa, yêu nước và phản quốc. Những kẻ phản quốc từng rước Tây về giày mả tổ, muốn được sống bình yên thì hãy biết ăn năn hối cải để hòa hợp trong lòng dân tộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 08:03 19 tháng 1, 2016

      Hòa hợp chứ không phải là hòa giải.
      Bọn phản quốc không xứng đáng được gọi là người Việt Nam chân chính, chứ đừng nói là đem ra vinh danh, tri ân tưởng nhớ. Những phát ngôn, kêu gọi, tuyên bố của một số cá nhân, tổ chức trong nước, đã đi ngược lại với sự thật lịch sử, xúc phạm anh linh những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống và lớp lớp người Việt Nam đã cống hiến xương máu, công sức cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Những kẻ mở miệng, phát ngôn kêu gọi vinh danh, tri ân lính VNCH – con đẻ của Mỹ tại miền nam, đều là sự xuyên tạc quá khứ, đều là sự phản bội lịch sử dân tộc.
      Chủ trương của Đảng và nhà nước là hòa hợp dân tộc, để đoàn kết toàn dân, chứ không phải đi bóp méo lịch sử, xuyên tạc vấn đề, vinh danh kẻ thù. Ai đã ngã xuống để các vị đi vinh danh những kẻ đánh thuê cho chế độ phản động? Hàng triệu cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… đã góp công sức, máu xương, làm nên chiến thắng, nay đang sống giữa đời thường trong nhân dân rộng lớn, chưa đòi vinh danh, cớ sao lại đi vinh danh lính VNCH? Sao không vinh danh lính ngụy theo Pháp luôn? Ngày mai chúng còn muốn vinh danh những gì hơn nữa?
      Thật nực cười cho đầu óc của một vài vị tai to mặt lớn, cũng đã từng hùng hổ: “ Những sĩ quan binh lính VNCH trong lực lượng hải quân, đã xả thân vì nghĩa cả, đã hi sinh vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước. Họ là những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Chúng ta phải vinh danh. Chúng ta phải ghi nhớ công ơn của họ…”
      Một số báo chí cũng được dịp phất cờ, đăng bài ngợi ca hành động “anh hùng” của những lính VNCH tử trận tại Hoàng Sa, đưa tin “đền ơn đáp nghĩa”. Giật những dòng tít, gọi cái chết đó là “hi sinh” như một sự tri ân đối với những anh hùng chân chính. Thật bố láo, tại sao chế độ này, đất nước này lại phải tri ân những kẻ một thời đã cầm súng ngắm vào chính đất nước mình. Lập trường chính trị của một số tờ báo, một số người làm báo thời nay, cũng đang có vấn đề, cố tình hay ấu trĩ, thử hỏi họ đứng trên lập trường nào để gọi những cái chết của lính VNCH là sự hi sinh. Đừng lợi dụng vấn đề Hoàng Sa hiện nay để tô hồng cho một sự thật đen tối, để khôi phục giá trị của thây ma Việt Nam Cộng Hoà – một chế độ phản động, con đẻ của Mỹ ở miền Nam.
      Mới hơn 40 năm, sự thật vẫn còn đây, đừng kêu gào, cổ xúy cho sự biến tướng, đừng biến tội ác hôm qua thành công trạng hôm nay. Dù có tài ngụy biện đến đâu thì chân lý vẫn không bao giờ thay đổi . Hãy lên án, tẩy chay tất cả những lời nói và hành động vinh danh lính VNCH ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh, mọi thời gian, để bảo vệ chính nghĩa. Diễn biến hòa bình đang phất phới trước mắt chúng ta./.
      An Nam
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/08/xay-cong-trinh-tuong-niem-linh-vnch-toi.html

      Xóa
  16. Thuốc lá tốt sklúc 08:05 19 tháng 1, 2016

    phen này Đặng Ngọc Tùng chết chắc rồi . Cái tội chơi ngu, ôm tư tưởng bán nước. Thờ ai không thờ đi thờ lũ bán nước vong nô. Phản tổ quốc, phản tổ tiên. Đặng Ngọc Tùng làm xấu hổ tổ tông, tông đường cả nhà ông ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão ấy biết là sau đại hội đảng, hết nhiệm kỳ là" tạch" cho nên làm liều lấy lấy le, ghi danh với quan thầy hòng mưu tính cho tương lai sau này( nếu có).Nhưng bác cứ yên tâm chúng mới chỉ khởi công, đặt gạch. Dự là sau đại hội đảng công lý sẽ được thực thi!

      Xóa
  17. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  18. https://www.facebook.com/hoighetphandong/lúc 09:24 19 tháng 1, 2016

    VỀ VIỆC XÂY DỰNG "KHU TƯỞNG NIỆM HOÀNG SA", BẢN CHẤT CỦA QUÂN LỰC VNCH VÀ TRUYỀN THỐNG NHÂN NGHĨA VIỆT NAM
    Những ngày qua, dư luận sôi sùng sục vì những vấn đề đều liên quan đến "tượng đài". Thứ nhất là về quảng trường gắn với tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La, thứ hai là Khu tưởng niệm Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn, trong đó việc ở Sơn La bị các báo tập trung khai thác số liệu khái toán "1.400 tỷ" để đả phá, thậm chí đả phá thẳng vào hình tượng lãnh tụ. Nhưng, việc Tổng LĐLĐ dự kiến xây dựng Khu tưởng niệm Hoàng Sa bao gồm cả "74 binh sĩ VNCH ) lại được các báo đăng bài với ý ủng hộ rất rõ (74 người lính này là binh sỹ quân lực VNCH tử trận trong hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với rất nhiều sự mờ ám).
    Ý tưởng xây dựng Khu tưởng niệm này đã được Tổng LĐLD phát động từ năm 2014, khi đó trên báo Lao Động thậm chí còn dùng từ "Vinh danh các binh sỹ VNCH đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa" - một sự lẫn lộn, đánh đồng không thể chấp nhận được.
    Về bản chất tay sai bán nước của chế độ VNCH, thiết nghĩ khỏi cần bàn ở đây, và phương tiện truyền thông chính thống đã vạch rõ, như bài của VOV dịp 30/4 vừa qua (http://vov.vn/…/chinh-nghia-khong-thuoc-ve-che-do-viet-nam-…). Ở đây xin nói về cái gọi là Quân lực VNCH
    Khi nhắc tới quân lực Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta thường nghĩ tới số phận lệ thuộc của một đội quân chiến đấu vì lợi ích của Hoa Kỳ và có nợ máu với chính đồng bào mình.
    Vậy bản chất của quân lực một thời đứng thứ tư thế giới cụ thể là gì?
    Là quân đội quốc gia như những gì mà cơ quan tuyên truyền của ngụy quyền VNCH rêu rao thì họ phải biết lý tưởng, mục tiêu chiến đấu của mình? Nhưng một quân đội không có đường lối, mục tiêu chính trị của riêng mình mà đem đặt dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, phục vụ cho mục tiêu, lợi ích của Hoa Kỳ thì QLVNCH chính xác là một bộ phận của quân đội Hoa Kỳ tổ chức, nuôi dưỡng, huấn luyện để chống lại những gì mà Hoa Kỳ cho là “mối đe dọa” tới sự tồn vong của Hoa Kỳ và chủ nghĩa đế quốc. Như vậy, rõ ràng cái danh QLVNCH không hề có tính chính nghĩa quốc gia.
    Tuy nhiên, về những tội ác mà cái quân lực nêu trên đã gây ra cho đồng bào, cũng bởi chỉ là một đội quân đánh thuê cho Mỹ nên chúng ta cần nhất trí đánh giá đó là vấn đề lịch sử, nhân dân ta, nhân dân yêu chuộng hòa bình và tiến bộ xã hội trên thế giới, lương tri nhân loại đều đã có những nhận định công tâm, khách quan. Kẻ đứng sau và trực tiếp gây ra những tội ác đó chính là đế quốc Mỹ.
    Bởi vậy, với truyền thống "đem địa nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo" - chúng ta không nên mãi hờn căm những người lính VNCH vì những lỗi lầm ấy, mà ngược lại chúng ta đã dành cho họ những tình cảm, tình thương vượt lên cả những đau thương, mất mát mà toàn dân tộc ta trải qua để giành lại độc lập, tự chủ; giành lại hòa bình, thống nhất. Bởi họ cũng chính là nạn nhân của một chiến lược phản cách mạng do bè lũ quan thầy thực dân đế quốc dựng lên và gây ra. Có những người lính do nhận thức sai lệch, có người bị mê hoặc bởi những luận điệu tuyên truyền, có người vì miếng cơm manh áo, có người bị ép quân dịch..mỗi người lính là một hoàn cảnh và trong hoàn cảnh nào họ đều đáng thương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.facebook.com/hoighetphandong/lúc 09:25 19 tháng 1, 2016

