Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP: Khai Mạc Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ XII của Đảng - ngày 21-1-2016

Ngày 21/01/2016 - lúc 8:00 Sáng: Khai mạc Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ XII của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra từ ngày 20-28/1/2016 tại Hà Nội, trong đó khai mạc chính thức vào ngày 21/1/2016.
Google.tienlang tiếp sóng Truyền hình Trực tiếp Phiên họp Khai mạc.
Kính mời bạn đọc xem Truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia:

Đoàn chủ tịch 17 người gồm các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chỉ đạo Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị, Chỉ đạo Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết.
Thư ký đoàn có 5 người do Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng làm trưởng đoàn; thành viên có ông Phạm Minh Chính - Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Tổng biên tập báo Nhân dân Thuận Hữu, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM Võ Văn Thưởng.
Đúng 7 giờ 55 ngày 21-1, tất cả các đại biểu, gần 1.500 đại biểu (trừ đoàn Chủ tịch) đã ổn định vị trí, Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký đi từ hai phía vào Đoàn Chủ tịch. Tất cả hội trường đứng dậy, 7 giờ 59, Tổng Bí thư vào.
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái chủ trì lễ chào cờ.
Sau đó, mời Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký lên làm việc. Tiếp đến, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Tiếp đến, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu khai mạc Đại hội XII.

Bước vào phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người điều hành mời Tổng Bí thư lên đọc báo cáo chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội, báo cáo tổng hợp dài khoảng 20 trang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 

8.30': Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đọc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng.
Tổng Bí thư khẳng định, các văn kiện đã được chuẩn bị chu đáo, được hàng triệu ý kiến tâm huyết góp ý; là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân.
Tổng Bí thư khái quát các nội dung quan trọng, cốt lõi nêu trong các văn kiện. Theo đó, nội dung các văn kiện khẳng định những thành tựu to lớn đất nước đã đạt được, những bài học kinh nghiêm, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và 30 năm đổi mới. 
Trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá sâu sắc về tình hình trong nước và quốc tế, đánh giá toàn diện về các mặt thuận lợi và khó khăn, các văn kiện đã đề ra những giải pháp, nhiệm vụ lớn để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.
SÁU NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XII
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết quả sáu nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Ba là, tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động. Thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
Bốn là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
Năm là, thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội; bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội.
Sáu là, phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. 
9.25': Đại hội nghỉ giải lao
Tiếp đó, bà Trương Thị Mai sẽ đọc điện, thư chào mừng của các chính đảng nước bạn.

Chương trình tiếp nối với việc Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đọc báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.

Chiều 21-1, đại biểu sẽ thảo luận tại hội trường thảo luận về các văn kiện của Đại hội .

Hoàng Minh Tâm

38 nhận xét:

  1. Nguyễn Tấn Xuânlúc 09:45 21 tháng 1, 2016

    Tuyệt vời các bạn trẻ chủ trang! Các bạn làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại ĐƯA SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG, đánh bạt những thông tin tù mù, xuyên tạc bịa đặt của các thế lực thù địch!

    Cảm ơn Thành viên mới của Nhóm Biên tập Google.tienlang Hoàng Minh Tâm!
    Từ hôm có sự tham gia điều hành của bạn, Google.tienlang sôi động hẳn lên!

    Đây là những thông tin chính thống về vấn đề mà mọi người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm

    Trả lờiXóa
  2. Đại hội XII Đảng CSVN khai mạc
    56 phút trước
    Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội sáng thứ Năm 21/1.
    1.510 đại biểu đại diện cho 4 triệu rưởi đảng viên trong nước sẽ tham gia bầu dàn lãnh đạo mới, tuy kết quả cuối cùng về nhân sự cao cấp nhất là vị trí Tổng bí thư phải tới tuần sau mới rõ.
    Hiện dư luận vẫn chưa hết đồn đoán về điều được gọi là "cuộc cạnh tranh" giữa hai nhân vật được cho là ứng viên hàng đầu cho vị trí này - Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
    Ông Dũng, năm nay 66 tuổi, và ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, ngồi bên cạnh nhau trên lễ đài tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
    Sau lễ chào cờ vào lúc 08:00, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc diễn văn khai mạc Đại hội.
    Sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc báo cáo chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về các văn kiện Đại hội.
    Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đọc Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.
    Phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt có mặt tại Trung tâm Báo chí ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia nói ngoài đảm bảo an ninh thông thường thì có các biện pháp mới áp dụng với các phóng viên.
    "Những người ra vào khu vực họp cũng như phóng viên và nhà báo phải gửi điện thoại di động tại quầy qui định ở ngoài tòa nhà. Được biết nhân viên an ninh làm việc tại Đại hội nhận thông báo về biện pháp này chỉ vài ngày trước khi khai mạc Đại hội và nhiều phóng viên tỏ ra khá ngạc nhiên.

