Cam Ranh
Một góc quân cảng Cam Ranh
Hôm nay, trên BBC, VOA, RFA cùng các trang web/blog phản động đồng loạt đăng tin "Mỹ
đã yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh
Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom của Nga".
Xin thưa với các ông Mỹ rằng: Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền; Việt Nam hoàn toàn có quyền sử dụng mọi tấc đất trên lãnh thổ của mình vào việc gì có lợi cho đất nước.
Xem video clip:
Việt Nam nhận máy bay Su- 30Mk2 từ Nga
Clip Tàu ngầm kilo Hải Phòng tại cảng Cam Ranh (31.1.15)
Căn
cứ Cam Ranh – tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu – kỹ thuật (PMTO)
cho tàu thuyền ở Cam Ranh. Diện tích căn cứ là 100 km², nằm dọc bờ biển phía
đông nam Việt Nam.
Người
Mỹ đã đặt chân tới Cam Ranh lần đầu tiên vào giữa thập niên 60 của thế kỷ
trước. Căn cứ nằm sâu trong vịnh Cam Ranh ở miền Nam Việt Nam và là nơi tổ
chức thực hiện những trận ném bom oanh tạc phần lãnh thổ do quân giải phóng
Việt Nam kiểm soát. Tổng thống Lyndon Johnson đã từng đến thăm Cam Ranh và
tuyên bố Quốc kỳ nước Mỹ sẽ tung bay trên nóc căn cứ này mãi mãi. Sau đó là
đến giai đoạn máy bay ném bom B-52 hoành hành trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong thời kỳ Chiến
tranh lạnh và chiến tranh của Liên Xô trên 2 mặt trận – chống Đế Quốc Mỹ
và bọn cơ hội Trung Quốc, Matxcơva muốn đặt chiến hạm của quân đội Liên Xô
ở bờ biển Việt Nam và nhờ đó thay đổi sự phân bố lực lượng trên Thái Bình
Dương, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ với các căn cứ quân sự ở Philippin, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việt Nam đồng chuyển giao căn cứ Cam Ranh cho Liên Xô sau cuộc chiến với
Trung Quốc vào năm 1979.
Ngày
2/5/1979 Chính phủ Liên Xô và CHXHCN Việt Nam đã ký Hiệp ước về sử dụng căn
cứ quân sự Cam Ranh như một căn cứ của đoàn tàu chiến số 15 thuộc Hạm đội
Thái Bình Dương.
Đơn
vị đầu tiên của quân đội Liên Xô đến căn cứ này vào tháng 4/1980 gồm có 50
người. Theo hợp đồng ký với phía Việt Nam, Liên Xô sẽ xây dựng các công trình
cho Việt Nam bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại. Trong suốt quá trình từ
năm 1984 – 1992, tổ chức Zagrantehstroi đã xây dựng gần 30 công trình dưới sự
chỉ huy của Evgeny Stepanovich Bobrenev.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-16 cất và hạ cánh tại sân bay Cam Ranh
Kết
quả là toàn bộ căn cứ đã được hiện đại hóa, bao gồm cả khu vực bến bãi, sân
bay với nhiều đường băng, những điểm cung cấp vật liệu – kỹ thuật và một
trạm rada mới. Như vậy, Cam Ranh đã trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của
Liên Xô ở nước ngoài. Những tàu chiến của nước này sau khi thực hiện những
chuyến đi biển dài ngày (trên Ấn Độ Dương và khu vực vịnh Ba Tư) thường ghé
qua đây để tiếp nhiên liệu, bổ sung đạn dược và tiến hành bảo dưỡng. Sân
bay Cam Ranh lúc đó có một Trung đoàn Không quân hỗn hợp với 4 máy bay Tu-95,
4 máy bay Tu-142, 1 phi đội Tu-16 các loại gồm có 20 chiếc, 1 phi đội
MiG-25 (gần 15 chiếc), 2 máy bay vận tải An-24 và 3 trực thăng Mi-8 (theo
số liệu năm 1986). Ngoài ra, trung đoàn này còn được trang bị vũ khí chống
tàu và tên lửa các loại.
Đầu năm 1990, vì các lý do kinh tế, Liên Xô tinh giảm số lượng quân đội Xô Viết ở khu vực lãnh
thổ phía đông Liên bang Nga và một phần quân đội Liên Xô đã rút khỏi vịnh Cam Ranh. Năm 2001,
lãnh đạo Nga quyết định không gia hạn thỏa thuận thuê và đóng cửa căn cứ này.
Giữa năm 2002, những binh sĩ Nga cuối cùng rời căn cứ này. Các cơ sở vật chất và nhiều trang bị kỹ thuật ở Cam Ranh được Nga bàn giao cho phía Việt Nam sử dụng.
Thực
tế là từ giữa những năm 1980 đến nửa đầu những năm 1990, Trung Quốc cũng nhiều
lần ngỏ ý muốn thuê vịnh Cam Ranh, thậm chí còn hăm dọa Việt Nam. Tuy nhiên,
Việt Nam
từ chối đề nghị này và tiếp tục cho Liên Xô và sau đó là hạm đội Thái Bình
Dương của Nga thuê. “Việt Nam, vốn luôn có thái độ cảnh giác trước Trung Quốc,
không đời nào có thể chấp nhận cho Trung Quốc thuê Vịnh Cam Ranh trong khi
Trung Quốc đang ngày càng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của quân cảng này”,
ông Hiroyuki Noguchi, chuyên gia bình luận chính
trị Nhật Bản nhận xét trên nhật báo “Sankei Express”.
Hơn
ai hết, người Mỹ rất hiểu sự “đắc địa” của vịnh và quân cảng Cam Ranh bởi trong
chiến tranh họ đã từng đóng quân ở đó và Washington cũng đã rất tích cực “làm
lành” với Việt Nam để được trở lại Cam Ranh sớm nhất. Việt Nam tuyên bố chính
thức mở cửa cảng Cam Ranh cho các tàu quân
sự như tàu sân bay và tàu ngầm
nước ngoài neo đậu. Năm 2012, Việt Nam cũng cho biết sẽ chấp nhận để
tàu chiến Nga neo đậu ở Cam Ranh. Một khi cả Nga và Mỹ đều sửa chữa và tiếp vận
ở vịnh Cam Ranh thì hiệu quả kiềm chế Trung Quốc là rất lớn.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn thủy chung với những đối tác truyền thống, mối quan hệ Việt - Nga đã được thử thách trong những năm tháng Việt Nam gian khó nhất.
Từ năm 2007, Tổng thống Putin quyết định khôi phục lại vị trí cường quốc vốn có dưới thời Xô viết. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc
phòng Nga Sergei Shoigu tới Hà Nội hồi tháng 4/2013 đã chứng minh tầm quan
trọng của hợp tác hàng hải Nga – Việt. Hai bên đã chính thức nhất trí để Nga hỗ
trợ cải tạo cảng Cam Ranh nằm ở khu vực miền trung Việt Nam . Mặc dù Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã cố gắng làm nhẹ bớt tầm quan
trọng của sự kiện này nhưng rõ ràng, tầm trọng về mặt chiến lược và quân sự của
Cam Ranh đối với Nga là không thể bỏ qua.
Nằm gần các tuyến hàng hải quan
trọng trong khu vực Biển Đông và gần khu vực giàu dầu mỏ quanh các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược
lớn. Trong lịch sử, tầm chiến lược của của cảng này có thể được đánh giá qua
thực tế một số nước bao gồm Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Liên Xô … trước đây đã có căn
cứ ở đây. Mối quan tâm trở lại của Nga đối với Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược
này là một yếu tố quan trọng trong một loạt sự kiện củng cố mối quan hệ hàng
hải với Việt Nam .
Chứng minh tầm quan trọng chiến
lược của Việt Nam đối với Nga, cựu Tư lệnh Hải quân Nga – Đô đốc Viktor
Kravchenkoonce nói: “Nếu Nga vẫn coi mình là một cường quốc hàng hải, việc phục
hồi các căn cứ như cảng Cam Ranh là không thể tránh khỏi”. Việt Nam cũng hoan nghênh sự trở lại của Nga vì Nga
đang tạo nên môi trường địa chính trị mới, đảm bảo cho thế giới trở nên đa cực. “Hiện diện quân sự của Nga tại
các vùng xa xôi được khôi phục lại từ năm 2007. Sứ mệnh này được giao cho các
máy bay TU-160, TU-95MS thuộc sư đoàn Engels và Ukrainka” - Bộ Quốc phòng Nga
cho biết.
Máy bay Tupolev TU-160 của Nga
Máy bay chiến lược TU-95 của Nga
Cũng theo cơ quan này, kể từ lúc
khôi phục, họ đã làm việc rất nhiều cho công tác chuẩn bị, nhất là việc huấn
luyện phi công trong điều kiện bay ở các vùng cực Bắc, vĩ tuyến Nam, Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương. “Nhờ việc sử dụng các căn cứ không quân tại Bắc Phi và
Đông Nam Á, các máy bay chiến đấu tầm xa của Nga có thể vươn tới Địa Trung Hải
và biển Đông. Năm 2014 là lần đầu tiên máy bay tiếp liệu IL-78, có nhiệm vụ hậu
cần cho máy bay TU-95MS, sử dụng căn cứ Cam Ranh của Việt Nam” - thông cáo báo chí
của Bộ Quốc phòng Nga bổ sung.
Biến thể IL-78M có thể chứa lượng nhiên liệu lên tới 138 tấn
Trong lần trả lời hãng tin Itar-Tass tháng
6/2014, Đại sứ Việt Nam
tại Nga Phạm Xuân Sơn cho biết: “Căn cứ Cam Ranh được chia làm hai phần: dân sự
và quân sự. Tàu chiến các nước có thể đi vào địa phận căn cứ nếu chấp hành các
thỏa thuận giữa hai bên, tuy nhiên chúng tôi có thể nói nước Nga có quyền ưu
tiên tại đây”.
Trên tinh thần đó, cuối năm ngoái, Nga và Việt Nam đã ký kết hiệp định liên chính
phủ về đơn giản hóa thủ tục cho phép tàu chiến Nga vào cảng Cam Ranh. Hiệp định được ký tại Sochi ngày 25/11/2014, trong
chuyến thăm LB Nga của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tàu hạt nhân Đại đế của Nga
Tài liệu đề ra thủ tục cho phép
tàu Nga vào Cam Ranh chỉ cần các tàu tới lãnh hải Việt Nam báo trước
cho chính quyền cảng. Lời đáp cho sự thông báo sẽ được coi như giấy phép vào
cảng. Theo đó, Hải quân Nga có thể tiếp
nhiên liệu, sửa chữa tàu, ăn uống hay chuẩn bị mọi thứ cần thiết để phục vụ
chiến đấu cho một chuyến đi dài ở cảng Cam Ranh. Các sĩ quan chỉ huy cũng có
thể lên bờ nghỉ ngơi. Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế
giới có hiệp định tương tự với Nga. Nga có thỏa thuận tương tự
nhiều năm trước đây ký với Syria
đơn giản thủ tục tàu Hải quân Nga vào cảng Tartus , Syria .
Ngoài ra, với Syria Nga còn ký một hiệp định khác về điểm hậu cần vật chất và
kỹ thuật của Hải quân Nga bố trí ở Tartus. Giữa Nga và Việt Nam chưa có
thỏa thuận như vậy. Một tài liệu tương tự có
thể trở thành chủ đề đàm phán tiếp theo giữa hai nước.
Trước đó, Nga có kế hoạch mở rộng
căn cứ quân sự ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam . Nga cho
biết các cuộc đàm phán được tiến hành với Việt Nam ,
Cuba , Venezuela , Singapore và một số nước khác.
Tàu ngầm HQ- 184 Hải Phòng tại quân cảng Cam Ranh
Tuy nhiên, ông Igor Korotchenko,
tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Nga cho biết: “Ở đây hoàn toàn không nói về
việc thành lập căn cứ hải quân Nga. Hiện chúng tôi đang tiến hành đàm phán để
thành lập trạm sửa chữa bảo dưỡng các tàu Nga. Nga quan tâm đến thực tế là các
tàu nổi và tàu ngầm của Nga có thể đến Cam Ranh trên cơ sở thường xuyên. Chuyên gia của chúng tôi khẳng
định rằng, xét theo quan hệ đối tác chặt chẽ giữa hai nước, có tính đến việc
Nga thực hiện nhiều đơn đặt hàng lớn về xây dựng tàu ngầm và tàu khu trục cho
Việt Nam, chắc chắn sẽ dễ dàng tìm giải pháp thoả đáng cho phép Hải quân Nga
trở lại Cam Ranh", vị tổng biên tập nói.
Nguyễn An Ninh- Cộng tác viên Google.tienlang
============
============
Một số bài liên quan:
Đúng rồi!
Trả lờiXóaÔng Nguyễn An Ninh có quan điểm rõ ràng, dứt khoát. Đây cũng là quan điểm của lãnh đạo Đảng và Chính phủ ta. Đây cũng là ý chí chung của mọi tầng lớp nhân dân (trừ mấy ông rận xĩ phản động bợ đít Mỹ).
Vì sự tế nhị trong ngoại giao, chính phủ VN chưa lên tiếng trả lời cái "yêu cầu" xấc xược của Mỹ mà để cho ông Nguyễn An Ninh trả lời thẳng tưng trên mạng xã hội là Google.tienlang.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ quan điểm của ông Nguyễn An Ninh.
Cảm ơn!
Cam Ranh cung cấp nhiên liệu, hậu cần, kỹ thuật, sữa chữa bảo trì và các dịch vụ khác… cho bất cứ tàu bè, máy bay của quốc gia nào, kể cả tàu chiến, máy bay Mỹ nếu như Mỹ có nhu cầu Việt Nam cũng OK, khách hàng là Thượng đế mà. Đây là nhiệm vụ thương mại của Cam Ranh. Còn việc tàu chiến hay máy bay sau khi hoàn tất thủ tục tại Cam Ranh đi đâu, làm gì là việc của họ, Việt Nam không liên can.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaКоротченко: Вьетнам не станет запрещать российским самолётам дозаправку в Камрани
Trả lờiXóa›ВО, События
Коротченко: Вьетнам не станет запрещать российским самолётам дозаправку в Камрани
Сегодня, 08:33Распечатать
Требование Вашингтона запретить российским стратегическим бомбардировщикам совершать дозаправку на военно-морской базе Камрань является провокацией и не будет выполнено руководством Вьетнама, считает военный эксперт, директор ЦАМТО (Центр анализа мировой торговли оружием) Игорь Коротченко. Об этом сообщает РИА Новости.
Коротченко: Вьетнам не станет запрещать российским самолётам дозаправку в Камрани
Накануне США призвали Вьетнам запретить использовать базу в г. Камрань для заправки российских бомбардировщиков, способных нести ядерные боезаряды.
Яндекс.Директ
Борис Немцов
Последние новости и реакция политиков «Голоса Америки»
golos-ameriki.ru
«Требование властей США – откровенное хамство. Намёк на то, что российские самолёты, которые могут заправляться на аэродроме базы Камрань, по определению несут ядерный боезаряд – провокационное и бездоказательное утверждение, никакой угрозы российские боевые самолёты при выполнении миссий в Азиатско-Тихоокеанском регионе не представляют», – заявил Коротченко.
По его мнению, «власти Вьетнама не станут выполнять требований Вашингтона, поскольку российско-вьетнамское военное и военно-техническое сотрудничество является приоритетным для официального Ханоя». Эксперт отметил, что реальную угрозу для безопасности региона представляет азиатский сегмент ПРО, который сейчас развёртывается американцами.
«Нестабильность в регионе может быть спровоцирована не Россией, а самой Америкой и её союзниками, развёртывающими азиатский сегмент системы ПРО, что только подстегивает внешнее напряжение и активизирует гонку вооружений», – сказал эксперт.
http://topwar.ru/70744-korotchenko-vetnam-ne-stanet-zapreschat-rossiyskim-samoletam-dozapravku-v-karmani.html
-----------------
Việt Nam sẽ không cấm máy bay Nga tiếp nhiên liệu tại Cam Ranh
Kichbu theo topwar.ru
Yêu cầu của Washington cấm máy bay ném bom chiến lược của Nga thực hiện tiếp nhiên liệu tại căn cứ hải quân ở Cam Ranh là trò khiêu khích và sẽ không được thực hiện bởi ban lãnh đạo của Việt Nam, chuyên gia quân sự, giám đốc TSAMTO (Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới) Igor Korotchenko cho biết. RIA Novosti đưa tin về điều này.
Mới đây Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam không cho phép máy bay ném bom của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sử dụng căn cứ tại thành phố Cam Ranh để tiếp nhiên liệu.
"Yêu cầu của các nhà chức trách Hoa Kỳ - đó là sự lỗ mãng ra mặt. Ám chỉ việc các máy bay của Nga có thể tiếp nhiên liệu tại sân bay của căn cứ Cam Ranh, theo xác định mang đầu đạn hạt nhân – đó là phát biểu vô căn cứ và mang tính khiêu khích, các máy bay chiến đấu của Nga khi thực hiện các sứ mệnh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương không hề mang lại bất kỳ mối đe dọa nào", - Korochenko nói.