      Chúng ta thương họ vì họ là đồng bào mình, là con dân Việt Nam; thương họ vì họ không có và không được trang bị một lý tưởng, mục tiêu đúng đắn soi sáng cho tâm hồn, tư tưởng và cuộc sống của họ. Chúng ta không kỳ thị, ghét bỏ họ mà chúng ta đã cảm thông, đã khoan dung, đã cho họ có cơ hội sửa đổi, làm lại cuộc đời; chuộc lại những tội lỗi, lầm lạc mà họ gây ra với chính đồng bào, dân tộc mình và hòa nhập vào đời sống xã hội.
      Bài viết này không hề nhằm chạy tội cho chế độ và quân lực VNCH, cũng như không dành cho các đối tượng nguỵ quân nguỵ quyền cực đoan vẫn cố tình tự bịt mắt, điên cuồng chống phá đất nước. Song mỗi người Việt Nam chân chính chúng ta luôn có một trái tim bao dung và thứ tha. Nếu mãi giữ hận thù chỉ làm cho chuỗi ngày đau khổ, bất hạnh kéo dài mà không có điểm dừng..
      Chúng ta đã hy sinh, thì nay vẫn có thể hy sinh thêm nữa để bằng sự cao thượng của người chiến thắng mà giúp những người phía bên kia có thể cởi bỏ mọi hận thù (dù họ không có quyền thù hận), mặc cảm mà trở về với dân tộc một cách thực sự.
      ------
      Quay trở lại vấn đề xây dựng Khu tưởng niệm Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, qua những phân tích nêu trên, quan điểm cá nhân của tôi là chúng ta cần có cái nhìn toàn diện, vì mục tiêu cao nhất nhằm quy tụ nhân tâm, huy động sức mạnh vì chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc. Từ đó nên phần nào thể tất cho những tội ác của quân lực VNCH trong lịch sử. Tất nhiên chúng ta không quên và không được phép quên lịch sử, mà là "gác lại quá khứ để hướng đến tương lai", coi các binh sỹ VNCH đã tử trận ở Hoàng Sa cũng là những nạn nhân của âm mưu bắt tay nhau giữa đế quốc và bành trướng.
      Điều đó cũng cần được nêu rõ trong các bia diễn giải tại khu vực xây dựng và nhất là trong sử sách, tránh sự lẫn lộn trong nhận thức của thế hệ sau, đánh đồng chính nghĩa với phi nghĩa. Và như vậy, không thể dùng từ "hy sinh", không được phép có "Tượng đài" hay bất cứ khu tưởng niệm riêng nào cho những người lính này, họ cũng không có bất cứ "tiêu chuẩn" nào để đứng cùng các anh hùng liệt sỹ QĐND Việt Nam. Khu tưởng niệm có thể có án hương chung để mọi người tỏ lòng xót thương cho những dân binh Hoàng Sa đã ngã xuống khi khai phá nơi này, cùng những ngư dân và những người lính đã chết vì sự oan khuất kia.
      Mặt khác, công trình được thiết kế, xây dựng với mục đích đúng đắn, rõ ràng về chính trị, lịch sử như đã nêu sẽ trở thành một điểm nhấn của Lý Sơn, giúp bà con nơi đây - những cột mốc sống trên biển có thêm điều kiện để phát triển du lịch dịch vụ nâng cao chất lượng đời sống, có thêm điều kiện đầu tư mà vững vàng giữ gìn biển đảo.
      Lời cuối, xin được trao đổi với Tổng LĐLĐ và một số tờ báo, một số người cố tình không hiểu : Hoà hợp- hoà giải luôn phải xuất phát từ 2 phía, chúng ta chỉ có thể mở vòng tay với những người không giấu dao sau lưng, không thể cố hoà giải hay lấy lòng một nhúm những kẻ cực đoan mà gây ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm và sự ủng hộ của hàng chục triệu gia đình Việt Nam đã hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất!

      Xóa
  19. NGUYỄN TIẾN THÀNHlúc 09:32 19 tháng 1, 2016

    Bốn hành vi nghiêm cấm trong hoạt động mỹ thuật

    Ngày 02 tháng 10 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2013/NĐ-CP quy định về hoạt động mỹ thuật. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013 và bãi bỏ Chương IV Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin; Quy chế hoạt động Triển lãm Mỹ thuật và Gallery ban hành kèm theo Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin; Quy chế trại sáng tác điêu khắc ban hành kèm theo Quyết định số 90/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các Điểm 1, 3 và 4 Mục III Điều 1, các Điểm 1, 3 và 4 Mục III Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
    Theo đó, bốn hành vi sau đây nghiêm cấm trong hoạt động mỹ thuật:
    - Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
    - Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường.
    - Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
    - Sao chép, trưng bày, mua, bán, chuyển nhượng tác phẩm mỹ thuật vi phạm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

    Trả lờiXóa
  20. Thế thì 2 ông Hoà Bình (kiểm sát và toà án) cũng phản động à?

    Trả lờiXóa
  21. Em trai tôi đang làm CA ở Hà nội 2 hôm trước bảo rằng có một số bạn trẻ yêu nước ở 1 số CLB võ thuật dự định nếu bọn rận biểu tình tung hô hải chiến HS như các năm trước thì họ sẽ ra lấy chúng làm bao cát luyện thực chiến. Cụ thể là 1 nhóm võ sinh Karate trẻ ở HN.

    Trước đây cũng có thông tin CCB Trần Nhật Quang dự định sẽ làm một nhóm để ngăn chặn bọn rận biểu tình tung hô ngụy tay sai bán nước.

    Tôi xin nói là tuyệt đối Không Nên manh động. Không nên đi ra đôi co, hành hung đánh đập chúng. Cứ coi chúng là là những con chó lang thang qua đường. Tất cả đã có LLAN lo.

    Vì những lẽ sau :

    * Ví dụ như bọn trộm chó, bọn này thấp hèn hơn bọn trộm chó nhưng nhiều người đánh đập bọn trộm chó đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mặc dù về tình, các bạn muốn bảo vệ lịch sử, các bạn đúng. Nhưng về lý, thì các bạn đả thương người ta. Người ta có thể kiện các bạn tội hành hung.

    * Do tình lý mâu thuẫn như thế nên nếu hành hung bọn bán nước kia thì sẽ đưa LLCA và chính quyền vào tình thế nan giải khó xử. Bọn chúng chắc chắn sẽ lăn ra ăn vạ chính quyền, có thể sẽ ăn vạ gia đình bạn đòi bồi thường.

    * Do công tác bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Đại hội Đảng ta, nên các đường phố đã được kiểm soát tốt. Các âm mưu tổ chức biểu tình xuyên tạc lịch sử sẽ khó mà có chỗ diễn ra.

    Nói chung là nên để cho các cơ quan chức năng lo liệu. Không nên quan tâm đến chó. Ngụy cứ sủa thì con người vẫn tiến bước.

    Trả lờiXóa
  22. Chả nhẽ ngày buồn của đất nước thế này mà không kỷ niệm, không để tang cho tổ quốc hay sao ? Sao nhà nước không tổ chức mít tinh lên án bọn bán nước dâng Hoàng Sa cho giặc và để bọn trẻ chớ quên một phần lịch sử của dân tộc ?

    Trả lờiXóa
  23. Nếu đúng thế này thì ông Tùng quá sai. Làm sao đủ tầm để làm Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Chưa nói trong vụ này còn có những việc trắng đen lẫn lộn, nếu không nói là xuyên tạc lịch sử .

    Trả lờiXóa
  24. Đả đảo bọn bán nước ươn hèn dâng Hoàng Sa cho giặc Tàu.

    Trả lờiXóa
  25. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=195166390838409&id=100010351477219&substory_index=1

    Trả lờiXóa
  26. Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đôlúc 14:05 19 tháng 1, 2016

    Xung quanh ta, hiện tượng hễ bảo vệ chế độ thì có quyền bạo mồm, chửi thượng vàng hạ cám, không biết người mình đang chửi họ ở đâu, học hành ra sao, quá trình trưởng thành khi nhận nhiệm vụ Đảng giao phó. Không ngẫu nhiên mà Tiến sĩ kinh tế Đặng Ngọc Tùng, đảng viên từ 1981, được tín nhiệm 2 nhiệm kỳ làm Chủ Tịch TLĐLĐVN và là Trung Ương Ủy viên. Dưới cái chế độ này, dựng một cái lớp mầm non bé xíu cũng phải có ý kiến của cấp Ủy. Huống hồ đây là một công trình qui mô cấp Quốc gia, liên quan đến nhiều vấn đề nhạy cảm chính trị, xã hội, thì dứt khoát phải có chủ trương của BCT, CP. Hai ông Vua Tư Pháp, một, Nguyễn Hòa Bình, UVTW Đảng, Viện Trưởng Viện KSND Tối Cao. Một, Trương Hòa Bình, UVTW Đảng, Chánh Án TAND Tối Cao. Hai ông Vua này cùng với ông Đặng Ngọc Tùng, ông Lê Viết Chữ, Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Ngãi, một ông Tướng CA ở Bộ(chưa nhận rõ ông nào) đặt viên đá đầu tiên-hồ vữa trộn bằng cát vàng Hoàng Sa-để xây dựng Công trình tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa. Biểu tượng trung tâm của công trình là người phụ nữ trên núi Thới Lới ngóng trông chồng về. Đơn thuần, việc dùng từ ngữ, Nghĩa Sĩ mà không mắc mưu bất kỳ một ai yêu cầu ghi là Tử Sĩ, đủ biết BCT đã có chỉ đạo từng li từng tí hẳn hoi. Một nơi thờ các Cai Đội, Dân binh, Ngư dân qua các thời kỳ, đã chết cho Hoàng Sa, đảo biển của Tổ Quốc. Trong số các bát nhang đó, có bát nhang hoài niệm những linh hồn, những oan hồn, của 74 người lính Sài Gòn chết trận ở Hoàng Sa ngày 19.01.2074.
    Nên nhớ, chúng ta sắp ký TPP. Nguy cơ lớn nhất trong TPP là thành lập các hội đoàn người lao động. Có cứng mới đứng đầu gió. Không bình thường, đơn giản mà BCT giao, tiếp tục giao, chức Chủ Tịch TLĐLĐVN cho ông Đặng Ngọc Tùng. Nói xin lỗi, các bạn gõ phím ở G.T này, về chính trị, chưa nói về cái gì khác, không là cái đinh gỉ gì so với ông Chữ, ông Tùng, hai ông Bình kia cả. Đừng sướng mồm, hỗn láo, coi chừng, vạ vào thân!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đôlúc 14:08 19 tháng 1, 2016

      19-01-1974

      Xóa
    2. Nhưng tại sao một công trình tầm quốc gia như vậy mà lại vi phạm Nghị định của Chính phủ, không xin cấp phép hả ông gì sĩ quan?
      Chẳng lẽ Ủy viên trung ương Đảng Đặng Ngọc Tùng có quyền cao hơp pháp luật do chính phủ ban hành?