    "Ngay cả khi điện thoại không bắt được tín hiệu, có khả năng đây là biện pháp để đại biểu có thể tập trung vào các chủ đề để thảo luận cũng như loại trừ khả năng lộ lọt thông tin có thể được xem là không có lợi ra ngoài và rồi lại tác động ngược lại phía bên trong hội trường" phóng viên Nguyễn Hoàng nói.
    Nhân sự mới
    Các đại biểu thảo luận văn kiện trong ba ngày. Tới tận 24/1 mới bắt đầu chủ đề nhân sự, bắt đầu bằng bầu các uỷ viên Trung ương.
    Theo Quy chế bầu cử Đại hội, "Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI nếu không nằm trong danh sách tái cử sẽ không được ứng cử, đề cử và nhận đề cử".
    Khóa XII Đảng CSVN sẽ có 180 ủy viên Trung ương, thêm 5 người so với khóa trước.
    Các lãnh đạo tuyên giáo của Đảng bác bỏ là có chia rẽ trong nội bộ và nói rằng việc bầu chọn lãnh đạo diễn ra "tập trung, nhất trí cao".
    Riêng Hội nghị Trung ương 14 vừa rồi đã bỏ phiếu kín tới 13 lần.
    Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương
    Tuy nhiên ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nói với các phóng viên rằng công tác nhân sự "được bàn đi bàn lại, bỏ phiếu đi bỏ phiếu lại".
    "Riêng Hội nghị Trung ương 14 vừa rồi đã bỏ phiếu kín tới 13 lần." Ông cũng cho hay 9 vị ủy viên Bộ Chính trị khóa XI không tái cử. Ông nói, Bộ Chính trị sau khi bỏ phiếu đã "quyết định ở lại 1" người trong số quá tuổi, tuy không nói rõ đó là người có tái cử hay không.
    "Việc quyết định ở lại 1 là do BCT họp, thảo luận và đề nghị. Mà để quyết định như vậy thì nghĩa là phải có 9 đồng chí trong BCT nghỉ."
    Trước khi Đại hội khai mạc, các nhà tổ chức cũng thông báo là nhân sự cuối cùng sẽ do Đại hội quyết định, tức cả 1.510 đại biểu đều có tiếng nói.
    Tới 27/1 Ban Chấp hành khóa mới mới bầu vị trí Tổng Bí thư và tân Tổng Bí thư sẽ ra mắt đồng thời họp báo lần đầu tiên ngày 28/1, cũng là ngày bế mạc Đại hội.

    BBC
    http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/01/160121_congress_opens

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là lũ khốn BBC tiếng Việt. Đã bước vào Đại hội, công khai minh bạch, đoàn kết, trách nhiệm trước Đảng, trước dân tộc, nhân dân thế này mà còn ói là được câu: “Hiện dư luận vẫn chưa hết đồn đoán về điều được gọi là "cuộc cạnh tranh" giữa hai nhân vật được cho là ứng viên hàng đầu cho vị trí này - Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng” , thì ai còn ngửi được BBC tiếng Việt đây. Càng viết, càng nói về tình hình Việt Nam, BBC tiếng Việt càng mất uy tín. Đúng là Bà Buôn Cải, Bê Ba Xu không hơn không kém.

      Xóa
    2. Có uy tín đâu mà mất BBC chuyên xuyên tạc , nói xấu ĐCS và nhà nước CH XHCN VN - BBC là hiện thân cho sự khốn nạn xâu xa và bí ổi

      Xóa
    3. Ông Nguyễn Bắc Son,TB đối ngoại TW XI nói,đại ý rằng điều 13 NQ 244 vẫn được áp dụng cho cấp ủy viên ,nghĩa là vẫn không được ứng cử ,nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy .

      Ông Sơn này cũng nói thêm rằng trong Đại hội XII nếu một UV cấp ủy cũ không có tên trong danh sách đề cử (đã rút lui hoặc không được đa số UV TW cũ tín nhiệm)mà được đại biểu đề cử tại Đại hội,UV vẫn không được nhận đề cử NHƯNG UV này có được rút không là tùy ý kiến của Đại hội quyết định.Đại hội bỏ phiếu không cho rút thì UV này vẫn không được rút khỏi danh sách đề cử ...Đúng là một kiểu chữa cháy chỉ có ở VN,cấp trên sợ cấp dưới mếch lòng nên buộc phải vòng vo !

      Xóa
    4. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 20:59 21 tháng 1, 2016

      Anh rận xĩ văn lâm bịa đặt, xuyên tạc gì thế?
      Anh đào đâu ra cái thông tin
      ====
      Ông Nguyễn Bắc Son,TB đối ngoại TW XI nói,đại ý rằng điều 13 NQ 244 vẫn được áp dụng cho cấp ủy viên ,nghĩa là vẫn không được ứng cử ,nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy...
      ===
      + Thứ nhất, chả có ai tên là "Nguyễn Bắc Son,TB đối ngoại TW XI" như anh nói bậy bạ ngu si cả.
      + Thứ hai, nếu đã là Trưởng ban đối ngoại TW thì chả ai ngu si như anh. Ông Trưởng ban đó phải nói theo đúng nghị quyết của Đảng.
      Cụ thể là cái Quyết định 224 mà Google.tienlang đã công bố nguyên văn ở đây:
      =====
      GIỚI THIỆU NHÂN SỰ “TỨ TRỤ”- BỘ CHÍNH TRỊ CÓ VI PHẠM QUYẾT ĐỊNH 224?
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/01/gioi-thieu-nhan-su-tu-tru-bo-chinh-tri.html

      Xóa
    5. Vài điều muốnnói với mấy nhà truyền thông lá cải BBC , VOA , RFA… Truyền thông vô đạo đức.
      1. Dân chúng tôi biết từ đâu mà chúng tôi được như hôm nay . Thiết nghĩ các ngài đã làm được gì cho chúng tôi chưa ? Hay ngày ngày các ngài đưa tin xuyên tạc , bôi nhọ , kích động bạo loạn (Chiến tranh) để dân đen thêm cảnh thêm lầm than , chia ly hay sao ông VOA , BBC , RFA…?
      2 . Trước khi các ông nói thì uốn lưỡi 7 lần , ngồi suy nghĩ lại các ông có gì không đúng với dân tộc Việt Nam không ? Để rồi sau đó mới có tư cách viết dạy người khác.
      3 . Muốn được lòng dân chúng tôi thì đừng đi ngược với đạo lý dân tộc chúng tôi. Đừng có kiểu truyền thông vô văn hóa nữa .
      4. Tôi biết các ông trình độ hơn tôi , cách viết hơn tôi . Nhưng các ông thua tôi về cách hành xử rất nhiều .
      5. Khuyên các ông hãy viết theo đúng lương tâm của mình , chúc các ông luôn hạnh phúc và có nhiều cống hiến nhân đạo với nước sở tại

      Xóa
    6. Chân thành xin lỗi ,ông Son là UVTW, bộ trưởng bộ Thông tin(đúng là không phải TB đối ngoại ..).Điều ông ấy nói về quyền bầu cử thuộc Đại hội được VnExpress đăng tin hôm qua đó bác Chỉ có ngu ạ.