Theo ý kiến của ông, "chính quyền Việt sẽ không tuân theo các yêu cầu của Washington, vì hợp tác quân sự và kỹ thuật-quân sự Việt-Nga là ưu tiên chính thức của Hà Nội". Chuyên gia nhấn mạnh rằng mối đe dọa thực sự đối với an ninh của khu vực này là phân khúc phòng thủ tên lửa châu Á đang được triển khai bởi những người Mỹ.
"Sự bất ổn định trong khu vực có thể gây ra không phải bởi Nga, mà chính bởi Mỹ và các đồng minh của họ, là các nước hiện đang triển khai phân khúc phòng thủ tên lửa châu Á và chỉ làm gia tăng căng thẳng bên ngoài và thúc đẩy chạy đua vũ trang”, chuyên gia nói.
http://kichbu.blogspot.no/2015/03/viet-nam-se-khong-cam-may-bay-nga-tiep.html
NÓNG: MỸ YÊU CẦU VIỆT NAM NGỪNG TRỢ GIÚP CÁC MÁY BAY NÉM BOM NGA
Trả lờiXóaThứ Năm, 12 Tháng Ba 2015
http://kygia.net/wp-content/uploads/2015/03/150311162928_dempsey_vietnam_640x360_getty_nocredit.jpg
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, thăm Việt Nam năm 2014
Theo tin từ WASHINGTON (Reuters) – Hoa Kỳ đã yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng một căn cứ từng là của Mỹ để tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom hạt nhân Nga có khả năng tham gia vào các chương trình phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm phơi bày căng thẳng trong quan hệ đang ấm lên giữa Washington và Hà Nội.
Các yêu cầu được chuyển tới Reuters bởi một quan chức Bộ Ngoại giao, khi các quan chức Mỹ nói rằng máy bay ném bom của Nga đã tăng cường các chuyến bay trong một khu vực đã đầy rẫy những căng thẳng giữa Trung Quốc, Mỹ, đồng minh Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á.
Tướng Vincent Brooks, chỉ huy của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, nói với Reuters các máy bay đã tiến hành các chuyến bay “khiêu khích”, trong đó có khu vực đảo Guam thuộc khu vực lãnh thổ Thái Bình Dương, nơi có một căn cứ không quân lớn của Mỹ.
Đây là lần đầu tiên mà các quan chức Mỹ đã khẳng định vai trò của Vịnh Cam Ranh, một bến cảng nước sâu tự nhiên, trong các hoạt động máy bay ném bom của Nga đã tăng lên trên toàn cầu.
Ông Brooks nói rằng những chiếc máy bay bay qua Guam được tiếp nhiên liệu của tàu chở dầu của Nga bay đi từ vịnh chiến lược, được biến đổi bởi người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam để trở thành một căn cứ hải-không quân lớn.
Việt Nam sẵn sàng cho phép Nga sử dụng Vịnh Cam Ranh phản ánh vị trí phức tạp của Hà Nội trong một cuộc đấu-chiến tranh địa chính trị thường xuyên giữa 1 bên là Trung Quốc và Nga và một bên là Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á và các nước khác.
Còn Washington thì quan tâm để đảm bảo tiếp cận nhiều hơn tới Vịnh Cam Ranh là một phần của chiến lược “trục” của mình đến châu Á để đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Tàu Mỹ đã đến thăm để sửa chữa trong những năm gần đây.
Việt Nam, tới lượt mình, đã tìm cách gần gũi hơn với các mối quan hệ của Mỹ như một hàng rào chống lại những sự gây hấn của Trung Quốc, nhưng vẫn gần với Nga trong cả 2 vấn đề hợp tác quốc phòng và năng lượng.
Vịnh Cam Ranh hiện nay được là căn cứ của ba tàu ngầm mua của lực lượng hải quân của Việt Nam từ Nga để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, với dự kiến sẽ thêm hai chiếc nữa vào đầu năm tới.
Ông Brooks cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng các chuyến bay chỉ ra rằng đồng minh thời Chiến tranh lạnh của Việt Nam là Nga đã hành động như “một kẻ làm hư hại đến lợi ích của chúng tôi và lợi ích của người khác.”
CĂNG THẲNG LEO THANG
XóaKhi được hỏi về các chuyến bay của Nga trong khu vực, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với yêu cầu giấu tên, rằng Washington tôn trọng quyền của Hà Nội khi thỏa thuận hợp tác với các nước khác.
Nhưng các quan chức này cũng cho biết thêm: “Chúng tôi đã thúc giục các quan chức Việt Nam để đảm bảo rằng Nga sẽ không thể sử dụng Vịnh Cam Ranh để tiến hành các hoạt động có thể gây căng thẳng trong khu vực.”
Chính phủ Việt Nam chưa bình luận về các yêu cầu này của Mỹ.
http://kygia.net/wp-content/uploads/2015/03/150311170057_putin_vietnam_640x360_getty_nocredit.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam năm 2013
Ông Brooks từ chối cho biết khi nào các chuyến bay mà ông nói tới đã diễn ra. Ông cũng không nói có bao nhiêu lượt bay đã được tiến hành và có bao nhiêu máy bay đã tham gia. Tuy nhiên, ông khẳng định nó đã diễn ra kể từ khi Nga sáp nhập Crimea cuối tháng Ba, gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn với Ukraine và sự gia tăng căng thẳng giữa Nga và Hoa Kỳ.
Người đứng đầu lực lượng không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nói tháng trước rằng sự can thiệp của Nga tại Ukraine đã được đi kèm với một sự gia tăng đáng kể các hoạt động hàng không của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong chương trình phô trương sức mạnh và để thu thập thông tin tình báo.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào ngày 04 tháng 1 rằng máy bay Il-78 chở dầu đã sử dụng Vịnh Cam Ranh vào năm 2014, tạo điều kiện cho việc tiếp nhiên liệu cho TU-95 “Bear” – máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom hạt nhân, điều cũng được ghi nhận trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam.
Trong thời gian đó, Nga đã tiến hành tuần tra trên không và đường biển ngày càng hung hăng gần với biên giới của liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu, bao gồm cả máy bay ném bom Bear qua eo biển Anh.
Năm ngoái, NATO tiến hành hơn 100 cuộc ngăn chặn máy bay Nga, hơn khoảng ba lần so với năm 2013.
CÁC CHUYẾN BAY CỦA MÁY BAY NÉM BOM NGA
Các chuyến bay máy bay ném bom Nga tuần tra, một chương trình có từ thời thời Chiến tranh Lạnh, đã bị cắt giảm sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhưng Tổng thống Vladimir Putin hồi sinh nó vào năm 2007.
Nga cho biết vào tháng 11 rằng chúng được lên kế hoạch để gửi các máy bay ném bom tầm xa tuần tra trên vùng biển Bắc Mỹ nhưng Lầu Năm Góc đã làm giảm căng thẳng (coi như là) hoạt động huấn luyện thường xuyên trong không phận quốc tế.
Trong nỗ lực của mình để thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ đã viện trợ và hỗ trợ về y tế, giáo dục, rà phá bom mìn, học bổng và năng lượng hạt nhân.
Hợp tác quốc phòng đã bị giới hạn bởi một lệnh cấm vận vũ khí gây chết người. Nhưng Washington đã bắt đầu giảm bớt sự hạn chế này vào tháng Mười năm ngoái khi cho phép diễn tập nhân đạo giữa quân đội 2 nước và dự kiến sẽ diễn ra nhiều hơn nữa trong tháng này.
Năm ngoái đã có một loạt các lãnh đạo cấp cao Mỹ tới thăm Việt Nam trùng hợp thời điểm căng thẳng trên biển giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Vào ngày thứ Sáu, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thông báo rằng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ trở thành lãnh đạo đảng đầu tiên của Đảng đến thăm Washington.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết hôm thứ Sáu rằng cũng dễ hiểu khi Hà Nội sẽ tìm đến “đối tác lịch sử” khi nói đến an ninh, nhưng Hoa Kỳ đã có “nhiều thứ để cung cấp … để tăng cường an ninh của Việt Nam trong ngắn, trung và dài hạn . ”
Hùng Thái chuyển ngữ từ REUTERS,
nguồn ảnh BBC
http://kygia.net/my-yeu-cau-viet-nam-ngung-tro-giup-cac-may-bay-nem-bom-nga/
Mới có 40 năm mà Mỹ đã quên VN là ai.
Trả lờiXóaThế Việt Nam là ai vậy Nặc ! Đứng có ăn mày quá khứ nữa !!!
XóaViệt Nam là bố mày đấy,là nơi tổ tiên họ hàng hang hốc nhà mày đã ở đấy đấy.Mày chột dạ cái gì khi người ta nhắc đến 40 năm?Cái quá khứ đấy đối với mày & gia đình mày có thể là "quá khứ ăn mày" chính hiệu chứ với đại đa số người VN thì khác nhiều đấy.Người ta còn có quá khứ để ăn mày,chứ cái thể loại quá khứ bám càng vượt biển,tù cải tạo thì dù có từ "đĩ điếm-trộm cướp-ăn bơ thừa sữa cặn' thoắt cái thành "khúc ruột thừa ngàn dặm ak VK" thì có cái gì để ăn mày đây?Cùng lắm có mớ tiền đi chơi gái đĩ lòe thiên hạ chứ làm gì có cái cửa phải để mấy thằng Mỹ nó "yêu cầu- đề nghị" trên chính cái căn cứ nó đã góp phần tạo nên.
XóaCòm của nặc danh 17:36 tuy ngắn mà " đắng " thật!
XóaÔng bà xưa nói :" thuốc đắng đã tật". Hy vọng thuốc ngấm dần vào những cái đầu...
Mỹ mau quên VN là ai nhưng VN luôn nhớ và biết ơn mỹ đang cưu mang hàng triệu kiều bào hàng năm gởi hàng tỷ mỹ kim về quê hương để nuôi dưỡng chế độ Đảng CSVN đang lao dốc không phanh.
XóaKhông quân Nga lần đầu dùng Cam Ranh: Việt Nam giữ lời!
Trả lờiXóa(Tin tức thời sự) - Không quân Nga lần đầu dùng dịch vụ hậu cần Cam Ranh là minh chứng cho sự kiên định của Việt Nam về quân cảng này.
Cam Ranh và chiến lược không quân tầm xa của Nga
Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong năm 2014, các máy bay ném bom tầm xa và máy bay tiếp dầu Nga bắt đầu thường xuyên hạ cánh tại các sân bay nước ngoài; trong đó, lần đầu tiên máy bay tiếp dầu của nước này sử dụng sân bay Cam Ranh của Việt Nam.
Thông báo có đoạn viết: "Thông qua việc sử dụng máy bay tiếp dầu từ các sân bay ở Nam Phi và Đông Nam Á, máy bay tầm xa đã vươn tới các vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đông. Cũng trong năm 2014, lần đầu tiên sân bay Cam Ranh (Việt Nam) được sử dụng để hạ cánh máy bay IL-78, tiếp dầu trên không cho các máy bay Tu-95MS."
Trong khi thực hiện chuyến bay, tổ lái máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS đã đi qua các khu vực khí hậu khác nhau (vùng Biển Philippines và khu vực đảo Mariana). Phi công và nhân viên kỹ thuật đã thu được nhiều kinh nghiệm tổ chức các chuyến bay tiếp dầu từ sân bay nước ngoài, cũng như bảo dưỡng máy bay trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Việc Không quân tầm xa Nga thực hiện các chuyến bay đến Biển Đông và lần đầu hạ cánh xuống Cam Ranh đã được lên kế hoạch.
Cụ thể, hồi đầu tháng 2/2014, theo truyền thông Nga, để khẳng định vị thế một cường quốc quân sự trên thế giới, Nga đang có kế hoạch trở lại một số nơi chiến lược bên ngoài lãnh thổ Nga, trong đó có thể bao gồm cả căn cứ Cam Ranh tại Việt Nam.
Theo TopWar, các căn cứ quân sự ở nước ngoài giúp cải thiện đáng kể các khả năng chiến đấu của quân đội Nga và Nga cần căn cứ “như cần không khí để thở”.
Mới đây báo Cyprus Weekly đã đăng tải thông tin về việc Nga đang thảo luận với Síp để mở lại căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô tại nước này.
Quan điểm của Việt Nam: Các nước đều có thể sử dụng dịch vụ
Hồi cuối năm 2013, sau cuộc thảo luận giữa lãnh đạo hai nước Nga và Việt Nam, báo giới đã đưa tin về sự hợp tác trong tương lai giữa hai nước. Và khi đó, người ta biết rằng tại cảng Cam Ranh xuất hiện một căn cứ bảo trì và sửa chữa tàu ngầm.
Thông tin hiện có cho thấy căn cứ này được thiết kế để sử dụng cho các tàu ngầm của Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thủy thủ Việt Nam vận hành tàu ngầm do Nga đóng, cũng như sự cần thiết phải tiếp tục hợp tác với Nga để hình thành cơ sở phục vụ đã đưa ra nhiều giả thuyết. Và không loại trừ khả năng trong tương lai, Hải quân Nga sẽ trở lại Cam Ranh.
Liên quan đến vấn đề này, hồi tháng 8/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trả lời hãng tin ITAR-TASS trước khi lên đường sang thăm Nga, Bộ trưởng Thanh nói: "Việt Nam dự định thành lập một trung tâm dịch vụ quốc tế hoạt động độc lập tại Cam Ranh".
Bộ trưởng Thanh nói thêm, Việt Nam chỉ cho tàu nước ngoài thuê dịch vụ hậu cần, kỹ thuật tại cảng Cam Ranh chứ không cho thuê làm căn cứ quân sự. Và tàu của các nước đều có thể vào Cam Ranh để sửa chữa và tiếp nhiên liệu.
Hải quân Mỹ muốn vào Cam Ranh
Trong chuyến thăm hữu nghị Việt Nam hồi tháng 4/2014 của khu trục hạm USS John S. McCain và tàu cứu hộ đa năng USNS Safeguard, Đại tá Paul Schilse cho biết: "Nhu cầu sửa chữa tàu của Hạm đội 7 đang tăng lên. Do đó, nếu quân cảng Cam Ranh và công ty cung cấp dịch vụ của Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tàu Mỹ, hai nước sẽ có nhiều hoạt động sửa chữa, bảo trì tại quân cảng này", ông nói.
Hải quân Mỹ cũng cho biết, nhiều tàu của Hạm đội 7 đã ghé quân cảng Cam Ranh sửa chữa những hỏng hóc, nhưng không phải tàu chiến, mà là các tàu cứu hộ, cứu nạn phục vụ hậu cần.
"10 năm qua, Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam đã bắt đầu hợp tác, trao đổi chuyên môn phi tác chiến. Từ đó xây dựng lòng tin và hiểu biết chung, cung cấp địa điểm chính để giải quyết các ưu tiên an ninh biển, phát triển khả năng hoạt động tự tin trên biển", Đại tá Schlise cho hay.
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/khong-quan-nga-lan-dau-dung-cam-ranh-viet-nam-giu-loi-3224019
Éo mịa cái anh Mẽo, mới cho 18 trẹo (trên giấy- từ năm ngoái mà giờ chả thấy đâu) đã lên giọng chỉ đạo này nọ.
Trả lờiXóaMới có 40 năm mà đã quên ngày nào tụt quần bỏ chạy.
Nghỉ nhá!
Mẽo thích vầu Cam Ranh? Ok!
Nga Mẽo oánh nhau ở đâu mặc kệ chúng mài.
Oánh nhao xong, cả hai bên có thể về Cam Ranh nhậu xả láng.
Nhưng về đất nhà ông, đưa nào gây sự, ông gô cổ lại.
Biết chửa?
Hay,đồng ý hai tay luôn!
XóaĐáng lẽ ra không nên nhận làm gì 18 trẹo nhỏ nhoi đấy để lòi cái đuôi cho Mẽo thấy là ta đang rất đói kém.
XóaKhôn nhà dại chợ.
Trả lờiXóaBáo chí chính thống VN, những trang web/blog tiếng Việt nhanh nhảu đăng cái yêu cầu xấc xược của Mỹ mà không hề có những phân tích, lập luận của mình về cái yêu cầu xấc xược đó.
Trong khi ở mãi nước Nga xa xôi, báo chí của họ đã kịp thời lên tiếng.
Báo giáo dục thì chỉ dịch, đăng lại báo Mỹ, báo Nga cứ như mình là người ngoài cuộc.
XóaVà bây giờ thì báo giáo dục hạ hết bài liên quan đến chủ đề này!
Bộ nhớ Google vẫn còn bài này:
---
Đây là bộ nhớ cache http://www.giaoducvietnam.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-Nga-noi-gi-khi-Tuong-My-de-nghi-Viet-Nam-dung-hop-tac-quan-su-voi-Nga-post156346.gd của Google. Đây là ảnh chụp nhanh của các trang được hiển thị vào 12 Tháng Ba 2015 08:31:48 GMT. Trang hiện tại có thể đã thay đổi trong thời gian chờ đợi. Tìm hiểu thêm
----
Báo Nga nói gì khi Tướng Mỹ đề nghị Việt Nam dừng hợp tác quân sự với Nga?