      Xóa
    3. Đồng ý với bác Quân khu Thủ đô!

      Những vết thương cứa vào lòng nhân dân VN ở cả hai miền Nam Bắc trong hơn 40 năm qua là quá đủ.

      Đây là cuộc chiến mang tính thời đại .Khi tính thời đại không còn quan trọng hơn tính thực tiễn ,hãy để cuộc chiến này ngủ yên với lịch sử dựng nước giữ nước ngàn năm của VN.

      Là người dân VN máu đỏ da vàng,xin hãy góp phần cấy vào đấy những mảng da non hòa hợp và chăm sóc cho vết sẹo mau lành ,đừng cứa thêm vào vết đau của nhau mà mắc mưu hiểm độc của thế lực ngoại bang.

      Xóa
  27. http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160119/191-va-nhung-bai-hoc-xuong-mau/1040434.html

    http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20160119/hen-ngay-mai-gap-lai-hoang-sa/1040587.html

    Đọc và cảm nhận được nhiều điều !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lòng dân luôn có đánh giá rất công tâm đối với những bậc công thần nghĩa sĩ. Chuyện xưa, ông Lê Văn Duyệt bị triều Nguyễn dìm hàng thế nào mà dân vẫn bất chấp và lập lăng để thờ. Tượng Bác ngàn tỷ ở Sơn La mới nhen nhóm đã bị dân rần rần phản đối, trong khi Đài tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa dù bị một bộ phận nhỏ trong Đảng có tinh thần cực đoan ngăn cản nhưng dân vẫn nhất quyết xây cho bằng được, là tại sao? tại sao? tại sao?

      Xóa
  28. Cứ cho chúng xây thoải mái. 70 tỉ chứ 700 tỉ càng tốt. Xây hết tiền là chúng cũng hết xí quách. Đéo có tiền nữa là chúng hết ngậy ngọ luôn hihi.

    Trả lờiXóa
  29. Toàn thấy anh hùng bàn phím..
    Xin thưa..!
    Cái thằng đòi xây tượng Quan Công, nó bị đình chỉ là đúng, đừng vơ đũa cả nắm, đừng so sánh khập khiễng.. vì ông Quan Công, ổng ở Tàu, ổng chả dính dáng gì đến địa phương.. thà là bà Quan Âm, hay ông Je-su liên quan đến tôn giáo.
    Còn Hoàng Sa, cái Đài tưở niệm, là để tưởng nhớ tới những người đã chết khi khai hoang, khi bảo vệ Quần Đảo Hoàng Sa, cho dù, họ là ai, là Ngư Dân, là Chiến Sĩ của phe phái nào, mà khi họ chết, là khi họ đang góp phần xây dựng và bảo vệ Hoàng Sa trước ngoại xâm, thì họ Đáng, Xứng Đáng được tưởng nhớ.
    Còn các anh hùng, thay vì ngồi tìm câu chữ để chửi, để gõ, hãy thử làm việc gì có ích cho chính gia đình mình đi...
    Kể chuyện ngày xưa, các triều đại các đời Vua, cũng trải qua các cuộc thanh trừng lẫn nhau, nhưng cho dù đời nào lên nắm quyền, thì những binh sĩ, chết khi đánh ngoại xâm cũng được tưởng nhớ.
    Tưởng niệm, Tưởng nhớ, nhưng với những binh sĩ đó sẽ vẫn chỉ là Tử Sĩ..

    Trả lờiXóa
  30. Đã ghét ông Tùng, giờ lại thêm cay ông Tám, rồi anh bộ đội Thảo nào đây nữa. Các bạn ơi, vào đây chém này : http://dantri.com.vn/blog/hon-cot-hoang-sa-khong-co-hai-tu-phan-biet-20160118070415467.htm . Nhanh lên nhé.

    Trả lờiXóa
  31. Toàn là bọn hung hăng vung xích chó chửi bới om sòm. Lời lẽ côn đồ, lưu manh, du thủ du thực , đầu đường xó chợ . ko đóng góp cho dân cho nước đồng bạc cắc nào cũng mò lên đây làm anh hùng bàn phím. Chẳng mở mang đầu óc được tẹo nào. Rất mong chủ nhà đăng bài nào vui tươi cho nhẹ nhàng đầu óc đi

    Trả lờiXóa
  32. Những tên lính VNCH tay sai của đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam chết ở Hoàng sa 1/1974 khác gì những tên lính khố xanh, khố đỏ, lính dõng (lính của Nhà Nguyễn và người Việt đi lính cho thực dân Pháp) chết trong Nhật, Pháp bắn nhau 3/1945 (Quân Nhật đảo chính quân Pháp). Những tên cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất và những tên việt gian, tay sai của giặc ngoại bang, bao giờ chúng bay vinh danh và xây khu tưởng niệm những tên lính khố xanh, khố đỏ, lính dõng và lính thực dân pháp chết trong chống quân phiệt Nhật 1945 vì họ cũng chiến đấu và chết vì chống quân xâm lược Nhật ''bảo vệ chủ quyền đất nước Việt Nam như những tên lính VNCH chết ở Hoàng sa 1/1974'' đấy !

    Trả lờiXóa
  33. Liên đoàn LĐ là cái tổ chức quái quỷ đặt ra để làm gì chẳng biết. Thử hỏi, tổ chức này bảo vệ, lo cho đời sống công nhân, CB,CC được những gì mà tổ chức từ TW đến địa phương với một bộ máy hùng hậu quanh năm chỉ lo lấy tiền phí công đoàn của người lao động theo cách bắt buộc để làm giàu cho tổ chức công đoàn. Nếu không bắt buộc thì tổ chức này chỉ có chó nó vào. Nghĩ thật mà ức chỉ muốn ỉa vào cái tổ chức này nhưng vì cuộc sống vì con em đành phải chấp nhận

    Trả lờiXóa
  34. Nhưng quan trong nhất bây giờ là Đảng và chính quyền Lý Sơn phải báo cáo việc này lên Trung Ương. Không biết vô tình hay cố ý mà Ông ta cho khởi công Công trình này ngay trước ĐH Đảng XII.
    Trân Chiến Hoàng Sa năm 1974 của VNCH- nhắc lại chỉ thấy nhục thôi! Họ đã làm gì? mà giờ đem họ vinh danh?

    Trả lờiXóa
  35. Đọc lại các các báo về dự kiến xây tượng đài của nhiều tỉnh thì thấy muốn xây ở đâu, kích thước... đều phải được sự chấp thuận của Ban bí thư trung ương đảng (kể cả tượng Bác Hồ), sau đó mới qua Chính phủ. Lần này ông Đặng Ngoc Tùng và Liên đoàn của ông Tùng làm ngon ơ mà theo dõi ngay từ đầu đến giờ chả thấy có ý kiến của Ban bí thư. Không lẽ ông Tùng tự vẽ bùa? Nay thêm cái việc chưa được cấp phép mà dám làm rõ ràng ông Tùng lố rồi. Lại thêm vi phạm về tiêu chí xây dựng tượng đài. Phải xem lại trước khi qua muộn.

    Trả lờiXóa
  36. Đọc lại các các báo về dự kiến xây tượng đài của nhiều tỉnh thì thấy muốn xây ở đâu, kích thước... đều phải được sự chấp thuận của Ban bí thư trung ương đảng (kể cả tượng Bác Hồ), sau đó mới qua Chính phủ. Lần này ông Đặng Ngoc Tùng và Liên đoàn của ông Tùng làm ngon ơ mà theo dõi ngay từ đầu đến giờ chả thấy có ý kiến của Ban bí thư. Không lẽ ông Tùng tự vẽ bùa? Nay thêm cái việc chưa được cấp phép mà dám làm rõ ràng ông Tùng lố rồi. Lại thêm vi phạm về tiêu chí xây dựng tượng đài. Phải xem lại trước khi qua muộn.

    Trả lờiXóa
  37. Theo báo chí, lãnh đạo tỉnh có tham gia lễ khởi công. Như vậy có thể công trình đã được tỉnh âm thầm cấp phép. Họ có thể lách nghị định trên bằng cách không xác định công trình là cấp quốc gia hay cấp tỉnh. Các bạn có khả năng pháp lý nên gửi công văn đến Bộ văn thể du hỏi về thẩm quyền cấp phép đích danh công trình trên. Sau đó tiếp tục hỏi Bộ về khả năng vi phạm khoản 3 điều 8 của Nghị định trên. Phải ép Bộ trả lời đến cùng. Hỏi tỉnh chắc chắn họ sẽ trả lời là đúng quy trình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huống hồ đây là một công trình qui mô cấp Quốc gia, liên quan đến nhiều vấn đề nhạy cảm chính trị, xã hội, thì dứt khoát phải có chủ trương của BCT, CP. Hai ông Vua Tư Pháp, một, Nguyễn Hòa
      Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đô14:05 Ngày 19 tháng 01 năm 2016

      ...Bình, UVTW Đảng, Viện Trưởng Viện KSND Tối Cao. Một, Trương Hòa Bình, UVTW Đảng, Chánh Án TAND Tối Cao. Hai ông Vua này cùng với ông Đặng Ngọc Tùng, ông Lê Viết Chữ, Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Ngãi, một ông Tướng CA ở Bộ(chưa nhận rõ ông nào) đặt viên đá đầu tiên-hồ vữa trộn bằng cát vàng Hoàng Sa-để xây dựng Công trình tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa...