      Xóa
  3. Giời ạ, mãi hôm nay mới trông thấy 2 cụ Mác Lê. Bây giờ đi đâu cũng gặp ông già KFC, tưởng đã quên bẵng các cụ rồi. Bụi bặm lắm nhỉ. Lòng mừng khấp khởi đây, ít ra cũng được mấy hôm.

    Trả lờiXóa
  4. Khổ thân anh truyền thông "cuốc tế" BBC vào tận đây thanh minh thanh nga.
    Các anh có cả phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt trực tiếp có mặt tại Trung tâm Báo chí ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, vậy mà các anh vẫn đồn đoán lung tung.

    Trả lờiXóa
  5. Dự cảm về kỳ đại hội Đảng XII qua phiên khai mạc

    Phiên khai mạc Đại hội XII đã diễn ra rất ngắn gọn. Thay vì trình bày nguyên văn các báo cáo như các kỳ trước, đại hội được nghe những đề dẫn hết sức súc tích làm nổi bật những vấn đề trọng yếu của đất nước và của Đảng.

    Nhận diện thuận lợi, khó khăn, thành công, tồn tại, yếu kém

    Trình bày những tư tưởng lớn và nội dung cốt lõi của các báo cáo, Tổng Bí thư nêu rõ 5 năm qua bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp; kinh tế thế giới phục hồi chậm, khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; các nước lớn cạnh tranh quyết liệt giành ảnh hưởng trong khu vực, diễn biến phức tạp, căng thẳng ở Biển Đông đã tác động bất lợi đến VN.

    Trong nước cùng với những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những hạn chế, khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế chưa được giải quyết, những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và những vấn đề mới phát sinh đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng và đời sống nhân dân. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng nề...

    Trong bối cảnh đó toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết ĐH XI của Đảng, đạt nhiều những thành quả quan trọng. Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước; chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả tích cực bước đầu. Văn hoá, xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hoà bình, ổn định được giữ vững để phát triển đất nước. Quan hệ đối ngoại, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng và đạt một số kết quả quan trọng.

    Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng cho rằng việc đổi mới chưa đồng bộ và trọn vẹn. Mục tiêu đến 2020 cơ bản thành nước công nghiệp hiện đại không đạt được, đời sống của người dân ở nhiều khu vực còn khó khăn, tình trạng suy thoái về tư tưởng đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ Đảng viên, tình trạng quan liêu tham nhũng chưa được đẩy lùi. Nguy cơ tụt hậu, diễn biến hòa bình, suy thoái về đạo đức chính trị lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa… vẫn hiện hữu.

    Thời gian tới, tình hình sẽ còn diễn biến phức tạp hơn trong đó xu hướng hội nhập vẫn là phổ biến. Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO. Thời cơ vận hội mở ra rất lớn nhưng cũng còn nhiều thách thức. Vì vậy, “Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần đoàn kết một lòng, quyết tâm : Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vụ thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc đổi mới sẽ chẳng bao giờ trọn vẹn như ước vọng của Bác TBT Nguyễn Phú Trọng quan niệm trong Báo cáo , bởi đổi mới là một quá trình vận động liên tục để hóa giải mâu thuẫn của cặp phạm trù sức sản xuất - quan hệ sản xuất .

      Sự bất cập trong chính sách đổi mới của VN hiện nay chính là VN vẫn cứ bảo thủ quan hệ sản suất theo kiểu định hướng XHCN lạc hậu không theo kịp nhịp độ phát triển của sức sản xuất nên món định hướng XHCN này nó đã kiềm chế sức sản xuất dẫn đến tình trạng tụt hậu không còn chỉ là nguy cơ mà đã là một thực tế không thể khắc phục của kinh tế VN.

      Xóa
    2. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 21:06 21 tháng 1, 2016

      Lại phải tặng cho rận xĩ văn lâm một chữ: NGU

      Xóa
    3. Bạn # văn lâm à ! Bạn cũng có một chút về kiến thức kinh tế .
      Nhưng bạn không có một tí nào kiến thức về vận hành kinh tế.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe và có nhiều đổi mới trong tư duy .

      Xóa
    4. Bác Nặc 23:26 ạ,trong quản lý kinh tế ,những cái mà Đảng và Nhà nước VN làm được tốt là không ít,khen nhiều hơn cũng là thừa ,một bà nội trợ cũng có thể thấy được.

      Tuy thế những cái mà Đảng và Nhà nước làm chưa tốt ,được nhắc đi nhắc lại trong Báo cáo tại các Đại hội nhiều khóa gần đây cũng là không ít luôn,vậy nguyên nhân nó nằm ở đâu,nên mổ sẻ theo quan điểm ,cách nhìn nhận riêng của mỗi người để có được cái nhìn tổng thể ,toàn diện.