LÊ CƯỜNG 12/03/15 12:44 THẢO LUẬN (2)
(GDVN) - "Việt Nam đang chơi với cả hai, đứng giữa tường, vừa tìm kiếm các quan hệ gần hơn với Hoa Kỳ trong khi duy trì quan hệ truyền thống với Nga".
http://img.giaoducvietnam.vn/w500/Uploaded/quyhoi/2015_03_12/bao_nga_my_nat_no_viet_nam.jpg
Bài báo của mạng Sputnik ở Nga phiên bản điện tử
Phản ứng lại thông tin đăng tải trên báo Reuters của Anh nói rằng Đại Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã đề nghị, yêu cầu Việt Nam dừng cho phép các máy bay của Không quân Nga có thể tiến hành hoạt động tiếp dầu máy bay quân sự tại cảng Cam Ranh, báo Sputnik xuất bản ở Nga hôm 12/3 đã đưa tiêu đề "Mỹ bắt nạt Việt Nam dừng hợp tác với Nga" (US Bullies Vietnam to Stop Military Cooperation With Russia).
Sputnik cho hay, trong khi các căn cứ của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO đang ngày càng tiến sát về lãnh thổ và biên giới Nga thì chính quyền Mỹ đang cố gắng nạt nộ (bully) Việt Nam nhằm yêu cầu Hà Nội phải ngừng hoạt động hợp tác quân sự với Nga ở Thái Bình Dương.
Các nguồn tin của Sputnik có được từ Bộ ngoại giao Mỹ xác nhận rằng Mỹ đang thúc ép Việt Nam dừng việc cho phép Nga sử dụng quân cảng Cam Ranh bởi gần đây Không quân Nga đã sử dụng căn cứ này để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Ngoài một số thông tin đã được phản ánh trên báo Reuters (XEM CHI TIẾT), Sputnik dẫn lời Đại Tướng Vincent Brooks cho rằng các chuyến bay gần đây của Không quân Nga ở Thái Bình Dương bắt đầu gia tăng kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ucraine bắt đầu.
Theo Sputnik, tướng Mỹ cho rằng đây là một trong những hoạt động trình diễn sức mạnh của quân đội Nga cũng như tăng cường khả năng thu thập tình báo.
Báo Nga cho biết Mỹ coi Cam Ranh là một trong những thành phần quan trọng trong chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương, nhấn mạnh châu Á như là một cách để trung lập hóa ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.
Tờ báo của Nga bình luận: "Việt Nam đang chơi với cả hai, đứng giữa tường, vừa tìm kiếm các quan hệ gần hơn với Hoa Kỳ trong khi duy trì quan hệ truyền thống với Nga.
Trong khi đó, Trung Quốc đã công khai xác nhận việc xây cất các căn cứ quân sự trên một hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam), điều này đối với Mỹ là những mối đe dọa ảnh hưởng đến ngoại giao, quân sự và chính trị của mình ở khu vực.
Cũng chủ đề này, báo Russia Today của Nga cho hay, từ năm 2011 đến 2014 Việt Nam nhờ Nga tư vấn, mua công nghệ của Nga để nâng cấp căn cứ Cam Ranh.
Trong khi đó, Russia Today cho rằng Washington đang cố gắng đạt được quyền lợi của mình ở Vịnh Cam Ranh nhằm đẩy lui ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực. Trước đây, tàu chiến của Mỹ dũng đã được phép sử dụng cảng biển này để tiến hành các hoạt động sửa chữa.
Russia Today nói rằng Việt Nam chữa có phản ứng ngay lập tức đối với yêu cầu đến từ phía Mỹ.
Báo Nga nói hiện Việt nam có 3 tàu ngầm mua của Nga triển khai ở Cam Ranh nhằm mục đích ứng phó với ảnh hưởng của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông. Hai chiếc tàu ngầm Kilo nữa sẽ được Nga bàn giao hết cho Nga trong năm 2016.
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:8IB2U34Q5WEJ:www.giaoducvietnam.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-Nga-noi-gi-khi-Tuong-My-de-nghi-Viet-Nam-dung-hop-tac-quan-su-voi-Nga-post156346.gd+&cd=17&hl=vi&ct=clnk
Phản ứng của Mỹ là điều dễ hiểu chỉ có cái giọng điệu có vẻ trịnh thượng.
Trả lờiXóaNhững ngày đầu xuân này đế quốc mỹ (không phải nhân dân Mỹ) vẫn cứ nghĩ mình là ông chủ coi Nước Việt Nam độc lập thống nhất là VNCH con đẻ của Đế quốc mỹ sinh ra nên mới ngỗ nguợc yêu cầu như thế ! Đế quốc mỹ càng hống hách yêu cầu như thế Nhân dân Việt Nam càng thấy giá trị to lớn và niềm tự haò về đất nước, dân tộc mình thật sự Độc lập, tự do.. .Chỉ có những kẻ cơ hội chính trị, bán nước cầu vinh, những tên tay sai, việt gian và con cháu của chúng muốn làm nô lệ cho ngoại bang mới hí hửng tâng bốc vâng lời quan thầy đế quốc mỹ mà thôi.....
Trả lờiXóaNếu chỉ cần tìm kiếm từ khóa:
Trả lờiXóaСША требуют от Вьетнама...
thì sẽ thấy hầu như tờ báo nào ở Nga cũng lên tiếng phẫn nộ thay cho Việt Nam.
Thỏa thuận Việt-Nga về Cam Ranh: Góc nhìn đối ngoại quân sự
Trả lờiXóa(Bình luận quân sự) - Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng có tính quyết định tầm vóc, sự lợi hại của căn cứ Cam Ranh.
Nga và Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận về việc đơn giản hóa các thủ tục cho phép tàu chiến Nga vào cảng Cam Ranh. Theo đó, “các tàu chiến của Nga nếu muốn đi vào cảng Cam Ranh chỉ cần thông báo trước với chính quyền sở tại. Tại đây, các tàu chiến Nga sẽ được bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Các thủy thủ có chỗ để được nghỉ ngơi…”.
Đơn giản là vậy, tuy nhiên, đó mới chỉ là phần nổi. Để có được một thỏa thuận “đơn giản” như vậy phải có một nền tảng đồ sộ mà xây dựng nó vô cùng gian nan, tốn kém và đầy thử thách theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng của nó.
Trước hết phải biết căn cứ Hải quân Liên Xô ở Cam Ranh như thế nào.
Căn cứ bảo đảm hậu cần kĩ thuật số 922 (PMTO) của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô là tên gọi chính thức của căn cứ hải quân Cam Ranh thời kì này. Căn cứ 922 phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương. Căn cứ 922 chức năng và nhiệm vụ chính sau:
- Đảm bảo nơi trú đóng cho các tàu thuyền của Hải quân Liên Xô trong cảng Cam Ranh;
- Quản lý các tàu thuyền đóng trong khu vực trách nhiệm của mình và sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến và truyền dẫn của căn cứ để đảm bảo sự liên lạc thông suốt giữa các tàu chiến với Sở Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương cũng như Sở Chỉ huy Hải quân Xô viết.
- Bảo trì và sửa chữa tàu của Hải quân Xô viết tại Nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển "Bason" tại TP Hồ Chí Minh (thời kỳ đó).
- Tiếp nhận, dự trữ, bảo quản các phương tiện vật chất kỹ thuật ;
- Cấp phát cho các tàu của Hải quân Xô viết ghé qua các loại vật chất-kỹ thuật cần thiết (bao gồm cả các thiết bị máy móc kỹ thuật tổng thành và các tài sản đặc thù khác);
- Cung cấp cho các tàu trong thời gian trú đóng tại Cam Ranh điện, nước, nhiên liệu, thực phẩm;
- Đảm bảo chăm sóc y tế, khám chữa bệnh, nơi nghỉ dưỡng cho thủy thủ đoàn các tàu ghé qua…
Như vậy, căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của PMTO 922 Cam Ranh thì so với thỏa thuận của Việt-Nga về tàu chiến Nga ra vào căn cứ Cam Ranh của Việt Nam vừa ký xong có mấy điểm khác biệt mà ta cần lưu ý:
Thứ nhất là, nếu như PMTO 922 là để phục vụ tác chiến cho Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương thì căn cứ Cam Ranh hiện nay bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho tàu chiến Nga vì thương mại, còn mục tiêu, đối tượng tác chiến của hải quân Nga là ai, Việt Nam không quan tâm. Do đó, về nguyên tắc Việt Nam vẫn tuân thủ với chính sách quốc phòng “3 không” đã đề ra.
Thứ hai là, tại sao điều đó chỉ xảy ra với Hải quân Nga mà không phải với Mỹ, Ấn, Nhật Bản hay Trung Quốc…vì đây là hợp tác, thỏa thuận mà không ảnh hưởng nhiều đến địa chính trị khu vực;…bởi Nga gần như là một lực lượng đối trọng tại Biển Đông…
Khi Nga rời khỏi Cam Ranh năm 2001 Nga đã để lại các doanh trại cho các thành viên của PMTO và các thủy thủ đoàn tàu ngầm,Trung tâm Thông tin liên lạc gồm cả cho tàu ngầm, bệnh viện hải quân 100 giường; hệ thống kho dự trữ nhiên liệu lỏng, trạm phát điện diesel công suất 24 000 kW phục vụ cho tất cả các hạng mục trong căn cứ, cơ sở dự trữ-bảo quản và sửa chữa bảo dưỡng kỹ thuật tên lửa.
XóaVà rất nhiều hạng mục khác mà ở đây chỉ nêu ra những hạng mục chính và tất cả những hạng mục công trình trên Cam Ranh đều là sự nổ lực bằng mồ hôi và máu cả những công nhân, kỹ sư, sỹ quan Nga-Việt.
Do bối cảnh Nga lúc bấy giờ gặp nhiều thách thức, khó khăn, Nga đã rút khỏi Cam Ranh nhưng để lại tình cảm và những thứ đó cho Việt Nam tiếp quản. Cho nên, khi Nga trở lại, sẽ được Việt Nam coi như "người nhà" là không có gì ngạc nhiên.
Để có được một căn cứ cho tàu ngầm tuyệt diệu, lý tưởng như thế này, Cam Ranh phải trải qua ? thế kỷ
Để có được một căn cứ cho tàu ngầm tuyệt diệu, lý tưởng như thế này, Cam Ranh phải trải qua gần 1/4 thế kỷ
Như chúng ta đã biết, căn cứ PMTO 922 Cam Ranh là để phục vụ cho hoạt động tác chiến của Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương. Trong các hoạt động đó có việc hỗ trợ Hải quân Việt Nam trong việc làm chủ các kỹ thuật mới, phát triển hệ thống căn cứ, hệ thống tổ chức huấn luyện chiến đấu.
Như vậy, hiện nay căn cứ Cam Ranh là của Việt Nam, chỉ phục vụ cho các lữ đoàn tàu ngầm, tàu tên lửa…của Việt Nam tác chiến. Tuy nhiên, nếu “tàu chiến Nga” vào Cam Ranh thì chắc chắn không thể một chiếc, Nga không thể đưa một chiếc tàu đơn độc hoạt động tác chiến trên đại dương mà là có thể một hạm đội, bao gồm đủ chủng loại…Chẳng hạn, với nhiệm vụ “Bảo đảm lợi ích của LB Nga và hỗ trợ bạn bè…".
Thứ hai, từ vũ khí Nga, Việt Nam đã trang bị cho mình những quân binh chủng mới, đặc biệt là lữ đoàn tàu ngầm. Cam Ranh hiện nay, thực sự là một căn cứ có khả năng không chỉ bảo đảm hậu cần mà còn cả kỹ thuật, nhất là bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và vừa các tàu chiến hiện đại cả Nga, Việt Nam.
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng có tính quyết định tầm vóc, sự lợi hại của căn cứ Cam Ranh. Sẽ như thế nào nếu không có một trung tâm huấn luyện tàu ngầm? Sẽ như thế nào nếu tại Cam Ranh không có khả năng bảo đảm kỹ thuật cho tàu ngầm hoạt động? Rõ ràng, khi bảo đảm chắc chắn cho một chiếc hoạt động tốt thì có 6 chiếc hay 60 chiếc chỉ phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ mà thôi.
Sự hợp tác chặt chẽ Nga-Việt trên căn cứ Cam Ranh như củng cố, tư vấn phát triển, chuyển giao công nghệ trên nền tảng hiểu biết nhau, tin cậy nhau…đã khiến Cam Ranh trở thành một căn cứ tàu ngầm, tàu chiến, hiện đại nhất của Việt Nam và lợi hại nhất trên Biển Đông…
Thứ ba, vậy những yêu cầu công nghệ để đáp ứng yêu cầu chiến thuật cho phòng thủ, tấn công của các lực lượng ở căn cứ Cam Ranh đạt hiệu quả cao nhất có thể thì đương nhiên, cũng không nằm ngoài thỏa thuận.
Lê Ngọc Thống
http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/thoa-thuan-viet-nga-ve-cam-ranh-goc-nhin-doi-ngoai-quan-su-3226248
Ông Nguyễn An Ninh có quan điểm rõ ràng, dứt khoát. Đây cũng là quan điểm của lãnh đạo Đảng và Chính phủ ta. Đây cũng là ý chí chung của mọi tầng lớp nhân dân (trừ mấy ông rận xĩ phản động bợ đít Mỹ).
Trả lờiXóaViệc Mỹ lên tiếng và Nga phản ứng thì rất dễ hiểu vì đó là quyền lợi của họ. Việt Nam thì phản ứng phải rất cẩn thận. Nếu theo lời Mỹ ngay thì đó là dấu hiệu rõ ràng đã vào quỹ đạo Mỹ, thế cờ đang có là phải thay đổi hẳn, bước ngoặt chính trị rất lớn.
Trả lờiXóaNhững vết thương của cuộc chiến tranh sau năm 40 năm mà dân tộc VN phải gánh chịu tưởng rằng đã bớt đau, nhưng không, nay nó lại tái phát và cũng do chính người Mỹ. Bản chất lưu manh của một sen đầm QT một lần nữa lại được phơi bày.
Trả lờiXóaLại thêm một cựu quan chức tự sát? Lần này là cựu tỉnh trưởng tỉnh Zaporozhye [12.03.2015 17:15]
Trả lờiXóaXem hình
Peklyushenko - cựu chủ tịch UBHC tỉnh Zaporozhye
Cựu chủ tịch UBHC tỉnh Zaporozhye, cựu đại biểu nhân dân, ông Alexander Paklyushenko được tìm thấy đã chết ngay trong ngôi nhà của mình. TTX Unian lấy nguồn tin của sở công an thành phố Zaporoshye công bố thông báo về sự việc đã xảy ra vào khoảng 13g00 ngày hôm nay.
“Đội chuyên án điều tra đã đến nơi xảy ra sự việc – ngôi nhà riêng của ông Alexander Peklyushenko ở quận Lê Nin thành phố Zaporozhye. Cựu chủ tịch UBHC tỉnh quả thật phát hiện thấy đã chết. Nguyên nhân của cái chết – bị bắn bằng súng vào vùng cổ”, - cơ quan điều tra thông báo.
Theo lời của nguồn tin ở cơ quan sở nội vụ, phương án ban đầu của sự việc xảy ra – tự sát, tuy nhiên không thể gọi một cách chính xác nguyên nhân của cái chết và chỉ có thể sau khi giám định và các thao tác điều tra mới có thể nói chính xác nguyên nhân cái chết của cựu quan chức này.
Lưu ý rằng, trước đó cũng đã phát hiện thị trưởng thành phố Melitopol tỉnh Zaporozhye bị treo cổ trong chính ngôi nhà của mình. Sau đó một ngày người lãnh đạo công an thành phố này cũng chết vì bị suy tim.
Như TTX Unian đã thông báo, ngày 20 tháng 2 viện công tố cũng đã thông báo về vụ tự sát bằng nhảy lầu của cựu đại biểu nhân dân, cựu lãnh đạo Quỹ tài sản quốc gia (thời Kouchma) Mikhail Chechetov, đồng thời trước khi vụ tự sát xảy ra công tố tối cao Ukraina cũng tuyên bố về nghi án lạm dụng quyền lực và giả mạo công vụ đối với ông Mikhail Chechetov.
Ngày 9 tháng 3 vừa qua cơ quan công an thông báo về vụ tự sát của cựu đại biểu nhân dân đảng Các khu vực, ông Stanislav Melnik (53 tuổi) tại nhà riêng với dấu hiệu tự sát bằng súng săn ở ngoại ô tp Kyiv.
Vào tháng 8 năm 2014 một cựu quan chức khác, người lãnh đạo quỹ tài sản quốc gia (thời Yuschanko), bà Valentina Semenyuk-Samsonenko cũng chết do bị đạn súng ngắn bắn vào cổ. Cơ quan điều tra giả thiết là chết do tự sát.
Nhớ rằng, sau cách mạng Cam (năm 2004-2005) đã có 2 cựu quan chức cấp cao của Ukraina “tự sát” – cựu bộ trưởng nội vụ Yuri Kravchenko (bằng hai phát đạn vào đầu tại nhà riêng) và cựu bộ trưởng giao thông, anh hùng Ukraina (2002) Georgy Kirpa (“tự sát” ngày 27 tháng 12 năm 2004).