      Xóa
    2. Lãnh đạo tham gia thì thay cho việc xin phép, cấp phép hay sao?

      Xóa
    3. Chuyện là: nếu tỉnh cho rằng đây không phải công trình cấp tỉnh trở lên thì tỉnh hoàn toàn toàn có thẩm quyền tự cấp phép theo nghị định 64/2012/NĐ-CP. Chưa thấy có bằng chứng cụ thể là chưa cơ quan nào cấp phép. Nếu tỉnh tự cấp phép mà chúng ta chưa biết thì sao? 113/2013/NĐ-CP ra đời sau 64/2012/NĐ-CP nên tỉnh có thể 'quên' tham chiếu chăng? Vì vậy đừng truy vấn tỉnh (vì họ có thể cho rằng họ đã làm đúng quy trình), mà nên truy vấn thẳng Bộ VTD. (Các bạn hiểu pháp lý chỉ cần Google quy trình cấp phép tượng đài của các tỉnh sẽ rõ vấn đề ngay).

      Xóa
    4. Bạn Nặc danh06:21 Ngày 20 tháng 01 năm 2016 quên Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin à?

      Sở XD chỉ cấp phép những hạng mục liên quan đến quy hoạch, kiến trúc thôi. Còn vấn đề Mỹ thuật của tượng đài thì theo quy chế o5 nói trên vẫn phải xin cấp phép tại Sở Văn Thể Du!

      Quy chế Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin nay đã hết hiệu lực bởi Nghị định 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013.

      Xóa
  38. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  39. Gửi các bạn nguỵ đang âm mưu phá hoại Đại Hội Đảng và phá hoại đất nước bằng cách biểu tình đốt đền, biểu tình ca ngợi bọn bán nước. Các bạn cũng là loại bán nước ngày nay nên ca ngợi bọn bán nước năm xưa. Rất tiếc ngày nay các bạn chỉ dám biểu tình chứ không dám thảm sát giết dân như cha anh các bạn ngày xưa nếu không các bạn đã chết như chó rồi.

    Tôi lấy làm nhục cho các bạn. Đến gọi bọn nguỵ là LIỆT SĨ các bác còn không dám gọi. Sao nhục thế ? TỬ SĨ là cái quái gì vậy? Từ điển Việt Nam nào có từ này. Các bác nhục đến nỗi phải dùng tiếng Tàu để ca ngợi bọn ngụy nô bán nước. TIẾNG TÀU! Còn nỗi nhục nào bằng. Ngày xưa cha anh các bạn hèn nhát tháo chạy trước quân Tàu 1974 rồi tháo chạy trước quân Việt 1975. Chạy đến tụt quần rồi còn về nói láo là bắn chìm tàu TQ. Tàu TQ nào bị chìm ? Có đọc Wiki tiếng Anh chưa lũ ngụy ngu? Có đọc hồi ức của Trung tướng của các bạn là ông Lê Văn Thự chưa? Các bạn đã tháo chạy tàn loạn như con chó rồi còn về chém gió không biết nhục.

    Mấy người 'tử cmn sĩ chứ hông phải liệt sĩ nha' của các bạn nếu còn sống ắt phải lấy làm nhục, tức trào máu họng khi thấy sự ngu đần của các bạn. Nhục gì mà nhục di truyền vậy nè.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc ông tướng Thự xuyên tạc về trận Hoàng sa bi hùng thì không khác nào đọc Huy Đức, Bùi Tín viết về Đảng CS quang vinh. TỬ SĨ chỉ là bước một để không làm các bạn Bên thắng cuộc quá bức xúc, chờ xây xong đài tưởng niệm rồi sẽ hoàn thành bước 2 sửa lại là LIỆT SĨ để tưởng niệm chung cho lính ngụy và lính không ngụy nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết hòa giải dân tộc để đồng lòng chống xâm lược TQ.

      Xóa
    2. Hihi! ông Nặc danh01:53 Ngày 20 tháng 01 năm 2016

      Xóa
    3. vay thi nac danh nen doc,tu truyen cua cac cuu chien binh my di chien tranh viet nam trong con mat cua nguoi my

      Xóa
  40. Em đồng ý với bác Tiến các bác không nên ra ngoài đập chó mắc công rách việc. Vấn đề trị chó đã có các anh công an lo.
    Em nghĩ các bác gọi chúng nó là bầy chó bán nước là đúng. Bởi nó thể hiện ra tâm lý mặc cảm bán nước không bình thường, vì Google mãi các trang Tiếng Anh không thấy ai bảo TQ đang 'xâm lược' VN. Chỉ duy nhất 1 mình lũ thần kinh này bảo TQ 'xâm lược' chứng tỏ lũ này có vấn đề về nhận thức không được bình thường như người ta.

    Thật ra em nghĩ chúng nó mặc cảm ngày xưa bán nước cho Tây nên giờ chúng nó cũng sủa ngược lại như vậy thôi nhưng do không phải là sự thật nên đa số coi chúng nó là lũ thần kinh có bệnh trong đầu, chúng là nạn nhân mắc chứng hoang tưởng thời kỳ cuối đáng lẽ ra nên ở bệnh viện chứ kg phải ngoài đường hò hét phun ra những thứ nghe mắc cười. Đi ca ngợi lũ cô hồn bán nước chứng tỏ lũ này có bệnh, đây là triệu chứng tâm lý gì đấy các trang nước ngoài có nói. Thật ra đáng thương chúng nó hơn đáng giận. Chúng nó đang phá hoại đất nước mà chúng nó không biết, phá hoại binh yên tổ quốc và nhân dân. Chúng nó cố tránh né sự thật một cách hèn hạ thấp kém.

    Chúng bị lợi dụng bởi các tổ chức hải ngoại muốn lợi dụng chúng làm tốt thí và mượn lính TQ giết dân ta đổ máu nhưng rất tiếc TQ đang ở nhà nó nên mưu đồ lũ này bất thành. Giống ngày xưa mấy thằng ngụy bị Mỹ đưa ra là tốt thí cho quân VN giết, rồi năm 1974 Mỹ thí chúng ra Hoàng sa cho TQ dẫm lên chúng tiến quân vào Hoàng sa.
    TQ dẫm đạp lên ngụy 'hiên ngang' bước vào Hoàng sa như chỗ không người. Ngụy còn bắn nhau chìm tàu nữa chứ, hài. Mỹ thí lính ngụy ở HS 1974 chả khác gì thí lính ngụy ở Đường 9 Nam Lào trước đó vài năm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với lại nếu các anh ra đường đập chó thì chủ nhân của bọn nó ở bên Tây sẽ la làng vu cáo công an giả dạng đánh người. Biểu tình nào cũng có Việt Tân trà trộn vào tổ chức, chỉ đạo, đứa nào đứa nấy thủ sẵn camera, phone phiếc để rình đưa lên youtube hô hào công an đánh dân.

      Đã bị TQ dẫm đạp lên bước chân vào Hoàng sa mà còn vác mặc sủa được là 'anh hùng' chứng tỏ lũ này bị tâm thần phân liệt nặng. Chúng hoang tưởng đến mức tách rời ra mọi sự thật không còn gì thực tế nữa. Chúng nó sống trong 1 thế giới riêng ảo tưởng của chúng nó. Lần biểu tình thủ dâm ngụy nào cũng bị quần chúng chạy xe ngang bấm còi trêu cười, xem như mấy con chó cảnh diễn hài, thế mà vẫn trơ tráo ngu vẫn hoàn ngu. Cái mặt ngu vẫn mặt ngu. Vẫn đưa bản mặt ngu ra la hét ra những thứ tự khoe sự bệnh hoạn thần kinh. Thật ra e tội nghiệp chúng nó hơn là ghét, vì chúng nó thật ra chỉ là những bệnh nhân bị nhồi sọ lâu ngày. Chúng không đọc nhiều sách báo chỉ tiếp thu tiếp xúc lẫn nhau trong thế giới riêng của chúng nó nên lâu ngày dần dần chúng nó lấy giả làm thật, rồi cứ lây nhau bệnh ngu, nên mở mồm ra là ăn nói như bọn từ rừng mới ra hay mới trốn trại bệnh bỏ mẹ.

      Xóa
  41. Bằng chứng tư tưởng bán nước của lũ này nhé, nói có sách mách có chứng. Đây là bằng chứng tư tưởng 'chống TQ' của lũ này thực tế chính là tư tưởng bán nước :

    1- Chúng nó chỉ hô hào chống TQ sau khi Việt Trung trở lại hòa hiếu năm 1990. Còn trước đó Việt Trung đang kình nhau thì chả thấy chúng nó hô hào chống TQ hay tổ chức biểu tình chống TQ. Vì thời điểm kia mà hô hào chống TQ thì tức là ủng hộ 'cộng sản VN'.
    Như vậy chống TQ là cái mác giả vờ, còn sự thật là chúng nó chống Đảng và Bác Hồ.