      Cái đáng khen dễ thấy,chẳng cần bàn tán gì nhiều.Khen nhiều còn được tiếng trung thành,kiên định...có lợi cho chính mình nữa đó ,nhưng chỉ thích khen ,không thích chê dễ làm Đảng ,Nhà nước sa đà vào cái bẫy "kiêu ngạo cộng sản "rất không hay,từng dẫn đến thất bại ,bị người ta chê ,thậm chí "dạy cho một bài học"rồi đó!.

      Xóa
  6. Tổng Bí thư nhấn mạnh trong 5 năm tới phải phấn đấu quyết liệt hơn để thực hiện chiến lược ccoong nghiệp hóa, hieenj đại hóa thì phải nhận thức và thực hiện hiệu quả những định hướng lớn gồm: Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ; tăng cường tiềm lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; Xây dựng phát triển văn hóa, con người; Quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.

    Những tư tưởng chỉ đạo lớn

    Độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là tiền đề để phát triển

    Tổng Bí thư nhấn mạnh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt.

    Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân lộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

    Tổng Bí thư nhấn mạnh việc thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế,... nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng

      Khẳng định Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo là điều kiện để phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

      Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện đầy dủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân. Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.

      Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

      Xóa
    2. Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt

      Trong 5 năm qua thực hiện Nghị quyết Đại hội 11, Đảng ta đã kiên trì nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ then chốt về xây dựng Đảng trên cả 3 mặt : chính trị, tư tưởng và tổ chức đạt được những kết quả quan trọng.

      Các cấp ủy từ TW đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện bài bản, quyết liệt nghị quyết TƯ 4 một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng tạo chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị. Quá trình phê bình, tự phê bình theo tinh thần NQ TƯ4 và việc khắc phục sửa chữa hạn chế, khuyết điểm đã góp phần siết lại kỷ luật kỷ cương trong Đảng, tạo chuyển biến tích cực bước đầu trong việc ngăn chặn một số mặt tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong Đảng, khắc phục một số hạn chế khuyết điểm trong công tác cán bộ và trong công tác thực hiện tổ chức sinh hoạt Đảng nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

      Bước đầu kiềm chế tình trạng tham nhũng, lãng phí. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đã được tập trung phát hiện, chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình ủng hộ.

      Nhiều chủ trương, nguyên tắc giải pháp lớn về công tác cán bộ được thể chế cụ thể hóa bằng các quy chế, quy định, quy đình bảo đảm dân chủ chặt chẽ hơn. Công tác đào tạo quy hoạch, luân chuyển cán bộ được đẩy mạnh hơn.

      Nhìn thẳng sự thật, báo cáo cũng đã đánh giá trong thực hiện NQTƯ 4 một số việc chưa đạt được mục tiêu nghị quyết đề ra. Trong phê bình và tự phê bình tình trạng nể nang, né tránh ngại va chạm còn khá phổ biến, một số cán bộ, đảng viên chưa tự giác nhìn nhận đúng trách nhiệm của mình trước những hạn chế, khuyết điểm trong công việc được giao. Chưa làm rõ thực chất mức độ nghiêm trọng của tình hình xảy ra ở đâu, ai chịu trách nhiệm. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng, Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể cá nhân chưa thực hiện được. Tình trạng tham nhũng lãng phí, vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp gây bức xúc dư luận, gây ảnh hưởng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn.

      Nổi bật là việc dự báo hoạch định lãnh đạo tổ chức thực hiện các Nghị quyết chính sách của Đảng, Nhà nước chưa kịp thời đồng bộ, hiệu quả. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức Đảng còn thấp, có nơi mất sức chiến đấu. Công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện đảng viên ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên, chất lượng sinh hoạt Đảng, tính chiến đấu trong phê bình và tự phê bình còn yếu. Tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc hiệu quả hoạt động chưa cao.

      Báo cáo đánh giá trong những năm tới yêu cầu nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện NQTƯ 4 khóa 11 . Để thực hiện công tác này, Tổng Bí thư nhấn mạnh việc trước hết phải chú trọng xây dựng Đảng về chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo phù hợp thực tiễn Việt Nam. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới, nâng cao bản lĩnh trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng, từng đảng viên mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý, chủ chốt các cấp. Không dao động trong bất cứ tình hướng nào, giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ Đảng viên.

      Xóa
    3. Cùng với đó là việc đổi mới công tác tư tưởng, lý luận, nâng cao tính chiến đấu tính thuyết phục của công tác tư tưởng phục vụ thực hiện yêu cầu nhiệm vụ chính trị, phù hợp từng giai đoạn, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, đồng thuận xã hội. Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm…

      Xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ XII

      1 - Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

      2 – Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tin gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

      3 – Tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phát chiến lược; cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.

      4 – Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

      5 – Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết, tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

      6 - Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trng xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

      Có thể thấy, những gì mà Đảng mong muốn, nhân dân kỳ vọng đã được thể hiện đầy đủ trong một phiên khai mạc ngắn gọn, súc tích. Dự cảm về một kỳ đại hội thành công và sẽ mang lại sinh khí mới cho dân tộc đã hiện hữu.

      Mõ Làng

      Xóa
    4. Đúng là nghề nào nghiệp nấy.

      Nghề được đào tạo của Cụ Tổng là Xây dựng Đảng nên Cụ bảo XÂY DỰNG ĐẢNG là then chốt .

      Cứ ngỡ lẽ ra cái THEN cái CHỐT của một đảng cầm quyền tựu chung lại phải là PHÁT TRIỂN KINH TẾ mới đúng bởi Đảng vẫn hô hào Toàn Đảng toàn Dân phấn đấu quyết liệt để đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp và cái then chốt này mới là cái then chốt mà nhân dân mong chờ ở Đảng cầm quyền chớ.