Ông Kirpa là một bộ trưởng có hiệu quả, đặc biệt có công phục hồi và cải tạo ngành đường sắt, một người gần gũi của cựu tổng thống Kouchma và ông cũng là đối thủ của ứng viên tổng thống Victor Yanukovich trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004.
Tuy nhiên, sau cái chết của ông Kirpa báo chí phát hiện trong cách mạng Cam ông Kirpa đã cho ngành đường sắt chuyên chở người biểu tình về Kyiv mà không thu tiền vé.
Ngoài ra, một quan chức khác thuộc đảng Các khu vực, cựu tỉnh trưởng tỉnh Kharcov, người được mệnh danh là nhà lý luận của đảng Các khu vực, ông Evgeny Kushnaryov cũng bị bắn chết (2007) trong hoàn cảnh bí ẩn – khi đi săn.
Cựu tỉnh trưởng tp Zaporozhye Peklyushenko, đại biểu nhân dân Melnik
và cựu lãnh đạo quỹ tài sản quốc gia Chechetov
Cựu lãnh đạo Quỹ tài sản quốc gia Semenyuk, cựu tỉnh trưởng tp Kharcov Evgeny Kushnaryov
và cựu bộ trưởng giao thông Georgy Kirpa
Cựu bộ trưởng Kravchenko và cựu thị trưởng tp Melitopol Valter
Đây chưa phải là tất cả danh sách những cái chế bí ẩn... Ngoài ra chưa kể tới cựu thị trưởng tp Kremenchuk, ông Oleg Babayev bị bắn chết (hiện nghi phạm đã bị bắt giữ), thị trưởng tp Kharcov Kernes bị bắn trọng thương (chưa phá án), vv...
http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2066083
Các bạn đọc thân mến!
Trả lờiXóaXin thông báo với các bạn tin vui là đài “Tiếng nói nước Nga” đổi tên và chuyển sang website mới. Từ nay cơ quan chúng tôi tên là Hãng thông tin và phát thanh “Sputnik”. Các bạn có thể tìm thấy những chủ đề mới nhất của chúng tôi tại địa chỉ: http://vn.sputniknews.com. Đề nghị các bạn cập nhật địa chỉ mới và tiếp tục giao lưu với chúng tôi trên trang điện tử của “Sputnik”!
http://vn.sputniknews.com/
Mỹ bắt đầu "thúc ép" Việt Nam
Xóa21:41 12.03.2015(cập nhật 23:46 12.03.2015)
Elena Nikulina
5895223
Mỹ yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng quân cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết với hãng Reuters. "Chúng tôi yêu cầu các nhà chức trách Việt Nam phải bảo đảm rằng Nga không thể dùng sự tiếp cận căn cứ Cam Ranh để thực hiện các hoạt động có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực", — hãng Reuters trích thông điệp ngoại giao gửi đến Việt Nam. Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, đã nói với Reuters rằng, máy bay ném bom của Nga thực hiện những chuyến bay "khiêu khích", bay quanh cả khu vực Guam, nơi có một căn cứ quân sự quy mô của Hoa Kỳ.
Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga, trong năm 2014, lần đầu tiên sân bay Cam Ranh được dùng làm nơi hạ cánh cho IL-78, máy bay tiếp dầu cho các phi cơ Tu-95MS của Nga. Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko nhận định rằng, Mỹ ám chỉ rằng, các máy bay Nga tiếp nhiên liệu tại sân bay Cam Ranh đều mang đầu đạn hạt nhân. Đây là một sự khẳng định khiêu khích và vô căn cứ. Chuyên gia Nga nói, các chiến đấu cơ của Nga thực hiện nhiệm vụ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không tạo ra bất cứ mối đe dọa. Không phải Nga mà bản thân Hoa Kỳ và các đồng minh của họ có thể gây mất ổn định trong khu vực khi triển khai phân khúc châu Á hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu mà bước đi này gây ra sự căng thẳng và kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang".
Bức thông điệp của Hoa Kỳ gửi Việt Nam là một bộ phận trong chính sách của Mỹ liên tục khiêu khích Nga, nhằm cô lập Nga trên trường quốc tế. Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Ban Lịch sử Viễn Đông, Khoa Nghiên cứu châu Á và châu Phi, Đại học St. Petersburg, Nga, nói:
"Trước đây, như lời của ông Obama tại một cuộc họp báo, Hoa Kỳ đã "thúc ép" các đối tác và các đồng minh truyền thống của mình, buộc họ phải thực hiện chính sách chống Nga. Bây giờ họ bắt đầu "thúc ép" các đối tác mới, chẳng hạn, Việt Nam, buộc họ làm tất cả để Nga bị mất uy tín. Qua những kinh nghiệm của mình, Việt Nam biết rõ giá trị của những lời tuyên bố mà Mỹ nói lên trong chính sách đối ngoại. Sự hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự Nga-Việt là một phương hướng ưu tiên đối với Hà Nội".
XóaThời gian gần đây, Việt Nam phát triển hợp tác với Hoa Kỳ, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, và xem xét khả năng thiết lập sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Tình hình ở biển Hoa Nam là rất phức tạp. Việt Nam coi đó là một mối đe dọa đối với an ninh nước mình và cố gắng đa phương hóa trong việc mua sắm các loại trang bị quân sự. Sự hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quân sự có múc tiêu tác động vào Trung Quốc. Song, ban lãnh đạo Việt Nam thực hiện chính sách độc lập và có cân nhắc. Theo ý kiến của chuyên gia Nga, không có lý do nào để Việt Nam lắng nghe những yêu cầu của Hoa Kỳ kiểu như thông điệp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 11 tháng 3.
Chuyên gia quân sự Việt Nam Đại tá Lê Thế Mẫu nhấn mạnh rằng, việc sử dụng sân bay Cam Ranh làm nơi hạ cánh cho máy bay chở dầu của Nga phù hợp hoàn toàn với đường lối chính trị của Hà Nội nhằm mở rộng sự hợp tác quân sự-kỹ thuật với nước ngoài:
"Nước Nga là đối tác chiến lược của Việt Nam, chúng tôi phát triển hợp tác trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, mà một trong những yếu tố của nó là cho phép sử dụng sân bay trên căn cứ Cam Ranh làm nơi hạ cánh cho các máy bay chở dầu của Nga. Đây không phải là máy bay quân sự, các phi cơ này thực hiện chức năng kỹ thuật hoàn toàn phù hợp với danh sách dịch vụ quốc tế của căn cứ Cam Ranh. Yêu cầu của Washington ngừng cho phép làm như vậy chỉ có thể được coi là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, một nước có chủ quyền, tự mình quyết định chính sách hợp tác với các nước bạn và đối tác của mình".
http://vn.sputniknews.com/vietnam/20150312/66826.html
Ai ném bom xuống ngôi làng của “em bé napalm”?
Trả lờiXóa22:20 08.03.2015(cập nhật 21:09 11.03.2015)
Alexei Syunnerberg
Nhân dịp sắp kỷ niệm lần thứ 70 Chiến thắng chống phát xít Đức, ở nhiều nước xuất hiện những thông tin mới về Thế chiến II.
Nói chính xác hơn – những thông tin sai sự thật. Ví dụ, Thủ tướng Ukraina đã tuyên bố, không phải phát xít Đức xâm lược Liên Xô vào năm 1941, mà nước Nga đã xâm lược Đức và Ukraina. Sau đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết, không phải quân đội Liên Xô mà quân đội Ukraina (dù khi đó nó không tồn tại) đã giải phóng trại tập trung Auschwitz, nơi phát xít Đức đã giết hại sáu triệu tù nhân. Một thí dụ nữa, khi thông qua nghị quyết kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đại diện Liên minh châu u tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nói rằng, "sự kiện này đã mang lại cho nhiều quốc gia châu u không phải tự do, mà những tội ác mới chống lại nhân loại".
Bình luận về lời tuyên bố này của đại diện EU, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Lukashevich nói, Liên minh châu u lại một lần nữa bị “dắt mũi” bởi ý kiến của một số thành viên có tình cảm bài Nga, và tự cho phép mình nói lên cách giải thích hoàn toàn không thể chấp nhận được về những sự kiện liên quan đến chiến tranh thế giới II.
Các phương tiện truyền thông thân phương Tây phổ biến những lời tuyên bố của các chính trị gia có nội dung bài Nga. Hơn nữa, họ xuyên tạc sự thật về vai trò của Nga không chỉ trong Thế chiến II.
Ngày 5 tháng 3, trên trang web "Ukraine Today" đã xuất hiện bức ảnh nổi tiếng — cô bé Kim Phúc đang trong tình trạng khỏa thân sau khi quần áo và da thịt em bị những giọt napalm nóng bỏng đốt cháy. Vào những năm 70, bức ảnh này chụp được trong thời gian chiến dịch càn quét của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đã gây chấn động trên toàn thế giới, sau đó có làn sóng phản đối các tội phạm chiến tranh của Mỹ trên đất Việt, phản đối cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người Việt Nam.
Nhưng, trang web của Ukraina đã đăng tải bức ảnh này không phải để nhắc nhở với toàn thế giới về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và các nạn nhân của nó. Site của Ukraina không chịu chấp nhận sự thật rằng, chiến thắng của các lực lượng yêu nước ở Việt Nam gắn liền chặt chẽ với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, gồm cả viện trợ quân sự. Và đây, trang điện tử của Ukraina cho biết rằng, cô bé Kim Phúc là nạn nhân của quân đội Bắc Việt. Bài bình luận công bố trên trang web Ukraina nhận định rằng, phi công Bắc Việt đã ném bom napalm xuống những người dân đang bỏ chạy khỏi đám cháy ở làng Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, mà trong đó có cả em bé Kim Phúc.
Quả thật, đối với những người này không có gì thiêng liêng, họ có thể sử dụng bi kịch của em bé Việt Nam để kích động làn sóng chống Nga. Chỉ có những người bị mất khả năng suy nghĩ, không nhớ lịch sử nước mình mới có thể tin vào những thông tin như vậy. Hy vọng rằng, trong số các bạn thính giả của đài chúng tôi và những người truy cập trang web của chúng tôi không có những người như vậy.
http://vn.sputniknews.com/world/20150308/44421.html
Các đảo nhân tạo - Trung Quốc vi phạm nguyên trạng trên Biển Đông
Trả lờiXóa19:24 11.03.2015(cập nhật 20:25 11.03.2015)
21620
Việt Nam phản đối Trung Quốc xây dựng căn cứ tại quần đảo Trường Sa
Tại phía nam quần đảo Trường Sa, những hòn đảo mới đang mọc lên không chỉ từng ngày mà từng giờ. Đảo nhân tạo được bồi đắp trên các rạn san hô.
Nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin nêu ý kiến: “Những rạn san hô trước kia không thể coi là đảo, ở đấy không đủ các điều kiện sinh hoạt, đặc biệt là thiếu nước ngọt. Sau năm 1988, khi Trung Quốc giành của người Việt Nam một số rạn san hô, họ bắt đầu dùng tàu cuốc và máy móc biến rạn san hô thành những hòn đảo với diện tích đáng kể.”
Công trình tiếp tục được xúc tiến sau khi dưới áp lực của Việt Nam và ASEAN, Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa vào hồi mùa hè năm ngoái. Xoay sự chú ý vào quần đảo Trường Sa, người Trung Quốc cho xây dựng đường băng trên hai đảo do họ bồi đắp và trên các đảo còn lại sẽ thi công cầu cảng, kho chứa. Thực tế, một căn cứ của Trung Quốc được tạo ra trên những hòn đảo nhân tạo.
Hoạt động này gây nên những phản ứng thích đáng từ phía Việt Nam và Philippines, — ông Grigory Lokshin nhận xét.
“Các hoạt động của Trung Quốc là bất hợp pháp, — chuyên gia phân tích nói. — Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển xác định rõ những gì có thể hay không thể coi là một hòn đảo. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 cũng có điều khoản nêu lên rằng, không quốc gia nào được phép thực hiện bất kỳ hành động vi phạm qui chế nguyên trạng."
Các nước ASEAN và Trung Quốc đều ký dưới Tuyên bố này. Như có thể thấy, người Trung Quốc đã hành động với nguyên tắc "không được phép nhưng nếu rất muốn thì vẫn cố."
http://vn.sputniknews.com/vietnam/20150311/58014.html
Bí mật quân cảng Cam Ranh - Việt Nam
Trả lờiXóa1.Đặc điểm và vị trí địa lý của quân cảng Cam Ranh
Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới lad San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam.Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm,
Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải, năm 1905 nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão
Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh . Ngoài ra đây là một Quân cảng cơ động nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy chúng ta cũng có thể tin tưởng về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn.
“...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran.... "
(Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon, đăng trên báo Le Petit Parisien, và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16 -1-1934)
Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân mà Cam Ranh còn ưu thế vượt trội về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và tăng thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc sân bay Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải, tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng vạn thuy quân lục chiến. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển chúng ta có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế thì ngày nay quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Viêt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới. Trường Sa tạm thời vẫn an toàn bởi chính phủ ta vẫn duy trì cảng quân sự ở đây, mặc dù Trung Quốc đang rất muốn chúng ta mở cửa biến Cam Ranh thành cảng kinh tế. Trung Quốc thừa hiểu khả năng phòng thủ của Việt Nam như thế nào, chúng ta vẫn kiểm soát được biển Đông khi mà Quân cảng Cam Ranh vẫn được duy trì và tăng cường sức mạnh.
2.Lịch sử vùng Vịnh
Xóa- Trong Cuộc chiến tranh Nga - Nhật dành kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên, Nga Sa Hoàng đã tung hạm đội Baltique vào cuộc do Bắc Băng Dương đóng băng hạm đội phải đi vòng qua Ấn độ Dương. Rời biển Nga ngày 16-10-1904, Ngày 8-4-1905, người ta phát hiện ra nó ở ngoài khơi Singapore, Ngày 12-4 hạm đội đến vịnh Cam Ranh và đậu lại gần một tháng để chờ tiếp viện. Ngày 8-5, tàu tiếp viện đến: một tàu bọc thép cũ, tàu Nicolar 1, một tuần dương hạm cũ và ba tàu tuần duyên, hơn bảy tàu tiếp viện. Từ lúc này Rojestvenski chỉ huy 45 chiến hạm và nhiều tàu tiếp viện và ông có thể phái một phần đi Thượng Hải. Như vậy là từ năm 1905 Quân Cảng Cam Ranh đã có thể tiếp nhận được một hạm đội mạnh nhất thế giới rồi.
- Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam.
- Năm 1935 và 1954, Nhật Bản và Pháp cũng đã từng đóng quân ở Cam Ranh
- Ngày 18-10-1946, thị xã Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch và cao ủy Pháp D’Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và nhà báo nước ngoài. Có thể thấy rằng từ rất sớm Cam Ranh đã có vị trí cực kỳ quan trọng trong mắt các nhà chiến lược quân sự.
- Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đóng quân ở đây và Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD để cải tạo mở rộng cảng, xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự tổng hợp và căn cứ hậu cần cho lực lượng hải-lục-không quân và tên lửa của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Cam Ranh có những kho lớn chứa máy bay, có sân bay có thể dành cho máy bay quân sự cỡ lớn như B-52 hạ cánh. Trên thế giới hầu như không có căn cứ quân sự nào có quy mô và tính năng tổng hợp lớn như Cam Ranh.
- Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000 trên cơ sở thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập bình quân đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với năm hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.
- Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm.
- Từ đó đến nay thì cả Mỹ và Trung Quốc đều nhòm ngó đến Quân cảng Cam Ranh và Mỹ đã ngỏ ý muốn thuê lại cảng này. Đến nay Quân cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soat của chúng ta. Cảng Cam Ranh mãi mãi vẫn là bến bờ thân yêu nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt nam.
3. Cam Ranh niềm tự hào của Việt Nam
XóaChúng ta tự hào về một Vịnh Hạ Long được bình chọn làm 7 kỳ quan của thế giới, chúng ta cũng tự hào về Vịnh Cam Ranh trong hàng trăm năm qua đã bị các nước lớn xâm chiếm, tranh dành nhưng cuối cùng nứơc ta vân giữ vững chủ quyền ở đây, đánh đuổi được ngoại xâm ra khỏi đây.Ngày nay cũng vậy còn Trường Sa còn Cam Ranh thì chúng ta hoàn toàn hy vọng một ngày nào đó Hoàng Sa phần còn lại của Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Trừng nào lãnh thổ đất nước còn chưa toàn vẹn thống nhất thì trừng đó chúng ta còn tiếp tục đâu tranh. Hãy góp phần tích cực xây dựng nước ta mạnh về kinh tế mạnh về quốc phòng.
Vịnh Cam Ranh: Quá khứ dở dang, tương lai khó đoán
Cam Ranh là một trong những quân cảng tốt nhất thế giới
Ngày 17 tháng 10 năm 2001, Nga tuyên bố sẽ rút những lực lượng quân sự cuối cùng của mình tại Cam Ranh vào đầu năm 2002. Cam Ranh là một cảng nước sâu nằm trên tuyến đường biển chiến lược nối với Biển Đông.