    2- Đây là điều nhiều người nước ngoài lấy làm quái lạ nhất vì họ khong hiểu bản chất của chúng. Nhiều người nước ngoài ngạc nhiên vì 1 bộ phận người VN hải ngoại hô hào chống TQ trong khi đó Đài loan, Philipin, Malaysia, Brunei và nhiều nước khác đều đang chiếm biển đảo y bon như TQ.
    Xưa dưới thời Mỹ chúng nó nhượng nhiều phần Trường sa lại cho em út Philipin, Đài loan. Thằng ngụy đến phản đối bằng mồm cũng không dám. Mà thật ra ngụy là chó của Mỹ nên cũng chả muốn phản đối. Sai đâu sủa gâu gâu đó thôi. Ngày nay bọn kia vẫn chiếm Trường sa đó thôi. Nhưng chúng nó chỉ có duy nhất hô hào 1 mình TQ 'xâm lược' há há . Rõ ràng đây là bằng chứng của tư tưởng bán nước của chúng nó, và cho thấy quá rõ ràng bản chất của trò 'chống TQ' của chúng nó là gì.

    Nếu mà TQ đang xâm lược thì thế giới họ đã nói rồi, họ đã lên án rồi. Thế giới này vẫn đang là thế giới của Mỹ của bọn Tây mà, TQ đâu thao túng được truyền thông quốc tế như bọn Mỹ năm xưa.
    Nếu mà TQ đang xâm lược thì Phi, Đài, Mã, Brunei và nhiều thằng khác cũng đang xâm lược, sao không chống hử lũ chó ngu?
    Cả thế giới này hễ nước nào có biển là đều đang xâm lược nhau. Vì đang có rất nhiều tranh chấp mà chả có thằng chó nào tự nhiên trung lập cả, nơi tranh chấp nào cũng có thằng tới trước thằng tới sau. Nhân dân VN không sinh sống ở các nơi đang trach chấp.

    Ngày xưa thấy lính Mỹ đốt nhà giết người ngay trước mặt mà còn chưa xi nhê gì kia kìa ở đó mà học đòi kích động. Ngày nay chả ai thấy mặt mũi thằng TQ ở đâu.
    Muốn kích động thì phải làm cho 'tai nghe mắt thấy' ngoài đường thực tế nhé. Tức là giống như ngày xưa Pháp Mỹ xâm lược ta đó. Thấy chúng nó ngoài đường đó. Chứ kích động bằng băng rôn khẩu hiệu bệnh hoạn với lấp ló sau máy tính hô hào chống TQ thần kinh thì dân họ cười cho, có người còn phun nước bọt vào mặt các bợn, coi các bợn là chóa, haha.

    Trả lờiXóa
  42. Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đôlúc 05:58 20 tháng 1, 2016

    Trao đổi với Lý Toàn:
    Đồng ý với ông, mượn cớ chống Tàu để chúng phá hoại sự bình yên của đất nước nhằm làm sụp chế độ. Nhưng luận ý của ông, thằng Mỹ xâm lược còn thằng Tàu thì không là luận lý hết sức nguy hiểm. Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, thằng xâm lược đều khác nhau về phương cách còn giống nhau hoàn toàn về mục đích. Hiện nay, Tàu đích thị là quân xâm lược nước ta. Chính nó là mối đe doa trực tiếp, thường xuyên và có thể nói, lâu dài đối với lãnh thổ, lãnh hải tổ quốc.
    Trao đổi với Nặc Danh 01:53 và kienco:
    Hai ông hiểu chưa chính xác về sử dụng từ ngữ của chế độ Sài Gòn và chế độ Cách mạng. Ta thì gọi Thương binh. Chế độ Sài Gòn nó gọi Phế binh. Ta thì gọi Liệt sĩ. Chế độ Sài Gòn nó gọi là Tử sĩ. Về mặt này, ta dùng đúng, Sài Gòn dùng sai. Ở đây, phạm vi tượng đài, từ được chọn là Nghĩa sĩ như trong văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, nặng về nhân dân, không thiên về chế độ.
    Trao đổi với mọi người: Đừng lo đĩ không biết vén váy, đừng lo bò trắng răng. Xây dựng khu tưởng niệm Vòng tròn Bất Tử ở Khánh Hòa thì Khánh Hòa cấp phép, Bộ VHTTDL đồng ý. Xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa thì Quảng Ngãi cấp phép, cao hơn, ngoài Bộ VHTTDL đồng ý, còn có sự chuẩn thuận của CP, BCT. Hãy nắm vững thông tin, biết rõ mục đích của việc làm rồi hãy mặc sức...phê.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với bác Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đô05:58 Ngày 20 tháng 01 năm 2016

      Xóa
    2. Bác QK Thủ Đô thiệt cao cường,chạm nọc Lý Toàn vậy mà chẳng sợ "sự thật "gạch đá của fans of G.T .

      Họ ăn cơm Việt nhưng toàn chơi võ Tầu không à,hổng có phải là môn phái Vovina đâu!

      Xóa
  43. Đọc bài này mới thấy giật mình!
    Tại sao 1 công trình tầm cỡ quốc gia như vậy mà ông Đặng Ngọc Tùng lại phải làm như làm trộm vậy?
    Dù ông thường xuyên làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi nhưng sao ông không dám lập Hồ sơ xin cấp phép xây dựng?
    Theo tôi, khi lập Hồ sơ thì buộc phải giả trình chi tiết về SỰ CẦN THIẾT khu tượng đài; Các căn cứ pháp lý...
    Và như vậy là ĐỤNG ĐIỀU 8 NGHỊ ĐỊNH Số 113/2013/NĐ-CP! Và khi đó, Hồ sơ bắt buộc phải trình lên cho Bộ Văn Thể Du, Bộ Xây dựng...
    Các cơ quan này, dù ủng hộ hay không ủng hộ cũng buộc phải có ý kiến trả lời: Nó có vi phạm Điều 8 NGHỊ ĐỊNH Số 113/2013/NĐ-CP hay không?

    Ông nào ở Bộ Văn Thể Du dám khẳng định là KHÔNG?
    Chắc chả ông nào dám!
    Chả ai dám đặt bút ký vì để lại chữ ký- Bút sa gà chết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiên đề của bạn là đây là công trình cấp quốc gia. Nếu tỉnh cho rằng đây chẳng phải cấp quốc gia và cấp tỉnh thì sao? Lúc đó tỉnh sẽ áp dụng 64/2012/NĐ-CP về cấp phép (có thể không để ý đến 113/2013/NĐ-CP vì ra đời sau). Tiên đề 2 là chưa có hồ sơ xin phép xây dựng: chúng ta chưa thấy không đồng nghĩa với chưa có. Vận dụng 113/2013/NĐ-CP để 'truy' công trình này là hợp lý nhất

      Xóa
    2. Bạn Nặc danh06:31 Ngày 20 tháng 01 năm 2016 quên Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin à?

      Sở XD chỉ cấp phép những hạng mục liên quan đến quy hoạch, kiến trúc thôi. Còn vấn đề Mỹ thuật của tượng đài thì theo quy chế o5 nói trên vẫn phải xin cấp phép tại Sở Văn Thể Du!

      Quy chế Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin nay đã hết hiệu lực bởi Nghị định 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013.

      Xóa
    3. Trích Quy chế Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin:
      -----
      Điều 13: Cấp giấy phép thể hiện phần mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng.
      a) Đối tượng cấp phép thể hiện phần mỹ thuật:
      Phần mỹ thuật công trình tượng đài, tranh hoành tráng, khi xây dựng mới, tu bổ sửa chữa, chuyển chất liệu và hủy bỏ phải có giấy phép và chịu sự quản lý nhà nước về chuyên ngành mỹ thuật của Bộ Văn hóa-Thông tin hoặc Sở Văn hóa-Thông tin.
      b) Những hạng mục không thuộc đối tượng cấp phép của ngành Mỹ thuật.
      - Những hạng mục kiến trúc xây dựng cấu thành trong tổng thể của công trình tượng đài, tranh hoành tráng được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ số 91/CP ngày 17/8/1994 ban hành Điều lệ Quản lý quy hoạch đô thi và Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 ban hành Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng.
      c) Thẩm quyền cấp giấy phép thể hiện phần mỹ thuật tượng đài, tranh hoành tráng:
      - Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin cấp giấy phép cho các công trình tượng đài, tranh hoành tráng cấp trung ương và công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình cấp tỉnh, thành phố và công trình cấp Bộ, ngành có quy mô to lớn đặt ở trung tâm văn hóa chính trị xã hội, công trình tượng đài nằm trong khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng, công trình tranh tượng tôn giáo cỡ lớn. Tượng đài của nước ngoài xây dựng tại Việt Nam. Trong một số công trình cụ thể Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ủy quyền cho Vụ trưởng Mỹ thuật cấp giấy phép thể hiện.
      - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng cấp địa phương (không thuộc diện quy định ở phần trên).
      Trong một số trường hợp cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể ủy quyền cho Sở Văn hóa-Thông tin cấp phép thể hiện những công trình tượng đài do địa phương quản lý theo quy hoạch kiến trúc đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
      d) Hồ sơ xin cấp giấy phép thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật:
      - Tờ trình xin cấp giấy phép;
      - Biên bản các lần duyệt phác thảo của Hội đồng nghệ thuật;
      - Các văn bản có liên quan tới công trình;
      - Ảnh chụp phác thảo 3 chiều và bản vẽ phương án thiết kế (kích thước nhỏ nhất là 15 x 18);
      - Thời gian cấp giấy phép không quá 30 ngày (đối với công trình cấp quốc gia, và không quá 20 ngày đối với công trình cấp địa phương) kể từ khi cơ quan cấp giấy phép nhận được đủ hồ sơ hợp lệ;
      - Giấy phép thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng có hiệu lực trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký, quá thời hạn trên mà không thực hiện chủ đầu tư phải xin cấp lại.

      http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-05-2000-QD-BVHTT-quy-che-quan-ly-xay-dung-tuong-dai-tranh-hoanh-trang-phan-my-thuat-54724.aspx

      Xóa
    4. Dù Dự án cấp tỉnh hay cấp quốc gia thì Khu tưởng niệm này vẫn phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ VH-TT-DL, hai bác Nặc danh trên đây ạ!