      Triết học duy vật nói văn vẻ rằng vật chất có trước tinh thần có sau.

      dân thì thì nôm na dễ hiểu hơn rằng không có bột chả gột được nên hồ.

      Vậy nên ,trên cơ sở định hướng các đường hướng chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội có tính then chốt ,cơ bản ,Đảng CSVN mới theo đó tập trung đào tạo cán bộ và tổ chức lực lượng cho phù hợp để thực thi cái then chốt được nhân dân chờ đợi ấy chớ đừng xây dựng Đảng theo những mô hình tách rời thực tiễn .

      Xóa
    5. bac van lam van an com 3 bua ,van mac am hang ngay van len blog tien lang chem gio thi nhu the kinh te viet nam van con khoe lam con ban lanh dao chinh phu la dau tau chinh tri va kinh te se co nhung quyet sach trong 5 nam toi ,the bac cu viec an no ngu ky nhe

      Xóa
    6. Bác Phúc ơi, ăn không là chưa đủ đâu,phải tư duy nữa chứ bác,làm người ai chẳng thế .

      Vấn đề là người thì nói ra ý nghĩ của mình,người thì im lặng cho có vẻ đồng ý, người thì nói zậy mà không phải zậy ...

      Năm mới chúc bác Phúc đừng ăn no ngủ kỹ mà ăn được ngủ được thôi ,bác nhé!

      Xóa
    7. vay bac van lam tien doan sau dai hoi dang lan nay trong 5 nam toi tuong lai cua dat nuoc viet nam tuoi sang hay la u toi ,,nam moi chuc bac lam dung an no va ngu duoc ma la an ngon va ngu du giac thoi vi ngu duoc la ngu thien thu luon do

      Xóa
    8. Thưa bác Phúc,thế bác chưa nghe ai nói :ăn được ngủ được là tiên à?

      Về tương lai của VN sau Đại hội XII :

      -Nếu Đại hội XII chọn được những lãnh đạo có tư tưởng đổi mới,VN sẽ tiến nhanh ,đi tắt đón đầu thành công trong nhiệm kỳ XIII.

      -Nếu Đại hội XII vấn chọn đội ngũ lãnh đạo kiên định CNXH thì VN cũng vẫn tiền nhưng chị vẫn tiến so với chính VN hôm qua ,không thể đi tắt đón đầu và tất nhiên hệ lụy của nó là tụt hậu ,bị lệ thuộc sau về kinh tế chính trị ...

      Như thế phải sau 2025,VN buộc phải thay đổi thể chế và thế hệ cán bộ ,VN sẽ cất cánh như một quốc gia dân chủ đa nguyên ,nhà nước pháp quyền ,xã hội phúc lợi...

      Xóa
  7. LỀU BÁO THI NHAU ĐƯA TIN VỀ ĐẠI HỘI XII

    Gơ-ben (Paul Joseph Gôbbels), Bộ trưởng Bộ Thông tin Quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã đã khẳng định rằng: “Một điều lừa dối bịa đặt khó tin nhất, nếu được nhắc đi nhắc lại trăm ngàn lần sẽ được mọi người tin là thật”. Đó cũng chính là cơ sở, nguyên do dẫn đến những cuộc cách mạng màu sắc trên thế giới thời gian qua. Không tốn kém như đầu tư cho quốc phòng, tuyên truyền chỉ cần đến sức mạnh của internet, phương tiện truyền thông và chút công sức nhào nặn những nội dung xuyên tạc, bịa đặt là có thể thâu tóm cả dư luận, hướng lái cả xã hội.

    Chiêu thức ấy đã và đang được tiến hành rất rõ ràng tại nước ta, đặc biệt là trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Nó được tổ chức, đầu tư như một chiến dịch có nội dung đã được quy định trước, có quy mô và mật độ dày đặc. Nếu như năm 2012, nội dung chúng hướng tới nhằm vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng thì năm 2013 là việc lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Và để chuẩn bị cho việc chống phá Đại hội Đảng XII, từ cuối năm 2015, chúng đã không ngừng dựng lên các cuộc “đấu đá”, các “phe nhóm” trong nội bộ hệ thống chính trị, nhào nặn thông tin “hậu trường” về nhân sự Đại hội với mục tiêu gây chia rẽ nội bộ, chia rẽ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

    Khi Đại hội Đảng lần thứ 12 họp phiên trù bị ngày 20/1 thì ngay sau đó, Danlambao có ngay bệnh phẩm “Khơi mào vấn đề Đại Hội 12 sáng nay”. Nội dung cũng không có gì khác những bài đăng trước đó. Vẫn là những dự đoán về nhân sự: nếu người này được bổ nhiệm thì đất nước sẽ thế nào, nếu người kia lên cai trị thì xã hội sẽ ra sao? Rồi từ cuộc đấu đá do chúng tưởng tượng ra, chúng tự kết luận rằng: “CS chỉ có thể thay đổi mới khá được, chứ trong đảng CSVN ai lên thì VN vẫn cứ y như cũ có khi còn tệ hơn”. Như vậy, cái đích mà chúng hướng tới qua chiến dịch “chống phá Đại hội XII” quá rõ ràng đó chính là thay đổi chế độ, xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Trong khi đó, Blog Anhbasam đăng liên tiếp các tin dù không liên quan đến Đại hội Đảng nhưng cũng cố gắng gán ghép chúng lại trong mối quan hệ với Đại hội rồi đưa ra các nhận định hoang đường như: Đảng không có năng lực lãnh đạo, nội bộ Đảng mâu thuẫn với nhau… RFA lại đưa tin dưới dạng tường thuật lại buổi phỏng vấn các khán/thính/độc giả của RFA về vấn đề “ai sẽ nắm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở Việt Nam”. Đưa ra các ý kiến khác nhau để tỏ ra là khách quan, thế nhưng, nội dung của chúng cũng không khác một bài viết với mục đích lật đổ, thay thế Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Chắc chắn rằng, trong những ngày tới, những thông tin về Đại hội XII của Đảng sẽ tiếp tục bị xuyên tạc, nhào nặn. Chiêu bài “tung hỏa mù” vẫn được sử dụng một cách triệt để. Tuy nhiên, những chiêu trò, thủ đoạn ấy sẽ nhanh chóng thất bại nếu như mỗi người có đủ “sức đầy kháng” trước những “làn gió độc”, tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin.