Sau khi Nga rút lui, có ba quốc gia có khả năng tiếp cận vịnh Cam Ranh đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Bản nghiên cứu đánh giá triển vọng của mỗi nước đã đi đến kết luận Ấn Độ chính là nước nhiều khả năng sẽ được Việt Nam cho phép sử dụng Vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên căn cứ trên từng trường hợp cụ thể, điều này cũng không ngăn chặn Hà Nội trao quyền tiếp cận Vịnh Cam Ranh cho những quốc gia khác .
Ngày 12 tháng 6 năm 2001, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam đã chấm dứt những đồn đoán về tương lai của căn cứ hải quân Cam Ranh khi tuyên bố hợp đồng thuê của Nga đối với căn cứ này sẽ hết hạn vào năm 2004, chính sách của Hà Nội là “không ký kết hiệp định với bất kỳ quốc gia nào để sử dụng Vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự”. Thay vào đó, chính phủ sẽ “khai thác tiềm năng và lợi thế của Vịnh Cam Ranh để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước”. Tuyên bố này là một đòn mạnh giáng vào chiến lược của hải quân Nga tại Đông Á và làm cho tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga trong chuyến viếng thăm Hà Nội vào tháng 3 năm 2001 không còn nhiều ý nghĩa.
Câu hỏi đặt ra trong bối cảnh này là liệu Việt Nam có cho phép những cường quốc khác trong khu vực sử dụng căn cứ Cam Ranh sau khi Nga rút đi. Có 3 ứng cử viên sáng giá được xem xét đến đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Những tranh chấp về quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đã loại bỏ sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Vịnh Cam Ranh.
Dù Hoa Kỳ truớc đây đã bày tỏ sự quan tâm về việc quay lại Cam Ranh nhưng mối quan hệ trong quá khứ với Hoa Kỳ và quan hệ nhạy cảm với Bắc Kinh có thể khiến Việt Nam e ngại trong việc cho phép Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân này. Trong khi đó Ấn Độ nổi lên là quốc gia có nhiều khả năng kế thừa sử dụng Vịnh Cam Ranh vì những lợi ích về địa chính trị giữa New Delhi và Hà Nội đang tăng nhanh. Tuy nhiên điều này cũng không ngăn tàu chiến Nga viếng thăm cảng như những trường hợp trước đây đối với các tàu hải quân của Australia, Pháp, Hoa Kỳ, Italy và Malayxia đã từng làm.
Hiện diện của các cường quốc tại Cam Ranh trong quá khứ
XóaVịnh Cam Ranh nằm tại tỉnh Khánh Hòa, miền trung Việt Nam cách Sài Gòn 220 dặm về hướng bắc, đây được xem là một trong những cảng nước sâu tốt nhất tại Châu Á với tầm quan trọng chiến lược về thương mại nối với tuyến đường ra Biển Đông.
Ngay từ thế kỷ 19, người Pháp đã nhận thấy tầm quan trọng về vị trí địa lý của vịnh và đã cho xây căn cứ hải quân tại đây.
Nhưng mãi đến cuộc chiến tranh Nga-Nhật từ 1904-1905, Vịnh Cam Ranh mới được thế giới biết đến nhiều hơn. Vào ngày 14 tháng 4 năm 1905, một hạm đội gồm 40 tàu hải quân Nga dưới sự chỉ huy của đô đốc Zinovi Rozhdestvenski đã cập cảng Cam Ranh để chờ tiếp tế.
Chỉ vài ngày sau khi cập bến, dưới áp lực của Nhật, người Pháp đã buộc hạm đội của đô đốc Rozhdestvenski phải rời khỏi cảng. Hạm đội này sau đó bị tiêu diệt bởi hải quân Nhật tại trận Tsushima ngày 27 tháng 5 năm 1905.
Năm 1940, Pháp cho nâng cấp căn cứ Cam Ranh để chuẩn bị đối phó với những đợt tấn công sắp đến của Nhật. Sau khi Tokyo chiếm đóng Việt Nam từ tay của thực dân Pháp trong thế chiến hai, quân đội Nhật tăng cường sử dụng Vịnh Cam Ranh để phát động những chiến dịch quân sự tại khu vực Đông Nam Á.
Cảng Cam Ranh đã đóng vai trò chiến lược mới trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm 1965, Hoa Kỳ can dự vào cuộc tranh chấp tại Vịnh Bắc Bộ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ này. Quân đội Mỹ đã nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng của Vịnh Cam Ranh và cảng này đóng vai trò là căn cứ hải quân và không quân chính của Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam. Vịnh Cam Ranh cũng được dùng làm nơi quân đội Mỹ cung cấp quân sự, thiết bị và binh lính vào Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tổng thống Nixon đưa ra chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh”, Vịnh Cam Ranh đã được bàn giao lại cho Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1972. Đến tháng 4 năm 1975, chính quyền VNDCCH tiếp quản căn cứ này.
5. Liên Xô tiếp cận Cam Ranh
XóaSau khi thống nhất đất nước vào tháng 4 năm 1975, Liên Xô gây áp lực lên Hà Nội để được sử dụng căn cứ hải quân Mỹ tại Vịnh Cam Ranh. Việt Nam phản đối áp lực này và chương trình viện trợ hai năm sau đó của Liên Xô cho Việt Nam đạt ở mức thấp nhất kể từ năm 1964. Vào tháng 7 năm 1975, một nhà ngoại giao Việt Nam đã nói với người đồng nhiệm Malaysia rằng Việt Nam phản đối với sự bá quyền của tất cả các cường quốc và sẽ không có nước nào được phép sử dụng căn cứ Cam Ranh. Tuy nhiên Liên Xô vẫn không từ bỏ mục tiêu của mình.
Vào cuối tháng 7 năm 1977, một phái đoàn quân sự Liên Xô đã có chuyến thăm thầm lặng Vịnh Cam Ranh và 4 tháng sau đó, một nhóm chuyên gia hải quân Liên Xô đã bí mật quay lại khảo sát căn cứ này. Theo tiết lộ của một ký giả, Việt Nam chưa sẵn sàng để cho phép Matxcova sử dụng Vịnh Cam Ranh, nhưng bằng việc cho phép viếng thăm, Hà Nội để ngỏ khả năng mở đường cho Liên Xô tiếp cận Cam Ranh nếu Liên Xô giúp Việt Nam hiện đại hoá lực lượng quân sự của mình.
Tuy nhiên, mối quan hệ thù nghịch giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên tồi tệ vào cuối những năm 1970, Hà Nội đã xích lại gần hơn với Matxcova nhằm cân bằng với người láng giềng khổng lồ phương bắc. Liên bang Xô Viết tăng cường viện trợ quân sự cho Việt Nam trong năm 1978 và vào tháng 11 hai nước đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác. Ngoài ra bản hiệp ước còn qui định nếu một bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, các bên sẽ “ngay lặp tức thảo luận với nhau nhằm loại trừ mối đe doạ đó và sử dụng những biện pháp hợp lý và hiệu quả để đảm bảo hòa bình và an ninh của hai quốc gia”. Việc ký kết hiệp ước đã mở đường cho Hà Nội đem quân vào Camphuchia tháng 12 năm 1978, mặc dù điều này không đủ ngăn cản Trung Quốc phát động đợt tấn công dọc biên giới phía bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1979 nhằm đáp trả lại cuộc tấn công của Việt Nam tại Campuchia.
Hiệp ước năm 1978 không đề cập gì đến Vịnh Cam Ranh. Việc Liên Xô tiếp cận Vịnh Cam Ranh được qui định trong một nghị định thư song phương bí mật ký kết vài tháng sau đó. Theo những điều khoản của thoả thuận này, Liên Xô được phép sử dụng Cam Ranh đến năm 2004. Trong thời hạn của nghị định thư, Liên Xô sẽ không cho phép những bên thứ ba sử dụng căn cứ Cam Ranh. Ngày 27 tháng 3 năm 1979, đội tàu hải quân đầu tiên của Liên Xô cập cảng Cam Ranh, 74 năm sau chuyến viếng thăm của đô đốc Rozhdestvenski. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Cam Ranh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Liên Xô vì nó cho phép các lực lượng tại Đông Nam Á triển khai quân từ Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đặt tại Vladivostok. Những lực lượng này có thể được sử dụng để triển khai đến Biển Đông và Ấn Độ Dương. Dù Liên Xô không phải trả tiền thuê cho căn cứ, nhưng Maxtcova đã tăng thêm hơn 1 tỷ đô la viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam hàng năm cho đến tận cuối những năm 1980.
Giữa năm 1979 và 1981, các kỹ sư Liên Xô đã sửa chữa và nâng cấp những cơ sở bị chiến tranh tàn phá. Liên Xô đã xây thêm 5 cầu cảng bổ sung vào 2 cầu cảng hiện hữu, xây 2 xưởng cạn, bến đậu tàu ngầm nguyên tử, các kho vũ khí và chứa nhiên liệu lớn, một nhà máy điện, đường xá được xây mới và mở rộng. Liên Xô cũng xây trạm tình báo thu tín hiệu gồm một hệ thống vệ tinh chống liên lạc, anten chỉ đường tầng số cao và một trạm vệ tinh kết nối trực tiếp với căn cứ và tổng hành dinh hạm đội đặt tại Vladivostok.
Năm 1982, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói trạm tình báo tín hiệu tại Cam Ranh là trạm “lớn thứ ba trên thế giới đặt ngoài Liên bang Xô Viết”. Trạm tình báo này cho phép Liên Xô theo dõi những tàu bè tại Biển Đông, giám sát hoạt động của hải quân Trung Quốc bên ngoài đảo Hải Nam và ngăn chặn việc truyền tin của những căn cứ quân sự Mỹ tại Philippin. Khả năng của trạm tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô được bổ sung bằng hai căn cứ quan sát đặt tại Đà Nẵng và Hà Nội cùng với việc triển khai hai máy bay do thám Tu-95D đến cảng Cam Ranh vào năm 1979. Những máy bay này cho phép Liên Xô thu thập tín hiệu tình báo về tàu chiến của Hoa Kỳ và Trung Quốc hoạt động trong vùng, giám sát các cuộc diễn tập quân sự, kiểm tra hệ thống phòng không của các nước ASEAN. Vào năm 1984, số lượng Tu-95D tăng lên bốn chiếc, một số chiếc thu thập tin tức tình báo của Liên Xô cũng được đặt tại đây.
XóaSự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Cam Ranh tăng lên đáng kể vào nửa đầu những năm 1980 vì sự đối đầu giữa các cường quốc đang leo thang. Vào năm 1984, Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô đặt ngoài các nước thuộc Hiệp ước Vacsava. Tại Cam Ranh, Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô đặt một đội chiến đấu cơ MiG-23, 4 máy bay chống tàu ngầm và 10 oanh tạc cơ tầm trung Tu-16. Khoảng 25 tàu hải quân Liên Xô hoạt động tại Cam Ranh gồm tàu chiến mặt biển, tàu ngầm và tàu hổ trợ cùng với khoảng 4.500 đến 5.000 binh sĩ.
Cuối cùng, do áp lực về ngân sách và tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc đã dẫn đến việc cắt giảm hiện diện quân sự tại Cam Ranh. Vào cuối năm 1989, Maxtcova đã rút những vũ khí tấn công của mình khỏi căn cứ, bao gồm phi đội MiG-23 và oanh tạc cơ Tu-16. Đến đầu 1990, chỉ có tàu Tu-95D và Tu-142 được duy trì tại căn cứ cùng với khoảng 20 tàu hải quân, binh lính hải quân cũng bị cắt giảm xuống khoảng 2.500 quân. Vào tháng 5 năm 1990, Cục Phòng Vệ Nhật Bản báo cáo rằng số lượng những chuyến bay vận chuyển quân sự giữa Vladivostok và Vịnh Cam Ranh đã giảm từ một lần một tuần xuống còn một lần một tháng.
Việc giảm sút của quân đội Liên Xô tại Cam Ranh vào 1989-1990 như là một dấu hiệu cho thấy Matxcova đã đưa ra quyết định đóng cửa căn cứ này. Điều này trái ngược với tham vọng của các giới chức cấp cao trong Hạm Đội Thái Bình Dương Liên Xô, những người muốn duy trì hiện diện quân sự căn cứ.
Vào tháng 1 năm 1990, Bộ trưởng Ngoại Giao Liên Xô Eduard Shevardnadze nói với một nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ rằng “ngày mà Liên Xô không có hiện diện quân sự tại Châu Á là rất gần”. Trong khi đó người đồng nhiệm Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch đã dự báo tất cả các lực lượng Nga sẽ rời khỏi Việt Nam vào năm 1992.
Sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết năm 1991 đã làm cho tiến trình rút quân khỏi Cam Ranh diễn ra nhanh chóng hơn. Nga phải bận tâm với nhiều vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội trong nước. Chi phí quốc phòng bị cắt giảm và Hạm Đội Thái Bình Dương Nga bị ảnh hưởng nặng nề. Tất cả máy bay còn lại và hầu hết tàu hải quân được rút khỏi Cam Ranh, Nga bắt đầu bàn giao lại căn cứ cho Việt Nam kiểm soát. Tuy nhiên, khoảng vài trăm nhân viên quân sự Nga vẫn duy trì tại Cam ranh, chủ yếu là các chuyên gia hải quân.
6. Vịnh Cam Ranh sau khi Nga rút quân
XóaVới việc Nga rút khỏi Cam Ranh, nhiều lời đồn đoán về tương lai của căn cứ này được đưa ra. Thậm chí cho dù Cam Ranh có chuyển thành một cảng thương mại, Hà Nội vẫn sẽ chào đón sự thăm viếng của những chiến hạm nước ngoài. Những quốc gia bày tỏ sự quan tâm tiếp cận căn cứ này gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ.
6a. Trung Quốc
Trong số những ứng viên thì Trung Quốc có lẽ là nước có ít triển vọng nhất. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, hai nước đã thúc đẩy quan hệ ngoại giao trên nhiều mặt và đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Dù có chung ý thức hệ và giới lãnh đạo Hà Nội xem mối quan hệ với Bắc Kinh là “một tài sản vố giá” dựa trên phương châm 16 chữ vàng, nhưng những tranh chấp về lãnh thổ, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông là một rào cản lớn cho việc tiếp cận căn cứ Cam Ranh của Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và phân định và cắm móc biên giới đất liền, nhưng tranh chấp trên biển tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay đang leo thang và vẫn chưa tìm ra được lối thoát. Tuy tranh chấp chỉ dừng lại ở mức độ khẩu chiến, nhưng nguy cơ xung đột quân sự vẫn chưa bị loại trừ.
Với tình hình đó, khả năng Việt Nam cho phép TQ sử dụng Cam Ranh là rất mơ hồ. Tuy nhiên, người ta đồn rằng một công ty xây dựng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã thắng thầu trong hợp đồng chuyển Cam Ranh thành cơ sở thương mại. Tàu hải quân Trung Quốc cũng có thể được phép thực hiện các chuyến thăm viếng đến căn cứ này. Tuy nhiên, cũng giống như việc Hải quân Hoa Kỳ tiếp cận Hong Kong sau năm 1997, việc tiếp cận này sẽ bị từ chối trong thời điểm quan hệ Việt-Trung đang leo thang căng thẳng.
6b.Hoa Kỳ
XóaTháng 2 năm 1995, Mỹ gở bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam, và đến tháng 7 tuyên bố rằng quan hệ ngoại giao sẽ được khôi phục. Việc tăng cường quan hệ quân sự là có thể xảy ra. Một tháng trước tuyên bố, Winston Lord, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách Châu Á Thái Bình Dương có mặt tại Hà Nội và nói rằng lãnh đạo Việt Nam cho thấy họ xem sự hiện hiện quân sự của Mỹ tại Đông Á sẽ là một yếu tố ổn định ngăn ngừa việc xuất hiện ra một cường quốc trong vùng.
Tháng 3 năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen viếng thăm Hà Nội, dù chuyến đi này đã hủy bỏ hai lần.
Hai bên thảo luận về hợp tác như rà phá bom mìn và giảm nhẹ thiên tai. Bộ trưởng Cohen nói khi quan hệ quân sự Mỹ với Việt Nam ngang tầm với những nước Đông Nam Á khác, tàu chiến Mỹ sẽ viếng thăm cảng Việt Nam thường xuyên. Tuy nhiên, Cohen cũng nhấn mạnh mối quan hệ Việt-Mỹ cần phải minh bạch để “không có nước nào hiểu lầm về mối quan hệ của chúng ta", ám chỉ đến Trung Quốc.
Năm 2001, Công ty RAND đưa ra bản báo cáo mang tên Hoa Kỳ và Châu Á: Hướng đến một chiến lược và tình hình lực lượng mới, bản báo cáo đề xuất Mỹ nên ủng hộ tất cả những hiện diện quân sự của mình tại Châu Á nhằm phản ứng lại sự lớn mạnh của Trung Quốc. Bản báo cáo lưu ý “có một logic ưu tiên trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là nhằm ngăn ngừa nổ lực bá quyền của Trung Quốc trong khu vực”“về lâu dài Việt Nam sẽ mang đến cho quân đội Hoa Kỳ sự tiếp cận bổ sung tại Đông Nam Á”. Tuy nhiên, mối đe dọa Trung Quốc chưa đến mức độ Hoa Kỳ phải có quan hệ đồng minh thân cận với Việt Nam và việc Hoa Kỳ trở lại Vịnh Cam Ranh không phải là sớm xảy ra.