      Xóa
  44. Bạn đưa văn bản chính xác. Vấn đề là công trình này tỉnh có thể tự cho là có thẩm quyền, tự cấp phép theo 64/2012/NĐ-CP, mà chưa cân nhắc kỹ 113/2013/NĐ-CP. Ý tôi là tỉnh chưa chắc đã sai đoạn cấp phép, nhưng đã vi phạm 113, do 'tham mưu trình, chưa xem kỹ, cứ ký' hay nhiều lý do 'khách quan' khác...

    Trả lờiXóa
  45. Tôi ko cho rằng VNCH giữ hoàng sa trường sa vì ý thức bảo vệ chủ quyền, mà chúng chỉ giữ những chỗ có lợi cho việc phòng chống xâm nhập của quân đội Việt nam dân chủ cộng hòa vào miền nam, tại sao vậy, là vì từ 1956 chúng nó đã để bọn tầu chiếm một nửa quần đảo hoàng sa rồi ạ mà chúng chả phản ứng gì,và rồi đến 1974 thì bọn tầu với mỹ mới đi đêm với nhau để thằng tàu chiếm nốt các đảo còn lại của hoàng sa. Còn ở trường sa cũng vậy hết Philipin, rồi đài loan, malaisia lần lượt chiếm từng đảo của quần đảo trường sa mà chúng nó có phản ứng gì đâu. Chúng nó chỉ phản ứng khi bị bọn tầu chiếm nốt hoàng sa (năm 1974), đá chúng nó ra khỏi một vị trí có lợi cho chúng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của quân đội việt nam dân chủ cộng hòa vào miền nam bằng đường biển.
    Cho nên các vị đừng nên gắn cái mỹ từ "chủ quyền", "anh hùng","bất diệt" cho họ nữa kẻo họ ngượng mà chết thêm lần nữa, vong hồn họ quẩn lại ở nơi u tì, địa ngục không siêu thoát được thì tội nghiệp họ.

    Trả lờiXóa
  46. Tôi ko cho rằng VNCH giữ hoàng sa trường sa vì ý thức bảo vệ chủ quyền, mà chúng chỉ giữ những chỗ có lợi cho việc phòng chống xâm nhập của quân đội Việt nam dân chủ cộng hòa vào miền nam, tại sao vậy, là vì từ 1956 chúng nó đã để bọn tầu chiếm một nửa quần đảo hoàng sa rồi ạ mà chúng chả phản ứng gì,và rồi đến 1974 thì bọn tầu với mỹ mới đi đêm với nhau để thằng tàu chiếm nốt các đảo còn lại của hoàng sa. Còn ở trường sa cũng vậy hết Philipin, rồi đài loan, malaisia lần lượt chiếm từng đảo của quần đảo trường sa mà chúng nó có phản ứng gì đâu. Chúng nó chỉ phản ứng khi bị bọn tầu chiếm nốt hoàng sa (năm 1974), đá chúng nó ra khỏi một vị trí có lợi cho chúng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của quân đội việt nam dân chủ cộng hòa vào miền nam bằng đường biển.
    Cho nên các vị đừng nên gắn cái mỹ từ "chủ quyền", "anh hùng","bất diệt" cho họ nữa kẻo họ ngượng mà chết thêm lần nữa, vong hồn họ quẩn lại ở nơi u tì, địa ngục không siêu thoát được thì tội nghiệp họ.

    Trả lờiXóa
  47. Tôi tiếp xúc với nhiều dân du lịch nước ngoài chưa bao giờ nghe ai nói TQ đang xâm lược nước ta. Đố tìm ra được 1 người dân nào trong 95 triệu dân VN mà thấy TQ ở đâu. Chính bọn kêu gào chống TQ "xâm lược" cũng chả thấy TQ đâu. Bởi vậy bọn họ mới được đặt tên là bọn hoang tưởng thần kinh.

    Nói thật ngay bây giờ nếu Nhà Nước cho phép họ chống "xâm lược" họ cũng đành nhìn nhau cũng chả biết đánh ai, vì chả có quân xâm lược nào cho họ đánh.

    Họ nhìn nhau chả thấy "xâm lược" đâu nên chả biết đánh ai nên đánh các doanh nghiệp, phá hoại tài sản. Rõ ràng họ là ăn cướp là tội phạm chứ đâu phải là người chống xâm lược gì. Các doanh nghiệp đó cũng chả phải doanh nghiệp TQ.

    Ngày xưa muốn chống xâm lược cứ nhắm xe tăng Mỹ ngụy mà đánh. Ngày nay "chống xâm lược" bằng cách cướp phá tài sản doanh nghiệp vô can, vì không thấy 1 ông xâm lược nào để đánh cả.

    Vụ đánh phá doanh nghiệp năm trước là bằng chứng quá rõ cho thấy không tồn tại cái gọi là "TQ xâm lược VN" mà chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng không giống ai của một số con bệnh cực đoan. Bằng chứng là những kẻ mở mồm hồ hào "chống TQ xâm lược" không đánh "TQ xâm lược" mà chỉ thấy đánh doanh nghiệp đồng bào và nước khác, vì chẳng thấy "TQ xâm lược" ở nơi mô mà đánh.

    Tôi cũng nghĩ đây là một triệu chứng y tế nào đó mà họ mắc phải. Khi cực đoan chính trị và mặc cảm phản quốc lâu năm qua nó biến chứng thành như vậy.

    Trả lờiXóa
  48. Đảng Cộng Sản Việt Nam là người lãnh đạo cứu nước cứu dân, đem về nền độc lập cho nhân dân thì họ bảo là nhân dân hèn quá không dám vùng lên diệt Cộng.

    Không 1 người dân nào thấy "TQ xâm lược" ở bất cứ nơi đâu trên đất nước VN thì họ bảo người dân hèn quá không dám vùng lên chống TQ "xâm lược".

    Họ tự an ủi là nhân dân sợ chiến tranh rồi nên mới không dám vùng lên diệt CS.

    Cơn bệnh càng lúc càng nặng. Năm này nặng hơn năm trước.

    Cũng giống vụ này, vụ này bên hải ngoại mua chuộc được quan tham rửa tiền nên mới phong chức (lậu) cho hải quân ngụy sài gòn là Nghĩa Sĩ.

    Nghĩa sĩ Cần Giuộc chống quân xâm lược không hề bỏ chạy bám đất đến cùng. "Nghĩa sĩ" Hoàng Sa (ngụy) phục vụ cho quân xâm lược rồi bị ông chủ đưa ra ngoài đảo thí tốt. Còn Hoàng sa bị chuyền tay nhau giữa các ông lớn.

    Đúng là nỗi nhục muôn đời. Không nỗi nhục nào bằng nỗi nhục bán nước phản dân. Không nỗi nhục nào bằng nỗi nhục phong thánh cho kẻ bán nước phản dân.

    Trả lờiXóa
  49. Ở Việt Nam, không phải lúc nào Pháp luật cũng được tuân thủ, trong những trường hợp để thực hiện “nhiệm vụ chính trị” thì Pháp luật phải lui xuống hàng dưới. Một lẽ khác, việc xây dựng tượng đài này có phép hay không chỉ mới là lời đồn đoán, chưa có gì đảm bảo chắc chắn, tuy nhiên, như ông/bà gì đã nói ở trên, ngoài ông Tùng ra còn có Bí thư trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và 2 Trung ương ủy viên Đảng (Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao + Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi) thì chuyện pháp lý của công trình này đã ổn là đáng tin cậy hơn. Nghĩa là các DLV ở GT đã hoài công vô ích khi cố đưa sự việc vào một tình huống khác mà mới nghe qua cũng có vẻ có lý nhưng suy nghĩ kỹ sẽ thấy đây chỉ là chiêu trò cũ rích nhằm PR, rằng ta đây cũng có chút hơi hướm hiểu biết pháp luật !

    Biển đảo của ta nhưng Trung cộng đang chiếm và khai thác, sử dụng, gần đây nhất là chúng cho máy bay chở vợ con lính của chúng ra đó sum họp gia đình, đó chính là quân xâm lược theo đúng định nghĩa của từ này, hầu hết báo, đài đều loan tin chi tiết kèm theo hình ảnh rõ ràng, vậy mà Pháp Hạnh lại không tìm đâu thấy bóng quân Trung cộng xâm lược thì đích thị Pháp Hạnh mới chính là tên tay sai phản quốc nên mới tuyên truyền ru ngủ nhân dân nhằm che đậy hành động xâm lược của Trung cộng. Pháp Hạnh còn thể hiện sự yếu kém khi châm biếm hành vi đốt phá các doanh nghiệp nước ngoài của Công nhân Việt Nam hồi năm ngoái. Chịu khó đọc sách thêm, có thể Pháp Hạnh sẽ hiểu theo quan điểm Mác – Lê Nin thì chuyện đập phá nhà máy, bãi công, đình công là những biện pháp đấu tranh mang tính đặc trưng của giai cấp Công nhân. Biết ca ngợi “Đảng Cộng Sản Việt Nam là người lãnh đạo cứu nước cứu dân, đem về nền độc lập cho nhân dân..” mà không biết ĐCSVN rất trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê Nin thì cũng chỉ thuộc hàng DLV tép riu.