    Bạch Dương

    Trả lờiXóa
  8. ĐÂU CẦN PHẢI NÓI NHIỀU!(VNM).

    "..Theo thông tin, có hơn 118 phóng viên, trợ lý báo chí, kỹ thuật viên của các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài như Đài CCTV, BBC News, Daily Telegraph, Al Jazeera, Francophonie, Talk Media, The Nation...Trong đó, có 89 phóng viên nước ngoài thường trú và trợ lý báo chí, phóng viên tăng cường từ nước ngoài vào Việt Nam. Các báo của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cũng có phóng viên về Việt Nam đưa tin như Bolsa TV, Viet Weekly... Và đặc biệt, còn có phóng viên của trang BBC tiếng Việt - một trong những trang thường đưa thông tin thiên về các thông tin chưa được kiểm chứng về các vụ việc do lũ "zân chủ zỏm" xuyên tạc thông tin, thiếu thiện chí với VN cũng đến để đưa tin về Đại hội Đảng. Ngoài ra, có 550 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên thuộc cơ quan báo chí lớn của cả nước đã đăng ký đưa tin Đại hội Đảng XII. Những thông tin này là những minh chứng cho việc VN luôn công khai, minh bạch, thiện chí, mở rộng cánh cửa với báo chí quốc tế..."

    Trả lờiXóa
  9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ đề được báo chí nhiều nước thế giới quan tâm đưa tin trong những ngày qua.



    Truyền thông quốc tế đã có nhiều đánh giá tích cực, coi đây là cột mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình đổi mới toàn diện và đồng bộ mà toàn Đảng và toàn dân đã thực hiện 30 năm qua.

    Nhật báo Granma - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Cuba và là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất Cuba số ra ngày 19/1 đã có bài viết giới thiệu các chủ đề chính của Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Đó là tập trung vào các nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc Đổi mới, củng cố công tác bảo vệ Tổ quốc, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại.

    Cùng ngày, hãng tin Kyodo của Nhật Bản đưa tin Đại hội Đảng lần thứ XII là sự kiện quan trọng giúp thúc đẩy hơn nữa công cuộc Đổi mới với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

    Cùng ngày, báo Nước Đức mới (Neues Deutschland) nhận định rằng Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện quan trọng định hình đường lối phát triển của Việt Nam trong những năm tới.

    Theo tác giả, mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là một mục tiêu lớn và Việt Nam cần cố gắng nhiều để đạt tới một “nền kinh tế tự chủ và có sức cạnh tranh cao”./.
    (Theo VNEWS/Vietnam+)

    Trả lờiXóa
  10. Google.tienlang tiên phong làm cho những thông tin xấu, độc không có “đất sống”


    Phóng viên: Trước thềm Đại hội Đảng có nhiều thông tin xuyên tạc, bôi nhọ về một số vấn đề liên quan, bên cạnh việc phản bác những thông tin đó, có ý kiến cho rằng cần công khai, minh bạch hơn nữa, đưa thông tin chính thống kịp thời hơn thì sẽ giảm được, đẩy lùi được những loại thông tin như vậy. Ý kiến của ông về việc này như thế nào?

    Đồng chí Nguyễn Bắc Son: Chúng ta thấy, không chỉ ở kỳ Đại hội này mà tất cả các kỳ Đại hội và các hoạt động chính trị lớn của đất nước, bên cạnh việc hưởng ứng của nhân dân, của cả nước hướng về những ngày lễ, kỷ niệm lớn, sự kiện quan trọng của đất nước, nhân dân ta rất đồng tình hưởng ứng, ủng hộ, đồng thời góp phần cho thành công của những sự kiện này. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta không tránh khỏi những hoạt động của các thế lực thù địch, gia tăng chống phá nước ta. Đặc biệt, Đại hội Đảng là một sự kiện chính trị rất quan trọng, rất lớn của đất nước. Chính vì vậy, thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến một số hoạt động sai trái trên môi trường mạng internet cũng như trong đời sống xã hội, kích động chia rẽ nội bộ của chúng ta, thực hiện ý đồ phá hoại Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại sự lãnh đạo của Đảng, chia rẽ lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

    Vừa qua, các cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời có những tiếng nói đanh thép để phản bác lại những luận điệu sai trái đó, góp phần tuyên truyền, động viên nhân dân luôn cảnh giác, tạo sức đề kháng cho nhân dân trước các luận điệu sai trái.

    Tôi đề nghị báo chí góp phần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa, không những tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, mà chúng ta cũng phải có trách nhiệm, có lập luận để đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch. Cùng với đó, các cơ quan Nhà nước phải thực hiện nghiêm quy chế cung cấp thông tin và quy chế người phát ngôn để chúng ta kịp thời thông tin một cách chính thống, nhanh nhất những thông tin của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và hoạt động của các địa phương, dùng thông tin chính thống đẩy lùi các thông tin tiêu cực, làm cho những thông tin xấu, độc không có “đất sống”.