Mỗi lần Hoa Kỳ lại bày tỏ ý định muốn thúc đẩy quan hệ quân sự và khả năng quay lại Cam Ranh - Việt Nam.
Sau chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Cohen tháng 3 năm 2000, Bộ Ngoại Giao đã ra tuyên bố cáo buộc truyền thông nước ngoài đã cường điệu những bình luận của Bộ Quốc Phòng. Dù quan hệ Việt-Mỹ đã cải thiện từ năm 1991, nhưng quan hệ này có vẻ vẫn còn đáng ngờ, đặc biệt là phía Việt Nam.
Hai bên tiếp tục hợp tác về vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích và Việt Nam nhắc lại yêu cầu đòi bồi thường cho những nạn nhân chất độc màu da cam.
Tuy nhiên cuộc xung đột tại Kosovo đã làm gia tăng nỗi lo sợ của Việt Nam về sự bá quyền toàn cầu của Mỹ. Tháng 1 năm 2001 tờ Quân Đội Nhân Dân tuyên bố “đế quốc” Mỹ phải chịu trách nhiệm về những cuộc chiến tranh đang diễn ra trên thế giới. Cũng trong tháng này, Hà Nội bất ngờ huỷ bỏ chuyến viếng thăm của tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đô đốc Denis Blair.
Vài tháng sau đó, Hà Nội cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và kích động bạo loạn khi Hoa Kỳ tiếp nhận một nhóm người thiểu số chạy khỏi Cao Nguyên sau cuộc biểu tình rộng lớn hồi tháng 2.
Ngay sau báo cáo của RAN được đưa ra, phát ngôn viên của Hà Nội nói Mỹ và Việt Nam “chưa có trao đổi quan điểm về vấn đề này [về căn cứ quân sự]”
Ngoài vấn đề chính trị và lịch sử, Việt Nam sẽ có nguy cơ làm gia tăng sự giận dữ của Trung Quốc nếu họ tiến đến một thoả thuận cho phép Hải quân Hoa Kỳ tiếp cận Vịnh Cam Ranh, điều này sẽ làm cho Bắc Kinh lo sợ rằng Trung Quốc là mục tiêu trong chiến lược của Mỹ và chắc chắn quan hệ Trung-Việt sẽ chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên sự hiện quân sự của Mỹ có thể có ít nhiều giá trị đối với Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông. Hoa Kỳ không hề công nhận tính hợp pháp của bất kỳ tranh cãi chủ quyền nào tại Trường Sa. Hiệp ước Quốc phòng Song phương Philippine-Hoa Kỳ năm 1951 và Hiệp định Thăm viếng Quân sự năm 1999 không giúp Philippine ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh tại Biển Đông. Nếu tàu Mỹ được phép viếng thăm Vịnh Cam Ranh thì chiến hạm Trung Quốc cũng sẽ thực hiện điều đó. Bản báo cáo của RAND đã đúng khi cho rằng sự gia tăng nhận thức mối đe dọa Việt-Mỹ với Bắc Kinh là điều kiện tiên quyết để mối quan hệ quân sự song phương xích lại gần hơn.
Ấn Độ
XóaDù Ấn Độ ít có khả năng thiết lập bất kỳ hiện diện hải quân thường trú nào tại Vịnh Cam Ranh nhưng sự gia tăng quan hệ quốc phòng trong những năm gần đây giữa New Delhi và Hà Nội có thể làm cho những chuyến thăm viếng của Hải quân Ấn Độ diễn ra thường xuyên hơn. Điều này được lý giải bới mối quan ngại chung của hai nước về sự lớn mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc. Việt Nam xem Ấn Độ là một đối tác chiến lược dễ chấp nhận hơn là Trung Quốc hay Hoa Kỳ vì quan hệ này không bị cản trở bởi những yếu tố trong quá khứ hay tranh chấp lãnh thổ.
Tháng 5 năm 1995, một phái đoàn quân sự Việt Nam do thượng tướng Đào Đình Luyện, Thứ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam sang thăm và hội đàm với các giới chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ và thăm viếng các kho quân sự tại Hyderabad, Madras, Bangalore, Goa, Nasik, và Pune.
Hai bên ký kết một thoả thuận hợp tác quốc phòng vào tháng 3 năm 2000 trong chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ George Fernandes, theo đó Việt Nam và Ấn Độ sẽ triển khai những đợt diễn tập chống hải tặc không công bố tại Biển Đông vào tháng 10 và tháng 11. Việt Nam cũng sẽ huấn luyện cho binh sĩ Ấn Độ về chiến thuật chiến tranh du kích và New Delhi sẽ hỗ trợ cho Hải quân Việt Nam huấn luyện, nâng cấp và đóng tàu chiến và tàu tuần tra nhanh.
New Delhi cũng đồng ý giúp Hà Nội tân trang không lực Việt Nam, cung cấp MiG-21 với những kỹ thuật hàng không mới và radar hỗ trợ hỏa tiễn mới nhất của Nga gồm R-77 AMRAAMSKI, R-27 và giúp Việt Nam thiết lập công nghiệp vũ khí trong nước để sản xuất những vũ khí nhỏ và trung bình và một số quân nhu. Bộ trưởng Quốc phòng George Fernandes cảnh báo Biển Đông là một khu vực xung đột chính trị nhưng sự hiện diện của hải quân Ấn Độ sẽ giúp đảm bảo tự do hàng hải và duy trì ổn định. Ông cho rằng một Ấn Độ hùng mạnh là một yếu tố vững chắc để những tuyến đường biển không bị rối loạn và kiềm chế tình hình xung đột. Việc tiếp cận Vịnh Cam Ranh sẽ giúp Ấn Độ triển khai lực lượng tại Biển Đông và cân bằng với sự tiếp cận Ấn Độ Dương của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thông những căn cứ quân sự tại Hainnggy của Myanmar và Đảo Cocos.
Năm 1978, Ấn Độ và Việt Nam đồng ý chia sẻ kiến thức kỹ thuật về năng lượng nguyên tử. Theo một nguồn tin Việt Nam, năm 1982 “vài người thậm chí còn mơ đến việc chế tạo bom nguyên tử”. Tháng 5 năm 1985, Giám đốc Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Ấn Độ sang thăm Việt Nam để đàm phán về đề xuất trao đổi các khoa học gia và cộng tác nguyên cứu, một phái đoàn Việt Nam đã sang thăm Trung tâm Nguyên cứu Nguyên tử Bhabha một năm sau đó. Tháng 5 năm 1987 và tháng 8 năm 1988, Việt Nam và Ấn Độ ký bản ghi nhớ hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình. Tổng bí thư Đỗ Mười cũng nhắc lại vấn đề hợp tác công nghệ nguyên tử trong chuyến công du sang Ấn Độ năm 1992.
Một bản ghi nhớ về năng lượng nguyên tử khác cũng được ký kết vào tháng 1 năm 2001 trong chuyến viếng thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Minister Atal Bihari Vajpayee đến Việt Nam. Dù chương trình nguyên cứu nguyên tử của Việt Nam và Ấn Độ đặt dưới sự giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (JAEA), nhưng điều này vẫn làm cho các phân tích gia quốc phòng Mỹ dự đoán rằng Việt Nam có thể nổi lên là một thế lực nguyên tử vào năm 2020 và cuối cùng sẽ thủ đắc được khả năng phát triển bom nguyên tử nhằm ngăn cản Trung Quốc. Ấn Độ cần Việt Nam trong quan hệ chiến lược như là một ngọn giáo đâm vào điểm yếu của Trung Quốc để đối đầu với khối liên minh Bắc Kinh-Islamabad-Rangoon hiện đang chống lại New Delhi.
Dù được đánh giá là ứng viên sáng giá nhất trong việc sử dụng Vịnh Cam Ranh, nhưng gần đây nhiều chuyên gia cho rằng điều này khó có khả năng xảy ra do tiềm lực quân sự và khoảng cách giữa Ấn Độ và Vịnh Cam Ranh khá xa, hải quân Ấn Độ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn nếu họ muốn thiếp lập hiện diện quân sự thường trực tại căn cứ này.
7. Nga trở lại
XóaPutin đã đặt cơ sở cho việc tăng cường hợp tác chiến lược với Hà Nội khi xóa bỏ 85% trong khoảng nợ 10 tỷ rub của Hà Nội với Maxtcova vào tháng 9 năm 2000. 15% còn lại, Hà Nội phải trả cho Nga 100 triệu đô la Mỹ mỗi năm trong thời hạn 25 năm tiếp theo. Tuy nhiên, vì thiếu hụt ngoại tệ, số nợ còn lại nhiều khả năng sẽ được hoàn trả bằng trao đổi hàng hoá, các chương trình huấn luyện quân sự và những nhượng bộ thương mại. Với việc vấn đề nợ nần đã được giải quyết hoàn toàn, Tổng thống Putin đã có chuyến viếng thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam vào tháng 3 năm 2001, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Nga.
Hợp tác quân sự Nga-Việt
Việc Nga rời khỏi Cam Ranh không phải là dấu hiệu hoàn tòan làm xấu đi quan hệ Nga-Việt. Nga sẽ vẫn là nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Hà Nội. Năm 1994, Nga và Việt Nam đạt được thỏa thuận về 3 hợp đồng mua sắm vũ khí quan trọng.
Hợp đồng đầu tiên bao gồm việc bán 6 chiến đấu cơ Su-27 Flanker bằng tiền mặt và hợp đồng trao đổi thương mại trị giá 180 triệu đô la Mỹ. Thỏa thuận cũng bao gồm huấn luyện nhân viên bảo trì và phi công.
Năm 1995, Việt Nam tăng kho Su-22 lên 65 chiếc bằng việc mua thêm 25 chiếc. 2 chiếc Su-27 cũng được giao cho Việt Nam trong năm 1995. Cuối năm 1996, Việt Nam đặt hàng mua thêm 6 Su-27 cải tiến. Hai chiếc giao năm 1997, hai chiếc khác giao vào tháng 1 năm 1998 và hai chiếc cuối cùng đến Việt Nam tháng 7 năm 1998.
Hợp đồng thứ hai ký kết năm 1994 bao gồm các hệ thống rada phòng không tầm xa. Hợp đồng thứ ba gồm 2 tàu hộ tống lớp Tarantul.
Năm 1996, Việt Nam đặt hàng mua 2 tàu hộ tống Tarantul II (loại 1241 RE) cải tiến. Những tàu này được giao tháng 5 năm 1999. Cả 2 lớp tàu hộ tống Tarantul đều được trang bị tên lửa đối hạm P-15 Termit-21 (SS-N-2D Styx với tầm bắn 83 km) và tên lửa phòng không Igla.
Năm 1996, Việt Nam và Nga thành lập liên doanh đóng tàu hộ tống loại KBO 2000 và BPS 500 tấn công nhanh máy bay tại xưởng đóng tàu Việt Nam. Năm 1997, Việt Nam hợp tác với Nga đóng 2 tàu khu trục nhỏ BPS 500. Trong thời điểm năm 2001, khoảng 6-12 tàu hộ tống tên lửa được đóng tại xưởng đóng tàu tại Sài Gòn. Đây là một trong những tàu chiến đầu tiên được đóng toàn bộ tại Việt Nam. Những tàu này được trang bị tên lửa đối hạm SS-N-25 với tầm bắn 130 km. Việt Nam đã đặt hàng mua 62 tên lửa dạng này.
XóaCuối năm 1997, Việt Nam đàm phán để mua các tàu ngầm của Nga sau chuyến viếng thăm của tàu ngầm lớp Kilo Project 636 đến vịnh Cam Ranh. Bản ghi nhớ về việc mua tàu ngầm hạng Kilo của Nga cũng được ký kết vào tháng 6 năm 2000.
Năm 1998, Việt Nam và Nga công bố chi tiết bản hợp đồng trị giá 1 tỷ đô la Mỹ để mua 24 Su-27 được giao vào năm 2001. Nga cũng thắng thầu hợp đồng nâng cấp chiến đấu cơ tấn công và phòng không MiG-21MF, hỏa lực chính của không quân Việt Nam. Việt Nam cũng có kế hoạch mua 12 Su-30K cải tiến và nâng cấp 12 Su-27SK và Su-27UBK hiện tại. Su-27 có tầm bay xa nhất là 4.000 km và có thể bay trong 5 giờ.
Cuối cùng, vấn đề Cam Ranh đã được quyết định trong chuyến thăm Nga cuối năm 2014 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nga và Việt Nam đã ký kết hiệp định liên chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho phép tàu chiến Nga vào cảng Cam Ranh.
Sự hiện diện của quân đội Nga ở Cam Ranh hiện nay không phải là Cam Ranh là một căn cứ quân sự của Nga như trước. Cam Ranh vẫn hoàn toàn thuộc quyền quản lý của VN và ở đây chỉ cho phép làm dịch vụ hậu cần có tính thương mại cho tất cả đối tác nước ngoài, trong đó có cả Mỹ. Đương nhiên, Nga được ưu tiên hơn vì Nga là đối tác truyền thống, là "người nhà" ở VN. Chắc chắn VN không thể chấp nhận yêu sách của Hoa Kỳ về việc chấm dứt hợp tác với Nga ở Cam Ranh.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaBịa đặt, mù quáng và ngu xuẩn.
XóaĐã bảo phản biện là bằng lý luận chứ không phải sủa mấy tiếng như thế, Dái Bị Sưng ơi !!!
XóaTôi đề nghị chủ nhà dọn sạch những ý kiến lạc đề trên đây đi. Nó làm loãng chủ đề đang bàn về yêu cầu của Mỹ với Cam Ranh.
XóaỞ Google.tienlang không thiếu chủ đề về Ukraina, không thiếu chủ đề về Maidan, không thiếu bài của chính người Việt ở Ukraina viết về Maidan.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaAI ĐÃ XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN SỰ THẬT VỀ BỨC ẢNH "EM BÉ NAPAL"
Trả lờiXóa“Ai ném bom xuống ngôi làng của ‘em bé napalm’”?
Trang Sputnik News phiên bản tiếng Việt (trước đây là Tiếng nói nước Nga) ngày 8/3/2015 vừa qua đã đăng tải bài viết của nhà báo Alexei Syunnerberg với tựa đề “Ai ném bom xuống ngôi làng của ‘em bé napalm’”?
Trong bài viết này, tác giả cho biết trang web “Ukraine Today” của Ukraine hôm 5/3 đã đăng một bài báo có những thông tin xuyên tạc trắng trợn, đổ lỗi cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong sự kiện xảy ra ở Trảng Bàng, Tây Ninh 44 năm về trước.
Alexei Syunnerberg sinh tại Moscow năm 1944. Ông tốt nghiệp Viện Các nước Á-Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow, chuyên gia về lịch sử và các vấn đề đương đại của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Ông thành thạo tiếng Việt và tiếng Pháp. Bắt đầu làm việc tại Đài phát thanh từ năm 1966, những năm 1989-2009, Synnerberg liên tục là Trưởng ban Việt ngữ, hiện nay là phóng viên. Ông được trao tặng Huy hiệu Kỷ niệm “Vì sự nghiệp phát thanh Việt Nam”
Tác giả Alexei Syunnerberg viết trong bài báo:
“Ngày 5 tháng 3, trên trang web ‘Ukraine Today’ đã xuất hiện bức ảnh nổi tiếng – cô bé Kim Phúc đang trong tình trạng khỏa thân sau khi quần áo và da thịt em bị những giọt napalm nóng bỏng đốt cháy.
Vào những năm 70, bức ảnh này chụp được trong thời gian chiến dịch càn quét của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đã gây chấn động trên toàn thế giới, sau đó có làn sóng phản đối các tội phạm chiến tranh của Mỹ trên đất Việt, phản đối cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người Việt Nam.
Nhưng, trang web của Ukraine đã đăng tải bức ảnh này không phải để nhắc nhở với toàn thế giới về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và các nạn nhân của nó.
Trang web của Ukraine không chịu chấp nhận sự thật rằng, chiến thắng của các lực lượng yêu nước ở Việt Nam gắn liền chặt chẽ với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, gồm cả viện trợ quân sự.
Và đây, trang điện tử của Ukraine cho biết, cô bé Kim Phúc là nạn nhân của quân đội Bắc Việt.
Bài bình luận công bố trên trang web Ukraine nhận định rằng, phi công Bắc Việt đã ném bom napalm xuống những người dân đang bỏ chạy khỏi đám cháy ở làng Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, mà trong đó có cả em bé Kim Phúc.
Quả thật, đối với những người này không có gì thiêng liêng, họ có thể sử dụng bi kịch của em bé Việt Nam để kích động làn sóng chống Nga.
Chỉ có những người bị mất khả năng suy nghĩ, không nhớ lịch sử nước mình mới có thể tin vào những thông tin như vậy.
Hy vọng rằng, trong số các bạn thính giả của đài chúng tôi và những người truy cập trang web của chúng tôi không có những người như vậy”.