    “Tôi tiếp xúc với nhiều dân du lịch nước ngoài chưa bao giờ nghe ai nói TQ đang xâm lược nước ta. Đố tìm ra được 1 người dân nào trong 95 triệu dân VN mà thấy TQ ở đâu. Chính bọn kêu gào chống TQ "xâm lược" cũng chả thấy TQ đâu. Bởi vậy bọn họ mới được đặt tên là bọn hoang tưởng thần kinh.” Đoạn này mới là đoạn thể hiện bản chất DLV hạng tép riu của Pháp Hạnh ! Bản thân Pháp Hạnh là người Việt Nam mà còn giả đui, giả điếc không nghe, không thấy quân xâm lược đang dày xéo biển, đảo của Tổ quốc mình thì mắc mớ gì người nước ngoài mà họ phải nói !? Cả mấy trăm tờ báo và ngay cả người phát ngôn chính thức của Nhà nước cũng lên tiếng phản đối Trung quốc đưa tàu bay ra đảo Chữ Thập của Việt Nam với hàng triệu người đọc, người nghe trong và ngoài nước mà giờ này còn ngồi đó “Đố tìm ra được 1 người nào trong 95 triệu dân VN mà thấy TQ ở đâu” mới là kém cỏi (Tư tui không dùng từ ngu dốt, ngu xuẩn như DLV hay dùng nhé !) làm sao !

    Trả lờiXóa
  50. Đúng là như vậy, bọn này vừa ngu dốt vừa bị đui mù vừa hoang tưởng nặng. Ngay bản thân chúng cũng chưa thấy TQ ở đâu nhưng vẫn mở mồm ra là kêu lên xâm lược xâm lược như con vẹt. Bản thân chúng nó cũng không hiểu được từ này.

    Ngày xưa dân ta thấy quân xâm lược giết dân ngoài đường. Ngày nay thấy "quân xâm lược" trên .... lều báo, trên Online. Tìm quân xâm lược đánh đâu không thấy.

    Sự thật là trên thế giới này ngày nay chỉ có duy nhất 1 nhóm tụi này là sủa TQ xâm lược. Chưa thấy bất cứ một nguồn tin nào, nguồn tài liệu nào trên thế giới này bảo là TQ xâm lược.

    Nếu bảo tranh chấp ngoài biển đảo là xâm lược thì TG này bố con thằng nào cũng đang xâm lược nhau. Yêu nước phải lấy nhân dân làm chủ đạo. Dân VN xưa nay chưa bao giờ sống ở các nơi mà chúng nó bảo là TQ "xâm lược". Lũ mù này tránh né luôn cả anh Đài, Philippines, Malaisia. Hèn, mù, điếc. Cả đám đang chiếm đảo biển Đông nhưng chỉ có duy nhất TQ là xâm lược ? Lũ này ăn cứt hay ăn cơm hay ăn cháo lú mà "khôn" dữ vậy?

    Trả lờiXóa
  51. Con rận chó nào bảo TQ xâm lược thì nên cho công an bắt tội nói láo, vu khống Đảng. Vì lịch sử xưa nay mỗi khi nước ta bị xâm lược thì Đảng đều lãnh đạo chống lại bao gồm có cả TQ. Đảng đánh bại TQ năm 1979, diệt trọn ổ thằng em của TQ. Như vậy Đảng là người chống xâm lược.

    Ngày nay Đảng không chống xâm lược là vì không có thằng xâm lược nào để đánh. Đảng và CP nói rõ TQ là đối tác của VN. Cả thế giới cũng đều nói rõ TQ là đối tác của VN chứ không ai nói TQ là quân xâm lược VN. Kể cả Mỹ cũng nói TQ là đối tác của VN. Mỹ chưa bao giờ bảo TQ xâm lược VN, dù Mỹ rất muốn tuyên truyền láo như thế rất muốn kích động 2 nước choảng nhau. Nhưng Mỹ là dân chuyên nghiệp nó không sủa ngu sủa mù như rận chó!

    Chứ nếu bảo tranh chấp đảo hoang ngoài biển là xâm lược thì VN đang bị 4 nước xâm lược mà Đảng không oánh bọn xâm lược đó hóa ra Đảng là "phản quốc"? Vậy chúng nó phóng đại tình hình, xuyên tạc, lạm dụng từ ngữ đao to búa lớn là để vu cáo Đảng tội "phản quốc", trong khi chính chúng nó mới là quân phản quốc, muốn phá hoại mọi mặt của nước ta. Như vậy cần xích cổ chúng nó lại gửi ra ngoài đảo xa cho chúng nó ra ngoài đó sủa TQ.

    Trả lờiXóa
  52. Còn Về vụ tưởng niệm hoàng sa này thì nếu thờ nguỵ thì phải thờ luôn cả anh cố vấn Kosh. Anh này ra chỉ đạo lính nguỵ chống Trung "Cộng" theo lệnh bọn Mỹ ở miền Nam. Ai dè bọn Mỹ ở Washington đi đêm với chệt thế là cả đám bị Chệt bắt. Mấy ngày sau thả ra liền cùng với 2 thằng sỹ quan nguỵ .

    Ai cũng biết Mỹ tiếng là rút binh năm 72 nhưng mấy thằng Mỹ già đều ở lại không thằng nào đi. Bởi vậy năm 1975 mới có cái gọi là người Mỹ di tản. Nếu Năm 1972 Mỹ rút hết rồi như phản động tuyên truyền láo thì năm 1975 Mỹ đưa Lính Thủy Đánh Bộ vào hộ tống người Mỹ ra khỏi VN làm cái giống gì? Sỹ quan Mỹ chỉ bỏ quân phục mặc thường phục thôi. Chắc vì chuyện này mà sau này bọn tàn quân việt gian hay la oái oái là công an mặc thường phục đánh dân, giống ngày xưa lính Bu mặc thường phục rồi bảo là rút hết rồi, giết dân xong đổ cho VC.

    Anh Kosh cố vấn giúp "VNCH" chống TQ bảo vệ biển đảo. Nên xây tượng thờ anh ấy giống như xây tượng Bá đa lộc kẻ "sáng tạo chữ Việt".

    Trả lờiXóa
  53. Cục phân "hải chiến hoàng sa" là một cuộc bán độ lịch sử. Sau đó toàn là tuyên truyền và nói láo đến trắng trợn, trơ tráo. Anh Kosh ra đó chỉ đạo lính nguỵ thì bọn nó bảo là anh Kosh đi chơi ra Hoàng sa.

    Hoàng sa cách xa VN đi tàu bình thường là hơn 1 tháng mới tới. Hoàng sa chẳng có ma nào ở đó đi chơi gì ở đó, chơi với ai? Chơi với ma ? Tụi nó nói láo theo cái kiểu là nói cùn lấy được.

    Cả đám tính dông cho anh Kosh lên chỉ đạo. Trước giờ g, thằng Chơn đi đâu biệt tích. Thằng đại tá Ngạc trốn tránh trách nhiệm chỉ huy. Xong chuyện mới vác mặt ra. Sau này về Mỹ nói láo, viết bài thẩm du làm nhiều thằng ngu tưởng thật . Cho đến khi có hồi ký của ông Trung tá Lê Văn Thự trên báo Cali thì mọi người mới vỡ lẽ ra sự thật hèn nhát của tài nói láo của bọn vẹt nguỵ sài gòn.

    Trả lờiXóa
  54. Tư tui chỉ nói Pháp Hạnh là tên tay sai cho Trung Cộng, là tên phản bội tổ quốc Việt Nam chứ không nói Đảng, Đoàn nào cả, yêu cầu Dừa muốn nói chuyện với Tư tui thì nói cho đàng hoàng, chứ Tư tui vốn không ưa hạng người Ngụy biện bằng đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng để chụp mũ người khác. Ở GT này đã có DLV tép riu quen thói chụp mũ và bị Tư tui liệt vào hạng hèn hạ rồi, nay có thêm hay là "người cũ tên mới" vậy ?

    Chuyện rất đơn giản, cứ đưa ra định nghĩa xâm lược là gì để đối chiếu thì có kết quả ngay là Trung cộng đang xâm lược 1 phần lãnh thổ Việt Nam, nhưng với những kẻ có tâm địa hèn hạ, ngụy biện lại muốn làm tay sai cho Tàu cộng thì nói những điều đó khác gì đàn khảy tai Trâu !

    Trả lờiXóa
  55. Lịch sử cận đại Việt Nam có chuyện Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Sau khi đánh bại Nhà Tây Sơn và lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Phúc Ánh đã trả thù khốc liệt đối với con cháu và bản thân mồ mã, hài cốt của Nguyễn Huệ. Đối với Vua Gia Long thì 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ chỉ là “3 thằng lái Trầu” do xuất thân từ gia đình nghèo khó, mấy đời làm nghề mua bán Trầu và đó là những kẻ thù tới tận xương tủy, nhất quyết không đội Trời chung. Tuy nhiên, Gia Long Hoàng đế không dùng uy quyền để can thiệp hoặc trừng trị khi các Sử thần của mình ghi chép lại một cách trung thực những chiến thắng hiển hách của Nguyễn Huệ, nhờ vậy mà ngày nay lớp hậu sinh chúng ta mới có đầy đủ thông tin về Hoàng đế Quang Trung người anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự áo vải cờ đào.