    TTXVN/Tin Tức

    Trả lờiXóa
  11. Học sinh mẫu giáo vùng caolúc 18:14 21 tháng 1, 2016

    LỜI BÀI HÁT TỪ RỪNG XANH CHÁU VỀ THĂM LĂNG BÁC.
    Đi từ bản làng xa xôi chân em bước qua bao núi.
    Núi nhìn theo lá rừng reo chân em bước qua bao đèo.
    Núi muốn hỏi suối nhắn hỏi, sao bạn nhỏ vui thế...
    Xin nói cùng nghe! Náo nức nhiều, em vui nhiều.
    Hôm nay được về Thủ đô thân yêu đến thăm Lăng Bác Hồ...
    Đứng trên quảng trường bát ngát nghe như âm vang lời Bác.
    Nhớ thảo nguyên xanh quê em chiều về làn mây nhẹ trôi.
    Ước mong từ bao năm tháng hôm nay em được trông hình Bác.
    Em chẳng muốn rời chân đi cũng chẳng nói được điều chi.
    Em ở tận sườn non cao nơi đây có hoa ban trắng.
    Em còn đi thăm nơi nơi theo bước chân Bác Hồ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Hoàng Thư Lêlúc 21:30 21 tháng 1, 2016

      Tôi cũng như bạn Học sinh mẫu giáo vùng cao, cũng rất thích bài hát này.
      Về bài TỪ RỪNG XANH CHÁU VỀ THĂM LĂNG BÁC, mời các bạn xem video clip qua thể hiện của ca sĩ nhí Linh Phương:
      https://www.youtube.com/watch?v=9bfynkiHqlE

      Nhưng về giọng ca thể hiện bài này, tôi thích nhất giọng ca Hải Vân.
      Xin lưu ý: Video clip này chỉ có giọng ca, không có hình vì Hải Vân hát từ cách đây rất lâu rồi trên làn sóng Đài Tiếng nói VN- khi truyền hình chưa phổ biến.
      Khi thể hiện tác phẩm, người nghệ sĩ phải xem xét đến nội dung bài hát, cách thể hiện sao cho phù hợp với lứa tuổi, lớp người nghe muốn hướng tới. Đó là chưa kể tới những đặc điểm của hoàn cảnh lúc đó - hơn 25 đến trên 30 năm về trước - dù có muốn hay không cũng tác động vào kỹ thuật thu âm như trang thiết bị, phòng ốc, tâm trạng vừa chạy máy bay xong chẳng hạn... Về bài này, tôi cho rằng Hải Vân thể hiện hoàn hảo. Xin nói thêm, Hải Vân là giọng ca nổi bật nhất trong số vài giọng ca nổi lên cùng lứa gồm có Hải Vân, Thu Băng, Minh Hà, Hồng Thúy...

      https://www.youtube.com/watch?v=4RUe2KsKkuE

      Xóa
  12. Học sinh mẫu giáo vùng caolúc 18:18 21 tháng 1, 2016

    NGƯỜI MÈO ƠN ĐẢNG
    Đây rừng núi lưng đèo người Mèo ca hát
    Sao còn sáng trên trời người Mèo ơn Đảng,
    Bao đời nay sống nghèo lam lũ.
    Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi
    Nhớ ơn Đảng đưa tới, ta từ nay ấm no,
    Không bỏ giấy đốt nhà, mà lang thang nghèo suốt đời
    Từ nay dân Mèo sống chung, bản Mèo vui trong tiếng khèn,
    Người Mèo ơn Đảng suốt đời.

    Trả lờiXóa
  13. Tổng bí thư vẫn 'kiên định Mác-Lê'
    4 giờ trước

    Nội dung bản báo cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc tại phiên khai mạc Đại hội Đảng XII hôm 21/1 được ghi nhận vẫn 'kiên định Mác-Lê'.
    Hôm 21/1, Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam công bố toàn văn báo cáo về văn kiện của Tổng Bí thư.
    Theo đó, ông Trọng nhấn mạnh: “Trước hết phải kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội; kiên định đường lối đổi mới”.
    Tổng Bí thư đánh giá “Nền kinh tế vượt qua nhiều thách thức. Tuy nhiên đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện”.
    Đáng lưu ý hai trong số các bài học được ông Trọng rút ra qua 30 năm đổi mới là: “Đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.
    Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân”.
    Báo cáo của Tổng Bí thư cũng nhìn nhận “tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên biển Đông sẽ còn diễn ra gay gắt, phức tạp”.
    'Phần tử xấu lợi dụng'
    Đề cập về lĩnh vực kinh tế, Tổng bí thư đặt ra các mục tiêu: “Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước;
    Cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công;

    http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/21/160121071547_vn_congress_640x360_afp_nocredit.jpg
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự báo “tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông sẽ còn diễn ra gay gắt, phức tạp”

    Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước;
    Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Có cơ chế tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển. Tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển”.
    Về khoa học, ông Trọng nêu hướng “Phấn đấu đến 2020, khoa học công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm dẫn đầu Asean; đến 2030 có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trên thế giới”.
    Đề cập về nội bộ Đảng Cộng sản, ông cũng thừa nhận: “Một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, hành động, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước.
    Công tác xây dựng Đảng bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm làm cho Đảng chưa thật sự trong sạch, vững mạnh, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ”.
    Cũng tại phiên khai mạc, ông Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư được báo Tuổi Trẻ hôm 21/1 dẫn lời từ báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành trung ương Khóa 11: "Vẫn còn những đồng chí chưa gương mẫu hoặc để vợ, con, người thân, cấp dưới lợi dụng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.
    Tuy vậy ông không nêu rõ danh tính của "những đồng chí chưa gương mẫu".
    Hôm 20/1, trong cuộc trao đổi với BBC, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà quan sát từ Hà Nội, cho hay: “Nói thật là tôi chẳng quan tâm đến Đại hội 12, vì tôi là người không đảng phái.
    Tôi cho rằng những người điều hành đất nước là phải là những lãnh đạo do người dân bầu ra, ở trong bộ máy chính quyền do người dân lựa chọn.
    Có như thế thì đất nước mới thịnh vượng được. Chứ đại hội của một đảng thì có gì khiến tôi quan tâm đâu?”.