Như Alexei Syunnerberg đã viết, bức ảnh “Em bé Napalm” của nhiếp ảnh gia Nick Ut của hãng AP, chụp ngày 8/6/1972 đã nổi tiếng toàn thế giới. Không chỉ đoạt giải Pulitzer, bức ảnh này còn lọt vào nhiều danh sách các bức ảnh ấn tượng nhất thế kỷ XX.
XóaAi là thủ phạm ném bom napalm xuống Trảng Bàng, gây nên những hậu quả thảm khốc, điều này đã rõ từ lâu. Nhân chứng và nhiều tài liệu lịch sử cho thấy, đó là máy bay của Không lực Việt Nam Cộng hòa.
Thế nên thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử Việt Nam nêu trên không thể không khiến cho các độc giả phẫn nộ.
Sự phẫn nộ này được thể hiện rõ trên các diễn đàn, mạng xã hội trong mấy ngày qua.
“Phi công máy bay Việt Nam” thành “Phi công Bắc Việt”?
Qua tìm hiểu của chúng tôi, trang “Ukraine Today” có đăng một bài viết về bức ảnh “Em bé Napalm” với tiêu đề “Sự dối trá của TASS về Việt Nam”.
Bài báo này được đưa về từ gulag.ipvnews – một trang cực đoan bài Nga và xuyên tạc lịch sử trắng trợn, như phủ nhận Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Đoạn mở đầu bài báo này viết:
“Ngày 8 tháng 6, 1972 tại làng Trảng Bàng phía tây bắc Sài Gòn xảy ra trận đánh giữa đội quân của Bắc Việt và Nam Việt Nam.
Một số thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt, rời làng và chạy về phía quân chính phủ. Phi công máy bay Việt Nam nhầm tưởng dân làng là lính đối phương đã ném xuống họ mấy quả bom napalm”.
Cần phải nói thêm rằng, mục đích chính của bài báo này là chỉ trích hãng tin TASS của Liên Xô trước đây, khi chỉ đưa mỗi bức ảnh nổi tiếng trên, mà không đưa thêm bức ảnh sau của Nick Út.
XóaĐó là bức ảnh chụp cảnh mà họ mô tả là “Kim Phúc được ‘những người lính Mỹ’ giúp đỡ ( rồi sau đó được đi cứu chữa ở quân y viện Mỹ). Bài báo kết tội truyền thông Xô viết, coi đó như một thứ tuyên truyền “tẩy não”.
“Bức ảnh này (ảnh nhóm quay phim và lính Mỹ giúp đỡ Kim Phúc – ND) không bao giờ xuất hiện trên báo chí Xô-viết, bởi vì giả thuyết chính thống nói rằng, các trẻ em trong bức ảnh nổi tiếng kia chạy trốn khỏi lính Mỹ đang thảm sát trong làng.
Nhưng trên thực tế mọi chuyện lại hơi khác”, bài viết đăng trên “Ukraine Today” viết.
Chưa bàn đến những luận điểm của bài báo mà mục đích đã thấy rõ, nhiều bạn đọc Việt Nam biết tiếng Nga khi tiếp cận với nguyên bản đều thắc mắc: Trong bài báo này sao chẳng thấy cụm từ “phi công Bắc Việt”, mà chỉ đọc thấy “phi công máy bay Việt Nam” trong đoạn mở đầu.
Trên các diễn đàn, rồi các nhóm trên mạng Facebook, các cư dân mạng đã nêu thắc mắc này, thậm chí còn nổ ra những tranh cãi, rồi kết tội khá gay gắt.
Vậy, tại sao Alexei Syunnerberg lại viết trên Sputnik News là trang “Ukraine Today” đổ tội cho “phi công Bắc Việt” ném bom napalm xuống Trảng Bàng?
Có sự nhầm lẫn gì đây khi chuyển ngữ chăng?
Thật khó để điều đó xảy ra. Bởi tác giả Alexei Syunnerberg là một nhà báo giàu kinh nghiệm (sinh 1944), rất giỏi tiếng Việt, từng giữ chức Trưởng Ban tiếng Việt của Đài Tiếng nói nước Nga hơn 20 năm liền.
Một chi tiết đáng chú ý khác là: Trong bài báo của Alexei Syunnerberg đăng trên Sputnik News có ghi:“Ngày 5 tháng 3, trên trang web ‘Ukraine Today’ đã xuất hiện bức ảnh…” .
Thế nhưng bài báo “Sự dối trá của TASS về Việt Nam” mà chúng tôi tìm thấy, và hiện đang được nhiều cư dân mạng Việt Nam tranh luận, đã được đăng trên “Ukraine Today” từ ngày 9/8/2008. Tức gần 7 năm về trước.
Về cái bài báo, nội dung nó viết thế này:
Xóa1. Bắc Việt đánh nhau với Nam Việt
2. Dân làng bỏ phía Bắc Việt chạy về phía quân chính phủ, đang ở Tây Ninh nên mặc nhiên hiểu là “chính phủ” Nam Việt. Như vậy có thể hiểu dân này được báo gán giá trị là dân Bắc Việt về với "chánh nghĩa quốc gia"- tức chính phủ VNCH.
3. Phi công Việt nhận nhầm dân làng kia của quân địch nên ném bom. Ở trên gán là dân Bắc Việt, nhận nhầm tức là phải cùng phe “Bắc Việt” mới nhầm chứ. Suy ra cách nói lập lờ này làm người đọc bị dẫn dắt suy nghĩ dù không nói ra.
4. Đoạn dưới nó bảo tấm hình này là sản phẩm tuyên truyền do TASS dựng lên để bêu rếu lính Mỹ chứ thật ra lính Mỹ tốt, đã cứu chữa cho Kim Phúc, càng khiến người đọc bị dẫn dắt vì trước giờ ai cũng nói hình này là do phi công Mỹ/VNCH ném bom nhầm chứ thật ra không phải vậy (tức là không phải do USAF/VNAF làm, tức là đối phương làm; mà đối phuong là ai thì tự hiểu).
Cũng có người cho rằng thể là lỗi morat, đáng nhẽ ghi "phi công Nam Việt" thì nhầm thành "phi công Việt". Chứ thông tin trong bài báo là trung thực, ngay cả chi tiết nó bảo hệ thống tuyên truyền Liên Xô chỉ chú trọng khai thác tội ác với Kim PHúc chứ ko nói gì đến việc người Mĩ khắc phục hậu quả cũng ko hề sai.
Đây là báo mạng, nếu là lỗi morat, BTV sau khi kiểm tra thấy sai có thể sửa trong 1 phút.
Nếu tập trung khai thác tội ác của Mỹ trong VNW cũng đâu có gì sai vì mức độ quá kinh khủng và khốc liệt mà qđ Mỹ gây ra ở VN. Việc khắc phục hậu quả chỉ là hạt muối giữa đại dương. VN vẫn còn vác đơn đòi bồi thường dioxin dài dài.
Căn bản UA Today nó lấp liếm để bao che tội ác của Mỹ và bôi bác TASS hòng tạo dư luận tốt cho Mỹ và tâm lý bài Nga, là pháp nhân thừa kế LX. Những hình ảnh này đều được công bố bởi Nick Út chứ không phải TASS.
Đây là chiêu lập lờ đánh lận con đen, bài tuyên truyền kinh điển, để người không biết sẽ hiểu sai câu chuyện thật còn nguời biết chuyện thì không thể phản biện do nó không huỵch toẹt, nó ko viết “phi công Bắc Việt” mà chỉ nói “phi công Việt Nam”. Bọn Sputnitks bóc mẽ đúng ngay bài gian xảo thì có ngay phe dân chủ tự do gào lên đòi công bằng cho UA Today đấy. Nhân rộng ra, kiểu lập lờ này giống như hành động bắn cả 2 phe ở quảng trường Maidan ấy: tạo thông tin nhiễu để dễ bề hành động.
Dưới đây là nguyên văn tiếng Nga:
Xóa==================
Темы дня: Война России против Украины | Оккупация Крыма Россией
Темы дня: Карта боев в зоне АТО
Брехня ТАСС про Вьетнам
8 июня 1972 года у деревни Чанг-Банг к северо-западу от Сайгона шел бой между отрядами армии Северного Вьетнама и южновьетнамцами. Несколько мирных жителей, спасаясь от северовьетнамцев, покинула деревню и направлялась к позициям правительственных войск. Пилот вьетнамского самолета по ошибке принял жителей деревни за солдат противника и сбросил на них несколько бомб с напалмом.
Вьетнамский фотограф Associated Press Ник Ут запечатлел момент, когда группа детей сразу после бомбовой атаки бежит по дороге. В центре – девятилетняя Ким Фук, обожженная напалмом, с искаженным от боли лицом. Все знают эту фотографию. Снимок, в большой мере повлиявший на отношение американцев к войне в Индокитае. Снимок, за который Ник Ут получил Пулитцеровскую премию и вошел в историю фотографии.
http://gulag.ipvnews.org/new/articles/ar0135/001.jpg
Снимок на котором была построена Советская пропаганда. О! Как нам промывали мозги про "гадких" американских солдат и жалостливых коммунистов. Ах, каким негодаванием пылали наши сердца и сжимались кулаки!
Но! Давайте посмотрим следующий кадр с этой пленки...
http://gulag.ipvnews.org/new/articles/ar0135/002.jpg
Эта фотография, сделанная Ником минутой позже, не так известна. На ней все те, кто находился по другую сторону знаменитого снимка – съемочная группа сайгонского ТВ и американские солдаты, попытавшиеся помочь девочке (её потом доставили в американский военный госпиталь). Эту фотографию никогда не показывали в советской печати, так как официальная версия гласила, что дети на знаменитой фотографии бегут от американцев, устроивших бойню в деревне. На самом же деле все обстояло несколько иначе. Впрочем, как всегда и было в ТАСС. Даром что организация служила официальной крышей советским чекистам за рубежом.
http://gulag.ipvnews.org/new/articles/ar0135/004.jpg
Несмотря на утверждения врачей, что ожоги, которые получила девочка, смертельны, Ким Фук выжила, перенеся 17 пластических операций. После войны она жила во Вьетнаме, потом училась на Кубе, где познакомилась со своим будущим мужем. В 1992 году семейная пара сумела получить политическое убежище в Канаде, сбежав с самолета во время кратковременной остановки на о. Ньюфаундленд. Сегодня Ким Фук вместе со своей семьей живет в городе Аякс провинции Онтарио. В 1997 году она была назначена послом доброй воли ООН.
http://gulag.ipvnews.org/new/articles/ar0135/005.jpg
http://old.ua-today.com/modules/myarticles/article_storyid_14906.html
Ngày 12-3, nghi can chính trong vụ ám sát cựu phó thủ tướng Nga Boris Nemtsov rút lại lời nhận tội với lý do bị tra tấn.
Trả lờiXóaTheo báo Nga Moskovsky Komsomolets, nghi can Zaur Dadayev khẳng định nhận tội sát hại ông Nemtsov sau khi bị bắt do sợ hãi.
Dadayev khẳng định đã bị tra tấn khi bị bắt ở Ingushetia và các nhân viên điều tra còn đe dọa gia đình và bạn bè y.
“Tôi chiến đấu chống tội phạm trong 11 năm qua và bảo vệ lợi ích của nước Nga. Nhưng giờ tôi không được phép cất tiếng chỉ vì tôi không có thời gian nghiên cứu luật hình sự. Thẩm phán không cho tôi cơ hội lên tiếng nói” – Dadayev nhấn mạnh.
Trước đó hai thành viên Hội đồng Nhân quyền của Điện Kremlin là Eva Merkacheva and Andrey Babushkin đã đến nhà tù Lefortovo để gặp Dadayev.
Tại đây Dadayev cũng nói rằng y bị oan. Sau đó ông Babushkin tuyên bố có dấu hiệu cho thấy Dadayev đã bị tra tấn, rõ ràng nhất là việc trên cơ thể nghi can này có nhiều vết thương.
Phản ứng lại, Ủy ban Điều tra Nga tuyên bố ông Babushkin và bà Merkacheva can thiệp vào cuộc điều tra và đó là hành vi vi phạm pháp luật. Họ sẽ bị triệu tập để thẩm vấn.
Một quan chức chính quyền Nga cho biết các bác sĩ không hề phát hiện ra dấu vết tra tấn nào trên cơ thể Dadayev và các nghi can khác trong cuộc kiểm tra mới đây.
Theo quan chức này, hai nghi can Shagit Gubashev và Anzor Gubashev đều tố cáo bị cảnh sát đánh đập nhưng trên cơ thể họ không có vết bầm tím nào. Dadayev chỉ có vết lằn ở cổ tay do bị còng tay. Các nghi can này đều làm đơn kháng cáo.
Theo TTO
Sao tên Nặc danh16:50 Ngày 13 tháng 03 năm 2015 vào đây lạc đề được nhỉ?
Xóavụ này vẫn còn đang điều tra chứ đã có kết luận cuối cùng đâu?
Lộ nghi phạm đặt hàng ám sát ông Boris Nemtsov
Cập nhật lúc: 07:51 14/03/2015 (GMT+7)
http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/lo-nghi-pham-dat-hang-am-sat-ong-boris-nemtsov-465846.html
Việt Nam là nước có chủ quyền nên Mỹ không có quyền can thiệp hay khuyên bảo. Còn những phát ngôn của các thành phần như BBC, VOA, RFA thì không có giá trị gì hết
Trả lờiXóaCam Ranh cung cấp nhiên liệu, hậu cần, kỹ thuật, sữa chữa bảo trì và các dịch vụ khác… cho bất cứ tàu bè, máy bay của quốc gia nào. Vì Cam Ranh là điểm cung cấp vật liệu – kỹ thuật cho tàu thuyền. Nên sẽ không có việc như Mỹ yêu cầu
Trả lờiXóaCác bác cho em hỏi tàu chiến TQ và tàu hậu cần đang xây sân bay ở ngoài khơi có vào tiếp đầu và mua thực phẩm được không nhỉ ?
Trả lờiXóaChắc là được nếu họ có đề nghị chính thức xin phép. Ta vừa bán được dầu và bán được nhung yếu phẩm cho họ.
XóaChỉ có đế quốc Mỹ xâm lược là ta phải cẩn thận. Nga và Trung Quốc là hai đối tác chiến lược và hữu nghị.
XóaAnh rận Nặc danh00:21 Ngày 14 tháng 03 năm 2015 chọc ngoáy gì đới?
XóaRiêng với tàu trung quốc thì không nên bán mà chỉ nên tiếp tế tùy theo nhu cầu của họ để tăng tình hữu nghị hợp tác song phương cùng có lợi.
XóaĐúng là trong thời gian vừa qua mối quan hệ của VN - Mỹ đã có phần cải thiện hơn vì vấn đề quần đảo Trường Sa.Thế nhưng như vậy không có nghĩa là Mỹ lại có giọng điệu trịch thượng kiểu như"thúc ép", hay "nạt nộ" gì với VN đc. Nhân dân VN không bao giờ quên nỗi đau mà bọn chúng đã để lại cho ND VN, và người Mỹ cũng sẽ không bao giờ quên được nỗi đau của kẻ thua cuộc. Mãi mãi là như vậy. Chúng ta là một cá thể độc lập trên bản đồ thế giới, và trong tất cả mọi mặt của đời sống chúng ta đều có quyền tự quyết.
Trả lờiXóaMỹ chẳng chiếm chút lãnh thổ nào của VN và k có ý đồ đó. Còn có nước khác vừa gây đau thương cho dân Việt vừa chiếm nhiều lãnh thổ đấy ông DLV a. Lương cao k mà viet như trẻ con vậy. Nếu là DLV tự phát trẻ tuổi thì hãy sống với thực tế vài năm nữa khắc hieu.
XóaMỹ ko chiếm lãnh thổ mà chỉ dựng lên một chính quyền bù nhìn quản lý lãnh thổ đó.
XóaĐây gọi là "thực dân kiểu mới", rận Nặc danh00:34 Ngày 14 tháng 03 năm 2015 ợ!
Chính quyền bù nhìn đó giống chính quyền Hàn Quốc ông Rân Trủ nhi . Bà con mình đang phải sáng làm ô sin cho bọn bù nhìn đấy ông à, Đây thực dân kiểu mới đây, thấy dân nó sướng chưa, ỉa có thằng bưng bô cho. Sách vở ngu xuẩn.
XóaNguyên văn : "Người Mỹ đã đặt chân tới Cam Ranh lần đầu tiên vào giữa thập niên 60 của thế kỷ trước. Căn cứ nằm sâu trong vịnh Cam Ranh ở miền Nam Việt Nam và là nơi tổ chức thực hiện những trận ném bom oanh tạc phần lãnh thổ do quân giải phóng Việt Nam kiểm soát. Tổng thống Lyndon Johnson đã từng đến thăm Cam Ranh và tuyên bố Quốc kỳ nước Mỹ sẽ tung bay trên nóc căn cứ này mãi mãi. Sau đó là đến giai đoạn máy bay ném bom B-52 hoành hành trên lãnh thổ Việt Nam." đang trong ngữ cảnh căn cứ quân sự Cam Ranh nên câu cuối "Sau đó là đến giai đoạn máy bay ném bom B -52 hoành hành trên lãnh thổ Việt Nam" tác giả đã cố tình hướng người đọc tới chổ hiểu rằng B -52 hoành hành trên lãnh thổ Việt Nam xuất phát từ Cam Ranh, trong khi ai cũng biết thời điểm đó ở Đông Nam Á duy nhất chỉ có sân bay Utapao - Thái Lan là sử dụng được cho máy bay B - 52 cất, hạ cánh. Tôi không nói tác giả "không biết" mà chỉ nói tác giả cố tình hướng người đọc hiểu sai vấn đề, tại sao tác giả phải làm vậy ? Rất đơn giản, đây là trò hay sử dụng của DLV mà người xứ Bắc kỳ vẫn hay gọi là "đánh bùn sang ao" hoặc "đánh lận con đen" !