    Hay nói cách khác, nếu Tổ tiên chúng ta là những kẻ ấu trĩ, tâm địa đen tối, phiến diện 1 chiều đối với Lịch sử như một số DLV hạng tép riu hiện nay, rằng bất cứ cái gì của kẻ thù, của người chiến bại cũng đều là xấu, là phải bỏ đi, phải chà đạp, phải bêu xấu ..v..v… thì chúng ta đã không có những trang sử oai hùng chống ngoại xâm của Nhà Tây Sơn nói chung và cá nhân người Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ nói riêng. Thế mới hay, ở thế kỷ 21 rồi nhưng Việt Nam vẫn đầy rẫy những con người có tư duy còn thấp kém hơn con người thời chế độ Phong kiến xa xưa thì biết bao giờ đất nước này mới lớn mạnh được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em rận vàng Tư nổ ơi, vẫn còn muốn chày cối "vinh danh" cho vài chục anh lính ngụy Hoàng Sa ư?

      Đọc bài này chưa:

      'HẢI CHIẾN HOÀNG SA' HAY VỤ BÁN ĐỘ LỊCH SỬ?

      Trích:
      Đầu năm 1973, Cộng sản Việt Nam và người Mỹ đã thỏa thuận các điều khoản của Hiệp định Paris mà không cần hỏi ý kiến ngụy. Ngụy quyền do đó bị đặt vào thế đã rồi và bị ép ký cho đủ thủ tục, trong tức tưởi, vì thực chất họ chỉ là một con tốt chứ không phải người chơi cờ. Không ký thì chết càng nhanh vì Mỹ sẽ cúp tiền ngay. Ký thì cúp từ từ!

      Trước đó vào năm 1972, Mỹ cũng đã bắt tay với TQ để chống Liên Xô. TQ do đó mới mạnh dạn lên kế hoạch lấn chiếm Hoàng Sa vì Mỹ nay đã là đồng minh của họ và bỏ rơi con tốt thí 'VNCH'.

      Mỹ đã bỏ thì ngụy cũng chẳng tha thiết gì. Nếu có ý định bảo vệ Hoàng Sa thì họ đã có những hành động theo dõi chặt chẽ tình hình và bổ sung lực lượng kịp thời để bảo vệ các đảo còn trong tay mình nhưng họ lại làm ngược lại! Sau Hiệp định Paris, chính quyền ngụy đã cho rút bớt các đơn vị đồn trú trên đảo theo kiểu Mỹ cho bao nhiêu tiền thì giữ bấy nhiêu đất.

      http://thediplomat.com/2014/01/lessons-from-the-battle-of-the-paracel-islands/
      Hành động đánh theo tiền này phù hợp với những hành động, phát ngôn trước và sau đó của ngụy quyền như Thiệu từng nói: 'Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chốngcộng!' hay 'Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải làmột ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi DinhĐộc Lập'.

      Vì đã quyết bỏ nếu không được trả tiền đánh thuê nên từ thế chủ động, ngụy quyền đã tự rút quân để cho quân TQ bò lên chiếm đảo rồi mới 'tấn công' giành lại! Đây là một vụ bán độ vụng về để rũ bỏ trách nhiệm nhưng vẫn có thể mị dân vỗ ngực là 'yêu nước', 'chiến đấu anh dũng', thậm chí 'ăn mừng chiến thắng' được!
      Tưởng niệm lính ngụy chết trong vụ bán độ vụng về trên là một việc làm hết sức ngu xuẩn. Mỹ quyết định thí tốt là chính quyền Thiệu trong ván cờ Việt Nam thì Thiệu lại thí mấy chục mạng lính để khỏi mất công đau đầu giữ đảo nữa. Tại sao những kẻ tình nguyện hoặc bị bắt buộc làm tay sai giữ đất Việt Nam cho Mỹ và chết thí khi Mỹ bỏ cuộc chơi lại có thể trở thành anh hùng được tưởng niệm ghi công?! Công gì ở đây?!

      http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/01/hai-chien-hoang-sa-hay-vu-ban-o-lich-su.html

      Xóa
    2. @ Lê Nguyễn Linh : nhắc lại là Tư tui có nguyên tắc đọc phải chọn lọc, không phải cái gì, của ai cũng đọc. Ngoài ra cũng nhắc Lê Nguyễn Linh, đã biết lên mạng tranh luận chuyện này chuyện nọ thì cũng phải biết xưng hô cho có văn hóa, lịch sự với người đối thoại, đó là điều tối thiểu phải có ở một con người Lê Nguyễn Linh nhé.

      Xóa
  56. Đặng Ngọc Tùng, báo Lao Động, bộ phận phản quốc trong lều báo, lũ phản quốc Nô Du biểu tình tưởng niệm vụ bán độ gắn mác 'hải chiến hoàng sa', thực chất là biểu tình lật sử, cùng với lũ blogger, facebooker, còm sỹ ăn theo ...... Đặc điểm chung của chúng đều là một lũ làm nhục Hải đội hoàng sa, sỉ nhục tiền nhân, lăng nhục ông cha, nhục mạ lịch sử, lăng mạ lịch sử dân tộc và các anh hùng nghĩa sỹ, liệt sỹ thật sự của dân tộc, chiến đấu thật sự vì chủ quyền độc lập dân tộc. Chúng nhẫn tâm đốt bỏ đền thờ ông cha, phá bỏ đạo lý đã tồn tại từ nghìn năm nay.

    Chúng không còn phân biệt nổi giữa người yêu nước cứu quốc với bọn tay sai bán nước, bọn bù nhìn lơ láo bị đem thí, bị đem bán độ, chứng tỏ chúng không còn là người nữa. Chỉ có loại cầm thú súc sinh mới không biết phân biệt giữa người bình thường với bọn bán nước, người có công với bọn tay sai bán nước.

    Trả lờiXóa
  57. Những tên cơ hội chính trị, hại Dân, hại nước như ĐNT và bọn việt gian VNCH chúng đọc bài thơ ''LỜI HỒN ĐỘI HOÀNG SA' của Nguyễn Thanh Tùng, chúng sẽ nghĩ gì nhỉ?
    LỜI HỒN ĐỘI HOÀNG SA
    Này ông ạ, họ đang xây nhà mới
    Nghe đâu rằng để tưởng niệm chúng ta,
    Cùng với lại, bảy mươi tư lính lạ
    Được cho là nghĩa sĩ của Hoàng Sa

    Những người lính có tàu to súng lớn,
    Không như ta câu cá chỉ dăm thuyền
    Chèo bằng sức và nương nhờ gió biển
    Xốc đinh ba đi mở cõi vương quyền.

    Những người lính, khoác lên màu áo lạ,
    Còn thơm mùi sức mạnh của đô la
    Không như ta, cởi trần và khố vá,
    Vẫn căng mình bám biển để vươn xa.

    Những người lính, với đạn dược bao la,
    Ngày hôm trước còn hăm he tàu cá
    Miền duyên hải, vẫn vết hằn đạn nã
    Đạn giặc cho, họ bắn phá quê nhà.

    Này ông ạ, nơi dải cát Hoàng Sa,
    Xưa chúng mình xông pha giành cho nước
    Sáu tháng khơi xa, lệ thầm nuốt ngược (1)
    Máu xương bao đời, bắt cát nở hoa.

    Những người lính, giữ đảo của chúng ta
    Với rượu ngoại, sô cô la, thuốc lá
    Thảnh thơi trong vòng tay hạm đội lạ, (2)
    Chẳng thiết tha khói lửa chốn quê nhà.

    Những người lính, khi giặc vừa nhấn nhá
    Bằng dăm ba tàu cá đã kinh hoàng
    "Tiên hạ thủ", tay run nên hỏng cả
    "Tẩu vi kế", mắt mờ mình bắn ta

    Những người lính, nghe gió rít khơi xa
    Ngỡ tiêm kích, hò nhau chuồn vội vã
    Nhìn cá heo tưởng ngư lôi tàu lạ
    Chạy cuống cuồng sang tận cảng người ta (3).

    Những người lính, giặc vừa tràn lên đảo,
    Đã đua nhau giơ tay "hái mây trời"
    Đâu "tổ quốc - danh dự và trách nhiệm"? (4)
    Cũng chỉ là lời chót lưỡi đầu môi.

    Ấy vậy mà, người ta nỡ, ông ơi,
    Đúc tượng đài để vinh danh họ đấy
    Sắp cùng mâm, người hiền và kẻ quấy
    Chung nhang thờ kẻ phá với người xây.

    Nước biển Đông có rửa sạch nhục này,
    Cồn Vàng cát có lấp vùi tủi ấy?
    Thôi ta vẫn bình yên cùng sóng vậy
    Mặc cho người gieo gió chốn lao xao.
    ---
    @Nguyễn Thanh Tùng
    Read more: http://www.dlv.vn/2016/01/Loi-hon-doi-Hoang-Sa.html#ixzz3yUXH9iWx
    Chú thích:
    (1) Trích “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn soạn năm 1776, theo bản dịch của Viện Sử học, có đoạn: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim, bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc… Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải sâm rồi lĩnh bằng trở về. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người ở xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, cùng do đội Hoàng Sa cai quản”.

    (2) Trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam, hạm đội 7 của Mỹ khống chế hầu hết biển Đông.

    (3) HQ-04 và soái hạm HQ-05 sợ chạy sang tận cảng Subic, căn cứ hải quân Mỹ trên đất Phillipine.

    Trả lờiXóa