    BBC

    Trả lờiXóa
  14. Kỳ họp đại hội bắt đầu nhưng công việc quá ư là bận. Mà cũng chính xác hơn là không được phép theo dõi tin tức khi làm việc. Nên chỉ có thể đọc báo nghe tổng kết và nhận xét

    Trả lờiXóa
  15. Cứ đọc và chỉ đọc một trang chính thống Google.tienlang là đủ, bạn Cu min!

    Trả lờiXóa
  16. Nguyễn Thành Phúclúc 23:23 21 tháng 1, 2016

    Để được có mặt trong Đại hội 12, các đại biểu phải là người được bầu chọn trong kỳ đại hội đảng bộ cấp tỉnh, thành, với số lượng mỗi tỉnh thành cử đi do Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân bổ, trừ các trường hợp được đương nhiên tham dự.
    Lần này, đoàn Hà Nội có 61 người, trong đó có bốn đại biểu đương nhiên, đoàn TP Hồ Chí Minh được 35 đại biểu chính thức và bảy đại biểu đương nhiên.
    Các đại biểu đương nhiên gồm các ủy viên Bộ Chính trị, và Ủy viên chính thức hoặc dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương.

    Tại Đại hội 12, theo kế hoạch, các đại biểu thảo luận văn kiện trong ba ngày trước khi tiến hành bàn về vấn đề nhân sự, với lịch trình cụ thể như sau:
    21-23/1: Các đại biểu thảo luận văn kiện
    Chiều 23/1: Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 báo cáo về công tác nhân sự khóa mới; Đại hội thảo luận và biểu quyết về số lượng thành viên Ban Chấp hành khóa 12. Ban chấp hành Trung ương khóa 11 đã đưa đề xuất theo hướng Ban Chấp hành khóa mới sẽ có 180 ủy viên chính thức, tức là thêm 5 người so với khóa 11, và 20 ủy viên dự khuyết.
    24/1: Đại hội thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu Ban Chấp hành khóa 12; Đoàn Chủ tịch Đại hội nhận danh sách ứng cử, đề cử từ các đoàn đại biểu
    25/1: Đoàn Chủ tịch xem xét các đơn xin rút lui, nếu có, và chính thức đưa danh sách đề cử, ứng cử để Đại hội biểu quyết thông qua; Đoàn Chủ tịch gồm 17 người, gồm 16 đương kim Ủy viên Bộ Chính trị và bà Hà Thị Khiết, người đã tham gia tám kỳ đại hội, được bầu trong phiên họp trù bị hôm 20/1
    26/1: Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 trong buổi sáng; Buổi chiều Ban Kiểm phiếu báo cáo kết quả và công bố danh sách ủy viên trung ương khóa mới
    27/1: Tân Ban Chấp hành họp phiên thứ nhất để bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
    28/1: Tân Ban Chấp hành báo cáo kết quả bầu chọn trước Đại hội; tân Tổng Bí thư đọc diễn văn bế mạc

    Trả lờiXóa
  17. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 07:51 22 tháng 1, 2016

    Để chọn được cán bộ đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ đảm nhận nhiệm vụ ở TW tất nhiên phải có chọn lọc. Cách làm của Đảng là: đào tạo, bố trí công tác trên cơ sở quy hoạch (đã xem xét chọn đưa vào diện quy hoạch) thì mới đưa vào vị trí Ủy viên BCH TW để đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo và thực hiện các chủ trương của Đảng. Vì vậy, những người ko nằm trong quy hoạch ko được đề cử, ứng cử. Việc quy định này còn có ý ngăn chặn những người ko đủ chuẩn chất vào TW. Đây là yêu cầu vô cùng quan trọng. Có như vậy mới loại trừ được người ko tốt phá hoại Đảng, chế độ mà bài học kinh nghiệm từ Liên Xô do Gopbachop gây ra còn sờ sờ ra đó.
    Kẻ phản động rất tức tối vì ko thực hiện được ý muốn phá Đảng ta từ bên trong nên chúng lồng lộn tung tin xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu cán bộ lãnh đạo của ta. Đây là trò bỉ ổi chúng sử dụng thường xuyên từ xưa tới nay. Các bạn có nhớ ko, thời chiến tranh chúng tuyên truyền bảy tên VC đeo tàu đu đủ ko gãy, chúng bịa đặt quá vô lý như thế mà còn mở miệng được. Trước khi Quân Giải phóng vào Thành phố SG chúng tuyên truyền sẽ có tắm máu, con gái sẽ bị rút móng tay sơn đỏ, bắt họ phải lấy thương binh...Sự thật là ko có chuyện như chúng nói. Quá bỉ ổi! Thế mà chúng có xấu hổ đâu. Bây giờ tiếp tục cái trò nói láo ấy...Chúng có tự trọng đâu mà kêu gọi cho uổng công! Nếu biết tự trọng chúng đã ko làm như vậy.
    Người hiểu biết, sáng suốt ko bao giờ nghe và mắc lừa chúng nói đâu.

    Trả lờiXóa
  18. Càng đông người càng thối...rắm.

    Trả lờiXóa