Trả lờiXóaNếu các DLV cao cấp - Báo chí, phóng viên lề phải - đưa tin Hoa kỳ chỉ đề nghị Việt Nam.... thì ở Blog này, các DLV tép riu, với bản tính hay nói quá lên để miệt thị người khác, đã lu loa rằng Hoa kỳ "yêu cầu trịch thượng, láo xược..." rồi thì "Mỹ nhanh chóng làm lành với Việt Nam để trở lại Cam Ranh...." một lần nữa tác giả và "đồng hội, đồng thuyền" đã tự phơi bày, lộ ra bản chất DLV hạng bét của mình. Mà giả sử có yêu cầu thì cũng đã sao ? Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam thường xuyên kêu gào "Việt Nam yêu cầu Trung quốc ngưng ngay, ngừng ngay....." nhưng có chết chóc hay xi nhê gì ai đâu ?! Thậm chí càng yêu cầu ngưng ngay, ngừng ngay.... thì Trung quốc càng xây nhanh, xây mạnh, xây vững chắc trên những đảo của Việt Nam mà họ lớp đánh chiếm, lớp được Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa gởi công hàm bày tỏ sự kính cẩn "tôn trọng tuyên bố chủ quyền của Trung quốc" !
"Tàn dư" CNXH vẫn chưa tan hết ở Nga nói chung và Pu tổng nói riêng, riêng chuyện này thì Pu tổng đã làm ngược lại với lời Thầy Enxin dạy rằng "Cộng sản không thể nào sửa chữa,mà cần phải xóa bỏ nó", nên Pu tổng - vốn xuất thân từ cơ quan KGB khét tiếng của mồ ma Liên xô - đã đi vào vết xe cũ : bụng đói meo mà cứ gồng mình lên chạy đua cho ra vẻ "siêu cường" ! Gồng đi, chạy đua đi rồi sớm tới ngày sụm bà chè, e là Pu tổng không có đường mà chạy, "thành trì bất khả xâm phạm" ngày nào mà còn sụp đổ không tốn 1 viên đạn, huống hồ 1 Nga "ngố" đang bị cô lập trên cả thế giới ! Ủa ! "Tốt" quá, "đẹp" quá mà sao chỉ có lèo tèo một vài nước cũng "tốt" cũng "đẹp" ngang ngửa cùng 1 nhúm DLV tép riu ở đây ủng hộ vậy ?
Còn Việt Nam nữa, đâu rồi nguyên tắc không liên kết quân sự với 1 nước này để chống lại 1 nước khác ? Hay là tầm suy nghĩ cũng chỉ cỡ "bán xăng, dầu cho máy bay ném bom chiến lược chứ đâu có gây hại gì cho ai...." !!!!
Thế "tầm suy nghỉ" của cu NGƯỜI NĂM CŨ cao bao nhiêu mà nói leo dzậy?Cu cũng thuộc loại tép riu chứ có cao xa gì cho cam.Nghe cu bình loạn lả biết tép riu liền.
XóaCậu Rận cũ viết: Nếu các DLV cao cấp - Báo chí, phóng viên lề phải - đưa tin Hoa kỳ chỉ đề nghị Việt Nam.... thì ở Blog này, các DLV tép riu, với bản tính hay nói quá lên để miệt thị người khác, đã lu loa rằng Hoa kỳ "yêu cầu trịch thượng, láo xược..."
XóaCậu cũ có biết tiếng Anh ko dzậy?
Nếu có thì cậu mở mắt ra và đọc cái tin gốc từ Reuters đi.....
Nó đây:
http://www.reuters.com/article/2015/03/11/us-usa-vietnam-russia-exclusive-idUSKBN0M71NA20150311
Trong ngôn ngữ ngoại giao....Ask for là cái gì chắc ai cũng biết...trên một nữa là thành chút là request với order vietnameses officials govn do something thôi.. . Cái thói này có thể nói một cách rất 'ngoại giao" là Brutal Interference in Affairs of Sovereign State đấy.. ..dịch nôm theo kiểu các cụ là..."thò mũi thô bạo vào chuyện phòng the của gia đình có hộ khẩu đàng hoàng"...
Và nếu cậu ko biết tiếng Anh thì có thể đọc tiếng Việt trên các đài của Mỹ. Ná nhá!
Chấp gì mấy bọn nhà báo của tờ báo Thanh niên ăn hại đái khai? Nhanh nhảu đăng tin mà không biết nỗi nhục của người VN. Lại còn bênh che cho Mẽo khi, cố tình xuyên tạc, "Yêu cầu" thành "Đề nghị"....
Xin lỗi, tôi nhầm.
XóaĐây là báo Lao động chứ ko phải Thanh niên.
Đề nghị các bạn chủ nhà chỉnh cho báo Láo động một trận khi họ cố tình chạy tội cho Mỹ, xuyên tạc "Yêu cầu" thành "Đề nghị"
Bản gốc từ Reuters đi.....
http://www.reuters.com/article/2015/03/11/us-usa-vietnam-russia-exclusive-idUSKBN0M71NA20150311
Bài trên báo Lao động:
Mỹ đề nghị Việt Nam ngừng giúp máy bay ném bom của Nga
http://laodong.com.vn/the-gioi/my-de-nghi-viet-nam-ngung-giup-may-bay-nem-bom-cua-nga-303784.bld
Tôi nghỉ Mỹ nó không dại gì mà dùng từ "yêu cầu" trong ngoại giao vì nó biết giới hạn của việc này, không giống như bà tiểu thương Lý thị Tình "yêu cầu Mỹ phải có nhân quyền để làm bạn với VN" nghe mà muốn đi tướt.
XóaVN chúng ta mà có ra yêu cầu thì YÊU CẦU NGA TRẢ LẠI CRƯM CHO UCRAINA, vì hành động của Nga là ăn cướp, cưỡng chiếm đất người.
OK !!!!!!
Thưa bạn Nặc danh08:50 Ngày 14 tháng 03 năm 2015!
XóaBạn nghĩ thế là đúng. Lẽ ra Mỹ không được phép dùng chữ "Yêu cầu"!
Nhưng! Tiếc rằng lại có chữ "nhưng"! Mỹ đã dùng cái từ "yêu cầu"- "asks" nên mới có chuyện!
Đây, bản gốc Reuters đây:
Exclusive: U.S. asks Vietnam to stop helping Russian bomber flights
http://www.reuters.com/article/2015/03/11/us-usa-vietnam-russia-exclusive-idUSKBN0M71NA20150311
Tôi nhất trí với bạn Rận trủ, cần phải chỉnh cho báo Lao động chút vì họ chạy tội cho Mỹ khi cố tình bịa đặt, họ nói "Yêu cầu"- "asks" thì lại xuyên tạc sang "Đề nghị" .
Tôi cũng nhất trí với bác Công nông và bác Rận trủ!
XóaXin lưu ý các bạn:
Nếu vào link sau trên baomoi sẽ thấy một loạt bài trên báo chính thống nhanh nhảu đăng cái yêu cầu hỗn xược của Mỹ như báo Giáo dục, VTC ... sau khi bị Google.tienlang chỉnh cho, nay đã gỡ bài:
http://www.baomoi.com/Tag/V%E1%BB%8Bnh-Cam-Ranh.epi
Nghe đám DLV tép riu hở ra là Tiếng Anh, Tiếng Nga... cứ làm như ta đây thông thái lắm, thật ra đó cũng chỉ là chiêu trò của DLV hạng bét thôi, bởi phải ra vẻ như vậy để che lấp đi cái sự thật về sự trống rỗng kiến thức của bản thân ! Nhắc để quí vị nhớ, tầm cỡ "Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ" được đào tạo thông qua sự nghiệp "100 năm trồng người" của nền giáo dục XHCN đầy "ưu việt" mà trình Ngoại ngữ còn lắm ông/bà ở mức "i, tờ", huống hồ dư luận viên hàng.... tép riu ! Nhất là mấy "khứa" người Bắc, nho nhe hình thức, sĩ diện lắm!?!?
XóaCũ ơi là cũ!
XóaRận bọ ngu dốt thì nhận đi.
Dốt nên không biết cãi chữ "asks" là gì, nhể?
Cũ là rận nên mới ngu, mới phân biệt vùng miền Nam Bắc. Vì là rận nên ngu, mới không biết nghĩa chữ "asks" là gì.
XóaNgười bình thường, dù ở Nam hay ở Bắc thì cũng ko thể xuyên tạc, bịa đặt chữ "asks" thành chữ "Đề nghị" được!
Em rận cũ dốt ko biết gì chỉ khoái nổ.
XóaThôi, các bác tha cho em nó, cho nó nổ chút cho dzui mà!
Vào năm 1969, Lyndon B. Jhonson đã đến thị sát căn cứ này, và đó là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ khi tới Việt Nam. Lúc đó, căn cứ không quân của Mỹ ở vịnh Cam Ranh rất lớn, bao gồm hai sân bay cho máy bay phản lực và một sân bay cho máy bay trực thăng, mỗi sân bay có sức chứa hơn 100 máy bay. Người Mỹ còn tiến hành khoét núi Cam Ranh, xây dựng kho chứa máy bay trong lòng núi, nâng cấp đường băng lớn có thể cho máy bay ném bom chiến lược B52 cất và hạ cánh. Vào lúc cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
Ừ, tui người Việt Nam da vàng mũi tẹt thì dốt ngoại ngữ cũng là điều bình thường, tui chỉ thương hại cho những người Việt dốt tiếng Việt nhưng lại tỏ ra "giỏi" tiếng Anh, đặc biệt là giỏi tiếng Nga!
XóaNè Trang - Saigon, không phải tui bịa ra từ "đề nghị" mà tui đã nói rõ là nhiều DLV cao cấp - báo chí, phóng viên lề phải - nói như vậy, đọc bài của tui mà không hiểu điều đó chứng tỏ Trang - Saigon dốt tiếng mẹ đẻ nghen ! Ngoài ra Trang - Saigon còn thêm một cái dốt nữa, hằng ngày ta vẫn thường nghe báo, đài hay nói "vùng núi phía bắc...." hay "vùng duyên hải miền Trung..." cũng phân biệt vùng, miền đó nhưng chỉ phản ảnh 1 sự việc, hiện tượng gì đó có liên quan (như vùng núi phía Bắc có tuyết rơi...) chứ đâu phải kỳ thị ! Cũng như tui nói mấy "khứa" người Bắc hay nho nhe hình thức, sĩ diện chỉ là phản ánh 1 sự việc trong xã hội theo vùng, miền chứ không phải kỳ thị.
Và Điệp, Hoàng ! Các người không đọc được đoạn tui viết rằng "Mà giả sử có yêu cầu thì cũng đã sao ? Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam thường xuyên kêu gào "Việt Nam yêu cầu Trung quốc ngưng ngay, ngừng ngay....." nhưng có chết chóc hay xi nhê gì ai đâu ?! Thậm chí càng yêu cầu ngưng ngay, ngừng ngay.... thì Trung quốc càng xây nhanh, xây mạnh, xây vững chắc trên những đảo của Việt Nam mà họ lớp đánh chiếm, lớp được Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa gởi công hàm bày tỏ sự kính cẩn "tôn trọng tuyên bố chủ quyền của Trung quốc" !", bởi các người quá dốt tiếng Việt, đọc mà không hiểu gì cả nên buộc tui phải giải thích thêm : tui viết vậy có nghĩa là dù Mỹ có đề nghị hay yêu cầu thì quyền quyết định vẫn ở "ta", giống như dù "ta" có kêu gào ỏm tỏi "yêu cầu ngừng ngay, ngưng ngay...." nhưng quyền quyết định có ngừng, có ngưng hay không là của "bạn 4 tốt + 16 chữ vàng", hiểu chưa ?
Bác Nguoi nam cu cứ nói vậy thì các cháu nó biết trả lời làm sao.
XóaHê Nhô Lê Lan Hương, rảnh mời bạn ghé Blog nhà mình chơi nha, hihi
Trả lờiXóathaisontn.blogspot.com
Cảm ơn bạn đã ghé thăm!
XóaMình sẽ sang đó thường xuyên!
Việt Nam bác bỏ yêu cầu ngừng giúp đỡ Nga của Mĩ
Trả lờiXóaThứ sáu, 13 Tháng 3 2015 12:15
Mỹ yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng quân cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết với hãng Reuters. "Chúng tôi yêu cầu các nhà chức trách Việt Nam phải bảo đảm rằng Nga không thể dùng sự tiếp cận căn cứ Cam Ranh để thực hiện các hoạt động có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực", — hãng Reuters trích thông điệp ngoại giao gửi đến Việt Nam. Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, đã nói với Reuters rằng, máy bay ném bom của Nga thực hiện những chuyến bay "khiêu khích", bay quanh cả khu vực Guam, nơi có một căn cứ quân sự quy mô của Hoa Kỳ.
Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga, trong năm 2014, lần đầu tiên sân bay Cam Ranh được dùng làm nơi hạ cánh cho IL-78, máy bay tiếp dầu cho các phi cơ Tu-95MS của Nga. Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko nhận định rằng, Mỹ ám chỉ rằng, các máy bay Nga tiếp nhiên liệu tại sân bay Cam Ranh đều mang đầu đạn hạt nhân. Đây là một sự khẳng định khiêu khích và vô căn cứ. Chuyên gia Nga nói, các chiến đấu cơ của Nga thực hiện nhiệm vụ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không tạo ra bất cứ mối đe dọa. Không phải Nga mà bản thân Hoa Kỳ và các đồng minh của họ có thể gây mất ổn định trong khu vực khi triển khai phân khúc châu Á hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu mà bước đi này gây ra sự căng thẳng và kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang".
Bức thông điệp của Hoa Kỳ gửi Việt Nam là một bộ phận trong chính sách của Mỹ liên tục khiêu khích Nga, nhằm cô lập Nga trên trường quốc tế. Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Ban Lịch sử Viễn Đông, Khoa Nghiên cứu châu Á và châu Phi, Đại học St. Petersburg, Nga, nói:
"Trước đây, như lời của ông Obama tại một cuộc họp báo, Hoa Kỳ đã "thúc ép" các đối tác và các đồng minh truyền thống của mình, buộc họ phải thực hiện chính sách chống Nga. Bây giờ họ bắt đầu "thúc ép" các đối tác mới, chẳng hạn, Việt Nam, buộc họ làm tất cả để Nga bị mất uy tín. Qua những kinh nghiệm của mình, Việt Nam biết rõ giá trị của những lời tuyên bố mà Mỹ nói lên trong chính sách đối ngoại. Sự hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự Nga-Việt là một phương hướng ưu tiên đối với Hà Nội".
Thời gian gần đây, Việt Nam phát triển hợp tác với Hoa Kỳ, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, và xem xét khả năng thiết lập sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Tình hình ở biển Hoa Nam là rất phức tạp. Việt Nam coi đó là một mối đe dọa đối với an ninh nước mình và cố gắng đa phương hóa trong việc mua sắm các loại trang bị quân sự. Sự hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quân sự có múc tiêu tác động vào Trung Quốc. Song, ban lãnh đạo Việt Nam thực hiện chính sách độc lập và có cân nhắc. Theo ý kiến của chuyên gia Nga, không có lý do nào để Việt Nam lắng nghe những yêu cầu của Hoa Kỳ kiểu như thông điệp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 11 tháng 3.
Chuyên gia quân sự Việt Nam Đại tá Lê Thế Mẫu nhấn mạnh rằng, việc sử dụng sân bay Cam Ranh làm nơi hạ cánh cho máy bay chở dầu của Nga phù hợp hoàn toàn với đường lối chính trị của Hà Nội nhằm mở rộng sự hợp tác quân sự-kỹ thuật với nước ngoài:
Xóa"Nước Nga là đối tác chiến lược của Việt Nam, chúng tôi phát triển hợp tác trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, mà một trong những yếu tố của nó là cho phép sử dụng sân bay trên căn cứ Cam Ranh làm nơi hạ cánh cho các máy bay chở dầu của Nga. Đây không phải là máy bay quân sự, các phi cơ này thực hiện chức năng kỹ thuật hoàn toàn phù hợp với danh sách dịch vụ quốc tế của căn cứ Cam Ranh. Yêu cầu của Washington ngừng cho phép làm như vậy chỉ có thể được coi là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, một nước có chủ quyền, tự mình quyết định chính sách hợp tác với các nước bạn và đối tác của mình".
Nguồn:sputniknews.com
http://hoidoanhnghiep.ru/tin-tuc/quan-he-viet-nga/19840-viet-nam-bac-bo-yeu-cau-ngung-giup-do-nga-cua-mi